Page 66 of 94 FirstFirst ... 165662636465666768697076 ... LastLast
Results 651 to 660 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #651
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Đi buôn

    https://dongsongcu.wordpress.com/2018/07/23/di-buon/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...ongsongcu.html

    Đi buôn
    Posted on July 23, 2018 by dongsongcu

    Duy Kỳ còn cái tên khác là Lê Duy Khiêm, cháu đích tôn của Lê Hiển Tông. Vua Lê Hiển Tông qua đời, truyền ngôi lại cho Duy Kỳ. Kỳ lấy niên hiệu là Chiêu Thống.
    Sau đó, để củng cố ngôi vị của giòng họ Lê, Chiêu Thống sai Lê Quýnh và Nguyễn Quốc Đống đưa thái hậu và con trai mình qua cửa ải Thủy Khẩu, sang tận Long Châu, để chầu chực Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị và Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh, mà cầu viện nhà Thanh.
    Cương mục, tức Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, kể lại:
    “Thái hậu đưa nguyên tử (con trai Chiêu Thống) đến yết kiến ở trong sân, gào khóc xin cứu viện. Bọn Sĩ Nghị tâu với vua Thanh rằng: tự hoàng nhà Lê đương phải bôn ba; đối với đại nghĩa, ta nên cứu viện. Vả lại, sau khi khôi phục nhà Lê, ta nhân đó, đặt lính thú để đóng giữ. Thế là vừa làm cho nhà Lê được tồn tại, vừa chiếm lấy được An Nam, thật là làm một chuyến mà được hai lợi”
    Vua Mãn Thanh thuận cho ngay. Thế là Sĩ Nghị bèn điều động quân lính của bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu, kéo sang nước Nam dưới danh nghĩa là phò giúp nhà Lê. Bọn quần thần Lê Quýnh, Nguyễn Quốc Đống chạy ngựa về trước, tâu lại với Chiêu Thống. Thống được tin rất hân hoan, bèn vội vã sai Tham tri chính sự Lê Duy Đản và Hàn lâm hiệu thảo Trần Danh Án đi đường tắt lên nghinh đón đón quân Mãn Thanh mà đưa vào nước. Nhờ quân binh của Lê Chiêu Thống dẫn đường và nội ứng, hai mươi chín vạn quân của Tôn Sĩ Nghị ồ ạt tiến vào chiếm Thăng Long. Nhà Thanh phong cho Chiêu Thống làm An Nam quốc vương. Kể từ đây, Chiêu Thống hoàn toàn lệ thuộc, phải thần phục nhà Thanh. Dù ngồi ở ngôi vua, Chiêu Thống thực sự chỉ là bù nhìn của quân Thanh. Mọi điều, mọi việc, các thứ từ trong ra ngoài, sinh mệnh dân tộc cùng đất nước, đều trong tay Sĩ Nghị.

    Cương mục viết tiếp về Lê Chiêu Thống:

    “Nhà vua chủ yếu chỉ dựa vào người Thanh. Khi chia ban quan chức, nhà vua chỉ trao cho các bầy tôi đi theo hộ giá và theo hầu ở hành tại, còn cựu thần và hào kiệt đều không được bổ dùng. Các bầy tôi tay sai cũng không ai nói đến việc ra quân để phục thù mà còn truy lùng bắt bớ những ai chống đối giặc Tàu. Trong kinh và ngoài các trấn, thảy đều chán nản và rời rạc. Cái cơ thành hay bại chỉ một mực tùy theo người Thanh mà thôi. Thế là việc nước không thể xoay xở được nữa”

    Lại thêm, An Nam Nhất Thống Chí cũng có lưu truyền rằng:

    “Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì viết là Càn Long, việc gì cũng do viên Tổng đốc, có khác gì phụ thuộc vào Mãn Thanh?”. Lại có hôm, vua tới yết kiến, Nghị không buồn tiếp, chỉ cho người đứng ở dưới linh các truyền bảo: “Hôm nay không có việc quân, việc nước gì. Hãy về cung đi!”. Đối với quân lính, thì y lại dung túng cho chúng mặc sức làm điều phi pháp, hãm hại với lương dân. Vua Lê tuy biết sự tệ hại ấy, nhưng đã trót mời rước quân Thanh sang, chỉ sợ vì việc đó mà làm mếch lòng chúng, nên không dám nói gì, mà ngược lại còn bảo vệ cho quân Thanh.”

    May cho vận nước, đầu năm Kỷ Dậu 1789, Bắc-Bình-Vương Nguyễn-Huệ đem quân đánh tan quân Thanh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt.

    Thống cùng bầy tôi chạy theo tàn quân Mãn Thanh, rồi chết bỏ xác ở đất giặc: Yên Kinh. Thế nhưng, “Trăm năm bia đá cũng mòn – ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ ”; “Lê Chiêu Thống ” đã đời đời kiếp kiếp đồng nghĩa với: “buôn dân-bán nước ”. Chiêu-Thống Lê-Duy-Kỳ đã trở thành một cái tên làm vua mà buôn dân bán nước, chưa từng có trong lịch sử Việt Nam thời ấy.

    Trong bối cảnh bạo quyền hèn với giặc ác với dân, rước giặc Tàu vào dày xéo đất nước, Trương Đình Phương có kể câu chuyện đi buôn qua “Lá Gan Người Phương Nam” như sau:

    “Giặc phương Bắc rần rật kéo vào kinh thành Thăng Long. Quan và dân rủ nhau chạy loạn.
    Năm hôm trước khi mới nghe tin giặc còn cách kinh thành hai trăm dặm Hoàng Thượng và hoàng thân quốc thích đã lặng lẽ rời đến một nơi an toàn.

    Trần Tiết, gã bán thịt lợn. Nghe tin giặc sắp tràn tới, vợ gã giục gã:
    -Chàng muốn chết hay sao mà còn mổ lợn để bán, có lo soạn sửa mà chạy đi không?
    Trần Tiết cười:
    -Hiền thê hãy đem các con về bên quê nội Phú Thọ đi, hy vọng với sự phù hộ của các vua Hùng, nàng và các con sẽ bình an. Riêng ta, ta không đi đâu cả.
    Khuyên nhủ mãi, chồng vẫn khăng khăng không chịu đi, vợ Tiết lắc đầu ngao ngán cùng con cái gạt lệ phân ly.
    Chiều đó, hai mươi chín vạn quân phương Bắc chiếm cứ kinh thành. Bấy giờ kinh thành chẳng khác gì ngôi mộ hoang lớn, không một bóng người, ngay cả gà chó cũng không có nửa con.
    Trần Tiết gánh thịt lợn dạo qua dạo lại trước cổng kinh thành rao:
    -Ai thịt lợn đây, ba mươi đồng một ký.
    Tên tướng giặc ra lệnh cho quân lính gọi gã bán thịt lợn vào. Trần Tiết nghênh ngang đi giữa hàng vạn quân lính giặc, mặt không chút run sợ, vào đến nơi nhìn thấy tướng giặc đang ngồi chệm chễ trên ghế, Tiết hỏi:
    -Ngài định mua thịt tôi chăng? Thịt tôi chỉ bán cho người dân Đại Việt, còn với người phương Bắc tôi không bán.
    Tướng giặc trố mắt nhìn Tiết bật cười:
    -A ha! Tên này khá! Ba mươi năm ta tung hoành năm bắc, trải qua trăm ngàn trận đánh, san bằng hàng ngàn thành trì, đi đến đâu kẻ nào hễ nghe tên ta là sợ vỡ mật, đứng trước ta kẻ nào cũng phải uốn gối khom lưng, chỉ duy nhất nhà ngươi đứng đó còn dám ăn nói xấc xược như thế.
    Trần Tiết cười ha hả:
    – Ngài không phải phụ mẫu tôi, không phải đức vua của Đại Việt vì cớ gì tôi phải khom lưng trước ngài? Ngài đem quân dày xéo non sông bờ cõi Đại Việt tôi hận không thể lột da uống máu của ngài, hà cớ gì tôi phải sợ ngài?
    Tướng giặc nghe những lời đó, bất giác mắt long sòng sọc, da mặt giần giật, đập mạnh tay xuống bàn, thét lớn:
    -Hảo hảo, có chút chí khí. Ta rất thích những tên ngang tàng không sợ chết như ngươi.
    Rồi hắn dịu giọng:
    – Nếu ngươi muốn, đầu quân cho ta, ta sẽ cho ngươi một chức vị xứng đáng trong quân của ta.
    Trần Tiết trợn trừng hai mắt nhìn thẳng vào mặt tướng giặc hỏi lớn:
    – Thưa ngài, kẻ nhận giặc làm cha có đáng băm vằm chăng?
    Tướng giặc đanh giọng:
    – Giết!
    Trần Tiết tiếp:
    – Kẻ luồn trôn liếm gót ngoại bang, quay mặt với sự sống còn của dân tộc, hưởng vinh hoa phú quý trên xương máu đồng bào có đáng cho muôn ngựa phanh thây không?
    Tướng giặc thét:
    – Chém!
    Trần Tiết tiếp:
    – Bất cứ kẻ nào vì lợi ích bản thân mà phản bội dân tộc, làm tay sai cho ngoại bang đều không xứng làm con người, đáng bị muôn dân nguyền rủa, trời không dung đất không tha. Thế thì tại sao ngài lại xúi tôi sa vào con đường tội lỗi ấy?
    Tướng giặc lông mày dựng ngược cười khoái trá:
    – Thú vị, thú vị ha ha, không ngờ đất nước man di mọi rợ này còn có món sản vật lạ kỳ như nhà ngươi. Ta cứ tưởng bọn người phương nam tên nào tên nấy lá gan chỉ bé tý tẹo bằng cái móng tay của ta .
    Trần Tiết lớn giọng bảo:
    – Xin ngài cho tôi mượn một thanh trủy thủ có được chăng?
    Tướng giặc rút thanh trủy thủ bên hông trao cho Trần Tiết nói:
    – Đây là thanh trủy thủ trí bảo hoàng thượng ban tặng cho ta, chém sắt như chém bùn.
    Trần Tiết đưa một tay cầm lấy, rút ra, ánh sáng từ ngọn trủy thủ làm Tiết lóa mắt, Tiết chậc lưỡi:
    – Đồ tốt, đồ tốt.
    Tiết thở dài một cái, nhìn lên chính điện, nơi đặt ngai vàng của vua nước Việt, bất giác sa lệ. Tiết nói trong mơ màng:
    – Các ngài chỉ biết một mà không biết hai, người dân Đại Việt chúng tôi lá gan không hề nhỏ mà còn lớn hơn gấp nhiều lần lá gan người phương Bắc các ngài, chỉ có điều vua quan tham sống sợ chết, làm cho ý chí người dân cũng theo đó mà tiêu tán. Than ôi, quan thế ấy, vua thế ấy, non sông gấm vóc này còn chi, còn chi.
    Dứt lời Tiết quay trủy thủ đâm thẳng vào bụng. Tướng giặc a lên một tiếng, đánh rơi tách trà vừa cầm lên tay. Thanh trủy thủ sắc lẹm, khứa một đường trên bụng Tiết.
    Tiết đưa tay còn lại thọc vào bụng moi từng phần nội tạng ra ngoài, thều thào nói:
    – Đấy ngài thấy chưa, ruột chúng tôi cũng có khác gì của các ngài đều là con người cả thôi…
    Móc đến lá gan Tiết đã sắp tàn hơi, gượng mà thốt lên:
    – Lá gan người Đại Việt là thế này đây thưa ngài…ngài hãy nhìn cho kỹ và nhớ lấy… Một ngàn năm bị các ngài đô hộ, dân tộc này vẫn quật cường đứng dậy đạp lên đầu các ngài… Bây giờ các ngài chiếm được Đại Việt, nhưng rồi chúng tôi sẽ dành lại…
    Dứt lời Tiết gục xuống.
    Tướng giặc vào sinh ra tử bao phen chưa lần nào run sợ nhưng hôm nay trước cảnh tình ấy, chả rét mà run. Hắn quỳ xuống vái xác Trần Tiết mà rằng:
    -Ta lạy ngươi không phải vì ta sợ ngươi mà ta đau tiếc cho một tuấn kiệt không gặp thời. Nếu người phương Nam ai cũng như ngươi thì chúng ta làm sao lấy được Đại Việt một cách đơn giản thế này.
    ….”


    Ấy là chuyện đời xưa!
    Ngày nay, lịch sử tái diễn!


    Máu dân Việt chan hòa nơi các hải đảo Hoàng Sa, Trường sa, Gác Ma,…. trên cả những chiếc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngoài Biển Đông; cũng bởi bọn giặc Tàu. Thế mà, nhà nước cộng sản lại hèn hạ, luôn miệng bao che và tung hô bọn Tàu cộng phương Bắc bằng các thứ ngôn từ gian manh xảo quyệt như “tàu lạ”, “nước ngoài”, “Đời đời nhớ ơn Trung Quốc”, “Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan”, “16 chữ vàng – 4 tốt”…
    Ngày nay, khi đảng cộng sản mưu đồ buôn cả giang sơn cho Tàu cộng với cái bộ luật khốn nạn gọi là “Đặc Khu”, thì biết bao người yêu nước đã can trường cho bọn giặc tàu cộng và bè lũ nhà nước cộng sản thấy rõ “Lá Gan Người Phương Nam”. Họ chấp nhận đổ máu, chịu tù đày, can trường đối đầu với lực lượng đàn áp man rợ của bạo quyền cộng sản. Từ Sài Gòn đến Hà Nội, các cuộc biểu tình đã diễn ra khắp mọi tỉnh thành trên đất nước Việt Nam. Đồng bào trong nước đã vượt qua nỗi sợ hãi gông cùm đàn áp của bạo quyền, xuống đường để vạch trần tội buôn dân bán nước của đảng cộng sản. Hàng chục ngàn đồng bào từ khắp mọi nơi đổ về Sài Gòn. Dân chúng kéo tới càng ngày càng đông. Người Sài Gòn hát vang vang trong nước mắt những bài hát đang bị cấm đoán: Việt Nam Tôi Đâu, Triệu Con Tim, Trả Lại Cho Dân vang vọng khắp vòng xoay Lăng Cha Cả. Đồng bào đã thét gào trong câm hờn:
    “ Đả đảo “bán đất” cho Tàu Cộng ”, ” Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân ”…

    Đặc khu Vũng Áng
    Tách! Bập! Bập!
    Tách! Bập! Bập! Bùng!

    Tuổi trẻ Việt Nam tay vỗ, tay nhịp vào các hộp giấy thô sơ, cất cao tiếng hát. Tiếng hát không chuyên nghiệp, tràn ngập căm hờn. Nhịp đập bập bùng theo nhạc, theo lửa uất hận bừng cháy trong tim:

    “Chúng đi buôn, buôn tước buôn quyền
    Chúng đi buôn, cho nước đảo điên
    Chúng đi buôn, buôn núi buôn non
    Buôn tủi hờn, buôn cả giang sơn

    Chúng đi buôn, buôn sắc, buôn sầu
    Chúng đi buôn nước mắt lòng đau
    Chúng đi buôn thân xác xanh xao
    Buôn đời mình, buôn cả thâm sâu

    Chúng đi buôn, buôn bến, buôn bờ
    Chúng đi buôn ánh mắt trẻ thơ
    Chúng đi buôn tiếng khóc đơn sơ
    Cho đời càng gian khổ cam go

    Chúng ăn vuông, ăn méo ăn tròn
    Chúng ăn to, ăn bé cỏn con
    Chúng ăn trên, ăn dưới ăn ngang
    Cho mặc người ai thở ai than

    Chúng đi buôn giấy phép văn bằng
    Chúng đi buôn công lý với lòng nhân
    Chúng đi buôn, buôn nghĩa, buôn danh
    Buôn sự thật, buôn cả lương tâm

    Chúng ăn chơi xương máu đồng loại
    Chúng chơi vui trên kiếp nghèo đói
    Chúng chơi sang, chơi xấu, chơi oai
    Chơi như đời không còn ngày mai

    Chúng đi buôn, chia chác sang giầu
    Chúng đi buôn, lừa dối gạt nhau
    Chúng đi buôn cho mắt thêm sâu
    Nỗi khổ này sẽ còn bao lâu…”


    Phan Van Hung - Chung di buon


    Qua “Chúng Đi Buôn”, nhạc sĩ Phan văn Hưng ghi đậm nét nỗi đau của cả dân tộc. Lời nhạc vang động đến lòng người. Tiếng hát hôm nay là tiếng gào thét phẫn nộ, tiếng kêu than của phận người lây lất sống trong một xã hội chủ nghĩa suy đồi mọi mặt, một chế độ gọi là cộng sản đã thối nát đến tận cùng, một “nhà nước” buôn dân bán nước. Tiếng hát, tiếng rên siết khổ đau của lương dân trong gông cùm, của bạo quyền cộng sản bất nhân.

    “Rồi một mai em lên non cao
    Trông về xa núi rác ngập sầu
    Nhưng thành phố chen chúc bụi nâu
    Nơi kiếp người tranh thủ miếng đau

    Và lòng em sẽ trong xôn xao
    Tim thật chân vỡ lên nghẹn ngào
    Kẻ cùng khốn trong kiếp khổ lao
    Cũng chính là những người đồng bào.”

    Buôn dân bán nước là trọng tội!
    Đừng khinh thường lòng dân kiên quyết!

    Hãy quay đầu lại, về với Nhân dân, trước khi muộn màng như cái tên Chiêu-Thống Lê-Duy-Kỳ đã bị “Lưu xú vạn vạn niên”!

    Bùi Đức Tính
    http://batkhuat.net/van-dibuon.htm

  2. #652
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Chửi bọn bán nước

    http://www.nongnghiephaingoai.com/20...ls-le-duy-san/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...c-httpwww.html

    Chửi bọn bán nước

    * Phỏng theo bài “Chửi mất gà”

    Bớ làng trên xóm dưới, bớ láng giềng láng tỏi… bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Nước của bà hình chữ S, từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu. Trải qua 4 ngàn năm văn hiến. Tuy bà bị nô lệ một ngàn năm thằng Tầu, một trăm năm nô lệ thàng Tây, nhưng nước của bà, không những vẫn còn nguyên vẹn mà còn mở rộng xuống miền Nam cả trăm cả ngàn cây số vuông. Con cháu bà tuy nghèo khổ, nhưng vẫn nề nếp, gia phong. Trai không phải làm lao nô cho ngọai quốc, gái không phải làm đĩ cho ngoại bang.
    .
    Nhưng kể từ ngày thằng mất dạy tên Nguyễn Tất Thành con thằng Nguyễn Sinh Sắc trốn lên tầu Pháp làm bồi cho Tây, làm tớ cho Nga, cho Tầu, đem cái chủ nghĩa Mác Lê vô thần về nước, làm cho nước của bà bại họai gia phong. Chúng mày, từ thằng Hồ Chí Minh, thằng Lê Duẩn, thằng Trường Chinh Đặng Xuân Khu, thằng Phạm Văn Đồng, thằng Võ Nguyên Giáp đến thằng Lê Đức Anh, thằng Nông Đức Mạnh, thằng Lê Khả Phiêu, thằng Nguyễn Tấn Dũng, thằng Nguyễn Phú Trọng, thằng Trần Đại Quang, thằng Nguyễn Văn An, thằng Phan Văn Khải, thằng Nguyễn Minh Triết, thằng Nguyễn Sinh Hùng, thằng Tô Huy Rứa.. v..v… đem cả đất nước bán cho Tầu.



    Miền bắc thì mất cả mấy chục ngàn cây số vuông. Miền Trung thì mất cả trăm ngàn cây số vuông hải phận, khiến con cháu của bà ở vùng biên giới không đất trồng trọt, sinh sống, ở vùng ven biển sống bằng nghề đánh cá không còn đất sống. Trai thì phải đi làm lao nô cho ngọai bang, gái thì phải đi làm đĩ điếm cho ngọai quốc. Thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, đứa nào tóan tính bán thêm, thì buông thả nó ra, có đứa nào trót nhỡ bán thì hãy banh lỗ tai vạch lỗ nhĩ lên mà nghe bà chửi đây nài i… i… i… i… i…
    .
    Chém cha những đứa bán nước của bà, chiều hôm qua bà ra làm rẫy, thấy đất còn nguyên. Sáng hôm nay con bà đi làm, nó nói đất đã bị mất một phần. Hỏi ra thì chúng bay đã cưỡng chế đất của bà bán cho Tầu. Đất vẫn còn, mà bây giờ bà không có quyền sử dụng. Mày muốn sống mà ở với vợ với con mày, thì hãy mau mau tìm cách chuộc về trả cho bà. Nhược bằng mày lấp liếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại thằng Hồ Chi Minh, cha già của nhà mày ra. Bà khai quật bật săng thằng ngũ đại, lục đại nhà chúng mày lên bỏ vào nhà xí lấy chỗ cho trâu nó đầm, cho chó nó đái… Ới cái đám con cái thằng chết đâm, chết chém Hồ Chí Minh kia ơi, con cháu mày mà không tìm cách chuộc về trả bà, thì con cháu mày một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ rút lưỡi mày ra, thần linh đỏ mỏ rút ruột mày xuống a… a… a… a…
    .
    Chúng mày dám dùng tiền bán nước dể nuôi sống vợ con chúng mày, để ăn chơi phè phỡn thì bà rủa cho chúng mày ngóc đầu lên không được, chui đầu xuống không xong đấy các con ạ ạ ạ ạ…
    .
    Đất nước của bà nó là núi vàng, núi bạc, chứ chúng mày cưỡng chế bán nó đi, nó về đến nhà chủ mày nó thành đống phân, đống cứt. Nó biến thành con thần nanh mỏ đỏ, nó mổ chồng con, mổ cha, mổ mẹ, mổ ông cố nội, ông cố ngọai chúng mày ra thành trăm mảnh. Bà là bà vứt xuống ao cho cá nó rỉa, rồi bà lại đem lên bờ cho chó nó tha, cho trâu bò nó liếm đấy con ạ… ạ… ạ… ạ… ạ…
    .
    Bà rủa cho chúng mày là chúng mày ngủ giường, giường sập, chúng mày ngủ võng, võng đứt. Chúng mày thức, chúng mày cũng mơ thấy ma móc mắt chúng mày ra. Chúng mày tắm ở ao chúng mày chết chìm trong ao, Chúng mày tắm ở trong chậu chúng mày chết ngộp trong chậu, chúng mày đi ra đường, chúng mày vỡ óc mà chết vì bị xe cán bẹp đầu, nát óc. Chúng mày đi trên lề đường cây khô rớt xuống gãy cổ. Chúng mày uống được ngụm nước vào mồm thì máu đỏ từ mồm chúng mày phọt ra đằng mũi, máu trắng chúng mày tuồn ra đằng tai, cứt lỏng vọt ra đằng đít. Chúng mày ăn miếng rau, chúng mày ói ra cứt. Chúng mày ăn uống gì, chúng mày cũng tóc tai lông lá mày rụng sạch. Bà cuộn lại thành chổi bà quét hố phân, hố xí í… í… í… í…
    .
    Chúng mày không mau mau tìm cách lấy lại đất, biển, bà đóng ghế 3 tháng 10 ngày, buổi sáng bà chửi, buổi tối bà chửi, buổi trưa bà hú, ban đêm bà nguyền, bà rủa cho con cháu chúng mày chết đường, chết chợ, chết tan thây, nát óc, cho Thần Trùng đến rút từng khúc ruột của cha ông, vợ con nhà mày ra a… a… a… a…
    .
    Bà hú 3 hồn, 7 vía những thằng Hồ Chí Minh, thằng Phạm Văn Đồng, thằng Trường Chinh, thằng Lê Duẩn, thằng Nguyễn Tấn Dũng, thằng Nông Đức Mạnh, thằng Nguyễn Phú Trọng, thằng Trần Đại Quang..v..v… và bè lũ Việt gian bán nước, dâng biển cho Tầu. Bà gọi ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cầm cờ đỏ đứng sau nhà, ông cầm cờ vàng bên hữu, ông cầm cờ trắng bên tả yểm cho vợ con nhà chúng mày đẻ con thì đẻ ngược, con ra thì không lỗ đít, cháu ra thì không lỗ tai vì đã dám ăn lấy đất của bà bán cho Tầu Cộng à… à… à… à… à…
    .
    À, mày tưởng mày là tiến sĩ toán lý mà bà không dám chơi toán học với mày à. Bây giờ bà chửi từ số học lên tích phân, xuống đại số rồi sang hình học cho mày nghe e… e… e… e…
    .
    Nếu gọi bố chúng mày là A, mẹ chúng mày là B, mày là C, bà lấy A cộng B cộng C, cho vào ngoặc bà khai căn, bà vi tích phân cả họ hàng chúng mày lên thành ma, thành qủy… ên… ên… ên…
    .
    Chúng mày tưởng nuốt được số tiền bán đất, bán biển mà quan thày chúng mà trả cho, là chúng mày có thể yên ổn mà chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à… Bà là trị cho tuyệt đối hết cả họ chín đời nhà chúng mày, cho chúng mày biết thế nào là “vô nghiệm,” cho chúng mày hiểu thế nào là vô sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi… Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong “âm vô cùng,” sẽ gặp tai ương đến “dương vô tận,” cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày tù tội đến “tối đa” của sự “vô hạn” tối tăm ăm… ăm… ăm.. ăm…
    .
    Tiên sư cha nhà chúng mày, chúng mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò “tiệm cận” hàng rào nhà bà là bà không biết đấy à? Bà là bà “giả thiết” chúng mày ăn cướp hơn hai chục ngàn cây số vuông ở miền Bắc đem dâng cho quan thầy Tầu phù lấy tiền về để chúng mày vỗ béo để nhồi “đường cong” cho con vợ mày, à… à… chúng mày vẽ nữa đi, chúng mày tô nữa đi. Chúng mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi “đường cong” của con vợ chúng mày nó nứt toác, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ chúng mày sẽ hạ “vuông góc” một mạch thẳng xuống “góc tù”…ù… ù… ù…
    .
    Tiên sư cha chúng mày, hỡi thằng Hồ Chí Minh, thằng Nguyễn Tấn Dũng, thằng Nông Đức Mạnh, thằng Trương Tấn Sang, thằng Nguyễn Văn An, thằng Nguyễn Phú Trọng, thằng Trần Đại Quang, thằng Nguyễn Minh Triết, thằng Trần Đức Lương, thằng Nguyễn sinh Hùng, thằng Tô Huy Rứa… ơi, hãy nghe những lời bà chửi cho thấm. Bà nguyền cho cả nhà, cả họ chúng bay chết sầu, chết thảm, chết non, chết yểu, chết nhục, chết nhã, chết không toàn thây, chết không còn đầu, chết mất cả “con tự do.”
    .
    “Hôm nay là ngày Tết,
    Bà chúc chúng mày suốt năm gặp nạn ,
    Ngày mai bà sẽ chúc chúng mày chết đâm, chết chém.
    Bà chúc con cháu cho chúng mày hóa điên, hóa rồ
    Bà rủa suốt năm, suốt tháng liên miên không ngừng.
    Bây giờ bà mệt quá chừng,
    Bà về cơm nước, cúng bái tổ tiên…
    Muốn sống thì nhả hết ra,
    Kéo nhau lên Núi Nùng,
    Lạy bà hai lạy, bà tha chết cho chúng mày… ày ày à….”

    .
    Bà Mẹ Việt Nam
    .
    LS Lê Duy San
    ___________________
    Lời Nguyền rủa:
    *1/ Việt Cộng chết hết và chết một cách thảm khốc.
    *2/ Thân Cộng (ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản), VGCS chết hết và chết một cách thảm thương.
    *3/ Những kẻ đánh phá hoặc mạ lỵ những ngưòi chống Cộng để làm lợi cho Việt Cộng hay để gây chia rẽ hàng ngũ người Việt Quốc Gia, cũng chết hết và chết một cách thảm hại.

    Nguồn: https://hon-viet.co.uk/LsLeDuySan_ChuiBonBanNuoc.htm
    .
    Trần Văn Giang (ghi lại)

  3. #653
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Châu Âu đang là mồi ngon của ai? (1/4)

    http://catbuicarolineth.blogspot.com...on-cua-ai.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...cua-ai-14.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt. Xin coi từ đường dẫn số 2 (có thêm hình ảnh)

    lundi 20 mai 2019
    Châu Âu đang là mồi ngon của ai?

    Những ai đang quan tâm đến đất nước của mình cũng nên tìm hiểu một chút về thời sự trên thế giới hiện nay.
    Tại sao ngày hôm nay chúng ta có liên minh âu châu, có cần thiết không và tầm ảnh hưởng trong 5 năm hay 10 năm tới sẽ ra sao?
    Tại sao Trung Quốc đang tung tiền thâu mua từng mảnh đất nhỏ, từng nhà ở khắp thế giới?
    Tầm ảnh hưởng của âu châu có lọt vào mắt của bao nhiêu quốc gia và ai là người mua bán tích cực nhất?
    Mời quý anh chị đọc một bài sưu tầm và tự nghiệm để thấy ta còn làm được gì cho đất nước mình đang cư ngụ nhé.

    Caroline Thanh Hương

    Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)
    The Observer
    Posted on 20/06/2018
    Categories Bình luận, Kinh tế chính trị quốc tế, Nga - Châu Âu, Trung Quốc
    Tags Pháp, Việt Xuân


    Biên dịch: Việt Xuân

    Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố chùm bài điều tra gồm 4 phần về lịch trình “thôn tính” châu Âu của Trung Quốc trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Quốc đã đánh hơi sự thành công, Trung Quốc trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, và Cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Quốc? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả Nghiên cứu Quốc tế.

    Bài 1: Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ[1]
    Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion.


    Cô gái trẻ Trung Quốc gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không?
    “Dĩ nhiên rồi, ở Trung Quốc ai mà chẳng biết đến cô ấy! Trang trại nho của cô ấy có thật ở gần đây không?” Một người phụ nữ họ Vương hỏi.
    Triệu Vi là một ngôi sao điện ảnh, người mẫu và ca sĩ nhạc pop 42 tuổi – người được trả thù lao cao nhất ở Trung Quốc.
    Ngoài điện ảnh và âm nhạc, Triệu Vi còn có niềm đam mê thứ ba là rượu Pháp. Năm 2011 cô thực hiện được niềm mơ ước của mình và mua một trang trại rộng 7 hecta ở vùng rượu nổi tiếng Saint-Émilion miền tây nam nước Pháp.
    “Khi nhìn thấy trang trại này cô Triệu nhận ra ngay đây chính là trang trại trồng nho mà cô ao ước. Trước đó chúng tôi đã đi xem hàng trăm trang trại nho”, Sue Zhang – người đại diện ở Pháp của Triệu Vi cho biết.
    Cô Zhang đón khách đến thăm lâu đài cổ hơn 400 năm tuổi. Trên cổng lâu đài có treo cờ Pháp, Trung Quốc và EU. Chủ nhân tòa lâu đài không có mặt vì đang bận việc ở châu Á, nhưng hàng ngày vẫn theo dõi tình hình diễn ra ở lâu đài. Sếp của tôi luôn bảo: “Rượu là một nghệ thuật. Cô ấy đã nếm đủ các loại rượu trên khắp thế giới, nhưng cô thích nhất là rượu ở Saint-Émilion. Đích mà cô hướng tới là sản xuất được một loại rượu tốt nhất không đếm xỉa đến kinh phí”, cô Zhang kể. Vì vậy, lâu đài Château Monlot nằm trong vùng đất được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới đã được sửa chữa lại từ hầm rượu cho đến mái. Một trong những chuyên gia giỏi nhất về loại nho Merlot đã được thuê tới làm việc ở đây.


    Trang trại nho của Triệu Vy
    Những mùa rượu đầu tiên vừa được đem ra thị trường và các tiệm ăn nổi tiếng của Pháp đã đặt hàng. Rượu này cũng nhận được nhiều lời ngợi khen cả từ người Pháp. Đây là điều đặc biệt đối với trang trại có chủ sở hữu là người Trung Quốc, bởi vì thông thường rượu của người Trung Quốc sản xuất tại Pháp được chuyển về Trung Quốc cho những bàn tiệc của những người trung lưu đang ngày một nhiều thêm ở nước này. Hiện nay 1/10 dân số Trung Quốc, tức là khoảng hơn 100 triệu người, uống rượu hàng ngày.
    Cho đến nay người Trung Quốc đã mua tất cả 140 trang trại nho ở vùng Bordeaux này. Chúng ta chưa có thể nói con số này là lớn vì nó chỉ chiếm 3% diện tích đất trồng nho ở đây. Những nơi khác trên đất Pháp việc mua đất của người Trung Quốc không hiếm. Thế nhưng người Trung Quốc không chỉ muốn sở hữu những chùm nho ngon ngọt trên đất Pháp mà hiện tượng mới hơn và gây tranh cãi nhiều hơn là mục đích mua đất của người Trung Quốc trong những năm gần đây.
    Tại Pháp, các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua hàng ngàn hecta đất canh tác. Gần đây nhất là cuối năm ngoái, một thương gia Trung Quốc đã mua gần 900 hecta đất trồng trọt ở vùng Allien, miền trung nước Pháp. Ông ta trả 10 triệu euro cho thương vụ đó. Vị thương gia này là đại diện cho công ty đa ngành Reward Group. Thông tin này đã khiến người dân địa phương bức xúc. Không ai hiểu được vì sao người Trung Quốc lại muốn mua đất ở vùng quê yên bình của họ, ngay cả vị thị trưởng.
    “Không biết họ định làm gì ở đây? Những người chủ mới này có định trồng trọt hay không và nếu có thì đến mức độ nào? Hay họ định thay đổi gen?”, thị trưởng Daniel Marchand đã bày tỏ sự bức xúc khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 2.
    Công ty khổng lồ Trung Quốc này trước đây cũng đã mua nhiều đất ở miền trung nước Pháp. Cho tới nay, họ đã là chủ nhân của tất cả khoảng 3.000 hecta đất canh tác ở Pháp, tức khoảng 1/5 diện tích của Helsinki. Vấn đề không phải là việc sở hữu đất quá lớn. Nhưng Reward Group không phải là công ty duy nhất muốn sở hữu đất canh tác ở Pháp. Tờ báo kinh tế Challenges cho biết một công ty lớn khác của Trung Quốc hình như cũng đang xúc tiến những thương vụ mua đất tương tự ở Pháp.
    Theo tin từ báo này, một công ty đang được giấu tên có lẽ đã thuê một văn phòng luật tại Paris đứng ra thương thảo về việc mua những cánh đồng trồng yến mạch ở vùng Beauce, phía nam Paris.
    Người dân ở những nơi khác cũng thấy khó hiểu: tại sao người Trung Quốc lại mua đất canh tác đắt đỏ cách xứ sở họ hàng ngàn cây số? Chẳng lẽ ngoài vang Bordeaux họ còn muốn đem cả bánh mỳ Pháp về Trung Quốc?
    Tỉ phú Hu Keqin đang có những dự định rất lớn. Ông ta muốn dân tộc vốn chỉ quen với gạo và mì làm bạn với bánh mì Pháp vỏ giòn. Tỉ phú này chính là người lãnh đạo và giữ cổ phần của tập đoàn Reward Group đã mua hàng ngàn hecta đất nói đến ở trên. Trong vòng 5 năm tới ông ta sẽ khai trương đến 1.500 xưởng bánh mỳ trên khắp Trung Quốc, nơi người ta sẽ bán bánh mỳ được làm từ ngũ cốc Pháp.
    “Chúng tôi muốn bánh mỳ Pháp chiếm lĩnh Trung Quốc. Sức mua sẽ khổng lồ. Tôi tin rằng thế hệ sinh ra từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước đã đi du lịch nhiều nơi trên thế giới sẽ thích bánh mỳ của chúng tôi”. Ông Hu Keqin chia sẻ khi trả lời phỏng vấn hãng AFP.
    Ở Trung Quốc, Pháp là thương hiệu được tin cậy. Reward Group đã quảng cáo ở Trung Quốc rằng họ bán các sản phẩm được làm ra từ ngũ cốc của Pháp. Họ hy vọng quảng cáo này có sức hấp dẫn người Trung Quốc vốn rất sợ hãi lương thực, thực phẩm giả nội địa. Tập đoàn này tin tưởng việc xuất khẩu ngũ cốc từ Pháp về Trung Quốc là rất triển vọng về kinh tế vì ngoài thương hiệu ra nó còn đảm bảo khâu an toàn. Reward Group đã hợp tác với một công ty ở Pháp nhằm tiếp thu quá trình sản xuất và công nghệ của Pháp về an toàn thực phẩm.
    Đối với Hu Keqin, những thương vụ mua đất này là việc kinh doanh, nhưng với Trung Quốc nó là chiến lược. Thông qua các thương vụ này Trung Quốc muốn bảo đảm lương thực cho công dân của họ trong tương lai.
    Hiện nay Trung Quốc có 1,4 tỉ dân, tức 20% dân số thế giới. Nhưng quốc gia này chỉ sở hữu 10% đất canh tác của thế giới. Tương lai tỉ lệ này sẽ giảm đi vì dân số tăng lên trong khi đất canh tác sẽ bị đô thị hóa.
    Trung Quốc đang tính rằng nên mua đất canh tác ngay từ bây giờ, vì theo họ trong tương lai việc mua đất sẽ khó khăn hơn. Dân số trên trái đất tăng lên không ngừng cùng với hiện tượng sa mạc hóa do trái đất nóng dần lên và môi trường bị hủy hoại.
    Pháp không phải là quốc gia duy nhất mà Trung Quốc mua đất. Họ còn mua ở nhiều nơi khác như Ukraine, Bulgaria. Ngoài châu Âu, người Trung Quốc còn mua hoặc thuê đất canh tác, nhất là ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Ở Australia, những thương vụ Trung Quốc mua đất đã gây nên nhiều lo ngại, vì vậy năm 2015 nước này đã thắt chặt quy định mua đất đối với người nước ngoài.
    Ngoài đất canh tác, Trung Quốc còn quan tâm đến những vị trí mang tính chiến lược của Châu Âu. Nhiều mạng lưới điện, sân bay, hải cảng đã được mua hay cố mua bằng tiền của Trung Quốc. Vụ mua bán nổi tiếng nhất có lẽ là việc mua hải cảng Pireus của Hy Lạp, quốc gia chìm trong khủng khoảng kinh tế.

    Pireus của Hy Lạp
    Ngoài ra Tập đoàn vận tải biển Cosco của nhà nước Trung Quốc còn sở hữu hải cảng Zeebrugge của Bỉ, có đa số cổ phần trong các cảng Valencia và Bilbao của Tây Ban Nha.

    Hải cảng Zeebrugge, Bi
    Tiền Trung Quốc được đầu tư vào các mạng lưới điện ở Bồ Đào Nha và Italia. Người Trung Quốc cũng có đa số cổ phần ở sân bay Hahn (Frankfurt).


    Đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng châu Âu.
    Ở Pháp, Trung Quốc đầu tư vào các chuỗi khách sạn và thời trang, các câu lạc bộ bóng đá và vào các hải cảng và sân bay. Công ty China Merchants Holdings đã sở hữu 49,9% sân bay Toulouse và 49% ở cảng hàng hóa Terminal Link (Marseille). Người Trung Quốc cũng mua đất ở gần sân bay Châteauroux, miền trung nước Pháp.
    Phần của người Trung Quốc trong vốn đầu tư của nước ngoài vào Pháp hiện chỉ chiếm 2%, song giờ đây nó đang tăng từng ngày. Reward Group đã từng mua đất ở miền trung nước Pháp là một công ty tư nhân. Nhưng khi mua đất canh tác nó đã thực hiện chiến lược mang tính quốc gia của Trung Quốc.
    Giới truyền thông Pháp đã cố gắng săn lùng thông tin về công ty này và mục đích của họ khi thực hiện việc mua đất. Kênh truyền hình France 2 đã phỏng vấn doanh nhân Christophe Dequidt, người đã từng gặp tỉ phú Hu Keqin ở Trung Quốc trước đây. Dequidt cho biết khi đó Hu có nói mình đang làm việc vì lợi ích quốc gia.
    “Hu Keqin kể rằng ông được lệnh rời vị trí là một vị tướng trong quân đội sang lãnh đạo một công ty công nghiệp và nhiệm vụ của ông là chiếm lĩnh thế giới.” Dequit nói trong cuộc phỏng vấn.
    Không chỉ người Trung Quốc, mà người các nước như khác Anh và Hà Lan cũng mua khá nhiều đất canh tác của Pháp. Nhưng theo suy nghĩ của người Pháp, người Trung Quốc đáng sợ hơn người nước khác. Các tổ chức công đoàn của những người trồng trọt coi việc làm của doanh nhân Hu Keqin là việc cướp đất dưới vỏ bọc mua đất. Trên nguyên tắc, chính phủ Pháp có khả năng ngăn chặn việc bán đất canh tác cho người nước ngoài. Công ty Safe – một công ty phi lợi nhuận do các nhà trồng trọt và nhà nước cùng sở hữu, phụ trách việc cân đối việc mua đất trồng trọt có quyền mua trước tất cả các khu đất canh tác. Người ta sử dụng quyền này vào việc mua từng phần đất mà không mua toàn thể.
    Nhưng lỗ hổng này đã bị các nhà đầu tư Trung Quốc lợi dụng: ví dụ Tập đoàn Reward của ông Hu Keqin đã mua 900 hecta đất ở vùng Allier bằng cách mua các phần nhỏ ở những vị trí khác nhau và chỉ mua 98%.
    Tổng thống Emmanuel Macron đã nhận thấy cần phải lên tiếng mạnh mẽ trong vấn đề mua bán đất này. Ông đã đưa ra chính sách nghiêm ngặt hơn đối với những người tiền nhiệm trong việc mua đất của người Trung Quốc.
    “Chúng ta không thể cho quốc gia khác mua hàng trăm, hàng ngàn hecta đất, nhất là khi chúng ta không biết rõ mục đích sử dụng đất này của họ.” Ông Macron đã nói như vậy với những người làm nông trẻ của Pháp vào tháng 2/2018 vừa qua.
    Emmanuel Macron hứa sẽ thắt chặt quy định liên quan đến việc mua bán đất. Theo Tổng thống điều đó là cần thiết, bởi vì sự đầu tư này có tính chiến lược, liên quan đến chủ quyền của nước Pháp. Bức tranh đe dọa thực phẩm trong nước đã gây ra những phản ứng mạnh ở nước Pháp. Ngoài ra, gần đây nước Pháp cũng đã thức tỉnh để bảo vệ những vị trí mang tính chiến lược của mình.
    Tháng 2/2018 vừa qua, chính phủ Macron đã ngăn ngừa một công ty Trung Quốc mua đa số cổ phần của sân bay Toulouse, bởi vì sân bay này có tầm quan trọng chiến lược đối với nước Pháp, nhất là đối với ngành công nghiệp sản xuất máy bay Airbus.
    Là một nước lớn trong EU, Pháp tích cực hơn trong việc bảo vệ nền kinh tế của nước mình. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 1/2018, ông Macron lên tiếng về sáng kiến “Một vành đai, một con đường” mà Trung Quốc đang chuẩn bị và thúc đẩy. Mục tiêu của dự án này là tạo ra những con đường thương mại mới và kết nối Trung Quốc với các nước láng giềng, Trung cận Đông, châu Phi và châu Âu. Nhưng phương Tây nghi ngờ rằng ý tưởng này là nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc.
    “Chúng ta xây dựng đường sá để kết nối chứ không thể chỉ nhằm một hướng,” ông Marcon nói. Phát biểu này được hiểu nó ám chỉ rằng thương mại giữa EU và Trung Quốc quá chênh lệch. Theo ông Marcon, những kế hoạch này của Trung Quốc đòi hỏi các nước châu Âu có sự đồng thuận mạnh hơn.
    “Trong quan hệ với Trung Quốc, châu Âu đã bị chia rẽ quá lớn. Trung Quốc sẽ không coi trọng những phần đất mà ai đó để hở”, ông Marcon nói.
    Pháp và Đức có cách nhìn khác với các nước nhỏ khác của EU trong việc phản ứng như thế nào với đầu tư từ Trung Quốc. Không chỉ các nước Đông, Trung Âu mà các nước Bắc Âu, trong đó có Phần Lan cho rằng không nên cân nhắc việc đầu tư này trên phạm vi toàn EU.
    Dư âm về người Trung Quốc ở Pháp, ngay cả vùng rượu nho Bordeaux, mấy năm trước đây đã rất xấu. Khi đó người ta nghĩ rằng người Trung Quốc gom các trang trại nho ở Pháp vì tiền và vị thế của chúng chứ không để ý đến truyền thống cũng như chất lượng của nho và rượu nơi đây. Những suy nghĩ này có cơ sở vì người Trung Quốc đã bỏ mặc nhiều trang trại mà họ mua khi thiếu hiểu biết hoặc không quan tâm lâu dài tới việc sản xuất.
    Theo cách nhìn của người Pháp, điều này không chỉ gây bức xúc mà còn rất nguy hiểm. Những trang trại nho ở Bordeaux là một phần di sản văn hóa của Pháp và thật đáng xấu hổ khi những trang trại này lọt vào tay những trọc phú không tên tuổi.
    Ngay từ khi đó người Pháp đã cân nhắc tới việc có nên thắt chặt quy định về việc mua bán đất hay không để hạn chế sự hiện diện của người nước ngoài trên các mảnh đất canh tác của họ.
    Tuy nhiên, bây giờ cách nhìn này đã thay đổi. Địa vị của những người mua đất Trung Quốc đã được cải thiện. Đó là ý kiến của nhà văn Laurence Lemaire, một chuyên gia về rượu và là người rất am hiểu về Trung Quốc.
    Theo Lemaire, ngày nay những người mua trang trại nho ở Pháp là những người giàu có, yêu thích rượu kiểu như diễn viên Triệu Vi, còn nếu không là những trọc phú mua rồi để lại cho người Pháp quản lý. “Tiếng tăm của những người sản xuất rượu Trung Quốc đã được cải thiện. Những người chủ mới đã coi trọng việc sản xuất và tiền của họ là sự giải cứu với nhiều trang trại”, Leimaire nói.
    Những năm gần đây, các trang trại nho ở Pháp không phải là những đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận nhất.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    —————-
    [1] Nguyên bản tiếng Phần Lan: “Kiina ostaa Eurooppaa pala kerrallaan” của Annastiina Heikkilä, Stina Tuominen, Eemeli Martti và Maria Tolsa.

  4. #654
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (2/4)

    http://nghiencuuquocte.org/2018/07/0...-au-ra-sao-p2/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...u-rasao-2.html

    Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)

    Người dịch: Việt Xuân

    ĐỒNG TIỀN TRUNG QUỐC ĐÁNH HƠI ĐƯỢC SỰ THÀNH CÔNG
    Dee Scarano bảo chúng tôi để giày ở phía ngoài và đưa cho chúng tôi dép đi trong nhà có thêu logo của công ty. Nhưng thời tiết quá nóng bức khiến đồng nghiệp của cô cũng chỉ đi chân trần.
    Hiện trạng này khiến ta có cảm giác đây là một căn hộ sang trọng chứ không phải là một văn phòng làm việc. Một tấm thảm yoga được quấn lại để bên ghế salon. Trên tường treo bức ảnh chụp diễn viên Pierce Brosnan trong chiếc quần lót có hình con báo.

    Pierce Brosnan

    Scarano đến từ Australia, song cô đã sống ở Berlin năm năm nay. Scarano dự định cung cấp các dịch vụ số và các sản phẩm khác cho các công ty theo đơn đặt hàng.
    Công việc của cô là làm cho cuộc sống của con người càng nhẹ nhàng và linh động càng tốt. Vì bản thân cô gái 34 tuổi này cũng rất thích cuộc sống như vậy: cô không vay ngân hàng tiền mua bất động sản cũng như không có những ràng buộc khác. Cô muốn nhận được các dịch vụ này thông qua điện thoại hay máy tính chứ không muốn đến văn phòng.
    Càng ngày càng có nhiều người như Scarano trên khắp thế giới. Một ngân hàng của Đức có tên N26, nơi Scarano có tài khoản, đã nhận ra điều này. Những người Trung Quốc đầu tư vào ngân hàng này cũng nhận ra điều đó. Ngân hàng là một trong vô số những địa chỉ ở châu Âu mà tiền của Trung Quốc được đổ vào trong những năm gần đây.
    Tương lai là di động. Và tương lai cũng có thể là Trung Quốc. Valentin Stalf, giám đốc của ngân hàng N26 rất tự tin. Mục tiêu của ngân hàng này là có được 10% khách hàng trên toàn châu Âu và Phần Lan cũng không khác những thị trường khác. Điều đó có nghĩa là hàng trăm ngàn người Phần Lan sẽ trở thành khách hàng của ngân hàng này.
    “Phần Lan cũng giống nhiều quốc gia châu Âu khác ở một điểm: một vài ngân hàng truyền thống đã thống trị thị trường. Điều này khiến những dịch vụ kĩ thuật số mới nhất sẽ khó được đưa vào hoạt động,” Stalf nói.
    Ngân hàng N26 hoạt động thông qua một ứng dụng được cài đặt vào điện thoại di dộng. Tài khoản ngân hàng có thể được mở thông qua nói chuyện với nhân viên của ngân hàng bằng Skype. Hình mẫu của N26 không phải là những ngân hàng lớn như Deutsche Bank hay Commerzbank của Đức, mà là các công ty như Spotify hay Uber. Những công ty này đã phá vỡ mô hình giao dịch mua bán âm nhạc và dịch vụ taxi.
    Theo Stalf thì thành lập một ngân hàng hoàn toàn mới dễ dàng hơn so với việc trang bị các phương tiện kĩ thuật số cho các ngân hàng khổng lồ đã có từ lâu. Giấy phép hoạt động của ngân hàng N26 đã được cấp vào màu hè 2016. Và cũng năm đó N26 đã mở rộng hoạt động sang Phần Lan. Hiện tại N26 là một trong những ngân hàng phát triển nhanh nhất ở châu Âu. Nó đang dự định mở rộng hoạt động sang Anh và Mỹ.
    Trong lần kêu gọi đầu tư kết thúc vào cuối tháng 3 vừa qua N26 đã thu hút được 160 triệu euro từ các nhà đầu tư. Một trong những nhà đầu tư lớn nhất của lần kêu gọi này là hãng Tencent của Trung Quốc, song số tiền nhận từ nhà đầu tư này không được tiết lộ.
    Tencent là công ty có giá trị lớn nhất ở châu Á và xếp ngang hàng với những công ty lớn của thế giới như Apple, Google, Alphabet, Amazon và Microsoft. Một trong những dịch vụ của công ty này là Wechat có tới 1 tỉ người dùng ở Trung Quốc.
    Cũng chính công ty này đã thâu tóm 84% cổ phần của Supercell – công ty sản xuất game di động có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực này của Phần Lan năm 2016 với mức giá lúc bấy giờ là khoảng 8 tỉ euro.
    Tiền của Trung Quốc bây giờ đã tìm đến được với sự thành công ở châu Âu
    Đầu tư của Trung Quốc vào các nước EU tăng chóng mặt. Hai Viện nghiên cứu Merics và Rhodium Group đã tìm hiểu nguồn đầu tư của Trung Quốc và cho biết: nguồn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào EU đã tăng lên 35,9 tỉ euro vào năm 2016 so với 2 tỉ năm 2009.
    Số tiền này vừa đến từ các công ty tư nhân lẫn công ty nhà nước của Trung Quốc.
    Năm ngoái nguồn đầu tư có sụt xuống 29,7 tỉ vì sự thắt chặt của chính quyền Trung Quốc. Song con số này vẫn cao hơn trước năm 2016. Từ cuối 2017 nguồn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc lại tăng trở lại. Đồng thời tỉ lệ của các công ty nhà nước bắt đầu tăng lên.


    Tỉ lệ và nguồn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào EU và từ EU vào Trung Quốc từ 2008-2017
    Sự tăng trưởng vốn đầu tư trong thập niên này đã nói lên sự phát triển của kinh tế Trung Quốc đồng thời cũng khẳng định tham vọng chính trị của nước này. Đảng cộng sản Trung Quốc đang nắm quyền tuyệt đối, khuyến khích các công ty của họ đầu tư ra nước ngoài.
    Sự tập trung quyền lực của Trung Quốc có tác động tới cả nguồn đầu tư từ tư nhân. Trong thời kỳ lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, quyền lực này còn nằm cả ở kinh tế. Với sự lãnh đạo về chính trị, Trung Quốc có khả năng kiểm soát sự đầu tư của mình thông qua chỉ đạo về đường lối.
    Hiện nay sự phát triển công nghệ ở châu Âu đang thu hút sự quan tâm của Trung Quốc và họ chú trọng đến tương lai xa. Điều này thể hiện ở các lĩnh vực họ tập trung đầu tư. Chính vì vậy người sáng lập và điều hành ngân hàng N26, Valentin Stalf, rất tự tin. Theo anh ta mối quan tâm của công ty internet hàng đầu của Trung Quốc đã cho thấy trong mắt của các nhà đầu tư, tương lai của N26 rất tươi sáng.
    “Sự đầu tư này là một bằng chứng cho chúng tôi thấy hướng hoạt động của chúng tôi là rất tốt. Bởi vì Tencent biết hoạt động của ngân hàng sẽ như thế nào trong vòng 10 năm tới,” Stalf nói.
    Sự nhanh nhạy của người Trung Quốc thể hiện ở chỗ ở người Trung Quốc mới gần đây thôi vẫn không có tài khoản trong ngân hàng song giờ đây họ đã tiến thẳng tới thời kỳ có thể giao dịch mua bán qua điện thoại.
    Trung Quốc giờ đây không hài lòng với việc chỉ được coi là quốc gia sản xuất các mặt hàng rẻ tiền còn các sản phẩm cao cấp xuất xứ từ nơi khác.
    Người Trung Quốc đã dạy cho người châu Âu cách giao dịch mua bán qua điện thoại của mình. Alipay của Trung Quốc đã được sử dụng ở vùng Lapland của Phần Lan khi khách du lịch Trung Quốc ở các điểm du lịch này yêu cầu có các dịch vụ nhanh chóng như ở quê hương họ.
    Nước Đức, trong dịch vụ ngân hàng số, còn đi sau Phần Lan rất nhiều. Trong phần lớn các nhà hàng và trên taxi của Berlin cách thanh toán duy nhất vẫn là trả bằng tiền mặt. Vì vậy, ngân hàng di động N26 là ngân hàng quá mới ở Đức.
    Chẳng mấy nữa Trung Quốc sẽ đi trước châu Âu hàng năm ánh sáng nếu những mục đích mà Trung Quốc đặt ra có thể tin được.
    Năm 2015 Trung Quốc đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng có tên: Made in China 2025. Mục đích của kế hoạch này là biến Trung Quốc thành cường quốc công nghệ cao.
    Ý tưởng này cũng rất đơn giản: Trung Quốc không còn hài lòng là đất nước sản xuất các sản phẩm rẻ tiền và tiếp nhận công nghệ cao từ nơi khác. Thay vào đó, Trung Quốc muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong việc cho ra đời các sản phẩm dựa trên công nghệ thông minh. Chương trình Industrie 4.0 của Đức được lấy làm hình mẫu và trong đó mục đích rất giống nhau. Trung Quốc muốn trở thành Đức và vượt nước này. Vì vậy các nhà đầu tư Trung Quốc đã chiêu tập đội ngũ có trình độ cao từ châu Âu để có thể sử dụng vào các ngành sản xuất của họ.
    Lúc đầu tiền của Trung Quốc được hoan nghênh ở châu Âu. Cuộc khủng khoảng kinh tế năm 2008 đã khiến châu Âu kiệt quệ và các nguồn đầu tư được chào đón. Tiền của Trung Quốc đã vực dậy nhiều công ty của châu Âu và đem lại nhiều việc làm. Hãng Volvo của Thụy Điển đã hồi sinh và lấy lại được sức sống mới sau tám năm được hãng sản xuất ô tô Geely của Trung Quốc mua lại.
    Tiền Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều công ty mới. Trước Tencent, tỉ phú Hồng Kông, Lý Gia Thành đã quan tâm đến N26 và bắt đầu đầu tư vào ngân hàng. Nguồn đầu tư này trong thời gian đầu rất quan trọng với ngân hàng này.
    Nhưng giờ đây EU bắt đầu nhận ra nguồn đầu tư này đi kèm với hiểm nguy.
    Ở Đức người ta đang rất lo ngại rằng chẳng mấy nữa Trung Quốc sẽ không còn cần đến kiến thức của người Đức để phát triển sản xuất của họ. Người ta lo sợ là Made in China sẽ hạ gục Made in Germany.
    Thủ tướng Angela Merkel đã đến thăm gian hàng công ty người máy Kuka ở Hội chợ Hannover năm 2017. Bà làm quen với rô bốt của Kuka, công ty sản xuất nó trước đó vài năm còn là niềm tự hào và tương lai của công nghiệp Đức. Nhưng giờ đây nó đã trở thành sở hữu của Trung Quốc. Công ty Midea của Trung Quốc đã mua lại Kuka năm 2016 với giá 4,5 tỉ euro.
    Việc Kuka trở thành sở hữu của Trung Quốc là một đường phân thủy không chỉ ở Đức mà cả ở châu Âu. Thương vụ này đã khiến châu Âu thức tỉnh để tự vấn rằng có phải nguồn chất xám rất quan trọng về chiến lược đang chảy sang phương Đông hay không? Bởi vì Kuka được coi là công ty rất quan trọng, là ngôi sao dẫn đường trong chiến lược Industrie 4.0.
    Theo tờ Der Spiegel, chính phủ Đức đã cố gắng can thiệp để ngăn cản thương vụ này. Các nhà chính trị Đức đã ra sức kêu gọi các nhà đầu trong nước đưa ra giá mua cao hơn. EU cũng nhận thấy việc Kuka trở thành sở hữu của Trung Quốc là một rủi ro lớn.

    https://www.youtube.com/watch?v=tIIJME8-au8
    Robot Kuka thi đấu với Timo Boll, tay vợt bóng bàn từng đứng số một thế giới.
    Nguồn: Youtube.

    “Kuka là một công ty rất thành công trong lĩnh vực chiến lược và có vị trí mở đường cho tương lai của ngành công nghiệp kĩ thuật số của toàn châu Âu,” Günther Oettinger, ủy viên hội đồng EU đã nói như vậy và kêu gọi các nhà đầu tư châu Âu hãy bỏ tiền mua công ty này. Đáng tiếc, điều đó đã không xảy ra.
    Việc bán Kuka cho Trung Quốc đã khiến EU đặt ra câu hỏi có phải người Trung Quốc đang hút cạn kiệt nguồn chất xám của châu Âu hay không và về lâu dài từ góc độ an ninh mạng liệu có an toàn hay không nếu công nghệ thông minh này lọt vào tay người Trung Quốc?
    Người ta bắt đầu đòi hỏi Liên minh châu Âu đưa ra những quy định về pháp lý để kiểm tra được những ảnh hưởng từ nguồn đầu tư của người Trung Quốc.


    Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào một số nước EU năm 2000-2007, tỉ euro
    Nguồn Merics, Ảnh Mikko Airikka/Yle

    Nhưng nhiều nước châu Âu vẫn phân vân. Một số nước Nam Âu cho rằng vì trong thời gian thoát ra khỏi khủng khoảng về kinh tế họ phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư từ Trung Quốc. Còn một số nước Bắc Âu, trong đó có Phần Lan đã phản đối những giới hạn nhằm hạn chế thị trường tự do, như được nêu ra trong Hội thảo Rasmussen Global.
    Điều này cũng diễn ra ở Phần Lan: Công ty sản xuất trò chơi Supercell. Valmet Automotive và giải phát về pin ô tô điện. Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm thứ hai của Huawei đã được lập ra ở Phần Lan. Nhà máy tinh chế sinh học của Sunshine Kaidi đã xây dựng ở Kemi.
    Các nhà đầu tư Trung Quốc rất quan tâm đến chất xám và kỹ thuật công nghệ thông tin của Phần Lan. Nhưng khác với các nước lớn ở EU như Đức, Pháp, nguồn đầu tư từ Trung Quốc không gây ra lo lắng nhiều lắm ở Phần Lan. Phần Lan cũng cảm thấy khó chịu với đề nghị của EU về việc cần có luật quy định sàng lọc các nguồn đầu tư từ Trung Quốc.
    “Chúng ta cần coi trọng việc mở cửa châu Âu cho nguồn đầu tư từ nước ngoài. Chúng tôi không muốn việc ban bố luật này sẽ tạo ra những thủ tục hành chính không cần thiết,” Pasi-Heikki Vaaranmaa, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại của Bộ Ngoại giao, nói.
    Tỉ lệ tiền Trung Quốc ở Phần Lan chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Năm 2016 ở Phần Lan có 15 dự án và năm ngoái là 12. Trung Quốc vẫn đứng sau Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đan Mạch và Na Uy trong danh sách các nước đầu tư nhiều vào Phần Lan.
    Ở Đức người ta bắt đầu lo sợ ảnh hưởng của nguồn tiền đầu tư từ Trung Quốc khi số tiền đầu tư từ nước này vào Đức năm 2016 nhiều gấp 10 lần so với năm 2015. Trong khi cùng thời gian đó, đầu tư từ châu Âu vào Trung Quốc chững lại.
    Sự mất cân bằng như thế cũng đã gây nên lo lắng ở Phần Lan. Trong khi Trung Quốc được tung hoành ở các nước EU theo nguyên tắc của thị trường tự do thì trong nước họ lại thực hiện chính sách bảo hộ nghiêm ngặt.
    “Điều này đem đến cho các công ty Trung Quốc lợi thế trên thị trường,” ông Vaaranmaa nói.
    Thật ra ở Phần Lan người ta không coi tiền đầu tư của Trung Quốc gây ra nhiều vấn đề hơn các nguồn đầu tư khác. Ông Antti Aumo, giám đốc Invest in Finland, cơ quan theo dõi đầu tư từ nước ngoài cho rằng tất cả các nguồn đầu tư đều có thể gắn với rủi ro, nhưng bản thân nguồn gốc Trung Quốc chưa phải là rủi ro.
    “Chúng ta cần phải xem xét riêng từng trường hợp một. Đôi khi động cơ và bối cảnh mua công ty có vấn đề, nhưng điều này xảy ra trong tất cả các nguồn đầu tư từ các châu lục,” ông Aumo nói.
    Văn phòng của ngân hàng N26 ở Berlin là một tòa nhà tại Đông Đức vừa được sửa chữa lại. Giám đốc điều hành Valentin Stalf đến từ Áo và từng học ở trường kinh tế St. Gallenissa nổi tiếng của Thụy Sĩ.
    Nhưng anh ta quyết định cùng với Maximilian Tayenthal thành lập ngân hàng của họ ở Berlin vì đây là trung tâm của các công ty khởi nghiệp ở châu Âu.
    Stalf không lo lắng về vấn đề đầu tư của Trung Quốc sẽ thu hút sức sáng tạo và chất xám về phương Đông. Anh ta tin chắc rằng ngân hàng của anh ta sẽ không rơi vào tay Trung Quốc như công ty sản xuất rô bốt Kuka, mà nằm trong tay của những người sáng lập.
    Các nhà đầu tư có tiếng của phương Tây như Allianz của Đức hay Peter Thiel từng đầu tư vào Facebook trong thời gian đầu, cũng đầu tư vào ngân hàng này.
    “Chúng tôi có nhiều cổ đông khác nhau. Tôi và Maxilla có cổ phần đa số nên chúng tôi vẫn tự chủ và chúng tôi muốn tiếp tục phát triển công ty của mình”.
    Theo Stalf, sự chuyên chế của Trung Quốc không xuất hiện trong hợp tác với các nhà đầu tư Trung Quốc và Hồng Kông.
    “Trong sự hợp tác này không có gì mang tính chính trị cả. Họ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và chúng tôi muốn điều đó. Chúng tôi tìm những nhà đầu tư theo một nguyên tắc giống nhau từ châu Âu, từ Mỹ và cả từ Trung Quốc,” Stalf nói.
    Nguyên bản tiếng Phần Lan: “Kiinan raha haistaa menestyksen” của Suvi Turtiainen, Stina Tuominen, Eemeli Martti và Maria Tolsa.

  5. #655
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (3/4)

    http://nghiencuuquocte.org/2018/07/0...-au-ra-sao-p3/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...u-rasao-3.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P3)
    July 4, 2018

    Người dịch: Việt Xuân

    TRUNG QUỐC TRÊN NHỮNG MẢNH ĐẤT HOANG TÀN CỦA HY LẠP
    Athen. Tiền đến từ phương Đông, nhưng bây giờ không phải từ Nga mà từ Trung Quốc.
    Quốc gia này đã mua và xé vụn châu Âu từng mảnh một. Chính vì vậy châu Âu không nên cả tin. Trung Quốc đã xử sự gần như một ông chủ thực dân mới ở châu Phi.
    Những tiếng nói lo lắng giờ đây vang lên khắp châu Âu. Liệu ông chủ thực dân mới Trung Quốc đáng sợ kia có tới châu Âu không?
    Wan Qian đang đi qua quảng trường Syntagma ở trung tâm Athen. Bên rìa quảng trường có một quán cà phê rất được yêu thích, nép mình bên tòa nhà nghị viện của Hy Lạp. Anh ta gọi 1 cốc cappuccino bằng một câu tiếng Anh rất lưu loát.
    “Ở đây thật tuyệt,” Wan nói và cười phá lên.
    Sự hài lòng đó của anh ta là có lý do. Mặt trời tỏa sáng và tiền thì không thành vấn đề.
    Wan Qian không phải là một ông chủ thực dân mới mà chỉ là một triệu phú bình thường. Anh ta đã có được tài sản của mình từ việc thành lập và điều hành một nhà máy sản xuất kính quang học ở Vân Nam, Trung Quốc.
    Wan kể rằng anh ta đã mua một căn hộ ở Athen cách đây nửa năm. Đó là căn nhà thứ hai của anh ở châu Âu. Nhà đầu tiên anh ta mua ở Bỉ, nhưng vợ anh ta không thích ở Bỉ, vì nơi đó trời lạnh và con người sống khép kín.
    “Ở đó thì 10/12 ngày trời mưa như trút nước,” Wan than phiền. Ở Athen mọi cái khác hẳn. Những người hàng xóm mới rất mau miệng, nếu muốn xa xỉ một chút cũng không khó và không tốn nhiều tiền.
    “Vợ tôi là một phụ nữ Thượng Hải điển hình. Cô ấy thích mua bán, thích lượn chợ và gần nhà chúng tôi có một xưởng làm bánh mỳ rất ngon mà cô ấy rất thích.”
    Mua nhà ở Athen chỉ là chuyện nhỏ. Căn hộ gần 200m2 tại Vrilissiasta, khu phố trung lưu bậc trên, giá chỉ 270.000 euro. Nó quá rẻ so với căn hộ thứ ba của gia đình anh ta ở Thượng Hải. Căn hộ đó có giá trên 1 triệu euro, dù diện tích nhỏ hơn.
    “Nói chung sống ở đây rẻ,” Wan nói. Cậu con trai của Wan học ở trường quốc tế tư thục, học phí mỗi năm 14.000 euro, chỉ bằng 1/3 học phí ở Thượng Hải.
    “Ngay con trai tôi cũng thích cuộc sống ở đây. Giáo viên ở đây hoàn toàn khác so với ở Trung Quốc. Giáo viên Trung Quốc rất nghiêm khắc.”
    Còn một lý do khác, quan trọng nhất khiến gia đình Wan đến sống ở Hy Lap.
    Hy Lạp cấp cho công dân nước ngoài “thị thực vàng” nếu những người này mua một căn hộ với giá từ 250.000 euro trở lên ở Hy Lạp. Thị thực này có giá trị trong 5 năm và tiếp tục được gia hạn khi người chủ vẫn tiếp tục sử dụng căn hộ đó.
    “Thị thực vàng” này đã mở toang cánh cửa vào khắp châu Âu.
    Với thị thực của mình Wan Qian được tự do đi lại trong tất cả các nước Schengen. Việc dễ dàng đi lại rất quan trọng với anh ta, vì khách hàng của anh ở khắp châu Âu. Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Điển.
    Có lẽ châu Âu là sân chơi rộng lớn với anh ta chăng?
    “Đúng thế. Cũng có thể nói như vậy,” anh ta thừa nhận.
    Wan là một trong 3.000 người Trung Quốc đã có “Thị thực vàng” ở Hy Lạp. Số lượng người Trung Quốc được nhận thị thực này liên tục tăng trong mấy năm qua. Cả Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Malta và Litva cũng có các chương trình thị thực được ưa chuộng như thế này. Nhưng chương trình của Hy Lạp rẻ và dễ dàng hơn nhiều quốc gia khác.
    Đối với công dân các quốc gia ngoài châu Âu, “thị thực vàng” là đòn bẩy để họ tiến vào châu Âu.
    ***
    Cũng theo cách của Wan, nhà nước Trung Quốc đang tìm đòn bẩy cho mình khắp nơi ở châu Âu. Một trong những đòn bẩy quan trọng nhất đã được tìm thấy ở Hy Lạp.
    Quốc gia đang run rẩy trong vòng xiết của nền kinh tế suy sụp và gói cứu trợ khắc nghiệt mà EU đưa ra đã mở rộng vòng tay đón nhận tiền mà Trung Quốc chào mời. Những thương lượng mua nhà của người Trung Quốc chỉ nhỏ xíu so với điều mà các công ty nhà nước Trung Quốc đã đem đến đất nước này.
    Thương vụ mua bán lớn nhất của Trung Quốc ở Hy Lạp là việc mua hải cảng Pireus, nằm ngay bên sườn Athen. Công ty vận tải Cosco của nhà nước Trung Quốc đã mua cổ phần đa số của hải cảng này vào mùa hè năm 2016 với giá 280 triệu euro. Công ty này đã chi ra hơn 1 tỉ euro để mua cảng và giấy phép hoạt động.
    Sau đó công ty điện lực nhà nước của Trung Quốc đã mua một phần tư số cổ phần của công ty năng lượng quốc gia Hy Lạp. Người Trung Quốc còn có mặt trong rất nhiều dự án trị giá hàng tỉ euro, nơi mà người ta xây dựng một khu vui chơi giải trí với diện tích lớn gấp 3 lần Monaco.
    Hải cảng Pireus không phải là một địa điểm đầu tư thông thường, mà được gọi là “đầu rồng”. Nó là cánh cổng quan trọng nhất của hạm đội thương mại Trung Quốc vào châu Âu, là nút thắt của con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.
    Từ hải cảng Pireus, các công-ten-nơ hàng của Trung Quốc sẽ tiếp tục được vận chuyển đi bằng đường sắt và đường bộ vào Trung Âu. Đường này đi qua Macedonia, Serbia, Hungari và đến Ba Lan và Đức.
    Các tuyến đường này là một phần dự án khổng lồ “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Trong dự án này, mạng lưới đường bộ và đường thủy với hàng ngàn km nối liền Trung Quốc-Trung Đông-Châu Phi và châu Âu. Có thể coi dự án này là chiến lược đối ngoại của Trung Quốc với một cái tên mới thi vị hơn.
    Trong tương lai có khả năng Phần Lan cũng trở thành một phần trong con đường tơ lụa mới của Trung Quốc. Khi giao thông đường thủy trên vùng Bắc cực phát triển thì Trung Quốc có thể đến được phía nam qua tuyến đường biển Bắc Băng Dương giáp Phần Lan và qua đường ngầm Helsinki-Tallin. Ít nhất thì Trung Quốc đang dự định như vậy.


    Dự án “Một vành đai một con đường”
    ***
    Việc Trung Quốc tung tiền của mình ra như vậy là có mục đích của nó. Rất nhiều nhà quan sát hiện tượng Trung Quốc đã nói như vậy. Điều nguy hiểm ở đây là các quốc gia châu Âu, nhất là những nước nghèo, không chỉ bán đất đai mà còn bán cả những giá trị cơ bản của mình. Ví dụ về điều này đã có rất nhiều rồi. Một trong những ví dụ điển hình và được nói đến nhiều nhất nằm ở Athen, nơi sản sinh nền dân chủ.
    Chỉ mấy tháng sau thương vụ cảng Perius, Hy Lạp đã ngăn EU đưa ra tuyên bố chung về những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc trong Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Đó là lần đầu tiên một thành viên của EU sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn cản chỉ trích chung của cả liên minh.
    Một tình trạng hệt như vậy cũng xảy ra năm 2016 khi các nước EU không ra được một tuyên bố chung về những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông. Cùng với Hy Lạp, Hungary – nước nhận rất nhiều vốn đầu tư từ Trung Quốc, được biết ít nhất là 2 tỉ euro – đã phản đối.
    Hungary còn ngăn cản EU lên án Trung Quốc về việc bắt bớ và tra tấn những người bất đồng chính kiến.
    “Nhiều năm rồi tôi chưa ghi chép nhiều như thế. Bài phát biểu thực sự hấp dẫn”, Ioannis Bournous không giấu diếm sự ngưỡng mộ của mình khi ông ta kể về chuyến thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu Hy Lạp, và tiếp kiến chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng Mười một năm ngoái.
    Bournous ngồi trong văn phòng của Thủ tướng Hy Lạp trong lâu đài Maximos, phía sau Nghị viện nước này. Ông ta là trưởng phòng kế hoạch chiến lược của thủ tướng Aléxis Tsipras và phụ trách quan hệ quốc tế và chính sách EU của đảng cánh tả Syriza. Người đàn ông 38 tuổi này là một trong những nhân vật quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của Hy Lạp.
    “Từ trước đến nay tôi vẫn khâm phục tính tổ chức có kế hoạch của Trung Quốc”, ông ta nhớ lại bài phát biểu dài 40 phút của chủ tịch Tập Cận Bình. Tháng Ba vừa qua ông Tập đã được trao quyền giữ chức chủ tịch nước cho đến cuối đời. Quyền lãnh đạo không bị giới hạn về thời gian là dấu hiệu cho thấy cách lãnh đạo của Tập Cận Bình ngày càng độc đoán hơn. Dưới thời Tập Cận Bình cho đến nay đã có hàng trăm nhà bất đồng chính kiến bị bắt giam, internet bị kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn và sự độc quyền của Đảng Cộng sản ngày càng tăng lên.
    Đây là vấn đề nan giải, Bournous thừa nhận.
    “Nhưng chúng ta cũng phải nói thật là không có một nước nào phải lãnh đạo đến 1 tỉ rưỡi người. Ở châu Âu, chúng ta không hiểu được điều đó là như thế nào trong cuộc sống hàng ngày.”
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    ***
    Điều này đã xảy ra với những quốc gia nhỏ như Hy Lạp và Hungary, song cũng thấy cả ở một số nước lớn hơn. Trung Quốc đã gia tăng quyền lực của mình một cách kiên quyết và nhanh chóng.
    “Chúng ta phải thức tỉnh trước một hiện tượng mà trước nay chúng ta làm ngơ. Trung Quốc đã mua cho mình thế lực chính trị bằng cách rất thông minh,” Thorsten Benner, giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách công Toàn cầu nói. Ông ta là một nhà bình luận rất có tiếng cho những tờ báo lớn có uy tín như Financial Times và Die Zeit.
    Viện này, có trụ sở ở Berliin, cùng với một viện nghiên cứu khác của Đức vừa xuất bản một báo cáo trong đó Trung Quốc được so sánh thẳng với những mối hiểm nguy do Nga gây ra.
    Sự lớn mạnh của quyền lực Trung Quốc độc tài đã thách thức châu Âu và các giá trị dân chủ của nó, các nhà nghiên cứu viết.
    “Chúng ta ở châu Âu, Phần Lan cũng như các nước khác, tập trung quá nhiều vào ảnh hưởng của Nga với lý do chính đáng. Nhưng theo tôi đảng Cộng sản Trung Quốc là mối lo ngại lớn hơn,” Venner nói.
    Cả Trung Quốc lẫn Nga đều rất giỏi trong việc tăng cường thế lực của mình ở châu Âu, nhưng khác nhau trong cách làm. Chiến thuật của Nga là hiếu chiến hơn hay theo cách nói của giám đốc Benner là “in-your-face” (trực diện). Khi thì dùng hacker phá hoại các cuộc bầu cử, khi thì người ta ngờ là điệp viên Nga đã rải chất novitchok và polonium phá hoại hệ thần kinh.
    “Trung Quốc quỷ quyệt hơn. Mục tiêu của nó không phải là để hủy diệt hoạt động của EU trong vai trò một hệ thống chính trị hoàn chỉnh,” Benner nói.
    “Một châu Âu linh động và nhún nhường có lợi cho Trung Quốc hơn. Nhất là khi Trung Quốc cố sức kiểm soát một số quốc gia ở châu Âu và tác động tới việc ra quyết định tới tận Brussel”.
    Theo Benner, Trung Quốc ngày càng chuyển đến châu Âu không những hàng hóa mà cả hệ tư tưởng của mình. Họ đưa ra hình mẫu độc tài của mình như một sự thay thế cho dân chủ yếu kém. Quyền lực tuyệt đối của chế độ độc đảng và sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế quốc gia là sự kết hợp không thể đánh bại, điều mà nhiều nguyên thủ quốc gia chỉ có thể mơ đến trong giấc ngủ trưa của mình.
    “Trung Quốc có thể đem lại cho các nhà lãnh đạo độc đoán một sự khích lệ. Cùng lúc đó họ lái sự phát triển của châu Âu theo hướng độc tài nếu như điều đó có lợi cho họ.”
    Con bài Trung Quốc đã được đưa ra rất nhiều lần. Khi từng quốc gia riêng lẻ trong EU mâu thuẫn với toàn khối thì việc đặt Trung Quốc và EU đối chọi nhau là có lợi.
    Ví dụ Hungary đã bị EU khiển trách vì việc làm suy yếu nền pháp quyền. Giới lãnh đạo nước này đã sửa đổi hệ thống bầu cử và hạn chế quyền biểu tình của người dân.
    “Nếu như EU không có khả năng cấp cho Hungary vốn thì chúng tôi sẽ xin từ Trung Quốc,” Viktor Orbán, thủ tướng Hungary đã nói thẳng như vậy.
    Tổng thống Cộng hòa Séc, Miloš Zeman, từng tuyên bố rằng mối quan hệ rất xấu với Trung Quốc ngày xưa nảy sinh từ việc quá hạ mình trước EU và Mỹ.
    Macedonia, quốc gia đang muốn trở thành thành viên của EU đã đặt Trung Quốc trong sự đối chọi với EU.
    “Chúng ta đang ở trong một tình thế buộc phải quay lưng lại với EU khi chúng ta dùng tiền của Trung Quốc. Điều đó cũng như là một sự mời gọi đối với Trung Quốc,” ông Gjorge Ivanov, tổng thống Macedonia đã nói như vậy hồi cuối năm 2017.
    ***
    Hàng ngàn và lại hàng ngàn người Trung Quốc đang sống ở châu Âu. Có phải họ đang chịu sự điều khiển của nhà nước độc tài Trung Quốc không?
    Ít nhất nhà triệu phú Wan Qian làm chủ cuộc sống của mình. Wan luôn cười rất thoải mái và tỏ ra tự tin, hài lòng.
    Ông ta kể nhiều chuyện về gia đình và nói về cậu con trai rất âu yếm. Điều quan trọng nhất ở đây đối với vị phụ huynh Trung Quốc này không phải là kết quả cao trong trường học mà là đứa trẻ cảm thấy thoải mái. Sự cạnh tranh trong trường học chỉ đưa lại những sự căng thẳng không cần thiết.
    “Con trai tôi rất thỏa mãn với cuộc sống ở đây. Là người cha, tôi rất vui với điều đó.” Những người thành công như ông Wan tự mình tạo lập cho thành công của mình và họ tự do đi lại nơi nào họ muốn. Các doanh nhân thành công của Mỹ hay Phần Lan đều như vậy.
    Song, có nhiều công ty tư nhân của người Trung Quốc có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên cũng không nên nghĩ rằng tất cả các công ty tư nhân Trung Quốc đều liên hệ với chính quyền của họ. Nhà nghiên cứu Jyrki Kallio của viện Chính trị ngoại giao nói.
    “Không nên nghĩ rằng hoạt động của tất cả các công ty Trung Quốc đều có nhà nước Trung Quốc đứng đằng sau”.
    Cả Kallio lẫn Benner đều nhấn mạnh rằng châu Âu phải cảnh giác hơn trong việc xem xét khi nào nguồn tiền đến từ ngoài châu Âu gắn với việc mua bán quyền lực chính trị và khi nào thì không.
    “Đã là cường quốc thì không vị tha đâu”, Jyrki Kallio nhấn mạnh.
    Bất cứ công dân EU bình thường cũng có thể bắt gặp ảnh hưởng của nhà nước Trung Quốc, ví dụ như thông qua các phương tiện truyền thông. Tờ nhật báo của đảng Cộng sản Trung Quốc, China Daily, có phụ bản China Watch mà rất nhiều nhật báo lớn của châu Âu cũng phát hành như Le Figaro ở Pháp, The Daily Telegraph ở Anh và El País ở Tây Ban Nha.
    Trên các trang mạng của một số tờ nhật báo, China Watch thường xuất hiện dưới một số tiêu đề hứa hẹn sẽ đưa ra những tin tức về “sự phát triển rất năng động của Trung Quốc ngày nay.” Ở Phần Lan, nội dung mà Trung Quốc trả tiền để phát ít nhất có thể nghe được trên Classic Radio.
    Những nội dung tìm thấy ở YouTube cũng có thể thay đổi sự tưởng tượng về thành công của Trung Quốc. Ví dụ như một loạt video được làm rất thô thiển này. Trong clip ngắn này của China Daily một bé gái người Mỹ bảo bố mình kể về dự án “Một vành đai một con đường” của Trung Quốc. Người cha đã so sánh dự án khổng lồ này với con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại từ đêm này sang đêm khác.
    https://www.youtube.com/watch?v=uKhYFFLBaeQ
    “Mấy năm trước đây chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc có đưa ra nhiệm vụ là làm những con đường mới như ngày xưa, nhưng phải to lớn hơn.”
    “Bố ơi, thật là tuyệt”, cô bé mừng rỡ reo lên.
    Những cách “tác động mềm” như thế này rất nhiều.
    Tại Brussel hình ảnh của Trung Quốc được đánh bóng bởi các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp. Một người như thế có ảnh hưởng nhất ở Brussel là Luigi Gambardella, lãnh đạo người Italia của nhóm China-EU, người đã miêu tả về bức tranh tương lai của chủ tịch Tập Cận Bình “rất truyền cảm”.
    Theo nhà nghiên cứu Thorsten Benner ở Berlin thì những ảnh hưởng của Trung Quốc dễ nhận thấy và vì vậy không có lý do gì để “quá hoảng sợ”. Nhà nghiên cứu Jyrki Kallio từ Viện Chính trị Ngoại giao cũng đồng ý như vậy.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nguyên bản tiếng Phần Lan: “Kiina Kreikan raunioilla” của Suvi Turtiainen, Stina Tuominen, Eemeli Martti và Maria Tolsa.

  6. #656
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (4/4)
    http://nghiencuuquocte.org/2018/07/1...-au-ra-sao-p4/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...u-rasao-4.html
    Bài quá dài phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên.

    Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P4)
    July 9, 2018

    Biên dịch: Việt Xuân

    TIỀN TRUNG QUỐC LẠI TRỞ VỀ TÚI NGƯỜI TRUNG QUỐC

    Nếu ước muốn của giới lãnh đạo Trung Quốc trở thành hiện thực thì chẳng mấy chốc 300 triệu người Trung Quốc sẽ trượt tuyết hoặc trượt băng. Cả Thụy Sĩ và Lapland của Phần Lan đều muốn họ đến với mình. Nhưng, lợi nhuận thu được sẽ rơi vào túi người dân địa phương hay người Trung Quốc?

    Jungfrau. Nhân viên soát vé Stefan Ritschard bắt đầu gắn những tấm biển nam châm vào thành các toa tàu để đánh dấu chỗ ngồi, mặc dù tàu đang chạy chậm lại.
    Từ ga tàu Lauterbrunnen dưới chân núi Jungfrau có tàu chạy thẳng đến sông băng nổi tiếng của Thụy Sĩ, dọc theo con đường ngầm được đào sâu trong lòng núi.
    Chuyến tàu tiếp theo sẽ có một nhóm người Trung Quốc và một nhóm người Hàn Quốc.
    Vậy nên cần phải có một tấm bảng nữa. Miếng gỗ đỏ sẽ tách các nhóm du khách riêng ra.
    ”Đây là ý muốn của người Trung Quốc,” Ritschard cho biết.
    Họ không muốn ngồi lẫn vào các nhóm du khách châu Á khác, nhất là người Nhật.
    Lý do được đưa ra là những bài học lịch sử và sự căng thẳng giữa hai nước hiện nay.

    Con tàu chuyển tiếp đang đến đường ray bên cạnh và Ritschard bắt đầu hướng dẫn các nhóm khách vào chỗ của mình.
    Trước hết là nhóm người Hàn Quốc, sau đó là nhóm Trung Quốc.
    Jun Cui, hướng dẫn viên của nhóm người Trung Quốc đang lách qua những chiếc va li.
    “Đây là tầng lớp trung lưu bậc trên và tầng lớp đại gia từ Thượng Hải,” Jun thì thào nói về nhóm khách 20 người của anh ta. Điều đó có nghĩa là phải cẩn thận khi chụp ảnh và hỏi chuyện họ.

    Nhóm này bắt đầu chuyến du lịch vòng quanh châu Âu từ Roma. Trong vòng 13 ngày, họ có ý định đi qua 13 địa điểm khác nhau mà điểm cuối cùng là Paris.
    Những người Trung Quốc này đến Thụy Sĩ chỉ vì núi Jungfrau. Trên đỉnh núi có sông băng và tuyết vĩnh cửu, nhưng đó không phải thắng cảnh chính với tất cả mọi người.
    Giữa dòng sông băng trên độ cao 3.571m có một cửa hàng. Ở đó có bán những loại đồng hồ Thụy Sĩ rất nổi tiếng.
    Nhóm của Jun Cui gồm những du khách Trung Quốc điển hình theo nhiều cách hiểu. Họ đến từ một thành phố lớn đang phát triển rất nhanh, đi trong một đoàn lớn và muốn được đến thăm những thắng cảnh nổi tiếng nhất của châu Âu.
    Năm 2016 người Trung Quốc ngủ qua đêm ở lãnh thổ châu Âu 25 triệu lần, gấp ba lần so với mười năm trước.
    Con số này dù sao cũng rất nhỏ so với số dân 1,4 tỉ người của Trung Quốc. Hiện nay EU bắt đầu một chiến dịch mời gọi du khách Trung Quốc đến đây. Ủy Ban châu Âu đã lấy năm 2018 làm năm du lịch Trung Quốc và EU.
    Khả năng tăng trưởng du lịch là có vì mức sống của người dân Trung Quốc đã nâng cao và việc du lịch đến châu Âu là nằm trong khả năng của ngày càng nhiều người.
    Nhưng không phải tất cả khách du lịch Trung Quốc đi theo nhóm lớn mà số lượng người tự đi ngày càng tăng. Thụy Sĩ, quốc gia không thuộc EU, đã có năm du lịch của riêng mình với Trung Quốc vào năm ngoái. Ở Thụy Sĩ năm du lịch này không chỉ là hoạt động ngoại giao cơ bản của các nhân viên ngoại giao mà ngay chính chủ tịch Trung Quốc đã đến tận nơi để khai trương.
    Điều đó đã lập tức có tác dụng. Lượng khách từ Trung Quốc đến Thụy Sĩ tăng 12%. Nhiều tuyến bay đã được mở ra và các trung tâm trượt tuyết của Thụy Sĩ đã nhận nhiều hướng dẫn viên trượt tuyết người Trung Quốc.
    Song, lượng khách Trung Quốc tăng nhanh như vậy không làm tất cả hài lòng.

    ***
    Trước đây cánh cửa luôn rộng mở. Còn bây giờ dưới sảnh có một camera ghi hình.
    Hãng tàu hỏa Jungfraubahn đưa khách du lịch lên đỉnh núi của Thụy Sĩ buộc phải lắp camera và cửa an toàn sau khi Urs Kessler, giám đốc điều hành của công ty, nhận được lời đe dọa tới tính mạng.
    Nguyên nhân dẫn đến lời đe dọa này là những dự định lớn của Kessler dành cho người Trung Quốc đến vùng Jungfrau.

    “Bây giờ việc phản đối sự thay đổi đang là mốt,” Kessler nói về động cơ của những người đe dọa.
    Lời đe dọa đó đến từ người dân địa phương. Họ phản đối ý định xây thêm một tuyến cáp treo mới phục vụ cho khách du lịch của công ty mà Kessler làm giám đốc.
    Tuyến cáp treo này sẽ giúp giảm thời gian lên đỉnh Jungfrau khoảng 47 phút. Bởi vì đối với những du khách Trung Quốc chỉ thăm châu Âu trong vòng mấy ngày thì thời gian rút ngắn đó cũng đáng kể.
    “Tương lai là phải nhanh và hiệu quả. Người Trung Quốc muốn xem được nhiều trong khoảng thời gian ngắn,” Kessler nêu lý do vì sao công ty ông đưa ra ý định đó.
    Kessler biết rõ khách du lịch Trung Quốc muốn gì. Ông ta đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ với Trung Quốc từ năm 1996, khi việc đi du lịch của người Trung Quốc còn khó khăn hơn bây giờ rất nhiều.
    Chỉ một con sông băng thì không đủ, cần có các cửa hàng bán đồng hồ và các mặt hàng có thương hiệu. Người Trung Quốc có lẽ rất hà tiện trong ăn ở, nhưng họ sẵn sàng mở hầu bao cho những thứ hàng hiệu đắt tiền.
    Người Trung Quốc chỉ chiếm 15% du khách của Jungfraubah, nhưng họ mang lại cho vùng này tới 50% thu nhập,” Kessler cho biết.
    Điểm đến của chuyến đi bằng cách nào đó phải rất nổi tiếng để thu hút được người Trung Quốc. Chúng ta cần đến cảnh đẹp nơi người ta muốn chụp ảnh và gửi ảnh về Trung Quốc qua WeChat hay Weibo.
    “Thương hiệu là tất cả,” Kessler nói.
    Chính vì vậy mà hàng năm ông ta đều tổ chức những sự kiện lớn trên sông băng và được giới truyền thông quan tâm, kể cả ở Trung Quốc. Càng khuếch trương càng tốt. Truyền thông Trung Quốc cũng được mời đến dự.
    Trên tường trong phòng làm việc của Kessler có một bức ảnh trong đó siêu sao tennis người Thụy Sĩ rất được yêu thích ở Trung Quốc là Roger Federer đang chơi tennis với ngôi sao trượt tuyết Lindsey Vonn. Họ chơi trên sân làm trên sông băng. Trận đấu được tổ chức để chào mừng sự kiện khai trương đài phun sô cô la mới trong cửa hàng sô cô la trên đỉnh núi.
    Trong bức ảnh thứ hai là ngôi sao Trung Quốc, Deng Ziqi, đang biểu diễn ở giữa sông băng Jungfrau.
    Năm nay sẽ có một sự kiện golf. Ai thành công trong một cú đánh hole in one thì sẽ được thưởng một chiếc đồng hồ Omega.
    “Ngôi sao chính vẫn còn là điều bí mật,” Kessler mỉm cười bí hiểm.
    Bài quá dài phải cắt bớt
    Từ sông băng này có thể nhìn thấy phong cảnh cách xa hàng ki lô mét, nhưng lúc này trời đầy mây và chỉ có thể nhìn xa được vài mét.
    Điều đó có vẻ như không ảnh hưởng tới cặp vợ chồng Duan và Liyu trong nhóm của Jun Cui, vì bên trong ga tàu của sông băng có nhiều thứ khác để trải nghiệm.
    Những gian hàng bán đồ lưu niệm Thụy Sĩ và dao nhíp. Một thế giới băng và một quả cầu thủy tinh khổng lồ đang phản chiếu ánh sáng.
    Cặp vợ chồng thích thú ngắm chú sóc bông, con vật nổi tiếng trong bộ phim Ice Age, được đặt vào hốc băng, Rất nhiều ảnh được chụp phía trước nó.
    Cảnh quan quốc gia bắt đầu lùi xa tít tắp. Quang cảnh trước mắt gợi nhớ đến Disney Land nhiều hơn.
    Cầu thang máy ở phía đầu kia của đường ngầm đã đưa du khách lên cửa hàng bán đồng hồ. Trong gian hàng nhỏ hẹp này có tới 6 người bán hàng mà 4 trong số đó là người Trung Quốc. Còn khách hàng tất cả đều là người châu Á.
    Những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ lấp lánh xếp hàng trong các ngăn tủ. Trung bình mỗi lần mua là từ 4.000-6.000 euro.
    Bài quá dài phải cắt bớt
    ***
    Một người đàn ông trong trang phục sẫm màu đang đi đi lại lại trên sân khấu. Khán giả đung đưa những biển quảng cáo sáng lóa. Trên video có thể thấy được ông già Noel đang ngồi trên xe trượt do tuần lộc kéo tiến vào như thế nào.
    Người đàn ông là Chris Tang, giám đốc tiếp thị của Alibaba, hãng bán hàng online lớn nhất của Trung Quốc và thế giới. Đó là năm 2016 và đây là sự kiện tiếp thị tại Rovaniemi (Phần Lan – ND) được truyền đến hàng trăm triệu gia đình Trung Quốc.
    Trong sự kiện đó Tang đã hứa sẽ đưa đến Lapland mỗi năm 50.000 du khách từ Trung Quốc. Trong thực tế con số nhỏ hơn nhiều, song nó đang tăng lên đáng kể.
    “Lapland là điểm đến số 1 ở Phần Lan của du khách Trung Quốc. Vùng đất này đang thách thức những điểm đến truyền thống ở châu Âu,” Antti Honkanen, nhà nghiên cứu du lịch từ đại học Lapland đồng thời là giám đốc viện nghiên cứu và đào tạo du lịch, nói như vậy.
    Rovaniemi thu hút du khách vì đường giao thông đến đó rất thuận tiện. Du khách Trung Quốc vẫn còn chưa muốn đi xa hơn để thám phá thiên nhiên.
    Theo ông Antti Honkanen, môn trượt tuyết được ưa thích nhất của người Trung Quốc là: leo lên ván trượt tuyết, ngã, cười khoái chí, chụp vài kiểu ảnh.
    Cách hiểu về Phần Lan có tác động đến người Trung Quốc khác hẳn với cách hiểu về chính mình của người Phần Lan. Đối với du khách Trung Quốc điểm hấp dẫn lớn là làng sản xuất đồ lưu niệm của Ông già Noel ở Vòng cung Bắc Cực.
    Theo Honkanen, ở Lapland hiện nay người ta cũng đang trăn trở với những vấn đề như một số nơi khác ở châu Âu. Khi nào thì cảnh quan quốc gia trở thành phông nền làm vừa lòng khách du lịch?
    “Tất nhiên có thể nói rằng làng của ông già Noel ở Vòng cung Bắc Cực đã khác xa với bản gốc của nó,” Honkanen nói.
    Bài quá dài phải cắt bớt
    ***
    Những cuộc cạnh tranh đã xuất hiện không chỉ giữa các điểm đến vào mùa đông mà giữa nguồn đầu tư rót vào các điểm đó.
    Tiền Trung Quốc thường tìm được đường trở về túi người Trung Quốc, Urs Kessler nói.
    Du khách Trung Quốc thích tìm đến những nhà hàng và khách sạn do người Trung Quốc sở hữu hơn, ngay cả ở châu Âu cũng thế.
    Bài quá dài phải cắt bớt
    Viễn cảnh đáng sợ của các doanh nhân làm du lịch hiện nay ở Phần Lan là trong tương lai các công ty Trung Quốc sẽ đưa du khách Trung Quốc đến thẳng những khách sạn do người Trung Quốc sở hữu và nơi người làm việc chủ yếu là người Trung Quốc. Như thế tiền người Trung Quốc mang đến lại quay về túi của người Trung Quốc.
    “Đây là mối đe dọa thực sự và nên được quan ngại đúng mức,” Honkanen cảnh báo. Ngay bây giờ du khách Trung Quốc đã mua những đồ lưu niệm “made in China’ rồi.
    Doanh nhân Kessler của Thụy Sĩ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thương hiệu hóa các điểm du lịch. Chắc chắn một đầu bếp Trung Quốc sẽ xào mỳ ngon hơn, nhưng ga trải giường và dọn dẹp trong khách sạn thì ai cũng làm được.
    Thế nhưng du khách Trung Quốc chỉ mua đồng hồ Thụy Sĩ từ cửa hàng của Thụy Sĩ.
    ***
    Du lịch cũng là chính trị. Việc chiếm Crimea năm 2014 dạy cho người Phần Lan điều đó. Khi đó sự trừng phạt của phương tây đối với nước Nga đã xua đuổi người Nga ra khỏi bán đảo, khiến các doanh nghiệp du lịch khốn đốn.
    Bài quá dài phải cắt bớt
    Thụy Sĩ đã từng nhận sự tức giận của Trung Quốc vào năm 1999.
    Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân đã bất ngờ từ chối bắt tay Tổng thống Thụy Sĩ giữa chuyến thăm cấp nhà nước và nói Thụy Sĩ đã đánh mất một người bạn tốt. Nguyên nhân của việc này là một tấm biển “Free Tibet” (Tả tự do cho Tây Tạng) đặt ở một chỗ rất dễ nhìn thấy ở thủ đô Bern.
    Sau đó là một thời kỳ đóng băng dài.
    Phải đến năm 2017, mới có cuộc viếng thăm chính thức tiếp theo của lãnh đạo nhà nước Trung Quốc đến Thụy Sĩ, trong chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình, người ta đã hạn chế các cuộc biểu tình mà vì thế năm Du lịch mới được khai trương. Khi đó không ai nói gì về nhân quyền ở Trung Quốc, và các nhà lãnh đạo chỉ cùng đứng chụp ảnh với một con gấu trúc bằng băng đang cầm ván trượt tuyết.
    Khi lượng du khách Trung Quốc ở châu Âu ngày càng tăng thì các công ty của châu Âu càng dễ chịu sức ép của các cấp lãnh đạo Trung Quốc.
    Vào tháng Năm người ta đưa tin rằng Trung Quốc yêu cầu các hãng hàng không của nước ngoài coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Mỹ đã từ chối, nhưng nhiều hãng của châu Âu buộc phải phục tùng. Hãng Swiss của Thụy Sĩ và Finnair của Phần Lan bây giờ coi Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc.
    ***
    Wang Yueyue, 21 tuổi, sinh viên Trung Quốc, hiếm khi được thấy mình tự do như thế này. Mặt sáng bừng vì sung sướng. Cô ta vừa nhảy dù xuống Interlaken. Phía sau cô là phong cảnh hướng lên núi Jungfrau.
    “Đầu tiên tôi cũng hơi sợ một chút, nhưng rồi cảm giác mạnh nhất là tự do,” Wang giải thích. Phía sau cô liên tục có các du khách Trung Quốc tiếp đất. Bên cạnh cô, những người khác đang chụp ảnh cảnh tiếp đất.
    Cô là sinh viên sang trao đổi ở Pháp một năm. Cuộc sống của Wang ở Trung Quốc chỉ học và học. Ở châu Âu thì cô còn kịp hưởng thụ cuộc sống nữa.
    Thế nhưng chân kia của Wang gắn chặt ở Trung Quốc. Dây dù quấn xung quanh, đầu vẫn đội mũ nhưng cô đã gửi những bức ảnh đầu tiên lên WeChat. Cô rất thích khi thấy có nhiều du khách đồng hương ở Thụy Sĩ. Ở trên dãy Alps cô ăn đồ ăn Trung Quốc vì pho mát Fondue không hợp với cô.
    Đối với Wang, chính trị có tầm quan trọng. Theo cô sẽ thú vị hơn nếu đến một đất nước thân thiện với mình. Cô thích Thụy Sĩ vì đất nước này trung lập và không phải là thành viên của EU.
    “EU và Trung Quốc có quá nhiều bất đồng. Nhưng hai bên nên thảo luận để làm cho thế giới này được tốt hơn,” Wang nói.
    Chiếc đồng hồ mới lấp lánh trên cổ tay cô.
    Nguyên bản tiếng Phần Lan: “Kansallis¬maisema vai kiinalaisten kulissi” do Suvi Turtiainen, Stina Tuominen, Eemeli Martti và Maria Tolsa thực hiện.

    1 Comment
    Thảo Trịnh • a year ago
    Điều bất hợp lý và thiết yếu là trong khi người châu Âu đang lo sợ rằng ngày càng nhiều tiền do du khách Trung Quốc đem đến lại quay về túi người Trung Quốc thì các nhà lãnh đạo của châu lục này lại ủng hộ mạnh mẽ quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và các nỗ lực của những quan chức có đầu óc cải cách. Các chính phủ và các ngân hàng trung ương châu Âu cũng rất tích cực làm việc để làm cho đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ khả thi, nhằm tăng cường thương mại với Trung Quốc. Lục địa này là nơi có số lượng thanh toán bù trừ ngân hàng bằng đồng nhân dân tệ lớn nhất. châu Âu đang làm như vậy tại thời điểm mà đồng nhân dân tệ đang bị tấn công đầu cơ và bản thân người Trung Quốc đang mất đi niềm tin vào đồng tiền của mình. Quan điểm của những nhà chuyên môn có thể giúp xác định chiến lược và chiến thuật để các vị lãnh đạo châu Âu có thể tìm ra đối sách hợp lý với những biện pháp ngăn chặn thành công sự chảy ngược dòng của đồng nhân dân tệ. Một điều đáng lưu ý là người Trung Quốc rất tự tin trong việc làm cho đồng tiền của họ dễ tiếp cận rộng rãi hơn và chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn nữa. Nêú không, cảm giác của họ như chắc chắn sẽ thất bại. Một cuộc chiến không cân sức.

  7. #657
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    ngày này năm xưa ;.. từ say mê cho đến nghiện ngập rồi sao nữa !!

    ngày 12 - 08 - 2019... trời lại chuyển mưa và nhiệt độ OAT - + 26 oC...

    Cảm ơn Diễn đàn và T/v nguoi gia (Lý Bạch vớt trăng..) đã cho đọc loạt bài hi hữu này.. sau dây kẻ gõ bài xin góp chút ý thô thiển..
    mộ khi chúng ta lần tìn.. lật lại những trang Sử thé giới bi hùng..

    Vẫn biết rằng là môt sinh vật hữu tình cho nên có đủ cả các thói hư tật xấu,, Nhưng chưa có xa.. chỉ khoảng 200 năm trước đã có truyện vui thú cùng nàng tiên nâu mà dến nỗi nước Tàu đã phải tan tác. Đó là câu truyện các nước Âu châu xúm vào làm thịt con mồi châu Á từ 1838.. trải qua 2 chiến trận để rồi phải chấp nhận cắt dất mở cửa cho dan Bạch quỉ ra vào làm ăn, Trận thứ nhất thì giữa Anh+ Irẻland/ đánh Xì dầu... sau đó ít năm trận thứ 2 là giưa Anh+ Pháp đánh Xì dầu và sau 2 trận chiến tranh Xì dầu phải nhượng HongKong làm thuộc đia đồng thời mở 5 hay 6 cửa biển đẻ cho ra vào buôn bán tự do.. .
    Nguyên do khi Âu châu muốn với tay xuống giao thương với Xì dầu qua trao đổi hàng hoá nhưng Xì dầu chỉ thích gon thâu bàng bạc nén( silver) thay vì hàng hoá.. Hàng hoá mang đi từ Âu châu vì đường xa quan ngại một phần.. conf ngân lượng (silver) thì đâu có đủ súc đẻ mà thanh toán.. Trong lúc đó một đám thương gia khác lại đang xâm lăng lập đồn điền ở trên đất Ấn độ.. và lâm sản thu lượm lại là quả thẩu được mùa.. Thương lái qua lại thường mua chất nhựa thẩu này đem xem bán cho dân Xì dầu..
    Để rồi nhựa Thẩu trở thành sản phẩm giao thương với dân Xì dầu.. và làn này thì thương lái thau lại bằng ngân lượng(silver).. Từng nén bạc từ tay dân đi mây về gió nay lại trở về tay thuong lái và vè lại chủ.. đó là chuyện tích xưa.. Các bạn thích thú thì cứ tìm trên Wikipedia mà đọc..
    Dân Tàu mặc tình tha hoá đi mây vè gió cho đên khi chú Samourai xách kiếm đi vào... một đất Tàu khói bay mù mịt và thảm trạng Nam Kinh bùng nổ.. đx trở thành tiếng nổ kinh hoàng đánh thức dân Tàu.. may sao lại có bàn tay chú Sam thò vào đẻ kết thúc TC2... nhờ đó mà thoát cảnh " bẹp tai..!vì nằm nghiêng gối đầu để hút.. cám cảnh bị thiên hạ dánh cho bầm dập.. đành bóp bụng cần cù làm ăn chờ thời.. từ cái đòn dông với 2 cái sọt.. chắt bóp từng đông để trơt thành xì thẩu.. thành cái bang đại ca..!

    Lại nói về nghề truyền tin và in ấn, nước Tàu đã là kẻ đi trước thê giới đôi ba thứ như in bản bằng thạch cao.. thuốc súng rồi đến la bàn đi biển..còn thế giới đã mở rộng tầm nhìn....
    ... cho đến bây giờ thì có ghiền bàn phím..sự sinh lơi từ các máy móc điện tử như computeur.. hay iPad.. iPhone thì nhưng ai được hưởng quyền lơi hơn nưa cũng những thứ này đã làm giảm thiểu hoạt dộng của ngành Bưu diện.. của ngành in ấn các tiểu thuyết và sách vở vì cứ mở cái màn hình lên rồi... sẽ có.. và biết tất cả đó thôi !!

    Còn sự nguy hại ... lại nhất là; ma tuý.. từ hút thuốc lá.. cần sa sang đến chích choác . lắc lư..meth .. ai là người hưởng lợi nhát và ai là kẻ giết người qua cái say sưa mê hoặc...

    Kẻ gõ bài đã rông dài gõ cái mà mình tự suy.. nhưng xin gợi ý nhờ các cao nhân cải sửa cho đúng . Cảm ơn . nmq

  8. #658
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Làm thế nào để mua đứt một quốc gia?

    https://tiengthongreo.blogspot.com/2...-quoc-gia.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...-quoc-gia.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ đường dẫn số 2, có thêm hình ảnh

    30 December 2018
    Làm thế nào để mua đứt một quốc gia?
    Mạnh Kim
    “…Một quốc gia không bao giờ có thể hùng mạnh bằng “nền kinh tế” bán đất cho nước ngoài và không thể tự chủ độc lập nếu cắm đầu vay nợ nước ngoài để xây dựng một sự giàu có giả tạo. Một lãnh đạo chẳng thể nào gọi là “tài tình” nếu lãnh đạo đó gây nợ và để lại một di sản nợ khổng lồ cho nhiều thế hệ sau..."

    Bài 1: Câu chuyện Campuchia

    Làm thế nào để mua đứt một quốc gia? Vài “điều kiện” dưới đây sẽ giúp “thỏa mãn” được tham vọng biến một quốc gia thành thuộc địa.
    - Quốc gia đó không xây dựng được nền kinh tế đủ mạnh và có khả năng tự lập, tự chủ.
    - Quốc gia đó không có nền chính trị dân chủ, không có hệ thống chính trị tam quyền phân lập để kiểm soát “hành vi” chính phủ. Mọi vấn đề đều do đảng cai trị quyết định.
    - Quốc gia đó không có những nhóm trí thức đủ ảnh hưởng để xây dựng sức mạnh tập thể chống lại sự độc tài nhà nước.
    - Quốc gia đó không có những chính trị gia đúng nghĩa sẵn sàng từ bỏ quyền lực chính trị lẫn quyền lợi cá nhân để đứng về phía người dân.
    - Quốc gia đó không có một nền giáo dục tự do.
    - Quốc gia đó không có hệ thống báo chí phản biện và những nhà báo dũng cảm; và quốc gia đó sẵn sàng mở rộng cửa nhà tù đối với bất kỳ ai dám nói sự thật.
    - Quốc gia đó không có chiến lược đầu tư nhân lực và sử dụng nhân tài.
    - Quốc gia đó bị ngoại bang can thiệp trong vấn đề nhân sự; và quốc gia đó cũng tự gắn liền số phận mình với ngoại bang.


    Câu chuyện Campuchia dưới đây là bài học gần nhất và rõ ràng nhất cho thấy làm thế nào một quốc gia có thể mất chủ quyền, hay nói cách khác, làm thế nào mà một quốc gia có thể bị mua đứt một cách dễ dàng…

    Thứ tư 19-9-2018, Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã tiếp Quốc vương Norodom Sihamoni và Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk của Campuchia tại Điếu ngư đài. Tập hoan hỉ nói về sự đơm hoa kết trái “ngày càng rực rỡ” kể từ khi quan hệ hai nước hình thành cách đây 60 năm. Quan hệ này không chỉ dựa trên kinh tế. Nó đã biến thành đồng minh chính trị mà trong đó Campuchia ngày càng giống như một chư hầu - trung thành và “ngoan ngoãn”…

    Khi “thái thú” có mặt

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trong số khách mời danh dự có Hùng Ba (Xiong Bo), đại sứ Trung Quốc tại Campuchia. Không có đại sứ nước nào khác hiện diện, kể cả đại sứ Hoa Kỳ William Heidt. Sự có mặt Hùng Ba là đáng chú ý, vì trước đó Bắc Kinh luôn nhấn mạnh yếu tố “trung lập” của cuộc bầu cử và liên tục cảnh báo “sự can thiệp nước ngoài”. Bắc Kinh đã “trung lập” và “đứng bên ngoài” bằng việc… hỗ trợ đến 20 triệu USD trang thiết bị cho cuộc bầu cử, từ phòng phiếu, laptop đến computer (tiết lộ của tờ Bloomberg ngày 30-7-2018). Kết quả, Hun Sen giành trọn 125 ghế Quốc hội. Một trong những việc đầu tiên Hun Sen làm sau ngày chiến thắng là gửi thư cám ơn Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.
    Sự có mặt của “thái thú” Hùng Ba trong chiến dịch bầu cử đã nói lên mức độ hiện diện sâu của Trung Quốc tại Campuchia. “Đây là một bước đi táo bạo đối với Trung Quốc” – nhận xét của Chheang Vannarith thuộc Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) –
    “Trong quá khứ, Trung Quốc luôn giữ thái độ kín kẽ trong các cuộc bầu cử lẫn sinh hoạt chính trị địa phương của Campuchia. Lần này Trung Quốc rất công khai và tự tin”.
    Trung Quốc đã qua mặt Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất từ năm 2014.
    Điều mỉa mai ở chỗ, hồi thập niên 1980, Campuchia đã nhận viện trợ Việt Nam và Liên Xô để đánh lực lượng Khmer Đỏ được Bắc Kinh chống lưng.
    Nhật Bản là nước đóng góp nhiều nhất trong chiến dịch cứu trợ 2 tỷ USD do LHQ phát động năm 1993 giúp Campuchia ổn định hòa bình và xây dựng dân chủ. Tuy nhiên, Mỹ, Nhật và cả “người anh lớn” Việt Nam đều đang bị đẩy ra rìa.
    Trong diễn văn ngày 2-7-2018, Hun Sen nói rằng Trung Quốc giờ là nhà đầu tư lớn nhất tại nước mình. Năm 2017, Trung Quốc đã bơm 1,644 tỷ USD vào Campuchia (so với 600 triệu năm 2012).
    Chỉ riêng hợp đồng xây dựng hạ tầng mà Trung Quốc ký tính đến cuối năm 2017 đã lên đến 17,54 tỷ USD, tại một nước mà GDP chỉ nhỉnh hơn 20 tỷ USD!

    Hun Sen trong lòng bàn tay Bắc Kinh

    “Vì Phnom Penh xinh đẹp, chúng tôi trân trọng mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn” – đó là hàng chữ trên băngrôn của công ty bất động sản Guangzhou R&F Properties (treo trước một khu đất đang xây dựng trị giá đến hơn 2 tỷ USD). Guangzhou R&F Properties đang biến một đầm lầy 7 hecta thành khu dân cư giáp một xa lộ bốn làn được đặt tên “Hun Sen”.
    Bộ du lịch Campuchia cho biết, hơn 1,2 triệu lượt khách Trung Quốc đã đến “đất nước Campuchia xinh đẹp” năm 2017, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Sihanoukville đã cấp 4.498 giấy phép làm việc cho người Trung Quốc. Năm 2017, số du khách Trung Quốc đến Sihanoukville lên đến gần 160.000 lượt người, trong khi dân số thành phố này chỉ là 157.000!
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Khó có thể nói Trung Quốc không dính dáng hoặc không có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tháng 7-2018. Chuyên gia Đông Nam Á học Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales ghi nhận rằng quan hệ giữa đảng Nhân Dân Campuchia của Hun Sen với Trung Quốc được củng cố sau khi đảng Cứu Nguy Dân Tộc suýt thắng trong cuộc bầu cử 2013 và lực lượng đối lập tổ chức loạt cuộc biểu tình chống Hun Sen. Bắc Kinh không thể để vuột tay khỏi Hun Sen và mất trắng một ván bài địa chính trị mà họ đang nắm lợi thế.

    Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa và Hun Sen - Phnom Penh, 18-6-2018 (Reuters)
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bán rẻ đất nước

    Campuchia đang mắc vào bẫy nợ Bắc Kinh. Trung Quốc chiếm gần 44% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Campuchia từ 1994 đến 2014. Khoảng 70% cầu đường Campuchia đều được thực hiện với kinh phí từ nguồn vốn vay 2 tỷ USD của Trung Quốc. Theo một số nghiên cứu, Campuchia hiện nợ Trung Quốc hơn 4 tỷ USD, chiếm 2/5 nợ quốc gia nước này. Campuchia dưới thời Hun Sen đã biến thành một quốc gia chư hầu, với cái giá phải trả không ít. Viết trên Foreign Affairs (17-8-2018), giáo sư Charles Edel cho biết, Chính phủ Campuchia đã bí mật nhượng hơn 20% bờ biển cho một công ty Trung Quốc. Hun Sen luôn bảo vệ lợi ích các dự án Trung Quốc tại nước mình, bất chấp những cảnh báo về tổn hại môi trường lẫn các xáo trộn ảnh hưởng người dân địa phương.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Mạnh Kim
    Nguồn: facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10157746438674796
    ***
    Bài 2: “Chỗ này là Trung quốc!”

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chỉ tính đến năm 2011, Phnom Penh đã bán cho Trung Quốc khoảng 7.631 km2 đất, hầu hết là công viên quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Diện tích đất được “sang tay” đã tăng sáu lần chỉ từ 2010-2011. Các vụ giải tỏa khiến nhiều gia đình cư dân địa phương lâm vào cảnh khốn cùng. Bằng việc bán rẻ đất đai, Chính phủ Campuchia cũng mặc nhiên hợp pháp hóa tình trạng phá rừng.
    Luật đất đai Campuchia năm 2001 cấm sang nhượng nhiều hơn 10.000 hecta nhưng Tianjin Union vẫn giành được hợp đồng thuê đất 99 năm với 36.000 hecta, chưa kể giấy phép khai thác 9.100 hecta để xây một đập thủy điện.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Người lạ mặt đến đều bị đuổi đi. “Chỗ này là Trung Quốc!” – nhân viên canh gác xua tay “giải thích”.

    Hơn 10 năm qua, người dân tỉnh Koh Kong vẫn đòi lại đất bị Trung Quốc cướp trong vô vọng
    (Phnom Penh Post)
    Người dân Campuchia không thể biết chính xác bao nhiêu đất đã và đang được bán.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thực dân cũ đã đi. Thực dân mới đang vào.

    “Hoan nghinh lai đáo Tây Cáp Nỗ Khắc thị!” (Welcome to Sihanoukville)


    Sòng bài New MGM của Trung Quốc tại Sihanoukville
    (Washington Post)
    Không nơi nào mà Trung Quốc hiện diện rõ bằng Sihanoukville, tức Kompong Som, tức “Tây Cáp Nỗ Khắc thị” theo cách gọi Trung Quốc.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Một số nguồn cho biết, số người Trung Quốc có mặt tại “Tây Cáp Nỗ Khắc thị” hiện chiếm khoảng 20% dân số địa phương. Các công trình xây dựng làm việc suốt 24/24. Trong tổng cộng người ngoại quốc đến Sihanoukville năm 2017, có gần 120.000 người Trung Quốc – tăng 126% so với cùng kỳ năm trước (Guardian 31-7-2018). Trong 1,3 tỷ USD đầu tư vào Sihanoukville vào năm 2017, có đến 1,1 tỷ USD đến từ Trung Quốc.
    Ngồi bên ngoài quán ăn của mình, cư dân Deu Dy 23 tuổi bày tỏ lo lắng trước sự xuất hiện của đám người xí xa xí xố tiếng Tàu. “Mọi thứ đều thay đổi tại Sihanoukville chỉ trong hai năm” – Dy nói. Như nhiều người địa phương, Dy giờ phải học tiếng Hoa để “hòa nhập” với cộng đồng dân Trung Quốc dồn dập đến đây. “Tôi lo rằng môi trường sẽ bị tiêu diệt. Chuyện gì sẽ xảy ra một khi toàn bộ công trình được xây dựng xong và hàng ngàn người nữa sẽ đến? Sẽ chẳng còn người Campuchia nào ở Sihanoukville này nữa” – Dy thở dài. Sự có mặt Trung Quốc cũng khiến du khách phương Tây gần như biến mất khỏi thị trấn này – Dy nói thêm.
    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Ông chủ mới của đất nước Campuchia
    (Phnom Penh Post)
    Kong Samol, tài xế xe tuk-tuk 32 tuổi, cảm thấy ngột ngạt không thể sống nổi. Tiền thuê nhà đã tăng từ 50 USD lên 150 USD/tháng. Chủ nhà muốn tống Kong Samol đi để lấy chỗ cho người Trung Quốc. Sản xuất và kinh doanh hàng hóa-sản phẩm địa phương ngày càng khó khăn. Người Trung Quốc nhập hàng từ nước họ sang. “Thậm chí rau và trái cây cũng nhập từ Trung Quốc” - lời kể của cư dân Srey Mach 43 tuổi - “Họ có tiền, nhiều hơn rất nhiều so với người Campuchia. Điều đó có nghĩa họ đang nắm quyền”. Kinh tế lẫn xã hội Sihanoukville đang bị xáo trộn dữ dội. Hàng trăm doanh nghiệp gia đình của dân địa phương đã đóng cửa trong 12 tháng (tính đến giữa năm 2018). Nhiều người dân địa phương đang biến thành con nợ của các ông chủ Trung Quốc chuyên cho vay nặng lãi. Cả nước cũng đang nợ Trung Quốc: gần ½ trong 5,8 tỷ USD nợ nước ngoài của Campuchia đều thuộc chủ nợ Trung Quốc.

    Tiến trình thuộc địa hóa


    Giữa năm 2018, nhiều dân làng thuộc khu Kiri Sakor (tỉnh Koh Kong) kéo lên thủ đô Phnom Penh để đòi đất, dù chính quyền đã tìm cách ngăn cản bằng cách chặn quốc lộ 48. Nạn nhân Chay Kimhuoch cho biết bà mua 26 hecta từ dân địa phương vào năm 2007 nhưng bị tập đoàn bất động sản Tianjin Union cướp mất vào năm sau.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nó là một hiện tượng: “Trung Quốc hóa Campuchia”, biến Campuchia thành thuộc địa, với sự tiếp tay của Hun Sen. Đất nước xinh đẹp với cảnh quan thiên nhiên không tỳ vết như được miêu tả trong Chân Lạp phong thổ ký giờ đã thay đổi một trời một vực. Thậm chí hồ thiêng Yeak Loam thuộc tỉnh Ratanakiri ở cực Đông Bắc dường như cũng đã bán cho Trung Quốc, dù Hun Sen bác bỏ điều này. Cách không xa Yeak Loam, công ty Trung Quốc Hyrdolancang đã xây con đập Sesan 2 trên dòng Sesan, bịt một trong những cửa sông quan trọng nhất Mekong và làm điêu đứng cư dân làng Srekor. Các con đập Trung Quốc thậm chí còn xuất hiện tận trên núi Cardamom ở Kampot…

    Lower Sesan 2 Dam jeopardizes lives of millions of Cambodia’s river dwellers
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Mạnh Kim
    Nguồn: facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10157749483179796
    *****
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bài cuối: Nợ này ai trả?

    Tháng 7-2016, để mua chuộc ủng hộ Campuchia trong hồ sơ biển Đông, Bắc Kinh đã “nhá” cho Phnom Penh một “phong bì” 600 triệu USD. Để tăng uy lực kim tiền, vài ngày sau, Bắc Kinh cho biết họ sẽ xây một “nhà hội nghị” cho Quốc hội Campuchia với chi phí 16 triệu USD. Mức độ hiện diện Trung Quốc ngày càng dày đặc. Một công ty Trung Quốc với hỗ trợ của quân đội nước họ đang gần hoàn thành một cảng nước sâu trên dải đất 90 km duyên hải Campuchia. Cảng này, đủ sâu để đón khu trục hạm và tàu chiến 10.000 tấn, nằm tại Vịnh Thái Lan, cách các quần đảo tranh chấp tại biển Đông chỉ vài trăm kilomet. Tianjin Union Development Group (UDG), công ty xây dự án cảng nước sâu Dara Sakor nói trên, cũng là nơi đầu tư vào 360 km2 tại tỉnh Koh Kong trong 99 năm. Trong một buổi lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa UDG với Campuchia, đích thân Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) – lúc đó là ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc – đã chủ trì, theo điều tra của tờ Financial Times.

    Hun Sen và Lý Khắc Cường trong dịp kỷ niệm 60 năm quan hệ (ngày 11-1-2018, tại Phnom Penh)
    (AFP)
    Giữa tháng 1-2018, nhân kỷ niệm 60 năm bang giao, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến Phnom Penh, cùng Hun Sen ký loạt 19 thỏa thuận song phương mở đường cho Trung Quốc thâm nhập sâu hơn vào Campuchia. Hai bên đã “vui mừng” điểm lại vài con số “đáng nhớ”. Năm 1997, Trung Quốc chi 2,8 triệu USD giúp Campuchia xây dựng quân đội. Năm 1999, Bắc Kinh cho vay không lãi 200 triệu USD đồng thời hỗ trợ tài chính 18,3 triệu USD cho Hun Sen. Từ 2011-2015, tổng cộng 4,9 tỷ USD đã đổ vào Campuchia mà một trong những dự án lớn nhất là One Park do tập đoàn bất động sản Trung Quốc Graticity Real Estate Development thực hiện.
    10 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư 2,4 tỷ USD vào mạng lưới điện Campuchia trong đó có việc xây dựng 7 nhà máy thủy điện, nâng nguồn cung cấp điện lực từ 180 MW năm 2002 lên 2.000 MW năm 2016… Ngày 12-5-2018, đích thân Bộ trưởng công an Trung Quốc Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi) đến trụ sở Cảnh sát Quốc gia Campuchia giám sát việc chuẩn bị lắp đặt hệ thống camera an ninh sẽ được thực hiện trên toàn quốc, bằng tiền viện trợ lẫn trang thiết bị Trung Quốc. Triệu Khắc Chí rất hài lòng với hệ thống video theo dõi hiện tại, với 1.000 camera, đã lắp khắp Phnom Penh.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tháng 11-2017, Tối cao pháp viện Campuchia ra lệnh giải tán đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc (CNRP) với cáo buộc đảng này âm mưu lật đổ chính phủ. Hơn 100 thành viên CNRP bị cấm tham gia chính trị trong 5 năm. Trước đó hai tháng, thủ lĩnh CNRP Kem Sokha bất ngờ bị bắt và được đưa đến một nhà tù giáp biên giới Việt Nam gọi là “CC3”. Thành lập năm 2012, CNRP là đảng phái duy nhất Campuchia trong nhiều thập niên trở thành thách thức thật sự và do đó Hun Sen phải “dập” từ trứng nước (ngày 9-9-2018, Kem Sokha được tại ngoại “vì lý do sức khỏe”).
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Một hàng rào thuế cao hơn của EU đánh vào hàng may mặc sẽ khiến kinh tế Campuchia tan nát mà không “đặc khu kinh tế” nào ở Campuchia xây bởi Trung Quốc có thể cứu được. Cuối năm 2017, Campuchia đã tính đến chuyện thay đổi thị trường, từ châu Âu sang các nước châu Á, đặc biệt Trung Quốc. Tuy nhiên, tính dễ hơn làm. Bản thân thị trường Trung Quốc đang lao đao bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ. Xuất khẩu Campuchia sang Trung Quốc chỉ đạt 609 triệu USD năm 2016, không bằng ½ giá trị xuất khẩu Campuchia sang Anh. Chẳng có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẵn sàng mở cửa “nhận hàng” Campuchia nếu thị trường EU đóng cửa. Vốn cũng là nước sống bằng nghề gia công, chẳng lẽ Trung Quốc ôm hàng Campuchia để cho công nhân Trung Quốc thất nghiệp?
    Các nước châu Á đang ngày càng thận trọng với kế hoạch “Nhất đới, nhất lộ” của Tập Cận Bình.
    Gần đây, Nepal đã tuyên bố hủy dự án thủy điện 2,5 tỷ USD với Trung Quốc, khi bày tỏ lo ngại ảnh hưởng Bắc Kinh lên các cuộc bầu cử nước mình.
    Thái Lan, thoạt đầu giao gói thầu xây tuyến hỏa xa tốc độ cao nối Bangkok đến Chiang Mai dài 700 km cho Trung Quốc, nhưng giờ đã đổi sang nhà thầu Nhật (vừa vốn lẫn kỹ thuật).
    Tại Malaysia, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã tuyên bố tái xem xét các dự án mà người tiền nhiệm Najib Razak ký với Trung Quốc.
    Tương tự, tại Sri Lanka, những dự án của Tổng thống tiền nhiệm Mahinda Rajapaksa ký với Trung Quốc cũng đang được xét lại (đặc biệt việc giao cảng Hambantota cho Trung Quốc với hợp đồng thuê đến 99 năm). Cần nhắc lại, cho đến trước khi bị thất cử năm 2015, Tổng thống Mahinda Rajapaksa đã bị Trung Quốc mua đứt, khi một phần ngân sách đầu tư cảng Hambantota chảy trực tiếp vào quỹ tranh cử của Rajapaksa.
    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Mạnh Kim

    Nguồn: facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10157752102084796
    Posted by Tiếng Thông Reo at 11:17 PM

  9. #659
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Chiến lược bí mật của Trung Cộng
    https://tiengthongreo.blogspot.com/2...ng-e-thay.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...rung-cong.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ đường dẫn 2, có thêm hình ảnh

    01 April 2019
    Chiến lược bí mật của Trung Cộng để thay thế Mỹ trong vai trò Siêu Cường lãnh đạo thế giới
    (The Hundred -Year Marathon: China’s secret Strategy to Replace America as the Global Superpower)
    https://www.youtube.com/watch?v=u-QRVYVg50g
    Michael Pillsbury
    Lê Quốc

    Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã âm ỉ từ lâu trong não trạng của các lãnh tụ CS Trung Cộng, khởi sự từ Mao Trạch Đông và bùng nổ đời thứ V của vương triều đỏ: Tập Cận Bình.
    Phía Trung Cộng: Lợi dụng chánh sách sai lầm của nhiều trào Tổng thống Hoa Kỳ, Trung Cộng đã cài một mạng lưới gián điệp khắp các cơ quan trọng yếu của Mỹ: Từ Ngũ Giác Đài, các Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế đến các cơ quan hành pháp, lập pháp, cả đến cơ quan tối cao về chiến lược CSIS (Center for strategic and International studies) hoặc NSA (National Strategic Agency) của Hoa Kỳ.
    Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo: Nguy cơ gián điệp TQ trên khắp 50 tiểu bang của Mỹ – từ lãnh vực nông nghiệp, đến lãnh vực công nghiệp cao, tạo ra mối đe dọa lớn nhứt cho Hoa Kỳ (Báo Business Insider).
    Phía Hoa Kỳ: Áp dụng một chánh sách sai lầm là nuôi dưỡng Trung Cộng cho giàu mạnh lên, với hy vọng là khi dân chúng có đời sống khá giả hơn sẽ áp lực làm thay đổi thể chế CS thành chế độ Tự Do Dân Chủ, gia nhập Cộng đồng thế giới. Và TQ sẽ là một thị trường lớn lao 1 tỷ 4 trăm triệu người cho Hoa Kỳ. Nhưng kết quả ngày nay chứng minh Hoa Kỳ đã sai lầm. Hoa Kỳ cũng như các nước Tây phương đã không hiều tường tận người CS – nhứt là Cộng sản Tàu, Cộng sản Á Châu.
    Nhân vật khám phá ra đường đi nước bước, chiến lược bí mật kéo dài cả trăm năm của Trung Cộng chính là Tiến sĩ Michael Pillsbury – Giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Hudson Institute – cũng là tác giả quyển sách nổi tiếng “The Hundred – Year Marathon” do Nhà xuất bản Henry Holt and Co. phát hành năm 2015.

    Chiến tranh Mỹ – Trung đã phát khởi từ não trạng các lãnh tụ cộng sản

    Bản chất của dân du mục Hán tộc là bành trướng lãnh thổ, xâm chiếm nước người. Bản chất này lại nẩy mầm, sinh sôi nẩy nở trên đất CS, sẽ là một cái họa lớn cho nhân loại. Đức Đạt Lại Lạt Ma nhận xét: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời”.
    Hai khuynh hướng bành trướng của nòi Hán và chiến tranh của chủ nghĩa CS, sáp nhập với nhau, dưới sự lãnh đạo hiện nay của Đại đế Đỏ Tập cân Bình, đang gây sóng gió khắp thế giới – đặc biệt là muốn soán ngôi Hoa Kỳ. Thử xem lịch sử cận đại của dòng Hán tộc Cộng sản Trung Hoa:
    Nhìn lại lịch sử cận đại của Hoa Lục – dù là thể chế Dân chủ hay Cộng sản – các lãnh tụ đều nuôi mộng làm bá chủ thế giới: – Tôn trung Sơn: Lãnh tụ phát động cuộc Cách mạng Dân chủ, lật đổ vương triều Mãn Thanh, tuyên bố: “Trung Quốc phải chiếm vị trí siêu cường quốc đứng đầu thế giới”.
    Mao trạch Đông: Thực hiện bước “Đại nhảy vọt, vượt Anh, đuổi kịp Mỹ”:
    “Trong vòng 75 năm nữa, TQ có thể bắt kịp và vượt qua Mỹ” (Lưu Minh Phúc (Liu Ming Fu) dẫn từ sách “Giấc mộng Trung Hoa”).
    Đặng tiểu Bình: “Ẩn mình chờ thời” (Thao quang dưỡng hối): Ẩn mình, che giấu thực lực, để chờ thời cơ chín muồi đứng lên giành vị trí đệ nhứt siêu cường làm bá chù thế giới.
    Tập cận Bình – đời thứ năm, kể từ Mao trạch Đông thành lập CHNDTH (1949) theo chủ trương trỗi dậy của Hồ An Cương – Giáo sư Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) và “Giấc mộng Trung Hoa” của Lưu Minh Phúc. Ông Tập – tại Đại hội ĐCSTH 19 ngày 18-10-2017 – đọc bài diễn văn 3000 từ, dài 3 tiếng, 23 phút, nhắc lại 26 lần từ siêu cường hoặc cường quốc, nhấn mạnh
    “Giấc mộng Trung Hoa”:
    “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa – giấc mơ lớn nhứt của Trung Quốc trong thời kỳ Cận đại là Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào năm 2049″.
    Ông Tập cận Bình ôm giấc mộng Trung Hoa, với vũ khí “Nhất Đới Nhất Lộ” và chương trình “Made in China 2025″ đi chinh phục thế giới.
    Bằng chứng rõ ràng và cụ thể: Những lời tuyên bố trên đây của Tôn Dật Tiên và 5 thế hệ CS – kể từ Mao Trạch Đông – chứng minh các ông con Trời – dù Dân chủ hay Cộng sản – đều muốn xâm lấn các nước khác và đến Tập cận Bình – tham vọng càng lớn hơn gấp bội: Lớn hơn cả Mao, vượt qua Đặng, bỏ đàng sau Giang, Hồ, tàn bạo hơn cà Tần Thủy Hoàng, Ngô Khởi qua cuộc thanh trừng đẫm máu “Đả hổ diệt ruồi”, tiếp tục tiêu diệt Pháp Luân Công để bán nội tạng, tàn sát và đồng hoá các sắc tộc Mông, Hồi, Mãn, Tạng và đặt quan Thái thú người Việt để cai trị Việt Nam. Không cần phải che giấu, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã công khai ý đồ thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” trong buổi thăm viếng Viện bảo tàng Trung Hoa và trong bài diễn văn đọc tại ĐHĐCS 19 mơ làm bá chủ toàn cầu.

    Ông Tập cận Bình lấy tay che mặt trời.
    Trước đây, qua mấy trào Tổng thống Hoa Kỳ, từ Nixon bắt tay Tàu cộng năm 1972, hy sinh VNCH, hy sinh 58,000 nhân mạng chiến sĩ Mỹ, 3 triệu thanh niên hai miền Nam Bắc – đến Bush cha, Bush con, Clinton. Obama – Hillary đều sai lầm trong chánh sách nuôi dưỡng cho Trung Cộng mạnh lên, nhân dân họ khá giả là họ chuyển biến thành thể chế Tự do Dân chủ, gia nhập cộng đồng các nước Dân chủ thế giới. Thực tế cho thấy Hoa Kỳ đã sai lầm: "Nuôi ong tay áo”. Quả thật vậy – nay Trung Cộng mạnh lên, đủ sức quay lại cắn Mỹ, trở thành một địch thủ đáng gờm của Mỹ và một đại họa cho cả thế giới.
    Tiến sĩ M. Pillsbury đã xác nhận sự sai lầm này trong tác phẩm của ông:
    CUỘC CHẠY ĐUA MARATHON 100 NĂM 1949 – 2049
    Năm 1949 – 2049 = 100 năm.

    Năm 1949 Mao thành lập nước CHNDTH. Năm 2049 – hậu duệ đời thứ V Tập Cận Bình tuyên bố sẽ làm lễ kỷ niệm 100 năm thành lập CHNDTH tại Hoa Lục. Mức đến của cuộc đua Marathon 100 năm này:
    Trung Quốc là một đệ nhứt siêu cường thay thế Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới.
    Đây là cuộc chạy đua không công bằng. Trung Cộng đã đi trước 69 năm. Đi trên giấc ngủ yên, lòng tự mãn và chánh sách sai lầm của Hoa Kỳ. Họ đi hết 2/3 thời gian 100 năm. Tổng Thống D. Trump chính thức đối phó công khai với Tàu Cộng năm 2018.

    Như vậy Trung Cộng đã đi trước 2018-1949 = 69 năm.
    Hoa kỳ chỉ có 31 năm đề chạy Marathon với Trung Cộng.


    Đây là cuộc chạy đua khủng khiếp để vuợt Mỹ, soán ngôi Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới.
    Tác giả quyển sách “The Hundred -Year Marathon” vạch trần những âm mưu trong chiến lựợc dài hạn 100 năm của TQ, để mong trở thành một siêu cường thay thay thế Mỹ.

    1- Tiến sĩ Michael Pillsbury

    Người đã từng trải qua những vai trò tình báo tại LHQ, giữa CP Mỹ và Liên Xô. Ông tinh thông tiếng Hán, hiểu biết sâu sắc về các thuật ngữ của ngôn ngữ ngoại giao, những bí mật về các mưu mô xảo quyệt, các thủ đoạn gian manh trí trá, những âm mưu lừa đảo, những chiến thuật tiến thoái, những đòn gián điệp và phản gián, những mưu mỹ nhân kế, khổ nhục kế, những ngón ngoại giao phong bì hiện các nhà ngoại giao Tây Phương gọi là “bẫy nợ Ngoại giao” (Debt-Trap- Diplomacy). Tác giả đã khám phá rằng những đòn phép trên đã được các lãnh tụ Cộng sản nghiên cứu kỹ lưỡng từ Binh pháp Tôn Tử, các truyện Tam Quốc, Chiến quốc sách của lịch sử hai ngàn năm trước của họ, để áp dụng vào hoàn cảnh hiện đại.

    2.- Trong cuộc chạy đua này, các lãnh tụ CS còn áp dụng chiến thụật ngụy trang, che giấu thật kỷ ý đồ hoặc hành động, để cho Mỹ ngủ yên trên sức mạnh và tinh thần tự mãn của mình. Trong khi Trung Cộng âm thầm thực hiện từng bước đi trong cuộc chạy đua Marathon 100 năm (Sách đã dẫn).

    3- Từ 50 năm nay, Hoa Kỷ theo đuổi một chánh sách ngây thơ: “Hợp tác và xây dựng”, nhiều đời Tổng thống Hoa Kỳ đã bật đèn xanh cho tư bản Hoa Kỳ ào ạt đầu tư vào thị truờng nhân công rẻ mạt, để thu lợi nhuận. Tương kế tựu kế, Trung Cộng bắt buộc các nhà đầu tư Mỹ phải giao nạp bí mật kỹ thuật sản xuất, để đổi lấy giấy phép hành nghề. Mặt khác, TQ còn gửi gián điệp kinh tế xâm nhập vào các công ty, xí nghiệp Mỹ để ăn cắp sở hữu trí tuệ, ăn cắp dữ kiện công nghệ, để bắt chước sản xuất những phiên bản rồi xuất cảng qua Mỹ với giá rẻ hơn. Mỹ còn đào tạo cho TQ hơn 1 triệu SV tốt nghiệp ĐH trở về bắt chước các mẫu mã hàng hóa Mỹ, Nhựt và Châu Âu, để sản xuất những mặt hàng y như hàng Mỹ, giá rẻ để cạnh tranh với hàng Mỹ, Nhựt và Liên Âu.
    Theo counterfeit Report – cơ quan tư nhân chống hàng giả thì TQ sản xuất 80% hàng giả trên thế giới.
    TQ còn xin Mỹ can thiệp để vào WTO, để lợi dụng mọi sơ hở, cạnh tranh bất chánh và hưởng qui chế tối huệ quốc vì thuộc nước nghèo chậm tiến. TQ tung người vào Mỹ “để tán tỉnh các học giả, thao túng các cố vấn của họ, các nhà chính trị nổi tiếng và những nhận vật hay tổ chức được xem là thân TQ và phải biết kiên nhẫn để tránh không bị bao vây” (M. Pillsbury – Sđd).

    4- Tiến sĩ M. Pillsbury còn tìm tiếp xúc với những nhân vật đào tẩu, bất đồng chánh kiến với CS như tỷ phú Quách Văn Quý (hiện sống ở New York) và nhiều nhân vật khác, để tìm hiểu những bí mật, những mâu thuần trong nội bộ Đảng Cộng sản TQ.

    5- Nghiên cứu về phía Mỹ, tác giả còn khám phá ra một sự thật mà báo chí ít ai nhắc tới: “Tất cả các lãnh đạo Hoa Kỳ từ thời Nixon-Kissinger cho đến nay, đều đánh giá sai lầm về chủ trương và mục đích của Trung Quốc. Bằng chứng làm chấn động giới chính trị Hoa Kỳ: Quyết định của Jimmy Carter và Kissinger về việc sẵn sàng yểm trợ cho TQ nhiều mặt, trong đó có mặt Khoa học kỹ thuật, để hiện đại hóa Quốc Gia này” ( M.Pillsbury – sđd).

    6- Trả lời phỏng vần của ký giả Hélène Vissìère báo Le Point (Pháp), Ông M. Pillsbury nói: “Người Trung Quốc có vẻ như bị mê hoặc trước sự biến đổi của Mỹ thành một siêu cường. Họ nghiên cứu xem chánh sách thương mãi và công nghiệp đã giúp Mỹ vượt qua Anh Quốc và Đức như thế nào. Tôi đã sững sờ khi thấy ở thư viện trường Đảng, bên cạnh các sách về thời Chiến quốc, có cả một phần dành cho kỹ thuật quản lý của Mỹ” (M.Pillsbury – Sđd).

    7- Sách của M.Pillsbury còn dẫn một bằng chứng động trời khác: Chính vị Tổng thống nổi tiếng của Hoa Kỳ Ronald Reagan cũng phạm một sai lầm lớn là “ký quyết định số NSDD 11 năm cho phép Ngũ Giác Đài đem kỹ thuật tối tân về tên lửa, hải quân và không quân, bộ binh để chuyển hóa QĐND/ TQ thành lực lượng chiến đấu có tầm vóc quốc tế (M. Pillsbury, The Hundred – Year Marathon).
    (Có lẽ đây là thời chiến tranh lạnh, Tổng thống Ronald Reagan dùng chiến lược giúp Trung Cộng mạnh lên để liên minh đối phó với Liên Xô).
    8- Mặt trận gián điệp: Kể từ thời Nixon – Kissinger (1972) – lợi dụng sự ngây thơ và sai lầm của CP/ Mỹ xem TQ chỉ là một nước nghèo, yếu kém – các lãnh tụ CS thiết lập một mạng lưới tình báo, cài điệp viên vào khắp các cơ quan đầu não từ Trung ương đến địa phương Hoa Kỳ.
    Giám Đốc FBI Christopher Wray tường trình trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 10-10-2018, về tình hình gián điệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ và cảnh cáo rằng gíán điệp TQ có mặt khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Nó bao gồm mọi thứ từ hạt ngô ở Iowa đến các “turbin” gió ở Massachusetts, từ nông nghiệp đến công nghệ cao. (Business Insider). Đây là một mối đe dọa lớn nhứt cho nền An ninh Hoa Kỳ xuất phát từ Bắc Kinh.
    Phỏng vấn của báo Le Point về chiến lược quân sự của TQ, tác giả quyển sách cho biết: “Người TQ hiện nay không đi chinh phục thế giới như những nước khác kiểu Hitler của Đức và Tojo của Nhật trong thế kỷ qua. Họ thực tiễn hơn. Mối đe dọa thật sự là sự thiếu vắng cải tổ và sự say mê những kẻ độc tài như Assad hay Mugabe. Họ tập trung phát triển loại vũ khí có thể giúp đánh bại kẻ thù hùng mạnh hơn bằng cách tấn công vào những điểm yếu của đối phương. Quyển sách chiến lược mới của TQ đánh giá Mỹ yếu trên phương diện An ninh mạng và không gian điện não. QĐNDTQ đã thiết lập được 16 đơn vị gián điệp chuyên trách tấn công tin học, và đã phát triển một chương trình vũ khí bí mật, để phá hủy các vệ tinh Mỹ.
    Tiến sĩ Michael Pillsbury nhận định: “Qua nghiên cứu, tôi được biết từ đời Mao đến nay, giới diều hâu TQ luôn luôn muốn nước họ sẽ thay thế Mỹ ở vị trí lãnh đạo kinh tế và quân sự của thế giới vào năm 2049, tức là năm kỷ niệm 100 năm ngày Mao lên cầm quyền”.
    “Kế hoạch này được biết dưới tên “Cuộc chạy đua Marathon 100 năm” mà không được ai nói đến. Nhưng bây giờ Bắc Kinh đã bắt đầu lên tiếng một cách công khai dưới trào của Chủ tịch Tập cận Bình”.
    “Nếu Mỹ muốn cạnh tranh thì Mỹ phải thay đổi hoàn toàn quan điểm và nhìn nhận TQ là một đối thủ cạnh tranh chứ không phải một QG cần cứu trợ, phải nhận dạng những lãnh vực mà Mỹ có thể gây sức ép, thuyết phục các nước lân cận thiết lập một liên minh, để buộc TQ bớt hung hăng và phải bảo vệ các nhà ly khai Trung Quốc, hỗ trợ giới cải cách và nghiên cứu thời kỳ chiến quốc”. Ông M. Pillsbury nói tiếp.
    Sách của Tiến sĩ Michael Pillsbury xuất bản năm 2015. Tổng thống D.Trump lên cầm quyền năm 2017. Chánh phủ D.Trump đã hiểu rõ TQ. QH Mỹ cũng đã thức tỉnh và quyết tâm chống Trung Cộng qua Luật Ủy nhiệm Quốc phòng (NDAA) 716 tỷ 3 $USD, với một số phiếu cao nhứt của Thượng viện 87/10
    Riêng Chánh phủ D.Trump đang quyết liệt đối phó với TQ. Chiến tranh thương mãi chỉ là một cái cớ để T.T Trump mở mặt trận đánh toàn diện vào Trung Quốc. Mỹ nhứt định không để cho TQ chiếm vị trí siêu cường của mình..
    Mặc dù Mỹ đã sai lầm và đã chậm 2/3 đoạn đường 100 năm nhưng là một nước siêu cường, Mỹ có đầy đủ sức mạnh để ngăn chặn Trung Cộng. Cuộc chiến, dù cam go – kẻ thù, dù mưu mô xảo quyệt – nhưng Mỹ có nền văn minh khoa học cao nhứt thế giới, thể chế tam quyền phân lập, Mỹ xưa nay không xâm lăng lãnh thổ của bất cứ nước nào, đủ chứng minh với thế giới chính nghĩa về phía mình.
    Mỹ đã thực sự hành động:
    *Chiến tranh thương mãi đang quyết liệt với Trung Cộng.
    – Ban hành Luật ủy quyền Q.P ( NDAA)
    – Mở mặt trận qui mô chống gián điệp Trung Cộng tại Mỹ:

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tình báo TQ xâm nhập vào Mỹ từ năm 2012 – theo báo Washington Free Beacon – con số lên đến 25,000 người và hơn 15,000 điệp viên tuyển dụng, để gia tăng hoạt động do thám tại Mỹ. Chánh phủ Trump chuẩn bi trục xuất 100,000 người Hoa tị nạn tại Mỹ

    *Trục xuất 350,000 SV TQ du học tại Mỹ.
    *Đóng băng tài sản các quan chức TQ
    *Đóng băngTài sản và doanh nghiệp nhà nước TQ
    *Cấm các chánh phủ, các tổ chức kinh doanh hoặc các các cá nhân chuyên gia làm ăn với TQ – thậm chí có thể ngăn cấm TQ sử dụng ngoại hối bằng đô la Mỹ (Thời báo Hồng Kông).
    *Phá kế hoạch 1000 mgười của TQ

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Thêm một bằng chứng Mỹ quyết liệt trong mặt trận chống Trung Quốc: Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Canada bắt và dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) – Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Tài chánh công ty Huawei – Công ty sản xuất “chip tối tân 5 G” lớn nhứt của Trung Quốc tại Mỹ. Mỹ ra tay ngăn chặn và phá vỡ Huawei – Công ty tình báo ngụy trang thực hiện kế hoạch “Made in China 2025” để vượt Mỹ và thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới.
    Thế giới đang nín thở chờ xem diễn tiến ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
    L.Q.
    Nguồn: http://tredeponline.com/2019/01/chie...-dao-the-gioi/
    (Via Bauxit Via Bau-xit Việt nam)
    Posted by Tiếng Thông Reo at 1:02 AM

    Death By China: How America Lost Its Manufacturing Base (Official Version)



    Chết Bởi Trung Quốc (Death By China) đọc Thuyết Minh

  10. #660
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    "ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO & RỘNG MỞ"

    http://bacaytruc.com/index.php/4101-...c-gi-tr-n-hung
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/08...o-rong-mo.html

    "ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO & RỘNG MỞ" : ĐÓ LÀ PHẢI TÁI TỤC HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973
    Tác giả: Trần Hùng
    Nguồn: Người Việt Giữ Nước Việt
    Ngày đăng: 2019-06-01

    Ngày 12/3/1947 trước Quốc Hội Mỹ, Tổng Thống Harry S. Truman có bài diễn văn trước Quốc Hội Mỹ, ông đưa ra chánh sách ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản Tam Vô, đồng thời yêu cầu Quốc hội Mỹ chi 400 triệu USD để viện trợ kinh tế và quân sự cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
    Ngày 8/5/1947, Quốc hội Mỹ đã chấp thuận Dự luật Viện trợ Hy Lạp -Thổ Nhĩ Kỳ với 287 phiếu thuận và 107 phiếu chống. Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật vào ngày 22/5/1947. Bài diễn văn ngày 12/3/1947 của Tổng thống Truman sau đó đã trở nên nổi tiếng và được biết đến dưới tên gọi “Học thuyết Truman”. Nhiều sử gia cũng coi bài diễn văn của Truman là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
    Ngày 13/4/1948, Tổng thống Truman ký bản "Kế hoạch phục hưng Châu Âu" thành Luật và thường được gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là ông George Marshall, người đã khởi xướng kế hoạch này nên nó có tên gọi là Marshall Plan - Kế hoạch Marshall.
    Học thuyết Truman và Kế hoạch Marshall là công cụ chiến lược của Mỹ và phương Tây trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh kéo dài từ năm 1946 đến 1989, đây là cuộc chiến tranh với tình trạng xung đột chánh trị tiếp nối cùng với sự căng thẳng về quân sự và cạnh tranh gay gắt về kinh tế tồn tại sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945). Trong đó, nổi bật lên là sự xung đột chủ yếu giữa Liên bang Sô viết và khối cộng sản với Mỹ và các cường quốc phương Tây.


    Kế hoạch Marshall kiềm chế sự bành trướng của Liên Bang Xô Viết
    Đặc điểm của Chiến tranh lạnh là các lực lượng tham gia chiến tranh lạnh chủ yếu không bao giờ chính thức xảy ra xung đột nhưng họ đã thể hiện sự xung đột của mình thông qua các liên minh quân sự. Họ đã tiến hành triển khai lực lượng qui ước chiến lược và không thể thiếu một cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử, tình báo cũng như chiến tranh ủy nhiệm. Ngoài ra, đó còn là sự cạnh tranh kỹ thuật và cuộc chạy đua không gian.
    Trong khi Mỹ và Tây Âu tập trung vào sự lan rộng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Âu thì tại Châu Á, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Mao Trạch Đông, chủ nghĩa cộng sản đã lan sang các nước ở vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Đặc biệt ở Bán đảo Đông Dương, chủ nghĩa cộng sản đã đánh bại thực dân Pháp sau khi Nhựt Bổn đầu hàng quân Đồng Minh. Để ngăn chặn cộng sản ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
    Ngày 07/4/1954, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã có bài diễn văn lịch sử trước Quốc Hội Mỹ. Ông Eisenhower đã dành phần lớn thời gian của bài diễn văn để diễn giải về tầm quan trọng của Việt Nam đối với nước Mỹ. Đầu tiên là tầm quan trọng về kinh tế, ông khẳng định “giá trị của nguồn sản xuất tại Việt Nam về các nguyên vật liệu cần thiết cho thế giới” như cao su, sợi đay và lưu huỳnh,... Ông cũng nhắc đến “viễn cảnh nhiều người phải sống dưới một chế độ độc tài, đe dọa đến thế giới tự do”.
    Cuối cùng, Tổng thống Eisenhower nhấn mạnh, “cần phải nhìn nhận một cách rộng hơn dựa trên nguyên tắc sụp đổ kiểu domino”. Ông giải thích rằng “khi có một chuỗi các quân bài domino được xếp sẵn, nếu đánh ngã quân cờ đầu tiên, hệ quả đối với quân cờ cuối cùng là không thể tránh khỏi, và quá trình này sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng”.

    Hệ quả domino sẽ dẫn đến sự tan rã của Đông Nam Á, “lần lượt là Đông Dương, Miến Điện, Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Indonesia sẽ bị mất”. Ông Eisenhower còn cho rằng, ngay cả Nhựt Bổn cũng sẽ bị đe dọa khi quốc gia này cần Đông Nam Á vì mục đích thương mại. Bài diễn văn của ông Eisenhower ngay sau đó được đặt tên là Học thuyết Domino, được 02 đời tổng thống Mỹ là John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson sử dụng để kêu gọi tăng cường trợ giúp kinh tế và quân sự cho Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa sau này. Tuy nhiên đến đời tổng thống Nixon thì Học thuyết Domino đã bị Nixon - Kissinger phá bỏ, bàn cờ Đông Dương đã hoàn toàn lọt vào tay cộng sản mà chủ sòng là Liên Sô - Tàu cộng.


    Ảnh hưởng của việc phá bỏ chủ thuyết domino của Nixon-Kissinger 45 năm trước đang gây tai họa cho thế giới ngày nay

    Forty five years ago today, on February 21, 1972, China's leader Mao Zedong and US President Richard Nixon met to normalize relations between their two countries. Their meeting in Beijing was brief but it set the scene for what has become the most important economic relationship in the world. CGTN's Owen Fairclough looks back on the historic encounter.
    Ngày nay, Tàu cộng đã lớn mạnh hơn nhờ chính sách "bỏ dãi" của các đời tổng thống Mỹ, Tàu cộng bắt đầu mở rộng tầm ảnh hưởng khắp năm Châu trong cái gọi là "Trung Hoa mộng" với những công cụ là "Made in China 2025; Nhứt đới nhứt lộ,..." mà một công cụ quan trọng phải được nhắc đến đó là chiến lược "Chuỗi Ngọc Trai" trên biển. Hàng loạt hợp đồng dài hạn của Tàu cộng thuê lại các bến cảng trên khắp các vùng biển, châu lục đã được triển khai, đặc biệt là hành động bồi đắp phi pháp các công trình quân sự và yêu sách đường Lưỡi bò của Tàu cộng ở Biển Đông là một minh chứng rõ ràng cho chiến lược "Chuỗi Ngọc Trai" trên biển của Tàu cộng để làm nền tảng cho việc hình thành "Con đường tơ lụa" trên biển.
    Từ đây cho thấy, nếu Mỹ và các cường quốc trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như Nhựt Bổn, Ấn Độ, Úc,... không sớm có kế hoạch cắt đứt "Chuỗi Ngọc Trai" của Tàu cộng thì sẽ bị chuỗi Ngọc Trai này quấn chặt, siết chết như Bán đảo Đông Dương đã bị bức tử bởi Nixon - Kissinger đã phá bỏ Học thuyết Truman và Học thuyết Domino.
    Khi ông Trump làm chủ Bạch Cung, ngay lập tức ông ta đã phối hợp với Nhựt Bổn -Ấn Độ- Úc hình thành chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với công cụ bước đầu là Tứ giác kim cương. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ bởi các quân cờ domino mà Tàu cộng đang nắm chăt trong tay như Việt Nam, Philippines, Cambodia,... sẽ là những con ngựa thành Troy nếu Mỹ - Nhựt - Ấn - Úc không tìm cách lôi kéo hoặc kìm hãm nó kịp thời.


    Tứ giác Kim Cương
    Vì vậy Nhóm JAI, viết tắt của Nhựt Bổn - Mỹ - Ấn Độ đã tổ chức cuộc họp ba bên đầu tiên bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 hồi tháng 12/2018 tại Buenos Aires, lãnh đạo của ba nước này đã nhất trí rằng một trật tự “tự do, rộng mở và trên nền tảng các quy tắc” là thiết yếu đối với sự hòa bình và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và một sáng kiến mới là "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở - FOIP" ra đời để mời gọi các quốc gia trong khối ASEAN tham gia.
    Mỹ nhấn mạnh sức ảnh hưởng mềm làm nền tảng cho FOIP, không quốc gia nào nằm ngoài cuộc, khao khát hướng đến một trật tự khu vực của những quốc gia độc lập ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để bảo vệ người dân các nước này và tôn trọng giá trị nhân văn, cạnh tranh một cách công bằng trên thương trường và không phải chịu sự cai trị của các thế lực siêu cường.
    Nhựt Bổn thì đề cao tiềm năng kinh tế với quan điểm FOIP cởi mở với tất cả các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế, sự tự do di chuyển và những tiêu chuẩn liên quan đến sự minh bạch và phát triển bền vững. Ấn Độ thì đề nghị ba nước cùng hợp tác trong các dự án cơ sở hạ tầng và các nỗ lực khác trong khu vực. Nhựt và Ấn cũng đã nhứt trí củng cố sự hợp tác an ninh biển và hải quân, đồng thời cộng tác trong các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước thứ ba, trong đó có Myanmar, Bangladesh và Sri Lanka nhằm củng cố sự kết nối chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
    Mỹ và Ấn thường xuyên lặp lại rằng vai trò trọng tâm của ASEAN mang tính then chốt đối với FOIP bởi khu vực này thể hiện sự tổng thể khu vực và thương mại đa phương. ASEAN đã có một tập hợp những cơ chế khu vực liên kết với nhau như là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN +, nhằm thu hút sự tham gia của các cường quốc lớn và các nước láng giềng.
    Cấu trúc của FOIP nên tận dụng các cơ chế đang tồn tại này để bảo đảm rằng khu vực có các cơ chế bổ sung lẫn nhau chứ không phải cạnh tranh nhau. ASEAN có thể đưa Diễn đàn Hàng hải ASEAN của mình để bổ sung cho các nỗ lực của Hiệp hội Hợp tác khu vực Vành đai Ấn Độ Dương và Hội nghị Hàng hải Ấn Độ Dương. ASEAN cũng có thể tham gia vào BIMSTEC - một tiểu nhóm kinh tế trong Vịnh Bengal bao gồm Banglades, Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Nepal và Bhutan, đặc biệt là kể từ khi hai trong số các thành viên BIMSTEC là Myanmar và Thái Lan cũng trở thành thành viên của ASEAN. Các dự án kết nối của BIMSTEC tại Vịnh Bengal có thể hưởng lợi lớn từ sự tham gia của ASEAN.
    Để tham gia vào sáng kiến FOIP, ASEAN cần phải đóng một vai trò trong việc định hình cấu trúc an ninh khu vực. Trong số các thành viên ASEAN, Indonesia là nước tích cực nhất trong việc đề cao phiên bản FOIP và đang hoàn tất một bản báo cáo về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại ASEAN.
    Nói cách khác, sáng kiến "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở - FOIP" ra đời hoàn toàn được tham chiếu từ nền tảng của Học thuyết Truman, Học thuyết Domino để kìm hãm - ngăn chặn - cô lập và hủy diệt con tắc kè cộng sản đổi màu là Tàu cộng và các nước có xu hướng lấy nền kinh tế thị trường định hướng xhcn làm nền tảng.


    Hải quân Nhật hợp tác với Hải quân Mỹ tuần tiểu biển Đông
    Để thực thi chiến lược trên nhằm sớm xóa sổ cnxh quái thai như lời kêu gọi của ông Trump tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 2018 thì vấn đề Biển Đông là thành tố không thể đứng ngoài FOIP. Vì vậy không khó nhận ra việc Mỹ, Ấn Độ, Nhựt Bổn, Úc thường xuyên cử tàu chiến hiện diện tại Biển Đông và việc sau khi thoát chết lần thứ nhứt vào tháng 8/2017, trở lại chánh trường Ả Trần Đại Quang đã tức tốc đi Ấn rồi đi Nhựt trong năm 2018 để rồi sau đó bị "bịnh do virus lạ" phải ra đi trình diện Mác - Lê - Mao - hồ.
    Đặc biệt, để phá hủy "Chuỗi Ngọc Trai" trên biển của Tàu cộng bằng chiến lược FOIP, Mỹ phải chặt đứt cầu nối của Tàu cộng tại Biển Đông, vì vậy khả năng rất cao là Dự án luật trừng phạt Biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ sớm được thông qua và ban hành thành Luật để làm cây kìm cộng lực cắt đứt "Chuỗi Ngọc Trai" trên biển của Tàu cộng ngay cửa ngõ Biển Đông. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ vì Tàu cộng vẫn thoát được theo đường Biển Đông để ra Ấn Độ Dương bằng cách đi trong vùng lãnh hải của Việt Nam được Việt cộng đón rước kết hợp với việc tăng bo trên bộ thông qua cung Nam của trục đường xuyên Á là tuyến cao tốc bên Lào và cao tốc Bắc Nam ở Việt Nam hòa với các điểm trung chuyển bán thủy - bộ là các đặc khu kinh tế do Việt cộng cho ra lò.
    Vì vậy, nếu tất cả các công cụ của Mỹ và Đồng minh đã - đang và sẽ tung ra để siết cổ Tàu cộng ngay cửa ngõ Biển Đông nhưng lại thiếu đi việc đốt cháy đường Lưỡi bò cũng như xây bức tường thép tại Đông Dương để ngăn chặn đường thoát hiểm của Tàu cộng qua ngã này thì tất cả đều vô nghĩa giống như món cà pháo thiếu mắm tôm vậy. Vì vậy Biển Đông và nền cộng hòa tại Việt Nam sẽ không thể thiếu trên bàn tiệc này. Muốn có được những điều này thì cách duy nhứt là phải tái tục Hiệp định Ba Lê 1973 để thiết lập một nền cộng hòa phi cộng sản tại Việt Nam sau đó nhà nước do dân tổng tuyển cử tự do bầu lên sẽ thay mặt nhân dân kiện Tàu cộng ra tòa PCA làm cơ sở pháp lý để tống cổ Tàu cộng ra khỏi Biển Đông và cắt đứt đường tăng bo bán thủy - bộ theo ngã Việt Nam./.

    Tran Hung.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •