Page 8 of 45 FirstFirst ... 45678910111218 ... LastLast
Results 71 to 80 of 443

Thread: Con đường dân chủ nào cho Việt Nam?

  1. #71
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    264
    Quote Originally Posted by Gánh Hàng Hoa View Post
    Gánh không tôn trọng hai bác trong tranh luận hay là hai bác không tôn trọng Gánh trước ? Vừa vào tranh luận là đã muốn chụp cho Gánh cái nón cối to tổ chảng rồi .

    Hai bác không đưa ra lý lẽ để phản biện vào ý chánh của bài , mà bắt lấy 1 từ " người CS " rồi kéo hết post này đến post khác tranh cãi chỉ về từ ngữ , luôn miệng chê bai thế này thế kia . Gánh vẫn vui vẻ và lịch sự trả lời đầy đủ .

    Ai mới là người thiếu tôn trọng ở đây cứ để độc giả nhận xét .
    Chắc sau cái post này thì em mới dừng thiệt.

    Chị Gánh, làm ơn quày lại đọc dùm post số #32.

    "Trong những ngày này, khi mà có nhiều post tấn công cá nhân xảy ra, đọc những đoạn tranh luận như trên đây thật là bổ ích."

    Tuy khg đồng ý nhưng em vẫn rất thấy bổ ích với nội dung tranh luận chứ có "nón cối" nào đâu?

    Đời em ghét cái nón cối vô cùng đó.

  2. #72
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    264
    Quote Originally Posted by Gánh Hàng Hoa View Post
    Vấn đề không phải là xứng đáng hay là không xứng đáng mà là thứ nhất họ có muốn không , thứ hai là có ai bầu họ vào không , thứ 3 là họ có đủ kiến thức và kinh nghiệm để ngồi vào đó không .

    Công việc của quốc hội lâm thời sẽ vô cùng khó khăn và thậm chí có thể bị nguy hiểm nữa . Người dân thường chưa từng tham gia hoạt động chính trị nào sẽ không nghĩ đến việc ra ứng cử vào quốc hội lâm thời đâu .

    Bác QTDA có biết trách nhiệm của mỗi thành viên trong 1 quốc hội lâm thời như vậy là gì không ?
    Tại sao mà cái net chỗ tôi nó cứ làm tôi huốc bài của chị Gánh hoài. Giờ thấy thêm post này của chị Gánh:

    - Thưa chị, "người dân thường" trong 1 nước CS toàn trị thì có khác với dân thường ở nước khác đó. 1 anh kỹ sư khg thèm tham gia chính trị của VC rồi lúc VC bị đá đít thì anh ấy bỗng chốc trở thành dân biểu cũng khg lạ đâu.

    Khg dám trả lời chị trách nhiệm của người trong quốc hội là gì, mắc công chị lấy làm bằng chứng tôi đây "lạc đề". Chị thứ lỗi nha.


    -------------
    Tôi khg nghĩ chị là CS đâu. Nhưng tôi, như bác Mountain, cảm thấy tiếc vì một GHH bây giờ "lạ" quá. Đừng cho rằng lý do là vì chị xích mích với Dr Tran.

    Nói thiệt với chị, đã từng có lúc tôi định liên lạc với chị vì tôi ngưỡng mộ mấy dự án chị kể đang tham gia nâng cao dân trí bên VN này.

  3. #73
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054
    Quote Originally Posted by Quốc Thái Dân An View Post
    Chắc sau cái post này thì em mới dừng thiệt.

    Chị Gánh, làm ơn quày lại đọc dùm post số #32.

    "Trong những ngày này, khi mà có nhiều post tấn công cá nhân xảy ra, đọc những đoạn tranh luận như trên đây thật là bổ ích."

    Tuy khg đồng ý nhưng em vẫn rất thấy bổ ích với nội dung tranh luận chứ có "nón cối" nào đâu?

    Đời em ghét cái nón cối vô cùng đó.

    Bác Mountain thì trong mấy post đầu cho ngay 1 dòng đỏ choé : " chị GHH là CS siêu cấp " gì gì đó , còn bác thì quote lại 1 đoạn trong đó có câu : " Trời ạ !!!! Cái gì mà "nếu VN chưa có được 1 đội ngũ lãnh đạo đúng tầm , có khả năng và hiểu biết đủ về làm thế nào xây dựng đất nước dân chủ thực sự" hả chị Gánh ? Nói thật, câu nói này rất giống văn phong của mấy thằng Việt Cộng chóp bu lắm, chị Gánh ạ. " và nói là hoàn toàn đồng ý với bác Mountain . Tức là đồng ý rằng văn phong của Gánh giống CS chóp bu , vậy không là nón cối chẳng lẽ là nón bài thơ ?

  4. #74
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054
    Quote Originally Posted by Quốc Thái Dân An View Post
    Tại sao mà cái net chỗ tôi nó cứ làm tôi huốc bài của chị Gánh hoài. Giờ thấy thêm post này của chị Gánh:

    - Thưa chị, "người dân thường" trong 1 nước CS toàn trị thì có khác với dân thường ở nước khác đó. 1 anh kỹ sư khg thèm tham gia chính trị của VC rồi lúc VC bị đá đít thì anh ấy bỗng chốc trở thành dân biểu cũng khg lạ đâu.

    Khg dám trả lời chị trách nhiệm của người trong quốc hội là gì, mắc công chị lấy làm bằng chứng tôi đây "lạc đề". Chị thứ lỗi nha.


    -------------
    Tôi khg nghĩ chị là CS đâu. Nhưng tôi, như bác Mountain, cảm thấy tiếc vì một GHH bây giờ "lạ" quá. Đừng cho rằng lý do là vì chị xích mích với Dr Tran.

    Nói thiệt với chị, đã từng có lúc tôi định liên lạc với chị vì tôi ngưỡng mộ mấy dự án chị kể đang tham gia nâng cao dân trí bên VN này.

    Rất tiếc đã làm cho hai bác thấy " lạ " . Chuyện này có dính líu đến việc DrTran coi Gánh là kẻ thù của ĐVDQ hay không thì Gánh không biết , nhưng có sự trùng hợp về thời gian .

    Dù sao cũng cám ơn bác đã từng ủng hộ những dự án của Gánh trong vấn đề nâng cao dân trí .

  5. #75
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104
    Đông Âu sụp đổ, nhưng không phải nước nào cũng tiến đến dân chủ một cách dễ dàng. Những nước đi nhanh nhất là những nước nằm ngay sát những nước mạnh nhất của Tây Âu như : Đông Đức, Ba lan, Tiệp, Hungaria. Những nước khác vì ở xa nên chậm hơn như : Roumania, Bulgaria, Albania ...

    Các nước Đông Âu họ đều có thuận lợi là dân trí được nâng cao nhanh chóng nhờ tiếp xúc trực tiếp với nền dân chủ phương Tây. Ngay cả người trước là CS thì sau đó cũng được thừa hưởng điều này như Angela Merkel đương kim Thủ tướng Đức.

    Liên bang Xô viết (LBXV) tuy có một phần lãnh thổ thuộc Âu, nhưng cũng chẳng đáng được gọi là Đông Âu. Phía đông và nam của LBXV là Á. Dân trí của những nước này thiệt thòi vì quá xa Tây Âu. Bởi vậy mà chúng ta có thể so sánh phần nào cách mạng - dân chủ - dân trí của họ với VN.


    Sau khi Liên bang Xô viết (LBXV) tan rã, 15 nước mới sinh ra :

    Armenia - thể chế cộng hoà, độc lập 1991

    Chính quyền cố đứng trung lập để có được yểm trợ của phương Tây và không bị Nga lấn áp. Tổng thống từ 2008 là Serge Azati Sargsian đã từng phục vụ trong quân đội LBXV từ 1972-1974. Ông cũng là người đứng đầu đảng cộng hoà.


    Azerbaijan - thể chế cộng hoà, độc lập 1991

    Tổng thống từ 1993-2003 là Heydar Aliyev cựu đảng viên ĐCS LBXV. Ông đã cai trị nước bằng bàn tay sắt đến khi bệnh thì đưa con trai là Ilham Aliyev lên làm TT cho đến nay (qua "bầu cử"). Lần cuối 2008, Ilham Aliyev cũng được bầu lại với số phiếu 88,73% mà các nước phương Tây đánh giá không thực khách quan.


    Belarus - thể chế cộng hoà đại nghị, độc lập 1991

    Tổng thống Alexandre Loukachenko tại chức từ 1994 bị cấm cửa vào đất Liên hiệp châu Âu cũng như Mỹ. 7 trong số 9 người ra tranh cử Tổng thống lần cuối 2010 bị bỏ tù.

    Alexandre Loukachenko, cựu lính biên phòng LBXV, khởi đầu sự nghiệp chính trị qua lập ra tổ chức : những người CS cho dân chủ. Năm 1993, Alexandre Loukachenko được làm trưởng ban thanh tra chống tham nhũng của Quốc hội Balarus. Cuối năm, Alexandre Loukachenko tố cáo 70 lãnh đạo cấp cao của Belarus tội tham nhũng, trong đó có cả Chủ tịch Quốc hội, làm ông này bị đổ. Sau đó người ta mới biết những tố cáo
    này là bịa đặt. Lúc đó đã muộn, vì năm sau đó 1994 Alexandre Loukachenko được bầu lần đầu tiên làm Tổng thống.

    Ngoài 2 người con trai chính thức, Alexandre Loukachenko còn có một con trai với người tình Irina Abelskaïa, tên là Kolia. Ông ta nói : tôi đã tuyên bố, một ngày nào đó Kolia sẽ trở thành TT.

    Belarus là bài học điển hình cho cách mạng thiếu dân trí dẫn đến một chế độ độc tài kiểu Bắc Hàn.


    Ba nước vùng Baltic : Estonia, Latvia và Lithuania, đã hưởng chế độ dân chủ trước khi bị Nga thôn tính năm 1940 qua một hiệp ước giữa Hitler và Stalin. Cuộc biểu tình nắm tay nhau xuyên biên giới của ba nước đã làm tan rã LBXV. Từ 2004, 3 nước đều là thành viên của Liên hiệp châu Âu.

    Estonia - thể chế cộng hoà đại nghị, độc lập 1991

    Tổng thống từ năm 2006 và vừa được bầu lại tháng 8 vừa qua là Toomas Hendrik Ilves. Ông theo Cha Mẹ sang Mỹ tỵ nạn sau khi Estonia bị Nga chiếm năm 1940. Đến năm 1988, ông mới quay trở lại Estonia.

    Latvia - thể chế cộng hoà đại nghị, độc lập 1991

    Tổng thống Andris Bērziņš mới được bầu cách đây 3 tháng 06/2011.

    Lithuania - thể chế cộng hoà đại nghị, độc lập 1991

    Tổng thống từ 2 năm là bà Dalia Grybauskaitė. Bà cũng đã nằm trong lãnh đạo trường Đảng của LBXV tại Lithuania trước kia. Năm 1996, bà là đại sứ của Lithuania ở Mỹ.


    Georgia - thể chế cộng hoà, độc lập 1991

    Georgia là quê quán của Stalin. Bị giữ trong tình trạng lạc hậu, dân Georges có thiên về một chế độ quân chủ.

    Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Tổng thống đầu tiên Zviad Gamsakhourdia, một giáo sư và cũng là một nhà văn đã sai lầm khi hướng Georgia vào con đường độc tài do sợ Nga trả thù thời gian trước đây khi còn là nhà đối lập với LBXV.
    Sau đó Zviad Gamsakhourdia đi vào con đường phản nhân quyền dẫn đến nội chiến. Ông chết năm 1993 mà đến nay chưa ai biết nguyên nhân.

    Lãnh đạo quân đối lập là Edouard Chevardnadze, cựu ngoại trưởng LBXV thời Gorbatchev, cựu lãnh đạo ĐCS Georgia. Những thất bại sau đó của Edouard Chevardnadze cả về kinh tế lẫn chính trị đã dẫn đến cuộc cách mạng hoa hồng năm 2004 làm ông phải từ chức.

    Mikheil Saakachvili được bầu làm Tổng thống sau đó và cả 2008 đáng nghi ngờ vì ông không được lòng dân.

    Sau cuộc nội chiến, các phần tử ly khai South Ossetia đã thành lập nước riêng được 3 nước Nga, Nicaragua và Venezuela công nhận.

    Georgia quay hẳn sang phương Tây và đoạn tuyệt với Nga.


    Kazakhstan- thể chế cộng hoà, độc lập 1990

    Nursultan Abishuly Nazarbayev là Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Kazakhstan từ năm 1984 đến 1989. Sau đó Nursultan Abishuly Nazarbayev trở thành bí thư thứ nhất ĐCS Kazakhstan từ năm 1989 đến 1991.

    Từ năm 1990 đến nay Nursultan Abishuly Nazarbayev là Tổng thống Kazakhstan. Và tất nhiên ông đứng đầu một chính quyền độc tài nổi tiếng.


    Kyrgyzstan - thể chế cộng hoà đại nghị, độc lập 1991

    Cuộc cách mạng hoa Tuy líp năm 2005 đã lật đổ Tổng thống Askar Akaïev, người được bầu lên từ năm 1991 nhưng càng ngày càng trở nên độc tài. Askar Akaïev đã phải chạy sang Belarus tỵ nạn.

    Tổng thống mới sau đó Kourmanbek Bakiev không mang lại gì đổi mới so với người tiền nhiệm. Một cuộc nổi giận của người dân đã làm ông ta phải từ chức.

    Sau khi là ngoại trưởng, bà Roza Issakovna Otounbaïeva được bầu làm Tổng thống tháng 04/2010. Bà đã là đại sứ của Kyrgyzstan ở Mỹ và Canada từ 1992 đến 1994.


    Moldova - thể chế cộng hoà đại nghị, độc lập 1991

    Từ khi độc lập 1991 đến 1994 các phe theo và chống CS tranh dành quyền lực. Nhưng từ 1995 và rõ nét hẳn từ 2000, phe CS nắm quyền chính trị ở Moldova. Phe này đã không chia quyền lực đến năm 2009.

    Sau cuộc bầu cử 07/2009, tuy 4 đảng Dân chủ, Tự do, Xã hội và Cơ đốc giáo hợp lại với 53 nghị viên trên 101, thì ĐCS Moldovia vẫn là đảng mạnh nhất. Nếu tính tỉ lệ người bầu cho CS, thì ĐCS Moldova là ĐCS mạnh nhất châu Âu.


    Nga - thể chế liên bang cộng hoà, độc lập 1991

    Là nòng cốt của LBXV, Nga vẫn còn những bóng ma độc tài ám ảnh. Vì Hiến pháp cấm không ai có quyền làm Tổng thống quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, nên Vladimir Poutine phải chấp nhận làm Thủ tướng. Nhưng ông ta chắc sẽ quay lại trong cuộc bầu của Tổng thống tới. Hệ thống an ninh KGB mà Vladimir Poutine là một sĩ quan : đại tá, vẫn đóng vai trò không nhỏ trong thể chế "cộng hoà" hiện nay.

    Những vụ đàn áp, ám sát các nhà đối lập, các nhà báo tự do không phải là hiếm.


    Tajikistan - thể chế cộng hoà, độc lập 1991

    Tổng thống đầu tiên Qadriddin Aslonov ra lệnh cấm mọi hoạt động của ĐCS.

    Nhưng chỉ sau 2 tuần tại chức, ông bị đảo chánh ngày 23/09/1991 bởi Rakhmon Nabiyev, nguyên TBT ĐCS Tajikistan.

    Nội chiến đã sảy ra sau đó. Rakhmon Nabiyev bị quân đối lập bắt năm 1992. Cuộc chiến kéo dài đến 1997 với 50.000 người bị thiệt mạng.

    Nhờ Liên hợp quốc can thiệp, cuộc nội chiến kết thúc. Rakhmon Nabiyev trở lại chính trường và được bầu làm Tổng thống năm 1999 và 2006.

    Hiện Tajikistan cho NATO thuê căn cứ chuyên trở thiết bị cho Afganistan.


    Turkmenistan - thể chế cộng hoà và đảng độc quyền, độc lập 1991

    Là bí thư thứ nhất ĐCS Turkménistan từ 1985 đến 1991 Saparmyrat Nyýazow trở thành Tổng thống khi nước này độc lập. Saparmyrat Nyýazow tại quyền đến khi chết năm 2006.

    Hình ảnh của ông ta có mặt khắp nơi. Cả trên tiền giấy lẫn trên các chai Votka. Quốc khánh từ ngày sinh nhật của ông ta. Ông cũng có một tượng mạ vàng cao 12m ở giữa thủ đô. Tượng luôn quay để mặt ông lúc nào cũng hướng về phía mặt Trời.

    Năm 2010, Tổng thống Berdimoukhamedov đã cho huỷ bỏ bức tượng này. Tuy có đổi mới về kinh tế nhưng về chính trị và xã hội thì Berdimoukhamedov đang đi theo con đường của Saparmyrat Nyýazow.

    Ân xa quốc tế ghi Turkmenistan vào sổ đen.


    Ukraine - thể chế cộng hoà, độc lập 1991

    Nổi tiếng với cuộc cách mạng màu cam giữa phe đối lập với Viktor Iouchtchenko chống lại phe CS Viktor Ianoukovytch.

    Tuy thắng lợi qua cuộc bầu cử Tổng thống năm 2005, nhưng phe dân chủ đã không biết đoàn kết dẫn đến bị thua vào năm 2010.

    Bài học của thiếu dân trí và không đoàn kết dẫn đến sự thất bại của một cuộc cách mạng rầm rộ mà đã có những kết quả không nhỏ.


    Uzbekistan - thể chế cộng hoà, độc lập 1991

    Islom Karimov là bí thứ thứ nhất ĐCS Uzbekistan năm 1989. Năm 1990 là Chủ tịch CHXHCN Uzbekistan.

    Tuy Hiến pháp cấm 2 nhiệm kỳ liên tiếp như ở Nga, nhưng Islom Karimov vẫn là Tổng thống từ khi nước Uzbekistan độc lập năm 1991 cho đến nay. Abdoulaziz Djalalov ứng cử viên đối lập năm 2000 đã thổ lộ sau này : ông ta ra tranh cử là do bắt buộc đề làm vì. Ngay cả ông ta cũng phải bỏ phiếu cho "đối thủ" của mình Islom Karimov.

    Cứ sau mỗi 1-2 nhiệm kỳ bầu cử Islom Karimov lại tại quyền qua "trưng cầu" ý dân cho nhiệm kỳ tiếp theo. Như vậy Islom Karimov không làm Tổng thống quá 2 nhiệm kỳ bầu cử liên tiếp.

    Tuy có cả thảy 5 đảng phái ở Uzbekistan nhưng cả 5 đảng luôn ủng hộ triệt để đường lối của Tổng thống.

    Một điểm cần để ý khi có "đa đảng" ở VN.



    Tổng kết : những nước càng lạc hậu, dân trí càng thấp thì cách mạng dân chủ càng khó khăn. Ngay cả khi họ có cơ hội hay đã giành thắng lợi trong một giai đoạn nhất định thì khi không được chuẩn bị kỹ càng, cơ hội sẽ bị mất đi hay thắng lợi sẽ bị mất uổng.

    Ngoại trừ 3 nước vùng Baltic thì ngay cả Belarus hay Ukraine ở châu Âu và đặc biệt hầu hết các nước châu Á, đều quay lại chế độ độc tài như là chưa từng có cách mạng kể cả đổ máu bao giờ sảy ra trong nước họ.

    Các chế độ hay thể chế độc tài cũng không ngừng trau dồi kiến thức, thủ đoạn để chống lại dân chủ. Chúng nắm quyền đến nay, nên lại càng có nhiều điều kiện hơn. Chúng có thể chịu thua nhất thời, nhưng chúng không bao giờ từ bỏ cơ hội quay lại. Lúc đó, chúng sẽ trả thù dân chủ dã man hơn vì chúng luôn hoạt động trong bóng tối.

    Vì vậy, không thể không có một cuộc cách mạng để tiêu diệt độc tài, nhưng việc xây dựng và bảo vệ dân chủ còn quan trọng hơn. Tất cả nhờ vào sức mạnh của dân, những người hiểu được hành động và trách nhiệm của mình, tức là nhờ vào DÂN TRÍ.

    Nếu điều kiện quân sự, kinh tế, ..., không tạo ra một cuộc thay đổi chế độ thì dân trí ngày nào đó sẽ là ngòi nổ cho cách mạng. Lúc đó dân chủ sẽ chắc chắn tồn tại được lâu hơn.

    Chưa nhìn thấy khả năng giữ được thành quả cách mạng, thì có nên đốt cháy giai đoạn ?
    Last edited by Cà muối; 15-09-2011 at 06:13 PM.

  6. #76
    BaEd
    Khách
    Trong cái thread này, Gánh có 3 điểm hoàn toàn không đúng.

    1. Không đặt vấn đề ưu tiên cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ CS với lý do rằng đấu tranh xong thì giới lãnh đạo lại là người trong nước. Vô lý! Không đấu tranh thì làm gì có chuyện lãnh đạo trong nước hay nước ngoài. Luận điệu này giống như giữ vững sự ổn định của Đảng và NN ta hiện nay.

    2. Gọi những người trong nước đã từng dính líu với CS là CS bất kể thân phận, chức vụ, quan điểm chính trị của họ thay đổi ra sao. Lê Công Định,Trần Huỳnh Duy Thức mà lại bị gọi là CS? Vô lý!

    3. Khi tranh luận với lý lẽ không vững, vội vàng kêu mods xoá bài người đối thoại. Đây là cách tranh luận cả vú lấp miệng em, định dùng quyền lực để trấn áp người đối thoại.

    Bằng vào ba nhận định trên, tôi chính thức từ chối lời mời gặp mặt chị offline.

    Tôi chưa vội kết luận lập trường chính trị của chị, nhưng với điểm 3, tôi thất vọng về chị! Một người có lý lẽ vững chắc, tin tưởng vào lập luận của mình không cần bất kỳ áp lực nào từ bên ngoài phụ giúp mình trấn áp người đang tranh luận với mình. Chị có quyền từ chối không tranh luận tiếp, nhưng việc kêu gọi xoá bài đối phương do bất cứ lý do gì là không công bằng, gây tâm lý áp chế trên người đối thoại.

    Hãy để người đọc đánh giá cách hành xử của chị. Tôi không hoàn toàn đồng ý với những điều của hai ông Mountain và QTDA viết đâu, nhưng ở đời phải có lẽ công bình tối thiểu dù là trong diễn đàn.

  7. #77
    Member
    Join Date
    29-06-2011
    Posts
    104
    Quote Originally Posted by BaEd View Post
    Trong cái thread này, Gánh có 3 điểm hoàn toàn không đúng.

    1. Không đặt vấn đề ưu tiên cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ CS với lý do rằng đấu tranh xong thì giới lãnh đạo lại là người trong nước. Vô lý! Không đấu tranh thì làm gì có chuyện lãnh đạo trong nước hay nước ngoài. Luận điệu này giống như giữ vững sự ổn định của Đảng và NN ta hiện nay.

    2. Gọi những người trong nước đã từng dính líu với CS là CS bất kể thân phận, chức vụ, quan điểm chính trị của họ thay đổi ra sao. Lê Công Định,Trần Huỳnh Duy Thức mà lại bị gọi là CS? Vô lý!

    3. Khi tranh luận với lý lẽ không vững, vội vàng kêu mods xoá bài người đối thoại. Đây là cách tranh luận cả vú lấp miệng em, định dùng quyền lực để trấn áp người đối thoại.

    Bằng vào ba nhận định trên, tôi chính thức từ chối lời mời gặp mặt chị offline.

    Tôi chưa vội kết luận lập trường chính trị của chị, nhưng với điểm 3, tôi thất vọng về chị! Một người có lý lẽ vững chắc, tin tưởng vào lập luận của mình không cần bất kỳ áp lực nào từ bên ngoài phụ giúp mình trấn áp người đang tranh luận với mình. Chị có quyền từ chối không tranh luận tiếp, nhưng việc kêu gọi xoá bài đối phương do bất cứ lý do gì là không công bằng, gây tâm lý áp chế trên người đối thoại.

    Hãy để người đọc đánh giá cách hành xử của chị. Tôi không hoàn toàn đồng ý với những điều của hai ông Mountain và QTDA viết đâu, nhưng ở đời phải có lẽ công bình tối thiểu dù là trong diễn đàn.
    Không đấu tranh thì không có thắng lợi. Nhưng đấu tranh khi nào thì thắng lợi. Thắng lợi xong, có giữ được không.

    Thớt này chắc còn chưa nói hết cả suy nghĩ của chủ nó. Ông có thể chịu khó đợi đọc thêm một rồi hẵng phán. Ông đã đợi 36 năm rồi, thêm chút có sao đâu. Trong khi đợi ông có thể sang thớt khác mà đọc. Nếu ông có thêm tin tức cho chủ đề thì viết như tôi trên đây. Sờ cái vòi chưa đủ để đánh giá con Voi.

    Ông nhảy loi choi vậy, người ta biết ông là giỏi rồi. Ông nói, ông dạy học. Ông chưa mở bài, học sinh đã nhao nhao phản đối, ông nghĩ sao ? Ông có khen chúng là giỏi ?

    Ông có giỏi làm một thớt tương tự đi. Trình độ của ông với Bachelor - Education mới làm thất vọng.

  8. #78
    BaEd
    Khách
    Quote Originally Posted by Cà muối View Post
    Không đấu tranh thì không có thắng lợi. Nhưng đấu tranh khi nào thì thắng lợi. Thắng lợi xong, có giữ được không.

    Thớt này chắc còn chưa nói hết cả suy nghĩ của chủ nó. Ông có thể chịu khó đợi đọc thêm một rồi hẵng phán. Ông đã đợi 36 năm rồi, thêm chút có sao đâu. Trong khi đợi ông có thể sang thớt khác mà đọc. Nếu ông có thêm tin tức cho chủ đề thì viết như tôi trên đây. Sờ cái vòi chưa đủ để đánh giá con Voi.

    Ông nhảy loi choi vậy, người ta biết ông là giỏi rồi. Ông nói, ông dạy học. Ông chưa mở bài, học sinh đã nhao nhao phản đối, ông nghĩ sao ? Ông có khen chúng là giỏi ?

    Ông có giỏi làm một thớt tương tự đi. Trình độ của ông với Bachelor - Education mới làm thất vọng.
    Tôi thấy không cần phải có ý kiến thêm với những post tấn công cá nhân. :)

  9. #79
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054
    :) Mới vô dạo đầu , chưa kịp serve entree , đã có các vị vô nếm rồi chê ỏng chê eo .

    Không sao , các vị chê cũng phải , vì Gánh đang serve món " trứng đá " , còn các bác đã quen món mì ăn liền à la DrTran , không có đủ kiên nhẫn chờ nghe cũng chẳng có gì là lạ .

    Các bác có nhớ câu truyện ngụ ngôn con thỏ và con rùa ? Chưa biết con nào đến đích trước .

    Các bác cứ an tâm đi đánh vàng và mua chứng khoán đi , Gánh tiếp tục công việc của mình .

    Chúc các bác 1 ngày vui . :)

  10. #80
    BaEd
    Khách
    Thôi tôi chính thức rút ra khỏi cái thread này. Chả thấy hứng thú viết thêm gì nữa. Tấn công cá nhân và lươn lẹo, áp chế chứ có lý lẽ gì đâu. :)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 20
    Last Post: 27-07-2011, 05:35 AM
  2. Replies: 9
    Last Post: 27-06-2011, 09:58 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 05-01-2011, 12:04 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 03-01-2011, 03:53 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 26-10-2010, 06:53 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •