(tiếp theo)
ICCS là tên gọi tắt của International Commission of Control and Supervision mà được dịch là Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (việc th́ hành Hiệp Định Ba Lê 1973) nguyên khởi đầu có 4 quốc gia thành viên là Indonesia, Canada, Ba Lan và Hung Gia Lợi. Cuối tháng 7-1973 th́ Canada từ bỏ nhiệm vụ và ra khỏi tổ chức ICCS (lư do là một thành viên người Canada bị phe Việt Cộng bắt giam và hăm dọa vô lư do) để liền sau đó, ghế trống này được thế bằng quốc gia Iran (tháng 1-1974) cho đến khi tàn cuộc chiến. Trong cuộc chiến tại Ban Mê Thuột (bắt đầu từ ngày 10-3-1975) phe Việt Cộng c̣n công khai bắt giữ 2 đại diện ICCS của Indonesia và Iran (cấp đại úy) và chỉ trao trả họ về nước sau khi đă chiếm được toàn miền Nam VNCH. Những phương tiện đi lại của ICCS (máy bay, xe cộ, tàu thuyền...) đều được sơn 4 vạch mầu da cam để tránh ngộ nhận có thể bị tác xạ. Thực tế đă có các vụ tác xạ vào phi cơ trực thăng UH (do phe Việt Cộng gây ra) nhưng được bào chữa là do phi công bay lạc nên phía Việt Cộng hiểu lầm là phía miền Nam VNCH cố t́nh sơn 4 vạch để bay đánh phá vùng cách mạng. ICCS không hoạt động từ đầu năm 1975 (v́ sự vi phạm trắng trợn của phe Việt Cộng khi công khai tiến chiếm tỉnh Phước Long trong ngày 6-1-1975) cho đến khi tự động chấm dứt nhiệm vụ trong ngày 30-4-1975.
Mỗi buổi trao trả đều có mặt đại diện của ICCS và 4 bên gồm Mỹ, miền Nam VNCH, Việt Cộng miền Nam và Cộng Sản Bắc Việt (gọi là Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự (UBLHQS)có trụ sở chính là trại Davis nằm trong phi trường Tân Sơn Nhứt)
Các đại diện của UBLHQS tại một buổi công tác.
Ngày 25-3 (cuối đợt 4) tại phi trường Biên Ḥa, trong khi chờ đợi được trao trả cho phe Việt Cộng, 210 (hai trăm mười) tù binh xin được ở lại phần đất của chính quyền miền Nam VNCH thay v́ về với phe Việt Cộng. Con số người hồi chánh quá đông đă gây bối rối cho tất cả các thành viên của ICCS cùng UBLHQS nên sự quyết định không được thống nhất. Số tù binh này liền tỏ ư quyết liệt, sẽ tự sát tại chỗ nếu như họ bị buộc phải trả về cho phe Việt Cộng. Cuối cùng ư nguyện của họ được chấp thuận.
210 tù binh Việt Cộng xin được ở lại miền Nam VNCH thay v́ về với đồng chí và rừng núi âm u.
Tại sao lại có một con số quá đông tù binh xin chọn được hồi chánh khi mà cảnh xum họp với đồng đội ḿnh chỉ sẽ diễn ra trong khoảng khắc? Câu trả lời sẽ không lạ khi ta quay trở về đợt trao trả đầu tiên tại phi trường Lộc Ninh. Buổi xế trưa ngày 22-2-1973, vừa được trao trả xong th́ một nữ tù binh (trong số 904 phụ nữ) tên Bùi (người gốc B́nh Định) đă bị bạn đồng tù giết chết trước sự chứng kiến của các nhân viên ICCS cùng UBLHQS. Lư do của việc thủ ác này được các tay thủ ác giải thích v́ nữ tù tên Bùi đă phản bội lư tưởng Cách Mạng, là nhân viên của Thiên Nga, làm tay sai cho giặc (phía miền Nam VNCH) khi c̣n ở trại giam Quy Nhơn, Cần Thơ. Thấy có người bị giết chết, các đại diện của ICCS đ̣i lập biên bản, phía chính quyền miền Nam VNCH đ̣i phe Việt Cộng phải trao trả lại các hung thủ để họ sẽ truy tố. Đại diện của phe Việt Cộng (trong UBLHQS) từ chối với lư do người của họ phải để cho họ giải quyết và họ đă hứa sẽ thi hành (có hay không th́ không ai biết) khi về tới căn cứ (sâu tuốt trong rừng). Sau cùng, sự việc đành phải để êm xuôi v́ trong Hiệp Định Ba Lê không có chi tiết về giải quyết các hành vi bạo động trong việc trao trả tù binh (Điều 8, Chương III). Một sĩ quan thuộc binh chủng Quân Cảnh miền Nam VNCH (tên Đoàn C Hậu) đă kể lại những nữ tù binh tham dự việc thủ ác như sau: " Từ lúc c̣n ở sân trại giam Cần Thơ cho đến khi chờ lên máy bay C 130 để đến đây (Lộc Ninh), cái đám giặc cái này lúc nào cũng lấy khăn che kín mặt như sợ ai nh́n thấy, biết tụi nó là Việt Cộng... Đâu ngờ đến đây lại giở tṛ ".
Nữ tù binh Việt Cộng lấy khăn che kín mặt tại sân trại giam Cần Thơ.
Phạm Thắng Vũ
(c̣n tiếp)
Bookmarks