Page 9 of 29 FirstFirst ... 567891011121319 ... LastLast
Results 81 to 90 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #81
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mấy người khách ngồi hàng ghế giữa vội dồn vô, để trống một chỗ ngay phía sau cùng.

    Tôi vội ngồi xuống, thở phào, trút hết mọi sự mệt nhọc rồi kín đáo quan sát

    . Trong xe có ba hàng ghế, hai hàng hai bên, và một hàng ghế giữa. Những người ngồi ở hàng ghế giữa đều quay lưng vào nhau và quay mặt ra hai phía. Vậy là ba hàng ghế, nhưng có bốn hàng người ngồi. Đa số hành khách trong xe là phụ nữ, chỉ có hai, ba người đàn ông lớn tuổi, vài anh thanh niên và năm, sáu trẻ em, trong đó có cả hai, ba em bé được cha mẹ bồng trên tay.

    Nh́n thoáng qua khoảng 40 hành khách trên xe, tôi mừng quá, v́ không thấy bóng dáng một người bộ đội, hay cán bộ cộng sản nào. Hầu hết hành khách đều là người Miền Nam, nét mặt lam lũ, vất vả, chất phác và chân thật. Chỉ có bốn, năm cô ngồi ở hàng ghế bên phải, phía trong cùng là mặc áo dài trắng. Ngay cạnh mấy cô có hai anh thanh niên trẻ, tuổi mới ngoài hai mươi. Nh́n qua, tôi đoán họ là sinh viên hay thầy cô giáo của một trường học nào đó.

    Ngay khi bước lên xe, tôi linh cảm có cái ǵ bất b́nh thường. Có lẽ sự bất b́nh thường đó là do sự xuất hiện của tôi. Trong một thoáng rất nhanh, tôi thấy vài ánh mắt ṭ ṃ nh́n tôi. Nhớ đến cô bé trong quán nước bên đường, tôi nghĩ ngay, nếu một cô bé b́nh thường có thể nhanh chóng nhận ra tôi là một người tù trốn trại, th́ làm sao tôi có thể qua mắt được cả 40 người ngồi trong xe? Không hiểu sao, lúc đó mọi người đều im lặng.

    Đây là chuyện lạ, v́ thông thường, các ông các bà ngồi chật trội trong một chiếc xe đ̣ như thế này, bao giờ cũng tṛ chuyện rôm rả đủ thứ trên đời… Người tôi như nổi gai và tôi thấy thật lúng túng, không biết ḿnh nên phản ứng như thế nào. Chỉ cầu mong làm sao, trong 40 hành khách trên xe, không có cán bộ phường khóm, hay tên “cách mạng 30″ nào.

    Người lơ xe đập tay vào vai tôi rồi hỏi:

    - Chú về đâu?

    Tội giật ḿnh, vội trả lời, không kịp suy nghĩ:

    - Về B́nh Dương.


    Người lơ xe nói số tiền, lâu ngày tôi không nhớ là bao nhiêu. Tôi vội lấy tiền trao cho anh lơ xe. Ngay lúc đó, một chị tuổi khoảng bốn mươi, ngồi ngay đối diện tôi, nói trổng:

    - Từ đây về B́nh Dương tui sợ nhất Bến Cát. Mấy thằng bộ đội ở đó chúng kiểm soát không sót thứ ǵ.

    Tôi nh́n chị. Chị nói trổng, nhưng chị nh́n thẳng tôi, ánh mắt của chị như gói ghém, gửi gắm điều ǵ đó, khiến tôi có cảm giác như câu nói của chị dành riêng cho tôi. Chị nói tiếp, lần này rơ ràng hơn:

    - Đến đó là tụi nó hỏi giấy tờ từng người một. Mấy chú tù cải tạo trốn trại mà đi qua đó là bị chúng bắt lại nhiều lắm đó.

    Một ông trong xe cũng cất tiếng phụ hoạ:

    - Qua đó, có giấy tờ đầy đủ cũng c̣n lôi thôi, chớ đừng nói không có giấy tờ… Ai mà không có giấy tờ là cầm chắc bị chúng bắt



    C̣n tiếp...

  2. #82
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nghe đến đó, tôi ù tai, kinh hoàng, không biết làm thế nào. Lúc ấy, trong xe ồn ào, mọi người thi nhau kể đủ thứ chuyện xấu xa, ngu ngốc của bộ đội. Tất cả đều kể lể và cười ḅ ra một cách thoải mái. Ngay cả anh tài xế và anh lơ xe cũng góp chuyện.

    Trong khoảnh khắc không đầy 10 phút đồng hồ, tôi có cảm giác, tất cả hành khách trong chiếc xe đều là những người cùng chung một chiến tuyến, coi cộng sản là những kẻ côn đồ, ác quỷ, thủ phạm của mọi tội ác. Và tôi có cảm giấc, tất cả mọi người trong xe đều cố ư làm như vậy, để cho tôi hiểu và tin tưởng họ là những người không ưa ǵ cộng sản.

    Ngồi cạnh người đàn bà bốn mươi tuổi, có một bà cụ, tóc bạc như cước, nhưng vóc dáng vẫn khoẻ mạnh, ánh mắt tinh anh. Mọi người cười đùa, tṛ chuyện ầm ĩ, nhưng cụ không nói, không cười, cụ chỉ nh́n tôi, khiến tôi rất lúng túng. Được một lúc, cụ nhoài người sang phía bên tôi, ghé sát mặt tôi th́ thầm hỏi:

    - Cậu tù cải tạo phải không?

    Tôi giật ḿnh. Nhưng nh́n nét mặt phúc hậu và ánh mắt tinh anh của cụ, tôi biết, tôi không thể nói dối được. Tôi chỉ biết “Dạ” một tiếng, rồi im lặng.

    Cụ hỏi tiếp:

    - Cậu được tụi nó thả phải không?

    - Dạ…

    - Thế đồ đoàn của cậu đâu?

    Tôi giật ḿnh lúng túng không biết nói làm sao. Một người tù được ra trại mà lại không có đồ đoàn, chỉ đi tay không, th́ quả là điều vô lư. Chưa biết trả lời thế nào, cụ già lại th́ thầm:

    - Cậu là tù trốn trại phải không?

    Tôi ngần ngừ. Cụ lại nói tiếp, giọng ân cần:

    - Cậu cứ nói thiệt đi, già bảo tụi nó giúp. Trong xe này, tụi nó đều là con cháu của già. Cậu yên tâm đi, chẳng có đứa nào nó ưa tụi cộng sản cả…


    Nh́n gương mặt phúc hậu của cụ, nghe lời cụ nói, tôi yên tâm tin tưởng ở cụ và mọi người khách trong xe, nhưng tôi không biết người tài xế và lơ xe như thế nào. V́ vậy tôi nói nhỏ với cụ:

    - Cháu tin lời cụ… Cháu chẳng dám giấu ǵ cụ, cháu là tù trốn trại… Nhưng cụ đừng cho anh tài xế và lơ xe biết… lỡ có chuyện ǵ…

    Cụ già cười móm mém, tay phẩy phẩy:

    - Tài xế với lơ xe cũng là người nhà cả…

    Nói đến đó, cụ quay ra, cất tiếng nói lớn với mọi người:

    - Tụi bây lặng im nghe tao nói nè…

    Tiếng nói của cụ có một uy quyền tuyệt đối. Mọi người trong xe đột nhiên im bặt, cùng hướng về phía cụ chờ đợi. Tôi lúng túng v́ biết, cụ sắp nói rơ cho mọi người biết tôi là ai. Nhưng tôi không biết làm thế nào. Thôi th́ đành trao cuộc đời tôi cho mọi sự may rủi… Quả nhiên đúng như tôi đoán, cụ nói:

    - Cậu này vừa nói, cậu là tù cải tạo trốn trại, nay cậu muốn về B́nh Dương. Tụi bây xem tính cách nào giúp được cậu…

    C̣n tiếp...

  3. #83
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mọi người trong xe cùng ồ lên ngạc nhiên. Rồi nhiều người cùng nói, ồn ào, tôi nghe không rơ. Bỗng nhiên, tiếng người tài xế thiệt lớn, át hẳn mọi người:

    - Từ đây về B́nh Dương chỉ sợ trạm gác của tụi nó ở Bến Cát thôi má.

    Cụ già chép miệng:

    - Mày nói cái đó ai mà chả biết…

    Người tài xế lại tiếp:

    - Con thấy đến đó ḿnh chỉ cần cho chú lơ chạy xuống dúi cho chúng ít tiền là xong.

    Chị ngồi cạnh bà cụ cất tiếng:

    - Dúi tiền cho chúng là chuyện dĩ nhiên phải dúi v́ xưa nay ḿnh vẫn làm vậy mà. Nhưng ḿnh cũng c̣n phải chuẩn bị cho ảnh nữa. Chớ để ảnh ngồi ch́nh ́nh ngay ngoài này, tụi nó mở cửa ra, nói hỏi giấy tờ ảnh th́ làm sao mà trả lời.

    Một chị ngồi ở góc trong chen vô:

    - Tốt nhất là để cho ảnh vô ngồi tận góc trong cùng này nè.

    Mọi người ồn ào vỗ tay hưởng ứng. Đợi tiếng vỗ tay ngớt, anh tài xế nói:

    - Th́ các ông các bà ngồi ngoài đó lè lẹ nhường chỗ để ảnh vô trong này ngồi…

    Mấy người ngồi cạnh tôi vội vă đứng dậy, một số người ngồi đối diện vội co chân nhường chỗ cho tôi đi. Cụ già bảo tôi:

    - Bây giờ cậu vô trong đó ngồi…

    Tôi vội vă đứng dậy bước đi nghiêng ngửa trong khi xe vẫn chạy… Trước mặt tôi, khi tôi bước đi, tôi thấy những cánh tay vươn ra cho tôi nắm, những ánh mắt nh́n tôi đầy thân thương, tŕu mến. Tôi xúc động, lúng túng, mặt đỏ bừng, không biết nói ǵ. Rồi một bàn tay to lớn, rắn chắc vươn ra cho tôi nắm. Tôi vừa nắm, th́ bàn tay đó đă kéo tôi ngồi xuống một chỗ ở hàng ghế giữa, ngay phía sau người tài xế. Ngồi chưa xong, người đàn ông có cánh tay lực lưỡng đă quẳng cho tôi chiếc áo, rồi bảo:

    - Chú em, cởi chiếc áo ra rồi mặc tạm chiếc áo này vô. Mà khỏi cài cúc à nghe…

    Tôi cầm chiếc áo, ngần ngại đưa mắt nh́n cụ già. Cụ mỉm cười gật đầu. Tôi lặng lẽ nghe lời, thay áo. Mặc áo xong, tôi nhớ lời dặn của người đàn ông, để phanh ngực. Cũng may, sau mấy tháng trời phải lao động dưới trời nắng, nên gương mặt, nước da của tôi cũng cháy nắng, đen nhẻm.

    Người đàn ông nh́n tôi gật gù ưng ư. Sau đó, ông quay sang phía người đàn bà đang ẵm con và cho con bú sữa b́nh:

    - Lát nữa, gần đến Bến Cát, chị cho anh này ẵm thằng nhỏ để ảnh cho nó bú… Có vậy, cha tụi nó cũng không đoán được anh là tù trốn trại.

    Mọi người trong xe cười ồ, tiếng nói tíu tít, tiếng cười rôm rả. Ai cũng vui vẻ trước sáng kiến độc đáo và ngộ nghĩnh của anh. Một chị ngay cạnh tôi nói lớn:

    - Để ảnh ẵm ngay bây giờ cho quen…

    Mọi người reo lên tán thành. Thế là người đàn ông vội vàng bế thằng bé, trao cho tôi. Tôi ngượng nghịu ôm thằng bé trong tay. Tôi không biết và cũng không nhớ thằng bé được mấy tháng. Chỉ biết nó khá nặng, mặt bụ bẫm, da trắng hồng, hai mắt đen láy, thao láo nh́n tôi, và không hề khóc một tiếng. Tôi cúi xuống nh́n nó, định cầm b́nh sữa cho nó bú, th́ người đàn bà nói:

    - Lát nữa khi đến Bến Cát chú hăy cho cháu bú. Bú bây giờ nó no, lát cho nó bú, nó không chịu nó khóc, là tụi công an chúng để ư…


    C̣n tiếp...

  4. #84
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi nh́n người đàn bà với ánh mắt biết ơn và vâng lời. Cúi xuống nh́n thằng bé, tôi mỉm cười ầu ơ mấy câu, rồi thọc lét nó. Thằng bé cười như nắc nẻ… Trong phút chốc, tôi quên tất cả mọi chuyện hiểm nguy, để thấy ḷng ḿnh thật khao khát có được một mái nhà, một gia đ́nh. Ước mơ sống một cuộc sống hiền lạnh, hạnh phúc của tôi, cũng như của không bao nhiêu người Việt sao thật b́nh thường mà măi măi ngoài tầm tay với?…

    Từ đó trở đi, ngồi trên xe, tôi thoải mái kể chuyện trốn tù của ḿnh, chuyện cuộc đời của tôi, và thành thực trả lời tất cả những câu hỏi của mọi người trong xe. Trên chuyến xe đầy t́nh người đó, tôi cảm động và vui mừng nhận chân một sự thực, cộng sản tuy chiếm được Miền Nam, nhưng chúng không chiếm được ḷng người. Không những vậy, chúng c̣n làm mất đi tất cả niềm tin của những người đă từng một thời tin vào chúng.


    Trước 30 tháng 4 năm 1975, khi chưa được dịp tiếp xúc với người cộng sản từ phương bắc, ở Miền Nam vẫn c̣n có người ảo tưởng về cộng sản. Họ tưởng người cộng sản cũng là người cùng chung nguồn cội, cùng ṇi giống máu đỏ da vàng, cùng có ḷng yêu nước thương dân. Thậm chí, tại Miền Nam trước 1975, có những người chỉ v́ những bất măn cá nhân với người này người khác trong guồng máy công quyền VNCH, hay v́ những thiệt tḥi riêng tư ở phường khóm, quận huyện mà rồi dại dột quay ra theo cộng sản.


    Nhưng kể từ sau 30 tháng 4 năm 1975, khi người cộng sản Việt Nam xuất hiện bằng xương bằng thịt trên mọi nẻo đường của Miền Nam tự do, gây nên không biết bao nhiêu tội ác, người dân Miền Nam mới thực sự hiểu được bản chất xấu xa của người cộng sản, nên ai ai cũng sẵn sàng giúp đỡ người tù cải tạo, và t́m mọi cách bêu riếu, chống đối người cộng sản. Trong suốt thời gian gần một năm trời kể từ khi trốn khỏi trại tù tới khi vượt biên thành công, tôi càng hiểu được ḷng người dân Miền Nam không ưa cộng sản như thế nào.

    Có điều, ở ngoài Miền Bắc, hầu hết người dân cũng không ưa ǵ cộng sản. Nhưng trong lịch sử mấy chục năm sống dưới sự đô hộ của cộng sản ở Miền Bắc, tôi chắc chắn không có một người tù vượt ngục nào dám bô bô kể chuyện vượt ngục của ḿnh cho nhiều người nghe, cho dù đó là những người quen biết.

    Chính bản thân tôi sau này phải ngược xuôi ở cả hai miền Nam Bắc để kiếm đường vượt biên, tôi cũng thấy rất rơ, ḷng người dân Miền Nam lúc nào cũng độ lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ tôi, nếu tôi nói rơ ḿnh là tù cải tạo vượt ngục.

    C̣n ở Miền Bắc, tôi lúc nào cũng giống như con cá mắc cạn, sợ hăi mọi người, kể cả người thân của ḿnh. Tôi biết, nếu ở Miền Bắc, trên một chuyến xe đ̣, tôi có hành vi hay ngôn ngữ chống đối chế độ, khiến họ khả nghi, lập tức họ sẽ báo cho công an bắt tôi ngay.

    Quả thực, tại Miền Bắc, sau mấy chục năm đô hộ, chế độ cộng sản đă thành công tạo nên một mạng lưới “công an nhân dân” dầy đặc, mang “bục công an đặt giữa tim người” khiến “mỗi người dân là một người công an”.

    Viết đến đây tôi băn khoăn tự hỏi, không biết sau thời gian hơn 30 năm đô hộ Miền Nam, liệu cộng sản có biến Miền Nam trở thành xă hội công an trị giống như Miền Bắc?

    Liệu bây giờ, phải trốn chạy cộng sản trên một chuyến xe đ̣ ở Miền Nam, tôi có c̣n đủ can đảm nói thực hoàn cảnh của ḿnh cho mọi người trong xe biết hay không? Và nếu tôi nói thiệt, liệu những người của quê hương tôi hôm nay có c̣n tận t́nh giúp đỡ tôi như những người của 30 năm về trước?…

    Sau thời gian tṛ chuyện rôm rả, vui vẻ, tôi nghe người tài xế hô lớn:

    - Tới Bến Cát rồi đó bà con…

    Kế đó, tôi nghe người tài xế nhắc anh lơ xe chuẩn bị sẵn tiền đút lót cho công an. Anh lơ xe mở cửa phía sau, đứng sẵn ở bậc lên xuống… chờ đợi.

    Mọi người trong xe nhộn nhịp chuẩn bị… Ẵm thằng bé trong tay và cho nó bú, tôi bồn chồn lo lắng, không biết mọi chuyện sẽ ra sao. Tôi tin tưởng, với sự giúp đỡ chí t́nh của tất cả mọi người trong xe, và tôi trong vai một “người cha” đang cho “con bú”, mọi chuyện chắc sẽ chót lọt.

    Nhưng nếu có điều ǵ bất chắc xảy ra, không những tôi gặp hoạ, mà nhiều người trong xe cũng sẽ bị liên luỵ. Rơ ràng, nếu tụi công an VC bắt được tôi, th́ chiếc áo tôi mặc không phải của tôi, đứa bé tôi đang ẵm không phải con của tôi, rồi vị trí tôi ngồi được nhiều người bao bọc chung quanh,… đều là những bằng cớ chứng tỏ, mọi người trong xe đă đồng loă, bao che cho tôi…

    Chiếc xe đ̣ vừa dừng lại là lập tức có tiếng đập cửa xe ầm ầm ở cả hai bên hông xe lẫn cả phía sau. Tiếng la hét cộc cằn, ầm ĩ từ bên ngoài. Rồi cửa sau xe bị mở tung. Các bà, các cô trong xe đứng ngồi lố nhố, nhưng tôi vẫn nh́n rơ một tên công an áo vàng và hai tên bộ đội đứng ngay phía sau. Tên áo vàng đeo súng ngắn, đưa cặp mắt cú vọ nh́n vô trong xe. C̣n hai tên bộ đội đứng sau đeo súng AK-47, ánh mắt lơ đễnh…

    Tên công an quát to, giọng nạt nộ:

    - Mấy bà này xuống ngay tŕnh giấy tờ…

    Tên công an vừa dứt lời, chị ngồi cạnh bà già, đă đon đả:

    - Ḱa mấy chị không nghe chú công an nói hả? Xuống lấy giấy tờ cho ảnh coi lẹ lẹ đi? Người ta làm việc dưới trời nắng, cực lắm, ḿnh phải giúp cho các ảnh hoàn thành nhiệm vụ chớ…

    Vừa nói, chị vừa nhảy cái ào xuống đất, tay cầm một túi trái cây. Trao túi trái cây cho tên công an, chị vồn vă:

    - Chú cầm gói trái cây (tôi không nhớ là trái cây ǵ) này ăn cho đỡ khát nghe…

    Tên công an đỡ túi trái cây khá nặng, ánh mắt của y vừa lúng túng, vừa ngạc nhiên. Chắc từ hồi vô Nam đến giờ, y chưa gặp người Miền Nam nào vui vẻ như vậy bao giờ. Nhưng giống như cái máy, miệng hắn vẫn hỏi:

    - Chị có đầy đủ giấy tờ không đó?

    Chị cười tự nhiên:

    - Có đầy đủ chứ chú. Ḿnh là dân th́ ḿnh phải làm đúng luật của đảng và nhà nước chớ chú…

    Vừa nói, chị vừa lấy giấy tờ đưa cho tên công an coi. Mấy chị khác ngồi phía sau xe, cũng lần lượt nhảy xuống lấy giấy tờ cầm sẵn, chờ đưa cho tên công an. Tên công an lúng túng, một tay cầm túi trái cây, tay kia cầm giấy tờ của từng người coi… qua loa. Nét mặt của y dịu lại thấy rơ. Sau đó, thấy những người trên xe đang tiếp tục bước về phía sau xe, định nhảy xuống tŕnh giấy tờ, tên công an dơ tay cản lại, nói giọng biết điều:

    - Thôi thôi, khỏi xuống mất công. Tất cả mọi người trong xe có đầy đủ giấy tờ hết phải không?

    Cụ già ngồi ngay cuối xe, trả lời ngay:

    - Ai cũng có đầy đủ giấy tờ hết. Chú muốn coi cho hết th́ leo lên xe mà coi. Thời buổi này không có giấy tờ th́ ai dám đi lại làm ǵ cho uổng tiền, uổng công… mà mất th́ giờ.

    Tên công an liếc cặp mắt cú vọ nh́n vô trong xe. Tôi thấy ánh mắt của hắn quét qua từng người, rồi đến tôi, ánh mắt của y ngưng lại một chút, khiến tôi đứng tim, nhưng vẫn giữ nét mặt tỉnh bơ.

    Sau đó, y nh́n sang những người khác, rồi không nói một tiếng, y quay sang phía người lơ xe, ch́a tay. Tôi không nghe thấy y nói ǵ, nhưng lập tức viên lơ xe trao vào tay tên công an một gói giấy, trong đó là tiền. Tên công an cầm gói giấy thản nhiên bỏ vô túi áo ngực, rồi vẫy tay ra hiệu cho mọi người lên xe. Xong, y quay lưng lại, rồi bước đến chiếc xe đ̣ kế tiếp, vừa dừng bánh ngay phía sau xe của chúng tôi. Hai tên bộ đội cũng lại lặng lẽ lẽo đẽo đi theo tên công an.

    Những người đàn bà, đàn ông phía sau xe lục đục leo lên xe. Xe nổ máy, từ từ lăn bánh. Người lơ xe chạy theo, đu ḿnh nhảy lên xe, đóng mạnh cửa sau. Tất cả mọi người cùng thở phào, nh́n về phía tôi… Tôi vui mừng, muốn thét lên v́ sung sướng, nhưng miệng tôi th́ méo sệch, chỉ bập bẹ được mấy tiếng, “Cháu… cảm ơn”, trong khi hai mắt của tôi th́ rưng rưng, và trong ḷng của tôi lúc đó th́ như muốn khóc…


    C̣n tiếp...

  5. #85
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi thoát nạn tại trạm kiểm soát Bến Cát, xe chúng tôi chạy về đến B́nh Dương không gặp trạm kiểm soát nào nữa. Đến bến xe B́nh Dương, sau khi bịn rịn chia tay từng người, tôi được hai anh sinh viên cùng đi trên xe rủ vô quán uống nước. Cả hai đều trẻ măng, tuổi trên dưới 20, tự giới thiệu tên là Hải và Tuấn.

    Vô quán, anh Hải và tôi ngồi xuống ghế, c̣n Tuấn vẫn đứng với chiếc ba lô nặng trĩu trên vai. Hải quay sang Tuấn th́ thầm. Tuấn gật đầu chào tôi rồi đi ra. Quay sang tôi, Hải nói:

    - Anh ngồi đây uống nước với tụi em. Chờ Tuấn mang gạo đi bán lấy chút tiền cho anh đi xe về Sàig̣n.

    Tôi cảm động không biết nói ǵ để bầy tỏ ḷng biết ơn của ḿnh. Hải nói tiếp:

    - Tụi em là sinh viên sư phạm vừa tốt nghiệp, đang đi thực tập dậy học. Đi dậy th́ “người ta” trả lương bằng gạo. Mỗi người mỗi tháng được 12 kí lô. Ngoài ra, họ không trả tiền bạc ǵ thêm. Gạo họ trả th́ chẳng đủ ăn, c̣n đồ ăn thức uống th́ ḿnh phải “tự túc” bằng cách tự “cải thiện”. Đời sống tụi em bây giờ thiến thốn cực khổ lắm anh ạ.

    Nghe Hải nói, tôi thú thực:

    - Hải khổ như vậy vẫn chưa khổ bằng người dân ở ngoài Miền Bắc đâu. Tôi từng sống ở Miền Bắc suốt 20 năm, tôi biết rơ lắm chế độ tem phiếu, tiêu chuẩn lương thực, ở Miền Bắc trước đây. Hải phải biết, ở ngoài Bắc, mỗi người, mỗi tháng chỉ được 10 kí lô lương thực, bao gồm cả ngô, khoai, bột ḿ. Tất cả những thứ này đều mất chất lượng. Sạn, cát, sỏi đều được họ cố ư cho trộn lẫn trong gạo để tăng kí. C̣n ngô, khoai, bột ḿ, th́ đều để lâu trong kho, nên mỗi khi nhúng vào nước, sâu mọt nổi lềnh bềnh. Thời đó ở ngoài Miền Bắc, nếu chúng tôi được ăn một bữa cơm không độn là cả một chuyện hi hữu, chỉ có vào dịp tết nhất, giỗ chạp…

    Hải lắc đầu, tỏ vẻ không tin:

    - Sống như vậy th́ làm sao mà sống nổi?

    Tôi cười cay đắng:

    - Vậy mà vẫn sống nhăn à. Nói Hải đừng cười chứ, trước đây ở ngoài Miền Bắc, bánh bao làm bằng bột ḿ của Nga nhập cảng, không có bột nở, đem luộc trong nước sôi, vớt ra để nguội, bánh cứng như cục đá, ném chó cũng chết. Đă vậy, bột ḿ lại hôi khủng khiếp. Ăn riết, ngấy đến tận cổ. Trông thấy bánh bao là sợ, nghe đến ăn bánh bao là kinh. Đến khi vô Nam, nghe ai mời ăn bánh bao là tôi lắc đầu. Về sau có lần được ăn bánh bao bà cả Cần, tôi mới ngạc nhiên, không ngờ bột ḿ làm bánh bao lại có thể ngon lành đến như vậy.

    Hải hỏi tôi về đời sống của thanh niên, sinh viên Miền Bắc. Tôi say sưa kể. Cuối cùng tôi nói:

    - Với quá khứ khổ đau của người Miền Bắc như vậy, tôi nghĩ cuộc sống hiện tại đối với Hải đă là khổ, nhưng tương lai chắc chắn sẽ c̣n khổ hơn nhiều.

    Hải nh́n quanh rồi thấp giọng hỏi tôi:

    - Anh đă có kinh nghiệm về cộng sản như vậy th́ anh khuyên tụi em phải làm ǵ?

    - Tôi thấy cách tốt nhất là Hải cố gắng t́m đường trốn ra ngoại quốc. Chứ c̣n ở lại sống trong chế độ cộng sản th́ tương lai sẽ mù mịt vô cùng.

    Hải nh́n tôi tư lự:

    - Vậy chắc anh cũng sẽ trốn ra ngoại quốc?

    Tôi gật đầu:

    - Bằng bất cứ giá nào, tôi cũng phải trốn. Nếu không, tôi trốn trại tù cải tạo làm ǵ. Trốn tù rồi, nếu không vượt biên ra ngoại quốc, để chúng bắt trở lại th́ có phải thêm khốn khổ không.

    Hải lại hỏi:

    - Anh nghĩ t́nh thế này liệu có thay đổi ǵ không?

    Tôi không hiểu:

    - Hải muốn nói thay đổi ǵ?

    - Th́ em nghe có tin đồn phục quốc, rồi tin Mỹ sẽ trở lại… Vả lại, người Miền Nam không giống người Miền Bắc đâu anh ơi. Em tin là khi người dân Miền Nam hiểu rơ bộ mặt thật cộng sản là họ sẽ quật khởi đứng lên chống lại chúng, chứ họ chẳng chịu yên phận đâu.

    - Tôi cũng hy vọng những lời Hải nói là sự thật, nhưng chuyện đó khó xảy ra lắm. Cộng sản nó đă chiếm được đâu rồi th́ ḿnh có muốn giành lại được cũng c̣n khuya. V́ vậy, vượt biên là thượng sách.



    (c̣n tiếp)

  6. #86
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chúng tôi nói chuyện được một lúc, th́ Tuấn trở lại, đưa cho Hải một số tiền. Hải giữ lại một ít, c̣n đưa hết cho tôi, rồi nói:

    - Chúng em chẳng có ǵ để giúp anh… Thôi anh cầm lấy chút tiền đi đường. Cầu mong anh gặp may mắn.

    Tôi cảm động bắt tay Hải và Tuấn. Hải nói nhỏ: “Hy vọng, tương lai chúng em sẽ được gặp lại anh”. Tôi xiết chặt bàn tay nhỏ bé nhưng chai sần của Hải và nói: “Chắc chắn chúng ḿnh sẽ gặp lại”. Sau đó, chúng tôi chia tay. Đi được một đoạn xa, ngoảnh đầu lại, tôi vẫn thấy Hải và Tuấn đứng đó nh́n theo. Chúng tôi vẫy tay chào nhau lần cuối…

    Cho đến lúc ngồi trên chuyến xe về B́nh Triệu, ḷng tôi vẫn bâng khuâng nghĩ thật nhiều về Hải và Tuấn… Từ đó đến nay, đă 30 năm trôi qua, tôi không được gặp lại và cũng không biết Hải và Tuấn ở đâu. Nhưng tôi vẫn tin tưởng và cầu mong, hai anh đă đến được bến bờ của tự do ở một nơi nào đó…

    Sau khi đến B́nh Triệu, tôi đáp xe buưt về Sàig̣n.

    Chen chúc trong chiếc xe buưt, tôi thấy thật yên tâm. Như vậy là chuyến vượt ngục của tôi từ đầu cho đến giờ đă gặp rất nhiều may mắn. Và may mắn càng nhiều, tôi càng phải cẩn thận, v́ tôi biết, may mắn chẳng thể nào đến với ḿnh măi măi.

    Điều tôi phải cân nhắc bây giờ là một khi về đến Sàig̣n, tôi sẽ về nhà ai? Chắc chắn tôi không thể về gia đ́nh anh chị của tôi, nơi tôi từng ở trước khi bị bắt. Đó là địa chỉ chính thức trong mọi giấy tờ tù tội của tôi. Cộng sản đă nắm giữ tất cả những giấy tờ đó, và một khi hay tin tôi trốn tù, lập tức, địa chỉ đầu tiên cộng sản điều tra và theo dơi, sẽ là gia đ́nh anh chị của tôi.

    Từ khi tôi vượt ngục từ tối hôm trước cho đến hiện tại, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, có thể cộng sản chưa kịp báo cho tụi cộng sản ở phường khóm theo dơi gia đ́nh anh chị của tôi. Nhưng tôi không thể nào phiêu lưu chấp nhận rủi ro “có thể”.

    Hơn nữa, như tôi đă kể cùng quư độc giả, tầng dưới căn nhà của anh chị tôi lúc đó là một quán nhậu. Muốn vô nhà phải đi qua tầng dưới. V́ thế, nếu tôi bước vô, gặp tụi cộng sản, cán bộ phường khóm đang ăn nhậu, chúng sẽ nhận ra tôi. Như vậy sẽ rất nguy hiểm cho tôi và anh chị của tôi. Vậy tốt nhất, tôi phải tránh xa căn nhà này bằng mọi giá.

    Tại Sàig̣n, tôi có một người chị thứ hai ở cư xá Chu Mạnh Trinh. V́ nhiều lư do tế nhị trong gia đ́nh cũng như v́ sự an toàn của chị, khi tôi bị cộng sản bắt lại, tôi đă không hề khai tên tuổi, địa chỉ của chị. Tôi chắc chắn cộng sản không hề biết về chị và cũng không khi nào ngờ được, sau khi trốn trại tù, tôi lại về sống ở nhà của chị. Nhưng tôi không muốn về sống ở nhà chị ngay sau khi trốn tù. Tôi muốn để dành căn nhà của chị cho những lúc khốn cùng nhất, nguy hiểm nhất, khi tôi không c̣n chỗ nào tá túc, ẩn nấp.

    Trong thời gian trước 1975, tôi có quen biết và giao thiệp rất thân t́nh với một số bạn bè ở rải rác vùng Sàig̣n và Gia Định. Họ là những người hiểu rơ hoàn cảnh của tôi, và đă tận t́nh giúp đỡ tôi.

    Tất cả những người này đều sẵn sàng cưu mang tôi một khi tôi gặp hoạn nạn. Có điều tôi không biết, cùng với sự chiếm đóng của cộng sản, không biết những người bạn đó có c̣n ở nơi cũ, hay đă dọn đi chỗ khác, hay đă vượt biên ra ngoại quốc. Hơn nữa, trong hoàn cảnh của tôi lúc đó, giấy tờ không có, mạng lưới o ép khủng bố của cộng sản th́ bao trùm khắp mọi nơi, nên tôi thực ḷng không muốn gây liên luỵ cho họ.

    Ngay khi c̣n ở trong trại tù cải tạo, tôi đă có quyết tâm, sau khi trốn thoát trại tù, bằng bất cứ giá nào, tôi cũng phải vượt biên. Sau thời gian lần khân, không chịu liều mạng vượt biên ngay, để rồi bị cộng sản bắt, phải trả giá gần một năm tù, đă cho tôi bài học, nếu tôi không quyết tâm, không chịu liều mạng t́m cái sống trong cái chết,… không sớm th́ muộn tôi sẽ bị cộng sản bắt lại, và khi đó, tôi sẽ măn kiếp sống trong tù ngục, hoặc sẽ bị cộng sản thủ tiêu.

    Tôi cũng biết rằng, một người sau thời gian bị tù đầy, khi được tự do, dù là tự do tạm, thường dễ say sưa tận hưởng mọi lạc thú, và thường lần lữa, không dám phiêu lưu đối đấu với những nguy hiểm để giành tự do. Tôi sẽ cố gắng để không bị sa lầy vào những lần lữa nguy hiểm, “chờ đến mai rồi tính”, như vậy.

    Khoảng 4 giờ chiều hôm đó, chiếc xe buưt chở tôi từ Hàng Sanh qua chợ Bà Chiểu rồi chaỵ dọc theo đường Chi Lăng, đă giúp tôi được nh́n thấy quang cảnh thân quen của ngày xưa. Đến ngă tư Phú Nhuận, tôi xuống xe, đi vào con hẻm nhỏ dẫn tới cư xá Chu Mạnh Trinh…

    C̣n tiếp...

  7. #87
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi gơ cửa. Không có ai trả lời. Chờ một lúc, tôi gơ lần thứ hai, mạnh hơn. Trong ḷng tôi lúc đó lo ngại, căn nhà đă đổi chủ. Chị tôi đă dọn đi nơi khác, hoặc đă vượt biên. Chị tôi là người phụ nữ rất tháo vát, giao thiệp rộng, quen biết nhiều, và đă nổi tiếng ngay từ thời trước năm 1954, khi chị c̣n ở Hải Pḥng. V́ vậy, trong bối cảnh nhà nhà đều t́m đường vượt biên, tôi không nghĩ là chị c̣n ở lại.

    Đang định gơ cửa lần nữa, th́ tôi nghe thấy có tiếng chân người, rồi tiếng của chị tôi hỏi vọng ra: “Ai vậy?”

    Tôi run run: “Em, Chí đây chị!”

    Im lặng. Rồi tấm rèm ở cửa sổ lay động. Chị tôi nh́n ra, thấy tôi. Lập tức, cảnh cửa mở vội và mở hé, chị tôi vươn tay nắm lấy tay tôi kéo ngay vô bên trong nhà. Xong, chị tôi tḥ đầu ra ngoài, ngó trước ngó sau cẩn thận, rồi đóng cửa, cài then trên, then dưới, đóng chốt, khoá trong thật cẩn thận.

    Thấy thái độ cẩn thận của chị, tôi hiểu ngay, cuộc sống “cá chậu chim lồng” của chị, và hoàn cảnh nguy hiểm của tôi lúc đó.

    Đóng cửa xong, chị tôi th́ thầm hỏi:

    - Cậu vô đây có gặp ai không?

    Tôi lắc đầu:

    - Em không gặp ai hết.

    Chị hỏi tiếp:

    - Mấy người hàng xóm có ai nh́n thấy cậu không?

    - Em không thấy người nào cả.

    - Cậu có thấy con mụ bán bún ốc ở đầu hẻm không?

    Tôi ngạc nhiên:

    - Em đi vô hẻm thấy có nhiều người bán hàng ở đầu hẻm, nhưng không biết ai là mụ bán bún ốc cả.

    Chị tôi nói tiếp giọng gay cấn:

    - Con mụ bán bún ốc là “cách mạng 30″ đó, cậu ạ. Nó ngồi bán bún ốc là để theo dơi tất cả mọi người trong cái cư xá này. Ốc nó bán tanh tưởi, không để đâu cho hết, nên đâu có ai thèm ăn… Nó có ác cảm với chị ra mặt đó. Đáng lẽ chị cũng bị chúng đuổi khỏi cư xá này từ trước Tết lận. Nhưng v́ chị cũng biết cách đấm mơm mấy thằng ở trên, nên đến giờ vẫn c̣n được ở đây… Mà ở th́ cũng ở tạm thôi, chẳng biết phải dọn đi vùng kinh tế mới lúc nào.

    Tôi băn khoăn hỏi:

    - Chị bị chúng nó theo dơi dữ lắm sao?

    Chị tôi lắc đầu:

    - Th́ ai bây giờ mà chẳng bị chúng nó theo dơi.

    - Vậy sao em thấy chị có vẻ lo lắng, cẩn thận quá như vậy?

    Chị tôi dí dí tay vào trán tôi:

    - Tôi lo là lo cho cậu. Cậu trốn tù cải tạo về mà tôi không lo sao được.

    Tôi ngạc nhiên:

    - Ủa, sao em chưa nói mà chị đă biết em trốn tù?

    Chị tôi cười, miệng liến thoắng:

    - Cậu hồi chánh, phản bội “đảng bác”, mà tụi nó bắt được, nó không giết, nó cũng phải giam cậu mệt nghỉ, đến tết công gô, hoạ may cậu mới được thả. Đằng này cậu mới bị bắt chưa đầy một năm, cậu đă về th́ cậu không trốn tù, tôi cứ đi đầu xuống đất.

    Tôi cười, khâm phục trí thông minh và sự phán đoán sáng suốt của chị. Sau đó, tôi kể lại đầu đuôi chuyến vượt ngục của tôi. Nghe chuyện tôi kể, chị cứ xuưt xoa nói tôi may mắn. Sau đó, chị hỏi:

    - Bây giờ cậu định thế nào?

    - Em định ở lại Sàig̣n ít ngày, rồi kiếm đường vượt biên.

    - Cậu vượt biên là rất phải. Chết th́ chết, cậu cũng phải đi. Mà chị nghĩ, cậu được ơn trên phù hộ, gặp nhiều may mắn như vậy, chắc chắn cậu sẽ vượt biên thành công. Bây giờ, hoàn cảnh của cậu như vậy, th́ chị cũng nói thật, cậu đừng có ngại ngần ǵ, về đây ở tạm với chị. Cậu cứ ở trên căn gác, đừng có ra ngoài. Cần ǵ nói với chị, chị bảo các cháu nó mua nó lo cho. Nếu dưới này có chuyện ǵ, chị và các cháu sẽ cầm chân tụi nó, để cậu trên đó, chui qua cửa sổ, ra ngoài, là tụi nó không tài nào khám phá ra được. C̣n khi nào cậu vượt biên, cậu cho chị gửi con H. là đứa con gái lớn của chị với thằng bồ của nó. Nói thiệt với cậu, suốt thời gian qua, chị đă lo cho các cháu vượt biên mấy chuyến, mà chuyến nào cũng thất bại. Tiền mất, vàng mất, của cải có bao nhiêu đem ra lo chuyện tàu bè, mất đằng tàu bè, c̣n lại bao nhiêu, khi bị tụi nó bắt, nó tịch thu bằng hết. Ở nhà, chị lại phải lo vay giật bạn bè, cầm cố đủ thứ để lấy tiền thăm nuôi các cháu, rồi lo lắng cho các cháu không bị tù tội…

    Nói đến đó, chị tôi khóc tấm tức:

    - Bố các cháu th́ bị chúng bắt đi tù cải tạo. Với chức vụ của anh chắc sẽ bị tù chẳng có ngày ra. Ở ngoài này chị th́ chỉ có một thân một ḿnh. Phải bươn bả đầu đường xó chợ, buôn bán đủ thứ ở chợ trời để lo cho các cháu, mà đến giờ này vẫn chưa lo được cho đứa nào, khiến chị đau ḷng quá, tuyệt vọng quá. Đời chị th́ thôi, coi như vất đi. Nhưng đời của các cháu, đâu có thể để tương lai của chúng nó bị vùi dập trong cái chế độ cộng sản chết tiệt này, phải không cậu?

    Xúc động, không ngăn nổi những giọt lệ nóng hổi, tôi nói với chị:

    - Cảm ơn chị đă lo cho em. Nhưng hôm nay, em chỉ ghé thăm chị một chút, rồi em phải đi. Tương lai, khi nào kẹt lắm, em sẽ ghé đây nhờ vả chị. C̣n chuyện để cho cháu H. đi vượt biên với em, chị cho em suy nghĩ, v́ đi với em th́ vô cùng nguy hiểm…

    Chị tôi khóc:

    - Cậu hăy thương chị, hăy v́ chị mà cố gắng giúp cháu. Chị biết, bề trên đă phù hộ cho cậu tai qua nạn khỏi biết bao nhiêu lần, rồi hôm nay cậu vượt ngục thành công về đến đây, th́ thế nào cậu vượt biên cũng thành công….

    C̣n tiếp...

  8. #88
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nghe chị của tôi năn nỉ cho hai cháu đi vượt biên với tôi, tôi không biết nói làm sao, nên cuối cùng, tôi đành nhận lời. Tôi nói:

    - Chị đă nói vậy, th́ em phải vâng lời chị. Nhưng em cũng xin thưa với chị…

    Không chờ tôi nói hết, chị tôi mừng quá, nắm chặt tay tôi:

    - Cảm ơn cậu đă thương chị mà nhận lời giúp cho hai cháu. Cậu muốn ǵ, cậu cứ nói. Chị sẵn sàng làm theo ư của cậu…

    Sự thực, trong suốt thời gian kể từ khi cộng sản chiếm đóng Sàig̣n, chị tôi đă nhiều lần lo cho các cháu vượt biên, nhưng không thành công. Chị tháo vát, quen biết nhiều, giao du rộng răi, nên chuyện móc nối cho các cháu vượt biên là chuyện không khó. Nhưng lạ một điều, hễ lo cho thiên hạ đi th́ chót lọt, nhưng chuyến đi nào có các cháu th́ lại bị kẹt không v́ chuyện này cũng v́ chuyện khác. Đến khi tôi vượt ngục về đến nhà, điều khiến chị lo lắng nhất là cháu H. và người yêu của cháu, nghe chị nói cũng đang trong t́nh trạng trốn cải tạo. V́ vậy chị đang cố gắng bằng mọi giá để lo cho hai cháu đi, nhưng chưa được.

    Nh́n ánh mắt van nài của chị, tôi buột miệng thú thực sự lo lắng của ḿnh:

    - Chuyện em muốn thưa với chị là nếu em cho hai cháu đi theo em, thế nào tụi em cũng bị bắt…

    Chị tôi la lên, vội lấy tay bịt miệng tôi không cho tôi nói:

    - Cậu nói ǵ mà nói gở vậy? Chưa đi mà nói vậy…

    Tôi im lặng không hề phản ứng. Chị tôi thở dài, bỏ tay xuống rồi nói, giọng có vẻ lẫy:

    - Cậu đă nói vậy th́ chị cũng chẳng ép. Thôi th́ cậu cứ đi một ḿnh cho an toàn… đừng gồng gánh thêm của nợ mà làm ǵ. Cuộc đời của chị, từ khi xa mẹ, chỉ thấy toàn là cô đơn buồn tủi…

    Nói đến đó, chị tôi úp mặt vào hai bàn tay, khóc nức nở. Tôi ngồi đó im lặng. Kể từ khi vô Nam, được gặp chị, tôi đă nhiều lần được nghe chị tâm sự về cuộc đời của chị trong nước mắt và tiếng khóc. Cũng giống như phần đông những người phụ nữ Việt Nam, hạnh phúc gia đ́nh, t́nh thương yêu thuỷ chung của chồng, luôn luôn vắng bóng trong cuộc đời của chị. Rồi những gian nan của cuộc đời, sóng gió của xă hội, luôn luôn vùi dập cuộc đời của chị. Và bao giờ cũng vậy, ngồi nghe những chuyện buồn của cuộc đời chị, tôi lại đau ḷng và bất lực nhớ đến những vần thơ buồn sũng nước mắt nói về tâm trạng của những người phụ nữ Việt Nam của Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, TT. KH…

    Chiều hôm đó, trời đổ mưa đột ngột. Mưa Sàig̣n bao giờ cũng vậy, đến và đi thật nhanh. Khác với Hà Nội, những trận mưa dầm dề, day dứt, kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, khiến cuộc sống của người nghèo đă khổ lại càng thêm khổ.



    Tôi nhớ đến cuộc sống héo hon, cô đơn đầy lam lũ và vất vả của Mẹ tôi ở giữa vùng đất được mệnh danh “kinh thành ngàn năm văn vật”. Và bây giờ, cùng với bóng ma cộng sản bao trùm lên cả nước, bao nhiêu đường nét thơ mộng, êm đềm, cuộc sống ấm êm hạnh phúc,… của người dân Miền Nam cũng đă bị xoá nhoà.

    Cả một đất nước, cả một dân tộc ch́m đắm trong sợ hăi, bất công. Sống trong bầu không khí khủng bố do cộng sản gây ra lan tràn trên cả nước, những bi kịch trong gia đ́nh, ngoài đường phố, trong xă hội… đang hiện ra nhan nhản từng giờ, từng phút trên quê hương của tôi…

    Nh́n mái tóc đen rũ rượi của chị, tôi thở dài:

    - Cuộc đời của em hiện nay ở trong t́nh trạng hoàn toàn bế tắc. Em ở lại Việt Nam, không sớm th́ muộn em sẽ bị bắt. Với tội chiêu hồi cộng với tội vượt ngục, em sẽ bị chúng nó tử h́nh hoặc bỏ tù chung thân. V́ vậy em mới phải t́m mọi cách vượt biên cho dù em có chết em cũng cam ḷng. Nếu các cháu vượt biên một ḿnh hay vượt biên với người khác, chẳng may bị bắt, tội trạng của các cháu cũng không nhiều, cùng lắm chỉ bị giam vài tháng đến một năm, sẽ được thả. C̣n nếu các cháu vượt biên với em, nếu chẳng may bị bắt, một khi tụi cộng sản phăng ra lư lịch của em, các cháu sẽ bị liên luỵ, rất nguy hiểm. Chính v́ vậy, nên em mới lo ngại, thưa thực với chị, kẻo sau này, chuyện đau ḷng xảy ra, chị lại bảo sao em không bảo trước, để v́ em mà các cháu bị liên luỵ.

    Chị tôi ngước nh́n tôi, gương mặt dàn dụa nước mắt:

    - Chị thấy cậu đi đến đâu là gặp may mắn đến đó. Các cháu đi vượt biên với cậu, chắc chắn là không thể nào bị bắt. Chị tin như vậy mà…

    Tôi cười gượng gạo:

    - Em cũng ước ao được may mắn như lời chị nói. Nhưng em không thể không đề pḥng những chuyện rủi ro sẽ xảy ra. Và thực tế, như chị đă thấy, những rủi ro vẫn đến với em hoài hoài. Nếu không, th́ tại sao em lại bị tụi nó bắt, nói giam giữ cả năm trời nay…

    Chị tôi vẫn khẩn khoản:

    - Chị vẫn nói với các cháu, mạng của cậu lớn lắm. Dù gặp hiểm nguy đến đâu, cậu cũng sống sót. Thôi th́ cậu đă về đến đây là cậu có duyên giúp chị, giúp các cháu. Cậu cho chúng nó đi theo cậu. C̣n mọi chuyện tàu xe, tiền bạc chi tiêu dọc đường hết bao nhiêu, chị sẽ lo liệu hết.

    Thấy chị một ḷng một dạ tin tưởng trao gửi hai cháu cho tôi, tôi đành nhận lời. Nhận lời nhưng ḷng tôi băn khoăn vô cùng. Cuộc đời của tôi cho đến lúc đó coi như đă chết nhiều lần, nên tôi chẳng quản ngại ǵ, sẵn sàng lao vào cái chết bất cứ lúc nào để t́m ra con đường sống cho chính ḿnh. Mọi nguy hiểm, rủi ro tôi đều chấp nhận. Nhưng với hai người cháu, tuổi c̣n quá trẻ, tương lai c̣n dài, trong khi hoàn cảnh của cả hai cháu chưa đi đến bước đường cùng như tôi, nên tôi không muốn lôi kéo cả hai vào những phiêu lưu nguy hiểm tới mức sinh tử.

    Kinh nghiệm những lần trốn chạy cộng sản đă cho tôi biết, có những giây phút thập phần nguy hiểm, đ̣i hỏi ḿnh phải có những quyết định tức khắc. Nếu chỉ có một thân một ḿnh, tôi dám có quyết định và dám chịu. Nhưng nếu có thêm người cùng đi, tôi sẽ ngần ngại không dám có những quyết định ảnh hưởng đến tính mạng của cả người khác. Và chỉ cần vài giây phút ngần ngừ, không dám có quyết định trong giây phút thập phần sinh tử đó, là sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, có thể tù tội, chết chóc.

    Điều thứ hai quan trọng không kém, nếu vượt biên một ḿnh, tôi dám không mang theo bất cứ thứ hành lư đồ đạc nào, ngoại trừ có địa bàn, bản đồ và chút lương khô giấu kín trong người. Nhưng nếu người cháu gái và bạn trai của cháu cùng đi với tôi, chắc chắn hai người sẽ mang theo đủ thứ lỉnh kỉnh như mùng, mền, quần áo, đồ ăn thức uống. Mang tất cả những thứ đó trên người, xuất hiện ở một vùng đất xa lạ, nhất là nơi gần biên giới, là điều vô cùng nguy hiểm, chẳng khác chi “lậy ông tôi ở bụi này”.

    Biết vậy, nhưng thương chị, thương các cháu, cuối cùng tôi đă nhận lời. Nhận lời, để rồi hậu quả đă diễn ra đúng như điều tôi lo ngại.

    C̣n tiếp...

  9. #89
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CHUẨN BỊ VƯỢT BIÊN

    Vào thời điểm đó, cả Miền Nam đang lên cơn sốt vượt biên. Bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, gặp bất cứ ai, nói bất cứ chuyện ǵ, quanh đi quẩn lại, cuối cùng đều nói đến chuyện tàu bè, vượt biển, vượt biên.

    Cùng với những chiến dịch khủng bố người dân, lùa dân đi vùng kinh tế mới và o ép đàn áp người Hoa, cộng sản Việt Nam đă quỷ quyệt dàn dựng nên cả một chiến dịch “vượt biên bán chính thức” để vơ về vàng bạc và cướp trắng tài sản của hàng triệu người Việt, Hoa tại Miền Nam.

    Với bản chất vô thần, tàn nhẫn và thủ đoạn, cộng với đường lối chính sách công khai coi người dân Miền Nam là người của một nước bại trận, “tay sai của Mỹ Nguỵ”, cộng sản Việt Nam đă tạo nên cả một hàng ngũ binh lính và cán bộ VC đối xử cực kỳ cạn tàu ráo máng và vô cùng tàn nhẫn đối với người dân vượt biên. Thêm vào đó, cùng với năm tháng, bản chất man rợ, quỷ mỵ của cộng sản đă lộ diện, khiến người dân Miền Nam chấp nhận mọi hiểm nguy, để vượt biển, vượt biên, trốn chạy cộng sản.

    V́ hoàn cảnh của tôi không có một xu dính túi, nên tôi không thể nào đi theo diện “bán chính thức”, vào thời điểm đó từ 10 cây đến 25 cây vàng cho một người. Hoàn cảnh của chị tôi lúc đó sau nhiều lần lo cho các cháu vượt biên thất bại, cũng rất túng bấn, chỉ có thể dúi cho chúng tôi vài lượng vàng, pḥng khi qua biên giới, cần phải đổi chác. Do thiếu thốn như vậy, tôi quyết định vượt biên bằng đường bộ.

    Tôi dự định, chúng tôi sẽ đi xe đ̣ từ Sàig̣n ra Quảng Trị, rồi từ Quảng Trị đi Đông Hà. Đây là địa điểm cuối cùng chúng tôi có thể đi xe đ̣ vào lúc đó. Từ Đông Hà trở đi chúng tôi phải đi bộ theo ngả Quốc lộ 9 qua Cam Lộ, Khe Sanh, Làng Vây rồi băng qua biên giới Lào Việt tại đèo Lao Bảo. Khi an toàn đặt chân lên lănh thổ Lào, chúng tôi sẽ t́m đường tới Sépone, rồi đi Savannakhet để rồi vượt sông Mekong qua Thái Lan.

    Con đường vượt biên tôi vạch ra lúc đó chỉ có trên giấy tờ. Đó là con đường vượt biên đầy những bất trắc, nguy hiểm và có thể nói không tưởng. Nhưng trong hoàn cảnh của tôi, tôi không c̣n con đường nào khác. Tôi đă vạch ra con đường đó dựa vào bản đồ, cộng với những kiến thức về địa bàn, kỹ thuật cắt rừng, cách thức sống c̣n trong rừng rậm, mà tôi đă học khi c̣n trong bộ đội. Thêm vào đó, những ngày tháng hành quân trong rừng, cộng với chuyến cắt rừng đi t́m tự do thành công, đă giúp tôi thêm tin tưởng, tôi sẽ vượt biên qua con đường đó thành công.

    Để có thể đi dọc theo quốc lộ 9 một cách an toàn, tôi quyết định sẽ đi vào ban đêm, và sẽ lấy hướng địa bàn, để cắt đường đi trong rừng, bảo đảm song song với quốc lộ 9 cho đến khi qua được đèo Lao Bảo. Đối với sông Mekong, biên giới thiên nhiên giữa Lào và Thái Lan, tôi tin tưởnsg, với khả năng bơi lội thành thạo cả chục cây số của ḿnh, tôi sẽ vượt qua không có ǵ khó khăn. Có điều, bây giờ chấp nhận vượt biên cùng với hai người cháu, chuyến đi cắt rừng dọc theo quốc lộ 9 trong đêm tối và việc vượt sông Mekong của tôi sẽ gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi đâu c̣n cách nào hơn. Thôi th́ tôi chỉ biết cầu nguyện và làm hết sức ḿnh.

    Chuẩn bị cho chuyến đi, quan trọng nhất là giấy tờ tuỳ thân để chúng tôi có thể đi từ Sàig̣n ra Đông Hà. Sau đó, hai vật dụng quan trọng khác là địa bàn và bản đồ. Về giấy tờ tuỳ thân, chắc chắn chúng tôi phải lo giấy tờ giả. Thời gian trước đây, khi cộng sản mới vô Miền Nam, tŕnh độ về kỹ thuật của cộng sản c̣n sơ sài, chúng tôi có thể làm giấy tờ giả một cách dễ dàng. Nhưng hiện tại, tôi không c̣n đủ khả năng và sự tin tưởng để làm chuyện đó. V́ vậy, tôi đă t́m đến một người bạn rất thân, tên BL đang làm việc cho một cơ quan của nhà nước cộng sản ở Sàig̣n.

    BL ở ngay vùng Vơ Di Nguy, Phú Nhuận, và làm việc ngay vùng Đa Kao, cách trường Thiên Phước Công giáo không bao xa. Để tránh mọi liên luỵ rắc rối cho BL, tôi bí mật đi theo BL suốt một buổi chiều ngày Thứ Bảy. Cho đến khi biết chắc thật an toàn, tôi mới đến gần, trao cho anh cuốn “Ngục Trung Nhật Kư” của Hồ Chí Minh.

    Tôi chọn cuốn sách này trao cho anh là để đề pḥng mọi con mắt cú vọ của công an cộng sản, v́ nếu có chuyện ǵ bất ngờ xảy ra, cuốn sách cũng là tấm b́nh phong khiến cho cán bộ công an cộng sản bớt nghi ngờ. Sau này, trên đường trốn chạy cộng sản trên Miền Bắc, để vượt biên qua ngả biên giới Việt Trung, tôi cũng đă dùng cuốn sách này làm tấm b́nh phong, vượt qua rất nhiều trạm gác và qua mắt rất nhiều cán bộ công an cộng sản.


    Tôi quen BL ngay từ trước 1975, trong dịp chúng tôi cùng tham dự khoá huấn luyện quân sự mấy tuần tại Vũng Tàu. Lúc đó, BL làm bên thuế vụ, c̣n tôi làm bên bộ dân vận chiêu hồi.

    Trong thời gian dự khóa huấn luyện, một buổi nọ, khi nghe thuyết tŕnh viên tŕnh bầy về chủ nghĩa cộng sản và con người cộng sản có nhiều điểm không lột tả hết tội ác và thủ đoạn tàn nhẫn của cộng sản nên tôi đă đứng lên phản bác.

    Sau đó, với tư cách một người đă từng sống 20 năm trong chế độ cộng sản và hiểu rơ bản chất thâm hiểm của cộng sản, tôi đă tŕnh bầy trong hai tiếng đồng hồ tất cả những điều tôi mắt thấy tai nghe về những điều xấu xa trong xă hội cộng sản. Rồi trong những buổi kế tiếp, tôi cũng kể về chuyến đi t́m tự do của tôi. Từ đó, tôi quen thân một số bạn bè, trong đó BL là người thân nhất, lúc nào cũng coi tôi như em

    C̣n tiếp...

  10. #90
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    BL là một người đàn ông cao to, đẹp trai, trông tựa như Tây lai. Với cặp mắt sáng, lông mày đậm, hàm răng trắng và bộ râu quai nón rậm ŕ, anh có khả năng chinh phục t́nh cảm của bất cứ ai. Ngay cả tôi là một người con trai, vậy mà khi quen biết anh, tôi cũng thấy “mê” anh. Có điều lạ là anh lúc đó đă ngoài 30 nhưng vẫn chưa có gia đ́nh và chẳng hề có người yêu. Có lần, anh em làm việc chung với anh nửa đùa nửa thật cho tôi biết, anh là “bê đê”. Tôi nghe chỉ biết vậy, nhưng lúc đó tôi không biết “bê đê” là ǵ. Vả lại lúc đó thấy mọi người cùng cười ồ lên khi nghe tiếng “bê đê”, nên tôi cũng ngại không dám hỏi.

    Sau này, khi làm việc ở đài phát thanh Sàig̣n tôi có quen với một anh chàng nghệ sĩ cải lương, anh ta quư mến tôi một cách đặc biệt và đối xử với tôi kỳ lạ, chẳng giống bạn trai cư xử với nhau. Trong những lúc chờ thâu chương tŕnh phát thanh, hay sau khi thâu xong, tôi hay ngồi ở ghế băng bên ngoài đài, nh́n ra đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những lần như vậy, anh này bao giờ cũng mua cóc, ổi với muối ớt làm quà cho tôi. Rồi mỗi khi nói chuyện, anh hay bẹo má, cầm tay, hay quàng vai, rồi hôn tôi, khiến tôi rất ngượng. Đến khi có cô làm việc ở pḥng thu âm của đài nói cho tôi biết, anh chàng có “máu bê đê”, và giải thích cho tôi hiểu, tôi mới biết “bê đê” là ǵ. Khi đó, nhớ lại những lời đồn đại về BL, tôi cũng nghi anh…. Nhưng sau này, trốn trại cải tạo ra, được gặp lại anh, tôi mới biết mọi lời đồn đại đều sai, v́ anh đă có gia đ́nh, và có một đứa con trai.

    Gặp lại tôi, BL vừa ngạc nhiên vừa lo ngại. Nh́n ngược nh́n xuôi thật nhanh, rồi anh rủ tôi vô một quán cóc vắng vẻ và kín đáo ở ngay vùng Đa Kao. Ngồi xuống ghế, gọi cà phê xong, anh hỏi ngay:

    - Chú mày vừa mới trốn trại?

    Tôi gật đầu, ngạc nhiên:

    - Sao anh biết?

    BL cười, hàm răng trắng như bắp:

    - Tội của chú mày không bị chúng xử tử th́ cũng bị tù đến mọt gông. Làm ǵ có chuyện chúng vừa bắt đă thả. V́ vậy thấy chú mày là tôi biết ngay, chú chỉ có trốn trại.

    Anh kể cho tôi nghe, sau khi nghe tôi bị bắt, anh và em gái của anh đă t́m cách thăm nuôi tôi nhiều lần, nhưng không được. Cho đến khi tôi bị chuyển đi Kàtum, anh có nhờ ông chú họ ở Tây Ninh ghé thăm, nhưng ban chỉ huy trại tù chỉ chịu nhận đồ, chứ

    không cho ông ta gặp tôi. Bây giờ nghe anh BL nói tôi mới biết, nhưng trong suốt thời gian ở tù tại Kàtum, tôi không hề nhận được bất cứ đồ thăm nuôi nào của ai.

    Sau một hồi tâm t́nh đủ thứ chuyện, BL hỏi tôi:

    - Bây giờ chú mày tính sao? Vượt biên hay trốn về Bắc sống?

    Tôi lắc đầu:

    - Nếu về Bắc sống th́ thà em cứ sống trong trại tù cải tạo c̣n sướng hơn. Thú thực với anh, em trốn trại tù ra là bằng mọi giá, em phải vượt biên ra ngoại quốc. Chứ c̣n sống ở Việt Nam, tối ngày nơm nớp, sợ hăi, có thể bị tụi nó bắt lại bất cứ lúc nào, th́ làm sao em sống cho nổi. Đời em đă vậy, c̣n con cháu em sau này.

    - Chú định vượt biên bằng đường nào?

    - Hoàn cảnh của em thế nào, anh cũng biết rơ. Em không thể nào có đủ tiền đủ vàng để vượt biên bằng đường biển nên em phải vượt biên bằng đường bộ. Em tính vượt biên qua ngả đường số 9, là nơi em ít nhiều đă quen biết từ xưa

    BL gật đầu đồng ư:

    - Chú tính như vậy rất đúng. Vượt biên bằng đường bộ có cái nguy hiểm của nó, nhưng chú mày là người đă từng có kinh nghiệm đi lại trong rừng, lại quen thuộc vùng đó, nên tao tin là chú mày sẽ thành công. Nói thực với chú, nếu tao không vướng víu vợ con, th́ tao cũng đă vượt biên từ lâu rồi. Bây giờ có vợ đẹp, con th́ c̣n nhỏ, tao bỏ đi vượt biên một ḿnh th́ không nỡ, mà mang cả vợ con đi, lỡ bề nào th́ ḿnh ân hận suốt đời. V́ vậy, tao đành cắn răng chịu đựng một thời gian với tụi Vẹm xem thế nào. Nếu cùng quẫn quá th́ tao mới tính đến chuyện vượt biên. C̣n hoàn cảnh của chú mày khác hoàn cảnh của anh. Chú mày ở lại thêm ngày nào nguy hiểm ngày đó, nên đừng nấn ná thêm nữa…

    Ngừng lại một chút, BL hỏi thẳng tôi:

    - Bây giờ chú thấy anh có thể giúp được chuyện ǵ?

    Tôi cảm động nh́n anh:

    - Em muốn anh giúp em hai chuyện. Chuyện thứ nhất, anh có thể xoay cho em ít giấy tờ công tác lưu không. Chuyện thứ hai là bản đồ chi tiết vùng Đông Hà, Quảng Trị; và một chiếc địa bàn.




    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •