Theo Reuters, trích từ báo chí CSVN trong nước hôm nay, cho biết là vào cuối năm ngoái 2010, dự trữ ngoại tệ của CSVN chỉ c̣n vào khoảng hơn 10 tỷ đô la.
Thông tin này làm tăng thêm lo ngại về sự sụt giảm mức dự trữ ngoại tệ của CSVN.
Báo chí không nói rơ chi tiết. Hơn nữa, số liệu chính xác về mức độ dự trữ ngoại tệ là bí mật nhà nước của cộng sản Việt Nam.
Dự trữ ngoại tệ bắt đầu giảm trong năm 2009 vào lúc Việt Nam phải đối mặt với các khó khăn kinh tế như : đồng tiền Hồ bị mất giá, lạm phát tăng cao, thâm thủng cán cân thương mại nghiêm trọng.
Vào cuối năm 2008, dự trữ ngoại tệ của CS Việt Nam là vào khoảng 24 tỷ đô la. Đến tháng 12 năm 2009, Ngân hàng CSVN ước tính, dự trữ giảm xuống c̣n 16 tỷ đô la. Đầu tháng Giêng năm nay, theo thẩm định của các ngân hàng ngoại quốc, th́ con số này xuống dưới 12 tỷ đô la.
Từ giữa năm 2008 đến nay, Ngân hàng cộng sản Việt Nam đă 5 lần phá giá tiền Hồ và theo giới chuyên gia th́ sự tin tưởng vào tiền Hồ ở mức thấp.
Cuối năm ngoái, bất chấp áp lực lạm phát, cộng sản Việt Nam tuyên bố không hạ giá tiền Hồ vào trước Tết Nguyên Đán, đầu tháng hai này.
Hôm qua, một chuyên gia thuộc công ty Dragon Capital, được Reuters trích dẫn, phỏng đoán là sau Tết, khi các thị trường trở lại hoạt động b́nh thường, có thể tiền Hồ lại bị phá giá, ở mức độ thấp, nhằm giảm bớt chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá không chính thức.
Cộng sản Việt Nam dự tính sẽ có mức tăng trưởng từ 7 đến 7,5% trong năm nay vào lúc lạm phát trong tháng Giêng vừa qua lên tới gần 10%, thâm hụt cán cân thương mại và ngân sách tiếp tục tăng, áp lực hạ giá đồng tiền Hồ ngày càng mạnh và dự trữ ngoại tệ ở mức thấp.
Trong bản báo cáo công bố ngày 20/01/2011, Ngân hàng Hoa Kỳ - Bank of America thẩm định là trong 3 tháng đầu năm nay.
Dự trữ ngoại tệ của cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục giảm, chỉ c̣n ở mức tương đương gần một tháng nhập cảng. Đến 6 tháng dầu năm hai 2011, dự trữ sẽ tụt giảm, về căn bản coi như mức số không – zero.
Đức Tâm - RFI http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...o-la-cuoi-2010
Bookmarks