Page 1 of 17 1234511 ... LastLast
Results 1 to 10 of 163

Thread: Chuyện Bên nhà VN

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Ở nơi quê ấy...
    Saturday, 11 February 2012 18:50

    - Đoàn Dự ghi chép



    Thưa quư bạn, ở nơi quê ấy có những tên "quan" đánh mỗi ván cờ tướng ăn thua nhau tới 5 tỉ đồng, tức khoảng 250,000 đô-la Mỹ. Trong khi đó th́ có những người dân nghèo đói, kiếm không ra, xà không thấy, cả nhà phải đi làm nghề bóc vỏ hành và xắt hành cho công ty nhà nước, họ phi lên, đóng hộp, xuất khẩu ra nước ngoài. Làm từ 4 giờ sáng (phải đến sớm mới có chỗ) tới 4-5 giờ chiều tùy theo nhà gần hay xa công ty, mỗi người mỗi ngày vừa bóc vừa xắt được khoảng từ 40 kg tới 60 kg là nhanh nhất. Mỗi kư bây giờ đă được "tăng giá" lên 700 đồng tiền công chứ trước đây giá chỉ 300 đồng rồi 500 đồng. Như vậy mỗi người mỗi ngày làm được từ 28,000 đồng tới 42,000 đồng, tức khoảng từ 1.50 tới 2.10 đô. Nhưng họ sẽ bị mù. Mù nhiều lắm. Có những gia đ́nh có 5 người th́ 4 người bị mù. Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) cho biết cả huyện, tính cho tới nay có khoảng hơn 7,000 người đă bị mù rồi, c̣n nhiều người khác đang sắp bị mù. Tuy nhiên, chính quyền cho biết có tới hơn 10,000 người đă bị mù chứ không phải chỉ có hơn 7,000 người, và họ sẽ tiếp tục bị mù nếu c̣n làm hành. Nghèo quá, không làm th́ lấy ǵ mà sống, dù sống rất cực nhọc.

    Cái đất kỳ lạ dưới ấy là trồng cây ǵ cũng không hạp kể cả lúa, mà chỉ hạp với củ cải và hành. Củ cải to bằng bắp tay, có củ dài tới nửa mét mà ruột vẫn không bị xốp. Người ta nhổ lên, để ngoài đồng cho dốt dốt, đem về ngâm vào nước muối thật mặn rồi phơi khô, kêu là củ cải xá bấu, để dành ăn dần. Củ cải xá bấu ngâm nước cho mềm, xắt khoanh mỏng, nấu canh, ăn chỉ thấy mặn chứ không thấy mùi vị ǵ cả, và tất nhiên là không có chất bổ. C̣n hành, từ bao đời nay Vĩnh Châu vẫn nổi tiếng là hành bóng bẩy, thơm và ngon nhất không nơi nào bằng. Ngày trước, người ta chỉ trồng để bán trong nước nên không có chuyện. Ngày nay, đóng hộp, xuất sang các nước Đông Nam Á nên mới có chuyện. Mùi hành làm cay mắt chỉ là một phần của vấn đề. Cái chính là do chất độc mipcin trộn lẫn với hành cho khỏi bị hư.
    Hành bới lên, nếu không trộn mipcin th́ chỉ để được khoảng 2 tuần lễ là bắt đầu hư. Nếu trộn mipcin, có thể để được 2 hay 3 tháng. Ngày trước, người ta trộn bằng bột DDT cộng với bột thạch cao và bột đất sét. Người làm hành, nhiều khi cay mắt, quệt tay lên, chính chất này làm họ bị mù. Sau, chính quyền thấy người mù nhiều quá, hơn nữa bột DDT rất độc, ăn vào rất có hại nên cấm dùng DDT. Công ty xuất khẩu bèn đổi sang dùng bột mipcin. Viện Đại học Cần Thơ thí nghiệm, thấy chất mipcin không nhiễm vào trong các tế bào của hành, ăn không có hại, vậy là người ta dùng bột mipcin, cũng trộn với bột thạch cao và bột đất sét, nhưng dân chúng làm hành, quệt tay lên mắt th́ vẫn bị mù.
    Như vậy, quư bạn đă biết cái quê hương rất nhiều người nghèo đó là huyện Vĩnh Châu, thuộc tỉnh Sóc Trăng.
    Sóc Trăng, do tiếng Srok Kh'leang của Khmer mà ra. Srok tức cái "xóm", cái "xứ", cái "cơi". Kh'leang là cái "kho", cái "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là "nơi có kho chứa bạc" của vua Khmer ngày trước, tiếng Việt phiên âm là "Sóc Kha Lang".
    Dưới thời Minh Mạng, Sóc Kha Lang được vua ra lệnh đổi thành Nguyệt Giang. Nguyệt Giang có nghĩa là "Sông Trăng" v́ ở đây có con sông lớn, rất đẹp (sông Mỹ Thanh).

    Trước năm 1975, thị xă Sóc "Trang" được gọi là thị xă Khánh Hưng, c̣n tỉnh Sóc Trang được gọi là tỉnh Ba Xuyên (xin dừng lầm với An Xuyên là tỉnh Cà Mau). Sau 1975, những tiếng Khánh Hưng, Ba Xuyên bị bỏ đi, nhà "miền Nam học" Vương Hồng Sển (chồng bà Năm Sa Đéc) là người gốc ở Sóc Trang, rất yêu Sóc Trang nên đề nghị lấy lại cái tên Sóc "Trăng" liên quan tới thời Minh Mạng, và từ đấy được gọi là tỉnh Sóc "Trăng". Nay, thị xă Sóc Trăng đă trở thành Thành phố Sóc Trăng, cách Sài G̣n 240 km.
    Mới đây, Sóc Trăng nổi tiếng v́ có vụ các "quan" đánh cờ tướng với nhau mỗi ván ăn thua tới 5 tỉ đồng tức cỡ 250,000 đô-la Mỹ, trong khi dân chúng th́ rất nghèo. Bây giờ xin mời quư bạn xem qua cho biết để so sánh giữa cái giàu của các quan với cái nghèo của người dân như thế nào. Mỗi ván cờ ăn thua 5 tỉ đồng th́ đến Công tử Bạc Liêu ngày trước cách đấy 60 km cũng phải chịu thua, mặc dầu về chữ nghĩa các “quan” chỉ mới học tới... bổ túc văn hóa!

    I. Vụ các quan đánh cờ ăn thua bạc tỉ:
    Chiều ngày 22/12/2011, ông Nguyễn Thanh Lèo, phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng, đến công an tŕnh báo việc bị ông Trần Văn Tân, Giám đốc Trung tâm Sát hạch và Cấp giấy phép lái xe loại 3, thuê người dọa giết và xiết nợ ông với số tiền 22 tỉ đồng. Theo tŕnh bày của ông Lèo, thời gian qua ông và ông Tân đă nhiều lần đánh cờ tướng ăn tiền, mỗi ván từ 1 đến 5 tỉ đồng. Đến khi số nợ lên tới 22 tỉ th́ ông chỉ có thể trả ông Tân được 5 tỉ. Đ̣i nợ không được, ông Tân đă thuê giang hồ đến nhà ông Lèo dọa giết cả gia đ́nh và xiết nợ.


    Công an "đặt bẫy", tối 22/12/2011, khi hai người vào quán bi da máy lạnh tiếp tục sát phạt nhau bằng cờ tướng th́ họ ập tới bắt quả tang.
    Ông Đinh Văn Mười, phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Sóc Trăng, bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi đánh bạc. Chiều cùng ngày, công an đă tiến hành khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Mười.
    Bà Ngô Huệ Phấn, ngụ tại Khu đô thị 5A, phường 3, Thành phố Sóc Trăng, cũng bị bắt về hành vi "chứa chấp đánh bạc". Bà Ngô Huệ Phấn là người đă cho ông Đinh Văn Mười và ông Nguyễn Thanh Lèo mượn nhà riêng của ḿnh để đánh cờ tướng ăn thua lớn.
    Bà Phấn là đại lư vé số kiến thiết ở Sóc Trăng, rất giàu. Bởi vậy, thời gian đầu, ông Lèo cùng ông Mười đă sát phạt nhau bằng vé số. Trong một ván cờ, có lần bà Phấn đă cung cấp 300 tờ vé số loại 10,000 đồng, tương đương 3 triệu đồng để ông Lèo với ông Mười chơi cờ. Tuy nhiên, một thời gian sau, do h́nh thức này rườm rà, người thắng cờ ít khi trúng vé số nên vé số đă được quy đổi thành tiền.

    Chưa luật sư nào nhận bào chữa cho các "quan"
    Thông tin từ một luật sư ở Đoàn Luật sư Sóc Trăng chiều 15/1/2012, hiện chưa có luật sư nào trong đoàn nhận bào chữa cho các "quan" đánh cờ bạc tỉ, do họ c̣n lo ngại tính chất phức tạp và nhạy cảm của sự việc.
    Theo vị luật sư nói trên, với cái nh́n của một người chuyên về pháp luật, ông cho rằng từ hành vi đánh cờ ăn tiền của các quan chức, cơ quan chức năng sẽ đặt các câu hỏi: Tiền ở đâu mà các quan chức đánh cờ với mức ăn thua lớn như vậy? Tại sao các ông này (Đinh Văn Mười, Nguyễn Thanh Lèo, Trần Văn Tân) dính nhiều vấn đề về đất đai, tài chính, đă bị dư luận tố cáo nhưng vẫn được bổ nhiệm giữ chức vụ cao? Có hay không chuyện chạy chức, chạy quyền?
    Ngoài ra, cũng theo vị luật sư nói trên, chuyện đánh cờ của các quan chức sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khi khối tài sản của họ rất lớn mà họ đă dùng để cá cược với nhau. Trong đó, có những thửa đất họ thắng được từ cờ bạc và đă sang tay cho người khác. Nếu đây là tài sản do vi phạm pháp luật mà có th́ việc xử lư rất khó, bởi v́ theo nguyên tắc, tài sản có được do phạm pháp phải bị thu hồi, nhưng hiện đă qua hai ba lần sang tay, sẽ thu hồi như thế nào?
    Hiện theo tin riêng của báo chí, gia đ́nh ông Đinh Văn Mười, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Thành ủy Sóc Trăng, đă t́m đến một luật sư có tiếng ở Cần Thơ để nhờ bảo vệ.

    Kẻ được thuê đ̣i nợ đă ra đầu thú!
    Kẻ được ông Trần Văn Tân thê đ̣i nợ và đe dọa giết cả nhà ông Lèo là Nguyễn Thanh Hùng (có tên gọi khác là Hùng "cải lương") đă ra đầu thú. Theo t́m hiểu của các phóng viên, Hùng "cải lương" năm nay 50 tuổi, hiện ngụ tại đường Trương Công Định, khóm 4, phường 2, Thành phố Sóc Trăng. Trước đây Hùng làm nghề bốc vác, đă có gia đ́nh, nhưng sau đó bỏ vợ, cặp với một phụ nữ khác là em gái của một nhân vật có thế lực trong giới kinh doanh ở Sóc Trăng, nên cuộc sống có nhiều thay đổi. Hùng giă từ nghề bốc vác, chuyển sang nghề "cho vay nóng" và sau đó trở thành một trùm môi giới cờ bạc tại Sóc Trăng.
    Ngoài việc "cho vay nóng" và môi giới cờ bạc, Hùng c̣n được nhiều người biết đến khi có mối quan hệ xă hội rất rộng, nhất là với các đối tượng có thành tích bất hảo tại Sóc Trăng. Chính v́ vậy Hùng đă được ông Trần Văn Tân - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Tài xế Lái xe loại 3 - thuê đi đ̣i nợ ông Lèo.
    Khi vụ việc bị đổ bể, Hùng "cải lương" bỏ trốn khỏi địa phương nhưng sau đó đă ra tŕnh diện tại cơ quan điều tra.

    Sự giàu có của các "quan"
    Ông Nguyễn Thanh Lèo, phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng được dân chúng Sóc Trăng biết đến do sự giàu có, tiêu tiền như nước của ông ta. Ông cũng "nổi tiếng" về vụ bị gia đ́nh ông Lâm Văn Tú, ngụ tại phường 1, Thành phố Sóc Trăng, kiện cáo đ̣i lại khu đất mà ông đă chiếm đoạt để xây ngôi biệt thự ở cạnh quốc lộ 1A. Ṭa án và tỉnh ủy Sóc Trăng đă ra lệnh cho ông Lèo phải thỏa thuận, trả cho gia đ́nh ông Lâm Văn Tú sở đất ông đă chiếm đoạt để xây ngôi biệt thự hiện tại, nhưng ông không chấp hành, ông Tú cũng không làm ǵ được.
    Trước đây ông Lèo chỉ là bí thư phường 6 Sóc Trăng, không hiểu sao ông lại lên tới phó giám đốc Sở Giao thông vận tải nhanh đến như thế.
    C̣n ông Trần Văn Tân, "bạn cờ" của ông Nguyễn Thanh Lèo th́ theo dân chúng ở Sóc Trăng, vốn là một "đại gia" có tiếng, luôn đi ôtô xịn có giá hàng chục tỉ đồng và là chủ nhiều quán cà phê, quán ăn, quán karaoke lớn ở Sóc Trăng. Trước đây ông là nhân viên của Công ty bia Sóc Trăng, nhưng v́ lư do nào đó đă bị cho nghỉ việc. Sau đó, ông xin vào làm trong Trường dạy lái xe thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, rồi được điều về Trường Kỹ thuật và Nghiệp vụ lái xe, chi nhánh Sóc Trăng. Sau hết, ông được chuyển sang làm giám đốc Trung tâm Sát hạch và Cấp giấy phép lái xe hạng 3 cho đến nay. Ông cũng có trang trại nuôi ḅ, nuôi cá và ḷ giết mổ gia súc ở phường 5, Sóc Trăng. Nhà hàng Cánh Buồm trên đường Lê Duẩn và tiệm cà phê Cánh Buồm Xanh rất lớn ở đường Nguyễn Văn Linh đều là của ông. Ngoài ra, ông c̣n đầu tư kinh doanh nhiều mặt hàng khác tại Cần Thơ.


    Về kinh tế của gia đ́nh ông Đinh Văn Mười, phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Sóc Trăng, các phóng viên được biết trước đây ông có một căn nhà trên đường Phan Chu Trinh, phường 1, Thành phố Sóc Trăng. Năm 2007, ông bán căn nhà đó cho một chủ doanh nghiệp với giá 7.5 tỉ đồng rồi về đường Lê Duẩn, phường 9, mua đất xây một ngôi biệt thự rất bề thế, trị giá lên tới nhiều tỉ đồng. Theo lời khai của ông Nguyễn Thanh Lèo, ông đă nhiều lần chơi cờ ăn tiền với ông Mười và bị thua đến 2.5 tỉ đồng nhưng chỉ mới trả được 1.9 tỉ. Nơi hai ông thường sát phạt nhau là các quán cà phê trong Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt và tại nhà của bà Ngô Huệ Phấn, đại lư vé số trong Khu đô thị 5A.
    Trước những sai phạm của các ông Nguyễn Thanh Lèo, Trần Văn Tân và Đinh Văn Mười, hầu như lănh đạo các sở liên quan và lănh đạo chính quyền địa phương đều giữ thái độ mềm dẻo với lư do: "Chờ cơ quan điều tra báo cáo cụ thể mới có cơ sở để xử lư". Tuy nhiên, dư luận dân chúng rất e ngại khi các ông này có quan hệ rất gần gũi với một số cán bộ cao cấp trong tỉnh.

    Cùng học bổ túc văn hóa
    Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, ông Lèo và ông Tân đều là học viên bổ túc văn hóa của tỉnh Sóc Trăng và cùng học đến lớp 9. Tuy nhiên sau đó, cả hai đều có những bước tiến về công danh khá ly kỳ.
    Vào thời điểm những năm 1990, ông Lèo là cán bộ của huyện Thạnh Trị, sau được về làm trưởng ban điều hành vận tải, Giám đốc Công ty GTVT, trưởng ban quản lư các dự án đầu tư xây dựng thị xă Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng).
    Trong khoảng thời gian này, ông cũng từng đảm nhiệm chức Bí thư Đảng ủy phường 6, thị xă Sóc Trăng, từng ứng cử vào BCH Đảng bộ thị xă liên tiếp trong hai nhiệm kỳ từ 2000-2010 và được đề bạt chức Phó chủ tịch UBND thị xă nhưng không được ủng hộ.
    Khi đang làm Bí thư Đảng ủy phường 6 th́ ông được cất nhắc lên làm Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng.

    Về ông Tân, cũng báo Tuổi Trẻ cho biết, ban đầu chỉ là tài xế của Sở Thương mại tỉnh Sóc Trăng. Sau đó nhờ cưới được con của một "đại gia", ông ta liên tiếp được cất nhắc lên làm quản đốc nhà máy bia Sài G̣n-Sóc Trăng, làm hiệu phó trường Kỹ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải rồi leo lên làm giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe loại 3 của tỉnh.

    "Vua" chiếm đất
    Ông Nguyễn Thanh Lèo hiện đang sở hữu một ngôi biệt thự trị giá hàng chục tỷ đồng cùng khu đất rộng hơn 1,000 mét vuông nằm sát quốc lộ 1A, thuộc phường 2, Thành phố Sóc Trăng.
    Tuy nhiên, khu đất gia đ́nh ông Lèo đang ở chính là đất mà ông Lèo đă chiếm đoạt của gia đ́nh ông Lâm Văn Tú trong suốt hơn 20 năm qua.
    Theo báo Tiền Phong và Kinh tế Nông thôn cùng đăng tải, gia đ́nh ông Lâm Văn Tú được thừa kế của cha mẹ một khu đất rộng 4,000 mét vuông với đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
    Năm 1981, ông Tú cho ông Lê Văn Điều, cán bộ công ty GTVT thị xă Sóc Trăng mượn tạm căn nhà trên khu đất này để ở. Năm 1989, ông Lèo khi đó là giám đốc công ty GTVT thị xă Sóc Trăng làm đơn xin đất và được UBND thị xă tạm cấp 250 mét vuông ngay trên khu đất của gia đ́nh ông Tú. Cùng thời gian này, ông Điều lại lén lút bán cho ông Lèo gần 2,000 mét vuông đất "sống nhờ" của gia đ́nh ông Tú với giá 1,8 triệu đồng. Sau đó, ông Lèo tiếp tục chiếm hết số đất của ông Tú và "bán lại" 300 mét vuông cho cơ quan của ḿnh là công ty GTVT thị xă để xây trụ sở.
    Năm 1994, sau nhiều lần ông Tú kiện cáo, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành quyết định số 545/QĐ-HC, công nhận quyền sở hữu của ông Tú và ra lệnh cho ông Lèo cùng những người liên quan phải thỏa thuận về việc đền bù cho ông Tú. Những người liên quan đă thỏa thuận xong, riêng ông Lèo vẫn chiếm hơn 1,600 mét vuông đất của ông Tú để xây ngôi biệt thự đó mà không nói năng ǵ cả. Theo dân chúng cho biết, ông Lèo có "biệt tài" săn lùng đất đai. Hiện ông đang chiếm hữu nhiều lô đất thuộc các dự án, sau đó bán lại để hưởng lăi hoặc tiền đền bù. Ngoài ra, ông cũng "vay nợ" của nhiều người khác với số tiền lên tới18 tỷ đồng nhưng mới trả được 10 tỷ đồng th́ bị bắt về tội đánh cờ ăn tiền như trên đă nói.

    II. Đồng bào nghèo ở Sóc Trăng
    Thưa quư bạn, như phần mở đầu chúng tôi đă tŕnh bầy, Sóc Trăng là một tỉnh không lấy ǵ làm giàu có cho lắm, ruộng đất ít, không thẳng cánh c̣ bay như ở Bạc Liêu giáp giới với nó. Đất lại xấu, trồng lúa không tốt. Nhất là huyện Vĩnh Châu, cả huyện có 163,918 nhân khẩu (dân số năm 2011) th́ có tới hơn 10,000 người "đă bị mù", c̣n con số "sắp bị mù" chưa biết rơ là bao nhiêu nhưng được quư vị Việt kiều ở Mỹ, Úc, Canada có ḷng từ thiện giúp đỡ, hoặc đóng góp cho họ mổ mắt, hoặc trao quà cho họ, t́nh trạng cũng đỡ phần nào.


    Hôm 26/12/2011, như thông lệ hằng năm, tôi theo anh em trong tuần báo Văn Nghệ bên Úc đi giúp đồng bào nghèo tại các tỉnh, như Rạch Giá, Sóc Trăng, Cần Thơ, Long An, Bảo Lộc...; các trại tâm thần ở Di Linh, Lâm Đồng…; các trại mồ côi ở ngoài Trung rồi sang Biển Hồ Campuchia. Theo tôi thấy, hai nơi mà các đồng bào nghèo khổ của chúng ta đông nhất là ở Biển Hồ Campuchia và tại Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng.
    Tại sao đồng bào gốc Việt ở Biển Hồ lại nghèo quá mức đến như vậy? Bởi v́ như quư bạn đă biết, Biển Hồ là một cái "biển" nước ngọt rất lớn, chiều dài lúc cạn tới 342 km (lớn hơn chiều dài từ Sài G̣n xuống tới Cà Mau); chiều ngang chỗ rộng nhất là 120 km, c̣n chỗ hẹp nhất là 34 km. Lớn như thế nhưng tới mùa mưa, diện tích tăng gấp 6 lần.
    Nước của Biển Hồ Campuchia được cung cấp bởi con sông Mekong, phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng chảy xuống, qua Trung Quốc, qua Miến Điện (Myanmar), qua Thái Lan và Lào, xuống tới Campuchia, chứa vào Biển Hồ rồi theo sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) của Việt Nam đổ ra biển.
    Những năm trước đây Biển Hồ nhiều cá vô cùng, có thể nói đó là cái "vựa cá", nuôi sống 1/3 dân số Campuchia với 13.5 triệu người (số liệu năm 2009), ấy là chưa kể số cá từ Biển Hồ hay từ sông Mekong đưa xuống sông Tiền và sông Hậu Việt Nam.
    Nay th́ gần như hết rồi. Bọn bành trướng Trung Quốc dự định xây 14 cái đập thủy điện trên sông Lan Thương, tức thượng nguồn của sông Mekong. Chúng mới xây được 4 đập mà Biển Hồ đă vô cùng cạn kiệt, cá không c̣n nữa, xe có thể chạy trên mặt đất khô rang mà cách đây 2 hay 3 năm đă từng là đáy hồ.
    Năm kia, chúng tôi sang Campuchia, buổi trưa sơ Thu và sơ Vân cho chúng tôi ăn cơm với cá. Năm ngoái, chúng tôi sang Campuchia, các sơ cho ăn cá với thịt heo kho, mua của thuyền Campuchia đi bán dạo. Năm nay, chúng tôi sang, chỉ có thịt heo kho và canh "chạy qua hàng rau" mà thôi. Tôi hỏi: "Biển Hồ hết cá rồi hay sao, sơ?". Sơ trả lời: "Hết rồi, chính quyền Campuchia đang có kế hoạch đưa dân lên sống trên đất liền, người Việt Nam ḿnh chẳng có giấy tờ ǵ cả, không phải Campuchia mà cũng chẳng phải Việt Nam, không biết lúc đó sẽ làm sao đây".
    Sẽ làm sao đây? Không thể biết được. Thôi th́ lá lành đùm lá rách, mỗi năm sang Campuchia một lần, đem quà của độc giả qua phát cho đồng bào, coi như giúp họ "sống tạm" ít lâu chứ biết làm thế nào bây giờ?


    C̣n về đồng bào mù ở huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, ngoài những người mù ra, tôi c̣n thấy có những gia đ́nh thuộc hoàn cảnh rất tội nghiệp. H́nh dưới đây là một chị phụ nữ mà chồng bị suy thận ở thời kỳ cuối, không tiền thuốc men, chỉ nằm chờ chết, trong khi đó th́ hai đứa con c̣n nhỏ của chị đều bị tâm thần. Lúc chúng tôi chụp h́nh, một đứa cứ gào la và liên tục đập tay lên đầu trông rất kỳ lạ. Nếu bất cứ một người mẹ nào gặp hoàn cảnh của chị th́ cũng phát điên lên được, chết c̣n sướng hơn. Cùng trong tấm h́nh với chị là hai ông bà già và cô con gái của họ, cả ba đều mù. Chúng tôi hỏi, ông bà cho biết nhà có ba người, ông bà mù trước do làm hành, rồi đến cô con gái cũng mù do làm hành. "Bị mù như vậy th́ lấy ǵ mà sống hả bác?". "Ai cho đồng nào th́ ráng mà sống chớ biết sao bây giờ...".

    C̣n nhiều, c̣n nhiều hoàn cảnh đáng thương khác mà tôi không thể kể hết. Họ sống nhờ vào ḷng từ thiện của quư vị độc giả. Theo tôi nghĩ, nếu các ông "quan" ở nơi quê hương nghèo khó đó cũng có tấm ḷng từ thiện như quư vị, thay v́ đánh cờ tướng mỗi ván ăn thua nhau từ 1.5 tới 5 tỉ đồng để rồi bị bắt, họ bỏ ra 1 triệu đồng là có thể mổ mắt cho một đồng bào của họ thoát khỏi bị mù. Một tỉ đồng tức 1,000 triệu đồng, có thể mổ mắt cho 1,000 bệnh nhân. Năm tỉ đồng tức 5,000 triệu đồng, có thể mổ mắt cho 5,000 bệnh nhân. Cứu cho 5,000 người thoát khỏi bị mù chẳng sướng hơn chơi một ván cờ để rồi bị bắt và bị cách chức, mang tiếng mang tăm hay sao?
    Nói vậy th́ nói chứ đối với mấy ông "quan", họ chỉ ăn của người khác thôi chứ bỏ ra cho người khác một đồng c̣n khó hơn con lạc đà chui qua cái lỗ kim.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà: Việt Nam

    Chuyện Bên nhà: Việt Nam
    Đổ tội cho dân, bàn tay không thể che nổi mặt trời
    - Văn Quang



    Bước vào đầu năm Nhâm Th́n, tôi gặp ngay hai cái "số xui". Mới ngày 5 Tết, bỗng dưng bị cái mụn bọc ở đầu. Tôi cố chịu đựng xem t́nh h́nh diễn biến ra sao. Bởi thật sự, ở Việt Nam, tôi cũng như nhiều người dân khác, sợ nhất là phải đi bệnh viện và thứ hai là phải đến 'xin cho" ở một cơ quan công quyền nào đó, bất kể là việc ǵ.
    Bà con hàng xóm khuyên tôi nên đến gặp bác sĩ ngay kẻo như ông bạn tôi ở Santa Ana nằm lăn quay ra rồi sáng hôm sau mới đi bệnh viện là hết thuốc chữa. Nhưng quả thật là nỗi sợ đi bệnh viện của tôi lớn hơn nỗi lo nằm quay cu lơ v́ nó chưa đến. Cũng may, lại có cái hên là ba hôm sau th́ cái mụn bọc dần biến mất.
    Rồi lại cũng bất ngờ, đêm 9 tháng Giêng âm lịch, khoảng hơn 2 giờ sáng, bà xă tôi lại kêu đau ở ngực, không thể nào cục cựa được. Bà ấy vốn có "tiền sử" về bệnh tim mạch. Cơn đau kéo dài, đau khủng khiếp. Nằm nghiêng qua trái qua phải đều phải nâng dậy và cơn đau lại trỗi dậy mạnh hơn khiến người phát sốt. Nhà chỉ có "hai ông bà già" nên tôi bốc máy định gọi xe cấp cứu. Nhưng có lẽ bà xă tôi cũng có "cái tật" sợ bệnh viện như tôi nên bà xua tay, nói để gần sáng hăy đi. Tôi đành nhượng bộ và nằm làm "lính gác" v́ cũng tin là có bệnh viện tư gần nhà, đi xe chỉ mất 10 phút. Tuy nhiên, sáng sớm hôm sau cũng phải đưa vào bệnh viện và vào ngay pḥng cấp cứu. Có cho ăn kẹo tôi cũng không dám đến bệnh viện công.

    Mua nhà 300 tỉ, nhưng không chịu chữa cái máy siêu âm
    Ở pḥng cấp cứu không phải chờ lâu với cái giá khám bệnh phải trả gấp đôi ở ngoài. Sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ ở pḥng này cho về nhà, hẹn 1 tuần sau khám lại. Tôi thấy hơi lo, v́ bệnh tim mạch khá nặng có thể "ra đi" bất cứ lúc nào. Như hai ông bạn hàng xóm của tôi ở Lộc Ninh, đang khỏe mạnh, chỉ bị một cơn đột quỵ là đi luôn. Có ông đă ra đến pḥng khám bệnh của một trạm y tế của đồn biên pḥng gần đó, nhưng sau khi được bác sĩ khám xong về đến nhà là tắt thở luôn. Đó cũng là lư do tại sao tôi phải rời bỏ Lộc Ninh. Bởi nó xa bệnh viện mà ḿnh có thể tin tưởng được. Sống ở nhà quê mát mẻ, rộng răi thích hợp với lớp tuổi về chiều, nhưng điều kiện về y tế và đôi khi về an ninh không được bảo đảm. Có khi lại bị một cú như ông Vươn ở Tiên Lăng th́ phiền.
    Về nhà, đến chiều, bệnh t́nh của bà xă tôi không bớt mà c̣n nặng thêm. Vừa đau ngực hơn vừa sốt cao. Tôi nhảy vào internet, chỉ cần đánh hai chữ "đau ngực" là chỉ nửa phút sau đă thấy một chẩn đoán giống hệt bệnh t́nh của bà xă. Tôi in lại cẩn thận để may ra có thể trợ giúp cho ông bác sĩ chẩn đoán. Sáng hôm sau, tức tốc trở lại bệnh viện đó để t́m gặp ông bác sĩ quen vẫn khám chữa bệnh cho chúng tôi từ nhiều năm trước, tất nhiên cũng ch́a ra tờ giấy tôi đă in sẵn. Ông bác sĩ này khám lại và tôi hiểu ư kiến của ông khác với ông bác sĩ ở pḥng cấp cứu hôm qua, nhưng không tiện nói ra, ông cho đi siêu âm. Pḥng siêu âm khá đầy đủ máy móc. Nhưng có chuyện khôi hài nhất là máy siêu âm "hiện đại" này có thể chẩn đoán trên màn h́nh, nhưng... nó không chịu in kết quả để bệnh nhân mang trở lại cho bác sĩ điều trị.
    Một ông, có lẽ là y tá, thản nhiên nói: "Máy hư, chỉ không chịu in chứ không có vấn đề ǵ". Sau đó, ông ta lấy tờ giấy, nh́n vào màn h́nh, ghi vội lại vài ḍng theo kết quả đưa cho bệnh nhân. Chính ông bác sĩ quen với chúng tôi cũng phải lắc đầu: "Chủ bệnh viện mới mua thửa đất hơn 300 tỉ đồng để phát triển thêm bệnh viện mà có cái máy siêu âm không chịu sửa".
    Vâng, thưa bạn, mỗi lần đến bệnh viện này, chúng tôi phải đi qua miếng đất bệnh viện mới mua. Tôi không nói rơ tên bệnh viện này để tránh ngộ nhận. Trước đó, nó là một dăy phố dài ngay mặt đường, nay đă phá đi, đang xây dựng những khu nhà mới rất "hoành tráng" nới rộng bệnh viện gấp đôi, tất nhiên là với mục đích kinh doanh. Chắc chắn là để cạnh tranh với một số bệnh viện thường được gọi là "quốc tế" khác, đang có thời cơ lớn làm ăn ở Việt Nam. Cứ nghe thấy "quốc tế" là tạo được thêm chút niềm tin với bà con ở Việt Nam rồi, dù cái giá phải trả thêm cho cái tên "quốc tế" chẳng rẻ chút nào.
    Nh́n qua cung cách này, tôi nhận ra một điều rất thực tế, rất "con buôn" là bệnh viện nghĩ đến việc kinh doanh kiếm tiền nhiều hơn là việc đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho bệnh nhân. Ngoài mặt th́ "hoành tráng, vĩ đại" mà trong ruột th́ như cái máy siêu âm chạy cà rịch cà tàng, không thèm sửa. Kiểu này, gọi đúng nghĩa là treo đầu dê, bán thịt chó.

    Những điều người dân Việt đang chờ đợi
    Cũng nhờ những giờ chờ đợi người nhà khám bệnh này, tôi có dịp ngồi "nói chuyện đời" với mấy ông bà là thân nhân của bệnh nhân khác. Ngồi trong cái câu lạc bộ tương đối khang trang của bệnh viện, tôi có dịp tiếp chuyện với vài ông bà coi bộ cũng là thành phần khá. Có ông đầu tóc đă bạc, là nhà giáo đă nghỉ hưu; có anh trẻ tuổi làm nghề buôn bán xe; có bà là chủ cửa hàng tạp hóa chắc cũng khá lớn; có chị làm ở một công ty nhỏ đưa chồng đi mổ. Thành phần được gọi là "cán bộ" ít khi đến những bệnh viện này, họ quen biết và có thể có những ưu đăi ở các bệnh viện công khác. Ông giáo già cầm tờ báo hằng ngày trên tay, ông đă đọc qua khá nhiều mục. Bà chủ cửa hàng tạp hóa sau khi "tiếp thị" với chúng tôi bằng cái thiệp quảng cáo hiệu buôn, bèn lịch sự trả tiền cà phê cho mọi người. Bà đưa con gái vào siêu âm và cũng cười sặc lên v́ cái máy siêu âm không chịu in t́nh trạng bệnh nhân. Ông giáo già đưa tờ báo cho tôi:
    - Ông đọc đi, trong này có bài được lắm, viết về vụ Tiên Lăng. Họ nói đó là "làn sóng ngầm" của những cơn băo tố trong ḷng dân đă xuất hiện, nếu như sự việc không được nhanh chóng giải quyết một cách thấu t́nh đạt lư.
    Tôi nói là đă đọc qua trên internet ngay từ 5 giờ sáng. Bà chủ hàng táp hóa liền đỡ lấy tờ báo:
    - Bác cho tôi mượn, tôi cũng đang muốn xem vụ đó đến đâu rồi. Mấy "ông chính quyền" này làm ăn lộn xộn quá.
    Mấy người ngồi cùng chăm chú lắng nghe. Tôi biết chắc chắn đa số người dân vẫn đang chăm chú theo dơi vụ nhà ông Vươn ở Tiên Lăng. Mấy hôm trước ngồi ở quán bánh ḿ Ḥa Mă bên lề đường Cao Thắng, mấy anh công tư chức cũng râm ran bàn về chuyện này. Đây có thể coi như một "scandal" lớn nhất đang được toàn thể xă hội rất quan tâm. Sự việc xảy ra đă được nhiều trang báo trong nước cũng như các cơ quan thông tin nước ngoài mô tả rất rơ.
    Một số sự việc khác mà người dân đang chú ư là những "lễ hội truyền thống" ở Việt Nam, bây giờ người Việt Nam đi lễ chùa cầu mong điều ǵ? Công danh trước, tài lộc sau. Rồi đến vụ 309 du khách Nga bị công ty Landa Tour của Nga vỡ nợ, bỏ rơi du khách Nga ở Mũi Né, Phan Thiết. Vụ Hà Nội thay đổi giờ đi về của học sinh, sinh viên có thể gây ra nhiều xáo trộn trong nhiều gia đ́nh. Rồi việc đánh thuế xe, thu phí trong giờ "cao điểm"... nói tóm lại là giải quyết vấn đề kẹt xe. Sau đó là việc ngân hàng nhà nước đưa ra một số biện pháp hành chánh về lăi suất đầu vào đầu ra mà chưa mang lại kết quả khả quan nào để góp phần làm giảm lạm phát, chưa nói đến giảm đến mức c̣n 9 hoặc 9,5%. Trong khi giá cả các mặt hàng sinh hoạt sau Tết vẫn cứ leo thang chứ không hề giảm bớt như mong đợi. Đặc biệt là giá gas lại tiếp tục tăng sau cú tăng đúp vào đầu năm Dương lịch, với mức tăng đến 42.000 đồng một b́nh 12kg trong những ngày đầu năm nay mà chưa thấy ông quản lư thị trường nói năng ǵ.
    Tôi không thể bàn hết mọi chuyện trong kỳ báo. Xin tuần tự bàn từng chuyện.

    Ch́m xuồng hay giảm tội cho ai?
    Trước hết là chuyện ở Tiên Lăng. Chắc tôi không cần phải tường thuật lại chi tiết vụ án đang làm chấn động dư luận trong cũng như ngoài nước, bạn đọc đă hiểu rơ sự việc rồi. Tôi đi vào câu chuyện thực tế của người dân.
    Trong khi ông Giáo già trầm ngâm với khói thuốc lá th́ anh thanh niên bắt chuyện:
    - Nghe tức lộn cả ruột. Làm cái ǵ mà rầm rộ đến "cưỡng chế" như đi đánh giặc, rồi c̣n phá nhà của người ta rồi lại bắt đi tù. Thế th́ "thằng dân" nó ức quá, nó phải phản ứng lại cũng không có ǵ là lạ.
    Tôi không biết anh thanh niên này định nói với tôi hay người khác. Và sống ở đây, tôi thích nghe người khác hơn là "làm tài khôn" phát biểu sự hiểu biết của ḿnh. Ông giáo già nh́n tôi rồi lắc đầu:
    - Tôi cho rằng làn sóng ngầm của bài báo kia không chỉ có ư ám chỉ sự công phẫn của người dân lương thiện mà đó chính là sự chờ đợi cách giải quyết như thế nào, có "ch́m xuồng" hay cố t́nh kéo dài thời gian để làm nhẹ bớt tội cho mấy anh quan hà hiếp dân hay không. Tùy theo cách hành xử của chính quyền mà "làn sóng ngầm" đó sẽ lớn hay nhỏ, có được "nuôi dưỡng" trong ḷng người dân khắp nơi hay không chứ không riêng ǵ Hải Pḥng hay Tiên Lăng. Bây giờ "quy mô" của nó đă vượt ra nhiều ranh giới rồi.
    Bà chủ hàng tạp hóa vung tay trên tờ báo:
    - Đến nước này mà "ch́m xuồng" làm sao được? Có là loạn. Tôi thấy báo nào và người dân nào cũng nói chính quyền Tiên Lăng sai bét, Thành phố Hải Pḥng cũng sai luôn khi ông Phó chủ tịch thành phố khẳng định việc phá nhà anh Vươn là do dân vào phá v́ họ quá bất b́nh với hành vi của những người dùng vũ lực chống lại chính quyền. Dân nào phá, chỉ ông ấy phá th́ có. Tôi mà là dân ở cái xă này, tôi kiện ông này về tội vu khống.
    Đi tù hết cả đám. Phải không ông?
    Bà phát biểu mộc mạc, chân thật đúng theo cái lối "làm ăn" của bà. Nhưng bà có ư hỏi ông giáo đầu bạc nên tôi chỉ lắng nghe.

    Có trường hợp "giảm khinh" hay không?
    Ông giáo, có lẽ mắc "bệnh méo mó nghề nghiệp" thích "lên lớp", thích giảng dạy hết suy nghĩ của ḿnh nên ông gật gù rồi chậm răi nói:
    - Kể ra chính phủ bây giờ cũng... hơi bị kẹt. Một mặt, nếu điều tra ra những ông "cán bộ" sai phạm lớn, có ư đồ dùng mọi mánh khóe, mọi quyền lực, lấy đất cho người nhà thuê, có chấm mút ǵ vào đấy th́ tất nhiên phải xử thật nặng. Một mặt, gia đ́nh ông Vươn, dùng vũ khí chống lại người thi hành công vụ th́ cũng phải phạt, luật pháp nước nào cũng thế thôi. Nhưng trong trường hợp này, phạt như thế nào cho hợp t́nh hợp lư mới là cái khó? Ông Vươn có được hưởng trường hợp "giảm khinh" hay không? Bởi sự chống lại của người dân là do bị đè nén, bị tước đoạt, bị áp chế chứ không phải v́ tư lợi. Họ có "lư do chính đáng" cũng như cuộc cách mạng nào cũng do từ sự bị đàn áp.
    Tôi thấy ư kiến của ông giáo khá sâu sắc, nên góp chuyện cho vui:
    - Nhiều cơ quan đă "vào cuộc", từ Mặt trận Tổ Quốc đến Thanh Tra Chính Phủ, Bộ Công An và Thủ Tướng chính phủ cũng đă ra lệnh điều tra. Rất nhiều nhân sĩ, trí thức và hầu hết tầng lớp nhân dân đă lên tiếng. Chỉ vài ngày sau vụ việc, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đă lên tiếng với báo giới, ông cho rằng việc người dân dùng ḿn, vũ khí tự chế để chống người thi hành công vụ là bất thường. Ông đặt câu hỏi phải chăng chính quyền địa phương đă có những sai sót? Cựu thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường Đặng Hùng Vơ cũng lên tiếng khẳng định lănh đạo huyện tiên Lăng đă làm sai pháp luật khi cưỡng chế đất và phá nhà của gia đ́nh anh Đoàn Văn Vươn. Vào ngày 17 tháng 1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă yêu cầu Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hải Pḥng phải làm rơ sự việc và sớm báo cáo thủ tướng chính phủ. Nhiều luật sư cũng đă phân tích sự lạm quyền và có thể có điều mờ ám và các luật sư này sẵn sàng biện hộ cho gia đ́nh ông Vươn... Tuy nhiên cho đến nay, hầu như toàn bộ Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Thành phố Hải Pḥng, UBND huyện Tiên Lăng và UBND xă Vinh Quang vẫn cố t́nh chứng minh rằng họ đă làm đúng, cưỡng chế đúng pháp luật, không phá nhà ông Vươn và cũng không biết ai đă ăn trộm hết tài sản trong khu đầm của ông Vươn sau khi nhà đă bị phá và do xă quản lư. Theo phóng viên báo chí đến tận nơi thống kê th́ toàn bộ 5.000 con cá vược loại 1-1,5 kg/con, 7.000 con cá trắm, trọng lượng 2-3 kg/con, 3.000 con cua giống đă bị đánh bắt hết. Tính tổng trị giá cá nuôi đă lên tới hơn 1,5 tỉ đồng, chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối.

    Từ UBND TP đến huyện xă đều ra sức bảo vệ nhau
    Cô thư kư công ty xen vào:
    - Các bác xem, đến hôm nay mà "người phát ngôn" UBND huyện Tiên Lăng (Hải Pḥng) khẳng định việc thu hồi đất của gia đ́nh ông Vươn hoàn toàn đúng đắn và đoàn cưỡng chế không ra lệnh cũng như không có ai tham gia việc phá nhà dân.
    Cô trưng ra một bài báo, nói tiếp:
    - Sáng nay (02 tháng 2), văn pḥng UBND huyện Tiên Lăng Ngô Xuân Khánh đă trả lời trực tiếp trên Đài tiếng nói Việt Nam (kênh VOV1) vụ cưỡng chế đất của gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn rằng: "Chúng tôi dám khẳng định rằng việc thu hồi đất của huyện Tiên Lăng hoàn toàn đúng đắn và đúng theo quy định của pháp luật. Ông Vươn được giao đất từ năm 1993, thời hạn 14 năm và đến nay đă hết thời hạn. Căn cứ quy định, chúng tôi sẽ phải thu hồi đất. Trên cơ sở đó, chúng tôi chuyển h́nh thức từ giao đất cho anh Vươn sang thuê đất... Việc cưỡng chế đă được thực hiện và có những vấn đề đáng tiếc xảy ra. Chúng tôi cực lực lên án hành động côn đồ, quá manh động, chống người thi hành công vụ và đặc biệt việc thực hiện đă có kế hoạch, có tổ chức và đă sử dụng vũ khí nóng, với âm mưu giết người...".
    Nói như thế tức là cái Ủy Ban này muốn kết tội ông Vươn thật nặng như một tổ chức "phản loạn" với khung h́nh phạt cao nhất, có thể lên mức tử h́nh.
    C̣n ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND thành phố Hải Pḥng, nói với báo chí chiều 1/2 về vụ cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lăng và ông kết luận: "Nếu có dấu hiệu sai phạm của cơ quan, cá nhân nào th́ xử lư không bao che. Quan điểm của tôi rơ ràng, cứ theo luật mà làm. Ai sai th́ xử lư người đó, c̣n việc chống người thi hành công vụ th́ phải xử lư".
    Anh thanh niên ph́ cười:
    - Nói như ông chủ tịch th́ như đánh bùn sang ao thôi. "Cứ theo luật mà làm, ai sai th́ phải xử lư" là chuyện tất nhiên rồi, ai chẳng biết, ai chẳng nói được. Vậy là có nói cũng như không. Đúng là ông này xứng đáng làm chủ tịch v́ khôn hơn ông phó chủ tịch của ông đă đổ tội cho dân phá nhà ông Vươn làm dân phẫn nộ.

    Có lấy lại được niềm tin của dân hay không?
    Thưa bạn đọc, cho đến khi tôi viết bài này vào ngày 03/2/2012, được tin trong tuần tới (từ 06 đến 10/2), ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ chủ tọa cuộc họp với một số cơ quan chức năng ở trung ương và UBND thành phố Hải Pḥng để "chỉ đạo, giải quyết vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xă Vinh Quang (Tiên Lăng)".
    Nhưng nh́n qua những diễn biến trên đây, hẳn bạn đọc đă nhận thấy, hầu như tất cả những cấp chính quyền từ xă đến thành phố có liên quan trong vụ cưỡng chế và phá tan hoang nhà ông Vươn, làm mất trọn vẹn gia sản nhà ông Vươn đều đồng ḷng bênh vực nhau từ trên xuống dưới, khác hẳn lại với dư luận của người dân. Và, có điều chắc chắn rằng họ đang đổ tội cho người dân phá nhà, người dân ăn cướp tài sản, người dân chống lệnh nhà nước... Nhưng bàn tay không thể che được mặt trời và đổ tội cho dân chỉ làm bất b́nh thêm, làm mất ḷng tin của dân mà thôi. Đă có hàng trăm người dân làm chứng cho những oan khuất của gia đ́nh ông Vươn.
    Người dân đang chờ đợi những cuộc điều tra và kết luận của chính phủ Việt Nam về vấn đề này nhất là cách giải quyết vấn đề ra sao để lấy lại niềm tin của người dân.

    Văn Quang
    Viết từ Sài G̣n, 03/2/2012

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Những con người táng tận lương tâm

    Thời Báo Online
    The Vietnamese Newspaper
    Đoàn Dự ghi chép

    I. Chuyện hai mẹ con người đàn bà tàn tật



    Đậu xe gắn máy ở chân cầu vượt, chỗ giao nhau của con đường dẫn vào cây cầu mới Cần Thơ với quốc lộ 54, các phóng viên hỏi thăm đường tới nhà của hai mẹ con người đàn bà tật nguyền. Chị Huỳnh Thị Ánh Nguyệt, cán bộ phụ trách công tác chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em của xă Đông Thành, huyện B́nh Minh, tỉnh Vĩnh Long, nhiệt t́nh dẫn mọi người đến nhà người đàn bà bất hạnh đó.
    Từ trụ sở UBND xă Đông Thành đi thêm khoảng 500 mét trên quốc lộ 54 là con đường đất dẫn vào ấp Đông Ḥa 2. Ở gần cuối ấp có một căn nhà lợp tôn, nền gạch tàu nứt nẻ, rộng khoảng 30 mét vuông, là nơi trú mưa, tránh nắng của mấy mẹ con, bà cháu chị Phạm Thị Hoàng.
    Nh́n thấy chị Hoàng, khó ai có thể tưởng tượng được người đàn bà tật nguyền này và đứa con gái lại có thể ḅ lết trên các vườn để làm cỏ thuê khắp nơi trong xă. Chị Nguyệt nói với giọng thương xót: "Đường xá mấp mô như vậy nhưng hai mẹ con chị Hoàng vẫn phải ḅ đi làm, nếu không th́ đói, cháu ngoại không có tiền mua sữa. Những tháng mùa khô c̣n đỡ chớ mùa mưa, hai mẹ con ḅ đi, chiều tối ḅ về, tới nhà th́ từ đầu xuống chân lấm lem như trâu nằm vũng, ai thấy cũng thương".

    Nghe báo có khách đến thăm, chị Hoàng dùng hai tay, hai chân chậm răi lết ra, ngồi thở dốc trên nền nhà. Chị kể: "Tui năm nay 52 tuổi. Hồi mới lọt ḷng, hai chân tui đă bị teo cơ, co quắp nên lớn lên không đi đứng được như các trẻ em b́nh thường. Tui chỉ ngồi một chỗ. Nhưng tới 9-10 tuổi, thấy những đứa trẻ trạc tuổi tui chạy nhảy khắp nơi, tui bèn tập lết đi bằng hai tay, hai chân". Chị kể tiếp: "Nhà tui đông anh em nhưng ai cũng bị tàn tật từ nhỏ. Lúc đầu những người ác miệng nói có lẽ tại cha mẹ tui bạc phước, sinh ra các con đứa nào cũng tật nguyền. Nhưng những năm sau này, mấy người cán bộ y tế giải thích rằng anh chị em tui bị nhiễm chất độc màu da cam. Họ nói hồi xưa khi c̣n chiến tranh, khu vực xă Đông Thành thường bị máy bay rải chất độc đặng khai quang, gia đ́nh tui là một trong số hàng trăm gia đ́nh vùng này bị nhiễm thứ chất độc ác hại đó. Má tui chỉ có 700 mét vuông vườn trồng bưởi, mỗi năm tiền bán bưởi không đủ mua gạo và thuốc men cho mấy anh chị em tui, nên tui phải lết đi làm cỏ mướn kiếm thêm tiền mua gạo".
    Suốt bao năm qua, chị Hoàng ḅ lết khắp nơi để làm cỏ mướn kiếm tiền, cả ấp Đông Ḥa 2 và dân chúng trong xă Đông Thành, huyện B́nh Minh, tỉnh Vĩnh Long ai cũng biết. Chị làm cỏ rất sạch nên người ta cho thêm tiền hay giúp ít gạo, chẳng ai nỡ hẹp ḥi với chị.
    Nhưng đến khoảng giữa năm 1987, mọi người trong ấp phát giác ra cái bụng chị Hoàng tự dưng lùm lùm. Chuyện này gây những tiếng xầm x́ chê trách của dân chúng trong ấp, bởi v́ không ai có thể ngờ được chị Hoàng vừa nghèo khổ vừa tật nguyền như vậy mà lại... mang bầu!
    Cái bụng chị Hoàng ngày càng lớn th́ dư luận trong xă càng râm ran. Nhưng họ bàn th́ bàn vậy thôi chớ bà con đều thông cảm, họ nghĩ chị Hoàng thân thể không b́nh thường song bản năng của phụ nữ th́ ai cũng khao khát có một đứa con để bế ẵm hoặc an ủi lúc tuổi già.
    Từ sự suy nghĩ rộng lượng như vậy nên nhiều bà con trong ấp thường hay cho chác chị những lúc chị đau yếu, không đi làm mướn được. Cho đến khi trẻ con trong ấp đồn um lên ai là tác giả của cái bào thai trong bụng chị Hoàng th́ cả xă đều ngạc nhiên, không ngờ cái gă hàng xóm đàng hoàng, gia đ́nh khá giả như vậy mà lại tằng tịu với chị. Gă ăn nằm lúc nào? Bởi v́ gă cũng có vợ con và nhà ở gần nhà chị. Nếu ban đêm gă ṃ qua th́ vợ gă biết liền. Chị đi làm cỏ cho người ta tối ngày, có lẽ gă hăm hại chị ở ngoài vườn, những lúc vắng người. Thân thể tàn tật, bị gă ăn hiếp chị không chống cự lại được cũng là chuyện thường.
    Cả xóm đều biết tác giả của cái bào thai nhưng chị Hoàng phải nói ra th́ xă ấp và Hội Phụ nữ mới có lư do bắt buộc gă phải có trách nhiệm đối với chị được. Họ ra sức khuyên nhủ chị làm đơn tố cáo hay ít nhất cũng cho Hội Phụ nữ biết rơ câu chuyện để họ can thiệp. Nhưng dù khuyên thế nào chị Hoàng cũng vẫn làm thinh. C̣n gă đàn ông kia th́ ra vẻ ta đây là người đứng đắn, không thèm để ư đến “con mụ nghèo nàn”, tàn tật. Gă đánh tiếng rằng hễ ai nói bậy bạ, vu oan giá họa cho gă th́ sẽ biết tay gă.
    Qua năm 1988, chị Hoàng sanh một đứa con gái, đặt tên là Phạm Thị Pha - theo họ mẹ v́ nó không có cha. Những người quen biết nói rằng bé Pha mặt mũi xinh xắn, dễ thương, da trắng giống "bố" nhưng mắc chứng vẹo xương sống, hai chân bị teo giống như mẹ, lớn lên sẽ không đi được.
    Sau khi sinh con gái, chị Hoàng một thân một ḿnh nuôi con và vẫn phải ḅ lê đi làm việc nọ việc kia để kiếm miếng ăn.
    Cứ tưởng nghèo khổ như vậy th́ chị Hoàng cũng yên phận một bề. Không ngờ 8 năm sau - 1996 - dân chúng trong ấp Đông Ḥa 2 lại một lần nữa kinh ngạc khi thấy cái bụng chị Hoàng to lùm lùm, và sau 9 tháng 10 ngày, chị sanh một đứa con trai, đặt tên là Phạm Văn Đạt. Đứa nhỏ cũng không được gă đàn ông trong xóm công nhận.
    Bà Huỳnh Thị Dệt, mẹ ruột của chị Hoàng, đă ngoài 70 tuổi, hết lời cật vấn, khuyên nhủ nhưng chị Hoàng vẫn nhất định giữ kín, không khai.
    Thằng bé Đạt lớn lên, đă được 7 tuổi và biết nấu cơm, trông coi nhà cửa; con bé Pha lúc ấy 15 tuổi, tuy tàn tật nhưng rất xinh xắn với nước da trắng, không phải trông em và lo cơm nước cho mẹ nữa nên nó cũng cố gắng lết đi nhà này nhà khác trong ấp, xin làm cỏ mướn đặng kiếm tiền phụ với mẹ, nuôi em.
    Thấy con bé Pha chịu thương chịu khó, suốt ngày im hơi lặng tiếng như người câm, một ḿnh lê lết ở những nơi vắng vẻ làm cỏ mướn trong vườn hay ngoài đồng cho người ta, những người phụ nữ trong ấp thường bảo nhau tuy nó tàn tật nhưng con gái trắng trẻo như vậy, lỡ bị thằng nào nhân lúc vắng vẻ, đè ra làm bậy rồi lại có bầu, sanh con như mẹ nó th́ thiệt tội nghiệp.
    Và mọi lo lắng của người dân ấp Đông Ḥa 2 trở thành sự thực, khi đến đầu năm 2010, bụng của Pha ngày càng lớn. Mọi người đưa Pha ra trạm y tế xă khám và trạm xác nhận cô gái tật nguyền này đang mang bầu. Nhưng gặng hỏi nhiều lần, Pha nhứt định giấu nhẹm tung tích cha của đứa bé đang mang trong bụng. Măi đến ngày 3/11/2010, khi Pha chuyển dạ sinh con quá khó khăn, các bà các chị của Ban Bảo vệ và Chăm sóc Các bà mẹ trẻ em thuê xe đưa Pha qua Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ để mổ lấy đứa con ra th́ trong cơn đau đẻ, Pha mới chịu khai ra cha của đứa bé, người đó lại chính là... gă đàn ông ở trong xóm!

    Tương lai mù mịt
    Ngồi trong căn nhà nghèo nàn, chị Hoàng ôm đứa “cháu ngoại” mà chị đặt tên là Phạm Văn Toàn đă gần 2 tuổi (2010-2012) nhưng thân h́nh nhỏ xíu, ốm tong ốm teo v́ thiếu dinh dưỡng. Chị nói: “Lâu nay ai kêu mẹ con tui làm cỏ vườn th́ tui với con Pha thay nhau đi làm chớ lúc nào cũng phải có một người ở nhà giữ thằng Toàn, v́ thằng Đạt mắc đi học. Chỉ bữa nào thằng Đạt nghỉ học, ở nhà giữ cháu th́ tui với con Pha mới cùng đi làm”. Bé Toàn là “em” hay “cháu” của bé Đạt? Không ai dám nghĩ tới điều đó, bởi v́ dầu sao đấy cũng chỉ là lời đồn đại của những đứa trẻ chăn trâu mà thôi, không có ǵ làm bằng cớ xác đáng. Nếu trước đây, khi c̣n trẻ tuổi, “nóng máu”, gă đă cưỡng bức chị Hoàng th́ nay, cháu Pha, cũng tàn tật, dù có xinh xắn đến mấy chăng nữa th́ gă cũng tự biết gă có liên hệ máu mủ với cháu như thế nào, không lẽ gă nay đă lớn tuổi và biết suy nghĩ lại làm như vậy?
    Căn nhà của chị Hoàng mục nát, trong nhà trống trơn chẳng có vật dụng ǵ đáng giá. Lo gạo ăn c̣n chưa đủ, lấy đâu mà mua sắm? Chị Huỳnh Thị Ánh Nguyệt cho biết, "cái cḥi" trước đây của chị Hoàng dựng ở góc vườn bưởi của mẹ chị là bà Huỳnh Thị Dệt c̣n rách nát, tả tơi hơn nữa. Sau năm 2004, một tổ chức từ thiện của Đại Hàn tặng cho mấy gia đ́nh nghèo trong huyện B́nh Minh tỉnh Vĩnh Long, mỗi gia đ́nh một căn nhà nho nhỏ xây xi măng, nền gạch tàu, mái lợp tôn; UBND xă Đông Thành mừng quá, ngay lập tức đề nghị hai mẹ con chị Hoàng được ưu tiên.
    Nhưng 8 năm đă trôi qua, căn nhà từ thiện nay đă cũ kỹ nhưng chưa có tiền tô trám lại, đành phải chịu vậy.
    Các nhà báo làm bộ không hiểu, thử hỏi về cha ruột của cháu Pha, cháu Đạt và cháu Toàn, nhưng chị Hoàng không trả lời mà nói lảng qua chuyện khác. Trong khi đó, dân chúng ở ấp Đông Ḥa 2, đặc biệt là những người trong Hội Phụ nữ, tỏ ra thông thạo, nói riêng với các nhà báo: "Bây giờ th́ ai là cha ruột của con Pha, thằng Đạt, thằng Toàn, cả xă này đă biết hết rồi. Giá như UBND xă hay huyện có tiền thử DNA th́ ḷi ra ngay, nhưng nghe nói muốn thử DNA, mỗi ca phải tốn tới hàng chục triệu, xă làm ǵ có tiền. C̣n huyện th́ họ ở xa, cái chính là chị Hoàng với con Pha không tố cáo họ cũng lờ đi, không cần biết tới".
    Bà Huỳnh Thị Ánh Nguyệt kể rằng, khi đưa Pha qua Cần Thơ sinh con, các phụ nữ xă lo lắng chuyện Pha sẽ bị gă đàn ông "tận cùng lương tâm" kia sẽ tiếp tục làm cho Pha mang bầu, nên đă đề nghị các bác sĩ ở khoa sản Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ "kế hoạch hóa" cho Pha. Nhưng các bác sĩ trả lời rằng họ không thể làm như vậy khi không có đơn t́nh nguyện của Pha và giấy cho phép của :người lớn" tức chị Hoàng, mẹ ruột của Pha. V́ vậy, hiện nay, cứ ba tháng một lần, các cán bộ phụ nữ xă Đông Thành lại phải đưa Pha ra trạm y tế xă chích thuốc ngừa thai v́ sợ gă đàn ông kia tiếp tục làm bậy.

    II. Chuyện cô bé 13 tuổi bị cha lừa sang Campuchia gán nợ thua bạc
    Con đường vào xă Thới Mỹ, huyện Củ Chi, Sài G̣n, trời đầu năm mát rượi. Nhưng ở đây đang xôn xao chuyện cô bé Nguyễn Thị Thúy Kiều, 13 tuổi, xinh xắn, ngoan ngoăn, học giỏi, bị cha ruột là Nguyễn Văn Lâm lừa sang Campuchia làm "con tin", gán nợ thua bạc cho bọn chủ ṣng ở bên ấy. Xin mời quư bạn coi sự táng tận lương tâm của thằng "bố" mới ngoài 30 tuổi này...

    Nước mắt của nội
    Nhà bà Sáu Phụng nghèo xơ xác. Căn nhà tường gạch không có tiền tô xi măng, trống hoác từ trước ra sau. Gặp các phóng viên, nghe nói đến chuyện bé Kiều bà đă khóc. Nước mắt tuổi già ngày cuối năm dễ khiến mọi người cảm động. Gió ngoài đồng thổi vào những điều phiền muộn.
    Bà Sáu Phụng tên lúc c̣n con gái là Trà Thị Đào, năm nay 63 tuổi. Bà có gương mặt phúc hậu, tính t́nh hiền lành, chuyên nghề đan sọt tre để bán và có 3 người con trai. Nguyễn Văn Lâm là con út của bà và đó chính là thằng "bố" đă lừa đứa con gái 13 tuổi của ḿnh tên Nguyễn Thị Thúy Kiều, học sinh lớp 8, sang Campuchia làm "con tin" để gán nợ 100 triệu đồng cho bọn đầu nậu đặng y thoát thân.
    Bà Sáu kể, hồi c̣n ít tuổi, học hết lớp 4 th́ Lâm bỏ học, ở nhà phụ bà những việc lặt vặt. Lớn lên, Lâm mê cờ bạc và đánh số đề rất nặng. Năm y 18 tuổi, bà phải làm đơn xin chính quyền địa phương cho y vào trường Giáo dục và Tệ nạn Xă hội v́ bà không c̣n khả năng dạy con chừa thói cờ bạc.
    Lần ấy, Lâm phải ở trong trường một năm rưỡi, xem ra, t́nh h́nh tương đối ổn định, hắn viết cam kết với nhà trường là không c̣n đam mê bài bạc nữa.
    Lâm được thả về, bà cưới cho hắn cô vợ với hy vọng đă có gia đ́nh, Lâm sẽ quên đi cơn ghiền đen đỏ.
    Nhưng bà đă lầm, chỉ hơn một tháng, Lâm và vợ chia tay nhau v́ cô không chịu nổi thói mê cờ bạc, đi suốt ngày đêm, hễ về đến nhà thấy có thứ ǵ là lấy đem đi bán để đánh bạc tiếp của "chồng".
    Không c̣n bị vợ cằn nhằn, Lâm tha hồ ch́m sâu trong chiếu bạc. Bà không nhớ rơ đă bao nhiêu lần bà bị gọi lên UBND xă hoặc đến trụ sở công an để nghe người ta "mắng vốn" về thói cờ bạc của đứa con trai út.
    Rồi Lâm lấy vợ lần thứ hai. Vợ Lâm là công nhân làm cùng xí nghiệp, tên là Hoa nhưng mọi người thường gọi là Oanh. Họ ăn ở với nhau ít lâu th́ sinh được bé gái, đặt tên là Nguyễn Thị Thúy Kiều.


    Năm cháu Kiều 11 tuổi, Lâm bị công an bắt về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác". Lần đó, Lâm phải chịu mức án 7 năm rưỡi tù. Trong một đợt đặc xá năm 2010, Lâm được tha về trước thời hạn.
    Khi Lâm được thả về th́ chị Oanh vợ Lâm đă đưa cháu Kiều về nhà mẹ ruột. Người phụ nữ ấy không thể chịu nổi thói cờ bạc của chồng. Có lẽ việc ghiền cờ bạc đă ăn vào máu nên Lâm về được vài tháng th́ lại dính vào những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác.
    Người bị Lâm lừa viết đơn tố cáo Lâm. Bà Sáu sợ con trai ḿnh lại phải đi tù lần nữa nên vội bán mảnh vườn của gia đ́nh, lấy 40 triệu đồng để đền cho người ta. Nhờ vậy nên họ rút đơn, Lâm thoát nạn. Đó là vào khoảng tháng 11/2010.
    Không thể khuyên Lâm từ bỏ cờ bạc, bà Sáu dồn hết t́nh thương cho đứa cháu nội. Bé Kiều ở với mẹ tại nhà ông bà ngoại cách nhà bà nội không xa, Kiều vẫn thường đi xe đạp về thăm nội. Cháu đang học lớp 8 tại trường trung học cơ sở trong xă. Bà Sáu có niềm vui nho nhỏ là mỗi ngày khi đan sọt xong, ngồi ngóng ra cửa để thấy đứa cháu nội tan học về, đạp xe đi ngang qua, mỉm cười kêu "Nội" một tiếng rồi lại đi tiếp. Mỗi ngày đan sọt như thế bà kiếm được khoảng 15-20 ngàn tiền chợ. Đời bà nghèo nàn từ nhỏ, bà không đ̣i hỏi ǵ hơn.

    Một ngày giữa tháng 12/2011, bà nhận được điện thoại của Lâm khóc lóc, cho biết là hắn đang ở bên Campuchia, đánh bạc, thua sạch tiền, phải vay của đầu nậu 100 triệu đồng để hờ nhưng cũng thua hết. Hiện hắn không có tiền trả, bị người ta giam giữ, nếu gia đ́nh không đem tiền sang chuộc, hắn sẽ bị chặt tay.
    Bà kinh hoảng. Một trăm triệu đồng là sô tiền quá lớn mà bà không có cách chi lo nổi. Tài sản của bà bây giờ chỉ có căn nhà cũ kỹ, có bán cũng chẳng ai mua.
    Chưa kịp hết nỗi sợ này, bà đă đón nhận cuộc điện thoại khác. Người đàn ông đầu dây bên kia thông báo cho bà biết, ông ta đang giữ bé Kiều, cháu nội của bà. Bà phải mang ngay 105 triệu (đă tăng lên 5 triệu so với số nợ ban đầu) qua Campuchia đón bé Kiều về, nếu không họ sẽ bán bé Kiều sang Thái Lan làm gái. Rồi họ cho bà nói chuyện với bé Kiều. Cháu khóc trong điện thoại: "Nội ơi, nội cứu con với, con sợ lắm". Nước mắt bà trào ra, bà không biết phải làm sao để có số tiền to lớn như vậy.
    Bà nhờ người con trai đầu chở đến công an huyện Củ Chi tŕnh báo, rồi đến cả công an huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh, nơi bên kia biên giới có các ṣng bạc) để nhờ t́m cách cứu cháu bà. Bà nói rằng bà nghèo quá chớ nếu lo được tiền, bà sẽ trả cho họ để cứu bé Kiều ra ngay lập tức. Bà nhớ bé Kiều đến cồn cào ruột gan nhưng mỗi ngày làm được 15-20 ngàn bạc, tức mỗi tháng nhiều lắm là 600 ngàn đồng, việc sinh sống đa số bà c̣n phải nhờ vào người con trai đầu, lấy đâu mà đi chuộc bé Kiều.
    Thấy bà khóc hoài, người con trai thứ hai quay sang bà, gắt: "Thôi mà má, đă sốt ruột muốn chết má cứ khóc hoài th́ có ích ǵ !". Bà nín bặt, cam chịu.

    Nỗi ḷng người mẹ
    Rời nhà bà nội Sáu Phụng, các phóng viên đến nhà bà ngoại với ư định gặp chị Đinh Thị Hoa - mẹ ruột của bé Kiều - mà dân chúng ở đây thường quen gọi là chị Oanh.
    Nhà đóng cửa, đợi măi chị Oanh mới về. Chị vừa lên công an xă khai báo thêm về việc của cháu Kiều. Vừa thấy chị là đă thấy nước mắt.
    Chị kể, Lâm có cái tội cờ bạc không thể chừa được, nên chị đem con về bên này sống với cha mẹ ruột tức ông bà ngoại cháu Kiều. Chị làm công nhân may cho một xí nghiệp, lương tháng hơn 2 triệu đồng. Chị ăn tiêu hết sức tằn tiện để có tiền lo cho bé Kiều đi học. Cách đây gần 3 tháng, ông ngoại cháu Kiều mất, nhà rất vắng, chỉ có bà ngoại cháu Kiều th́ đă già yếu nên cháu Kiều là niềm vui duy nhất của chị sau khi coi như đă đổ vỡ với người chồng ghiền cờ bạc.


    Ngày 13/12/2011, chị nhận được điện thoại của Lâm gọi từ Campuchia về, khóc lóc và cũng van xin như đă gọi cho mẹ chồng chị. Chị kể rằng chị trả lời: "Tui với anh đă thôi nhau từ lâu rồi, tui phải đi làm nuôi con một ḿnh. Anh mê cờ bạc không có cách chi can nổi th́ anh phải chịu, tui làm ǵ có tiền mà đem qua trả giùm cho anh".
    Sau cuộc điện thoại đó, Lâm c̣n gọi về cho chị nhiều lần nữa. Có lần, Lâm nhờ chị dẫn bé Kiều qua năn nỉ bà nội bán nhà để lấy tiền chuộc y về. "Sao anh kém thế? Cái nhà cũ đó th́ bán được bao nhiêu tiền? Mà bán cũng chẳng có ai mua đâu v́ sợ nó sập. Bởi vậy anh ham mê cờ bạc, qua bển dám vay tới hàng trăm triệu đồng, hổng có tiền trả th́ chúng giết anh là đúng thôi, không liên quan ǵ tới tui".
    Sáng 18/12, lúc chuẩn bị đi học bé Kiều có nói với chị sau khi tan học về sẽ ghé qua chơi với bà nội.
    Buổi chiều, chị đi làm về, không thấy con ở nhà bèn chạy qua bên bà nội th́ bà nói từ sáng tới giờ không thấy cháu qua. Chị lo lắng t́m đến nhà của các bạn Kiều, măi đến tối cũng không có tin tức ǵ cả. Suốt đêm chị lo lắng không sao ngủ được. Đến sáng, chị gọi điện thoại nhờ bạn xin phép hăng cho nghỉ giùm rồi đến trường hỏi thăm th́ được thầy chủ nhiệm của Kiều cho biết hôm qua (tức ngày 18/12), trong khi đang dạy, thầy nhận được điện thoại của ba cháu Kiều, xin thầy cho phép nói chuyện với cháu vài câu có chút việc riêng. Thầy bèn đưa máy cho Kiều nói chuyện với bố. Hôm nay, không thấy Kiều đi học.
    Nghe thầy chủ nhiệm nói, chị Oanh hơi ngờ ngợ, lo lắng là có chuyện ǵ xảy ra. Chị tiếp tục đi khắp nơi t́m kiếm con nhưng không thấy tông tích.
    Chiều 19/12, có giọng đàn ông gọi điện thoại cho chị. Họ nói họ gọi từ Campuchia và đang giam giữ bé Kiều, nếu chị muốn chuộc con về th́ phải đem sang trả cho họ 105 triệu đồng là tiền vay nợ đánh bạc của anh Lâm. Nếu không, họ sẽ bắt bé Kiều nhịn đói và sẽ bán sang Thái Lan làm gái. "Nó 13 tuổi rồi, làm gái được lắm, các nhà chứa bên Thái Lan sẵng sàng mua ngay!". Chị khóc và nói 105 triệu đồng th́ chị kiếm ở đâu được. Ngay lập tức, người đàn ông đổi giọng: "Con gái mày khai với chúng tao nhà mày là nhà tường xây mà không có tiền sao? Không có tiền th́ bán nhà đi để chuộc con về. Tụi tao không quan tâm mày làm cách nào mà chỉ cần tiền. Mày là đồ phụ nữ ǵ vậy? Phụ nữ thấy con chết mà không cứu hả?"...
    Tiếp nữa là những cuộc điện thoại liên tục hăm dọa, thúc ép chị phải trả tiền. "Tui không có tiền thiệt anh ơi. Tui thương con tui lắm nhưng trong nhà vài trăm ngàn c̣n không có, lấy đâu ra cả trăm triệu trả cho các anh bây giờ?", chị vừa kể vừa lau nước mắt.
    Mấy hôm sau, chị lại nhận được điện thoại. Lần này, không phải những lời hăm dọa mà là giọng của một phụ nữ. Người đó xưng tên là Ư. Ư bị giam cùng pḥng với bé Kiều tại lầu 3 của ṭa nhà cao tầng được gọi là Casino ở Mộc Bài. Ư thiếu nợ chủ ṣng bạc 47 triệu, nhưng nhờ gia đ́nh mang tiền qua chuộc nên đă được trở về. Ư kể là bé Kiều thường bị bọn chúng đánh đập, mỗi ngày chỉ được cho ăn ḿ gói ngâm với nước lạnh, có ngày lại bị bỏ đói. Rồi Ư chỉ cho chị cách trả góp số nợ để chuộc bé Kiều: "Chị chuẩn bị 20 triệu, hỏi họ số tài khoản ngân hàng, gởi qua cho họ trước. Nhận được tiền, họ sẽ cho bé Kiều ăn uống đầy đủ. Chị trả góp như vậy cho đến khi hết số nợ th́ bé Kiều sẽ được họ cho về thôi. Hôm em về, bé Kiều ôm em mà khóc và cho em số điện thoại của chị nên em mới biết để gọi cho chị".
    Các nhà báo hỏi chị Oanh là từ hôm chị nhận được tin bé Kiều bị giam giữ ở Campuchia, Lâm có c̣n gọi điện thoại cho chị hay không? Như sực nhớ ra, chị trả lời: "Không, từ bữa hổm ảnh không gọi cho tôi nữa. Có lẽ ảnh đă được bọn chúng thả v́ đă có bé Kiều thế mạng". "Lần cuối chúng gọi cho chị là hôm nào?". "Hôm kia. Họ gọi cho tui và nói nghe tin công an Việt Nam đang liên lạc với công an Campuchia t́m kiếm nên họ đă chuyển bé Kiều đi chỗ khác. Họ tăng số nợ lên 115 triệu đồng, nếu tui không đem tiền qua th́ họ sẽ bán cháu Kiều cho các nhà chứa bên Thái Lan".

    Tin chót: bé kiều được cậu ruột ở Sài G̣n vay nợ trả giùm!
    Nghe tin cháu Kiều đă được thả về, các phóng viên lại xuống Củ Chi gặp chị Oanh. Chị cho biết: "Cứ như mơ vậy đó các anh chị ơi! Từ hôm cháu Kiều được về đến giờ, tui mừng không ngủ được". Chị kể mặc dầu các cơ quan chức năng đang t́m cách giải cứu nhưng chị vẫn lo lắm. Rồi chị nhận được điện thoại của cậu Út của cháu Kiều ở trên Sài G̣n. Cậu bàn rằng ḿnh chờ th́ cứ chờ nhưng nếu lo sớm được th́ vẫn tốt hơn, bởi v́ lỡ bọn chúng thấy động, đem bán cháu sang Thái Lan th́ rất nguy hiểm, lúc ấy dù có bao nhiêu tiền cũng không t́m được.
    Sau khi bàn tính, chị đồng ư với cậu Út và chị chạy vạy khắp nơi quen biết, mượn được 30 triệu đồng tiền hụi. Mỗi tháng chị phải đóng 100 ngàn tiền cho mỗi triệu, tính ra số tiền chị phải đóng mỗi tháng là 3 triệu đồng, vượt xa khoản tiền lương công nhân hơn 2 triệu đồng mỗi tháng của chị nhưng khoảng một năm th́ sẽ trả hết nợ. "Rồi cháu Kiều về xong, làm sao chị trả?". "Kệ, cháu cứ được về cái đă, mọi chuyện tính sau. Bất quá tui làm thêm giờ rồi ban đêm thức khuya đan sọt th́ cũng kiếm được".
    Cậu Út ở Sài G̣n cũng đi vay mượn thêm để cộng với 30 triệu đồng của chị là có đủ 115 triệu, rồi chính cậu đem sang Campuchia giao cho chủ nợ để đón cháu Kiều về.
    Mấy hôm sau, chị nhận được điện thoại của cậu báo tin đă đưa được cháu Kiều về và hiện cháu đang ở nhà cậu tại Sài G̣n. Chị mừng quá, suốt đêm không ngủ được. Sáng hôm sau, chị muốn xin nghỉ để lên Sài G̣n đón con về Củ Chi nhưng công việc đang bận rộn, không thể nghỉ được, phải chờ tan ca mới đi.

    Bây giờ th́ bà Sáu đă có thể yên tâm ngồi đan sọt. Hỏi bà về chuyện của Lâm, bà trả lời: "Ối, cái thứ ham mê cờ bạc nói hoài không chừa, nó muốn chết đường chết chợ ở đâu cũng được, bác không cần biết". Hỏi chị Oanh là nếu Lâm nói là đă hối cải, muốn trở về th́ chị có cho về không? Chị trả lời: "Không bao giờ! Mà cái tội qua Campuchia đánh bạc, lừa cả con gái qua bển gán nợ 115 triệu đồng cả xă đă biết hết rồi, nếu thằng chả trở về th́ sẽ bị xă bắt ngay lập tức, chả hổng dám trở về đâu". Thế đấy, chuyện cờ bạc, muốn ăn của các ṣng bài không phải chuyện dễ.<

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Cúm gia cầm lan tràn đáng ngại tại Việt Nam

    Gia Minh, biên tập viên
    2012-02-21

    Dịch cúm gia cầm tiếp tục lan nhanh tại Việt Nam khiến thủ tướng chính phủ hôm qua 20/2 phải ra công điện khẩn cấp ngăn chặn dịch lây lan và dập dịch.

    AFP

    Chích ngừa cúm H5N1 trên gia cầm.
    Trong t́nh h́nh đó cần phải có những biện pháp tự bảo vệ, pḥng ngừa cho bản thân cũng như cộng đồng ra sao?.

    Gia Minh ghi nhận những lời khuyên từ giới chuyên gia và cập nhật một số thông tin liên quan dịch cúm gia cầm hiện nay tại Việt Nam.

    Chưa có loại thuốc đặc hiệu nào điều trị cho cúm

    Thông tin từ Cục Thú Y Việt Nam cho biết đến ngày hôm đầu tuần này 20 tháng 2 dịch cúm gia cầm H5N1 đă xuất hiện tại 11 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đó là các địa phương Thanh Hóa, Quảng Trị, Sóc Trăng, Hà Nam, Hải Dương, Thái Nguyên, Kiên GIang, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Pḥng và Quảng Nam.

    Có những nơi như thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ kiên quyết không để dịch bệnh lây lan gây hại cho gia cầm và con người như hai trường hợp chết v́ virus H5N1 tại Kiên Giang và Sóc Trăng trong tháng giêng vừa qua.

    Trước t́nh h́nh dịch cúm gia cầm và những bệnh liên quan diễn biến được cho là phức tạp như thế, một số chuyên gia trong ngành có đưa ra những biện pháp để mọi người thực hiện nhằm pḥng ngừa lây nhiễm.

    đến nay chúng ta chắc chắn không có loại thuốc đặc hiệu nào điều trị cho cúm cả. Trên thông tin đại chúng và một số nhà chuyên môn cho rằng Taniflu là thuốc đặc trị; nhưng theo tôi câu chỉ một câu trả lời như thế tương đối không chính xác. Chính v́ không có phương pháp điều trị đặc hiệu nên cúm năm nào cũng xảy ra
    TS. y khoa Nguyễn Đ́nh Nguyên


    Cơ quan y tế đang kiểm tra gia súc. AFP

    Tiến sĩ y khoa Nguyễn Đ́nh Nguyên từ Australia nói về những biện pháp cần áp dụng nơi con người:

    Việc pḥng chống cúm A H5N1 nói riêng và pḥng chống cúm nói chung do đặc điểm không có khả năng điều trị ḍng cúm: đến nay chúng ta chắc chắn không có loại thuốc đặc hiệu nào điều trị cho cúm cả. Trên thông tin đại chúng và một số nhà chuyên môn cho rằng Taniflu là thuốc đặc trị; nhưng theo tôi câu chỉ một câu trả lời như thế tương đối không chính xác. Chính v́ không có phương pháp điều trị đặc hiệu nên cúm năm nào cũng xảy ra.

    Điểm thứ hai là năm nào cũng có tiêm vắc xin pḥng chống cúm mà vẫn có cúm. Lư do con virus cúm A thay đổi liên tục Vắc xin mà áp dụng cho năm nay được sản xuất từ một hai năm trước, nên phải có dự đoán, mà thực tế có thể không xảy ra như kỳ vọng, mong muốn. Năm nào cúm cũng xăy ra, và nặng hay nhẹ tùy theo chu kỳ con virus cúm quay trở lại, và điều kiện khí hậu, môi sinh, điều kiện con người nào tác động khiến cho nó thay đổi, đến nay chúng ta cũng không thể biết được.

    năm nào cũng có tiêm vắc xin pḥng chống cúm mà vẫn có cúm. Lư do con virus cúm A thay đổi liên tục Vắc xin mà áp dụng cho năm nay được sản xuất từ một hai năm trước, nên phải có dự đoán, mà thực tế có thể không xảy ra như kỳ vọng, mong muốn.
    TS. y khoa Nguyễn Đ́nh Nguyên


    V́ chúng ta không có phương pháp điều trị đặc hiệu nên phải điều trị một cách rất thụ động, tuy nhiên căn bản: thứ nhất phải ǵn giữ vệ sinh, đặc biệt là rửa tay v́ lây nhiễm của virus qua đường hô hấp là chủ yếu. Thứ hai phải giữ thể trạng tốt, với thể trạng tốt có thể giúp pḥng chống không chỉ cúm mà các loại bệnh khác nữa.

    Biện pháp pḥng vệ cộng đồng: do cúm gia cầm lây lan từ loài lông vũ. HIện nay chúng ta tập trung vào gia cầm mà chưa kiểm soát được chim trời. Nên khi phát hiện được vùng có gia cầm bị bệnh, th́ nên tránh đến những nơi có dịch.

    Chiến dịch pḥng chống cúm gia cầm

    Ông Văn Đăng Kỳ, trưởng pḥng Dịch Tễ, Cục Thú y Việt Nam th́ vừa qua cho biết về các biện pháp mà cơ quan này triển khai:

    Sử dụng biện pháp tối ưu, tăng cường công tác giám sát mà cụ thể qua bốn nội dung đang triển khai: thứ nhất là công điện của Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn quyết liệt chỉ đạo công tác pḥng chống dịch bệnh; thứ hai cử bảy đoàn đi tham gia công tác điều tra, giám sát chỉ đạo công tác pḥng chống dịch bệnh. Tiếp theo phát động tiêu độc, khử trùng tại các điểm nóng, nhất là những nơi có nguy cơ cao. Thứ tư tăng


    Gà bệnh được mang đi thiêu hủy. AFP
    cường hệ thống giám sát hoạt động theo công điện triển khai công tác pḥng chống dịch bệnh.

    Đến ngày 25, chúng tôi sẽ có báo cáo tổng hợp toàn bộ diễn biến, đánh giá, nhận định các tỉnh chưa thực hiện là những tỉnh nào, tỉnh nào thực hiện tốt rồi. Sau đó chúng tôi những người trong Ban chỉ đạo Quốc gia pḥng chống cúm gia cầm sẽ có những bước tiếp theo.

    Ông Văn Đăng Kỳ


    Đến ngày 25, chúng tôi sẽ có báo cáo tổng hợp toàn bộ diễn biến, đánh giá, nhận định các tỉnh chưa thực hiện là những tỉnh nào, tỉnh nào thực hiện tốt rồi. Sau đó chúng tôi những người trong Ban chỉ đạo Quốc gia pḥng chống cúm gia cầm sẽ có những bước tiếp theo.

    Từ hôm 14 cho đến ngày 16 tháng 2 này, Cục Thú Y và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Y tế Thế giới WHO, Lương Nông FAO, Thú Y Thế giới OIE tiến hành hội thảo mang tên ‘Liên kết bốn bên trong pḥng chống dịch cúm gia cầm’.

    Đến ngày 18 tháng 2 vừa qua, Ban chỉ đạo Quốc gia Pḥng chống cúm gia cầm họp khẩn bàn về biện pháp đối phó. Một trong những biện pháp được đưa ra là Bộ NN-PTNT gửi văn bản cho thủ tướng đề nghị cấp 13 tỷ đồng để mua 50 triệu liều vắc xin H5N1, chủng Re-5 tiêm pḥng đợt 1 năm nay.

    Theo dự báo được đưa ra th́ trong năm 2012 sẽ cần có 327 triệu liều vắc xin để tiêm pḥng cho gia cầm. Trước mắt nhập 50 triệu liều vắc xin từ Trung Quốc để tiêm pḥng cho gia cầm tại khu vực phía nam nơi virus H5N1 chưa có biến đổi.

    Thông tin từ Cục Thú Y Việt Nam cho biết trước đây Việt Nam phát hiện ba nhánh virus H5N1 : nhánh 1 ở phía nam, nhánh 2.3.4 ở phía bắc và nhánh 7 có khả năng lây bệnh cho người rất cao. Gần đây tại phía bắc phát hiện nhánh virus mới là 2.3.2; tuy nhiên nhánh này lại phân ra hai nhóm và vắc xin hiện nay không c̣n hữu hiệu với nhánh này.

    Kể từ năm 2003 đến nay, virus cúm gia cầm H5N1 đă làm chết 345 người trên thế giới. Trong đó Việt Nam là nơi có số tử vong cao nhất khu vực Đông Nam Á v́ virus H5N1, với 60 nạn nhân được thông báo chính thức tính đến nay.

    Tiến sĩ Nguyễn Văn B́nh, Cục trưởng Cục Y tế Dự pḥng có một số lời khuyên đối với người sử dụng gia cầm trong giai đoạn hiện nay:

    Thực hành vệ sinh cá nhân và tuân thủ những hướng dẫn của cơ quan chức năng về y tế và thú y trong lúc này là cần thiết giúp tránh lây nhiễm và truyền bệnh.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Người dân c̣n chờ đợi ǵ về vụ Tiên Lăng

    Thursday, 23 February 2012 11:22

    Văn Quang

    Vụ cưỡng chế đất, phá nhà, cướp công cướp của dân ở Tiên Lăng - Thành phố Hải Pḥng đang đi vào "giai đoạn cuối" sau khi có quyết định của Thủ Tướng chính phủ Việt Nam. Nhưng sẽ c̣n để lại dấu vết lâu dài trong ḷng người dân và nhất là niềm tin vào cách hành xử mọi vấn đề xă hội của chính quyền địa phương. Từ này có lẽ người ta sẽ gọi vắn tắt là "vụ án Tiên Lăng" cũng như "vụ Thái B́nh" vào năm 1997.
    Bạn đọc quan tâm đến vấn đề này đă theo dơi những diễn biến của sự việc này và cách giải quyết của Thủ Tướng chính phủ Việt Nam vào ngày 10/2 nên ở đây tôi không nhắc lại. Tôi chỉ xin nêu lên vài sự kiện chính.




    Vai tṛ của báo chí và thông tin
    Trước hết là vai tṛ của báo chí, của thông tin nói chung cả báo viết và báo mạng internet, phát thanh truyền h́nh... trong toàn bộ sự việc. Đây là một sự kiện đáng mừng, báo chí Việt Nam đă thông tin đầy đủ, phản ảnh dư luận cùng tiếng nói của người dân không chỉ ở Tiên Lăng hay Hải Pḥng mà lan rộng khắp nước. Chính nhờ những thông tin đó mà người dân trong nước cũng như ở nước ngoài có thể nh́n mọi sự việc một cách rơ ràng, minh bạch. Bởi thế cho nên ngay khi mở đầu buổi thông báo kết quả cuộc họp của Thủ tướng với các bộ ngành và Thành phố Hải Pḥng chiều 10/2 vừa qua, ông Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ Vũ Đức Đam đă thông báo ư kiến của người đứng đầu chính phủ: "Hai tuần nay, tôi thường xuyên đọc báo và thấy có khoảng 800 tin, bài về vụ Tiên Lăng. Thủ tướng cảm ơn báo chí đă đưa thông tin nhanh, đa chiều".
    Điều này phù hợp với nguyện vọng của người dân. Ngày 6/2, khi nghe tin phóng viên bị ngăn cản, một người dân đă viết trên báo mạng VNExpress:
    "Tại sao lại chận các phóng viên làm nhiệm vụ thông tin? Trước khi nói đến tự do th́ tự do ngôn luận là căn bản nhất thiếu nó th́ mọi tự do khác đều là vô nghĩa và không thể nào thi hành được... Trong đệ tứ quyền th́ tự do ngôn luận được xếp đầu tiên, chính v́ tự do thông tin nên người dân mới kiểm soát được chính quyền để chính quyền mới đi theo con đường ích nước lợi dân... không có truyền thông th́ ai biết được những việc các ông ấy âm mưu hại dân hại nước thế nào? Phải bảo vệ cho bằng được quyền tự do ngôn luận theo hiến pháp của Việt Nam".
    Trong buổi giải quyết các vấn đề liên quan đến "vụ Tiên Lăng", Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đă 'yêu cầu các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục phát huy vai tṛ và trách nhiệm của ḿnh, đóng góp thiết thực hơn nữa vào việc xây dựng Đảng và bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân".
    Nếu nói đến 'chiến công" trong vụ này, có thể nói báo chí và thông tin đă đi tiên phong. Không có thông tin trung thực th́ mọi việc ở Tiên Lăng có thể đi vào lăng quên hoặc bị hiểu hoàn toàn sai về sự chống lại "người thi hành công vụ" của gia đ́nh ông Vươn. V́ thế người dân và ngay cả những cơ quan hành pháp, tư pháp cũng đă nh́n thấy sự quan trọng vô cùng của những ng̣i bút, những tiếng nói trung thực trong mọi thời đại, trong mọi hoạt động của ṿng xoáy xă hội. Không v́ bất cứ lư do ǵ hạn chế, đe dọa quyền tự do thông tin của người dân. Vấn đề là thông tin phải trung thực, đừng bóp méo thông tin, đừng dùng h́nh thức này hay h́nh thức khác đe dọa quyền tự do báo chí, tự do nhận và phổ biến thông tin của người dân. Sức mạnh của báo chí, sự tận tâm của những người làm báo đem tiếng nói của người dân ra trước công luận đă góp phần lớn tạo nên sự công bằng cho xă hội. Có như thế mới ngăn chặn được những hành động tàn ác, đập tan những thủ đoạn đen tối đàn áp con người, mang lại công lư cho mọi người, đem lại cho toàn xă hội một đời sống tốt đẹp hơn.

    Chờ đợi điều ǵ ở ṭa án
    Về mặt pháp lư, ai đúng ai sai đă quá rơ, kết luận của chính phủ Việt Nam là chính quyền Tiên Lăng sai toàn diện. Các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đ́nh ông Đoàn Văn Vươn ở xă Vinh Quang (Tiên Lăng, Hải Pḥng) đều trái luật. Thủ tướng Việt Nam yêu cầu sớm khởi tố, điều tra cán bộ đă chỉ đạo phá nhà ông Vươn.
    Và “Thành phố Hải Pḥng phải chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn; đ́nh chỉ công tác những cán bộ đă chỉ đạo phá nhà; khẩn trương đưa vụ án "giết người và chống người thi hành công vụ" ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét t́nh tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lăng".
    Đây chính là điểm mấu chốt trong toàn bộ vụ án. Nước nào cũng vậy thôi, chống người thi hành công vụ và chống bằng vũ khí, tất nhiên là bị "ra ṭa". Nhưng nguyên nhân chống lại một lực lượng vũ trang hùng hậu làm sai luật lại khác. Khi làm sai luật th́ lực lượng vũ trang không c̣n được hiểu là người thi hành công vụ nữa mà là thi hành lệnh của những cấp đứng ngoài pháp luật.
    Thế nên chính phủ Việt Nam mới đề nghị "xem xét t́nh tiết giảm nhẹ". Như tôi đă tŕnh bày với bạn đọc trong bài trước, đó là "trường hợp giảm khinh" cho gia đ́nh anh em ông Vươn. Giảm nhẹ đến mức nào, có bị kết án, giam giữ hay nói cho rơ là "ở tù" bao lâu hay chỉ "kết án cho đúng pháp luật", cho tại ngoại hoặc "hưởng án treo" v́ trường hợp đặc biệt. Nếu như chuyện này xảy ra th́ chắc chắn người dân sẽ hoan nghênh, không một ai chê bai rằng "pháp luật không nghiêm" mà thật ra người dân có thể nói "pháp luật không những đă nghiêm mà c̣n minh, c̣n có t́nh nữa". Đây là thuộc phạm vi ṭa án, việc của ngành tư pháp. Nhưng khi đă có lời đề nghị của hành pháp tất nhiên ṭa án sẽ căn cứ vào đó, căn cứ vào những chứng cứ cụ thể, hoàn cảnh cụ thể để xét xử. Kết quả của việc xét xử này trở thành mục tiêu chính mà người dân chờ đợi.
    Bên cạnh đó là việc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đ́nh ông Vươn sẽ được thực hiện ra sao. Ai phải bồi thường? Không thể lấy công quỹ dù là của xă hay của huyện ra bồi thường v́ đó là của dân. Người trực tiếp ra lệnh phá nhà, để kẻ cắp ngang nhiên ăn cướp trong đầm của anh em ông Vươn phải bồi thường mới đúng đạo lư. Đấy là chưa kể về mặt tinh thần và những thiệt hại khác trong thời gian anh em ông Vươn bị giam.

    Sự thờ ơ của chính quyền TP Hải Pḥng
    Điểm thứ ba, dư luận cũng c̣n đang rất chú ư là thái độ của Thành Ủy Thành phố Hải Pḥng. Đă có những ư kiến cho rằng nên giao cho Bộ Công An điều tra vụ này. Bạn Trần Văn Bền viết: "Theo tôi vụ án này nên giao cho bộ công an điều tra khởi tố. Bởi nếu giao cho công an Hải Pḥng th́ không được khách quan. Bởi trước đó ông Ca (trưởng CA Thành phố Hải Pḥng) đă từng lên tiếng bảo vệ chính quyền huyện Tiên Lăng và đă từng phát ngôn nhà ông Vươn không phải là nhà mà là cḥi canh".
    Thủ tướng chính phủ Việt Nam nói rơ: "Ở cấp thành phố, phải kiểm điểm làm rơ trách nhiệm v́ Tiên Lăng đă báo cáo chủ trương thu hồi đất và được thành phố chấp thuận. Thành phố cũng phải kiểm điểm v́ xử lư chậm, báo cáo Thủ tướng chưa đầy đủ. Thủ tướng yêu cầu Hải Pḥng sớm báo cáo kết quả thực hiện từng việc". Thủ tướng chính phủ Việt Nam đă có chỉ thị: cho lănh đạo thành phố Hải Pḥng kiểm điểm làm rơ trách nhiệm về việc: - Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lăng. - Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm rơ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ - nghiêm túc với Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện cung cấp thông tin chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận".
    Nh́n lại thái độ của Thành ủy và UBND Thành phố Hải Pḥng từ khi xảy ra vụ Tiên Lăng, họ có phần thờ ơ. Một người dân đă viết trên trang báo Việt Nam Express: "Và rồi qua các thông tin, tôi thấy sự vô tâm, vô tâm đến tàn nhẫn của các cấp chính quyền Hải Pḥng bởi có việc đă quá rơ ràng song vẫn loanh quanh không nhận và không chỉ đạo xử lư..."
    Suốt gần một tháng trời, ông Bí thư Thành ủy và ông Chủ tịch UBND Thành phố Hải Pḥng không lên tiếng. Cho đến khi dư luận đă quá nóng, nóng đến muốn đốt cháy cả 2 chiếc ghế mới thấy ông bí thư thành ủy lên tiếng.

    Tự xử trước khi bị xử khôn hay dại?
    Xin nhắc lại, ngày 7/2 khi Bí thư Thành ủy Thành phố Hải Pḥng Nguyễn Văn Thành đă "nhận lỗi trước nhân dân". Ông đă tự nêu ra những khuyết điểm hay đúng hơn là những sai phạm của những cơ quan và "quan chức" trong việc này. Ông tỏ ra thận trọng, cân nhắc từng lời nói để né tránh những vấn đề thuộc phạm vi pháp lư. Ông cũng cho rằng Thành ủy Hải Pḥng chỉ có lỗi là "thiếu kiểm tra chỉ đạo". Ông nói: "Đối với UBND thành phố, mặc dù việc cưỡng chế thu hồi đất, bảo vệ nhà thầu thi công nói chung đă phân cấp cho huyện, song cũng phải nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm trong việc thiếu kiểm tra chỉ đạo để xảy ra vụ việc làm 4 cảnh sát và 2 bộ đội bị thương".
    Thái độ "thành khẩn" này quả là khôn ngoan. Thành ủy chỉ nhận lỗi chút xíu c̣n trách nhiệm lớn là anh cấp huyện.
    Nhưng ông cần nhớ rằng ngày 17/1, ông Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hải Pḥng Đỗ Trung Thoại đă cho biết thay mặt Thành ủy, UBND Thành phố Hải Pḥng tŕnh bày với lănh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - truyền thông và báo giới về việc "người dân bất b́nh phá nhà ông Vươn". Như vậy có nghĩa là ông Thoại đă thay mặt cho Thành ủy và cả UBND Thành phố Hải Pḥng, trong đó ông Thành là "sếp lớn", tức Bí thư Thành ủy, chứ không phải với tư cách cá nhân ông Thoại. Nếu ông Bí thư Thành ủy thấy ông Thoại nói sai hay nói lầm th́ phải cải chính ngay chứ sao lại im lặng suốt thời gian dài (từ 17/1 đến 1/8) như vậy? Người ta không thể không đặt dấu hỏi tại sao đến giờ này ông Bí thư Thành ủy mới nhận ra sai phạm và đứng ra xin lỗi tùm lum?
    Lư do dễ hiểu là ông Bí thư Thành ủy Hải Pḥng thú nhận đă đọc tới hơn 750 bài báo nên đă nh́n thấy rơ áp lực của dư luận báo chí, sự bất b́nh của người dân trong cũng như ngoài nước trước những sai phạm (chứ không phải sai sót) của việc cưỡng chế trái pháp luật.
    Nhất là khi ông thủ tướng nói sẽ đích thân giải quyết việc này, giao cho các cơ quan trung ương điều tra, chắc chắn là từ thành ủy trở xuống đều "lănh đạn" nên mới tổ chức cuộc họp báo xin lỗi này. Trong thời gian đầu, có lẽ thành ủy Hải Pḥng đă quá chủ quan, tưởng rằng có thể "cả vú lấp miệng em" bằng cách đưa các lư lẽ dựa vào "pháp luật" là xong việc. Nhưng đó là thứ pháp luật tưởng tượng, thứ pháp luật của "miệng nhà quan có gang có thép" chứ không phải pháp luật của quốc gia. Thứ đó nhanh chóng bị bẻ găy bởi những người "cao tay ấn" hơn, bởi thực tế chứng minh lẽ phải thuộc về người dân.
    Thế nên, ông Bí thư Thành ủy Hải Pḥng vội vàng tổ chức cuộc xin lỗi này để ít nhất làm nhẹ tội của thành ủy và tất nhiên trong đó là của cá nhân ông. Và hơn thế, ông cho rằng làm như thế sẽ xoa dịu được mọi áp lực, mọi mũi dùi tấn công vào thành tŕ của ông và các bạn trong thành ủy. Ông buộc phải "hy sinh" ông phó Thoại và một vài cấp dưới đang bị soi mói, ngưng công tác và kiểm điểm trước 3 ngày thủ tướng chính phủ có kết luận chính thức.
    Nhưng điều đó lại có tác dụng ngược. Ông đă bị nắm áo kéo lại, không thể chạy tội. Một ông tướng già, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu 4, đă thẳng thắn nhận định: "Một việc tày trời như thế không thể không có chỉ đạo của cấp cao nhất là thành phố Hải Pḥng. Thế nên, việc kiểm điểm từ cấp huyện là chưa thỏa đáng. Theo ông Thước, trong cuộc họp, khi nêu tính chất của sự việc, Bí thư Thành ủy Hải Pḥng chỉ nhận "thiếu sót", không có từ nào là "sai lầm". Điều đó chưa thể hiện được sự nghiêm trọng của vụ việc.
    Ông Thước nói: "Rơ ràng vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lăng, Hải Pḥng, làm chưa đến nơi đến chốn, chưa đúng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, không có t́nh, không minh bạch và vi phạm vấn đề quốc pḥng an ninh (khi sử dụng quân đội tham gia cưỡng chế). Tôi mong rằng Thủ tướng sẽ giải quyết một cách triệt để vụ việc để làm bài học răn đe v́ 70% các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai".

    Ai đă ra lệnh sử dụng quân đội vào việc cưỡng chế?
    Ở đây, một sự việc quan trọng hơn được "phát hiện", đó là sự sử dụng quân đội bừa băi. Theo đúng luật, chỉ có Quốc Hội, Thủ Tướng, Bộ Quốc Pḥng mới được phép điều động quân lực. Vậy ai đă ra lệnh cho quân đội thi hành lệnh cưỡng chế này. Cần phải làm cho rơ ai đă ra lệnh? Ra lệnh cho đơn vị nào, đại đội nào thuộc tiểu đoàn nào, binh chủng nào? Ai chỉ huy lực lượng đó? Thiếu tướng hay Đại tá A hay B? Ai đă trực tiếp chỉ huy toán quân đi cưỡng chế này để cho lính bị thương? Những câu hỏi này cần được trả lời, cần được xác định một cách rất cụ thể và nếu có tội phải xử nghiêm.
    Những người lính và mấy anh CA không có tội, họ chỉ thi hành lệnh của cấp trên. Vấn đề là cấp trên của họ ra lệnh họ bắn vào đâu, vào kẻ thù hay vào nhà dân. Tôi đă từng là lính và đă từng viết "người lính không phản bội ai cả, chỉ có người ta lợi dụng người lính mà thôi". Trường hợp này cũng giống như vậy. Cho nên người lính và người dân đều đáng thương như nhau. Tuy nhiên, người chỉ huy phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
    Tướng Nguyễn Quốc Thước, hiện là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kư Hội Cựu chiến binh Việt Nam, khẳng định: "Việc Tiên Lăng đưa hàng chục bộ đội và công an, nói là để cưỡng chế nhưng với vẻn vẹn chỉ có mấy người dân th́ đây rơ ràng là một vụ trấn áp không thể chấp nhận được".
    Ông kể lại câu chuyện về việc tranh chấp đất đai kéo dài giữa 2 xă thuộc huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An năm 1992. Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị Quân khu cho lực lượng thiết giáp ra để đẹp loạn. Trung tướng đă hỏi: "Đưa quân đội ra để đánh ai? Nếu là địch th́ không cần thiết giáp, chỉ 15 phút tôi có thể giải quyết xong, nhưng đây lại là dân và dân quân, Tư lệnh quân khu ra lệnh 'quân ta đánh quân ḿnh' sao?"
    Ông nói: "Phải t́m cách hạ nhiệt hai bên, không đổ thêm dầu vào lửa, nếu không, tranh chấp đất đai sẽ biến thành vấn đề chính trị phức tạp". Ông đă chỉ thị cấp dưới không mang theo vũ khí vào sát trận địa để giải thích rơ và tổ chức giải giáp. Sau khi vận động dân quân cả hai bên thu súng trở về nhà, việc điều tra đă kết luận rơ cấp ủy và chính quyền hai bên v́ mục đích cá nhân đă kích động nhân dân gây rối. Cán bộ lănh đạo vi phạm đều bị xử, có người bị đưa ra pháp luật. Số người chống đối cũng bị xử. Từ đó chính quyền cơ sở được củng cố, t́nh h́nh trở lại b́nh thường.
    Chia sẻ câu chuyện này, vị tướng già ngậm ngùi: "Vụ việc nghiêm trọng đó nếu hành xử như Tiên Lăng th́ chắc tôi không c̣n ngồi ở đây để trả lời báo chí".
    Người nhận lệnh và ra lệnh cho lực lượng cưỡng chế ở Tiên Lăng nếu cũng thông minh và hành động như vậy th́ anh em ông Vươn không đến phải nổ súng và nổ ḿn, lính cũng không bị thương oan uổng.

    Người dân sẽ c̣n chú tâm theo dơi sát sao từng sự việc
    Nhận định sau cùng về vụ này, ông Thước nói: "Theo dơi vụ việc, tôi cho rằng kết luận của Thường vụ Thành ủy Hải Pḥng thông báo mấy hôm nay là chưa đạt yêu cầu, chưa nghiêm túc trước một sự việc nghiêm trọng như vậy. Trong khi đó, đồng chí Bí thư Thành ủy lại là ủy viên Trung ương Đảng nên cần phải làm nghiêm túc.
    Sau kết luận của Thủ tướng th́ phần quan trọng hơn là phải làm triệt để, phải làm rơ trách nhiệm của từng người một, chứ nói rằng thường vụ Thành ủy kiểm điểm nghiêm túc, xin nhận khuyết điểm nghiêm túc, nhưng nghiêm túc ở mức độ nào phải làm rơ. Bí thư như thế nào, Phó Bí thư như thế nào, rồi ông chủ tịch, phó chủ tịch như thế nào... từng người một làm rơ trách nhiệm".
    Tôi cho rằng đó cũng là ư sự chờ đợi của người dân. Họ sẽ theo dơi sát sao xem công việc điều tra, xét xử, cách thi hành những chỉ thị có thật sự công bằng hay không. Cho nên sự việc vẫn c̣n đang ở phía trước.

    Hai chữ "nếu" lẩm cẩm bên lề chuyện Tiên Lăng
    Đến đây, tôi xin kể với bạn đọc thứ chuyện bên lề và bạn cho là chuyện lẩm cẩm nhất Việt Nam cũng OK. Sáng nay một người cháu đến thăm tôi, khi bàn về chuyện Tiên Lăng, nó nói một cách hết sức thành thật: "Cậu ơi, tối hôm qua, cháu suy nghĩ, nếu cháu mà có quyền th́ cháu sẽ cho ông Vươn làm chủ tịch huyện Tiên Lăng sau khi thi hành xong án phạt. Bởi xét về thân thế lư lịch th́ hoàn toàn yên tâm, ông ấy là bộ đội, xứng đáng là kỹ sư nông nghiệp, dám nói dàm làm. Được nhân dân tin yêu. Ông Vươn đă có quá nhiều kinh nghiệm v́ đă từng bị chèn ép, bị đàn áp, ông ấy hiểu thế nào là nỗi khổ của người dân, ông ấy hiểu người dân ở địa phương đó cần ǵ. Đó là điều người "lănh đạo" nào cũng phải biết, vậy mà ít ông biết. Ở Tiên lăng khó mà có thể chọn được một người hơn ông ấy. Tôi cho rằng thằng này chỉ bàn chuyện vớ vẩn. Nó có vớ vẩn hay nó cũng có lư của nó tùy bạn cho điểm.
    Chuyện thứ hai là khi ngồi ở quán café Bean, một ông bạn ở nước ngoài về, nhân bàn ngang tán dọc về chuyện này, bỗng tủm tỉm cười và nói "Nếu tớ làm Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường ở Việt Nam hoặc làm Chủ tịch Thành phố Hải Pḥng th́ tớ sẽ có một quyết định giản dị nhưng vô cùng hấp dẫn, các cậu sẽ phải cúi đầu kính phục và nhiều ông Bộ Trưởng sẽ phải giật ḿnh". Anh em ngồi quanh tṛn mắt nh́n cho rằng anh ta nói dóc. Anh ta ậm ọe ra cái điều quan trọng rồi mới phát ngôn: "Giản dị là tớ xin từ chức, có thế thôi". Anh em cười x̣a, một ông ở Việt Nam chắp tay vái: "Ông mang cái văn hóa từ chức ấy về Mỹ mà xài, chúng tớ không quen với thứ văn hóa ấy".

    Văn Quang
    Viết từ Sài G̣n, 11/2/2012

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Đằng sau vụ án Tiên Lăng và buôn thần bán thánh
    Friday, 24 February 2012
    - Văn Quang

    Vụ án Tiên Lăng sôi sục trong thời gian dài vừa qua đă dần dịu lại bởi chính phủ Việt Nam đă thừa nhận toàn bộ sai lầm nghiêm trọng thuộc chính quyền huyện Tiên Lăng và Thành Phố Hải Pḥng. Gần đây nhất, ngày 15/2/2012, Chánh án Ṭa án Nhân dân (TAND) Tối cao nêu rơ, trong vụ kiện hành chính của ông Vươn, cấp sơ thẩm và phúc thẩm đă có những phán xét vô căn cứ, ảnh hưởng tới quyền lợi công dân. Nói cho rơ là cả hai cấp "quan ṭa" này đă đứng về phía chính quyền làm thiệt hại quyền lợi của dân. Bản kháng nghị cũng nêu ra điểm không đúng khi thẩm phán Ngô Văn Anh kư trả lời đơn của ông Vươn gửi TAND Hải Pḥng. Thẩm phán không có thẩm quyền trả lời đương sự mà thuộc thẩm quyền của chánh án. Tất nhiên toàn bộ vụ án sẽ được xét xử lại từ đầu. Hai ṭa đều sai sẽ được xử như thế nào?
    Trong ḷng những người dân c̣n băn khoăn một số vấn đề khác phía sau vụ án này. Trước hết là việc điều tra không nên giao cho TP Hải Pḥng bởi đó chính là nơi đă có những sai phạm không nhỏ, nên giao cho một cơ quan khác như Bộ Công An điều tra. Thứ hai là việc sửa đổi luật đất đai cần được tiến hành nhanh chóng đồng thời xem xét lại những khiếu nại của người dân ở khắp nơi về đất đai. 70% vụ kiện của dân đều liên quan tới đất. Bởi như ông cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh đă cảnh báo, vụ này kéo dài có thể sẽ c̣n xảy ra nhiều vụ Tiên Lăng khác nữa. Vụ án sẽ đưa ra nhiều kết luận, người dân hiện đang chờ những kết luận đó có thật chí công vô tư không và việc giải quyết từng vấn đề, từng cá nhân như thế nào.

    Thêm những vụ Tiên Lăng mới
    Thứ hai là vụ ông Vươn -Tiên Lăng lại nảy sinh nhiều vụ khác nữa vừa được "khám phá". Cụ thể như bốn năm trước (năm 2008) huyện Tiên Lăng (Hải Pḥng) đă cưỡng chế 70 ha đầm tôm của ông Lê Đ́nh Thảo, không được một xu đền bù, sau đó đấu giá khiến gia đ́nh anh không có đất để canh tác. Mặc dù đă vác đơn đi kiện từ cấp huyện đến cấp tối cao nhưng vẫn trắng tay cho đến nay.
    Ông Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lăng, cho biết 4 năm trước, khi diễn ra vụ cưỡng chế khu đầm của gia đ́nh ông Thảo, số người dân kéo đến đầm hôm đó đông không kém so với số người dân kéo đến nhà ông Vươn sáng 5/1 vừa qua. “Tuy nhiên, gia đ́nh ông Thảo đă tuân theo những bản án đă kết luận của ṭa trước đó và không có bất cứ sự chống đối hay phản kháng nào”. Các thông tin này đă bị bưng bít nên mọi chuyện rơi vào quên lăng. Nếu không có vụ ông Vươn được các cơ quan thông tin trong và ngoài nước lên tiếng th́ chẳng c̣n ai nhớ tới nữa, người dân cam chịu cúi đầu âm thầm sống trong cảnh đàn áp bất công của hệ thống quyền lực địa phương, trong đó có cả ṭa án.
    Đến nay một số công an thành phố và huyện đă tới nhà ông Thảo (nay đă chết) c̣n lại người con trai là anh Tân. Anh cho biết nhân viên điều tra đặt ra các câu hỏi: Việc thu hồi của huyện gia đ́nh có nhận được bồi thường không? Tài sản của gia đ́nh bị mất mát sau buổi cưỡng chế là ǵ và khi xă tổ chức đấu thầu, gia đ́nh có tham gia bỏ thầu không? Anh Tân đă tŕnh bày lại sự việc oan ức này. Hy vọng việc này sẽ được điều tra trở lại và có thể sẽ c̣n nhiều khuất tất khác nữa sẽ được mang ra ánh sáng.

    Hàng chục gia đ́nh khác đang hoang mang lo lắng

    Một trường hợp khác là trường hợp đầm tôm của chủ đầm Nguyễn Thế Đọc (ở tại xă Nam Hưng), huyện Tiên Lăng. Đầu năm 1998, UBND huyện kư quyết định cho ông Đọc thuê 30 ha đất đầm băi nuôi trồng thủy sản tại khu vực xă Đông Hưng - Tây Hưng. Mọi "tŕnh tự thu hồi, cưỡng chế" xảy ra cũng giống như những ǵ chính quyền Tiên Lăng đă làm đối với ông Vươn và ông Thảo. Họ diễn lại cùng một kịch bản, nhưng nhờ sự chống đối quyết liệt của hơn 50 người dân nên vụ cưỡng chế này bất thành. Ông Đọc kể lại: "Sáng 22/8/2008, tôi thấy đài truyền thanh của xă đọc nội dung thông báo huyện sắp cưỡng chế thu hồi đất của gia đ́nh ḿnh. Một ngày sau, cả trăm dân quân, tự vệ, công an viên, lực lượng liên ngành của bốn xă và từ huyện kéo xuống đầm nhà tôi".
    Ông cho biết tiếp: "Khi máy xúc được đưa đến để phá đầm, gia đ́nh ông đă huy động gần 50 người ra, quyết làm làm căng, yêu cầu lập biên bản về việc tại sao phá đầm". Ông nói: "Biên bản lập xong, có chữ kư của đầy đủ các ban ngành. Sau khi lập biên bản, lực lượng thực hiện cưỡng chế cũng tự rút". Song, cũng từ đó đến nay, 30 ha đầm băi của gia đ́nh ông chỉ sản xuất ở dạng cầm chừng, huyện không thu hồi và gia đ́nh ông cũng không dám đầu tư nuôi trồng thủy sản.
    Hơn chục chủ đầm cũng thuộc diện bị thu hồi như gia đ́nh ông Đọc (tại xă Đông Hưng và Tây Hưng). Tất cả luôn sống trong tâm lư hoang mang, lo lắng và chỉ biết viết đơn đề nghị tập thể xin gia hạn cho thuê đầm băi. Khi nào UBND huyện bác đơn, các chủ đầm sẽ viết đơn kiện vụ án hành chính ra TAND huyện Tiên Lăng. Tóm lại, người dân huyện Tiên Lăng đă từ bao lâu nay sống trong tâm trạng nơm nớp lo lắng "sẽ bị thu hồi đất, bị cưỡng chế hay nói cho đúng là bị cướp công, cướp của bất cứ lúc nào mà chỉ c̣n cách tự vệ duy nhất là chống lại bằng mọi giá". Một tâm trạng như thế làm sao người dân sống an cư lạc nghiệp được. Sự thanh b́nh của nông thôn chỉ c̣n là cái bề ngoài màu mỡ.
    Chúng ta hăy chờ đợi để cùng nghe tiếng nói của người dân và sẽ cùng bàn luận qua mỗi sự việc sẽ xảy ra.

    Lễ hội ở Việt Nam ngày nay
    Đến đây xin chuyển sang một đề tài khác cho đỡ nhức đầu. Đó là những lễ hội ở Việt Nam trong "tháng giêng là tháng ăn chơi" này. Thật ra, ở Việt Nam, lễ hội kéo dài trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, thời gian "xôm tụ" nhất của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng Hai âm lịch.
    Quá nhiều lễ hội ở khắp các địa phương và hầu như bất cứ một "đền phủ" nào có tiếng tăm một chút đều tấp nập, đông đúc đến chật ních. Những lễ hội lớn như Chùa Hương, Yên Tử, Bà Chúa Kho, Vía Bà, Đền Trần, Đền Hùng... đón tiếp mỗi ngày năm bảy chục ngàn người. Lễ hội là dịp để tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, của những vị anh hùng v́ dân v́ nước. Những hoạt động của lễ hội nhằm làm sống lại những h́nh ảnh đặc biệt, những phong tục tập quán của địa phương, tùy theo đó là lễ hội nào. Người dân đến lễ hội với tấm ḷng thành kính, cầu xin cho đất nước thanh b́nh, no ấm, mưa thuận gió ḥa, và cũng là dịp để du ngoạn, gặp gỡ mọi người là "khách thập phương" để cùng chia sẻ niềm vui đầu xuân.
    Nhưng mỗi ngày các lễ hội cứ được hiểu theo một nghĩa khác và những truyền thuyết hoang đường được tạo dựng nên cho lễ hội thêm phần trang trọng linh thiêng, lôi kéo mọi người t́m đến. Những năm gần đây, nhiều đền chùa phải leo đèo trèo dốc như Chùa Hương, Yên Tử c̣n mắc cả một hệ thống cáp treo tân tiến để khách hành hương khỏi mất sức leo núi và được ngắm cảnh hùng vĩ thiên nhiên từ lưng chừng trời cao. Những nhà tổ chức mang hết sức ra phục vụ du khách và cũng là dịp tạo cơ hội cho những kẻ bất lương tha hồ lừa bịp, chặt chém khách hành hương.
    Không thể thống kê được trong dịp này người ta đă bỏ ra bao nhiêu tỉ đồng để "đi lễ". Nếu chỉ là khoản chi tiêu b́nh thường như xe pháo, ăn ở, lễ vật giản dị với tấm ḷng thành th́ chẳng có ǵ đáng nói. Nhưng người ta đă phí phạm quá nhiều cho những khoản lễ vật sặc mùi mê tín. Dù lạm phát, dù giá cả tăng liên tục, dường như người ta bất chấp tất cả, mạnh tay hào phóng chi tiêu vào những lễ vật dâng lên thần thánh.


    Chùa Hương và thi ca
    Lễ hội nổi tiếng nhất Việt Nam là Chùa Hương. Tôi cũng đă có dịp đi Chùa Hương, nhưng là vào những năm chiến tranh và c̣n quá trẻ. Lúc đó Chùa Hương biến thành một cái kho quân nhu nên không hề có lễ hội nào. Tôi chỉ thấy nó cũng giống như những ngọn núi trùng điệp của vùng này chạy dài như vô tận. Khi ghé qua chùa này, lúc đó gần như hoang phế, không hương khói. Có nhiều ngôi chùa rải rác trong vùng Suối Yến, ngôi chùa gần bến đ̣ Tṛ nhất là Chùa Ngoài. Trên ba khoảng sân rộng lát gạch có Tam quan chùa. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công tŕnh cổ, dáng dấp độc đáo v́ lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất.
    Chùa chính là Chùa Trong, tức là phải đi sâu vào trong. Thoạt nh́n bạn chỉ thấy đó là một động đá. Phải đi xuống 120 bậc thang mới tới hang chùa. Vách trước cửa động có năm chữ Hán "Nam thiên đệ nhất động", chữ được khắc vào năm 1770, đó là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Tiếc rằng vào thời đó, mọi khung cảnh đều vắng ngắt, không xem được lễ hội th́ ta t́m đến thi ca vậy.
    Chắc bạn cũng nhớ bài thơ "Đi Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp:
    Hôm nay đi chùa Hương
    Hoa cỏ mờ hơi sương
    Cùng thầy me em dậy
    Em vấn đầu soi gương...

    Nhưng Chùa Hương là nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam từ thế kỷ trước. Xin điểm lại một vài tác phẩm nổi tiếng nhất. Trong số đó phải kể đến bài hát nói: "Hương Sơn phong cảnh ca" của Chu Mạnh Trinh, làm từ thế kỷ 19, xưa nay rất được ca ngợi:

    Bầu trời cảnh bụt
    Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
    Ḱa non non, nước nước, mây mây
    "Đệ nhất động" hỏi rằng đây có phải!
    Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái
    Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
    ...
    Nhác trông lên ai khéo họa h́nh
    Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
    Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
    Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây?...

    Nhưng bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, tác giả bài thơ "Vịnh động Hương Tích" là bài thơ thú vị nhất đối với tôi và có lẽ với nhiều bạn đọc. Bài thơ mang đậm "tính cách Xuân Hương", hài hước từ h́nh ảnh đến câu chữ. Không c̣n là sự dung tục trong thi ca mà chính là những sáng tạo nghệ thuật nhất, chưa có ai sánh bằng trong lịch sử thi ca Việt Nam. Mời bạn đọc cùng nhớ lại:

    Bày đặt ḱa ai khéo khéo pḥm
    Nứt ra một lỗ hỏm ḥm hom
    Người quen cơi Phật quen chân xọc
    Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt ḍm
    Giọt nước hữu t́nh rơi thánh thót
    Con thuyền vô trạo cúi lom khom
    Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại
    Rơ khéo Trời già đến dở dom.

    Từ sự linh thiêng đến buôn thần bán thánh
    Ư nghĩa của những lễ hội đều trang trọng, thanh cao, nhưng ngày nay đă bị lợi dụng gần như "triệt để" vào những mục đích tư lợi cá nhân khác. Trước những năm 1975, cảnh này cũng có xảy ra ở một vài nơi, nhưng với một h́nh thức nhỏ hơn. Sau năm 1975, từ ngày việc lễ bái sùng kính được phép hoạt động trở lại th́ mỗi năm sự lợi dụng vào ḷng thành này được phát triển rất mạnh và công khai, nhất là vào mùa xuân năm nay.
    Xin điểm qua cảnh buôn thần bán thánh ở một lễ hội Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh. Một thí dụ điển h́nh cho nhiều lễ hội khác đă và đang diễn ra ở Việt Nam. Từ việc tổ chức đến ngay cả trong ḷng những người "con của Phật", ngoài một số tâm hồn c̣n giữ được ḷng cao thượng trong sáng, một số khác đến lễ hội v́ chính ḿnh. Những giá trị tinh thần, nét văn hóa cổ xưa khi bị lạm dụng, vượt quá giới hạn trở nên hoang đường và cuồng tín.
    Vào những ngày đầu năm vừa qua, hàng chục ngàn người ùn ùn đổ về Bắc Ninh đi lễ Bà Chúa Kho. Có những người đến chỉ để cầu danh lợi, thăng quan tiến chức và vay tiền là mục đích chính của phần đông những người hành hương về làng Cô Mễ. Và cũng như mọi năm, khách thập phương luôn đông đúc, chen lấn, la lối khiến đoạn đường dẫn vào đền thường xuyên ồn ào, náo nhiệt. Các dịch vụ mồi chài, soạn lễ cúng, khấn thuê, giữ xe mọc lên nhan nhản, bát nháo, biến chỗ thờ tự tôn nghiêm thành những dịch vụ buôn bán thánh thần.
    Không cần biết Bà Chúa Kho là ai, người ta đến để đánh đổi, mua danh, cầu lộc, vay mượn từ thế giới ảo, đem mưu toan của trần thế vào thế giới thánh thần. Ảo vọng và niềm tin mông muội đă làm cho con người trở nên cuồng tín hơn bao giờ hết trong những năm gần đây.
    Nhân danh những tập tục, văn hóa truyền thống của cha ông từ ngàn xưa để lại, những người thực hiện lễ hội đă tiếp tay cho t́nh trạng mê tín dị đoan xảy ra một cách công khai quanh các lễ hội. Trong đám người chen lấn, giành giật, ś sụp khấn vái ở Chùa Bà Chúa Kho có nhiều người đinh ninh rằng nếu đi lễ và vay tiền vào đầu năm, họ sẽ được giàu có và thăng quan tiến chức?
    Lễ hội tượng trưng đă thật sự bị lạm dụng. Người ta thấy nhan nhản những chiếc xe công, biển xanh chở những ông bà béo tốt, khệnh khạng bước xuống, thuê người đội mâm vàng đầy tú hụ, ngoài mặt th́ làm ra vẻ hiền lành, nhưng trong ḷng hănh diện đi vào đền lễ Bà Chúa Kho. Trong số đó chắc cũng có không ít những ông quan kiểu quan Tiên Lăng, TP Hải Pḥng đă từng đến đây cầu cho "quốc thái dân an chỉ là cái cớ, c̣n cái chính là cầu cho ḿnh càng ngày càng thu hồi được nhiều đất của dân đă làm sẵn cho ngài xơi".
    Trong những lời khấn cầu ấy là ḷng tham vô độ, hẹp ḥi và vị kỷ cá nhân, chỉ biết ḿnh chứ không hề biết đến thiên hạ, đến quốc thái dân an. Sự mê muội, mù quáng đă dẫn dắt hàng trăm ngàn người, có người vượt hàng ngàn cây số đường, đi vay tiền.

    Bà chúa Kho biến thành "tín dụng đen"
    Thế là bà Chúa Kho bỗng biến thành người âm cho dương gian vay tiền định kỳ 12 tháng, rồi cuối năm thu lời không biết bao nhiêu phần trăm, ta gọi là "tín dụng đen". Không biết ông Thống đốc Ngân Hàng Âm Phủ quy định đầu vào là 14% và đầu ra là trên 20% hay hơn nữa? Chắc ông này phải lên trần thế học tập mấy ông Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam may ra mới làm ăn khoa học được. Chỉ biết đầu vào là những mớ vàng bạc, đô-la kếch xù. Lễ vật dâng lên Bà Chúa Kho đă trở nên chuyên nghiệp với những mâm quả có sẵn và người khấn thuê ngay tại đầu cổng ra vào. Tất cả đều vàng chóe: "cành vàng lá bạc", 'vàng thỏi", "vàng cục", "vàng lá", "đô la"... được định giá hàng tỷ Mỹ kim âm phủ. Để có được một mâm lễ hàng mă ấy người ta phải chi ra một số tiền khá lớn. Thêm vào đó là tiền xăng, tiền ăn ở, đi lại của nhiều người. Sự lăng phí không thể nào kể xiết trong lúc vô số người dân đói khổ đang oằn ḿnh chống đỡ cơn băo lạm phát, băo giá đang hoành hành.
    Lễ nhỏ, cũng phải vài chục ngàn, lễ to lên đến hàng trăm, thậm chí cả vài triệu đồng. Chỉ riêng số tiền mua lễ và thuê người cúng nhân lên con số hàng chục ngàn người đi lễ ở đền này thôi, nhân với nhiều lễ hội ở các "đền chùa, miếu mạo" trong toàn quốc, mỗi ngày sẽ phung phí một khoản tiền vô cùng lớn được các "tín chủ" mù quáng ném vào ḷ thiêu. Người ta gọi đây là ḷng thành? Phải chăng đó là thương mại hóa, là cách làm tiền trắng trợn từ nét văn hóa truyền thống của cha ông để lại? Con cháu và những kẻ ăn mày quá khứ sẽ phải trả giá rất đắt cho những toan tính vụ lợi, phản văn hóa, bất chấp dư luận của xă hội và công chúng. Các cơ quan gọi là "văn hóa" ở Việt Nam nghĩ ǵ đến các hiện tượng này?
    Phải chăng khi niềm tin vào công bằng xă hội, tương lai bị khủng hoảng, bản thân không ổn định th́ người ta tự trấn an ḿnh bằng cách trao vận mệnh của ḿnh vào tay một quyền lực cao siêu, t́m đến với những tṛ mê tín dị đoan ngày càng nhiều? Phải chăng ḷng tham không đáy ngày càng lấn át sự lương thiện và sự thiếu tự tin, bất tài nhưng muốn ăn trên ngồi trước thiên hạ, xe pháo vênh vang nên người ta đi cầu xin một phép mầu mang lại chức tước bổng lộc từ trên trời rơi xuống cho ḿnh?

    Văn Quang
    Viết từ Sài G̣n

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Lối xưa


    - Saigon cô nương



    Saigon là thành phố lớn nhất nước, là trung tâm của miền Nam, đă có rất nhiều đổi thay.
    Mọi ngành nghề, mọi người dân tứ xứ đều đổ xô về Saigon. Trường học tốt nhất nằm ở Saigon, bệnh viện giỏi nhất cũng nằm ở đây... Năm nào cứ tới mùa thi cử, người ta nh́n thấy các thí sinh và người thân lũ lượt từ miền Trung vào, từ cao nguyên xuống, từ miền Tây, kể cả miền Bắc hành trang vào thi các trường đại học ở Saigon. Thậm chí ngay từ bậc trung học, không tin tưởng các trường địa phương, một số phụ huynh cho con em lên thành phố học nội trú ở các trường tư thục. Bệnh nhân nặng chuyển từ tỉnh lên v́ chỉ ở Saigon mới có các bệnh viện chuyên khoa mắt, ung thư, tim mạch... Các bệnh viện lớn than thở mỗi ngày tiếp đến hàng ngàn bệnh nhân v́ hơi hơi bệnh, người ta đă lo chạy lên thành phố cho chắc ăn.
    Du lịch, khách sạn, thể thao, văn hóa, nghệ thuật... đều tập trung vào một nơi. Các món ngon vật lạ đều tập trung đến thành phố. Do đó, Saigon phải phát triển đầu tiên, phát triển vượt bậc để đáp ứng vị thế của ḿnh.
    Saigon đă bành trướng khá rộng. Các quận 7, B́nh Tân, Tân Phú... được thành lập để giải quyết cho dân số gia tăng đến chóng mặt. Chung cư, cư xá... ồ ạt chen lấn nhau mọc ra nhanh chóng như được ông thần đèn của Aladin hóa phép. Khu đô thị mới cao cấp Phú Mỹ Hưng bị coi là một trong những nguyên nhân gây ngập nước do xây dựng trên vùng trũng là chỗ thoát nước của thành phố.
    Thế nhưng mọi người vẫn thích đổ xô vào trung tâm thành phố để học hành, ăn chơi, chữa bệnh...
    Khu trung tâm th́ nhỏ hẹp. Trung tâm của thành phố là quận 1, quận 3, quận 5 theo câu nói dân chơi truyền tụng trước kia: Ăn quận 5, nằm quận 3, la cà quận 1. Quận 5 nổi tiếng với các nhà hàng Tàu, quận 3 lắm biệt thự trên những con đường yên tĩnh và quận 1 nhiều pḥng trà, rạp hát... Trung tâm của khu trung tâm này xiết lại là khu vực chợ Bến Thành tỏa ra xung quanh.
    Trước 75, chính quyền Quốc gia có kế hoạch phát triển Thủ Thiêm thành khu đô thị mới. Bên Saigon giữ nguyên làm khu đô thị hành chính.
    Hiện nay, phía Thủ Thiêm cũng đă được giải tỏa để xây dựng đô thị mới. Tuy nhiên, con đường chính vẫn hẹp, đất cát mịt mù, nhà cửa chắc là mua sang tay cả nhưng không thấy xây cất nhiều. Đường xá, cầu cống... chưa thấy nhúc nhích. Thủ Thiêm xem chừng vẫn chờ đợi. Nhà văn Dương Hà có một căn biệt thự ở bên này cầu Thủ Thiêm nhưng ông kêu buồn quá. Bạn bè không ai chịu đến chơi nên ngày nào ông cũng phải kêu xe ôm chở qua phía Saigon t́m người nhậu nhẹt, chuyện tṛ...
    Có hầm Thủ Thiêm, có cầu Thủ Thiêm, thành ra thừa phà. Trong ngày cuối cùng hoạt động vào ngày cuối năm qua, con phà trăm năm chở đầy những người thành phố tiếc nuối. Một ông già cho biết từ sáng sớm ông đă xuống phà rồi theo con phà đi qua đi lại măi mà không lên bờ. Người khác mang con nhỏ ra đứng nh́n lưu lại trong kư ức con phà, mai mốt may ra hiểu được câu ca dao:

    Bắp non mà nướng lửa ḷ
    Đố ai ve được con đ̣ Thủ Thiêm

    Nhiều câu ca dao nhắc đến địa danh như vậy đă trôi vào lịch sử. Những chuyến phà trong ngày cuối cùng ấy chỉ toàn người mê mải quay phim, chụp h́nh hơn là khách cần qua sông. Rồi con phà di cư qua Cát Lái. Chỉ c̣n mấy khẩu súng thần công đen bóng trên bờ vẫn nằm yên ngóng ra bến phà chuyển thành bến đậu cho thuyền cao tốc...
    Mặc dù nhiều người truyền miệng về một chủ trương giữ nguyên vẹn khu trung tâm Saigon này, nhất là các con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, Hàm Nghi... nhưng xem ra chủ trương đó chỉ là mơ ước của người dân mà thôi.
    Bởi v́ ở đây là đất vàng nên không thể bảo tồn được. "Tứ giác vàng" phải thương lượng mấy năm v́ mấy gia đ́nh kiện cáo tới phút cuối là khu Eden nổi tiếng với rạp ciné Eden, passage Eden, tiệm bánh Givral, hiệu sách Xuân Thu, nhà hàng Pagode... Quán Cái Chùa bị Saigon Tourist lấy từ lâu nên khi giải tỏa, mọi người chỉ kêu inh ỏi tiếc nhà hàng Givral. Givral đổi sang vài nơi, Xuân Thu chuyển tới Trần Hưng Đạo... nhưng xem chừng ở những địa chỉ mới, mặc dù cố gắng giữ h́nh thức như cũ, những hàng quán này trông vẫn lạc lơng làm sao.
    Bây giờ ở đó tua tủa sắt thép rồi sẽ mọc lên một Vincom mới, đối diện phía bên kia quay mặt trên đường Lê Thánh Tôn, ṭa cao ốc nằm trên ngọn đồi Sở Giáo Dục cũ, chèn ép biến công viên Chi Lăng như trở thành mảnh vườn nhỏ của Trung tâm thương mại này và thêm cao ốc Parkson ngay đó thi đua.
    Đường Đồng Khởi (Tự Do) được xem là bà đầm Pháp bởi dăy nhà theo kiến trúc Pháp nằm dưới hai hàng cây rợp bóng mát, so sánh với Nguyễn Huệ là cô đầm Mỹ với những ṭa nhà mới xây sau này. Giới kiến trúc rên rỉ ghê lắm vẫn không kềm nổi mấy ṭa nhà như Metropolitan, Sheraton... sừng sững mọc lên ở con đường thanh lịch này.
    Không ai chịu qua Thủ Thiêm chỉ cách con sông Saigon đă được nối lại bởi hầm Thủ Thiêm và cầu Thủ Thiêm. Các chủ đầu tư ngoại quốc nhất định chen chúc vào khu trung tâm của trung tâm này, ngày càng nhỏ xíu bởi các ṭa cao ốc cao ṿi vọi vội vă cuống cuồng mọc lên khiến nạn kẹt xe ngày càng nhức nhối. Báo chí cứ đổ tại cho nhiều nguyên nhân đâu đâu: lô cốt choán đường, số lượng xe gắn máy và ô tô gia tăng... Thế nhưng lô cốt trên đường đă dẹp rồi vẫn kẹt xe. Giờ học giờ làm có thay đổi như Hà Nội, trời tối sập học sinh mới được thả ra về th́ xe vẫn kẹt. Một quan chức Hà Nội c̣n tuyên bố ai bảo dân cứ thích sắm xe đi th́ ráng chịu! C̣n nguyên nhân chính yếu là những ṭa cao ốc hàng mấy chục tầng san sát nhau trên một diện tích nhỏ hẹp, thu hút số lượng rất lớn người ở, xe cộ, nhân viên làm việc ra vào th́ ít có ai nhắc tới, th́ chẳng nhắc tới làm chi...
    Khu Chợ Cũ có ṭa nhà Hoa Sen cao 262 mét. Bưu điện quận 1 cũ cũng nhường chỗ cho Saigon Center thay thế, nay chiếm một gian sang trọng tầng trệt nhưng kín đáo quá, ít ai qua đường ghé vào mua con tem hoặc gửi gói bưu phẩm như xưa.
    Khu Eden c̣n ngổn ngang chưa hoàn tất th́ một khu khác đang bị hóa kiếp. Cùng lúc giải thể với phà là khu tứ giác "vàng" Phạm Ngũ Lăo, Yersin, Lê thị Hồng Gấm, Phó Đức Chính nh́n xéo qua chợ Bến Thành. Ngay góc đường là nhà hàng, khiêu vũ, tiệc cưới Vân Cảnh, dăy phố Phạm Ngũ Lăo với nhà sách Lê Phan, hăng đĩa hát Asia và nhà xuất bản Sóng Nhạc ở số 37, một chi nhánh tiệm bánh Brodart... đang bị đập nát để xây cao ốc năm mươi lăm tầng mà nghe nói c̣n cao hơn ṭa nhà Bitexco hiện giờ cao nhất Saigon.
    Hai vợ chồng anh bạn dẫn đám con ra góc đường Phạm Ngũ Lăo-Calmette tiếc nuối chỉ đống gạch vụn nói: "Hồi xưa cha mẹ làm đám cưới ở đây". Ngày xưa khi nhà hàng chưa tràn lan như bây giờ th́ Vân Cảnh, cũng như Đồng Khánh, Ái Huê... là nơi tổ chức đám cưới quen thuộc.
    Nhà thương Saigon ngay đường Lê Lợi kế chợ, bến xe bus, kế bờ sông... tiện đường giao thông. Trước kia hễ bệnh cấp cứu là chở thẳng vào đó. Bệnh viện do "chú Hỏa" Hui Bon Hoa qua trăm năm xây dựng nay đă cũ kỹ. Do vị trí quá đẹp khiến bệnh viện khó tiếp tục yên thân sống ở đó. Các tập đoàn công ty lớn ḍm ngó nhưng chưa ngă ngũ giá cả khiến bệnh viện lâm vào cảnh "quy hoạch treo". Bệnh viện không sửa sang, không trang bị thêm máy móc v́ sẽ bị đập bỏ bất cứ lúc nào. Bởi vậy vào bên trong thấy khung cảnh vắng vẻ, đ́u hiu ở t́nh trạng không biết lúc nào "di dời".
    Những nơi cùng hoàn cảnh như thế là Bệnh viện Chấn thương chỉnh h́nh (Sùng Chính cũ) nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Bệnh viện này đă được đề nghị đổi cho một khu đất khác ở quận 7 mà măi vẫn chưa thấy nhúc nhích. Các bệnh viện lớn khác nghẹt cứng bệnh nhân nên đều có dự định dời ra ngoại thành. Chờ đợi lâu quá nên Từ Dũ sốt ruột bèn xây lên ṭa lầu mới. Chỉ có điều mấy tầng lầu nguy nga nhưng không có hầm giữ xe, c̣n băi giữ xe th́ nhỏ xíu chật cứng nên sáng sớm đến bệnh viện t́m chỗ gửi xe là cả một vấn đề.
    Luật mới đưa ra các trường đại học phải có tiêu chuẩn đầu tiên là diện tích rộng răi. Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xă hội Nhân văn (Văn khoa cũ)... đă chuyển bớt một phần ra Thủ Đức. Phần nào c̣n lại dĩ nhiên đập đi xây lại hết. Đại học Sư phạm cũng đă xây mới.
    Người Saigon hồi đó chắc ai cũng có lần đặt chân vào Sở Thú gọi văn vẻ là Thảo Cầm Viên để xem thú, dạo chơi, trốn học... Chưa kể trong đó c̣n có đền Hùng, viện Bảo tàng... Bây giờ dân quê lên thành phố đi chơi siêu thị, trung tâm thương mại, các công viên mới mở chứ không đi Sở Thú như xưa.
    Ở giữa Saigon, lại có một khoảng đất rộng răi, vị trí quá đẹp mà chỉ để mấy con thú ở th́ thật phí phạm nên thú cũng chuẩn bị dời qua Củ Chi. C̣n "đất vàng" lại để tiếp tục xây cao ốc.
    Siêu thị lớn, siêu thị mini ở các chúng cư mở ra hàng loạt giành bớt khách của các chợ. Chợ Nancy giải tán để thành cầu Nguyễn Văn Cừ. Giờ mảnh đất trống của nhà lồng vẫn c̣n đó xây nhà lẻ th́ hơi to, xây chúng cư th́ hơi nhỏ chưa biết làm ǵ, chợ cá Trần Quốc Toản thành Siêu thị Sài G̣n, cầu Ông Lănh (mới) dẹp mất chợ Cầu Ông Lănh. Chợ Thái B́nh cũng bị hăm dẹp bỏ v́ đâu có cạnh tranh nổi với ba siêu thị lớn ở kề chung quanh.
    Các tập đoàn ngoại quốc nhiều vốn nên thường mua luôn nguyên một ô tiếp giáp bốn mặt đường như Eden, Vân Cảnh chứ không mua lẻ tẻ vài căn nhỏ. V́ thế nguyên khu trường Thaleman (trường Cô Giang, Tôn Thọ Tường cũ), khu Nancy nằm giữa Trần Hưng Đạo, Nguyễn Biểu, Nguyễn Trăi, Nguyễn Văn Cừ (Cộng Ḥa cũ) đều đă bị nhăm nhe đo đạc. Dân chúng chưa biết giải tỏa lúc nào.
    Xa xa như nghĩa trang B́nh Hưng Ḥa hết năm nay cũng lần lượt giăn ra B́nh Dương, Long An...
    Mai mốt đây thôi, những người đi xa lâu mới về Saigon khó c̣n nhận ra chốn cũ nữa hay như Từ Thức quay về lối xưa.

    Trăm năm đành lỡ hẹn ḥ.

    Cây đa bến cũ đâu c̣n mà chỉ thấy nhà chọc trời, cầu, đường... và kẹt xe. Một thành phố mới mẻ giống y như mọi thành phố mới mẻ ở khắp nơi trên thế giới.
    Cho nên Saigon không chỉ mất ở cái tên...

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Liêm sỉ và văn hóa từ chức
    Wednesday, 07 March 2012 10:33 Viết từ Saigon
    - Văn Quang

    Đă hai kỳ báo liên tiếp, tôi đề cập đến "vụ án Tiên Lăng", trong bài này đáng lẽ tôi chuyển sang một đề tài khác cũng đang làm dư luận bàn tán khá sôi nổi. Cụ thể như những biện pháp chống kẹt xe ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài G̣n có mang lại kết quả ǵ không. Chuyện của những thứ "chuyện nhỏ nhưng rất phổ biến" là con trai quan chức kiểm lâm phá rừng và buôn gỗ lậu. Chuyện "cái chết made in Sài G̣n", chết dưới hố gas, chết dưới cống đào đường. Chuyện niềm tin của người dân và ngân hàng... có vô số chuyện để bàn. Nhưng chuyện Tiên Lăng vẫn chưa đến hồi kết, người dân vẫn c̣n đang nóng ḷng chờ đợi những kết quả điều tra chính thức, định rơ tội trạng của từng đơn vị, từng cá nhân phía chính quyền cũng như phía gia đ́nh ông Vươn cùng những "biện pháp xử lư" của chính phủ và ṭa án. Trong khi đó, vẫn c̣n những chuyện đáng tiếc, có thể nói là chướng tai gai mắt vẫn xả ra. Tôi nghĩ bạn đọc vẫn cần biết những thông tin này.
    Sau bài viết về "Người dân c̣n chờ đợi ǵ về vụ Tiên Lăng" ngày 11/2/2012, tôi nhận được một cái e-mail của bạn đọc doannguyen37@xxx ở Mỹ góp ư kiến về bài viết này. Xin trích nội dung chính của lá thư:

    "Tôi biết địa chỉ mail của ông qua một người bạn ông chuyển bài của ông cho tôi đọc, cũng b́nh thường như những người bạn khác của ông và những diễn đàn khác đă từng chuyển bài và tin tức hot nhất cho anh em cùng thưởng thức. Trong bài mới đây của ông đoạn dưới cùng, ông kể hai chuyện khá... kỳ cục, dưới tiêu đề: "Hai chữ "nếu" lẩm cẩm bên lề chuyện Tiên Lăng". Nhưng theo tôi, đó là thứ chuyện lẩm cẩm khá độc đáo.
    Tôi xin có ư kiến về 2 chuyện này.

    Ông Vươn xứng đáng làm "quan to" hơn nữa
    Chuyện thứ nhất ông kể, người cháu ông có sáng kiến: “Cậu ơi, tối hôm qua, cháu suy nghĩ, nếu cháu mà có quyền th́ cháu sẽ cho ông Vươn làm chủ tịch huyện Tiên Lăng sau khi thi hành xong án phạt. Bởi xét về thân thế lư lịch th́ hoàn toàn yên tâm...”. Và ông cho rằng: “Thằng này chỉ bàn chuyện vớ vẩn. Nó có vớ vẩn hay nó cũng có lư của nó, tùy bạn”. Vậy tôi xin cho thằng cháu ông điểm 8/10. Xin bật mí, tôi đă từng đi dạy học và điểm tối đa tôi cho học tṛ học văn, tối đa là 6/10 thôi đấy. Cháu ông rất có lư. Cả cái đất Tiên Lăng khó t́m ra một người nào xứng đáng là chủ tịch huyện như ông Vươn. Theo tôi th́ ông Vươn c̣n có thể làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hải Pḥng nữa ấy chứ.
    Cứ thử xét xem một thái độ nhỏ trong ư thức thôi cũng đủ thấy ông Vươn, chỉ là một công dân làng xă mà c̣n biết tự nhận lỗi ḿnh làm sai ở chỗ nào. Trong đơn viết mời luật sư bào chữa cho ḿnh ngày 31/1/2012, ông Đoàn Văn Vươn viết: “Tôi đủ tŕnh độ hiểu biết nhận thức rơ về sai phạm của bản thân, song tôi muốn bào chữa rơ cho tôi về nguyên nhân sai phạm”.
    Trong khi đó các quan chức vụ Tiên Lăng th́ chỉ tự “kiểm điểm”, rằng nguyên nhân mắc lỗi của họ là do “nhận thức đơn giản sự việc”, tức là gián tiếp chối bỏ hết sai phạm.
    C̣n xét về thực tế những việc của ông Vươn đă đổ mồ hôi, tim óc, công sức và cả máu nữa đă làm cho mảnh đất quê hương th́ hầu như các quan chức từ Ban Bí Thư đến UBND Thành Phố Hải Pḥng chưa ai làm được. V́ thế nếu cháu ông “nằm mơ' cho ông Vươn làm chủ tịch TP Hải Pḥng th́ tôi cho thêm 1 điểm nữa (9/10).
    Điểm 10/10, nếu cháu ông bỏ hàng chữ "sau khi thi hành xong án phạt" mới được làm chủ tịch huyện th́ "bài luận văn" ấy hay hơn nhiều. Cháu ông nên "suy tư" là ông Vươn chẳng có tội t́nh ǵ hết. Đó chỉ là hành động tự vệ chính đáng trước một thế lực kẻ cướp tấn công bằng đủ loại vũ khí giết người. Theo ư tôi th́ ngay sau khi Thủ Tướng Chính phủ VN có kết luận điều tra chính thức, hăy mời ngay ông Vươn làm chủ tịch huyện Tiên Lăng, một thời gian quen việc sẽ làm chủ tịch TP Hải Pḥng. Nếu có ông chủ tịch như thế, tôi tin rằng thành phố được mệnh danh là Hoa Phượng Đỏ nhưng lại rất phức tạp kia sẽ an b́nh hơn, người dân sẽ tin tưởng hơn là những ông quan bây giờ và có thể cả những ông sau này được bầu hay chỉ định cũng không thể được dân tín nhiệm bằng ông Vươn.
    Nếu làm được như thế th́ không những chính quyền VN đă tiến mơt bước khá dài và theo chữ nghĩa các báo VN thường dùng th́ chính quyền VN đă "đột phá" mạnh mẽ trong việc cải tổ hành chánh và nhân sự, làm trong sách bộ máy chính quyền. Nhiều nước chậm tiến sẽ phải nể phục và noi gương. Ông nghĩ sao?

    Văn hóa từ chức không dễ làm
    C̣n chuyện ông kể về "văn hóa từ chức", tôi xin nhắc lại nguyên văn: "Chuyện thứ hai là khi ngồi ở quán café Bean, một ông bạn ở nước ngoài về, nhân bàn ngang tán dọc về chuyện này, bỗng tủm tỉm cười và nói: "Nếu tớ làm Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường ở VN hoặc làm Chủ Tịch TP Hải Pḥng th́ tớ sẽ có một quyết định giản dị nhưng vô cùng hấp dẫn, các cậu sẽ phải cúi đầu kính phục và nhiều ông Bộ Trưởng sẽ phải giật ḿnh". Anh em ngồi quanh tṛn mắt nh́n cho rằng anh ta nói dóc. Anh ta ậm ọe ra cái điều quan trọng rồi mới phát ngôn: "Giản dị là tớ xin từ chức, có thế thôi". Anh em cười x̣a, một ông ở VN chắp tay vái: "Ông mang cái văn hóa từ chức ấy về Mỹ mà xài, chúng tớ không quen với thứ văn hóa ấy".
    Tôi tin đây là chuyện thật, chứ không phải chuyện "phịa". Mà dù thật hay "phịa" cũng chẳng quan trọng ǵ, miễn là nói được cái ư chính. Lối viết của ông xưa nay vẫn vậy, đùa đấy nhưng thật đấy, lẩm cẩm mà tinh tế, nói thật nhé, đôi khi c̣n "quái" nữa.
    Tôi chưa thấy báo nào, chưa có ai lên tiếng về trách nhiệm của Bộ Tài Nguyên Môi Trường (TNMT) hoặc của cái Ủy Ban TNMT TP Hải pḥng. Mà thật ra trách nhiệm của cơ quan Tài Nguyên Môi Trường từ Bộ đến Thành phố trong vụ này rất lớn. Người bạn ông tinh ư và chắc có ư thức về pháp luật, lại quen với thứ văn hóa tự do nên đă chú ư ngay tới vấn đề này và đặt vấn đề xa hơn. "Nếu tớ làm Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường ở VN hoặc làm Chủ Tịch TP Hải Pḥng th́ tớ sẽ từ chức". Có lẽ người bạn ông cũng thừa biết rằng ở VN cái thứ "văn hóa từ chức" không có trong sách vở. Cái thứ văn hóa không trường lớp nào dạy, không có tiêu chí nào như khi gặp trường hợp nào anh nên từ chức, rất khó mà áp dụng được trong cuộc sống của những người nhận lănh trọng trách được giao phó. Nhất là những người đang có trọng trách thường đi đôi với quyền hành, bổng lộc trong tầm tay. Ngồi kư cũng có tiền, gật đầu hay lắc đầu cũng có tiền... th́ sự từ chức là một việc làm rất khó khăn. Có khi ḿnh muốn từ chức cũng không được. Đàn anh cản, đàn em xin anh đừng "về", vợ con can ngăn, anh mà từ chức là tôi ly dị, anh có biết phải đầu tư vào cái ghế ấy bao nhiêu công của không, mới chỉ lấy lại vốn nên chưa bỏ được, con cái khẩn cầu bố phải ngồi lại cho chúng con làm ăn chứ. Và nguy nhất là lo kẻ thù lâu nay sẽ ra tay trả hận... C̣n họ hàng, làng xóm, anh em th́ cứ nghĩ "từ chức" là "thất sủng" nên coi thường. Đúng không ông? Mong được bàn tiếp với ông trong thư khác. Chúc ông khỏe".

    Ôi, có cả trăm thứ "khách quan" nó chi phối đến cái sự từ chức, mặc dù anh có chút ḷng tự trọng và có chút liêm sỉ. Vậy xin cùng bạn đọc thử bàn về cái văn hóa từ chức này xem nó xấu tốt ra sao.

    Muốn có văn hóa từ chức phải có ḷng tự trọng
    Vâng, điều kiện đầu tiên của một người có được thứ văn hóa từ chức là ḷng tự trọng. Nói rộng hơn, đôi khi đó c̣n là sự liêm sỉ. Tuy nhiên, không phải sự từ chức nào cũng cần đến liêm sỉ. Có những người được giao nhiệm vụ nhưng khi thi hành, người đó nhận thấy công việc quá với khả năng ḿnh, ông ta xin từ chức, dành chỗ cho người khác xứng đáng hơn. Đó là sự từ chức rất đáng kính trọng.
    Có những sự từ chức v́ nhận thấy sự việc đáng tiếc xảy ra, ḿnh chỉ liên quan một phần trách nhiệm rất nhỏ cũng xin từ chức. Hăy nh́n ra các nước láng giềng Á châu. Một thí dụ như vài năm về trước, một tai nạn xe lửa đâm nhau ở Nhật, ông Bộ Trưởng Giao Thông Nhật Bản nhận lỗi và xin từ chức ngay. Mới đây thôi, ông Ryu Matsumoto, Bộ trưởng Bộ Tái thiết Nhật, chỉ do lỡ lời với dân, mà phải nghẹn ngào cất lời xin lỗi về những phát biểu của ông có thể làm tổn thương t́nh cảm của các nạn nhân thảm họa. Gần đây, báo chí đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama từ chức v́ không thực hiện được cam kết di dời căn cứ quân sự Mỹ Futenma ở đảo Okinawa và vấp phải sự phản đối mănh liệt của người dân.
    Mọi người chắc c̣n nhớ chuyện Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-hwan đă công khai xin lỗi và quyết định từ chức v́ có nhiều cáo buộc về việc đă tuyển dụng con gái ông cho một vị trí được trả lương cao trong Bộ Ngoại giao. Cũng tại xứ sở kim chi, cựu Tổng thống Roh Moo Hyun đă tự sát khi có những nghi ngờ người gia đ́nh ông liên quan đến một vụ tham nhũng lớn. Trước đó, ông đă cúi đầu xin lỗi nhân dân Hàn Quốc v́ đă để những sự việc đáng tiếc xảy ra.
    Đó rơ ràng là hành vi vừa mang tính văn hóa, vừa là lương tri và cũng vừa là đạo đức của một quan chức do dân, của dân, v́ dân.
    Nh́n ra thế giới, ở nhiều nước, việc từ chức được xem là chuyện b́nh thường. Họ quan niệm, trách nhiệm công việc của ai đến đâu th́ phải làm tốt đến đó. Ai không đảm đương được hoặc để xảy ra những hậu quả, làm mất ḷng dân th́ v́ ḷng tự trọng, họ sẵn sàng xin từ chức. Và điều này đă trở thành một nét văn hóa - "văn hóa từ chức" - trong sinh hoạt chính trị của nhiều nước. Văn hóa từ chức là chuyện không phải hiếm, là chuyện xưa như trái đất. Nhưng ở VN, việc một vị Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy dám mạnh dạn từ chức khi thấy ḿnh có thiếu sót lại là chuyện "xưa nay hiếm", chưa từng xảy ra. Thà bị cách chức chứ đừng nói đến chuyện từ chức. Việc từ chức là một việc làm có thể coi là "xa xỉ phẩm". "Văn hóa từ chức" là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ, xa lạ.
    Ở Việt Nam chỉ có "văn hóa cách chức" như sau Tết Nhâm Th́n, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă quyết định cho thôi chức hai trường hợp - một là ông Đào Văn Hưng, chủ tịch EVN; và hai là ông Dương Chí Dũng, Chủ tịch Vinalines.

    Lư do không dám từ chức là ǵ?
    Nguyên nhân từ chức rất đa dạng và "thầm kín" như tôi đă tŕnh bày ở phần trên. Người cầm quyền có thể mời, khẩn khoản mời, hoặc ra sức cố thuyết phục người từ chức đừng hoặc khoan từ chức, nhưng không thể bác bỏ, không cấm đoán được sự từ chức. Quyền quyết định là ở người từ chức. Ông nhất định từ chức th́ không ai giữ được. Chỉ sợ ông "nửa ở nửa về" thôi.
    Đă có rất một số vị đi t́m nguyên nhân tại sao ở Việt Nam người ta lại sợ từ chức đến thế. Như Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội. Ông nói: "Trước đây, trong cơ chế quan liêu bao cấp, cơ hội của đời người chỉ tập trung vào một dăy ghế, cơ hội nhiều hơn ở những ghế cao hơn. Chúng ta đang chuyển sang cơ chế thị trường nhưng giai đoạn đầu, cơ hội do thị trường mang lại chưa nhiều. Chức tước vẫn đưa lại nhiều cơ hội hơn. Do vậy, họ cố bám lấy cái ghế đến suốt đời, rồi quyền lợi đi theo..."
    Tại nhiều nước, những nhân vật có tiềm năng kinh tế sau đó mới đi vào con đường chính trị ví dụ Thủ tướng Italy, Thủ tướng Thái Lan... Với họ việc làm chính trị như một sự thôi thúc chứ không phải lẽ kiếm sống. Họ đă có nền tảng kinh tế rất tốt, chuyện từ chức với họ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
    C̣n ở Việt Nam, không khéo người ta làm chính trị v́ mục đích kinh tế, điều đó dẫn tới tệ tham nhũng. Ban đầu anh là lănh đạo tốt nhưng quyền lực có thể làm tha hóa con người. Khi lên hàm Thứ trưởng anh có xe hơi. Ngoài ra, c̣n chuyện ơn huệ, lại quả".
    Trên tờ báo tuanvietnam.net, ông Tô Văn Trường đă nhận định: "Hầu hết quan chức chỉ biết "làm quan", không có nghề ǵ khác (dù nhiều người có bằng cấp cao), nếu thôi chức vụ th́ không biết kiếm sống như thế nào. Một số người vốn có nghề chuyên môn, nhưng từ khi làm quan chức đă bỏ nghề, nay trở lại nghề cũ th́ không làm được nữa hoặc ngại làm vất vả mà thu nhập không thể bằng lương bổng quan chức. Trong khi đó, ở các nước phát triển, quan chức chính trị trước khi giữ chức vụ, nhất là ở cấp cao, đều có học (thực), có nghề như làm luật sư, nhà báo, nhà văn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, kinh doanh v.v... Nếu từ chức, họ có thể làm tiếp công việc cũ, hoặc t́m nghề mới, nhiều khi có thu nhập c̣n cao hơn lương khi làm quan chức".
    Với những lập luận trên, nhiều vị như ông Tô Văn Trường cho rằng "nếu thôi chức vụ th́ không biết kiếm sống như thế nào" tức là từ chức th́ vợ con làm lễ treo niêu. Tôi không đồng t́nh với ư kiến này. Thật ra các quan chức làm chừng vài năm, nếu là người chạy chọt, mua quan bán chức, nói gọn là tham quan th́ khi họ từ giă quan trường, có trở về làm thường dân th́ họ vẫn có thể "làm cha thiên hạ". Họ đă có năm bảy cái biệt thự đứng tên người khác hoặc vài cái siêu thị, nhà hàng, một cái công ty tổ chảng, có khi c̣n làm chủ ngân hàng chưa biết chừng, tiền gửi ngân hàng nước ngoài vô số kể. Xin đừng lo họ "thất nghiệp". Thứ "văn hóa thất nghiệp" chỉ dành cho những anh công dân rách như cái mền mà thôi. Các ông này sợ từ chức và không có can đảm từ chức chỉ v́ cái túi tham không đáy. Khi mới làm quan chỉ mong có cái biệt thự, leo lên cái xe hơi. Nhưng làm lâu lại muốn có những thứ khác, có 1 cái biệt thự hay 1 cái siêu thị muốn có 2 có 3, có vài trăm ngàn đô muốn có vài triệu. Có cái xe hơi lại muốn chơi sang mua máy bay hoặc như ông chủ hăng Ḱm ở Việt Nam muốn chơi du thuyền... Đó là lư do chính.
    Tôi chỉ có thể đồng ư với ông: "Từ chức là một nét văn hóa đẹp, đáng kính trọng, thể hiện sự tự trọng và nhân cách của con người. Thiếu vắng hiện tượng từ chức đích đáng không phải chỉ đáng tiếc mà là đáng buồn và xấu hổ".

    Ông bí thư Thành ủy Hải Pḥng nói ngược
    Về "văn hóa xấu hổ" tôi đă có dịp bàn đến trong bài ngày 17/9/2011. Xin trở lại với vài diễn biến mới nhất trong vụ Tiên Lăng đang om x̣m.
    Ngày 21/2, Thường vụ Thành ủy Hải Pḥng đă đề nghị cách chức Chủ tịch huyện Tiên Lăng đối với ông Lê Văn Hiền, cách chức Phó chủ tịch huyện với ông Nguyễn Văn Khanh v́ sai phạm trong thu hồi, cưỡng chế đất của gia đ́nh ông Vươn. Ông Bùi Thế Nghĩa, Bí thư Huyện ủy, ông Hoàng Đăng Chinh, chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện và ông Lê Văn Mải, Trưởng công an huyện đều bị kỷ luật cảnh cáo. Thường vụ Thành ủy yêu cầu cá nhân gây hậu quả do quyết định hành chính của ḿnh xin lỗi và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
    Nhưng trước đó, sáng 17/2, bí thư Thành ủy Hải Pḥng Nguyễn Văn Thành đă đến "nói chuyện thời sự" tại CLB Bạch Đằng (nơi sinh hoạt của các cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu), nội dung chủ yếu là "giải thích" vụ cưỡng chế đầm tôm nhà ông Vươn.
    Theo ông Hoàng Châu (83 tuổi) - nguyên cán bộ tuyên giáo Thành ủy Hải Pḥng cho biết, trong phát biểu, ông Thành nói ông Vươn sai. Bí thư Hải Pḥng cho rằng báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào, chứ không có chuyện xe ủi phá nhà ông Vươn. Ông Châu phẫn nộ: "Tôi lập tức phản ứng là lên bục phát biểu 4 vấn đề: Bí thư nói không đúng kết luận của Thủ tướng. Nói sai về báo chí. Việc nói như vậy và coi thường chúng tôi, những cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu. Với tư cách một đảng viên, tôi đề nghị Bộ Chính trị đ́nh chỉ công tác Bí thư Thành ủy của đồng chí Nguyễn Văn Thành".
    Ngoài ra, c̣n các ông Nguyễn Khánh Chuân (87 tuổi) - nguyên cán bộ Liên đoàn Lao động thành phố, cho biết: "Đúng ra ông Thành phải thừa nhận sai trái của cấp dưới và có cách xử lư. Ban Thường vụ Thành ủy cần nhận rơ trách nhiệm ǵ, trách nhiệm đến đâu..."
    C̣n ông Phạm Quang Ngọc (83 tuổi) cho biết, bất b́nh của ông Châu và các ông khác trong CLB Bạch Đằng cũng là của ông và nhiều người khác. V́ thế nên ngày 18/2, các viên chức lăo thành, người có công sinh hoạt trong CLB Bạch Đằng gồm ông Nguyễn Cục - đại tá quân đội về hưu (84 tuổi), ông Nguyễn Viết Phúc - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Kiến An (84 tuổi) và ông Lê Văn Thinh - đại tá quân đội về hưu (78 tuổi), đă có báo cáo, đề nghị gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ sự bất b́nh của các thành viên CLB đối với ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải Pḥng trong việc thông tin trái với kết luận của Thủ tướng về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lăng.
    Không biết ông bí thư Thành này dựa vào thế lực nào mà uống thuốc liều, đă không phổ biến kết luận của cấp trên, c̣n liều mạng "cố đấm ăn xôi" nói ngược, dùng đúng chữ phải nói là vô cùng ngoan cố. Không từ chức, vẫn thích tại chức đă là một điều lạ và có điều lạ hơn nữa ông vẫn là nhân vật cầm đầu điều tra những sai phạm mà chính ông cùng cơ quan của ông mắc phải. Người dân biết chỉ c̣n biết trơ mắt nh́n.
    Chuyện lạ và tàn nhẫn thứ hai là vụ "kẻ xấu" lại phá tan hoang căn lều của mẹ con bà Vươn dùng làm nơi ở tạm. Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) đau xót cho biết: Ngày 17/2, hai chị em bà đi vắng, không biết "kẻ xấu" nào đă đột nhập vào khu vực đầm của gia đ́nh bà để phá hoại. Bàn thờ, bát hương, ảnh người quá cố đều bị đập nát. Cái lều này nằm trong khu vực này, hằng ngày chính quyền vẫn đang cắt cử một tổ công an xă thường trực bảo vệ khu đầm của gia đ́nh bà Thương mà "kẻ xấu" vẫn ngang nhiên hành động, thế mới "lọa". Kẻ xấu đó là ai vậy? Trộm cắp đâu có ngu mà chui vào cái lều tàn tạ như thế! Chịu thua cái sự ĺ lợm kinh khủng khủng này.

    Văn Quang
    Viết từ Sài G̣n,

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Ngân hàng lạnh cẳng, người dân lạnh theo

    Friday, 09 March 2012 16:58 Viết từ Saigon
    Văn Quang





    Tôi đă từng "kể khổ' với bạn đọc là ở Việt Nam, người dân sợ nhất là đến bệnh viện và đến các "cửa quan" để "xin cho" bất cứ việc ǵ, dù là việc "nộp tiền" (ở đây thường gọi các khoản này là "phí", như phí giao thông, phí trước bạ, phí gửi xe… thôi th́ đủ thứ phí). Đến đâu nếu không bị ghẻ lạnh th́ cũng bị coi như "cái ǵ đó trước mặt, như tờ giấy, như cái ly" chứ không phải người dân mà ḿnh có bổn phận phải phục vụ, hay nói cho khoa trương - cho có lập trường - là làm đầy tớ nhân dân. Mỗi lần thoát được 2 cái "cửa ải" ấy là như thoát được một gánh nặng.
    Nhưng ngày nay có một nơi người dân đến là được đón tiếp rất nồng hậu. Đó là nơi nhà cao cửa rộng, có vài chú bảo vệ đứng gác đàng hoàng, có khi phải bước lên đến hàng chục bậc thềm đá hoa cương, máy lạnh chạy êm ru suốt ngày đêm, khung cửa kính sáng loáng to đùng rất thông minh, vừa thấy khách dợm chân chưa kịp bước vào đă tự động mở toang. Văn minh hết chỗ chê. Tôi cam đoan với bạn đó không phải là chốn ăn chơi bê bối mà ngược lại đó là một nơi chốn rất đứng đắn, làm việc nghiêm chỉnh tất bật hơn bất kỳ công sở nào.
    Và một đặc điểm nữa là nơi này không hề phân biệt sang hèn như những nơi chốn khác. Chắc bạn thừa biết, ở đâu cũng vậy, bạn đi "ô tô con", ăn diện kiểu quư tộc sẽ được đón tiếp nồng hậu hơn những anh coi bộ "gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung". C̣n anh nghèo tục gọi là "b́nh dân", xồ xuề như dân "chợ búa" th́ bước vào một tiệm ăn hơi sang một tí cũng bị coi thường. Cái nạn "phân biệt chủng tộc sang hèn" ấy ở Việt Nam, nay tuy đă bớt chút đỉnh cùng với cái cơ chế thị trường, tuy nhiên đôi chỗ vẫn c̣n những chuyện "quái thai mà có thật" như bún quát, phở đuổi... ở giữa thủ đô ngàn năm văn hiến.
    Nhưng một "ngoại lệ" đang h́nh thành ở Việt Nam từ Sài G̣n đến Hà Nội, đó là một nơi bất cứ người dân nào đến, bất kể sang hèn, cũng được đón tiếp nồng hậu như tôi đă nói ở trên. Chắc bạn đă đoán ra? Thưa bạn đó là ngân hàng, bất kể đó là ngân hàng lớn hay nhỏ, bất kể là "nhà băng" của nhà nước hay của tư nhân.

    Bà bán bánh bèo cũng là thượng đế
    Người ta đến ngân hàng để giao dịch, thông thường là gửi tiền hay rút tiền. Cầm cố thế chấp chỉ là số ít. Và, ngân hàng bây giờ sợ nhất là "tiền". Trước đây một năm, người dân thường chẳng cần để ư đến ngân hàng nào của nhà nước, ngân hàng nào của tư nhân và cũng không chú ư lắm đến ngân hàng lớn hay nhỏ. Cứ tiện là gửi, ngân hàng gần nhà, ngân hàng có bà con anh em giàu có thường gửi là đem đến "nộp" với thứ lăi suất hai bên thỏa thuận. Chỉ có một số đại gia, môt số những người làm ăn buôn bán lớn mới kén chọn ngân hàng. Nhưng con số điều tra mới nhất cho hay là thành phần gửi tiền ở ngân hàng, 70% là dân tiểu thương, trung lưu. Thành phần đại gia, nhà giàu ch́m, nhà giàu nổi chỉ chiếm 30% trở xuống bởi họ có nhiều "kênh" làm ăn sinh lời nhiều hơn là con số 17-18% lời hàng tháng ở ngân hàng. Bây giờ bớt xuống c̣n 14% th́ các đại gia đầu tư vào một mảnh đất, một lô hàng, một áp phe vặt, chơi chứng khoán... chỉ trong một thời gian ngắn lời một gấp đôi gấp ba. Và số tiền trong tay các đại gia lại thường không ổn định, rút ra góp vô như cơm bữa. C̣n số tiểu thương và trung lưu thường gửi tiết kiệm lấy lời hàng tháng. Gửi định kỳ 1 tháng nhưng sẽ gửi lâu dài, đồng vốn của ngân hàng nhờ thế mà vững vàng hơn. Bởi vậy, các nhân viên ngân hàng được chỉ thị hẳn hoi là phải coi tất cả khách hàng đúng nghĩa là thượng đế.
    Một bà bán hàng tạp hóa b́nh thường ở chợ Bàn Cờ, bà bán hoa quả ở chợ Vườn Chuối, bà bán bán bèo chợ Tân Định... bước vào ngân hàng được chăm sóc ngay từ cửa ra vào. Mấy cô nhân viên trẻ, xinh như mộng, hoạt bát, rất lịch sự, vồn vă chào hỏi. Càng về những ngày gần đây, sự lịch thiệp càng tăng, đôi khi quá mức cần thiết. Đến nỗi môt bà "nhà quê" được nhân viên ngân hàng cúi đầu chào hỏi, tưởng là cô ta nhầm người, cứ quay đầu lại phía sau xem cô ta có chào ai khác không, lúc biết chắc rằng cô ta chào ḿnh mới dám ú ớ chào lại. Có lẽ cả đời bà mới được đón tiếp như "bà hoàng" ở một nơi sang trọng như thế này. Dĩ nhiên bà cũng khoái thầm trong bụng, nhưng sau khi lănh tiền lời hàng tháng ra về rồi bà lại băn khoăn: "Bỗng dưng người ta đối xử tử tế như vậy, người ta có thể lừa ḿnh không? Ấy cái tṛ đời vẫn vậy, bỗng dưng người ta tử tế quá xá với ḿnh th́ ḿnh phải xét lại". Bà ta lại đi "vấn kế" với nhà hàng xóm và bạn hàng trong chợ. Tất nhiên cũng có bà hiểu biết hơn chút đỉnh bèn giảng giải rằng "Nó sợ tiền chứ không sợ bà đâu. Hồi này ngân hàng giảm lăi suất, người ta rút tiền ra nhiều, họ sợ bà rút tiền ra, mang gửi chỗ khác hoặc làm việc khác nên họ phải o bế bà thôi".
    Nhưng nói đi nói lại th́ bây giờ ở Việt Nam chỉ có mỗi nơi sang trọng đến là "sướng" nhất, đó là ngân hàng. Từ xưa tới nay chưa có "thông lệ" nào như thế cả. Bà bán bánh bèo cũng là thượng đế, cũng được đối xử như đại gia. Vui ghê!

    Tín dụng đen từ đâu mà ra
    Cách đây chưa đầy một năm th́ ngân hàng (NH) ở Việt Nam cũng đón tiếp lịch sự nhưng không lịch sự quá như thế. Đôi khi mấy bác nh́n bề ngoài lèm nhèm vẫn c̣n bị coi thường. Vậy hăy t́m hiểu thêm nguyên nhân nào dẫn đến "cái sướng" đó của mấy bà từng được coi là "nhà quê" ấy. Ở đây tôi không dẫn chứng theo những con số biết nói, dù là nói thật hay nói dóc, hoặc thông tư chỉ thị của các cơ quan. Tôi nói theo cách nói và cách suy luận của người dân trước những hiện tượng đă và đang xảy ra.
    Vào khoảng tháng 8 năm 2011, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) Việt Nam quyết tâm buộc các ngân hàng phải tuân theo đúng quy định hạ lăi suất đầu vào, tức là người gửi tiền ở ngân hàng chỉ được hưởng lăi suất 14% , trong khi hầu hết khách hàng và ngân hàng đang "sống chung ḥa b́nh" bằng cách thỏa thuận ngầm (ngầm nhưng gần như công khai, ai cũng biết và ai cũng làm) lăi suất lên đến 18-19%. Cú đấm đầu tiên là ông Nguyễn Thái Hậu, giám đốc chi nhánh Đông Á Tây Ninh, bị ông bạn là ông Nguyễn Lê Nam, giám đốc Ngân Hàng Á Châu (ACB) chi nhánh Tây Ninh (cùng địa phương), chơi một vố khá đau, nhân danh t́nh bạn gửi số tiền 1 tỉ đồng với lăi suất "đi đêm" là trên 15%. Sau đó sự việc được báo cho NHNN, tức khắc ông Hậu bị cách chức. Chuyện này tôi đă "tường thuật" chi tiết trong bài "Thời đại đồ đều t́nh nghĩa không c̣n" ngay sau đó.
    Sự trừng phạt này coi như cú dằn mặt của NHNN khiến các ngân hàng nhất loạt tuân theo và tất nhiên khách hàng cũng chịu chung số phận. Bởi nếu khách hàng đi đêm cũng bị phạt. Luật lệ coi như được thực thi nghiêm chỉnh. Mặc dù lúc đó t́nh h́nh lạm phát và đồng tiền Việt Nam mất giá chưa có dấu hiệu suy giảm. Như ông bạn tôi đă tính toán, gửi NH lời 14%, trong khi đồng tiền mất giá và lạm phát là 20% th́ người gửi vẫn thiệt hại 6%. Làm ǵ có chuyện thực lời là "dương" như một vài ông đă cố t́nh tính lộn! Cho nên ông này rút tiền ra đầu tư vào chỗ khác. Sau này tôi mới nghe tin là ông hợp tác với một vài nhà buôn cho vay lời trên 20%, có vô số doanh nghiệp không thể vay được ở bất cứ ngân hàng nào nên chạy đến xin vay. Cho vay kiểu này gọi là "tín dụng đen". Ông và vài nhà buôn vốn là những người có cơ sở kinh doanh lớn, có nhà hàng, khách sạn luôn kín khách nên mọi hoạt động đều trôi chảy. Vậy có thể nói v́ lăi suất đầu vào bị kiểm soát chặt nên đẻ ra tín dụng đen.

    Tiền dư chảy đi đâu?
    Thế nhưng trong một thời gian khá dài, từ tháng 9 -2011 đến vài tháng đầu năm 2012 này, các ngân hàng bớt lăi suất của khách nhưng vẫn cho các doanh nghiệp vay với lăi suất trên cả 20%, vậy mà nhiều doanh nghiệp đói vốn vẫn không thể "tiếp cận" vốn vay của ngân hàng được. Câu hỏi đặt ra là kết cục trong mấy tháng đó số tiền bớt lăi suất của dân, dư ra đó, chảy đi đâu? NHNN có biết không? Thật ra NHNN biết đấy song dù đă cố gắng cũng không thể kiểm soát được t́nh trạng này. Số tiền dư đó chảy vào túi các ông chủ ngân hàng! Mà chủ ngân hàng là ai, bạn đọc thừa biết rồi.
    Sau một thời gian, "tín dụng đen" vỡ nợ khắp nơi khiến dân ba cọc ba đồng góp vốn mất trắng, chỉ c̣n nước khóc ṛng. Người có tí tiền tiết kiệm cuống cuồng lấy lại tiền ở những "tín dụng đen", ép ḷng mang tiền trở lại gửi ngân hàng. Bởi nếu không gửi th́ tiền mất giá sẽ mất nhiều hơn, thôi th́ đành ḷng với lăi suất đang bị xiết, có c̣n hơn không. Phải thẳng thắn nói là người dân vẫn có cái ấm ức là ḿnh bị bắt chẹt.

    U xọe ngân hàng lớn, ngân hàng nhỏ
    Nhưng muốn "làm tốt", tổ chức lại các ngân hàng, không để t́nh trạng "u xọe", ngân hàng nhỏ chỉ mượn vốn của dân kiếm ăn, nợ xấu như chúa chổm vẫn khoe khoang lời to lăi lớn, có nguy cơ phá sản. NHNN sắp xếp lại các ngân hàng thành từng nhóm. Phân loại gồm có 4 nhóm 1-2-3-4. Nhóm 1-2 được xem là ngân hàng lớn, nhóm 3-4 được coi là ngân hàng trung b́nh và nhỏ. Nhóm 1 (hoạt động lành mạnh) được tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 (hoạt động trung b́nh) 15%, nhóm 3 (dưới trung b́nh) 8% và nhóm 4 (yếu, kém) 0%. Để tránh những xáo trộn không đáng có, Ngân hàng Nhà nước không công bố danh sách xếp loại này mà có văn bản gửi riêng để giao chỉ tiêu cho từng ngân hàng.
    Sự kiện này lại làm dư luận xôn xao từ người dân gửi tiết kiệm đến các ngân hàng. V́ "tế nhị", NHNN không công bố rơ ràng nên người dân hoang mang, mù tịt, chẳng biết NH nào là lớn, NH nào là nhỏ. Ai cũng lo: "liệu số tiền ḿnh hiện đang gửi ở NH có an toàn không ?". Biết rơ tâm trạng này của khách hàng, một số NH nhóm trên (nhóm 1-2) đă nhanh chóng công bố chỉ tiêu của ḿnh ra cái điều ta là NH lớn, thậm chí c̣n xảy ra t́nh trạng cạnh tranh ráo riết bằng nhiều cách khác nhau, kể cả chính sách tuyên truyền 'rỉ tai". Xem ra chính sách này mang lại kết quả không nhỏ. Xin hăy xem cách "chơi xấu" này đă từng xảy tại Hà Nội.
    Chị Vân là nhân viên ngân hàng, được cử đi khảo sát xem các đối thủ có chiêu tṛ ǵ mới, chị giả bộ lân la hỏi thêm chỉ tiêu tín dụng 0% có nghĩa là ǵ. Một cô nhân viên của ngân hàng khác đon đả giải thích cho chị Vân: "Có nghĩa là không được cho vay nữa chị ạ. Mà không cho vay được th́ lấy đâu lăi mà trả cho khách hàng. Chị gửi tiền ngân hàng em đi, bên em được Ngân hàng Nhà nước phân vào nhóm một, có chất lượng tín dụng tốt nhất đấy chị ạ".
    Ở một chi nhánh ngân hàng khác tại quận Ba Đ́nh, nhân viên c̣n nhiệt t́nh hơn, in hẳn danh sách các ngân hàng thuộc nhóm 3 và 4 (tăng trưởng tín dụng lần lượt chỉ ở mức 8% và 0%) để tiện giải thích với khách hàng.
    Chị Ngọc - một khách hàng, kể lại sau khi bước ra khỏi chi nhánh ngân hàng: "Họ nói với tôi nhóm 3 và 4 là hai nhóm có chất lượng tín dụng thấp nhất, thanh khoản có vấn đề nên kém an toàn hơn. Rồi họ khuyên tôi không nên gửi bên đó". Hỏi về xuất xứ bản danh sách nói trên, khách hàng này được biết, đây là những tham khảo trên thị trường tài chính, nên tính xác thực không cần bàn căi.
    Giám đốc một ngân hàng cổ phần nói thẳng đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan chức năng cần có biện pháp giải quyết. Ông nói: "Văn hóa trong kinh doanh là không được hạ bệ người khác để tôn ḿnh lên. Trong lĩnh vực ngân hàng, việc công bố những thông tin nhạy cảm như vậy sẽ gây hệ lụy xấu".
    Nhưng thời buổi này đ̣i hỏi "văn hóa lành mạnh trong kinh doanh" th́… hơi bị hiếm. Nó cũng hiếm gần như "văn hóa tứ chức" vậy.
    Nếu không kể ngân hàng nước ngoài, liên doanh và ngân hàng chính sách, hiện nay ở Việt Nam có tổng cộng 40 ngân hàng thương mại đang hoạt động kinh doanh. Đến nay, có trên dưới 20 ngân hàng nhóm 1& 2 (nhóm NH lớn) đă chính thức công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng kể từ khi thực hiện chủ trương phân nhóm.

    Ngân hàng lạnh cẳng, người gửi tiền cũng lạnh theo
    C̣n lại khoảng 20 ngân hàng chưa có thông tin về tỉ lệ tăng trưởng cũng như vị trí phân loại mà NHNN đă hoặc chưa thông báo cho họ. Việc không công bố thông tin của NHNN là một biện pháp cần thiết nhằm ổn định thị trường tiền tệ trong giai đoạn hiện nay. Và t́nh trạng hiện nay là các NH nhỏ lạnh cẳng, người dân cũng lạnh lạnh cẳng theo.
    Tuy rằng NHNN luôn khẳng định sẽ không bao giờ có ngân hàng nhỏ vỡ nợ. Trường hợp xấu nhất, các ngân hàng này sẵn sàng hợp nhất dưới sự bảo trợ của một ngân hàng lớn mạnh trong hệ thống. Trong thời gian "chẩn đoán và chữa trị", NHNN luôn sẵn sàng ứng cứu kịp thời để bảo đảm thanh khoản chi trả tức thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp người gửi tiền. Nói cho rơ là nếu NH nhỏ không đủ tiền trả cho khách hàng th́ NHNN sẽ bỏ tiền giúp NH đó trả cho dân. Tuy nhiên, chẳng người dân nào muốn mang lấy cái phiền toái vào ḿnh, cứ nhằm NH lớn gửi cho chắc ăn. Các NH nhỏ hiện nay ở Việt Nam đang ngáp ngáp cố t́m cách xoay xở để leo lên hạng trên nhưng thật sự họ đuối sức rồi, làm sao leo lên nổi trong khi khách hàng cứ ùn ùn rút tiền!
    NHNH sẽ làm ǵ trong bối cảnh này? Biện pháp chấn chỉnh các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, lợi dụng việc phân nhóm ngân hàng để "chơi xấu" nhau trong kinh doanh tiền tệ là chưa đủ, vấn đề là các NH nhỏ nên để sống thoi thóp hay nên "khai tử" cho đỡ rắc rối? Và, khai tử bằng cách nào, để nó tự chết hay giúp nó "hạ cánh an toàn". Đó là bài toán của NHNN Việt Nam. Cho nên NH nhỏ ở Việt Nam sống hay chết vẫn c̣n là cánh cửa c̣n bỏ ngỏ.
    Nhưng trên hết vẫn là niềm tin của người dân với NH. Kể cả với NHNN Việt Nam trong việc huy động vàng và ngoại tệ nằm trong két sắt của dân. Không có niềm tin th́ không thể làm ǵ được. Niềm tin ở đây phải được hiểu là tin vào mọi chủ trương chính sách của nhà nước.
    Cũng liên quan đến tín dụng, mời bạn đọc cùng nhận định một chuyện khá thú vị vừa xảy ra tại Cần Thơ có liên quan tới ngân hàng và đại gia.

    Nữ đại gia diễu hành đoàn "xe siêu sang" với mục đích ǵ?
    Bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng giám đốc Công ty thủy sản B́nh An (Bianfishco) vừa xác nhận, hồ sơ xin vay 350 tỷ đồng với Agribank chi nhánh Cần Thơ bị từ chối nên đă chuyển sang xin vay có thế chấp tài sản công ty ở một ngân hàng khác. Hàng loạt ngân hàng như VDB, ACB, BIDV, Vietinbank... đă ngưng cho công ty vay vốn. Bà khẳng định với báo chí, cá nhân không nợ ai, nhưng thật ra Công ty cổ phần thủy sản B́nh An của bà nợ nông dân 200 tỷ đồng chưa trả được.
    Trước đó, câu chuyện nợ nần của đại gia thủy sản đất Tây Đô - Phạm Thị Diệu Hiền trở nên ầm ĩ sau khi bà tổ chức đám cưới cho con trai với hotgirl Quỳnh Chi. Trong lễ rước dâu, bà Hiền cho dàn "xe siêu sang", mỗi chiếc xe có giá hàng chục tỉ đồng, có chiếc lên đến 25 tỉ đồng (tương đương khoảng 1,3 triệu USD) diễu hành trên nhiều đường phố Sài G̣n và Cần Thơ. Sáng 20-2, dân Tây Đô chóa mắt, trầm trồ khi thấy hơn chục siêu xe Bentley, Roll - Royce, Lamborghini... rước dâu từ hướng TP Sài G̣n qua cầu Cần Thơ. Hơn 8g đoàn xe sang trọng tiến về đường 30/4, TP Cần Thơ đến khu biệt thự sang trọng của bà chủ tịch hội đồng quản trị một công ty kinh doanh thủy sản tại TP Cần Thơ. 9g sáng, chú rể Trần Văn Chương, hiện là phó tổng giám đốc công ty này đă làm lễ bái đường thành thân với hot girl Quỳnh Chi, MC của kênh MTV Việt Nam.
    Trong khi dàn xe siêu sang này đang diễu hành ở Sài G̣n, một số nông dân đă căng băng rôn ngay trước biệt thự nhà riêng của bà Hiền tại Cần Thơ đ̣i trả nợ hàng chục tỷ đồng.
    Những nông dân đă treo băng rôn đ̣i nợ bà Diệu Hiền khi đang tổ chức tiệc cưới con trai là ông Nguyễn Văn Liền (Ba Liền) và bà Phạm Thị Mai. Hôm ấy, con trai ông Liền là Nguyễn Trọng Ân đă căng băng rôn trước để đ̣i nợ tiền mua cá.
    Theo ông Liền, ông và bà Mai nuôi cá chung, bán cho Bianfishco được khoảng 20 tỷ đồng chưa thanh toán hết. Hiện số nợ c̣n trên 15 tỷ đồng. Bà Mai cũng xác nhận khoản nợ này.
    Bà Phạm Thị Diệu Hiền cho rằng việc căng băng rôn "là hành động phá hoại" của hai nông dân bán cá nhiều năm liền cho ḿnh. Bà nói: "Hạnh phúc lớn nhất của tôi là hàng tháng được trả lương cho trên 4.000 công nhân. Những người cố t́nh phá hoại tôi để làm bất lợi cho Bianfishco chẳng khác nào gây bất lợi cho công ăn việc làm của hàng ngàn công nhân".
    Chẳng biết việc trả lương cho 4.000 công nhân có phải là hạnh phúc của bà Tổng Giám đốc này không, hay những cái xe hàng triệu đô và những cái biệt thư to đùng mới chính là hạnh phúc thật sự của đại gia. Mời bạn đọc nghe vài lời bàn Mao Tôn Cương của độc giả trên các báo ở Việt Nam: Bạn Hoàng Đại Nhân viết:
    - "Gửi bà Hiền, Việc nợ đến 200 tỷ là có dấu hiệu của vi phạm pháp luật, thậm chí có thể quy trách nhiệm h́nh sự. Hăy biết đau cái đau khổ của người dân bị quỵt nợ. Những tiếng xe gầm cùng những tiếng cười vui, pháo nổ mừng cưới lăn trên nỗi đau của bao người, những người lăn lộn ngày đêm làm ra cái tôm con cá đang bị cướp trắng, không làm rung động ḷng những kẻ gọi là Đại Gia sao?".
    Bạn Quang Anh viết:
    - "Loạn! Khi quản lư bị buông lỏng, người nghèo trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo khóac áo đại gia. Những kẻ này hiện đang hơi bị nhiều và đa dạng. Ở Hà Nội một cơ sở y tế tư nhân tư bơm ḿnh rất ghê, có cơ sở thuê và sơn phết hoành tráng, đầu tư hàng núi tiền vào quảng cáo cho ḿnh là một cơ sở khám chữa bệnh cao cấp. Nhiều người và cả một ngân hàng lớn đă bỏ vào đây hàng trăm tỷ. Hiện cơ sở này đă lộ rơ là một đơn vị lừa đảo, nợ như chúa Chổm. Cá nhân ngậm đắng nuốt cay v́ không đ̣i được tiền cho vay đă đành, Ngân hàng kia, chủ nợ lớn nhất cũng dở khóc dở cười, không dám tin là số nợ đă mất và cũng không dám thu hồi tài sản thế chấp v́ nó hầu như chẳng c̣n có tư giá trị nào".
    Chuyện bà Diệu Hiền xin để bạn đọc nhận định.

    Văn Quang
    Viết từ Sài G̣n, 02/3/2011

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Vài chuyện khá lạ ở trong nước
    Saturday, 10 March 2012 12:18 Chuyện Bên Nhà
    Đoàn Dự ghi chép



    I. "Người chết đầu thai" tại Ḥa B́nh
    Những trường hợp "đầu thai" tại bản Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Ḥa B́nh, diễn ra từ hàng chục năm nay. Những đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn b́nh thường, đến 3-4 tuổi lại nhận ḿnh là... con của gia đ́nh khác cách xa đến cả chục cây số.
    Ông Nguyễn Trường Sơn, trưởng pḥng Tôn giáo sở Nội vụ tỉnh Ḥa B́nh, xác nhận: "Những trường hợp người dân gọi là đầu thai ở huyện Mai Châu là có thật".

    "Kiếp trước cháu là con trai"
    Hà Thị Mai Anh (sinh năm 1997, hiện đang học lớp 9, trường Phổ thông Cơ sở thị trấn Mai Châu), con gái duy nhất của anh Hà Văn Bái và chị Hà Thị Tư, là một trường hợp như trên đă nói. Anh Bái cho biết, vợ chồng anh lấy nhau từ năm 1992 nhưng hiếm muộn, măi 5 năm sau mới sinh được Mai Anh. Từ lúc mới sinh cho tới khi cháu 4 tuổi, mọi chuyện cũng b́nh thường như những đứa trẻ khác, và v́ chỉ mới có một đứa con nên đi đâu vợ chồng anh cũng cho đi theo.
    Trong một lần đi dự đám cưới một người quen tại bản Nhót (xă Nà Mèo, kế bên), vợ chồng anh mắc giúp chủ nhà làm cỗ nên gửi cháu cho mọi người trông nom giúp. Khi công việc đă xong, anh quay ra t́m th́ thấy cô con gái của anh đang lẵng nhẵng theo sau một phụ nữ trạc tuổi vợ anh và khóc gọi: "Mẹ ơi".
    Lạ lùng ở chỗ dù thấy bố mẹ đẻ, cô bé vẫn bơ bơ và cứ bám chặt lấy người phụ nữ kia, đồng thời liên tục gọi "mẹ".
    Anh Bái kể: 'Lúc đầu vợ chồng tôi nghĩ chắc cháu lầm. Sau đó, thấy lạ, mọi người trong đám cưới xúm vào hỏi thử: 'Vậy bố mẹ cháu tên ǵ, nhà ở đâu?'. Chúng tôi chết điếng khi cháu nói cháu là con của ông Lường Văn Tuấn và bà Hà Thị Ân ở bên bản Nhót. Nó c̣n nói: 'Cháu có anh trai tên là Lường Văn Tú, c̣n cháu tên là Lường Văn Hải, nhà ở bản Nhót, trước nhà có cây muỗm thật to. Nhà cháu đắp bằng đất sét, có hai tầng (ư nói nhà sàn)". Đến lúc này mọi người trong đám cưới mới kêu ồ lên kinh ngạc: người đàn bà đó chính là chị Hà Thị Ân, vợ anh Lường Văn Tuấn ở bản Nhót bên cạnh chứ không phải cháu gọi "lầm".
    Nghĩ con ḿnh bị... dở hơi nhưng anh Bái vẫn phải chiều theo ư con, đưa cháu theo người phụ nữ lạ về nhà th́ càng ngạc nhiên hơn nữa khi mọi điều cháu nói đều chính xác. Ông bà, cô bác tới chơi, cháu đều gọi đúng tên từng người, cháu c̣n nhận ra quần áo và cái giường nhỏ ở trong góc là nơi "con thường ngủ". Cả làng xôn xao xác nhận nhà này trước đây 4 năm có đứa con trai tên Lường Văn Hải đă mất, đúng vào năm vợ chồng anh Bái sinh con bé Mai Anh.
    Ḷng dạ vợ chồng anh Bái rối bời. Măi đến gần tối con gái anh mới chịu theo về nhà. Trên đường đạp xe trở về, vừa sợ câu chuyện lạ kỳ, vừa sợ mất con, anh trầm ngâm, mặt khó đăm đăm không nói ǵ cả. Về đến nhà, trấn tĩnh lại, chị Tư vợ anh Bái mới chợt nhớ ra và nói với chồng rằng có lần chị tới bản Nhót mua hàng, đó cũng chính là thời gian chị bắt đầu có thai cháu Mai Anh.
    Từ hôm đi dự đám cưới về, cháu Mai Anh liên tục bị sốt rất cao, không chịu ăn uống, luôn miệng đ̣i về "nhà". Cuối cùng, thương con, anh Bái và chị Tư đành phải đưa cháu về "nhà kiếp trước của cháu". Dù đang ốm khật khừ nhưng vừa tới đầu bản Nhót, mặt cháu tươi tỉnh hẳn lên, không c̣n có ǵ là ốm nữa.
    Anh Bái kể: "Chúng tôi chỉ có một ḿnh cháu là con nên phải mổ hai con lợn, làm 10 mâm cỗ để xin vía cháu về nhà. Từ đó hai gia đ́nh không quen biết nay trở thành thân thiết như người một nhà. Con bé khi nào thấy nhớ bố mẹ "kiếp trước" th́ lại lên trên ấy, chán th́ về đây với bố mẹ ruột. Những dịp Tết nhất, nghỉ hè, có khi nó lên trên ấy ở cả tuần lễ, nếu lâu không lên là lại lăn ra ốm".
    Khi tiếp chuyện với các phóng viên nhà báo đi làm phóng sự về chuyện lạ này, bé Mai Anh khoe: "Kiếp trước cháu là con giai đấy. Bây giờ cháu có hai bố, hai mẹ, một anh trai. Ai cũng yêu thương cháu".

    Bỗng dưng con ḿnh thành... con người khác!
    Trường hợp "người đầu thai" trong nhà anh Hà Văn Tuốt và chị Hà Thị Tuỗn th́ xảy ra cách đây đă lâu. Anh chị năm nay đă ngoài 40 tuổi, có cậu con duy nhất là Hà Văn Dược (22 tuổi) hiện đang theo bố làm nghề dựng nhà sàn. Mọi người cho biết chàng trai này cũng là "con truyền kiếp".
    Chị Tuỗn cho biết vợ chồng chị lấy nhau từ năm 1990, một năm sau th́ sinh con trai. Năm lên 3 tuổi, đang chơi với các bạn ngoài sân, thấy một người thu mua sắn đi ngang qua, Dược nói với mọi người: "Đấy là bác của em đấy".
    Anh Tuốt kể: "Nghe bọn bạn nó nói lại nhưng vợ chồng tôi nghĩ trẻ con nói nhảm nên cũng không để ư. Chuyện lạ xảy ra là tới khi thằng bé đi học mẫu giáo, mỗi lần bố mẹ đưa đi qua nhà một người tên là V́ Văn Xiêm, tức em của người đi thu mua sắn, th́ thằng bé lại nhắc: 'Nhà của con đây này'".
    Thấy con nói huyên thiên, anh Tuốt và chị Tuỗn có khi phát con đến đỏ cả mông. Nhưng sau đó, cậu bé bỗng ốm và luôn luôn đ̣i bố mẹ đưa đến "nhà bố Xiêm". Anh chị thương con bèn bế cậu bé đến nhà anh Xiêm th́ kỳ lạ thay, bệnh t́nh của cậu bé biến mất. Cậu bé không những chỉ biết mọi người trong gia đ́nh anh Xiêm mà c̣n kể rơ ḿnh chết lúc mới 5 tháng tuổi, bố mẹ chưa kịp đặt tên.
    Vợ chồng anh Xiêm cũng ngạc nhiên bởi v́ những điều bí mật sâu kín đó chỉ có anh chị mới biết. Vậy là anh bèn giết lợn, làm lễ xin được nhận bé Dược làm con nuôi.
    Cậu bé Dược nay đă trưởng thành và vẫn nhận ḿnh là người đă "đầu thai". Các phóng viên hỏi: "Em thấy thế nào khi nhận gia đ́nh người lạ làm bố mẹ và các em?". Dược trả lời: "Em cũng chẳng hiểu ǵ nữa. Nhưng khi gặp bố mẹ em kiếp trước th́ em thấy gần gũi, thân thiết, sau đó cứ nhớ dần dần rằng đó chính là bố mẹ và các em của ḿnh. Những lúc bố mẹ bên ấy đau ốm em cũng có linh cảm báo trước".
    Chị Xiêm, mẹ "kiếp trước" của Dược, cũng nói: "Nó chính là đứa con đầu của chúng tôi đă chết. Vợ chồng tôi sinh cháu đầu năm 1982, được 5 tháng th́ cháu bị bệnh vàng da, dù đă đi bệnh viện, nhờ nhiều thầy lang nhưng cháu không qua khỏi. Thật bất ngờ là cháu lại lộn vào làm con gia đ́nh nhà hàng xóm. Với linh cảm của người mẹ, tôi thấy Dược có nhiều điểm cũng giống với hai đứa con đẻ của tôi. Hoàn cảnh của gia đ́nh bên ấy neo người nên gia đ́nh tôi chỉ xin nhận cháu làm con nuôi thôi, khi nào nhà có công việc ǵ th́ cháu mới tới".

    Con... nhiều tuổi hơn bố mẹ!
    Hàng chục năm qua, việc "đầu thai" đặc biệt mà mọi người thường nhắc đến là trường hợp xảy ra tại gia đ́nh anh Khà Văn Ôn (bản Nà Sài, huyện Mai Châu, tỉnh Ḥa B́nh). Đây là tường tŕnh của các nhà báo về cuộc điều tra này: Biết các phóng viên muốn t́m hiểu về trường hợp bất thường trong gia đ́nh, anh Ôn xúc động thắp nhang, th́ thầm trước di ảnh cô con gái Khà Thị Dịu Hiền, sinh năm 2007, khấn con bằng tiếng dân tộc Thái.
    Trong di ảnh, Dịu Hiền là một bé gái kháu khỉnh, được anh Ôn cho biết đó là "con đầu thai" của ḿnh. Anh nhẩm tính, nếu con ḿnh c̣n sống th́ nay đă được 5 tuổi 1 tháng.
    Anh kể: "Khi mới sinh ra th́ cháu cũng b́nh thường như những đứa trẻ khác trong bản. Nhưng lúc đă được 3 tuổi, hễ có ai hỏi thử: "Bé là con nhà ai, ở đâu?" th́ cháu không nói tên vợ chồng tôi mà nói: "Bố cháu là ông Ḷ Văn Chún, mẹ là Hà Thị Nguyên, anh là Ḷ Văn Ngọc, nhà ở xóm Văng, trên thị trấn Mai Châu" (cách đó gần chục cây số). Anh Ôn kể tiếp: "Thật ra trước đây tôi không hề biết ông Ḷ Văn Chún với bà Hà Thị Nguyên là ai bởi v́ họ ở thị trấn c̣n chúng tôi th́ ở trong bản, cách nhau hàng chục cây số".
    Mặc dầu trước đó ở địa phương đă có những trường hợp "đầu thai" nhưng anh chị vẫn không tin và chỉ nghĩ cháu c̣n nhỏ dại nên nói vớ vẩn. Nhưng dần dần, thấy cháu nhắc nhở nhiều quá nên buộc họ phải đưa cháu đi, theo sự "hướng dẫn" của cháu để t́m hiểu.
    Hai vợ chồng ngạc nhiên v́ cháu mới hơn 3 tuổi nhưng nói rất rơ là nhà có cây dừa, gồm 3 gian và nói cụ thể đường vào nhà như thế nào, có bao nhiêu khúc quẹo. Anh Ôn ướm hỏi con: "Tại sao con lại theo bố mẹ về nhà ḿnh?". "Lúc trước con đă ở nhà cũ nhiều năm th́ bị đuổi đánh nên chạy ra khỏi nhà. Khi ấy gặp mẹ đang nấu cơm bên lề đường nên con đi theo mẹ về".
    Nghe con nói, vợ chồng anh Khà Văn Ôn giật ḿnh. Hồi đó anh chị làm công nhân xây dựng, chị được cử làm làm người phục vụ, chuyên nấu cơm cho tổ và đó cũng chính là thời điểm chị có thai cháu Dịu Hiền.
    Anh kể tiếp, khi con gái ḿnh được 4 tuổi th́ cháu có những hành động rất lạ như lục t́m và cắt nát hết những tấm ảnh của cháu hiện tại. Thời gian sau cháu kêu đau đầu gối, anh chị đưa cháu lên bệnh viện Ḥa B́nh khám. Qua chụp X-quang và theo kết luận của bệnh viện th́ cháu bị hư xương đầu gối và viêm khớp. Bệnh viện khuyên anh chị nên đưa cháu xuống Hà Nội chữa trị.
    Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ điều trị, bó bột rồi cho về, hẹn gia đ́nh hai tuần sau cho cháu xuống kiểm tra lại. Tuy nhiên, đến ngày 5/6/2010, thấy cháu bệnh t́nh không giảm lại kèm theo sốt cao, anh chị đưa cháu xuống khám ở Bệnh viện K.
    (Bệnh viện công, chuyên chữa về ung thư và nhiều thứ khác nhưng vẫn gọi là Bệnh viện K -ĐD).
    Qua kết luận, các bác sĩ khuyên gia đ́nh nên đưa cháu về nhà chăm sóc v́ cháu bị ung thư máu (bạch cầu), hiện y học trên thế giới vẫn c̣n bó tay, chưa thể chữa được.
    Anh Ôn thuật lại: "Có điều lạ là dù đau đớn thế nào cháu vẫn cắn răng chịu đựng, không để bố mẹ biết ḿnh đang đau. Ông ngoại đến cúng vía theo phong tục địa phương, cháu nói: 'Con không thể khỏi được đâu, ông cho con đi chơi nhà các cô, các bác lần cuối'. Ông ngoại làm theo, đến hôm sau th́ cháu mất".
    Tuy nhiên, điều lạ lùng là khi gia đ́nh mời thầy mo trong bản đến làm lễ ma chay cho cháu Dịu Hiền theo phong tục của người dân tộc, trong đó có việc gọi hồn th́ ban đầu, gọi cách ǵ hồn cũng không về. Sau, thầy chợt nghĩ ra, thử gọi hồn bằng "chị" th́ mới gọi được. Hồn cho biết năm nay hồn đă... 46 tuổi, là "con nuôi" của vợ chồng anh Ôn nhưng c̣n lớn tuổi hơn vợ chồng anh Ôn.
    Anh Ôn hiện đang là cán bộ UBND xă Chiềng Châu. Anh buồn rầu cho các phóng viên biết: "Vợ chồng ḿnh là cán bộ nên không được phép tin vào những chuyện mê tín dị đoan. Nhưng sự thật nó là như vậy nên ḿnh cũng không biết nghĩ sao. Người ta nói nó là đứa con đầu thai, nó chê nhà ḿnh nghèo, không ở với ḿnh nữa th́ ḿnh cũng đành phải chịu".
    Để kiểm chứng lại sự việc, các phóng viên vượt quăng đường hơn 10 cây số lên thị trấn Mai Châu, t́m đến xóm Văng để gặp ông bà Ḷ Văn Chũn và anh Ḷ Văn Ngọc th́ ông bà Ḷ Văn Chũn đi vắng, chỉ có anh Ḷ Văn Ngọc ở nhà. Đúng như lời anh Ôn đă nói, đó là một căn nhà sàn 3 gian, phía trước có một cây dừa. Anh Ngọc kể: "Bố mẹ tôi chỉ sinh được hai anh em tôi. Tôi sinh năm 1964, năm nay 48 tuổi. Cô em gái tôi sinh năm 1966, nếu c̣n th́ năm nay 46 tuổi, nhưng nó bị bạo bệnh, mất sớm. Năm nay, nếu c̣n, con gái anh Ôn mới được 5 tuổi, như vậy phải đến năm 40 tuổi em gái tôi mới đầu thai vào nhà anh Ôn. Đêm con gái anh Ôn mất, không hiểu sao cả nhà tôi không ai ngủ được, cứ lục sục suốt đêm. Năm cháu Dịu Hiền cỡ hơn 3 tuổi, vợ chồng anh Ôn chiều ư con, dẫn lên đây chúng tôi mới biết là em gái ḿnh đầu thai vào nhà anh ấy". Được hỏi anh nghĩ thế nào theo lời kể của cháu Dịu Hiền lúc c̣n sống là cháu bị "đánh đuổi" chạy ra khỏi nhà, gặp chị Ôn đang nấu cơm cho công nhân ở bên lề đương nên nhập vào chị Ôn. Anh Ngọc lắc đầu: "Em tôi bị bạo bệnh mất đột ngột lúc 5 tuổi. Với một đứa trẻ 5 tuổi lại đang bị bệnh th́ ai nỡ "đánh đuổi" nó. Hơn nữa, nếu chuyện đầu thai này đúng, măi đến năm 40 tuổi tức đă mất được 35 năm em tôi mới đầu thai vào nhà anh Ôn. Nếu bị "đánh đuổi" th́ là chuyện dưới âm, tôi không hiểu tra sao cả, chỉ thấy thương em tôi thôi".

    Khó giải thích
    Những "nghi án đầu thai" không phải là chuyện mới, và cũng đă từng có ư kiến cho rằng người ta dựng các chuyện đó lên để lợi dụng việc cho, nhận con nuôi hay có mục đích vụ lợi nào khác. Đem ư kiến này hỏi những người cao tuổi trong bản Chiềng Châu, các phóng viên được cụ Hà Văn Thẩm (80 tuổi) cho biết, chuyện con đầu thai ở đây không phải bây giờ mới có, mà trước đây cũng đă có nhiều trường hợp như vậy.
    Trước năm 1945, thời các quan lang, quan đạo c̣n cai trị, có những cô bé, cậu bé v́ nhận nhà quan lang là nhà ḿnh nên cả gia đ́nh bị nhà quan lang hăm hại v́ sợ tranh giành quyền thế, nhiều gia đ́nh phải bỏ đi biệt xứ hoặc bị đánh đến chết. C̣n bây giờ, muốn nhận con nuôi th́ đâu có ai cấm đoán mà phải bịa chuyện?
    Một thầy lang cao tuổi khác trong xă nói: "Tôi đi chữa bệnh nhiều, gặp những trường hợp như vậy, nếu các cháu muốn nhận bố mẹ nuôi mà lại hay đau ốm th́ tôi khuyên gia đ́nh nên cho các cháu nhận. Điều lạ là hầu như các con đầu thai đều rơi vào trường hợp con một và những bệnh các cháu mắc phải đều khó t́m ra nguyên nhân, nhưng khi đă nhận bố mẹ, anh em "kiếp trước" th́ bệnh t́nh đều khỏi cả".
    Ông Hà Trọng Lưu, chủ tịch xă Chiềng Châu, cho biết: "Con luân hồi, đầu thai ở địa phương không phải là trường hợp cá biệt. Trong xă đă có nhiều trường hợp xảy ra và hai bên gia đ́nh đều nhận nhau làm anh em hoặc con nuôi. Ở nơi khác có thể có sự lợi dụng nhưng ở Chiềng Châu, tôi khẳng định không có trường hợp nào mang tính vật chất hay quyền lợi. Tôi để ư thấy một điều rằng gần như các gia đ́nh "cha mẹ ruột" đều có kinh tế khá hơn những gia đ́nh mà các cháu nhận là "cha mẹ kiếp trước".
    Cũng theo ông Lưu, việc nhận con nuôi như thế đă diễn ra nhiều năm nay ở địa phương, dù xôn xao dư luận nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, phong tục tập quán của người dân tộc Thái ở đây.
    "V́ vậy chúng tôi cũng coi đó là những chuyện hết sức b́nh thường, giống như cây lúa trên nương, con thú trên rừng vậy thôi. Các gia đ́nh sau đó đều nhận nhau như người trong nhà, thân thiết với nhau, chẳng có ǵ có hại".
    Ông Nguyễn Trường Sơn, trưởng pḥng Tôn giáo tỉnh Ḥa B́nh, cũng xác nhận: "Những trường hợp dân chúng gọi là "đầu thai" ở Mai Châu là có thật. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Ḥa B́nh c̣n một vài trường hợp ở huyện Lương Sơn và huyện Lạc Sơn tôi đă từng đến tận nơi t́m hiểu nhưng không giải thích nổi. Có những đứa trẻ từ khi sinh ra chẳng đi đâu hết mà biết rơ gia đ́nh nhà người khác cách xa hàng chục cây số như trong ḷng bàn tay, như chính các cháu đă trải qua".
    Ông kết luận: "Quan điểm của Phật giáo cho rằng người ta chết không phải là hết mà có kiếp luân hồi. Cái "nhân" của kiếp này là cái "quả" của kiếp sau. Dù khoa học chưa chứng minh được điều này đúng hay sai nhưng những người sinh ra ở đây như chúng tôi th́ thấy rơ những chuyện "đầu thai" như thế là chuyện có thật".

    II. Hai mẹ con chung một chồng
    Trai tân lấy gái nạ ḍng
    Trà Giác là một xă heo hút, nằm sâu trong tận cùng của huyện miền núi Bắc Trà My, nơi có cuộc sống xen lẫn giữa các đồng bào Ca Dong, Cơ Tu và một phần người Kinh. Mùa mưa, đường vào Trà Giác gần như bị chia cắt bởi con suối lớn có cây cầu cheo leo bắc ngang qua, lại thêm đường sá lầy lội. Nhưng chỉ đến đầu xă là các phóng viên không khó khăn hỏi thăm nhà chị Huỳnh Thị Nga, 55 tuổi. "Ở đây người ta thường gọi bà ấy là bà Nghị. Bà ấy đẹp, giỏi làm ăn, là chỗ dựa của chồng và 8 đứa con" - chị cán bộ Hội Phụ nữ dẫn đường nói chuyện như thế.
    Quả đúng như lời giới thiệu, chị Nga có gương mặt trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 55 của chị, và khá nhanh nhẹn trong việc giao tiếp.
    Ban đầu chị không vồn vă khi bị hỏi về gia đ́nh mà chỉ "khoe" những khoản tiền ḿnh có được từ sự đền bù đất đai khi tuyến đường Đông Trường Sơn chạy qua địa phương. Măi về sau, thoải mái hơn, chị mới bắt đầu kể lể về quăng thời gian đau khổ xen lẫn nhục nhă của ḿnh.
    Khoảng 20 năm trước, khi ấy cô Nga đă qua một đời chồng, đang một nách nuôi bốn đứa con ăn học. Kinh tế quá khó khăn nên cô một thân một ḿnh từ vùng biển Tam Thanh (huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) lặn lội lên Trà My buôn bán, làm ăn. Ở giữa nơi núi rừng hiểm trở, lại thân gái dặm trường nhưng người phụ nữ này đă biết phát huy cái lợi thế của ḿnh là nhanh nhẹn, tảo tần. Chẳng bao lâu cô đă tạo dựng cho ḿnh được một cửa hàng tạp hóa khá lớn, ngoài ra c̣n khẩn hoang thêm được một số ruộng đất.
    Lúc ấy, chàng trai 18 tuổi tên Đinh Hồng Quang thường hay đến mua hàng của chị. Thấy "chị Nga" sống một ḿnh mà lại giỏi giang nên Quang đem ḷng quyến luyến. Rồi không hiểu Nga có ma lực ǵ mà chỉ một thời gian ngắn sau đó, chàng thanh niên tên Quang quên phứt ngay người vợ sắp cưới đă từng chia ngọt sẻ bùi trên nương rẫy, để về sống với "chị" dù "chị" hơn "chàng" gần... 20 tuổi và đă qua một đời chồng.
    Gia đ́nh Quang phản đối kịch liệt, bởi vậy nên mối t́nh "trai tân lấy gái nạ ḍng" - chàng 18, nàng 38 - này không có cưới hỏi, họ sống với nhau khắng khít, yêu nhau "quyết liệt" và sau 6 năm, 2 đứa con lần lượt ra đời.

    Luẩn quẩn quan hệ mẹ con
    Mười năm sau đó, thấy ḿnh làm ăn dễ dàng mà lại phải nuôi con nhỏ, nên chị Nga bèn nói với chồng rồi về quê dẫn cháu Nguyễn Thị Hiền là đứa con gái lớn của chị lúc đó mới 16 tuổi, lên để phụ với mẹ và dượng buôn bán.
    Tuy nhiên, mới ở với mẹ và bố dượng được hơn ba tháng, cũng chưa quen biết ai nhiều, nhưng không hiểu tại sao Hiền đă có thai. Chị Nga tra hỏi măi, cuối cùng cháu phải thú thật "
    tác giả" của cái bào thai không ai khác hơn là ông bố dượng!
    Chị Nga kể: "Ban đầu tôi giận run người, nhưng nói ghen tuông v́ yêu đương, v́ bị "giựt chồng' th́ không đúng, bởi v́ nó là con ruột tôi, lại c̣n nhỏ dại. Đến khi ngẫm ra, tôi quay ra chửi bới chồng thậm tệ. Nhưng không hiểu bùa mê thuốc lú thế nào, con Hiền cứ bám lấy ông Quang như thể yêu lắm, thậm chí nó c̣n không cần biết ông ấy chính là chồng của mẹ ḿnh".
    Tức tối, bà Nga đă đuổi Hiền ra khỏi nhà, bắt lên rẫy dựng cḥi mà ở. Thời gian sau, Hiền sinh nở, lúc này nghĩ lại thấy thương con lỡ dại; c̣n chồng ḿnh th́ đang tuổi thanh niên, không thể trách được anh ta bị cám dỗ trước cô con gái xinh đẹp, phổng phao như Hiền, nên bà đồng ư cho con gái ôm con về ở chung với ḿnh thành một... đại gia đ́nh!
    Nhưng oái oăm thay, những tưởng Hiền một lần "lầm lỡ" th́ thôi, không ngờ mấy tháng sau Hiền lại có thai với dượng lần nữa. Lần này bà Nga thấy "hết t́nh nghĩa mẹ con" với Hiền và hết t́nh nghĩa vợ chồng với Quang, cứ điên tiết lên là bà chửi bới, nhiếc móc cả Hiền lẫn Quang suốt ngày. Cô con gái không chịu đựng nổi, bèn vác cái bụng chửa, vượt núi, qua xă bên làm nghề nấu cơm thuê cho công nhân.
    Đến ngày sắp sinh nở, Hiền lại quay về "đại gia đ́nh" để t́m chỗ bấu víu và lúc này bà Nga cũng sắp cho ra đời đứa con thứ 3. Cả xă Trà Giác ai cũng ngại ngùng khi nói về chuyện "hai mẹ con cùng đẻ một năm với cùng một người chồng".

    Đổ lỗi cho... bùa mê thuốc lú
    Ngôi nhà khá khang trang tại Thôn 1, xă Trà Giác, bà Nga để cho mấy đứa con của ḿnh và hai đứa cháu ngoại (bà cũng gọi chúng bằng con) ở chung với nhau, c̣n vợ chồng bà th́ ở trên tiệm tạp hóa cách đó khoảng hơn một km cùng với đứa con út. Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa th́ những đứa trẻ này vẫn học chung một trường và phải gọi nhau là anh chị em.

    Khi được hỏi: "Chị có cho tụi nhỏ biết chuyện hay không?". Bà Nga ậm ừ: "Ờ th́ tôi giấu v́ tương lai của con Hiền". Chuyện chưa hết, Hiền với chồng bà vẫn chưa dừng lại ở đứa con thứ hai, sau đó cặp này vẫn lén lút gặp nhau. Đến khoảng giữa năm 2004, khi thấy Hiền lại có thai đứa con thứ 3 với bố dượng, hàng xóm láng giềng nói thẳng vào mặt và ông chủ tịch xă bảo bà rằng vẫn cứ tiếp tục sống theo kiểu loạn luân như thế, ông sẽ tŕnh lên huyện bắt Quang về tội quyến rũ gái vị thành niên từ lúc con Hiền mới 16 tuổi; bà bèn khuyên Hiền về quê phá thai rồi hăy lên lại ở đây.
    Trong thời gian c̣n sống chung, kinh nghiệm ở miền sơn cước đă cho bà nhận định: chắc chắn con Hiền bị Quang bỏ bùa ngải yêu! Rồi bà vứt hết công việc, lên tận trên vùng núi cao, t́m các già làng, trưởng bản để xin giải bùa. Nhưng các già làng cũng đành bó tay bởi v́: "Phải biết người cho bùa mới giải được", mà Quang th́ nhất định không tiết lộ người cho bùa.
    Bất lực, bà trở lại Trà Giác t́m thầy cúng, thậm chí, đă bỏ ra hàng chục triệu đồng nhờ thầy cúng làm cách nào cho Quang "khai" ra người hắn xin ngải yêu. Mặt khác, bà thuê người t́m mối manh, đưa Hiền vào trong Nam sinh sống, coi như "đoạn tuyệt" hẳn với cái quá khứ lỗi lầm và để hai đứa nhỏ lại bà nuôi giùm.
    Đến nay, cũng theo lời bà Nga cho biết, Hiền đă có chồng con, hiện đang sinh sống tại Sài G̣n. Bà cũng không mong con gái trở lại thăm bà và hai đứa trẻ: "Nó cứ coi như chưa từng biết đến cái nơi này là tốt hơn cả!".
    Riêng Quang, hỏi về chuyện đó hắn chỉ cười trừ: "Đàn ông mà, việc cũng đă xảy ra rồi, nói lại vô ích". Nói lại vô ích, đúng thế, nhưng những đứa trẻ, lớn lên chúng sẽ cư xử với nhau như thế nào, anh em hay... cậu cháu?

    III. Chuyện hai vợ chồng mù
    Đó là vợ chồng anh Nguyễn Tấn B́nh và chị Nguyễn Thị Tường Vy, tổ 25, phường An Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
    Chị bị mù từ lúc lọt ḷng mẹ, anh bị mù từ năm 14 tuổi. Tưởng chừng cuộc sống của họ đă rơi vào tăm tối nhưng duyên số đă cho họ gặp nhau, yêu thương nhau và xây dựng cuộc sống hạnh phúc bên những đứa con xinh xắn, ngoan ngoăn.
    Anh sinh năm 1968. Năm 14 tuổi, trong một lần cuốc đất trồng khoai, cuốc phải ḿn thời chiến tranh c̣n sót lại nên bị hư mắt phải, mắt trái nh́n thấy mờ mờ. Đến năm 1992, anh được gia đ́nh đưa đi phẫu thuật mắt trái với hy vọng có thể nh́n thấy rơ hơn. Cuộc phẫu thuật không thành công, con mắt trái bị mù hẳn.
    Chị nhỏ hơn anh 5 tuổi, nhà có 1 anh trai, 1 em gái. Hai người này đều lành lặn, chỉ riêng chị bị mù từ lúc sinh ra. Nhiều lúc chị tủi thân, không thiết sống nữa hay muốn bỏ đi đâu đó thật xa để khỏi phải làm gánh nặng cho gia đ́nh.
    Rồi anh chị gặp nhau tại Trung tâm Hướng nghiệp của Hội người mù Quảng Nam - Đà Nẵng.
    Anh cho biết: "Hồi đó tui chỉ nghe người ta nói cô ấy dáng người nhỏ nhắn, gương mặt dễ thương. Mới nghe tui đă thấy xốn xang rồi" - anh B́nh bồi hồi nhớ lại.
    C̣n chị Vy th́ "nghe nói" là anh rất rành đường sá. Một lần cả bọn đi đông trên đường Chu Văn An, chị và mấy bạn rẽ qua đường khác, anh kéo lại: "Sao chưa đến ngă ba mà đă rẽ?". Mọi người nghe theo, vậy là đi đúng đường. Chị khen anh giỏi, nhớ đường, anh cười, nói nhỏ vào tai chị: "Nếu đằng ấy muốn th́ tớ sẽ dẫn đằng ấy đi suốt đời". Vậy là nên duyên nên nợ.
    Cùng chung cảnh ngộ, cùng sống trong trung tâm, mới gặp nhau mà như đă thân thiết. Rồi "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", anh chị đến với nhau sau một năm quen biết. Người thân của anh chị lo lắng "Mù lấy mù th́ làm ǵ mà ăn?". Thế nhưng anh chị vẫn quyết đến với nhau, một cuộc sống mới bắt đầu.
    Cuộc sống đối với người b́nh thường đă khó khăn rồi, c̣n với người khiếm thị lại càng khó khăn hơn. Ban đầu anh chị làm tăm ở trung tâm hướng nghiệp, đến tối th́ đem tăm đi bỏ mối tại các nhà hàng, công phu nhưng cũng chẳng được bao nhiêu.
    Rồi hai đứa con lần lượt ra đời. Anh chị quyết định vay vốn sắm chiếc xe đẩy, đẩy hàng đi bán dạo. Hàng của anh chị là những chiếc chổi, các loại đồ nhựa, nùi giẻ lau nhà, quạt giấy... Mỗi ngày, chị kéo phía trước, anh đẩy phía sau. Xe của hai vợ chồng rong ruổi khắp các ngơ hẻm của thành phố từ sáng đến tối mịt mới về, ngày kiếm được khoảng 30-50 ngàn đồng.
    Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với anh chị là chưa nhận được sự đồng cảm của xă hội. Chị kể, nhiều lần đi bán hàng, bị hư xe đưa vào tiệm sửa nhưng họ không sửa v́ thấy anh chị là người mù. Họ nghĩ rằng, nếu lấy tiền th́ ngại mà không lấy tiền th́ mất công nên một mực từ chối. Vậy là hai vợ chồng phải đẩy xe về nhà, đi mua đồ mới về thay. Có hôm xe hư, họ không sửa, từ ngă ba Huế về nhà chỉ khoảng vài ba cây số mà hai vợ chồng g̣ lưng ra đẩy từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều mới về đến nhà.
    Dù cuộc sống c̣n nhiều khó khăn nhưng gia đ́nh anh chị luôn rộn tiếng cười. Niềm vui lớn đối với anh chị là các cháu đều ngoan ngoăn, học giỏi.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2011, 01:31 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 19-07-2011, 07:35 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2010, 11:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •