Page 7 of 17 FirstFirst ... 34567891011 ... LastLast
Results 61 to 70 of 163

Thread: Chuyện Bên nhà VN

  1. #61
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    "Văn hóa" báo chí

    - Saigon cô nương





    Thời buổi văn minh nên lúc nào cũng nghe ai nấy la lối lên phải có văn hóa. Cứ đi ra ngoài đường, ngó đâu cũng đụng "văn hóa".
    Nào là công viên văn hóa, nhà văn hóa, khu phố văn hóa, văn hóa giao thông, văn hóa ma chay, văn hóa giao tiếp...
    Đủ thứ văn hóa đầy dẫy chung quanh. Cho nên thứ nào không treo bảng chứng thực th́ e rằng cái món ấy vô văn hóa mất!
    Trong lộn xộn những thứ văn hóa ấy, văn hóa của báo chí rất quan trọng v́ nó có thể tác động, gây ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều người.
    Báo chí đây gồm báo giấy in trên giấy, phát hành ở sạp báo, bán rao hoặc giao tận nhà và báo mạng tức báo trên Net.
    Càng ngày báo mạng càng phổ biến, nhất là giới trẻ và dân thành phố ưa thích v́ so với báo giấy, loại này đăng tin tức phong phú và mau lẹ hơn. Độc giả thích đọc tin mới, chỉ một tiếng sau mở ra đă hỏi vẫn vậy à? Khi chiếc tàu du lịch D́n Kư ch́m trên sông, báo mạng đưa tin chớp nhoáng, cập nhật từng phút. Tới hôm sau, báo giấy phát hành th́ tin đă cũ mèm.
    Thích đưa lên ngay lập tức, không thích rút xuống chớp nhoáng. Khi báo mạng đưa tin người mẫu bán dâm, vài cô người mẫu dọa kiện cáo. Xem chừng chứng cớ chưa vững, báo mạng nhanh chóng rút tin, xóa dấu ngay.
    Đủ thứ tin trên trời dưới đất, Đông Tây kim cổ xó xỉnh nào cũng được lôi ra. Từ hỏa hoạn, giựt nợ... đến đánh ghen, án mạng... có tin nào mà báo không khai thác.
    Báo chí cho thấy đủ thứ chuyện văn hóa trên mọi lănh vực. Ngày nào cũng thấy tai nạn giao thông. Xe gắn máy, xe lửa, xe hơi đụng nhau ầm ầm. Nếu không có sẵn người đứng đó để đụng th́ xe lao lên vỉa hè tông thẳng vào nhà người ta đang ăn cơm. Văn hóa giao thông ở chỗ xe cộ không ai nhường ai, lấn đường, đi ẩu, cộng thêm vào đó cảnh sát giao thông "làm luật"...
    Hay là văn hóa giáo dục. Lũ học sinh thi rớt thật phiền phức v́ khiến nhà trường mang tai tiếng. Người ta đặt câu hỏi trường dạy thế nào mà học sinh rớt. Mặc dù thi lại kỳ 2 tiếp theo th́ cũng trôi thôi nhưng mất công lắm. Phụ huynh sẽ chuyển con em sang học chỗ đậu 100%. Trường sẽ bị ế khách. Nếu trường tư có mà sập tiệm, đóng cửa. Giáo viên bị lôi ra xẻ thịt tại dạy dở nên học sinh mới rớt.
    Ảnh hưởng dây chuyền, ai cũng khổ nên hè nhau tŕnh diễn trôi chảy màn kịch thi cử. Vừa qua trên NET tràn lan các clip giáo viên phát bài giải cho các thí sinh thi tốt nghiệp trung học. Thật tai hại là những thứ đáng lẽ ém nhẹm th́ cứ phơi bày ra một cách... vô kỷ luật. Lỡ lọt ra rồi nên báo chí nhân thể làm ỏm lên. Thực ra những chuyện này có ǵ mới mẻ đâu. Cứ nh́n con số đậu bền bỉ 100% hết năm này sang năm khác, lâu lâu xen vào 97 hay 98% thay đổi không khí cho vui. Khi nguyên nhân lôi ra th́ ai nấy ầm ĩ lên cứ như lạ lắm!
    Văn hóa đám cưới phô diễn cảnh xa xí bạc tỉ giữa người dân nghèo đói chung quanh, đám thiếu niên đua nhau tổ chức sinh nhật ở nước ngoài để chứng tỏ đẳng cấp... Người nghèo tỏ ra không kém bằng cách mỗi lần ăn nhậu, bắc loa đại ca hát suốt đêm trong hẻm nhỏ...
    Văn hóa y tế là vấn đề nhức nhối nói măi không thôi. Nhân viên y tế hống hách, thờ ơ, sản phụ đột ngột tử vong ào ào, người nghèo không được chữa trị, bệnh lạ hoành hành ở Ḥa B́nh, Quảng Ngăi bị bó tay...
    Các loại tin trên đọc chán đời quá. Để thu hút độc giả th́ càng ngày tin tức của báo càng giật gân. Kiếm được tin ǵ lôi cuốn sự ṭ ṃ là phóng ra ngay.
    Chuyện cô gái nhận di sản ngàn tỉ cũng hấp dẫn lắm, nhưng cô ta đóng cửa kín mít rồi bay thẳng ra ngoại quốc. Báo ŕnh rập ghê lắm nhưng không moi được ǵ đành tiu nghỉu quay sang tin khác.
    Rộ lên lôi kéo sự chú ư của độc giả là hoa hậu đi khách hàng ngàn đô. Thật là tin sốt dẻo v́ từ cô này lôi ra cả một đường dây mại dâm gồm người mẫu, ca sĩ, diễn viên... Các cô gái mới lớn không khỏi băn khoăn. Chỉ cần học đến lớp Bảy, lớp Tám rồi nghỉ, gia nhập công việc nhàn hạ này kiếm tiền nhiều và mau lẹ. Suốt ngày chỉ trau chuốt nhan sắc là dễ dàng lên xe xuống ngựa, ăn sang mặc đẹp. Dường như mục đích cuộc sống là làm sao để kiếm tiền bằng bất cứ cách nào. Giá trị của vật chất lấn át, xô ngă mọi giá trị tinh thần.
    Các bài báo hướng tới đa số độc giả lướt tin nên các bài viết đơn giản, thu hút độc giả bẳng cách đưa tít giật gân. Nhiều bài không sâu sắc, hời hợt, không kể khá nhiều báo Net phạm lỗi chính tả, chẳng biết do lỗi đánh máy không, khá nhiều từ ngữ và cách diễn đạt mang nặng ngôn ngữ địa phương, nói sao viết vậy.
    Báo viết đưa tin từng ngày, từng giờ chỉ cần nóng hôi hổi thôi chứ sâu sắc th́ ai có thời giờ nghiền ngẫm. Tin chính luận do một số báo của đoàn thể đưa, c̣n báo thường thường đi vào chính luận làm chi, dính vô làm chi, có lấy lại tin từ các báo th́ cũng lướt qua những thông tin khô khan một chiều.
    Báo mạng thu hút đông đảo độc giả v́ ở đó người ta có thể giấu mặt tha hồ đưa ư kiến. Bài đăng làm sao câu view, câu like, câu comment... nhiều nhiều. Nhiều người xem là coi như tờ báo đó thành công. Lắm khi hấp dẫn không phải nằm trong bài báo mà chính từ những comment chân thật và đa chiều khiến người đọc vô cùng hứng thú.
    Thật ra nội dung bài báo đă hàm ư hướng dẫn dư luận độc giả. Bài báo khen th́ độc giả khen hùa, báo chê th́ khán giả chê theo. Bà mẹ bênh con trong chương tŕnh VN's Got Talent đă tạo nên cả một làn sóng chỉ trích. Cô người mẫu nội y trả lời phỏng vấn về việc cặp nhà giàu: "Không tiền th́ cạp đất mà ăn à". Câu này, qua báo chí ồ ạt đưa tin, đă trở thành một "ranh ngôn" nổi tiếng suốt mấy tuần qua.
    Muốn cho trang web tồn tại, phản ánh cái ǵ hay ho th́ ít, kiếm tin sốc đưa ra th́ nhiều. Lắm khi báo thổi phồng, tạo nên scandal nhiều hơn là chính scandal đó. Tràn lan là các chuyện đại loại hot girl mang bầu, hot boy đồng tính, thí sinh tố cáo ban tổ chức Game Show truyền h́nh gian lận kết quả...
    Tin hấp dẫn nên chỉ trong mấy phút, các báo khác copy - paste liền lập tức. Nếu không có bản tin riêng th́ lấy của nhau chứ phóng viên đâu mà sẵn moi tin thế.
    Báo mạng hơn báo giấy ở chỗ không cần dài ḍng lắm, chữ ít thôi, c̣n th́ cứ đưa clip, h́nh ảnh minh họa... là ăn tiền. Các clip nữ sinh túm tóc, đánh nhau với cảnh sát, hôi tiền đánh rơi, đường ngập nước... được các báo thi nhau đăng. Nhiều h́nh ảnh, nhiều clip nên dễ coi hơn, đỡ đọc... chứ nhiều chữ nh́n mệt quá!
    Báo lúc nào cũng đói tin, nhất là thời buổi tin điện tử phát nhanh như sao xẹt nên phải moi móc đủ thượng vàng hạ cám. Từ g̣ mối h́nh người, buồng chuối mấy chục nải, hoa hậu đi vào ngơ với "trai lạ"...! Báo rầm rộ thổi tin ca sĩ có con với người t́nh trong bóng tối, người mẫu ăn mặc hở hang... Khổ ghê, báo chí cứ lăm lăm chĩa máy ảnh vào mấy bộ y phục thiếu vải làm chi rồi lại lôi mấy cô ra băm. Nhưng nhờ vậy mà cũng ồn ào được hằng tuần.
    Những sự việc tưởng chừng đơn giản qua ng̣i bút báo chí được nâng lên, trở thành hấp dẫn. V́ thế sau một thời gian theo dơi báo chí, dù không thích, độc giả cũng trở nên quen thuộc với loại tin người mẫu nâng ngực, tạt axít t́nh phụ... Đọc hoài thành quen, cũng thấy vui vui, biết được địa chỉ mua axít, có đau ốm th́ tránh đi cái bệnh viện từng bị người nhà bệnh nhân mang quan tài đến trước cổng ăn vạ...
    Nói chung cứ đưa tin sex, t́nh tay ba tay bốn, các ngôi sao giải trí mặc y phục kín kín hở hở... Nhờ vậy thu hút khách, lấy nhiều quảng cáo là sống khỏe. Xem báo NET giống như TV, mới mở trang báo cùng lúc quảng cáo xổ ra đầy màn h́nh toàn bia, nước giải khát, điện thoại đời mới... phát ngộp luôn. Dù sao tiết mục đó cũng được thông cảm v́ báo ǵ th́ báo, không có quảng cáo sao sống nổi.
    Vừa qua mới có một trận chiến v́ báo nọ chê báo kia "lá cải".
    Báo nọ là báo "lề phải" chỉ đăng nghị quyết, người tốt việc tốt, tinh thần vượt khó..., c̣n báo kia là báo "lề trái' chuyên đăng những tin không phải... "lề phải"!!!
    Báo nọ tỏ vẻ khinh thường báo kia toàn tin thập cẩm đúng sai tùm lum. Không c̣n là người hướng dẫn, giáo dục "tư tưởng" cho dân chúng nữa mà chạy theo thị hiếu tầm thường của một số độc giả. Mở tờ báo ra toàn thấy t́nh, tiền, tù, tội... mấy cái tin truyền thống, đạo đức, t́nh cảm... xem chừng bị đè bẹp bởi giật hụi, đốt nhà, giết người cướp của, hiếp dâm...
    Báo lá cải tức khí trả đũa nói cứ đăng toàn mấy cái tin "đúng đường lối chính sách" đó, chẳng thấy cuộc sống thực sự đâu th́ ai mà đọc!
    Nhiều khi đọc mấy cái tin nho nhỏ mà biết được những vấn đề lớn. Chẳng hạn thương gia không đối phó nổi với t́nh h́nh kinh tế đi xuống nên nhiều người mắc bệnh tâm thần, ồ ạt sang mặt bằng v́ kinh doanh ế ẩm, mẹ con sản phụ tử vong hàng loạt do bệnh viện vừa thiếu bác sĩ vừa không có bác sĩ sản khoa...
    Một điều không thể chối căi là báo chí phản ảnh t́nh trạng xă hội.
    Đành mượn lời của hai quan chức. Một ông tuyên giáo cho rằng: "Báo chí phải thông tin nhanh, chính xác, đa dạng và... hấp dẫn".
    C̣n một ông th́: "Báo chí phải có tính thị trường nghĩa là cung cấp cho người đọc món ăn không độc hại và phải... ngon".
    Dù sao cũng phải giải trí một chút cho cuộc sống đỡ nhức đầu. Ngắm mấy tấm h́nh người mẫu ăn mặc hở hang, theo dơi câu chuyện lôi cuốn giữa "chân dài" và "đại gia" cho quên đi Trường Sa, Hoàng Sa, bauxite..., quên đi con số thất nghiệp và vật giá leo thang hằng ngày, quên đi các vấn đề tham nhũng, giáo dục, y tế, ô nhiễm... bao vây chung quanh. Với lại đưa những tin lăng nhăng th́ báo cũng an toàn hơn.
    Mới đây báo đăng Quỹ Kinh tế Mới (NEF) đánh giá trên thế giới, Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của năm 2012, chỉ đứng sau Costa Rica thôi.
    Thấy tội nghiệp ǵ đâu cho toàn thế giới thua kém ḿnh.
    Nếu không nhờ có báo nói th́ làm sao ai nấy biết là ḿnh hạnh phúc hơn người dữ vậy.
    Cám ơn báo chí!

  2. #62
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Những dự đoán về nhà vô địch Euro 2012

    Văn Quang



    Cá độ ở Saigon


    Trong thời gian này, cả thế giới đang nói đến chuyện Euro, cho nên tôi cũng không thể không nói đến Euro từ quốc ngoại đến quốc nội. Một tin tôi cảm thấy vui nữa là hiện nay số người nước ngoài chú ư đến Euro đă tăng rất nhiều. Chỉ trong ba ngày đầu tiên của Euro 2012 số lượng người Mỹ xem qua hệ thống truyền h́nh ESPN với sáu trận đấu, trung b́nh có đến 1,33 triệu người cho mỗi trận. Tăng đến 214% so với Euro 2008.
    C̣n người Việt trong nước th́ hầu như không thống kê được v́ tôi có cảm tưởng như cả nước cùng xem Euro. Mọi chuyện thời sự, xă hội được gác lại. Thế nên tôi cũng không thể không nói đến Euro. Nhất là những dự đoán về nhà vô địch Euro 2012.
    Cho đến khi tôi viết bài này (21-6-2012) Euro 2012 đă được 2 tuần. Có biết bao nhiêu bất ngờ thú vị đă xảy ra. Giai đoạn này ṿng đấu bảng đă xong, đội nào vào ṿng Tứ Kết cũng đă sẵn sàng ra trận.
    Rất nhiều báo trong nước cũng như ngoài nước ngày nào chẳng có những hàng tít lớn nói đến Euro. Bạn đă xem, đă đọc hầu hết những tin tức ấy. Ở đây, tôi chỉ xin ghi tóm tắt lại những sự kiện chính của Euro trong 15 ngày qua ở ṿng đấu bảng và vài điều các ông bạn già của tôi “b́nh loạn” mà báo chí ít đề cập tới.

    Vài nét về ṿng bảng
    Kể từ Euro 2012, FIFA có một thay đổi luật về cách tính điểm. Khi hai đội ḥa nhau cùng điểm sẽ ưu tiên tính đến thắng bại trong đối đầu trực tiếp, không cần biết đến những lợi điểm khác. Sự thay đổi này đă khiến cho các trận đấu ở ṿng bảng thêm phần hồi hộp, hấp dẫn cho đến phút cuối. Dù anh có đứng đầu bảng nhưng khi đối đầu trực tiếp với một đội yếu hơn, anh thua sẽ bị loại. Đội tuyển Nga đứng đầu bảng A về số điểm trong Euro này đă lănh hậu quả trước tiên. Họ chỉ thua Hy Lạp 1-0 trong trận chót là bị loại. Rồi đến bảng C, nếu Ư thắng CH Ireland, trong khi đó nếu Tây Ban Nha đứng đầu bảng này, nhưng nếu để thua Croatia dù chỉ 1 trái cũng bị loại.
    Nhưng rất may là bảng C này không xảy ra một bất ngờ nào. Hai đội Ư và Tây Ban Nha được coi là mạnh nhất vẫn dắt tay nhau vào tứ kết.
    Sự thay đổi luật này của FIFA là một điều đáng khen. Nhưng tất nhiên nó chỉ có giá trị ở những giải đấu lớn và chỉ ở ṿng loại chứ không phải là cho toàn thể các trận bóng.

    Những điều FIFA cần phải sửa đổi
    Ngoài chuyện đáng khen về việc sửa đổi luật đối đầu trong Euro kỳ này, c̣n một số việc mà FIFA phải làm. Cụ thể như việc dùng kỹ thuật để xác định bóng đă hay chưa qua vạch vôi khung thành mà FIFA hứa hẹn từ năm trước cũng chưa làm, đừng nói đến những thay đổi khác để giúp trọng tài quyết định chính xác những pha bóng nhanh trong sân. Trọng tài cũng chỉ là người thường nên đôi khi không thể quan sát tường tận các pha bóng rất nhanh. Thế nên đă có quá nhiều sai sót, oan ức trong những trận đấu quan trọng. Tóm lại những oan ức vẫn c̣n đó, vẫn c̣n là sự nhức nhối trong bóng đá, thua kém hẳn sự minh bạch trong những môn thể thao khác. Xin chứng minh ngay trong ṿng bảng này.

    Trọng tài gà mờ hay gian lận
    Riêng trong bảng D, trận Anh đấu với Ukraine, có thêm sức mạnh Rooney, đội Anh vững vàng hơn trong tấn công. Tuy nhiên Ukraine cũng đă chứng tỏ được tinh thần bất khuất và lối chơi đa dạng. Nhưng họ đă bị trọng tài tước đoạt một bàn thắng rơ rệt khi bóng đă bay qua vạch vôi khung thành. Trọng tài không công nhận bàn thắng, nhưng pha chiếu lại đă cho thấy rất rơ, bóng đă bay qua vạch vôi khoảng 20cm. Có dư luận cho rằng trong tài thiên vị đội Anh bởi trong trận này c̣n cả một pha bóng chạm tay hậu vệ Anh nhưng trọng tài phớt lờ. Nếu hai tường hợp đó được mắt điện tử chiếu lại hoặc chỉ cần xem truyền h́nh chiếu chậm, trọng tài đă có quyết định chính xác. Trận đấu có thể đă thay đổi hoàn toàn. Vậy tại sao FIFA lại không cho phép? Phải chăng đó chính là sự ngoan cố không thể kéo dài lâu hơn được nữa.
    Tin tức cho biết vào ngày 05-7 sắp tới FIFA sẽ họp ở Thụy Sĩ để quyết định vấn đề này. Các ông không quyết định c̣n đợi đến bao giờ? Hơn thế, nhân dịp này cũng nên quyết định cả đến sự minh bạch trong những pha bóng khác, dùng mắt diều hâu như trong quần vợt hoặc TV chiếu lại chỉ mất vài giây. Chắc các ông chưa quên và cả thế giới chưa quên “thiên tài Maradona” với “bàn tay của Chúa” đưa bóng vào lưới đội Anh tại Ṿng chung kết Mexico 86, trong trận đấu Anh gặp Argentina. Bàn thắng này góp phần quan trọng để Argentina giành được suất đi tiếp vào bán kết World Cup và sau đó là đoạt cúp vô địch World Cup 1986. Từ đó đến nay đă có biết bao sự bất công như thế này, các ông vẫn không thay đổi?!
    Không nên nuôi măi nỗi đau c̣n lại của bóng đá, nếu FIFA không thay đổi, có lúc người ta phải nghĩ đến chuyện thay đổi FIFA, dù đó là nơi quyền lực nhất thế giới. Làm cho bóng đá trong sạch, công minh là niềm khát khao của tất cả mọi người đam mê môn thể thao vua trên hành tinh này.

    Lối chơi quân tử, không thèm tính toán
    Cũng ở bảng C này, có điểm cần lưu ư là trường hợp nếu Tây Ban Nha bắt tay với Croatia chỉ cần ḥa nhau 2-2 là Ư có thắng bao nhiêu trái cũng bị loại. Nhưng chuyện đó đă không xảy ra. Trên thực tế, nếu tính toán kỹ, hai đội bắt tay nhau đá ḥa th́ đôi bên cùng có lợi. Thứ nhất là đỡ phí sức, có thể phí cả quân. Thứ hai là loại được một mạnh để đề pḥng hậu họa v́ có thể sẽ gặp trong trận chung kết, thôi th́ cứ loại được “ông lớn” nào hay ông đó. Nhưng Tây Ban Nha và Croatia đă không chơi như thế. Hai đội vẫn đá rất quyết liệt và Tây Ban Nha vẫn chấp nhận nếu thua 1 trái sẽ vui vẻ ra về và Croitia cũng chấp nhận chơi quân tử dù biết ḿnh yếu thế hơn, không cần “đi đêm” với Tây Ban Nha. Cả hai đội đều được khán giả khắp nơi ca ngợi.
    Về phía Tây Ban Nha có một nhận định khác cho rằng họ rất tự tin, không cần bắt tay Coatia để loại Ư v́ dù có gặp Ư ở chung kết, họ cũng thắng.
    Điểm thứ hai đáng khen nữa là CH Ireland dù đă bị loại song họ vẫn đá rất nhiệt t́nh với đội Ư, dù biết có thắng Ư cũng là vô ích, chỉ là cách loại đội Ư giùm người khác mà thôi. Cho nên thua Ư, họ vẫn ngẩng cao đầu ra về như Croatia ra về rất quân tử. Đó là những điểm son chói sáng, xứng đáng làm gương cho tất cả các đội khác trong những cuộc chơi lớn. Nhờ đó khán giả đă được thưởng thức bữa tiệc bóng đá rất thịnh soạn từ đầu tới cuối.

    Những bất ngờ thú vị nhất
    Như tôi đă tường tŕnh ở trên, bất ngờ đầu tiên lớn nhất, hầu như không một b́nh luận viên, một khán giả nào có thể ngờ tới là Nga đang đứng đầu bảng A, điểm cũng nhiều hơn, khí thế cũng hùng mạnh hơn cả 3 đội cùng bảng. Vậy mà họ đă bị đội Hy Lạp, đội được coi là yếu nhất bảng hạ knock out chỉ vỏn vẹn với 1 trái vào lưới trong trận cuối. Đó chính là cảm xúc chỉ bóng đá mới mang lại cho chúng ta được.
    Trong khi đó ở bảng B chẳng có ǵ bất ngờ khi Đức hạ Đan Mạch, chuyện như một lẽ tự nhiên. C̣n Bồ Đào Nha tiễn chân Hà Lan bằng hai phát súng của khẩu đại bác Ronaldo đang tịt ng̣i bỗng lên tiếng “hủy diệt” với 2 bàn thắng tuyệt đẹp

    Con… gà mái Gaulois
    Trận Pháp gặp Thụy Điển. Trong trận này quả thật khán giả không c̣n nhận ra một đội Pháp bay bướm và hiệu quả. Vào trận, Pháp đá uể oải như mơ ngủ. Hàng công rời rạc với những chân sút có hạng toàn bắn chim trời. Hàng thủ lỏng lẻo để các tiền đạo Thụy Điển tung hoành như chỗ không người. Vậy mà huấn luyện viên Laurent Blanc vẫn thản nhiên, không có sự chấn chỉnh nào. Măi đến hiệp 2 mới chịu đưa Malouda vào thay Ben Arfa và sau cùng là tung Menez rồi Giroud vào sân cũng chẳng mang lại điều ǵ. Quả thật người ta bất ngờ v́ không c̣n thấy “Les Bleus” hào hoa như trong trận đấu với Anh và Ukraine nữa, làm nản ḷng người hâm mộ. Nhất là ở Việt Nam, nhiều khán giả c̣n rất yêu đội Pháp. Cụ thể có 5 nhà báo thể thao nữ được mời dự đoán qua TV, hầu như tất cà các cô đều “bỏ phiếu” cho chú gà trống Gaulois. Nhưng gà trống không cất tiếng gáy cũng chỉ như gà mái mà thôi! Có thể ông Laurant Blanc tính toán một điều ǵ đó chăng?
    Trong khi đó Thụy Điển dù có được bao nhiêu cũng đă bị loại. Tuy nhiên họ đă chứng tỏ được ḿnh, với một lối chơi đẹp tận t́nh, họ đă hạ Pháp 2 bàn trắng trước khi từ giă Euro.

    Chuyện xem Euro ở Sài G̣n
    Trong suốt ṿng loại, tôi chưa b́nh phục hẳn v́ nằm nhà theo dơi tất cả các trận bóng. Ở Việt Nam, giai đoạn đầu là các trận từ 11 giờ khuya và 1 giờ 45 đêm. Từ giai đoạn 2 chỉ c̣n những trận cùng giờ 1 giờ 45. Nếu chịu khó ngồi nghe b́nh luận trước trận đấu phải thức vào lúc 1 giờ đêm. Nhưng rất ít người chịu khó nghe các ông b́nh luận viên vào giờ này, ngoại trừ mấy tay ghiền cá độ cần có thêm dữ kiện để cá cho chắc… chết.
    Xem bóng đá ở nhà cũng có cái thú, b́nh luận với vợ xuôi ngược sao cũng được. Một ly cà phê sữa là tỉnh như sáo. Dự trữ sẵn ổ bánh ḿ, phong khoai tây chiên là đủ. Xem xong vào gần 4 giờ sáng. Uống nhiều cà phê, khó ngủ lại, những pha bóng hay dường như c̣n lảng vảng trong đầu.

    Vài nhận xét vặt từ trọng tài đến cầu thủ
    Sáng hôm sau vài người bạn hoặc con cháu đến thăm. Già có, trẻ có và lúc này không có ǵ đáng nói hơn chuyện Euro. Qua một ṿng Euro, tôi nhận thấy ư kiến của chúng tôi gần giống nhau. Ngoài những nhận định như tôi đă nói ở trên, chúng tôi c̣n nhận định vài chuyện vặt vănh nhưng không kém phần quan trọng khác.
    Trước hết là t́nh h́nh trọng tài, với những sai lầm làm ảnh hưởng nặng nề tới kết quả trận đấu và nhất là làm ức chế tinh thần cầu thủ. Thứ hai là những cái thẻ phạt vô duyên và những hồi c̣i thổi việt vị lầm lẫn. Nhưng ở ṿng loại Euro năm nay ít hơn những giải đấu lớn khác. Euro kỳ này thiếu hẳn những quả phạt penalty. Không có trận nào ḥa 0-0. Euro 2012 có tỷ lệ bàn thắng thuộc loại cao nhất lịch sử: trung b́nh 2,5 bàn một trận.
    Thẻ vàng khá nhiều nhưng chỉ có 1 thẻ đỏ.
    Chưa biết ở những ṿng sau, từ tứ kết đến bán kết và chung kết sẽ ra sao. Xin để sau khi Euro kết thúc rồi hạ hồi phân giải.
    Về phần các cầu thủ, không hề có đá ác, đá “đểu”, đá cho què luôn. Hầu hết những lỗi bị phạt chỉ là vô t́nh. Cũng không có chuyện căi cọ với trọng tài hoặc gây sự “oánh lộn” lẫn nhau. Các cầu thủ Âu Châu chơi ḥa nhă hơn. Cũng ít cảnh “ăn vạ” khi chợ chiều làm trận đấu gián đoạn để “câu giờ”. Tất nhiên cũng có nhưng chỉ là vài ba giây thôi. Không đến nỗi câu giờ trơ trẽn đến nỗi trọng tài và… khán giả phải bực ḿnh, muốn đuổi ra sân.

    Thua cầu thủ Việt Nam xa
    Nh́n lại suốt thời gian các đội tuyển trên đấu trường Euro, một ông bạn già đến chơi với tôi, đă có một nhận định khá bất ngờ. Ông nói: “Có ba thứ các cầu thủ quốc tế thua cầu thủ Việt Nam chúng ta xa”. Tôi ngẩn ngơ trước nhận xét chắc nịch ấy. Ông hất đầu, hỏi:
    - Ông có thấy cầu thủ quốc tế ở các trận đấu ở Euro khi trọng tài phạt, cầu thủ thường răm rắp tuân theo, đôi khi có trường hợp bị nghi là oan ức, cầu thủ mới phân trần hoặc nhăn nhó tỏ thái độ phản đối.
    C̣n cầu thủ Việt Nam hơn họ v́ không sợ trọng tài. Dường như bất cứ một hồi c̣i nào nổi lên là lập tức có ngay sự tranh căi của cầu thủ với trọng tài. Dù họ thừa biết rằng có căi cũng chẳng đi đến đâu. Nếu là thẻ vàng, ít nhất có vài ba đồng đội nhảy đến tham gia cuộc căi vă rất hăng. C̣n khi chiếc thẻ vàng thứ hai hoặc thẻ đỏ trực tiếp được mấp mé ở cửa túi trọng tài, tức khắc có ít nhất nửa đội xông ra ngăn cản, căi cọ rất quyết liệt. Cầu thủ c̣n chửi luôn trọng tài, cụ thể như trận đấu diễn ra trên sân Ninh B́nh trong trận đấu giữa Sài G̣n FC và V.NB, cầu thủ Danh Ngọc đă chửi trọng tài, sau đó bị phạt 20 triệu đồng và treo gị 45 ngày.
    Tôi đành gật gù công nhận điều đó hoàn toàn đúng. Ông bạn tóc bạc nói tiếp:

    Tiểu xảo và bạo lực
    - Đó là cái thua thứ nhất. C̣n cái thua thứ hai là bạo lực. Tôi chưa nói đến bạo lực từ phía khán giả kiểu Ba Lan và Nga ở đầu kỳ Euro này. Tôi nói đến bạo lực ngay trong sân bóng, giữa cầu thủ và cầu thủ. Phải công nhận, chơi bóng tṛn là nói đến chút tiểu xảo. Cầu thủ loại “già dơ” th́ tiểu xảo kín đáo dễ qua mắt trọng tài.
    Cầu thủ loại “non dơ” tiểu xảo khá lộ liễu và từ tiểu xảo dễ trở thành bạo lực giữa các cầu thủ với nhau. Cầu thủ chưa phải là nhà nghề thường chơi ác, kê chân, đá bằng gầm giầy… khiến đối thủ rất dễ mang thương tật rất lâu hoặc bỏ nghề.
    Chắc ông c̣n nhớ cú “song phi” của cầu thủ Huy Hoàng vào thẳng người đối thủ, cứ như anh ta đang đánh vơ Tàu với gian phi trong truyện kiếm hiệp. Hai cái chân anh duỗi thẳng như hai cái càng xe ḅ, xuyên thẳng vào đối phương không khác ǵ “Đồ Long Đao”xuyên vào tim kẻ thù. Đó không phải đá bóng, không phải là nét đẹp của thể thao.
    Xem trong Euro ở ṿng đấu bảng này, hầu hết là những pha va chạm vô t́nh. C̣n ở Việt Nam, điều đáng buồn là cầu thủ học cách tiểu xảo nhanh hơn kỹ thuật và cố ư chơi ác hơn là vô t́nh.

    Ăn vạ như Chí Phèo
    - Chuyện thứ ba là chuyện “ăn vạ”. Rơ nhất là khi đội bóng nào thắng mà c̣n chừng ít phút nữa hết giờ là sân bóng rất nhiều anh nằm thẳng cẳng cứ như sắp chết đến nơi. Anh ta nằm co quắp, giẫy giụa, thảm thương như Chí Phèo nằm ăn vạ Lư Cường. Dù là mới chỉ đụng tới cái tay áo là đă có anh “bị trọng thương”, trận đấu phải ngừng, ban cứu thương chạy tới tấp. Hết anh này nằm ở đầu sân đến anh kia co quắp ở cuối sân, nhưng khi vừa khiêng được anh ta ra khỏi sân là ḅ ngỏm dậy, chạy nhanh hơn thỏ, xin vào đá tiếp. Đă đành khi cần th́ phải “câu giờ” th́ phải câu, nhưng câu hợp lệ và có chút “văn minh túc cầu”. Câu lộ liễu và nhiều quá trở thành trơ trẽn khiến khán giả chán nản, trận đấu trở nên tẻ nhạt. Cứ như thế th́ làm sao khán giả c̣n muốn đến sân xem đá bóng được nữa. Đấy là ba điểm các cầu thủ Âu Châu trong ṿng bảng Euro thua cầu thủ Việt Nam xa!
    Tôi hiểu sự so sánh của ông bạn già, ông chỉ mong các cầu thủ Việt Nam tiến bộ hơn, ư thức được “văn minh của bóng tṛn” và có cơ hội lấy lại được ḷng tin yêu của khán giả.

    Những dự đoán trước ṿng tứ kết của các ông bạn tôi
    Sau 12 ngày với 24 trận đấu giàu cảm xúc, đến nay 22-6, Euro 2012 đă bước sang giai đoạn khốc liệt hơn rất nhiều. Những trận đấu “sinh tử không khoan nhượng” chắc chắn sẽ rất hồi hộp. Xin nhắc lại để bạn đọc dễ theo dơi những dự đoán vắn tắt của các bạn bè tôi:
    8 đội vào tứ kết gồm: Trận 1: CH Séc - Bồ Đào Nha. Trận 2: Đức - Hy Lạp. Trận 3: Tây Ban Nha - Pháp. Trận 4: Anh –Ư
    Câu hỏi của tôi thật giản dị. Trong 8 đội vào tứ kết, ông dự đoán 4 đội nào sẽ vào Bán kết? Trong 4 đội vào bán kết, 2 đội nào sẽ vào Chung Kết? Cuối cùng đội nào sẽ vô địch Euro 2012?

    Mời bạn đọc làm trọng tài
    Đă có một số dự đoán xin gửi đến bạn đọc cho vui và nhờ bạn làm trọng tài... ngầm xem ông già nào đoán trúng.
    - Trong số những ông bà chủ báo tôi quen, có nhiều ông cũng mê bóng tṛn. Nhưng không đủ th́ giờ nên tôi chỉ phone cho ông Vi Túy ở báo Văn Nghệ bên Úc. Rất may lại “tóm” được ông Nhất Giang ngồi đó nên Vi Túy bèn “bán cái” cho ông Nhất Giang trả lời phỏng vấn của “quư đài”. Tán dóc vài câu, Nhất Giang vào đề ngay: “Có hai đội tôi hy vọng sẽ vào bán kết và chung kết là Đức-Tây Ban Nha. Cuối cùng Tây Ban Nha sẽ vô địch”. Thế là được một… ông Tây Ban Nha.
    - Người thứ hai trả lời mail nhanh nhất là Khôi Sài G̣n dự đoán: Bốn đội vào bán kết Trận 1: CH Séc. Trận 2: Đức. Trận 3: Tây Ban Nha. Trận 4: Ư - Hai đội vào chung kết: Đức và Tây Ban Nha. Vô địch: Tây Ban Nha. Lại thêm ông Tây Ban Nha nữa.
    - Người thứ ba trả lời nhanh là ông chú Quỳnh Hương của tôi từ San Jose. Ông chỉ đoán đến hết tứ kết. “Tôi dự đoán các đội vào ṿng bán kết là: Bồ Đào Nha, Đức, Anh và Tây Ban Nha”. Coi bộ Tây Ban Nha đắt khách.
    - Anh bạn Quốc Ngọc, phóng viên một tờ nhật báo gửi mail cho tôi dự đoán: 4 đội vào bán kết lần lượt sẽ là: CH Séc, Đức, Tây Ban Nha và Ư. 2 đội vào chung kết sẽ là Đức và Tây Ban Nha. Đức sẽ là đội vô địch! - May quá có một ông Đức.
    - Ông Hoàng Thi Thao từ Cali gửi dự đoán: 4 đội vào bán kết: Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh. Nhưng ông lại không chịu dự đoán đội vào sẽ vô địch.
    - Ông Giáo Thi mê bóng tṛn quên ngủ ở khu Bàn Cờ, dự đoán: 4 đội vào bán kết là: Bồ Đào Nha, Đức, Tây Ban Nha, Ư. 2 đội vào chung kết là: Đức và Tây Ban Nha.
    Đội vô địch là: Đức. May quá, thêm một ông Đức.
    - Tôi gọi điện thoại cho ông Tú Ngứa ở San Jose, mặc dù c̣n đang mệt mỏi v́ bệnh già, nhưng ông cũng không bỏ qua một trận nào trong ṿng bảng. Ông vẫn cười và nghi ngờ rằng: “Không biết tôi c̣n sống để thấy đội vô địch Euro lần này không. Tuy nhiên cứ đoán trước hai cái hy vọng là Đức và Tây Ban Nha”. Chúc ông khỏe để c̣n coi cái World Cup nữa rồi đi đâu hăy đi. Tôi cũng dự đoán Tây Ban Nha sẽ vô địch. Nếu “ngựa về ngược” chắc chắn nhiều anh cá độ sẽ bán nhà, c̣n chúng tôi lại cười ha hả cùng nhau thôi.

    Tây thật ra ŕa
    Có rất nhiều dự đoán, nhưng hầu hết các bạn tôi đều khá giống nhau. Tôi chỉ nêu lên những dự đoán chính. Xem khí thế này, Tây Ban Nha và Đức thắng lớn, không ai nhắc đến “chú gà trống Gaulois” cả. Mời bạn đọc làm giám khảo xem “trận chiến vơ mồm” này ai sẽ thắng? Bài viết đă dài, tôi chưa thể tường tŕnh những cảnh xem Euro và niềm vui nỗi buồn của khán giả tại Việt Nam. Thôi th́ đành để đến cuối kỳ Euro làm một bản tổng kết “tŕnh” quư bạn vậy. - (VQ)

    Saigon, 21-6-2012

  3. #63
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Người đàn bà quả cảm
    Friday, 29 June 2012 21:11 Viết từ Saigon

    - Đoàn Dự ghi chép




    Năm 1997, tại Hà Nội từng xôn xao vụ án bà chủ cửa hàng bán rèm nội thất Công Anh (số 194 phố Cầu Giấy) bị người chồng cũ do ghen tuông đă thuê người tạt axít hủy hoại gương mặt. Người ta bảo sau tai nạn, người đàn bà ấy luôn luôn trùm khăn kín mít chỉ để hở ra đôi mắt và không bao giờ tiếp xúc với người ngoài. Có người lại bảo bà chủ cửa hàng đă bỏ đi biệt tích để không ai nh́n thấy gương mặt xấu xí khủng khiếp của ḿnh.
    Mười lăm năm sau (2012), các phóng viên t́nh cờ gặp lại bà chủ bị tạt axít ngày nào. Trên gương mặt chị vẫn c̣n nhiều vết sẹo, song nụ cười đă trở lại. Bước ra từ bóng tối, người đàn bà đầy nghị lực ấy nay đă trở thành bà chủ của hệ thống cửa hàng kinh doanh các loại rèm cửa trang trí nội thất lớn nhất khu vực Cầu Giấy. Không chỉ làm giàu cho ḿnh, chị c̣n giúp đỡ anh em, con cháu trong nhà phát triển và kinh doanh nghề làm rèm gần khắp Hà Nội.

    T́nh duyên lận đận
    Tên chị là Lê Thị Kim Tiến, sinh năm 1963, tuổi Quư Măo. Chị bảo hồi trẻ chị chẳng tin tử vi tướng số nhưng cái câu “Trai Đinh, Nhâm, Quư th́ tài, gái Đinh, Nhâm, Quư thường hai lần đ̣” h́nh như vận vào người chị. T́nh duyên lận đận đă đành song đau đớn thay, người gây tai họa đến mức khủng khiếp cho chị lại chính là người chồng đă từng một thời chung sống với chị.

    Chị Kim Tiến quê ở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. Gia đ́nh chị có truyền thống nghệ thuật. Bố chị chuyên dạy hát chèo trong huyện, kiêm chủ một tiệm chụp h́nh tương đối khá lớn. Nhà có tới 10 anh chị em, chị là thứ 5. Một nửa số anh chị em trong gia đ́nh đều theo con đường nghệ thuật với các bộ môn ca vũ nhạc kịch. Hồi chị c̣n nhỏ, bố mẹ chị cưng chiều cô bé ngoan ngoăn nhất nhà v́ chỉ có một ḿnh chị là hay lui cui phụ giúp bố rửa ảnh. Gia đ́nh chị lúc đó dù đông con nhưng cũng sống khá sung túc so với lúc bấy giờ, thời bao cấp.

    Học xong trung học, chị thi tuyển vào Đoàn Kịch nói Hải Dương. “Nghe người ta thông báo th́ ḿnh cũng nộp đơn thi tuyển vậy thôi. Không ngờ trúng ngay. Chắc lúc đó ḿnh xinh xắn nên được tuyển”.

    Gia nhập Đoàn Kịch nói Hải Dương được chừng một năm, tức 19 tuổi, th́ chị kết hôn. Chồng chị cũng là một diễn viên kịch nói trong đoàn và là trưởng ban chuyên môn, thầy dạy của chị. Lúc ấy, theo quy định của đoàn kịch, phải công tác từ 3 tới 5 năm mới được lập gia đ́nh. Chị bảo hồi đó c̣n trẻ nên liều lĩnh, đă yêu là yêu hết ḷng nên hai người quyết định làm đám cưới dù phải bỏ đoàn kịch. Cưới nhau xong, hai người phải rời khỏi đoàn, họ bèn dẫn nhau về quê chồng ở huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

    Từ một diễn viên chỉ biết có sân khấu, bây giờ phải lăn lộn với cuộc sống, mỗi sáng chị phải dậy thật sớm, đi bộ cả mấy cây số với gánh bánh rán trên vai tới chợ. Buổi chiều th́ làm ruộng. Cô gái trẻ từ nhỏ lo học và lo rửa ảnh cho cha, chưa quen với công việc chân lấm tay bùn, nên cảm thấy rất cực nhọc. Nhưng t́nh yêu đă giúp chị vượt qua tất cả, “Hồi đó bữa ăn thật đạm bạc, chỉ có rau muống luộc chứ ngay đến nước mắm cũng không có. Lấy muối ḥa với nước mà chấm. Khổ th́ khổ thật nhưng gia đ́nh êm ấm, vợ chồng rau cháo có nhau...”. Rồi chị ngậm ngùi: “Đến lúc bớt khổ, có cái ăn cái mặc th́ lại phụ nhau, say mê người khác, vợ chồng chẳng ở được với nhau”. Các phóng viên hỏi vậy là lỗi tại anh hay chị, chị lắc đầu: “Chuyện qua rồi, nói lỗi tại ai cũng chẳng ích ǵ. Tại cái số của tôi phải qua hai lần đ̣ vậy thôi. Tôi đă cố gắng hết sức nhưng cuối cùng cũng không thắng nổi định mệnh”.

    Năm 1986, sau khi ly hôn, 23 tuổi, chị lên Hà Nội xin gia nhập Đoàn Kịch nói Bộ Nội vụ. Lúc đó chị chỉ là nhân viên hợp đồng, lại có cậu con trai 3 tuổi (cháu Nguyễn Ngọc Linh), chị bảo đồng lương không nuôi sống hai mẹ con nên chị phải tranh thủ đi buôn thêm đồ phụ tùng xe đạp. Công việc buôn bán này đưa đẩy chị gặp anh Nguyễn Văn C, sinh năm 1958, hơn chị 5 tuổi, nhà ở phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Gia đ́nh anh C có cửa hàng chuyên kinh doanh đồ phụ tùng xe đạp. Lúc đó anh C cũng mới ly hôn.

    Vụ tạt axít kinh hoàng
    Năm 1988, chị bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, bất chấp sự phản đối của gia đ́nh phía nhà anh C. Mẹ anh C đến cơ quan chị làm ầm lên, cơ quan buộc chị phải nghỉ việc. Hai người về Hải Dương, là quê của chị, thuê mặt bằng, cũng kinh doanh phụ tùng xe đạp. Đến năm 1993, thấy công việc làm ăn của vợ chồng chị phát đạt nên mẹ chồng chị nguôi giận, bảo hai người về Hà Nội. Không ngờ sau khi thâu tóm kinh tế, bà t́m cách gây chuyện, gièm pha, nói xấu và xúi giục con trai đối xử tệ bạc với vợ. Chị bảo lúc đó chị đă nhiều lần làm đơn xin ly hôn gửi phường Lê Đại Hành nhưng không được giải quyết, bởi v́ người ta đ̣i phải có hộ khẩu mà chị lại không có. H́nh như lo ngại sau này chị tranh giành nhà cửa nên gia đ́nh nhà chồng không cho chị nhập hộ khẩu.

    Không chịu nổi cuộc sống với gia đ́nh nhà chồng quá khắc nghiệt, chị lại ôm con bỏ đi với hai bàn tay trắng. Không nhà cửa, không vốn liếng, chị đem con về ở nhờ nhà chị gái tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    T́nh cờ, năm 1996, hai chị em vào Sài G̣n chơi. Thấy nghề làm mành cửa cộng với rèm trang trí nội thất ở Sài G̣n rất đẹp và rất phát đạt mà Hà Nội chưa có, chị học lóm cách làm rồi quyết định khi về Hà Nội sẽ kinh doanh mặt hàng này.

    Về Hà Nội, hai chị em chung nhau mở một cửa hàng rèm nho nhỏ ở phố Tây Sơn, mang tên Hải Yến. Một lần đưa con đi chơi công viên Thủ Lệ, qua phố Cầu Giấy lúc ấy mới mở đường, chị nhận ra đó là thị trường tiềm năng cho nghề làm rèm sau này, nên quyết định mở cửa hàng riêng, lấy tên cậu con trai có với anh C tên Nguyễn Công Anh. Hồi đó Hà Nội chưa có ai kinh doanh mành, rèm nên cửa hàng của chị rất đông khách, người mua và người cất hàng lúc nào cũng tấp nập, công việc làm ăn của chị hết sức thuận lợi.

    Bà chủ cửa hàng rèm trang trí nội thất Công Anh xinh đẹp, vui tính, kinh doanh giỏi, lại độc thân khiến cho nhiều người đàn ông mơ tưởng là chuyện b́nh thường. Đúng lúc đó, người chồng thứ hai tên Nguyễn Văn C đến t́m chị đề nghị nối lại t́nh xưa. Chị thấy rơ đây là âm mưu của mẹ chồng, thấy việc sản xuất, kinh doanh mành, rèm của chị phát đạt nên muốn vươn tay sang nghề đó bên cạnh việc kinh doanh đồ phụ tùng xe đạp chứ C chẳng yêu thương ǵ chị. Chị không chấp thuận. C đe dọa nếu chị không quay về th́ anh ta sẽ tạt axít. Lúc ấy, chị nghĩ C chỉ dọa cho chị sợ vậy thôi chứ những kẻ đă nói ra miệng th́ chẳng bao giờ dám làm. Nhưng không ngờ, anh ta nung nấu âm mưu tàn độc, cốt hủy hoại nhan sắc của chị để không c̣n người đàn ông nào dám theo đuổi, mơ ước tới chị nữa. Chị vẫn nhớ như in cái ngày định mệnh đó.



    Hôm ấy là ngày 23/8 âm lịch năm 1997. C đến, ngồi ĺ ở cửa hàng của chị từ chiều cho tới tối, năn nỉ ỉ ôi xin chị quay trở lại với ḿnh. Sẫm tối, chị đóng cửa nghỉ, về nhà em gái ở Yên Ḥa. Anh ta lẵng nhẵng đi xe theo sau. Chị đi bộ qua đường, thấy một thanh niên lúi húi bên vỉa hè với chiếc hộp. Lúc ấy mắc về nhà lo cơm nước rồi c̣n làm việc v́ rèm bán rất chạy, hôm nào chị cũng phải thức đêm để may với em và mấy cô thợ tới 1-2 giờ sáng nên cũng không chú ư đến cậu thanh niên kia. Đi tới Trung tâm Thương mại Cầu Giấy, tự nhiên chị thấy h́nh như có chất lỏng ǵ ập vào mặt và cổ ḿnh bỏng rát, giống như có cả một khối bê tông đổ ập vào mặt và thân thể. Chị biết ngay đă bị tạt axít, tay ôm lấy mặt và kêu cứu. Nguyễn Văn C đi phía đằng sau, giả vờ la lên: “Trời ơi, ai cứu vợ tôi với!”. Khi đưa chị vào Bệnh Viện 103 cấp cứu, thái độ lúng túng, bất b́nh thường của anh ta khiến cơ quan công an để ư, nghi ngờ.

    Bị mời về trụ sở công an, Nguyễn Văn C thú nhận chính anh ta là kẻ đă chủ mưu và thuê người tạt axít vợ. Tên thanh niên trực tiếp tạt axít chị đă trốn biệt tích, mấy năm sau mới bị bắt. Nguyễn Văn C bị đưa ra ṭa và bị xử 15 năm tù c̣n tên kia th́ 20 năm tù.

    Chị Tiến kể ngay khi bị tạt axít chị cũng biết C là thủ phạm, nhưng thực sự, trong thâm tâm chị không muốn anh ta bị bắt. Sau này, khi ra ṭa, được phép phát biểu chị vẫn xin giảm án cho anh ta. Thậm chí, trong khi anh ta thụ án tại trại giam Tân Kỳ, Nghệ An, chị vẫn lặn lội vào thăm nuôi, đem cả cháu Công Anh vào gặp cha. Hồi đó, xe cộ c̣n khó khăn, mỗi chuyến đi vô cùng vất vả, lại phải chuẩn bị thức ăn và những đồ tiếp tế. Thấy chị đem con đi thăm C, mọi người trong gia đ́nh rất bất măn, mắng chị: “Đồ điên! Nó làm cho mày thân tàn ma dại đến thế, không chửi vào mặt nó là tốt rồi, c̣n thăm nuôi làm ǵ!”. Chị trả lời rằng anh ta có lỗi đối với chị nhưng dù sao cũng là bố đứa con của chị, chị không muốn thằng bé không biết đến cha.

    Một thời gian sau, chị nghe bên nhà Nguyễn Văn C nói mỉa rằng bây giờ xấu như quỷ, không lấy được ai nữa nên muốn quay trở lại với chồng. Chị thấy bị xúc phạm nên từ đó không đi thăm C nữa, nhưng vẫn làm đơn xin giảm án cho C. Cũng nhờ có đơn đó, C được giảm từ 15 năm xuống c̣n 13 năm tù. Do cải tạo tốt nên 7 năm sau, C được ra trại. Dường như hối hận, C đă đến nhà xin lỗi chị.

    Những ngày điều trị
    Trở lại những ngày Kim Tiến được điều trị bỏng axít tại Bệnh Viện 103. Đó là những ngày kinh khủng nhất trong cuộc đời chị. Thương em gái, người anh của chị tên là Lê Huy Dũng đă xin nghỉ dài hạn không lương công việc lái xe ở Thủy điện Sông Đà, từ Ḥa B́nh xuống Hà Nội chăm sóc cho em. Chị kể trong 9 anh chị em th́ anh Dũng thương chị nhất. Chị có 6 chị em gái, 3 anh em trai, tất cả đều quư mến nhau nhưng không ai thương cô em gái long đong lận đận và chăm sóc chu đáo, tận t́nh như người anh trai ấy.


    Chị nói những ngày ở trong bệnh viện, liên tục lên bàn mổ, lúc nào cũng mê man v́ mới tỉnh cuộc giải phẫu này đă lại phải gây mê cho cuộc giải phẫu khác.

    Cũng may là khi bị tạt axít, theo phản ứng tự nhiên, chị đưa tay lên ôm mặt. Do đó, mắt chị không bị phá hủy, chỉ có bàn tay và cánh tay bị co quắp, năm ngón th́ hai ngón c̣n duỗi ra được, ba ngón kia co lại, gần như dính chặt vào nhau. Để giữ cho đôi mắt của chị, người ta chích thuốc thẳng vào ngay phía dưới mắt. Cứ 15 phút th́ phải nhỏ thuốc một lần, gần chục loại thuốc khác nhau. Chị nghẹn ngào kể rằng mỗi lần đẩy xe d́u chị vào pḥng phẫu thuật, anh trai chị lại ra sân ngồi khóc. Mắt chị không nh́n thấy nhưng chị nghe thấy tiếng nấc của người anh trai ngoài sân. Và chị cũng khóc thầm, khóc v́ thương anh, khóc cho số phận nghiệt ngă của ḿnh.

    Mọi người giấu bố mẹ chị ở Hải Dương về việc chị bị hoạn nạn. Nhưng mẹ chị đọc báo, biết, vội vă lên Hà Nội thăm con. Mẹ chị đă ngất lịm khi nh́n thấy bộ mặt khủng khiếp của con. Sau này, kể cả khi đă được giải phẫu tạm tạm, nhiều lúc nhớ bố mẹ lắm nhưng chị vẫn không dám về quê v́ sợ bố mẹ nh́n thấy gương mặt ḿnh sẽ lại thêm buồn.

    Sau hơn 41 ngày điều trị, chị trốn viện về nhà. Chị bảo không chịu nổi v́ cứ liên tục bị giải phẫu. Trong ṿng 41 ngày mà chị phải trải qua gần chục ca mổ, trên người chỗ nào cũng có sẹo v́ các mảng da được bóc ra để vá trên mặt và cổ đă bị axít hủy hoại. “Người ta lột da con ếch như thế nào th́ thân thể tôi cũng bị bóc ra như vậy để vá. Tan nát hết cả!” - chị nói và nước mắt giàn giụa.

    Trước khi chị trốn từ bệnh viện về, mọi người đă cẩn thận giấu tất cả các gương trong nhà để chị không nh́n thấy khuôn mặt đă bị biến dạng của ḿnh. Nhưng vô t́nh lại để quên tấm gương trong pḥng tắm. Chị nhớ rất rơ, một buổi tối chị vào pḥng tắm và nh́n thấy mặt ḿnh trong gương. Cảm giác lúc đó của chị thật khủng khiếp giống như bất ngờ nh́n thấy quái vật. Trong gương không phải là chị, cô diễn viên kịch nói xinh đẹp ngày nào mà là một bộ mặt gớm ghiếc, dúm dó, méo xệch. Cái mũi thanh tú biến mất chỉ c̣n lại hai lỗ mũi hếch lên. Một bên tai cũng biến mất. Cả gương mặt bị kéo lệch sang phía bên trái. Vùng cổ và dọc hai cánh tay chằng chịt đầy sẹo. Chị kêu thét lên rồi ngất xỉu, đến nỗi hàng xóm cũng phải chạy sang xem có chuyện ǵ.

    Chị kể rằng chẳng biết có phải điềm báo hay không nhưng khoảng một tuần lễ trước khi xảy ra tai nạn, tự nhiên chị nổi hứng rủ mấy người bạn gái đi chụp ảnh tại studio của vợ chồng nghệ sĩ Chí Trung-Ngọc Huyền. Năm đó chị 37 tuổi, mà theo chị th́ đúng là năm hạn. Chị mặc váy cô dâu, gương mặt rạng rỡ hạnh phúc. Mỗi lần nh́n những bức ảnh cũ, quá khứ lại hiện về khiến chị không ngăn được những ḍng nước mắt đau đớn, xót xa cho số phận ḿnh. “Buồn lắm” - giọng chị nghe rất buồn.

    Vượt lên sô phận
    Chị Kim Tiến tâm sự, sau khi bị tạt axít, cuộc sống của chị chẳng khác ǵ địa ngục trần gian. Đó là những ngày buồn chán và đau khổ nhất trong đời. Sống đấy mà như đă chết. Ngay chính bản thân ḿnh c̣n ghê sợ gương mặt của ḿnh th́ thử hỏi những người chung quanh c̣n kinh hoàng thế nào mỗi khi nh́n thấy ḿnh? Đứa con nhỏ của chị cũng không nhận ra mẹ. Mỗi lần chị đưa tay ra bế con th́ nó khóc thét và bỏ chạy. Nhiều lần chị định lên tầng 3 gieo ḿnh xuống tự tử nhưng các anh chị em biết nên bảo nhau để ư canh giữ chị.

    Nỗi đau rồi cũng nguôi ngoai dần khi chị tỉnh táo nhận ra rằng dù thế nào chăng nữa cũng cần phải sống để nuôi con. Mỗi lần nhắm mắt tưởng tượng ra cảnh hai đứa trẻ côi cút không người săn sóc, dạy dỗ, chị lại ứa nước mắt thương con. Các anh chị em của chị tốt th́ tốt thật song tốt đến mấy cũng không bằng mẹ lo cho con.

    Số phận đă như vậy dù có muốn thay đổi cũng không được. Chị quay trở lại với công việc kinh doanh tại cửa hàng rèm trang trí nội thất Công Anh với chiếc khăn lúc nào cũng trùm kín mặt. Chị bảo thời gian đầu, nhiều cô thợ may bỏ việc v́ khiếp đảm khi bất ngờ nh́n thấy gương mặt bà chủ. Nhiều khách hàng tuy biết hoàn cảnh đáng thương của chị nhưng cũng hoảng sợ “lỡ” đến đúng lúc chị tạm tháo chiếc khăn che mặt ra cột lại. Những chuyện như vậy làm chị đau đớn vô cùng mà không bày tỏ với ai được, chỉ biết âm thầm khóc cho số phận.

    May mắn cho chị là khoảng nửa năm sau khi tai nạn xảy ra th́ có một đoàn bác sĩ Mỹ sang giải phẫu, tạo h́nh nhân đạo, hoàn toàn miễn phí. Ca giải phẫu tạo mũi, tạo tai, kéo cơ mặt và vá da cổ suốt mấy ngày liền, họ vừa làm vừa chỉ dẫn để các bác sĩ tại Viện Bỏng Việt Nam học tập kinh nghiệm. Sau khi họ về nước, các việc cấy ghép khác đều do các bác sĩ Việt phụ trách. Theo Giáo sư Tiến sĩ Lê Năm, Giám đốc Viện Bỏng Quốc Gia, chị Lê Thị Kim Tiến là một trong những người đầu tiên được áp dụng kỹ thuật mới trên thế giới tại Viện Bỏng Quốc Gia và do chính ông cùng nhiều bác sĩ trẻ khác mới đi tu nghiệp từ nước ngoài về làm phẫu thuật để hoàn thiện gương mặt cho chị.

    Tính đến năm 2008, sau khi trải qua tổng cộng 47 lần phẫu thuật, chị Kim Tiến đă có thể tự tin, không cần che mạng. Tuy nhiên, những khi cô quạnh, một ḿnh trong đêm vắng, đưa tay lên sờ mặt, nhớ lại những lúc khốn khổ nhất với khuôn mặt khủng khiếp, chị lại lặng lẽ khóc thầm. Bây giờ gương mặt tương đối đă lấy lại gần được như trước, chị khao khát có một người đàn ông để chị chia sẻ nỗi niềm và đỡ đần chị trong việc lo toan cuộc sống. Ba mươi mấy gần bốn chục tuổi đầu rồi, liệu có ai c̣n đến với chị nữa hay không? Chỉ những lúc đau đớn nằm trong bệnh viện, quay đi quay lại có mấy người trong gia đ́nh, lúc ấy người ta mới thấy cô đơn và mới mơ ước có một bờ vai mạnh mẽ để ḿnh nương tựa.

    Và t́nh yêu đă đến với chị như một phép lạ. Năm 2009, t́nh cờ trong một lần họp mặt những người đă từng cộng tác với Đoàn kịch Hải Dương, chị gặp anh - bố của cô con gái Yến Nhi xinh xắn bây giờ. Trong lần họp mặt ấy anh mới dám thố lộ t́nh cảm với chị. Đến lúc đó chị mới biết là có một người đàn ông vẫn yêu thầm nhớ vụng chị từ ngày chị mới gia nhập đoàn kịch. Chị đi lấy chồng, anh quyết định sống độc thân từ đó cho tới bây giờ.
    Sau này, khi hai người lấy nhau, anh đưa ra một chiếc túi màu đỏ, nói rằng lúc chị rời đoàn kịch theo người chồng đầu tiên, anh đă cắt trộm vạt áo dài phục trang của chị mặc trong một vở kịch, về khâu thành chiếc túi làm kỷ niệm. Anh t́nh nguyện xin được săn sóc chị.

    Từ đó về sau, mỗi khi chị đi phẫu thuật, người anh ruột được nghỉ ngơi bởi v́ bên cạnh chị đă có anh. Chị đọc lại cho các phóng viên nghe bài thơ anh viết cho chị bên giường bệnh, khi lần đầu tiên anh đưa chị đi phẫu thuật: “Lần đầu tiên đưa em vàoViện Bỏng / Trong ḷng anh phấp phỏng lo xa / Nh́n em trên chiếc băng ca / Chẳng cầm ḷng được, lệ nḥa ướt mi / Đón về pḥng, vừa đi vừa khóc / Khóc v́ em nhan sắc hao ṃn / Nh́n em ḷng dạ héo hon / Da hồng môi thắm chẳng c̣n như xưa / Trong ḷng anh như mưa như gió / Trách ai kia dạ chó mặt người / Nh́n em thương lắm Tiến ơi / Cho anh chia sẻ phận đời với em”.

    Được bạn bè khuyến khích, anh chị đă làm đám cưới. Cô dâu hôm đó che chiếc khăn mỏng nhận lời chúc mừng của mọi người. Chị bảo sau đó, mỗi lần đưa chị đi phẫu thuật, anh c̣n làm nhiều thơ lắm. Nhờ những bài thơ của anh, nỗi đau về thể xác và tinh thần đối với chị cũng vơi dần. Chị cảm thấy mạnh mẽ, có nghị lực và tự tin hơn. Đến khi cô bé Yến Nhi đă lớn, chị quyết định ngừng phẫu thuật. Chị bảo một phần v́ chị đă t́m được người yêu thương ḿnh thật t́nh, phần khác bị gây mê liên tục cũng có hại, giảm sút trí nhớ.

    Dù cuộc sống đă trở lại cỡ “tám chín mưới phần trăm” so với trước đây nhưng ảnh hưởng của nó cũng vô cùng tàn nhẫn. Chị kể, lúc chưa được đoàn bác sĩ giải phẫu Mỹ kết hợp với các bác sĩ hàng đầu Việt Nam trong Viện Bỏng Quốc Gia chữa lành lặn hẳn, khi bé Yến Nhi mới biết nói, câu đầu tiên cháu hỏi mẹ là: “Mẹ bị làm sao vậy?”. Nh́n gương mặt xinh xắn, đôi mắt ngây thơ trong sáng của con, chị ứa nước mắt không biết trả lời thế nào cho con hiểu. Ban đêm, cô bé có thói quen sờ tai mẹ khi ngủ nên chị thường đặt con nằm ở phía bên tai lành lặn. Một lần, vô t́nh cô bé lại nằm ở phía bên kia. Sờ măi không thấy tai mẹ đâu, con bé hốt hoàng nhổm dậy vạch tóc mẹ ra coi rồi hỏi: “Tai mẹ đâu mất rồi?” và nó ̣a lên khóc.

    Năm 2006, khi cậu con trai lớn đoạt giải nh́ cuộc thi Tiếng hát Truyền h́nh của đài Sài G̣n, các phóng viên truyền h́nh đề nghị phỏng vấn người mẹ đă sát cánh cùng con trai từ Bắc vào Nam và chăm chút cho con trong những ngày đi thi. Chị kể rằng con đoạt giải th́ chị mừng lắm, tự hào vô cùng “nhưng tôi không dám nhận là mẹ của cháu v́ không muốn mọi người biết mẹ của thí sinh lại xấu xí đến như vậy!” - mắt chị ngấn lệ khi nhắc lại kỷ niệm cũ.
    Sau này, đọc báo thấy những vụ án liên quan đến tạt axít, chị nói là vừa kinh hoàng vừa căm phẫn bởi nó c̣n dă man hơn gấp trăm ngh́n lần hành vi giết người. Những nạn nhân bị tạt axít như chị thà chết đi c̣n hơn là sống như vậy. Chị nói những ca phẫu thuật cấy ghép da cũng đau đớn giống như h́nh phạt tùng xẻo thời Trung cổ, mặc dầu có thuốc tê hay thuốc mê nhưng không ăn nhằm ǵ, chỉ được một lúc thôi, sau đó lại đau kinh khủng. Nỗi đau ghe gớm đó khiến bây giờ chị bị ám ảnh, rất sợ lửa. Chị không dám sử dụng bếp gas và lúc nào cũng luôn miệng nhắc nhở mọi người trong gia d́nh phải hết sức thận trọng kẻo bị bỏng th́ nguy hiểm lắm. Theo chị, cơ quan pháp luật cần phải trừng trị những kẻ trả thù người khác bằng cách tạt axít ngang với tội giết người hoặc hơn để chúng không dám làm như thế nữa.

    Bước ra từ bóng tối
    Chị Tiến nói rằng tính ra trong gia đ́nh chị có tới một nửa theo các bộ môn nghệ thuật, ca, vũ, nhạc, kịch. Giờ đây, không c̣n theo nghệ thuật được nữa nhưng chị vẫn ham mê sân khấu như thuở nào. Chị biết nghệ sĩ cần phải có thanh sắc. Th́ thôi, làm đẹp cho đời bằng “nghệ thuật” làm mành, rèm trang trí nội thất vậy. Chị tự hào kể rằng có những vị khách khó tính, đặt làm những tấm rèm cửa ṿm uốn lượn cầu kỳ, không cần biết tới giá cả nhưng khi cửa hàng của chị hoàn thành th́ họ hoàn toàn hài ḷng, hết sức khen ngợi.
    Hơn 10 năm qua, từ một cửa hàng nho nhỏ có tên là Công Anh ở số 194 phố Cầu Giấy, đến nay chị đă có hơn chục cửa hàng lớn nhỏ ở khắp các quận tại Hà Nội. Trong gia đ́nh chị luôn luôn đầy ắp tiếng cười của cả chủ lẫn các cô thợ.

    Chị kể, hồi c̣n nằm trong bệnh viện, chị có quen với một cô gái trẻ tên Tú. Hồi đó Tú mới 16 tuổi, bị người yêu ghen tuông, tạt axít vào mặt hủy hoại dung nhan. Gia đ́nh Tú nghèo, hoàn cảnh rất đáng thương. Mẹ Tú sẵn bệnh đau tim, nghe tin Tú bị tai nạn, đă kêu lên một tiếng, ôm lấy ngực, ngă vật xuống đất rồi mất. Chỉ c̣n một ḿnh bố Tú chăm sóc Tú. Cùng cảnh ngộ nên hai cô cháu rất thân thiết với nhau, nhà Tú nghèo nên chị thường lấy hai phần cơm, ăn chung với Tú. Sau khi Tú b́nh phục, hai người chia tay nhau.
    Bẵng đi hai năm, vô t́nh chị gặp lại Tú. Tú kể chuyện là bố mới mất v́ bệnh ung thư, chỉ c̣n ông nội đă 85 tuổi và một người anh trai. Hiện Tú chưa có việc làm mà cũng không có tiền để giải phẫu, hoàn thiện khuôn mặt, trông ghê gớm quá nên muốn đi làm ôsin người ta cũng chê. Chị thương lắm bèn giúp đỡ tài chánh để Tú chữa trị. Sau khi Tú xuất viện, trông đă tạm tạm, chị dạy cho Tú cách may rèm rồi nhận Tú làm việc trong cửa hàng của ḿnh. Tú rất xẻn nhặt, ăn ở ngay tại nhà chủ, gần như không tiêu pha ǵ. Cứ hễ dành dụm được kha khá tiền Tú lại xin phép chị nghỉ ít ngày để vào Viện Bỏng giải phẫu, “làm đẹp”.

    Năm ngoái, Tú mới lấy chồng. Chồng của Tú là nhân viên trong một công ty tin học ở đường Láng. Hôm đám cưới, chị được mời làm chủ hôn thay mặt cho phía nhà gái. Chú rể bảo chị: “Tú c̣n vài cái sẹo nho nhỏ nhưng trông cũng xinh quá há chị? Em phải theo măi mới tán được Tú đấy”. Chị cười, gương mặt rạng rỡ như đó chính là hạnh phúc của chị.

  4. #64
    Banconong
    Khách

    Một số nhà văn nên về hưu

    “Về hưu” nghĩa là các cụ nên nghỉ viết blog, dừng viết thư thóa mạ người khác và quên luôn chuyện viết thư phản biện…

    1. Nhà văn Phạm Viết Đào

    Cụ Đào sau khi dựng Mỹ làm “thiên tử” ở Biển Đông th́ nay nhảy sang phân tích lĩnh vực kinh tế, cụ phân tích vụ Ecopark với đầy đủ khía cạnh kinh tế chính trị. Khổ một nỗi cụ không hiểu ǵ về kinh tế cả nên phải mượn lời người khác, cụ đặt những câu hỏi về kinh tế đại loại như: “Nếu giảm mức lăi suất trần 12 % có thể kích cầu được nền kinh tế, mở mang được sản xuất kinh doanh th́ sao không hạ xuống 0 % cho nền kinh tế tăng trưởng ào ào, nhất thế giới?”…, với câu hỏi này th́ Ben Bernanke (Chủ tịch Fed, “thiên tử” của cụ) cũng chào thua, không trả lời nổi. Đă thế cụ viết “cái 36 triệu đồng đền bù cho 1 sáo mà nhà đầu tư Công ty TNHH Savills Việt Nam trả cho nông dân Văn Giang nuôi sống họ được bao năm”. Dạ thưa cụ, ở cái nước Việt Nam này, người nào có tí chút quan tâm về kinh tế đều biết thằng Savills chỉ chuyên đi ăn ké thôi chứ nó không phải là thằng đền bù đâu.

    2. Nhà giáo Hà Văn Thịnh

    Nhà giáo Hà Văn Thịnh trong lần về dự hội khóa trường cũ bỗng thấy mấy thằng bạn xưa làm đến… Bí thư tỉnh ủy thế là đâm tức tối, t́m cách moi móc sơ hở và thóa mạ, ra chừng ḿnh là người có học. Blogger Ḥa B́nh và một số blogger khác không chịu được cái tật xấu này nên viết vài entry, đọc ở ĐÂY

    3. Nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập)

    Gần đây Bọ Lập đă ra thông báo: “V́ cần thời gian để kiếm sống, kể từ đây QC sẽ không cập nhật bài vở hằng ngày, QC sẽ không đăng lại bài vở từ trang mạng khác và sẽ khóa c̣m. Đây là entry cuối cùng QC làm theo lệ cũ, sau đó QC sẽ trở về “thuần bọ” 100%”. Vậy là từ trước đến chừ Bọ Lập là một thằng giả dối, không làm theo “lệ cũ” Bọ Lập mới thuần chất, ô hô!

  5. #65
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Vào hè

    - Saigon cô nương






    Mùa hè chính thức vào tháng 6 và kéo dài hai tháng rưỡi. Mùa hè co lại một chút không phải ba tháng nữa, do học sinh được nghỉ tết kéo dài nửa tháng thay v́ một tuần như trước kia.
    Thật ra mùa hè đă chớm từ giữa tháng 5 v́ khi đó học sinh đă thi xong học kỳ II, nửa tháng c̣n lại để giáo viên làm điểm, vào sổ sách và dạy nốt các bài cuối c̣n lại trong chương tŕnh. Thi xong th́ đâu có ai muốn học nữa nên những buổi đến trường cuối niên khóa này có không khí chợ chiều lắm.
    Thật ra, đối với hầu hết học sinh, khoảng thời gian đầu hè ngắn ngủi này mới thực sự là hè. Học sinh lớn bé rủ nhau thành nhóm đi chơi. Lớn đi lên núi xuống biển, vừa vừa đi xi nê, công viên, nhỏ nhỏ vào dạo... siêu thị hay tiệm sách không phải để mua sắm mà là hóng mát máy lạnh!
    Cuộc chia tay tưng bừng không kéo dài lâu v́ khi hè thực sự đến th́ cũng là lúc vào “học kỳ III”. Các lớp hè rầm rộ khai trương nhất loạt, giáo viên tấp nập đi dạy và học sinh tấp nập đi học. Làm ǵ có mùa hè vui chơi. Chuyện đó chỉ nằm trong lư thuyết, nằm trong các bài văn mẫu tả cảnh thôi. Nếu các lớp Văn, Toán, Lư, Hóa, Anh... chưa đủ th́ học thêm bơi lội, nhạc, vẽ... không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang! Phụ huynh bận đi làm, rất sợ con cái rảnh rang chẳng biết chúng làm ǵ ở nhà nên tốt hơn hết là đẩy tiếp vào các lớp để trám hết th́ giờ.
    Đa số lớp hè cũng chừa thời gian vào hè khoảng nửa tuần này cho học sinh nghỉ xả hơi một chút nhưng nhiều lớp đă nhanh chóng chiêu sinh. Bởi nếu chậm chân, lũ học sinh lại ghi danh ở một lớp khác mà không phải lớp này th́ mất mối, nhất là các học sinh sắp thi cử.
    Một học sinh vừa học xong lớp 8, định dành một tháng đi chơi. Tuy nhiên mới đặt chỗ ở công ty du lịch cho chuyến du ngoạn Đà Lạt bốn ngày trốn nóng gay gắt của Saigon th́ bạn bè điện thoại tới tấp cho biết lớp học thêm sẽ nhập học từ cuối tháng 5. Tức là các trung tâm dạy ngay rất sớm từ đầu hè để có rộng thời gian luyện gà chọi vào lớp 10 năm tới. Đó là một kỳ thi có người ví von cũng gay cấn, khổ luyện không kém kỳ thi đại học!!!
    Ai cũng chăm chăm vào trường công. Vài trường thuộc nhóm đầu dành cho học sinh xuất sắc. Nhóm đầu như Nguyễn Thị Minh Khai, Trưng Vương, Bùi Thị Xuân... c̣n kẹt lắm th́ “phải” vào nhóm 2 điểm kém hơn, chứ tính toán không kỹ cuối cùng không chen chân được vào trường nào, phải ghi danh trường tư học phí cao. Mặc dù trường tư cũng khe khắt, dạy giỏi không kém nhưng đa số dành cho học sinh nội trú từ tỉnh lên hoặc cha mẹ bận làm ăn xa.
    Học sinh bỏ hết dự định du lịch, các chuyến thăm viện dưỡng lăo, trại mồ côi, bỏ hết các lớp đánh cờ, ngoại ngữ... để nhảy vào các trung tâm, các ḷ luyện tập trung sức chiến đấu cho thi cử.
    Trung tâm luyện thi chất lượng cao, chứ không phải chất lượng b́nh thường, chỉ nhận ghi danh từ đầu khóa. Học sinh đến trễ khi lớp đă học rồi đành tiu nghỉu về kiếm chỗ khác học, v́ để “bảo đảm chất lượng” và giữ thương hiệu, trường dứt khoát đóng sổ chứ không nhận học sinh lai rai...
    Học sinh đang học lớp 11 c̣n căng thẳng hơn nữa v́ sẽ phải trải qua hai kỳ thi liền nhau: Thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học. V́ thế, cuối tháng 6 đă vào chương tŕnh lớp 12. Năm tới niên học sẽ kết thúc sớm hơn các lớp khác để lấy thời gian luyện thi đại học. Thi và thi... Con đường học hành toàn thi cử gian truân. Bởi vậy không lạ khi cứ đến mùa thi là các pḥng tư vấn tâm lư, bác sĩ tâm thần đâm ra đắt khách.
    Mạnh ai nấy tiên đoán để ghi danh thi đại học, không phải vào trường đúng sở thích, v́ chỉ có số ít học sinh xuất sắc mới chọn vào trường đúng sở thích, c̣n lại hầu hết học sinh chỉ ráng chọn trường nào có điểm đậu thấp, hoặc môn ít người thi, để dễ lọt vào. Học môn nào cũng được miễn qua được cánh cổng vũ môn quá hẹp.
    Mặc dù được tiên đoán Kinh tế vẫn đang là ngành thời thượng “nhất Kinh (tế) , nh́ Y”. Ai cũng ưa Tài chánh, Tín dụng, Ngân hàng... ra làm những công việc có dính dáng đến tiền bạc nhưng những ngành này băo ḥa rồi. Chứng khoán đi xuống, ngân hàng th́ sát nhập, dư người... nên Kinh tế rất dễ thất nghiệp.
    Nhà anh Thạch có con năm nay thi vào đại học. C̣n hai tháng nữa mới thi tuyển vào khối đại học, cao đẳng. Anh Thạch bỏ hết công ăn việc làm để o bế con gà ṇi. Sáng đi làm trễ chút xíu (khoảng gần tiếng đồng hồ) để chở con luyện thi môn Toán ở quận Tân Phú, chiều về sớm hơn (cũng khoảng một tiếng thôi) đến nhà cô Vật lư ở G̣ Vấp, 10 giờ tối đứng ngáp chờ trước cửa trung tâm luyện thi cấp tốc môn Sinh ở quận 6... Cha mẹ lo lắng dốc hết công sức, kỳ vọng vào con. Áp lực mạnh dồn đến nỗi khi vận may không đến, có học sinh tuyệt vọng tự tử, t́m đến cái chết tức tưởi.
    Đó là trường hợp của những gia đ́nh khá. Miền quê, tỉnh xa... những học sinh nhà nghèo và chưa đến năm thi xoay ra t́m việc làm kiếm thêm để phần nào trang trải học phí cho niên học mới. Lũ tṛ nhỏ độc quyền bán vé số v́ chỉ cần đi bộ lân la chứ không đ̣i hỏi sức lực, khéo tay. Vào mùa hè, đi đâu trong thành phố cũng thấy những đứa bé nhỏ xíu, đen nhẻm, gầy g̣ với ánh mắt rụt rè ch́a xấp vé số. Học sinh lớn hơn đi làm mọi công việc: bóc vỏ tôm, đăi quặng, phụ việc hàng quán, phụ hồ... Cho nên vài năm nữa, nếu không c̣n sức theo đuổi việc học, lũ học sinh này đă quen thuộc lắm với đời sống bôn ba, lăn ngay vào cuộc mưu sinh với đủ thứ nghề vất vả nặng nhọc tha hương...
    Ai cũng kêu mùa hè năm nay nóng hơn năm trước. Mỗi năm mỗi nóng hơn. Càng ngày thời tiết càng nóng. Đáng lẽ mưa mang lại mát mẻ nhưng khi cơn mưa vừa dứt, trời lại oi bức ngay.
    Lư do theo khoa học là sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Cứ nh́n ngay trước mắt, nhà cửa san sát, các ṭa nhà cao tầng thi đua mọc lên toàn cửa kính, bê tông... không một bóng cây, ngọn cỏ. Kênh rạch nếu không ô nhiễm, đặc lừ bốc mùi hôi th́ cũng bị lấp đi, đặt cống hộp, nhường chỗ xây nhà...
    Nóng quá thể là nóng. Ngồi dưới cánh quạt trần mà người vẫn ướt đẫm mồ hôi. Buổi trưa, buổi tối cả gia đ́nh nằm lăn dưới đất mặc dù bác sĩ đă cảnh báo ngủ đất có thể bị đột quỵ. Ba cái quạt chạy hết số tỏa ra làn gió khô rang. Và thêm một cái quạt dự pḥng, cái nào hỏng th́ thế vào ngay. Sáng dậy ai nấy váng vất, mệt mỏi v́ gió quạt lùa mạnh thẳng vào người.
    Ông Hoài là Việt kiều về Việt Nam định cư hẳn. Mặc dù vốn ở vùng cũng không lạnh cóng lắm nhưng ông cũng không chịu nổi cái nóng vào hè. Từ phi trường về nhà, ông ở trong pḥng máy lạnh suốt cả tuần, sáng sớm và chiều tối bớt nắng, có gió phe phẩy, ông mới lần ra ngoài hiên để quen dần cái nóng ở quê hương nhiệt đới.
    Bà Minh đi họp bạn đồng môn thời trung học, gặp lại cô bạn thân sau ba mươi lăm năm. Cả ngày trời nghe cô bạn tả cảnh xứ người sáng dậy sớm xúc tuyết phủ kín xe hơi, cày một ngày ba job, vợ chồng cả ngày không nh́n thấy mặt nhau... Thấm thía câu “thiên đường ở đâu xa, thiên đường ở ngay trong nhà ta”. Bà quyết định gom chén hụi mười lăm triệu sửa lại pḥng ngủ, gắn cái máy lạnh cho cả nhà nằm ngủ một giấc ngon lành tới sáng.
    Đă nóng c̣n thiếu nước. Nguyên con hẻm không biết v́ cuối đường ống nước hay ống chính bị bể mà nước chảy rất yếu, đến hai giờ sáng nước bắt đầu mạnh hơn. Nhà nhà lục tục bật đèn canh hứng gịng nước ti tỉ vào các xô, chậu, nồi, gáo... đến ba giờ nước ngừng, lại tiếp tục đi ngủ.
    Khắp nơi lại nhan nhản hàng nước sâm, nước mát... nhưng dù pha đường và hương liệu mua từ chợ Kim Biên th́ các xe nước ngoài đường cũng không đắt khách như mọi năm. Một ly nước mát giá bốn, năm ngàn so với hai, ba ngàn trước kia khiến người mua cũng chùn tay trong cơn băo giá.
    Một phần người ta cũng ngại ăn uống ngoài đường khi ngày nào cũng có các vụ thực phẩm nhiễm độc bị khui ra.
    Sợ quá, Công ty THT chuyên sản xuất nước đóng chai nhăn hiệu Dr. Thanh, C2, Trà xanh... có kho chứa nguyên liệu quá đát, chai nước bị kết tủa sủi bọt trắng và vẩn lên các “vật thể lạ” như bông g̣n, lá cây... Sau một thời gian dài uống nước ngọt có gas th́ trà xanh là mặt hàng rất được thị trường ưa chuộng nhưng sau việc này, ít ai dám uống trà chai nữa. C̣n nước suối, nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai th́ bị nhiễm khuẩn, nhiễm sinh vật lạ, nhiễm... đủ thứ! Nước đá tinh khiết lẫn đất cát... Nhiễm nhiều quá, kể không xuể.
    Nắng cháy da. Giữa trưa ra đường khó nhận được người quen v́ phụ nữ nai nịt gọn gàng kín mít từ đầu tới chân: găng tay, vớ chân, khẩu trang, không kể áo choàng và cả khăn phủ chân nếu mặc váy.
    Thời tiết là chuyện nhỏ, bên cạnh đó c̣n những chuyện khác mới thực sự làm người ta nóng điên.
    Đầu tiên là vụ Vinalines lỗ lă một cách kỳ cục nhưng cục trưởng cục hàng hải bị khởi tố một cách muộn màng! Biển Đông nóng trên bàn hội nghị Asean, các ngân hàng giải tán và sáp nhập khiến dân chúng đâm ra hoang mang, nếu không sợ ban đêm ăn trộm vào nhà cứa cổ th́ chắc chẳng ai muốn gửi tiền vào ngân hàng làm chi để lúc nào cũng phập phồng...
    Nhẹ hơn có cháy nhà liên tục dù đang cơn mưa, sản phụ tử vong lia chia tại bệnh viện, tiểu thương bỏ chợ v́ quá ế, sạt lở nhà ven sông ở An Giang, vườn thượng uyển trăm tỉ của con bí thư Hải Dương...
    Gần hơn là phụ huynh đạp đổ cổng trường để mua đơn cho con vào lớp 1, nguyên nhân cháy xe hàng loạt được các nhà khoa học kiếm ra là do “lửa”. Nặng tính scandal là hai thanh niên đồng tính làm đám cưới theo đúng nghi lễ truyền thống cha mẹ đặt ra, hay là siêu mẫu xài sang dùng y phục trang sức hàng chục triệu, trăm triệu, hàng tỉ...
    Hay là mười hai tập đoàn nhà Nước nợ hơn 218 ngh́n tỷ đồng... Mấy cái chuyện nhà nước nợ nhà nước này thật ra cũng b́nh thường, quen thuộc!
    Những sự việc này thiêu đốt cơn nóng vào hè.
    Dù sao cũng có một mùa Euro sắp tới khiến người dân có chuyện dán mắt vào ti vi, để may ra quên đi phần nào cơn nóng quay quắt...

  6. #66
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654

  7. #67
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    Đúng là "sinh như ruồi":


    "...Làng Cồn Sẻ, xă Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch như một ốc đảo nằm giữa bốn bề sông nước của ḍng sông Gianh; nhưng lại đang giữ kỷ lục về “siêu đẻ”. Ở làng này một cặp vợ chồng sinh đến 10 đứa con là chuyện b́nh thường, c̣n 7 - 8 đứa th́ không tài nào đếm xuể…"
    Last edited by Dr_Tran; 09-07-2012 at 06:49 AM.

  8. #68
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Lư luận của ông độc quyền và sự thật

    Văn Quang

    Giá điện tăng 5% kể từ sáng ngày 1-7 làm lu mờ những câu chuyện về Euro 2012. Ngay trước khi trận chung kết giữa Tân Ban Nha và Ư diễn ra vào ngày 1-7, ở Việt Nam là vào đêm 1-7 bước sang 2-7. Ngay buổi sáng hôm 1-7 người Việt Nam chưa xem trận cuối cùng hứa hẹn rất hào hứng đă xen vào nỗi lo giá điện nước tăng, xem trận chung kết rất hay song không trọn vẹn. Nỗi lo vẫn ám ảnh trước mặt.
    Cũng cần phải kể đến nạn cá độ bóng đá, “hậu Euro” đă và đang để lại những hậu quả lớn lao và lâu dài. Kỳ trước, tôi đă tường thuật những nét chính, chắc các bạn đă biết qua rơ rồi, nó cũng là nỗi ám ảnh trong nhiều gia đ́nh.

    Chuyện Euro đă thành lạc hậu
    Thế nên sau trận chung kết này, hầu hết những người hâm mộ bóng đá cũng chỉ c̣n nhớ đôi điều về Euro năm nay.
    “Thằng Tây Ban Nha ăn Ư tới 4 trái, không ai ngờ tới được. Có người bực ḿnh cho rằng cầu thủ Ư bán độ. Tôi không tin bởi thực lực đội Ư chỉ có thế. Trận trước Ư đá rất hay thắng Đức, nhưng trận này lại đá rất dở với TBN, bởi lối đá của “thằng Tây” quá linh hoạt, chẳng biết đường nào mà đỡ. Thằng nào cũng là tiền đạo, thằng nào cũng sút được hết, không chỉ có môt hai anh như Balotelli, như Pirlo của Ư. Nó thua là đáng đời. Nhưng thôi quên nó đi, giá điện nước đang tăng, giá ngoài chợ cái ǵ cũng tăng, thế mà nói làm phát giảm th́ giảm ở cái chỗ nào? Hay là giảm với các ông chuyên tính toán, vẽ sơ đồ cho nhà nước. Lo làm ǵ chuyện tận Ba Lan, lo chuyện cơm gạo áo tiền của vợ con ḿnh chưa xong”. Có lẽ người b́nh dân chỉ lư giải “ngây thơ” cái ǵ cũng tăng là lạm phát tăng.
    Đó là đại ư những câu chuyện của mấy anh tài trẻ chờ khách trong cái “bến xe ôm” ở đầu mấy cái ngă tư thành phố và dân đầu chợ. Những cái bến xe ôm tự phát, không ai tổ chức, nó tự động mọc lên ở những địa điểm thuận tiện cho việc đón khách. Đôi khi có cả mấy chị bán cây cảnh, anh hàng quà rong ghé vào góp chuyện.
    Cho nên bây giờ nói đến chuyện Euro trở thành lạc hậu, có thể nói là xa xỉ, chuyện đó chỉ dành cho những ông rủng rỉnh tiền bạc, ngày rộng tháng dài, điện nước có tăng cũng chẳng ảnh hưởng ǵ tời đời sống của gia đ́nh họ. Người yêu bóng đá không c̣n được hưởng cái dư âm ngọt ngào của những ngày hội bóng đá lớn như Euro, như World Cup vừa qua. Họ không c̣n hào hứng để biết Torres hay Xavi, anh nào lănh giải quả bóng vàng, anh nào là cầu thủ xuất sắc nhất nữa. Euro chỉ c̣n lại trong kư ức lơ mơ của người b́nh dân và rồi nó sẽ lu mờ dần vài ngày là mất hẳn.
    Những câu chuyện cửa miệng của các bác xe ôm, của mấy chị bán hàng rong phản ảnh trung thực nhất t́nh h́nh sinh hoạt của đại da số người dân. Chẳng phải chỉ có thành phần người lao động đó lo ngại mà ngay cả những gia đ́nh công tư chức, gia đ́nh trung lưu, ngay cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa quanh đây cũng đang méo mặt về chuyện tăng giá điện.

    Lư luận của ông độc quyền
    Giá điện sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh đồng loạt được điều chỉnh, với mức tăng trung b́nh 65 đồng, tương đương 5% lên trung b́nh 1.369 đồng mỗi kWh (chưa bao gồm VAT). Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) cho rằng, việc điều chỉnh giá bán điện ngày 1-7 có tác động động không lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân (?).
    Các gia đ́nh nghèo, gia đ́nh có thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh mỗi tháng không bị tác động do giữ nguyên giá bán điện. Các nhà sử dụng điện sinh hoạt b́nh thường 100 kWh mỗi tháng tăng chi 4.200 đồng mỗi tháng, sử dụng 150 kWh tăng chi 8.600 đồng, sử dụng 200 kWh tăng chi 14.050 đồng, sử dụng 300 kWh tăng chi 26.050 đồng, sử dụng 400 kWh tăng chi 38.950 đồng.
    Thật ra quyết định tăng giá điện được đưa ra trong bối cảnh EVNthua lỗ vànợ đọng các đối tác hàng ngàn tỷ đồng.Đúng lúc này, chỉ số giá tiêu thụ cũng đang ở mứcthấp kỷ lụcsuốt 38 năm qua. Một số ư kiến cho rằng có thể tận dụng bối cảnh này để điều chỉnh một cách hợp lư giá các mặt hàng thiết yếu đang phải ḱm nén lâu nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh cáo CPI âm hiện nay phần lớn dosức mua của người dân kiệt quệv́ kinh tế suy giảm, lợi tức của từng gia đ́nh sa sút.
    Sau khităng hơn 15%vào tháng 3 năm 2011, giá điện tiếp tụctăng lần thứ hai trong năm vào ngày 20-12-2011, lên 1.304 đồng mỗi kWh, tăng 62 đồng, tương đương với 5%. Ngành điện cho biết, với mức tăng này, EVN thu thêm được khoảng 6.000 tỷ đồng và chỉ đủ bù lỗ cho chi phí môi trường rừng khoảng 700 tỷ đồng, chi phí nhiên liệu trong năm 2012. C̣n khoản lỗ 10.000 tỷ đồng, EVN vẫn chưa thể giải quyết được. Đó là vấn đề của EVN trong chiến lược kinh doanh.

    Lạm phát cao đánh vào đời sống người dân
    Về phía người dân, tỉ trọng thu nhập của người dân tiêu pha cho việc ăn uống ngày càng cao tất yếu mức sống của người dân càng thấp. Lạm phát ở Việt Nam đang quá cao và là một thứ “thuế” rất nặng đánh vào đời sống người dân.
    Lạm phát tháng 6-2012 giảm nhưng giá cả hàng hóa vẫn đứng ở mức cao. So với tháng 12-2011, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,52%, nhưng nếu so với cùng tháng này năm 2011, chỉ số giá tiêu thụ đă tăng đến 6,9%.
    Hiểu một cách đơn giản nhất, lạm phát là hiện tượng tăng giá của hàng hóa khiến cho cùng một mức tiền nhưng chỉ mua được số hàng hóa ít hơn. Khi giá tiêu thụ tăng lên, lợi tức không tăng tương ứng nên người dân phải giảm lượng tiêu thụ hoặc giảm loại hàng hóa, làm dịch chuyển sức mua.
    Cụ thể, ông chủ tịch Hiệp Hội Siêu Thị Hà Nội, ông Vũ Vinh Phú, cho biết theo thống kê của hiệp hội, số người mua sắm tại hệ thống siêu thị Hà Nội 6 tháng đầu năm nay đă giảm một nửa so với trước. Doanh số bán hàng phi thực phẩm giảm rất mạnh do cơ cấu giỏ hàng của khách mua hiện nay phần lớn là mặt hàng lương thực, thực phẩm phục vụ ăn uống hằng ngày, chiếm đến 80%.
    Bà Dương Thị Quỳnh Trang, giám đốc đối ngoại của hệ thống siêu thị BigC, cũng nhận định: Doanh số bán hàng của các mặt hàng gạo, thịt, trứng, đường… nhích lên trong khi hàng may mặc, tivi, tủ lạnh… bán ngày càng chậm.

    Không c̣n tiền để nâng cao đời sống
    Kết quả điều tra xă hội học về đời sống dân cư năm 2010 do Tổng Cục Thống Kê công bố cho thấy người dân đang phải dành quá nửa thu nhập để chi tiêu cho ăn uống hằng ngày. Năm 2002, tỉ trọng chi cho ăn uống chiếm 56,7% trong chi tiêu đời sống và đến năm 2010 giảm xuống c̣n 52,9%. Tỉ trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỉ trọng chi ăn uống càng cao th́ mức sống càng thấp và ngược lại.
    Trong những hàng hóa gồm 10 nhóm tính CPI hiện nay, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (gồm lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đ́nh) chiếm tới 42,85% tỉ trọng cả nhóm hàng hóa. Điều này cũng cho thấy cơm ăn, nước uống vẫn là vấn đề quan trọng nhất của người dân, chiếm tỉ trọng gần bằng tổng số tiền các nhu cầu khác cộng lại. V́ vậy, sau khi lo cho đủ cơm ăn, nước uống và dành một phần để dành, người dân không c̣n tiền để chi cho các hàng hóa, dịch vụ khác nhằm nâng cao phẩm chất cuộc sống.
    Báo cáo kết quả nghiên cứu tâm lư, thái độ người tiêu thụ của người dân TP Sài G̣n năm 2011 do Báo Sài G̣n Tiếp Thị thực hiện cũng cho thấy ăn uống chiếm 34,3% tổng thu nhập của người dân. C̣n lại, khoảng 30% để dành và tất cả các nhu cầu khác như học hành, chữa bệnh, vui chơi giải trí, mua sắm thiết bị gia đ́nh… đều gói gọn trong hơn 30% thu nhập c̣n lại.
    Theo chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân, tăng trưởng thấp, lạm phát vẫn cao đang khiến người dân phải vật lộn với cuộc sống. Trong hoàn cảnh này, số người nghèo không những không giảm mà c̣n tăng lên do khả năng trở lại cảnh nghèo ở một bộ phận dân cư rất cao.
    Viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam Trần Đ́nh Thiên nhận xét lạm phát ở Việt Nam đang quá cao và đây là một thứ “thuế” rất nặng đánh vào đời sống người dân.

    Người dân phải gồng gánh cả những thua lỗ của ngành điện
    Đă có rất nhiều ư kiến của các chuyên gia kinh tế khi đề cập việc điều chỉnh tăng giá điện 5% vừa qua của Bộ Công Thương. Các chuyên gia cho rằng đây không phải thời điểm thích hợp cho việc tăng giá, nhất là tăng với những lư do Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đưa ra.
    Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng thực ra chỉ có một lư do giải thích hợp lư việc tăng giá là lấy kinh phí này để bù vào những khoản lỗ trong các năm trước. Và tăng giá điện c̣n để bù vào những khoản lương “khủng” của lănh đạo ngành điện, thay v́ chi phí sản xuất.
    EVN đang tính giá điện theo cách “gom” mọi chi phí đầu vào để ra giá thành. Điều này chẳng khác nào bắt người dân gồng gánh những hoạt động đầu tư ngoài ngành thua lỗ của ḿnh. Trong khi người dân lại không thể kiểm soát được đâu là chi phí sản xuất, chi phí đầu tư ngoài ngành… EVN là tập đoàn nhà nước được ưu ái về nhiều mặt từ vốn, đầu tư… nhưng không giúp cho việc giảm giá điện mà c̣n tăng liên tục trong thời gian qua.

    Một đ̣n nặng vào các doanh nghiệp
    TS Lê Đăng Doanh nói: Điện là yếu tố đầu vào của hàng loạt ngành sản xuất nên tác động từ việc tăng giá sẽ lớn hơn nhiều mức công bố của EVN, nhất là việc lợi dụng tăng giá điện để “té nước theo mưa”. “Có thể sau vài tháng, người ta mới thấy tác động trực tiếp của việc điện tăng giá nhưng chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều so với dự báo của EVN và không thể là “tác động không đáng kể”. Ông lo ngại doanh nghiệp đang phải xoay xở với hàng loạt khó khăn trước mắt, nay điện tăng giá, giá nước cũng tăng gấp rưỡi từ ngày 11-7 chẳng khác nào bồi thêm một đ̣n nặng nề cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí, đẩy giá thành sản phẩm tăng lên nhưng giá bán lại khó điều chỉnh nên càng khó khăn.
    Các chuyên gia kinh tế lo ngại doanh nghiệp sẽ bị bồi thêm đ̣n nặng vào hoạt động sản xuất kinh doanh đang bị đ́nh trệ hiện nay. Trong kết quả rà soát số lượng doanh nghiệp được Tổng Cục Thống Kê công bố mới đây, tại thời điểm ngày 1-1 có đến 92.710 doanh nghiệp không thể xác minh được (là doanh nghiệp đă đăng kư kinh doanh, cấp mă số thuế nhưng thực chất không c̣n hoạt động v́ thua lỗ, bỏ trốn, giải thể…).
    Số lượng tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chờ giải thể lên tới hơn 55.000 doanh nghiệp. C̣n hàng ngàn doanh nghiệp đang “sống lây lất” v́ gặp nợ xấu, khó vay vốn, không bán được hàng sẽ gặp cú sốc từ việc điện tăng giá.

    Có một thực tế hơn cả thực tế là tâm trạng người dân
    Nói những chuyện trên đây c̣n mang đậm tính chất lư luận về kinh tế, chưa rơ ràng lắm về đời sống thực của người dân. Có một thực tế dễ hiểu và trung thực hơn, đó là những lời phát biểu từ trong sâu thẳm ư nghĩ của người dân trong hoàn cảnh hiện nay. Tôi không nói nhận định của riêng ḿnh, xin mượn tâm t́nh của người dân trên các trang thông tin của báo chí trong nước lên tiếng về vần đề này, bạn đọc dễ thông cảm hơn cái giá của người dân phải trả khi điện nước tăng giá. Người dân nghèo “mạt” nhất, có thể chỉ trả giá điện như cũ, nhưng tực tế họ đă phải mua bất cứ thứ ǵ cũng đắt hơn trước. Như thế ảnh hưởng sẽ rất lớn đối với đời sống quá nghèo của họ hiện nay, c̣n hơn là phải trả giá tiền điện như cũ. Lư luận của EVN và các “nhà thống kê” không thuyết phục được người dân.

    Thể hiện ḷng “yêu nước”
    - Bạn - Le Hung - lehung2010@yahoo.com trên báo Người Lao Động có một ư kiến nửa cay đắng, nửa khôi hài:
    “Đồng ư lạm phát là một thứ thuế đánh vào người dân. Nhưng nói theo lời của một BT (bộ trưởng), th́ nộp thuế càng cao th́ càng thể hiện ḷng yêu nước, nên tôi nghĩ là người dân nên vui mừng v́ khi lạm phát cao th́ ḿnh càng yêu nước nhiều hơn. Không đủ tiền mua thực phẩm, th́ chúng ta nên uống nhiều nước hơn. Đó cũng là thể hiện ḷng yêu nước.

    Các ông độc quyền mặc sức tung hoành
    - Bạn Nguyễn Các Điềm - ncdiem.aasc@gmail.co m lại chĩa mũi dùi vào các ông độc quyền:
    “Đó là điều thật dễ hiểu. Hậu quả của các ngành thiết yếu như: xăng dầu, điện, nước... đều được CP (chính phủ) giao hết cho các ông độc quyền mặc sức tung hoành. Thuế, phí, lệ phí... như cái mạng nhện rồi đổ hết lên đầu người dân. Người dân kêu gào th́ CP lại sợ thâm hụt, thất thu ngân sách. Tham nhũng th́ ngày càng quy mô, xử lư th́ như cóc bỏ dĩa. Kinh tế không lao dốc, rơi tự do mới là chuyện lạ”.

    Các nhà khảo sát chưa hợp với tính thực tiễn
    - Bạn Tai Lanh - lgtvquoi@gmail.com đưa ra những điển h́nh về sự khảo sát điều tra của các nhà thống kê chưa làm đúng với thực tế đời sống của nhân dân:
    “Các chuyên gia kinh tế đều đưa ra t́nh trạng rất khả quan cho nên kinh tế Việt Nam nào lạm phát kiềm chế lạm phát đă có tác dụng, lo ngại sự giảm phát xảy ra. Nhưng thực tế đời sống của người dân chưa được cải thiện, nhứt là bộ phận làm công ăn lương, cán bộ hưu trí, đồng lương công chức hiện nay không đủ sống tối thiếu được một tháng, người mới ra trường có việc làm th́ sống với đồng lương tằn tiện lắm chỉ được 20 ngày, ra chợ cái ǵ cũng tăng, không tăng tiền th́ giảm lượng nhưng các nhà điều tra không quan tâm đến điều này, ví dụ: một bó rau muống 5.000 đồng khoảng 1 kư, nay bó rau muống cũng 5.000 đồng nhưng trọng lượng c̣n 500g. Đó là một thực tế mà các nhà thống kê chỉ số giá tiêu thụ cần quan tâm, không chỉ cứ nh́n bề ngoài không tăng giá mà đánh giá giá cả hàng hóa giảm không tăng, mà tất cả các mặt hàng thiết yếu tiêu thụ trong bữa ăn hàng ngày đều tăng đến chóng mặt. Mong rằng các nhà kinh tế khảo sát điều tra hăy thực tế hơn, không chỉ cứ căn cứ vào rổ hàng hóa mà các ngài đưa ra chưa hợp với tính thực tiễn cuộc sống hằng ngày của người dân”.

    Chuyện anh hàng xóm bất lương xin để kỳ sau bàn tiếp
    Thưa bạn đọc,
    Đó là mối lo thiết thực, mối lo tâm huyết của người dân Việt Nam trước một đời sống quá khó khăn. Tất nhiên, t́nh h́nh chung trện toàn thế giới hiện nay, nước nào cũng lâm vào t́nh trạng suy thoái kinh tế, nước nào cũng lo tiết kiệm từ ngân sách chính phủ đến số tiền chi tiêu hàng ngày của người dân. Mỗi nước có hoàn cảnh khác nhau, Việt Nam cũng không thể đi ra ngoài cái quỹ đạo chung ấy. Có thể nói bất cứ thứ ǵ tăng giá cũng làm người dân lo lắng, ở Việt Nam giá điện nước tăng có một hiệu ứng rất lớn với người dân và ngay cả các doanh nghiệp. Đó là đề tài nóng bỏng nhất trong đời sống thực tế.
    Vấn đề thứ hai là chuyện anh hàng xóm xấu bụng Trung Quốc luôn luôn dùng mọi thủ đoạn thâm độc nhất để phá phách nền kinh tế của Việt Nam. Mới nhất anh ta c̣n mời cả thế giới tham dự vào tṛ chơi đấu thầu khai thác dầu vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Đó là một tṛ cười, ngang nhiên coi như “đất nhà hàng xóm thuộc quyền của ḿnh”.
    Cái tṛ chơi ngông cuồng ấy càng thể hiện bộ mặt “xâm lược” xấu xa mà lâu nay anh ta che giấu dưới muôn h́nh vạn trạng khác nhau. Nào là “hữu hảo, hữu nghị, Việt Nam và Trung Quốc như răng với môi…” Nhưng bây giờ rơ ràng răng cắn môi đau quá, ai cũng thấy tṛ thâm độc này của anh “răng cắn vỡ môi”.
    Ngoài ra c̣n những chuyện trớ trêu là những “bệnh viện” của người Trung Quốc nằm la liệt chềnh ềnh giữa Hà Nội, Sài G̣n từ bao năm nay, các cơ quan được gọi là chức năng vẫn b́nh thản coi như nó hợp lệ, cho nó tự do lừa bịp móc túi dân, trong đó phải kể đến cả sự tiếp tay của những cơ quan được gọi là truyền thông Việt Nam.
    Thêm một chuyện hy hữu nữa là người Việt đă cùng thương nhân Trung Quốc xây dựng trái phép một nhà máy chế biến tinh bột wolfram (ATP) xuất cảng công suất 3.000 tấn/năm trên diện tích 5 hectare tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhưng chính quyền không hề hay biết. Sự việc diễn ra từ đầu năm 2011 đến tận tháng 11-2011 chính quyền địa phương mới phát hiện…
    Kỳ này dành riêng cho những sự việc không thể không nói về thực trạng đời sống và dư luận của người dân Việt, kỳ sau xin điểm tiếp đến những tṛ chơi gian lận của anh hàng xóm bất lương này. -
    (VanQuang)

  9. #69
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Chết v́ được bác sĩ dởm Trung quốc điều trị




    Hà Nội: Theo những nguồn tin báo chí trong nước th́ một phụ nữ đến khám bệnh tại một trung tâm y khoa, quảng cáo do các bác sĩ Trung quốc điều hành, chữa bệnh và đă chết bất ngở.

    Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Thu Phương, 34 tuổi, cư dân quận Hà Đông, Hà Nội. Tin ban đầu cho biết chiều ngày 14 tháng 7, bà Thu Phương thấy mệt nên đến cơ sở Y tế Maria khám bệnh và rồi chết luôn tại đây.

    Đây là cơ sở y tế tư nhân có bác sĩ người Trung Quốc làm việc.



    Sau khi xảy ra vụ chết người, tất cả y bác sĩ cũng như nhân viên đang làm việc tại đây đều hốt hoảng bỏ pḥng khám ra về.Các vụ điều trị làm bệnh nhân thiệt mạng xảy ra liên tiếp thời gian gần đây khiến người ta đặt dấu hỏi về tŕnh độ của các y bác sĩ tại các bệnh viện công lẫn tư ở Việt Nam.



    T́nh trạng này cũng cho thấy nhà nước Cộng Sản Việt Nam buông lỏng sự kiểm soát hoạt động y tế để xảy ra nhiều cái chết oan uổng của người dân.

    Theo ông phó cục trưởng Cục Quản lư khám chữa bệnh bộ y tế, Trần Quư Tường cho hay việc pḥng khám Maria sử dụng ba người Trung Quốc chưa có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh cho nạn nhân Thu Phượng và cho người Trung Quốc sử dụng kỹ thuật laser Leep điều trị cho bệnh nhân là vi phạm pháp luật.



    Sau vụ chữa bệnh làm chết người này, hàng chục pḥng khám bệnh của các bác sĩ Trung quốc dởm đă bị cơ quan y tế bắt đóng cửa ở các thành phố Saigon và Hà Nội.

  10. #70
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Chuyện những người mẹ với sự ân hận muộn màng

    - Đoàn Dự ghi chép



    I. Người mẹ thứ nhất Phiên ṭa ngày 7/5/2012 xử vụ án giết người, có một bà mẹ tới ṭa với tư cách là người liên quan nhưng ḷng dạ th́ cay đắng bởi v́ đă nửa năm nay bà như chết rồi, kể từ ngày con trai bà bị bắt do đâm chết người. Nguồn cơn của sự việc, đau đớn thay lại xuất phát từ việc bà cho vay nợ. Bà tên Hoàng Thị Thà, năm nay 49 tuổi, trú quán tại xă Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Chỉ cần nh́n dáng vẻ bề ngoài của bà Thà cũng thấy bà là một phụ nữ hiền lành, đôn hậu và hay thương người. Điều đó thể hiện qua việc bà không chỉ cho người ở trọ thiếu tiền nhà mà với những người thực sự khó khăn, bà cũng sẵn sàng cho vay không lấy lời. Chính v́ ḷng thương người ấy của bà, vô t́nh trở thành mối họa khiến hôm nay bà phải ngồi dự phiên ṭa xử con trai bà về tội giết người và bà ân hận, day dứt khôn cùng. Theo cáo trạng, bà Hoàng Thị Thà cho anh Chu Mạnh Cường, 30 tuổi, quê tại Hà Nam, ở trọ từ tháng 6/2011, thời điểm anh này làm bảo vệ cho một ngân hàng ở phố Lạc Trung, Hà Nội. Thấy anh Cường hiền lành, lại sống xa nhà, bà Thà coi như con trai của ḿnh, có ǵ cũng đem cho. Thậm chí nghe Cường kể về hoàn cảnh nhà nghèo, bố mất sớm, mẹ chỉ mong có con chó để nuôi cho vui cửa vui nhà; nhà có chó đẻ, bà Thà bèn cho Cường một con để đem về quê cho mẹ nuôi. Những lúc Cường thiếu tiền, bà Thà cũng sẵn sàng cho mượn. Tính ra trong khoảng thời gian ở trọ tại nhà bà Thà mới có 2 tháng, Cường đă được bà chủ cho vay 6 triệu đồng và c̣n cho thiếu cả 2 tháng tiền nhà đó. Đáng lẽ trước ḷng tốt bụng của bà chủ nhà như thế, Cường phải xử sự cho phù hợp, đằng này anh lại bỏ đi thuê nơi khác để... trốn nợ, không thèm nói với bà một tiếng. Bị chồng la rầy v́ quá dễ dăi trong chuyện tiền bạc, bà Thà liên tục gọi điện thoại cho Cường với mục đích đ̣i nợ nhưng anh này tắt máy không nghe. Cho rằng Cường có ư định xù tiền của ḿnh, bà Thà liền ḍ hỏi nơi trọ mới của Cường. Khi biết Cường thuê nhà ở đường An Dương Vương, quận Tây Hồ, Hà Nội, tối 5/11/2011, bà Thà bảo con trai là Nguyễn Văn Tiến, 23 tuổi, chở bà tới đ̣i nợ. Một ḿnh bà Thà đi vào, nói chuyện với Cường c̣n Tiến th́ đứng ngoài sân trông xe. Trước yêu cầu trả tiền của bà Thà, Cường lấy lư do chuẩn bị đi làm, đề nghị để khi khác nói chuyện. Cho rằng Cường đuổi khéo ḿnh, bà Thà không về, cứ đứng trong pḥng, không cho Cường khóa cửa. Cường tuôn ra những câu vô lễ. Thấy Cường nói hỗn với mẹ ḿnh, Tiến khóa xe, đi tới, liền bị Cường đấm thẳng vào mặt, té ngă. Tiến vùng dậy, đánh trả nhưng không trúng, bị Cường dùng mũ bảo hiểm đập túi bụi vào đầu, vào mặt. Tức khí v́ bị đánh tới tấp, Tiến rút con dao xếp nhỏ có nhiều mũi vẫn bỏ trong trong túi áo, đâm Cường. Cường bị đâm trúng một nhát nhưng mũi dao nhỏ, chỉ bị thương nhẹ, bỏ chạy. Tiến đuổi theo khoảng vài chục bước th́ bắt kịp và bị Cường quay lại, dùng mũ bảo hiểm đánh tiếp. Bà Thà chạy ra, kêu: "Thôi thôi, bỏ qua, đừng đánh nhau nữa". Nhưng Tiến bị đánh đau, hăng máu nên đă đâm Cường thêm mấy nhát dao trí mạng. Cường gục xuống. Tiến và bà mẹ cuống quưt gọi mọi người cứu chữa, đưa Cường tới bệnh viện nhưng không kịp nữa, chỉ một lát sau Cường chết. Trong cơn hoảng loạn, Tiến bỏ mẹ ở đó, phóng xe trốn chạy, về nhà bà d́ ở huyện Đông Anh và được d́ khuyên nhủ, đưa đến công an Đông Anh đầu thú. Trong lúc bà Thà ngậm đắng nuốt cay, v́ ḿnh mà con mang tội giết người th́ bà Hoa, mẹ của Cường, cho rằng ṭa án bất công, đáng lư ra bà Thà cũng bị xử tội. Trước những câu chửi "Đồ vô cảm!", "Đồ độc ác, ty tiện, coi đồng tiền lớn hơn mạng người!" từ miệng bà mẹ quê mùa quá đau khổ v́ mất con, bà Thà chỉ im lặng, nước mắt chảy dài trên gương mặt đôn hậu. Gần nửa năm nay, từ ngày con trai bị bắt, bà rất ân hận chỉ v́ ḷng tốt, quá dễ dăi trong việc tiền bạc của ḿnh mà con trai gây nên tai họa.



    Bà Hoa căi lư trước ṭa: "Tại sao bà ta không đến chỗ làm của con tôi hay về nhà quê gặp tôi để lấy lại số tiền con tôi nợ mà lại đến chỗ con tôi trọ đ̣i theo kiểu đó?" Bà yêu cầu ṭa bắt bà Thà phải bồi thường cho gia đ́nh bà gần 1 tỷ đồng, bao gồm cả tiền cúng giỗ Cường sau này. "Tháng nào con trai tôi cũng gửi về cho tôi 3 triệu đồng, bây giờ nó chết, tôi lấy đâu ra số tiền như vậy mà sống?". Ṭa hỏi: "Theo kế toán ngân hàng nơi Cường làm việc, lương nhân viên bảo vệ của Cường là 3 triệu 500 ngàn đồng/tháng. Trừ tiền ăn tiêu và tiền thuê nhà trọ, Cường lấy đâu ra 3 triệu đồng/tháng để gửi về cho mẹ nếu đó không phải là 6 triệu đồng đă mượn của bà Thà? Ngoài ra, theo lời khai của bà Thà, mỗi lần Cường tâm sự rằng mẹ đau ốm phải đi bệnh viện mà không có tiền, bà đều sẵn sàng cho mượn". Bà Hoa căi, rằng bà không đau ốm bao giờ, bà Thà khai láo như vậy chứ dân nhà quê mà đau ốm th́ chết rồi. Cuối cùng, ṭa tuyên án Nguyễn Văn Tiến 16 năm tù về tội giết người, cộng với số tiền ma chay cho người bị nạn là 30 triệu đồng. Ṭa cũng giải thích rằng đây là một cuộc ẩu đả, do Cường ra tay trước đánh Tiến với chiếc mũ bảo hiểm, việc Tiến đánh trả lại và rút dao đâm mang tính tự vệ nhiều hơn tính hung hăng, côn đồ du đăng, do đó ṭa có chiếu cố, không bắt Tiến phải bồi thường nhân mạng gần 1 tỉ đồng như đề nghị của bà Hoa. Nh́n con trai đôi mắt u buồn, quay lại nh́n mẹ lần cuối rồi lê những bước chân nặng trĩu về phía chiếc xe tù bít bùng, bà Thà gần như khuỵu xuống, xót xa, ân hận. Mái tóc lấm tấm bạc của người mẹ h́nh như rung lên, run rẩy bởi ḷng thương con và sự giày ṿ. Bà nghĩ chỉ tại bà, tại cái tính thương người của bà nên đă khiến con trai bà sẽ chôn vùi tuổi hoa niên suốt 16 năm tới trong tù.

    II. Người mẹ thứ hai Cũng dự phiên ṭa xử con trai về tội giết người, nhưng bà Nguyễn Thị Vị, quê ở thôn Tràng Cát, xă Kim An, huyện Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội, lại phải nhận những cái nh́n khinh bỉ, chê trách. Người ta bóng gió nói tới tai bà những tiếng "thứ đàn bà xấu xa, mất nết", bởi v́ chính bà là nguyên nhân khiến con trai phải ra trước vành móng ngựa v́ tội đánh chết người và nạn nhân lại chính là nhân t́nh của mẹ.

    Nguyễn Văn Kiên sinh ra trong gia đ́nh nghèo khó, chủ yếu sống bằng nghề nông nên trong những tháng không phải làm ruộng bố Kiên thường đi làm thợ hồ. Năm 2009, bố Kiên đột ngột mất trong một tai nạn lao động, bỏ lại hai anh em Kiên đang tuổi c̣n đi học cho vợ lo toan. Cha mất bất ngờ khiến Kiên không thể nghĩ tới chuyện học hành được nữa. Cậu xin nghỉ học, đi làm phụ hồ. Bà Vị, mẹ của anh em Kiên, tuy chưa già lắm (41 tuổi) nhưng ở nhà quê với cái tuổi này, nếu chẳng may chồng mất và đă có con cái - nhất là đă có con trai - th́ người ta thường giữ ǵn, không để mang tiếng mang tăm. Đằng này bà Vị không ǵn giữ, vướng mắc vào chuyện t́nh cảm, mà "người yêu" của bà lại là ông hàng xóm bạn thân của người chồng đă khuất của bà lúc c̣n sống, hai nhà chỉ cách nhau vài bước. Người đàn ông ấy tên Nguyễn Văn Huấn (45 tuổi) lớn hơn bà Vị 4 tuổi. Ông Huấn cũng làm thợ hồ, c̣n Kiên th́ làm phụ hồ, vừa là hàng xóm vừa làm cùng nghề, giúp đỡ lẫn nhau, hai người thân mật với nhau như cha con. Ông Huấn thường qua nhà Kiên chơi và rồi tằng tịu với bà Vị, mẹ Kiên. Cái kim trong bọc lâu ngày cũng ḷi ra huống chi con người. Chuyện vụng trộm của họ trước c̣n kín đáo, sau trở thành công khai mặc cho mọi người hết sức can ngăn. Thấy cảnh trớ trêu, Kiên đă nhiều lần khuyên mẹ dừng lại, nhưng người đàn bà đă lâu thiếu vắng đàn ông, giờ trót ăn vụng đă thành thói quen nên không ngừng lại được mà vẫn lén lút qua lại với ông Huấn, nhiều khi công khai đưa nhân t́nh vào nhà ăn nằm, khiến cho hai đứa con phải bảo nhau ra ngơ để tránh không phải chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt. Trong khi hai con xấu hổ v́ bị hàng xóm láng giềng nói ra nói vào và vợ con ông Huấn cũng phản ứng, chửi bới, bà Vị vẫn gan ĺ, không thèm đếm xỉa tới dư luận. Khoảng 9 giờ tối ngày 14/11/2011, bà Vị sang nhà chị gái gây lộn với chị về chuyện bị hàng xóm nói này nói nọ về. Đang tức, mới về tới sân th́ ông Huấn từ trong nhà đi sang định kéo bà ra ngoài vườn "tâm sự". Bà bực bội gỡ tay ông ra: "Làm ǵ cũng để lúc khác, tụi nó đang xem ti vi trong nhà..."; "Một tí thôi, người ta đang thèm"; "Ở ngay trước mắt mọi người ấy à?"; "Th́ đă sao đâu, có ai trông thấy mà sợ...". Bà Vị không chịu, hai người giằng co nhau. Kiên ở trong nhà thấy rất chướng bèn chạy ra gỡ tay cho mẹ rồi đuổi ông Huấn về. Ông Huấn tức giận tát bốp vào mặt Kiên: "Tao không về th́ mày làm ǵ được tao?". Bị tát đau, Kiên tức giận tay ôm mặt rồi chạy tới đầu nhà, vớ lấy chiếc xẻng vẫn dùng để trộn hồ, chạy tới vung lên, phang thẳng mép xẻng vào đầu ông Huấn. Chẳng may chiếc xẻng trúng chỗ phạm phía sau ót, ông Huấn kêu lên một tiếng rồi gục xuống. Người ta đưa ông đi bệnh viện cấp cứu nhưng ông đă chết. Những người hàng xóm ṭ ṃ đi dự phiên ṭa hôm 12/06/2012 không ai thương xót ông Huấn và bà Vị cả, họ chỉ cảm động khi nh́n thấy cảnh bà nội của Kiên - một bà cụ già hơn 80 tuổi - cứ khóc gọi tên cháu. Con trai của cụ không may mất sớm, người con dâu chẳng những không trông nom mẹ chồng mà c̣n gây những chuyện xấu xa, mang tiếng mang tăm. Cụ kể rằng Kiên rất hiếu đễ, cụ ở với người con gái Kiên gọi bằng cô, em của bố Kiên, đồng lương phu hồ th́ được bao nhiêu vậy mà mỗi lần lănh tiền Kiên đều chạy sang biếu bà chút đỉnh gọi là đóng góp với cô nuôi bà. Vậy mà chỉ v́ người mẹ chẳng ra ǵ, Kiên lỡ tay phang chiếc xẻng làm chết người, bị giam cầm hơn nửa năm nay rồi, bây giờ phải ra ṭa, cụ muốn chết đi để khỏi nh́n thấy cảnh cháu bị tù tội. Dường như cảm thấy sự khinh bỉ của mọi người dành cho ḿnh, bà Vị chỉ biết dùng chiếc khăn che trên mặt và tấm tức khóc. Bà không dám khóc lớn bởi v́ trên hàng ghế dành cho thân nhân người bị nạn ở phía đối diện, vợ con, anh em ông Huấn đang nh́n bà với ánh mắt căm thù. Họ cho rằng chính v́ bà nên ông Huấn mới chết. Mọi người đều ở trong xóm. Họ nói rằng cái thứ đàn bà hư thân mất nết, mặt dày mày dạn như vậy đừng nên sống trong xóm nữa th́ tốt hơn. Kết quả là ṭa tuyên án Nguyễn Văn Kiên 13 năm tù trừ đi thời gian hơn 6 tháng đă bị giam giữ. Tính Kiên ít nói, khi bị cảnh sát tư pháp dẫn ra chiếc xe bít bùng, nó dừng lại một chút có ư đợi bà nội. Hai tay nó bị c̣ng. Khi bà cụ chập choạng đi tới, nó ứa nước mắt đưa hai tay bị c̣ng ra giữ lấy cánh tay bà nội: "Bà cố giữ ǵn sức khỏe cho cháu yên ḷng. Thôi, cháu chào bà, cháu đi...". Bà Vị ngập ngừng bước tới. Nó quay mặt sang phía khác rồi đi thẳng làm như không nh́n thấy mẹ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2011, 01:31 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 19-07-2011, 07:35 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2010, 11:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •