Results 1 to 2 of 2

Thread: NGƯỜI Ở LẠI HOÀNG LIÊN SƠN

  1. #1
    Nguyễn Vĩnh Long Hồ
    Khách

    NGƯỜI Ở LẠI HOÀNG LIÊN SƠN

    Trên bước đường lưu đày của những người tù chính trị Miền Nam đầy máu và mồ hôi trên chính quê hương của ḿnh, đă có bao nhiêu người “sinh Nam tử Bắc” và trong số nầy có anh Lê Xuân Đèo là cánh chim ĺa đàn rất sớm.

    Giữa tháng 10 năm 1976. Một nhóm tù chính trị Miền Nam khoảng 100 người, từ nhà tù Sơn La lâu đời, nằm trên vùng núi cao đèo heo hút gió của tỉnh Sơn La, phía bắc giáp Yên Bái – Lào Cai, phía tây giáp Lai Châu, phía đông giáp Phú Thọ – Ḥa B́nh, phía Nam giáp Lào, chúng tôi được di chuyển về Hoàng Liên Sơn (Nghĩa Lộ) và tôi gặp anh bạn tù Lê Xuân Đèo tại Trại 6, Liên trại 2, một vùng núi non hiểm trở có cái tên thật mộng mơ: “Khe Thắm” thuộc huyện Văn Chấn.
    Khe Thắm là một thung lũng nhỏ hẹp, nằm giữa hai dăy núi trùng điệp. Trại 6 gồm có bốn lán, dựa lưng vào dăy núi bên nầy, bên kia thung lũng là một bản Thái Trắng gồm mươi căn nhà sàn, dưới gầm nhà sàn là chuồng nhốt trâu ḅ. Chỉ có một con đường độc đạo vào Trại 6. Về sau, khi chúng tôi chuyển sang trại khác, trại nầy được sát nhập vào nông trường Bản Hẻo. Dạo chúng tôi vừa chuyển đến, dân làng đă cấy xong vụ lúa Đông-Xuân. Trong thung lũng Khe Thắm, mạ non lên xanh phơi phới. Ngay khi vừa mới đến trại, chúng tôi được phát ngay mỗi người hai bộ đồ rằn ri của binh chủng Biệt Động Quân, thế nầy là hết hy vọng trốn trại! Riêng tôi vớ phải cái quần rộng thùng th́nh. Công tác đầu tiên là đào thủy lợi để dẫn nước từ một con suối gần đó vào ruộng lúa. Tôi và Lê Xuân Đèo ở chung lán 3, c̣n Trương Đăng Sĩ ở lán 4.
    Mùa đông năm 1976 là một mùa đông với cái lạnh khắc nghiệt, lạnh thê thảm chưa từng xảy ra ở miền Bắc Việt Nam. Có nhiều đêm, hàn thử biểu rơi xuống chỉ c̣n một độ bách phân, mặt nước ao hồ đóng váng, cá chết hằng loạt v́ lạnh. Tuy củi rừng nhiều vô số kể, nhưng bọn cán bộ cấm tù cải tạo đốt ḷ sưởi v́ sợ cháy lán trại? Nửa đêm về sáng, chúng tôi phải thức dậy ngồi đâu lưng hoặc nằm sát vào nhau cho ấm. Bản Thái bên kia thung lũng, dân làng phải đốt rơm hoặc củi để sưởi ấm gia súc. Làm thân trâu ḅ c̣n sướng hơn tù cải tạo là cái chắc! Có bao nhiêu quần áo, chúng tôi cũng lôi hết ra mặc, nhưng không sao đủ ấm v́ cái lạnh cắt ruột từ trong xương lạnh ra.
    Đi tắm vào mùa đông đối với tù cải tạo là một h́nh thức tra tấn. Mỗi tuần, tôi chỉ ra bờ suối tắm giặt một lần vào xế trưa chúa nhật, sau khi ngồi trước sân phơi nắng hàng giờ cho ấm. Ngồi bên cạnh tôi là Nguyễn Minh Thanh vừa phơi nắng vừa ngâm thơ “Tao Đàn” đói thấy mẹ mà hắn c̣n làm thơ được thế mới tài. Nếu như chiều chúa nhật nào rơi vào ngày mưa là xin hẹn lại tuần sau… mới đi tắm. Như vậy là đạt tiêu chuẩn nếp sống “văn minh, văn hóa mới” lắm rồi!

    Hầu như lề lối sinh hoạt của tất cả trại tù cải tạo thuộc đoàn 776 do bộ đội csbv quản lư đều giống như nhau. Sau một ngày ăn đói, thực phẩm chính là khoai, sắn, bo bo, bắp hột mà mỗi khẩu phần của người tù đếm được khoảng 700 hột và lao động khổ sai 10 tiếng một ngày kể cả lúc trời mưa băo. Và mỗi tuần chỉ được nghỉ nửa ngày chúa nhật để tắm giặt. Tối đến là giờ sinh hoạt chính trị, “ngồi đồng” hằng giờ ngay trên chỗ ngủ để nghe đọc báo “Nhân Dân” hoặc “Quân Đội Nhân Dân”, những loại tin tức dùng để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và chế độ ưu việt xă hội chủ nghĩa.
    Sau khi nghe đọc báo là phần bắt thăm nhận công tác lên rừng đốn đủ loại gỗ: gỗ làm cột nhà, gỗ làm đ̣n tay, gỗ làm kèo nhà… và một toán chặt nứa dùng để lợp mái nhà. Gỗ và nứa từ trên rừng kéo về tập trung trên một băi đất trống bên cạnh con suối dưới chân núi, cán bộ quản giáo của đội đến kiểm nhận vào mỗi buổi chiều. Sáng hôm sau, toán thợ mộc vác về xưởng mộc cưa, đục, đẽo… để dựng nhà. Lê Xuân Đèo thường đổi công tác với những anh em khác để cùng đi rừng với tôi, v́ cải thiện linh tinh để mưu sinh là nghề của chàng. Hắn rất chịu những phi vụ táo bạo của tôi. Hắn là dân Nha Trang, lúc b́nh thường th́ giọng nói dễ nghe, nhưng lúc khẩn trương, nghe lời hắn là một tai họa khó lường…
    Bên kia thung lũng, đối diện với trại 6 là dăy nhà sàn của dân tộc thiểu số Thái Trắng. Tụi cán bộ quản giáo hoặc quản chế thường hù dọa là đồng chí “Bí thư xă” có vũ trang súng trường AK47. Phía sau dăy nhà là ruộng mía và hằng ngày nó trở thành mục tiêu đầy sức hấp dẫn và cám dỗ nhưng cũng rất nguy hiểm.

    Những lần chúng tôi qua dăy núi bên kia đốn nứa, chỉ tiêu một ngày là 100 cây với tiêu chuẩn: phải là nứa già, thẳng đốt, chiều dài từ 3 thước trở lên, sau khi vạt bỏ ngọn. Thường th́ buổi sáng đốn xong, bó lại từng bó 20 cây, giấu đâu đó ở trên rừng. Giờ lao động buổi chiều, chỉ lo việc chuyển về trại. Những cây nứa được mấy anh bạn tù cao niên, chặt khúc và đập giập ra để lợp mái nhà.
    Một ngày trên đường vác mấy bó nứa chuyển về trại.. Chúng tôi ngồi nghỉ mệt bên ḍng suối vắng. Đèo nh́n qua đám ruộng mía, sau dăy nhà sàn bên kia ḍng suối, hắn thèm đến nhỏ dăi, trông thật tội nghiệp. Hắn nói:
    - “Ê, mầy! Không biết lúc nầy, bỗng dưng tao thèm ngọt quá trời! Từ ngày di chuyển ra miền Bắc đến giờ, gần cả năm trời tao chưa hề thấy cục đường tán nó tṛn, nó méo ra làm sao! Tao chịu hết nổi rồi nghe mậy” Đèo tiếp.
    - “Thôi, mầy ngồi ở đây chờ tao!” Tôi hỏi:
    - “Vậy chớ, mầy định đi đâu?” Hắn vừa trả lời, vừa nuốt nước bọt ừng ực:
    - “Qua bên kia ruộng mía, chặt vài cây, chia nhau ăn đở thèm! Mầy c̣n phải hỏi lôi thôi!” Nghe hắn nói, tôi cười ngất, nói:
    - “Thôi đi cha nội ơi! Coi bộ tướng của mầy ḱa! Ốm nhom, ốm nhách như con c̣ng gió, rủi ro bị họ bắt gặp, mầy làm sao chạy cho thoát? Nếu họ có súng là mầy chết chắc!” Đèo quả quyết nói:
    - “Tao đă nghiên cứu kỹ lưỡng t́nh h́nh rồi! Trong nhà không có đàn ông mà chỉ có một người đàn bà. Tao c̣n biết chắc, giờ nầy bà ta trên đường đến trường, đón con đi học về nhà.” Tôi nghi ngờ, hỏi:
    - “Sao mầy biết chắc chắn như vậy chớ?”
    - “Mầy nhớ không? Xế trưa hôm qua, lúc tụi ḿnh trở qua đây, vác mấy bó nứa về trại. Tao thấy bà ta dẫn con đi học vừa về tới nhà!”
    - “Phi vụ nầy mầy lo hay để tao?” tôi hỏi, Đèo nói, giọng quả quyết:
    - “Mầy nhát bỏ mẹ! Phi vụ nầy mầy để tao lo! Mầy ngồi đó chờ tao!” Tôi cười, nói:
    - “Thôi được rồi, cha nội! Vụ chôm chỉa nầy mầy để tao lo! Cứ ngồi đó canh chừng. Hễ nghe động tỉnh ǵ th́ la báo động cho tao biết để tao chuồn!”

    Nói xong, tôi đứng lên, đi một mạch ra bờ suối, xăn ống quần lên khỏi gối, tay cầm con dao dùng để chặt nứa, lội băng qua ḍng suối. Tôi hành quân theo đúng bài bản, lính bộ binh mà. Trước hết, tôi bám lấy bờ suối, ngẩng đầu lên quan sát trận địa, thấy bên trong ruộng mía hoàn toàn yên tỉnh, tôi trườn sâu vào trong, giữa hai giồng mía. Tôi chọn một thật thẳng, tṛn mập, vỏ màu vàng hực thật hấp dẫn, lia một nhát, cây mía đổ xuống. Tôi đứng lom khom, vừa vạt ngọn mía xong. Bỗng tôi nghe hắn la bài hăi bên kia ḍng suối:
    - “Chờ tớ! Chờ tớ! Chờ tớ…” Tưởng hắn đ̣i lội qua suối, tôi bèn đứng thẳng người lên, lấy cây mía vẹt lá rồi nh́n qua bên kia bờ suối. Tôi thấy hắn nhảy dựng lên như khỉ mắc phong, tay chỉ chỏ về phía tôi thật khẩn trương. Hắn tiếp tục gào lên:
    - “Chờ tớ! Chờ tớ…” Tôi thiệt bực ḿnh, cầm cây mía đưa lên khỏi đầu, nói lớn:
    - “Xong rồi! Qua làm ǵ chớ! Thôi, ngồi đó chờ tao!” Nhưng, hắn vẫn tiếp tục gào to hơn nữa. Và lần nầy, tôi nghe cái giọng Nha Trang của nó thật rơ ràng:
    - “Chó tới! Chó tới…” Thôi bỏ mẹ rồi! Bây giờ tôi mới hiểu ra là “Chó tới!” chớ không phải “Chờ tớ!” th́ đă muộn…

    Một con chó vện to lớn dùng để đi săn, xồng xộc lao tới và chỉ c̣n cách tôi vài mươi thước. Tôi thật sự hồn vía lên mây, quăng dao, quăng luôn cây mía, bỏ của chạy lấy thân, phóng như bay về phía bờ suối… Nhưng, con chó vện nhanh hơn tôi một bước, nó nhảy chồm lên, phập trúng cái đáy quần, gh́ lại làm tôi té nằm xấp xuống đất. Hai cái răng nanh bén nhọn của nó đă xuyên thủng đáy quần. Con vện gầm gừ, mơm của nó gh́ chặt lại, giằng xé như muốn lôi tuột cái quần của tôi ra thế mới khiếp! Cũng may, nhờ trời thương mấy thằng tù cải tạo ốm đói. Chúng tôi phải chôm chỉa để mưu sinh. Nếu hai cái răng nanh của con vện nhích lên vài phân định mệnh nữa th́ bây giờ tôi đă trở thành quan “thái giám” là cái chắc!!!! Tôi thét lên, cầu cứu:

    - “Tao bị con chó vện táp trúng rồi Đèo ơi! Cứu tao với…” Đến giờ phút nầy mà hắn c̣n hỏi đùa được:
    - “Trúng chỗ nào vậy cha?” Tôi bực quá thét:
    - “Nó táp lủng đáy quần rồi, tao bị nó gh́ lại, không chạy được!”

    - “Chỉ táp trúng đáy quần thôi hả?” hắn mách nước.
    - “Tụt quần ra, vọt cho lẹ, thằng mắc dịch!”
    Thôi th́ cùng tất biến, biến tất thông! Tôi ḷn tay xuống hàng nút quần, cởi thật nhanh hàng nút. Nhờ cái quần rộng thùng th́nh, con vện tụt cái quần thật dễ dàng, một chân nó chận cái ống quần, đầu giằng mấy cái thật mạnh để cái quần vuột ra khỏi cái răng nanh. Tôi chỉ chờ có thế, vừa rút chân ra khỏi cái quần rằn ri là tôi phóng như bay về phía hàng cây bên bờ suối, chỉ cách đó mươi thước. Tôi trèo lên cây nhanh như con sóc, chưa bao giờ tôi leo trèo nhanh như vậy.. Thế là thoát nạn!

    Con vện phóng ḿnh lên cây mấy lần, nhưng lần nào nó cũng bị té đau. V́ thế nó tức tối, ngồi bệt xuống đất, nghểnh mơm nh́n lên một cách hậm hực; thỉnh thoảng, nó le cái lưỡi dài thượt liếm mép. Tôi phải lấy vạt áo che lại phần khẩu súng nước phía dưới , sợ nó nh́n thấy “thịt tươi” thèm nhỏ dăi tội nghiệp!!
    Đứng trên cây nh́n xuống mới thấy rơ h́nh thù con vện, màu lông hơi vàng và có vằn như da cọp, trên lưng có xoáy như giống chó hoang dă ở Phú Quốc. Hèn chi nó dữ dằn quá là phải! Thú thật, trong suốt 13 năm quân ngũ, vui buồn đời lính bộ binh, đôi giày saut của tôi đă từng chà nát lên các mật khu lừng danh của Việt Cộng ở Miền Tây từ Thất Sơn, Mỹ An, Sầm Giang, Năm Căn, Cái Nước… nhưng chưa có lần nào tôi phải bỏ chạy “té khói” như lần nầy. Kể ra th́ cũng nhục thật đó!
    Tôi đứng trên cây, trợn mắt nh́n nó, rủa thầm trong bụng:
    - “May cho mầy, nghe đồ chó vện! Nếu mầy gặp tao ba năm về trước là tao vặn họng mầy, làm thịt chó bảy món nhậu chơi!” Thế mới biết, chỉ sau một thời gian ngắn, cái gọi là “lao động cải tạo”, con chó vện đối với tôi bây giờ nó đă trở thành “con cọp”. Nhưng mà thôi, tránh cọp chẳng xấu mặt nào!
    Nh́n thấy con chó vện đang nhe nanh vuốt, hầm hừ dưới gốc cây, Đèo đứng bên kia bờ suối, nói lớn:
    - “Mầy cứ đứng ở trên cây chờ tao qua! Đừng có tuột xuống!”

    Vừa nói, hắn vừa xăn quần lên khỏi gối. Thấy hai ống quyển khẳng khiu của hắn, tôi nản ḷng hết sức. Hắn có vẽ muốn lội qua suối cứu bồ thật, tôi lật đật can:
    - “Thôi đi cha nội! Cứ ở yên bên đó đi! Tao nhảy xuống suối, lội qua bển được rồi mà!”

    Hắn đáp có vẻ rất tự tin:
    - “Mầy yên trí đi! Tao có cách trị con vện nầy cho mầy coi!”
    Tôi miễn cưỡng nói:
    - “Thôi được, mầy có tài ǵ thi thố cho tao coi!”
    Con vện thấy hắn đang lội b́ bơm, băng ngang qua ḍng suối. Nó rời gốc cây, đứng chực trên bờ suối, sẵn sàng vồ hắn. Đèo đứng dưới suối, hai tay chống nạnh, vẻ mặt tỉnh bơ. C̣n con vện nh́n hắn lườm lườm, chân sau quào dưới đất cát rào rào trong tư thế chuẩn bị vồ mồi. Tôi thấy c̣n phát ớn xương sống. Nhưng, Đèo chẳng nao núng chút nào cả thế mới là lạ. Bất ngờ, hắn huưt sáo miệng bản nhạc “bác cùng chúng cháu hành quân” một cách ung dung. Con chó vện vừa nghe âm điệu phần mở đầu của bài hát: Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận… nó lầm tưởng hắn là phe ta nên bỏ hẳn thái độ thù nghịch, ngoe nguẩy cái đuôi, chờ welcome “đồng chí Đèo”!!!! Mẹ kiếp! Sống ở miền Bắc XHCN nầy, đến con chó c̣n bị tuyên truyền mê hoặc đừng nói chi là con người.

    Đèo leo lên bờ, hắn vỗ đầu con vện, vuốt đầu nó mấy cái. Đồng chí vện chồm lên, vật ngă hắn xuống rồi liếm cùng mặt. Thế rồi, người tù cải tạo và “đồng chí vện” ù kết thành đôi bạn sống chết có nhau từ dạo đó! Hắn ôm chặt con vện cho tôi leo xuống. Tôi vội vă lủi vô ruộng mía, lấy quần mặc vào rồi đi kiếm con dao và cây mía. Hai đứa tôi lội trở qua bên kia bờ suối, con chó vện cũng lội suối qua theo. Ngồi dưới bóng cây chia nhau từng lóng mía. Tôi chỉ ăn 2 lóng, phần c̣n lại của hắn v́ Đèo thèm ngọt. C̣n tôi, tôi thèm thứ khác hấp dẫn hơn nhiều: “Thịt! Thịt! Thịt!”… Tôi nh́n con vện, tưởng tượng đến dĩa “rựa mận” đang bốc khói, làm tôi thèm đến nhểu nước miếng. Bất chợt, con vện ngước lên nh́n tôi. Bốn mắt lườm nh́n nhau…. tóe khói; h́nh như, cái giác quan thứ sáu của nó, nh́n thấy ư đồ bất chánh của tôi và báo cho nó biết rằng: “Coi chừng thằng cha tù ốm đói nầy, hắn sẽ thịt ḿnh đấy!” V́ vậy, con chó vện chỉ quấn quít bên cạnh anh Đèo và lúc nào cũng đề cao cảnh giác với tôi. Cứ mỗi lần tôi xáp lại gần, định làm quen là nó đứng dậy đi chỗ khác chơi và nh́n tôi với tư thế sẵn sàng chiến đấu.
    Cách đây ba hoặc bốn tháng ǵ đó. Tên thiếu tá Khoát – trại trưởng – có tuyên bố một câu làm cả trại hồ hởi, phấn khởi:

    - “Trại ta có kế hoạch nuôi lợn, cung cấp thịt tươi, cải tổ bữa ăn để các anh có đủ sức thâm canh, tăng năng suất, chuẩn bị trồng sắn đại trà.”
    Thế là cả trại thi đua vào rừng đốn gỗ dựng trại chăn nuôi. Và chỉ trong ṿng hai tuần lễ, ba cái chuồng nuôi lợn được cất xong bên cạnh bờ suối, đối diện với nhà bếp của ban chỉ huy trại. Nhưng, tên Quang chỉ mang về một cặp heo mọi, bụng ỏng, đít teo, mỗi con cân nặng khoảng 5 kí là cùng. Thế là, một anh bạn tù cao niên ở lán 2 được giao cho nhiệm vụ “chăn lợn”. Mỗi ngày, anh có nhiệm vụ mang một cái sô vào nhà bếp cán bộ trại, gặp tên trung sĩ Kây để nhận cơm thừa, canh cặn mang về chuồng nuôi lợn. Không biết nuôi heo bằng cách nào mà cặp heo mọi càng ngày càng gầy nhom. Ngược lại, trông anh càng ngày tṛn trịa ra!!
    Đêm hôm kia, chuồng nuôi lợn xảy ra chuyện rùng rợn, khó tin nhưng có thật là hai con heo mọi bị bầy chuột rừng moi ruột cho đến chết. Nhờ vậy, trưa hôm sau, cả trại được ăn cơm trắng với thịt heo kho với nước muối. Gần 2 tháng nay, chúng tôi mới được ăn một chén cơm trắng và một miếng thịt heo to bằng hai lóng tay út, cho đến bây giờ miệng tôi vẫn c̣n tḥm thèm thịt tươi. Và tôi đang nghĩ kế hoạch thịt con vện…
    Chúng tôi lần lượt chuyển hết mớ nứa về trại, con vện đưa hai đứa tôi đến tận cổng trại. Và từ đó, nó trở nên người bạn trung thành với anh Đèo. Sáng nào nó cũng nằm chờ trong buị cây gần cổng, rồi lẽo đẽo theo chúng tôi vào tận rừng sâu đốn gỗ. Có mấy lần tôi định thịt nó, nhưng Đèo cương quyết ngăn cản. Hắn nói:
    - “Mầy muốn thịt con vện nầy th́ phải bước qua xác chết của tao!”

    Nửa năm sau đó, những dăy nhà khang trang bằng gỗ được dựng lên chung quanh ban chỉ huy trại 6 đều do công sức của những người tù cải tạo. Nhưng, gỗ và nứa càng ngày càng khan hiếm, chúng tôi càng phải đi xa hơn, có khi phải đi băng qua thung lũng phía sau trại, lội vào khu rừng già dưới chân núi bên kia, gần nông trường Bản Hẻo để kiếm gỗ.
    Thế rồi một hôm. Lần đầu tiên chúng tôi đi theo con đường ṃn băng qua thung lũng vào lúc hừng đông sáng để kiếm gỗ làm đ̣n tay. Khi những tia nắng ban mai mỏng manh, màu vàng nhạt, như cố xuyên thủng làn sương mai trắng đục bao phủ cả khu rừng, nắng tạo thành những chùm ánh sáng lung linh, huyền ảo. Hai đứa tôi lặng lẽ tiến khá sâu trong khu rừng rậm rạp, cây cối hoang vu, c̣n con vện biến đi đàng nào không biết. Tiếng suối chảy róc rách khi len lỏi qua những gềnh đá rong rêu, ḥa cùng muôn ngàn tiếng hót líu lo của bầy chim rừng, trổi lên bản hợp tấu đầy sức quyến rũ của núi rừng Tây Bắc, thoang thoảng đâu đây mùi hương nhẹ nhàng tỏa ra từ những đóa phong lan, nép kín sau những thân cây cổ thụ, pha lẫn mùi hăng hắc của lá rừng ẩm mốc.

    Tiếng gió lướt trên những tán cây rừng xào xạc, mang theo cái lạnh tái tê từ dăy núi đá chập chùng của rặng Hoàng Liên Sơn thổi về. Gió lay những giọt sương mai đọng trên lá cây rừng, sương rơi nhẹ nhàng trên mái tóc, trên vai áo làm tôi thấm lạnh. Đang mơ màng trong cái không gian liêu trai và cái tĩnh lặng mong lung ấy…. Bỗng một tiếng thét chói tai của Đèo đang đi phía trước, làm bầy chim rừng cũng phải giựt ḿnh, bay tán loạn:
    - “Con mẹ nó! Coi chừng vắt nái! Chạy khỏi khu rừng nầy ngay!”

    Vắt nái là một loại vắt màu xanh lá cây, nhỏ hơn đầu đũa một chút và chiều dài chỉ hơn một phân rưởi, khiếp nhất là khi nó có chửa nên đặt cho nó cái tên là “vắt nái”. Khi đánh được hơi người là nó giương lên như cây “anten”, rồi bún ḿnh lên như cái ḷ xo, bám vào đầu vào cổ người, thú vật hút máu một cách êm thắm, chén no rồi tự động rớt ra, máu từ vết cắn đó chảy ra không ngừng, chỉ có nhai cỏ mực đấp vào vết cắn là tạm cầm máu được. Có nhiều anh bạn bị nhiểm trùng, vết cắn bị ngứa ngái, lở lói tṛn bằng đồng tiền, nhức nhối tàn bạo. Hai đứa tôi vội vàng lội băng qua con suối cạn, t́m khoảng đất trống trải để kiểm soát lại đầu cổ, lôi ra cũng được bốn, năm con vắt xanh.
    Bỗng có tiếng khèn réo rắt, trầm bổng, văng vẳng từ đâu đưa tới, âm thanh ai oán, năo nùng như khóc như than. Tiếng khèn trôi bồng bềnh trong làn sương mai trắng đục. Tôi ṭ ṃ rũ Đèo đi ngược lên thượng nguồn con suối để t́m người thổi khèn. Đó là cụ già thuộc bộ tộc Thái đen với mái tóc trắng phau, cḥm râu bạc thả lỏng phất phơ trong gió. Ông vận bộ quần áo cộc màu chàm đang ngồi dưới một gốc đại thụ, chừng đă mọc rễ cả trăm năm, cành lá sum sê, vỏ cây sần sùi phủ rêu xanh, những rễ phụ và dây leo bện nhau bám chằng chịt vào thân cây. Cách đó mươi thước là hai thanh niên để lưng trần đang cuốc một hố đất. Thấy có người đến, ông lăo ngưng thổi khèn, ngước mắt nh́n chúng tôi, hỏi:
    - “Mấy ông đi đốn gỗ cho trại cải tạo đấy à?” ông cảnh báo.
    - “Khu rừng nầy có rất nhiều rắn độc, mấy ông phải cẩn thận! Cách đây mấy hôm, một người trong bản bị một con cạp nia mổ chết rồi đấy!” Tôi nói:
    - “Cám ơn cụ đă chỉ bảo! Chúng tôi sẽ hết sức đề pḥng!”
    Đèo ph́ cười khi nghe cụ gọi ḿnh bằng ông, hắn nói:
    - “Tôi là Lê Xuân Đèo, gọi tôi là Đèo được rồi! Thế c̣n cụ?”
    - “Tôi tên Phạm công Trừng,” ông lăo buồn rầu, than thở.
    - “Nhà tôi bị ốm nặng sắp chết đến nơi rồi, các anh ạ!” ông chỉ hai thanh niên, tiếp.
    - “Chúng nó đang đào huyệt, chuẩn bị chôn mẹ chúng đấy!”

    - “Thưa cụ, bà cụ bị mắc chứng bệnh ǵ vậy?” Đèo hỏi. Ông cụ thở dài, nói:
    - “Nhà tôi bị bệnh kiết lỵ đă hơn hai tuần nay! Uống đủ loại cây cỏ, nhưng không thuyên giảm, đang nằm thoi thóp trên giường chờ chết đấy, các anh ạ!”
    Đèo nghe ông cụ nói xong. Hắn suy nghĩ trong giây lát rồi nắm tay tôi, kéo ra bờ suối, hỏi:
    - “Tao muốn cứu bà cụ! Mầy nghĩ sao?” Tôi trợn mắt nh́n hắn, hỏi:
    - “Mấy lấy cái ǵ cứu bà cụ chớ?”
    - “Nói cho mầy biết, tao c̣n cất giấu được 10 viên “Reostop”, chôn dưới sạp nứa chỗ tao ngủ,” Đèo lấy ư kiến tôi lần chót.
    - “Mầy thấy tao có nên giúp họ không?”

    - “Việc nầy có liên quan đến sinh mạng của mầy! Tự quyết định đi, đừng hỏi tao lôi thôi!” Tôi nói.
    - “Tao quyết định cứu họ!” Đèo trả lời một cách dứt khoát.
    - “Thấy người sắp chết mà không cứu là đắc tội với Trời Phật rồi! Hơn nữa, tao muốn làm sáng tỏ cái bản chất và truyền thống tốt đẹp của người lính Việt Nam Cộng Ḥa cho đồng bào miền Bắc thấy rơ điều nầy!”

    Nghĩ sao làm vậy, Đèo trở lại chỗ ông cụ, nói:
    - “Ngày mai cũng vào giờ nầy, cụ đón chúng tôi tại đây để nhận 10 viên thuốc “con nhộng” chuyên trị kiết lỵ, đem về cho bà cụ uống!”
    Ông cụ nghe đến thuốc “con nhộng”, mắt cụ ngời sáng tia hy vọng và cảm động đến rớt nước mắt. Cụ bảo hai người con trai vào rừng đốn gỗ đ̣n tay cho chúng tôi, rồi mời chúng tôi về bản làng gần đó uống nước trà xanh. Căn nhà sàn của gia đ́nh cụ gồm ba gian, nằm trong bản Thái, cách cây bờ suối đó khoảng 200 thước. Căn nhà sàn khá cao để tránh thú dữ nhất là đàn chó sói thường hay kéo vào bản, bắt gia súc. Đặc điểm những căn nhà sàn của dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông… cùng có một lối kiến trúc như nhau là không dùng đinh, tất cả đều được liên kết với nhau bằng những con ṣ gỗ và lạt buộc, sàn nhà được nối kết với nhau bằng những cây nứa già được đập giập ra để lót sàn. Leo lên mấy bậc thang gỗ ọp ẹp, thấy ngay bà cụ đang nằm trên cái chơng tre đặt ở một gốc nhà, trùm chăn đến cổ. Bà cụ gầy lắm, tôi chỉ thấy cái mềm bông màu đỏ phập phồng theo nhịp thở thoi thóp, mỏng manh như sợi chỉ mành treo chuông.

    Sau khi uống xong chung trà xanh, th́ hai người con cũng về tới nơi. Thấy mặt trời lên thấp thoáng ngọn cây, chúng tôi xin từ giả ra về. Cụ đi trước dẫn đường, dùng dao vạt vào thân cây rừng để đánh dấu, cho chúng tôi biết đường trở lại. Tới b́a rừng, họ chuyển 6 cây gỗ làm kèo lên vai hai đứa tôi và chúng tôi từ giă nhau ở đấy. Con vện đi sục sạo ở đâu đó trong khu rừng cũng vừa chạy trờ tới, mơm ngoạm một con chuột lông màu xam xám khá to, làm quà tặng anh bạn Đèo. Trước khi trở về trại, Đèo ra bờ suối làm thịt chuột một cách thành thạo, rồi dùng lá chuối rừng gói lại cẩn thận, bỏ vào trong túi quần mang về trại. Buổi trưa, Đèo lén ra khu nhà bếp nướng một cách vội vă, khi nào có chiến lợi phẩm, hắn cũng chia phần cho tôi một nửa.
    Đêm hôm đó, đợi mọi người ngủ say sau một ngày lao động cật lực. Đèo đào một lớp đất mỏng dưới ngay chỗ nằm lấy, ra một chai thuốc “Reostop” c̣n đủ 10 viên rồi giấu dưới gối.
    Sáng hôm sau, chúng tôi trở lại vùng nầy, tiếp tục đốn gỗ làm kèo nhà. Lần theo vết dao đánh dấu trên thân cây, hai đứa tôi trở lại chỗ cũ rất dễ dàng. Đến chỗ hẹn, chúng tôi thấy cụ đang ngồi dưới bóng cây đại thụ, chờ chúng tôi tự bao giờ. Đèo thân mật đặt cái lọ thuốc “Reostop” vào tay ông cu, rồi chỉ cách dùng. Ông cụ vừa mừng, vừa cảm động đến độ nói không nên lời. Trước khi chia tay nhau, ông cụ dặn ḍ:

    - “Tụi bộ đội của đoàn 776, thằng nào cũng ác ôn hết! Các anh phải cảnh giác chúng nó đấy!”
    Khoảng một tuần sau đó. Chúng tôi trở lại vùng nầy kiếm gỗ, nh́n thấy cái huyệt đă được lấp đất lại bằng phẳng, cỏ dại đă bắt đầu bén rễ và chúng tôi biết chắc là bà cụ đă được cứu thoát khỏi bệnh kiết lỵ. Người tù cải tạo Lê Xuân Đèo đă hoàn thành công tác “dân vận” một cách xuất sắc bằng chính mạng sống của chính ḿnh. V́ ba tháng sau đó, anh từ giă cuộc đời v́ bịnh kiết lỵ v́ không thuốc chữa cho chính bản thân ḿnh.
    Bịnh kiết lỵ, tiêu chảy và sốt rét rừng là ba căn bệnh rất phổ biến trong các trại tù cải tạo ở Miền Bắc XHCN. Một người bạn cùng đơn vị là cựu thiếu tá Trần Sĩ cũng gởi nắm xương tàn tại một trại tù khác vào năm 1978 v́ bệnh kiết lỵ và rồi c̣n biết bao nhiêu người khác nữa? Trước khi chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, chúng tôi dự trữ khá nhiều thuốc chuyên trị về các chứng bệnh nguy hiểm nầy và nhất là trụ sinh để pḥng thân. Nhưng, sau khi chuyển đến trại 6 Khe Thắm, một người tù cải tạo tên Phạm Thành K. đă đâm sau lưng chiến hữu, anh ta bàn kế hoạch “chuyển trại giả” với tên thiếu tá Khoát để lấy điểm.
    Vào một buổi sáng tinh sương. Trong lúc mọi người chuẩn bị xuất trại lên rừng đốn gỗ, bỗng có tiếng kẻng dồn dập khác thường, đích thân cán bộ quản giáo đến từng lán, đôn đốc mọi người khẩn trương đến tập trung trước sân cờ ban chỉ huy trại để nghe thiếu tá Khoát – trưởng trại – ban hành lệnh hành quân (chuyển trại) và mọi người được thông báo, chỉ c̣n có một tiếng đồng để chuẩn bị hành lư cần thiết mang theo người. V́ quá vội vă, nên Đèo không kịp đào lấy 10 viên thuốc “reostop” chôn dưới sạp nứa, ngay chỗ anh nằm.

    Tại sân đá bóng của xă, trong khi ngồi chờ đợi xe vận tải đến chở đi một trại tù cải tạo khác, bọn cán bộ quản giáo và quản chế yêu cầu tất cả tù cải tạo “bày hành lư bán chợ trời” – tiếng lóng – một h́nh thức kiểm soát hành trang của tù cải tạo để hôi của. Sau đó, chúng phân tán chúng tôi đứng riêng rẽ từng nhóm nhỏ vài ba người, tù cải tạo c̣n phải trải qua một màn “thoát y vũ” bất đắc dĩ để chúng lục soát quần áo tù. Thế là, sau khi tịch thu toàn bộ số dược phẩm của anh em mang từ trong Nam ra, chỉ c̣n sót lại 10 viên “Reostop” của Lê xuân Đèo. Sau đó, bọn tù cải tạo chúng tôi mặt mày tiu nghỉu trở về lán trại, tiếp tục lên rừng đốn gỗ. Tên thiếu tá Khoát và tên tù phản bội P.T.K. mặt mày hớn hở v́ chuyến nầy thắng lớn…
    Bọn cán bộ trại đem số thuốc tây nầy ra Hà Nội và tỉnh Hoàng Liên Sơn bán lại cho các con buôn, rồi thay vào đấy một loại thuốc dơm trị bá chứng tên “Xuyên Tâm Liên” để trị bịnh cho bọn tù. Đến năm 1982, nhà nước cộng sản khám phá loại thuốc nầy có độc tố phá vở các tế bào năo, tim và thận và ngưng sản xuất th́ đă muộn. Không biết có bao nhiêu tù cải tạo sống dở, chết dở v́ uống phải loại thuốc nầy?
    Vào mùa thu năm 1977. Bạn Lê Xuân Đèo không may vướng phải căn bệnh kiết lỵ hiểm nghèo. Sang đến tuần lễ thứ hai, người anh cứ khô héo dần như cây khô thiếu nước, gầy đến nổi chỉ c̣n da bọc xương, rồi nằm liệt giường, tiểu và đại tiện một chỗ. Mỗi ngày tên y công tên Lương phát cho vài viên “Xuyên Tâm Liên” và một bát cháo loăng như nước cơm chắt, tiêu chuẩn trừng phạt những người tù cải tạo bị ghép vào tội “chây lười lao động”. Qua đến đầu tuần lễ thứ ba, người anh tóp xọp như bộ xương cách trí, được bọc lại bằng một lớp da nhăn nheo màu xám xịt, đôi chân gầy guộc như hai thanh nứa, sờ vào lạnh ngắt như đồng.

    Anh chỉ c̣n thở thoi thóp, máu h́nh như bắt đầu đông lại trong các động mạch, đôi mắt thất thần, mở trao tráo trong hai cái hốc mắt lơm sâu. Đến buổi chiều, anh lên cơn mê sảng gọi tên vợ, tên con, rồi khóc rưng rức bằng những hạt lệ khô. Tối hôm đó, tôi ngồi bên cạnh anh cho tới giờ kẻng đổ, tôi bỏ mùng xuống cho anh, trước khi trở lại chỗ nằm.
    Kỳ lạ quá! Nửa đêm về sáng, tiếng cú rúc liên hồi trong một lùm cây nào đó, ngay phía sau lán 3 như tiếng gọi của thần chết lởn vởn đâu đây, làm tôi rùng ḿnh. Gió từ dăy Hoàng Liên Sơn thổi về ào ào làm rung chuyển cây rừng, làm tốc mái tranh nứa, gió thổi bật cánh mấy cái phên cửa…
    Trong cái không gian lạnh lẽo ấy, vang lên những tiếng ngáy kḥ kḥ khi trầm, khi bổng, có tiếng ngáy cao vút như giọng nam “tenor”, những tiếng nghiến răng trèo trẹo, tiếng trở ḿnh của bạn nào đó trên cái sạp tre ọp ẹp vang lên kẽo kẹt, tiếng mớ ngủ lẫn tiếng thở dài năo nuột. Đôi khi, có anh đang nằm mơ thấy ḿnh đang đánh nhau với Việt cộng, tiếng hét của anh đánh thức cả lán dậy: “Diều hâu! Diều hâu! Đại Bàng ghe rơ không trả lời! Việt cộng tràn ngập căn cứ hỏa lực rồi! Rót pháo xă láng! Nổ chụp trên đầu chúng tôi! Lẹ lên đi mấy cha…” và tất cả âm thanh đó quyện vào nhau hợp thành một “bi trường khúc” đầy ấn tượng sâu sắc trong ḷng người tù cải tạo.

    Bỗng tôi nghe tiếng con vện tru từng chập bên bờ suối, tiếng tru buồn thê thảm, kéo dài lê thê trong đêm trường tĩnh mịch. Tôi mệt mơi, ngủ thiếp đi từ lúc nào cũng không hay, cho tới khi tiếng kẻng báo thức vang lên, đánh thức mọi người dậy để chuẩn bị một ngày lao động khổ sai.. Tôi nghe cả lán hoảng hốt, thét lên:
    - “Đèo chết rồi! Đèo chết rồi!…”
    Tôi ngồi bật dậy như cái ḷ xo, nh́n sang chỗ Đèo nằm, hai cái chân như hai thanh nứa già cỗi, khô khốc, buông tḥng xuống đất, bị gió thổi luồn dưới sạp nứa đánh đong đưa, c̣n thân người của anh nằm vất vưởng trong mùng. Tôi vội vàng chạy đến, vén cái mùng lên. Tôi thấy đôi mắt đôi mắt của anh mở trợn trừng, hai giọt lệ khổ đau chắt chiu từ một kiếp người bị đày đọa trong tận cùng đáy địa ngục, ứa ra từ trong hai hốc mắt sâu hoắm, c̣n đọng lại chưa khô; h́nh như, anh mới từ giă cuộc đời cách đây không lâu. Tôi lấy tay vuốt mắt người bạn tù…

    Một cái cḥi lá đơn sơ được vội vă dựng lên, chỉ có mỗi mái nứa gần khu rừng sắn, bên cạnh con suối cạn, phía sau ban chỉ huy trại. Bốn cái cộc gỗ đóng xuống đất chính giữa căn cḥi, hai khúc gỗ gác song song với nhau bên trên, vừa đủ kê một tấm ván mỏng. Thi hài của Đèo trong bộ quân phục Biệt Động Quân đă bạc màu, rách tơi tả, loang lỗ những vết máu khô v́ tai nạn lao động. Tôi phủ kín h́nh hài của anh bằng cái mềm màu đỏ. Toán mộc lo đóng quan tài, tôi trong bộ phận đào huyệt c̣n có Trương Đăng Sĩ và Nguyễn Minh Thanh… Chỗ anh nằm an nghỉ dưới bóng cây cổ thụ dưới chân đồi bên cạnh ḍng suối, cách trại khoảng 2 cây số… Đến xế chiều, mọi việc đă hoàn tất. Sau khi tẩn liệm cho bạn Đèo xong, chúng tôi trở về trại, không ai được ở lại qua đêm để canh giữ xác của anh.
    Đêm đó, có lẽ là đêm dài nhất trong 8 năm tù cải tạo của tôi. Vừa chợp mắt là tôi thấy đôi mắt của anh c̣n mở trợn trừng… Quá nửa đêm về sáng. Bỗng nghe có tiếng chó sủa, tiếng gầm gừ cấu xé lẫn nhau thật dữ dội, tiếng tru tréo từ phía b́a rừng văng vẳng đưa về; h́nh như, chúng đang tranh ăn th́ phải. Điều nầy đă khiến tôi phập pḥng lo sợ, không biết chuyện ǵ bất hạnh sẽ xảy ra cho anh Đèo. Tôi thầm cầu nguyện với ơn trên, đừng để bầy chó rừng tha xác của anh đi!

    Trời vừa tờ mờ sáng. Sau tiếng kẻng báo thức vào lúc 6:45, tôi đă thức dậy, cuốn mùng mền, rồi vội vă đi về phía cổng trại. Tên lính canh cho phép tôi xuất trại, ra b́a rừng thăm xác bạn. Tôi lật đật bước vào cái cḥi lá, cái quan tài của Đèo được ghép vội vă bằng sáu tấm ván mỏng manh bị đẩy xô lệch trên hai cái thanh ngang, suưt chút nữa th́ đổ xuống đất, cái nấp áo quan sẽ bung ra ngay. Sau khi đẩy cái áo quan lại cho ngay ngắn, tôi bước ra bên ngoài quan sát hiện trường. Cả một vùng cỏ dại chung quanh cái cḥi bị ngă rạp xuống, loang lổ vết máu và lông thú.. Tôi đoán không sai, tại ngay chỗ nầy, đêm qua đă xảy ra trận ác đấu thật quyết liệt giữa bầy chó rừng, tranh xác anh Đèo để tha vào rừng.
    Có lẽ đánh được hơi người quen thuộc, con chó vện đang nằm bất động gần đó, nó ngước đầu lên nh́n tôi, cố gắng chống hai cái chân trước xuống đất, gượng lết về phía tôi, nhưng được vài bước rồi ngă quỵ xuống, mồm rên ư … ử v́ đau đớn. Tôi vội vàng chạy đến ôm chấm lấy nó vào ḷng. Con vệt liếm vào mặt tôi một cách tŕu mến, rồi mệt lả, nghẻo đầu lên vai tôi. Đặt nó nằm xuống đất để quan sát: con mắt bên phải bị lột một mảnh da, c̣n bê bết máu, cái chân trước bị táp gẫy xương và cái đùi sau bị ngoạm mất một măng thịt to, vết thương c̣n rỉ máu âm ỉ. Tôi vô cùng xúc động nh́n nó một cách cảm phục và thương mến.

    Thật vậy, không một ai có thể ngờ rằng, con chó vện đă liều mạng sống của nó, tả xung, hữu đột, quyết đấu một mất một c̣n với cả một bầy chó rừng hoang dại để bảo vệ cái xác thân của Lê Xuân Đèo, người bạn của nó, đang nằm trơ trọi giữa bầy dă thú. Đối với tôi, con chó vện là hiện thân của một dũng sĩ, tuy mang h́nh hài của loài thú bốn chân, nhưng có một trái tim rất “người” dám v́ nghĩa quên ḿnh, chiến đấu đơn độc, không lùi bước trước kẻ thù. Tinh thần quyết đấu của con chó vện, như một lời nhắn nhủ đầy khí phách với đồng loại của nó:
    “Tụi bây muốn làm thịt Lê Xuân Đèo, phải bước qua xác chết của tao!”.
    Tôi bế con vện ra bờ suối, khuất sau đám sắn non, rửa vết thương c̣n đẫm máu của nó mà ứa nước mắt. Con vện liếm bàn tay tôi một cách thân ái. Tôi th́ thầm bên tai nó:
    “Nằm đây chờ tao; lát nữa, tao trở lại t́m cách đưa mầy về nhà chủ của mầy!”
    Tôi đứng dậy lui gót, nh́n trong ánh mắt lưu luyến của nó và khi nó đưa cái chân trước quào quào một cách yếu ớt trong không khí như những cái vẫy tay chào vĩnh biệt, khiến tôi có cảm tưởng; h́nh như, nó muốn trối trăn điều ǵ đó với tôi chăng?

    Tôi từ giă nó, trở vào trại để cùng với anh em lo việc mai táng Lê Xuân Đèo. Toán chung sự có bốn người: Minh Thanh, tôi và hai bạn tù nữa. Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi đẩy cái xe cải tiến cũ kỹ đi ngang qua ban chỉ huy trại, gặp tên trung úy Quang lùn tịt, ngoắc chúng tôi dừng lại, nói:
    - “Này, nhớ đấy nhé! Giữ cái áo quan lại, dành cho những người kế tiếp! Các anh phải biết bảo vệ tài sản xă hội chủ nghĩa đấy!! Sẽ không có cái áo quan thứ hai đâu”!!!!
    Sau khi đặt quan tài của Lê Xuân Đèo lên xe cải tiến. Hai anh cầm càng, tôi và Minh Thanh phụ đẩy. Chiếc xe từ từ lăn bánh trên con đường đất gồ ghề c̣n đẵm hơi sương. Hai cái bánh xe khô nhớt, một cái nghiêng bên nầy, một cái ngă bên kia, phát ra những tiếng kót két rên rỉ một cách mệt nhọc, đau khổ. Hai anh bạn phía trước gồng ḿnh, ấn cái càng xe xuống, c̣n tôi và Minh Thanh vừa đẩy, vừa nâng phần sau xe lên, v́ sợ hai cái bánh xe bung vành, văng ra khỏi ra cái xe cải tiến bất cứ lúc nào. Chúng tôi phải đẩy cái xe tang lăn qua ba cái dốc cao mới đến bờ suối.

    Sau vài phút nghỉ giải lao, chúng tôi cùng nhau kê vai, khiêng quan tài lên lưng chừng đồi, chỗ an giấc ngàn thu của anh, rồi chia nhau vô rừng kiếm dây rừng bện lại như hai sợi dây thừng. Đặt quan tài lên trên hai sợi dây đó, rồi mỗi người nắm một đầu dây, thả từ từ xuống đáy huyệt. Xong rồi, chúng tôi lấp đất lại, vun thành một nấm mộ đơn sơ. Bốn anh em đứng trước mộ, cúi đầu mặc niệm mà trong thổn thức, bồi hồi. Tôi hái một ít hoa rừng đặt lên nấm mồ của bạn.
    Bạn Nguyễn Minh Thanh cảm khái làm một bài thơ với tựa đề “NẤM MỒ HOANG” để tưởng nhớ bạn Lê Xuân Đèo, người bỏ cuộc giữa đường.
    Một nấm mồ hoang cảnh lạnh lùng
    Lơ thơ cỏ úa lá chiều rung
    Quạnh hiu vằng vặt vây quanh mộ
    Rên rỉ bầy ve tiếng năo nùng
    Gởi xác ốm nhom tận chốn nầy
    Bao la rừng núi, suối trời mây
    Người đi vĩnh viễn đă yên phận
    Ngàn dặm người thương đâu có hay!
    Sương khói hoàng hôn dọc mỗi đời
    Công danh phú quí lá vàng rơi
    Than ôi! Thành bại đều chung cuộc
    Tuần tự rồi ai cũng thế thôi!

    Trên đường trở về trại, khi đi đến gần ban chỉ huy, tôi tách rời anh em, lẻn vào khu rừng sắn, ra bờ suối kiếm con vện. Tôi vô cùng sững sờ nh́n thấy con vện bị ai đó treo ngược đầu xuống đất, bốn chân bị căng ra, buộc chặt vào hai cái cộc gỗ, cổ bị cắt tiết, máu đỏ nhỏ từng giọt xuống cái cái chậu bằng thau đặt dưới đất. Tôi quỳ xuống nâng đầu của nó lên, cả thân ḿnh con vện khẻ run lên lần cuối cùng, rồi duỗi thẳng ra bất động. Cái chết đau đớn của nó làm tôi rớt nước mắt. Tên trung sĩ Kây đứng sau lưng tôi từ lúc nào cũng không hay. Hắn lên tiếng làm tôi giật ḿnh:
    - “Trong giờ lao động, anh ra đứng đây làm ǵ thế?”
    Tôi nhanh trí, đáp:
    - “Vừa mới mai táng anh Lê Xuân Đèo xong, ra suối rửa tay chân.”
    Hắn nói:
    - “Tôi nhờ anh giúp hộ một tay.”
    - “Được, việc ǵ thế?” tôi hỏi. Hắn nói như ra lệnh:
    - “Anh tháo dây, mang con cầy vào nhà bếp cho tôi!”

    Nói xong, hắn mang cái thau tiết đi trước. Tôi tháo sợi dây rừng, ôm con vện vào ḷng như ôm thi thể một chiến hữu vừa nằm xuống sau một trận đấu… tôi thất thểu ôm xác con vện vào khu nhà bếp mà ḷng quặn đau.
    Hôm sau, được phân công làm vệ sinh khu nhà bếp, tôi nhặt những mảnh xương vụn của con vện, đặt lên vào những tấm lá chuối, gói lại cẩn thận. Nhân lúc đi rừng đốn gỗ, tôi ghé thăm mộ bạn Đèo, rồi dùng dao đào một cái hố nhỏ, chôn bộ hài cốt của con chó vện, nằm bên cạnh bạn Lê Xuân Đèo cho có bạn.

    Bắt đầu từ cuối tháng chạp kéo dài đến tháng giêng năm sau. Núi rừng Hoàng Liên Sơn, bầu trời ảm đạm và rét mướt, mưa bụi giăng giăng khắp nơi gần như bất tận. Mỗi buổi chiều, người tù trùm chăn kín mít, ngồi co ro trong lán, nh́n những cơn mưa bụi bay bay trong hoàng hôn, ai nấy đều chạnh ḷng nhớ quê hương, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ con, nhớ vợ da diết. Gọi là mưa bụi v́ lượng nước mưa quá yếu không thể rơi thẳng xuống mặt đất, bị gió thổi bay đi, tỏa ra thành những cơn mưa bụi.

    Bước sang tháng giêng. Hạt nước mưa kết tinh lớn hơn một chút có thể rơi thẳng xuống mặt đất, nhưng bị gió tạt nghiêng nghiêng, tạo thành những cơn mưa phùn báo hiệu đất trời sắp giao mùa. Sợi mưa phùn mong manh như sợi tóc rối, đan nhau thành những màn nước trắng đục, giăng kín núi rừng, đồng ruộng, thung lũng, sông hồ … Trời đất nhạt nḥa trong những cơn mua phùn dai dẳng, kéo dài lê thê trên vùng đất khó. Trong bầu khí hậu ẩm thấp ấy, cây cỏ đang âm thầm nẩy lộc, đâm chồi, chờ trỗi dậy tưng bừng khi mùa xuân đến. Chỉ tội cho bọn tù cải tạo phải lao động khổ sai trong rừng sâu, tay chân tê cóng v́ đói và lạnh đến rét run.

    Thượng tuần tháng 2 năm 1978. Trại chuẩn bị ăn mừng Tết Nguyên Đán Mậu Ngọ vài ngày sau đó. Tôi được phân công vào đội cắt lá dong dùng để gói bánh chưng. Lá dong thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt. Tôi đi vào rừng, lang thang trong thung lũng một ḿnh để t́m lá dong. Tôi nhớ quá anh bạn Đèo và con chó vện thân thương.
    Mới hừng đông sáng mà tôi đă nghe tiếng chiêng, tiếng trống vang lên rộn ră từ bản làng của dân tộc Thái Đen. Động tính hiếu kỳ, tôi lần theo con đường ṃn dọc theo con suối chảy róc rách để đi vào bản Thái. Ô hay! Trước mắt tôi là cả một rừng hoa màu trắng tinh khiết như hoa bưởi mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Từ những thân cây khẳng khiu, uốn khúc dù bám vào vách núi đá cheo leo vẫn trổ những chùm hoa trắng muốt, hoa nở rộ khắp núi rừng, dọc theo suối, hoa có năm cánh, nhụy màu hồng, gân màu tim tím. Mỗi cơn gió nhẹ nhàng lướt thoảng qua khu rừng là những cánh hoa rung lên như hàng vạn cánh bướm đang vỗ cánh chấp chới trong không khí.
    Tôi đi lần theo con đường ṃn t́m gia đ́nh cụ Trừng không mấy khó khăn. Tôi đoán, hôm nay là ngày hội làng th́ phải. Trước sân nhà của cụ các bếp đỏ lửa, rực than hồng, họ có mươi người, chia ra làm hai phái: phái nữ đang lo nấu thức ăn, c̣n phía nam đang chơi nhạc cụ dân tộc như thổi khèn, khua chiêng, trống… rất vui nhộn. Thấy tôi đường đột bước vào sân, tất cả đều dừng tay, nh́n tôi trân trối. Chỉ cần nh́n thấy bộ đồ rằn ri của tôi đang mặc, họ đă biết tôi là ai rồi. Một thiếu phụ vội vă chạy đến cầu thang, lên tiếng gọi:
    - “Bố ơi! Có thằng lính ngụy nó xông vào nhà ḿnh nầy! Con tống cổ nó đi nhá!” Có tiếng quát vọng xuống:
    - “Khách quư nhà ḿnh đấy! Đừng hỗn láo, con ạ!” Đứng trên cầu thang, nh́n thấy tôi, cụ Trừng có vẻ mừng lắm. Cụ quay vào trong căn nhà sàn, gọi bà cụ ơi ới:
    - “Bà nầy, theo tôi xuống đây nhanh lên!” Cụ vội vă chạy xuống cầu thang trước, cụ bà nối gót theo sau. Cụ ôm chầm lấy tôi, trước con mắt ngơ ngác của mọi người. Cụ Trừng nói với vợ:
    - “Bà c̣n sống đến ngày hôm nay là nhờ người tù cải tạo nầy đấy!” Tôi vội vàng đính chính ngay:
    - “Không phải tôi cứu bà cụ đâu! Anh Lê Xuân Đèo đấy cụ à!” Cụ Trừng vỗ trán một cái thật mạnh, nói:
    - “À, tôi nhớ ra rồi! Anh Lê Xuân Đèo đâu?” Tôi buông thỏng một câu:
    - “Đèo chết rồi!” Cụ Trừng bàng hoàng trong giây lát, rồi hỏi gằn:
    - “Bọn quản giáo đánh chết anh Đèo, phải thế không?”
    - “Không phải vậy, anh Đèo chết v́ bệnh kiết lỵ!”
    Bà cụ nói:
    - “Tôi thoát khỏi bệnh kiết lỵ là nhờ 10 viên thuốc “con nhộng” của anh ấy biếu! Sao anh Đèo không dùng thuốc ấy để chửa bệnh cho ḿnh nhỉ?”
    Tôi buộc ḷng phải thú thật, nói:
    - “Đó là 10 viên thuốc cuối cùng mà anh Đèo đă biếu cho cụ!”
    Bà cụ nghe tôi nói, vô cùng xúc động, giọng run run:
    - “Anh Đèo đă hy sinh cái mạng của ḿnh để cho tôi được sống! Thế mới rơ trắng đen, đồng bào dân tộc chúng tôi ở ngoài nầy đều bị lũ chúng nó bưng bít, tuyên truyền lừa bịp cả! Chúng nó c̣n bảo “lính ngụy” các anh tàn ác lắm! Mổ bụng, moi gan người ăn sống, uống cả máu tươi! Bọn chúng nó ngậm máu phun người, giỏi thật đấy!”
    Đám thanh niên nghe bà cụ nói, xem chừng đă hiểu biết mọi chuyện, họ bỏ hẳn thái độ thù nghịch khi vừa mới gặp tôi. Một anh bạn trẻ đến nắm tay tôi mời mọc rất chân t́nh:
    - “Anh ở lại dùng cỗ với chúng em nhá! Hôm nay, mới bắt đầu mùa lễ hội “Kin Chiêng Bók May” của dân tộc Thái chúng em!”
    Tôi hỏi:
    - “Mùa lễ hội “Kin Chiêng Bók May” là lễ hội ǵ vậy?”
    Cụ Trừng giải thích:
    - “Đó là ngày “Hội Hoa Ban” trên vùng cao Hoàng Liên Sơn để đón mùa xuân đến. Hoa ban chỉ nở rộ vào tiết lập xuân, phủ trắng cả núi rừng trên các bản Thái. Đặc điểm của loài hoa nầy là màu trắng, tượng trưng cho sự trong trắng, tinh khiết của t́nh yêu và hạnh phúc lứa đôi! Một chút nữa đây, sau khi ăn uống no say, bọn họ sẽ chạy vào hái những hoa ban thật đẹp tặng cho nhau làm quà. Mấy cô gái sẽ thay đổi xiêm y, đầu chít khăn “piêu”, có đôi hàng cúc h́nh bướm trên chiếc áo cóm, thêu tua ở vai, cái quần “sin” (giống như xà-rông) vải xanh thắt ngang lưng để múa x̣e” cụ Trừng cố mời.
    - “Anh ở nán lại đây chơi với chúng tôi.”
    Mặt trời đă lên khá cao. Rất tiếc là tôi phải từ giă họ để c̣n kịp đi cắt lá dong. Bỗng có ai khều nhẹ vào vai, tôi quay đầu lại nh́n, đó là một cô bé Thái c̣n rất trẻ, độ chừng đôi tám, mắt có mí lót, mũi hơi cao, nước da bánh mật, trong giống người Ấn hơn là người Kinh. Cô ta trao cho bó hoa ban nới nở, vừa mới hái vội ở trong rừng về tặng tôi, làm món quà trong ngày “Hội Hoa Ban”. Bây giờ tôi mới biết loại hoa màu trắng nơn nà đó chính là hoa ban. Cô bé thỏ thẻ, nói đùa:
    - “Bao giờ anh về Sài G̣n, cho em đi theo với nhá!”
    Tôi vô cùng ngạc nhiên khi một cô bé Thái miền sơn cước, c̣n biết chối bỏ cái tên Thành phố Hồ Chí Minh do tập đoàn lănh đạo cộng sản áp đặt sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, mà vẫn gọi cái tên cũ “Sài G̣n”, thủ đô thân yêu của người Miền Nam .
    Sau khi cắt xong một mớ lá dong, trên đường đi về trại, tôi ghé viếng thăm mộ bạn Lê Xuân Đèo. Tôi đặt bó hoa ban trên nấm mồ, rồi th́ thầm báo cáo với hắn: “Vinh quang nầy thuộc về mầy! Chớ không phải của tao!” Nghĩ cho cùng, cái chết tức tưởi của bạn Lê Xuân Đèo không đến nỗi vô ích. Tôi phải gọi đó là một sự hy sinh. Những người lính QLVNCH thuộc mọi Quân, Binh chủng đă anh dũng hy sinh ngoài mặt trận trong thời chiến. Và những người lính âm thầm nằm xuống trong lao tù cộng sản, đều có giá trị cao quư như nhau! Thật vậy, anh nằm xuống để thắp lên một ánh đuốc lẻ loi, soi thủng màn đêm tăm tối đầy hận thù bên kia “bức màn sắt”, do bọn CSBV dựng lên tại miền Bắc XHCN, bằng những thủ đoạn tuyên truyền cực kỳ dối trá và bẩn thỉu. Cái chết của Lê Xuân Đèo đă làm sáng tỏ chân giá trị đích thực của người lính thuộc QLVNCH. Họ cầm súng để nối nghiệp tiền nhân, tận tụy ngày đêm đi ǵn giữ quê hương, đem xương trắng máu đào để bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ của Tổ Quốc.
    Sau Tết Mậu Ngọ 1978. Tất cả anh em chúng tôi khăn gói lên đường, di chuyển đến một trại tù cải tạo khác, lần nầy th́ di chuyển thật. Và chúng tôi tiếp tục làm nhiệm vụ khai quang, dựng nhà, trồng hoa màu ở những vùng rừng núi hiểm trở khác để đồng bào miền xuôi về đó, xây dựng nông trường. Lúc vượt qua đỉnh đèo Lủng Lô, Trương Đăng Sĩ, Nguyễn Minh Thanh và tôi dừng lại giây phút ngắn ngủi, chúng tôi cùng hướng về rặng núi Phu Luông c̣n phảng phất sương mù, vẫy tay chào vĩnh biệt người bạn tù thân mến, anh Lê Xuân Đèo: NGƯỜI Ở LẠI HOÀNG LIÊN SƠN!

    Nguyễn Vĩnh Long Hồ








  2. #2
    Hồ Thanh Nhă
    Khách

    T̀M MỘ

    Người tù trở về thăm đất Bắc
    Đồi sắn mênh mông ngă bóng chiều
    Con suối h́nh như giờ cạn lại
    Mỏi ṃn mạch nước cũng khô theo

    Anh nằm giữa đỉnh đồi hoang vắng
    Mát rượi tàng cây dưới bóng sao
    Con suối ṿng cung qua mấy trại
    Nhảy tung bọt sóng tháng mưa rào

    Sơn La nước độc ma rừng thiêng
    Sương muối chiều hôm phủ khắp triền
    Hơi thở tưởng chừng như đặc lại
    Nặng nề buồng phổi héo vành tim

    Anh đến Sơn La rồi ở lại
    Bạn bè sau đó cũng về Nam
    Chiều nay trở lại t́m anh đó
    Chớp mắt qua rồi mấy chục năm

    Cây sao cổ thụ giờ đâu mất
    C̣n chỉ mênh mông sắn phủ đồi
    Cách ngă ba nầy trăm rưỡi thước
    Mồ hoang viễn xứ lạnh mưa rơi

    Gốc cây mục nát lên tầng nấm
    Càng quạnh hiu thêm lủ mối càng
    Cả khúc cây rừng c̣n gặm nát
    Huống hồ xương trắng gió mưa chan

    Năm xưa bẻ tạm ba que nhỏ
    Làm nén hương ḷng tiễn bạn đi
    Gạo muối cũng không ḷng thấy trống
    Tủi thân manh chiếu rách đôi lề

    Tôi dắt con anh trở lại đây
    Mênh mông nghĩa tận khói hương dầy
    Về Nam hương hỏa mồ yên tịnh
    Chắc cũng c̣n hơn thổ trạch nầy

    Hồ Thanh Nhă

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 12-04-2012, 10:05 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 18-03-2012, 06:31 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 25-05-2011, 01:13 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 28-12-2010, 11:08 PM
  5. HẠ cỜ vc Ở trƯỜng ĐẠi hỌc tcc, texas
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 2
    Last Post: 06-11-2010, 12:26 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •