Page 56 of 94 FirstFirst ... 64652535455565758596066 ... LastLast
Results 551 to 560 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #551
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    NGƯỜI VỀ ĐÂU, SAO TÔI VẪN C̉N ĐÂY?

    http://catbuicarolineth.blogspot.com...uoi-ve-au.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...an-con-ay.html
    jeudi 1 novembre 2018
    Đinh Tấn Khương và bài viết NGƯỜI VỀ ĐÂU, SAO TÔI VẪN C̉N ĐÂY?
    Khi một người ngoại quốc thành công mà quá khứ của họ có thể xuất phát như người Việt Nam tỵ nạn, quý anh chị nghỉ sao về câu chuyện của tác giả Đinh Tấn Khương?
    Caroline Thanh Hương


    NGƯỜI VỀ ĐÂU, SAO TÔI VẪN C̉N ĐÂY?
    Đinh Tấn Khương



    Nói thật ḷng th́ lúc đó, từ khi rời bỏ cái công việc dọn dẹp vệ sinh cho một công ty bảo hiểm đă khiến cho tôi cảm thấy tiên tiếc làm sao ấy, cái cảm giác tiên tiếc đó thật khó mà giải thích cho được!
    Công việc làm nầy, mới nghe qua th́ ai cũng coi như là một công việc hạ tiện. Nhưng nói có Trời làm chứng, lúc ấy th́ tôi lại thích cái công việc hạ tiện như vậy đấy, thích gấp bội lần so với công việc trước đó, công việc mà phải chạy theo cái máy trong một hăng đóng gói bao b́ sách báo quảng cáo. Thực t́nh
    mà nói, công việc ở hăng đóng gói bao b́ nọ th́ không có ǵ để gọi là khó, chỉ cần nhanh tay và dai sức mà thôi, hai điều kiện nầy th́ tôi hội đủ cả hai. Nhưng điều làm cho tôi khó chịu là lúc nào cũng phải nh́n thấy cái bản mặt của thằng Tàu (Lục Địa) giữ nhiệm vụ coi máy, cứ ḍm ḍm ngó ngó và sẵn sàng đổ lỗi nếu cái máy bị hỏng (dù là lỗi của máy). Thêm nữa, ca làm th́ bắt đầu từ 3 giờ chiều cho tới 11 giờ đêm, xong việc mà về tới nhà th́ đă giữa khuya. Lúc đó thường th́ vợ con đă ngủ say, chỉ có phần cơm th́ c̣n đang nằm chờ (trên bàn ăn) bên trong căn bếp lạnh. Cũng có khi, nh́n thấy được mặt vợ c̣n đang (thao) thức (mà không phải đang trằn trọc chờ đợi chồng về) vào những lúc đồ may gia công cần phải giao gấp nhưng chưa kịp hoàn tất, hay là những hôm có lô hàng nào đó đă nhỡ may không khéo bị trả lại để bắt sửa.
    Trời ạ, vợ tôi ngày trước ghi danh học ở trường Luật, sau ngày ba mươi tháng tư năm bảy lăm th́ đổi đời nên cũng đổi trường, trở thành cô giáo tiểu học, chưa lần nào đụng tới cái máy may chứ nói chi là chuyện sử dụng một cái máy may công nghệ như thời buổi bấy giờ, cái máy may chạy nhanh (và khỏe) hơn vợ tôi rất nhiều, do thế mà đă lắm lần bật khóc bởi v́ không thể kiểm soát nổi cái tốc độ quá nhanh của nó, hậu quả là đường chỉ may không chuẩn, hàng may bị trả về. Cảm tạ ơn Trời, có lẽ nhờ thế mà tôi lại có cơ hội được thấy mặt vợ (lúc c̣n thức) sau những giờ học Anh ngữ tại trường (vào mỗi buổi sáng) và hoàn tất công việc tại hăng (vào lúc nửa đêm). Và cũng nhờ thế mà tôi thường được cho ăn một tô ḿ nóng giữa đêm, đúng nghĩa như người ta thường nói “nóng hổi vừa thổi vừa ăn”. Bù lại cái hạnh phúc đó (được ăn ḿ nóng & thấy mặt vợ lúc 0 giờ) th́ phải đảm nhận công tác được giao phó, tháo chỉ những mẫu hàng may đă phạm lỗi đang bị trả về để may lại cho đúng chuẩn.
    Thấy cảnh vợ miệt mài (ngồi nhịp chân thu tiền, nghe sướng nhỉ) từ sáng đến tối, đĩa cơm luôn đặt trên cái thùng giấy úp ngược cạnh bên bàn may để tranh thủ vừa ăn vừa may ḥng đạt nhiều thành phẩm (bởi ư thức rằng th́ giờ là tiền bạc), bên cạnh đó là thằng con trai đang ngồi học bài hay thỉnh thoảng được cho phép xem phim hoạt họa, thêm nữa, nghĩ đến cảnh mẹ già c̣n khốn đốn ở quê nhà… những h́nh ảnh ấy đă khiến ḷng ḿnh không cam nổi để tính tới chuyện nghỉ việc. Nhưng dần dà, bài tập cho về nhà nhiều quá mà không đủ th́ giờ để hoàn tất, buổi sáng tới lớp th́ ngủ gà ngủ gật, cô giáo dạy tiếng Anh đă nhiều lần cảnh cáo cũng như (ân cần) nhắc khéo về cái “ước vọng tương lai” mà mỗi học viên đều đă tự thú (không ép mà khai) trong buổi trao đổi đầu tiên vào ngày khai giảng. Đắn đo suy nghĩ, bàn đi bàn lại, tính tới tính lui, hứa bừa hứa cuội (với vợ) để rồi đi tới quyết định từ bỏ công việc ở hăng (đóng gói bao b́) dành th́ giờ cho việc học, theo đuổi giấc mơ đổi đời như đă lỡ liều lĩnh hứa!


    Đang buồn ủ rũ như con chó ốm th́ có tin vui, quả đúng như có người đă nói “chó ngáp phải ruồi” (thật ra th́ con ruồi nó tự nguyện chui lọt vào tận miệng chứ tôi có há miệng nổi để ngáp ǵ đâu!). Cơ may, gặp lại người bạn đồng nghiệp xưa (học sau vài năm) nhận giới thiệu cho một việc làm thích hợp, làm công nhân vệ sinh cho một công ty bảo hiểm cách nơi tôi ở không xa. Nói là thích hợp bởi v́ công việc chỉ tốn chừng 3 tiếng đồng hồ vào mỗi buổi tối cộng thêm một tiếng di chuyển (đi &về) mà tiền lương th́ cũng khá hấp dẫn.
    Ông bạn móc từ trong túi lôi ra cái mẫu quảng cáo được cắt từ một tờ báo địa phương, mẫu quảng cáo ghi rơ: “Cần gấp một công nhân vệ sinh (cleaner), điều kiện phải có kinh nghiệm và cần kèm theo giấy giới thiệu của chủ trước”. Trời ơi là trời, đọc qua cái mẫu quảng cáo đó bổng thấy thất vọng năo nề, từ xưa tới nay tôi có bao giờ làm qua công việc nầy đâu mà đ̣i hỏi đến kinh với nghiệm!
    Chắc là đọc được ư nghĩ của tôi cho nên ông bạn đă nhanh miệng trấn an:
    - Anh đừng lo về cái khoản kinh nghiệm, đó chỉ là cái cớ để họ t́m cách loại bỏ các ứng viên mà họ không muốn nhận đấy thôi, tớ sẽ viết giấy giới thiệu cho anh, quan trọng nhất là phải kèm thêm cái resume (lư lịch trích ngang), tớ chắc chắn anh sẽ được nhận, yên tâm đi, chỗ nầy tớ quen mà!
    Trợn tṛn hai con mắt (lờ đờ) nh́n thẳng vào mặt người bạn và rất ngạc nhiên v́ không t́m thấy một chút ǵ để nghĩ là ông ta đang muốn đùa dai với ḿnh.
    - Ông đùa với tôi đấy chăng, xin làm cleaner mà cũng cần nộp bản lư lịch trích ngang (resume) nữa sao, kê khai ǵ trong đó, cái nghề chạy theo máy trước đây có ăn nhập ǵ tới cái công việc lau chùi đổ rác đâu mà cần phải kê khai?
    - Không, điều quan trọng là anh cần khai nghề nghiệp của anh lúc c̣n ở Việt Nam, đừng quên kèm theo bản sao (có thị thực) văn bằng tốt nghiệp nữa nhé!
    Trời đất quỷ thần ơi, xin làm chân cleaner mà lại đi khai ḿnh đă tốt nghiệp đại học và hành nghề ở Việt Nam. Tôi nổi cáu (vô cớ) với ông bạn:
    - Bộ họ tính hạ nhục ḿnh như vậy sao bạn hiền?
    - Không phải vậy đâu anh à, họ có ư muốn t́m một người mà họ thật sự tin tưởng.
    Tôi lại nổi nóng:
    - Người ta có thể chủ quan một cách sai lầm để đánh giá cao những người có tŕnh độ đại học đến như vậy hay sao, đâu phải tất cả trong số họ đều là những người đáng được tin tưởng, ông không thấy có lắm người mang cái mác trí thức mà c̣n làm những điều kém suy nghĩ gấp ngàn lần, hơn là những ai ít may mắn không có bằng cấp đó sao? mà tin với tưởng cái ǵ đây, tưởng rằng mấy người không có bằng cấp th́ không thể tin là họ có thể làm được công việc đổ rác ở cái xứ nầy hay sao?
    - Hạ nhiệt chút đi, sao anh lại bực tức như vậy, xin phép được nhắc anh nhé, tư tưởng, ư nghĩ con người thường hay đổi màu theo từng môi trường, khoảng cách giữa ư nghĩ và hành động cũng sẽ rất gần, gần đến độ bất ngờ và khó có thể kiểm soát được, khó mà chận đứng lắm anh à. Nhưng, một ai đó đă quyết định (dứt khoát) chọn lựa cho ḿnh một hướng đi th́ họ sẽ biết giữ ḷng trước mọi cám dỗ nhỏ nhặt chung quanh. Ông chủ nhà thầu (vệ sinh) cũng muốn đi t́m một người như vậy để ông tạm tin tưởng mà giao phó công việc, công việc không khó nhưng để tránh phiền phức (có thể xảy ra) th́ mới là điều không dễ!
    Tôi chẳng hiểu ư ông bạn muốn nói cái chi nữa, dọn rác lau nhà mà có ǵ là phiền với phức, là dễ với khó. Ông bạn lại xuống giọng (ôn tồn) giải thích tiếp (tội nghiệp cho ông thật, gặp lúc khó khăn mới biết ai là người bạn tốt?):
    - Anh biết đó, công việc được giao là làm tại văn pḥng của một công ty bảo hiểm lớn, chủ nhân của công ty nầy rất quan tâm và lo sợ những điều bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn tin tức bị đánh cắp, máy điện toán bị phá hỏng, thất thoát &xáo trộn những thứ giấy tờ quan trọng, mất mát những dụng cụ văn pḥng & cá nhân…mặc dù họ đă đặt máy thu h́nh theo dơi. V́ thế, ông chủ nhà thầu (vệ sinh) tin rằng, những người như chúng ta (đang tính tới chuyện học lại), sẽ không dám làm sai (những điều nhỏ nhặt) để phải đánh đổi cả một tương lai đang vạch ra trước mắt!?
    Càng nghe càng khó hiểu, tôi chợt nghĩ, thôi th́ cứ thực hiện bừa những ǵ đă nhắn nhủ, có được việc làm là cái đích, mà nào mất mát ǵ đâu cơ chứ, hà cớ ǵ mà quan tâm tới danh với dự (hảo huyền đó), thế là tôi đă nộp đơn xin việc và mong chờ cái ngày được gọi lên phỏng vấn.




    Rồi cũng tới cái hôm được hẹn phỏng vấn, theo lời hướng dẫn (qua điện thoại) tôi lần t́m tới trước căn pḥng có gắn biển số như đă dặn, thấy cánh cửa đang đóng kín, đưa tay lên gơ cốc, cốc, cốc (đúng ba tiếng gơ nhẹ) một chặp th́ cửa hé mở. Người đàn ông (mặc bộ suit đen, áo sơ mi màu xanh nhạt, trên cổ có thắt chiếc cà vạt cũng màu xanh, nhưng đậm hơn màu áo một chút) ch́a tay bắt và mời tôi vào, ra hiệu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện.
    Nhớ lại, lúc đó tôi khớp quá, khớp hơn là lần thi vấn đáp ở trường y khoa sau nầy. Ông giới thiệu tên của ông, chức vụ chủ thầu (contractor) và hỏi tôi:
    - Uống một ly cà phê nóng nhé, tôi đi lấy đây, nói cho tôi biết (muốn uống) đen hay trắng (không sữa hay có sữa)?
    - Vâng, làm ơn cho tôi ly cà phê sữa, cám ơn ông nhiều
    - Một hay hai muổng đường, đường sống hay đường tẩy trắng?
    - Chỉ cần một muổng đường thôi, đường nào cũng được hết, cám ơn ông!
    Lời nói nhă nhặn và cử chỉ thân thiện đó (của ông) đă khiến cho tôi bớt đi cái cảm giác khớp vía như lúc ban đầu. Mang hai ly cà phê tới đặt nhẹ xuống bàn, ông đẩy một ly về phía tôi rồi kéo ghế ngồi bên đối diện, cách một cái bàn không rộng lắm. Ông bắt đầu câu chuyện bằng những lời hỏi thăm về hoàn cảnh gia đ́nh, lư do nào và làm sao tới Úc, có thích cuộc sống tại Úc lắm không? tôi lần lượt trả lời từng câu hỏi một, thật chi tiết.
    Thật bất ngờ với tôi, ông quay sang nói về cuộc chiến Việt Nam (biết tôi đến từ Việt Nam khi đọc hồ sơ xin việc), ông hỏi:
    - Người Mỹ đă phản bội đất nước & dân tộc Việt Nam!?
    Tôi do dự:
    - Thưa ông, không phải vậy đâu, người Mỹ đă bại trận trong cuộc chiến dành độc lập của dân tộc Việt Nam chúng tôi đấy chứ?
    - Nói như vậy là bạn cho rằng người Mỹ đă xâm lăng Việt Nam?
    - Đổ quân vào Việt Nam là xâm lăng rồi chứ c̣n ǵ nữa, thưa ông?
    - Vâng, cứ cho là người Mỹ đă xâm lăng (invaded) Việt Nam, nhưng lư do mà họ đổ quân vào chiến trường miền Nam là v́ họ lo sợ (hiểm họa) cọng sản dần lan đến các quốc gia lân cận rồi cuối cùng sẽ tràn đến nước Mỹ (theo thuyết domino), họ quyết định phải ngăn chận “làn sóng đỏ” bằng mọi giá. Bạn biết đấy, lịch sử đă từng cho thấy người Mỹ không chiếm giữ một quốc gia nào mà c̣n giúp cho nhiều quốc gia (nơi họ đến) trở nên phồn thịnh (Nhật Bản, Đại Hàn, Phi Luật Tân là những điển h́nh), người Mỹ muốn bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ (họ không bao giờ che dấu điều đó, khác với Nga & Tàu, người Mỹ rất thẳng thắn) luôn chủ trương đưa chiến tranh ra xa nước họ, đó là lư do tại sao chính phủ Mỹ đă đổ nhiều tiền của &sinh mạng thanh niên (Mỹ) vào chiến trường Việt Nam (là để bảo vệ nước Mỹ đấy thôi). Nếu không có cọng sản ở Việt Nam th́ sẽ không có chiến tranh tại đất nước đáng thương nầy!?

    - Nói như ông th́ cuộc chiến Việt Nam là do phong trào cọng sản (quốc tế) gây nên?
    - Đúng vậy, đó mới là nguyên nhân khởi phát cuộc chiến, cọng sản miền Bắc đă (thực hiện ư đồ của cọng sản quốc tế) xâm lăng miền Nam trước khi người Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam, phải không?
    Nếu không có sự hổ trợ (vũ khí & tài lực) của Nga &Tàu th́ liệu rằng miền Bắc có dám đưa thanh niên vào chết ở miền Nam hay không?
    Không phải chỉ tạo chiến tranh tại VN thôi đâu, cọng sản muốn tạo chiến tranh ở mọi nơi, ngay cả ở trong một gia đ́nh.
    - Nga và Trung Quốc chỉ muốn giúp Việt Nam thống nhất & dành lại độc lập thôi mà, thưa ông,
    - Đừng nghĩ như trẻ con, có phải người Nga và người Tàu thật sự có ư tốt là muốn giúp đỡ Việt Nam dành lại độc lập thôi chăng? Nh́n xem, tại sao nước Nga lại đi thôn tính những quốc gia lân bang để thành lập Liên Bang Xô Viết, tại sao Trung Quốc thôn tính Tây Tạng, Tân Cương? Suy nghĩ thông minh một chút đi, hăy cho tôi biết là tại sao họ không chịu giúp những nước láng giềng đó được độc lập mà chỉ giúp mỗi một Việt Nam mà thôi?
    - Vậy th́ tại sao người Mỹ lại phải rút chạy khỏi Việt Nam?
    - Bởi v́ người Mỹ đă bắt tay được với (ông chủ) người Tàu, họ đang biến Trung Quốc thành một quốc gia tư bản rồi đó, bạn không thấy sao. Rồi bạn sẽ thấy Việt Nam cũng sẽ phải đi theo con đường ấy mà thôi, và như vậy có nghĩa là, “làn sóng đỏ” sẽ bị chận đứng, cái đích mà nước Mỹ từng theo đuổi và chủ trương đang đạt tới, phải không?
    Nghe qua những điều phân tích, khiến cho tôi không khỏi ngạc nhiên, không ngờ một người mắt xanh mũi lơ như ông, ở một nơi xa xôi, chưa từng tới VN bao giờ mà lại hiểu cuộc chiến Việt Nam c̣n rơ hơn rất nhiều người (mang cái mác) trí thức tại đất nước tôi!?



    Ông cho biết đến Úc theo diện tỵ nạn từ Tiệp Khắc, một quốc gia cọng sản Trung Âu (thời đó cọng sản Tiệp chưa sụp đổ), ông từng là một giáo sư sử học quốc tế. Hỏi lư do tại sao phải rời bỏ quê hương để đến đây th́ ông cho biết:
    - Tôi không ưa và không chịu nổi cái đám lănh tụ cọng sản (của xứ tôi), bọn họ là những kẻ cai trị độc ác và luôn nói dối, (buông một tiếng thở dài) nhưng mà hầu như cả nước đều nói dối chứ đâu riêng ǵ bọn họ. Tôi nhớ rằng, tôi cũng đă từng (phải) nói dối với bạn bè và có khi với cả người thân trong gia đ́nh nữa, lâu dần ḿnh cũng không biết đó là lời nói thật hay nói dối một khi ḿnh mở miệng ra. Trong cái xă hội mà ai cũng không dám nói lên sự thật th́ cho dù ḿnh có nói điều thật, đôi khi người ta lại nghĩ ḿnh là kẻ nói dối không chừng, thôi th́ cứ nói dối bừa cho yên thân, phải không bạn!?
    Tôi chưa kịp nói ǵ th́ ông đẩy lui chiếc ghế đứng thẳng dậy, cởi cái áo veston máng trên thành ghế và tháo tiếp chiếc cà vạt treo chồng lên đó, vừa xắn tay áo vừa nói:
    - Thôi nào, trễ rồi, xin lỗi đă làm mất nhiều th́ giờ của bạn.
    Được yêu cầu đi theo ông, dẫn tới một cái pḥng nằm sâu trong góc khuất, mở cửa và lôi ra cái trolley bằng vải nhựa dày, một cái máy hút bụi, một cái chổi lông và một cái thùng nhỏ đựng những miếng vải cùng mấy lọ hóa chất để lau sạch kính và mặt bàn.
    Quay qua tôi, ông dặn:
    - Những thứ cần dùng th́ cất ở đây, hôm nay bạn chỉ đi theo và quan sát những công việc mà tôi sắp làm, cuối buổi sẽ đưa ra quyết định, nhé!
    Công việc bao gồm việc thu nhặt rác từ các thùng nhỏ (toàn là giấy) ở từng bàn, từng pḥng rồi đổ vào cái trolley để mang ra cái thùng rác lớn đặt ở cạnh hành lang, phía sau building, thêm nữa là hút bụi thảm, phủi bụi mặt bàn, rửa sạch, sắp xếp ly tách (ở pḥng cà phê) cho ngay ngắn và lau chùi hai pḥng vệ sinh (ở mỗi tầng lầu). Thế đấy, chỉ ngần ấy việc trong ba tầng lầu, xong hết, ông nh́n đồng hồ và cho biết:
    - Tốn 3 tiếng đồng hồ đấy nhé, ngần ấy việc tôi sẽ trả lương 3 tiếng mỗi ngày và cần làm 5 ngày một tuần. Nếu đồng ư th́ sẽ kư giao kèo làm việc ngay bây giờ, c̣n nếu không thích th́ sẽ được nhận lương 3 tiếng hôm nay và chấm dứt từ đây, bạn nghĩ sao?
    Tôi gật đầu chấp nhận và hợp đồng làm việc được kư kết ngay sau đó, ông lôi ra một xâu ch́a khóa và chỉ rơ cho tôi biết ch́a nào thuộc tầng nào (có ghi số) và bắt tôi phải nhớ cái mật khẩu (mà không được viết ra giấy để giữ lại), ông căn dặn:
    - Nhớ này, một khi mở cửa xong là nhấn nút tắt hệ thống báo động phía sau cánh cửa rồi nhấc điện thoại (treo sát bên cạnh) báo ngay mật khẩu cho đầu dây bên kia biết. Xong việc th́ cũng phải nhớ mở nó lên nhưng không cần báo mật khẩu nữa, nhớ kỹ chưa?
    - Vâng, tôi nhớ kỹ, thưa ông.
    - Một điều nữa, xin lỗi phải nói với bạn là đừng đụng vào những thứ ǵ không liên hệ đến công việc, không thuộc về của ḿnh, như vậy th́ sẽ tránh được rắc rối. Đă không chết trên biển cả th́ đừng để phải chết (tức tưởi) v́ một lỗ nhỏ trên đường đi, bạn hiểu tôi muốn nhắn nhủ ǵ chứ?
    - Thưa ông, tôi hiểu rất rơ, cám ơn ông đă cho tôi công việc và những lời dặn ḍ nầy, tôi hứa sẽ không làm cho ông thất vọng!
    - Mà này, bạn có thể uống cà phê và ăn bánh ngọt (nếu muốn) ở trong pḥng cà phê hồi năy đấy nhé!
    - Cám ơn ông rất nhiều!



    Thế là, tôi có được một việc làm vừa sức, thích nhất là không có ai ḍm ngó (dù biết rằng đâu đó có người quan sát qua hệ thống thu h́nh), dần dà tôi quen lần với công việc, biết làm thế nào cho xong nhanh, xác định nơi nào và lúc nào cần làm kỹ lưỡng hay lướt qua (mà vẫn không bị than phiền). Làm việc một ḿnh trong mấy tầng lầu khá rộng, có khi cũng thấy buồn và rờn rợn sau gáy, nhưng cũng phải chấp nhận thôi. Nhủ ḷng rằng, trên cơi đời nầy, được cái nầy th́ phải chịu mất cái khác, vậy đó!?
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    oOo -- oOo
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Jenny cho biết:
    - John rất tế nhị, muốn cho chúng ta quên đi cái quá khứ, dẹp bỏ cái danh dự (hảo huyền) và cái tự ái (vô bổ) mà trực diện với thực tế, không nên giữ tâm phân biệt (giai cấp), đó là một bài học hữu ích mà John muốn gởi đến chúng ta (mà có lần John đă thố lộ như vậy)


    Bài quá dài, phải cắt bớt. Xin coi từ đường dẫn, thú vị hơn

    Ngước mặt nh́n lên bầu trời tối đen, chỉ thấy những v́ sao (xa thẳm) như những chấm sáng yếu ớt, mờ nhạt... tôi chợt thốt lên (theo sau một tiếng thở dài):
    - Người về đâu mà sao tôi vẫn c̣n đây!?


    Mùa Xuân Sydney 2013
    đinh tấn khương ______
    Publié par Cat Bui à jeudi, novembre 01, 2018

  2. #552
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Việt Nam trong mắt Lư Quang Diệu

    https://thanggianhome.wordpress.com/...ly-quang-dieu/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...uang-dieu.html
    Việt Nam trong mắt Lư Quang Diệu
    Posted on 14/09/2014 by vuthethanh


    ly quang dieu

    Trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lư Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đă từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài G̣n”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lănh đạo của Singapore đă mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài G̣n.

    Cao Huy Huân


    Nguồn : VOA, blog Cao Huy Huân

    Sài G̣n năm 1956 - Lư Quang Diệu, thủ tướng Singapore, đă từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài G̣n”.

    Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những ḍng chữ này th́ đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về tŕnh độ phát triển.

    Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.

    Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô h́nh và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô h́nh, những kỹ thuật đó Singapore cũng đă học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đă phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.

    Lư Quang Diệu, nhân vật đă thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan ḥa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lư Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đă từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài G̣n”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lănh đạo của Singapore đă mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài G̣n.

    C̣n bây giờ th́ sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lư Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Ḥa, đă nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lư Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại – kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngơ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.

    Lư Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rơ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lư Quang Diệu đă nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lư Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đă biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lư do ǵ Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?

    Lư Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lư chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài G̣n, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đă phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản. Lại nói đến Nhật Bản, Lư Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần, nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á. Lư Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, th́ yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lư Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này. Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đă yếu kém như thế th́ yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.

    Lư Quang Diệu tiếc v́ Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đă định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng t́nh với quan điểm này của Lư Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường xem các video thi hùng biện tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ Việt Nam, cậu bé ấy không phải là nhân tài cần đầu tư và phát triển? Chưa kể là trong một lần phát biểu về truyện tranh, cậu bé ấy đă bị những người lớn Việt Nam công kích, chỉ v́ em không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học. Thật trớ trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường hợp thần đồng được báo chí ưu ái, nhưng cũng bị chính phủ thờ ơ. Vậy c̣n những thần đồng thầm lặng khác ở cái đất nước hơn 90 triệu dân này th́ sẽ nhận được hỗ trợ ǵ từ chính phủ? Trong mọi sự phát triển, yếu tố con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.

    Nói thế nào đi chăng nữa, Lư Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải người Việt Nam. Thế nhưng những nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự phát triển của một quốc gia nhiều thuận lợi như Việt Nam. Tôi thường thấy Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của minh. Tôi cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ chẳng qua là do tŕnh độ, tay nghề kém nên chẳng thể đ̣i ḥi được trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đă tự chế tạo được xe hơi. Ngược lại, khi hăng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam th́ mới vỡ lẽ là Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động. Tất nhiên, Việt Nam đă đánh mất cơ hội gia công cho hăng này.

    Việt Nam c̣n sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng ḿnh đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới. Lư Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy th́ 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và măi măi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của ḿnh hay sao?

    ——-

    Cao Huy Huân sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dơi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.

    1 Response to Việt Nam trong mắt Lư Quang Diệu
    phuc hai says:
    09/05/2016 at 1:30 am
    vi VIET NAM ai cung muon lam LY THONG ma khong nghi den THACH SANH moi la nguoi xay dung xa hoi phat truyen

  3. #553
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Đây là bài đầu tiên tôi viết phần giới thiệu trước phần chính.

    Xin theo đường dẫn để mang về cuốn văn phạm Việt-Nam do học giả Trần trọng Kim (TTK) viết; sách in nam 1940.
    (http://ndclnh-mytho-usa.org/KhoSachC...xgrIOk37BZ1vdI)
    Tác phẩm này rất dài, hơn 26 ngàn bytes. Dành cho ai dạy Việt văn.

    Mục “Tiếng Nước Tôi” giản dị hơn dành cho những người b́nh thường để không sảy ra chuyện:
    “Người Việt mà nói tiếng Việt không sơi!”
    Thí dụ: QUÁ TR̀NH phát triển kinh tế của đất nước trong 5 năm tới.
    Hay ghép một động từ và một tĩnh từ để làm một danh từ: HIệN THỰC.

    (Ai muốn biết về luật để ghép 2 chữ để thành danh từ ở mục 70 trong sách của học giả TTK)

    Tác giả bài “Tiếng Nước Tôi” là 2 hai người rất đa tài: Thi, văn, nhạc sĩ, nên sau khi nói về văn phạm Việt ngữ; là phần nói về dân ca 3 miền với các đường dẫn các bài tiêu biểu.
    Trang Blog chính ở đây:
    http://phu-tran.blogspot.com

    Tiếng nước tôi (1/19)
    http://phu-tran.blogspot.com/2013/01...loi-mo-au.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...phan-gioi.html

    Jan 22, 2013
    Tiếng nước tôi : Lời mở đầu


    Đối với bất cứ ai, tiếng mẹ đẻ bao giờ cũng là một quan-hệ đậm-sâu, như gốc rễ, như máu mủ, như một tiếng gọi thiết-tha.
    Tôi yêu tiếng nước tôi và tôi càng buồn, càng tủi-thân khi tôi chỉ c̣n là một kẻ tha-hương, lưu-lạc nơi xứ người, với những người hàng-xóm người Mỹ, đọc báo tiếng Mỹ, xem phim tiếng Mỹ...
    May thay, tôi cũng c̣n được nói tiếng Việt với vợ, với gia-đ́nh, với bạn-bè, tôi c̣n được hát tiếng Việt, tôi c̣n được đọc báo tiếng Việt, tôi c̣n được viết tiếng Việt.
    Và càng đọc, càng viết tiếng Việt, tôi càng yêu tiếng Việt, và càng yêu tiếng Việt, tôi lại càng muốn học lại, học thêm tiếng Việt (có lẽ "hiểu-thương" là muốn thương ai, thương cái ǵ, ḿnh phải hiểu người đó, hiểu cái đó). Tôi đă bắt đầu tham-khảo lại về tiếng mẹ đẻ tôi, và nhân-tiện tôi cũng muốn chia-xẻ đôi chút với các bạn đọc về mối t́nh chung của chúng ta là: Việt-ngữ.

    Cứ nghĩ là ḿnh người Việt, ḿnh nói tiếng Việt th́ có ǵ là lạ, có ǵ là khó đâu? Nói th́ không cần đi học cũng biết nói, cũng hiểu người khác nói, nhất là tiếng Việt ta không có văn phạm ǵ rắc rối như tiếng Pháp hay tiếng Đức.
    Nhưng đọc và nhất là viết th́ lại không dễ như chúng ta có thể tưởng. Chữ viết của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là điều-kiện để viết đúng.
    Người miền Nam không đọc được những âm như "im" (đọc "tiêm" thay v́ "tim"), "d", "gi", "qu",... không phân-biệt được những âm cuối "at" hay "ac", những âm "an" và "ang" và viết th́ hay nhầm dấu hỏi, dấu ngă, ...
    Người miền Trung khi nói, không phân-biệt được các dấu thanh "sắc, nặng, hỏi, ngă"...
    Người miền Bắc viết th́ ít vấn đề hơn, nhưng đọc th́ cũng có những điểm khó khăn: không phân-biệt được "d-gi-r", hay "ch-tr", "s-x", "ưu" th́ đọc thành "iu" (thí dụ: "ưu phiền"), "rượu" đọc là "ziệu"... Cho nên khi hát tiếng Việt, tôi cũng phải để ư đến những điểm này lắm. Viết th́ tôi thích và hay viết lắm nhưng đến năm ngoái, tôi mới sửa được một loại lỗi mà người Bắc tôi vẫn thường có mà không biết là trên chữ "a" cứ hay bỏ dấu mũ (^) tưới hột sen: "bẩy" thay v́ "bảy", "tŕnh bầy" thay v́ "tŕnh bày, "tầu" thay v́ "tàu", "nhẩy" thay v́ "nhảy", ...
    Ôi, tiếng Việt ta không đơn-giản (xin đừng dùng chữ "giản-đơn" nhé) chút nào.

    Làm thơ th́ phải hiểu chút ít về âm-điệu, về nhạc-tính, về luật "bằng-trắc", về sự trầm bổng... gắn liền với thanh-điệu của ngôn-ngữ...

    Hát tiếng Việt cho đúng, cho hay cũng không dễ đâu, cũng phải biết áp-dụng những đặc-điểm của tiếng Viết như đơn-vận, đa-thanh... để hát sao cho "tṛn vành, rơ chữ" (nghĩa là "âm thanh nghe gọn gàng, đầy đặn, trau chuốt sáng sủa ; lời ca nghe rơ ràng, không phải đoán nghĩ mới hiểu, không thể hiểu lầm ra ư khác"), hát láy th́ phải để ư những thanh sắc, hỏi, ngă, ngắt chữ th́ đừng ngắt những từ-kép...

    Những đặc-tính đó c̣n khiến tiếng Việt ta rất phong-phú trong lănh-hạt đối-đáp, chơi chữ, nói lái (rất thịnh-hành trong nhiều truyện tiếu-lâm), có một không hai trên thế-giới (tiếng Pháp cũng có contrepèterie nhưng không phổ-biến như tiếng lái của ta, c̣n tiếng Mỹ th́ hầu như không có và chỉ bị xem như một cách nói ngọng, quíu lưỡi mà thôi).

    Kể từ số sau, chúng ta sẽ bàn qua về một vài nét đặc-điểm như: Nguồn-gốc tiếng Việt; Ngôn-ngữ đơn-vận, đa-thanh; Chính-tả; Ngôn-ngữ trong Thi-Ca; Ngôn-ngữ trong Tục-ngữ, Ca-dao; Ngôn-ngữ trong thanh-nhạc; Chơi chữ, ...

    Ngôn-ngữ có học cả đời cũng không thông, vả lại tôi cũng không muốn ru ngủ bạn đọc nên tôi sẽ chỉ dám nêu lên một vài nét đặc-biệt, thú-vị, gọi là vừa t́m hiểu, vừa giải-trí.

    Tiếng mẹ đẻ chúng ta thanh-đẹp và quí-báu như vậy, nhất là trong hoàn-cảnh chúng ta, ước mong các bạn sẽ hưởng ứng để chúng ta cùng duy-tŕ và hưởng trọn một trong những nét đặc-trưng của bốn ngàn văn-hoá Việt Nam. Xin đa-tạ.


    Yên Hà tháng Giêng, 2013
    2 comments:

    PHAN LỤCJanuary 22, 2013 at 1:45 PM
    Nói chung, bài viết rất hay và bổ ích nhưng thể theo mong muốn của tác giả, tôi xin đóng góp vài ư kiến:
    - Tại sao tác giả chỉ muốn "chia xẻ" (= chia cắt từng mảnh) mà lại không "chia sẻ" (=chung hưởng) đôi chút với các bạn đọc về Việt ngữ?
    - "thanh đẹp" nghĩa là ǵ? Trong tiếng Việt không có từ "thanh đẹp". Nếu nói là "thanh tao và đẹp đẻ" th́ không thể ghép 2 cặp từ này lại v́ "thanh tao" là từ Hán Việt và "đẹp đẽ" là từ thuần Việt (theo nguyên tắc, không thể ghép 2 loại từ này với nhau). V́ thế rất buồn cười khi nghe người ta (ít hôc) nói: siêu mỏng, siêu đẹp ... hoặc khô hóa, cạn hóa ... (siêu và hóa là từ Han Việt, mỏng, đẹp, khô, cạn là từ thuần Việt.

    Reply

    Thanh Tuyền and Ngọc PhúJanuary 22, 2013 at 2:04 PM
    Cám ơn anh đă chia-sẻ. Đúng là đi một đàng, học một sàng khôn.
    Sở dĩ tôi chỉ biết "chia xẻ" v́ tự-điển tôi (Đào Đăng Vỹ) không có chữ khác nhưng có lẽ v́ "hơi" xưa (1964).
    C̣n "thanh đẹp" th́ đúng, chữ tôi thấy hay và nghĩ mọi người ai cũng sẽ hiểu nên dùng "đại" vậy thôi. Hôm nay tôi đă học thêm được một nguyên-tắc ghép từ rất có lư này.
    Một lần nữa, xin cám ơn anh đă giúp ư-kiền.

    Reply

  4. #554
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (2/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2013/02...on-goc-va.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html
    Feb 20, 2013
    Tiếng nước tôi: Nguồn gốc và lịch-sử


    Để mở đầu loạt bài này về ngôn-ngữ, chúng ta không thể không nói qua về nguồn-gốc và lịch-sử tiếng Việt mến yêu.
    Tôi phải thú-nhận đây là bài viết tôi sợ nhất, v́ bàn về một vấn-đề quan-trọng như vầy mà viết thiếu, viết sai, bóp méo sự-kiện th́ thật là có tội đối với ông bà, tổ-tiên.
    Tôi không có khả-năng và phương-tiện tham-khảo của một nhà khảo-cứu hay một học-giả, tôi chỉ dám thâu-lượm tài-liệu trên mạng, trích-lược sao cho dễ đọc, dễ hiểu, cho vừa đủ những ǵ cần biết hay thú vị.
    Nhưng biết trước công-cuộc này không thể hoàn-hảo cho nên nếu có điều ǵ sơ-sót, xin bạn đọc chỉ-giáo hay rộng t́nh bỏ qua cho nhé.

    Tóm lược
    Trước hết, chúng ta phải phân-biệt “tiếng nói” và “chữ viết”.
    Văn-tự là chữ viết. Quốc-ngữ là loại chữ viết được dùng chung cho một nước.
    Thuở xưa, từ thời vua Hùng Vương lập quốc Văn Lang, có lẽ nước ta chưa biết đặt ra chữ viết, cho nên lịch-sử đă không ghi nhận những dấu vết về chữ viết nguyên-thuỷ của Việt Nam. Măi đến lúc Hán tộc phát-triển và cai-trị nước ta, các quan Thái Thú Trung Hoa khuyến-khích dân ta học chữ Hán (c̣n gọi là chữ Nho).

    Đến khi nước Nam ta giành được quyền tự-chủ, không c̣n lệ thuộc người Trung Hoa, các vua quan ta vẫn dùng chữ Nho làm văn-tự căn-bản, trong việc hành-chánh và thi-cử.
    Mặc dù chữ Nho học viết từ chữ của người Trung Hoa, nhưng dân ta có cách đọc phát-âm riêng biệt. Măi về sau, tổ tiên ta, dần dần, dựa trên căn bản chữ Nho, mà biến-chế ra một loại văn-tự riêng biệt của nước Nam ta, được gọi là chữ Nôm.

    Vào đầu thế kỷ 17, các nhà truyền-giáo Tây-phương đến Việt-Nam, và bắt đầu giới-thiệu đạo Thiên-Chúa cho dân ta. Để truyền-đạo hữu-hiệu, việc dùng chữ viết là một yếu-tố rất quan-trọng, trong việc t́m-hiểu phong-tục tập-quán của dân bản-xứ, cũng như việc phổ-biến tư-tưởng, giáo-lư kinh sách cho người học đạo. Lúc bấy giờ, các giáo-sĩ nhận thấy chữ Nho và chữ Nôm quá phức tạp để học, đối với đại chúng b́nh dân. Cho nên, một nhóm tu-sĩ ḍng Tên (Jésuites), cùng với các thầy giảng người Việt-Nam đầu tiên, đă ra công nghiên-cứu, áp-dụng các mẫu-tự Latinh, mà ghi-chú cách phát âm tiếng Việt, để dùng trong cách giao-dịch hàng ngày.

    Dần dần, qua nhiều năm sắp-xếp và thực-hành, các tu sĩ đă ghi chú được tất cả những tiếng nói của người Việt, dựa trên căn-bản 24 mẫu tự Latinh (A, B, C,...). Đến khi Cố Đắc Lộ Alexandre De Rhodes góp công hoàn-chỉnh chữ quốc-ngữ, với đầy đủ các dấu trầm bổng như dấu sắc, huyền, hỏi, ngă và nặng. Từ đó, chữ quốc-ngữ được thêm phần hoàn-hảo. Cho nên, Cố Đắc Lộ Alexandre De Rhodes đă được xem là người đại-diện trong việc sáng chế ra chữ quốc-ngữ Việt-Nam. Tác-phẩm của ông, Quyển tự-điển An Nam, Bồ Đào Nha, Latinh (Dictionarium Annamiticum, Lusitanum et Latinum), in tại Roma năm 1651, là nền-tảng cho chữ Quốc-ngữ ta.
    Sau vài thế-kỷ, chữ quốc-ngữ đă được phổ-biến trong đại-chúng. Từ chính-quyền, giới thượng-lưu trí-thức đến mọi giai-tầng trong xă-hội, đều chính-thức công-nhận chữ quốc-ngữ là loại chữ thống-nhất của nước Việt-Nam ngày nay, dễ học, dễ viết cho mọi người, cũng như đối với người ngoại-quốc, v́ chữ quốc-ngữ Việt-Nam có cùng mẫu-tự Latinh, giống như phần lớn các loại chữ của các nước trên thế-giới.

    (Âu Vĩnh Hiền – Trích từ Hồn Quê)


    Thời kỳ Địa Vị Tiếng Nói Chữ Viết
    111BC-939AD Bắc thuộc Tiếng Việt Chữ Hán
    939-1651 Lệ thuộc Tiếng Việt Chữ Hán, chữ Nôm,
    1651-1861 Lệ thuộc Tàu Tiếng Việt Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Việt Latinh
    1861-1945 Lệ thuộc Pháp Tiếng Việt, Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Việt Latinh,
    Tiếng Pháp chữ Pháp
    1945 - Độc-lập Tiếng Việt Quốc Ngữ
    (Nguyễn Hữu Vinh)

    Chữ Hán

    Từ thế-kỷ thứ 7 sau công-nguyên và cho đến khoảng thế-kỷ thứ 10, chữ Hán thâm-nhập vào hoạt-động văn-hóa, tinh-thần của người Việt nhờ vào một hoàn-cảnh đặc-biệt đó là sự truyền-bá đạo Phật. Có thể nói, v́ do việc hấp-thụ giáo-lư đạo Phật nên việc học-tập chữ Hán trong giai-đoạn này là điều cần-thiết.
    Từ đó, chữ Hán đă trở thành chữ viết chính-thức trong gần 1000 năm, kể từ năm 1075 sau khi vua Lư Nhân Tông cho mở khoa thi Nho học đầu tiên, cho đến năm 1919 là năm mở khoa thi cuối cùng ở Huế.
    (Nguyễn Hữu Vinh, Chữ Nôm và tinh-thần dân-tộc)

    Căn-cứ vào đặc-điểm cấu-trúc nội-tại của chữ Nôm, dựa vào cứ-liệu ngữ-âm lịch-sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối-chiếu hệ-thống âm tiếng Hán và tiếng Hán-Việt, các học-giả đă đi tới kết-luận rằng âm Hán-Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời nhà Đường-nhà Tống (thế-kỷ 8-9).
    (Wikipedia)

    Chữ Nôm

    Tuy các sĩ-phu học chữ Nho, thi chữ nho, viết văn chữ nho, nhưng đôi khi, do cái bản-tính thiên-nhiên, cũng nhớ đến tiếng Nam là thứ tiếng hàng ngày vẫn nói và vẫn nghe. Các bậc học-giả trong nước muốn làm thơ văn bằng tiếng Nam, v́ không có chữ Việt, phải đặt ra một thứ chữ để viết tiếng, tức là chữ nôm là thứ chữ đă dùng để viết các tác-phẩm bằng Việt văn cho đến khi ta biết dùng chữ quốc-ngữ.

    Chữ nôm là ǵ? Chữ nôm (Nam đọc trại) là thứ chữ hoặc dùng nguyên-h́nh chữ nho, hoặc lấy hai ba chữ nho ghép lại, để viết tiếng Nam. Chữ nôm đặt ra tự bao giờ và do ai đặt ra, đó là một vấn-đề chưa thể giải-quyết được. Nhiều người thấy sử chép: Hàn Thuyên là người bắt đầu biết làm thơ phú bằng quốc-âm, vội cho rằng chữ nôm cũng đặt ra từ đời ông, nghĩa là vào cuối thế kỷ thứ XIII về đời nhà Trần. Đó là một sự sai lầm, v́ Sử chỉ ghi việc ông làm thơ phú bằng tiếng nôm, chứ không hề nói ông đă đặt ra chữ nôm, hoặc chữ nôm đă đặt ra về đời ông.
    Ngoài ra, theo Sử chép, cuối thế kỷ thứ VIII (794) Phùng Hưng là người nước ta nổi lên đánh thắng quan đô hộ Tàu và giữ việc cai-trị trong ít lâu; sau ông được dân trong nước tôn là “Bố cái đại-vương. Hai chữ Bố cái là tiếng Nam thuần-tuư, nếu đă đem hai tiếng ấy mà đặt danh-hiệu cho một vị chúa-tể trong nước, th́ có lẽ phải có chữ để viết hai tiếng ấy, mà chữ ấy tất là chữ nôm; vậy có lẽ chữ nôm đă có từ cuối thế kỷ thứ VIII rồi.
    (Dương Quảng Hàm, Việt-Nam Văn-Học Sử-yếu)

    Nhưng nếu âm Hán-Việt có từ thời Đường, Tống th́ chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố-định cách đọc Hán-Việt (nếu xét chữ Nôm với tư-cách hệ-thống văn-tự) và chỉ có thể ra đời sau khoảng thế-kỷ 10 khi người Việt thoát khỏi ngh́n năm Bắc-thuộc với chiến-thắng của Ngô Quyền vào năm 938.
    Bước sang thời-kỳ tự-chủ bắt đầu vào thế-kỷ 10, chữ Nôm được hoàn-chỉnh dần và măi đến thế-kỷ 13-15 (thời-đại nhà Trần) mới bắt đầu trưởng thành và phát-triển trong văn-chương.
    Tuy nhiên, ngoài những năm ngắn ngủi của nhà Hồ (thế-kỷ thứ 15) và nhà Tây Sơn (thế-kỷ 18), những văn-bản hành-chính như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi xen chữ Nôm nếu không thể t́m được một chữ Hán đồng nghĩa để chỉ các danh-từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng-thể vẫn là văn-bản Hán Việt bởi quan niệm chung của giới sĩ đại-phu các triều-đại bấy giờ th́ cho là "nôm na là cha mách qué".
    Sau khi Tây Sơn phá tan quân Thanh, Vua Quang Trung bắt đầu xây-dựng đất nước th́ cho dùng ngay chữ Nôm làm thứ chữ chính-thức thay cho chữ Hán, toàn bộ các văn-kiện hành-chính bắt buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802.
    Nói cách khác, chữ Nôm là công-cụ thuần Việt ghi lại lịch-sử văn-hoá của dân-tộc trong khoảng 10 thế-kỷ, mặc dù đó là công-cụ c̣n nhiều hạn-chế về mặt kỹ-thuật cũng như mức phổ-dụng so với chữ Hán.
    (Wikipedia)

    Chữ Quốc-Ngữ

    Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế-kỷ 16 khi các nhà truyền-đạo phương Tây vào Việt-Nam, họ đă dùng kí-tự La-Tinh để phiên-âm tiếng Việt, và chữ Quốc-Ngữ dựa trên kí-tự La-Tinh được h́nh-thành. Mặc dù dễ học, dễ nhớ, việc dùng chữ Quốc ngữ sau đó chỉ phổ-biến trong cộng-đồng giáo-dân trong phạm-vi ghi chép Kinh Thánh chứ không được sử dụng nhiều trong việc làm phương-tiện trứ-tác hay truyền-đạt thông tin. Chữ Nôm v́ vậy vẫn là văn tự chính trong nền văn chương Việt Nam măi cho tới hết thế-kỷ 19.
    Chữ Quốc ngữ trên chặng đường hơn 300 năm vẫn không được công-nhận là văn-tự chính-thức cho tới khi người Pháp xâm chiếm lấy Nam-Kỳ vào cuối thế-kỷ 19.
    Ngày 22 tháng 2 năm 1869, Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier kư nghị-định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn.
    Ngày 1 Tháng Giêng năm 1879 th́ lại có lệnh đ̣i các văn-kiện chính-thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính-quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo-dục, bắt đầu ở các thôn xă Nam Kỳ phải dạy lối chữ này.
    Sang đầu thế-kỷ 20, chính-quyền Pháp cho giải-thể phép thi-cử chữ Nho (vua Duy Tân, 1915 ở Bắc-Kỳ và vua Khải Định, 1918 ở Trung Kỳ) và đến năm 1919 băi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ-thống trường Pháp-Việt.
    Chữ Quốc ngữ từ đó trở thành phương-tiện diễn-đạt duy nhất của người Việt trong khi địa-vị chữ Nho và chữ Nôm càng mờ nhạt tuy chưa mất hẳn nhưng lui dần vào quá khứ.
    Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) và Hội Truyền-Bá Quốc-Ngữ (1938) cũng như sự phát-triển báo-chí vào đầu thế kỷ 20 đă góp phần trong việc thâu nhận chữ Quốc ngữ là văn-tự chính-đáng của người Việt, khép lại thời-kỳ dùng chữ Nôm để truyền-đạt ư-nghĩ cùng những cảm-hứng của dân-tộc Việt.
    Đây quả thực là một cuộc chuyển-hóa vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đă vô h́nh chung đóng vai-tṛ một nhà văn-hóa lớn của dân-tộc Việt-Nam.
    (Wikipedia)

    Trường hợp chữ quốc-ngữ Đại-Hàn
    Như một số người Việt-Nam, vợ chồng chúng tôi cũng hay xem phim bộ Đại-Hàn nên cũng biết chút ít về lịch-sử và ngôn-ngữ dân-tộc này và tôi cảm nhận được nhiều điều tương-tự với lịch-sử và ngôn-ngữ Việt Nam. Xin được chia sẻ cùng bạn đọc.


    Hangul hay Chosŏn'gŭl (tiếng Triều-Tiên) được vị vua thứ tư của nhà Triều Tiên là Triều Tiên Thế Tông SeJong (1418-1450) công bố với sự giúp đỡ của các nhân sĩ trong “Tập Hiền Điện” (Chiphyŏnjŏn). Cũng có một số chi-tiết cho thấy vua Thế Tông có lẽ được các thành-viên vương-tộc hỗ-trợ và làm việc trong ṿng bí mật v́ gặp phải phản đối của tầng lớp trí-thức ưu tú.
    (Xin mời các bạn xem thêm những bộ phim "Deep rooted tree" và "The Great king Sejong")
    Hệ-thống chữ viết này hoàn-thành vào cuối tháng 12 năm 1443 hoặc tháng 1 năm 1444, và ấn-bản năm 1446 trong một tài liệu có tựa “Huấn dân chính âm” (Hunmin Jeong-eum) và đó cũng là tên của hệ-thống kư-tự mới này.
    Dầu sao th́ hệ-thống kư-tự mới này nhanh chóng phổ-biến rộng răi trong nhân-dân, nhất là nữ giới và những nhà văn tầng lớp dưới. Tuy nhiên sau đó chính-quyền phong-kiến thờ ơ hơn với Chosŏn'gŭl. Trước t́nh h́nh người dân có thể nhanh chóng truyền đi các thông tin "nguy hiểm" thông qua hệ-thống kư-tự Chosŏn'gŭl, Yên San Quân (1494-1506), vị vua thứ 10 của nhà Triều Tiên cấm việc học và sử dụng Chosŏn'gŭl cũng như cấm hẳn các tài liệu Chosŏn'gŭl vào năm 1504, và vua Trung Tông (1506-1544) xóa bỏ luôn Bộ Ngạn Văn vào năm 1506. Đến lúc này chỉ có phụ nữ và những người không được học hành tử tế mới dùng Chosŏn'gŭl.
    Vào cuối thế-kỷ 19, chủ-nghĩa dân-tộc Triều-Tiên phát triển mạnh mẽ khi Nhật Bản muốn tách Triều Tiên ra khỏi vùng ảnh-hưởng của Trung Quốc. Và cũng từ đó, Chosŏn'gŭl trở thành một biểu-tượng quốc-gia dân-tộc đối với một số nhà cách-mạng.
    Sau khi Triều-Tiên bị Nhật Bản thôn-tính vào năm 1910, Chosŏn'gŭl vẫn được dạy tại các trường học kèm với tiếng Nhật, tuy nhiên sau đó bị cấm v́ chính-sách đồng-hoá văn-hoá của Nhật Bản.
    Măi đến khi Đại-hàn được độc-lập, tiếng Triều-Tiên mới được chính-thức hoá.
    (Wikipedia)

    Xem như vậy, chữ quốc-ngữ Việt Nam và Đại Hàn có chung một số điểm tương-đồng:
    - xuất-phát từ chữ Hán (do ảnh-hưởng chính-trị và văn-hoá của nước láng-giềng này)
    - suốt một thời-gian rất dài (chữ Hán - Hanja - đă được đưa vào Đại Hàn giữa 109 BC và 313 AD)
    - xuất-hiện và phát-triển song song với tinh-thần dân-tộc để dành độc-lập và văn-hoá
    - nhưng lại bị giới quan lại, trí-thức chống đối (sự hiểu-biết là quyền-thế - "le savoir, c'est le pouvoir" ?)
    - thoát khỏi "ách" Trung Quốc "nhờ" một nước xâm-lăng khác (Pháp và Nhật)
    - hiện giờ vẫn c̣n dùng khoảng 70-80% (?) từ-ngữ gốc Hán
    ...
    (Tiếng Nhật cũng có chịu ảnh-hưởng của chữ Hán nhưng không nặng-nề như Việt Nam và Đại Hàn, một phần có lẽ do sự cách biệt của một ḥn đảo?)

    Kết-luận
    Việt-Nam, bốn ngàn năm (?) văn-hiến mà chữ quốc-ngữ chúng ta viết hàng ngày mới chỉ được chính-thức có hơn một trăm năm! Trên biết bao phương-diện, dân-tộc chúng ta đă phải tranh-đấu dai-dẳng để vượt qua từng bước khó-khăn để dành Độc-Lập và Tự Do.
    Nh́n lại nước Đại Hàn cũng có bao nhiêu điểm giống chúng ta, đất nước cũng bị chia đôi, ngày nay Nam Hàn đă trở nên thịnh-vượng, nhưng ngày nào dân-tộc chúng ta mới được hưởng chút an vui?
    Nghĩ lại càng buồn cho vận nước.

    Yên Hà, tháng hai 2013

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 12:25 PM

  5. #555
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (3/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2013/03...u-viet-co.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html
    Mar 17, 2013
    Tiếng nước tôi: Chữ Việt cổ

    Dân tộc ta trước khi nội thuộc nước Tàu, có thứ chữ riêng để viết tiếng Nam hay không? đó là một vấn đề, hiện nay v́ không có di tích và thiếu tài liệu, không thể giải quyết được... (Dương Quảng Hàm)
    Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Kư, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài ở Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc (Lục Lưu, Hứa Thân, Trịnh Tiểu...) đều khẳng định:
    "Đất nước ta, người Việt chúng ta, từ măi thời Vua Hùng, từ tận thời Đông Sơn mấy ngàn năm trước, đă từng có chữ viết riêng."
    Chữ là văn-minh, chữ là thịnh-vượng. Có nghĩa là chúng ta không phải những người “ăn nhờ” văn hóa, “đi mượn” chữ viết của các dân tộc khác.



    Trong suốt năm mươi năm, nhà nghiên-cứu Đỗ Văn Xuyền (phường Tân Dân, Việt Tŕ, Phú Thọ), đă lặng lẽ bỏ bao công sức đi thu-thập, nghiên-cứu từng tài-liệu để giải-mă một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà ông tin chắc là chữ Việt cổ.

    Xin mời các bạn cùng với ông giáo già này đi lại "Cuộc Hành Tŕnh Đi T́m Chữ Việt Cổ"
    (tên tựa quyển sách mới phát-hành ngày 29 tháng giêng, 2013 vừa qua).


    Phương pháp nghiên cứu chữ Việt cổ
    Sử học gia Phan Huy Lê có nêu lên 3 phương pháp chính:

    1. Phương pháp dựa trên các di-vật khảo-cổ - do GS Hà Văn Tấn khởi xướng và đă t́m ra được một số h́nh như là kư-tự trên các di-vật khảo-cổ có niên-đại xác định khác nhau, tuy chưa giải mă được hoàn toàn;

    2. Phương pháp dựa vào các h́nh khắc cổ trên đá - do một nhà nghiên cứu người Pháp đă và đang dựa trên hàng ngh́n bản in từ đá cổ Sapa và các băi đá cổ khác (sau khi tổng hợp và phân loại, ông đă xác định được một số motif lặp lại trong nhiều h́nh vẽ có thể là một dạng kư-tự) tuy nhiên chưa công bố kết-quả cụ-thể nào;

    3. Phương pháp phỏng đoán chữ Việt cổ c̣n lại ở Tây-Bắc và đi sưu tầm và hệ-thống-hóa - phương pháp này do GS Lê Trọng Khánh khởi xướng và ông Đỗ Văn Xuyền đi theo hướng này; trong đó ông Xuyền dựa vào và giải mă được tài liệu quan trọng của Tham tri Bộ Lại Phạm Thận Duật.

    Vài sự-kiện dẫn-giải
    Toàn bộ nghiên-cứu này quá phức-tạp, tôi chỉ có thể (dám) nêu lên một vài điểm tựa:

    - Dấu-tích của nền giáo-dục thời Hùng Vương: Qua quá tŕnh nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền, các thư tịch cổ ở nhiều nơi trong cả nước đă ghi lại danh sách các thầy giáo và học tṛ thời Hùng Vương. Chúng ta được biết từ Hùng Huy Vương (Hùng Vương thứ 6) đến An Dương Vương có 19 thầy giáo dạy 35 trường học rải khắp các địa-bàn trong cả nước và 58 học tṛ tiêu-biểu.
    Ông Xuyền c̣n t́m thấy thời Bắc thuộc lần thứ 1, từ năm 111 TCN đến năm 39 (thời Bà Trưng), có 10 thầy giáo, 68 học-tṛ và 36 trường ở các địa-phương.

    - Theo cổ sử Trung Quốc, “vào thời Vua Nghiêu (năm 2357 trước công nguyên) có sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại B́nh Dương (phía bắc sông Hoàng Hà - tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng một con thần quy, vuông hơn ba thước, trên lưng có khắc chữ "Khoa Đẩu" ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau”. Vua sai chép lấy gọi là Quy Lịch.
    Sách "Lĩnh Nam Chích Quái" của ta cũng ghi rơ điều này.
    Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái tông cũng ghi: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần qui, bối hữu Khoa đẩu” nghĩa là thời vua Nghiêu, nước Việt Thường tặng rùa thần ngh́n tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu.
    Chữ Khoa-đẩu c̣n xuất-hiện trên các bia kư, giấy viết (lưu trữ và viết lại bằng ngôn-ngữ mới), công-cụ như đồ đồng Đông Sơn...

    - Năm 1855, Hội Bộ Thượng-Thư Phạm Thận Duật phát hiện và sưu tầm một bộ chữ gọi là "Thái Thổ Tự" ở vùng Tây-Bắc. Đây là một bộ chữ tượng-thanh không có dấu, trong đó 17 chữ vần bằng là phụ âm đi với thanh không, 16 thể chữ theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền, 11 nét phụ (tứ bàng phụ họa) cho những từ vần bằng chính là nguyên âm.

    - Vào năm 1903, Tổng đốc Thanh Hóa (Thanh Hóa là vùng đất người Việt cư ngụ chính) lúc ấy là Vương Duy Trinh công bố việc t́m ra một văn bản viết bằng thứ chữ lạ, trông như những ngọn lửa vờn cháy mà ông gọi là chữ "Hỏa tự". Dựa vào những chữ Hán ghi chú bên cạnh, ông dịch được nội dung, th́ ra đây là một bài thơ có tựa đề "Mời trầu" có nội dung ca ngợi t́nh yêu.
    Vương Duy Trinh cho rằng, đây chắc chắn là chữ của tổ tiên ta từ thời các vua Hùng.
    Ông viết: “V́ thập châu (vùng Tây Bắc) là nơi biên viễn (biên giới xa) nên dân ta c̣n lưu giữ được thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp (186) bắt bỏ hết để học Hán tự”.


    - Năm 2010, đúng vào dịp kỷ-niệm đại-lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa phát-hành cuốn "Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại h́nh khoa đẩu” của giáo sư Lê Trọng Khánh.
    Đây là lần đầu tiên một công tŕnh nghiên cứu về chữ Việt cổ được xuất bản và phát hành rộng răi trong và ngoài nước, góp phần giải đáp được câu hỏi làm đau đầu giới nghiên cứu trong bao năm nay:
    Việt Nam, trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá cổ xưa nhất thế giới, cái nôi của những trống đồng vô cùng tinh xảo có từ 3.000 năm trước, chứa đựng những bí ẩn tinh hoa của một nền văn minh rực rỡ, vậy dân tộc ấy có chữ viết hay không, chữ ấy như thế nào?
    Từ năm 1958, giáo sư Lê Trọng Khánh dày công nghiên cứu từ những văn tự “thắt gút” của người Chăm Hrê ở Nghĩa B́nh, đồ gốm, đồ đồng Đông Sơn, những h́nh đồ họa, chữ khắc trên đá ở Sapa… dần dần phát triển thành ngôn ngữ viết hoàn chỉnh ở bậc cao. Cho đến lúc này, giáo sư là người duy nhất chứng minh được sự liên hệ của chữ viết trên đá cổ ở Sa Pa và chữ viết trên di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn, giải mă thành công văn tự trên đá cổ ở Sa Pa.


    - Tháng 10, 2011, tại di-chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang – thị trấn Mă Đầu – huyện B́nh Quả – thành phố Bách Sắc, chuyên-gia của Hội nghiên-cứu văn-hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây* (Trung Quốc) phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ.
    Nghiên cứu phát hiện khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự-phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự-phù. Các chuyên-gia Trung Quốc nhận-định niên-đại của các mảnh đá này là vào thời-đại đồ đá mới, h́nh thành vào thời-kỳ đỉnh cao của "văn hóa xẻng đá lớn", tức là vượt xa niên-đại của chữ giáp-cốt Hoa Hạ.
    (Theo lịch sử h́nh thành dân cư Trung Quốc mới được phát hiện, th́ thời gian này, trên địa bàn Trung Hoa chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời. chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt)
    Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ư nghĩa rất quan trọng v́ đó là chứng cứ rơ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa khoảng 4000 đến 6000 năm trước, và cũng chứng minh sự liên tục của chữ tượng h́nh Lạc Việt từ Sa Pa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa.
    Văn-hóa Lạc Việt quả là một trong những nguồn gốc trọng-yếu của văn hóa Trung Hoa.
    (*) Xin nhắc lại rằng nước Văn Lang ta lúc trước gồm 15 bộ (bộ tộc), trong đó 2 bộ thuộc Quảng Tây (Trung Quốc bây giờ).

    - Chữ Việt cổ
    Theo ông Đỗ Văn Xuyền, chữ Việt cổ được đúc-kết như sau:


    Chữ cái Việt cổ



    Hịch Khởi Nghĩa (Hai Bà Trưng) do ông Xuyền dịch sang chữ Việt cổ


    Kết luận
    Gọi là "Kết-luận" cho "xôm" nhưng trong thời-điểm này, ai có thể khẳng-định ǵ một cách tuyệt-đối? Khảo-cứu lịch-sử văn-hóa là một công cuộc rất phức-tạp và phải được công-nhận trên phương-diện quốc-tế. Chúng ta cứ để các chuyên-gia tiếp-tục công-việc.

    Tôi chỉ có một vài nhận xét như sau:
    - Năm 111 TCN, Phục Ba Tướng Quân Lộ Bác Đức đánh bại quân Triệu của Thuật Dương Vương, mở đầu cho một ngàn năm đô-hộ của nhà Hán trên dân-tộc Việt, và bắt đầu đặt Thứ Sử (cai trị Châu), Thái Thú (cai trị mỗi quận, cấp dưới của Châu).
    Nhưng trước đó, suốt 3 kỷ-nguyên Hồng (Hùng Vương), Thục (An Dương Vương) và Triệu (Vũ Đế), nghĩa là 2768 năm, không lẽ một quốc-gia có tổ-chức, có guồng máy cai trị, lại không có chữ viết để truyền-đạt và thông-tin? Thật vô lư quá.

    - Xâm chiếm đất nước ta xong, người Trung Hoa dần dần đưa chữ Hán vào để cai-trị. Với chính-sách "đồng-hóa" của bất cứ nước xâm-lăng nào, người Hán khuyến khích mọi người học chữ Hán, đồng thời hủy diệt đi tất cả sách vở, tài-liệu và tất cả những vết tích chữ nghĩa ta. Thiết tưởng suốt 1000 năm Bắc thuộc (111 TCN - 939), họ đă quá đủ thời-gian để hoàn thành công việc đó.
    May thay, không có ǵ có thể che dấu hoàn toàn được nên rải rác đây đó, vẫn c̣n lưu lại những di-tích của lịch sử, cũng như ở những nơi vùng sâu, nước độc hay những vùng hẻo lánh, các bộ-tộc c̣n ǵn giữ được chút văn hóa.
    Bao nhiêu di-tích tản mát như những mảnh, mẩu một "puzzle" khổng lồ mà bao nhiêu nhà chuyên-gia (đặc biệt là ông Đỗ Văn Xuyền) đă khổ công nghiên-cứu để bắt đầu có một khái-niệm rơ ràng hơn.
    Tôi muốn nói không có (ít có) di-tích chữ Việt xưa không có nghĩa là trước thời Bắc-thuộc chúng ta không có chữ viết.

    Tôi không dám khẳng định ǵ cả, nhưng là một người con của đất nước con Rồng cháu Tiên, tôi đă rất vui sướng và say mê đọc những tài-liệu tham khảo để chia sẻ cùng các bạn bài viết này, cũng như tôi rất hănh-diện về ḍng giống Lạc Việt của chúng ta.

    Ngoài ra, tôi chỉ có tấm ḷng ḿnh để sưu tầm và tổng hợp tài liệu. Nếu có hiểu sai hay viết sai điều ǵ, cũng mong các bạn niệm t́nh tha thứ và chỉ bảo cho nhé.


    Tài-liệu gốc cho bài viết này:
    Thảo-luận về chữ Việt cổ ĐVX - Các thảo luận về chữ Việt cổ do ông Đỗ Văn Xuyền khảo cứu
    http://diendan.lyhocdongphuong.org.v...u-viet-co-dvx/

    Chữ Việt cổ ở Nam Dương Tử
    http://diendan.lyhocdongphuong.org.v...-nam-duong-tu/

    Người lắng thầm t́m con chữ Việt cổ (Trần Vân Hạc)
    http://e-cadao.com/Ngonngu/nguoitham...chuvietco.htm\

    Người 50 năm giải mă chữ của tổ tiên người Việt (Phạm Ngọc Dương)
    Phát hiện chữ Việt cổ ở Quảng Tây (Hà Văn Thùy)
    http://suphamk2dalat.wordpress.com/2...-vi%E1%BB%87t/

    Một vài bài liên quan đến chữ Việt cổ:


    Chữ viết Khoa Đẩu duy nhất trên đá cổ Sa Pa (Trần Vân Hạc)
    http://sachhiem.net/VANHOC/TVHAC/Vanhac09.php

    Băi đá cổ Sa Pa (Wikipedia) http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3...E1%BB%95_Sa_Pa

    Điểm đến tham quan Sa Pa - Băi đá cổ Sa Pa (VietDiscovery.co) http://www.sapalaocai.com/bai-da-co-sapa.htm

    Thông báo xuất bản sách "Chữ Việt cổ" của GS Lê Trọng Khánh (Trần Vân Hạc)
    http://sachhiem.net/VANHOC/TVHAC/Vanhac36.php

    Giá trị to lớn của cuốn sách "Chữ Việt cổ" (Trần Vân Hạc)
    http://sachhiem.net/VANHOC/TVHAC/Vanhac37.php

    Yếu tố Việt cổ trong ngôn ngữ Thái (Trần Vân Hạc)
    http://sachhiem.net/VANHOC/TVHAC/Vanhac33.php

    Đỗ Văn Xuyền: Chữ Việt cổ (Phạm Ngọc Dương)
    http://sachhiem.net/VANHOC/PhamNgocDuong.php

    Sự thật ngôi miếu thờ thày tṛ thời Hùng Vương (kỳ 2) (Phạm Ngọc Dương)
    http://vtc.vn/394-282997/phong-su-kh...hung-vuong.htm
    ...

    Yên Hà, tháng ba, 2013

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 12:58 PM
    3 comments:

    Hung NguyenMarch 18, 2013 at 1:41 PM
    Hoa`n toa`n ddo^`ng y' vo+'i ba.n 2 nha^.n xe't trong pha^`n ke^'t lua^.n.

    Reply

    HoàngMarch 20, 2013 at 5:00 PM
    Xin phép Yên Hà đem bài này đăng lên diễn đàn bbqt.com.
    Cám ơn

    Reply

    Thanh Tuyền and Ngọc PhúMarch 21, 2013 at 7:38 AM
    Internet là của chung, kho tàng văn hóa ḿnh lại càng nên chia sẻ để bảo tồn và phát triển. Xin anh cứ tự nhiên, chỉ mong anh giữ xuất xứ của bài đăng là đủ rồi.
    T́nh thân

    Reply

  6. #556
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (4/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2013/04...on-tu-kep.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html
    Apr 16, 2013
    Tiếng nước tôi: Từ đơn-Từ kép


    Trong tiếng Việt (cũng như tiếng Trung Hoa, tiếng Thái, tiếng Khmer...), một "từ" được viết bằng một "chữ", phát âm bằng một "tiếng" hay "âm-tiết" (syllabe / syllable).
    Trong những loại chữ đơn âm-tiết (langues monosyllabiques / monosyllabic languages) này, sự tổng-hợp các chữ cái không thể nào tạo đủ tất cả những chữ cần-thiết nên thường cần phải bổ-túc thêm bằng hai phương-cách:
    - thêm thanh-điệu: tiếng Việt ta là một ngôn-ngữ có thanh-điệu (langue tonale / tonal language) gồm có sáu dấu thanh-điệu: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngă, nặng. (Chúng ta sẽ xem qua đề tài này trong tháng sau)
    - ghép hai, ba, bốn chữ lại để tạo thành chữ mới: tiếng Việt có từ đơn ("ăn", "sạch", "phơi"...), từ kép 2 chữ ("gia-đ́nh", "ngôn-ngữ"...), từ kép 3 chữ ("hỏa diệm sơn"...), và hiếm hơn là từ kép 4 chữ ("hàng không mẫu hạm", thủy quân lục chiến"...).

    1. Từ đơn
    Từ đơn là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành, thường là những từ thuần-Việt.
    Ví dụ: ngày, tháng, năm, ăn, mặc, …

    2. Từ ghép (từ kép)
    Từ ghép là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ư nghĩa chung.
    Dựa theo nguồn gốc, từ ghép được phân ra mấy loại như sau:
    A. Từ thuần-Nôm
    Những cách kết-hợp 2 từ-đơn:
    - Đồng-nghĩa (đùa giỡn, nhanh chóng...) hay phản-nghĩa (trắng đen, ngược xuôi...)
    - 1 từ đơn chính + 1 từ đơn phụ (ngơ cụt, tàu bay, tàu hỏa...)

    B. Từ Hán-Nôm
    Những cách kết-hợp 2 từ đơn:
    - Dùng nguyên từ-kép tiếng Hán (dân tộc, quốc gia, đạo đức...)
    - Dùng từ-kép Hán nhưng thay đổi vị trí (H: giản đơn -> N: đơn giản) hoặc thay đổi thành-phần từ-đơn (H: y viện -> N: bệnh viện; H: đối đăi -> N: đối xử, ...)
    - Dùng từ-kép Hán theo một ư nghĩa khác: Văn tự= chữ viết (H), = giấy tờ mua bán (N)
    - Dùng tiếng Hán để tự đặt ra từ-kép tiếng Nôm mà không dùng từ-kép Hán có nghĩa tương-tự ("phát thanh'' (N) thay v́ ''bá âm'' (H); "trục xuất" (N) thay v́ "khai trừ" (H),...)
    - Dựa trên cấu trúc [danh từ / tính từ + "hóa" (H)]: dùng toàn chữ Hán (cập nhật hóa, thi vị hóa...) hay dùng toàn chữ Nôm (lành mạnh hóa...)
    - Ghép 1 từ đơn Hán + 1 từ đơn Nôm đồng nhĩa (màu sắc, nuôi dưỡng, thâm sâu...)
    Đọc đến đây, tôi có cảm-tưởng khuynh-hướng của một số tiếng Việt "hiện-đại" sau 1975 (*) là trở lại tiếng Hán (bước đầu trong công cuộc Hán-hóa trong tương lai?)

    C. Từ mượn của nước ngoài
    - Gián-tiếp, thông qua tiếng Hán: từ tiếng Phạn (bát nhă, bồ đề), Tây Vực (bồ đào, pha lê), Tây phương (nha phiến...)...
    - Trực-tiếp, phiên-âm từ ngoại-ngữ: từ tiếng Pháp (xi măng, sà pḥng, va li...), chữ khoa-học (át xít, can-xi, vi-ta-min...)

    3. Từ-láy
    Một loại từ kép đặc-biệt mà người ta có thể phân-biệt ra là từ-láy, trong đó có một phần hay toàn bộ của tiếng được lập lại.
    Có 4 kiểu từ-láy:
    - Láy âm: đậm đà, long lanh, vội vàng, rủi ro,...
    - Láy vần: bát ngát, loáng thoáng, luống cuống...
    - Láy cả âm lẫn vần: chầm chậm, trăng trắng, lành lạnh...
    (trong 3 loại này, chữ láy thường không có nghĩa riêng ("đà" trong "đậm đà", "luống" trong "luống cuống", "chầm" trong "chầm chậm"...; đôi khi cả 2 từ đều không có nghĩa như "lúi húi", "xào xạc",... )
    - Láy tiếng: xinh xinh, ào ào, hây hây...

    4. Vai tṛ của từ-ghép trong ngôn-ngữ Việt-Nam
    Cái đẹp tinh-túy của ngôn-ngữ Việt-Nam có lẽ một phần nằm trong những từ-ghép.

    - Từ-ghép bù trừ lại cho đặc-điểm "đơn âm-tiết" và giúp cho tiếng Việt thêm phong phú để có đủ chữ, đáp ứng nhu cầu của sinh hoạt hằng ngày.

    - Từ-ghép thường gồm một từ-đơn gốc (một ư chính) cho nên trong những quyển từ-điển, từ-ghép được gom lại với nhau từng từ-đơn chính. Thí dụ là chữ "phong" có nhiều nghĩa và gây nên nhiều nhóm từ-ghép:
    - phong (bệnh): phong thấp, phong cuồng...
    - phong (cây): phong dương...
    - phong (ong): phong oa (tổ ong), phong lạp (sáp)...
    - phong (bao): phong b́, phong bao...
    Cũng như chữ La-Tinh hay Hy-Lạp đối với tiếng Pháp, muốn nắm vững từ-vựng Việt-Nam, cần phải có chút căn-bản chữ Hán-Nôm.

    - Từ-ghép đôi khi cũng giúp viết chính-tả đúng hơn. Thí dụ, ta có thể phân-biệt:
    - "tâm" và "tăm" trong "tâm sự", "tâm t́nh" và "tăm dạng", tăm hơi"...
    - "trao" và "trau" trong "trao đổi", "trao trả" và "trau dồi", "trau chuốt"...
    - "trong" và "trông": "trong sạch", "trong trắng" và "trông đợi", "trông mong"...

    - Đặc-biệt hơn nữa, từ-láy là một đặc-trưng của tiếng Việt ta. Từ-láy có tác-dụng:
    - làm cho từ gốc có thêm sắc-thái nào đó (làm giảm nhẹ hoặc mạnh thêm như trong "lành lạnh", "mặn mà"...),
    - tượng-h́nh, gợi ảnh: Khi đọc "Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà" trong bài "Qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, ta có thể mường-tượng trước mắt một phong-cảnh hữu t́nh như một bức tranh thủy mạc,
    - mô-phỏng, tượng-thanh (khúc khích, líu lo, ríu rít, loảng xoảng...).

    Luyện từ và câu: Từ đơn - Từ ghép - Từ láy
    http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/luyen...y.1084306.html
    Từ Kép Trong Tiếng Việt (Lưu Khôn)
    https://sites.google.com/site/angian...ong-tieng-viet

    - Ngôn-ngữ phản-ảnh văn-hóa và nhân-sinh quan của dân-tộc nên đối với người Á-Đông nói chung (ảnh-hưởng Khổng giáo và Phật giáo?) và đối với người Việt-Nam nói riêng, chữ kép c̣n tuyệt-vời ở điểm:
    1 từ-ghép = 2 từ-đơn = 2 ư nghĩa, 2 khái-niệm bổ-túc lẫn nhau, khiến cho ngôn-ngữ bao hàm nhiều khái-niệm thâm-túy hơn.
    Thí dụ: để nói về t́nh yêu, người Tây phương dùng chữ "to love" (Anh) hay "aimer" (Pháp), nhưng t́nh yêu là một t́nh-cảm bao la, phức-tạp th́ làm sao có thể diễn-tả bằng một chữ được? Cho nên tiếng Việt ta sẽ có những chữ riêng biệt như: thương yêu, thương mến, thương quí, thương xót, thương hại, thương tiếc, thương nhớ...
    Đôi khi chúng ta chỉ hiểu ư nghiă tổng-quát của một từ-ghép mà quên đi hoặc không hiểu hết ư của mỗi phần. Thí dụ:
    - trong "giàu sang", "giàu" nói lên khía cạnh vật chất (có nhiều tiền) trong khi "sang" bao hàm ư nghĩa tinh-thần (quí phái, đáng trọng) và một người giàu không đương nhiên là sang, như trường-hợp những người mới giàu (parvenu / new rich),
    - trong "ngon lành", "ngon" mang khía cạnh hương vị và "lành" chỉ khía cạnh sức khỏe,
    - trong "gian ngoan", gian mà không ngoan (khôn) th́ sớm vào tù lắm,
    - chữ "nghèo khó" / "nghèo khổ" bao gồm một t́nh trạng (nghèo) và một hậu quả (khó/khổ), cho nên mới có câu "cái nghèo nó đeo cái khó",...
    Đây là một trong những lư do tôi yêu tiếng nước tôi.

    5. Gạch nối
    Trong chữ Việt, cái gạch nối dùng để kết hợp những thành-tố viết rời của một từ gồm nhiều âm-tiết. Nếu viết riêng rẽ th́ những âm-tiết nói trên sẽ có một nghĩa khác, tức là nghĩa riêng biệt của từng âm-tiết.
    Thí dụ: "độc"= "một" hay "hại sức khỏe" và "lập"= "đứng thẳng" hay "tức khắc" nhưng "độc-lập" = có chủ quyền, không tùy thuộc ai.
    Hai chữ "độc" và "lập" phải đi chung với nhau và người ta dùng một dấu gạch-nối để phân-biệt hai từ-đơn đó với từ-ghép "độc-lập".

    Gạch nối dùng để phân biệt từ-đơn với từ-ghép, mục đích là để câu văn được rơ nghĩa. Cách sử-dụng dấu gạch nối được qui-định rơ ràng và trong học đường, thời bấy giờ, thiếu cái gạch nối là một lỗi chánh tả tương tự như các lỗi chánh tả khác.
    Dựa theo các sách đă xuất-bản, chúng ta ghi-nhận, trên những sách in trước năm 1975, các tác-giả vẫn c̣n dùng cái gạch nối đối với những từ-ghép. Tuy nhiên, việc dùng cái gạch nối này của những người làm văn-hóa chưa thống-nhất: có tác-giả áp dụng triệt-để các nguyên-tắc, nhưng cũng có tác-giả chỉ áp dụng một cách đại-khái hay tương-đối, tùy theo quan-niệm của mỗi cá-nhân.

    Thực-tế cho thấy, việc dùng gạch nối cũng đă gây một số bất tiện và phiền phức cho người viết và trong ngành ấn-loát, người đánh máy và người sắp chữ phải nhọc công và khổ sở v́ cái gạch nối. (Trước kia, trong thời-kỳ ngành ấn-loát nước ta c̣n lạc-hậu, việc sắp chữ để làm bản in "typo" được thực-hiện theo lối thủ-công.)
    Sau 1975, trên tuyệt đại số những sách báo xuất-bản trong nước và tại hải-ngoại, cái gạch nối đă âm-thầm biến mất và chỉ tồn-tại trong một vài trường-hợp:
    - Từ có quan-hệ qua lại với nhau: từ điển Hán-Việt, bang giao Mỹ-Việt, luật hỏi-ngă, ...
    - Danh-từ chung (nom commun / common noun) phiên-âm: cát-xết, vi-đê-o...
    Đối với một số tên chung phiên-âm đă hoàn toàn Việt hóa, ta bỏ luôn cái gạch nối: cà phê, cà vạt, câu lạc bộ, đô la, ga ra, nóc ao, ra đa, ra gu, ti vi, xích lô...
    - Một số từ-ngữ mà các âm-tiết không thể tách rời: chợ-nhà-lồng, khô-cá-chỉ-vàng, tại-v́-bởi,...

    Để thay thế cái gạch nối đối với các từ ghép, đă có một số người, cả ở trong nước lẫn ở hải ngoại, có xu-hướng viết dính các âm-tiết những từ-ghép Hán-Việt và thuần-Việt, thí dụ như: tựdo, vữngvàng, ngônngữhọc, kimtựtháp, hàngkhôngmẫuhạm.
    Tuy nhiên, những từ viết dính liền có thể sẽ bị đọc và và bị hiểu sai lệch nên việc cải-cách này không được hưởng-ứng.
    - Những từ-ghép dính liền có thể được đọc một cách khác: "Giáo án" viết "giáoán" có thể đọc là "giá oán" hoặc ''gi áo án''; ''Phát hành" viết "pháthành" có thể là "phá thành",...
    - Những từ vốn chỉ có một âm nay có thể được đọc tách rời thành hai âm: "Thúy" có thể đọc là "thú y"; "Khóai"= "kho ái" hoặc "khó ai",...

    Việc xóa bỏ gạch nối không ảnh hưởng trầm trọng đến câu văn về mặt ngữ nghĩa (chả chết thằng Tây nào). Người đọc b́nh thường dễ dàng phân biệt từ đơn và từ ghép. Cả người viết và người đọc đă mặc nhiên hiểu ngầm là các từ ghép Hán-Việt và thuần-Việt luôn luôn được nối với nhau bằng cái "gạch nối vô h́nh."
    Những người chủ-trương duy-tŕ cái gạch nối trong những từ-ghép Hán-Việt và thuần-Việt và những người chủ-trương viết dính liền những từ-ghép lại này đều có lư.
    Ngữ-pháp chung qui chỉ là một qui-ước, một sự giao-ước giữa người viết và người đọc.
    Nói và viết, đúng hay sai là một thói quen, lập đi lập lại qua nhiều thế hệ. Mà thói quen xuất phát từ sự thực dụng. Và một khi đă thông dụng th́ mọi người đều phải theo. Khó mà đem môn lư luận ra để phê phán được. Trừ phi, có điểm nào quá vô lư, nếu muốn sửa đổi th́ phải có sự đồng thuận của số đông.
    Gạch Nối trong chữ Việt (Phụng Nghi)
    http://tqlcvn.org/thovan/vanhoc-gach...gtiengviet.htm

    Nói cho ngay, dùng gạch nối hay không là tùy-hỷ mỗi người mà thôi.
    Tuy nhiên, một vấn-đề quan-trọng khác là nếu chữ viết ta c̣n bỏ dấu gạch nối th́ "Google Translate" và những tự-điển-dịch thuật "on line" chắc chắn sẽ không đem lại cho chúng ta những trận cười "ḅ lăn, ḅ càng" nữa đâu. Các bạn cứ thử mà xem.

    Riêng tôi vẫn dùng gạch nối nhưng chỉ dùng một cách tương-đối, chủ-đích là giúp người đọc dễ đọc, dễ hiểu. Từ ghép Hán-Việt trong ngôn-ngữ ta rất nhiều mà không phải chữ nào cũng dễ hiểu, nhất là trong những địa-hạt chuyên-môn (khoa-học, kinh-tế, chính-trị...) nên tôi để ư dùng gạch nối nhiều hơn.
    Lấy một thí-dụ: nếu trong diễn-văn một ông thủ-tướng, có câu:
    "... Kỳ-vọng các đại gia-đ́nh công-chức tước quyền hành-chánh…" mà viết không gạch nối th́ có thể đọc là:
    "... Kỳ Vọng Các (Bangkok) đại gia đ́nh công chức tước quyền hành chánh…"
    Những bạn xem phim Trung-Hoa hay Đại-Hàn với phiên-âm tiếng Việt chắc đă có lúc bực ḿnh với những ngắt chữ không đúng chỗ, thí dụ như: "Bệ hạ giá... lâm",...
    Một thí-dụ khác: cách đây vài tuần, trong một buổi văn-nghệ, mười phút trước màn hoạt cảnh, tôi đă được nhờ đọc một bản thông-tin dự báo thời-tiết. Tôi vội vàng ghi thêm gạch nối tất cả các chữ và tôi đă có thể đọc dễ dàng mà không cần phải tập dợt.

    Đă có (và sẽ c̣n có) người cười tôi "cổ-hủ" nhưng viết tiếng Việt (dù chỉ là viết điện-thư), bao giờ tôi cũng bỏ dấu và khi viết bài để đăng, bao giờ tôi cũng để ư bỏ dấu gạch nối (ít nhất để cho rơ nghĩa), chấm phết, xuống hàng, bỏ hàng... kỹ lắm.
    Chẳng phải v́ tôi gàn hay tôi "ma-nhắc" ǵ đâu. Chẳng qua tôi yêu tiếng nước tôi và tôi tôn-trọng người đọc mà thôi.
    Một lần nữa, chúng ta đă thuộc một thế-hệ chuyển-tiếp th́ chúng ta cứ đón-nhận trách-nhiệm của ḿnh đến nơi đến chốn rồi thôi.

    Yên Hà, tháng 4, 2013

    (*): Xin mời đọc (lại) bài "Tiếng Việt mới: Truyện vui mà buồn"
    http://phu-tran.blogspot.com/2012/05...i-ma-buon.html

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 1:09 PM
    2 comments:

    NGUYỄN Hoài VânApril 17, 2013 at 8:43 AM
    Vùng ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay, trong quá khứ bao gồm nhiều sắc dân với những tiếng nói khác nhau, nên nhiều khi cần lập lại một từ bằng hai thứ tiếng để chắc chắn người đối diện hiểu ḿnh, như "to lớn" (to : gốc Hán, lớn : Môn Khmer), "bé nhỏ", "chén bát", "leo trèo", "rơi rớt", "hư hỏng", "sai lầm", "cổ xưa", v.v... Ngoài ra, có thế nghĩ người Nam c̣n chịu ảnh hưởng bởi ngôn ngữ đa âm, nên phiên âm từ mới theo kiểu đa âm, như cà rem, trong khi người bắc (ảnh hưởng đơn âm của Hán ngữ), nên gọi là "kem". Tiéng nói, và cách phát âm thời xưa của người Việt có nhiều hy vọng gồm nhiều từ đa âm hơn bây giờ.
    Nguyễn Hoài Vân
    http://nguyenhoaivan.com/

    Reply

    AnonymousApril 20, 2013 at 9:51 AM
    Tiếng Việt đă khó mà đem tiếng Việt dịch ra tiếng Anh th́ khó hơn đến bao nhiêu lần v́ vậy mà cuối tuần ḿnh được cười ra nước mắt !

    Một ví dụ về tiếng Việt hiện đại dịch sang tiếng Anh đang làm tṛ cười trên Internet : Tấm bia "Cây Gạo Đại Thụ" dịch ra thành "Plant rice university acceptance" c̣n năm Giáp Thân th́ dịch ra "Body Armor" !

    Trong phần tiếng Việt đă có vấn đề :

    "Cây Gạo" là chữ Nôm
    "Đại Thụ" là chữ Hán Việt

    Thường th́ không ai lại trộn lẫn cả tiếng Nôm và tiếng Hán Việt.
    Người viết bia đúng là dốt mà muốn ra vẻ thông thái nên dùng luôn tiếng hán việt trộn với tiếng Nôm ! Sau đó đúng google translate dịch ra tiếng Anh.

    Một ông dịch, một ông duyệt th́ đúng là FINIR L'EAU DIRE (hết nước nói !)

    Thôi th́ cuối tuần "Laugh out water eyes" và "No Table !"

    Hưng

    Reply

  7. #557
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (5/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2013/05...thanh-ieu.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html
    May 23, 2013
    Tiếng nước tôi: Thanh-điệu



    Tiếng Việt chúng ta, lên xuống, trầm bổng, mỗi câu nói là một khúc nhạc, nhất là nếu từ miệng cô em thốt ra, thủ thỉ, nũng nịu bên tai anh th́ anh không ngă gục mới là chuyện lạ.
    Thi ca tính này do tiếng Việt có thanh điệu, và có đến 6 thanh-điệu (trong khi phần lớn những ngôn-ngữ đa thanh chỉ có 3 hay 4 thanh điệu). Nếu so sánh với 7 nốt nhạc th́ sẽ thấy ngay nhạc tính của ngôn-ngữ chúng ta.

    Thanh-điệu (tone / ton) là một âm-độ trầm bổng của giọng nói trong một âm-tiết, có tác dụng làm thay đổi ư nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
    Những ngôn-ngữ có thanh-điệu (tonal language / langue tonale), một số ở Phi-Châu, một số ở Bắc-Mỹ và Nam-Mỹ (ngôn-ngữ bản-địa Navajo, Athabask ở Alaska, Oto-Mangue ở mexico…), một số ở Âu-Châu (Na-Uy, Thuỵ-Điển, …), một số ở Đông-Á. Nhưng đối với Trung-Quốc, Việt-Nam, Thái-Lan, Lào, hệ-thống thanh-điệu phức tạp hơn hết và có lẽ tiếng Việt là một thứ tiếng có nhiều thanh-điệu nhất.


    1. Nguồn-gốc của thanh-điệu tiếng Việt
    Theo André-Georges Haudricourt (trong: Nguồn gốc thanh-điệu của tiếng Việt, 1954), cho đến khoảng đầu Công-nguyên, các ngôn-ngữ thuộc ḍng Môn-Khơme như nhóm Việt-Mường đều không (chưa) có thanh-điệu.
    Về sau, qua quá-tŕnh giao-thoa với Hoa ngữ và nhất là với các ngữ thuộc ngữ-hệ Tai-Kadai vốn có hệ-thống thanh-điệu phát-triển cao, hệ-thống thanh-điệu trong tiếng Việt xuất hiện và có diện-mạo như ngày nay, theo quy-luật h́nh thành thanh-điệu.
    Sự xuất hiện các thanh-điệu, bắt đầu khoảng thế-kỷ thứ 6 (thời kỳ Bắc thuộc trong lịch-sử Việt-Nam) với ba thanh-điệu và phát-triển ổn-định vào khoảng thế-kỷ 12 (nhà Lư) với 6 thanh-điệu.

    Cho đến khi chuyển sang chữ quốc-ngữ của ta, cố Alexandre de Rhodes đă phải t́m ra những kư-hiệu để chỉ thanh cho những thanh-điệu đó. Theo tài-liệu về chữ Việt của cố Đắc-Lộ, có 4 dấu xuất phát từ tiếng Hy Lạp và dấu thứ 5 lấy từ tiếng La-tinh hoặc các tiếng Âu-châu.

    Trong dấu Hy Lạp có 3 dấu :
    * Dấu Sắc (accent aigu) dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, kư-hiệu ( ´ )
    * Dấu Huyền (accent grave) dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, kư-hiệu ( ` )
    * Dấu Ngă (accent circonflexe) dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, kư-hiệu (~)
    * Riêng dấu Nặng, cũng theo cố Đắc Lộ, không phải là một Dấu mà là một Chữ trong tiếng Hy Lạp. Đó là chữ IOTA (đọc i-ô-ta = chữ i Hy ngữ) viết tắt, kư-hiệu là ( . ), sau này trở thành dấu Nặng, đặt dưới âm.
    Đặc biệt dấu Hỏi "Âu Châu" không phải là một Chữ cũng không hẳn là một Dấu chỉ-thanh như các dấu Sắc, Huyền, Ngă trong Hy ngữ, song ấn-định một cung giọng, cung giọng "tra vấn" (interrogation) chung cho một mệnh-đề. Ví dụ: Anh xa quê hương lâu chưa ?

    Nói gọn, cố Đắc Lộ đă sử dụng kư-hiệu chỉ định một âm-điệu chung cho một mệnh-đề để làm dấu chỉ-thanh trong Việt ngữ.

    2. Hệ thống thanh điệu
    “ Chị huyền mang nặng ngă đau
    Anh ngang sắc thuốc hỏi đầu bớt chưa?”


    Tiếng Việt có 6 thanh điệu:
    - ngang (không dấu: a),
    - sắc (nghiêng phải: á),
    - huyền (nghiêng trái: à),
    - hỏi (dấu hỏi: ả),
    - ngă (dấu ngă: ă)
    - nặng (dấu chấm: ạ).
    Tất cả các dấu đều được đặt trên nguyên âm, riêng dấu nặng được đặt dưới.

    Với 6 thanh-điệu này, chỉ với một âm tiết mà ta có thể có đến 6 chữ khác nghĩa.
    Ví dụ: với âm-tiết “ma”, ta có được 6 chữ khác nhau : ma ; má ; mà ; mả ; mă ; mạ.
    Như vậy, trên nguyên-tắc, ngữ vựng chúng ta trở thành vô hạn, nhất là nếu phối-hợp với những từ-kép.
    Trong lănh vực thi ca, các cụ nhà ta dùng danh xưng riêng:
    Huyền ( ` ) Trầm b́nh thanh
    Sắc ( ´ ) Phù khứ thanh
    Nặng ( . ) Trầm khứ hay Trầm nhập thanh
    Hỏi ( ̉ ) Trầm thượng thanh
    Ngă ( ~ ) Phù thượng thanh

    3. Phân-loại thanh-điệu
    Có thể có 4 cách phân loại thanh điệu: xét về cao độ, xét về đường nét âm-điệu, xét về sự biến-thiên của thanh-điệu và xét về động-tác nghẽn thanh-hầu.
    Tuy nhiên, đối với việc phân-biệt ư-nghĩa của các đơn vị ngôn-ngữ, ta chỉ cần ghi nhớ hai tiêu-chuẩn đầu. Đó là:
    - Tiêu-chuẩn cao độ:
    Thanh-điệu tiếng Việt đối lập nhau ở hai cao độ cơ bản: cao độ cao và cao độ thấp. Theo tiêu chuẩn này ta phân biệt:
    + thanh-điệu cao, ở âm vực cao (nhóm "Bổng"): thanh ngang, thanh sắc, thanh ngă
    + thanh-điệu thấp, ở âm vực thấp (nhóm "Trầm"): thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.

    - Tiêu-chuẩn âm điệu:
    Trên mỗi âm-vực, các thanh-điệu c̣n khác nhau về quá-tŕnh diễn-biến của cao độ theo thời gian. Đó là sự khác nhau về đường nét âm điệu. Theo tiêu chuẩn này, ta phân biệt:
    + thanh-điệu bằng phẳng (c̣n gọi là thanh bằng). Đây là những thanh-điệu mà khi thể hiện, đường nét âm-điệu diễn-biến bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối, không có sự lên xuống bất thường. Đó là các thanh:thanh huyền và thanh ngang.

    + thanh-điệu không bằng phẳng (cũng c̣n gọi là thanh trắc). Đây là những thanh-điệu có âm-điệu diễn-biến phức-tạp, khi lên khi xuống, thể-hiện ra bằng một đường nét không bằng phẳng: thanh sắc, thanh ngă, thanh hỏi, thanh nặng.


    Luật Bằng-Trắc trong thơ Đường-Luật th́ ít nhất, ai cũng có nghe qua.

    Những thanh-điệu này đương nhiên đóng vai-tṛ quan-trọng trong hai nền Thi Văn và Ca Nhạc Việt-Nam. Chúng ta sẽ bàn đến vấn-đề này trong một bài khác.


    4. Những mặt trái của thanh-điệu
    Tiếng Việt có thanh-điệu, với những vẻ đẹp của nó nhưng ngược cũng gây nên một số vấn-đề, trong tiếng nói cũng như trong chữ viết.

    Trong tiếng nói
    Đối với người ngoại-quốc, tiếng Việt tương đối dễ học v́ đơn vần và gần như không có văn-phạm / ngữ-pháp (grammar / syntax). Ngược lại, học tiếng Việt có lẽ khổ nhất là phát-âm những dấu thanh cho đúng; có những người Mỹ, Pháp, Úc nói tiếng Việt rất lưu loát nhưng giọng vẫn lơ lớ, ngay cả con cháu chúng ta sinh ở hải ngoại cũng thế.

    Trong chữ viết
    Viết th́ thôi khỏi nói, dấu hỏi-dấu ngă, d-gi, t-c,... bao nhiêu cơ hội để viết sai (người viết bài chả bao giờ dám vỗ ngực là ḿnh viết đúng hoàn toàn đâu). Chúng ta sẽ có dịp trở lại vấn-đề này một dịp khác.

    Tiếng Việt không dấu
    Rồi từ khi có dạng chữ Unicode trên Internet, trong các trang tiếng Việt, vấn đề gơ chữ Việt vẫn c̣n làm cá nhân tôi không sao hiểu nỗi, khá nhiều người vẫn tiếp tục gơ chữ Việt Không Dấu dù rằng đă có bao nhiêu chỉ tŕnh được soạn ra hết sức công phu và phổ biến miễn phí trên toàn cầu. Thậm chí mới đây tôi t́nh cờ vô trong một trang Web "lớn" việt ngữ, bắt gặp trong mục Ngôn Ngữ (Việt), một thành viên phát biểu ngon ơ " gơ bằng tiếng Anh cho nhanh, chứ gơ và bỏ dấu tiếng Việt nhức đầu quá ."
    Một cô gái nhắn tin cho người yêu như sau: Anh oi! em dang coi quan, anh den ngay nhe, muon lam roi... tien the anh ghe mua bao moi luon nhe, o quan toan bao cu. ma thoi, khoi can mua bao, em mat kinh roi, em khong nhin duoc dau. Nhanh len anh nhe, muon lam roi...

    Dịch sang như sau: Anh ơi! em đang coi quán, anh đến ngay nhé, muộn lắm rồi... tiện thể anh ghé mua báo mới luôn nhé, ở quán toàn báo cũ. Mà thôi, khỏi cần mua báo, em mất kính rồi, em không nh́n được đâu. Nhanh lên anh nhé, muộn lắm rồi... (bản dịch chính xác là như vậy, ai nghĩ bậy, điên ráng chịu.)

    Linh mục Nguyễn Khắc Xuyên, trong Nguyệt San Văn Hoá số 60 ra tháng 5 năm 1961, kết thúc bài "Nguồn gốc các dấu trong vần quốc âm" bằng câu "Chữ là Xác và Dấu là Hồn". Vơn vẹn 7 chữ đơn sơ nhưng bao trùm t́nh yêu nước chân chính đậm đà, nói lên được cái tâm việt thuần-khiết.

    Yên Hà, tháng 5, 2013

    Tài-liệu nguồn:
    Tiếng Việt (Wikipedia) http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t

    Sự phát triển của thanh-điệu tiếng Việt (Lê Đ́nh Tư) http://ngnnghc.wordpress.com/2010/02...-vi%E1%BB%87t/

    Ngữ âm tiếng Việt (Lê Đ́nh Tư)
    http://ngnnghc.wordpress.com/categor...-vi%E1%BB%87t/

    Âm vị và các hệ thống âm vị tiếng Việt http://ngonngu.net/index.php?p=64
    Nguồn gốc các dấu trong tiếng Việt (PĐT-Hàn Lệ Nhân sưu tầm) http://diendan.songhuong.com.vn/showthread.php?p=6584



    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 10:10 AM
    1 comment:

    AnonymousJune 8, 2013 at 3:59 PM
    Bài viết quá hay, rơ ràng và đầy đủ, đọc không chán mà học hỏi được nhiều thêm về tiếng Việt!
    PB

    Reply

  8. #558
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (6/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2013/06...a-dau-hoi.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html
    Jun 19, 2013
    Tiếng nước tôi: Chính tả (1) / Dấu hỏi-Dấu ngă


    Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng; đọc đúng là cơ sử viết đúng. Tuy nhiên, do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi có khác nhau. Mặc dù những qui tắc, qui ước về chính tả đă được thống nhất theo ngữ pháp chung, nhưng việc “viết đúng chính tả” hiện nay nói chung vẫn c̣n nhiều khó khăn.
    Vấn đề là: Cũng như tất cả các nước dùng hệ thống chữ cái La-Tinh khác trên thế giới, “ghi giọng nói” là thao tác hiển thị cơ bản của ngôn ngữ viết. Trong khi trong thực tế ở nước ta, hiện tượng không đồng nhất trong phát âm là khá phổ biến. “Nghe và hiểu” được tiếng nói của nhau quả là không đơn giản.
    Một số ví dụ tiêu biểu như: Phát âm của một số vùng Bắc Bộ (Hải Dương) th́ “nói và làm” thành ra “lói và nàm”, khu vực Trung Bộ (khu vực B́nh Trị Thiên, Nghệ Tỉnh) hầu như không phân biệt nỗi các dấu thanh “sắc-nặng-hỏi-ngă” như “nói” lại thành “nọi”. Phát âm khu vực các Tỉnh “xứ Quăng” th́ càng gay gắt hơn với những nguyên âm chính như “ ăn” thành “eng”, “nói” th́ nghe thành “núa”, các tỉnh Miền Nam th́ “về” thành ra “dề” hay “lan” và “lang” nghe như nhau, đặc biệt vùng đồng bằng Nam bộ c̣n có phát âm như ngọng “Con cá rô bỏ vô rổ giăy rột rột” thành “ Con cá gô bỏ vô gổ dảy gột gột"…

    Nguyễn Sĩ Chỉnh
    http://giaoan.violet.vn/present/show?entry_id=8388207




    1. Dấu "Hỏi" hay dấu "Ngă"?
    (đó mới là vấn-đề! That is the question)
    Một trong những lỗi chính tả thông-dụng nhất là “dấu hỏi-dấu ngă” mà chúng ta sẽ xem qua tháng này.
    Tiếng Việt chúng ta có khoảng chừng 2000 chữ mang dấu "hỏi" và 1000 chữ mang dấu "ngă", nghĩa là chúng ta có đến 3000 cơ-hội viết sai chính-tả trên phương diện này.
    Hai dấu “hỏi” và ‘ngă” đều là thanh “găy”, nghĩa là lúc đọc, âm thanh lên, xuống thành hai, ba điệu chứ không ngang hay lên hay xuống “một lèo” như thanh ngang, huyền, sắc, nặng. (Cũng v́ lư do này, trong thanh nhạc, những chữ với thanh hỏi-ngă thường được hát láy, nghĩa là một nốt hát thành ba, bốn nốt).
    Do đó, hai thanh này khó phân biệt hơn và hay bị lầm lẫn.
    (Theo tôi biết, tiếng Lào có dấu “hỏi” nhưng không có dấu “ngă”, cho nên đồng bào ta sống bên Lào lâu năm thường gặp khó khăn với dấu “hỏi-ngă” khi nói tiếng Việt).

    Tôi cũng nhớ lại thuở c̣n trẻ (lâu lắm rồi), làm báo trong các hội-đoàn sinh-viên, lúc đó chưa có máy điện tính, máy đánh chữ tay và nơi xứ ngoài không có thanh dấu, chúng tôi phải bỏ dấu bằng tay. Lúc đó, thông-lệ là chỉ mấy thằng "BK" mới được giao-phó công việc này cũng như việc sửa chữa lỗi chính tả. (Nói như thế không có nghĩa là người Bắc không viết sai chính-tả đâu nhé, chẳng qua là ít hơn thôi).

    Việc ǵ cũng có luật, có lệ, có qui-tắc, qui-ước làm điểm tựa để thi hành. Dấu hỏi, dấu ngă viết cho đúng, cũng có cách chứ không chỉ phải đoán ṃ đâu.
    Xin mời các bạn "đầu-tư" chút thời giờ và trí năng để luyện lại chính tả tiếng Việt ḿnh, để cha ông chúng ta c̣n hănh-diện về con cháu ḿnh mất nước chứ không mất gốc.

    2. Phân biệt tiếng thuần-Việt và tiếng Hán-Việt
    Tiếng Việt ta biến chuyển theo lịch-sử nên từ-vựng tập-hợp từ những nguồn khác nhau:
    - Từ thuần Việt (tiếng Nôm) đă có trước khi dân-tộc ta bị người Hán đô-hộ,
    - Từ Hán Việt, là tiếng Hoa đọc theo giọng Việt; số lượng này đă chiếm quá nửa số vốn của chúng ta,
    - Từ vay mượn từ một ngôn-ngữ khác (nhất là tiếng Pháp),
    và mỗi nhóm từ vựng (vocabulary) có quy-luật riêng để phân-biệt "hỏi-ngă".
    Như vậy, ít ra chúng ta phải biết nhận ra chữ Nôm và chữ Hán Việt (chữ vay mượn tiếng Pháp dầu sao cũng ít và dễ phân-biệt hơn nhiều).

    Tiếng Nôm là những tiếng "nói sao, hiểu vậy" (cho nên mới có từ-ngữ "nói nôm-na"), trong khi tiếng Hán-Việt thường "rắc rối" hơn.
    Thí dụ: tập vở, bàn ghế, nhà thương (thay v́ bệnh-viện), máy bay (thay v́ phi cơ)...

    Ngoài ra, chữ Nôm ta có hai đặc-điểm giúp ta nhận diện. Sẽ là chữ Nôm nếu chữ:
    - có thể tạo ra những từ láy (xin mời xem lại bài viết về từ-láy
    http://phu-tran.blogspot.com/2013/04...on-tu-kep.html );
    ví dụ: nở (nang), lẩn (thẩn), đậm (đà), vội (vàng)... là những từ thuần Việt. (Có thể nói tất cả những từ-láy đều là tiếng nôm);

    - có thể đổi thanh dấu mà vẫn giữ nguyên ư-nghĩa
    ví dụ: dẫu-dầu, chăng-chẳng, đă-đà, lời-lợi... là những từ thuần Việt, v́ chúng có thể viết khác dấu mà vẫn đồng nghĩa.

    Tiếng Hán-Việt hầu như chỉ dùng trong từ ghép.
    Những chữ như quốc (nước), gia (nhà), sơn (núi), hà (sông), nhất (một), nhị (hai)... có nghĩa nhưng không thể dùng riêng rẽ. Chúng ta có thể nói " tôi yêu nước", hay "tôi leo núi" chứ không ai nói " tôi yêu quốc", hay "tôi leo sơn"...
    Chữ nhất, nếu chỉ số (một) là tiếng Hán nhưng chỉ hạng (hạng nhất) lại là tiếng Nôm có thể dùng riêng như trong câu "Tôi yêu vợ tôi nhất".
    Cho nên, có thể nói đa số các tiếng đơn đều là từ thuần Việt (dễ nhớ nhé?).

    Một nguyên-tắc khác trong tiếng đôi (từ ghép) cũng sẽ rất hữu-ích:
    - tiếng Nôm liên kết với tiếng Nôm (thường là từ láy). Thí dụ: máy bay, lỗi lầm, tươi tốt...
    - tiếng Hán-Việt liên kết với tiếng Hán-Việt. Thí dụ: hoạ sĩ, giang sơn, hành pháp...
    Lưu ư: Nguyên-tắc này hiện giờ đă bị xoá bỏ trong tiếng Việt mới dùng một cách "hằm bà lằng" tại Việt-Nam (và bởi một số người Việt tại hải-ngoại) với những chữ như siêu sao (siêu là Hán-Việt, sao là thuần Việt).

    Một trường-hợp đặc-biệt là những từ láy gồm 1 tiếng nôm + 1 tiếng Hán Việt đồng nghĩa và đă được dùng đơn độc làm tiếng Nôm.
    Thí dụ: máu huyết, màu sắc, lư lẽ ...
    (Đây cũng là trường-hợp những chữ Hán-Việt có thể dùng riêng v́ đă được xem như tiếng Nôm rồi).

    3. Dấu hỏi-ngă đối với tiếng thuần Việt
    Luật Trầm-Bổng
    Một tính cách rất nổi bật của tiếng Việt là tính cách hoà-phối ngữ-âm (harmonie phonique) giữa hai thành phần của một từ láy, tạo nên sự cân đối giữa các âm-tiết (syllabe) của từ.
    Sự hài hoà đó được thực-hiện trong thanh-điệu và như đă nói, trên tiêu-chuẩn cao độ, 6 thanh-điệu Việt-Nam được xếp theo 2 nhóm:
    Bổng: Ngang-Sắc-Hỏi
    và Trầm: Huyền-Ngă-nặng.

    Luật Trầm-Bổng sẽ giải-quyết vấn-đề Hỏi-Ngă cho các từ láy thuần-Việt như sau:
    - Nếu một từ là thanh Ngang, hay Sắc, hay Hỏi (Thanh Bổng), th́ từ kia phải là thanh Hỏi (chứ không thể thanh Ngă)
    Thí-dụ:
    Ngang-Hỏi: lửng lơ, thơ thẩn, văng vẳng, sang sảng...
    Ngoại lệ: ngoan ngoăn, khe khẽ, nông nỗi...
    Hỏi-Hỏi: bủn rủn, lảo đảo, lỏng lẻo, rủng rỉnh...
    Sắc-Hỏi: đắt đỏ, gắt gỏng, rẻ rúng, hối hả...

    - Nếu một từ là thanh Huyền, hay Ngă, hay Nặng (Thanh Trầm), th́ từ kia phải là thanh Ngă (chứ không thể thanh Hỏi)
    Thí dụ:
    Huyền-Ngă: thẫn thờ, rầm rĩ, sẵn sàng, ngỡ ngàng, rơ ràng...
    Ngoại lệ: bền bỉ, niềm nở, ...
    Ngă-Ngă: lỡ cỡ, lẽo đẽo, bẽn lẽn, lơm bơm...
    Nặng-Ngă: mạnh mẽ, nũng nịu, đẹp đẽ, kĩu kịt...
    Ngoại lệ: vỏn vẹn...

    Lưu ư: Từ láy không phải lúc nào cũng viết láy mà nhiều khi chỉ dùng riêng, cho nên gặp chữ nào không biết dấu "hỏi" hay "ngă", th́ cứ xem thử có từ láy với chữ đó không, rồi nếu có, áp dụng luật Trầm-Bổng.
    Thí dụ: nũng viết riêng th́ phải nghĩ đến nũng nịu, lỡ viết riêng th́ phải nghĩ đến lỡ cỡ, lỏng viết riêng th́ phải nghĩ đến lỏng lẻo,...

    Luật hài thanh
    Những từ biến đổi thanh điệu mà không đổi ư nghĩa theo luật mà ông lê Ngọc Trụ (1959) gọi là "tan-tán-tản" (nhóm ngang-sắc-hỏi) và "lời-lăi-lợi" (nhóm huyền-ngă-nặng):
    -Tan-Tán-Tản: Ngang-Sắc-Hỏi đi với nhau:
    Thí dụ:
    Ngang-Hỏi: chăng-chẳng, không-hổng, chưa-chửa, vênh-vểnh...
    Hỏi-Sắc: lén-lẻn, hớ-hở, há-hả, thoáng-thoảng...
    Ngang-Sắc: ham-hám, ...

    -Lời-Lăi-Lợi: Huyền-Ngă-Nặng đi với nhau:
    Thí dụ:
    Huyền-Ngă: đă-đà, ngỡ-ngờ, dẫu-dầu, cũng-cùng...
    Ngă-Nặng: sẫm-sậm, (thi) đỗ-đậu, ngỡ-ngợ...
    Huyền-Nặng: lời-lợi, từ-tự,ngờ-ngợ...

    - Ngoài ra, một số từ Hán Việt và tiếng thuần Việt dường như có liên quan, gần gũi với nhau, cũng theo luật Tan-Tán-Tản / Lời-Lăi-Lợi này.
    Thí dụ:
    -Tan-Tán-Tản: thiểu (Hán)-thiếu (Nôm), thố (Hán)-thỏ (Nôm), xả (Hán)-xá (Nôm), ...
    -Lời-Lăi-Lợi: cưỡng (Hán)-gượng (Nôm), trữ (Hán)-giữ (Nôm), ...

    Tiếng nói tắt (gộp âm)
    Người Việt - nhất là người miền Nam - hay nói gộp các tiếng hai âm tiết thành một trong những trường hợp như: phải không > phỏng (Bắc), bà ấy > bả, ở bên ngoài ấy > ở ngoải, hôm ấy > hổm, năm ấy > nẳm, hồi ấy > hổi...
    Tất cả những tiếng nói gộp trên đây đều mang dấu hỏi.

    Các bạn chưa "tẩu hoả nhập ma" chứ? Chúng ta xem tiếp tiếng Hán Việt nhé?

    4. Dấu hỏi-ngă đối với tiếng Hán Việt
    Nhận biết được một từ Hán Việt sẽ có lợi rất lớn là phân biệt được một phần khá lớn những từ mang dấu hỏi-ngă thuộc nhóm từ Hán Việt (hơn nửa từ-vựng của ta).

    - Những từ Hán Việt bắt đầu bằng các phụ âm d, l, m, n, nh, ng, v thường viết dấu ngă. (Có khoảng 180 từ Hán Việt mang dấu ngă.)
    Ví dụ:
    D: Dă (man), dĩ (nhiên), (bồi) dưỡng, diễn (đạt)...
    L: Lănh (đạo), lăng (mạn), lăo (thành), lễ (độ)...
    M: Măn (khoá), mănh (hổ), mẫu (số), miễn (phí)...
    N: (Truy) nă, (trí) năo, nỗ (lực), nữ (nhi)...
    Nh: Nhă (nhặn), nhăn (hiệu), nhẫn (nại), (ô) nhiễm...
    Ng/ngh: (Bản) ngă, (ngôn) ngữ, (tín) ngưỡng)...
    V: Văn (cảnh), vĩnh viễn, vĩ (tuyến), vũ (lực)...

    Để nhớ luật này, chúng ta hăy dùng thuật-nhớ: “Ḿnh Nên NHớ Viết Liền Dấu NGă”.

    - Ngoài những trường hợp kể trên, hầu hết các từ Hán Việt khác đều viết dấu Hỏi.
    Thí dụ:
    Nguyên âm: ả, ảo, ẩn, yểu, uẩn, uỷ...
    Phụ âm:
    b: bảo, bỉ, bỉnh, bổng, bửu...
    c/k/q: cảo, cổ, củ, kỉ, kiểu, quả, quản, quảng, quỷ
    ch: chỉ, chiểu, chuẩn, chủng, chử
    đ: đả, đẩu, để, điểu, đổ
    gi: giả, giảo,
    h: hảo, hỉ, hổ, hủ
    kh: khả, khẩu, khổ, khởi
    ph: phả, phỉ, phổ
    s: sỉ, sổ, sửu
    t: tả, tảo, tể, tỉ, tổ, tử
    th: thải, thổ, thủ, thưởng
    tr: trảo, trảm, triển, trưởng
    x: xả, xảo, xỉ, xử...

    - Nhóm thứ nh́ này có khoảng 30 trường hợp ngoại lệ, nên (?) nhớ thuộc ḷng:
    b: băi (băi thị, băi nại), bĩ (bĩ vận),
    c: cưỡng (cưỡng đoạt), cữu (linh cữu, cữu phụ)
    đ: đăng (khoáng đăng), đễ (hiếu đễ)
    h: hăm (hăm hại), hăn (hăn hữu), hoăn (hoăn binh), hỗ (hỗ trợ), hỗn (hỗn hợp, hỗn mang), huyễn (huyễn mộng), hữu (bằng hữu)
    k: kỹ (ca kỹ, kỹ thuật, kỹ xảo)
    ph: phẫn (phẫn nộ), phẫu (giải phẫu)
    d: quẫn (quẫn bách), quỹ (quỹ đạo, quỹ tích, thủ quỹ)
    s: sĩ (bác sĩ, viện sĩ), suyễn (suyễn tức, suyễn yết)
    t: tiễn (tiễn biệt), tĩnh (tĩnh mịch), tuẫn (tuẫn tiết)
    th: thuẫn (mâu thuẫn), thũng (phù thũng)
    tr: trăi, trẫm, trĩ (ấu trĩ), trữ (dự trữ, lưu trữ, tích trữ)
    x: xă (xă hội, xă tắc)

    5. Những qui-tắc "hỏi-ngă" khác
    - Trạng-từ (adverb)
    Các chữ về trạng-từ thường viết bằng dấu ngă.
    Thí dụ: cũng, đă, vẫn, nữa, sẽ, hăy (hẵng), ...
    Một vài ngoại-lệ: chẳng (chả)...

    - Những tiếng vay mượn từ tiếng nước ngoài (phần lớn từ tiếng Pháp) và đă chuyển sang giọng tiếng Việt, th́ thường viết với dấu hỏi.
    Thí dụ: moả (moi=tôi), luỷ (lui=hắn), cỏ-vê (corvée= việc nặng nhọc), mỏ lết (molette= kềm vặn ốc), ...


    Tóm-lược
    Những qui-luật về dấu hỏi-dấu ngă khá phức tạp. Nhưng đ̣ có lưng (đừng có lo)!
    Đơn giản hơn, để viết dấu hỏi-dấu ngă cho đúng trong đa số các trường-hợp, chúng ta chỉ cần nhớ 4 điều thật giản-dị và dễ hiểu:

    - Tiếng thuần Việt (từ láy và từ chuyển thanh-điệu):
    Ngang-Sắc-Hỏi đi với nhau >>> Hỏi (chứ không thể Ngă)
    Huyền-Ngă-Nặng đi với nhau >>> Ngă (chứ không thể Hỏi)

    - Tiếng Hán Việt:
    D-L-M-N-Ng-Nh-V “Ḿnh Nên NHớ Viết Liền Dấu NGă” >>> Ngă
    Những chữ khác đều viết dấu "Hỏi".

    Chỉ vậy thôi, không cần phải hiểu nhiều, nhớ hết. Áp dụng chừng ấy là chúng ta đă giải-quyết được vấn-đề trong 90% trường-hợp rồi, phải không?

    Thời buổi này, nói chuyện tào-lao hay viết i-meo, nhất là nhiều khi c̣n phải pha tiếng Anh, tiếng Pháp, th́ cần ǵ phải nói cho đúng, cần ǵ phải bỏ dấu cho rắc rối cuộc đời?
    Nhưng ngôn-ngữ dân-tộc ḿnh, nói đúng, viết chuẩn th́ vẫn hơn. Nhất là đối với người Việt tha-hương, chúng ta chỉ c̣n có tiếng nói, chữ viết của ḿnh để ǵn-giữ huyết-thống, gốc gác của ḿnh. Thiết tưởng cũng đáng lắm chứ?
    Hoài bảo tôi chỉ có thế, cho nên tôi đă bắt đầu công-tŕnh tham-khảo này để tự học lại căn-bản ngôn-ngữ ḿnh và cùng chia sẻ với các bạn đồng chí hướng.
    (Nếu cần phổ biến cho thân hữu, xin các bạn cứ tuỳ tiện phổ-biến link những bài viết).

    Tháng sau, chúng ta sẽ xem nốt vài lỗi chính-tả khác.
    Yên Hà, tháng 6, 2013


    Tài-liệu nguồn Dấu Hỏi-Dấu Ngă:

    Dấu hỏi - dấu ngă, Đoàn Xuân Kiên
    http://hoiquanphidung.com/showthread...A%A5u-ng%C3%A3

    Dấu Hỏi-Ngă trong văn-chương Việt-Nam, Cao Chánh Cương
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn

    Phép bỏ dấu hỏi-Ngă trong tiếng Việt và Việt ngữ Hỏi-Ngă tự vị, Đinh Sĩ Trang
    http://homepage.univie.ac.at/thanh.t...Si%20Trang.pdf

    Tiếng Việt
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 1:07 PM

    2 comments:

    VNXJune 19, 2013 at 6:56 PM
    Đọc bài anh xong em Tẫu Họa Nhập Má!

    Reply

    Thái HoàngJune 19, 2013 at 7:11 PM
    Very useful anh.
    Thanks for the post.

    em Thái Hoàng

    Reply

  9. #559
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (7/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2013/07...loi-chinh.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html
    Jul 18, 2013
    Tiếng nước tôi: Chính tả (2) / Những lỗi chính tả khác

    Tháng trước, chúng ta đă xem qua cách bỏ dâu hỏi-dấu ngă cho đúng.
    Tháng này, chúng ta sẽ thông qua nốt những lỗi chính-tả thông-thường khác.


    1. Đặt dấu thanh
    Những dấu sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng thường được đặt trên / dưới (trường-hợp dấu nặng) nguyên-âm (vowel/voyelle) nhưng nếu chữ có 2 hay 3 nguyên âm th́ làm sao?
    Có hai quan điểm về cách đặt dấu thanh, thường được gọi là "kiểu cũ" và "kiểu mới".

    Kiểu cũ
    Quy tắc kiểu cũ có phần căn cứ trên nhăn-quan (sao cho đẹp mắt), giữ vị trí dấu ở giữa hay gần giữa mỗi từ cho cân bằng.
    - Nếu có một nguyên-âm th́ dấu đặt ở nguyên âm: á, tă, nhà, nhăn, gánh, ngáng...
    - Nếu là tập hợp 2 nguyên-âm th́ đánh dấu ở nguyên âm đầu: ḱa, bài, nhàu, nghèo...
    - Tập hợp 3 nguyên-âm hoặc hai nguyên âm + phụ-âm cuối th́ vị trí dấu chuyển đến nguyên âm thứ nh́.
    Thí dụ: xoáy, loại, cười,...
    "̣a" hay "ṭa" th́ dấu huyền đặt trên chữ "o", nếu "toàn" th́ dấu chuyển đến "a".

    Kiểu cũ dựa trên những từ-điển từ trước năm 1950 nên "gi" và "qu" được coi là một mẫu tự riêng, cho nên trong những chữ này, "i" và "u" không được xem như nguyên âm và luật chỉ áp-dụng cho những nguyên-âm c̣n lại.
    Thí dụ: già (nhưng ḱa), quả (nhưng lúa), giàu, quyện, ...


    Kiểu mới
    Quy tắc "kiểu mới" căn cứ trên ngữ âm học, muốn đối chiếu chữ và âm.
    Bạn nào rành về ngữ-âm học có thể xem thêm nơi trang: http://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_t%E...g_Vi%E1%BB%87t

    Riêng tôi chỉ có một qui-luật duy nhất: "Đọc sao viết vậy"
    Những chữ đa nguyên-âm, ta cứ đọc rời từng cụm ra th́ đạt dấu ở đâu sẽ biết ngay.
    Này nhé:
    - "b́a" nếu tách ra bi-à hay b́-a th́ ta thấy rơ phải là b́a
    - "thuư" tách ra thú-y (veterinary hay "thúi") hay thu-ư ? Dĩ nhiên là thuư.
    (Anh Ngô Thuỵ Miên chắc hẳn thích viết Thuỵ hơn là Thụy (thụi) rồi)
    - "khoái": kho-ái hay khó-ai? Chắc chắn là khoái rồi.
    ... ... ...

    Thêm vào đó, chúng ta có thể để ư có một qui-luật chung:
    Với những chử gồm có 2 hay 3 nguyên-âm, dấu thanh luôn luôn đặt trên/dưới những nguyên-âm â, ă, ê, ô, ơ, ư.
    Thí dụ: ngoằn (ngoèo), yếm, truyện, chuồng, thuở, cứu...

    Đặt dấu thanh đối với tôi chỉ giản dị thế thôi.

    2. Lỗi do phát-âm
    Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. đọc đúng là viết đúng, đọc sai là dễ bị viết sai lắm. Như đă thấy, dấu hỏi-dấu ngă đọc không được th́ khó mà viết đúng lắm. Ngoài ra, c̣n một số lỗi chính tả thông-thường khác như:

    2.1 Lỗi phụ-âm đầu:
    Người miền Nam th́ hay nhầm ng/qu như quại thay v́ ngoại ; h/qu như quảng thay v́ hoảng ; d/gi/v như da/gia/va (bạn thử đọc "vái Trời" đi), ...

    Người miền Bắc th́ hay nhầm s/x như xử dụng thay v́ sử dụng, ... ;
    d/gi/r như dàn dụa thay v́ ràn rụa, dấu diếm thay v́ giấu giếm, rụi mắt thay v́ dụi mắt,... ;
    ch/tr như chàn chề thay v́ tràn trề, ...
    - Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Sả, si, sồi, sung, sắn, sim, … sán, sáo, sâu, sên, sếu, ṣ, sóc, sói, sứa, sư tử, ...
    - Để phân-biệt âm đầu tr/ch: Đa số các chữ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch (thí dụ: chăn, chiếu, chum, chổi...chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn...)

    Trường-hợp c/k, g/gh, ng/ngh
    Những phụ-âm này phát âm giống nhau nhưng viết khác. Qui-luật như sau:
    - c viết trước a, o, u ; k viết trước e, i, y. Thí dụ: cao, cổ, cười ; kỳ, kinh, ...
    - g viết trước a, o, u ; gh viết trước e, i, y. Thí dụ: ga, gốc, gục ; ghe, ghềnh, ghi, ...
    - ng viết trước a, o, u ; ngh viết trước e, i, y. Thí dụ: nga, ngôn, nguyệt ; nghe, nghĩ, ...

    2.2 Lỗi âm cuối
    Người miền Nam c̣n khó phân-biệt những vần có âm cuối n/ng (thí dụ: màn/màng) và nhất là t/c/ch (thí dụ: cát/các, bụt/bục, chít/chích,...).
    (Tôi đọc trên Mạng có một bài tựa đề "Cắt bỏ dấu tiếng Việt").
    Muốn chữa loại lỗi này, có vài cách:
    - Liên-hệ với những chữ đồng nghĩa hay gần nghĩa
    Thí dụ: cắt/chặt/gặt, hạt/hột, sát/giết,... gần nghĩa cùng viết "t" ;
    tạc/đục, phúc/phước, sức/lực, ... gần nghĩa cùng viết "c".

    - Từ láy toàn bộ có hiện tượng biến âm: T> N ; C>Ng
    Thí-dụ: cháT chátT>chaN cháT ; sáT sáT>saN sáT ; ... (T>N)
    rắC rắc>răNG rắC ; vặC vặC>vằNG VặC ; phắC phắC>phăNG phắC; (C>Ng)...

    2.3 Nhận xét:
    - Có những lỗi v́ phát âm sai nhưng cũng v́ nhầm 2 chữ khác nghĩa.
    Thí dụ: Dấu= vết và giấu= che lấp ; ḍng= ḍng dơi, thầy ḍng và gịng= gịng sông, gịng chữ, gịng nhạc (tôi để ư thấy lỗi này rất thông dụng).
    Trong thí-dụ dàn dụa thay v́ ràn rụa, nếu biết là "dàn" có nghĩa là xếp đặt (dàn binh) th́ có lẽ đă không bị lỗi ;
    Trong thí-dụ dấu với giấu, nên phân-biệt nghĩa của dấu=dấu vết và giấu=che giấu ;
    Trong thí-dụ rụi với dụi, nên phân-biệt ư nghĩa của cháy rụi và dụi mắt.

    - Ngược lại, có những chữ được chấp-nhận có 2 cách viết.
    Thí dụ: dúi = giúi (cho vào), dùm=giùm (hộ), ...

    - Theo tôi nghĩ, phát âm sai không phải v́ phát âm không được mà chỉ v́ thói quen.
    Bằng chứng là để hát tân nhạc, ai cũng có thể hát giọng Bắc (dù là có thể hơi ngờ ngợ v́ không quen), cũng như người miền Bắc có thể phát âm dễ dàng s/x, tr/ch, d/gi/r, nhưng như vậy sẽ ngượng miệng lắm.
    H́nh như ở Việt-Nam, bây giờ có phong-trào hát phải phát-âm thật đúng nhưng riêng tôi th́ chắc là không làm được rồi. Thôi th́ dân-tộc tính đă thế, cứ để như thế đi, đừng sửa chữa tiếng nói làm ǵ, nói là một chuyện, viết lại là một chuyện.

    3. Dấu mũ (^) trên ay/au
    Có một loại lỗi chính tả mà tôi đă mắc phải cả mấy chục năm, cho đến khi đọc được một bài viết của ông Nguyễn Phước Đáng mới sửa được (xin thành thật cảm tạ ông).
    Có nhiều chữ với vần ay/au đă bị "chụp mũ" một cách đáng thương.
    Xin nhắc lại những chữ như sau không có dấu (^):
    - Tàu (Trung Hoa, ghe, bẹ lá, chuồng ngựa) ; Xảy (nhưng sẩy thai); Nhảy ; Chảy ...

    Những chữ như sau cần phải phân-biệt:
    - Màu sắc, màu mỡ... vs nhiệm mầu, phép mầu... ;
    - Dạy dỗ, dạy học... vs đứng dậy, dậy đất, dậy th́... ;
    - Bày biện, trưng bày, bày tỏ... vs bầy cừu, bầy trẻ, bầy nhầy... ;
    - Bảy (7) vs đ̣n bẩy, bẩy thuyền (nâng lên)... ;
    - Đày ải, đày tớ, đi đày... vs đầy đủ, đầy tháng... ;

    Có lẽ danh sách này không đầy đủ, xin các bạn bổ túc thêm cho nhé.

    4. I hay Y?
    Đây thật là một đề-tài ly ḱ (ly kỳ? li kỳ? li ḱ?) Cho đến nay, trong các cuộc tranh-luận về quy-tắc chính-tả tiếng Việt, cách viết I hay Y là một vấn đề biểu hiện sự bất-nhất.
    Quy-luật về I/Y (và về chính-tả nói chung) không đủ rơ để có thể thống-nhất cách viết.

    4.1 Những nguyên-tắc xưa
    Xin nhắc lại nguyên-tắc của Đắc Lộ (Alexandre de Rhode) từ 1651:
    Viết "Y" trong những trường-hợp sau đây:
    - Ở đầu một chữ và sau đó có "Ê" (yên, yêu, yếu...)
    - Sau âm chúm môi của nguyên-âm "u" (uy, khuya, chuyện...)
    - Sau "qu" (quư, quyền, quưt...)
    - Sau "â" (mây, dây, đầy...)
    Viết "I" trong những trường-hợp sau đây:
    - Ở phần âm chính của vần (bí, chim, đi, lính, tím...)
    ...
    Nhưng đương nhiên là từ 1651 đến bây giờ, qui luật cũng đă thay đổi nhiều.

    Khi ông Đào Duy Anh soạn bộ "Hán Việt Tự Điển" vào khoảng 1931, học giả danh tiếng này thường dùng "Y" khi viết với các phụ-âm M, T, L, K, Qu, H...

    4.2 Nguyên-tắc sau 1975
    Quy-định ngày 30.11.1980 của bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối th́ viết thống nhất bằng i, thí dụ: ḱ dị, lí trí, mĩ vị ; trừ uy, như duy, tuy, quy…
    Chú ư: i hoặc y đứng một ḿnh hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ư nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu.

    Hiện nay có những ư kiến trái chiều với quy định này:
    - Tại số nhà 20 Lư Thái Tổ, Hà Nội có hai viện “chữ nghĩa” lớn nhất nước ta – Viện Văn học (với cơ-quan ngôn-luận là tạp-chí Văn-học) và Viện Ngôn-ngữ (với tạp-chí Ngôn-ngữ) – th́ trong khi bên Ngôn-ngữ viết i ngắn, bên Văn-học vẫn viết y dài.

    - Theo quy-định trên th́ (cánh) tay sẽ trở thành (lỗ) tai, may (vá) sẽ thành (hoa) mai...?

    - Quy định trên không chú ư tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: h́nh chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ. Khái niệm này được hiểu như sau:
    -- Ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ th́ có khuynh hướng dùng i: si mê, mị dân, chim ri, rằn ri, rên rỉ, xanh ŕ, kẻ sĩ, vĩ mô, vi phạm, vị trí...
    -- Khái niệm cân đối c̣n được hiểu là trong một từ có một phụ âm nhô cao lên th́ ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới. Thí dụ: Viết lư th́ phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, c̣n viết lí th́ phần dưới chữ này hơi bị hụt ; kư tên, kỹ nghệ, ... (nhưng tại sao người ta lại viết hí trường, bị, đi...?)


    – Kích-thước con chữ cũng là một lư do thẩm mỹ: chữ i ngắn hơn chữ y tạo ra ấn-tượng là một đối-tượng nhỏ. Vậy nên có khuynh-hướng dùng i ngắn cho những đối tượng tạo ra ư niệm nhỏ: li ti, tỉ mỉ, vi tính; chi li, chi tiết; chơi bi, sân si, lí nhí… chứ không ai viết chơi by, tỷ mỷ, chy ly, chy tiết, vy tính…

    - Có những chữ đọc giống nhau nhưng lại viết khác.
    Thí dụ: mi (mắt), (bật) mí, ḿ, (tỉ) mỉ, nhưng mỹ (thuật).


    - Có những chữ có thể viết I hay Y
    Thí dụ: tỉ/tỷ, hỉ/hỷ...

    4.3 Một vài "quy-luật" khác:
    - Những danh từ riêng, tên riêng thường hay dùng Y (Mỹ, Lư, Hoa Kỳ, Ư...) nhưng đă gọi là tên riêng th́ dùng Y hay I chỉ tuỳ thuộc người đặt tên hoặc phiên-âm.

    - Những phụ âm đầu (B-, Ch-, D-, Đ-, Gh-, Kh-, N-, Ngh-, Nh-, Ph-, R-, S-, Th-, Tr-, X-, V-) chỉ đi với I, dù dấu thanh là ǵ, dù là từ Hán Việt hay thuần Việt;


    - Có những trường hợp dùng I hay Y để phân biệt những chữ khác nghiă.
    Thí dụ: tí (bé) / Tư (con giáp Chuột), t́ (dựa) / (đàn) tỳ (bà), ...

    - Những nghĩa nào mang tính chất trang trọng, đẹp đẽ, thể hiện sự tôn kính th́ dùng Y thay cho I. Thí dụ: hy vọng, song hỷ, quốc kỳ, kỹ nghệ,...
    (nhưng tại sao viết bác sĩ, hiền sĩ…?)

    - Phần đông những chữ Hán-Việt hay dùng Y (hy vọng, lư sự...) và những chữ thuần Việt hay dùng I (ĺ lợm, h́ hục...) nhưng ngoại lệ cũng có (tu mi nam tử, ti tiện...).


    6. Kết-luận

    Là người Việt-Nam, nhất là người Việt tha-hương, ai trong chúng ta chẳng tha-thiết với cội-nguồn, với gia-tài văn-hoá của ḿnh mà ngôn-ngữ là tiêu-biểu?
    Khổ nỗi, tiếng Việt ta đă trải qua bao nhiêu biến-đổi khó khăn mà hôm nay vẫn chưa được thống nhất, ít ra trong tâm-chí của mọi người.


    Tôi không phải là một nhà ngôn-ngữ học, tôi lại càng không dám tranh luận thế nào là đúng, thế nào là không đúng. Tôi chỉ cố gắng thâu lượm một số quy-ước, ư kiến tương đối "dễ hiểu" về chính-tả để làm điểm tựa cho chúng ta khi viết tiếng Việt.
    Mong sao càc bạn thâu lượm được chút nào hay chút nấy.


    Yên Hà, tháng 7, 2013

    Tháng sau, thân mời các bạn đón đọc: Từ vựng (vốn chữ của người Việt)

    Tài-liệu nguồn:
    Một số biện-pháp nâng cao chất lượng môn chính tả cho học-sinh lớp 5, Nguyễn Sĩ Chỉnh http://giaoan.violet.vn/present/show?entry_id=8388207

    Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt (Wikipedia)
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_t%E...g_Vi%E1%BB%87t

    Lỗi về âm cuối "T" và "C", Nguyễn Văn Hiếu
    http://hieuvanhiepduc.vnweblogs.com/post/13454/353719

    Dấu mũ trong quốc-ngữ Việt-Nam, Nguyễn Phước Đáng
    http://maybien.net/index.php?option=...:tvc&Itemid=65


    Viết i hay viết y? GS.TS Nguyễn Đức Dân (16/07/2013)
    http://sgtt.vn/Khoa-giao/135799/Viet-i-hay-viet-y.html

    Nghĩ về chính-tả tiếng Việt qua cách viết I hay Y, Nguyễn Tấn Đại (26/06/2010)
    http://khoahocviet.info/site/index.p...tieng-viet-i-y

    Vấn đề phân biệt viết i (ngắn) và y (dài)
    http://ussh.vnu.edu.vn/van-de-phan-b...-va-y-dai/2070

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 1:53 PM

  10. #560
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng nước tôi (8/19)

    http://phu-tran.blogspot.com/2013/08...i-tu-vung.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/05...pphu-tran.html

    Aug 21, 2013
    Tiếng nước tôi: Từ vựng


    Từ-vựng là cái vốn chữ, kho từ-vựng của một người là tập hợp các từ trong một ngôn ngữ mà người đó biết đến và sử-dụng.
    Vốn từ-vựng là phương-tiện cơ-bản và hữu-dụng trong giao-tiếp và thu nhận kiến-thức. Muốn phát biểu tâm-ư ḿnh một cách chính xác, ta cần nắm vững cái vốn chữ của ḿnh, đối với bất cứ ngôn-ngữ nào cũng vậy.
    Tiếng Mỹ th́ đối với tôi đă quá muộn, nhưng cái kho-tàng chữ Việt của tôi th́ tôi lại muốn ǵn-giữ và phát triển, v́ tư-tưởng và ngôn-ngữ là những điều không ai có thể tước đoạt của tôi được.

    1. Nguồn-gốc từ-vựng Việt-Nam
    Ngôn-ngữ đi đôi với lịch-sử và không ai sẽ ngạc-nhiên khi biết rằng kho chữ của ta gồm có những chữ thuần Việt (Nôm), những chữ Hán-Việt (di-tích của 1000 năm thống-trị), những chữ gốc Pháp (di-tích của 80 năm đô-hộ), và những chữ khác (Anh, Đức...).

    1.1 Từ thuần Việt
    Từ thuần Việt là cốt lơi, cái gốc của từ-vựng tiếng Việt. Những từ thuần Việt này thường là bộ phận gốc của từ-vựng tiếng Việt, biểu thị các sự vật, hiện tượng, khái niệm cơ bản nhất và tồn-tại từ rất lâu.
    Nếu so sánh các từ trong phần thuần Việt này với các từ tương-ứng trong tiếng Mường, các tiếng Tày-Thái, Môn-Khơme, người ta thấy chúng có sự giống nhau nhất định về ngữ-âm và ngữ-nghĩa.

    Tương ứng Việt-Mường: vợ, chồng, ông, ăn, uống, cười, bơi, nằm, khát, trốn, gáy, mỏ, mâm, rá, chum, nồi, vại, váy, cơm, cây, củ, rạ, mây, cau, cỏ, gà, trứng...

    Tương ứng Việt – Tày Thái: đường, rẫy, bắt, bóc, buộc, ngắt, gọt, đẵn, bánh, vắng, mo, ngọn, mọn, méo, vải, mưa, đồng, móc, nụ, gà, chuột, đâm...

    Tương ứng với các ngôn ngữ nhóm Việt Mường đồng thời với nhóm Bru-Vân Kiều: trời, trăng, đêm, bụng, ruột, kéo, bốc, ngáy, khạc, củi, hột, rắn, khô...

    Tương ứng với nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam: trời, mây, mưa, sấm, sét, bàn chân, đầu gối, da, óc, thịt, mỡ, bố, mẹ, mày, nó, nuốt, cắn, nói, kêu, c̣i, mặc, nhắm, bếp, chổi, đọi...

    Tương ứng với nhóm Việt-Mường và các ngôn ngữ Mon-Khmer khác: sao, gió, sông, đất, nước, lửa, đá, người, tóc, mặt, mắt, mũi, răng, lưỡi, cổ, lưng, tay, chân, máu, xương, cằm, đít, con, cháu...

    Tương ứng với nhóm Việt Mường và Tày Thái: băo, bể, bát, dao, gạo, ngà voi, than, phân, cày, đen, gạo, giặt...

    Tương ứng Việt – Indonesia: bố, ba, bu, mẹ, bác, ông, cụ, đất, trâu, sông, cái, cây, núi, đồng, mất, nghe, đèn, đêm, trắng, tuổi, ăn, cướp, bướm, sáng, rất, nấu, này/ni, là, rằng, ngày...

    Được sử-dụng nhiều trong sinh-hoạt hàng ngày nên từ ngữ tiếng Việt thường có đặc-điểm của từ-ngữ giao-tiếp đơn-giản. Điều đó làm cho chúng không thể dùng để biểu thị các sắc-thái nghĩa trang-trọng hay khái-quát. Tiếng Việt vay mượn một số từ-ngữ ngoại lai khác, đặc biệt là tiếng Hán, có nghĩa cơ-bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc-thái nghĩa khác.

    1.2 Từ Hán-Việt

    Từ Hán-Việt là từ-vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung-Quốc nhưng đọc theo âm Việt. (Người Hàn và người Nhật cũng đă mượn chữ Hán một cách quy-mô).
    Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán bắt đầu khi nhà Hán của Trung Quốc xâm chiếm nước Việt. Quá-tŕnh tiếp xúc lâu dài đă đưa vào tiếng Việt một khối-lượng từ ngữ rất lớn của tiếng Hán (khoảng hơn 60% số từ của tiếng Việt, theo các nhà nghiên cứu).
    Tuy nhiên, các từ tiếng Hán khi đi vào tiếng Việt đă được Việt hóa về cách đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt và với người Việt Nam. Đó gọi là cách đọc Hán-Việt.

    Có những chủ-trương nên dùng chữ Hán-Việt trong các trường hợp dưới đây:
    – Để tỏ ḷng kính trọng, như trong các xưng danh, ta gọi “người quá cố” thay cho “người đă chết”, “nhạc phụ (mẫu)” thay cho “cha (mẹ) vợ” khi ta nói trước đám đông.
    – Để tránh những h́nh ảnh sống sượng hay ghê tởm: giao hoan (làm t́nh), xuất huyết (chảy máu), hoại thư (thối thịt), đại tiện (đi ỉa), v.v.
    – Làm ngắn gọn một câu dài: vô song (không ai sánh được), khả thi (có thể làm được), ṭng phạm (kẻ hùa theo cùng làm ác), tư cách (cách cư xử riêng của một người),…
    – Dùng trong chuyên môn để không lẫn lộn với đời thường, như trong ngành xây dựng gọi “trắc địa” thay v́ “đo đất”; trong vật lư, “quán tính” chỉ “sức ỳ” của vật, “mă lực” là đơn vị đo lực chứ không là “sức ngựa”; trong báo chí, “tốc kư” là một phương pháp “viết nhanh”; trong ngoại giao, hai quốc gia “đối thoại” với nhau chứ không “nói chuyện”, trong tôn giáo, “tịnh xá” của tu sĩ không thể gọi là “nhà yên (lặng)”, v.v…
    – Cách xưng hô của những nhân vật thời cổ. Dù ta không biết những người thời xưa gọi nhau như thế nào, nhưng để tạo không khí cổ kính cho câu chuyện, ta cần dùng những xưng danh Hán-Việt như: huynh đài, các hạ, tiểu thư, phu nhân, ...

    Một nhận xét cũng đáng để ư là chữ Hán-Việt thường ít cụ thể hơn chữ Nôm, nhưng nhờ vậy mà chữ Hán-Việt mang cho ta một cảm giác lăng đăng, mênh mang.
    Thí dụ: những chữ “thuyền viễn xứ”, “khách tha phương”, người “đồng hương”, lời “ly biệt” cho ta cái cảm giác bàng bạc, dạt dào mà sẽ không thể có nếu dùng chữ thuần Việt tương đương là “thuyền xa xứ”, “khách xa nhà”, người “cùng quê”, lời “chia tay”.

    Từ vựng Hán-Việt đă góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, phần th́ bổ túc cho những từ ngữ không có trong có trong tiếng Việt, ngoài ra gia tăng ngữ nghĩa thêm tinh tế cho dù có sẵn những chữ thuần Việt song hành. Ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật-ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán-Việt như: "lập tŕnh", "vi mạch", "Wiki hóa"..., cũng như tiếng Pháp sẽ dùng gốc La Tinh hay Hy-Lạp để đặt chữ mới.

    1.3 Từ gốc Tây phương
    Kể từ khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, tiếng Pháp đă có ảnh hưởng đáng kể đến tiếng Việt và các từ-ngữ gốc Pháp thâm-nhập khá nhiều vào tiếng Việt. Sự ảnh hưởng này là do tiếng Pháp được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ nhà nước và trong giảng dạy ở nhà trường, cũng như trong các loại sách báo khác.
    Ảnh hưởng này kéo theo sự xuất hiện của nhiều từ gốc Pháp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
    Tên món ăn: bít-tết (bifteck), kem (crème), phó-mát (fromage), rượu vang (vin), ...
    Tên quần áo: may ô (maillot), si líp (slip), sơ-mi (chemise), len (laine), ...
    Tên thuốc: canxi (calcium), vitamin, pênixilin, ...
    Thuật ngữ hành chánh: loong toong (planton), buya rô (bureau), công táp (comptable)...
    Thuật ngữ quân sự: lô-cốt (blockhaus), đoan (douanes), com măng đô (commando),...
    Thuật ngữ âm nhạc: tăng-gô (tango), ácmônica, viôlông, tông (ton),...
    Thuật ngữ khoa học kỹ thuật: bê-tông (béton), cao su (caoutchouc), mỏ-lết (molette)...

    Đồng thời một số từ tiếng Anh, tiếng Đức cũng du nhập vào tiếng Việt, ví dụ như: mít tinh (meeting), boong ke (bunker),...
    Ngoài ra, ảnh hưởng của Nga cũng dẫn đến sự du nhập của một số từ gốc Nga như: bônsêvích (bolchevich), Xô Viết,...

    Thời gian gần đây, do xu-thế hội-nhập toàn cầu, tiếng Anh gần như trở thành một ngôn-ngữ ngoại-giao quốc tế chính-thức, xu-hướng tiếp nhận trực tiếp ngôn-ngữ ngày càng trở nên phổ biến. Ví dụ: in-tơ-nét (internet), ma-két-tinh (marketing); sô (show),…

    1.4 Từ hỗn-chủng
    Từ hỗn-chủng là từ sử-dụng hỗn hợp của 3 loại trên.
    Ví dụ: vôi hoá: "vôi" là thuần Việt, "hoá" là Hán-Việt;
    ôm kế (ohmètre : máy đo đơn-vị điện Ohm): "ôm" là từ ngoại lai (Ohm), "kế" là
    Hán-Việt;
    nhà băng: "nhà" là thuần Việt, "băng" là từ gốc Pháp (banque).

    2. Ngôn-ngữ thực dụng
    Chúng ta sử-dụng một ngôn-ngữ để nói với người khác, nghe (và hiểu) người khác nói, viết (thơ, điện thơ, mẫu đơn...), đọc (báo chí, thơ, văn tự, ...).
    Từ-vựng c̣n tuỳ thuộc người nói, tuỳ thuộc nơi chốn, tuỳ thuộc phạm vi giao tiếp...

    2.1 Từ địa-phương (Phương ngữ)
    Ngôn ngữ h́nh thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa-phương khác nhau về kinh-tế, văn-hoá sẽ khác nhau. Ở Việt Nam chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ Bắc (Bắc bộ), phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ Nam (Nam Trung bộ và Nam bộ).
    Các phương ngữ này khác nhau chủ yếu ở ngữ-âm, rồi đến từ-vựng, cuối cùng là một chút khác biệt ngữ-pháp. Sự khác biệt về ngữ-âm là nhiều nhất, nhưng có thể đoán được. Sự khác biệt về từ vựng có thể dẫn đến sự hiểu lầm nhiều nhất.
    Chúng ta thử so sánh một số từ Bắc / Trung / Nam:
    này / ni, ń / nầy ; ấy / nớ, tê / đó ; thế / rứa / vậy
    quả / trấy / trái ; dứa / dứa / thơm, khóm ; củ đậu / củ độ / củ sắn /
    dọc mùng / môn ngọt / bạc hà ; tào phớ / đậu pha / tàu hủ non ;
    nem rán / ram / chả gị ; mũ / mạo / nón ; tất / tất / vớ ; chăn / chăn / mền ; ...
    Chúng ta để ư thấy tự-vựng Bắc và Trung có phần giống nhau nhiều hơn là Nam.

    Phân-tích Nam-Bắc th́ ta nhận thấy có những tổ-hợp song âm nhưng tiếng Nam chọn yếu tố thứ nhất c̣n tiếng Bắc chọn yếu tố thứ hai. Thí dụ: dơ bẩn, đau ốm, lời lăi, bao bọc, mai mối, hư hỏng, dư thừa, kêu gọi, sợ hăi, h́nh ảnh, la mắng, bồng bế, …
    C̣n đây là những tổ-hợp ngược lại, người miền Bắc chọn yếu tố đầu, người miền Nam chọn yếu tố sau. Thí dụ: thóc lúa, giẫm đạp, đón rước, lừa gạt, sắc bén, lau chùi, thứ hạng, chăn mền, chậm trễ, t́m kiếm, vâng dạ, đùa giỡn, thuê mướn, mau lẹ, hung dữ, trêu chọc...

    Phương ngữ vùng nào tất nhiên được người dân vùng đó dùng để giao tiếp. Tuy nhiên phương ngữ miền Bắc được dùng nhiều trong các đài thông-tin đại-chúng như đài truyền h́nh ... Tuy nhiên, ngày càng có xu hướng nhiều chương tŕnh bắt đầu có người điều-khiển chương-tŕnh dùng phương ngữ miền Nam, nhưng vẫn chiếm tỉ-lệ thấp trong khi phương ngữ miền Trung hầu như vắng bóng.

    Gần đây khi giao-thông vận-tải, truyền h́nh, phim ảnh và Internet phát triển, nh́n chung người ngoài Bắc và trong Nam có xu-hướng dễ hiểu nhau hơn, ở một mức độ nào đó có ảnh-hưởng lẫn nhau. Ví dụ: ngoài Bắc cũng dùng từ "nhậu, dzô" hoặc trong Nam cũng dùng từ "vào" trong bóng đá hoặc từ bác xưng hô trên internet nhiều hơn.

    2.2 Từ ngữ nghề nghiệp
    Từ-ngữ chuyên môn trong tiếng Việt là những từ-ngữ sử-dụng hạn chế trong một nghề nào đó của xă hội, những người không trong nghề có thể ít biết hoặc không biết. Ví dụ:
    - Nghề nông có các từ ngữ: cày vỡ, cày ải, bón lót, bón đón đ̣ng, bón thúc, gieo thẳng, gieo vại, lúa chia vè, lúa đứng cái, lúa von,...
    - Nghề làm muối An Hoà dùng đến 80 từ-ngữ liên quan để chỉ những công-cụ sản xuất, những thao tác nghề nghiệp, những vật liệu, những sản phẩm, phương tiện di chuyển...

    Ngoài ra trong tiếng Việt c̣n có nhiều thành-ngữ, tục-ngữ thể hiện kinh-nghiệm, cách thức làm việc,... trong nghề nào đó. Ví dụ trong nghề mộc có các câu: mộc gia nề giảm, cắt cưa đóng đanh,...

    2.3 Thuật-ngữ

    Thuật-ngữ trong tiếng Việt bao gồm những từ-ngữ là tên gọi chính xác của các khái-niệm và đối-tượng sử dụng giới hạn trong một lĩnh-vực chuyên môn của con người. Ví dụ:
    - trong Toán học có các thuật ngữ: đạo hàm, tích phân, vi phân,...
    - trong ngữ-âm học có các thuật ngữ: âm vị, âm tiết, nguyên âm...,
    - trong âm-nhạc, có những chữ như bát độ, tiết tấu, cao độ, dấu hoá, phách, ...
    Đặc điểm cơ bản của thuật ngữ là chính xác, có hệ thống, và giá-trị quốc tế.
    Lẽ tự-nhiên, từ-ngữ nghề-nghiệp và thuật-ngữ chỉ được sử-dụng rất hạn chế bởi một số người chuyên môn.

    2.4 Từ lóng
    Tiếng lóng (slang / argot) là một h́nh-thức phương-ngữ xă-hội không chính-thức của một ngôn-ngữ, thường được sử dụng trong giao-tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ư nghĩa diễn đạt theo quy ước, chỉ những người bên trong mới hiểu. Khác với những từ-vựng nói trên, tiếng lóng thường không mang ư nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ư nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng.

    Từ lóng trong Việt ngữ được sử dụng bởi nhiều thành phần xă hội. Những từ mang nghĩa tục tĩu được học sinh, sinh viên, dân chợ búa, nông thôn, xóm lao động nghèo dùng nhiều nhất. Những từ nhẹ nhàng thay thế cho các vấn đề tế-nhị th́ được dùng ở ngữ-cảnh lịch sự, hoặc trong cộng đồng trí-thức. Những từ c̣n lại dùng trong các ngữ-cảnh gia đ́nh, giữa bạn bè, đồng nghiệp, ở hàng quán,...
    Đặc trưng nhất là giới trẻ thanh-thiếu niên ở bất cứ nơi nào và bất cứ thời-đại nào. Yếu tố tâm-lư là trong cái tuổi chuyển-tiếp từ "trẻ con" sang "người lớn" đó, họ cần khác người (lớn) và họp nhau để "chống" lại uy-thế của người lớn.
    Bên Pháp, một dạo đă có phong trào nói "verlan" là nói hay viết ngược lại (verlan = à l'envers = ngược). Thí dụ: meuf = đàn bà (= femme viết ngược thành chữ meuf); ripou = thối nát, dởm (pourri nói ngược); ...
    C̣n có phong trào "texto" (đọc sao viết vậy, bất chấp chính tả) để đánh "text" trên máy điện thoại di-động cho nhanh.

    Thông thường, tiếng lóng chỉ được sử-dụng dưới dạng văn nói, chứ ít khi được sử-dụng vào văn viết (trừ texto), đặc biệt là trong ngôn-ngữ văn bản trang-trọng th́ người ta thường hạn-chế không dùng tiếng lóng.
    Tuy nhiên, một loại tiếng lóng đặc biệt là mật mă, được dùng khá nhiều trong công-tác t́nh báo, gián điệp và phản gián với đặc-trưng che giấu ư nghĩa, chỉ cho những người đă biết quy-định giải mă rồi mới đọc và hiểu được.

    2.5 Từ-vựng nói và viết
    Ngôn ngữ giao tiếp của con người tồn tại dưới hai dạng cơ bản là nói và viết, nhưng thật ra trong nội dung, người ta muốn phân biệt giữa một bên là ngôn-ngữ thông tục, “đời thường”, chưa có sự gia-công, trau giồi, ít gắn với những chuẩn-mực nguyên-tắc; c̣n một bên là ngôn-ngữ được trau giồi, chọn lọc, gắn liền với những chuẩn-tắc đó.

    Từ ngữ nói (khẩu ngữ)
    Về mặt cấu trúc h́nh thức, các từ ngữ thuộc loại này khi trong phạm-vi giao tiếp, ít nhiều có thể “tự do, phóng túng” nếu điều kiện cho phép. Nói cách khác, chúng có thể biến đổi nhiều cấu trúc vốn có của ḿnh.
    Khi nói, chúng ta có thể dùng những từ ngữ có sắc thái đánh giá cực đại (gọi là những danh-từ "dao to, búa lớn") để nhấn mạnh thêm, để lôi cuốn sự chú ư của người nghe. Ví dụ: lo thắt ruột, chờ đỏ mắt, đánh sặc tiết, chạy bở hơi tai, cứng họng, ...
    Cũng có những lối xưng hô thân mật (mày, tao, cậu, tớ, ḿnh, ...) hoặc đậm màu sắc, bày tỏ thái độ (ăn thua ǵ, ăn vàng ăn bạc ǵ, biết tay, phải ḷng, cực kỳ,...)

    Chúng ta cũng hay dùng các quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón, hoặc diễn đạt cho sinh động hơn. Ví dụ: của đáng tội, có đời thuở nhà ai, thôi th́...
    Một người thất-học không biết viết cũng có cái vốn chữ của ḿnh để giao-tiếp trong đời sống hàng ngày. Dầu thế nào đi nữa th́ cũng phải khẳng định lại rằng tính thông tục của khẩu ngữ nói chung và từ vựng khẩu ngữ nói riêng, không phải là sự nói tục và các từ tục. Đặc tính của khẩu-ngữ là giản-tiện, dễ hiểu, đi thẳng vào cảm xúc người nghe.

    Từ ngữ viết
    Những từ ngữ này chủ yếu dùng trong sách vở, văn bản, báo chí. Đó cũng là loại từ ngữ được chọn lọc, được trau dồi, được “văn hoá hoá” và gắn bó với chuẩn-tắc nghiêm-ngặt.
    Từ ngữ viết thường gồm các thuật-ngữ, các từ-ngữ chuyên môn (văn hoá, văn học nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, chính trị, quân sự, hành chính, pháp luật, kinh tế,...) và nói chung, cấu-trúc h́nh-thức của chúng là có hệ thống và theo chuẩn-mực chặt chẽ.
    Về mặt nội-dung ư nghĩa, các từ ngữ này, nói chung, mang tính khái-quát, trừu-tượng hoặc gợi cảm, h́nh tượng,... tuỳ theo mỗi phạm vi.
    Về mặt nguồn gốc, th́ phần nhiều là các từ gốc Hán và gốc Ấn-Âu được du-nhập.

    Phân loại vậy thôi chứ ranh giới "viết-nói" không phân-minh lắm và phần lớn các từ-ngữ đều được dùng trong mọi phong cách. Từ-vụng được dùng tuỳ theo người nói, người nghe, người viết, người đọc, tuỳ theo môi-giới. Thí dụ: trong một gia-đ́nh "quí phái" hay trong những nơi "cao cấp" (ban Giám Đốc, nội-các Chính-phủ...), các thành viên không thể phát-ngôn "tự do" được, mỗi từ ngữ phải được chọn lọc kỹ càng và theo phép tắc của mỗi giới.
    Ngược lại, trong một khoá học, huấn-luyện viên thường đơn-giản hoá cách giảng dạy để bù lại sự khô-khan của các thuật-ngữ và để các khoá sinh dễ hấp thụ hơn.

    3. Ngôn-ngữ phát-triển
    So với một ngôn-ngữ chết (langue morte) như chữ La-Tinh, đặc-tính của một ngôn-ngữ "sống" (langue vivante) là biến đổi, phát triển theo thời-gian để thích-nghi với những biến-hoá của thời-điểm.

    3.1 Từ ngữ cổ và từ ngữ lịch-sử

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    3.2 Từ ngữ mới

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    4. Kết-luận
    Từ-vựng là cái vốn chữ của chúng ta, thuộc kho-tàng văn-hoá của chúng ta, được gầy-dựng và vun trồng qua mấy ngàn năm qua, để lại cho chúng ta một ngôn-ngữ phong phú, trong sáng, linh động, phức-tạp, đa dạng và tuyệt vời.
    Mong sao chúng ta có thể giữ măi được gia-sản quí báu này.

    Yên Hà, tháng 8, 2013

    Tài-liệu nguồn:

    Bài quá dài, phải cắt bớt. Xin coi từ đường dẫn

    Posted by Thanh Tuyền and Ngọc Phú at 10:28 AM

    1 comment:
    Bài quá dài, phải cắt bớt

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 14 users browsing this thread. (0 members and 14 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •