Page 7 of 33 FirstFirst ... 3456789101117 ... LastLast
Results 61 to 70 of 326

Thread: Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

  1. #61
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Trận chiến B́nh Long
    Đại Đội 4/52 Biệt Động Quân với B́nh Long Anh Dũng
    P2




    Cùng ngày này Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù cũng vào thay thế vị trí cuả Trung Đoàn 7/SĐ5 BB bên cạnh chúng tôi. Theo anh em 81 cho biết th́ họ nhảy vào An Lộc đă mấy ngày nay, rồi bằng sở trường di chuyển tấn công đêm. Họ đă từ cánh rừng cao su phía đông băng qua phía bắc đồi Đồng Long, không chạm địch nhưng không gặp đơn vị bạn nên trở lui, và bắt đầu chạm địch từ ṿng đai thành phố khi trở vào. Điều này cho thấy các đại đơn vị địch đều bám sát các đơn vị cuả ta để tránh bom, v́ B52 lúc này đă thả ngay trên vành đai thành phố cách vị trí cuả ta chỉ hơn năm trăm mét. Tuyến tử thủ bên trái tôi lúc này là Đại Đội 3/81 BCD do Đại úy Phạm Châu Tài làm đại đội trưởng. Có anh 81 BCD nằm bên cạnh ḿnh tôi cảm thấy ấm hơn, nhưng v́ màu cờ sắc áo, nên cũng phải lỳ hơn cho dù quân số lúc này chỉ c̣n bằng 1/3 quân số cuả một đại đội Biệt Cách Dù, lại tử thủ ở một vị trí trọng yếu. Đối diện bên kia đường QL13 là Trường Quốc Quang, chiến xa địch từ phía Đồng Long xuống chắc chắn sẽ phải tiến qua pḥng tuyến của đại đội tôi.

    Mấy hôm nay đă thấy thấp thoáng một đơn vị Dù lập tuyến pḥng thủ bảo vệ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương ở phía sau, đă nghe được tiếng “đềpa” cuả Pháo binh Dù từ Đồi Gió vọng vào thêm “ấm ḷng chiến sĩ”, tôi hy vọng t́nh h́nh sẽ sáng sủa hơn, nhưng chỉ được vài hôm th́ tin Tiểu Đoàn 6 Dù bị tràn ngập, thế là niềm hy vọng lại tắt ngúm.
    T́nh trạng lương thực và đạn dược càng ngày càng thiếu thốn, các cánh dù tiếp tế thả từ trên cao hầu hết bay sang phía Việt Cộng. Hoạ hoằn may mắn có chiếc nào rơi gần th́ cũng phải khó khăn lắm mới ḅ ra dưới hoả lực địch để lôi vào được. Cũng may t́nh trạng này không kéo dài v́ sang đến khoảng đầu tháng 5 th́ phương cách thả dù tiếp tế được thay đổi, thay v́ dùng dù to th́ nay dù có nhiều lỗ trống được thay vào để xuống chính xác hơn nhanh hơn, số dù lạc ra ngoài không c̣n như trước. Các đơn vị chia xẻ cho nhau lương thực cũng như đạn dược để cùng nhau tử thủ, duy chỉ có pin xử dụng cho máy PRC25 là không thấy có cho mải đến cuối tháng 5. Đến nay, đại đội vẫn phải trong t́nh trạng mở máy liên lạc với tiểu đoàn vào mỗi đầu giờ, c̣n các trung đội th́ chỉ mở máy liên lạc khi khẩn cấp. Cũng may là ngày nhẩy vào An Lộc các máy PRC25 đều được thay pin mới và mang theo một cục pḥng hờ nên cũng bớt khó khăn vể liên lạc truyền tin.

    Quả thật t́nh h́nh vào lúc này các đại đội cũng chẳng trông mong ǵ được ở tiểu đoàn. Các đại đội tự lo về mọi mặt chẳng khác nào đại đội đang hoạt động đơn độc trong ḷng địch không có bất cứ một yểm trợ nào. Chúng tôi cho đào giao thông hào chung quanh nhà và dùng các mảng tường vỡ chồng chất lên làm thành hầm trú ẩn. Mọi di chuyển tuyệt đối phải dưới giao thông hào. Trên các tầng lầu cũng chất các mảng tường vỡ làm lô cốt pḥng thủ. Mọi di chuyển phải ḅ lom khom trên sàn v́ cứ thấy bóng người là bọn chúng lại xổ vào như mưa từ phía sau trường Quốc Quang sang, cũng như từ mấy căn nhà ở phía bắc xuống.

    Hầu như không đêm nào là bọn đặc công cuả Đoàn 429 đặc công VC không t́m cách tấn công. Khi th́ chúng lợi dụng đêm tối thoa lọ nghệ ḅ vào, khi th́ chúng đội những tấm tôn để che dấu rồi di chuyển vào bằng thế ngồi xổm, nhưng tất cả đều bị phát giác tiêu diệt hoặc đánh bật ra. Nhờ một bành lựu đạn và đạn súng cối 60 rơi ngay cạnh đại đội nên cây cối 60 hằng đêm bắt đầu bắn quấy rối cách pḥng tuyến chừng vài chục mét và thỉnh thoảng lại tung ra vài trái chung quanh gây cho chúng nhiều tổn thất cũng như khó khăn. Đại đội cũng thỉnh thoảng tung những toán phục kích ra ngoài vào ban đêm gây cho chúng nhiều tổn thất bất ngờ nhưng cũng đôi lần chỉ vưà ra khỏi pḥng tuyến chưa đầy vài thước bị chúng phát giác bị đánh bật vào.

    Các tử thi rải rác phía xa ngoài pḥng tuyến chừng vài chục mét dưới cái nắng cuả cuối tháng tư cộng thêm vài cơn mưa rào không ướt đất đă thối rưă bốc mùi khiến không khí vừa căng thẳng vừa ô nhiễm đến ngột ngạt. Vấn đề vệ sinh ăn ở cho cả đại đội cũng là một vấn đề khó khăn, tuy nhiên nhờ có một cái giếng cạn trong nhà và một nhà vệ sinh có bàn cầu con thỏ nên cũng tạm ổn.
    Cho đến những ngày cuối tháng tư, sau khi đại đội bắn hạ được chiếc T54 vào ngày 18/4 cũng như đạn dược và lương thực được tiếp tế th́ tinh thần binh sĩ phấn chấn lên hẳn. Cũng chính v́ cái t́nh trạng luôn nằm trong thế pḥng thủ chờ địch tấn công đêm cũng như ngày lúc đầu c̣n làm cho tinh thần căng thẳng, nhưng dần dà nó trở thành quen, quen đến nỗi nếu thấy bóng địch quân thấp thoáng sau mấy bức tường cách xa vài chục thước cũng chẳng cần bắn vội, cứ đợi cho chúng đến gần chừng mươi thước th́ tất cả đồng loạt tác xạ.
    Tin Trung Uư Đỗ Mạnh Trường, đại đội trưởng đại đội 2, bị thương và Thiếu uư Đức, đại đội phó, tử trận khiến tôi nhớ lại lời cuả Hạ Sĩ I Tạ Tơ thuộc khẩu đội 81 cuả tiểu đoàn nói với tôi hôm tháng 12 /71 khi tiểu đoàn đang “hấp” tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ,
    - Kỳ này về tiểu đoàn ḿnh đụng nặng lắm, đại đội trưởng chỉ c̣n ḿnh ông.
    - Sao mày biết?
    - Tôi coi bài thấy vậy nên nói thiếu uư nghe
    - Mày mồm miệng ăn mắm ăn muối đừng nói bậy, Thiếu tá Dậu ổng nghe th́ mệt nhe mày.
    - Tôi chỉ nói cho ḿnh ông thầy nghe thôi mà.
    Nhớ lại điều này tôi vào tần số nội bộ của đại đội 1 nói chuyện với Trung Uư Lê Văn Hiếu nhắc chừng ông cẩn thận,và kết luận với câu quen thuộc “Ê! Thùng th́ thủ, cù lũ th́ dương nghe ông”.
    Hai đại đội 2&3 được nhập lại và Đại Uư Nguyễn Thế Kỳ, trưởng ban 3, tạm thời xuống chỉ huy hai đại đội này
    Vào một đêm tối trời, Hạ sĩ I On đang trong ca gác đôi. V́ trời tối đen đến nỗi đưa bàn tay ra trước mặt cũng chỉ thấy lờ mờ, nên toán gác ở trên lầu cũng như cây súng cối 60 thỉnh thoảng vẫn quăng lựu đạn và bắn cầm chừng cách pḥng tuyến chừng vài chục mét để ngăn chặn bọn chúng ḅ vào. Nhưng đêm nay có lẽ bọn đặc công tinh quái hơn, chúng đă luồn lách để lọt vào sát chân tường. Đang toan tính đột nhập vào, bất ngờ chúng gây một tiếng động nhỏ. Ngay lập tức hai trái lựu đạn trong tay chỉ cần gạt chốt an toàn phụ được Hạ sĩ On buông ra ngay trước mặt không đầy hai thước. Gần chục trái lựu đạn tung ra tiếp theo cùng một vài loạt M16 sau đó lại trở nên yên tĩnh. Vài phút sau HS On tay sách cây AK66 báng xếp c̣n dính bê bết máu chạy đến hầm của tôi.
    - Minh Hiếu ơi! Tụi nó chết ngay hầm cuả tô. Tôi tḥ tay ra ngoài đụng một thằng với cây súng này.
    Tôi nói On quay về vị trí và cẩn thận đợi sáng sẽ tính. Tờ mờ sang, nh́n qua lỗ châu mai thấy 6 tên việt cộng chết nằm sát chân tường, tôi gọi Thượng sĩ Thóc thường vụ cho đào một cái hố bên hông nhà rồi cho ḅ ra cột dây từng tên kéo vào chon. Tất cả 6 tên đều mang thủ pháo đầy người duy nhất chỉ có một tên đi đầu mang sung. Bọn Việt Cộng thấy có người ḅ ra chúng nổ súng xối xả khiến một binh sĩ bị thương. Cho đến lúc này tổn thất cuả đại đội là 7 hy sinh và khoảng gần 20 bị thương.

    T́nh h́nh chiến trận cứ tiếp tục xảy ra như thế. Bên phía cộng quân th́ pháo vẫn cứ rót vào đều đặn ngày cũng như đêm, lực lượng bộ binh địch th́ cũng vẫn t́m cách xâm nhập xâu vào trong pḥng tuyến của ta đêm cũng như ngày. C̣n phía ta th́ không quân vẫn oanh tạc chung quanh thành phố cách tuyến pḥng thủ chỉ vài trăm mét. B52 thỉnh thoảng cũng rải bom ngoài vành đai thành phố cũng như các b́a rừng cao su nơi nghi ngờ có địch ém quân. Sự yểm trợ cuả không quân đă gây cho địch tổn thất nặng nề. Sau này khi đẩy lui được bọn chúng ra xa, chúng tôi đă thấy bên phía tây đường đi vào Phú Lố đă có 7 chiếc T54 bị trúng bom, trong phía Quản Lợi th́ cũng hơn chục chiếc theo lời cuả anh em Liên Đoàn 5 BĐQ sau khi tiến chiếm lại khu này. Riêng sự yểm trợ về Pháo Binh th́ không có đơn vị pháo binh nào yểm trợ cho mặt trận được. V́ pḥng thủ gần Công Viên Tao Phùng, nên tôi được biết mấy khẩu pháo ở đây chỉ trực xạ khi chiến xa địch tấn công hay thỉnh thoảng phản pháo nhỏ giọt v́ hạn chế đạn dược.

    Trận tổng tấn công lần thứ ba của cộng quân
    Đêm ngày 13 rạng 14/5/72, Cộng Quân lại tấn công mănh liệt vào các đơn vị tử thủ. Lần này chúng tung toàn bộ lực lượng ḥng dứt điểm trận chiến đă kéo dài hơn 40 ngày. Khoảng 1 giờ sáng, địch pháo tập trung vào thành phố. Ngoài pháo tầm xa th́ lần này các chiến xa nằm sẵn cũng hung hăn khai hỏa trực xạ vào các vị trí tử thủ, cộng thêm với B40, B41và AK đủ loại. Đúng 4 giờ sang, Cộng Quân rải bức tường khói bao phủ cách chừng trên hai trăm thước, trong khi các chiến xa bắt đầu húc đổ tường vừa bắn vừa tiến vào, theo sau là đám bộ binh địch ḥ hét điên cuồng. Tiếng xích sắt và tiếng gầm rú của chiến xa đă đến gần, tôi hét lên trong máy (nhưng hầu như tiếng hét của tôi “nghe ngoài rơ hơn trong”) cho toán săn chiến xa ở trên lầu 3 cuả Bá người trung sĩ I mới 19 tuổi,
    - Bá ơi! Đợi cho chúng chạy ngang rồi hăy bắn.
    Vừa dứt lời th́ tiếng xích sắt đă đến ngang hông nhà và hai tiếng “ập oành” cùng tiếng súng nhỏ và lựu đạn thi nhau nổ, chiếc chiến xa PT76 rú lên rồi bùng cháy, trong khi đám lính VC tùng thiết chỉ phản ứng được vài loạt đạn. Trên chục tên ngă gục số c̣n lại chạy tạt sang bên trường Quốc Quang với tiếng chửi vọng vào nghe rơ mồn một
    - Địt mẹ! Bắn như thế mà những thằng “ngụy” vẫn c̣n.
    Trung sĩ I Bá hét vọng xuống trong nỗi vui mừng,
    - Minh Hiếu ơi! Đ.m tôi bắn nó cháy rồi.
    Hai chiếc T54 chạy phía sau thấy chiếc PT76 bùng cháy cũng hốt hoảng chạy vào đằng sau bức tường quanh sân bóng rổ của trường. Bên trái chúng tôi chừng hơn 30 mét một chiếc T54 khác cũng đang hung hăn lao vào pḥng tuyến của ĐĐ3/81 BCD và cán ngay lên pḥng tuyến nhưng bị bắn hạ tại chỗ (sau này tôi được nghe người hạ chiếc T54 này là Tr/uư Dương Thương Ngộ đại đội phó). Thật là may mắn cho đến lúc này đại đội chúng tôi chỉ vài anh em bị thương nhẹ v́ gạch đá văng vào.
    Phía bên cánh phải tôi th́ ĐĐ1/52 BĐQ bị tấn công nặng. Hai chiếc chiến xa nằm bên hông trường Quốc Quang yểm trợ cho đám bộ đội đánh bật pḥng tuyến ĐĐ1đang nằm trong Ty Phát Triển Sắc Tộc, đối diện phía hướng nam cuả trường Quốc Quang, phải dạt sang Ty Chiêu Hồi bên hướng đông. Hàng trăm địch quân ào ạt tràn sang chiếm lĩnh ngay vị trí này. Tôi cho tăng cường thêm một khẩu đội đại liên M60 để ngăn cản nhưng chỉ gây tổn thất nhưng không chặn được bọn chúng. Từ đây chúng bắt đầu đánh thẳng vào vị trí của đơn vị Dù bảo vệ BTL/ Tiền Phương.
    Không may cho đại đôi chúng tôi, trời mờ sáng th́ bọn chúng phát giác một tổ khinh binh của chúng tôi nằm trong đường cống ngang qua đường, do Hạ Sĩ I Thương làm tổ trưởng. Chúng len theo các bức tường ở phía sau lưng để tấn công. Khi chúng đến gần th́ chúng tôi từ bên đây đường mới thấy nên nổ súng ngăn cản. Nhưng không kịp nữa, hai trái lựu đạn được bọn này tung ra rớt ngay đường cống khiến HSI Nguyễn Văn Thương và BI Nguyễn Hoàng Vân bị thương nặng. Chúng tôi gặp quá nhiều khó khăn để có thể mang hai người bị thương và rút tổ khinh binh này về bên đây đường, v́ địch ở trên cao và khuất sau những bức tường. Chúng tôi phải dùng M72 và tập trung hai cây đại liên M60 bắn ngược xuống, nhưng chúng tôi cũng bắt đầu bị hoả lực cuả Dù từ phía sau bắn lên v́ địch quân đang ở giữa. V́ phải chui dưới đường cống ngầm nên phải mất hơn mười phút, chúng tôi mới mang được tổ khinh binh, và hai binh sĩ bị thương về được bên Ty Thông Tin, sang căn lầu ban chỉ huy đại đội phía bên đây đường.
    Hạ sĩ I Thương bị nát ngực và mặt, mỗi lần thở hắt ra là máu lại trào theo, c̣n Binh I Vân th́ bị một miểng chui vào sọ máu chỉ rỉ ra nhưng đă mê man và “bắt chuồn chuồn”. “Kinh nghiệm” cho biết hai anh sẽ không qua khỏi, tôi bảo Thượng Sĩ Thóc, thường vụ, cho đào một cái hố bên cạnh nhà nơi đă chôn 6 tên lính CS trước đây. Ngồi nh́n hai thằng em đang sắp sửa ra đi mà ḿnh bó tay thật ứa nước mắt, tôi ngồi thừ người ra hút hết điếu thuốc rê này đến hết điếu thuốc rê khác.
    Giao tranh vẫn diễn ra ác liệt bên phía ĐĐ1 ở Ty Chiêu Hồi và phía Tiểu Đoàn 5 Dù sau lưng chúng tôi. Cộng quân không thể tiến xuống thêm được v́ từ Ty Phát Triển Sắc Tộc đến pḥng tuyến của Nhảy Dù chỉ có một ngôi nhà sàn đă cháy nên chúng chỉ bám chặt vào mấy căn phố trên Đại Lộ Hoàng Hôn sau lưng chúng tôi.
    Trong khi ngồi nh́n hai thằng em đang sắp sửa “ra đi” th́ “Thường trọc” người Hạ Sĩ mang máy truyền tin cho tôi biết tin Trung uư Lê Văn Hiếu, đại đội trưởng ĐĐ1, tử trận xác c̣n nằm bên kia đường trong khu Ty PTST không kéo về được. Thật bàng hoàng v́ anh với chúng tôi là những thằng bạn thân chơi với nhau từ những ngày c̣n là chuẩn uư. Chợt nhớ lại lời cuả Hạ Sĩ Tạ Tơ nói với tôi “Kỳ này về tiểu đoàn ḿnh đụng nặng lắm, đại đội trưởng chỉ c̣n có ḿnh ông” khiến tôi rùng ḿnh. Vậy là kể từ giờ phút này, đại đội trưởng cuả tiểu đoàn chỉ c̣n có ḿnh tôi. Tôi gọi sang ĐĐ1 gặp Thượng Sĩ Đông và được ông cho biết, v́ nóng ḷng chiếm lại vị trí bị mất, nhiều lần Trung uư Lê văn Hiếu cho đánh sang nhưng đều bị thất bại, nên sau cùng ông cùng vài khinh binh nổ ào ạt vào địch quân rồi lăn nhanh qua đường, nhưng ông cùng một binh sĩ hy sinh khi vưà chạm lể đường và không kéo được xác về.
    Hạ Sĩ Thương và Binh I Vân cũng chỉ cầm cự được hơn nửa giờ nữa rồi ra đi. Gạt ḍng nước mắt vừa chảy ra tôi bảo Thượng Sĩ Thóc cho quấn poncho rồi đem chôn bên hông nhà. Chiến sự tạm lắng. Giờ đây đại đội chúng tôi phải đối diện với địch quân phía trước, phía hông phải và cả một phần phía sau lưng thật nguy hiểm v́ nếu chúng tấn công vào đơn vị Dù không lọt chúng quay sang tấn công chúng tôi ở phía hướng tây, nên tôi e chúng tôi không đủ lực ngăn cản. Nhưng may quá, buổi chiều th́ Thiếu Tá Lê Quư Dậu, tiểu đoàn trưởng, gọi tôi,
    - Hiếu nó chết rồi, cậu mang đại đội 1 về với cậu. Nhớ liên lạc với Thượng Sĩ Đông để hướng dẫn nó. Cẩn thận kẻo nó lạc vào khu tụi Việt Cộng th́ bỏ mẹ.
    Tôi nói Thượng Sĩ Đông dắt anh em đi ṿng xuống khu vực của đơn vị Dù rồi bọc lên khu Công Viên Tao Phùng rồi tôi cho người ra đón vào vị trí. Toàn bộ trên 80 người cuả đại đội 1 từ ngày đầu cuả mặt trận đến nay chỉ c̣n 31 người. Đông cho tôi biết đă có 26 hy sinh rồi, sĩ quan và hạ sĩ quan không c̣n ai hết ngoại trừ ḿnh ông. Tôi lấy 6 người đưa sang trung đội 3 cuả Thượng Sĩ Lữ, phần c̣n lại tạm gọi là trung đội 4 do Thượng Sĩ Đông chỉ huy và trám vào vị trí của trung đội 1 của Chuẩn Uư Thập Lở được điều sang Ty Thông Tin pḥng thủ chung với trung đội 3.
    V́ pḥng tuyến đại đội 1 trước đây bị mất, và đại đội này được rút về với tôi, nên khu vực Ty PTST và khu Ty Chiêu Hồi bị bỏ trống, một hành lang chuyển quân của Cộng Quân từ phía bắc, xuống qua trường Quốc Quang, vào Ty PTST và Ty Chiêu Hồi, không bị ngăn chặn. Trước t́nh h́nh căng thẳng này, tôi lợi dụng hai chiếc T54, và PT76 bị bắn cháy hai bên hông nhà để làm lô cốt pḥng thủ, nhưng rất tiếc các cây đại bác 100ly, 76ly và thượng liên 12ly8 bị cháy không c̣n xử dụng được. Thay vào đó, tôi cho đặt mỗi lô cốt một tổ đại liên M60 trên pháo tháp nên cũng gây khó khăn không ít khi chúng phải băng ngang Đại Lộ Hoàng Hôn.
    Thời gian cuối tháng 5/72 này, có thể v́ nguồn tiếp tế không kịp, nên đại pháo cũng như hoả tiễn pháo vào thành phố cũng thưa dần, thay vào đó là cối 61 và 82 ly thường xuyên hơn. Cái tinh ma xảo quyệt cuả phe cộng sản là chúng chế tạo vũ khí của chúng kích cỡ nhỉnh hơn cuả phe tự do một chút, ví dụ như:
    Loại đạn vũ khí Phe Tự Do Phe cộng sản
    Súng cối 60 61
    Súng cối 81 8
    Đại bác không giật 106 107
    Đại liên 50 12.7 12.8
    V́ thế chúng có thể xử dụng các loại đạn mà chúng lấy được cuả ta, hoặc khi dù tiếp tế lạc sang bên chúng, ngược lại th́ chúng ta không thể dùng đạn của chúng cho vũ khí của chúng ta.
    Mấy hôm trước một gia đ́nh nằm trong khu vực của ĐĐ3/81 BCD bị trúng pháo. Một cô gái khoảng 16 tuổi bị thương ít ngày sau th́ chết. Tôi cũng cho chôn bên cạnh nhà nhưng hai ngày sau th́ một trái 82 lại rớt ngay sát bên cạnh, thi hài cô bé lại một lần nữa bị xới tung lên nên t ôi lại phải cho chôn lại. Ít ngày sau Hạ Sĩ Thụy (Thụy Lư Tiểu Long), y tá ĐĐ1, tử trận cũng được chôn bên cạnh cô gái này, đang khi chôn Thượng Sĩ Thóc c̣n đùa “Con nhỏ c̣n vị thành niên mày đừng có làng chàng mà ra ṭa đó, nhe em”.

    Đêm mùng 6/6/72, Trung uư Khuê từ Ban Chỉ Huy Liên Đoàn gọi xuống cho biết tôi cần chuẩn bị đánh dấu mục tiêu bằng trái sáng để AC 130 Spector của Không Quân Hoa Kỳ tác xạ. Đây là loại máy bay C130 được trang bị đại bác 105 ly gắn song hành với cây 40ly chỉ điểm mục tiêu bắn rất chính xác và hiệu quả. Tôi cho ḅ ra ngay giữa bùng binh đánh dấu bằng ḿn chiếu sáng. Nhưng rất tiếc, sau vài lần tác xạ không chính xác v́ trục trặc kỹ thuật, nên máy bay lại rời vùng bay về Thái Lan.

    Đêm hôm sau mùng 7/6/72, chiếc AC 130 Spector lại lên vùng. Lần này sau khi ḿn chiếu sáng được tung ra, cây 40ly trên máy bay tác xạ trúng ngay mục tiêu làm trái ḿn chiếu sáng bị hất tung lên. Tôi được Tr/u Khuê cho biết là hệ thống súng OK và tôi có thể điều chỉnh từng mét. Từ mục tiêu trái sáng, mục tiêu đầu là sân thượng trường Quốc Quang, gần chục trái 105 ly giáng xuống chỉ cách chúng tôi một con đường. Rồi từ đó tôi kéo dài lên hướng bắc bắn vào phía bên kia tường sân bóng rổ, kéo sang phía đông ngôi trường rồi kéo xuống phía nam Đại Lộ Hoàng Hôn khu Ty Phát Triển Sắc Tộc. Gần sáu chục trái 105 ly được bắn xuống chung quanh trường Quốc Quang nơi ẩn nấp cuả Cộng Quân.

    Sáng ngày hôm sau mùng 8/6/72, từ chiếc tăng PT76 bị bắn cháy, từng tổ nhỏ của trung đội 1 do Chuẩn uư Thập Lở chỉ huy bắt đầu băng qua đường xâm nhập vào lại ngôi trường. Khi toàn trung đội vừa lọt vào trong th́ bất ngờ Cộng Quân bắn một trái B40 từ phía sau. Tôi quan sát diễn tiễn từ trên lầu hai cuả một căn nhà, nên khi tên này vừa dương cây B40 từ hầm bí mật lên th́ với cây M16 trên tay, tôi đă đẩy nguyên một băng đạn khiến hắn hoảng hốt bắn vọt lên lầu trên rồi vội vă đậy nắp hầm lại. Tôi gọi Ch/u Thập Lở cho trung đội bố trí lại và cho tôi gặp Hạ sĩ Giáp một tổ trưởng rất gan dạ và tháo vát cuả trung đội vào đầu máy để nhận lệnh trực tiếp. Tôi yêu cầu Giáp mang theo hai trái lựu đạn đă bung hết chốt an toàn. Tôi sẽ bắn M79 chỉ định mục tiêu là tấm tôn ngụy trang cái nắp hầm, sau đó Giáp ḅ lại lật lên và quăng lựu đạn vào. Lệnh nghe thật đơn giản nhưng thực hiện th́ lại thật đứng tim và không đơn giản chút nào.

    Sau trái đạn M79 đầu tiên trúng tấm tôn bên cạnh, trái thứ hai trúng ngay mục tiêu. Tôi nói “đă trúng” và Giáp trả lời đă nhận được mục tiêu. Anh ḅ chậm trên các tấm tôn và gạch đá ngổn ngang, trong khi cả đại đội tập trung súng hướng về mục tiêu canh chừng đề pḥng. Khi đến mục tiêu, anh chỉ vào tấm tôn nh́n ngược về phía tôi như yêu cầu xác nhận lại một lần nữa. Tôi giơ tay lên và vung cánh tay như thể ra dấu xác nhận 5/5. Giáp lật tấm tôn lên ném lựu đạn xuống. Như sợ chúng ném ngược trở lên, anh lấy hai tay đè chặt tấm tôn trong vài giây rồi lăn sang một bên rồi chạy ngược trở về vị trí. Tiếng nổ làm tung tấm tôn lên và khói bụi bay mù mịt. Tôi lệnh cho trung đội 1 đưa tổ khinh binh tiếp tục ném thêm vài trái lựu đạn nữa rồi lục soát mục tiêu. Kết quả cho biết đây là một cái hầm lớn có hai cái điện thoại và dây chằng chịt, 8 cộng quân chết tại chỗ.

    Tôi tăng cường trung đội 2 cuả Trung Sĩ I Quận sang, và bung rộng về hướng bắc thêm vài thước và đào ngay hệ thống pḥng thủ dọc theo bức tường đổ nát của sân bóng rổ, c̣n trung đội 1 lập hệ thống pḥng thủ dọc theo bức tường phía đông trong trường Quốc Quang. Ngày hôm nay kết quả như thế cũng đă vượt ngoài dự tính cuả tôi. Lúc đầu chỉ là ư tưởng thăm ḍ lực lượng địch nhưng không ngờ lại chiếm lại toàn bộ khu trường Quốc Quang và tiêu diệt được một hầm chỉ huy. Đây có thể là đầu năo của cái lực lượng đă đánh bể pḥng tuyến cuả ĐĐ1và đang xâm nhập vào pḥng tuyến của đơn vị Dù.

    Đêm hôm 8/6/72 rạng ngày mùng 9, thoạt đầu rất nhiều tiếng huưt gió gọi nhau, dường như chúng đang t́m liên lạc. Vài tên đến sát pḥng tuyến bị hạ tại chỗ. Như đoán được ban chỉ huy đă bị tiêu diệt và chiếm đóng nên chúng lảng tránh xa ra vài chục mét. Tiếng huưt gió gọi nhau vẫn cứ tiếp diễn cho đến gần sáng th́ ngưng hẳn.
    Ngay sáng sớm hôm sau ngày 9/6/72, tôi tung trung đội 3 cuả Thượng sĩ Lữ từ Ty Thông Tin tiến sang Ty Phát Triển Sắc Tộc nhưng không gặp phản ứng cuả cộng quân. Một số xác Cộng Quân bị bỏ lại có thể là do kết quả của AC130 Spector. Xác Trung Uư Lê văn Hiếu chỉ c̣n một mảng đầu và một bàn chân nằm trong chiếc giầy cùng hai tấm thẻ bài bị miểng dính chặt vào nhau. Thượng sĩ Thóc đă bỏ tất cả phần thi thể c̣n lại của ông vào một thùng đạn đại liên 50 đem giao cho BCH/TĐ. Sau đó, ông được chôn vào khu Nghiă Trang cuả Liên Đoàn 3 BĐQ tại ngay mặt trận An Lộc. Trung đội 1 cũng tiến về hướng đông thêm được hơn hai chục thước với vài đụng độ nhỏ. Tối hôm đó trung đội 3 băng qua đường và cùng trung đội 1 lập tuyến pḥng thủ qua đêm. Tôi lệnh cho trung đội 4 (phần c̣n lại của ĐĐ1) của Thượng sĩ Đông bỏ Ty Thông Tin để sang thế chỗ của ban chỉ huy đại đội. Tôi sang gặp Đại uư Phạm Châu Tài cuả ĐĐ3/81 BCD nói chuyện với ông về kết quả ngày hôm nay và cho biết ngày mai tôi sẽ tiếp tục đánh lên phía Bắc dọc theo bên phải QL13. Xong tôi cùng ban chỉ huy đại đội dời sang trường Quốc Quang.

    Ngày 10/6/1972 tổng phản công cuả QLVNCH
    Cho đến hôm nay sau 40 năm, tôi không c̣n nhớ rơ là có một lệnh nào để tập trung phản công cho toàn mặt trận vào ngày này hay không, hay chỉ là một sự ngẫu nhiên khi thấy đơn vị bên cạnh bung ra th́ ḿnh cũng bung theo?
    Tờ mờ sáng ngày 10/6/72, ĐĐ4/52 BĐQ với ba trung đội căng hàng ngang tiến lên. Thoạt đầu chúng tôi thật thận trọng di chuyển theo thế chân chim, và lợi dụng các hầm chống pháo kích cũng như những bức tường đổ nát của từng ngôi nhà để thăm ḍ phản ứng cuả Cộng Quân. Khi vừa phát giác ra chúng tôi th́ chúng chỉ nổ được vài tràng đạn rồi bắt đầu ù té chạy thục mạng. Mới đầu khi thấy chúng bỏ chạy, tôi phải nhắc chừng các trung đội không được hấp tấp rượt theo coi chừng lọt vào bẫy của chúng. Nhưng sau khi quan sát thấy tuyến trước bỏ chạy tuyến sau cũng la ơi ới chạy theo, tôi ra lệnh đồng loạt tràn lên “xả láng sáng về sớm”.
    Quân ta tràn lên như nước vỡ bờ, chẳng bù cho mấy ngày hôm trước đây chỉ mới lú đầu ra khỏi vị trí là chúng đă văi đạn như mưa ngăn cản. Vậy mà hôm nay th́ ngược lại, Cộng Quân chạy như bầy chuột, và trở thành những tấm bia di động. Quân số cuả chúng cũng không phải ít có khi c̣n nhỉnh hơn ta, nhưng v́ mặt trận “bể” rồi nên chúng hoảng hốt tháo chạy. Nhiều khi cả chục tên chạy chúi vào một cái hầm nổi rồi co quắp lại không chống cự. Một trái M72, hay vài trái M79 thổi vào khiến chúng chết chồng chất lên nhau. Có những tên c̣n ném cả vũ khí rồi bỏ chạy. Tiếng hô “xung phong” cuả binh sĩ đại đội 4 vang dội, tiếng c̣i tu huưt rít từng hồi, tiếng đại liên 60, và M16 chát chuá, khô khốc, dồn dập khiến chúng “quưu gị”. Chưa bao giờ cái thế “thừa thắng xông lên” mạnh và dữ dội như lúc này. Toàn bộ sức lực cuả các đơn vị được bung ra như cái ḷ so sau hơn 50 ngày bị nén xuống trong cái thế “tử thủ”.
    Nh́n qua bên trái bên kia QL13, tôi đă thấy ĐĐ3/81 BCD cũng đang xuất quân. Trung uư Dương Thương Ngộ, đại đội phó, đang ḥ hét thúc quân. Không ào ạt như ND, hay BĐQ, anh em 81 với lối đánh truyền thống đánh gần, và tiêu diệt địch trong khoảng cách gần. Nh́n sang bên phải cách gần trăm mét, TĐ36 BĐQ cũng đang tiến lên. Thiếu tá Tống Viết Lạc vừa thúc quân vừa đích thân điều chỉnh cây cối 81 tác xạ yểm trợ. Tôi thấy thấp thoáng Trung uư Đổng Kim Quan cùng hai người lính truyền tin đang cố vượt lên tuyến đầu. Đằng sau lưng, tôi đă nghe thấy tiếng la của Đại uư Huỳnh Công Hiển, tiểu đoàn phó TĐ52BĐQ, đang hối thúc Đại uư Nguyễn Thế Kỳ mang ĐĐ2&3 ở phía sau cấp tốc tiến lên bên cánh phải của tôi.
    Trung đội 4 có nhiệm vụ thu lượm chiến lợi phẩm và chất đống ở phía sau. Số vũ khí thu được gồm 1 pḥng không 12.8, 8 B40&B41, hơn 20 cây AK. Ít nhất cũng trên 50 Cộng Quân bị đại đội 4/52 BĐQ chúng tôi loại khỏi ṿng chiến ngày hôm nay. Đúng 4:15 chiều ngày 10/6/1972, Đại Đội 4/52 BĐQ đă tái chiếm lại toàn bộ sân bay An Lộc, nơi đây chúng tôi t́m được Chuẩn uư Tôn Thất Minh thuộc TĐ74 BĐQ từ Lộc Ninh chạy về, và một bé gái khoảng 7 tuổi nằm ở đây đă hơn hai tháng dưới bom đạn và không lương thực, chỉ c̣n thoi thóp thở. Ban Quân Y của Liên Đoàn BĐQ đă lập tức đến kịp thời cứu chữa. Tất cả hai người đă sống sót như là một phép mầu.
    Bên cánh phải, TĐ36 BĐQ đă cắm cờ trong Khu Gia Binh bên ngoài sân bay An Lộc. Bên cánh trái v́ Cộng Quân chống trả dữ dội và địa thế khó khăn hơn nên măi vào lúc 3 giờ sang, ĐĐ3/81 BCD mới đẩy lui cộng quân, và cắm cờ trên đỉnh Đồi Đồng Long.
    Sau ba tháng tử thủ B́nh Long, ngày 5/7/1972 Liên Đoàn 3 BĐQ được trực thăng bốc rời An Lộc để lại được tung vào các chiến trường đang nóng bỏng như giải toả B́nh Ba-B́nh Giả, giải toả Hưng Lộc, Dầu Giây và Trảng Bom v…v…


    Giải toả B́nh Ba B́nh Giả ngày 10-7-1972

    Bỏ lại sau lưng một số bạn bè chiến hữu, một số đă được chôn cất trong khu nghiă trang tạm thời cuả LĐ3 BĐQ, một số được chôn vội vă tại ngay mặt trận.
    Tiểu Đoàn 52 BĐQ có 89 chiến sĩ hy sinh, riêng ĐĐ4/52 cuả chúng tôi thiệt hại nhẹ nhất có 9 hy sinh và trên 25 bị thương, nhưng chiến công cuả ĐĐ4/52 BĐQ đă trực tiếp hạ sát gần trăm Cộng Quân, bắn cháy hai chiến xa, và tịch thu trên 60 súng đủ loại, đă góp phần nhỏ tạo nên một “B̀NH LONG ANH DŨNG” trong Quân Sử Việt Nam Cộng Hoà.
    Cuối cùng sau 40 năm nh́n lại Mặt Trận B́nh Long, tôi, BĐQ Đoàn Trọng Hiếu, xin tạ lỗi với những anh em ĐĐ4/52 cũng như tất cả quân nhân LĐ3 BĐQ đă nằm lại tại An Lộc, v́ t́nh h́nh chiến sự lúc đó, và v́ vận mệnh tang thương của đất nước sau ngày 30/4/75 làm chúng tôi cũng đă phải nổi trôi cùng vận nước, khiến anh em chịu cảnh mồ hoang mả lạnh suốt 40 năm qua.
    Tháng 12/201, các anh đă có nơi an nghỉ tạm . Xin quư anh, “Những Người Lính Hiển Linh” hăy giúp chúng tôi t́m được thân nhân cuả các anh để các anh sớm về với gia đ́nh, bên cạnh những người thân mà các anh đă hy sinh để bảo vệ.
    Tôi xin mượn câu của Đức Jesus Christ ”Không có t́nh yêu nào cao quư cho bằng hiến mạng sống ḿnh cho người ḿnh yêu” để gởi đến các anh như lời tạ lỗi muộn màng.
    Sự hy sinh cuả các anh sẽ c̣n lưu lại đến muôn ngàn đời sau.

    New Mexico, ngày 10/3/2012

    DANH SÁCH 61 TƯ SĨ BIÊT ĐỘNG QUÂN TẠI AN LỘC B̀NH LONG

    Họ và Tên Số Quân Đơn Vị Ngày Tử Trận
    1 TS Nguyễn Ph An 51/107…. ĐĐ4 TĐ52BĐQ 11/5/1972
    2 B1 Nguyễn tuấn Anh 71/128548 TĐ31BĐQ 25/05/1972
    3 Trần trọng Nhân 68/104289 BĐQ 15/04/1972
    4 B2 Đặng văn An 69/149840 TĐ31BĐQ 13/06/1972
    5 B1 Trần văn Ba 71/383565 TĐ36BĐQ 11/6/1972
    6 B1 Nguyễn văn Cảnh 74/105691 TĐ31BĐQ 18/06/1972
    7 Điểu Cao TĐ74BĐQ 7/1972
    8 TS1 Nguyễn Chuyên 73/217507 ĐĐ1 TĐ36BĐQ 15/04/1972
    9 B2 Chu văn Cường 74/114054 TĐ31BĐQ 27/05/1972
    10 TH S Lê văn cường 64/125135 ĐĐ4 TĐ52BĐQ 16/05/1972
    11 HS Nguyễn văn Đang ĐĐ2 TĐ52BĐQ 11/5/1972
    12 TS Nguyễn văn Đông 71/103521 TĐ36BĐQ 7/5/1972
    13 B2 Trịnh Dũng 73/108848 BCH TĐ52BĐQ 11/5/1972
    14 HS Nguyễn văn Được 69/125616 TĐ36BĐQ 10/5/1972
    15 HS Dương xú Há 62/179159 TĐ36BĐQ 11/6/1972
    16 HS1 Lê ninh Hải 64/189822 TĐ36BĐQ 3/7/1972
    17 HS Đỗ văn hai 72/102446 BCH TĐ52BĐQ 7/6/1972
    18 ĐU Lê văn Hiếu 65/145324 ĐĐ1TD52BĐQ 13/05/1972
    19 HS1 Nguyễn văn Hoài 66/400108 BCH TĐ52BĐQ 1606/1972
    20 B2 Trần Hoài 74/109370 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 8/5/1972
    21 Nguyễn văn Hưởng 73/123516 ĐĐ2 TĐ52BĐQ 2/5/1972
    22 B1 Trần đức Lân 61/578478 TĐ36BĐQ 5/5/1972
    23 B2 Nguyễn Bá Long 72/147048 TĐ31BĐQ 11/6/1972
    24 B2 Hà văn Lượng TĐ36BĐQ 11/6/1972
    25 B2 Hồ văn Măo 69/106734 TĐ36BĐQ 10/5/1972
    26 B1 Nguyễn văn Nam 74/112571 ĐĐ2 TĐ52BĐQ 11/7/1972
    27 Phan văn Nam 63/122313 TĐ36BĐQ 11/5/1972
    28 TR U Tr Đ́nh Phúc 69/209955 TĐ52BĐQ 19/05/1972
    29 HS1 Phương 74/521330 TĐ52BĐQ 11/5/1972
    30 B2 Nguyễn văn Quang 71/126277 TĐ36BĐQ 7/6/1972
    31 HS1 Nguyễn văn Sơn 66/151819 TĐ36BĐQ 14/05/1972
    32 B1 Nguyễn văn Sơn 66/128548 TĐ36BĐQ 20/05/1972
    33 HS Phạm Hắt Sơn 69/124285 ĐĐ2 TD52BĐQ 23/05/1972
    34 HS1 Đinh văn Song 70/109172 ĐĐ2 TĐ36BĐQ 15/06/1972
    35 B2 Kiều văn Tách 73/111521 TĐ36BĐQ 17/05/1972
    36 TH T Nguyễn Minh Tâm 63/111171 ĐĐ1 TĐ36BĐQ 15/04/1972
    37 HS1 Hồ văn Tám ĐĐ1 TĐ52BĐQ 8/6/1972
    38 B2 Đỗ ngọc Tâm 72/149960 TĐ31BĐQ 22/05/1972
    39 B1 Lê Thạch 72/204083 TĐ31BĐQ 27/05/1972
    40 HS Nguyễn văn Thanh 69/108099 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 22/05/1972
    41 HS Lê văn Thọ 73/111046 TĐ31BĐQ 14/05/1972
    42 HS Nguyễn văn Thơm 72/105570 TĐ36BĐQ 13/06/1972
    43 HS1 Trần văn Thuỷ 69/156326 Đ36BĐQ 12/5/1972
    44 HS1 Vũ Đ́nh Thuỵ(Thi) ĐĐ3 TĐ52BĐQ 13/05/1972
    45 Đỗ Ngọc Tiến 74/189540 ĐĐ3 TĐ52BĐQ 12/5/1972
    46 B2 Trần văn Tính 72/112416 TĐ36BĐQ 3/5/1972
    47 B1 Đinh Bá Ṭng 63/108883 TĐ36BĐQ 21/06/1972
    48 TS Nguyễn văn Trường TĐ52BĐQ 8/6/1972
    49 B1 Trần văn Tuy 73/114120 TĐ36BDQ 13/06/1972
    50 B2 Phạm Văn 73/225395 ĐĐ4 TĐ52BĐQ 14/05/1972
    51 Vô danh Nhảy Dù 7/1972
    10 hài cốt vô danh

    Tổng cộng 61(sáu mươi mốt)Hài cốt
    Nếu thân nhân cần t́m hài cốt , xin liên lạc Đoàn Trọng Hiếuhieudoanbdq@yaho o.com

  2. #62
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Quân Đội Việt-Nam Cộng Ḥa




    Tudo4VN: Nhân ngày QLVNCH chúng tôi sẽ đăng một loạt bài về QLVNCH và Quân Dân Cán Chính VNCH để tưởng nhớ tới những người chiến sĩ QLVNCH v́ nước v́ dân

    Đỗ Thái Nhiên
    Nguyên thiếu úy , trưởng ban Quân số
    Tiểu Đoàn 3, Pháo Binh Pḥng Không
    KBC 4314





    Lúc bấy giờ là tháng năm, 1985, người Việt Nam tại quốc nội, nhất là dân chúng cư ngụ vùng Saig̣n, Gia Định, vẫn nô nức nhưng kín đáo t́m đường vượt biên. Trong trường hợp âm mưu vượt biên thất bại, người vượt biên sẽ bị Cộng Sản Việt Nam hành hạ dưới tội danh “phản quốc”. V́ thế, công việc chuẩn bị vượt biên cần phải được bảo mật tuyệt đối. Chính v́ hai chữ “bảo mật”, nhiều người đă ra khơi một cách hoàn toàn bất ngờ, không một lời giă biệt bằng hữu. Riêng tôi, tôi nhất định vượt biên, nhất định bảo mật, nhất định ân cần thăm viếng và từ biệt bạn bè cũ. Nhằm đáp ứng các “nhất định” vừa nêu, một ngày trước khi rời xa quê hương, tôi quyết định t́m gặp những người bạn đặc biệt của tôi. Những người bạn đó hoàn toàn kín tiếng. Những người bạn đó không c̣n bận tâm chọn lựa đời sống ở bên này hay bên kia bờ đại dương.

    Những người bạn đó đă đi trọn đường trần bằng tất cả gian khổ với một ước mơ bất thành: ước mơ Việt Nam thống nhất, dân chủ và thịnh vượng. Những người bạn đó chính là các bạn đồng ngũ thương mến của tôi đang an nghỉ tại nghĩa trang Quân Đội Biên Ḥa.

    Chiều hôm ấy, khoảng ba giờ, một ḿnh tôi thẫn thờ bước vào nghĩa trang Biên Ḥa. Bức tượng Thương Tiếc nằm ở ngay cổng đă bị mang đi nơi khác tự bao giờ. Con đường từ xa lộ chạy vào tới đài kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong vẫn c̣n đó, vẫn dài, vẫn thẳng, nhưng hai hàng phượng đứng bên đường trông thật tiều tụy và ủ dột. Có thể v́ phượng thiếu nước, thiếu gió. Có thể v́ phượng muốn biểu tỏ tấm ḷng trắc ẩn của cỏ cây dành cho hàng ngàn anh linh chiến sĩ đă vị quốc vong thân nhưng nay phải ngậm đắng nuốt cay nơi suối vàng trước cảnh “quốc” đang bị đè bẹp dưới ách độc tài Cộng Sản. Vào tới khu dành cho mộ phần của chiến sĩ, khách viếng mộ tận mắt chứng kiến toàn thể nghĩa trang đều bị đập phá tàn nhẫn. Đây là một ngôi mộ bị đào bới để lộ cả quan tàI mở nắp, di cốt tử sĩ đă biến mất. Kia là một ngôi mộ nằm ở triền đồi, bia đá vẫn c̣n nguyên nhưng di ảnh của ngườI quá cố có dấu vết vài phát đạn vào mắt, vào miệng. Kế đó là nơi an nghỉ của một sĩ quan cấp tá, trên bia đá, người nào đó lấy sơn đen viết một câu giễu cợt, rất phản văn hóa.

    Cứ như vậy, khách viếng nghĩa trang lần lượt ghi nhận vô số h́nh ảnh năo nề của một nghĩa trang bị nhận xuống tận cùng của hố ô nhục. Mặc cho ô nhục chồng chất, toàn bộ mộ phần của nghĩa trang Quân Đội Biên Ḥa vẫn lặng lẽ hướng về đài chiến sĩ trận vong. Đài này nằm trên đỉnh một ngọn đồi tọa lạc tại trung tâm nghĩa trang. Kiến trúc trọng yếu của đài chiến sĩ trận vong là một tháp xi-măng xám, cao vời vợi. Tháp này gợi nhớ h́nh ảnh cây bảo kiếm của người chiến sĩ vô danh năm xưa đă để lại nơi dương thế trước khi đi vào cơi vĩnh hằng. Từ cơi vĩnh hằng xa xăm kia, người ta vẫn nghe vang vọng một câu hỏi, nửa như kinh ngạc, nửa như phẫn hận: tại sao nghĩa trang của những anh hùng vị quốc vong thân lại có thể bị lăng nhục???

    Bây giờ nhiều năm đă trôi qua… Bây giờ những xót xa về cảnh tượng hoang phế và cô tịch của nghĩa trang Quân Đội Biên Ḥa đă lắng đọng… Bây giờ những uẩn ức về lệnh buông súng tức tưởi đă trôi xa vào quá khứ… Bây giờ thời gian là năm 2002, một chiều tĩnh lặng cuối thu. Không gian là công viên tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ thuộc thị xă Westminster, California.

    Tôi ngồi tựa lưng vào chân tượng đài, trầm ngâm suy nghĩ về quân đội Việt Nam Cộng Ḥa.

    I. Phương pháp đánh giá một Quân Đội.

    Trước tiên, tôi nghĩ tới những luận cứ chê trách QĐVNCH. Có người nêu rơ danh tánh vài ba ông tướng buôn lậu để đơn giản cho rằng QĐVNCH là quân đội buôn lậu. Người khác đă viện dẫn trường hợp đào ngũ, nghịên ngập của năm bẩy quân phạm trong quân lao G̣ Vấp để vội vàng kết luận: QĐVNCH là quân đội vô kỷ luật. Người khác nữa đă kể lại câu chuyện một quân nhân đầu hàng địch quân trên trận địa đê? Nhanh chóng nhận định QĐVNCH là quân đội hèn nhát… Tất cả các đánh giá vừa kể hiển nhiên là kiểu đánh giá xuất phát từ những người rất giầu ác ư nhưng vô cùng nghèo nàn hiểu biết về phương pháp đánh giá. Làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá một tập thể trên căn bản chừng mực và nghiêm chỉnh? Đi t́m giải đáp cho câu hỏi vừa kể, có lẽ chúng ta nên suy nghĩ về một phương pháp đánh giá trong khoa kinh tế học. Mỗi khi tổng sản lượng quốc gia gia tăng, chưa hẳn người dân được sống trong thịnh vượng.

    Những năm gần đây, tổng sản lượng quốc gia Việt Nam được ghi nhận là gia tăng nhưng tuyệt đa số quần chúng Việt Nam vẫn bị giam cầm trong cuộc sống cùng khổ. Lợi nhuận của sinh hoạt kinh tế phải là lợi nhuận chung của toàn bộ xă hội. Lợi nhuận kia phải được phân bổ hợp lư cho toàn dân. Thế nhưng CSVN đă cưỡng chiếm lợi nhuận kinh tế cho đảng CS và cho cá nhân đảng viên nhất là đảng viên thuộc giai cấp tư bản đỏ. Đó là lư do giải thích tại sao tổng sản lượng quốc gia VN gia tăng nhưng hai chữ “thịnh vượng” vẫn là ngườI khách cực kỳ xa lạ đối với quần chúng nghèo túng. V́ vậy, muốn so sánh mức độ thịnh vượng giữa hai hay nhiều nền kinh tế, các chuyên viên kinh tế phải đồng thuận với nhau về một người tiêu thụ mẫu mực gọi là “kinh tế nhân”. Kinh tế nhân là người tiêu thụ một số lượng nhất định về các sản phẩm kinh tế căn bản như vải vóc, lương thực v…v… trong một thời lượng đă được quy ước trước. Thế rồi từ ư niệm kinh tế nhân, chúng ta có thể xác định mức độ thịnh vượng của một nền kinh tế bằng cách cân đo xem nền kinh tế đó đă thực sự nuôi dưỡng được bao nhiêu kinh tế nhân trên tổng dân số. Kết quả của việc cân đo này giúp chúng ta dễ dàng thiết lập bảng xếp hạng kinh tế thịnh vượng giữa các quốc gia. Đánh giá một nền kinh tế, chúng ta cần “kinh tế nhân” làm thước đo. Đánh giá một quân đội, chúng ta cũng cần một thước đo tương tự. Thước đo đó chính là một người lính b́nh thường. Người lính đó không phải là một ông tướng lúc nào cũng sẵn sàng “bỏ quân chạy lấy người”. Người lính đó không phải là anh binh nh́, suốt ngày ngồi ở vọng gác th́ thầm ca bài “Ky? Vật Cho Em”. Người lính đó mang trong người đầy đủ “tính lính” mà hầu hết binh lính trong QĐVNCH đều có. NgườI lính đó là “người lính tiêu biểu”. Bây giờ chúng ta hăy khảo sát phẩm cách người lính tiêu biểu, mà bài viết này chỉ gọi tắt là người lính.

    II. Quá tŕnh thụ giáo của người lính.

    Muốn xác định phẩm chất của một quân đội, chúng ta không thể không t́m hiểu cội nguồn giáo dục đă đào tạo ra hàng ngũ quân nhân cho quân đội đó. Chế đô. CSVN là chế độ độc tài, tham ô và bóc lột. V́ vậy chế độ này cần rất nhiều tay sai để bảo vệ giới thống trị. Cũng v́ vậy giáo dục của CSVN là giáo dục đào tạo tay sai. Chủ nghĩa Marx Lenine và luận cứ ca tụng đảng, suy tôn Hồ Chí Minh, là các công cụ trọng yếu của guồng máy giáo dục CS. Ngược lại, VNCH có một nền giáo dục “rất Người”. Trên toàn lănh thô? VNCH, các môn học như: công dân giáo dục, sử học, văn chương, triết học v…v… không hề có chỗ đứng dành cho tư tưởng độc tôn lănh tụ hay độc tôn chế độ. Đó là nội dung cốt lơi của chương tŕnh giáo dục nhân bản mà người lính của QĐVNCH đă được hấp thụ trong toàn bộ học tŕnh của tiểu, trung và đại học. Đó là một sự thực mà không một người nào đă từng sinh ra và lớn lên trong xă hội VNCH có thể phủ nhận được. Một sự thực mà guồng máy thông tin tuyên truyền của CSVN không thể xuyên tạc hoặc bóp méo. Ngay sau khi “xếp bút nghiên theo việc đao cung”, người lính lại bước vào trường học mới: ngành tâm lư chiến của QĐVNCH. Tại đây người lính không hề bị nhồi sọ để trở thành tay sai cho lănh tụ hay chế độ chính trị nào.

    Người lính của QĐVNCH chỉ được trang bị một loại vơ khí tinh thần duy nhất là ḷng yêu nước và tinh thần tôn trọng kỷ luật quân đội. Song song với giáo dục học đường dân sự và giáo dục tâm lư chiến của quân đội, người lính c̣n được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản của toàn bộ xă hội. Người ta có thể không đồng ư với các chế độ chính trị tại VNCH về một số sự việc nào đó nhưng không thể chối căi rằng VNCH là một chế độ tôn trọng quyền tự do tư tưởng. Quyền tự do này được thể hiện đậm nét trên hai lănh vực: nghệ thuật tŕnh diễn và nghệ thuật văn học. Điều này giải thích lư do tại sao sau nhiều năm bi. CSVN t́m đủ mọi phương cách để tiêu diệt, những tác phẩm văn học nghệ thuật xuất phát từ xă hội VNCH vẫn được lưu truyền càng ngày càng mạnh mẽ trong dân gian ở cả hai miền Nam và Bắc. Nh́n chung lại, giáo dục học đường, giáo dục tâm lư chiến cùng với giáo dục xă hội là ba nguồn giáo dục nhân bản mà người lính VNCH đă được tôi luyện từ thời niên thiếu cho đến hết cuộc đời binh nghiệp.Trong thực tiễn đời sống, ba nguồn giáo dục căn bản kia đă hướng dẫn người lính VNCH sống và chiến đấu đúng với hướng phát triển t́nh cảm trong sáng của một Con Người. Hướng phát triển đó được triết học cụ thể hóa bằng biểu đồ h́nh trôn ốc. Vạn vật vận động theo h́nh trôn ốc. H́nh trôn ốc triết học có đỉnh đặt trên mặt đất, đáy hướng lên trời. H́nh trôn ốc là h́nh vẽ diễn ư rằng mỗi vận động trong vạn vật đều xuất phát từ một điểm để sau đó phát triển rộng ra, cao lên, cả về lượng lẫn phẩm. Khảo sát diễn tiến phát triển t́nh cảm của một cá nhân,chúng ta thấy: ngay sau khi được cha mẹ cho chào đời, đứa bé quyến luyến cha me. Đó là t́nh con cái đối với cha mẹ (đỉnh của h́nh trôn ốc) Thế rồi theo đà khôn lớn, đứa bé t́m tới t́nh anh chị em ruột thịt, rồi t́nh họ hàng gần xa, rồi t́nh làng xă, t́nh quốc gia dân tộc, t́nh nhân loạị.. Cứ như thế t́nh cảm của con người sau khi rời đỉnh h́nh trôn ốc đă men theo các ṿng xoáy h́nh trôn ốc để từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phong phú cả về phẩm lẫn lượng. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, quá tŕnh giáo dục của người lính VNCH hoàn toàn phù hợp với nhận định của triết học về vận động của vạn vật. Sự phù hợp vừa nói khẳng định mạnh mẽ rằng: môI trường sống cùng với môi trường giáo dục tại miền Nam Việt Nam trước 1975 đă tạo điều kiện cho người lính VNCH trở thành những người thực sự yêu quê hương đất nước theo đúng quy luật sinh hoạt t́nh cảm tự nhiên của Con Người.

    III. Bản chất của người lính VNCH.

    Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH đă nhận thức được rằng cuộc chiến đấu chống quân đội CSVN trước 1975 là cuộc chiến đấu cho tự do dân chủ, cho chính nghĩa. Sau 1975, nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang đă kêu gọi mọi người Việt Nam (Bắc cũng như Nam) hăy tri ân chiến sĩ VNCH trong trận hảI chiến chống Trung quốc ơ? Hoàng Sa. Mới đây nhà văn Dương Thu Hương, một “chiến sĩ chống Mỹ cứu nước” trước kia đă giác ngộ chính nghĩa bằng cách viết bài “Tiếng Vỗ Cánh Của Bầy Qua. Đen”. Qua bài viết này, Dương Thu Hương tố cáo cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước 1975 do CSVN phát động là một tội ác phỉnh gạt vĩ đại. CSVN phỉnh gạt đồng bào miền Bắc bằng cách nhân danh tự do và cơm áo, đẩy đồng bào lao thân vào cuộc chiến tàn khốc tại miền Nam Việt Nam. Để rồi sau 30/4/1975, CSVN đă để lộ nguyên h́nh là một đảng Mafia tham ô và bóc lột. Nói ngắn và gọn, nhà văn Dương Thu Hương đă xác nhận điều được gọi là chiến tranh “Giải Phóng Miền Nam” do CSVN phát động chẳng qua chỉ là một hành động phi nghĩa. Các sự thể kể trên đă mạnh mẽ làm nổi bật tính chất chính nghĩa trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam VN của người lính VNCH. Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH chấp nhận phục vụ quê hương với những điều kiện sinh hoạt rất thanh bạch. Nghèo khổ không than trách. Nguy hiểm không sờn ḷng. Người lính VNCH bao giờ cũng tận t́nh với nghĩa vụ bảo quốc, an dân. Người lính tuyệt vời kia đă được đền thưởng những ǵ? Phần đền thưởng đó lại chính là con đường “vị quốc vong thân” trong tuyệt đối hiu quạnh. Con đường ấy đưa đẩy người lính rơi vào một t́nh huống cực kỳ quái dị, cực kỳ tê táị “Đám Ma Tù” là điển h́nh của t́nh huống vừa kể:

    “Vài tên cầm súng bước đi đầu
    Tên nữa AK tiếp theo sau
    Một xác bó tṛn đôi manh chiếu
    Hai đầu buộc tréo bốn dây lau
    Không kèn, không trống, không đưa tiễn
    Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu
    Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ
    Vùi nông một khối hận thù sâu !!!”
    NgôMinh Hằng–Thi Phẩm Gọi Đàn

    Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng chuyên cần đổ mồ hôi trên thao trường của các quân trường, bao giờ cũng thiện chiến và anh dũng đoạt chiến thắng lừng danh trên mọi h́nh thái trận địa. Các chiến thắng B́nh Long, An Lộc, tái chiếm cổ thành Quảng Trị, mùa Hè Đo? Lửa 1972, phản ứng nhanh và chính xác trong biến cố Tết Mậu Thân v…v… là những thí dụ điển h́nh tạo nên “Quân Sư? Vàng” của QĐVNCH. Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng nêu cao gương trách nhiệm trong mỗi hành động chiến đấu. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà anh dũng trầm ḿnh theo chiến hạm do ông chỉ huy trong trận hải chiến với Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa. Các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Hai,Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và vô số anh hùng quân đội vô danh khác đă ngạo nghễ chọn cái chết thay v́ đầu hàng địch quân vào ngày 30/4/1975. Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng tôn trọng quân kỷ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người lính chỉ biết tuân hành mọi loại mệnh lệnh một cách mù quáng. Trong rất nhiều trường hợp, nghĩa vụ ân cần chăm sóc thương bệnh binh phải được xem trọng hơn nghĩa vụ tự giam bó trong quân kỷ. Đó là ư nghĩa của Kinh và Quyềợn trong tinh thần quân kỷ của người lính VNCH. Đó là ư nghĩa của kỷ luật tự giác mà người lính VNCH muốn đề cao. Đó c̣n là lư do giảI thích tại sao trong QĐVNCH lại có những hành động phản kháng kiểu Bác Sĩ Quân Y Hà Thúc Nhơn, Bác Sĩ Quân Y Phạm văn Lương.

    IV. Hệ lụy của một quân đội bị bức tử.

    Phẩm chất người lính tiêu biểu của QĐVNCH như đă tŕnh bày ở trên chính là phẩm chất của toàn thê? QĐVNCH. QĐVNCH sinh ra, lớn lên và hùng mạnh trong môi trường nhân bản. QĐVNCH không hề là, không thể là quân đội tay sai của ngoại bang hay bất kỳ chế độ chính trị nào. QĐVNCH là h́nh ảnh sinh động của lương tri và ái quốc. QĐVNCH thiện chiến và chiến đấu dũng cảm. Thế nhưng, hành động phản bội của người bạn đồng minh Hoa Kỳ đă mặc nhiên trói tay QĐVNCH. Khai thác hoàn cảnh “bị trói tay” đó, CSVN vội vàng tạo tội ác 30/4/75. Nói rơ ràng hơn, Hoa Kỳ phản bội cộng với bản chất gian ác của CSVN là hai lư do chủ yếu dẫn đến “cái chết” của QĐVNCH. Thông thường chết có nghĩa là từ giă mọi hệ lụy. Thế nhưng, ngay sau ngày bị “bức tử”, QĐVNCH đă để lại cho dương gian ba hệ lụy căn bản như sau:

    Hệ lụy 1: Hơn ai hết, VC nhận biết rất rơ bản chất nhân bản và ái quốc của QĐVNCH. Vẫn hơn ai hết VC tự nhận biết bản chất Mafia của CSVN. Nhà văn Dương Thu Hương gọi Mafia VC là “Bầy Qua. Đen”. Lo sợ ḷng yêu nước và tính dũng cảm của QĐVNCH được dư luận truyền tụng rộng răi và lâu dài. Sự thể này sẽ làm gia tăng vượt bực ḷng căm phẫn của nhân dân VN đốI với “Bầy Qua. Đen”. V́ vậy trong các thập niên qua, CSVN không ngừng nỗ lực phá hoại uy danh của QĐVNCH. Ngày 24/9/2002 trên báo The Orange County Register, qua bài viết “Victory most can celebrate” của kư gia? Gordon Dillow, đă nhắc lại các sự việc:

    · VC phá hủy có phương pháp nghĩa trang QĐVNCH
    · VC đẩy hàng ngàn cựu chiến binh tàn phế của QĐVNCH vào cảnh sống hành khất.
    · VC kiên tŕ và nỗ lực phá hoại công cuộc xây dựng tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại Westminster, California.

    Ba sự việc nêu trên đi kèm với khối sách báo của VC viết về QĐVNCH là những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ác ư hủy diệt uy danh QĐVNCH của VC.

    Hệ lụy 2: Sau chiến tranh Việt Nam, dư luận không hề cho rằng Hoa Kỳ đă thua kém VC trên địa bàn quân sự. Tuy nhiên “Hoa Kỳ phản bội QĐVNCH” là một sự thực không thể chối căị nhằm xóa bỏ mặc cảm phản bội, giới truyền thông Hoa Kỳ đă cố gắng làm cho thế giới hiểu rằng chiến tranh VN là chiến tranh giữa Hoa Kỳ và VC. Đó là lư do giải thích tại sao sách báo và nhất là điện ảnh Hoa Kỳ triệt để tránh né đề cập tới vai tṛ của QĐVNCH trên chiến trường VN. Sự thể “tránh né” vừa nói đă làm cho dư luận hiểu lệch đi rằng QĐVNCH chỉ là cáI bóng mờ bên cạnh binh sĩ Hoa Kỳ và rằng QĐVNCH rất ngại chiến đấu. Để bác khước kiểu “hiểu lệch” kia, chúng ta hăy mang con số 400.000 tử sĩ VNCH đặt bên cạnh con số 50.000 binh sĩ Hoa Kỳ tử vong trong chiến tranh VN (http://encyclopediạcom/section/vietnam w. end of the war) . Sự sai biệt lớn lao giữa hai con số là một bằng chứng bằng máu về ḷng ái quốc và dũng cảm của QĐVNCH.

    Hệ lụy 3: Đương đầu với hệ lụy (1) và (2), QĐVNCH hoàn toàn im lặng trong cơi bức tử. T́nh trạng im lặng kia là cơ hội làm cho một số người, nhất là những người ra đời sau 1975 hiểu lầm tai hại về thanh danh của QĐVNCH. Đó là hệ lụy thứ ba mà QĐVNCH đang gánh chịu.V. Giải trừ oan khiên. Những điều tŕnh bày ở trên đă minh chứng cả ba hệ lụy là ba oan khiên. Làm thế nào để giải trừ oan khiên?

    Giải trừ một: qúi vị cựu quân nhân của QĐVNCH hăy hănh diện về tư cách cựu quân nhân của mỗi quư vị. Quư vị gia đ́nh cựu quân nhân và tất cả những người xuất thân từ xă hội VNCH hăy ghi khắc trong tim óc của mỗi quư vị: chúng ta đă có nhiều thập niên sống trong sự che chở ân cần của QĐVNCH. Một quân đội đă bảo vệ người dân bằng chính sinh mệnh của người lính. Giải trừ hai: người Việt Nam lớn lên trong chiến tranh hăy giải thích cho người VN ra đời sau 1975, nhất là những người VN sinh trưởng tại quốc ngoại để họ hiểu biết tường tận về lương tri và ḷng ái quốc của QĐVNCH trêạn những liên hệ thân thiết giữa người dân và QĐVNCH. Hành động giải thích này hoàn toàn không mang ư nghĩa của một cảm tính. Nó là sự truyềợn đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác những hiểu biết về vận động quan trọng của lịch sử. Nó ẩn chứa trong nó ước mơ rằng: trong tương lai, quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội thực sự v́ nhân dân. Các loại quân đội tay sai của “Bác”, của Đảng, của bất kỳ phe phái chính trị nào phải triệt để bị loại bỏ. Ước mơ vừa nêu tuy gián tiếp nhưng mạnh mẽ vinh danh QĐVNCH. Giải trừ ba: đất nước là tài sản chung của toàn dân. Người dân phải thực sự là chủ nhân ông tối cao và duy nhất của đất nước. Đó là chân ư nghĩa của công bằng và lẽ phải. Đó là quy luật sống tự nhiên của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Quy luật sống tự nhiên kia đ̣i hỏi những hoạt động kiểu giáo dục, luật pháp, kinh tế, nhất là quân sự phải là sinh hoạt nhân bản và công bằng của xă hội. Bài viết này chỉ xin nhấn mạnh đến guồng máy quân đội. Quân đội dân chủ bao giờ cũng vận động theo chuẩn mực bởi dân, của dân và v́ dân. Nhà cầm quyền dân chủ không bao giờ nuôi tham vọng biến quân đội trở thành công cụ bảo vệ ngôi vị cầm quyền. Qua quá tŕnh giáo dục, qua quân sử và nhất là qua thực tiễn chiến đấu và phục vụ, QĐVNCH đích thực là một quân đội của xă hội dân chủ. QĐVNCH và dân chủ như h́nh vớI bóng. Chế độ dân chủ bị chà đạp, QĐVNCH bị lăng nhục. V́ vậy mọi người Việt Nam trong cũng như ngoài nước hăy nỗ lực mang lại dân chủ cho Việt Nam. Ngày chế độ dân chủ được tái lập tại Viet Nam chính là ngày danh dự của QĐVNCH được phục hồi.

    Như vậy là ba phương pháp giải trừ đi kèm với ba hệ lụy. Mỗi giải trừ tượng trưng bởi một nén nhang.
    · Nén nhang thứ nhất là lời tri ân của TỔ QUỐC
    · Nén nhang thứ hai là lời vinh danh tinh thần TRÁCH NHIỆM của QĐVNCH
    · Nén nhang thứ ba là lời nguyền quyết tâm phục hồi DANH DỰ cho QĐVNCH, một quân đội thực sự yêu nước , thiện chiến, và dũng cảm.

    Người viết bài này kính cẩn đặt ba nén nhang kia dưới chân TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ Việt Mỹ ,Westminster,Califor nia. Hành động này mang hàm ư chúc mừng ngày khánh thành tượng đài. Hành động này c̣n là sự biểu tỏ ḷng tuyệt đối tôn kính và thương yêu đối với QĐVNCH.

  3. #63
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Hỡi người chiến binh






    “ Hỡi người chiến binh một thời anh dũng
    Bạn c̣n lang thang xứ lạ đến bao giờ ”

    Câu hỏi này đă được một nhà thơ đặt ra, và dường như đă có câu trả lời.

    Câu hỏi được dành cho những người chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă cùng đơn vị di tản, rồi như bèo dạt hoa trôi, lưu lạc cùng trời cuối đất, trong tim nuôi một ngọn lửa đă mỗi ngày một hắt hiu. Câu hỏi cũng được dành cho những người chiến binh khác, như những con chim trời, bằng cách này hay cách khác, đă t́m cách bay theo đàn. Bay đi t́m đàn. Có người mau, có người chậm.

    Dù hắt hiu chút than hồng trong tim, họ không bao giờ nguôi hy vọng một ngày về.

    Tháng ngày vùn vụt trôi. Như ḍng xe ngược xuôi, vội vă trên khắp xa lộ thăm thẳm của nước Mỹ. Thời gian cũng làm lụi tàn những thân xác. Những cánh chim chưa có đường về, đă từ từ rơi rụng. Xác hoá thân trong cát bụi viễn xứ. Nhưng hồn hẳn đă nương cùng mây gió, t́m một đường về thầm lặng, cô đơn.

    Đă 37 năm, Quân Lực ấy không c̣n nữa. Không c̣n trên lănh thổ của miền Nam nước Việt. Không c̣n trên những chiến trường dầu sôi lửa bỏng. Không c̣n trên những núi rừng thâm u. Không c̣n trên những xóm làng nương rẫy. Và không c̣n trên thành đô, thị trấn. Nhưng thật sự, họ vẫn c̣n trong tim của của bao triệu người dân miền Nam.

    Khi những người chiến binh ấy sa cơ thất thế, cúi đầu đi dưới họng súng AK lạnh lùng, ngạo mạn; giọt nước mắt của những người mẹ, người em, người chị không quen biết, đă nhỏ xuống trên dấu chân người tù để lại. Những giọt lệ ấy đă khô đọng, kết tụ long lanh như kim cương bất hoại trong ḷng họ. Trái bắp, củ khoai được giấu trong bụi cỏ ven đường, chờ tù cải tạo đi lao động ngang qua, lén lút nhặt lên. Cái nh́n xót xa đầy thương cảm, được dành cho người chiến binh găy súng.

    Năm 1977, khi tiếng súng của “người anh em cùng chung chiến hào” với “Quân Đội Nhân Dân Việt Nam”, là bọn Polpot, đă nổ ran không xa trại cải tạo Kà Tum, nằm rất gần biên giới của tỉnh Tây Ninh và Kampuchia, th́ trại này được di tản vội vă. Đoàn xe Molotova chở đầy tù sĩ quan cải tạo, được canh gác chặt chẽ, nặng nề chuyển bánh. Đoàn xe rời bỏ khu rừng, băng qua vùng dân cư nghèo nàn, thưa thớt trước mặt. Ở đây cũng có một nông trường đang hoạt động.Từng chiếc xe nối đuôi ḅ chậm chạp trên con đường gập ghềnh mù trời bụi đỏ. Dân đi đường dừng lại, đứng nh́n. Những người chiến binh bại trận, trên những chiếc xe tù hôm ấy, chắc chắn không ai quên h́nh ảnh một em bé gầy g̣, độ chừng mười hai hay mười ba tuổi. Em bé, hai tay bưng mẹt kẹo đậu phộng bán dạo, đă hắt tất cả kẹo lên một chiếc xe tù vừa trờ tới.

    Tội nghiệp em. Em c̣n quá bé, hai cánh tay ngắn quá, nên chẳng có gói kẹo nào lọt được vào chiếc xe chở tù. Tất cả đều rớt xuống, bị xe sau cán bẹp, vùi lấp trong lớp bụi đất dày đặc, trên mặt đường.

    Nếu như, có một gói kẹo nào đó lọt được vào xe, làm sao những người tù ấy có thể nuốt trôi, khi gịng nước mắt nghẹn ngào, ứ đọng ngay cổ họng. Đoàn xe đi qua, để lại đám bụi đỏ, phủ nặng thêm lên những mái tranh rách nát ven đường. Phủ cả lên đôi mắt thất vọng năo nề của em bé nh́n theo.

    Em bé ơi ! Em là ai, giữa hàng triệu em bé, đă không c̣n tuổi thơ hồn nhiên nơi sân trường. Hay em cũng cùng gia đ́nh, bị tống đi vùng kinh tế mới, từ khi những người chiến binh bại trận, buông súng. Em có cha, anh ǵ trên đoàn xe ấy không, mà ḷng em hào phóng hơn tỷ phú. Em có dám, tự cho phép ḿnh lấy một miếng kẹo bán ế ra, thưởng thức cho đă cơn thèm khát không..? Mà sao, khi nh́n đoàn xe chở những người sĩ quan bị tù cải tạo đi qua, em dám cho họ tất cả ? !

    Lần khác, một đoàn tàu lửa chạy chầm chậm, để vào nhà ga trước mặt, ngang khu chợ đằng kia. Đám tù cải tạo đang cày cuốc, trên thửa đất bên cạnh đường rầy, có bộ đội mang súng AK canh gát kỹ lưỡng. Gạch đá ở đâu, từ trên xe bay xuống tới tấp. Đám tù vội nhảy né tránh. Nhưng tiếng kêu từ trên xe, khiến họ hiểu ai là mục tiêu: Tụi bay ném, coi chừng trúng mấy chú sĩ quan cải tạo. Ngắm cho trúng mấy thằng nón cối kia ḱa ! Đám con nít la lên.

    Họ hiểu và họ biết : Ở tận cùng khốn khổ của cả dân lẫn quân, họ vẫn c̣n một vị trí trong trái tim của những người, mà trước đây họ đă từng chiến đấu để bảo vệ.

    Những gịọt nước mắt âm thầm chảy vào ḷng. Có thể là những giọt lệ ân hận. Ân hận, v́ họ chưa làm tṛn trách nhiệm với người dân. Ân hận, v́ không c̣n cơ hội để làm nữa. Bao nhiêu người chết dưới biển…? Bao nhiêu người chết trong rừng..? Có ai oán than không…? ! khi người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đă không bảo vệ được gia đ́nh họ, đă không bảo vệ được mảnh đất quê hương này. Hay họ cùng hiểu: Đó là vận nước.

    Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, là một quân đội chiến bại vào thời điểm 30/4/75. Nhưng quân đội ấy, không hề muốn bỏ cuộc. Dù quân trang, quân nhu mỗi ngày một thiếu thốn. Viện trợ quân sự cuối cùng của đồng minh Mỹ cũng đă bị quốc hội Mỹ ngăn lại. Nhưng khi ông Dương Văn Minh, tiếm quyền tổng tư lệnh, ra lịnh buông súng. Họ cùng thảng thốt kêu lên: Tại sao lại đầu hàng, ta chưa có thua. Họ thực sự, không bao giờ nghĩ đến, một viễn cảnh đầu hàng. Chỉ trong phút chốc của buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 75, họ bị tước mất quyền chiến đấu, dù hy vọng về một chiến thắng đang từ từ thoát bay khỏi tầm tay.

    Họ không hề cam ḷng buông súng. Nên nỗi bi phẫn ngút trời đè nặng lên trái tim họ. Đây đó, lựu đạn được rút chốt, những chiến binh can trường chụm lại để cùng được chết. Những con người hiên ngang, ngang dọc, không sống được với hai chữ “ đầu hàng ”.

    Những người chiến binh xưa, dù phải chịu đựng sự đau đớn nhục nhă, v́ lối đối xử đê hèn của kẻ thù. Nhưng ḷng họ muôn đời hiên ngang bất phục. Họ chưa bao giờ đầu hàng. Họ chỉ bị bắt buộc buông súng. Họ bị phản bội, v́ sự dối trá của đồng minh, và sự hèn nhát của vài cấp lănh đạo. Họ chính trực can trường giữa nanh vuốt của ma qủy và tà ngụy.

    Những người chiến binh xưa, tiếp nối truyền thống hào hùng cha ông, chiến đấu bảo vệ dân và đất. Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, họ chỉ chờ một lệnh truyền, là lập tức nhả đạn vào chiến hạm của Trung cộng, đang dịệu vơ dương oai trước mặt. Dù biết quân số của ḿnh, so với quân số của Trung Cộng, vô cùng chênh lệch. Dù có thua, cũng đánh cho kẻ thù biết tay. Dù có thua, cũng không thẹn với tiền nhân. Dù nước nhỏ, quân ít cũng c̣n có một tổng tư lệnh biết ra một quân lệnh lịch sử :” Không để mất một tấc đất nào cả ! ” (*).

    Theo chiều dài lịch sử, hơn bốn ngàn năm, chúng ta có những danh tướng đă tuẫn tiết theo thành. Hai Bà Trưng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản, Vơ Tánh, Ngô Tùng Châu … Nhưng chỉ trong ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 thôi, chỉ là một chớp mắt của lịch sử thôi, năm Danh Tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, đă dùng cái chết để tạ tội với quốc dân, đă dùng cái chết bảo toàn khí phách. Ngũ Hổ Tướng : Tướng Lê Văn Hưng. Trần Văn Hai. Tướng Phạm Văn Phú. Tướng Lê Nguyên Vỹ. Tướng Nguyễn Khoa Nam. Và Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, là những chiến sĩ anh hùng , đă sống và chết v́ Tổ Quốc – Danh Dự -Trách Nhiệm.

    Chỉ trong một chớp mắt lịch sử đó, ngoài năm vị tướng kia, c̣n biết bao là những sĩ quan, những binh sĩ đă tự sát. Họ là những anh hùng tuẫn quốc vô danh.

    Sau 37 năm bại trận, những người lính hy sinh, thân xác đă mục nát cùng cỏ cây. Những nấm mồ đă hoang phế, gạch mẻ, bia xiêu. Mà người c̣n sống vất vưởng lưu lạc xứ người, vẫn luôn giữ những hoài niệm đẹp đẽ về cuộc chiến đấu ấy. Nghĩa t́nh này, phải chăng chỉ t́m thấy trong tâm hồn những chiến binh, những công dân của Việt Nam Cộng Ḥa thuở xưa.

    Núp dưới cái bóng vinh quang lừng lẫy của một quân đội chiến thắng, là chuyện thường t́nh, ai cũng làm được.

    Nhưng không chối bỏ, không quay lưng, mà người chiến binh xưa c̣n rất hănh diện v́ đă được làm một người lính của quân đội bại trận đó. Sự hănh diện này, chỉ có trong ḷng những ai đă từng là Hải – Lục – Không Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Bởi quân đội đó thật sự từ dân mà ra, v́ dân mà chiến đấu. Quân đội đó có thể thảm bại tan tành, nhưng quyết không tự vỗ ngực xưng tụng anh hùng rồi lặng thinh cuối đầu dâng từng ngàn km biên giới, hải phận và hải đảo cho kẻ thù xâm lược, và để cho kẻ thù ngang nhiên bắn giết, ngăn cấm dân ḿnh làm ăn trên vùng đất biển của tổ quốc ḿnh.

    Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa xứng đáng được nằm trong tim của người Việt Nam yêu tự do. Xứng đáng đón nhận sự nể phục của những người bạn đồng minh cũ. Trong khi họ hổ thẹn, v́ mặc cảm đă từng bôi nhọ danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

    Ngày Quân Lực 19 tháng 6, vẫn luôn là một ngày kỷ niệm đẹp. Hồi tưởng 47 năm xưa : Khi tổ quốc đang đứng trên đầu sóng ngọn gió. Chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, đă hănh diện đứng ra nhận lănh trọng trách lèo lái con thuyền quốc gia, bảo vệ an ninh và hạnh phúc cho đồng bào miền Nam Việt Nam.

    Thời gian vật đổi sao dời. Biển xanh hóa nương dâu. Núi cao thành đồng bằng. Nhưng những con người của lịch sử không bao giờ biến mất. Ngày Quân Lực 19 tháng 06, và những ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN đă trở thành chứng nhân cho lịch sử.

    Để mỗi khi đến ngày 19 tháng 06, Quân-Dân miền Nam Việt Nam Cộng Hoà, đang lưu lạc khắp bốn phương trời, hay c̣n ở lại sống lưu vong ngay tại quê hương của chính ḿnh, đều lặng nghe âm vang Lục Quân Hành Khúc :

    “ Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn,
    Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang,
    Đi đi đi lời thề nguyền tung gươm thiêng thi gan trai.
    Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi ”.

    * Lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

    HOÀNG ĐỊNH NAM
    Ngày Quân Lực 19 tháng 6

  4. #64
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Cám ơn Alamit !



    Tigon

  5. #65
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    NEW ORLEANS : Lễ Thượng Kỳ và Truy Điệu tử sĩ VNCH


    Như thông lệ hàng năm , người Việt tại New Orleans sẽ tổ chức Lễ Thượng Kỳ VNCH trước tiền đ́nh Ṭa Đô Chính NEW ORLEANS với sự tham dự của Quân-Cán -Chính VNCH và đại diện chính quyền , một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ , các cựu quân nhân Mỹ đă từng chiến đấu tại VN cùng các quân nhân hiện dịch Mỹ gốc Việt .

    Sau khi kéo quốc kỳ VNCH lên cột cờ chính của Thành Phố , chúng tôi sẽ tuần hành đến Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH trong trung tâm thành phố , làm phút truy điệu và đặt ṿng hoa trước đài .

    Ngày - Giờ và Địa Điểm đă được ấn định như sau:

    Ngày : Chúa Nhật 24 tháng 6 , 2012

    Giờ : 10 giờ sáng

    Địa điểm : Trước tiền đ́nh Ṭa Đô Chính New Orleans

    Chương tŕnh này đă được Ṭa Đô Chính chấp nhận , và chúng tôi liên tục thi hành suốt 35 năm nay với sự tích cực yểm trợ của các hội đoàn Người Việt tại địa phương

    Tigon

  6. #66
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    PHÁO BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A





    Pháo binh Việt Nam được thành h́nh vào đầu thập niên 1950. Thoạt đầu thành lập các Pháo đội Tác xạ biệt lập, sau đó kết hợp thành các Tiểu đoàn Pháo binh. Pháo đội biệt lập đầu tiên thành lập tại Bắc Việt ngày 1-11-1951.

    * Tiểu đoàn 5 Pháo binh thành lập ngày 1-7-1952. Đơn vị này do Tiểu đoàn Pháo binh Liên hiệp Pháp số 1/41 R.A.C chuyển sang.
    * Tiểu đoàn 3 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1-11-1952 tại Bắc Việt.
    * Tiểu đoàn 2 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1-2-1953 tại Trung Việt.
    * Tiểu đoàn 4 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1-1-1953 tại Cao Nguyên Trung Việt.
    * Tiểu đoàn 1 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1-5-1953 tại Nam Việt.

    Mỗi Tiểu Đ̣an Pháo Binh có có một bộ tham mưu, một Pháo đội chỉ huy và công vụ, và ba Pháo đội tác xạ, quân số 410 người trang bị 12 khẩu đại bác 105 ly.

    Năm 1953, Pháo binh vị trí được thành lập do quyết định của Hội đồng cao cấp Việt Pháp ngày 24-2-1953. Bắt đầu tháng 5-1953, 42 khẩu đội Pháo binh vị trí của Pháp tại các phân khu Transbassac và Mỹ Tho được chuyển giao. Lần lượt ngành Pháo binh vị trí trên toàn quốc phát triển để ứng phó với t́nh thế. Ngoài các khẩu đội trên, sự thành lập và chuyển giao các Pháo binh vị trí đă được diễn ra như sau:

    . Pháo binh vị trí Đệ Nhất quân khu:
    Bộ Chỉ Huy Pháo binh vị trí miền Trung tâm (Centre Zone) 1-1-1954
    - Pháo đội chỉ huy
    - 2 Trung đội bán lưu động
    - 14 khẩu đội (chuyển giao)

    Bộ Chỉ Huy Pháo binh miền Đông: 1-3-1954
    - Pháo đội chỉ huy
    - 5 Trung đội bán lưu động
    - 15 Khẩu đội

    . Pháo binh vị trí phân khu Quy Nhơn (chiếm đóng đầu năm 1954): 1-04-1954
    - Pháo đội chỉ huy
    - 9 Trung đội cố định
    - 4 Trung đội bán lưu động

    . Pháo binh vị trí Đệ Nhị quân khu: 1-12-1953
    Bộ chỉ huy Pháo binh vị trí Bắc Trung Việt:
    - Pháo đội chỉ huy miền.
    - 16 Trung đội cố định (Secions-Fixes)
    - 2 khẩu đội 25 Pounders.

    Bộ Chỉ Huy Pháo binh vị trí Nam Trung Việt:
    - Pháo đội chỉ huy Phân khu Nha Trang.
    - 3 Trung đội bán lưu động (Sections AP semi-mobiles)
    - 9 Trung đội cố định

    - Pháo binh duyên hải (Cam Ranh)
    . - Pháo binh vị trí phân khu Quy Nhơn (chiếm đóng đầu năm 1954): 1-04-1954
    - Pháo đội chỉ huy
    - 9 Trung đội cố định
    - 4 Trung đội bán lưu động

    . Pháo binh vị trí Đệ Tam quân khu: 1-12-1953
    - 4 khẩu đội Phân khu Nam Định

    Cước chú: Tại Phân khu Nam Định vào tháng 3-1954, thêm 7 pháo đội vị trí được thành lập mang số từ 301 đến 307, nhưng v́ thiếu súng, chỉ có 1/3 thành h́nh.

    . Pháo binh vị trí Đệ Tứ quân khu:
    - 5 khẩu đội Pháp chuyển giao 1-1-1952

    Mỗi tổ chức Pháo binh vị trí miền thường gồm có một ban chỉ huy 17 người (1 cấp tá và 2 cấp úy, 5 hạ sĩ quan, 9 binh sĩ). Một ban chỉ huy của Pháo đội chỉ huy 19 người (1 cấp úy, 4 hạ sĩ quan và 14 binh sĩ), nhiều trung đội bán lưu động với mỗi trung đội 36 người (1 sĩ quan, 5 hạ sĩ quan, 30 binh sĩ). Nhiều trung đội cố định với mỗi trung đội 17 người (4 hạ sĩ quan, 13 binh sĩ). Mỗi khẩu đội cố định 7 người.

    Để thuận tiện cho việc nhận danh, kể từ 1-7-1954, các Pháo binh vị trí cải hiệu là:
    - Pháo binh vị trí Tranabassac thành Pháo binh vị trí số 151
    - Pháo binh vị trí miền Trung tâm thành Pháo binh vị trí số 152
    - Pháo binh vị trí miền Bắc Trung Việt thành Pháo binh vị trí số 251
    - Pháo binh vị trí phân khu Quy Nhơn thành Pháo binh vị trí số 451
    - Pháo binh vị trí miền Nam Trung Việt thành Pháo binh vị trí số 452
    - Pháo binh vị trí phân khu Nam Định thành Pháo binh vị trí số 351

    Các pháo đội chỉ huy và các trung đội cố định hay bán lưu động thuộc trong thành phần của một Pháo binh vị trí đều mang chung một danh hiệu với một vài khác biệt ở cách sắp xếp, thí dụ:
    - Pháo đội chỉ huy 151 (thuộc Pháo binh vị trí số 151)
    - Trung đội 151/1M là trung đội 1 bán lưu động Pháo binh vị trí 151
    - Trung đội 151/1F là trung đội 1 cố định Pháo binh vị trí 151

    Pháo binh vị trí đă sử dụng những loại đại bác lỗi thời và hết sức phức tạp. Có cả thẩy 173 khẩu mà có tới những 5 loại như sau:

    _ Đại bác 105 ly, HM-3: 11 khẩu
    _ Đại bác 25 Pounder (88 ly): 122 khẩu
    _ Đại bác 75/95: 29 khẩu
    _ Đại bác 3”7: 7 khẩu
    _ Đại bác 138.6mm: 4 khẩu

    Kể từ tháng 9-1953, tất cả các Tiểu đoàn Pháo binh hiện hữu được hệ thống hóa vào các Liên đoàn Bộ binh (tổ chức mỗi liên đ̣an gồm có: một Bộ Chỉ Huy, Đại đội Chỉ huy Công vụ, ba tiểu đ̣an Bộ binh, một tiểu đ̣an Pháo binh 105 ly, một pháo đội 155 ly, một phân đội Truyền tin, một đơn vị Công binh, ….), và v́ sự xuất hiện của các liên đoàn Bộ binh mà những Tiểu đoàn được thành lập sau đó đă mang những danh hiệu theo một thứ tự khác với những Tiểu đoàn tiền lập:

    * Tiểu đoàn Pháo binh số 22 thành lập ngày 1-12-1953 tại Huế đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn Bộ binh số 22
    * Tiểu đoàn 33 Pháo binh thành lập ngày 1-1-1954 tại Bắc Việt đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn Bộ binh 33.
    * Tiểu đoàn 34 Pháo binh thành lập ngày 1-1-1954 tại Băc Việt đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn Bộ binh 34.
    * Tiểu đoàn 12 thành lập ngày 15-8-1954 tại Nam Việt để dành cho Liên đoàn Bộ binh 12.

    Nhưng thực ra chỉ riêng có các liên đoàn Bộ binh số 11, 21, 31, 32, và 41 được thành lập, c̣n các Liên đoàn Bộ binh số 12, 22, 33 và 34 bị cắt bỏ. Đứng trước sự kiện này, trong số 4 Tiểu đoàn tân lập chỉ có 3 tiểu đoàn được duy tŕ, c̣n tiểu đoàn số 33 phải giải tán ngày 1-3-1955

    Khi giải tán tiểu đoàn trên này, Quân đội lại phải chấp nhận thu nạp tiểu đoàn 3 Pháo binh R.A.C.M. hoàn toàn gốc Nùng, do Quân đội Pháp chuyển giao ngày 1-4-1955, và tiểu đoàn này được cải thành tiểu đoàn 6 Pháo binh Việt Nam

    Liên đ̣an Nhẩy Dù cũng thành lập Đại Đội Súng Cối 4”2, năm 1960 đổi thành Pháo Đội Súng Cối Nhẩy Dù.

    Cũng cần kể là khi ngừng chiến, ngành Pháo binh vị trí lần lượt bị giải tán và đến tháng 3-1955 th́ sự giải tán này hoàn tất.

    Vừa lúc này Quân đội lại tiếp nhận Trung tâm Huấn luyện Pháo binh Phú Lợi chuyển giao (16-3-1955). Pháo binh Việt Nam lúc ấy gồm có 9 Tiểu đoàn và một trung tâm huấn luyện phân đóng như sau:

    * Tiểu đoàn 1 Pháo binh: B́nh Thủy;
    * Tiểu đoàn 2 Pháo binh: Đông Hà;
    * Tiểu đ̣an 3 Pháo binh Nha Trang,
    * Tiểu đoàn 4 Pháo binh: Pleiku;
    * Tiểu đoàn 5 Pháo binh: Quảng Ngăi;
    * Tiểu đoàn 6 Pháo binh: Sông Mao;
    * Tiểu đoàn 12 Pháo binh: Dĩ An;
    * Tiểu đoàn 22 Pháo binh: Huế; và
    * Tiểu đoàn 34 Pháo binh: My Tho.

    Đầu năm 1954, Pháo binh Việt Nam có quân số 4248 gồm 163 sĩ quan, 732 hạ sĩ quan và 3453 binh sĩ. Bắt đầu tháng 10-1954, các chức vụ Tiểu đoàn trưởng Pháo binh mới được bắt đầu giao cho sĩ quan Pháo binh Việt Nam.

    Kể từ 1-1-1954, trước một quân số Pháo binh càng ngày càng lớn lao cần được quản trị và huấn luyện một cách chu đáo, phái bộ thanh tra đă phải đặt riêng ra 2 pḥng thuộc lĩnh vực thanh tra của họ để chuyên trách về Pháo binh Việt Nam. Hai pḥng đó là:
    -Pḥng tổ chức theo dơi những vấn đề liên quan đến tổ chức đơn vị, thực hiện quân số, vật liệu, thăng thưởng và kỷ luật.

    -Pḥng nghiên cứu tổng quát theo dơi những vấn đề liên quan đến việc sử dụng đơn vị, huấn luyện đơn vị và cá nhân, kinh nghiêm sử dụng vật liệu và kiểm soát điều hành.

    Trước đà tiến triển của các đơn vị Pháo binh và cũng để cho các tư lẹnh quân khu Việt Nam có thể sử dụng được các đơn vị này một cách dễ dàng, ngày 3-5-1954, các bộ chỉ huy Pháo binh quân khu thành lập, nhưng vẫn do sĩ quan Pháp điều khiển vừa với tư cách cố vấn vừa là chỉ huy trưởng Pháo binh cho quân khu liên hệ. Việc tổ chức này được áp dụng cho cả các binh chủng Thiết giáp, Công binh, và Xa binh. Nhưng chi tới cuối tháng 1-1955, tất cả các Bộ Chỉ Huy binh chủng của Quân khu này đều bị giải tán.

    Tiếp sau đó một cơ quan thanh tra các binh chủng tại Bộ Tổng Tham Mưu được thành lập vào tháng 3-1955, trong đó có binh chủng Pháo binh. Chính cơ quan thanh tra này đă khai sinh ra bộ chỉ huy Pháo Binh cũng như Thiết giáp, Công binh và Xa binh, kể từ 1-12-1955. Chỉ huy trưởng Pháo Binh Việt Nam đầu tiên là Trung tá Bùi Hữu Nhơn đảm nhiệm chức vụ vào tháng 8 năm 1955.

    Do kế hoạch quân số 150,000 người, ngành Pháo binh đang từ 9 tiểu đoàn gia tăng thành 11 tiểu đoàn, trong đó có một tiểu đoàn Pháo binh 155 ly đầu tiên được thành lập. Tiểu đoàn số 34 được cải biến thành 155 ly và di chuyển khỏi miền Nam để đồn trú tại Đà Nẵng.

    Tháng 8 năm 1955 Quân Lực có 4 Sư Đoàn Dă chiến quân số 8600 người, SD1DC, SD2DC, SD3DC, SD4DC, và 6 Sư đ̣an Khinh Chiến quân số 5245 người SD11KC, SD12KC, SD14KC, SD15KC, SD22KC, SD23KC. Mỗi Sư đ̣an Dă chiến có một BCH/PB/Sư Đ̣an, và một Tiểu đ̣an PB 105 ly.

    Đầu năm 1956 Pháo binh tăng thêm 2 tiểu đoàn, tiểu đoàn số 23 và 25 thành lập liên tiếp trong các ngày 1-1 và 1-2 và 3 tiểu đoàn 155 ly với danh hiệu Tiểu đoàn 35, 36, và 37 Pháo binh.

    Trong lúc đó để ḥa nhịp với sự cải tổ của quân đội,

    * Tiểu đoàn 2 Pháo binh Đông Hà đổi danh thành Tiểu đoàn 1 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 1 Bộ binh.
    * Tiểu đoàn 5 Pháo binh Quảng Ngăi đổi danh thành Tiểu đoàn 2 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 2 Bộ binh.
    * Tiểu đoàn 6 Pháo binh Sông Mao đổi danh thành Tiểu đoàn 3 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 3 Bộ binh.
    * Tiểu đoàn 3 Pháo binh Nha Trang đổi danh thành Tiểu đoàn 4 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 4 Bộ binh.

    * Tiểu đoàn 1 Pháo binh B́nh Thủy đổi danh thành Tiểu đoàn 21 Pháo binh, thuộc Quân Khu 1.
    * Tiểu đoàn 12 Pháo binh Di An đổi danh thành Tiểu đoàn 27 Pháo binh, thuộc Quân Khu 1.
    * Tiểu đoàn 22 Pháo binh Huế đổi danh thành Tiểu đoàn 26 Pháo binh, thuộc Quân Khu 2.
    * Tiểu đoàn 4 Pháo binh Pleiku đổi danh thành Tiểu đoàn 24 Pháo binh, thuộc Quân Khu 4.
    * Tiểu đoàn 34 Pháo binh Mỹ Tho trang bị đại bác 155 ly và di chuyển ra Đà Nẵng.

    Đại đội Trọng Pháo của Liên Đ̣an Thủy Quân Lục Chiến thành lập.

    Cuối năm 1958 10 Sư đ̣an kể trên cải tổ thành 7 Sư Đ̣an Bộ Binh, SD1BB, SD2BB, SD5BB, SD7BB, SD21BB, SD22BB, SD23BB. Với quân số là 10500 cho mỗi Sư đ̣an, thành phần Pháo binh cũng gia tăng, mỗi Sư đ̣an có một BCH/PBSD, một tiểu đ̣an pháo binh 105 ly, và một Tiểu đ̣an Súng cối với 27 khẩu 4”2.

    Năm 1961 biến đổi Đại Đội Trọng Pháo TQLC thành Pháo Đội Đại bác trang bị 8 khẩu 75 Sơn Pháo. Cùng năm Tiểu đ̣an Pháo Binh TQLC thành lập với pháo đội A, B trang bị mỗi Pháo đội 8 khẩu Sơn Pháo, và Pháo đội C với 8 khẩu 105 ly.

    Năm 1962 tân lập 2 BCH/PBSD cho SĐ9BB và SD25BB, Tân lập Tiểu đoàn 9 Pháo binh, Tiểu đoàn 9 Súng cối cho Sư đoàn 9 Bộ binh. Tân lập Tiểu đoàn 25 Pháo binh và Tiểu đoàn 25 Súng cối cho Sư đoàn 25 Bộ binh. BCH/PBSD 9 và 2 tiểu đoàn di chuyển vào Sa Dec Quân khu 1. BCH/PBSD 25 di chuyển về Hậu Nghĩa Quân Khu 3.

    Năm 1964 các Tiểu Đ̣an Súng Cối được biến cải và được trang bị đại bác 105 ly. Như vậy mỗi Tiểu đ̣an Pháo Binh được trang bị với 18 đại bác 105 ly. Danh hiệu cũng thay đổi, thí dụ PB/SD1BB có BCH/PB/SD1BB, Tiểu đoàn 11 Pháo binh, và Tiểu đoàn 12 Pháo binh.

    Tháng 8 năm 1965 thành lập thêm SD10BB -> SD18BB. Pháo binh thành lập thêm một PBSD và 2 Tiểu đ̣an PB 105 ly.

    Tháng 12 năm 1965 thành lập Tiểu đoàn Pháo Binh Nhẩy Dù.

    Giữa năm 1968 Pháo Binh TQLC thay các đại bác Sơn Pháo 75 thàng đại bác 105 ly.

    Tháng 8 năm 1968 thành lập Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Đ̣an Dù, tân lập Tiểu Đ̣an 2 Pháo Binh Nhẩy Dù, đồng thời cải danh Tiểu Đ̣an Pháo Binh Nhẩy Dù thành Tiểu Đ̣an 1 Pháo Binh Nhẩy Dù. Tháng 10 năm 1968 Tiểu đ̣an 3 Pháo Binh nhẩy Dù thành lập.

    Sau Tết Mậu thân, Pháo Binh Sư Đ̣an được tăng thêm đơn vị và số lượng pháo như sau: BCH/PB/Sư Đ̣an, một tiểu đ̣an 155 ly, ba Tiểu đ̣an 105 ly, mỗi tiểu đoàn đều trang bị 18 đại bác. Danh hiệu như sau, Thí dụ PB/SD18BB: Tiểu đoàn 180 Pháo binh (155 ly), Tiểu đoàn 181 Pháo binh (105 ly), Tiểu đoàn 182 Pháo binh (105 ly), và Tiểu đoàn 183 Pháo binh (105 ly).

    * Tiểu đoàn 34 Pháo binh sát nhập SD1BB cải danh thành Tiểu Đoàn 10 Pháo Binh (155 ly)
    * Tân lập Tiểu đoàn 155 ly cho SD2BB với danh hiệu Tiểu Đoàn 20 Pháo Binh (155 ly)
    * Tiểu đoàn 35 Pháo binh sát nhập SD5BB cải danh thành Tiểu Đoàn 50 Pháo Binh (155 ly)
    * Tiểu đoàn 32 Pháo binh sát nhập SD18BB cải danh thành Tiểu Đoàn 180 Pháo Binh (155 ly)
    * Tiểu đoàn 38 Pháo binh sát nhập SD25BB cải danh thành Tiểu Đoàn 250 Pháo Binh (155 ly)
    * Tiểu đoàn 45 Pháo binh sát nhập SD22BB cải danh thành Tiểu Đoàn 220 Pháo Binh (155 ly)
    * Tiểu đoàn 39 Pháo binh sát nhập SD23BB cải danh thành Tiểu Đoàn 230 Pháo Binh (155 ly)
    * Tiểu đoàn 33 Pháo binh sát nhập SD7BB cải danh thành Tiểu Đoàn 70 Pháo Binh (155 ly)
    * Tiểu đoàn 34 Pháo binh sát nhập SD9BB cải danh thành Tiểu Đoàn 90 Pháo Binh (155 ly)
    * Tiểu đoàn 36 Pháo binh sát nhập SD21BB cải danh thành Tiểu Đoàn 210 Pháo Binh (155 ly)

    Đầu năm 1969 Tiểu Đ̣an 2 PBTQLC thành lập

    Năm 1971 Pháo Binh thành lập 5 tiểu đ̣an Pháo Binh 175 Cơ động, 3 cho QDI, 1 QD2, 1 cho QD3. Pháo binh Pḥng không có 4 Tiểu đ̣an.

    Cuối năm 1971, Pháo binh Tiểu Khu được thành lập, phần lớn cố định tại các các vị trí cạnh Quận lỵ để yểm trợ lănh thổ hay di chuyển yểm trợ các cuộc hành quân ngắn hạn của các Tiểu khu. Mỗi Tiểu Khu có một Ban Pháo Binh Tiểu Khu, phối hợp hỏa lực yểm trợ cho Tiểu khu. Số lượng đại bác tùy thuộc nhiệm vụ và lănh thổ của Tiểu Khu. Tổng số tất cả pháo Binh Tiểu khu là 176 Trung đội.

    Đồng thời cuối 1971 Sư đoàn 3 Bộ binh được thành lập, Pháo binh lại thành lập Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư đ̣an:
    * Tiểu đoàn 48 Pháo binh sát nhập SD3BB cải danh thành Tiểu Đoàn 30 Pháo Binh (155 ly)
    *Tiểu đoàn 62 Pháo binh sát nhập SD3BB cải danh thành Tiểu Đoàn 31 Pháo Binh *Tiểu đoàn 64 Pháo binh sát nhập SD3BB cải danh thành Tiểu Đoàn 32 Pháo Binh
    * Tân lập Tiểu đoàn 105 ly mang danh hiệu Tiểu đoàn 33 Pháo binh.

    V́ nhu cầu hành quân, Pháo binh SD3BB vừa tổ chức, vừa huấn luyện, và vừa yểm trợ hành quân. Riệng TD33PB chưa thụ huấn xong Giai Đoạn 3 Huấn luyện đơn vị đă phải xử dụng hành quận.

    Tính đến tháng 4/1975 Pháo binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa có:

    Bộ Chỉ Huy PB/QLVNCH tại Sài G̣n

    Trường Pháo binh tại Dục Mỹ Ninh Ḥa.

    Bốn BCH/PB Quân đ̣an tại Đà Nẵng, Pleiku, Biên Ḥa, và Cần Thơ.

    11 BCH/PB Sư Đ̣an tại Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, An Sơn (B́nh Định), Ban Mê Thuật, Long Khánh, Lai Khê, Cử Chi, Mỹ Tho, Sa Déc, Sóc Trang. Hậu cứ của PB Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến tại Sài G̣n. Mổi Pháo Binh Sư Đ̣an có một Tiểu Đ̣an PB 155 ly, 3 tiểu Đ̣an PB 105 ly. Các PB/SD Dù và Thủy Quân Lục Chiến không có 155 ly. 176 Trung đội Pháo Binh Lănh thổ (352 khẩu đại bác, tương đương với 20 Tiểu Đ̣an Pháo Binh).

    Thuộc dụng các Quân đ̣an gồm có: 5 Tiểu Đ̣an 105 ly (63, 69/QDII, 61/QDIII, 67,68/QDIV), 4 Tiểu Đ̣an 155 ly (44/QDI. 37/QDII, 46/QDIII, 47/QDIV) , 5 Tiểu Đ̣an Pháo Binh Cơ Động 175 ly (101, 102, 105/QDI, 103/QDII, 104/QDIII), và 4 Tiểu Đ̣an Pháo Binh Pḥng Không (1,3/QDI, 4/QDII, 2/QDIII).

    http://www.phaobinhvnch.org/
    Last edited by alamit; 02-08-2012 at 04:57 AM.

  7. #67
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Bộ Chỉ Huy Pháo Binh QLVNCH
    PHÁO BINH -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A
    Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa




    1955 Trung tá Bùi Hữu Nhơn.
    1956 - 1959 Đại tá Nguyễn Xuân Trang
    1960 - 1961 Thiếu tá Lâm Quang Thi
    1961 - 1962 Trung tá Nguyễn Xuân Thịnh
    1963 - 1964 Đại tá Nguyễn Xuân Trang
    1964 - 1964 Chuẩn tướng Bùi Hữu Nhơn
    1964 - 1965 Đại tá Hồ Nhựt Quan
    1966 - 1967 Chuẩn tướng Nguyễn Xuân Trang
    cuối năm 1968 Đại tá Phan Đ́nh Tùng Xử Lư Thường Vụ
    1968 - 1968 Trung tướng Nguyễn Đức Thắng
    10/1968 - 1/1972 Chuẩn tướng Phan Đ́nh Soạn
    2/1972 - 4/1975 Trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh






    *Pháo Binh Quân Đ̣an I Quân Khu 1

    Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QDI từ ngày thành lập: Trung tá Nguyễn Đức Thắng, Thiếu tá Phan Đ́nh Sọan, Trung tá Huỳnh Công Thành, Trung tá Phạm Cao Đông, Trung tá Hoàng Hữu Giang, Trung tá Hồ Sĩ Khải, Trung tá Nguyễn Ngọc Sáu (Xử Lư Thường Vụ), Trung tá Vũ Đ́nh Chung, Trung tá Hoàng Mạnh Đáng, Đại tá Ngô Hán Đồng, và Đại tá Phạm Kim Chung.



    Pháo Binh Sư Đoàn 1 Bộ Binh


    Năm 1969 tổ chức lại PB/SD vói 1 TD 155 với danh hiệu TD 10 PB, và 3 TD 105 với danh hiệu TD 11, 12, 14 PB như sau:
    -TD34PB 155 ly, thuộc dụng QĐ, sát nhập vào SD1BB, đổi danh là TD 10 PB
    -TD1PB đổi danh la TD11PB,
    -TD1SC (106ly) đổi thành TD12PB 105 ly.
    -TD14PB tân lập105 ly.

    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 1 Bộ Binh kể từ ngày thành lập như sau : Đại úy Trần Văn Cẩm TĐT Tiểu đoàn 1 Pháo binh kiêm nhiệm, Đại úy Nguyễn Hữu Cam TĐT Tiểu đoàn 1 Pháo binh kiêm nhiệm, Thiếu tá Lê Văn Thân, Thiếu tá Trần Văn Hào, Thiếu tá Trần Văn Cẩm, Trung tá Nguyễn Tiến Lộc, Trung tá Lê Ngọc Hy, và Trung tá Phan Văn Phúc.


    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 10 Pháo Binh: Đại úy Phạm Thế Hùng, Đạị úy Nguyễn Đức Thắng, Thiếu tá Đào Duy Ân, Thiếu tá Hồ Nhựt Quan, Thiếu tá Hoàng Mạnh Đáng, Thiếu tá Nguyễn Hữu Cam, Đại úy Trần Đ́nh Lộc, Đại úy Trần Thiệu Cường khóa 4, Thiếu tá Phan Văn Phúc, Thiếu tá Bảo Thái.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Pháo Binh: Đại úy Nguyễn Đức Thắng, Đại úy Trần Văn Cẩm, Đại úy Nguyễn Hữu Cam, Đại úy Lê Văn Thân, Đại úy Vơ Kim Hải, Đại úy Trần Thạch Ngọc, Thiếu tá Lê ngọc Hy, Trung tá Lê Thương, Trung tá Trần Văn Thông, Trung tá Trần Văn Hiệp.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 12 Pháo Binh: Đại úy Nguyễn Văn Trước, Đại úy Đào Ngọc Diệp, Đại úy Ngô văn Hưng, Đại úy Lê Văn Trang, Đại úy Nguyễn Khoa Bảo, Thiếu tá Lê Ngọc Hy, Đại úy Văn Tuy, Thiếu tá Nguyễn Văn Sắc, Trung tá Nông Văn Mâu, Thiếu tá Trần văn Ḥa.


    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 14 Pháo Binh: Trung tá Dương Bỉnh Tuân, Thiếu tá Nguyễn Khôi.


    *Pháo Binh Sư Đ̣an 2 Bộ Binh


    -Tiểu Đoàn 30 Pháo Binh 155 ly sát nhập Sư Đoàn 2 Bộ Binh với danh hiệu TĐ 20 PB.
    -TD2PB 105 ly, cơ hữu của SD2BB, đổi danh là TD21PB,
    -TD26PB 105 ly, thuộc dụng QDI, sát nhập SD2BB, đổi danh là TD22PB
    -TĐ23PB tân lập.

    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 2 Bộ Binh kể từ ngày thành lập: Thiếu tá Phan Đ́nh Soạn, Thiếu tá Lê Văn Thân, Thiếu tá Phạm Kim Chung, Thiếu tá Hoàng Hữu Giang, Thiếu tá Hoàng Mạnh Đáng, Trung tá Cao Nguyên Khoa, Trung tá Nguyễn Ngọc Sáu, Trung tá Bửu Hạp, và Đại tá Lê Thương.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 20 Pháo binh: Đại úy Trần Thanh Hào, Thiếu tá Huỳnh Văn Nứa.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 21 Pháo binh: Tiểu đoàn 5 Pháo Binh : Thiếu tá Nguyễn Xuân Trang, Thiếu tá Huỳnh Công Thành, Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh : Thiếu tá Phan Đ́nh Soạn, Thiếu tá Hoàng Hữu Giang, Thiếu tá Đào Duy Ân, trở thành Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh : Đại úy Trần Quang Ngă, Đại úy Phạm Văn Tuấn, Đại úy Đặng Nguyên Phả, Thiếu tá Lưu Quí Hạo, Thiếu tá Nguyễn Văn Hà.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 22 Pháo binh: Pháo đoàn 22 : Đại úy Phan Thông Tràng, Tiểu Đoàn 26 Pháo Binh : Đại úy Phan Đ́nh Tùng, Đại úy Lê Văn Thọ, Đại úy Dương Văn Dần, Đại úy Nguyễn Văn Sử, Đại úy Trần Văn Ân, Trung úy Lê Văn Trang, Đại úy Nguyễn Văn Thi,Tiểu Đoàn 22 Pháo Binh : Đại úy Nguyễn Ngọc Sáu, Đại úy Phạm Hữu Nghĩa, Trung tá Phạm Văn Phan, Thiếu tá Nguyễn Văn Vượng, và Thiếu tá Thái Thành Hội.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 23 Pháo binh: Thiếu tá Chu Mạnh.

    *Pháo Binh Sư Đ̣an 3 Bộ Binh


    Thành lập PB/SD3BB vói 1 TD 155 với danh hiệu TD 30 PB, và 3 TD 105 với danh hiệu TD 31, 32, 33 PB như sau:
    -TD48PB thuộc dụng QD, sát nhập SD3BB, đổi danh là TD 30 PB 155 ly
    -TD62PB thuộc dụng QD, sát nhập SD3BB, đổi danh là TD 31 PB 105 ly
    -TD64PB thuộc dụng QD, sát nhập SD3BB, đổi danh là TD 32 PB 105 ly
    -TD33PB 105 ly tân lập.

    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 3 Bộ Binh kể từ ngày thành lập Trung tá Nguyễn Hữu Cam

    *Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 30 Pháo binh: Thiếu tá Đặng Nguyên Phả, Thiếu tá Nguyễn Hữu Thanh

    *Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 31 Pháo binh: Trung tá Bửu Hạp, Thiếu tá Trần Văn Thiệt

    *Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 32 Pháo binh: Thiếu tá Phạm Ngọc Bảo

    *Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 33 Pháo binh: Thiếu tá Nguyễn Bảo Cường



    *Pháo Binh thuộc dụng Quân Đoàn I


    Tiểo đ̣an 101 Pháo binh (175) Trung tá Ngô Như Khuê
    Tiểu đ̣an 102 Pháo binh (175) Trung tá Văn Tuy
    Tiểu đ̣an 105 Pháo binh (175) Trung tá Trần Văn Thông, Thiếu tá Tôn Thất Bôn.
    Tiểu đ̣an 1 Pháo binh Pḥng Không Thiếu tá Hồ Văn Danh
    Thiếu tá Đoàn Công Tân
    Tiểu đ̣an 3 Pháo binh Pḥng Không Thiếu tá Nguyên Văn Thuận (K13DL)
    Tiểu đ̣an 44 Pháo binh Trung tá Nguyễn Văn Tự, Trung tá Lưu Quí Hạo, Thiếu tá Phan Quang Thông



    Pháo Binh Tiểu khu


    Tiểu khu Quảng Nam CHTPB Thiếu Tá Nguyễn Văn Vọng
    Tiểu khu Quảng Ngăi CHTPB Thiếu tá Trần Trai
    Tiểu khu Quảng Tín CHTPB Thiếu tá Lê Thế Sản
    Tiểu khu Quảng Trị CHTPB Thiếu Tá Nguyễn Đăng Nho
    Tiểu khu Thừa Thiên CHTPB Thiếu Tá Hồ Đăng Khoa





    *Pháo Binh Quân Đ̣an II Quân Khu 2

    Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QDII từ ngày thành lập: Đại úy Phan Thông Tràng,
    Thiếu tá Dương Thái Đồng, Thiếu tá Đào Duy Ân, Trung tá Dương Thái Đồng, Thiếu tá Huỳnh Công Thành, Đại tá Trần Văn Hào, Đại tá Lê Văn Thọ, Đại tá Phạm Trọng Phùng, Đại tá Nguyễn Ngọc Sáu.



    *Pháo Binh Sư Đoàn 22 Bộ Binh


    Năm 1969 tổ chức lại PB/SD vói 1 TD 155 với danh hiệu TD 220 PB, và 3 TD 105 với danh hiệu TD 221, 222, 223 PB như sau:
    -TD45PB 155 ly thuộc dụng QĐ, sát nhập SD22BB, đổi danh là TD220PB
    -TD63PB 105 ly thuộc dụng QĐ, sát nhập SD22BB, đổi danh la TD221PB,
    -TD22PB 105 ly, đổi thành TD222PB 105 ly.
    -TD 223 PB tân lập.


    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 22 Bộ Binh kể từ ngày thành lập như sau : Đại úy Phạm Cao Đông, Đại úy Đoàn Việt Liêu, Thiếu tá Lê Văn Thọ, Trung tá Nguyễn Văn Trân, Trung tá Trịnh Lê Triển, Trung tá Phạm Văn Tuấn, Trung tá Lê Tiến Cẩn (XLTV), Đại tá Hồ Văn Tâm, Trung tá Lê Đ́nh Ninh.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 220 Pháo Binh: Thiếu tá Lê Tiến Cẩn, Thiếu tá Nguyễn Trùng Hanh

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 221 Pháo binh: Đại úy Phan Thông Tràng, Đại úy Vũ Đ́nh Chung, Đại úy Cao Nguyên Khoa, Thiếu tá Bửu Hạp, Thiếu tá Đặng Toàn, Trung tá Dương Khắc Cần, Trung tá Nguyễn Kép, và Thiếu tá Nguyễn Tất Thành.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 222 Pháo binh: Thiếu tá Trần Đ́nh Trung, Thiếu tá Triệu Thành Khuê , Thiếu tá Tạ Văn Thành, Thiếu tá Nguyễn Bá Hằng

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 223 Pháo binh: Trung tá Trần Đ́nh Trung , Trung tá Nguyễn Văn Tấn



    *Pháo Binh Sư Đ̣an 23 Bộ Binh



    Năm 1969 tổ chức lại PB/SD vói 1 TD 155 với danh hiệu TD230PB, và 3 TD 105 với danh hiệu TD 231, 232, 233 PB như sau:
    -TD39PB 155 ly, thuộc dụng QĐII, đổi danh là TD230PB
    -TD23PB đổi danh là TD231PB,
    -TD23SC đổi thành TD 232 Pháo binh 105 ly thứ hai.
    -Tiểu Đoàn 65 Pháo Binh thuộc dụng QĐ đổi Cơ Hữu SD23BB với danh hiệu TĐ 233 PB.

    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 23 Bộ Binh kể từ ngày thành lập như sau : Đại úy Nguyễn Xuân Cảo, Đại úy Ngô Trung Hiền, Đại úy Lê Văn Thọ, Thiếu tá Hoàng Mạnh Đáng, Thiếu tá Nguyễn Văn Nhàn, Thiếu tá Vũ Đ́nh Chung, Trung tá Bùi Hữu Khiêm, Trung tá Ngô Văn Hưng, Trung tá Đặng Nguyên Phả.


    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 230 Pháo Binh: Thiếu tá Lê Huy Nghiêu, Thiếu tá Lê Đ́nh Ninh, Trung tá Vương Thế Hiển.


    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 231 Pháo binh: Đại úy Nguyên Xuân Cảo, Đại úy Nguyễn Văn Thọ, Thiếu tá Trịnh Văn Triển, Trung tá Đào Mỹ Ngọc, Thiếu tá Huỳnh Tấn Hổ, Thiếu tá Đặng Nguyên Phả, Thiếu tá Đào Đắc Đạo.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 232 Pháo binh: Đại úy Đoàn Viết Liêu, Thiếu tá Nguyễn Hữu Tây, Trung tá Phạm Công Cẩn , Thiếu tá Lê Văn Lương.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 233 Pháo binh: Trung tá Huỳnh Công Phú, Thiếu tá Biện Công Văn.

    *Pháo Binh thuộc dụng Quân Đoàn II

    Tiểu Đ̣an 103 PB/CĐ Thiếu tá Nguyễn Bá Nguyệt
    Tiểu đoàn 37 Pháo Binh Tr/tá Nguyễn Mạnh Tuấn
    Tiểu đoàn 63 Pháo Binh Tr/tá Trần Văn Thông
    Tiểu đoàn 69 Pháo Binh Trung tá Vũ Công Quốc, Tr/tá Phạm Thế Chương
    Tiểu Đ̣an 4 PB/PK Thiếu tá Nguyễn Văn Thục, Thiếu tá Nguyễn Hữu Nhân.



    *Pháo Binh Quân Đ̣an III Quân Khu 3

    Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QDIII từ ngày thành lập: Thiếu tá Đào Duy Ân, Trung tá Hoàng Hữu Giang, Trung tá Phạm Kim Chung, Trung tá Trần Văn Hào, Đại tá Hồ Nhựt Quan, và Đại tá Lê Văn Trang.



    *Pháo Binh Sư Đ̣an 5 Bộ Binh


    Thành lập PB/SD5BB vói 1 TD 155 với danh hiệu TD 50 PB, và 3 TD 105 với danh hiệu TD 51, 52, 53 PB như sau:
    -TD35PB thuộc dụng QDIII, sát nhập SD5BB, đổi danh là TD50PB 155 ly
    -TD5PB thuộc SD5BB, đổi danh là TD 51 PB 105 ly
    -TD5SC trang bị đại bác 105 ly với danh hiệu Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh.
    -TD67Pháo Binh thành lập năm 1966 thuộc dụng PB/QD cơ hữu SD5BB đổi tên là TĐ53PB.


    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 5 Bộ Binh kể từ ngày thành lập như sau : Trung tá Đào Trọng Tường, Trung tá Hồ Sĩ Khải, Đại tá Phạm Trọng Phùng, Trung tá Tống Mạnh Hùng.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 50 Pháo Binh: Đại úy Đoàn Viết Liêu, Đại úy Nguyễn Thanh Nhàn, Đại úy Hoàng Xuân Hy, Đại úy Phùng Quốc Thường, Thiếu tá Nguyễn Ngô Thanh, Trung tá Phan Đ́nh Dậu

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 51 Pháo Binh: Đại úy Phàng Công Phú, Thiếu tá Trần Thái Hân, Đại úy Hồ Sĩ Khải, Đại úy Vơ Văn Sáng, Thiếu tá Nguyễn Đạt Sinh, Trung tá Đặng An Ḥa, Thiếu tá Nguyễn Văn Qú.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh: Đại úy Phạm Trọng Phùng, Thiếu tá Đoàn Văn Liễu, Thiếu tá Trần Duy Lượng, Thiếu tá Hoàng Trung Liêm

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 53 Pháo Binh: Thiếu tá Nguyễn Văn Thông, Thiếu tá Cao Tấn Thiệt, Thiếu tá Trần Vĩnh Tươi

    *Pháo Binh Sư Đ̣an 18 Bộ Binh


    Thành lập PB/SD18BB vói 1 TD 155 với danh hiệu TD 180 PB, và 3 TD 105 với danh hiệu TD 181, 182, 183 PB như sau:
    -TD32PB thuộc dụng QDIII, sát nhập SD18BB, đổi danh là TD180PB 155 ly
    -TD18PB thuộc SD18BB, đổi danh là TD181PB 105 ly
    -TD64PB thuộc dụng QD, sát nhập SD18BB, đổi danh là TD182PB 105 ly
    -Tân lập TD183PB 105 ly.

    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 18 Bộ Binh kể từ ngày thành lập như sau : Thiếu tá Đoàn Văn Liễu, Thiếu tá Vũ Quang Khánh, Đại tá Cao Văn Thành, Đại tá Ngô Văn Hưng.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 180 Pháo Binh: Thiếu tá Trần Quang Ngă, Thiếu tá Khổng Năng Hạnh, và Thiếu tá Vũ Văn B́nh.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 181 Pháo Binh: Đại úy Vũ Đ́nh Dậu, Trung tá Đỗ Văn Vận, Trung tá Tôn Xuân, Thiếu tá Nguyễn Tiến Hạnh

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 182 Pháo Binh: Thiếu tá Tống Mạnh Hùng thành lập, Thiếu tá Nguyễn Văn Châu, và Thiếu tá Trần Thượng Khải.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 183 Pháo Binh: Thiếu tá Ngô Tấn Dược, Thiếu tá Lê Kim Sơn, Trung tá Nguyễn Văn Triển.


    *Pháo Binh Sư Đ̣an 25 Bộ Binh


    Thành lập PB/SD25BB vói 1 TD 155 với danh hiệu TD250PB, và 3 TD 105 với danh hiệu TD 251, 252, 253 PB như sau:
    -TD38PB thuộc dụng QDIII, sát nhập SD25BB, đổi danh là TD250PB 155 ly
    -TD25PB thuộc SD25BB, đổi danh là TD251PB 105 ly
    -TD30PB thuộc dụng QĐIII, sát nhập SD25BB, đổi danh là Tiểu Đoàn 252 Pháo Binh 105 ly.
    -Tân lập TD253PB 105 ly.

    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 25 Bộ Binh kể từ ngày thành lập như sau : Thiếu tá Ngô Hán Đồng, Thiếu tá Hồ Sĩ Khải, Trung tá Nguyễn Văn Thi, Đại tá Phạm Văn Phan, Trung tá Phạm Văn Nghĩa.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 250 Pháo Binh Thiếu tá Trần Thái Hân, Thiếu tá Nguyễn Khắc Thiệu, Thiếu tá Phạm Chí Chung, Thiếu tá Vũ Ngọc Thành, Thiếu tá Nguyễn Xuân Áng, và Trung tá Huỳnh Vinh.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 251 Pháo Binh: Thiếu tá Vũ Đ́nh Dậu, Thiếu tá Phạm Ngọc Thúy, Trung tá Phạm Văn Minh.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 252 Pháo Binh: Đại úy Tô Ngọc Thọ, Thiếu tá Huỳnh Văn Hồng, Thiếu tá Nguyễn Đôn Sâm, Trung tá Nguyễn Viết Thuẫn, Thiếu tá Phạm Minh Châu.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 253 Pháo Binh: Thiếu tá Lê Gia Hân, Thiếu tá Trần Yến.


    Pháo Binh Biệt Khu Thủ đô

    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Biệt Khu Thủ Đô kể từ ngày thành lập như sau : Trung tá Nguyễn Ngọc San, Đại tá Lê Văn Trang, và Trung tá Nguyễn Đạt Sinh



    Pháo Binh thuộc dụng PB/QD3



    Tiểu Đ̣an 61 Pháo Binh (105) Trung tá Vũ Bá Đạt, Trung tá Hoa Hải Thọ

    Tiểu Đ̣an 46 Pháo Binh (155) Trung tá Phùng Quốc Thường, Trung tá Trần Duy Lượng

    Tiểu Đ̣an 104 Pháo Binh (175) Trung tá Vũ Ngọc Thành

    Tiểu Đ̣an 2 Pháo Binh Pḥng Không Trung tá Phạm Chí Chung, Thiếu tá Lê Xước.





    Pháo Binh Tiểu Khu



    Pháo Binh Tiểu Khu Biên Ḥa Thiếu tá Đặng Hữu Bá

    Pháo Binh Tiểu Khu B́nh Dương Thiếu tá Hồ Huệ Phú

    Pháo Binh Tiểu Khu B́nh Long Thiếu tá Lai Tỷ

    Pháo Binh Tiểu Khu B́nh Tuy Thiếu tá Lê Quang Đạt

    Pháo Binh Tiểu Khu Gia Định Thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh

    Pháo Binh Tiểu Khu Hậu Nghĩa Thiếu tá Bửu Khải

    Pháo Binh Tiểu Khu Long An Thiếu tá Lê Tiến Khai

    Pháo Binh Tiểu Khu Long Khánh Thiếu tá Trần Đức Hiệu

    Pháo Binh Tiểu Khu Phước Long Thiếu tá Đinh Văn Nê

    Pháo Binh Tiểu Khu Phước Tuy Thiếu Tá Bùi Văn Vĩnh

    Pháo Binh Tiểu Khu Tây Ninh Thiếu tá Nguyễn Quang B́nh




    *Pháo Binh Quân Đ̣an IV Quân Khu 4

    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QDIV từ ngày thành lập: Đại tá Hồ Nhựt Quan, Đại tá Phan Đ́nh Tùng, Đại tá Nguyễn Văn Sử, Đại tá Vũ Tiến Phúc, Đại tá Trần Văn Hào, và Đại tá Nguyễn Văn Thọ.


    *Pháo Binh Sư Đ̣an 7 Bộ Binh


    Thành lập PB/SD7BB vói 1 TD 155 với danh hiệu TD70PB, và 3 TD 105 với danh hiệu TD 71, 72, 73 PB như sau:
    -TD31PB thống thuộc Quân Đoàn sát nhập SD7BB cải danh thành TD70PB (155 ly).
    -TD71PB thuộc SD7BB giữ nguyên danh hiệu.
    -TD7SC đổi trang bị vối đai bác 105 ly, đổi tên thánh Tiểu Đoàn 72 Pháo Binh 105 ly.
    -TD73PB 105 ly tân lập.

    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 7 Bộ Binh: Thiếu tá Đào Duy Ân, Thiếu tá Hoàng Hữu Giang, Thiếu tá Nguyễn Văn Sử, Thiếu tá Nguyễn Ngọc San, và Đại tá Nguyễn Khắc Thiệu,

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 70 Pháo Binh: Thiếu tá Nguyễn Thành Quí, Thiếu tá Hoàng Tấn Hổ, và Thiếu tá Đinh Viết Hạp.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 71 Pháo Binh: Thiếu tá Nguyễn Xuân Thịnh, Đại úy Phạm Cao Đông, Đại úy Hồ Nhựt Quan, Đại úy Phạm Kim Chung, Đại úy Nguyễn Ngọc San, Đại úy Nguyễn Văn Sử, Trung úy Tống Mạnh Hùng, Đại úy Phạm Trọng Phùng, Đại úy Ngô Văn Hưng, Thiếu tá Chung Văn Xôm, Thiếu tá Lê Văn Trang, Thiếu tá Vơ Văn Sáng, Đại úy Đỗ Công Bá, Thiếu tá Trần Thế, và Trung tá Lê Văn Trọng.



    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 72 Pháo Binh: Đại úy Nguyễn Ngọc San, Đại úy Vơ Văn Sáng, Đại úy Phạm Văn Phan, Đại úy Nguyễn Ngọc Sáu, Đại úy Lê Hán Vỹ, Đại úy Vũ Văn Thừa, Thiếu tá Nguyễn Viết Thuẫn, Đại úy Lê Văn Thịnh, Thiếu tá Đặng Hữu Thịnh.


    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 73 Pháo Binh: Đại Úy Nguyễn Văn Hiển, và Thiếu tá Nguyễn Kim Anh.


    *Pháo Binh Sư Đ̣an 9 Bộ Binh


    Thành lập PB/SD9BB vói 1 TD 155 với danh hiệu TD 90 PB, và 3 TD 105 với danh hiệu TD 91, 92, và 93 PB như sau:
    -TD33PB thuộc dụng QD, sát nhập SD9BB, đổi danh là TD 90 PB 155 ly
    -TD9PB thuộc SĐ9BB thành lập ngày 1-1-1961, đổi danh là TD 91 PB 105 ly
    -TD64PB thuộc dụng QD, sát nhập SD9BB, đổi danh là TD 92 PB 105 ly
    -TD93PB 105 ly tân lập.

    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 9 Bộ Binh:
    Đại úy Ngô Trung Hiền, Đại úy Vũ Đ́nh Chung, Thiếu tá Trần Thái hân, Trung tá Phan Giang Thanh, và Trung tá Vơ Văn Sáng.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 90 Pháo Binh: Trung tá Nguyễn Văn Tư

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 91 Pháo Binh: Đại úy Nguyễn Mỹ Quang, Thiếu tá Nguyễn Bá Nhẫn, Thiếu tá Nhan Trùng Lâm, và Thiếu tá Nguyễn An Khương.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 92 Pháo Binh: Đại úy Vơ Văn Sáng, Đại úy Đoàn Văn Liễu, Đại úy Huỳnh Hữu Lân, Thiếu tá Phạm Văn Quan, Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 93 Pháo Binh: Thiếu tá Vơ Văn Mừng, Thiếu tá Đặng Hữu Thảo, Thiếu tá Trần Văn Lúa.

    *Pháo Binh Sư Đ̣an 21 Bộ Binh

    Thành lập PB/SD21BB vói 1 TD 155 với danh hiệu TD 210 PB, và 3 TD 105 với danh hiệu TD 211, 212, và 213 PB như sau:

    -TD36PB thuộc dụng QD, sát nhập SD21BB, đổi danh là TD210PB 155 ly
    -TD211PB thuộc SD21BB, đổi danh là TD 211 PB 105 ly
    -TD211SC thuộc SD21BB, đổi danh là TD 212 PB 105 ly
    -TD213PB 105 ly tân lập.

    *Phương Danh Quí Vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 21 Bộ Binh: Thiếu tá Nguyễn Hiền Điểm, Thiếu tá Nguyễn Thành Chí, Thiếu tá Vũ Tiến Phúc, Thiếu tá Vơ Kim Hải, Trung tá Nguyễn Văn Thọ (K7 Đà Lạt), Trung tá Nguyễn Văn Thọ (Khóa 5 SQTB/Thủ Đức), Trung tá Nguyễn Bá Nhẫn.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 210 Pháo Binh: Đại úy Nguyễn Văn Pháp, Đại úy Nguyễn Thành Chí, Đại úy Trần Quang Ngă, Thiếu tá Trần Thái Hân, Thiếu tá Nguyễn Văn Thọ, Thiếu tá Phan Bỉnh Kiên, Thiếu tá Huỳnh Vạn Thọ.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 211 Pháo Binh: Thiếu tá Bùi Hữu Nhơn, Đại úy Hồ Nhựt Quan, Đại úy Nguyễn Hiền Điểm, Đại úy Nguyễn Hưng Yên, Thiếu tá Nguyễn Tiến Lộc, Thiếu tá Vũ Tiến Phúc, Thiếu tá Lê Đại Hữu, Thiếu tá Nguyễn Hữu Thọ, Thiếu tá Lê Văn Thịnh,

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 212 Pháo Binh: Đại úy Nguyễn Ngọc San, Thiếu tá Phan Trác Thành.

    *Phương Danh Quí Vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 213 Pháo Binh: Thiếu tá Ngô Văn Hoanh, Thiếu tá Lê Văn Nghị.


    Pháo Binh Thuộc dụng


    Tiểu Đoàn 27 Pháo Binh đổi danh thành Tiểu doàn 67 Pháo Binh

    Tiểu Đ̣an 67 Pháo Binh (105) Trung tá Đỗ Hữu Phúc
    Trung tá Huỳnh Hữu Lân,
    Thiếu tá Trần Hoàng Đạt

    Tiểu Đ̣an 68 Pháo Binh (105) Trung tá Trần Văn Truyền, Thiếu tá Nguyễn Xuân Lục.

    Tiểu Đ̣an 47 Pháo Binh (155) Trung tá Bùi Văn Cúc, Trung tá Tôn Xuân.




    Pháo Binh Tiểu Khu

    Tiểu Khu An Xuyên Thiếu tá Trần Văn Toàn
    Tiểu Khu Ba Xuyên Thiếu tá Phạm Văn Hai
    Tiểu Khu Châu Đốc Thiếu tá Phan Đ́nh Hạo
    Tiểu Khu Bặc Liêu Thiếu tá Trần Văn Chính
    Tiểu Khu Chương Thiện Đại úy Nguyễn Văn Tâm
    Tiểu Khu Đinh Tường Thiếu tá Lê Minh Trí
    Tiểu Khu G̣ Công Thiếu tá Lâm Tiến Hải
    Tiểu Khu Kiến Ḥa
    Tiểu Khu Kiên Giang Thiếu tá Đào Duy Tân
    Tiểu Khu Kiến Phong
    Tiểu Khu Kiến Tường Thiếu Tá Nguyễn Văn Tốt
    Tiểu Khu Long Xuyên Thiếu tá Trương Văn Long
    Tiểu Khu Phong Dinh Thiếu tá Lộc
    Tiểu Khu Sa Đéc Đại úy Trần Văn Th́n
    Tiểu Khu Vĩnh B́nh Thiếu tá Trần Văn Thửa
    Tiểu Khu Vinh Long Thiếu tá Nguyễn Văn Thanh

  8. #68
    Ngụy Tặc
    Khách
    Nổ cho cố đi.
    Hăy nghe 1 viên sĩ quan chỉ huy "nguỵ", thiếu tá Liên Thành, nói về Pháo binh VNCH:

    "Tiếng la đó phát xuất từ thằng bạn học cũ của tôi ở Trường Quốc Học và cũng ở cùng xóm Chùa Từ Đàm với tôi. Anh ta là Trần Văn Rô, Sinh Viên Đại Học Khoa Học. Tôi chưng hửng hỏi Trần văn Rô:

    - Chuyện ǵ vậy ?

    - Tối hôm qua mày bắn sập chùa Sư Nữ ở Cầu Lim, gần Đàn Nam Giao phải không? Rô trả lời,

    - Có, tao có gọi pháo binh bắn yểm trợ, v́ tụi tao đụng nặng với Việt Cộng, nhưng tụi tao đánh nhau bên kia sông, trong núi đâu phải bên này. Chuyện này tao vô can. Tôi trả lời Rô.

    Đoàn biểu t́nh kéo về Huế. Trên đường về Quận tôi nghĩ ḿnh ngu quá, ra lệnh cho binh sĩ dàn đội h́nh tác chiến, lỡ có người lính nào mất b́nh tĩnh bắn đại vào đám sinh viên biểu t́nh th́ không hiểu chuyện ǵ sẽ xảy ra. Khi về đến Quận đă thấy có phái đoàn điều tra của Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo và ty Cảnh Sát hiện diện tại đó. Sự việc sáng tỏ. Tôi gọi bắn yểm trợ ở tọa độ 76. (trục hoành độ ). Nhưng v́ cả pháo đội đang có ṣng x́ phé đến hồi gay cấn, lúc tôi gọi xin tác xạ, viên thượng sĩ già mắc dịch làm xạ bản tác xạ đang thua bạc, hấp tấp viết số 76 thành 70 có tí râu, nên trục hoành độ đă dời qua phiá đông 6 cây số, đạn rơi trúng phóc vào chùa Sư Nữ ở Cầu Lim."

    Người ta dán cho ḿnh cái nhăn hiệu "NGUỴ" thật là trúng phóc. Lính tráng ǵ mà mê đánh bạc c̣n hơn đánh giặc. Đă vậy c̣n phá chùa giết hại đồng bào nữa chứ.

    Nổ cho cố VNCH cũng giống như cựu sĩ quan chỉ huy QLVNCH, thiếu tá Liên Thành, "nổ" huỵch toẹc nó ra là cái thứ...đánh bạc. Đến lúc Mỹ nó cúp tiền th́ tướng tá dông đường tướng tá, lính tráng chạy te đàng lính tráng.

    Lật úp mấy trang sử QLVNCH cho nó đỡ....nhột,....pờ... li...sssss.

  9. #69
    Member
    Join Date
    01-06-2011
    Location
    Travel around (English speaking countries only)
    Posts
    1,251
    Nguỵ Tặc láo như vẹm.

    Tưởng tượng bằng cái đầu tôm nên ra cái thứ đầu cua này.

    Quote Originally Posted by Ngụy Tặc View Post
    Nổ cho cố đi.
    Hăy nghe 1 viên sĩ quan chỉ huy "nguỵ", thiếu tá Liên Thành, nói về Pháo binh VNCH:

    "Tiếng la đó phát xuất từ thằng bạn học cũ của tôi ở Trường Quốc Học và cũng ở cùng xóm Chùa Từ Đàm với tôi. Anh ta là Trần Văn Rô, Sinh Viên Đại Học Khoa Học. Tôi chưng hửng hỏi Trần văn Rô:

    - Chuyện ǵ vậy ?

    - Tối hôm qua mày bắn sập chùa Sư Nữ ở Cầu Lim, gần Đàn Nam Giao phải không? Rô trả lời,

    - Có, tao có gọi pháo binh bắn yểm trợ, v́ tụi tao đụng nặng với Việt Cộng, nhưng tụi tao đánh nhau bên kia sông, trong núi đâu phải bên này. Chuyện này tao vô can. Tôi trả lời Rô.

    Đoàn biểu t́nh kéo về Huế. Trên đường về Quận tôi nghĩ ḿnh ngu quá, ra lệnh cho binh sĩ dàn đội h́nh tác chiến, lỡ có người lính nào mất b́nh tĩnh bắn đại vào đám sinh viên biểu t́nh th́ không hiểu chuyện ǵ sẽ xảy ra. Khi về đến Quận đă thấy có phái đoàn điều tra của Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo và ty Cảnh Sát hiện diện tại đó. Sự việc sáng tỏ. Tôi gọi bắn yểm trợ ở tọa độ 76. (trục hoành độ ). Nhưng v́ cả pháo đội đang có ṣng x́ phé đến hồi gay cấn, lúc tôi gọi xin tác xạ, viên thượng sĩ già mắc dịch làm xạ bản tác xạ đang thua bạc, hấp tấp viết số 76 thành 70 có tí râu, nên trục hoành độ đă dời qua phiá đông 6 cây số, đạn rơi trúng phóc vào chùa Sư Nữ ở Cầu Lim."

    Người ta dán cho ḿnh cái nhăn hiệu "NGUỴ" thật là trúng phóc. Lính tráng ǵ mà mê đánh bạc c̣n hơn đánh giặc. Đă vậy c̣n phá chùa giết hại đồng bào nữa chứ.

    Nổ cho cố VNCH cũng giống như cựu sĩ quan chỉ huy QLVNCH, thiếu tá Liên Thành, "nổ" huỵch toẹc nó ra là cái thứ...đánh bạc. Đến lúc Mỹ nó cúp tiền th́ tướng tá dông đường tướng tá, lính tráng chạy te đàng lính tráng.

    Lật úp mấy trang sử QLVNCH cho nó đỡ....nhột,....pờ... li...sssss.

  10. #70
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Trận An Lộc 1972 hay "Mùa Hè Đỏ Lửa"




    Thời gian 13 tháng 4 - 9 tháng 6 năm 1972
    Địa điểm An Lộc
    Kết quả Việt Nam Cộng Ḥa tuyên bố chiến thắng

    Trận An Lộc là trận chiến tại An Lộc[3]. Đây là một trận chiến mà phía Việt Nam Cộng ḥa xem là đợt 2 trong Chiến dịch Hè 1972 hay "Mùa Hè Đỏ Lửa" trong Chiến tranh Việt Nam [4]. Về phía quân Giải phóng, th́ đây là một trận đánh hiệp đồng binh chủng trong đợt 1 của Chiến dịch Nguyễn Huệ (1 tháng 4 năm 1972 - 19 tháng 1 năm 1973).

    An Lộc là địa bàn quân sự chiến lược tối quan trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng ḥa v́ đây là cửa ngơ Tây Bắc ngăn quân Giải Phóng tiến về thủ đô Sài G̣n sau khi quận lỵ Lộc Ninh rơi vào tay quân Giải Phóng ngày 7 tháng 4 năm 1972.

    Phía quân Giải Phóng tấn công trực tiếp thị xă An Lộc gồm có Sư đoàn 9, 2 trung đoàn pháo binh 28 và 42, 4 tiểu đoàn pháo pḥng không[5] và 1 tiểu đoàn tăng thiết giáp 20, về sau tăng cường thêm tiểu đoàn tăng thiết giáp 21[6]. Ngoài ra c̣n có các đơn vị khác tham chiến ở ṿng ngoài là Sư đoàn 5, 7 và Đoàn C30B.

    Pḥng thủ thị trấn An Lộc, phía Quân lực Việt Nam Cộng ḥa có Sư đoàn 5 Bộ binh, Liên đoàn 3 Biệt động quân cùng lực lượng Nhân dân Tự vệ và Địa phương quân tỉnh B́nh Long.

    Đợt tấn công đầu tiên do Sư đoàn 9 Quân đội Nhân dân Việt Nam khai pháo. V́ tin rằng sẽ chiếm được An Lộc, cùng ngày hôm đó tại Paris, Nguyễn Thị B́nh đại sứ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại ḥa đàm Paris tuyên bố chỉ trong ṿng 10 ngày nữa An Lộc sẽ là thủ đô của chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam.


    Bối cảnh trước trận đánh

    Tháng 8 năm 1971, Bộ Chính trị Đảng lao động Việt Nam ra Nghị quyết mở cuộc tiến công chiến lược 1972 trên các hướng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trị Thiên (chiến dịch Trị Thiên), trong đó Đông Nam Bộ là hướng tiến công chính nhằm tiêu diệt 1 lực lương quân sự lớn và mở rộng vùng chiếm được. Chủ trương ở Đông Nam Bộ là đánh gục Quân đoàn III và lực lượng tổng trù bị của VNCH.

    Cuối tháng 2, khi quá tŕnh chuẩn bị đă hoàn tất, Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch Nguyễn Huệ với lực lượng hùng hậu tương đương cấp Quân đoàn. Bộ chỉ huy chiến dịch gồm có:

    Trần Văn Trà-Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ
    Đồng Văn Cống-Phó Tư lệnh
    Trần Văn Phác-Phó Chính uỷ
    Lê Ngọc Hiền-Tham mưu trưởng
    Bùi Phùng-Chủ nhiệm hậu cần

    Thường trực tại Bộ chỉ huy c̣n có:Hoàng Văn Thái, Phạm Hùng, Trần Độ và Hoàng Cầm[7].

    Trực tiếp chỉ huy các đơn vị chiến đấu tại trận An Lộc có sư đoàn trưởng sư đoàn 9 Bùi Thanh Vân và sư đoàn trưởng sư đoàn 7 Nguyễn Thới Bưng.

    Lực lượng tấn công được chuẩn bị kỹ lưỡng, gồm 3 Sư đoàn 5, 7, 9; 3 Trung đoàn bộ binh 24, 271, 205[8]; Trung đoàn đặc công 429; 2 Trung đoàn 28 và 42 Pháo binh Miền; 2 tiểu đoàn Tăng thiết giáp 20 và 21 và Đại đội 33 độc lập; Đại đội 52 Cao xạ tự hành; 4 tiểu đoàn pháo pḥng không; 20 tiểu đoàn và 63 đại đội bộ đội địa phương. Quân số lên tới 40.000 quân tham dự chiến dịch này.

    Lúc 1 giờ sáng ngày 1 tháng 4, Đoàn C30B quân Giải Phóng gồm Trung đoàn 24 và 271, phối thuộc Đại đội xe tăng 33 tấn công cứ điểm Sa Mát, do Chiến đoàn 49 QLVNCH trấn giữ, với mục đích nghi binh. Tuy bị bất ngờ, nhưng lực lượng đồn trú cũng đă trống trả mănh liệt, dùng M-72 bắn hỏng 3 xe tăng, trước khi rút lui khỏi cứ điểm.

    Rạng sáng ngày 5 tháng 4, 1972, vào lúc b́nh minh, Bộ Tư lệnh Chiến dịch hạ quyết tâm: "Phải chiếm An Lộc trước ngày 20 tháng 4, 1972, nghĩa là phải đè nặng áp lực tối đa lên một vùng hơn 100 km nằm về phía Bắc Sài G̣n, để cầm chân một số lớn lực lượng ṇng cốt của địch tại đây."

    Ngày 5 tháng 4 năm 1972, quân Giải Phóng sử dụng lực lượng của Sư 5, tăng cường Trung đoàn 3 Bộ binh (Sư đoàn 9), Trung đoàn pháo binh 28 và 2 đại đội xe tăng, do Thượng tá Bùi Thanh Vân [9], Sư trưởng sư 5, làm tư lệnh mặt trận, tấn công mạnh vào Lộc Ninh, một quận nằm về phía Bắc của An Lộc.

    Trong trận đánh tại Lộc Ninh, Quân giải phóng giao chiến với lực lượng pḥng thủ của Chiến đoàn 9 QLVBCH gồm Trung đoàn 9 Bộ Binh và 30 chiến xa của Thiết đoàn 5, phối thuộc thêm các đơn vị Biệt động quân Biên pḥng, Địa Phương Quân và Nghĩa quân ở Lộc Ninh. Do trận đánh kéo dàimà chưa chiếm được ưu thế quân tấn công lui trở ra, để rồi pháo kích ào ạt vào các ổ kháng cự của quân trú pḥng.

    Lúc 15 giờ ngày 6 tháng 4 năm 1972, một đơn vị trinh sát của Trung đoàn đặc công 429 QGP bất ngờ tấn công phá hủy sân bay Quản Lợi, thăm ḍ từ phía bắc, đồng thời nhằm chặn đường tiếp viện cho Lộc Ninh, cắt đứt tuyến tiếp viện bằng đường không của thị xă An Lộc. Đoạn đường từ An Lộc đi Lộc Ninh bị gián đoạn hoàn toàn, chỉ có thể liên lạc bằng điện thoại. Đại tá Nguyễn Công Vĩnh, tư lệnh Chiến đoàn 9 QLVNCH điều 2 tiểu đoàn bộ binh và thiết giáp 1 đang pḥng ngự căn cứ Hoa Lư (tiền đồn ở Bắc Lộc Ninh) về ứng cứu như bị rơi vào đúng trận địa phục kích của sư đoàn 5 QGP. Bộ tư lệnh B2 QGP tăng cuờng cho hướng này trung đoàn pháo hỗn hợp 40 (gồm pháo, cối và hỏa tiễn H12), 2 đại đội xe tăng hỗn hợp (PT-76 và T-54). Sư đoàn 5 tiếp tục công kích, bắn cháy bắn hỏng 18 xe tăng, 31 xe M-113 và 8 máy bay trực thăng UH-1 của QLVNCH.

    Lúc 5 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4 năm 1972, quân Giải Phóng mở đợt tấn công tổng lực vào chi khu Lộc Ninh. Sau 3 ngày bị tấn công và bị cắt đứt tiếp viện, quân trú pḥng được lệnh di chuyển dần dần về phía Nam để lùi về An Lộc. Toàn bộ 30 chiến xa của Việt Nam Cộng Ḥa, một số bị phá hủy, một số đành bỏ lại. Đến 14 giờ, Quân Cộng Sản mới chiếm lĩnh hoàn toàn chi khu Lộc Ninh. Đại tá Nguyễn Công Vĩnh, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 9 bị bắt sống. Ngày 8 tháng 4 năm 1972, Lộc Ninh hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của QGP Chỉ trong ṿng 3 ngày giao tranh, phía Việt Nam Cộng Ḥa đă có 600 binh sĩ chết. Chiến đoàn 9 QLVNCH bị thiệt hại nặng và tan ră, đại tá Nguyễn Công Vĩnh và trung tá Nguyễn Đức Dương, chỉ huy thiết đoàn 1 đầu hàng. Hơn 100 xe thiết giáp chỉ c̣n hơn 30 chiếc thoát được về An Lộc

    Sau khi chiếm được Lộc Ninh, Sư đoàn 5 QGP tiếp tục hành quân tiến theo Quốc lộ 13 xuống phía Nam, uy hiếp mặt Bắc An Lộc. Sư đoàn 7 xuất phát từ vùng biên giới Campuchia, đi ṿng qua An Lộc, tiến xuống phong tỏa Quốc lộ 13 ở phía Nam An Lộc, tức là con đường bộ duy nhất tiếp tế cho thị trấn này, đồng thời uy hiếp các căn cứ Katum, Bổ Túc, Tống Lê Chân, Thiện Ngôn, phối hợp với Đoàn C30B để cầm chân Sư đoàn 25 Bộ binh VNCH tại Tây Ninh, ngăn cản không cho tiếp viện An Lộc. quân pḥng thủ hạ quyết tâm: "Dựng bức tường thép trên Quốc lộ 13, không để 1 chiếc xe, 1 tên địch nào vượt qua trận địa". Sư đoàn 9 là lực lượng chủ lực tấn công An Lộc, cũng xuất phát từ vùng biên giới Campuchia, tiến xuống và tấn công An Lộc từ phía Tây.

    Cùng lúc đó, trước áp lực mỗi ngày một mạnh của Quân Giải phóng, để tránh bị bao vây tiêu diệt, Chiến đoàn 52 VNCH phải rút bỏ cứ điểm Cần Lê, lui về pḥng thủ mạn Bắc An Lộc. Chiến đoàn 8 cũng được tăng cường pḥng thủ ở hướng Tây Bắc An Lộc, án ngữ điểm cao núi Đồng Long, cùng phối hợp chống đỡ hướng tấn công chính của quân QGP. Liên đoàn 3 Biệt động quân pḥng thủ phía Đông, án ngữ điển cao Núi Gió. Chiến đoàn 7 pḥng thủ hướng Tây Nam, đề pḥng tập hậu, đồng thời sẽ tập kích khi có điều kiện để mở thông tuyến tiếp viện từ phía Nam.

    Tại tuyến pḥng thủ An Lộc, quân trú pḥng rơi vào thế bất lợi khi toàn bộ 24 khẩu đại bác 105mm của Tiểu đoàn 52 Pháo binh VNCH đă bị quân Giải phóng pháo kích phá hủy gần hết, chỉ c̣n lại một khẩu duy nhất may mắn "c̣n sống sót". Ngoài ra, một pháo đội 6 khẩu của quân Nhảy dù được trực thăng vận xuống Đồi Gió, về phía Đông An Lộc, mấy ngày sau cũng bị quân Giải phóng triệt tiêu luôn.

    Diễn biến trận đánh

    Trước sức ép gia tăng của quân Giải phóng vào thị xă An Lộc, Tổng tham mưu trưởng và Tư lệnh Quân đoàn III VNCH đă điều động binh lực tiếp viện cho An Lộc. Toàn bộ Lữ đoàn 1 Nhảy dù VNCH, gồm ba tiểu đoàn 5, 6 và 8 được gởi đến tăng viện. Toàn bộ Sư đoàn 21 Bộ binh cùng với Trung đoàn 15 của Sư đoàn 9 Bộ binh từ vùng miền Tây sông Cửu Long cũng được trực thăng bốc lên Lai Khê.

    Tuy nhiên, kể từ đây, quăng đường Chơn Thành đi Lộc Ninh đă bị tắc nghẽn. Các đơn vị tăng viện của Việt Nam Cộng Ḥa cố tiến từng bước một để đến gần đơn vị bạn An Lộc, nhưng mỗi bước tiến đều liên tục bị các ổ phục kích ven đường đánh trả quyết liệt, thương vong rất lớn. Tiến lên không nổi, phải quay trở lại, để rồi t́m cách tiến lên. Gần trọn các binh sĩ của Sư đoàn 7 QGP đă dồn nỗ lực chính vào tuyến phục kích dài 26 km từ Chơn Thành đến An Lộc. Suốt quăng đường này, nơi nào cũng có thể là mục tiêu của pháo binh giải phóng. Họ rải quân dài dài dọc theo quốc lộ để sẵn sàng chỉ điểm tọa độ cho pháo binh bắn từ xa tới.

    Cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn ác liệt. Dần dần, lực lượng bên trong An Lộc đă có thể khởi lại thế công, dù phải hết sức chật vật. Do phải chuyển quân đi chặn lực lượng giải vây nên lực lượng bao vây bị phân tán, quân VNCH pḥng thủ ở An Lộc thừa cơ phản kích, mở rộng ṿng vây. Ṿng bán kính bao vây thị trấn chỉ chừng 500 mét nhưng tới ngày 11 tháng 4/1972, ṿng đai kiểm soát được nới rộng thêm hơn 3 km đường bán kính.

    Bên ngoài, Lữ Đoàn dù 1 QLVNCH vượt khỏi Chơn Thành được 7 km về hướng Bắc, sau khi giải tỏa áp lực từ Lai Khê đến Chơn Thành. Sau một trận đụng độ ác liệt với QGP tại vùng này, Lữ Đoàn 1 Dù thiệt hại nặng phải giao lại trách nhiệm cho các đơn vị của Sư Đoàn 21 Bộ Binh giữ an ninh trục lộ, những đoạn đường đă được giải tỏa.

    Riêng trong ngày 11 tháng 4, 27 pháo đài bay B-52 đă trút gần 800 tấn bom xuống các vị trí đối phương. Có lẽ nhờ thế, buổi chiều hôm đó, mức độ pháo kích đă giảm sút nhiều.

    Sư Đoàn 21 Bộ Binh VNCH được tăng phái Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 và một tiểu đoàn Nhảy Dù, lănh nhiệm vụ khai thông Quốc Lộ 13. Nhưng măi 2 tháng sau đến ngày 8 tháng 6[cần dẫn nguồn] mới hoàn thành nổi.

    Ngày 12 tháng 4/1972, Bộ Tư Lệnh quâm Giải phóng ra khẩu lệnh cho chiến sĩ của họ: "Cán bộ và binh sĩ phải tấn công trên khắp mặt trận. Chắc chắn quân ta sẽ thắng."[cần dẫn nguồn] Ngay ngày hôm sau 13 tháng 4, xe tăng của họ bắt đầu tiến vào thị xă An Lộc.

    Mở màn cho trận đánh khốc liệt đầu tiên bằng chiến xa này, hồi rạng sáng, bộ đội từ mạn Bắc thành phố tiến chiếm đồi Đồng Long và chiếm phi trường Quản Lộc[10]. Lúc ấy, toàn thể kho nhiên liệu, đạn dược gần sân bay bị pháo kích phát hỏa bốc cháy dữ dội. Hàng ngàn quả pháo bắn vào An Lộc dọn đường. Sau đó, đoàn chiến xa 15 chiếc nổ máy tiến vào.

    Đoàn chiến xa tiến theo đường Ngô Quyền, sát cạnh Bộ Chỉ Huy của Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng của Trung Đoàn 8 Bộ Binh VNCH.

    Khi c̣n cách Bộ Chỉ Huy của Đại Tá Mạch Văn Trường 20 mét th́ đoàn chiến xa bị khựng lại bởi một loạt đạn M-72 (vũ khí cá nhân dùng để chống xe tăng), xe tăng dẫn đầu bốc cháy, trườn tới mấy thước rồi ngừng hẳn. Các xe tăng c̣n lại cũng rơi vào ổ phục kích. Trong trận này, có 7 xe đă bị bắn cháy sát cạnh Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn 8 Bộ Binh, 3 bởi M-72 và 4 bởi trực thăng vũ trang và AC-130. Đoàn xe tăng lùi lại để rồi t́m đường khác tiến vào. Tiếng súng vang rền trong phân nửa phía Bắc thị xă An Lộc.

    Trong lúc giao tranh ác liệt tiếp tục, Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 VNCH, đang ngồi trên trực thăng quan sát, bị trúng đạn pháo của bộ đội tử thương.

    Trở lại An Lộc, sau 30 giờ ác chiến đẫm máu bằng đủ mọi h́nh thức, xáp lá cà, cận chiến bằng lựu đạn, súng dài, súng ngắn thi nhau nổ, trong phân nửa thị xă phía Bắc, hai bên đều bị thiệt hại nặng, và kiệt lực, cần phải nghỉ ngơi và chỉnh đốn lại. Bộ Tư lệnh Miền giao cho Sư đoàn 7 và Trung đoàn 209 chốt tại Tàu Ô trên đường 13, hạ quyết tâm không cho địch giải cứu An Lộc và bảo vệ 3 huyện mới giải phóng.

    Cuộc tấn công An Lộc lần thứ 2

    Ngày 14 tháng 4 năm 1972 An Lộc vẫn bị xiết chặt trong ṿng vây chừng vài cây số vuông. Quân trú pḥng không bung ra ngoài được để hoạt động. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân khu 2 muốn lập một đầu cầu mở cửa ra vào An Lộc, nới rộng tầm hoạt động của quân trú pḥng. Mặt bắc, mặt tây, mặt nam đều bị bít kín, chỉ c̣n mặt đông nam, với những ngọn đồi thoai thoải. Tướng Minh trao nhiệm vụ này cho Chiến đoàn 15 dưới quyền Đại tá Hồ Ngọc Cẩn.[11]

    Cuộc họp mặt tại căn cứ Lai Khê giữa Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, Trung tướng Nguyễn Văn Minh và Đại tá Lê Quang Lưỡng kết thúc mau chóng. Sau 5 ṿng bay trực thăng quan sát, Đại lá Lưỡng chọn ấp Srok Ton Cui làm băi đáp, nơi này nằm về phía Đông cách An Lộc 4 km.

    Ngày 14 tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn 6 Dù được trực thăng vận xuống trước để dọn băi đáp. Ngày hôm sau, Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 8 cùng Bộ chỉ huy của Lữ đoàn 1 nhảy dù xuống theo. Sau đó Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù ở lại Đồi Gió trấn giữ đoạn hậu (về sau bị quân giải phóng đánh tả tơi). C̣n hai tiểu đoàn kia chia làm hai cánh quân song song tiến vào An Lộc nhưng gặp sự phản kích quyết liệt của quân giải phóng, 2 đơn vị này không tiến vào được An Lộc và cũng đứt liên lạc với nhau.

    Sáng 15 tháng 4, quân giải phóng lại ồ ạt tấn công vào mặt bắc thị xă An Lộc. Một số xe tăng quân Giải phóng đă chọc thủng pḥng tuyến phía Bắc, di chuyển xuống đến nửa phía nam thành phố, nhưng một số xe tăng cũng bị bắn cháy.

    Rút kinh nghiệm lần trước, quân trú pḥng tập trung bắn chiến xa, không phải chỉ bằng M-72 mà bằng cả súng phóng hỏa tiễn B-40 và B-41 tịch thu được của Giải phóng quân khi họ xâm nhập thành phố. Trong các cuộc giao tranh này, Giải phóng quân để lộ rơ một khuyết điểm trầm trọng trong kỹ thuật tác chiến trong thành phố: thiếu phối hợp giữa bộ binh và cơ giới. Quân trú pḥng ẩn nấp trên các cao ốc, trong các hầm trú ẩn, tại bất cứ nơi nào kín đáo mà họ thuộc nằm ḷng để chĩa tất cả họng súng đủ loại vào một mục tiêu quá lớn, và quá rơ ràng đang di chuyển trên đường phố, trong lúc đôi bên chỉ cách nhau trong ṿng 10 mét th́ quân trú pḥng tấn công.

    Do Giải phóng quân từ xa tới, không thông thạo đường xá, không biết rơ địa thế bằng những binh sĩ VNCH đang sinh sống tại An Lộc, do đó đă phát sinh thêm 1 số thiệt hại không đáng có.

    Theo tài liệu từ phía quân giải phóng th́:

    "Riêng Mặt trận B́nh Long ta không dứt điểm được. Giữa tháng 4/1972 địch tập trung cố thủ với 5 Lữ đoàn, lực lương Không quân chi viện tăng gấp nhiều lần trong khi ta bị thương vong hao hụt, sức tiến công giảm sút. Rơ ràng thời cơ dứt điểm B́nh Long không c̣n, ta chuyển sang bao vây cô lập."[12]

    Ngày 9 tháng 4/1972 tại Quảng Trị, Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dùng M-72 (súng phóng hỏa tiễn chống chiến xa, thuộc loại vũ khí cá nhân) đă hạ khá nhiều xe tăng của quân giải phóng. Chiến thắng đầu tay này được loan truyền mạnh mẽ trên hệ thống truyền thanh Quốc Gia.

    Cũng trên làn sóng này, kỹ thuật bắn chiến xa cũng được phổ biến, hướng dẫn, giải thích tường tận. Binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, hầu như mỗi người đều có một máy thu thanh bỏ túi dể nghe âm nhạc. Họ biết được hiệu quả của vũ khí chống chiến xa, và các cấp chỉ huy mặt trận cũng không bỏ lỡ cơ hội huấn luyện thêm ngay tại chỗ, như trường hợp của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, ngay sau trận tấn công bằng xe tăng đầu tiên của quân Giải phóng vào An Lộc.

    Ngày 15 tháng 4/1972, Trung tướng Nguyễn Văn Minh dời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đến Lai Khê để trực tiếp chỉ huy mặt trận B́nh Long. Một lực lượng với 20.000 binh sĩ gồm Nhảy Dù, Bộ Binh, Thiết Kỵ được huy động để giải tỏa Quốc Lộ 13.

    Cuộc đổ quân của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù bị thiệt hại nặng ở Đồi Gió. Tiểu Đoàn 6 Dù và một pháo đội gồm 6 khẩu đại bác 105 ly bị bộ đội đánh tan nát vào lúc 17 giờ ngày 21 tháng 4/1972.

    Lúc ấy, Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, đang hoạt động bên trong pḥng tuyến địch, cũng được trực thăng bốc hết về An Lộc vào ngày 16 tháng 4/1972, để tiêu diệt các tổ đặc công của địch lọt được vào thị xă sau hai lần tấn công.

    Lính Biệt Cách Nhảy Dù được huấn luyện để đơn độc chiến đấu, quen cách tác chiến, thói quen và vũ khí của quân Giải phóng, nên kỹ thuật tác chiến cá nhân của họ khá cao. Chính các binh sĩ Biệt Cách Dù đă tỉa các đặc công Giải phóng lẫn vào dân

    Sau khi quân Nhảy Dù bắt tay được với quân trấn thủ, họ liền nới rộng ṿng đai về phía Nam. Không lực Việt Nam Cộng Ḥa và Hoa Kỳ hoạt động mạnh. Pháo đài B-52 dội bom nhiều nơi chỉ cách An Lộc một cây số về phía Bắc, gây nhiều thiệt hại cho quân tấn công. Quân trú pḥng cố nới rộng ṿng đai pḥng thủ, đồng thời di chuyển được chừng 2.000 dân chúng ra khỏi An Lộc để chạy về Chơn Thành.

    "Trận tấn công B́nh Long lần 2 của ta bất thành. Sau 4 ngày đột phá liên tục, 18 trên 25 xe tăng bị cháy hoặc bị hư hỏng nặng..."[13]

    Cuộc tấn công lần thứ 3

    Ngày 18 tháng 4/1972, đợt tấn công thứ ba của bộ đội vào An Lộc bắt đầu. Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, chỉ huy toàn bộ lực lượng trú pḥng, đă cam kết: "Ngày nào tôi c̣n, An Lộc c̣n."

    Thêm 1 số xe tăng quân Giải phóng bị hạ gần Bộ chỉ huy của Chuẩn Tướng Hưng. Pháo đài B-52 tiếp tục dội bom chung quanh. Không lực Việt Nam Cộng Ḥa dồn dập yểm trợ và tiếp tế. Nhưng trước một hàng rào pḥng không mạnh của quân giải phóng, từ đại liên 12.7 ly, các pháo pḥng không 37 ly và 100 ly, hỏa tiễn tầm nhiệt vác vai SA-7 lố nhố trong rừng cao su bao vây An Lộc, không quân VNCH chịu nhiều tổn thất, nhưng cũng chỉ có thể tiếp tế "nhỏ giọt" cho chiến trường.

    Phần lớn kiện hàng tiếp tế cho quân VNCH (thả lơ lửng bằng cánh dù) từ phi cơ thả xuống đều rơi tạt ra ngoài hàng rào pḥng thủ và rơi vào tay bộ đội. Nguồn tiếp tế bị cản trở, Quốc Lộ 13 vẫn tắc nghẽn trong khi quân giải toả vẫn tiến lên 1 cách ́ ạch trước sức chiến đấu dữ dội của các ổ đề kháng do các chiến sĩ Sư đoàn 7 quân Giải phóng đảm nhận.

    Cuộc tấn công lần thứ 4
    Binh sĩ VNCH đang cứu thương cho đồng đội tại An Lộc

    Nửa đêm về sáng ngày 21 tháng 4/1972, quân giải phóng pháo kích trên 2.000 trái đạn đủ loại vào những địa điểm trú pḥng của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, rồi đánh vào thị xă từ bốn nơi khác nhau. Bốn mũi tiến quân cùng khởi động từ ở mặt Đông: tại 2 km về phía Đông Nam An Lộc, tại 3 km về phía Đông Nam, tại 1 km về phía Đông Nam, và tại 5 km cũng phía Đông Nam đều là những nơi có binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa trấn đóng. Tại mỗi địa điểm tấn công, họ sử dụng 5 hoặc 6 chiến xa cùng với một tiểu đoàn bộ đội đi theo hỗ trợ. Và lần này, đặc công Giải phóng bên trong thị xă bắt đầu hoạt động mạnh trở lại để ăn nhịp với các hoạt động bên ngoài.

    Tuy nhiên, do thiếu sự phối hợp, các mũi này không khai diễn đồng loạt, mà lại cách quăng nhau. Mũi thứ nhất lúc 4 giờ sáng, và mũi sau cùng hồi 13 giờ chiều. Nhờ thế, quân trú pḥng có thể yểm trợ cho nhau một phần hỏa lực c̣n lại, và nhất là hỏa lực của không quân.

    Có đến 17 phi vụ B-52 để yểm trợ cho An Lộc trong ngày hôm ấy. Trong số đó có 3 "pass" yểm trợ cho Tiểu Đoàn 6 Dù rút khỏi Đồi Gió, nằm 4 km về phía Đông An Lộc. Nhưng tiểu đoàn này gặp phải hỏa lực hùng hậu của địch gờm sẵn để tấn công mặt Đông Nam An Lộc đúng vào ngày này nên bị đánh tan. Tiểu Đoàn 6 Dù đă "tan hàng" hoàn toàn. Dù vậy, những đơn vị c̣n lại đều đẩy lui được các đợt tấn công của đối phương.

    Trong ḷng nửa phía Bắc thành phố An Lộc, cuộc giao tranh giữa Biệt Cách Dù và đặc công Giải phóng tiếp tục với mức độ ác liệt, tạo thành những mảng "da beo" trên phần đất này. Hàng trăm xác chết của cả hai bên, và của cả thường dân la liệt trong thành phố.

    Đêm 22 rạng 23 tháng 4/1972, Bộ Tư lệnh Miền tung thêm 2 cánh quân, một đánh vào Tiểu Đoàn 8 Dù ở cửa Nam An Lộc, và một cánh quân khác đánh vào Trung Đoàn 15 của Sư đoàn 9 Bộ Binh trên Quốc Lộ 13. Cánh quân đánh Tiểu Đoàn 8 Dù có 2 xe tăng T-54 và 2 chiếc BTR-60 (xe thiết giáp, sức nặng và hỏa lực đều nhẹ hơn xe tăng) yểm trợ. Lúc này, quân trú pḥng đă có loại súng bắn chiến xa mới mang tên XM202 từ M-72 biến cải (do lính Dù đem theo lúc đổ bộ lên An Lộc), có thể bắn liên tiếp 4 phát, với sức nóng 3.600 độ Fahrenheit mỗi trái.

    Do bất ngờ mà cả 4 chiếc xe tăng đều bị cháy rụi. Bộ đội tùng thiết mất tinh thần lại không được xe tăng yểm trợ nên bị đánh bật trở ra. Vị sĩ quan chỉ huy trưởng của Tiểu Đoàn 8 Dù c̣n liên lạc và hướng dẫn phi cơ AC-130 (có gắn pháo 105 ly bắn theo sự hướng dẫn của radar) tiêu diệt luôn 4 xe tăng khác đang chạy về phía đóng quân của Trung Đoàn 15 Bộ Binh VNCH.

    Sau đợt tấn công lần thứ tư, quân Giải phóng thay đổi chiến thuật, tiếp tục pháo kích vào thành phố.

    Trong khi đó, đoạn đường Quốc Lộ 13 giữa Chơn Thành và An Lộc vẫn tiếp tục đánh nhau ác liệt. Bên Việt Nam Cộng Ḥa cố tiến lên. Quân Giải phóng cố sức giữ lại, nhiều binh sĩ của họ trong các hố chiến đấu cá nhân nằm rải rác dọc Quốc Lộ 13 để cản đường, và chỉ điểm cho pháo binh của họ từ xa bắn tới.
    Binh sĩ VNCH nhảy dù xuống An Lộc

    Ngày nào cũng có một số trực thăng VNCH bị rớt nhưng không có chiếc nào hạ cánh nổi xuống An Lộc. Các cuộc chuyển quân cấp đại đội của Nhảy Dù đều bị đánh bật. Về sau, họ phải di chuyển ở cấp tiểu đoàn. Măi đến ngày 8 tháng 5/1972, lực lượng giải tỏa Quốc Lộ 13 mới tiến thêm được 6 km nữa để chiếm làng Tàu Ô, nằm giữa Chơn Thành và An Lộc. Trận giao tranh đẫm máu kéo dài 3 ngày đă gây thiệt hại nặng cho cả đôi bên. Quân Giải phóng đă xây những hầm chiến đấu kiên cố sâu đến 6 mét dưới ḷng đất khiến phi cơ không thể nào phá nổi. Quân giải tỏa phải đánh cận chiến, đánh bằng lựu đạn, và chiếm cứ từng hầm hố, từng địa đạo, từng căn nhà, từng thước đất một.

    Lúc ấy, hai trung đoàn của Sư Đoàn 21 Bộ Binh VNCH tức tốc được trực thăng vận xuống phía Bắc của làng Tàu Ô để rồi đánh thốc xuống, trong khi đó một cánh quân khác từ phía Nam đánh lên. Trước khi chiếm làng này, lực lượng giải tỏa đă phải đối đầu với 4 tiểu đoàn Giải phóng và 2 tiểu đoàn pháo và đặc công tăng cường mạn Bắc làng Tàu Ô. Lực lượng giải tỏa của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa cố lập một pḥng tuyến tại đây, tạo một đầu cầu trên đường tiến vào An Lộc.

    Cuộc tấn công lần thứ 5

    Đúng 0 giờ ngày 11/5/1972, giờ khởi đầu của t́nh trạng thiết quân luật trên toàn lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa, bộ đội mở một màn pháo kích ào ạt thị xă An Lộc. Đến 4 giờ sáng, pháo binh ngừng bắn. Sau khi chịu đợt "tiền pháo," tất cả binh sĩ VNCH đều vọt ra khỏi hầm trú gh́m súng chờ đợi "hậu xung."

    Không lâu sau đó bộ đội Sư đoàn 5 QDND chia 3 cánh từ hướng chính Bắc, Đông Bắc, và Tây Bắc với quân số của mỗi cánh quân ở cấp trung đoàn, được yểm trợ bởi các xe tăng T-54 dẫn đầu đánh ập xuống nửa thị xă phía trên. Ở ngă Đông Bắc, họ đột nhập vào khu Chợ Mới, sát bên pḥng tuyến của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Trận giao tranh tại đây càng lúc càng kéo dài, măi đến 8 giờ 30 sáng. Mặt Bắc thành phố là mặt bị uy hiếp nặng nhất ngay từ đầu cuộc chiến. Các cánh quân tấn công ẩn phục trong đồn điền cao su Quản Lợi và từ Quốc Lộ 13 bây giờ đồng lượt kéo ra như vũ băo.

    Ở mặt chính Bắc và Tây Bắc, quân Giải phóng huy động một lực lượng hùng hậu có chiến xa dẫn đầu để tiến công. Các xe tăng dẫn đầu đă chọc thủng thành công pḥng tuyến Tây Bắc. Theo sau là hai trung đoàn bộ binh. Tuy nhiên đoàn xe tăng phóng quá nhanh làm các bộ đội theo không kịp. Chiến xa tách rời bộ binh, liền lập tức bị quân VNCH dùng hỏa tiễn M-72, XM202 và cả súng B-40 (tịch thu lúc trước) bắn hạ luôn một lúc 8 chiếc. Tuy nhiên, bộ đội kịp thời tràn đến áp đảo, quân VNCH rút lui.

    Đúng lúc hai trung đoàn bộ đội từ mạn Tây Bắc tràn vào thành phố, hàng loạt bom B-52 thả xuống trúng đích, và chỉ cách b́a thành phố một cây số khiến quân giải phóng không thể mở rộng, tạo đột phá khẩu vào thành phố. Chỉ trong ngày này, Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam đă dành cho chiến trường An Lộc 20 phi vụ B-52 với 2.000 tấn bom đủ loại. Một lần nữa quân VNCH lại thoát hiểm.

    Cùng lúc đó, cánh quân thứ tư của Sư Đoàn 9 QDND với một trung đoàn được yểm trợ bởi 10 xe tăng dẫn đầu, đă đánh thốc từ dưới lên trên, theo ngă Tây Nam vào lúc 6 giờ 30 sáng. Lực lượng trú pḥng giữ mặt này chống trả dữ dội nên mũi tấn công không thể tiến thêm được. Tuy nhiên, ở cả hai mặt Bắc lẫn Nam, một số đơn vị đă xâm nhập được vào thành phố và chia thành nhiều tổ chiến đấu nhỏ, buộc quân VNCH suốt ngày 12 tháng 5/1972, phải cố sức đánh cận chiến để đẩy các toán quân giải phóng ra ngoài. Măi cho đến tối, chiến trường mới tạm lắng dịu. Pháo binh lại bắn liên hồi vào bên trong An Lộc.

    Cuộc tấn công lần thứ 6

    Sau 4 tiếng đồng hồ để cho pháo binh tác xạ, đồng thời xếp đặt lại đội ngũ, bộ đội lợi dụng thời tiết xấu với những cơn mưa như trút tấn công vào, từ cả ba mặt Đông Bắc, Tây và Nam. Như vậy, họ đă liên tục tấn công vào 6 mặt chung quanh An Lộc trong 3 ngày liên tiếp. Trong 3 ngày giao tranh, có đến 600 binh sĩ của đôi bên chết ngổn ngang trên đường phố, chưa kể số tổn thất của quân Giải phóng v́ B-52. Do thiệt hại nhiều, binh lính Biệt Cách Dù phải tạo dựng được một nghĩa địa để chôn cất người chết. Nghĩa địa Biệt Cách Dù nằm sát ngôi chợ B́nh Long và được khắc 2 câu thơ:

    An Lộc địa, sử ghi chiến tích

    Biệt Cách Dù vị quốc vong thân

    Gần 40 ngày đă trôi qua, và lực lượng tấn công dù chuẩn bị kỹ càng cũng gặp khó khăn do lương thực và đạn dược cho một trận chiến quá lâu dài với một cường độ khốc liệt như vậy. Bom đạn hàng ngày tàn phá các vị trí tiếp liệu, đánh phá các đường tiếp tế. Vũ khí, đạn dược mỗi ngày một hao ṃn. Trên 20 chiến xa bị bắn cháy. Bộ đội thương vong phải lo di tản... Bao nhiêu sự khó khăn dồn dập trong lúc hậu phương lại quá xa. Mỗi ngày qua đi là gánh nặng càng thêm chồng chất.

    Hàng này, các chiến sĩ giải phóng đă chia nhau đi lượm những cánh dù tiếp tế bị gió thổi bay ra khỏi ṿng đai an ninh của VNCH. Quân trú pḥng Việt Nam Cộng Ḥa cũng chẳng hơn ǵ. Hàng trăm thương binh không được di tản từ 40 ngày qua nằm dài chung quanh các phi trường để mỏi ṃn chờ đợi trực thăng. Nhưng sân bay nào cũng là mục tiêu chọn sẵn của pháo binh giải phóng. Vừa thấy bóng trực thăng thấp thoáng ở đâu là pháo binh câu ngay đến đó. Tuy vậy, thỉnh thoảng một vài phi công gan lỳ cũng đáp xuống được, di chuyển được một số binh sĩ.

    Trong khi đó, càng tiến đến An Lộc, đoàn quân giải tỏa càng bị thiệt hại nặng. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đành thay đổi chiến thuật: Ưu tiên vào việc càn quét những đơn vị chung quanh An Lộc và dọc theo quốc Lộ 13, sau đó dọn đường cho lực lượng Bộ Binh tiến vào An Lộc. Toàn bộ Sư Đoàn 21 Bộ Binh và các lực lượng tăng phái gồm Trung Đoàn 9, Biệt Động Quân Biên Pḥng, Thiết Giáp, Nhảy Dù quyết thu ngắn khoảng cách.

    Pháo đài bay B-52, phản lực cơ và oanh tạc cơ đă ráo riết tấn công để dọn đường. Quân giải tỏa ào ạt tiến lên, vượt được suối Tàu Ô, qua Tân Khai, Xa Cát, Xa Trạch. Nhưng đến trưa 16 tháng 5/1972, đoàn quân này chỉ c̣n cách An Lộc khoảng 3 km th́ bị khựng lại bởi sức phản kích quyết liệt của bộ đội.
    Last edited by alamit; 10-08-2012 at 09:25 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:37 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 12:11 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •