Page 60 of 94 FirstFirst ... 105056575859606162636470 ... LastLast
Results 591 to 600 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #591
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những điều cần biết dành cho du khách muốn thăm CHXHCNVN hôm nay
    http://www.nongnghiephaingoai.com/20...hcnvn-tu-thuc/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/06...-du-khach.html

    Những điều cần biết dành cho du khách muốn thăm CHXHCNVN hôm nay

    Phi trường Tân Sân Nhất Sài g̣n

    Một người bạn nói:
    “Tôi là người Việt, sống ở ngoại quốc, hiểu cả người Việt lẫn người nước ngoài, nên tôi làm một cẩm nang cho những du khách muốn thăm viếng Việt Nam.”
    Mới đầu, thấy đó là một ư hay. Thử ghi lại thử vài trang như dưới đây… rồi không biết có nên làm tiếp không, không biết có giúp ǵ cho du khách để hiểu VN hơn hay không… hay là (?!)

    * * *
    – Ở VN nếu bạn đi ăn tiệm, thấy ngon, đừng khen v́ người ta sẽ tăng giá gấp hai.

    – Khi mua hàng, bạn phải trả giá. Dù có trả giá bao nhiêu th́ cũng vẫn hớ. Nhưng cũng tự an ủi là: Có người c̣n hớ hơn ḿnh (!)

    – Để quên “iPhone” hay ví tiền, đừng cất công quay trở lại, hỏi có ai lượm được không. Nên nhớ bạn đang ở VN, không phải ở Nhật.

    – Đi đường, chỉ nên đeo nhẫn hay đồ trang sức giả. Có thể bị mất ngón tay, nhưng ít ra không mất nhẫn… thật.

    – Đừng lễ phép, chào hỏi, cám ơn, xin lỗi làm chi cho tốn công. Đó là dấu hiệu của người yếu. Không có chỗ sống cho người yếu trong một xă hội VN. Ở đây toàn những Anh Hùng.

    – Nếu mất giấy tờ, khi khai báo với cơ quan chính quyền phải biết điều. Người công chức ngồi trước mặt bạn đă tốn nhiều tiền mới được ngồi đó. Hăy giúp họ thu lại số tiền đă bỏ ra đầu tư. Đơn của bạn cũng chẳng có ai xét, nhưng nếu biết điều th́ cũng đỡ mất công chờ đợi.

    – Khi có người hỏi: “Có biết bác Hồ không?” th́ đừng kể lể những điều bạn biết về ông Hồ qua Wikipedia. Khổ lắm, biết rồi, nói măi. Người ta chỉ nhắc khéo là bạn đă quên chi tiền.

    – Gặp một người lần đầu, cứ nói: Chào tiến sĩ. Rất hiếm người VN không phải là tiến sĩ. Ít nhất cũng là phó tiến sĩ; nhưng người Việt không thích làm phó cho ai cả.

    – Nếu gặp một ông tiến sĩ có tŕnh độ hiểu biết thấp hơn học sinh tiểu học th́ đừng ngạc nhiên. Có “khả năng” là ông ta chưa hề học xong tiểu học.

    – Nếu người ta đưa một tờ giấy khổ lớn, chằng chịt những chữ, đừng nghĩ đó là một thực đơn. Đó là một danh thiếp, liệt kê bằng cấp, chức vụ, thành tích…

    – Đừng hỏi chức vụ này nghĩa là ǵ, bằng cấp kia của trường nào. Chính ngay đương sự cũng không biết.

    – Nếu muốn mua tơ lụa hay đặc sản Việt Nam làm kỷ niệm, đừng mua tại chỗ, vác nặng mệt xác. Chờ khi về, mua trong một tiệm Tàu ở phố Tàu gần nhà.

    – Đừng làm ǵ, nói ǵ, nếu không muốn bị phiền phức. Nên nhớ ở nước bạn, người dân có quyền làm bất cứ điều ǵ luật pháp không cấm. Ở Việt Nam chỉ có quyền làm những ǵ “đảng và nhà nước” cho phép.

    – Đừng làm ǵ, ngay cả khi luật pháp cs cho phép. Nhiều người ở tù mọt gông v́ tưởng luật pháp cs làm ra để áp dụng.

    – Nếu muốn biết ai thuộc giai cấp nào trong xă hội chỉ cần nh́n móng tay họ. Ở Việt Nam, có câu nói nổi tiếng: “Tôi làm thối móng tay mới xây được nhà cửa.” Nếu thấy ai có móng tay thối, nên bày tỏ sự kính trọng. Ít ra, một anh chủ tịch xă, làm chủ một dinh cơ lớn gần như dinh Tổng thống Mỹ.

    – Nếu bạn thấy một người diện “complet,” “cà vạt” trong khi trời nóng như lửa, nói những câu ngớ ngẩn khiến thiên hạ ôm bụng cười, xin đừng nghĩ đó là những anh hề. Đó là những đỉnh cao trí tuệ loài người, đang mô tả một thiên đường XHCN trong tương lai.

    – Đừng ngạc nhiên khi thấy một người làm 100 dollars mỗi tháng, xài “iPhone” giá trên một ngàn đô, xe hơi trên trăm ngàn. Tại sao không? Why not?

    – Thấy hàng trăm người tụ tập ồn ào, đừng nghĩ họ biểu t́nh đ̣i nhân quyền hay tranh đấu cho môi sinh. Họ đang tranh nhau chỗ trong một tiệm McDonald’s, Starbucks.

    – Thấy hàng ngàn người ngoan ngoăn xếp hàng cả buổi, đừng nghĩ họ chờ vào thư viện, coi triển lăm…. Họ chờ giờ mở cửa H&M hay GAP.

    – McDonald’s, H&M… đối với bạn là những tiệm b́nh dân, ăn cho mau, mặc cho tiện trong khi lao động tốt. Với người Việt, đó là những nơi sang trọng, dấu hiệu của thành đạt. Cái ǵ dính dáng tới ngoại quốc cũng sang trọng. Chụp được cái h́nh nằm chờ trước cửa H&M là bằng chứng bạn thuộc thành phần cách mạng ưu tú trong xă hội.

    – Nếu thấy một người quỳ gối, hôn chân một người khác, người quỳ gối là người Việt. V́ không thể có chuyện ngược lại. Đó là một hành động vinh quang, nếu người ngoại quốc là tỷ phú. Là một niềm hănh diện, nhất là khi người ngoại quốc là… người Tàu.

    – Thử nêu tên Mandela, Gandhi: Nhiều người trẻ nghĩ đó là một tên hiệu quần áo Tây, hay tên thuốc lác, chữa ghẻ. Nhưng họ sẵn sàng kể cho bạn tất cả những giai thoại về thần tượng Jack Ma, một thương gia Tàu xấu nh́n trai hết biết. Nên biết, hắn trở thành tỷ phú nhờ cấu kết với nhà nước làm và bán hàng giả, hàng nhái.

    – Đi Air Việt Nam, nếu chờ quá một giờ trước WC, đừng nghĩ có người bị táo bón nặng ở bên trong. Nhân viên hàng không đă khóa cửa để lấy chỗ chứa đồ lậu.

    – Tại sao nhiều người Việt, kể cả người có chức sắc (quan chức nhà nước?) bị bắt v́ ăn trộm ở các cửa hàng nước ngoài? Bởi v́ họ biết xài đồ “xịn,” biết hàng hóa ngoại quốc có phẩm chất.

    – Tại sao ở Nhật có những bảng lớn, viết bằng tiếng Việt, nơi công cộng: “Ăn cắp là xấu?” Bởi v́ ngày nay tiếng Việt được dùng tại khắp nơi trên thế giới.

    – Bạn thắc mắc: “Tại sao phải để 10 dollars vào sổ thông hành khi qua hải quan?” Sự thực, không bắt buộc phải để 10 dollars. Người ta bịa đặt ra để nói xấu chế độ đó thôi. Hai mươi đô cũng được. Nhưng chuyện đó là chuyện giữa người Việt. Bạn không cần làm. Người Việt giỏi bắt nạt nhau, nhưng lại rất kính nể người ngoại quốc.

    – Bạn nghe dân Việt thường xuyên dùng chữ “đéo.” Đừng tra từ điển. Chỉ nên biết đó là một chữ rất thơ mộng, rất lịch sự, trang nhă. Nếu không, tại sao họ xài trong bất cứ cơ hội nào?

    – Muốn băng qua đường, đừng chờ xe cộ ngưng lại. Cứ nhắm mắt lao đầu đi. Nếu gặp tai nạn, biết ngay. Đây cũng nằm trong chiến dịch bôi xấu chế độ. Chuyện có người băng qua đường mà KHÔNG bị thương tích hay mất mạng xảy ra mỗi ngày, tại sao không báo nào loan tin? Vả lại, theo triết lư Đông phương, chết sống là do số mệnh cả.

    – Tại sao ở Việt Nam có nhiều nơi dành cho người Tàu, cấm người Việt? Bởi v́ nếu cho người Việt vào, đâu c̣n là “đặc khu” cho Tàu?


    – Tại sao thí mạng hàng triệu người, nói là để tranh đấu cho độc lập để ngày nay nước Việt thành nước Tàu? Bởi v́, khi tranh đấu, không ai nói rơ là dành độc lập cho ai? cho người Việt hay người Tàu.

    – Người ta nói nước Việt đang trở thành Tàu? Đó là tuyên truyền để chống phá chế độ. Trên thực tế, người Việt vẫn đông hơn người Tàu. Trên TV, thỉnh thoảng vẫn có những chương tŕnh văn hóa Việt Nam. Lố lăng thực, lai căng thực, nhưng Việt Nam.

    – Tại sao người Việt chặt hết cây, phá hết rừng để gây lũ lụt, nhà trôi, người chết ngập đồng? Bởi v́ gỗ bán được giá.

    – Tại sao khi đốn rừng, người ta không trồng cây để thay, như ở các nước khác? Bởi v́ người Việt không ngu như thiên hạ. Trồng cây, mấy chục năm mới lớn. Đổ mồ hôi trồng cho thằng cán bộ phe khác nó chặt à? Nếu lúc đó, hết CS, trồng cây cho phản động nó chặt à?

    – Tại sao rừng núi Việt Nam có nhiều sinh vật quư, hiếm, ngày nay gần như tuyệt chủng? Bởi v́ nhậu thịt ḅ, thịt chuột, thịt chó, thịt mèo măi cũng chán.

    – Tại sao người ta chặt cây, đốn rừng mà ít người phản đối? Bởi v́ theo túi khôn của người Việt “Ăn cây nào, rào cây đó.” Anh đă hái trái cây ở ngoài đường bao giờ chưa? Nếu có trái th́ thằng khác nó cũng đă hái trước rồi.

    – Tại sao xúc cát (nói giọng Hà lội; không phải ngữ âm Huế!)… Thôi, đừng hỏi vớ vẩn nữa. Anh là bạn tôi hay bạn của cây, của rừng, của cát?

    – Người bị tai nạn hay bị đả thương nằm chờ chết trên đường, tại sao không ai dừng lại? Bởi v́ chuyện thường t́nh; coi người bị xe cán chết hoài cũng chán. C̣n Nhân viên công lực áo vàng ở đâu? Bạn đă thấy có ai sắp chết (hay chết hẳn hoi rồi!) rút tiền tặng công an, cảnh sát không?

    – Đừng thắc mắc tại sao người Việt hung bạo, t́m mọi cớ để đánh nhau vỡ đầu, bể trán. Suốt đời, họ bị những người có quyền đè nén cho nên lúc rảnh họ đánh giết nhau là một cách để giải trí, xả hơi.

    – “Những người con gái buồn không nói. Tựa cửa nh́n xa nghĩ ngợi ǵ?” (Xuân Diệu). Họ tự hỏi sẽ được xuất cảng đi đâu: Trung quốc, Đài Loan, Đại Hàn…

    – Tại sao tàn nhẫn với trẻ con? Bởi v́ khùng hay sao mà đi kiếm chuyện với thằng tàn nhẫn, khỏe, hung bạo, quyền thế hơn ḿnh.

    – Tại sao tàn nhẫn với đàn bà? Tại sao không? Tát tai một cô bán hàng, hôm sau nổi tiếng. Van Gogh bỏ cả đời vẽ tranh, chết mới nổi danh mà.

    – Tại sao khi người Việt quét sân, hay xả rác ra đường hay đùn sang hàng xóm? Bởi v́ nếu cứ phải giữ rác trong nhà th́ quét dọn làm cái quái ǵ?

    – Tại sao có quán lấy nước rửa chân pha trà cho khách? Bởi v́ mỗi người một sở thích. Có người thích trà hoa lài, trà sen, có người thích trà rửa chân.

    – Tỷ số thất nghiệp chính thức ở Việt Nam là 2,3%, trong khi ở các nước tân tiến 5 hay 10%, có tin được không? Cố nhiên là phải tin, nếu không làm thống kê làm ǵ? Số thất nghiệp thấp, v́ Việt Nam là một nước b́nh đẳng, nghề nào cũng được coi trọng, cũng được nh́n nhận. Đánh giầy là một nghề, bán vé số, ăn xin là một nghề, rước mối là một nghề. Đánh ghen mướn, đ̣i nợ thuê, đánh bả chó…

    – Việt Nam đứng thứ 175 trên 180 nước về tự do báo chí? Đừng có luận điệu của phản động nha. Ở Việt Nam, trên lư thuyết cũng như trên thực tế, báo chí được hoàn toàn tự do ca tụng chế độ. Bạn đă thấy dư luận viên nào gặp khó dễ hay đi tù khi hành nghề chưa?

    – Việt Nam bị xếp hạng trong những nước đội sổ về nhân quyền, tự do tôn giáo, về lương bổng… So what? Nếu ai cũng ngang nhau th́ xếp hạng làm cái ǵ? Ngoài ra cũng nên biết Việt Nam cũng đứng đầu nhiều địa hạt. Thí dụ: Tỷ số người bị ung thư, thành phố ô nhiễm; Sài G̣n là một trong những thành phố nguy hiểm nhất thế giới; Việt Nam là một trong ba nước có tiềm năng xuất cảng nô lệ, đàn bà mại dâm lớn nhất thế giới (“Con gái Việt Nam đẹp lắm!” Như một cựu chủ tịch nhà nước CSVN đă đi rao hàng).

    – Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là một trong hai nước sản xuất và tiêu thụ nhiều phong b́ nhất tính trên đầu người.

    – Tại sao Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Anh Ba Sàm… nằm tù hàng chục năm? Bởi v́ họ làm chính trị, chống nhà nước. Tại sao Việt Nam nói không có tù nhân chính trị? Bởi v́ khi vào tù, họ trở thành thường phạm; hay tù h́nh sự…

    – Tự do tôn giáo? Việt Nam là nước tự do nhất thế giới. Cán bộ muốn thành sư, hôm sau cạo đầu thành sư. Ai không tin tôn giáo, cứ tự do vác súng đi hỏi tội linh mục.

    – Tại sao ai cũng muốn dân chủ, nhưng Việt Nam vẫn là một nước độc tài? Bởi v́ người nọ chờ người kia. Nếu anh làm, anh đi tù, người khác hưởng. Tiện nhất là chờ Tây, Mỹ nó làm giùm. Tây, Mỹ không hiểu sao người Việt Nam thích buôn bán hơn là làm dân chủ. Khi nào Mỹ nó thay đổi, hết ham dollars, Việt Nam sẽ có dân chủ. Đó là vấn đề của Mỹ, không phải của người Việt.

    Nguồn:
    https://tiengthongreo.blogspot.com/2...-phai-noi.html
    Từ Thức
    *
    VÀI ĐIỀU KHIẾN VIỆT NAM “KHÁC BIỆT” THẾ GIỚI

    – Trên thế giới, ở tuổi 17 người ta nổi tiếng v́ đoạt giải Nobel ḥa b́nh, ở Việt Nam người ta nổi tiếng v́ ngậm bao cao su lên mạng khoe ngực khoe mông.

    – Trên thế giới, khi bị tước đoạt dân chủ người ta đổ ra kín đường để đấu tranh, ở Việt Nam người ta đổ ra kín đường xem bắn pháo hoa.

    – Trên thế giới, khi để bùn đỏ nguy hiểm tràn ra người ta bồi thường và truy cứu trách nhiệm, ở Việt Nam người ta lên báo bảo rằng đấy là “bùn có màu đỏ” (cờ cũng có màu đỏ ḷm, c̣n lạ ǵ mà ồn ào!).

    -Trên thế giới khi tham nhũng thành quốc nạn người ta thực hiện chiến dịch “bàn tay sạch,” ở Việt Nam người ta bảo đừng ném chuột kẻo vỡ b́nh.

    – Trên thế giới, khi ngân sách cạn kiệt, nợ công tăng cao người ta quy trách nhiệm cho chính phủ, ở Việt Nam người ta coi đấy là trách nhiệm toàn dân.

    – Trên thế giới, người ta coi việc giành lại những ǵ của đất nước đă bị cướp đoạt là trách nhiệm của ḿnh, ở Việt Nam người ta “ưu ái” nhường lại cho đời sau.

    – Trên thế giới, khi để tham nhũng tràn lan, kinh tế kiệt quệ người ta từ chức, ở Việt Nam người ta bảo Đảng phân công th́ tôi làm, tôi không xin xỏ ai; mà từ chức th́ lấy ai làm việc?

    – Trên thế giới, khi ngoại bang xâm lược bờ cơi, người ta gọi đấy là kẻ thù, ở Việt Nam người ta gọi đấy là anh em (hay người lạ?)

    – Trên thế giới, người ta gọi là thắng lợi khi đánh đuổi được ngoại xâm, ở Việt Nam người ta chờ nó rút sau khi đă phá hoại, tung hoành chán chê rồi tuyên bố thắng lợi.

    – Trên thế giới, khi người ta biểu t́nh chống ngoại xâm mọi người bảo đấy là yêu nước, ở Việt Nam người ta bảo đấy là phản động.

    – Trên thế giới, người ta bảo nhân quyền là do tạo hóa ban cho và bất khả xâm phạm, ở Việt Nam người ta bảo đấy là do Đảng ban cho và “tao” thích xâm phạm lúc nào th́ xâm phạm.

    Tội ác ghê gớm nhất của người cộng sản ở Việt Nam là:

    – Biến con người Việt thành những con người không c̣n tử tế, không c̣n liêm sỉ, càng lúc càng tham lam, tàn bạo, thủ đoạn;

    – Biến xă hội Việt Nam thành xă hội suy đồi và giả dối đến mức chưa từng có từ trước tới nay trong văn hoá Việt;

    -Biến nước Việt thành một nơi mà chất độc huỷ hoại không những đến thực phẩm, nước uống, không khí để hít thở mà c̣n huỷ hoại đến tận ư chí, tinh thần và đạo làm người; một nơi không c̣n một chút nội lực, một nơi con người thờ ơ với hiểm hoạ diệt vong ngay trước mắt…;
    LV
    Trần Văn Giang (ghi lại)

  2. #592
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tiếng Việt trong mắt một người Anh

    http://www.nongnghiephaingoai.com/20...-george-millo/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/06...nguoi-anh.html

    Tiếng Việt trong mắt một người Anh
    .

    Ảnh George Millo

    Chúng ta thường cho rằng ngôn ngữ của ḿnh khó hơn “phong ba băo táp.” Tuy nhiên, George Millo đă đưa ra 9 lư do xóa bỏ nhận định này của người nước ngoài lẫn trong Việt Nam.

    Từ góc độ một người thích sống lưu động, biết nhiều thứ tiếng, bao gồm tiếng Việt, George Millo đă chỉ ra quan niệm có phần sai lầm của nhiều người về ngôn ngữ này. Anh đưa ra những so sánh thú vị của tiếng Việt với tiếng Anh – tiếng mẹ đẻ của ḿnh và một vài ngôn ngữ khác như Tây Ban Nha, Pháp để chỉ rơ những ưu điểm của tiếng Việt.

    Nếu hỏi một người Việt Nam về ngôn ngữ của họ, bạn sẽ nhận được câu trả lời “rất khó.” Đây gần như là quan điểm chung của khoảng 90 triệu người dân quốc gia này và họ c̣n vui vẻ khi nói với bạn rằng “tiếng Việt khó” (Vietnamese is hard) bất kỳ lúc nào. V́ vậy, khi nghĩ đến học tiếng Việt, bạn gần như cảm thấy mất tinh thần. Tuy nhiên, tôi sẽ mang đến có bạn một cái nh́n tích cực hơn về ngôn ngữ này. Tiếng Việt có thể dễ hơn so với những ǵ các bạn nghĩ.

    Điều không thể chối căi là với sáu tông giọng và quá nhiều nguyên âm khác với tiếng Anh, phát âm tiếng Việt là việc khó khăn. Nhưng phần lớn những người ở Việt Nam chỉ trong ṿng một năm sẽ nhận ra phát âm là điều duy nhất gây trở ngại trong tiếng Việt, những yếu tố khác đều rất dễ – đặc biệt khi so sánh với phần lớn các ngôn ngữ châu Âu khác.
    .
    1. Tiếng Việt không có giống đực và cái

    Nếu từng học tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức hay gần như bất kỳ ngôn ngữ châu Âu nào ngoại trừ tiếng Anh, bạn sẽ thở phào nhẹ nhơm v́ tiếng Việt không có khái niệm giống đực hay cái cho các từ vựng. Bạn chỉ cần ghi nhớ mỗi chữ mà không cần thiết phải học thuộc ḷng thêm điều ǵ.
    .
    2. Tiếng Việt bỏ qua mạo từ “a,” “the”

    Nếu một người nước ngoài học tiếng Anh và hỏi bạn khi nào dùng “a” và “the,” bạn có giải thích cặn kẽ được không? Đây là một vấn đề phức tạp, thậm chí bài viết nói về mạo từ trên trang Wikipedia c̣n dài hơn 2.500 chữ.

    Tuy nhiên, dùng “a,” “the” trước một chủ thể có thực sự quan trọng? Một cách đơn giản hơn, bạn có thể loại bỏ chúng đi v́ sự việc vốn hiển nhiên, người nghe cũng có thể hiểu ư bạn mà không cần thêm mạo từ. Đó chính xác là điều người Việt vẫn làm. “Người” là chữ có nghĩa “a person” (người nào đó) lẫn “the person” (chính người đó) mà người nghe vẫn không lo lắng nhầm lẫn.
    .
    3. Tiếng Việt không có số nhiều

    Trong tiếng Anh, khi muốn chỉ thứ ǵ đó ở số nhiều, chúng ta thường thêm “s” vào cuối từ đó. Như vậy, “dog” thành “dogs,” “table” thành “tables” và “house” thành “houses.” Tuy nhiên, nhiều ngoại lệ tồn tại như “person” thành “people,” “mouse” thành “mice,” “man” thành “men” và một số từ như “sheep” hay “fish” lại chẳng thay đổi ǵ.

    Trong tiếng Việt, mọi từ ngữ đều như “sheep” – con cừu. chữ “người” tôi nêu ở trên, c̣n có thể sử dụng giống như “people” hay “person,” “chó” là “dog” hoặc “dogs,” “bàn” là “table” hoặc “tables”… Nếu thắc mắc rằng điều này có gây nên sự nhầm lẫn, bạn hăy tự hỏi bản thân ḿnh, đă bao giờ nghe ai đó kể về “con cừu đó,” “con chó đó” và bối rối v́ không viết họ đang nhắc đến bao nhiều con vật trong câu chuyện đó hay không?

    Nếu cần thêm chi tiết, bạn chỉ cần thêm một cách dễ dàng một chữ trước danh từ đó, giống như “một người” (one person), “những người” (some people) hay “các người” (all the people).
    .
    4. Tiếng Việt không có các dạng khác nhau của động từ (conjugated).

    Thật đáng thương cho những người học tiếng Tây Ban Nha khi nói những từ đơn giản như “hablar” (nói), họ vẫn phải học 5 hoặc 6 dạng khác nhau (tùy thuộc địa phương) để thể hiện chính xác thể của động từ này. “I hablo,” “you hablas,” “he habla,” “we hablamos” và danh sách này vẫn chưa hết. Một động từ trong tiếng Tây Ban Nha có thể bao gồm 50 dạng (forms) khác nhau mà người học phải ghi nhớ.

    Tiếng Anh không giống tiếng Tây Ban Nha nhưng một chữ cũng bao gồm nhiều dạng khác nhau tùy thuộc hoàn cảnh. Chẳng hạn, động từ “speak” có thể biến cách (inflect) thành “speaks,” “speaking,” “spoken” hay “spoke.”

    Tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn không biến cách – không từ ngữ nào đổi dạng trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Ví dụ, “speak” trong tiếng Việt là “nói” và bạn luôn dùng “nói trong mọi trường hợp – “I nói,” “you nói,” “he nói,” “she nói,” “we nói,” “you nói” và “they nói.” Điều này có thể tiết kiệm hàng chục, thậm chí hàng trăm giờ học thuộc so với một thứ tiếng châu Âu.
    .
    5. Th́ của tiếng Việt có thể học xong trong 2 phút

    Bạn chỉ cần thêm 5 chữ được liệt kê sau đây vào phía trước động từ ban đầu để diễn tả th́ mong muốn: “đă” – trong quá khứ, “mới” – vừa xong, gần với hiện tại hơn với “đă,” “đang” – ngay bây giờ, tương lai gần , “sắp” – tương lai gần, “sẽ” – trong tương lai.

    Th́ tiếng Việt thực sự quá dễ. Ngoài 5 chữ trên, bạn có một số chữ khác, nhưng chỉ cần 5 chữ này, bạn có thể diễn đạt đúng tới 99% trường hợp. Tôi sẽ cho bạn một vài ví dụ:

    – Tôi ăn cơm = I eat rice
    – Tôi đă ăn cơm = I ate rice
    – Tôi mới ăn cơm = I have just eaten rice
    – Tôi đang ăn cơm = I am eating rice (right now)
    – Tôi sắp ăn cơm = I am going to eat rice, I am about to eat rice
    – Tôi sẽ ăn cơm = I will eat rice.

    Hơn nữa, bạn c̣n có thể bỏ qua những chữ này nếu hoàan cảnh câu đă đủ rơ ràng. Chẳng hạn, “Tôi ăn cơm hôm qua” giống như “I eat rice yesterday” – từ “hôm qua” đă thể hiện điều trong quá khứ rồi, chữ “đă” không cần thiết nữa nên câu này hoàn toàn đúng ngữ pháp trong tiếng Việt c̣n “I eat rice yesterday” lại sai ngữ pháp hoàn toàn với tiếng Anh.
    .
    6. Bạn không phải học bảng chữ cái mới

    Bạn nên cảm ơn người Pháp v́ điều này. Cách đây khoảng 100 năm, một bộ phận người Việt vẫn dùng một hệ thống chữ tượng h́nh phức tạp được gọi là “chữ Nôm,” có kư tự giống tiếng Trung Quốc bây giờ. Ngày nay, điều đó đă được thay đổi 100% bởi bảng chữ cái La tinh, được gọi là chữ Quốc ngữ. V́ thế, không như với tiếng Quan Thoại, Quảng Đông, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc hay hàng chục ngôn ngữ châu Á khác, bạn không cần học bảng chữ cái. Tất cả những thứ bạn cần là thêm các dấu (diacritic) để làm rơ tông giọng và bạn có thể đọc tiếng Việt ngay.
    .
    7. Cách phát âm chữ tiếng Việt hoàn toàn thống nhất theo một quy luật

    Câu hỏi nhanh: “Bạn đọc từ ‘read’, ‘object’, ‘close’ và ‘present’ như thế nào?.” Bạn sẽ phải quan tâm rằng chúng nằm trong ngữ cảnh như thế nào: “Was it close” hay “Did you close?” “Did you present the present,” “Read what I’ve read” hay “Object to the object?” (các từ này đều có cách đọc khác nhau, tùy thuộc vào loại chữ, nghĩa)

    So với những ngôn ngữ mà tôi biết, cách phát âm từ tiếng Anh thực sự không thống nhất bởi cùng một từ có thể được đọc khác nhau trong mỗi ngữ cảnh. Thậm chí, mỗi chữ cái cũng được đọc rất nhiều âm khác nhau, chẳng hạn “a” trong “catch,” “male,” “farmer,” “bread,” “read” và “meta.” Những người học tiếng Anh trên thế giới đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ các chữ tiếng Anh được viết và đọc với quy luật như thế nào.

    Mặt khác, tiếng Việt lại chẳng có đặc điểm vô lư ấy. Tất cả chữ cái luôn được đọc như vậy dù từ hay ngữ cảnh có thay đổi (tuy nhiên, điều này chính xác hơn ở tiếng Việt Hà Nội so với Sài G̣n – nơi có một ít âm có cách đọc không thống nhất). Một khi bạn học thuộc 28 chữ cái tiếng Việt vốn gần giống với 26 chữ cái tiếng Anh và hiểu sự khác nhau của các giọng do dấu tạo ra, bạn có thể đọc chính xác bất kỳ từ nào.
    .
    8. Ngữ pháp tiếng Việt gần như không tồn tại

    Như tôi đă đề cập, tiếng Việt cho phép bạn bỏ cách chia chữ th́ trong câu, như câu “I eat rice yesterday” nếu ngữ cảnh giúp người nghe hiểu chính xác th́. Đây là một ví dụ điển h́nh cho một quan điểm lớn hơn: ngữ pháp tiếng Việt rất đơn giản. Bạn gần như luôn luôn chỉ sử dụng chữ chỉ số lượng tối thiểu để để diễn đạt quan điểm của ḿnh và ngữ pháp vẫn chính xác dù với tiếng Anh, việc ghép chữ này thường chỉ tạo nên một câu có lỗi / sai.

    Đây cũng là lư do khiến bạn có thể nghe nhiều người Việt Nam nói những câu tiếng Anh như “no have,” “where you go.” Họ đang dịch trực tiếp những ǵ thường nói trong tiếng Việt sang tiếng Anh mà quên rằng có hàng loạt những quy tắc phức tạp mà người dùng tiếng Anh phải tuân theo. Đây là một bất lợi lớn với người Việt nếu muốn học tiếng Anh nhưng ngược lại, một lợi thế lớn với người nói tiếng Anh muốn học tiếng Việt.
    .
    9. Ngữ vựng tiếng Việt cực kỳ hợp lư (“logic”)

    Phần lớn người nước ngoài ở Việt Nam, dù không nói ngôn ngữ này cũng biết sự thật thú vị rằng “xe ôm” – tên phương tiện di chuyển như taxi bằng xe máy, được đơn thuần ghép từ “hug vehicle.” Nhưng mọi việc không dừng ở đó, một tỷ lệ lớn ngữ vựng ở Việt Nam được tạo thành theo công thức ghép hai chữ “logic” với nhau, trong khi với tiếng Anh, bạn phải học một ngữ vựng mới hoàn toàn khác. Ví dụ, nếu tôi cho bạn biết “máy” nghĩa là “machine,” “bay” nghĩa là “flying,” bạn có đoán được “máy bay” nghĩa là ǵ không?

    “Xe ôm” là một chữ ghép “logic” – “hug vehicle.”

    Có rất nhiều ví dụ khác tôi có thể liệt kê ra cho bạn: a bench – ghế dài – a long chair, a refrigerator – tủ lạnh – a cold cupboard, a bra – áo ngực – a breast shirt, a bicycle – xe đạp – a pedal vehicle; to ski – trượt tuyết – to slide snow, a tractor – máy kéo – a pulling machine, a zebra – ngựa vằn – a striped horse.

    Cách ghép từ như vậy có thể giúp bạn nhanh chóng học từ mới. Một khi có được vốn từ cơ bản, bạn có thể tự động biết thêm hàng trăm từ khác mà không cần học thêm.
    .
    Tiếng Việt dễ hơn so với bạn nghĩ

    Liệu tôi đă chứng minh cho bạn thấy tiếng Việt dễ hơn so với những ǵ bạn từng nghĩ chữ? Hy vọng tôi đă gạt bỏ một vài lời đồn đại, hiểu nhầm về tiếng Việt mà bạn đă nghe trước đó và hiểu hơn về ngôn ngữ này.
    .
    George Millo
    .
    Nguồn:

    http://bacaytruc.com/index.php?optio...c-gi&Itemid=53

  3. #593
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Người Tị Nạn và Việt Kiều

    http://www.nongnghiephaingoai.com/20...eu-gs-lam-van/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/06...u-httpwww.html

    Người Tị Nạn và Việt Kiều


    Sau năm 1975, người Việt Nam bỏ nước ra đi tị nạn đă bị Cộng Sản gọi bằng những danh từ khác nhau. Những danh từ nầy mang những hậu ư chính trị gian xảo, do đó việc t́m hiểu ư nghĩa chính xác những danh từ nầy thật cần thiết để chúng ta sử dụng chính xác trong từng trường hợp.

    Người tị nạn.


    Khi vào cưỡng chiếm đất miền Nam, cưỡng đoạt tài sản dân miền Nam, Cộng Sản đă gọi tất cả dân miền Nam là bọn Mỹ Ngụy. Đối với người dân có cơ may vượt thoát được bằng những cuộc vựơt biển, vượt biên để xin tị nạn ở các xứ tự do, cộng sản dùng nhiều danh từ thô tục để điểm mặt người tị nạn.

    Trước tiên, trong một hội nghị với các cán bộ tại Hà nội năm 1975, Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học Xă hội đă ví von một cách tục tĩu dân miền Nam là những con điếm cho Mỹ làm t́nh để đổi lấy viện trợ. Cùng trong tư tưởng dâm ô ấy, Lê Duẩn mạt sát những người di tản là “một bọn ma-cô, đĩ điếm.” Phạm văn Đồng chửi người ra đi là “bọn phản quốc,” và các nhà báo nhà văn cộng sản, kể cả bọn cộng sản 30 cũng chửi hùa theo là “những đồ rác rưởi trôi dạt khắp năm châu bốn bể; cặn bả xă hội, trây lười lao động, chạy theo bơ thừa sửa cặn.”

    Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế c̣n hằn học hơn khi tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn năm 1993 tại Amsterdam:

    “Những người di tản đáng bị chặt đầu.”

    Nhưng chẳng bao lâu, Cộng Sản hiện nguyên h́nh là bọn gian manh. Năm 1990, khi Cộng Sản bắt đầu nhận tiền của người tị nạn gởi về, bọn đĩ điếm được cộng sản “nâng cấp” lên là “Việt kiều,” và ân t́nh hơn, Đỗ Mười tuyên bố:

    “Việt Kiều là những khúc ruột ở bên ngoài ngàn dặm của dân tộc.”

    Tưởng cần hiểu từ nguyên chữ Việt kiều để thấy rơ thâm ư của Cộng Sản. “Kiều” chữ Hán có nghĩa là ở nhờ, ở làng khác hay nước khác được dùng làm tỉnh từ cho những danh từ như “kiều dân” là người sống ở ngoài lănh thổ mà người đó đă được sinh ra, “kiều bào” là đồng bào ở nước ngoài. Dưới thời Việt Nam Cộng Ḥa, người Hoa sống ở VN được gọi là Hoa Kiều và chế độ Hà Nội gọi những người Việt sống ở nước ngoài và ủng hộ họ là “Việt kiều yêu nước.”

    Người Việt bỏ xứ ra đi tị nạn không phải là Việt kiều, kiều bào, v́ những người nầy đă không chấp nhận chế độ Cộng Sản, đă sinh cơ lập nghiệp vĩnh viễn trên một quốc gia khác, đă có quốc tịch của một quốc gia khác. Gọi người tị nạn là Việt kiều, Cộng Sản có gian ư là muốn “tóm thâu” cái khối chất xám nầy là “con dân” của họ, c̣n đặt dưới quyền sinh sát của họ. Nghị định số 78/2009/NĐ ngày 22/09/2009 về luật quốc tịch xác định rơ quan niệm nầy, theo đó bao giờ người mang quốc tịch VN chưa được chính phủ VN cho phép từ bỏ quốc tịch, người ấy vẫn c̣n quốc tịch VN dù rằng người ấy đă có quốc tịch Mỹ, Canada, Úc… Càng lộng ngôn và ngang ngược hơn, với con cháu của người Việt tị nạn, dù sinh ra và lớn lên tại các quốc gia của ông cha họ đă định cư, cộng sản cũng xem những người nầy vẫn có quốc tịch Việt Nam nếu chưa phép làm đơn xin bỏ quốc tịch và chưa được chính phủ VN chấp thuận.

    Về điểm nầy, chúng ta thấy rơ chánh sách trơ tráo, đánh lận con đen của Cộng Sản. Theo điều 13, khoản 2, Luật Quốc tịch sửa đổi năm 2008 , “Người VN định cư ở nước ngoài vẫn có quốc tịch VN. Sau 5 năm từ khi luật nầy có hiệu lực, kiều bào phải đến cơ quan đại diện của chính phủ VN tại nước ngoài để đăng kư xin giữ quốc tịch, nếu không, sau ngày 1/7/2014 sẽ mất quốc tịch.”

    Sau 5 năm, chỉ có khoảng 6000 người ghi tên xin giữ quốc tịch. Trái với dự tính v́ số người xin giữ quốc tịch quá ít, tháng 7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kư luật gia hạn cho người muốn giữ quốc tịch thêm 5 năm nữa, tức là sẽ chấm dứt ngày 1/7/2019.

    Ngôn từ Cộng Sản thật lươn lẹo, lật lọng. Cho đến ngày 1/7/2019, người Việt ở hải ngoại mặc nhiên vẫn c̣n quốc tịch VN, vẫn bị chi phối bởi Luật quốc tịch VN giải thích “rộng răi” theo luật rừng. Chính bà Nguyễn Thị B́nh (? h́nh như mụ Ngô Bá Thành nói câu này?), người lănh tụ của Phong Trào Giải Phóng Miền Nam c̣n sống sót, đă ví von:

    “Việt Nam có một rừng luật và áp dụng luật rừng.”

    Và cho đến đầu năm 2014, chính phủ VN vẫn c̣n khư khư giữ quan niệm cha chú nầy với người Việt tị nạn. Trong bài huấn từ của Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao đặc trách Cục Người Việt nước ngoài đă nhắn nhủ cho phái đoàn “Việt Kiều yêu nước” về quê ăn Tết, ông nhắc lại lời của Thủ Tướng Vơ Văn Kiệt 20 năm trước như sau:

    “Cộng đồng người Việt ra đi sau chiến tranh và định cư ở nước ngoài rất đặc thù, không giống các cộng đồng ngoại kiều khác. Những thuyền nhân ra đi đa số là v́ mục tiêu kinh tế chứ không phải mục đích chính trị. Có bộ phận những người ra đi sau cuộc chiến tranh mang theo tư tưởng hận thù của những người thua trận và được tuyên truyền rất nhiều điều ghê sợ không có thực về chủ nghĩa cộng sản... Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đă khẳng định rơ chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước, coi cộng đồng người Việt nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, tức là những người máu mủ ruột thịt thực sự, không phân biệt đó là thành phần nào, đó là ai.” (Xuân quê hương 2014 – danlambao 3/2/2014).

    Đối với những Việt Kiều yêu nước, Cộng Sản muốn gọi tên ǵ th́ cứ gọi và sai bảo điều ǵ th́ cứ làm. Nhưng đối với người Việt tị nạn Cộng Sản, họ không phải là Việt kiều mà là người Mỹ, người Canadiens, người Pháp, người Úc, người Đức gốc Việt… Phải gọi chính danh như vậy và phải tôn trọng quyền chọn lựa của họ là không chấp nhận chế độ cộng sản.

    Việt Kiều và Nghị Quyết 36.

    Không người Việt tị nạn nào ngu xuẩn tự xưng ḿnh là Việt kiều, nếu có, đó là những Việt kiều yêu nước. Tưởng cần biết qua lai lịch của những Việt kiều yêu nước nầy.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Từ cuối thập niên 1990 xuất hiện thêm một số Việt kiều yêu nước già, nguyên gốc là HO, có học và vô học, v́ không hội nhập được vào xă hội định cư nên đi đi về về Việt Nam để sống với tiền xă hội của quốc gia định cư, một số khác thất nghiệp muốn về VN để kiếm việc, làm ăn buôn bán. Để đạt được ư định, họ lập công với cộng sản bằng những mưu chước hèn hạ, phản bội lại đồng hương và đồng đội họ, xâm nhập vào các hội đoàn, cơ quan ngôn luận để quấy phá. Nghị Quyết 36 nhờ sự tiếp tay của những Việt Kiều trở cờ phản bội nầy.

    Nhiều người Việt tị nạn không biết hay xem thường những tác hại của Nghị Quyết 36 viện lẽ không làm chính trị. Ban hành vào tháng 3 năm 2004, Nghị Quyết 36 nhằm mục đích chiêu dụ người Việt ở hải ngoại về nước và đem tài sản về nước để gọi là đầu tư, đồng thời t́m cách khống chế lực lượng người Việt ngoài nước. Nói chung, Nghị Quyết 36 có thể tóm lược trong 5 điểm:

    – Giúp người tị nạn trong việc sinh sống.
    – Giúp người tị nạn đoàn kết lẫn nhau.
    --Thu góp tiền bạc và chất xám.
    – Biện pháp đối với các thành phần chống lại chánh phủ và Đảng ở hải ngoại.
    – Tổ chức văn hóa vận và t́nh báo ở hải ngoại.


    Nhận định từng điểm, NQ 36 mang bản chất gian xảo, trịch thượng. Làm sao CS có khả năng và uy tín giúp người Việt hải ngoại trong cuộc sinh sống trong khi họ đă đẩy đa số người dân trong nước đến chổ bần cùng và mất cả đạo lư, và càng tệ hại hơn, họ xuất cảng tệ trạng ăn cắp tràn lan tại những nơi mà cán bộ của họ đi qua, làm xấu xa dân tộc. Tại Nhật, Mă Lai, Thụy Điễn, nhiều cửa hàng treo bảng hiệu:

    “Cảnh cáo Ăn cắp vặt, No dogs, No Vietnamese.”

    Họ nói giúp người tị nạn đoàn kết với nhau, nhưng thực sự họ đưa công an và Việt kiều yêu nước xâm nhập các đoàn thể để gây đố kỵ, đánh phá nhau. Chuyện thu góp tài sản th́ quá rơ, từ việc gởi tiền đến Việt kiều du lịch mang về nước tiêu xài cung cấp cho cộng sản 12% GDP, duy chỉ có chuyện thu góp chất xám là một cuộc thảm bại.

    Một số tác hại của NQ 36 đă thấy rơ trong một số công tác chiến lược như sau:

    – Trường dạy tiếng Việt và sinh hoạt tập thể cho thanh thiếu nhi là ḷ huấn luyện, tuyên truyền.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trong đại hội «Tổng kết 10 năm thực hiện NQ36 và công tác đối với người Việt nước ngoài » ngày 22 tháng 5, 2014, Thứ Trưởng Giáo Dục Trần Quang Huy đă có chỉ thị rơ rệt “… Cần sớm có quy chế về việc dạy tiếng Việt cho người Việt nước ngoài, đặc biệt thế hệ thứ ba, thứ tư để việc kết nối giao lưu được thuận lợi…”

    – Xâm nhập các cơ quan truyền thông

    Cộng Sản đă tung ra hàng triệu mỹ kim để thành lập, hùn vốn để mua chuộc các cơ sở truyền thông ở hải ngoại, bề mặt chửi bới Cộng Sản linh tinh, nhưng thỉnh thoảng gài vào những bản tin, bài viết vận động chính trị chiến lược có lợi cho cộng sản. Trong bản tổng kết Hội nghị Người Việt nước ngoài lần thứ hai từ ngày 27-29 tháng 09 năm 2012 ở TP Hồ Chí Minh, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt nước ngoài đă nói rơ chương tŕnh hành động:

    “Tăng cường công tác thông tin đối ngoại, tăng cường đầu tư cho các chương tŕnh dành cho người Việt ở nước ngoài như đài phát thanh, TV, báo chí, thông qua tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triễn lăm tranh ảnh về đất nước, các hoạt động từ thiện, du lịch, sinh hoạt khoa học, sinh hoạt các nhóm trong cộng đồng người Việt hải ngoại…”

    Khuynh đảo, lừa gạt, xảo trá là sở trường của Cộng Sản. Chúng áp dụng kỹ chiến thuật tuyên truyền của Goebbels (Bộ Trưởng Thông tin Tuyên truyển của Đức Quốc Xă): Nhắc đi nhắc lại hoài một sự việc không đúng sự thật, ban đầu người ta không tin, lần lần người ta bán tin bán nghi sau cùng người ta tin là sự thật.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nhưng Cộng Sản có hai bộ mặt chồng chéo nhau: dịu ngọt và bạo lực.

    Tạp chí Cộng Sản gần đây đă viết:

    “…Tính đến nay, có hơn 100 tổ chức chính trị phản động người VN ở hải ngoại đang nuôi chí phục thù nhằm thực hiện ư đồ đen tối phục quốc. Cầm đầu các hội, các nhóm trên là những phần tử cực đoan, từng là ngụy quân ngụy quyền cũ, có nhiều nợ máu với cách mạng. Chúng đă, đang móc nối, cấu kết chặt chẻ với nhau và với bọn phản động trong nước để hoạt động chống phá cách mạng nước ta …” (TCCS. Phát huy vai tṛ của Cộng đồng http://tapchicongsan.orgvn ngày 28/05/2013).

    Chánh sách vừa chiêu dụ vừa khủng bố của Cộng Sản đă có tác dụng phần nào trên các vùng đất có người Việt định cư ở Bắc Âu và Đông Âu, nơi có đông đảo người lao động xuát khẩu, di dân bất hợp pháp và du sinh. Trong thập niên qua, các ṭa đại sứ hay lănh sự Cộng sản đă nỗ lực thiết lập 13 cộng đồng người Việt theo chủ trương của NQ 36 :

    “… Nếu chúng ta phát huy cao độ các lợi thế của các lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài để phân hóa, cô lập các lực lượng phản động th́ chúng ta có thể hạn chế một cách hiệu quả, thiết thực các thế lực thù địch…”

    Mười ba cộng đồng cộng sản nầy là:

    -4 tại các quốc gia trước đây là cộng sản (Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, Đông Đức),

    -4 tại các quốc gia có nhiều lao động xuất khẩu (Hàn Quốc, Đài Loan, Qatar, Angola),

    -5 tại các quốc gia ít có người tị nạn (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ –


    (Chú thích: tại Thụy Sĩ c̣n có một cộng đồng chống Cộng của người Việt tị nạn). Các chủ tịch các cộng đồng nầy là người cộng sản, chỉ làm bù nh́n, việc điều khiển Cộng Đồng do sứ quán hay ṭa lănh sự đảm nhiệm theo quyết định Q12 năm 2008 (Mobiliser les Vietnamiens à l’étranger, p.50).
    Ngày 18 tháng 8 , 2014, Trung ương đảng đă tổ chức một cuộc “mạn đàm” tại Praha (Tiệp Khắc) qui tụ những nhân vật cao cấp của Bộ Chính Trị từ trong nước và các đại sứ, đại diện 14 cộng đồng người Việt ở Đông Âu, Bắc Âu , kể cả Thụy Sĩ, Anh, Bỉ để “trao đổi công tác xây dựng tổ chức, vận động quần chúng, lôi cuốn giới trẻ tham gia và phát huy các sinh hoạt cộng đồng.”

    – Gởi sư quốc doanh ra hải ngoại lập chùa, tu viện

    Chùa là nơi gia đ́nh người Việt tị nạn gặp nhau để lễ Phật, niệm kinh, và c̣n là nơi sinh hoạt xă hội, văn hóa. Biết như vậy, Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt nước ngoài đă kư kết với Ḥa Thượng Thích Thanh Tứ (Tứ chớ không phải Thích Thanh Từ) Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị sự Giáo Hội Phật giáo VN ngày 16 /07/2009 một văn kiện nhằm “phối hợp cộng tác phât sự ở nước ngoài, mở rộng quan hệ, hoạt động của giáo hội sang các nước có đông kiều bào sinh sống.”

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Người Việt ở hải ngoại

    Ngoài ra, chúng ta thường có thói quen gọi chúng ta thuộc cộng đồng người Việt hải ngoại (diaspora) mà Cộng Sản gọi là người Việt nước ngoài. Nếu từ ngữ nầy đúng với tất cả các sắc tộc khác nhưng đối với người Việt, có khi không đúng hẳn bởi lẽ trong số người Việt hải ngoại lại có thêm những người không phải là người tị nạn. Đó là những người xuất khẩu lao động, di dân kinh tế hợp pháp và bất hợp pháp, các du học sinh thân cộng hay theo Cộng. Hiểu như vậy, sự chính xác của từ ngữ sử dụng cần phân biệt theo nội dung và hoàn cảnh.

    Bảng 1- Tổng số người Việt tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại

    Quốc gia Số người Nguồn

    Hoa Kỳ 1 548 450 US Census 2010
    Úc 233 390 Census Explorer 2011
    Canada 220 420 Canada Census 2011
    Pháp 200 000 Các nhà biên khảo ở Pháp
    Đức 125 000 Wikipedia và một số nguồn liệu
    Anh 65 000 UK Census 2011& phỏng định
    Tây/Bắc Âu 100 000 Các nguồn từ địa phương
    Tổng cộng 2 492 260
    (Nguồn: Lâm Vĩnh B́nh. “Giá Tự Do”)

    Bảng 2– Số người Việt xuất khẩu lao động, du sinh, định cư hợp pháp và bất hợp pháp tại hải ngoại (Việt Kiều)

    Đông Âu Số người Á Châu Số người
    Nga 46 000 Đài Loan 180 000
    Tiệp Khắc 50 000 Hàn Quốc 120 000
    Ba Lan 20 000 Mă Lai 85 000
    UKraine 10 000 Trung Quốc 30 000
    Slovakia 5 000 Nhựt 38 000
    Áo 5 000 Cambốt 600 000
    Hungary 4 000 Thái Lan 100 000
    Azerbeijan 10 000
    Trung Đông 10 000 Lào 20 000
    Angola 40 000 Bangladesh 27 000
    Cộng 200 000 Cộng 1 200 000
    Tổng cộng : 1 400 000
    .

    Nguồn:

    – Người Việt ờ nước ngoài www.vietkieu.info;
    – Wikipedia,
    – Migration Policy Institute.
    – World Facts Book

    Chú thích:
    .
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bảng 2
    Tổng cộng số người Việt ở hải ngoại: 3,900,000 người.
    Một cách dễ nhớ: 4 triệu người.
    (Nguồn: Lâm Vĩnh B́nh, Giá Tự Do)
    .
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Kết luận
    .
    Chúng tôi vừa phân tích hai từ ngữ người tị nạn và Việt kiều để phân biệt hoàn cảnh lúc ra đi và vị trí chính trị đối với chế độ cộng sản. Tuy nhiên, khi phải nhắc đến một từ ngữ khác có chữ kiều là kiều hối (mà cộng sản dùng thay cho danh từ ngoại tệ), cái biên giới giữa người tị nạn và Việt Kiều như không c̣n nữa bởi cả hai đều dùng kiều hối để nuôi dưỡng và củng cố chế độ trong nước.
    .
    (Thuyền nhân Tị Nạn cộng sản)
    .
    (“Việt kiều” tại phi trường Tân sơn nhất)
    .
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    .
    Theo Viện Nghiên cứu Quản Lư Kinh Tế Trung Ương (Central Institute for Economic Management CIEM), “tính từ năm 1991 đến 2013, lượng kiều hối gởi về hơn 90 tỷ mỹ kim, là chiếc phao cứu tinh cho nhiều doanh nghiệp và là nguồn tài chính quan trọng cho quốc gia. Số tiền trên không kể đến 28% ‘kiều hối chui’ không qua đường dây chính thức và những khoản tiền tiêu khi Việt kiều về thăm nhà. Chỉ năm 2013, số kiều hối gởi về là 11 tỷ. Mỹ là quốc gia chuyển kiều hối về VN nhiều nhất (57% trong tổng số kiều hối chính thức), kế đó là Úc (khoảng 9%), Canada (8%), Đức (6%), Pháp (4%) . Kiều hối là nguồn vốn thứ hai tại VN sau FDI (chú thích của người viết : Foreign Direct Investment là tiền ngoại quốc đem vào VN đầu tư) giúp tăng tiết kiệm, đầu tư, giảm nợ, cải tiến bảng xếp hạng tín nhiệm quốc gia, giúp ổn định tỉ giá, cán cân thanh toán và tăng dự trử ngoại hối . Tóm lại, kiều hối dùng để trả sinh hoạt hằng ngày, đầu tư vào sản xuất kinh doanh và trả nợ.”

    (Cứu tinh của nền kinh tế VN /Alan Phan – ngày 18/12/2014).
    .
    Thông tin trên phát xuất từ một cơ quan kinh tế chiến lược đầu năo của cộng sản đă cho thấy không phải là nhóm Việt kiều Đông Âu, hay nói chung những Việt kiều thân Cộng đă gởi tiền về nước để nuôi chế độ mà chính đa số là người tị nạn. Chỉ tại 5 quốc gia có đông đảo người tị nạn, đặc biệt là Hoa Kỳ, đă đóng góp hàng năm cho cộng sản VN 84% ngoại tệ. Có ǵ phi lư hơn, khi người Việt ở Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Tây Đức là thành tŕ chống Việt Cộng, nhưng đồng thời cũng là đại ngân hàng tài trợ cho Việt Cộng. Giải quyết cái phi lư nầy phải là chuyện số một phải làm, tuy đă muộn màng lắm rồi, trước khi nói đến những chuyện tranh đấu khác.
    .
    Gs Lâm Văn Bé
    01/2015
    .
    (Nguồn: http://hoangsaparacels.blogspot.com/...viet-kieu.html )

  4. #594
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    "Không thích chế độ này, ra nước ngoài mà sống"!

    http://hoangsaparacels.blogspot.com/...-o-nay-ra.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/06...cngoai-ma.html

    Thursday, January 24, 2019
    Về cái lư sự "Không thích chế độ này, ra nước ngoài mà sống"! - Mạc Văn Trang

    HoangsaParacels: “Mày không thích ở nhà với bố mẹ thì cút xéo’: Triết lý cổ hủ của các bậc cha mẹ hà khắc đối với con cái được đảng và nhà nước cộng sản Hà Nội áp dụng phổ biến xuyên qua miệng lưỡi vô liêm sỉ của ban tuyên giáo và đám dư luận viên.


    PGS. TS. Mạc Văn Trang có nhiều năm làm việc trong ngành tâm lư học và khoa học giáo dục ở Việt Nam

    Ta thường bắt gặp trên mạng xă hội và cả trong đời sống, một số người lư sự rằng, “Anh phê phán, không thích chế độ này, th́ ra nước ngoài mà sống”; “Chị muốn tự do, dân chủ, th́ sang Tây mà sống”! Có lẽ chính quyền cũng đồng lơa và khuyến khích những người có thái độ như vậy, nên cái lư sự này ngày càng lan rộng, nhất là khi chính quyền đă trục xuất ra nước ngoài, một số tù nhân đấu tranh đ̣i tự do, dân chủ, nhân quyền...

    Xin có mấy ư kiến như sau.
    1. Nếu chế độ XHCN tốt đẹp, “dân chủ gấp vạn/triệu lần” xă hội tư bản, th́ sau năm 1975 đă không có hàng triệu người Việt phải đau khổ, bỏ nhà cửa, tài sản, mạo hiểm cả mạng sống của ḿnh, quyết ra đi. “Đến cái cột điện mà biết đi th́ nó cũng di tản”! Đồng bào ḿnh phải bỏ quê hương, đất nước ra đi là nỗi đau đớn tột cùng. Chỉ có những kẻ vô lương tâm mới dửng dưng, vô cảm, nói người dân “... ra nước ngoài mà sống”!

    2. Đất nước ḥa b́nh, thống nhất, phát triển hơn 40 năm rồi, nay người Việt vẫn t́m đường ra đi: Bao nhiêu cô gái xếp hàng cho người ta chọn làm vợ dân xứ Đài Loan, Hàn Quốc...; bao nhiêu người “chạy” để được đi xuất khẩu lao động, sang nước người ta làm những việc mà dân sở tại không ai muốn làm; bao nhiêu người hết hạn lao động trốn chui, trốn lủi để lưu vong xứ người; bao nhiêu người tốn kém mấy trăm triệu cho các đường dây, để được sang châu Âu, t́m cách bám trụ, rồi đưa gia đ́nh sang; vừa mới rồi 152 người đi du lịch Đài Loan trốn ở lại; 30 du học sinh Việt Nam bỏ học và trốn ở Hàn Quốc... Rồi bao nhiêu quan chức, đại gia gửi con du học ở các nước tư bản, mua nhà bên đó, chuẩn bị tổ ấm cho tương lai...?

    Nếu bây giờ Việt Nam được miễn thị thực vào các nước, không biết bao nhiêu người sẽ bỏ nước ra đi? Hiện trạng nói trên là thực tế đau buồn, đối với những người có ḷng yêu nước, thương dân, biết tự trọng dân tộc. Một chính quyền chân chính phải thấy hổ thẹn khi dân bỏ nước mà đi. Phải nghĩ xem, tại sao lại như vậy?

    3. Nhưng không v́ thế mà cho phép ai đó có quyền nói với một công dân rằng, “Anh muốn tự do, dân chủ th́ ra nước ngoài mà sống”! Nếu người ta sống nhờ trong nhà anh, th́ anh có quyền nói vậy. Nhưng đây là Tổ quốc, là Đất nước của mọi người dân Việt Nam.
    Các Vua chúa ngày xưa cũng luôn nói, đất nước là của muôn dân trăm họ. Quyền được sống, được chết trên đất nước ḿnh là điều thiêng liêng, đối với mỗi công dân. Một chính quyền chân chính phải luôn luôn bảo vệ quyền đó của công dân và tự hào khi người dân gắn bó với quê hương. Ta thật tự hào, khi Trần B́nh Trọng đanh thép tuyên bố “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm Vương đất Bắc”!
    Ta thật cảm động khi Trần Huỳnh Duy Thức quyết tuyệt thực, phản đối bị trục xuất ra nước ngoài và dơng dạc nói: “Tôi không ra nước ngoài. Tôi ở lại để phục vụ đất nước”. Mà đấu tranh đ̣i tự do, dân chủ th́ có ǵ sai? Chính Cụ Hồ đă viết: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, th́ độc lập cũng chẳng có nghĩa lư ǵ”! Người ta đấu tranh, đ̣i hỏi tự do, dân chủ đâu phải cho cá nhân ḿnh, mà v́ muốn những quyền đă ghi trong Hiến pháp và những cam kết quốc tế, phải được thực thi cho mọi công dân Việt Nam.

    Những người chỉ biết “c̣n Đảng, c̣n ḿnh” cũng nên nhớ rằng, đất nước Việt Nam h́nh chữ S, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau hôm nay, là bao nhiêu mồ hôi, xương máu ngàn đời của Tổ tiên các dân tộc Việt Nam đă khai phá, tôn tạo, bảo vệ, mới có được giang sơn này, để lại cho muôn đời con cháu. Những người cộng sản từ 1945 đến nay, có khai phá, mở rộng bờ cơi thêm được tấc đất nào không? Không những thế, việc cắm mốc biên giới phía Bắc với Trung cộng, bị thua thiệt, mất bao nhiêu đất cũng chưa được công khai cho dân biết; rồi mất đảo Gạc Ma vào tay Trung cộng 1988; thêm nữa, do quản lư yếu kém, “rừng vàng, biển bạc” tổ tiên để lại, giờ tan hoang, xơ xác...

    Đă mất hơn 15 ngàn cây số vuông đất cho Tàu năm 2000
    https://data.worldbank.org

    Agricultural land
    https://data.worldbank.org/indicator/AG.LND.TOTL.K2

    Land area (sq. km), then Vietnam

    https://data.worldbank.org/indicator...2?locations=VN


    Điều tệ hại nhất là, những người cộng sản đă không khai phá mở rộng thêm đất nước, mà lại ra Luật “đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lư”, để tha hồ cưỡng chế, thu hồi đất, gây nên bao thảm cảnh. V́ vậy, cần thực tâm suy nghĩ, nên biết điều, đừng cậy quyền, cậy thế, đuổi người này, trục xuất người kia ra khỏi Tổ quốc thiêng liêng của toàn thể các dân tộc Việt Nam, của mọi người dân sống trên đất nước này.

    16/1/2019
    Mạc Văn Trang
    Theo FB Mạc Việt Hồng

    Hoang Pham chuyen
    Posted by hoangsaparacels.blog spot.com at 8:26 AM

  5. #595
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Giấc mộng China qua lăng kính Alibaba

    http://hoangsaparacels.blogspot.com/...h-alibaba.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/06...h-alibaba.html

    Monday, November 19, 2018
    Giấc mộng China qua lăng kính Alibaba


    Kể từ khi Washing Post cho đăng bài phân tích khá chi tiết “Hiểm Họa Toàn Cầu Từ Nền Chuyên Chế Kỹ Thuật Số Của Tàu Cộng” (The Global Threat of China’s Digital Authoritarianism) (1) của hai đồng tác giả Michael Abramowitz và Michael Chertoff ngày 1/11/2018, chúng ta buộc phải giật ḿnh nh́n lại tất cả những hoạt động gián điệp từ các công ty b́nh phong lớn của Tàu trên đất nước Việt Nam, không chỉ là Huawei, ZTE mà c̣n là Tencent, Alibaba… Khuôn khổ bài viết nhấn mạnh tới tập đoàn Alibaba thông qua h́nh ảnh cựu chủ tịch Jack Ma.
    Từ lâu, những người Việt biết ưu tư cho tiền đồ đất nước trước tên láng giềng Tàu Cộng nham hiểm đều nh́n ra mối nguy hại của “Trung Hoa Mộng” đối với sự toàn vẹn lănh thổ biển đảo và an ninh quốc gia. Ai cũng nh́n thấy Tàu xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta ngoài biển Đông, thấy chúng âm thầm mua đất lập chốt ở những địa điểm quan yếu khắp nước và tiến hành thâu tóm hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam, thấy chúng ép chính quyền Việt Nam thông qua Luật Đặc Khu thuê đất đến 99 năm, cho chúng tự lái xe chạy thẳng 180km vào nội địa nước ta và bắt ta cho lưu hành Nhân Dân Tệ ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc.


    Tuy nhiên, không nhiều người nh́n ra Huawei và ZTE đă cài cắm bao nhiêu mạng ma (botnet) nghe lén lấy cắp thông tin, và bao nhiêu camera ghi h́nh trộm thông qua hàng triệu bộ định tuyến mạng không dây (router) và điện thoại thông minh (smartphone) do 2 đại công ty này sản xuất, đang được sử dụng lan tràn và thịnh hành ở Việt Nam, v́ firmware của chúng cũng là spyware (phần mềm gián điệp). Do vậy mà tính cho đến nay, đă có 4 nước là Mỹ, Nhật, Úc, Ấn chính thức cấm cửa thiết bị viễn thông của 2 công ty này ở nước họ (2), chưa kể sắp tới sẽ là Anh, Nga. Lư do chính là những lo ngại về an ninh và bảo mật thông tin, cùng bóng dáng chính phủ Tàu Cộng hậu thuẫn sau chúng.


    Càng khó nh́n rơ hơn nữa là sự cộng tác tích cực của 2 công ty Tencent và Alibaba cho Giấc Mộng Trung Hoa này. Hai ông chủ của 2 tập đoàn trên làm thành cặp “song mă”: Mă Hoá Đằng (Pony Ma) và Mă Vân (Jack Ma) nhằm kéo cỗ xe “Giấc Mộng China” cùng người cầm lái vĩ đại Tập Cận B́nh lao về mốc thời gian 2025 đầy mộng tưởng “Made in China 2025” và đặc biệt là mốc 2050 vô cùng huyễn hoặc “Vượt Mặt Hoa Kỳ”. Hiện th́ chiếc mă xa này cùng tên xà ích đang bị Donald J. Trump chặn đứng, đánh cho đảo đầu xe tuột dốc với khẩu hiệu “Make America Great Again”.


    Công ty bán hàng Alibaba của Jack Ma

    Tencent xâm nhập Việt Nam bằng cửa hậu khi mua cổ phần, có thể tới 31% của VNG, tập đoàn tiên phong trong ngành công nghệ internet Việt Nam (3). Bộ công cụ thu thập thông tin của Tencent gồm Wechat, Zalo (dùng nền tảng Wechat), Shopee, Wechat Pay…Cùng một cách thức, nhưng quy mô và trực tiếp hơn, Alibaba đă mua lại Lazada, kư kết với Công Ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), đơn vị trung gian duy nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho giao dịch bán lẻ tại Việt Nam để mở đường cho Alipay tiến vào thị trường thanh toán online Việt Nam (4). Bộ công cụ đánh cắp thông tin khách hàng của Alibaba là sàn thương mại điện tử Taobao, dịch vụ t́m kiếm eTao, Lazada, và Alipay…

    https://i.postimg.cc/mg0RymGC/Khach-Hang.jpg

    Việc ǵ sẽ xảy ra nếu toàn bộ các công cụ của Tencent như Wechat, Zalo, Shopee, Wechat pay và của Alibaba như Taobao, eTao, Lazada, Alipay cùng phát huy tác dụng đánh cắp thông tin người dùng Việt Nam cho chính phủ Tàu Cộng, với sự trợ giúp đắc lực của 2 “sát thủ vô h́nh” đă nằm vùng Huawei và ZTE? Nguy cơ vô cùng khủng khiếp. Chắc chắn 4 đại công ty này đang hàng giây hàng phút thu thập thông tin về Việt Nam và người dân Việt Nam mà gửi về đại bản doanh Tàu Cộng theo đúng cách thức họ đă làm với Châu Phi và các nước khác (5). Tiến thêm một nấc nữa, hiện nay cả Alibaba và Tencent không c̣n giấu giếm tham vọng thâu tóm các hoạt động tài chính Việt Nam, “xương sống của đất nước”. Tương lai Việt Nam sẽ ra sao đây?


    Đài CNBC nói về công ty Tencent của Tàu Cộng

    Hăy chọn tập đoàn Alibaba tiêu biểu mà t́m hiểu sự nham hiểm của Tàu thông qua h́nh ảnh Jack Ma. Có nhiều cơ sở để nhận định những phát biểu của Jack Ma trùng với các quan điểm về giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận B́nh, nên rất có thể Jack Ma chính là 1 trong những sứ giả ngầm được Tập tuyển chọn, cử đi “chém gió” tô vẽ h́nh ảnh Tàu Cộng hùng mạnh tươi đẹp để phủ tầm ảnh hưởng văn hóa lên các nước khác, bên cạnh chính sách nhất quán của tập đoàn này là thu thập, đánh cắp dữ liệu người dùng như đích thân Jack Ma đă nói: “Thế giới sẽ là dữ liệu. Tôi nghĩ đây mới chỉ là khởi đầu cho thời đại dữ liệu“.



    C̣n nhớ, khoảng thời gian này năm ngoái (4/11/2018-8/11/2018), Jack Ma đă đ́nh đám đến Việt Nam nhân sự kiện Tuần Lễ Cao Cấp APEC 2017 tại Đà Nẵng. Là nhà sáng lập và chủ tịch tập đoàn Alibaba thuộc loại lớn nhất Tàu Cộng, lại mang trên ḿnh sự hào nhoáng của khối tài sản 47.6 tỉ USD (thời điểm đó), nên không hề ngạc nhiên khi công chúng Việt Nam chú ư đặc biệt tới ông, cá biệt c̣n có bạn trẻ phát cuồng đến nỗi khóc lóc quỳ lạy ông ta. Bao nhân vật đến Việt Nam c̣n tài năng xuất chúng hơn Jack Ma nhiều nhưng tuyệt nhiên chưa ai được quỳ lạy như thế bao giờ.

    Hành trang ông mang theo đến Việt Nam ngoài các phát ngôn vô thưởng vô phạt liên quan tới quan điểm sống và những bí quyết làm giàu kiểu chung chung, dễ không như: “đừng bao giờ phàn nàn”, “những người nhỏ bé rồi sẽ trở thành khổng lồ”, “ngày nay kiếm tiền rất đơn giản”…, chúng c̣n là các lời ru ngủ mang hàm lượng mị dân rất cao như: “Alibaba sang Việt Nam mục tiêu đầu tiên không phải để làm ăn mà để hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ, doanh nhân phát triển kinh tế, làm ăn tốt ở nội địa rồi vươn ra cạnh tranh với thế giới”. Thiệt là quá xá tốt mà!

    Tuy nhiên, liên quan đến Trung Hoa Mộng th́ nhận định sau đây của Jack Ma mới là thấm thía:


    “Hàng giả từ các nhà máy của Tàu Cộng c̣n tốt hơn hàng thật”. Điều này cũng minh định chính sách xuất khẩu hàng giả, hàng nhái của các công ty Tàu Cộng được chính phủ phía sau hỗ trợ. Do đó, Alibaba với những Taobao, eBao, Alipay, Lazada chính là kẻ đi mở đường cho hàng vạn công ty Tàu Cộng vào Việt Nam hợp pháp nhằm “tàn sát” nền sản xuất non yếu của nước ta bằng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.


    Thế giới: màu xanh nhạt (tự do hoàn toàn), màu xanh đậm (một phần tự do) màu nâu (không kiểm chứng) và màu cam (độc tài)…Đặc biệt màu cam xâm chiếm ăn cắp tin tức & nghe lén tin tức người dân và xâm nhập tin tức mật acc1 quốc gia màu xanh nhạt.

    Mỹ và phương Tây đă cáo buộc Alibaba là ổ bán hàng giả nhưng được bảo vệ chặt chẽ bởi chính quyền. Chính quyền Mỹ xếp Alibaba vào danh sách đen các nơi kinh doanh hàng giả, với lượng hàng giả ước tính tới 1.700 tỷ USD vào năm 2015. Giả sử các công ty cứ chực chờ ăn cắp các phát minh, sáng chế của các công ty khác, rồi chế tác ra hàng nhái để đỡ công và chi phí nghiên cứu, th́ sự sáng tạo sẽ sớm thui chột, không c̣n ai muốn sáng tạo nữa v́ không lợi bằng làm giả hàng của người khác. Rốt cuộc, thế giới vắng bóng hàng thật, nghĩa là cũng chẳng c̣n hàng hóa nào nữa. Alibaba và nhiều công ty Tàu Cộng đă và đang làm giàu bằng cách thức “đỉa hút máu” khốn nạn này.

    https://i.postimg.cc/KYPXrFfh/JackMa-2.jpg
    Cứ thử đặt câu hỏi tại sao Jack Ma cùng các đồng sáng lập chọn “Alibaba” mà đặt tên cho công ty thuở sơ khai? Có phải hoàn toàn ngẫu nhiên không? Ai mà không biết câu chuyện “Alibaba Và 40 Tên Tướng Cướp” nổi tiếng trong “Ngh́n Lẻ Một Đêm” (Truyện Cổ Ba-Tư). Alibaba làm giàu bằng cách nào? Bằng cách ăn cắp lại kho báu của bọn cướp với câu thần chú: “Vừng ơi! Hăy mở ra!”. Th́ ra là đi “ăn cắp” để giàu có chứ không phải lao động sáng tạo cực nhọc ǵ cả. Ẩn ư của Jack Ma là vậy: Ăn cắp sáng chế, sở hữu trí tuệ người khác (như Alibaba) để sản xuất hàng nhái làm giàu. Như thế mới dám nói “làm giàu không khó” chứ! Cho tới tận bây giờ, Ali Baba hay Alibaba vẫn c̣n được quân đội Mỹ và quân đội Iraq sử dụng làm từ lóng chỉ bọn ăn cắp hoặc cướp bóc.

    Có thể nói khái quát thế này, Alibaba đă khởi xướng tinh thần doanh nhân tập thể khi đưa hàng triệu các người bán hàng Tàu Cộng lên sàn thương mại điện tử, nơi họ bỗng chốc biến thành doanh nhân có thể mở cửa hàng để bán sản phẩm của ḿnh trên mạng. Bằng cách đó, Alibaba đă trở thành trung gian kết nối thu phí giữa người mua người bán để rồi có một kho dữ liệu khổng lồ theo thời gian. Từ đó Alibaba cũng trở nên giàu có. Tuy nhiên, mô h́nh của Alibaba không tính phí niêm yết và không có nhà kho để giữ hàng hóa, khiến cho nó dễ trở thành chỗ kết tập hàng nhái, dễ hơn nhiều so với mô h́nh của Amazon. Từ đó, hàng giả, hàng kém chất lượng cũng từ cửa ngơ, hang ổ Alibaba mà tuôn đi khắp thế giới.


    Người mua người bán lên sàn thương mại điện tử Taobao tha hồ mở shop, trao đổi t́m kiếm hàng hoá bằng eTao (Alibaba chặn Google và Baidu), thanh toán tiền cho nhau qua Alipay. Nếu là các quốc gia ở Đông Nam Á th́ đă có cánh tay nối dài Lazada, sau khi Alibaba đă mua lại công ty này. Thế là hàng triệu shop hàng giả trên Taobao và Lazada, phối hợp nhịp nhàng với Shopee của Tencent sẽ tuôn hàng giả vào Việt Nam. Sẽ không có công ty sản xuất chân chính nào của Việt Nam tồn tại nỗi trước cơn lũ hàng nhái này. Sẽ có hàng loạt công ty trong nước phá sản. Chưa hết, giống như Wechat Pay của Tencent, công cụ thanh toán trực tuyến Alipay của Alibaba với quy mô lớn hơn nhiều sẽ bóp chết nền tài chính Việt một khi nó kết nối trơn tru với NAPAS (6).

    Như vậy, Alibaba cũng là một vũ khí lợi hại của Tàu Cộng theo chân “Sáng Kiến Vành Đai-Con Đường” (BRI). Vừa dùng tiền cho vay gài bẫy nhượng địa, vừa dùng vũ lực lấn chiếm biển đảo các nước Đông Nam Á, vừa tiến hành nghe lén đánh cắp thông tin, vừa tuôn hàng giả thông qua các sàn thương mại điện tử và các trang mua bán trực tuyến, nay lại đem 2 ví tiền điện tử Alipay và Wechat Pay vào o ép các ngân hàng Việt Nam, sau khi đă bắt chính quyền cho lưu hành Nguyên Tệ ở 7 tỉnh biên giới, thử hỏi Việt Nam ta kháng cự sao đây? Cũng nên nhớ rằng, Tàu Cộng là nước in tiền cho rất nhiều nước khác, chủ yếu là các nước nằm trong lộ giới BRI (7). Có ǵ bảo đảm chúng không in tiền giả mà tuôn vô các nước? C̣n nếu hạn chế tiền giấy chuyển sang thanh toán điện tử th́ sẽ gặp ngay cặp “song sát” Alipay và Wechat Pay.

    https://i.postimg.cc/fyb6NdNM/Tap-Can-Binh.jpg
    Rất rơ ràng, Jack Ma của Alibaba đă cộng tác chặt chẽ với chính quyền Tập Cận B́nh để bành trướng Trung Hoa Mộng. Trước đây, lúc chưa từ chức, Jack Ma liên tục đi đây, đi đó giới thiệu mô h́nh thành công của Alibaba cùng quan điểm sống, kinh doanh của ḿnh. Thời gian rảnh ở đâu mà ông có nhiều đến vậy? Tỉ phú Mỹ lúc về hưu mới có thời gian làm việc khác. Ấy vậy mà sau khi từ chức ngày 10/9/2018 lại không thấy ông cất bước đi đâu diễn thuyết hết? Quá kỳ lạ. Trả lời thuyết phục cho nghi vấn này th́ không thể nào không cám ơn nước Mỹ, cách riêng cám ơn tổng thống Donald J. Trump, bất chấp bao lời dị nghị của các Anti-Trump về tính cách thất thường của ông.

    C̣n nhớ lúc Tập Cận B́nh huênh hoang tuyên bố sẽ vượt mặt Mỹ vào năm 2050, trước hết bằng chương tŕnh “Made in China 2025”, th́ Jack Ma cũng to miệng phụ họa không kém khi tuyên bố một câu xanh rờn: “Năm 2036, Alibaba sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, chỉ sau Mỹ, Tàu Cộng, Châu Âu và Nhật Bản” (8). Ông c̣n hứa với Donald F. Trump là sẽ tạo ra 1 triệu việc làm tại Mỹ. Nếu như Jack Ma không dựa vào kế hoạch “Sáng Kiến Vành Đai-Con Đường” của chính phủ Tàu Cộng để mở rộng Alibaba và thiết lập nền tảng thương mại toàn cầu, th́ liệu rằng ông có dám mở miệng như thế? Chắc chắn là không.

    Sau khi Donald J. Trump phát động cuộc thương chiến ngày 6/7/2018 rồi cho nó leo thang bằng số tiền áp thuế ngày một tăng từ 50 tỉ USD lên 200 tỉ USD th́ thầy tṛ Tập B́nh-Mă Vân bắt đầu giảm giọng. Tập th́ không dám cho báo chí phê phán ông Trump sợ Trump phật ḷng, c̣n Mă th́ lúc đầu cố vớt vát hú hoạ: “Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể kéo dài 20 năm” (9), sau đó Mă “xù” luôn lời hứa tạo 1 triệu công ăn việc làm cho Mỹ. Rồi khi “Nhất Nhân Trị” Tập Cận B́nh run rẩy bắn tin muốn đàm phán với Trump th́ Mă từ chức luôn (10). Cuối cùng, đầu tháng 11/2018 khi Tập kêu gọi các công ty Tàu Cộng phải tự lực và “Không ăn cắp sở hữu trí tuệ Mỹ” (11), th́ Mă tắt tiếng luôn.


    Tàu Cộng của Tập nói chung, và Alibaba của Mă nói riêng làm giàu bằng cách “ăn cắp” mẫu mă, nhăn mác của thiên hạ mà làm hàng giả bán khắp thế giới, nay buộc phải công khai xin lỗi Mỹ là không dám “ăn cắp sở hữu trí tuệ Mỹ” nữa th́ sau này biết làm ra tiền bằng cách ǵ? Không có tiền th́ Trung Hoa Mộng, Sáng Kiến Vành Đai-Con Đường” làm sao mà “sống”? Lời phát biểu trên của Tập chính là hành động xuống nước kéo cờ trắng xin hàng trước Trump.

    Jack Ma nhạy bén sớm hiểu kết cục cuộc chiến nên đă khôn ngoan từ chức. Đưa ra nhận định 20 năm nhưng cuộc chiến chỉ có thể kéo dài tối đa 2 năm v́ Tàu Cộng phải sụp đổ th́ không từ chức sao được. “Trảm phong” ai nghe nữa đây. Hơn nữa, bên cạnh lịch sử ăn thịt người man rợ, Tàu Cộng c̣n không có quốc tộc chỉ có truyền thống gia tộc, tông tộc. Không hạ cánh cuốn gói th́ mai sau kẻ lật đổ Tập sẽ t́m Mă mà thanh lư sao?

    Tóm lại, tháng 11/2018 là một cột mốc quan trọng đánh dấu “Trung Hoa Mộng” đă chính thức vỡ mộng. Kẻ hoài nghi sẽ nghĩ Tập trá hàng. Tuy nhiên, nhiều chỉ dấu cho thấy đây là Tập đầu hàng thiệt để mong giữ ngôi vương của ḿnh. Trá hàng th́ càng chết sớm với Trump, v́ lănh đạo nào trên thế giới bây giờ “trá” bằng Trump. Có gọi là “Trump Sát-na” cũng chính xác v́ thay đổi của Trump nhanh cỡ Sát-na. Cứ nh́n Jack Ma và Alibaba mà theo dơi nhiệt độ “Trung Hoa Mộng”. Kẻ cắp đă gặp bà già! Dù Trump đánh Tập là đánh cho Mỹ và chỉ v́ Mỹ, nhưng vô h́nh chung Việt Nam ta được lợi. Nếu không có Trump th́ Biển Đông đă thành ao nhà của Tập! Nhiêu đó thôi cũng đủ cám ơn ông ta thật nhiều và thật ḷng rồi.

    TS Nguyễn Hoàng Dũng
    Mai Nguyen chuyen

    Posted by hoangsaparacels.blog spot.com at 9:06 PM

  6. #596
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    'Kế hoạch ngàn người'

    http://hoangsaparacels.blogspot.com/...ot-pha-ke.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/06...aparacels.html

    Monday, September 17, 2018
    Mỹ ‘thà giết nhầm hơn bỏ sót’ phá 'Kế hoạch ngàn người' của TQ - Thu Thủy



    VietTimes -- Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung càng leo thang th́ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) càng tăng cường pḥng chống việc Trung Quốc lấy cắp công nghệ. Trên các trang báo, diễn đàn mạng của người Hoa ở Mỹ liên tiếp đưa tin về các vụ việc những nhà khoa học Mỹ gốc Hoa tham gia vào “Kế hoạch ngàn người” bị trừng phạt v́ tội làm gián điệp...

    Trung tâm nghiên cứu và điều trị ung thư MD Anderson ở Houston nơi có 9 nhà khoa học gốc Hoa bị đuổi việc
    Tờ Houston Chronicle có lượng phát hành lớn nhất ở bang Texas từng đưa tin: hôm 8/8 quan chức FBI đă gặp gỡ hàng trăm nhà quản lư của hơn 20 trường đại học và các cơ sở nghiên cứu, thông báo một số văn bản cơ mật và nhắc nhở họ thắt chặt việc pḥng chống “nội quy”, đề pḥng các cơ mật bị gián điệp đánh cắp.
    Theo báo “Tin tức thế giới” bản tiếng Hoa xuất bản ở Mỹ ngày 13/9, mới đây 9 nhà khoa học gốc Hoa làm việc tại Trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư Anderson Texas (MD Anderson) – một trung tâm nghiên cứu điều trị bệnh ung thư lớn nhất thế giới đă liên tiếp bị cách chức hoặc đuổi việc, trong đó có những học giả được cho rằng có thể tham gia “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc.
    Thông tin này đă được những người Hoa công tác tại đây xác nhận và nói sự việc này đă bắt đầu diễn ra từ mấy tháng nay. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu người Hoa khi nói về vụ việc này đều từ chối cho biết tên thật. Một học giả c̣n nói, ông biết rơ chuyện có một người ở Học viện Y khoa Baylor và một người ở MD Anderson đă bị khuyến cáo quay về Trung Quốc.
    Một học giả khác cho biết, ông nghe nói những người bị sa thải đều là những nhà khoa học có tên tuổi đă tham gia vào “Kế hoạch ngàn người” và Kế hoạch học giả Trường Giang của Trung Quốc. Họ bị sa thải không liên quan đến việc làm gián điệp, mà là do xung đột lợi ích. Ví dụ, nhận tiền phụ cấp của cơ quan nghiên cứu nước ngoài khi chưa báo cáo với cơ quan chủ quản Mỹ, sau đó cũng không tŕnh báo trung thực.


    Ông Christopher Wray, Giám đốc FBI cảnh báo giới học thuật và kinh doanh Mỹ hăy thận trọng đối với các gián điệp cài cắm chuyển các công nghệ cao về Trung Quốc
    Ông Christopher Wray, Giám đốc FBI hồi đầu năm nay khi điều trần trước quốc hội Mỹ đă cảnh báo giới học thuật và kinh doanh Mỹ hăy thận trọng đối với các gián điệp cài cắm chuyển các công nghệ cao về Trung Quốc, rồi xảy ra một loạt vụ các tinh hoa kỹ thuật gốc Hoa liên tiếp bị bắt, bị kết án. Việc chính phủ của Tổng thống Donald Trump có khóa chặt “Kế hoạch ngàn người” hay không th́ hiện chưa rơ, nhưng trên trang web của trường Texas Tech University (TTU) đă đăng tải một bức thư ngỏ gửi các giáo sư, giảng viên, viên chức nhà trường, yêu cầu nâng cao cảnh giác và trực tiếp chỉ trích “Kế hoạch ngàn người” của Bắc Kinh.
    Bức thư này do Phó hiệu trưởng phụ trách công tác nghiên cứu Joseph A. Heppert kư tên. Trong đó viết: “Tôi muốn các vị biết rơ, quốc hội Mỹ đang xem xét một hành động lập pháp vượt trên đảng phái nhằm áp dụng hành động trừng phạt các giảng viên, viên chức trong các trường đại học có liên quan đến các kế hoạch nhân tài của Trung Quốc, Nga và Iran, nhất là “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc”.
    Bức thư cũng viết, Chính phủ và FBI tin rằng, nội hàm của “Kế hoạch ngàn người” có liên quan chặt chẽ tới PLA (quân đội Trung Quốc).



    Thư ngỏ của ông Hiệu phó trường TTU cảnh báo về “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc
    “Kế hoạch ngàn người” là một chiến lược quốc gia của Trung Quốc nhằm thu hút các nhân tài chất lượng cao ở nước ngoài; từ khi thực thi năm 2008 đến nay đă có gần 8.000 chuyên gia, học giả ở hải ngoại tham gia. Đại đa số họ hiện giảng dạy trong các trường đại học danh tiếng hoặc nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu khoa học của chính phủ liên bang, cũng có cả các nhân tài đặc biệt trong ngành dịch vụ. Tuy nhiên, khi được phóng viên “Tin tức thế giới” hỏi về việc có phải các học giả ở khu vực Houston tham gia “Kế hoạch ngàn người” trở thành mục tiêu điều tra của chính phủ Mỹ hay không? đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đă nói họ “không nghe nói”.
    Nhà khoa học Thẩm Đông, chuyên gia điều trị ung thư, người đă thất cử khi tham gia tranh ghế hạ nghị sỹ khu vực 43 bang Maryland nói: các vị trí công tác ở Mỹ đều có kèm theo các điều kiện tuyển dụng, như: nhận lương 2 bên có vi phạm không, có phải báo cáo đơn vị công tác trước không, thu nhập khi đi giảng bài ở cơ quan nghiên cứu nước ngoài có phải đóng thuế không? đều phải thận trọng theo đó mà làm.
    Thẩm Đông nói: “Đồng bào người Hoa cần hiểu rơ, giữ chức ở công ty hay cơ quan chính quyền, đă nhận lương của người ta th́ thành quả nghiên cứu của ḿnh không thuộc về cá nhân. Nếu chia sẻ nó cho đơn vị học thuật nước ngoài hay mang đi các hội nghị quốc tế, đều cần phải được sự đồng ư của người thuê và trả lương cho ḿnh”. Ông nói, làm việc ở Mỹ nếu tuân thủ pháp luật,kỷ luật th́ không sợ trở thành cái bia; nếu không tuân thủ th́ người Mỹ dù thuộc chủng tộc nào cũng đều có thể sa lưới pháp luật.
    “Các nghiên cứu viên người Hoa đa số không lo ḿnh bị đuổi việc,mà lo ngại quan hệ căng thẳng giữa Mỹ - Trung Quốc và cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung ngày càng leo thang sẽ dẫn đến việc người Hoa bị kỳ thị” – một nghiên cứu viên họ Lâm người gốc Đài Loan nói. Ông nói, Tổng thống Donald Trump sau khi lên nắm quyền đă chơi con bài “gián điệp Trung Quốc” bất lợi cho tất cả những người Hoa.
    Tờ “Thế giới nhật báo” của người Hoa ngày 13/9 cũng đăng bài viết về việc các học giả tham gia “Kế hoạch ngàn người” liên tiếp bị bắt và phạt tù. Báo này cho biết, nhà khoa học Tập Ninh (Ning Xi), chuyên gia về người máy, tự động hóa ở Đại học Michigan hồi tháng 5 vừa qua đă bị FBI bắt và kết tội lừa đảo tiền qua bưu điện (wire fraud) v́ lừa lấy được 430 ngàn USD kinh phí của Đại học Michigan nơi ông làm việc và Học viện công tŕnh điện tử IEEE.

    Ông Trương Dĩ Hằng (phải) người tham gia “Kế hoạch ngàn người” bị FBI bắt khởi tố về tội lừa đảo chiếm hàng triệu USD của Bộ Năng Lượng và Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ
    Giáo sư công tŕnh sinh học Trương Dĩ Hằng (Yiheng Zhang) ở Đại học kỹ thuật Virginia chủ tŕ nghiên cứu nhiều hàng mục khoa học mới như chế hydro từ đường, chế tạo pin sinh học…rất được nhà trường chú trọng. Thế nhưng tháng 9/2017 ông Trương bị bắt và khởi tố 7 tội danh, bao gồm lừa dối chính phủ Mỹ và làm chứng giả. FBI cáo buộc ông và 2 nghiên cứu sinh người Trung Quốc trong pḥng thí nghiệm đă sử dụng các thành tựu nghiên cứu để lừa xin hàng triệu USD kinh phí của Bộ Năng lượng và Quỹ Khoa học quốc gia (National Science Foundation), nhưng không sử dụng khoản tiền này cho việc nghiên cứu của nhà trường.
    Kỹ sư Trịnh Tiểu Thanh (Xiaoqing Zheng), Chủ nhiệm công tŕnh của Tập đoàn GE bị FBI bắt hôm 1/8. Ông bị t́nh nghi lấy cắp bí mật công nghệ động cơ turbine của công ty để chuyển về Trung Quốc. Trịnh đă dùng kỹ thuật dùng tệp ảnh che giấu tệp văn bản để tải các tài liệu mật về máy tính cá nhân.
    Bộ Tư pháp Mỹ hôm 22/2 ra thông báo, ông Vương Xuân Tại (Chunzai Wang), Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, nhà khoa học gốc Hoa từng làm việc tại Tổng cục quản lư hải dương và khí hậu Mỹ (NOAA) đă bị kết án tù v́ vi phạm pháp luật Mỹ trong việc tham gia “Kế hoạch ngàn người” và nhận tiền lương của chính phủ Trung Quốc từ năm 2010. “Hội trăm người” – một tổ chức của giới tinh hoa người Mỹ gốc Hoa đầu tháng 3 đă ra tuyên bố quan ngại trước vụ án xét xử bất công Vương Xuân Tại, dẫn lời luật sư Peter Zeidenberg nói: “Tiến sỹ Vương bị chính phủ của ḿnh xem như cái bia rồi bức hại, đối xử bất công. Ông chỉ là vật hy sinh cho hành động tấn công của chính phủ Mỹ nhằm vào các nhà khoa học gốc Hoa. Bất hạnh thay, ông không phải là người cuối cùng”.
    Cả 4 người này đều là các tinh hoa khoa học được đưa sang Mỹ đào tạo sau khi Trung Quốc cải cách mở cửa hồi thế kỷ trước, lấy được học vị Tiến sỹ và giành được các thành tựu nghiên cứu nổi bật. Họ đều đă nhập tịch Mỹ, nhưng đều là các học giả tham gia “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc.
    Những trường hợp này cộng với vụ hàng loạt các học giả ở MD Anderson, Houston bị cách chức, đuổi việc do tham gia “Kế hoạch ngàn người” khiến cho các chuyên gia học giả người Hoa từng làm rạng rỡ cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc cảm thấy bất an.
    Trước đó, hăng Bloomberg đă dẫn lời một quan chức t́nh báo Mỹ nói: “Mấu chốt của “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc là đưa những nhân viên nghiên cứu khoa học được giáo dục ở Trung Quốc hiện đang làm việc tại Mỹ quay về nước để phục chế các công nghệ mũi nhọn về quân sự và kỹ thuật thương mại cho Trung Quốc; mục đích cuối cùng là để Trung Quốc thay thế địa vị về khoa học, công nghệ của Mỹ”.

    Các chuyên gia tham gia “Kế hoạch ngàn người” được chính phủ Trung Quốc cấp bằng chứng nhận tại Thâm Quyến hồi tháng 4/2018
    Mạng “Tin tức thế giới” ngày 14/9 báo động: “Những lời của ông Donald Trump“lưu học sinh nước nọ toàn là gián điệp” có chút khoa trương, nhưng các sự việc đang xảy ra như 9 nhà khoa học gốc Hoa ở MD Anderson bị đuổi việc, Thư ngỏ của Hiệu phó trường TTU và phát biểu của Giám đốc FBI cho thấy có vẻ Mỹ đang thực thi chính sách “thà giết nhầm hơn bỏ sót” để triệt hạ việc Trung Quốc lấy cắp công nghệ Mỹ”.
    Báo này cho rằng không chỉ các chuyên gia học giả tham gia “Kế hoạch ngàn người” và Kế hoạch Trường Giang là đối tượng thanh lọc, mà cả các lưu học sinh từ Trung Quốc sang và cả những con em người Hoa sinh ra lớn lên ở Mỹ tới đây cũng có thể bị hại. T́nh h́nh này cứ tiếp tục xấu đi th́ có thể so sánh chính sách này với việc sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 Mỹ lập ra các Trại tập trung người gốc Nhật để tập trung quản chế họ.
    Mai Nguyen chuyen
    Posted by hoangsaparacels.blog spot.com at 1:07 PM

  7. #597
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    VIỆT NAM CỘNG H̉A KHAI KHẨN DẦU HỎA NGOÀI KHƠI

    https://bencublog.wordpress.com/2018...oa-ngoai-khoi/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/06...-khan-dau.html

    December 21, 2018
    Hồi ức Khương Hữu Điểu

    Việt Nam Cộng Ḥa có Nhiều Tiềm Năng Phát Triển Dầu và Khí Đốt Ngoài Khơi

    https://i.postimg.cc/90Bb3fLP/image048.png

    Trang b́a Nguyệt san Quản Trị Xí Nghiệp, tháng Mười, 1974. Trong thời chiến, việc khám phá được dầu hỏa là một biến cố lớn.1968: KHỞI ĐIỂM CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN DẦU HỎA VÀ KHÍ ĐỐT NGOÀI KHƠI VIỆT NAM.

    Ông Trần Văn Khởi, viên kỹ sư giữ chức vụ Tổng cuộc trưởng Tổng Cuộc Dầu Hỏa Và Khoáng Sản, đă cho phát hành cuốn “Dầu Hỏa VIỆT NAM 1970-1975,” để ghi lại cuộc khai khẩn dầu hỏa và khí đốt của Việt Nam trong khoảng thời gian đă nêu.

    Trong năm 1966, cơ quan CCOP (“Coordinating Committee for Offshore Prospecting in Asia”) được thành lập bởi Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn và Phi Luật Tân với sự đỡ đầu của ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) và Liên Hiệp Quốc. CCOP trở thành một tổ chức liên quốc gia độc lập vào năm 1987 dựa trên căn bản đồng thuận giữa các quốc gia hội viên và những nguyện vọng của Liên Hiệp Quốc. Tuy tên gọi của cơ quan nầy có thay đổi vào năm 1994, nhưng tên tắt CCOP vẫn được giữ nguyên như cũ. CCOP đặt trọng tâm vào việc phối hợp và cộng tác trong các hoạt động khoa học liên quan tới miền duyên hải và ngoài khơi như địa vật lư/geophysical, khảo sát/surveys, sưu tập bản đồ cấp vùng/map compilations, phát triển cơ sở dữ liệu/database, phát triển nguồn nhân lực/development of human resources và chuyển nhượng kỹ thuật hiện đại/ transfer of state of the art technology.

    Công cuộc khai khẩn dầu khí tại Việt Nam khởi sự vào năm 1968. Khi c̣n ở Bộ Kinh Tế, tôi có liên lạc với CCOP bên Bangkok để tiếp đón một phái đoàn chuyên viên quan trọng của họ tới làm việc tại xứ ḿnh. CCOP gởi một nhóm gồm ba chuyên gia xuất sắc của London Imperial College tới Sài g̣n để cộng tác với Dự Án Thăm Ḍ Ngoài Khơi của Việt Nam. Nước ḿnh cũng là hội viên của CCOP trong khi các quốc gia như Anh, Đức và Ḥa Lan yểm trợ về tài chánh và kỹ thuật. Tờ phúc tŕnh đầu tiên của họ về tiềm năng dầu khí ở Việt Nam không mấy ǵ là phấn khởi lắm.

    Bản đồ các giếng dầu ngoài khơi Việt Nam năm 2001

    Vào năm 1968, chúng tôi chọn khách sạn nổi tiếng Majestic trên đường Tự Do để đặt văn pḥng làm việc cho nhóm chuyên gia quốc tế nầy. Họ cần 10,000 kg chất nổ và hai chiếc tàu đi biển để khảo sát địa chấn của thềm lục địa nước ḿnh trong ṿng hai tháng. Tôi đích thân gặp vị Chỉ huy trưởng Hải quân Việt Nam là Đô đốc Trần Văn Chơn để tŕnh bày tầm quan trọng của dự án và những yêu cầu về kỹ thuật của nhóm chuyên viên quốc tế nầy. Hiển nhiên là vào thời điểm đó của cuộc chiến, việc khám phá ra dầu khí cho nước nhà thật quan trọng, đúng ra là tối cần, cho sự sống c̣n của nền kinh tế quốc gia. V́ lẽ đó tôi nhận được sự cộng tác tối đa từ phía quân đội.

    Tôi nhận trách nhiệm phối hợp với nhóm quân nhân của kho đạn Thành Thủy Hạ nằm ở ngoại ô Sài g̣n để chuyên chở chất nổ tới tàu hải quân. Việc di chuyển của đoàn quân xa chở đầy chất nổ từ kho đạn đi qua trung tâm thành phố để tới hai chiếc tàu thật đầy bất trắc và phức tạp v́ nguy cơ có thể bị cộng sản phá hoại. Đoàn xe có quân cảnh hộ tống đi tới bến tàu an toàn. Để đánh dấu ngày lịch sử nầy của nền kinh tế nước nhà, đô đốc Chơn mời tôi cùng ông tham dự lễ tiễn đưa hai chiếc tàu có đủ hàng quân danh dự và dàn quân nhạc tại bến tàu Sài g̣n. Chúng tôi cảm thấy thật may mắn và hănh diện được đóng góp phần nào vào công cuộc thăm ḍ dầu khí đầu tiên của Việt Nam. Để tỏ thiện chí của ḿnh, tôi gửi hai thùng Johnny Walker Black Label lên hai chiếc tàu để đoàn chuyên viên uống mừng trong hải tŕnh kéo dài khoảng hai tháng của họ.

    Các chuyên viên dầu khí cho tôi biết là thay v́ chỉ dùng mỗi lần 100 kg chất nổ như trên các tàu dân sự, lần nầy, nhờ tàu chiến có vỏ thép dầy hơn họ sẽ dùng 200 kg mỗi lần. Nhờ vậy, việc ghi lại làn sóng phản xạ/reflection và khúc xạ/refraction xuyên qua các lớp trầm tích và đá sẽ được chính sác hơn cho việc khảo cứu thềm lục địa. Tin mừng là, kết quả thâu nhận được cho biết lớp trầm tích ở hai phía Sài g̣n và Mă Lai của Sabu Basin tương tự giống nhau. Các loại đá và thảo mộc dưới đáy biển cũng y hệt nhau. Đây là điều đáng khích lệ v́ dầu khí bên phía Mă lai đă được khai thác trước đó nhiếu năm rồi.

    Trong một tiệc khoản đăi buổi tối tại Majestic Hotel, tôi ngồi cạnh ông giám đốc tổ chức Massachusetts Wood Hole Oceanographic Institute. Ông nầy là hội viên của nhóm ECAFE (The United Nations Economic Commission for Asia and the Far East) và có rất nhiều kinh nghiệm về việc khai khẩn dầu khí ở giai đoạn đầu. Tôi hỏi ông về tiềm năng dầu khí của vùng Saigon Sabu Basin – về phía của Việt Nam. Lúc đầu ông c̣n do dự không cho tôi một con số phỏng đoán nào. Sau khi tôi nài nỉ và hứa sẽ không tiết lộ lời chia sẻ của ông th́ ông nói nhỏ: “10 tỉ thùng” dựa vào những ǵ ông thấy ở vùng địa chất tương tự nơi phía Borneo Sabu. Ông nhắc đi nhắc lại là tôi không đuợc tiết lộ bất cứ con số nào cho báo chí đang đói tin cả. Ḷng tôi thật hoan hỉ khi nghe tin nầy và tôi tự nhủ: “Trời ơi! Đây quả là một tin bất ngờ, thiết yếu cho sự sống c̣n của nền kinh tế thời chiến nước nhà! Có thể với một nguồn tài nguyên đáng giá như vậy, người Mỹ sẽ không để nó rơi vào tay cộng sản và Quốc Hội xứ họ sẽ ngưng không cắt giảm viện trợ một cách nghiêm trọng ngơ hầu giúp chúng ta thoát nạn trong vài năm tới.” Tiếc thay, đó chỉ là một mơ ước hăo huyền!

    Điều then chốt là cần vài năm đặng đặt xong một số dàn khoan cần thiết để có thể chuyển từ giai đoạn thăm ḍ qua giai đoạn khai thác. Đáng buồn thay! Như chúng ta đă rơ, Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định cắt ngân khoản viện trợ cho chiến tranh Việt Nam bất chấp sự chống đối của Ṭa Bạch Ốc.

    Chiều sâu đo bằng mét của thềm lục địa Việt Nam

    Viếng thăm dàn khoan của Vietnam Shell Oil năm 1974

    Từ trái qua phải:
    Ông Hố Tấn Phát, Tổng giám đốc Công ty Điện lực Việt Nam
    Ông Trần Văn Khởi, Tổng cuộc trưởng Tổng Cuộc Dầu Khí và Khoáng Sản
    Ông Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc tại Việt Nam
    Ông Đại sứ Nguyễn văn Kiểu, Đại sứ Việt Nam tại Trung Hoa Dân Quốc
    Ông Khương Hữu Điểu, Tổng giám đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ Việt Nam
    Chuyên viên dầu khí của Shell
    Chiếc trực thăng Sikorsky ở phía sau


    Máy khoan dầu đầu tiên của Việt Nam đặt trên dàn khoan Ocean-Prospector Platform
    Thời điểm: 14:10, ngày 17 tháng 8 năm1974


    Nguyệt san Quản Trị Xí Nghiệp tháng 10 năm 1974, Petroleum Prospects and Economic Development in Vietnam
    Tác giả KHƯƠNG HỮU ĐIỂU

    Nguyệt san Quản trị xí-nghiệp tháng 10 năm 1974
    Dầu Hỏa Tại Việt Nam


    Dầu hỏa được khám phá ngoài khơi Việt Nam trong năm 1974. Lúc đó, tôi rất hănh diện đem trưng bày một lọ dầu thô trong pḥng làm việc của tôi như một biểu tượng của niềm hy vọng cho nền kinh tế nước nhà. Trong thời chiến, tôi làm chủ tịch của nhà máy lọc dầu liên doanh Vietnam-Shell-Esso. Chúng tôi quyết định không xây nhà máy lọc dầu tại Quảng Ngăi v́ nhiều lư do kinh tế dễ hiểu. Ngoài ra, chúng tôi không thể xây một nhà máy lọc dầu trị giá hàng tỉ Mỹ Kim để thấy nó bị thiêu rụi bởi một trái rốc két chỉ đáng giá 1.000 Mỹ Kim.

    Thật đáng tiếc là giấc mộng và niềm hy vọng của tôi thấy được một miền Nam Việt Nam thịnh vượng rốt cuộc cũng không thành h́nh. Vào tháng tư năm 1975, nó đă biến thành một cơn ác mộng với cuộc cách mạng “Bolshevik” ở bên nhà.

    Lần đầu tiên trong một cuộc họp năm 2010 tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Kissinger xác nhận việc chiến bại ở Việt Nam không v́ quân đội miền Nam không chịu chiến đấu mà bởi người Mỹ đă thay đổi đường lối đối đầu với cộng sản. Vào thời điểm đó, chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ coi việc mở cửa vào Trung Cộng quan trọng hơn là đối phó với cộng sản Bắc Việt. Điều rơ ràng là Mỹ càng cô lập Tàu Cộng th́ Mao Trạch Đông càng mạnh hơn. Một lần nữa, nước Việt Nam nhược tiểu lại trở thành con cờ thí trên bàn cờ chánh trị giữa các Cường Quốc.

    Sau năm 1975, cộng sản Việt Nam không c̣n phải đương đầu với vần đề an ninh của thời tiền chiến nữa. Các nghiên cứu khả thi cho thấy việc đặt nhà máy lọc dầu tại Dung Quất đều đi ngược lại mọi tiêu chuẩn kinh tế. Tại địa điểm đó, không có một thương cảng nào. Ngược lại, hải cảng tại đó có nhiều vấn đề như quá nhỏ và không đủ trang thiết bị để cất dỡ máy móc dụng cụ nặng cho nhà máy lọc dầu. Thêm nữa, con đường nối liền hải cảng với nhà máy lại khó xử dụng v́ quá xấu.

    Nhà nước cộng sản mất 34 năm để xây xong một nhà máy lọc dầu đầu tiên cho đất nước. Tệ hại nhứt, nó lại bị đặt ở một địa điểm và xây với một năng xuất không thích hợp. Tại sao vậy? Câu trả lời vẫn là: chánh sách làm việc của người cộng sản.

    Cả thế giới đều biết nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận việc xây nhà máy lọc dầu hoàn toàn dựa trên lư do chánh trị. Họ phải đặt nhà máy tại Quảng Ngăi, miền Trung, v́ đó là nơi chôn nhau cắt rốn của lănh tụ Phạm Văn Đồng. Ông là thành viên sáng lập của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và làm thủ tướng của Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong ba thập niên.

    Theo dự tính, dự án nhà máy lọc dầu sẽ được khởi công trong thập niên 1980. Lúc đầu, địa điểm được chọn là Vũng Tàu chỉ cách các giếng dầu ngoài khơi 100 cây số. Tuy nhiên, dự án đó bị loại bỏ. V́ sao? Vào khoảng đầu thập niên 1990, công ty Total SA (Pháp Quốc) tỏ ư muốn tham gia vào dự án. Cùng lúc đó, chánh phủ bên nhà quyết định dời nhà máy ra Dung Quất. Kết quả là, trong năm 1995, Total SA rút ra khỏi dự án viện lẽ địa điểm mới không phù hợp với tiêu chuẩn kinh tế. Sau đó, Total SA được thay thế bởi một nhóm nhà đầu tư ngoại quốc kể cả LG Group and Petronas. Nhưng rồi họ rút ra hai năm sau đó cũng v́ lư do kinh tế.

    Qua năm 1998, công ty liên doanh Viet Ross được thành lập giữa Việt Nam và Nga. Hai chánh phủ kư kết giao kèo xây cất và điều hành nhà máy vào ngày 25 tháng 8 năm 1998. Hợp đồng thiết kế kỹ thuật tiên khởi loại FEED (Front End Engineering Design) được các công ty PetroVietnam, Zarubezhneft và Foster Wheeler Energy kư kết sau đó. Lúc đầu, công tŕnh xây cất nhà máy lọc dầu Dung Quất được dự tính khởi công trong năm 2000 nhưng bị tŕ hoăn nhiều lần. Tới ngày 25 tháng 12 năm 2002, Nga cũng lại rút lui v́ lư do kinh tế đưa tới việc công ty nhà nước PetroVietnam đứng ra một ḿnh điều hành dự án. Cuối cùng, lễ khánh thành nhà máy được tổ chức ngày 25 tháng 2 năm 2009 – 34 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh. Việc tŕ hoăn dự án và quyết định xây tại một địa điểm không thích hợp đă gây ra thiệt hại tài chánh lâu dài cho quốc gia. Bằng chứng là chi phí dự án đă gia tăng từ 1,3 tỷ tới 3 tỷ Mỹ Kim.

    Trong hơn 30 năm, nhà cầm quyền cộng sản liên tục xuất cảng dầu thô trong lúc phải hao tốn ngoại tệ nhập cảng sản phẩm dầu tinh chế như dầu diesel và xăng nhớt để dùng với giá cao. Họ nhận thấy nhu cầu cần xây nhà máy lọc dầu cho chương tŕnh phát triển trong nước nhưng đă tỏ ra bất lực khi phải thực hiện việc này.

    Nhà máy lọc dầu Dung Quất nằm cách giếng dầu Bạch Hổ (White Tiger) ngoài khơi miền Nam 1.000 cây số. Điều nầy khiến chi phí chuyên chở dầu thô và sàn phẩm dầu tinh chế gia tăng. Có lẽ họ sẽ phải xây thêm một đường ống dẫn dầu để giải quyết vấn đề hậu cần nầy về lâu về dài. Địa điểm nhà máy cũng nằm xa các trung tâm kinh tế của nước nhà như Sài g̣n và Hà Nội. Sản phẩm dầu tinh chế sẽ được phân phối như sau: 60% đi Sài g̣n, 30% đi Hà nội và chỉ 10% được tiêu thụ tại địa phương mà thôi.

    Phải đợi tới năm 2011, nhà nước cộng sản Việt Nam mới chịu thú nhận họ đă sai lầm khi xây nhà máy lọc dầu đầu tiên của PetroVietnam. Người ta kể lại rằng vị chủ tịch công ty này đă tuyên bố các nhà máy trong tương lai cần được xây cất dựa trên những nghiên cứu khả thi về kinh tế vững chắc.

    https://i.postimg.cc/YqhLB9Dp/image065.jpg
    Bồn dầu tại nhà máy lọc dầu Dung Quất (H́nh: Báo Tuổi Trẻ)

    Cơ quan nhà nước Vietnam News đăng lời tuyên bố của ông Đinh La Thăng chủ tịch PetroVietnam, là việc đầu tư vào các nhà máy lọc dầu trong tương lai với năng xuất không hợp lư sẽ làm giảm thiểu hiệu năng của chúng.

    Ông Thăng nói: “Đấy là bài học rút tỉa được từ Dung Quất.” Ông c̣n cho biết thêm dự tính xây tại miền Bắc và Nam mỗi nơi một nhà máy lọc dầu với năng xuất hàng năm lên tới 10 triệu tấn dầu thô. Điều nầy cũng đă được ông xác nhận với AFP.


    Địa điểm những nhà máy lọc dầu tương lai tại miền Bắc và Nam trong nước.

    Nhà máy lọc dầu Dung Quất

    Nguồn: https://nhatbaovanhoa.com/p2279a2416...hoa-ngoai-khoi

  8. #598
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tổ quốc là ǵ hả ngoại?

    http://danlambaovn.blogspot.com/2019...goai.html#more
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/06...nlambaovn.html

    Tổ quốc là ǵ hả ngoại?


    Đặng Huy Văn (Danlambao) - Nhân ngày Hải Chiến Trường Sa, 14/3/1988, ông viết tặng cháu ngoại Nguyễn Phúc Bảo một bài thơ về Tổ Quốc, v́ ông biết cháu là một học sinh ham mê môn Lịch Sử từ bé. Ông mong cháu lớn lên sẽ trở thành một Nhà Sử Học Chân Chính của nước nhà.
    .
    Tổ Quốc Là Ǵ Hả Ngoại?
    (Nhân ngày Gạc Ma, 14/3/1988)

    Cháu trai hỏi, Tổ Quốc là ǵ hả ngoại?
    Là ḍng sông soi bóng lũy tre làng
    Là cánh đồng lúa chín vàng bát ngát
    Là sân đ́nh hát hội giữa đêm trăng

    Tổ Quốc là nẻo đường con đi học
    Chiều tan trường mẹ chờ đón con về
    Là hàng cây trưa hè che bóng mát
    Quanh mái chùa e ấp chốn sông quê

    Tổ Quốc là lời ru hời của mẹ...
    Vẳng câu Kiều thao thức thuở bên nôi
    Là điệu chèo tiễn người thân ra trận
    Đuổi xâm lăng truyền kiếp tự bao đời

    Tổ Quốc là hồn Trưng Trắc, Trưng Nhị
    Dựng Cờ Vàng khởi nghĩa cứu giang sơn
    Là Ngô Quyền thề quyết giành độc lập
    Từ ngh́n năm Tàu Bắc Thuộc ngông cuồng

    Tổ Quốc là Hịch Tướng... Trần Hưng Đạo
    Từng ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông
    Là Nguyễn Trăi với B́nh Ngô Đại Cáo
    Khiến quân Minh vạn kiếp văi linh hồn

    Tổ Quốc là Vua Quang Trung xung trận
    G̣ Đống Đa chôn vạn xác quân Tàu
    Là Gia Long xây chủ quyền biển đảo
    Giữa Biển Đông cho con cháu ngh́n sau

    Tổ Quốc là các Anh Hùng Hải Chiến
    Năm Bảy Tư chống Tàu cứu Hoàng Sa
    Năm Tám Tám Gạc Ma thề giữ đảo
    Trần Văn Phương tiếp bước Ngụy Văn Thà

    Tổ Quốc là của toàn dân nước Việt
    Không của riêng Lê Chiêu Thống điên khùng
    Sao ngươi dám trao dângTàu cộng sản
    Trường Hoàng sa máu thịt của cha ông?

    Cháu ngoại hỡi, Tổ Quốc hay là chết?
    Hăy đứng lên nối gót các anh hùng!

    Tháng 3/2019


    Ts Đặng Huy Văn
    danlambaovn.blogspot .com

    16 Comments

    Avatar
    Ḥn Nghê • a month ago
    Và nên nhớ, cháu ơi:
    CNXH không phải là tổ quốc!
    Đừng để chúng đánh lận con đen!
    Ông cha ta, có đâu cần cs,
    Đă oai hùng, bảo vệ vững non sông!



    •Reply•Share ›
    Avatar
    người chuyển lửa • a month ago
    T́nh Yêu Thứ Nhất
    PhanHuy

    Mảnh đất quê nghèo chôn nhau cắt rốn
    Nắng cháy nương dâu khô héo núi đồi
    Mua úng ruộng đồng thê lương thôn xóm
    Sao tôi vẫn yêu hơn cả cuộc đời.

    Bởi đấng Hùng Vương từ khi dựng nuớc
    Sông núi bao đời thắm máu tiền nhân
    Đất đá hoang sơ mang hồn tổ quốc
    Con nối cha truyền nên nuớc Việt Nam.

    Tôi có nguời yêu bốn ngh́n năm tuổi
    Từ lúc oe oe tiếng khóc chào đời
    Tôi tập đánh vần tên người vờ iệt
    Và ngắm ảnh người chữ S cong cong.

    Từ lúc biết yêu, mối t́nh thứ nhất
    Là tiếng sáo diều mỗi tối trên đê
    Là gốc cây đa đầu làng tỏa bóng
    Là nhịp cầu tre hai buổi đi về.

    Là mẹ chắt chiu nuôi đàn con lớn
    Là em vô tư cắp sách đến trường
    Là cô láng giềng thầm thương trộm nhớ
    Là thằng bạn thời tuồi nhỏ chơi hoang.

    Là cha đăm chiêu nếp nhăn vừng trán
    Là con ngây thơ ấp úng đánh vần
    Là vợ dịu hiền một sương hai nắng
    Là người bạn cùng lứa tuổi đầu quân.

    Là anh thợ nghèo lương không đủ sống
    Là bác nông phu chân lấm tay bùn
    Là ông giáo già c̣ng lưng bạc tóc
    Là cô lái đ̣ đưa khách sang sông.

    Là bài đồng dao ru tôi khôn lớn
    Là Khúc Tân Thanh dạy dỗ thành người
    Là Hịch Diệt Thù vang vang cứu nước
    Là Cáo B́nh Ngô hào khí ngút trời.

    Là tất tất cả những ǵ làm nên đất nuớc
    Từ cỏ đá chim muông đến khí phách con người
    Như biển cả mênh mông tụ ngh́n sông nhỏ
    T́nh em bao la thăm thẳm tuyệt vời.

    Khi em bị phân chia thành hai miền Nam Bắc
    Thân thể Lạc Hồng nhát chém ngang lưng
    Anh em một nhà lằn ranh Quốc Cộng
    Tôi cay đắng tủi buồn cho thân phận quê hương.

    Khi em bơ vơ trước kẻ thù đại Hán
    Bạn đồng minh đă muối mặt làm ngơ
    Hoàng sa mất, biển xanh trào máu đỏ
    Khóc đảo quê và khóc Nguỵ văn Thà.

    Khi lũ Vẹm nô vượt qua ḍng Bến Hải
    Xác đồng bào tắc nghẽn nuớc Hiền Lương
    Xương anh em lấp ngăn ḍng Thạch Hăn
    Tôi giận tôi không chết cơi sa trường.

    Khi em gục xuống một mùa Xuân quốc hận
    Tấm thân nơn nà trong móng vuốt sài lang
    Tiếng em siết rên dưới gót giày bạo ngược
    Tôi chết cả hồn theo với mảnh giang san.

    Ôi t́nh yêu quê hương, t́nh yêu thứ nhất!
    Cũng là cuối cùng khi nhắm mắt xuôi tay
    Truớc lúc lâm chung chỉ tiếc cuộc này
    Quá ngắn ngủi để c̣n yêu em măi măi…


    https://fdfvn.wordpress.com


    •Reply•Share ›
    Avatar
    No-U FC • a month ago
    - (Cháu ngoại): "Ông ngoại ơi, cháu không hiểu chỗ này:
    Tổ Quốc là của toàn dân nước Việt
    Không của riêng Lê Chiêu Thống điên khùng
    Sao NGƯƠI dám trao dâng Tàu cộng sản
    Trường Hoàng sa máu thịt của cha ông?
    Chữ "ngươi" ở câu thứ 3 là ai vậy, hả ngoại?
    - (Ông ngoại): "Suỵt, suỵt!! Cháu không được hỏi. Lớn lên cháu sẽ ... biết. Bây giờ ngoại không dám nói ra đâu, mất cái sổ hiu đấy!"



    •Reply•Share ›
    Avatar
    HSTSVN • a month ago
    Hai câu sau đây KHÔNG ĐÚNG sự thật:
    "Năm Tám Tám Gạc Ma thề giữ đảo
    "Trần Văn Phương tiếp bước Ngụy Văn Thà"

    Lư do:
    1- Đảo Gạc Ma là do tên Lê Đức Anh bán đứng cho Tàu, chứ có ai "thề giữ đảo" hồi nào đâu?
    2- Thiếu úy vc Trần Văn Phương đâu có dám bắn viên đạn nào vào giặc Tàu đâu (do lệnh của tên bán nước Lê Đức Anh 'không được nổ súng') mà đi so sánh với Trung tá Ngụy Văn Thà của hải quân VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa?

    Theo tôi, nên sửa 2 câu thơ trên như sau:
    "Năm Tám Tám Gạc Ma LÀM BIA THỊT
    "Trần Văn Phương KHÁC VỚI Ngụy Văn Thà

    Xin cám ơn.


    •Reply•Share ›
    Avatar
    dân vỉa hè • a month ago
    Nghe đồn thằng chó Lê Đức Anh đă xuống Âm Phủ làm mẫu vật cho Đỗ Mười thể hiện tay nghề hoạn lợn.


    •Reply•Share ›
    Avatar
    GS - BS -TS Hai Lúa • a month ago
    Xă hội cs bây giờ nhiều tiến sĩ quá! Ai viết bài đăng trên báo giấy, báo mạng cũng đều ghi thêm trước tên của ḿnh 2 chữ "TS". H́nh như nếu không ghi 2 chữ "tiến sĩ" th́ bài sẽ không được ... đăng hay sao ấy!
    Hồi xưa, các vị trí thức VNCH, dù tốt nghiệp bên Tây, bên Mỹ về, dù từng dạy Đại học ở nước ngoài về cũng không thấy ai ghi "TS" cả. Bác sĩ cũng thế. Không có nhiều ... Bác Sĩ -TS Nguyễn Văn X, Trần Văn Y. như bây giờ. Có lẽ họ học ... kém nên không đỗ được TS. C̣n các trường Đại Học ở Sài G̣n trước 1975 chắc cũng chưa đủ tŕnh độ cấp bằng TS như bây giờ th́ phải. Những học giả như Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hăn, Nguyễn Hiến Lê, Thu Giang Nguyễn Duy Cần v.v. chữ Hán cũng giỏi, tiếng Pháp cũng rành mà không ai có bằng TS. Ấy vậy mà người nào cũng viết sách để cho sinh viên Đại học ... tham khảo và để cho các giảng viên soạn bài đi dạy ... Đại học! Bây giờ, không những người ta ghi "TS", mà c̣n ghi "giáo sư Tiến Sĩ" cho nó ... đủ bộ! Thế th́ tui dại ǵ mà không ghi .. GS TS Hai Lúa cơ chứ. Côn an đâu có phạt mà sợ?



    •Reply•Share ›
    Avatar
    AR.15 GS - BS -TS Hai Lúa • a month ago
    Đây này " Giáo sư - Tiến sĩ- Thạc sĩ - Bác sĩ - Liệt sĩ Nguyễn Văn A" He...he... đúng là VC!


    •Reply•Share ›
    Avatar
    diet cong • a month ago
    "Hải Chiến Trường Sa" Không biết Thợ Thơ,Thơ Văn này có
    biết thế nào là hải chiến,thế nào là bia thịt hay không?


    •Reply•Share ›
    Avatar
    AR.15 diet cong • a month ago
    Đúng vậy! Không có hải chiến Trường Sa mà phải gọi là thảm sát Trường Sa mới đúng, một bên pháo hạm 37 ly với một bên tay không cùng với cái lệnh chó má là "không được nổ súng" sao gọi là hải chiến được, có súng đé... đâu mà bắn???


    •Reply•Share ›
    Avatar
    Phóthườngdân • a month ago
    Một bài hát của CS có câu như sau " Mong thế giới đại đồng tiến lên quân hồng", điều đó có nghĩa là còn cs thì không bao giờ các đất nước nhỏ bé giữ được chủ quyền mà sẽ trở thành chư hầu của CS đàn anh mà thôi.

    1
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Nguyễn • a month ago
    HaiBaTrung

    Lời hịch Mê-Linh

    Trích: “ Tương lai Việt Nam trong tim bạn. Tương lai Việt Nam trên đôi chân bạn. Ngày hôm nay đôi chân bạn đưa bạn đến những nơi mang tên hai bậc anh hùng và anh thư của Việt Nam-Hoàng Diệu và Hai Bà Trưng. Như vậy hồn thiêng lịch sử đứng về phía bạn. Tại những nơi này trái tim Việt Nam ngh́n đời nhập vào trái tim bạn để ḥa cùng với muôn triệu trái tim Việt Nam cá nhân khác hiện diện ở đấy và trên toàn thế giới để hô vang kinh thiên động địa tiếng đả đảo Tập Cận B́nh và những tên tay sai khấu đầu như sâu mọn trước y.“

    ( Trần Quốc Việt: Tương lai Việt Nam ở trong tim bạn )

    LỜI HỊCH MÊ LINH

    Một xin trả sạch nước thù
    Hai xin thu lại nghiệp xưa họ Hùng
    Ba kẻo oan ức ḷng chồng
    Bốn xin vẽn vẹn sở công lịnh nầy

    Năm 40 Tây lịch, quân BàTrưng tiến đánh Luy Lâu, dẹp yên giặc Tô Định, thu hồi giang san:

    Bà Trưng quê ở châu Phong,
    Giận người tham bạo thù chồng chẳng quện
    Chị em nặng một lời nguyền,
    Phất cờ nương tử thay quyền tướng quận
    Ngàn Tây nổi áng phong trần,
    Ầm ầm binh mă xuống gần Long biện
    Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
    Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành
    Đô kỳ đóng cơi Mê Linh,
    Lĩnh nam riêng một triều đ́nh nước tạ (*)


    (*) Trích Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca

    Nguyễn Nhơn
    9/3/2019

    3
    •Reply•Share ›
    Avatar
    luumanhcongtu • a month ago
    Tổ quốc của Nô Cộng = Tàu Ô!

    2
    •Reply•Share ›
    Avatar
    Tuoitreyeunuoc • a month ago
    - (Cháu): "Tổ quốc là ǵ hả ngoại?"
    - (Bà): "Tổ quốc cũng là quê hương như bài thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân dưới đây:"

    Bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân
    Quê hương là ǵ hả mẹ
    Mà cô giáo dạy hăy yêu?
    Quê hương là ǵ hả mẹ
    Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

    Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp bướm vàng bay

    Quê hương là con diều biếc
    Tuổi thơ con thả trên đồng
    Quê hương là con đ̣ nhỏ
    Êm đềm khua nước ven sông

    Quê hương là cầu tre nhỏ
    Mẹ về nón lá nghiêng che
    Là hương hoa đồng cỏ nội
    Bay trong giấc ngủ đêm hè

    Quê hương là đêm trăng tỏ
    Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
    Tiếng ếch râm ran bờ ruộng
    Con nằm nghe giữa mưa đêm

    Quê hương là bàn tay mẹ
    Dịu dàng hái lá mồng tơi
    Bát canh ngọt ngào tỏa khói
    Sau chiều tan học mưa rơi

    Quê hương là vàng hoa bí
    Là hồng tím giậu mồng tơi
    Là đỏ đôi bờ dâm bụt
    Màu hoa sen trắng tinh khôi

    Quê hương mỗi người đều có
    Vừa khi mở mắt chào đời
    Quê hương là ḍng sữa mẹ
    Thơm thơm giọt xuống bên nôi

    Quê hương mỗi người chỉ một
    Như là chỉ một mẹ thôi
    Quê hương nếu ai không nhớ
    Sẽ không lớn nổi thành người.


    blogtho.wordpress.co m

    2
    •Reply•Share ›
    Avatar
    No-U FC Tuoitreyeunuoc • a month ago

    Quê Hương st Giáp Văn Thạch, Đỗ Trung Quân bd Bích Hồng karaoke

    •Reply•Share ›
    Avatar
    David Bui • a month ago
    Đối với bọn tà-quyền cộng-sản Việt-Nam, muốn yêu tổ-quốc trước tiên phải yêu đảng. Tôi không biết bao giờ chế-độ cộng-sản này mới bị sụp đổ.

    2
    •Reply•Share ›
    Avatar
    lite_breeze • a month ago
    Tổ là tổ tiên. Quốc là đất nước.
    Tổ quốc là đất nước do tổ tiên để lại.


    Nhà Việt Nam (Thẩm Oánh)



    2
    •Reply•Share ›

  9. #599
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ngày mai đi nhận xác chồng

    http://caubiengioi.blogspot.com/2015...-nhan-xac.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/06...xac-chong.html

    THURSDAY, MAY 7, 2015
    Lê Thị Ư: Tác giả ‘ngày mai đi nhận xác chồng’


    Cuối thập niên 70, trong bối cảnh chiến tranh lên cao điểm, ca khúc “Tưởng Như C̣n Người Yêu” do Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của Lê Thị Ư gây xúc động lớn lao cho người nghe.Nhà thơ Lê thị Ư xuất thân trong một gia đ́nh văn nghệ. Người anh lớn là nhà thơ Vương Đức Lệ, người chị lớn là nhà văn Phượng Kiều và cô em gái là nhà văn Lê Thị Nhị.

    Lê Thị Ư làm thơ rất sớm, từ lúc c̣n học trung học và viết đều hơn khi theo gia đ́nh vào Nam năm 1954.

    Nhân dịp từ Virginia đến California ra mắt tác phẩm mới tại pḥng sinh hoạt Lê Đ́nh Điểu của nhật báo Người Việt, bà đă dành cho biên tập viên Đinh Quang Anh Thái cuộc nói chuyện thân mật sau đây.

    -ĐQAThái: T́nh khúc “Tưởng Như C̣n Người Yêu”, thơ của bà, Phạm Duy phổ nhạc; tựa đề khởi thủy của bài thơ là ǵ ạ?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Lúc bấy giờ vào năm 1970, tôi viết 10 bài thơ trong tập thơ “Mười Bài Thương Ca”; bài mà Phạm Duy phổ thành ca khúc là “Thương Ca 1”.

    -ĐQAThái: Phải chăng chính bà là người góa phụ đi nhận xác chồng trong bài thơ?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: (cười thoải mái) Không. Cho tới bây giờ tôi vẫn độc thân.

    -ĐQAThái: Vậy, bà lấy cảm xúc từ đâu để viết nên bài thơ bất hủ này?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Lúc đó là năm 1970, tôi sống tại Pleiku. Thành phố nhỏ bé này vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt, chỉ thấy lính, vợ lính, xe tăng, xe Jeep; hầu như không thấy ǵ khác nữa. Nhà tôi ở gần nhà xác của quân đội. Tôi chứng kiến cảnh biết bao các bà đi nhận xác chồng. Tôi thấy đàn bà, con nít đến lật cái poncho quấn xác để nh́n mặt người thân, cảnh đó khiến tôi đau đớn không chịu nổi. Rơ ràng nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của chính ḿnh. Thành thật, tôi vô cùng xúc động và chính tôi sống bằng h́nh ảnh những người vợ lính, vợ sĩ quan khóc bên xác chồng. Nỗi buồn đau đó là nỗi buồn đau của ḿnh.

    -ĐQAThái: Bài “Thương Ca 1”, Phạm Duy phổ nhạc, ngay khi được phổ biến, đă chiếm tâm hồn người nghe. Nhưng cũng có người lên án bài này “phản chiến”; bà nghĩ sao ạ?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Khi tôi làm thơ, tôi xúc cảm thế nào th́ tôi viết ra như thế. Thế thôi. Tôi không nghĩ ǵ khác cả. Bài thơ được phổ biến cũng là một sự ngẫu nhiên.

    Một người bạn của anh Vương Đức Lệ tôi đến nhà chơi, thấy bài thơ bèn đưa cho cụ Nguyễn Đức Quỳnh - người trụ tŕ sinh hoạt “Đàm Trường Viễn Kiến” ở nhà cụ tại Sài G̣n quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo - Cụ Quỳnh đọc, thấy hay bèn đưa cho ông Phạm Duy phổ nhạc. Cho nên, bài thơ của tôi được mọi người thương hoặc cho là phản chiến th́ cũng là việc t́nh cờ thôi, may mắn thôi, chứ tôi không chủ ư trước việc phổ biến bài thơ.

    -ĐQAThái: Khi phổ thành ca khúc, h́nh như Phạm Duy có sửa vài lời trong bài thơ?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Đúng vậy. Có lẽ ông Phạm Duy sửa vài chữ cho nó ḥa hợp với âm điệu bài nhạc hơn. Có câu ông Phạm Duy cắt bớt. Thí dụ câu tôi viết, “Chiếc quan tài phủ cờ màu, hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng” th́ Phạm Duy sửa thành “Bây giờ anh phủ mầu cờ” và cắt đi câu thơ kế tiếp.

    -ĐQAThái: “Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng”, tại sao lại phũ phàng ạ?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Khi đau đớn th́ cái ǵ cũng phũ phàng cả. Phũ phàng là h́nh ảnh đau đớn, quằn quại.

    -ĐQAThái: Khi nhạc sĩ Phạm Duy đổi chữ và cắt bớt câu thơ như vậy, là tác giả, bà có thấy mất đi nguyên ư khi cảm xúc sáng tác không?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Tôi không nghĩ ǵ và cũng không thắc mắc, không để ư chuyện đó, v́ khi tôi làm thơ, tôi theo vần điệu của thơ, c̣n ông Phạm Duy làm nhạc th́ ông cảm hứng theo nốt nhạc.

    -ĐQAThái: Hỏi câu này bà thứ lỗi cho, bà có người yêu là lính không?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: (ngập ngừng..., cười) Chắc cũng phải có chứ ạ!

    -ĐQAThái: Bài thơ “Thương Ca 1” do bà sáng tác và Phạm Duy phổ nhạc, đă từ lâu trở thành của quần chúng. Nghĩa là, người ta hát say sưa mà không c̣n nhớ tới tên tác giả. Nếu t́nh cờ, ở một nơi chốn nào đó, bỗng nhiên nghe có người hát, có người nói tới bài thơ này, tâm trạng của bà sẽ ra sao?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Tôi vui chứ ạ. V́ tôi thấy tôi may mắn có người biết đến thơ của ḿnh; mà thực sự khi làm thơ, tôi làm v́ tôi thấy cần làm thôi, chứ không mang ước vọng có con mắt nào đó để ư đến thơ ḿnh (cười).

    -ĐQAThái: Bà có thể đọc cho nghe nguyên văn bài “Thương Ca 1”.

    -Nhà thơ Lê Thị Ư:

    “Ngày mai đi nhận xác chồng
    Say đi để thấy ḿnh không là ḿnh
    Say đi cho rơ người t́nh
    Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
    Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
    Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
    T́nh ta không thể vuông tṛn
    Say đi mà tưởng như c̣n người yêu
    Phi cơ đáp xuống một chiều
    Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
    Dài hơi hát khúc thương ca
    Thân côi khép kín trong tà áo đen
    Chao ơi thèm nụ hôn quen
    Đêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau
    Chiếc quan tài phủ cờ màu
    Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng
    Em không thấy được xác chàng
    Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
    Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
    Nghĩa trang mà ngỡ như pḥng riêng ai.”


    -ĐQAThái: Nếu dùng thơ để kết thúc cuộc phỏng vấn này, bà sẽ chọn những câu thơ nào?

    -Nhà thơ Lê Thị Ư: Tôi muốn dùng hai câu thơ cuối của bài “Thương Ca 1” là “Mùi hương cứ tưởng hơi chồng, nghĩa trang mà ngỡ như pḥng riêng ai”, để nói lên tâm trạng người góa phụ trong chiến tranh, trong nỗi đau tận cùng, cảm xúc như ḿnh vẫn c̣n người ḿnh yêu.

    -ĐQAThái: Cám ơn bà đă nhắc nhớ lại một bài thơ bất hủ nói lên nỗi đau của con người và đất nước Việt Nam thời c̣n chinh chiến.
    Posted by Nha Ky Thuat at 11:53 PM

    Tưởng Như C̣n Người Yêu-Phạm Duy-Lê Thị Ư-Julie Quang

  10. #600
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    "Đế Quốc Việt Nam" nh́n qua tem thư

    https://chinhhoiuc.blogspot.com/2013...a-tem-thu.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/06...a-tem-thu.html

    Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013
    Thời kỳ "Đế Quốc Việt Nam" nh́n qua tem thư

    Khi c̣n trẻ, ai cũng đều có những đam mê để theo đuổi (1). Người th́ thích chơi thể thao, đá bóng, đá cầu... Kẻ th́ thích âm nhạc, chơi đàn, hát xướng... Cũng có những người ngồi cặm cụi chép lại những bài thơ t́nh của các thi sĩ tiền chiến và đương đại. Có điều những đam mê đó có thể thay đổi theo thời gian và lứa tuổi. Những đam mê cũ bỗng dưng biến mất để thay bằng những đam mê mới theo nhu cầu của cuộc sống cũng như những diễn biến của bản thân.

    Cho đến nay, tôi cũng đă từng trải qua khá nhiều những thời kỳ đam mê, trong đó có cái thú sưu tầm tem thư Việt Nam cũng như ngoại quốc. Đó cũng là lư do bài viết này được thực hiện để chúng ta có một cách nh́n về lịch sử và văn hóa ngày xưa qua những con tem. H́nh ảnh sử dụng trong entry này được lấy từ trang Flickr của anh Mạnh Hải (2), một kiến trúc sư nay đă về hưu nhưng vẫn c̣n giữ được niềm đam mê trong việc sưu tầm h́nh ảnh xưa.



    Những con tem xưa từ thời Bảo Đại
    (Ảnh Mạnh Hải)

    Rất nhiều bạn trẻ ngày nay không hề biết đến sự kiện nước Việt xưa đă có một thời ngắn ngủi dùng danh hiệu Đế Quốc Việt Nam sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945. Hoàng đế Bảo Đại (3) tuyên bố Việt Nam độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa vào ngày 17/4/1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim (tác giả cuốn Việt Nam Sử Lược). Trên thực tế, khi đó Nhật Bản vẫn cai trị Nam Kỳ.

    Khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả cho Việt Nam ngày 14/8/1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị sau cái gọi là “cách mạng tháng 8” nổi lên… “cướp” chính quyền.

    Trên danh nghĩa, Đế Quốc Việt Nam là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, danh xưng Đế Quốc Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt địa lư vào đất nước Việt Nam (4).

    Việc Hoàng đế Bảo Đại dùng danh xưng “Đế Quốc” chỉ mang ư nghĩa Việt Nam là một nước quân chủ do Hoàng đế đứng đầu, cũng b́nh thường như khi ta nói “Đế đô Thăng Long”...

    Danh từ “Đế Quốc” măi về sau này mới mang ư nghĩa “nước đi xâm lược nước khác, biến nước này thành thuộc địa hay phụ thuộc”. Đó là thời kỳ kháng chiến của Việt Minh, nếu không biết th́ sẽ thấy "đế quốc" chỉ mang nghĩa xấu, sau này lại có “Đế quốc Mỹ” đă được dùng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

    Năm 1945, Bưu điện Đế Quốc Việt Nam phát hành 3 mẫu tem mang tên Hoàng đế Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu. V́ thời gian tồn tại của Đế Quốc Việt Nam quá ngắn ngủi nên những mẫu tem này chỉ mới được in thử, chưa được phát hành. Anh Mạnh Hải đă sưu tầm được những h́nh ảnh về những con tem của Đế Quốc Việt Nam thật quư giá.

    Thứ nhất, mẫu tem chân dung Hoàng đế và Hoàng hậu mặc quốc phục gồm 6 màu khác nhau với giá tiền 20 xu, 30 xu, 50 xu (C: Cent, Xu) và 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng ($: Piastre, Đồng). Đặc biệt trên mẫu tem này cùng 2 mẫu khác c̣n có chữ ḍng chữ Đế Quốc Việt Nam in bằng Hán văn.


    Mẫu tem in thử chân dung Hoàng Đế Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương
    (Ảnh Mạnh Hải)

    Mẫu thứ nh́ là chân dung của Hoàng hậu Nam Phương (4), chỉ có một giá tiền là 5 xu. Mẫu tem này được lấy từ h́nh chụp Nam Phương Hoàng hậu trong bộ triều phục vào năm 1934, do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế.


    Tem Nam Phương Hoàng Hậu
    (Ảnh Mạnh Hải)

    Mẫu in thử tem thứ ba của Đế Quốc Việt Nam là chân dung của Hoàng đế Bảo Đại giá 5 Đồng nhưng lại bị in ngược. Những trường hợp tem in ngược không phải là hiếm trên thế giới và những con tem in ngược được các nhà sưu tầm săn lùng với giá rất cao (5).


    Bản in thử tem Hoàng đế Bảo Đại do Đế Quốc Việt Nam phát hành bị ngược
    (Ảnh Mạnh Hải)

    Ngay sau thời kỳ Đế Quốc Việt Nam ngắn ngủi là cuộc “cướp chính quyền” để thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Trong thời gian đầu, chính quyền mới tạm thời dùng những con tem cũ đang lưu hành của Indochine (Đông Dương) để sử dụng.

    Cũng vẫn h́nh Nam Phương Hoàng hậu trên tem Indochine, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa chỉ cần in đè lên để tiếp tục cuộc hành tŕnh của con tem được lưu hành trong chế độ mới.


    Tem in đè của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa

    Ngày nay, những con tem bưu chính đang dần dần bị mai một trước phương tiện liên lạc nhanh chóng bằng email, hay c̣n gọi là “điện thư”. Tiếng Anh dùng một từ ngữ rất ư nhị để chỉ phương tiện liên lạc chậm ŕ qua đường bưu điện, họ gọi đó là “snail mail” (thư do con ốc sên chuyển) chẳng khác ǵ Việt Nam có cụm từ “con rùa bưu điện”.

    Bức ảnh dưới đây được tŕnh bày dưới dạng một con tem của Mỹ với lời giải thích, tạm dịch là “Thư rùa… chắc chắn sẽ đến vào tháng tới”. Tôi không nghĩ đây là con tem do Bưu điện Hoa Kỳ phát hành mà chỉ là một bức h́nh được ai đó sáng tác bằng photoshop. Bưu điện không dại ǵ mà cho ra loại tem “nhục mạ” ḿnh trước ưu thế của điện thư.


    Snail Mail… When it absolutely has to be there next month

    ***
    Chú thích:

    (1) Xem bài “Tham vọng văn chương”
    (http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...an-chuong.html)

    (2) Xem bài “Flickr.com: Kho h́nh vô tận”
    (http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...nh-vo-tan.html)

    (3) Bảo Đại (1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Ông đồng thời là Quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (tháng 3/1945) và Quốc gia Việt Nam (tháng 7/1949).

    Tháng 9/1932, Bảo Đại chính thức làm vua. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám của Việt Minh thành công. Bảo Đại tuyên bố: “Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao”. Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói nổi tiếng: “Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị”.

    Tháng 9/1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.

    Ngày 16/3/1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà đến Côn Minh rồi Hương Cảng. Tại Côn Minh, ông đă tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại Tướng George Marshall, đại diện Hoa Kỳ, đă đem bản giao ước với Bảo Đại về tŕnh Tổng thống Harry S. Truman. Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.

    Ngày 24/4/1949, Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp. Ngày 20/6/1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính phủ Lâm thời Nam phần tuyên bố giải tán. Ngày 21/6, thỏa ước Elyseé được công bố. Cuối tháng 6/1949, Việt Nam chính thức thống nhất dưới sự quản lư của Quốc Gia Việt Nam.

    Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31/7/1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi. Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Trước đó, ông có nhận lời về tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) được tổ chức tại Hà Nội vào 1997.

    Đám tang Bảo Đại được tổ chức một cách lặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày 6/8/1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot, số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.



    Hoàng đế Bảo Đại

    (4) Xem bài “Tên nước Việt Nam, một hành tŕnh lịch sử”
    (http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...h-lich-su.html)

    (5) Nam Phương Hoàng hậu: tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 - 1963) là vợ của vua Bảo Đại mang quốc tịch Pháp. Bà là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Bà sinh ngày 4/12/1914 tại Huyện Kiến Ḥa, Định Tường (nay thuộc Thị xă G̣ Công, Tỉnh Tiền Giang), xuất thân trong một gia đ́nh Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ.

    Bà là con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính, cháu ngoại ông Lê Phát Đạt (huyện Sĩ) ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Hiện nay trên Đà Lạt, gần thác Cam Ly, vẫn c̣n lăng của ông Nguyễn Hữu Hào.

    Ông Lê Phát Đạt đi học ở Pháp về, mở đồn điền trà và cà phê ở cao nguyên Trung phần. Ông bà Nguyễn Hữu Hào có vốn Tây học, có đầu óc nên mới nghĩ đến khai thác đồn điền. Lê Phát Đạt là người bỏ tiền xây dựng ngôi nhà thờ ở đường Bùi Chu cũ, hiện nay là nhà thờ Huyện Sỹ, đường Tôn Thất Tùng và nhà thờ Hạnh Thông Tây ở G̣ Vấp (nhà thờ Chí Ḥa đường Cách mạng tháng 8 – Quận Tân B́nh) được xây dựng với số tiền dư khi xây dựng xong nhà thờ Huyện Sỹ.

    Gia đ́nh Nguyễn Hữu Hào chỉ có 2 người con gái, Nguyễn Hữu Thị Lan là thứ hai, chị là Agnès Nguyễn Hữu Hào lấy chồng sớm, học hành không rơ đến lớp nào, chồng là Bá tước Didelot, làm công chức cho Tây.

    Theo những bức h́nh chụp trong tờ Indochine th́ cả hai chị em đều cao lớn hơn hẳn những người phụ nữ Việt Nam b́nh thường. Trước ngày cưới, hai chị em đến ở một căn nhà của gia đ́nh ở đường Nguyễn Du bây giờ, trước ngày ra Huế. Các cô ở Sài G̣n để đi học chứ không ở G̣ Công.

    Các tiểu thư ở đường Nguyễn Du, mỗi sáng đi nhà thờ th́ băng qua đường Lê Văn Duyệt, tới đường Bùi Thị Xuân chừng nửa cây số là tới nhà thờ Huyện Sĩ. Nhà thờ này theo thói quen lấy tên ông Huyện Sĩ hay Lê Phát Đạt v́ ông đă công hiến nhiều để xây dựng nhà thờ.


    Nam Phương Hoàng hậu trong triều phục,
    (H́nh chụp năm 1934)

    (6) Một bộ sưu tập tem cổ quư hiếm với tuổi đời 159 năm, mang h́nh chân dung Nữ hoàng Victoria lộn ngược đầu do lỗi in ấn, sẽ được đem ra bán đấu giá vào ngày 23/1/2013.

    Trong quá tŕnh in lần đầu những con tem trị giá 4 anna (tiền cổ thời Anh đô hộ Ấn Độ) tại Calcutta, Ấn Độ vào năm 1854, h́nh chân dung Nữ hoàng Victoria vô t́nh bị in ngược đầu. Ngày nay, chỉ c̣n 20 hoặc 30 con tem như thế.

    Bộ sưu tập tem này từng thuộc sở hữu của ông Robert Cunliffe, một người chơi tem ở Mỹ nhiều năm. Công ty bán đấu giá Spink ở London ước tính bộ sưu tập độc nhất vô nhị này sẽ có giá khoảng 50 - 70 ngàn bảng Anh (110.000 USD).

    Chuyên gia về tem, ông David Parson ở Công ty Spink cho biết: “Khi tem mới ra đời, người ta không để ư đến lỗi in và những con tem vẫn lưu thông thông suốt, được nhiều người mua”. Ông cho biết các nhà sưu tập tem rất ưa thích tem in lỗi v́ chúng thật sự thú vị.

    Những con tem trị giá 4 anna kể trên cũng là một trong những loại tem được in nhiều màu đầu tiên trên thế giới lúc bấy giờ. Cụ thể, viền ngoài tem in mực đỏ c̣n phần chân dung Nữ hoàng Victoria được in bằng mực xanh nổi lên trên nền tem.

    (Theo Phạm Trúc, báo Thể thao & Văn hóa)


    Tem Nữ hoàng Victoria in ngược

    ***

    2 nhận xét:

    Nặc danh05:22 2 tháng 10, 2013
    Chính à
    Tao vẫn theo sát các loạt bài của mày , rất hay, các loại tem mày post trong trang này hầu hết tao và thàng Thịnh, Khánh Hồng , thằng Mậu học dưới ḿnh một lớp đều co ( Mậu hiện ở gần chỗ thàng Bốn ), bây giờ Khánh Hồng nlk1 làm phó giám đốc Công Ty Tem ở Saigon, hồi trước tao với nó hai cậu cháu cùng là Hội viên của Lemirador, nhận được liên lạc với tao qua Yaho o message hoặc Viber, tao sắp về VN chơi, tao có thấy lại cái kệ sách tao cho mày thật là tuyệt

    D Nguyen

    Trả lời
    Trả lời

    Ngoc Chinh Nguyen11:27 2 tháng 10, 2013
    D. thân, it's good to hear from you. Về chuyện sưu tầm tem, tao c̣n nhiều đề tài ấp ủ lắm, khi nào rảnh sẽ viết tiếp v́ không lẽ chuyện cả mấy chục năm theo đuổi cái đam mê này mà lại chỉ có mỗi một bài. Hăy đợi đấy nghe D. Thân.

    Trả lời

    Ngày Xưa - Tam Ca Áo Trắng [Official Audio]

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 16 users browsing this thread. (0 members and 16 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •