Page 8 of 9 FirstFirst ... 456789 LastLast
Results 71 to 80 of 83

Thread: Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

  1. #71
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Cố Thiếu Tướng Lê Minh Đảo nói về 2 nhạc phẩm Lưu Đày & Nhớ Mẹ do chính ông sáng tác


  2. #72
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    THIẾU TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO VỊ TƯỚNG BẤT TỬ (NGUYỄN QUANG DUY)
    Tháng 3 22, 2020 Lượt xem: 51
    ‘…Ông cho biết trong suốt 25 năm, chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa vừa phải chiến đấu để bảo vệ an ninh cho dân, vừa phải xây đường xá, xây cầu cống, xây trường học, xây nhà thương, xây nhà ở, xây làng xóm cho dân…’


    Thiếu Tướng Lê Minh Đảo

    Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, vừa qua đời ở Connecticut, Hoa Kỳ, ngày 19/3/2020, hưởng thọ 87 tuổi.

    Xin chia sẻ suy nghĩ về một vị tướng lừng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, lănh 17 năm tù cộng sản vẫn không ngừng vận động để dân Việt thoát ách cộng sản.

    Vị tướng gần dân…

    Gần 6 năm, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện và sau đó là tỉnh Định Tường, ông nổi tiếng là người thương lính và gần dân.

    Năm 1979, tôi sống trong vùng Đồng Tiến, An Giang, một hôm chủ nhà nhắc chuyện cũ, ông chỉ về chỗ tôi đang ngồi rồi nói:

    “Hồi đó ông Tướng Đảo có ghé thăm nhà ḿnh, ỗng mặc áo thung, quần đùi ngồi (nhậu) ở chỗ Bảy nó đang ngồi đó (tôi thứ bảy trong gia đ́nh nên ông chủ nhà gọi tôi là Bảy), ỗng thương dân lắm, ỗng nói bà con kêu ỗng bằng anh Tư, giờ nghe nói ỗng bị tù ở tận miền Bắc, thương ỗng lắm, bà con ḿnh thương ỗng lắm…”

    Vị Tướng và tôi…

    Cuối năm 2004, Tướng Đảo cùng phái đoàn Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng ḥa sang thăm Úc, có ghé Canberra, vào Quốc Hội Úc vận động nhân quyền, sau đó có gặp bà con trong Cộng Đồng tại Canberra, ở một quán ăn, để chia sẻ tâm sự.

    Tôi đến quán đúng lúc Tướng Đảo tới, tôi gặp ông ngay cửa quán ăn, ông đứng thẳng chào tôi theo Quân Cách rồi hỏi: “Chiến hữu thuộc đơn vị nào?”

    Tôi hơi bỡ ngỡ trả lời ông “Thưa Thiếu Tướng thế hệ tiếp nối”, xong tôi đưa tay ra xin bắt tay ông và mời ông vào quán ăn.

    Hôm đó, ông nhắc nhở mọi người đừng quên những tội ác cộng sản đă gây ra, đừng quên nhưng không thù, v́ thù oán không giải quyết được vấn đề, đừng quên để nhớ trách nhiệm của tập thể chiến sĩ Việt Nam Cộng ḥa vẫn chưa hoàn tất đó là bảo vệ người dân khỏi ách cộng sản.

    Vị Tướng và 9 người con…

    Tướng Đảo có chín người con, hai trai và bảy gái, khi cộng sản chiếm miền Nam tất cả đều ở lại Việt Nam, đều chịu chung số phận tù đày với đồng bào, cho đến năm 1979 mới vượt biên sang đến Mỹ.

    Cô Lê Bích Phượng, con gái thứ sáu trong gia đ́nh Tướng Đảo, hiện làm phóng viên cho đài SBTN, có phỏng vấn Tướng Đảo tại sao ngày 30/4/1975 có điều kiện cho gia đ́nh di tản sang Mỹ nhưng ông không thực hiện.

    Ông trả lời chiến hữu của ông cũng có con cái, họ đều phải ở lại Việt Nam, nếu ông cho các con di tản, giờ con cái chiến hữu của ông sẽ chỉ vào mặt các con ông mà nói: “Ba mày không chạy trốn, nhưng cho chúng mày chạy trốn.”, biết vậy, để giữ danh dự cho cả gia đ́nh nên ông không cho các con di tản.

    Tướng Đảo c̣n nói, mà cũng nhờ mấy năm sống với cộng sản các con mới hiểu, v́ sao ba chiến đấu bảo vệ miền Nam, các con mới hiểu, mà thương cho đồng bào vẫn chưa thoát được ách cộng sản như các con.

    Vị Tướng thương dân…

    Được BBC tiếng Việt phỏng vấn Tướng Đảo cho biết: "Vợ tôi có hỏi tôi tại sao anh thương dân miền Bắc hơn dân miền Nam. Tôi cho bà ấy biết, dân miền Bắc đáng thương lắm, họ đau khổ lắm, họ đau khổ hơn ḿnh, họ đau khổ nhiều hơn ḿnh, hơn 20 năm trong chế độ cộng sản.”

    Tướng Đảo cho biết một người cộng sản đă nói với ông rằng: “Các anh có biết, tại sao các anh thua không? Không phải tại Mỹ bỏ đâu, là tại các anh không dám cầm súng các anh bắn vô dân. C̣n tụi tôi có chuyện [cần] làm chúng tôi vẫn phải bắn...”

    Vị Tướng thương cả “địch quân”

    Tướng Đảo cũng từng chia sẻ, bộ đội miền Bắc nhiều người c̣n rất trẻ chỉ 16 hay 17 tuổi, họ được mang thẳng từ miền Bắc vào, họ thiếu kinh nghiệm chiến trường, nên chết rất nhiều, tội nghiệp họ lắm, họ cũng là nạn nhân cộng sản.

    Ông cho biết Đức, Đại Hàn, Tàu cũng chia thành 2 miền, nhưng chỉ có cộng sản miền Bắc là mang quân đánh miền Nam.

    Miền Bắc hy sinh 2 hay 3 triệu những đứa con ưu tú của Việt Nam, miền Nam cũng hy sinh hằng triệu người, lỗi cũng tại những người cầm quyền miền Bắc quá tin vào chủ nghĩa cộng sản và quyết đánh chiếm miền Nam.

    Vị Tướng anh hùng…

    Đầu tháng 4/1975, khi quân đội miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 tràn xuống miền Nam, Tướng Đảo chỉ huy Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại mặt trận Xuân Lộc, Long Khánh.

    Lực lượng Bắc Việt do Tướng Hoàng Cầm chỉ huy đông gấp 3 đến 5 lần hơn lực lượng của Tướng Đảo, có nơi hơn gấp 10 lần, nhưng đă bị chặn lại 12 ngày tổn thất nặng nề, cộng sản cho Tướng Trần Văn Trà lên thay và cho đổi hướng tiến quân.

    Xuân Lộc không c̣n là địa thế chặn quân miền Bắc, Tướng Đảo được lệnh rút quân, vào tối ngày 20/4/1975 ông rút khỏi Xuân Lộc mang theo được mọi vũ khí, cả pháo, cả đến thương binh và tử sĩ.

    Tướng Đảo đi bộ theo đoàn quân, ông đốc thúc binh sĩ hàng ngũ trật tự và nhanh chóng rút quân, đến sáng hôm sau phía cộng sản mới biết.

    Trận Xuân Lộc và cuộc rút quân tạo cho Tướng Đảo biệt danh “người hùng Xuân Lộc”, một biệt danh ông không muốn nhận.

    Ông cho biết trong suốt 25 năm, chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa vừa phải chiến đấu để bảo vệ an ninh cho dân, vừa phải xây đường xá, xây cầu cống, xây trường học, xây nhà thương, xây nhà ở, xây làng xóm cho dân.

    Không một Quân Đội nước nào mà các binh sĩ đă có những đóng góp tích cực như vậy, v́ thế theo ông mỗi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đều là một anh hùng.

    Vị Tướng với thế hệ tiếp nối…

    Trong lần hội luận do SBTN Úc châu tổ chức, được đồng hương hỏi ông nghĩ sao về một Chính Phủ ở hải ngoại, Tướng Đảo trả lời, sau biến cố 30/4/1975, Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa không c̣n tồn tại, nhưng tinh thần Việt Nam Cộng Ḥa theo ông th́ bất diệt.

    Tinh thần Việt Nam Cộng Ḥa không chỉ được lưu truyền ở hải ngoại cho các thế hệ thứ hai, thứ ba, mà c̣n được lưu truyền trong nước khi các thế hệ tiếp nối biết được quá tŕnh giữ nước và dựng nước của ông cha. Bởi vậy chúng ta phải nói, nói cho con em chúng ta hiểu rơ.

    Những vị Tướng bất tử…

    Ở tiểu học, tôi được dạy tấm gương của 2 vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu tuẩn tiết khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội năm 1873.

    Biến cố 30/4/1975 tôi biết thêm 5 vị Tướng tuẫn tiết là Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn tướng Lê văn Hưng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, và Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ.

    Sau gần 45 năm, có thêm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, với 17 năm tù cộng sản, không ngừng hy sinh vận động cho một Việt Nam không cộng sản.

    Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một ḷng v́ nước v́ dân, họ là những vị Tướng bất tử.

    Melbourne, Úc Đại Lợi
    21/3/2020
    Nguyễn Quang Duy

  3. #73
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Tướng Lê Minh Đảo và cảnh báo con trăn gió Trung Quốc
    20/03/2020
    Nguyễn Hùng


    Tướng Lê Minh Đảo và tác giả bài viết.


    Vậy là vị Tướng ngồi hát cho tôi nghe vào một ngày hè tháng Năm cách đây ngót năm năm đă ra đi. Hôm đầu tuần thấy có người đưa tin ông qua đời tôi vội hỏi Trung tá Hải quân Hoa Kỳ đă hồi hưu Nguyễn Anh Tuấn, người giới thiệu tôi với Tướng Đảo năm nào, nhưng tôi thở phào v́ đó chỉ là tin đồn. Nhưng tối 19/3 giờ London, Trung tá Tuấn báo cho tôi vị Tướng đă rời cơi tạm để tới một thế giới mà tôi tin ông sẽ không bị “mất nước”, chẳng bị cải tạo tới 17 năm và đường t́nh duyên đâu c̣n trắc trở.


    Tướng Lê Minh Đảo và trung tá Nguyễn Anh Tuấn.
    Những lời hát tiếng Pháp ông dịch lại cho tôi nghe hè năm 2015, tôi cũng đă dịch sang tiếng Anh cho nhiều người nghe. Mỗi khi đi dạy về mạng xă hội tôi lại lấy video đă được gần 4,5 triệu lượt xem ra để làm ví dụ về chuyện những nhân vật lịch sử có sức hút công chúng tới đâu:

    “Tôi đă xa rời đất nước tôi

    Tôi đă xa ngôi nhà của tôi

    Cuộc đời tôi, cuộc đời buồn thảm của tôi

    Sao tôi vô cớ kéo lê cuộc đời”

    Từ chỗ là một ngôi sao trong Quân lực Việt Nam Cộng hoà trong những ngày cuối Cuộc chiến Việt Nam mà nổi bật là vai tṛ tư lệnh trận cầm chân quân cộng sản ở Xuân Lộc, Tướng Đảo bị đưa đi khắp các trại cải tạo từ nam ra bắc sau tháng Tư năm 1975. Trong khi nhiều vị tướng khác tháo chạy khỏi Sài G̣n trong “tháng Tư đen”, Tướng Đảo quyết ở lại bảo vệ mảnh đất quê hương. Ông cũng không để cho vợ và chín người con rời đi. Sau này khi ông đă vào tù, mười người trong gia đ́nh ông phải tới lần vượt biên thứ hai mới có thể thoát khỏi nơi họ coi là địa ngục.

    Khi tôi tới tư gia Tướng Đảo tại tiểu bang Connecticut vào chiều một ngày đầu tháng Năm năm 2015, ông mới từ California trở về sau khi tới đó dự các hoạt động tưởng niệm 40 ngày mất nước. Trung tá Nguyễn Anh Tuấn lái xe đưa tôi và một người thân từ New York xuống xuống thăm vợ chồng Tướng Đảo. Đó là người vợ thứ hai của ông và bà khá kín tiếng. Biết chúng tôi tới, Tướng Đảo thôi đi lễ nhà thờ ngày Chủ Nhật chờ khách. Hai ông bà mời chúng tôi ở lại dùng cơm tối và nghỉ lại tới hôm sau. Ngôi nhà của hai ông bà ấm cúng, không quá to như nhiều ngôi nhà ở Hoa Kỳ. Tôi không khỏi có cảm giác hơi kỳ kỳ khi là người Bắc duy nhất trong bữa cơm tối hôm đó dù Tướng Đảo nói trong phỏng vấn với tôi rằng ông c̣n thương người Bắc hơn người Nam:

    "Tới bây giờ tôi về nhà vợ tôi hỏi tôi tại sao anh thương dân miền Bắc hơn dân miền Nam, tôi nói 'Dân miền Bắc đáng thương lắm, họ đau khổ lắm, họ đau khổ hơn ḿnh, họ đau khổ nhiều hơn ḿnh hơn 20 năm trong chế độ cộng sản.

    "Một người cộng sản đă nói với chúng tôi thế này: 'Các anh biết các anh thua, tại sao các anh thua không? Không phải tại Mỹ bỏ cái ǵ hết cả. Là tại anh không dám cầm súng anh bắn vô dân anh. C̣n tụi tôi có chuyện [cần] làm chúng tôi vẫn phải bắn'...

    Tướng Đảo kể trong thời gian cải tạo 17 năm, ông gầy tới mức có thể chui lọt kẽ nhỏ giữa tường và mái nhà tù. Có lần ông đă làm vậy để giấu bức thư ông viết gửi Tổng thống Reagan xin can thiệp để ông thoát khỏi ngục tù và có dịp nh́n thấy mẹ già lần cuối. Ông cũng thường ḅ sang thăm các cha tuyên uư bị giam kế bên trong ngục tù ở Sài G̣n và ông đă chính thức theo Công giáo trong một lần như thế với tên thánh Louis. Ông nói lời cầu nguyện để mong gặp lại người mẹ cũng thành hiện thực khi ông được trả tự do hồi năm 1992 và có vài tháng bên mẹ trước khi bà mất vài tháng sau đó.


    Một số h́nh ảnh chụp tại tư gia Tướng Lê Minh Đảo.
    Khi tôi đề nghị ông hát bài ǵ đó cho chủ đề cuộc nói chuyện bên sông bớt chút nặng nề, tôi đă nghĩ thế nào ông cũng hát bài Nhớ Mẹ mà ông đă sáng tác khi ở tù:

    “Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ mẹ nhiều

    "Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi cứ trôi cho bạc mái đầu

    "Không gian rưng rưng như sắp đứt

    "Gió về nghẹn ngào như tiếng nấc

    "C̣n đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc."

    Tướng Đảo tới Hoa Kỳ năm 1993 và tôi cũng không tiện hỏi ông đi bước nữa khi nào. Người vợ hai của vị Tướng rất ân cần và chu đáo. Bà chuẩn bị đồ ăn cho năm người tối hôm đó và cùng nghe Tướng Đảo kể lại những năm tháng trong ngục tù. Khi đó giọng ông vẫn sang sảng và có trí nhớ siêu phàm.

    Cuộc nói chuyện của chúng tôi không thể thiếu vắng liên hệ của kết cục trong Cuộc chiến Việt Nam và vị thế của láng giềng phương bắc. Vị Tướng nói với chúng tôi:

    "Tất cả nhân dân hai miền Nam, Bắc chúng ta đều thua cả. Thắng chăng, Tàu cộng nó thắng.

    "Tàu cộng nó thắng v́ giờ anh thấy đất nước ḿnh... tôi cứ h́nh dung là một con nai và một con trăn gió.

    "Con trăn gió là thằng cộng sản Tàu, c̣n con nai là Việt Nam ḿnh bây giờ.

    "Con trăn gió đă nuốt phân nửa con nai tới cái lưng [hồi] năm 1954.

    "Rồi 1975 tới giờ nó nuốt tận cổ con nai rồi.

    "Bây giờ con nai chỉ c̣n ló cái đầu và cái sừng ngáp ngáp thế này thôi.

    "Tàu nó bất chiến tự nhiên thành.”

    Trong những ngày cả thế giới đang oằn ḿnh chống dịch mà Tổng thống Trump chẳng ngại ngần nói là vi-rút Trung Quốc, câu “Tàu nó bất chiến tự nhiên thành” lại có thêm ư nghĩa mới.

    Sau cuộc phỏng vấn với Tướng Đảo, Trung tá Nguyễn Anh Tuấn và tôi cũng có trao đổi chút về chuyện thuyết phục ông viết cuốn sách để lại cho hậu thế. Nhưng rồi cả hai chúng tôi đều bận công việc, cộng thêm khoảng cách giữa London và Connecticut khiến tôi không có dịp gặp lại vị Tướng và ư tưởng về một cuốn sách cũng dừng ở đó. Trung tá Tuấn mới nhắn tin trong lúc tôi đang viết bài rằng những người muốn chia sẻ mất mát với gia đ́nh ông có thể gửi thư về địa chỉ phanuuleminhdao@gmai l.com.

    Trước khi tới gặp Tướng Đảo tôi đă nhiều lần nghe bài Nhớ Mẹ của ông và giờ tôi vừa viết những ḍng này vừa nghe những lời:

    “Giờ này hoàng hôn sắp tắt, con nghĩ ǵ đây, con nhớ mẹ nhiều
    “Mẹ ơi bao nhiêu năm tháng cứ trôi, cứ trôi phiêu dạt mái đầu
    “Quê hương điêu linh con vẫn khóc
    “Trông chờ ngày về con vẫn thắp
    “Từng đôi sao đêm như ánh mắt mẹ hiền”

    Tướng Đảo nói với tôi ông không hận thù những người cộng sản nhưng ông cũng quyết không trở lại một Việt Nam không có tự do. Giờ ông đă đi xa và ngày Việt Nam có tự do như ông muốn vẫn c̣n xa. Nhưng ít nhất giờ ông đă về gần với mẹ. Mong ông yên nghỉ sau 87 năm vất vả. Xin cảm ơn và chia buồn cùng gia quyến.

  4. #74
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Tướng VNCH LÊ MINH ĐẢO và sư đoàn 18 bộ binh chiến thắng Xuân Lộc trước khi Việt Nam Cộng Ḥa sụp đổ


  5. #75
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Cố Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và di nguyện ‘không phủ cờ vàng’
    Mar 27, 2020 cập nhật lần cuối Mar 27, 2020

    Thiếu Tướng Lê Minh Đảo trong buổi hội ngộ Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại Little Saigon năm 2015. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
    Đằng-Giao/Người Việt

    WESTMINSTER, California (NV) – Rất đông cựu quân nhân QLVNCH tại Little Saigon đều tán thành di nguyện của cố Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, cựu tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH, là không có nghi thức phủ quốc kỳ trong tang lễ.

    Trong cáo phó do gia đ́nh đưa ra, sau khi ông Đảo qua đời, có đoạn di nguyện của người quá văng như sau:

    “Trong tang lễ xin miễn lễ nghi quân đội, không có lễ phủ quốc kỳ trên linh cữu v́ người quá cố không được vinh dự hy sinh cho tổ quốc trên băi chiến trường. Các bằng hữu đă tuẫn tiết, các chiến sĩ anh hùng, quư vị quân dân cán chính VNCH đă hy sinh vào những giờ phút cuối trong Tháng Tư, 1975, đều không có dịp, mà cũng chẳng c̣n ai phủ quốc kỳ trong tang lễ.”

    “Tôi không nghĩ ông Lê Minh Đảo có ư coi thường lá cờ VNCH đâu. Tôi hoàn toàn đồng ư với ư nguyện của ông, và chính tôi, khi tôi chết, tôi cũng không muốn được phủ cờ,” ông Hồ Đắc Huân, cựu thiếu tá Bộ Binh, đồng tác giả cuốn Lược Sử QLVNCH, nói. “Chuyện được phủ cờ nên do chính quyền thực hiện.”

    Theo ông Huân, đây không phải là lần đầu tiên một vị tướng QLVNCH không muốn được làm lễ phủ cờ.

    “Hồi năm 2005, cố Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, cũng để lại di nguyện là không làm lễ phủ cờ,” ông nhắc.

    Trước năm 1975, theo ông Huân, “bất luận là quân nhân hay dân sự, nếu hy sinh đang lúc thừa hành công vụ là được chính phủ cho làm lễ phủ cờ.”

    Ông tiếp: “Chúng ta đă không c̣n quốc gia, không c̣n chính phủ nữa th́ những chuyện này tùy theo ư muốn của từng cá nhân, từng gia đ́nh thôi.”

    Cách đây không lâu, ông từng làm lễ phủ cờ cho cố Đại Tá Trần Ngọc Thống, đồng tác giả cuốn Lược Sử QLVNCH với ông.


    Thiếu Tướng Lê Minh Đảo tại buổi lễ truy điệu anh linh chiến sĩ đă nằm xuống để bảo vệ miền Nam trong buổi hội ngộ Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại Little Saigon năm 2015. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
    “V́ tôi thấy rằng ông là người có công lớn với quân đội VNCH và cả nước. Ông là người thiết kế bao nhiêu bội tinh cũng như huân chương cho cả quân đội (khoảng 29) lẫn dân sự (khoảng 22), tính tới năm 1972,” ông Huân giải thích. “Nhưng đó là v́ chúng tôi muốn tỏ ḷng tôn trọng một chiến hữu thôi chứ anh ấy đâu đ̣i hỏi ǵ.”

    Với giọng trầm trầm, đầy hào khí, ông nói: “Là một quân nhân thực sự th́ khi chết không cần phủ cờ v́ người lính nào cũng đă có lá cờ tổ quốc trong tim rồi.”

    Ông Phan Kỳ Nhơn, chủ tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai, lại có suy nghĩ hơi khác.

    Ông chậm răi chia sẻ: “Tôi rất buồn. Tôi rất buồn v́ chúng ta đang ở giữa nạn dịch COVID-19 này nên không thể làm ǵ hơn được cho Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Ông là một người có công với đất nước và xứng đáng được phủ cờ.”

    “Nếu không có nạn dịch này th́ cho dù không làm lễ phủ cờ được, các hội đoàn cũng phải tổ chức một nghi lễ ǵ đó thật long trọng để tỏ ḷng tưởng nhớ một vị anh hùng,” ông thêm.

    Ông Hồ Ngọc Minh Đức, chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng và Bảo Tồn Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Westminster, chia sẻ quan điểm: “Theo quân luật th́ một người có công với tổ quốc phải được làm lễ phủ cờ trong tang lễ, nhưng hiện nay v́ nạn dịch COVID-19 và cũng do ư muốn của ông (Lê Minh Đảo) nên không phủ cờ cũng không sao.”

    Ông Tô Phạm Thái, chủ nhiệm nguyệt san KBC, cho biết rằng đây không phải là quyết định mới mẻ của vị cố thiếu tướng.

    Ông hồi tưởng: “Là một cựu quân nhân trong Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH, sau khi trận Xuân Lộc kết thúc ngày 20 Tháng Tư, 1975, tôi từng nghe lời ông Đảo chia sẻ với chiến hữu. Ông nói, ‘Nếu tôi không chết ngoài trận mạc th́ khi chết không nên phủ cờ.’”

    Ông Richard Bùi, trung tâm trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ, nói: “Đây là ư riêng của ông (Lê Minh Đảo) và tôi nghĩ chúng ta nên tôn trọng. Riêng tôi, tôi tôn trọng ư muốn này của ông.”

    Ông Bằng Phong Đặng Văn Âu, cựu thiếu tá Không Quân VNCH, cũng đồng ư với quyết định của vị cố thiếu tướng.


    Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và phu nhân cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong buổi hội ngộ Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại Little Saigon năm 2015. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
    Ông nói: “Tôi hoàn toàn đồng ư với ước muốn của Tướng Lê Minh Đảo. Nếu mai này tôi chết, tôi sẽ ra đi trong lặng lẽ đúng với cung cách của một chiến sĩ vô danh, không có nghi thức phủ cờ ǵ hết.”

    Ông giải thích: “Bởi v́ nghi thức phủ cờ chỉ dành cho người chiến sĩ hy sinh ngoài mặt trận. Là một người lính bại trận, chết già mà phủ cờ th́ hơi lạm dụng nghi thức. Là người lính tận tụy với tổ quốc, trong tim họ đă có sẵn lá quốc kỳ, đâu cần được ai tuyên dương.”

    “Nếu thương chiến hữu, chúng ta có thể bỏ vào quan tài một lá cờ vàng ba sọc đỏ là đủ nói lên tất cả điều mà chúng ta muốn bày tỏ,” ông ôn tồn chia sẻ.

    Đại Úy Lê Nghiêm Kính, được nhiều người biết là nhà báo kiêm nhà thơ Huy Phương, trả lời bằng những câu thơ viết năm 2012: “…Hăy quên tôi, người lính già lưu lạc/Đừng phủ lá cờ tổ quốc cho tôi/Anh em tôi trong những giờ tuyệt lộ/Nằm lại bờ lúc chiến hạm ra khơi/Không ai trổi cho khúc kèn truy điệu/Không có ai phủ giúp ngọn cờ vàng…” (Trích trong “Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già” của Huy Phương.)

    Thiếu Tướng Lê Minh Đảo qua đời tại bệnh viện Hartford, Connecticut, lúc 1 giờ 45 chiều (giờ địa phương) ngày 19 Tháng Ba, hưởng thọ 87 tuổi.

    Ông để lại chín người con, hai trai và bảy gái.

    Một ngày trước khi từ trần, ông nói câu cuối cùng với các con: “Ba chuẩn bị đi hành quân.’”

    Với các chiến hữu, ông măi măi là “Người Hùng Xuân Lộc.”

    Ông có biệt danh này v́ chỉ huy Sư Đoàn 18 Bộ Binh với chiến tích là chặn đứng đà tấn công của Cộng Quân vào Xuân Lộc năm 1975.

    Theo ư chung của các cựu quân nhân, cố Thiếu Tướng Lê Minh Đảo từng chứng kiến bao cái chết oan nghiệt nhưng đầy hào hùng ngoài trận địa của đồng đội mà không có một lá cờ phủ thây th́ ông cũng muốn được như những người ấy.

    Phải chăng, cố Thiếu Tướng Lê Minh Đảo cũng có tâm tư như của cố Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng qua những câu thơ bi tráng của Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, “Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ/Xác thân này đâu chết cho quê hương/Súng gươm xưa đă bỏ lại chiến trường/Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!” (Đằng-Giao)

  6. #76
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    DB Harley Rouda vinh danh cố Thiếu Tướng Lê Minh Đảo tại Hạ Viện Mỹ
    Apr 3, 2020 cập nhật lần cuối Apr 3, 2020

    Thiếu Tướng Lê Minh Đảo trong lần tham dự hội ngộ Sư Đoàn 18 ở Little Saigon năm 2015. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
    WASHINGTON, DC (NV) – Dân Biểu Harley Rouda (Dân Chủ-California) vừa vinh danh cố Thiếu Tướng Lê Minh Đảo qua một lá thư gởi cho chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 3 Tháng Tư, một thông cáo báo chí của văn pḥng ông gởi ra cho biết.

    Ông Rouda được trích lời nói: “Kính thưa bà chủ tịch Hạ Viện, hôm nay tôi vinh danh Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, người vừa từ trần hôm 19 Tháng Ba. Thiếu Tướng Đảo đă cống hiến 87 năm cuộc đời của ḿnh để chiến đấu v́ lư tưởng tự do và phục vụ đồng bào.”

    Sinh năm 1933 tại Sài G̣n, Việt Nam, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo phục vụ QLVNCH trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Dù phải chiến đấu trong những điều kiện khó khăn với lực lượng kẻ thù đông hơn nhiều lần, Thiếu Tướng Đảo đă thực hiện một cuộc chống trả anh dũng tại trận đánh mang tên Xuân Lộc, trận chiến lớn sau cùng trước ngày Sài G̣n thất thủ hôm 30 Tháng Tư, 1975, theo thông cáo.


    Thông cáo tiếp, trong 13 ngày, ông và binh sĩ thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH đă đứng vững trước những cuộc tấn công liên tục của lực lượng cộng sản. Trận chiến này là một minh chứng cho tài chỉ huy quân sự lỗi lạc của Tướng Đảo và sự dũng cảm không thể phủ nhận của ông.

    “V́ sự lănh đạo đam mê và truyền cảm hứng của ḿnh, Thiếu Tướng Đảo sẽ được công nhận vĩnh viễn như là một vị anh hùng, trong cả cộng đồng người Việt lẫn tất cả chúng ta, những người đặt lư tưởng tự do và dân chủ lên trên tất cả,” Dân Biểu Rouda được trích lời nói. “Tôi kêu gọi tất cả những thành viên Hạ Viện cùng vinh danh cuộc đời lỗi lạc của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo.”

    Ông Harley Rouda đắc cử chức vụ hiện nay hồi năm 2018, và đại diện Địa Hạt 48, bao gồm một phần hoặc toàn bộ các thành phố Costa Mesa, Fountain Valley, Huntington Beach, Laguna Beach, Laguna Niguel, Newport Beach, Seal Beach, Garden Grove, Midway City, Aliso Viejo, Santa Ana, và Westminster.

    Địa hạt này bao gồm một phần Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại. (Đ.D.)

  7. #77
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?



    Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

    “Người Hùng của Vùng IV Chiến Thuật!”







    Là người Việt Nam hải ngoại, chắc có ít ai chưa nghe đến tên Nguyễn Khoa Nam. Nếu bạn là một người quân nhân cũ, hẳn đă nghe nhiều về người anh hùng đă hiến dâng cuộc đời cho Tổ Quốc. Nếu bạn chưa từng nghe, nhất là các bạn trẻ, th́ tôi hy vọng bạn sẽ dừng lại đây trong giây lát để chúng ta có thể t́m hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của người dũng tướng này.


    Nói về Nguyễn Khoa Nam, chúng ta không thể không nhắc đến sự khác biệt giữa ông và những kẻ cùng thời. Binh sĩ kính trọng ông, đồng bào quư mến ông, và ngay cả báo chí thiên tả thời bấy giờ cũng phải công nhận Nguyễn Khoa Nam là một vị tướng thanh liêm, có đức có tài. Sống được như vậy không phải là dễ trong cái thời mua quan bán tước của chính quyền Thiệu - Khiêm. Theo các anh em của Gia Đ́nh Mũ Đỏ, ông là người rất điềm đạm, ít nói. Ông không có gia đ́nh; t́nh cảm của ông là t́nh cảm đă dành cho quê hương, quân đội và anh em chiến sĩ. Đó là một người quân nhân thuần túy.


    Tôi sẽ không nhắc đến các chiến công của Nguyễn Khoa Nam ở đây, v́ trong gần 20 năm dài, chiến trường nào mà không có h́nh dáng người lính nhảy dù Việt Nam.


    Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, gốc Làng An Cựu Tây, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh tại thành phố Đà Nẵng, ngày 23 tháng 9 năm 1927.


    Thân sinh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là Thanh Tra Học Chánh Đà Nẵng Thái Thường Nguyễn Khoa Túc, về hưu năm 1941, và bà Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc ḍng Tuy Lúy Vương. Nội tổ của ông là Nội Tán Nguyễn Khoa Đăng, người đă có công mở mang bờ cơi cho chúa Nguyễn trong những ngày Nam Tiến.


    Ông học Tiểu Học tại trường École des Garcons Đà Nẵng (1933 - 1939), sau ra Huế tiếp tục học ở Lycee Khải Định. Ông đậu bằng Thành Chung năm 1943 và tiếp tục học lên đến Nhị Cấp. Đến năm 1947, Nguyễn Khoa Nam tiếp tục học lớp Đệ Nhị Toán, rồi theo học lớp Hành Chánh tại Huế. Vốn ḍng vơ tướng nhưng ông không t́nh nguyện theo con đường quân bị.


    Ông là con trai giữa trong gia đ́nh có năm anh em, nhưng hai anh lớn mất sớm, đến năm 1975 chỉ c̣n lại ba chị em. Chị ông là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm, phục vụ trong ngành Y Tế tại Sài G̣n và đă hồi hưu. Em trai là ông Nguyễn Khoa Phước, phục vụ trong ngành Giáo Dục và cũng là cựu Nghị Sĩ dưới chế độ Việt Nam Cộng Ḥa.


    Đến năm 1953, ông nhập ngũ theo lệnh động viên, vào Khóa III tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Tháng 10 năm 1953, Nguyễn Khoa Nam ra trường và t́nh nguyện vào binh chủng Nhảy Dù rồi được điều động ra Bắc.

    - Tháng 8 năm 1954, sau hội nghị Geneve, Trung Úy Nguyễn Khoa Nam theo đơn vị trở về Saigon.

    - Năm 1955, Trung Úy Nguyễn Khoa Nam làm Đại Đội Trưởng, thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù trong cuộc hành quân đánh B́nh Xuyên tại Saigon. Sau đó ông được thăng Đại Úy và được cử đi học kỹ thuật ở Pháp trong 8 tháng.

    - Năm 1956, Đại Úy Nguyễn Khoa Nam ở Pháp về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Kỹ Thuật Dù tại trại Hoàng Hoa Thám.

    - Tháng 1 năm 1957, sau một khóa tu nghiệp ở Hoa Kỳ, ông trở về phục vụ tại Pḥng 3 (Kế Hoạch Hành Quân) Lữ Đoàn Nhảy Dù.

    - Năm 1960, ông được chuyển về làm Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù.

    - Năm 1963, ông được bổ nhiệm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù.

    - Năm 1964, Thiếu Tá Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù.


    Năm 1965, ông được bổ nhiệm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù. Đến cuối năm này, v́ nhu cầu chiến trường, Lữ Đoàn Nhảy Dù được tổ chức lại thành Sư Đoàn Nhảy Dù.


    Năm 1967, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, nổi danh với trận đánh tại đồi 1418, Kontum. Đến cuối năm 1967, ông được thăng cấp Đại Tá và trao tặng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương (VNCH) và Silver Star (chính phủ Hoa Kỳ trao tặng).


    Năm 1969, Đại Tá Nguyễn Khoa Nam được Bộ Quốc Pḥng thuyên chuyển ra khỏi Sư Đoàn Nhảy Dù, để giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11 năm 1969, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức tại Mặt Trận.


    Đến tháng 10 năm 1971, Đại Tá Nguyễn Khoa Nam được thăng hàm Chuẩn Tướng.


    Tháng 10 năm 1973, ông được thăng cấp Thiếu Tướng.


    Tháng 11 năm 1974, là một vị sĩ quan có khả năng và uy tín hàng đầu trong quân lực, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV Vùng IV Chiến Thuật.


    Tháng 4 năm 1975, khi miền Nam đang trong cơn rối loạn trước đà tiến công ồ ạt của Cộng Sản, các đại đơn vị truyến trước bị tan hàng hay trở nên vô hiệu. Các tướng lănh th́ lo chạy giữ thân, bỏ mặc binh sĩ và đồng bào mà họ có trách nhiệm bảo vệ. Trong khi đó tất cả các lực lượng Cộng quân tại vùng IV đều bị khống chế không giở tṛ ǵ được. T́nh h́nh ở miền Tây thật yên tĩnh, như không có chuyện ǵ xảy ra trong khi Vùng I, II, III đều bị xích xe tăng Cộng Sản tràn ngập.


    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền Saigon đầu hàng quân Cộng Sản Bắc Việt. Sau khi để cho các sĩ quan và binh sĩ thuộc quyền giải tán theo lệnh của chính phủ, khoảng nửa đêm 30 tháng 4 rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam dùng súng tự sát không chịu đầu hàng Cộng Sản Việt Nam. Bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu đă tẩm liệm và đưa di hài Thiếu Tướng ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975.


    Tháng 3 năm 1994, người em dâu là bà Nguyễn Khoa Phước đến Cần Thơ mang di hài Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam về hỏa táng. Hiện nay tro cốt của Thiếu Tướng dược lưu tại chùa Già Lam, đường Lê Quang Định, quận G̣ Vấp, tỉnh Gia Định.



    https://hon-viet.co.uk/TuongNguyenKhoaNam.htm

  8. #78
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?


    Chuẩn Tướng LÊ VĂN HƯNG

    "Anh hùng tử thủ An Lộc"












    Ông sinh ngày 27 Tháng Ba năm 1933 tại Hóc Môn.

    Sau khi tốt nghiệp khóa 5 (V́ Dân) Sĩ quan trừ bị Thủ Đức vào tháng 1 năm 1955,

    Lê Văn Hưng trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn tại chiến trường miền Tây Nam phần.


    - Năm 1966 ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 31 bộ binh. Thời gian này Lê Văn Hưng được các phóng viên chiến trường gọi là một trong ngũ hổ (năm con hổ) U Minh Thượng

    - Năm 1967 ông được thăng cấp Trung tá rồi Đại tá năm 1968. Hai năm sau ông được bổ làm tỉnh trưởng Phong Dinh.

    - Năm 1971 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh
    - Năm 1972 ông được thăng cấp chuẩn tướng giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3 sau khi chiến thắng chiến trường An Lộc.

    - Năm 1973 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh,

    - Năm 1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4

    - Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại văn pḥng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4, sau khi nói lời từ giă với gia đ́nh và bắt tay từ biệt tất cả binh sĩ bảo vệ bộ chỉ huy, người được gọi là "Anh hùng tử thủ An Lộc" do những chiến tích trong Trận An Lộc đă tự sát bằng súng lục vào lúc 20 giờ 45 tối tại tư gia.





    Lược ghi về đời binh nghiệp của Tướng Lê Văn Hưng



    Tướng Lê Văn Hưng xuất thân khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, măn khóa vào tháng 1/1955. Sau ngày ra trường, ông đă có một thời gian dài chiến đấu tại chiến trường Miền Tây qua các chức vụ các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, Trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh (BB). Năm 1966, ở cấp Thiếu tá, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 31 BB. Cũng trong năm 1966, ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong ngũ hổ U Minh Thượng (ngoài Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hưng, 4 sĩ quan khác là: Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 BĐQ; Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 BĐQ, Đại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/33BB; Đại úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33BB).

    Năm 1968, ở cấp bậc Trung tá, Sĩ quan Lê Văn Hưng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 BB. Ông đă chỉ huy Trung đoàn 31 BB lập nhiều chiến tích tại chiến trường Hậu Giang. Cũng trong thời gian chỉ huy trung đoàn 31BB, ông đă được thăng cấp đại tá. Giữa tháng 6/1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB khi c̣n mang cấp đại tá, hơn 9 tháng sau, ông được thăng cấp chuẩn tướng, tiếp tục giữ chức Tư lệnh Sư đoàn này đến ngày 3 tháng 9/1972, sau đó được cử giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3. Một năm sau, Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 BB, cuối tháng 10/1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4 và đă tự sát vào tối ngày 30 tháng 4/1975 tại Cần Thơ.





    Tướng Lê Văn Hưng và Sư đoàn 5 BB tại B́nh Long hè 1972:



    Trong suốt 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam phần, Sư đoàn 5 BB đă tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô, và đă lập nhiều chiến công lớn. Riêng trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Sư đoàn 5 BB dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, đă cùng với các đơn vị Nhảy Dù, Biệt động quân, Biệt cách Nhảy Dù và các đơn vị tăng viện giữ vững An Lộc.


    Trận chiến tại B́nh Long đă bắt đầu vào ngày 4/4/1972 khi 1 trung đoàn CSBV tấn công một chi đội chiến xa tăng phái cho Trung đoàn 9 BB từ biên giới rút về tăng cường cho lực lượng pḥng thủ Lộc Ninh. Ngày 5/4/1972, Cộng quân (CQ) bắt đầu tấn công vào bộ chỉ huy Chi khu Lộc Ninh và hậu cứ Trung đoàn 9 BB đặt trong quận lỵ. Địch đă mở đầu trận tấn công bằng trận địa pháo và sau đó tung bộ binh, thiết giáp tấn công cường tập. Lực lượng trú pḥng đă chống trả quyết liệt. Vào trưa cùng ngày, CQ bị đẩy lùi khi cố đánh chiếm phi đạo. Ngày 6 tháng 4/1972, CQ mở đợt tấn công mới với sự yểm trợ của 1 tiểu đoàn chiến xa T54 với khoảng 30 chiếc. Pháo binh VNCH tại Lộc Ninh đă phải hạ ṇng bắn trực xạ vào các chiến xa CSBV đang tiến tới, nhưng do áp lực quá nặng của CQ, thị trấn Lộc Ninh bị tràn ngập, một thành phần của đơn vị pḥng đă vượt thoát khỏi ṿng vây của địch và về đến An Lộc. Sau khi trận tấn công của CQ vào Lộc Ninh diễn ra, Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân đoàn 3, đă khởi động kế hoạch bảo vệ An Lộc.

    Theo kế hoạch của Tướng Minh, bộ Tư lệnh Hành quân của Sư đoàn 5 BB cho Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy và 2 tiểu đoàn của Liên đoàn 3 BĐQ được trực thăng vận vào An Lộc. Cuộc chuyển quân hoàn tất vào ngày 5 tháng 4/1972. Ngày 7 tháng 4/1972, bộ Tổng tham mưu đă điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng viện cho Sư đoàn 5 BB. Sáng ngày 16 tháng 4/1972, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được lệnh tiếp ứng cho mặt trận B́nh Long. Về các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 BB, ngày 11 và 12 tháng 4/1972, Trung đoàn 8 BB được trực thăng vận vào An Lộc. Trước đó, Sư đoàn 5 BB được bộ Tổng tham mưu tăng viện Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 BB. Trung đoàn này đóng ở khu vực cầu Cần Lê, sau cuộc tấn công của CQ vào các ngày 6 và 7 tháng 4/1972 đă bị thiệt hại nặng. Trung đoàn 7 BB và Trung đoàn 9 BB bị tổn thất trong các cuộc tấn công vào thượng tuần tháng 4/1972, đă được bổ sung quân số để cùng với các đơn vị bạn phối trí pḥng thủ bảo vệ An Lộc. Sau hơn hai tháng tử chiến với CSBV, dưới quyền tổng chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, Lực lượng VNCH đă giữ vững được An Lộc và sau đó đă khởi động các cuộc phản công giải tỏa áp lực địch ở các khu vực phụ cận thị xă tỉnh lỵ.





    Câu chuyện về Tướng Lê Văn Hưng tại mặt trận An Lộc:



    Trong hơn 2 tháng tổng chỉ huy lực lượng VNCH tại mặt trận An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng đă cùng với quân sĩ các cấp giữ vững pḥng tuyến tỉnh lỵ B́nh Long. Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đă nêu gương sáng cho các sĩ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6/1972, một nhóm phóng viên từ Sài G̣n đă đến bộ tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến trường An Lộc, một phóng viên VTVN đă viết về tướng Hưng như sau.


    Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận B́nh Long. Căn hầm tù mù, 1 ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi (phóng viên) được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, c̣n thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.


    Tướng Hưng tự hạn chế mọi tiện nghi riêng cho sự sống c̣n của B́nh Long. Nếu không c̣n mạch điện cung cấp cho hệ thống liên lạc th́ An Lộc sẽ thất thủ tức khắc. Ngoài căn hầm trung tâm hành quân, Tướng Hưng c̣n lại một căn hầm nhỏ dành riêng cho ông và nơi này chỉ được thắp sáng khi cần, bằng pin với bóng đèn xe đạp. Tướng Hưng chỉ sử dụng 1 máy phát điện, hai máy c̣n lại phải pḥng hờ cho trường hợp máy đang phát bị trúng đạn pháo kích. Hơn nữa mức dự trữ nhiên liệu chỉ đủ cho thời gian 1 tuần lễ.


    Theo lời yêu cầu của Tướng Hưng, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có thả dù các phuy xăng nhưng trong 10 thùng khi chạm đất th́ đă phát nổ đến 9 thùng. Có những ngày Tướng Hưng phải ra lệnh đi mót xăng từ các xe cộ nằm rải rác trong thành phố. Nhiều người đă chết trong công tác tầm thường này, nhưng chính là sự hy sinh đầy ư nghĩa cho sự đứng vững của An Lộc, trong hơn hai tháng trời khói lửa.


    Trong trung tâm Hành quân tù mù, Đại úy Quí, sĩ quan báo chí Sư đoàn 5 BB, tŕnh diện Tướng Hưng và giới thiệu từng người trong nhóm phóng viên. Tướng Hưng mặc áo thun xanh và có nụ cười hiền từ, ông bắt tay mọi người và khất hẹn đến sau phiên họp hành quân sẽ để phóng viên phỏng vấn. Căn hầm Tướng Hưng rất hẹp so với số người chen chúc làm việc, kích thước chỉ chừng 4 x 10 mét, tất cả bộ tham mưu của ông làm việc dưới này và không một ai có quân phục đàng hoàng, không mặc áo thun th́ cũng ḿnh trần.

    Vào buổi chiều, Tướng Hưng ra khỏi hầm để nhóm phóng viên thực hiện 1 “show” dă chiến, anh em nhận rơ khuôn mặt gầy g̣ rất có nét của ông. Điểm đặc biệt là làn da ông trắng xanh sau hơn hai tháng trời làm việc dưới hầm, tránh các trận pháo kích kinh hoàng mà có lúc đă lên tới 7,500 trái mỗi ngày. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Hưng thay v́ nói về ḿnh đă chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đă giữ vững An Lộc và t́nh cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn B́nh Long.





    Tướng Hưng trở lại chiến trường miền Tây:



    Đầu tháng 9/1972, Tướng Hưng được cử giữ chức Tư lệnh phó Quân khu 3, đặc trách chỉ huy lực lượng đặc nhiệm phản ứng cấp thời. Một năm sau, ông trở lại Sư đoàn 21 BB với chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Trong năm 1974, Tướng Hưng đă điều động các đơn vị trực thuộc mở những cuộc hành quân đánh bật CSBV tại chiến trường Hậu giang. Cuối tháng 10/1974, Tướng Hưng bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 BB cho Đại tá Mạch Văn Trường, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 8 BB tại chiến trường An Lộc Hè 1972, để về Cần Thơ giữ chức Tư lệnh phó Quân đoàn 4.


    Tướng Hưng đă tự sát vào tối ngày 30/4/1975 tại văn pḥng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đ́nh Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giă với gia đ́nh và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ huy. Sau đó, ông đă quay vào văn pḥng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối 30/4/1975.

    (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử/Pḥng 5/Bộ TTM/QL.VNCH, bài viết của nhóm phóng viên chiến trường được phổ biến năm 1972, lời kể của phu nhân cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng).

  9. #79
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?


    TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ

    "CHẾT THEO THÀNH"









    - Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975) là Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đă tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

    - Ông sinh ngày 22 Tháng Tám năm 1933 tại Sơn Tây. Năm 1951 ông theo học khóa 2 (Lê Lợi) trường Vơ bị Địa phương Huế đến năm 1965 được thăng Thiếu tá.


    - Ông tham gia trong chiến trường An Lộc tử thủ căn cứ chỉ huy. Sau khi chiến thắng, được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh.



    Năm 1974, ông được thăng chuẩn tướng sau khi học một khóa học chỉ huy và tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ và giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh


    - Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào khoảng giữa năm 1973, khi ông vẫn c̣n mang cấp bậc Đại Tá. Ông nổi tiếng về tinh thần dũng cảm và chống cộng cương quyết, cũng như tính t́nh nóng như lửa cuả ông.


    - Vào mùa Hè năm 1972, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Phó Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đă có mặt ở Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn tại An Lộc cùng Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn. Họ đâu biết rằng họ sẽ là chứng nhân cho một biến cố lịch sử.


    - Rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1972, Cộng Sản Bắc Việt xua bốn sư đoàn (5, 7, 9 và B́nh Long) và hai trung đoàn xe tăng 202, 203 nhiều đơn vị yểm trợ tấn công thị xă An Lộc. Cộng quân đă dùng những trận mưa pháo để chà nát và san bằng thị xă nhỏ bé nàỵ Hàng ngàn đồng bào vô tội đă bỏ ḿnh dưới hỏa lực của Cộng quân.


    Nhiều lần, Cộng Sản Bắc Việt dùng chiến xa T-54 tấn công thẳng vào nơi Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn 5 đang đóng. Lần đầu tiên người lính VNCH gặp phải chiến xa địch, lại không tin tưởng vào khả năng của vũ khí của ḿnh, nên đă hoảng hốt t́m nơi ẩn tránh. Không thể trách họ, v́ hoả tiễn M72 không đủ sức xuyên phá nếu bắn vào đằng "mũi" của xe T-54. Khi ấy tướng Hưng đă cầm sẵn một trái lựu đạn nơi tay, với ư định nếu Việt Cộng tràn vào, ông tung ra, tất cả cùng chết. Chiếc chiến xa đi đầu đă tiến gần, quay ngang quay dọc để t́m kiếm trung tâm chỉ huỵ Đại Tá Vỹ thừa cơ đứng lên, bắn một quả đạn M72 vào hông xe làm chiếc xe tăng bốc cháỵ Binh sĩ lên tinh thần theo phương pháp diệt xe của Đại Tá Vỹ, ḅ theo nhũng vách tường, bờ giậu để bắn xe địch. Kết quả là đoàn xe bị tiêu diệt.


    Sau 68 ngày tử thủ, Cộng quân bị đánh lui và An Lộc được giải toả. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ "được thăng cấp Chuẩn Tướng và" về chỉ huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại căn cứ Lai Khê (B́nh Dương) khi Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đi nhận nhiệm vụ mới ở Quân Khu IV.


    Tại Lai Khê, ông làm việc không kể giờ giấc, ngày đêm, trong việc xây dựng và tu bổ hệ thống pḥng thủ, cũng như huấn luyện binh sĩ. Ông cũng rất nhiệt t́nh trong việc bài trừ tệ nạn và tham nhũng trong hàng ngũ quân độị V́ thế, ông đă mang lại miềm tin tưởng cho mọi người .


    - Cuối tháng 4 năm 1975, quân Cộng Sản Bắc Việt từ nhiều ngả tiến về Saigon. Nhưng cánh quân phía Đông Bắc của chúng không thể vượt qua căn cứ Lai Khê, mặc dù có lực lượng đông gấp nhiều lần. Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ đă làm tṛn nhiệm vu..


    - Sáng ngày 30 tháng 4, Tổng thống VNCH ra lệnh cho quân đội buông súng đầu hàng. Tướng Vỹ triệu tập sĩ quan và binh sĩ dưới quyền lần cuối. Ông tuyên bố: V́ tôi là tướng chỉ huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lệnh nàỵ Tôi nghĩ thân làm tướng, phần nào đă hưởng vinh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em, nên tôi phải chọn lấy con đường đi cho riêng tôị" Đoạn ông b́nh tĩnh bước ra sân, nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh, và rút súng ra tự sát. Lúc đó là 11 giờ sáng 30 tháng 4 năm 1975.


    - Thi thể Tướng Lê Nguyên Vỹ được an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lệnh, sau đó được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, G̣ Vấp. Năm 1987, hài cốt ông được thân mẫu (mẹ) hỏa thiêu và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây
    https://hon-viet.co.uk/TuongLeNguyen...tTheoThanh.htm




    V̀ SAO BẤT KHUẤT: CHUẤN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ
    http://uybanchongvhtgvcs.com/vi-sao-...-le-nguyen-vy/

  10. #80
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?


    Tướng Trần Văn Hai và Viên Đạn Cuối Cùng
    Tổ Quốc Ghi Ơn

    P1







    Đất nước Việt Nam địa linh, anh hùng hào kiệt đời nào cũng có, đă viết nên những trang sử chiến đấu chống xâm lược chói lọi nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử chiến đấu của quân dân Việt Nam Cộng Ḥa và muôn đời sau sẽ ghi công Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa cùng những vị anh hùng dân tộc đă hiến dâng xương máu cho nền tự do của tổ quốc và cho hạnh phúc trường tồn của dân tộc. Xin được vinh danh các anh hùng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn. Và tất cả những chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa vị quốc vong thân.

    Chuẩn Tướng Trần Văn Hai sinh năm 1926, nguyên quán Cần Thơ, tuổi Bính Dần. Khi đến tuổi nhập ngũ, ông đă t́nh nguyện đăng vào học Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, khóa 7. Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy, vị sĩ quan trẻ 26 tuổi trong năm 1952 đă lần nữa t́nh nguyện ra chiến đấu ngoài chiến trường miền Bắc. Thiếu Úy Trần Văn Hai được điều động ra phục vụ trong Tiểu Đoàn 4 Việt Nam, lúc đó do Thiếu Tá Đặng Văn Sơn làm Tiểu Đoàn Trưởng. Khi được vinh thăng, Đại Tá Đặng Văn Sơn được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh, rồi sau đó Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân. Thiếu Úy Trần Văn Hai chỉ chiến đấu vỏn vẹn ngoài Bắc có hai năm, năm 1954 Hiệp Định Đ́nh Chiến Geneva được kư kết, đất nước chia đôi, các lực lượng thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam rút về phía Nam vĩ tuyến 17 và làm nỗ lực chính chống đỡ cho nước Việt Nam Cộng Ḥa non trẻ, dưới quyền lănh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm. Trong thời gian phôi thai này, Trung Úy tân thăng Trần Văn Hai được điều lên Quân Khu 4 Cao Nguyên.

    Về tŕnh diện Quân Khu 4, Trung Úy Hai có dịp công tác chung với Đại Úy Đặng Hữu Hồng, một chuyên viên t́nh báo cũng vừa mới được bổ nhiệm lên cao nguyên giữ chức Trưởng Pḥng 2 Quân Khu 4. Đại Úy Hồng nhận xét thấy vị Trung Úy trẻ rất tích cực trong nhiệm vụ được giao phó và có nhiều khả năng về t́nh báo nên đă đề nghị xin cho rút ông về làm việc trong Ban Binh Địa thuộc Pḥng 2, QK 4. Điều đó chứng minh về sau, Đại Tá Hai đă được cụ Trần Văn Hương, lúc ấy đang làm Thủ Tướng, tín nhiệm đề cử lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia sau Tết Mậu Thân 1968. Một thời gian sau, sự làm việc mẫn cán cùng khả năng chỉ huy của Trung Úy Hai đă chứng minh là ông xứng đáng được vinh thăng Đại Úy và được điều về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 Địa Phương Quân (Bảo An) đồn trú tại Phan Thiết. Tuy nhiên con đường thăng tiến binh nghiệp của ông đă bị giật lùi trong thời gian này, khi Đại Úy Hai được thuyên chuyển về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Chỉ Huy và Công Vụ của Trung Đoàn 44 thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Những tưởng số mệnh đă để cho Đại Úy Hai ch́m vào quên lăng với những công việc hành chánh và hậu cứ nhàm chán không xứng với tầm vóc và tài năng , th́ ông lại nhận được giấy cho đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Hoa Kỳ trong năm 1961. Khi tốt nghiệp trở về, Đại Úy Hai nhận được lệnh về tŕnh diện Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ thuộc tỉnh Khánh Ḥa. Cuộc đời binh nghiệp của người từ đây gắn bó với binh chủng trẻ trung Mũ Nâu vừa mới được thành lập và có nhiều hứa hẹn. Định mệnh đă chỉ định một vị tướng tài của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa về phụ giúp phát triển trung tâm huấn luyện này thành một trong những trung tâm mà đă cống hiến cho quân đội những sĩ quan và chiến sĩ ưu tú nhất.

    Lịch sử thành lập binh chủng Mũ Nâu và Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân gắn liền với tên tuổi của Đại Úy Trần Văn Hai. Ông là một trong những vị sĩ quan có nhiều đóng góp lớn lao trong tiến tŕnh thành lập Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ vào ngày 1.8.1961. Chính Đại Úy Hai đă nghiền ngẫm, sáng tạo, đề nghị lên Chỉ Huy Trưởng và được chấp thuận cho ông được phụ trách lớp Hành Quân Biệt Động Rừng Núi Śnh Lầy. Chính khóa học độc đáo này đă cung hiến cho đất nước không biết bao nhiêu là chiến binh thiện chiến và sĩ quan chỉ huy tài năng trên chiến trường, đóng góp những chiến thắng lừng lẫy trong quân sử QLVNCH.

    Đại Úy Trần Văn Hai không những cống hiến trí năo xuất chúng của người cho Trung Tâm Dục Mỹ, mà người c̣n tận tụy đóng góp sức lực lao động cho bộ mặt của trung tâm. Lúc ấy trung tâm c̣n trong thời kỳ phôi thai, cơ sở trường ốc, đường sá, băi tập ngổn ngang trăm mối. Đại Úy Hai đă góp công lớn lao dựng nên khuôn mặt khang trang của trung tâm. Không biết bao nhiêu là mồ hôi và tâm sức của người đă đổ vào công việc xây dựng trung tâm huấn luyện lừng danh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Người làm việc cật lực ngày đêm, trên những băi đất ngổn ngang cây gỗ, tôn thiếc, trong tiếng ầm ́ của những chiếc xe ủi đất, mà trên đó Đại Úy Hai mặc độc một chiếc áo thun quân đội màu ô liu, lúc nào cũng đẫm ướt mồ hôi. Giữa cái nắng cháy da và gió rát của vùng rừng đang khai phá, giữa những đám bụi mù bốc cuồn cuộn trên những nẻo đường ngang lối dọc trần trụi đất đá, Đại Úy Hai làm việc hùng hục đến nỗi cả những người cố vấn Hoa Kỳ phụ giúp xây dựng trung tâm cũng phải chào thua và tặng cho ông mỹ danh "Hai Highway" để tỏ ḷng kính phục tấm ḷng tận tụy và khả năng hiếm có của người. Mặc dù chỉ với những phương tiện kém cỏi và thô sơ, chỉ trong một thời gian kỷ lục, Đại Úy Hai đă cùng với chiến sĩ Công Binh Việt Nam Cộng Ḥa dựng xây lên được một trung tâm huấn luyện khang trang hoàn hảo, xứng đáng với tầm vóc quốc gia và cả vùng Đông Nam Á.

    Trung Tâm Huấn Luyện đă được hoàn thành, giờ đây Đại Úy Hai có thể an tâm theo các toán huấn luyện viên và khóa sinh Rừng Núi Śnh Lầy ra tận các băi tập, cùng ăn cùng ngủ cùng chịu gian khổ trên những cánh đồng lầy hay trong những khu rừng Trường Sơn âm u. Không thể nào có thể diễn tả hết được những nỗi cực nhọc thân xác của những người chiến binh trải qua 42 ngày Rừng Núi Śnh Lầy, nhưng đồng thời cũng là niềm tự hào lớn. Phải là một con người thép, có ư chí thép mới có thể làm được nhiều chuyện lớn lao cho đất nước như vậy. Cái cá tính cao cả của Chuẩn Tướng Hai là một khi nhận nhiệm vụ nào, dù có khó khăn gian khổ đến mấy, người cũng quyết tâm hoàn thành cho đến thật hoàn hảo mới thôi. Vẫn thấy c̣n thiếu kém nhiều mặt, trên tay Đại Úy Hai lúc nào đồng đội và khóa sinh cũng thấy có nhiều loại sách tự học khác nhau. Người tâm sự với các chiến hữu và thuộc cấp: "Con đường binh nghiệp của chúng ta hăy c̣n dài, cấp bậc chúng ta hiện giữ tuy c̣n nhỏ, nhưng lần lần sẽ được nâng cao hơn. Nếu bây giờ chúng ta tự măn với hiện tại, không biết cầu tiến, không lo học hỏi trau dồi thêm sinh ngữ, đọc nhiều binh thư binh thuyết, một mai cấp trên giao vào tay ta cả đại đơn vị, th́ làm sao chu toàn được nhiệm vụ".

    Tài năng của Đại Úy Hai đă được xác định bằng chiếc lon Thiếu Tá và ông được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên. Một kỷ niệm mà quân dân Phú Yên không bao giờ quên được, là sự ra đi đột ngột trong sự luyến tiếc bàng hoàng của tất cả giới Quân-Cán-Chính và quần chúng trong tỉnh. Một sĩ quan cấp Tá như Trung Tá Hai đă dám cưỡng lệnh cấp chỉ huy hàng Tướng v́ một câu chuyện nhỏ không nằm trong phạm trù quân sự. Ông Tướng bay tới khiển trách Trung Tá Hai nặng nề từ việc cộng sản gia tăng hoạt động, công cuộc b́nh định phát triển tŕ trệ, báo cáo chậm trễ, không làm tṛn trách nhiệm, ông buộc phải cách chức Tỉnh Trưởng của Trung Tá Hai và sẽ cho người ra thay.

    Trung Tá Hai đứng nghiêm chào khiêm tốn nói: "Xin tuân lệnh. Nếu ai cũng có ḷng lo cho dân như Thiếu Tướng th́ đất nước ta rồi đây sẽ khá". Từ khi người ra đi rồi, các bô lăo và quân dân Phú Yên vẫn thường kể cho nhau nghe câu chuyện chính khí "đất nước ta rồi đây sẽ khá", như là một trong những huyền thoại c̣n lưu truyền cho măi đến ngày nay. Khi được đông đảo giới chức Quân-Cán-Chính tiễn ra trực thăng từ giă Phú Yên, Trung Tá Hai với chiếc túi vải hành trang nhỏ đơn sơ đă cảm xúc nhắn nhủ: "Tôi cảm ơn các ông đă tận t́nh làm việc với tôi trong mấy tháng vừa qua. Có thể người ta cho rằng tụi ḿnh là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là ḿnh đă làm đúng".

    Rời Phú Yên về tŕnh diện Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, vừa đúng lúc chiếc ghế Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân đang cần một khuôn mặt tài năng. Các giới chức quân sự BTTM từng nghe biết tiếng tốt của Trung Tá Biệt Động Quân Trần Văn Hai ngoài Trung nên đă nhanh chóng bổ nhiệm ông vào chức vụ này và được vinh thăng Đại Tá. Trong thời gian hai năm làm Tư Lệnh binh chủng Mũ Nâu 1967-1968, Đại Tá Hai đă tỏ rơ tư cách, năng lực và sự dũng cảm của một người chỉ huy một đại đơn vị khét tiếng của QLVNCH. Trên thực tế, trách nhiệm của Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân rất khác biệt với các vị tư lệnh sư đoàn bộ binh. Người Chỉ Huy Trưởng BĐQ chỉ làm công tác gần như thuần túy hành chánh, quản trị quân số, đào tạo và tuyển mộ, vị Tư Lệnh Mũ Nâu không có thực quyền điều động và trực tiếp chỉ huy hành quân. Câu chuyện cảm động về một vị Tư Lệnh Mũ Nâu có mặt trên chiến hào tiền tuyến ở Khe Sanh lại là một huyền thoại khác nữa của người.

    Cuối năm 1967, Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân được lệnh gởi Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân và một đại đội của Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân ra Khe Sanh phối hợp chiến đấu với hai Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Thiếu Tá Hoàng Phổ dẫn quân ra Khe Sanh và nhận thiết lập chiến tuyến phía Đông dài một cây số của căn cứ. Đặc biệt, tuy với vũ khí cũ kỹ và trang bị thiếu kém so với đối phương, nhưng Mũ Nâu của ta đă được cho trấn đóng một khu vực quan trọng nằm bao ngoài cùng căn cứ, phía bên trong là chiến hào của TQLC Mỹ và Bộ Chỉ Huy Căn Cứ. Báo chí thế giới đă gọi chiến tuyến trấn giữ của BĐQ là "tiền đồn của tiền đồn". Với một vị trí khó khăn và hung hiểm như vậy, vũ khí lạc hậu yếu kém, chiến sĩ Mũ Nâu của đă chứng tỏ tinh thần quyết chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và nhận được sự nể trọng của lính Mỹ. Tuy nhiên vị Tư Lệnh Mũ Nâu đă hết sức băn khoăn ăn ngủ không yên, lo lắng cho những đứa con cô đơn của ḿnh, ông quyết định phải ra Khe Sanh nh́n tận mắt cảnh ăn ở, sinh hoạt và chiến đấu của lính, ông mới an ḷng. Đại Tá Hai cùng với hai sĩ quan tham mưu là Đại Úy Trần Đ́nh Đàng, thuộc Pḥng 1 và Thiếu Tá Ngô Minh Hồng, thuộc Pḥng 3 tháp tùng theo một chiếc vận tải cơ C123 ra Khe Sanh. Thiếu Tá Ngô Minh Hồng sau vinh thăng Trung Tá và về làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 22-11-2011, 01:00 AM
  2. Replies: 85
    Last Post: 24-04-2011, 11:18 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 22-03-2011, 08:51 PM
  4. Hé lộ mật lệnh “ban” thuốc độc giết danh tướng của Hitler
    By Phó thường dân in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 2
    Last Post: 08-03-2011, 10:48 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 12-12-2010, 06:08 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •