Page 8 of 9 FirstFirst ... 456789 LastLast
Results 71 to 80 of 86

Thread: Remdesivir rút ngắn thời gian điều trị COVID-19

  1. #71
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    EU: Thuốc chữa COVID có thể được chấp thuận ‘trước mùa hè’
    15/05/2020
    AP


    Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận cho sử dụng khẩn cấp thuốc Remdesivir để chữa trị COVID-19.


    Cơ quan Dược phẩm Châu Âu tiên đoán có thể có thuốc được cấp phép để chữa virus corona chủng mới trong vài tháng tới và vaccine có thể được chấp thuận vào đầu năm 2021, trong “kịch bản tốt nhất.”

    Bác sĩ Marco Cavaleri, người đứng đầu Cục ban hành qui định vaccine của Châu Âu, nói trong một cuộc họp báo ngày 14/5 là việc chấp thuận thuốc chữa trị COVID-19 có thể diễn ra “trước mùa hè,” với những cuộc thử nghiệm đang tiến hành.

    Những kết quả mới đây của thuốc Remdesivir cho thấy thuốc có thể giúp bệnh nhân phục hồi từ virus corona nhanh hơn, dù vẫn cần có dữ liệu dài hạn để xác nhận lợi ích.

    Dù thông thường phải mất nhiều năm để chế tạo vaccine, ông Cavaleri nói nếu một vài liều đă được chích thử nghiệm chứng tỏ hiệu nghiệm, những vaccine này có thể được cấp phép vào đầu năm tới.

    Tuy nhiên ông Cavaleri dè dặt là nhiều vaccine thử nghiệm không bao giờ đạt đến mức cuối và thường có nhiều tŕ hoăn.

    Hơn 140 nguyên thủ quốc gia và các chuyên gia y tế, trong đó có Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Pakistan Imran Khan và khôi nguyên giải Nobel Joseph Stiglitz ngày 14/5 kêu gọi tất cả các nước đoàn kết hậu thuẫn một vaccine chống COVID-19, để đảm bảo thuốc chữa trị và vaccine hiệu nghiệm có thể có được trên toàn cầu cho những người cần đến, không tốn tiền.

    Vào lúc này có khoảng hơn một chục vaccine đang được thử nghiệm tại Trung Quốc, Anh, Đức và Mỹ.

    Tổ chức Y tế Thế giới ước lượng có thể mất từ 12 đến 18 tháng để t́m được một vaccine hiệu nghiệm.

    Trong khi các chuyên gia đề nghị bỏ bớt một số đ̣i hỏi về thử nghiệm lâm sàng, ông Cavaleri nói việc này hiện chưa được cứu xét.

    Tuy nhiên ông công nhận là việc này có thể thay đổi nếu t́nh h́nh tồi tệ hơn.

    Một số giới chức cảnh báo là có thể không bao giờ t́m được vaccine, những nỗ lực trước đây để phát triển vaccine chống những loại virus corona liên hệ như SARS và MERS đă thất bại. Tuy nhiên ông Cavaleri lạc quan rằng việc miễn nhiễm đối với COVID-19 cuối cùng sẽ được khám phá, khi nhiều công nghệ khác nhau đă được thử nghiệm trên toàn thế giới.

  2. #72
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Nên hay không nên tiêm virus Vũ Hán để thử nghiệm Vắc-xin?
    B́nh luậnThanh Long • 19:15, 16/05/20• 171 lượt xem

    Các lọ vaccine bệnh đậu mùa được đặt trên quầy trước khi tiêm tại một cơ sở ở Altamonte Springs, Florida, vào ngày 16 tháng 12 năm 2002... (Chris Livingston / Getty Images)


    Trong cuộc đua t́m kiếm vắc-xin đặc trị cho virus ĐCSTQ, một số chuyên gia y tế và chính trị gia đang ủng hộ biện pháp gây tranh căi: thử thách tiêm virus suy yếu trên các t́nh nguyện viên khỏe mạnh…

    Vào tháng trước, 35 nhà lập pháp Hoa Kỳ, đứng đầu là Hạ nghị sĩ Bill Foster (D-Ill.) và Donna Shalala (D-Fla.) đă gửi thư tới 2 cơ quan chính phủ là Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) và Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để kêu gọi mọi phương án đẩy nhanh việc nghiên cứu vắc-xin chống virus Vũ Hán.

    Theo lập luận từ phía ủng hộ, th́ số người thiệt mạng sẽ ngày càng tăng nếu cứ thế chờ vắc-xin xuất hiện, và “những tổn thất về tính mạng con người trong dịch COVID-19 cũng sẽ làm thay đổi mọi phân tích lợi ích và rủi ro”. Họ cho rằng việc phê duyệt là cần thiết và nên triển khai càng sớm càng tốt.

    Foster và Shalala viết trong thư: “Chúng tôi viết thư này để khẳng định với các bạn rằng, Quốc hội hiểu việc chấp nhận rủi ro trong điều chế vắc-xin đối với COVID-19 là hợp lư”.

    “Đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm sẽ tránh được rủi ro, v́ việc thử nghiệm đồng thời nhiều loại thuốc với liều cao thấp khác nhau [để ḍ ra liều phù hợp] sẽ giúp rút ngắn các giai đoạn thử nghiệm. Người t́nh nguyện (khỏe mạnh) sẽ được chích virus COVID-19 để thử tác dụng pḥng bệnh của vắc-xin, và khả năng trở bệnh nặng là rất thấp”.

    Là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và phản ứng nhanh ở New York, bác sĩ Rajeev Fernando cũng đồng ư với thử nghiệm virus ĐCSTQ trên người. Theo bác sĩ trả lời Epoch Times: “Tôi thực sự ủng hộ những loại thử nghiệm này ngay bây giờ nếu nó có thể đẩy nhanh quá tŕnh t́m kiếm vắc-xin… Nếu có thể lựa chọn th́ tôi sẽ rất hạnh phúc khi trở thành một phần của những thử nghiệm này”.

    Đọc thêm: Đặt tên đúng cho loại virus gây ra đại dịch toàn cầu

    Bác sĩ nói thêm rằng: “mọi thứ đều có rủi ro đi kèm với lợi ích, v́ vậy mọi người có quyền và nên đưa ra quyết định thông minh, liên quan đến thí nghiệm thử thách (trên người) đối với virus Vũ Hán”.

    Lợi ích và rủi ro
    Tiền thân của các nghiên cứu thử thách trên người (HCS - Human Challenge Studies) bắt nguồn từ bệnh đậu ḅ - đậu mùa ở trên ḅ. Đại dịch đậu mùa này đă hoành hành khắp châu Âu vào năm 1976 với tỷ lệ tử vong xấp xỉ 30%, cho đến khi bác sĩ Edward Jenner t́m ra vắc-xin cho nó.

    Sau khi ông quan sát thấy những người vắt sữa ḅ có miễn dịch tự nhiên với đậu mùa, bác sĩ Edward đă cân nhắc t́m một cô gái chuyên vắt sữa ḅ đang nhiễm bệnh, thu thập dịch lỏng từ vết loét mới phát triển trên tay cô, sau đó tiêm lên tay một cậu bé 8 tuổi cùng làng. Cậu bé lên cơn sốt, theo sau đó là chuỗi ngày cơ thể bị ớn lạnh và ăn không ngon. Nhưng tất cả các triệu chứng biến mất vào ngày thứ 10. 2 tháng sau đó, vị bác sĩ đă tiêm thêm một lần nữa nhưng cậu bé đă miễn dịch với đậu mùa suốt phần đời c̣n lại.

    Hiện nay, thử nghiệm vắc-xin lâm sàng trên người thông thường sẽ cần trải qua 3 giai đoạn bắt buộc:

    Giai đoạn 1: thử nghiệm trên người trưởng thành khỏe mạnh với cỡ mẫu 30-50 đối tượng, bắt đầu từ liều thấp đến liều được đề xuất - dựa trên liều được ngoại suy từ kết quả ḍ liều an toàn và hiệu quả trên thử nghiệm động vật. Mục tiêu chính của giai đoạn này là đánh giá tính an toàn của vắc-xin.
    Giai đoạn 2: thử nghiệm trên người trưởng thành khỏe mạnh với cỡ mẫu tối thiểu 200 đối tượng, nhằm mục đích đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc-xin, đồng thời lựa chọn liều và lịch dùng thích hợp.
    Giai đoạn 3: tiến hành trên cỡ mẫu tối thiểu 500 đối tượng tại nhiều địa điểm và có đối chứng giả dược. Sử dụng phác đồ tiêm chủng được lựa chọn từ giai đoạn 2, giai đoạn cuối đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin trên một nhóm cộng đồng lớn và gần với đối tượng đích hơn (nhóm sẽ sử dụng vắc-xin - bao gồm cả trẻ em và người cao tuổi).
    Đáng chú ư hơn nữa, giữa giai đoạn 1 và 2 sẽ có một khoảng dừng để chờ kiểm tra tác dụng phụ và thời gian này có thể kéo dài đến 3 tháng. Nhưng trong thử nghiệm nhanh, th́ chỉ cần 1-2 ngày không có biến chứng sau giai đoạn 1 là giai đoạn 2 sẽ bắt đầu.

    Đạo đức nghiên cứu
    Trong email trao đổi với Epoch Times, Phó Giáo sư Kirk Allison của trường Đại học Saint Thomas đă nhấn mạnh: “Vấn đề đạo đức của thí nghiệm HCS là nó cắt ngắn giai đoạn và ép buộc 100% t́nh nguyện viên phải tiếp xúc với virus (ĐCSTQ)”.

    Theo ông Allison, trong thử nghiệm nhanh vắc-xin với virus thật, số lượng người cần trong 2 nhóm được chích vắc-xin và giả dược đều không cần nhiều, có thể “thấp hơn số lượng cần để nghiên cứu có ư nghĩa”. Đây là một lợi thế v́ “nếu có biến chứng th́ số người lănh hậu quả sẽ ít hơn so với thử nghiệm theo phương pháp truyền thống”.

    Những người phản đối HCS khác cũng nói rằng những mối quan tâm về đạo đức cần được xem xét v́ vẫn c̣n nhiều điều chưa biết về chủng virus mới.

    Trong phát biểu trên Tạp chí Khoa học, nhà miễn dịch học nhiều kinh nghiệm thực hiện HCS Mathew Memoli thuộc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia đặt câu hỏi: “Chỉ v́ bạn thực sự muốn hiểu về căn bệnh này th́ bạn có lư do hợp lư để chấp nhận những rủi ro khi truyền bệnh cho người khác hay sao?”

    Tiến sĩ Janette Nesheiwat, người phụ trách chuyên mục y tế của Fox News cũng đă tuyên bố điều đó, nhưng theo một cách thẳng thắn hơn trên kênh của ḿnh rằng: “Chúng ta đều biết việc yêu cầu các t́nh nguyện viên tiêm một mầm bệnh chết người vào cơ thể có thể thực sự giết chết họ”.

    Nesheiwat đặt câu hỏi về sự cần thiết của các nghiên cứu nhanh, v́ các thử nghiệm vắc-xin đă đang được diễn ra với tốc độ cực kỳ nhanh để có thể phân phối vắc-xin ra thị trường sau 18 tháng - mà theo truyền thống th́ sẽ mất đến khoảng 10-15 năm với quy tŕnh thông thường.

    Khi bà Deborah Birx, điều phối viên cao cấp của Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 thuộc Nhà Trắng, được hỏi trên Fox News rằng: liệu tháng Một tới đă có vắc-xin hay chưa, th́ Tiến sĩ Birx khẳng định lại việc bỏ qua thời gian chờ giữa giai đoạn 1 và 2 sẽ đẩy nhanh tiến độ, nhưng thời gian sẽ phụ thuộc vào việc “liệu chúng tôi có thể thực hiện khảo sát trên toàn cầu hay không, bởi v́ giai đoạn 3 cần phải có thử nghiệm trên cộng đồng lớn để kiểm tra tính hiệu quả của vắc-xin”.

    Thanh Long
    - Theo The Epoch Times.

  3. #73
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Nhiều nước châu Phi quan tâm thảo dược chống COVID-19 của Madagascar
    Phan Anh•Thứ Sáu, 15/05/2020 • 471 Lượt Xem
    Một số quốc gia ở châu Phi đă đặt mua “phương thuốc” điều trị COVID-19 dựa vào thảo dược của Madagascar, bất chấp cảnh báo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng hiệu quả của nó chưa được kiểm chứng.


    (Ảnh qua dailytimes.ng)
    Vào tháng 4/2020, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Madagascar Andry Rajoelina đă giới thiệu và uống một chai nước thuốc có tên gọi “COVID-19 Organics”, màu hổ phách với phần thương hiệu được thiết kế đẹp mắt. Ông cho biết nó đă chữa khỏi cho 2 người.


    Jewish Breaking News
    @JBN
    WILD: The president of Madagascar claims that the locally made soft drink «COVID-Organics» can cure COVID-19 within 10 days.#COVIDー19

    View image on Twitter
    6:54 PM - May 13, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    See Jewish Breaking News's other Tweets

    Hôm 8/5 vừa qua, một phái đoàn của Tanzania đă đến Madagascar để nhận các lô hàng chứa loại nước nói trên. Chúng có nguồn gốc từ Artemisia – một loại cây có khả năng chống sốt rét, tuy nhiên nó vẫn chưa khoa học quốc tế kiểm nghiệm và công nhận. Trong khi ông Rajoelina ca ngợi công dụng của loại nước hỗn hợp thảo dược này, WHO cảnh báo rằng cần phải kiểm tra để xác định tính hiệu quả và tác dụng phụ của chúng.

    Madagascar đă và đang gửi đi hàng ngh́n chai nước COVID-19 Organics, được phát triển bởi Viện nghiên cứu ứng dụng Malagasy do nhà nước quản lư.

    Tanzania, Guinea Xích đạo, Cộng ḥa Trung Phi, Cộng ḥa Congo và Cộng ḥa Dân chủ Congo, Cộng ḥa Liberia và Guinea Bissau là các quốc gia đă nhận được hàng ngh́n chai nước thuốc COVID-19 Organics miễn phí.

    Một cố vấn pháp lư trong văn pḥng tổng thống đă cho biết trên tờ Reuters (Anh) vào hôm 6/5 rằng Madagascar sẽ bắt đầu bán loại thuốc này trong nước với giá khoảng 40 cent/ chai (khoảng 9.300 đồng).

    “Phương thuốc này có thể được bày bán,” Marie Michelle Sahondrarimalala, giám đốc nghiên cứu pháp lư tại Văn pḥng Tổng thống, cho biết trên tờ Reuters trong một cuộc phỏng vấn hôm 6/5 vừa qua. “Madagascar đă nhận được đơn đặt hàng từ các cơ quan nhà nước ở những quốc gia khác và từ các cá nhân.”

    Người đứng đầu các nước châu Phi khác cho biết họ cũng đang đặt hàng loại thuốc này.

    >> V́ sao các hợp chất tự nhiên “không có cửa” trở thành thuốc Tây?

    WHO cho biết, các hợp chất riêng biệt được chiết xuất từ cây Artemisia có tác dụng trong thuốc điều trị sốt rét, nhưng bản thân loại cây này không thể điều trị bệnh sốt rét.

    Người đứng đầu WHO tại châu Phi – bà Matshidiso Moeti – cho biết bà lo ngại những người uống sản phẩm này có thể cảm thấy họ miễn dịch được với COVID-19 và thực hiện các hành vi có rủi ro cao.

    “Chúng tôi lo ngại rằng việc quảng cáo sản phẩm này như một biện pháp pḥng ngừa có thể khiến mọi người cảm thấy an toàn,” bà cho biết.

    Guinea Bissau đă nhận được hơn 16.000 chai nước thuốc. Nó cũng đang được phân phối cho 14 quốc gia Tây Phi khác. Phó Bộ trưởng Thông tin của Liberia, ông Eugene Farghon cho biết rằng không có bất kỳ kế hoạch kiểm tra nào đối với loại thuốc này trước khi phân phối.

    “Người Liberia sẽ sử dụng chúng,” ông cho biết, lưu ư rằng WHO đă không thử nghiệm các loại thuốc phổ biến khác ở địa phương. “Madagascar là một quốc gia châu Phi… V́ vậy, chúng tôi sẽ hành động như một quốc gia châu Phi và tiếp tục sử dụng các loại thảo mộc của Châu Phi chúng tôi.”

    Tính đến hôm 7/5, Madagascar đă có tổng cộng 225 trường hợp xác nhận nhiễm virus corona, 98 ca phục hồi và không có trường hợp nào tử vong.

    Liên minh châu Phi (AU) cho biết hôm 4/5 rằng họ đang cố gắng lấy dữ liệu kỹ thuật về phương thuốc trên của Madagascar và sẽ chuyển nó đến Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh châu Phi để đánh giá.

    “Đánh giá này sẽ dựa trên các tiêu chuẩn về kỹ thuật và đạo đức toàn cầu để thu thập các bằng chứng khoa học cần thiết,” theo AU.

    Theo Reuters,
    Phan Anh

  4. #74
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Nếu bào chế vaccine thành công, Anh hy vọng Tháng Chín có 30 triệu liều
    May 17, 2020 cập nhật lần cuối May 17, 2020

    Bộ Trưởng Thương Mại Anh Alok Sharma trong một cuộc họp báo. (H́nh: Pippa Fowles/10 Downing Street via AP)
    LONDON, Anh (NV) – “Nếu các thử nghiệm lâm sàng thành công, nước Anh chờ đợi 30 triệu liều vaccine chống COVID-19 vào Tháng Chín,” Bộ Trưởng Thương Mại Alok Sharma tuyên bố, theo nhật báo The Telegraph tường thuật.

    Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày Chủ Nhật, 17 Tháng Năm, vị bộ trưởng Thương Mại Anh cũng dè dặt cảnh báo, không có ǵ chắc chắn các thử nghiệm lâm sàng thành công như mong muốn.

    “Cũng có rủi ro là chúng ta sẽ không bao giờ phát triển được một loại vaccine COVID-19 hiệu quả,” ông Sharma nói tại dinh thủ tướng.

    Trong cuộc họp này, Bộ Trưởng Sharmar cho biết hai trong các nhóm tiên phong trên thế giới phát triển vaccine chống COVID-19 có triển vọng tốt đang ở ngay tại nước Anh, đó là tại trường đại học Oxford University và đại học Imperial College London.

    “Các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trong chương tŕnh vaccine của đại học Oxford đang tiến triển tốt. Tất cả những người tham gia giai đoạn một đều được nhận liều vaccine theo đúng thời khóa biểu hồi đầu tuần này. Hiện nay, số người t́nh nguyện đó đang được theo dơi chặt chẽ”, ông Sharma cho biết.

    Ông nói thêm chương tŕnh nghiên cứu vaccine của đại học Imperial College London cũng đang tiến triển tốt và sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng vào giữa Tháng Sáu, sau đó tăng quy mô lớn hơn vào Tháng Mười.

    Vị bộ trưởng cũng xác nhận dưới sự hỗ trợ của chính phủ, đại học Oxford hoàn tất thỏa thuận cho phép công ty dược phẩm đa quốc gia AstraZeneca khai thác toàn cầu trong mục đích thương mại hóa và sản xuất vaccine.

    Ông khẳng định nước Anh sẽ nhận lô vaccine đầu tiên: “Nếu các thử nghiệm vaccine thành công, công ty AstraZeneca sẽ cung cấp 30 triệu liều vào Tháng Chín cho nước Anh, đây là một phần của thỏa thuận điều chế với mức tổng cộng 100 triệu liều.”

    Ngoài ra, vị bộ trưởng cho biết: “Các thỏa thuận của chính phủ Anh với công ty bào chế bao gồm việc bảo đảm có thể cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển với chi phí thấp nhất.

    Anh là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với hơn 240,000 ca nhiễm và hơn 34,000 ca tử vong.

    Thủ Tướng Anh Boris Johnson, nguyên thủ đầu tiên trên thế giới bị bệnh COVID-19, công bố kế hoạch nới lỏng các biện pháp cách ly, khuyến khích mọi người trở lại làm việc nếu không thực hiện được cách làm việc từ nhà, ngoài ra, ông cho phép mọi người tập thể dục ngoài trời không giới hạn.

    Anh hy vọng một số loại h́nh kinh doanh không thiết yếu có thể sớm trở lại hoạt động.

    Các học sinh có thể bắt đầu trở lại trường sớm nhất vào ngày 1 Tháng Sáu. (MPL) [qd]

  5. #75
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Tổng Thống Trump nói ‘đang dùng thuốc sốt rét ngừa nhiễm COVID-19’
    May 18, 2020 cập nhật lần cuối May 18, 2020

    Tổng Thống Donald Trump trả lời báo giới tại Ṭa Bạch Ốc. (H́nh: Tasos Katopodis/Getty Images)
    WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump nói với các phóng viên rằng ông đang uống thuốc sốt rét để pḥng trường hợp bị nhiễm COVID-19.

    Gặp gỡ báo chí sáng Thứ Hai, 18 Tháng Năm, tổng thống cho biết, “Tôi đang dùng mỗi ngày thuốc sốt rét và kèm với chất kẽm bổ sung trong một tuần lễ rưỡi rồi,” theo tường thuật của AP News.

    Bác sĩ của ông Trump không đề nghị dùng thuốc này, nhưng tổng thống yêu cầu bác sĩ của Ṭa Bạch Ốc cho phép.


    “Tôi đă bắt đầu dùng rồi, tôi nghĩ thuốc này tốt,” tổng thống nói tiếp: “Tôi nghe rất nhiều điều tốt về loại thuốc này.”

    Giới y khoa khuyến cáo phản ứng phụ nảy sinh khi dùng thuốc sốt rét đối với một số bệnh nhân và thuốc này chưa chứng tỏ hiệu quả trị COVID-19.

    Tháng trước, Cơ Quan Quản Trị Dược Phẩm (FDA) khuyến cáo giới y khoa thuốc này không nên dùng bên ngoài bệnh viện hoặc trong mục đích nghiên cứu, v́ những phản ứng phụ sẽ đe dọa đến tính mạng.

    FDA đưa ra khuyến cáo trên sau khi nhận những báo cáo về t́nh trạng nhịp tim bị rối loạn, kể cả tử vong, từ các bệnh viện và trung tâm giải cứu ngộ độc tại các địa phương.

    Tổng Thống Trump bác bỏ những báo cáo về phản ứng phụ của loại thuốc này và nói: “Tất cả những ǵ tôi có thể nói là tôi vẫn b́nh thường.”

    Hai cuộc thử nghiệm lớn được tiến hành cho khoảng 2,800 bệnh nhân tại New York cho thấy không có hiệu quả khi dùng thuốc sốt rét trị COVID-19.

    Dù rằng đây là các cuộc nghiên cứu có tính cách lượng định, quan sát, hơn là một cuộc thí nghiệm có các tiêu chuẩn khắt khe, nhưng kết quả có được cũng giúp cho hàng trăm ngàn bệnh nhân COVID-19 có các tin tức quư báu nhằm quyết định có sử dụng thuốc này hay không, theo nhận định của các nhà nghiên cứu.

    “Hiện có điều thất vọng là sau mấy tháng kể từ khi đại dịch bùng ra, chúng ta không thấy có kết quả ǵ từ bất cứ cuộc thí nghiệm có tiêu chuẩn khắt khe nào. Nhưng kết quả cuộc nghiên cứu này cho thấy hydroxychloroquine không là thuốc trị bá bệnh,” theo các nghiên cứu gia.

    Thứ Năm vừa qua, trên tạp chí y khoa BMJ công bố hai cuộc thử nghiệm khác cũng cho kết quả tương tự.

    Trong những ngày bắt đầu đại dịch, trước những con số tử vong tăng chóng mặt, Tổng Thống Trump cổ vơ việc dùng thuốc sốt rét để chữa COVID-19, sau khi có một số báo cáo lạc quan từ Pháp, Nam Hàn, và Trung Quốc.

    Tuy nhiên, giới y khoa tại Hoa Kỳ dè dặt v́ những thử nghiệm chỉ trên một nhóm nhỏ.

    Ngày 20 Tháng Ba, Tổng Thống Trump thông báo đă chỉ đạo chính phủ mua ba triệu liều thuốc sốt rét, ông lập luận, trong khi người chết tăng quá nhanh v́ chưa có thuốc chữa, dù thuốc sốt rét có thể không hiệu quả nhưng cứ thử cũng không hại. (MPL) (kn)

  6. #76
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Thuốc trị Covid-19: Thử nghiệm th́ nhiều, hy vọng th́ ít


    Nghiên cứu chế tạo thuốc trị Covid-19 tại một pḥng thí nghiệm ở Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 30/03/2020. REUTERS - Thomas Peter
    Thanh Phương
    Hiện đang có hàng trăm cuộc thử nghiệm các loại thuốc trị Covid-19 trên thế giới, thế nhưng cho tới nay chỉ mới lóe một vài tia hy vọng thật sự, ấy là chưa kể một số chương tŕnh nghiên cứu đang gặp nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là thất bại, như chương tŕnh Discovery của châu Âu.

    Làm sao ngặn chận virus corona chủng mới xâm nhập các tế bào, không cho chúng nhân ra gấp bội trong cơ thể, kiểm soát được phản ứng của hệ miễn dịch trước sự tấn công của virus. Các nhà khoa học đang cấp tốc nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau, cố t́m ra một liều thuốc công hiệu để trị một căn bệnh mà nay đă khiến hơn 300.000 người chết trên toàn thế giới

    Theo tạp chí y khoa The Lancet, hiện có hơn 800 cuộc thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành ở nhiều nước khác nhau để thẩm định hiệu quả của hàng chục loại thuốc trị Covid-19. Khoảng hơn 300 thử nghiệm được tiến hành ở Trung Quốc, nơi xuất phát dịch bệnh, 125 thử nghiệm ở Hoa Kỳ, quốc gia bị dịch nặng nhất hiện nay. Riêng tại Pháp th́ có khoảng 45 cuộc thử nghiệm.

    Nhưng nhiều nhà nghiên cứu đang kêu gọi các đồng nghiệp không nên v́ quá gấp rút mà bỏ quên tính chất nghiêm túc khoa học của các cuộc thử nghiệm, để không làm dấy lên những hy vọng hăo huyền. Tại Pháp cũng như tại Mỹ, không ít viện nghiên cứu lớn đă gây tranh căi khi vội vă thông báo các kết quả « khả quan » ngay cả trước khi công bố toàn bộ công tŕnh nghiên cứu. Nhà truyền nhiễm học Florence Ader, người chỉ đạo cuộc thử nghiệm châu Âu Discovery, đă từng lên tiếng cảnh báo về cái mà bà gọi là « dịch nghiên cứu », v́ có rất nhiều thử nghiệm thất bại « ngay từ trong trứng nước », do có quá ít bệnh nhân tham gia, hoặc được tiến hành với những phương pháp không có ǵ bảo đảm. Bà Ader khuyên là nên tập trung nỗ lực vào một số nghiên cứu lớn.

    Các loại thuốc đang được thử nghiệm
    Bây giờ chúng ta hăy điểm qua những loại thuốc chính yếu đang được thử nghiệm. Trước hết là remdesivir, do hăng dược phẩm Gilead của Mỹ phát triển để trị bệnh Ebola, nhưng đă tỏ ra không công hiệu đối với bệnh này. Tuy vậy, trong pḥng thí nghiệm, remdesivir đă chứng tỏ khả năng ngăn chận các virus khác. Vấn đề là các dữ liệu về công hiệu của thuốc này đối với Covid-19 vẫn c̣n mâu thuẫn với nhau và vẫn c̣n tản mác.

    Hoa Kỳ trông chờ rất nhiều vào remdevisir, cho nên ngày 01/05 vừa qua, Cơ quan Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm FDA đă cấp tốc cấp phép sử dụng loại thuốc này ngoài thử nghiệm lâm sàng trong các bệnh viện, trên cơ sở thử nghiệm rộng răi trong công chúng. Kết quả cho thấy là tính trung b́nh, các bệnh nhân Covid-19 nặng hồi phục nhanh hơn 4 ngày so với các bệnh nhân nặng khác ( trong ṿng 11 ngày thay v́ 15 ngày ). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kết quả này c̣n quá « khiêm tốn », tuy một số nhà nghiên cứu khác th́ thấy dầu sao remdesivir cũng là một phương tiện để giảm bớt t́nh trạng quá tải của các bệnh viện. Giới khoa học cũng chỉ trích việc các kết quả của nghiên cứu về thử nghiệm remdesivir không được công bố toàn bộ. Mặt khác, nghiên cứu cũng không cho thấy là remdesivir đă thật sự làm giảm tỷ lệ tử vong, bởi v́ sự cách biệt về tỷ lệ tử vong giữa nhóm bệnh nhân được cho uống thử thuốc ( 8% ) và nhóm đối chứng ( 11,6% ) là quá thấp so với ngưỡng cần thiết để kết quả thử nghiệm có thể được xem là chuẩn xác.

    Thứ hai là thuốc tocilizumab, được coi là niềm hy vọng cho những ca Covid-19 nặng, v́ thuốc này điều ḥa phản ứng của hệ miễn dịch, để không gây thêm tác hại cho cơ thể người bệnh. Vào cuối tháng 4, hệ thống bệnh viện Paris thông báo là thuốc tocilizumab giảm « đáng kể » nguy cơ tử vong hoặc nguy cơ phải vào khoa hồi sức nơi các bệnh nhân Covid -19 nặng, nhưng họ lại không đưa ra các số liệu cụ thể và cũng không công bố nội dung công tŕnh nghiên cứu.

    Các cuộc thử nghiệm khác đang được tiến hành với thuốc tocilizumab. Nhưng cho dù thật sự có công hiệu, chi phí quá cao của loại thuốc này, cũng như cách điều trị bằng tiêm tĩnh mạch khiến cho rất khó sử dụng phổ biến.

    Thứ ba là thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine, một loại thuốc đă làm hao tốn rất nhiều giấy mực trong những tháng qua. Theo hai công tŕnh nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Anh Quốc BMJ ngày 15/05/2020, hydroxychloroquine dường như không có công hiệu trị Covid-19, cho dù là đối với các bệnh nhân nặng hay nhẹ.

    Công tŕnh nghiên cứu thứ nhất, do các nhà nghiên cứu Pháp tiến hành, đă đi đến kết luận là loại thuốc chống sốt rét này không làm giảm đáng kể nguy cơ phải vào khoa hồi sức hoặc nguy cơ tử vong đối với các bệnh nhân nhập viện v́ bị viêm phổi do Covid-19. Công tŕnh nghiên cứu thứ hai, do một ê kíp nhà nghiên cứu Trung Quốc tiến hành, cho thấy là thuốc hydroxychloroquine không giúp diệt trừ virus nhanh hơn so với các thuốc chuẩn ở các bệnh nhân Covid-19 nhẹ, thậm chí các phản ứng phụ của thuốc chống sốt rét này c̣n nặng hơn các thuốc kia.

    Dựa trên hai kết quả nghiên cứu nói trên, tạp chí BMJ đánh giá là không nên sử dụng hydroxychloroquine như là một loại thuốc phổ biến để trị Covid-19.

    Thứ tư là thuốc chống HIV. Các cuộc thử nghiệm kết hợp hai loại thuốc điều trị HIV, lopinavir và ritonavir, vẫn chưa mang lại các kết quả được hứa hẹn. Một nghiên cứu của Trung Quốc được công bố ngày 19/03 đă kết luận là điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng thuốc chống HIV không giúp giảm bớt nguy cơ tử vong cũng như không rút ngắn thời gian b́nh phục. Tuy nhiên, một số dữ liệu cho thấy là thuốc chống HIV có hiệu quả nếu cho bệnh nhân uống sớm.

    Discovery thất bại ?
    Được khởi động từ cuối tháng 3 với hy vọng nhanh chóng t́m ra một loại thuốc công hiệu để trị Covid-19, cho tới nay chương tŕnh thử nghiệm lâm sàng Discovery của châu Âu vẫn chưa đạt được kết quả nào, do không có hợp tác chặt chẽ giữa các nước châu Âu và do hiệu quả của 4 loại thuốc được thử nghiệm không như là người ta hy vọng lúc ban đầu.

    Thật ra, nguyên nhân chủ yếu đó là số bệnh nhân được thử nghiệm hiện giờ c̣n quá ít, chỉ có 750 người, gần như toàn bộ là ở Pháp, trong khi mục tiêu đề ra là quy tụ đến 3.200 bệnh nhân ở châu Âu, trong đó có ít nhất 800 người ở Pháp. Lúc đầu có ít nhất 7 quốc gia châu Âu tuyên bố tham gia Discovery, trong đó có Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, nhưng hiện chỉ có duy nhất một bệnh nhân bên ngoài Pháp, ở Luxembourg.

    Trả lời RFI Pháp ngữ ngày 12/05, bác sĩ Jean-Philippe Lanoix, khoa bệnh truyền nhiễm, bệnh viện Amiens, Pháp, nơi mà hai chương tŕnh thử nghiệm trong khuôn khổ Discovery đang được tiến hành, cho biết :

    « Hiện nay chúng tôi có gần 750 bệnh nhân tham gia cuộc thử nghiệm, trên 800 bệnh nhân được dự kiến, tại Pháp. Đây là một điều rất tốt. Chúng tôi chưa có đủ các kết quả để có thể quyết định là nên ngưng thử nghiệm nào, bởi v́ có thể đối với nhóm này thuốc có công hiệu hơn nhóm kia, cho nên phải ngưng thử nghiệm đối với nhóm mà thuốc hoàn toàn không có công hiệu.

    Trong thử nghiệm, bao giờ cũng có một nhóm bệnh nhân không được cho uống loại thuốc nào khác ngoài thuốc trị các triệu chứng, gọi là nhóm « chuẩn » và bốn nhóm kia được cho uống các loại thuốc hydroxychloroquine, remdesivir và hai loại thuốc chống virus khác. »

    Thật ra ban đầu thuốc chống sốt rét không được dự trù trong chương tŕnh thử nghiệm Discovery, nhưng v́ sao loại thuốc này đă được đưa vào, bác sĩ Lanoix giải thích :

    « Một trong những đặc điểm của chương tŕnh thử nghiệm Discovery là thích ứng với diễn biến của dịch virus corona, v́ thật sự là chúng ta chưa biết nhiều về dịch bệnh này. Những người khởi xướng chương tŕnh đă dự trù sẽ bao gồm những loại thuốc lúc đầu họ không nghĩ là sẽ có công hiệu. Họ để mở ngỏ cánh cửa, để nếu có những loại thuốc nào xuất hiện trên thị trường, điều mà hiện nay vẫn c̣n có thể xảy ra, th́ sẽ thêm một nhóm bệnh nhân thứ 5, thứ 6 vào các cuộc thử nghiệm lâm sàng.

    Thuốc hydroxychloroquine, sau khi đă chứng tỏ có phần nào công hiệu đối với một số bệnh nhân, đă được thêm vào để thử nghiệm trên nhóm bệnh nhân thứ 5 trong chương tŕnh này. »

    Một khó khăn khác đối với chương tŕnh thử nghiệm Discovery, đó là không có những quy định đồng nhất giữa các nước châu Âu tham gia chương tŕnh này, theo lời bác sĩ Lanoix :

    « Trong việc xử lư các dữ liệu của bệnh nhân, nước này có thể có những quy định bó buộc hơn những nước khác, tùy theo các dữ liệu đó có thuộc diện bí mật thông tin sức khỏe hay không, ai được quyền xử lư các dữ liệu đó. Ví dụ như tôi thêm một bệnh nhân người Bỉ, một bệnh nhân người Đức vào chương tŕnh thử nghiệm, trong những điều kiện nào, tôi có thể chuyển các dữ liệu y khoa đến các nhân viên thống kê ở những nước khác. Tôi nghĩ là mỗi nước có những quy định khác nhau và rơ ràng là không có một sự đồng nhất trong vấn đề này.

    Ấy là chưa kể là định nghĩa của mỗi nước cũng khác nhau. Trong chương tŕnh Discovery có 5 nhóm, trong đó có một nhóm gọi là nhóm chuẩn, nhưng các nước và các bệnh viện không hẳn là có chung một định nghĩa về nhóm điều trị chuẩn. Chẳng hạn như tại Ư, một số bệnh viện và một số vùng đưa thuốc hydroxychloriquine và thuốc remdesivir vào nhóm điều trị chuẩn. Như vậy nhóm chuẩn của nước này lại khác với của những nước kia, điều này chắc chắn gây ra các vấn đề. »

    Những khó khăn của chương tŕnh Discovery cũng phản ánh một thực tế : các nước châu Âu không thể có hành động chung, nhất là khi khi đối đầu với một khủng hoảng y tế khẩn cấp như dịch Covid-19. Đối với bác sĩ Lanoix, chương tŕnh Discovery chưa đạt kết quả mong muốn, nhưng không hẳn là một thất bại :

    « Một trong những đặc điểm của chương tŕnh thử nghiệm này, đó là đă được thiết lập trong một thời gian rất ngắn, và huy động các bệnh nhân thật là nhanh. Đúng là phải hoan nghênh các ê kíp đă tham gia vào việc khởi động chương tŕnh Discovery. Nhưng ở cấp độ châu Âu th́ việc tiến hành phải mất nhiều thời gian, v́ phải đáp ứng những yêu cầu về hành chính. Đối với tôi, đó là điều không có ǵ đáng ngạc nhiên và không thể nói là chương tŕnh thất bại.

    Tôi hy vọng là lần sau chúng ta sẽ chuẩn bị tốt hơn ở cấp độ châu Âu, để có phản ứng nhanh hơn, nếu có một đợt dịch thứ hai. Tôi nghĩ đây là cơ hội để các nước châu Âu làm việc với nhau, tuy là tốc độ c̣n chậm so với đà lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19. »

    Kể từ khi chương tŕnh Discovery được tiến hành, một ủy ban chuyên gia ở bên ngoài, có tên là Data Safety Monitoring Board (DSMB), vẫn họp định kỳ để phân tích các dữ liệu và cố vấn cho các nhà nghiên cứu. Theo khuyến cáo của DSMB, nên tiếp tục chương tŕnh thử nghiệm Discovery, nhưng các nước châu Âu phải tích cực tuyển thêm nhiều bệnh nhân cho chương tŕnh này.

  7. #77
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Đại học Oxford thử nghiệm thuốc sốt rét trị COVID
    22/05/2020
    VOANews


    Chích vaccine thử nghiệm ngừa virus corona vào vai một người t́nh nguyện (ảnh do Trường đại học Oxford, Anh, công bố ngày 23/4/2020)


    Các nhân viên y tế tại những bệnh viện Anh sẽ là những người đầu tiên tham gia cuộc nghiên cứu toàn cầu thử nghiệm thuốc chống sốt rét hydroxychloquine và chloroquine để xem hai loại thuốc này có thể dùng để trị hay ngừa COVID-19 hay không.

    Cuộc nghiên cứu do Đại học Oxford dẫn đầu khởi sự hôm 21/5, sẽ thử nghiệm trên 40.000 nhân viên y tế tuyến đầu tại Chậu Âu, Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ. Riêng tại Anh có 25 địa điểm thử nghiệm, theo Reuters. Tất cả nhân viên y tế chưa bị nhiễm COVID-19 đủ tiêu chuẩn tham gia vào cuộc nghiên cứu “COPCOV”.

    Nhân viên y tế tại Anh sẽ được cho uống hydroxychloroquine hay giả dược trong 3 tháng, trong khi tại Châu Á, những người tham gia sẽ được cho uống chloroquine hoặc giả dược.

    Sự chú ư đối với thuốc chống sốt rét gia tăng sau khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu ca ngợi công dụng của thuốc trong một cuộc họp báo hồi tháng 4. Trước đây trong tuần, ông Trump cũng loan báo đă uống hydroxychloroquine như một loại thuốc chống lại COVID-19.

    Dù Cơ quan Quản trị Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ FDA đă chấp thuận cho thuốc này được sử dụng hạn chế trong bệnh viện để chữa trị bệnh nhân COVID-19, nhưng không chấp thuận cho dùng thuốc này ngoài bệnh viện “do những nguy cơ liên hệ đến nhịp đập của tim,” một thông báo của FDA cho biết.

    Trong khi những bằng chứng trong pḥng thí nghiệm chứng tỏ thuốc có nhiều hy vọng, nhưng kết quả không nhất quán, khiến phải thành lập cuộc nghiên cứu quốc tế.

    “Chúng tôi thực sự không biết chloroquine hay hydroxychloroquine có lợi hay có hại trong việc chữa trị COVID-19,” ông Nicolas White, giáo sư Đại học Oxford và là một thanh tra của cuộc nghiên cứu, nói.

    Quan tâm về các chữa trị-pḥng ngừa COVID-19 ngày càng tăng giữa lúc cuộc săn đuổi vaccine tiếp diễn.

    Ông Martin Llewelyn, giáo sư Trường Y Brighton-Sussex, là người cùng dẫn đầu cuộc nghiên cứu với ông White.

    “Vaccine có thể sử dụng rộng răi, an toàn và hiệu nghiệm có thể c̣n lâu mới có,” “nếu các loại thuốc ít bị phản ứng như chloroquine và hydroxychloroquine có thể giảm bớt nguy cơ mắc COVID-19 th́ sẽ có giá trị đáng kể,” ông Llewelyn nói.

  8. #78
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Quote Originally Posted by dtkcamau View Post
    “Thuốc của ông Trump đă cứu mạng tôi”
    Florida man with coronavirus says drug touted by Trump saved his life
    By Tamar LapinMarch 22, 2020 | 11:47pm | Updated

    Một người đàn ông mắc viêm phổi Vũ Hán ở Florida tuyên bố rằng anh ta đă thoát khỏi cái chết bằng một loại thuốc chống sốt rét mà Tổng thống Trump yêu cầu thử nghiệm.

    Trước đó, ông Trump đă hướng dẫn FDA thử nghiệm nhanh hydroxychloroquine và một loại thuốc liên quan - chloroquine - để điều trị viêm phổi Vũ Hán.

    Rio Giardinieri, 52 tuổi, là phó chủ tịch của một công ty sản xuất thiết bị nấu ăn cho các nhà hàng cao cấp ở Los Angeles. Anh chia sẻ với Los Angeles Fox 11 rằng, anh ta phải vật lộn với chứng đau lưng khủng khiếp, đau đầu, ho và mệt mỏi trong 5 ngày sau khi nhiễm virus Vũ Hán.

    Các bác sĩ tại Bệnh viện Khu vực ở Nam Florida sau đó đưa anh vào máy thở oxy trong ICU (Đơn vị chăm sóc đặc biệt). Sau hơn một tuần, họ nói với anh rằng họ không thể làm ǵ hơn nữa. Vào tối thứ Sáu, Giardinieri nói lời chia tay với vợ và ba đứa con.



    "Tôi đă ở thời điểm mà tôi hầu như không thể nói và thở rất khó khăn. Tôi thực sự nghĩ rằng đó sẽ là kết thúc của cuộc đời ḿnh”, anh nói.

    Sau đó, một người bạn đă gửi cho anh ta một bài báo về hydroxychloroquine, một loại thuốc theo toa mà đă được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét trong nhiều thập kỷ và các bệnh tự miễn dịch như Lupus.

    Các nghiên cứu ở nước ngoài đánh giá nó có triển vọng trong điều trị bệnh viêm phổi Vũ Hán, mặc dù loại thuốc này chưa được các quan chức y tế chấp thuận.

    Thấy vậy, Giardinieri đă liên lạc với một bác sĩ chuyên ngành Bệnh truyền nhiễm và hỏi về loại thuốc này.

    “Ông ấy đưa ra tất cả những lư do v́ sao tôi không nên thử nó. Nó chưa được thử nghiệm, chưa được kiểm chứng. Nhưng tôi đă đáp trả rằng, ‘hăy nh́n xem, tôi không nghĩ rằng ḿnh sẽ qua khỏi đêm nay’. Thời điểm đó, tôi thực sự nghĩ ḿnh sẽ chết v́ tôi không thể thở được nữa", Giardinieri chia sẻ với New York Post.

    Bác sĩ đă đồng ư và cho phép sử dụng thuốc; 30 phút sau, y tá đưa nó cho anh.

    Khoảng một giờ sau khi uống thuốc, Giardinieri có cảm giác như tim anh đập ra khỏi lồng ngực và khoảng hai giờ sau, có một giai đoạn khác mà anh không thể thở được.

    Anh được bác sĩ cho Benadryl và một số loại thuốc khác. Khi anh thức dậy vào khoảng 4:45 sáng, anh cảm tưởng như chưa có chuyện ǵ xảy ra.

    Từ đó, anh không bị sốt hay đau ngực và có thể thở b́nh thường. Giardinieri cho biết, các bác sĩ tin rằng các giai đoạn mà anh trải qua không phải là một phản ứng với thuốc mà là cơ thể anh đang chống lại virus.

    Giardinieri nói: “Với tôi, không c̣n nghi ngờ ǵ là tôi vốn đă không thể qua khỏi. V́ vậy, thuốc đă thực sự cứu mạng tôi”.

    Thiên An

    https://nypost.com/2020/03/22/florid...eRhJTDj7WSiPGM
    Ban Quản Trị vui lòng chỉnh lại Title gộc: "Tử vong cao - Thuốc cứu mạng - để điều trị Vírus ĐCSTQ" không phải "COVID-19: Remdesivir rút ngắn thời gian dieu tri"

  9. #79
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Mỹ thử nghiệm đại trà vac-xin ngừa Covid-19


    Ảnh minh họa vac-xin ngừa Covid-19. Ảnh chụp ngày 10/04/2020. REUTERS - Dado Ruvic
    Thanh Phương
    Theo hăng tin Reuters, Hoa Kỳ hiện tiến hành một chương tŕnh thử nghiệm đại trà nhiều loại vac-xin ngừa Covid-19, với sự tham gia của hơn 100.000 người t́nh nguyện. Các nhà nghiên cứu trong chương tŕnh này cho biết mục tiêu là đẩy nhanh nghiên cứu để từ đây đến cuối năm có một vac-xin bảo đảm an toàn và công hiệu ngừa virus corona chủng mới.

    Vac-xin do viện bào chế Moderna của Mỹ phát triển cùng với Viện Y tế Quốc gia ( NIH) sẽ là vac-xin đầu tiên được thử nghiệm trong khuôn khổ chương tŕnh này kể từ tháng 7, theo lời giám đốc NIH, tiến sĩ Francis Collins, nói với Reuters. Ngay sau đó sẽ đến lượt vac-xin do đại học Oxford của Anh Quốc đang phát triển cùng với tập đoàn dược phẩm AstraZenaca.

    Các vac-xin của các tập đoàn J&J, Sanofi và Merck có thể cũng sẽ được thử nghiệm vào mùa hè một khi hoàn tất các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Các vac-xin khác có thể sẽ được thêm vào chương tŕnh thử nghiệm.

    Theo dự báo của tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện quốc gia các bệnh dị ứng và bệnh truyền nhiễm, trực thuộc NIH, nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, chúng ta có thể có một vac-xin ngừa Covid-19 từ đây đến tháng 12 hoặc tháng 1/2021.

    Về t́nh h́nh dịch bệnh tại Hoa Kỳ, theo số liệu do đại học Johns Hopkins công bố hôm qua, trong ṿng 24 giờ đă có thêm 1.260 người chết v́ virus corona, nâng tổng số ca tử vong lên 95.921 người trên 1,6 triệu ca nhiễm được ghi nhận cho tới nay.

    Mặc dù số ca tử vong vẫn c̣n cao, 50 bang của Hoa Kỳ đă bắt đầu dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa, nhưng vẫn duy tŕ các hạn chế đối với những cuộc tập hợp để ngăn chận sự lây lan của virus. Trong cuộc họp báo hôm qua tại Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump đă kêu gọi thống đốc các bang cho mở cửa trở lại ngay lập tức các nhà thờ và những nơi thờ phượng tại Mỹ. Tổng thống Trump dọa là nếu các thống đốc không làm như vậy, ông sẽ vượt qua quyền của họ, nhưng không nói rơ là bằng cách nào. Tại Hoa Kỳ, việc mở cửa trở lại các nhà thờ là thuộc thẩm quyền của mỗi bang.

  10. #80
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Nghiên cứu: Thuốc trị sốt rét liên hệ tới nguy cơ gia tăng tử vong nơi bệnh nhân COVID
    23/05/2020
    Reuters

    Một vĩ thuốc sốt rét hydroxychloroquine.


    Thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine mà Tổng thống Donald Trump cho biết đang dùng có liên hệ đến nguy cơ gia tăng tử vong nơi bệnh nhân COVID-19, theo một cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Lancet.

    Cuộc nghiên cứu quan sát hơn 96.000 người nhập viện v́ COVID-19 cho thấy những ai được chữa trị bằng hydroxychloroquine hay thuốc chloroquine tương tự, có nguy cơ tử vong cao hơn khi so sánh với những người không dùng thuốc này.

    Thuốc hydroxychloroquine được chấp thuận nhiều thập niên trước đây. Nhu cầu về thuốc này tăng lên sau khi ông Trump quảng bá công dụng của nó như một phương thuốc chữa trị virus corona vào đầu tháng 4. Trước đây trong tuần, ông khiến thế giới ngạc nhiên khi thừa nhận đang uống thuốc này để ngừa bệnh.

    Các tác giả cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet cho rằng không nên dùng thuốc vừa kể để trị COVID bên ngoài các cuộc thử nghiệm lâm sàng cho tới khi có được kết quả thử nghiệm lâm sàng để xác nhận tính an toàn và hiệu nghiệm của thuốc đối với bệnh nhân COVID-19. Các tác giả cuộc nghiên cứu nói họ không thể xác nhận rằng việc uống thuốc này có đưa tới kết quả nào có lợi nơi bệnh nhân COVID-19 hay không.

    Cách đây nhiều tuần lễ, ông Trump quảng bá thuốc này như là cách chữa trị COVID tiềm năng căn cứ vào một phúc tŕnh tích cực về việc sử dụng nó chống lại virus, nhưng những cuộc nghiên cứu liên hệ phát hiện là thuốc không giúp ích ǵ cả. Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ trong tháng 4 đă ban hành một cảnh báo về việc sử dụng thuốc này.

    Cuộc nghiên cứu đăng trên tờ Lancet phân tích dữ liệu từ 671 bệnh viện, nơi 14.888 bệnh nhân được cho uống thuốc hydroxychloroquine hay cloroquine (có hay không có kháng sinh nhóm macrolid), và 81.144 bệnh nhân không dùng thuốc hydroxychloroquine hay cloroquine.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 15-02-2020, 02:40 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 02-02-2020, 05:54 AM
  3. Replies: 7
    Last Post: 27-01-2020, 02:46 AM
  4. Replies: 42
    Last Post: 12-01-2015, 10:09 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 14-02-2012, 09:47 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •