Results 1 to 2 of 2

Thread: BIẾN CỐ 30/4, MỘT BÀI HỌC VẪN CHƯA THUỘC !

  1. #1
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    BIẾN CỐ 30/4, MỘT BÀI HỌC VẪN CHƯA THUỘC !

    Có bài học nào mà học đă 37 năm lại chưa thuộc ? Thưa đó là “bài học mất nước”. Nói cách khác đó là bài học “Đạo mất trước, Nước mất sau ”, mà từ xưa đến nay ta vẫn chưa thuộc. Hay c̣n có thể nói đó là bài học “nỏ thần” đă bị cướp mất trong truyện huyền thoại Kim-Quy, mà hầu hết người Việt chúng ta đều đă được đọc hay nghe kể lại từ thời niên thiếu. Nhưng đă có mấy ai thuộc và thấu hiểu được hết ư nghĩa triết lư cao độ ẩn chứa trong huyền thoại này? V́ kể từ vào cuối thế kỷ 19 dưới thời Pháp thuộc, phần đông sĩ phu thời bấy giờ bị mất hết sĩ khí v́ ham sống sợ chết, trước cái gọi là “văn minh thuốc súng” của phương Tây như thi sĩ nhà nho Trần Tế Xương (1871-1907) đă thốt lên : “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo ”(TTX./ ”Than Đạo Học”) và đă châm biếm cái hạng sĩ phu vong thân, ích kỷ, ỷ lại, vô ư thức trách nhiệm đối với đất nước dân tộc, mà chỉ biết lo “vinh thân ph́ gia”, nên cắm đầu chạy theo cái học ngoại lai để kiếm chút bơ thừa sữa cặn : “Chi bằng đi học làm ông Phán / Tối rượu sâm banh sang sữa ḅ” (TTX./ “Chữ Nho”). Hay như nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940) cũng đă mỉa mai cái hạng trí thức này trong bài thơ “Sống”:

    Sống tưởng công danh, không tưởng nước
    Sống lo phú quư chẳng lo đời
    Sống mà như thế đừng nên sống
    Sống tủi làm chi đứng chật trời
    ” !

    Cái hạng trí thức “giá áo túi cơm” này thời nào cũng có, ngày xưa th́ ít nhưng ngày nay càng nhiều, v́ trào lưu cấp tiến nên chạy theo cái học ngoại lai đâm ra vong bản tức là mất cái gốc Nhân là cái Đạo nơi ḿnh : “nhân chi sở dĩ đạo giả”. (Tuân Tử), rồi thành ra vong thân tức không c̣n biết ḿnh là ai. Do đó mới có mặc cảm tự ti, hèn nhát, ích kỷ, ỷ lại… nên mới tủi nhục là người Việt, và v́ chấp ta ngă mạn đâm ra ngu dốt mà không chịu học, rồi cứ đi phổ biến nhiều điều sai lầm như Nho giáo là của Tàu, chữ Nôm là từ chữ Hán, hay huyền thoại là huyễn thoại, v.v... th́ tự nhiên không những “ăn cháo đá bát ” khi đi khinh chê cái tuyệt học của thánh hiền, mà lại c̣n tỏ vẻ “trí thức” để phê b́nh cái văn hóa của dân tộc ḿnh là thui chột : “Các nước phương Tây vượt trội bởi v́ văn hóa của họ lành mạnh, tâm lư của họ đúng đắn. Nước Việt Nam đau khổ và nghèo nàn bởi v́ văn hóa Việt Nam thui chột và tâm lư người Việt Nam bệnh hoạn.” ! (1) Nói cách khác, trí thức nào không thể phân biệt được sự khác nhau giữa huyền thoại và huyễn thoại, th́ điều đó chứng tỏ rơ rệt sự vong bản của ḿnh. V́ vậy không những đă không hiểu và không truyền bá được ư nghĩa đích thực của nó, mà lại c̣n đi cho là chuyện hoang đường. Cho nên người viết thiết tưởng cần nhắc lại sơ qua sự khác biệt này ở đây cho mọi người.

    Huyền thoại hay huyền sử c̣n được gọi là chuyện “cổ tích” tức là chuyện có thực đă xảy ra với dấu (chứng) tích cổ xưa và đă được truyền khẩu trước khi được ghi chép lại theo thứ tự thời gian thành lịch sử, nên gọi đó là sử kư. Tuy những mốc liên hệ tương quan như là ai, cái ǵ, khi nào, ở đâu, tại sao, và thế nào (“the 5W’s &H”: who, what, when, where, why & how) được kể lại và ghi chép không c̣n xác thực với thời gian, v́ dĩ nhiên phải bị thất thiệt bởi cái luật “tam sao thất bổn” không thể tránh, nhưng cốt lơi của truyện vẫn là “cổ tích”. Vả lại đặc tính của huyền thoại là để chuyển tải cái ư nghĩa triết lư nhân sinh của Việt tộc, là cái Đạo làm Người để lưu truyền cho con cháu. V́ Ở TRÊN ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ G̀ QUAN TRỌNG HƠN CON NGƯỜI. V́ vậy nó được cơ cấu hóa bởi nền tảng triết lư với bốn yếu tố căn bản đó là “ từ, tượng, số, chế ”, cho nên nó mang đặc tính huyền bí, huyền diệu, mông lung…

    “Về một dân tộc cũng thế : nền móng lư tưởng của nó đă được h́nh thành ở những bước sơ khởi mà nay ta gọi là huyền thoại và đó sẽ là nhiên liệu cho huyền sử. Huyền sử nói lên lư tưởng công cộng của một dân được biểu lộ qua những mụn mảnh của lịch sử. Phải dùng sử để có tính chất cụ thể, dễ hiểu cho mọi người. Nhưng tại sao lại dùng mảnh vụn lịch sử. Thưa trước hết v́ đó là thời tiền sử, khuyết sử, chưa có sử kư ghi chép các biến cố cách liên tục theo tuế thứ. Lẽ thứ hai quan trọng hơn nhiều đó là huyền sử chỉ là lư tưởng, mà đă là lư tưởng th́ không bao giờ hiện thực được đầy đủ : khi được điểm này lúc được điểm kia. V́ thế mỗi nhân vật huyền sử chỉ biểu hiện một vài tác động để biểu lộ một hai khía cạnh nào đó. Chính tính chất lư tưởng nọ mà Kinh Dịch kêu là “tại thiên thành tượng”, chưa đạt lúc “tại địa thành h́nh”.” (2)

    Hay nói cách khác :

    “Thiên địa trong con người phát xuất dưới h́nh thức linh tượng và sinh tượng, thường c̣n quá mênh mang mập mờ, nên Lăo kêu là “hốt hề hoảng hề, kỳ trung hữu tượng”. Muốn cho bớt tính chất mung lung th́ lư trí t́m cách biến sơ tượng thành biểu tượng, rồi biểu tượng xé nhỏ ra thành nhiều từ ngữ, mỗi từ ngữ chỉ trỏ một vật, một sắc thái. Từ ngữ và biểu tượng làm thành cái thang để con người trèo lên đến sơ nguyên tượng. Đợt thấp nhất của cái thang là các từ ngữ chỉ thị vạn vật. Khi người ta dừng lại nơi này th́ Nho kêu là “ tế ư từ ”: vướng mắc lại ở từ ngữ th́ chỉ thấy sự vật riêng biệt không liên hệ chi với nhau. Đó là mầm mống cá nhân ích kỷ. Danh lư ở hai đợt này.

    Đợt hai là biểu tượng chỉ ư nghĩa của một nhóm danh từ. Khi bị ngưng trệ nơi đây th́ biểu tượng đốc ra những truyện vui không có đạo lư, nghĩa là không có sức linh động, v́ nó chỉ có thể sinh động khi được móc nối lại sơ nguyên tượng. Khi sự móc nối có trung thực th́ mới ngộ đạo và biểu tượng trở thành huyền sử, huyền thoại : với ư nghĩa huyền diệu linh thiêng. C̣n khi sự móc nối giả tạo th́ bấy giờ huyền thoại đọa ra nghĩa huyễn thoại, huyễn hoặc. Điều đó xảy ra khi biểu tượng móc nối với các vọng phát vô thức. ”
    (3)

    Do đó huyễn thoại là chuyện không có thực, hoàn toàn bịa đặt bởi óc tưởng tượng của người ta để mưu cầu lợi riêng. Nên c̣n nói là chuyện gạt con nít hay để dụ những kẻ ngây thơ nhẹ dạ dễ tin, làm lợi cho đảng CS chẳng hạn, như huyễn thoại “ Đạo Đức HCM ” sống gương mẫu với “cần-kiệm-liêm-chính” không lấy vợ để hy sinh v́ nước v́ dân ; hay huyễn thoại anh hùng “ Lê văn Tám ” và anh hùng “ Nguyễn Văn Bé ”. V́ vậy nhân dịp kỷ niệm biến cố 30/4 người viết thiết tưởng cần trích lại đây truyện Kim-Quy để nhắc lại cốt truyện và nhân tiện nêu lên ư nghĩa triết lư được ẩn chứa trong huyền thoại này để làm bài học cho những ai chưa biết hay đă quên.

    “An Dương Vương nước Âu Lạc là người ở Ba Thục, họ Thục, tên Phán, nhân việc tiên tổ cầu hôn với con gái của Hùng Vương tên là Mỵ Nương không được nên sinh ra hàm oán ; Phán muốn hoàn thành ư chí của tổ tiên nên cử binh đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang, cải hiệu là Âu Lạc mà ở, đắp thành ở đất Việt Thường; thành đắp xong lại sập. Vương mới lập đàn, trai giới cầu đảo ba tháng.
    Ngày mồng bảy tháng ba bỗng thấy một ông già theo phương tây mà đến thẳng cửa thành, vừa đi vừa than rằng :
    - Xây đắp thành này th́ bao giờ cho xong !
    Vương rước vào trên điện, lạy và khóc rằng :
    - Ta đắp thành này đă xong lại đổ, hao tổn công sức mà rồi không thành là tại làm sao?
    Ông già thưa:
    - Ngày nào có sứ giả Thanh Giang cùng đắp với Vương th́ thành ấy mới xong.
    Nói đoạn cáo từ.
    Rạng ngày, Vương đứng ở cửa Đông trông ra th́ thấy một con rùa vàng theo hướng Đông mà bơi lại ; rùa đứng trên mặt nước, nói được tiếng người, tự xưng là Thanh Giang sứ giả, biết rơ lẽ trời đất, âm dương, quỷ thần.
    Vương mừng hỏi rằng :
    - Điều đó ông già đă báo cho ta rồi.
    Bèn sai lấy kim dư rước vào trong thành, mời ngồi trên điện, hỏi v́ cớ ǵ mà thành không đắp được.
    Kim Quy nói:
    - Ở đây có tinh khí núi sông, con Tiên vương phụ vào để báo thù nước, lại có con gà trắng sống ngàn năm hóa làm yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu, trên núi có con quỷ, nguyên trước là một nhạc công chôn cất ở đây hóa ra quỷ. Ở bên có một cái quán để cho hành khách qua lại ngủ nhờ ; chủ quán tên là Ngộ Không, có một đứa con gái và một con gà trắng là dư khí của quỷ thần. Hễ có người khách nào qua lại đến đấy ngủ nhờ th́ quỷ tinh hóa ra thiên h́nh vạn trạng mà giết hại rất nhiều. Bây giờ ta nên bắt con gà trắng và đứa con gái của chủ quán mà giết đi th́ tinh quái sẽ hết. Nhưng chắc là nó lại hóa ra yêu thư, sai chim cú ngậm thư bay lên trên cây chiên đàn, tâu với Thượng Đế để xin phá thành ấy đi. Thần này xin cắn cho rơi cái thư ấy xuống, Vương lập tức thu lấy tất nhiên thành đắp mới xong.
    Kim Quy bảo Vương giả làm khách đi đường xin ngủ nhờ trong quán. Vương để Kim Quy ở trên ngưỡng cửa.
    Ngộ Không nói :
    - Quán này có yêu tinh, đêm thường giết người, Lang Quân không nên ở lại, vả nay trời cũng chưa tối, nên đi mau đến chỗ khác để tránh họa.
    Vương cười rằng :
    - Sinh tử tại mệnh, quỷ mỵ mà làm ǵ, ta không sợ.
    Mới ngủ lại đó.
    Trong đêm có quỷ tinh đến ngoài kêu rằng :
    - Ai ở trong nhà này phải mở cửa ra mau.
    Kim Quy mắng rằng:
    - Cửa đóng th́ mày làm ǵ nào?
    Quỷ tinh phóng hỏa tan ra vạn trạng, quỷ dị đủ phương để khủng bố nhưng rốt cuộc cũng chẳng vào được nhà.
    Đến lúc gà gáy, các quỷ đều chạy tan, Kim Quy khiến Vương đuổi theo đến núi Thất Diệu, quỷ tinh thu về hết cả, Vương trở lại quán trọ.
    Sáng ngày, chủ quán đem người đồng đến để chôn thi thể của khách ngủ lại hôm qua, thấy Vương ngồi đó, nói cười như không có ǵ cả. Quán chủ bước đến, vái lạy rằng :
    - Lang quân được như thế tức là Thánh nhân rồi, xin ban linh thuật để cứu sinh linh.
    Vương bảo :
    - Hăy giết con gà trắng của mày mà tế th́ quỷ thần tan hết.
    Ngộ Không giết con gà trắng th́ đứa con gái tự nhiên cũng nhào xuống chết. Vương lập tức bảo người đào núi Thất Diệu, được một nhạc khí đời cổ và một hài cốt, sai đốt trộn thành tro mà quăng ra sông.
    Lúc bấy giờ trời đă gần chiều, Vương cùng Kim Quy leo lên núi Việt Thường, quỷ tinh đă hóa ra chim si hưu ngậm thư bay lên cây chiên đàn.
    Kim Quy bèn hóa ra một con chuột mà ḅ theo sau lưng cắn chân chim ; thư rơi xuống đất ; Vương lập tức thu lấy th́ sâu đă ăn hết hơn một nửa rồi.
    Từ đó, quỷ tinh tan hết, không lại phá phách như xưa nữa.
    An Dương Vương đắp thành nửa tháng đă xong ; thành dài và rộng ngh́n trượng, xoáy tṛn như h́nh con ốc, lại đặt tên là thành Thăng Long (chắc sai ; bản của Despierres ghi là Tư Long). Người nhà Đường gọi là thành Sát Quỷ Lôn bởi v́ thành rất cao lớn.
    Kim Quy ở lại với Vương ba năm rồi từ về ; Vương bảo rằng :
    - Nhờ ơn của người, thành đă vững chắc, nếu như có việc ngoài th́ lấy ǵ mà chống giữ?
    Kim Quy thưa :
    - “Quốc độ tu đoản, xă tắc an nguy” là vận của trời, nhưng người biết tu đức th́ có thể lâu dài được, Vương đă có ḷng ước nguyện th́ tôi đâu dám tiếc.
    Mới cởi cái móng chân đưa cho Vương và nói :
    - Thản hoặc giặc có đến th́ dùng móng này làm máy nỏ, đem ra mà đánh giặc th́ không có ǵ đáng lo.
    Nói đoạn trở về Đông Hải.
    Vương khiến bầy tôi là Cao Lỗ làm nỏ, lấy móng này làm máy, hiệu là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỗ ; sau Triệu Đà đem quân đến xâm lăng, cùng Vương giao chiến ; Vương dùng thần nỗ mà bắn, quân Triệu Đà thua chạy, đóng đồn ở núi Trâu Sơn, đối luỹ với Vương. Triệu Đà biết Vương có nỏ thần nên không dám tái chiến mới khiến sứ thỉnh ḥa. Vương mừng, cắt từ sông Tiểu Giang trở về phương Bắc cho Triệu Đà cai trị, trở về phương Nam th́ do Vương cai trị (nay là sông Nguyệt Đức).
    Chưa được bao lâu, Đà sai con vào túc vệ cầu hôn với con gái Vương là Mỵ Châu; Vương bất ư không ngờ gian kế của cha con Triệu Đà ; Trọng Thuỷ dỗ Mỵ Châu trộm lấy nỏ thần cho xem, rồi lén làm nỏ khác đổi lấy vuốt rùa giấu đi, nói dối với Mỵ Châu là trở về Bắc thăm cha mẹ.
    Nhân đó nói rằng :
    - T́nh phu phụ th́ không nỡ quên, mà ơn phụ tử cũng không nên bỏ, ta nay về thăm cha mẹ mà vạn nhất hai nước thất ḥa, Nam Bắc cách biệt, ta trở lại t́m nàng th́ nàng lấy vật ǵ mà làm giấu cho ta biết.
    Mỵ Châu nói :
    - Thiếp là nhi nữ gặp phải bước phân ly thực khó thắng được t́nh cảm ; thiếp có chiếc nệm gấm lông ngỗng thường mang trên người, đến lúc ấy th́ thiếp lấy lông ngỗng mà rải ở các ngă ba để chỉ cho chàng biết chỗ thiếp mà đến cứu.
    Trọng Thuỷ từ tạ, cắp nỏ mà về báo cáo với Triệu Đà, Đà được nỏ rất mừng liền phát binh đánh Vương; Vương không lo pḥng bị, mải đánh cờ vây, cười rằng:
    - Đà không sợ nỏ thần của ta sao?
    Đến lúc quân Triệu Đà tiến bức, Vương mới xách nỏ ra bắn th́ thần cơ đă mất ; quân chạy tán loạn.
    Vương chở Mỵ Châu lên ngựa chạy về hướng Nam, đến bờ biển, cùng đường, không có thuyền để sang ngang, Vương hét lớn lên rằng :
    - Trời để mất ta hay sao? Giang sứ đâu mau đến cứu ta.
    Kim Quy nổi lên trên mặt nước, mắng rằng :
    - Người cỡi ngựa ở sau lưng là giặc đó, hăy giết nó ta mới cứu.
    Vương bèn tuốt gươm chém Mỵ Châu.
    Mỵ Châu ngửa mặt lên trời mà cầu xin :
    - Thiếp là con gái, nếu có ḷng phản nghịch mưu hại đến phụ thân thời chết hóa thành bụi trần, bằng như một niềm trung tín, bị người phỉnh phờ thời hóa làm ngọc châu để rửa cái thù nhục nhă này.
    Mỵ Châu chết ở bờ biển, máu chảy trên nước, hàu hến ăn vào ḷng hóa thành minh châu.
    Vương cầm sừng văn tê bảy tấc, Kim Quy rẽ nước dẫn Vương vào biển, đời truyền tại núi Mộ Dạ, làng Cao Xá, châu Diễn tức là chỗ đó vậy.
    Quân Triệu Đà đến chỗ ấy không thấy ǵ hết, chỉ thấy tử thi của Mỵ Châu ; Trọng Thuỷ ôm thây nàng mà về chôn ở Loa Thành, hóa làm ngọc thạch. Trọng Thuỷ thương cảm vô cùng, thấy là những chỗ trang điểm hay tắm gội của Mỵ Châu, tưởng nhớ đến h́nh dung của nàng bèn nhảy xuống giếng mà chết. Sau này, ai được Ngọc Châu ở Đông Hải, càng múc nước giếng ấy mà rửa th́ sắc ngọc càng thêm rực rỡ. Nhân tránh tên Mỵ Châu nên gọi ngọc châu là Đại Cưu, Tiểu Cưu vậy. ”
    (4)

    Ư nghĩa triết lư :

    “Câu truyện này ai cũng biết thuộc ḷng nhưng không mấy ai nghĩ rằng đó là câu truyện thật đă gây một ảnh hưởng quyết liệt trên sử mệnh nước Việt Nam hơn bất cứ câu truyện nào có chứng tích lịch sử cụ thể, v́ nó c̣n ảnh hưởng đến đời chúng ta hiện nay, khiến chúng ta đang điêu đứng v́ cộng sản hay các tư trào khác, bởi v́ chúng ta đă không c̣n hồn nước nữa. Cái hồn đó là móng châu kim quy đă bị đánh tráo mất rồi. Sự đánh tráo này quả là một biến cố tương đương với tội Adong Evà bên trời Tây, v́ nó làm cho lịch sử rẽ sang một lối khác, nó ghi dấu một sự mất mát nền tảng tức là mất cái Đạo làm người. Đạo người là Thiên Địa chi Đức, được biểu tượng trong con rùa có lưng tṛn tượng Thiên 4 chân tượng Địa. Vuốt rùa chính là tinh hoa của cái Đạo Trời đất, tức cũng là Nhơn Đạo. Cái Nhơn đạo đó đă bị Hán Nho choán mất chỗ, và nước Việt Nam cổ đại của Hồng Bàng đă chấm dứt với Triệu Đà. Cái nước Việt Nam do Triệu Đà khai sáng không c̣n là nước lư tưởng Văn Lang nữa. Người Việt Nam đă bị đuổi ra khỏi cái nước lư tưởng kia rồi và hiện nay có c̣n nói bốn ngàn năm văn hiến th́ cũng chỉ là biểu lộ một tấm ḷng hoài cổ về một nơi xa xôi ở măi tận xa xưa, chẳng c̣n mấy âm vang trong ḷng, nên không c̣n gây được hiệu lực nào nữa. Tuy nhiên có điều khác với cảnh huống Adong Evà v́ hai ông bà không những bị đuổi ra khỏi địa đàng, nhưng c̣n bị một thiên thần coi chừng không cho trở lại cây hằng sống, c̣n chúng ta “ai bắt được ngọc châu ở Đông Hải (hiểu là triết Đông) mà múc nước giếng Mỵ Châu lên rửa th́ càng rửa, sắc ngọc càng thêm rực rỡ”. Biết đâu nó sẽ rực rỡ đủ để soi đàng cho chúng ta trở lại được Văn Lang. ” (5)

    Hai chữ “Mỵ Châu” và “Trọng Thủy” c̣n có nghĩa :

    “Chữ Mỵ chỉ t́nh thương có thể quá đáng không c̣n biết đề pḥng, nên Mỵ Châu có thể là quá Nhân, ngược lại Trọng Thủy quá Trí. Rất có thể người xưa đă chơi chữ khi viết tên Trọng Thủy th́ viết chữ Thủy là bắt đầu, nhưng ngầm hiểu thủy là nước : mà thủy chỉ trí nên “trọng thuỷ” là duy trí v́ duy trí nên hoá ra “ngư tinh”, chỉ du mục bắc phương quá lư trí mà thiếu t́nh nghĩa.” (6)

    [B]“V́ Minh triết phát xuất từ nông nghiệp giàu tính chất mẹ nên về sau gọi là Âu Cơ, rồi đến Mỵ Nương và Mỵ Châu[B]. Mỵ với Mễ đều chỉ Minh triết nông nghiệp là một, nên khi Mỵ Châu bị giết th́ cũng là lúc nền Minh triết Việt Mễ bị đàn áp trước Hán học đực rựa và tất nhiên nó đàn áp luôn đàn bà. Và cái luật tam ṭng tiên thiên chỉ sự tuân theo ba luật vũ trụ là biến dịch, loại tụ, giá sắc đốc ra ṭng ba cái đực rựa là : “Tại gia ṭng phụ ; Xuất giá ṭng phu ; Phụ tử ṭng tử” (7)

    Đó là vài ba ư nghĩa triết lư thâm sâu trong huyền thoại Kim Quy với “Nỏ Thần”, là Tinh Hoa của Đạo Trời, Đạo Đất, là Hồn Nước, là Hồn Thiêng Sông Núi, là Tinh Thần Bất Khuất, là Tổ Hùng, là Tổ Quốc Dân Tộc, là Chính Nghĩa Tự Do Dân Chủ, là Đạo Nhân tức Đạo làm Người. Với h́nh ảnh Mỵ Châu là Minh Triết Việt tức triết lư nhân sinh mà nếu ta không chịu t́m hiểu để học hỏi, th́ làm sao có thể thấu hiểu được cái Đạo đó để mới BIẾT mà sống Đạo cho thành Nhân, thành Người? Do đó ta cứ tưởng là một khi sinh ra ta đă là người, nhưng thực ra nếu ta chưa giác ngộ được cái Đạo th́ ta chỉ là ngợm, với cái tiểu ngă đầy tham, sân, si, với ích kỷ và hèn nhát. V́ ta đă không ư thức được cái Đạo Nhân với Nghĩa Hùng Dũng, hùng cường, do đó ta đă đánh mất Đạo tức đă để Chính Nghĩa bị cướp đi như từ 37 năm qua (1975-2012) mà vẫn chưa giành lại được, nên coi như là bài học chưa thuộc. Nhưng tại sao vậy ?

    (c̣n tiếp)
    Last edited by Son Ha; 28-04-2012 at 01:31 PM.

  2. #2
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    BIẾN CỐ 30/4, MỘT BÀI HỌC VẪN CHƯA THUỘC ! (tiếp theo)

    Thưa chỉ đơn giản với một lư do, là nếu ta vẫn chưa tự học “bài học mất nước” một cách tường tận th́ làm sao có thể thuộc. Nói cách khác là “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” hay “khắc kỷ phục lễ ” , cho nên nếu ta không chịu “khắc kỷ ” nghĩa là không chinh phục lại cái “ nhân” nơi ḿnh th́ mọi hậu “ quả” sai lầm bởi các thế lực ngoại lai không thể tránh khỏi. V́ khi chưa BIẾT được M̀NH, tức chưa ư thức được cái “ Nhân Tính ” của ḿnh, th́ tất cả đối với tâm thức con người c̣n là “hỗn mang chi sơ ” , tức chưa phân biệt được ǵ nên không thể biết ǵ. Đó là trạng thái đồng nhất bất phân, nên nếu những cái cao cả to lớn như trời đất c̣n chưa phân biệt được huống chi những điều nhỏ bé, tế vi làm sao có thể thấu triệt ?!

    V́ vậy nói không thuộc bài nghĩa là KHÔNG BIẾT M̀NH khi không chịu học hỏi cái Đạo Nhân là ǵ, th́ dĩ nhiên là KHÔNG BIẾT G̀ nên không làm được ǵ ! V́ “tri nhân tắc tri thiên tri địa” , nên nếu ta không HỌC để biết ḿnh th́ đương nhiên ta biết đâu mà HÀNH. “V́ thế, tuy chống cộng, nhưng v́ thiếu chủ Đạo nên mắc đầy mâu thuẫn giết người : chống cộng được một th́ nuôi cộng hết tám chín. V́ thiếu chủ Đạo nên không hướng dẫn nổi đời sống hiện nay để nó trôi dạt như con tàu mới nhổ neo, nhưng đâu là bến bờ, đâu là đường hướng th́ chưa t́m ra câu đáp. ” (8).

    Không biết ḿnh tức là không biết cội nguồn đích thực với vai tṛ và sứ mệnh của ḿnh. Đó chính là lư do làm mất Chính Nghĩa với biến cố 30/4/75 và cũng là lư do 37 năm tủi nhục của người quốc gia VNCH, mà cái nhục không những vẫn chưa rửa được mà lại c̣n tăng thêm. Như tháng vừa qua tin của BBC đăng như sau:

    “ Pacific Daily News cho hay một ngư dân Trung Quốc thiệt mạng và 25 người khác bị bắt trong mộ́t cuộc đụng độ với lực lượng tuần duyên của đảo quốc Palau.
    Sự cố xảy ra hôm Chủ nhật 1/4, khi các thuyền cá của những người này bị phát hiện đang hoạt động trái phép trong vùng biển của Palau, thuộc Thái Bình Dương.
    Khi một thuyền nhỏ của Trung Quốc lao vào tàu của tuần duyên Palau, cảnh sát biển Palau đã nổ súng cảnh báo.
    Một ngư dân được tin đã trúng đạn và bị thương, sau đó chảy máu đến chết.
    Những người còn lại trên cùng thuyền và một chiếc khác lớn hơn đã bị bắt và đã bị Palau truy tố tội đánh bắt trộm và một số tội danh khác.
    Pacific Daily News dẫn lời phát ngôn viên cho Tổng thống Palau, ông Fermin Meriang, thuật lại rằng khi thuyền cá của người Trung Quốc lao tới, cảnh sát biển Palau buộc phải nổ súng cảnh báo vào máy tàu chứ không nhằm vào ai cả.
    Tuy nhiên "một viên đạn chắc đã văng ra và găm trúng vào đùi một thuyền viên Trung Quốc" khiến ông này chảy máu đến chết trước khi được đưa vào bệnh viện. ”

    (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...an_palau.shtml)

    “V́ chưa từng nghe tới tên Palau, tôi t́m hiểu th́ thấy như sau: Palau là một quốc gia bé tí xíu nằm ở phiá Đông Nam của nước Phi Luật Tân, diện tích chỉ có 459km2 (Việt Nam lớn hơn Palau 722 lần, và Trung Quốc lớn hơn Palau 20.908 lần), dân số là chỉ có 21.000 người (vâng, chỉ 21 ngàn người. Việt Nam đông dân hơn Palau 4.358 lần, và Trung Quốc đông dân hơn Palau 63.964 lần, mỗi năm dân số Trung Quốc tăng khoảng 6 triệu rưỡi người, bằng 307 lần dân số Palau).
    Tôi muốn té xỉu v́ ngạc nhiên và v́ … nhục!
    Một cái nước bé “bằng cái lỗ mũi” ấy đă không ngần ngại, đă dám bắn chết kẻ xâm phạm vào lănh thổ của họ trong khi nước Việt Nam Xă Hội Chủ Nghiă của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, lớn hơn Palau 722 lần và đông hơn Palau 4 ngàn 358 lần lại chẳng dám hó hé khi họ vào tận biển của ḿnh bắn giết ngư dân ḿnh!
    Tổ tiên ơi, tội lỗi ǵ mà sản sinh ra những đứa con làm nhục tổ tông như thế này!?”
    (nguồn email)

    Hay như biến cố 30/4 đă được kể lại thành tác phẩm mang tên Mẹ Việt Nam ơi ! Dân ta có tội t́nh ǵ ? của kư giả người Pháp Pierre Darcourt, phóng viên chiến trường, và được Dương Hiếu Nghĩa dịch lại.

    Câu hỏi này đă được trả lời qua bài viết Từ Tổ Tiên Hùng đến con cháu Hèn !” của người viết bài này, với mục đích nhắc lại nguyên do của cái bệnh tâm lư “tự ti mặc cảm” từ lâu đă thấm sâu vào cốt nhục con cháu nên đă sinh ra cái tật “hèn nhát”, như tôi đă phân tích và diễn giải trong bài Trả lời câu hỏi không thể trả lời . V́ vậy nguyên do của việc mất Chính Nghĩa với biến cố 30/4/75 nếu xét theo câu nói của tiền nhân : “quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách ” , th́ trước tiên và dĩ nhiên phải nói đó là lỗi của giới trí thức lănh đạo, là thuyền trưởng, nhưng đă trốn tránh trách nhiệm “tổ quốc dân tộc” là con tàu và thủy thủ đoàn, v́ hèn nhát, ham sống sợ chết, nên đă đào tẩu ra hải ngoại khi đất nước lâm nguy. Đồng thời cũng v́ người dân miền Nam đă không làm tṛn bổn phận là “giặc tới nhà đàn bà phải đánh” mà đă hoảng sợ rồi di tản bỏ chạy để cho giặc tràn vào. Nên xét cho cùng đó là lư do nội tại tức là “nhân tại kỳ trung” nghĩa là cái “nhân” ở tại trong ta là do ta gieo, nên c̣n nói là “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” , cho nên ta mới gặt cái hậu “ quả” bị làm nô lệ cho giặc hành hạ, sai khiến. Sau đó mới có thể đổ lỗi cho Hoa Kỳ, với chính sách quyền lợi của nước Mỹ là trên hết, như tài liệuSau 40 năm bí mật đă tiết lộ. Nhưng xét cho cùng th́ cũng là lỗi của chính quyền VNCH đă ỷ lại vào nước Mỹ mà không biết tự lực, tự cường. V́ vậy việc Mỹ đă bán đứng VNCH cho Trung Cộng, dù cho có mang tiếng phản bội và thất tín với đồng minh, hay với cái giá phải trả là ngàn năm tăm tối cho thế hệ mai sau của VN, như cố TT. Mỹ Ronald Reagan đă tuyên bố : “Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. V́ lẽ cái giá phải trả, cho loại Ḥa b́nh đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau.” , th́ cũng chỉ là cái lư ngoại lai do quyền lợi tối thượng của nước Mỹ.

    Do đó “Đạo mất trước, nước mất sau” như tiền nhân nói thật không sai và không một ai có thể phủ nhận được điều này. V́ vậy Đạo mà tiền nhân nói mất trước ở đây tức là nghĩa Đạo không c̣n được học hỏi cho cùng lư tận tính, nên không thể hiểu thấu, do đó không thể ư thức được Đạo là Nhân Tính, là chính ḿnh với “thiên địa vũ trụ vạn vật nhất thể” như một cơ thể ; thành thử vong thân tức không biết ḿnh là ai, th́ tự nhiên là không biết sống cho đúng, cho trọn vẹn cái Nhân Tính của ḿnh. V́ Đạo không phải là tôn giáo tín ngưỡng với luân lư đạo đức h́nh thức như đường lối, khuôn khổ, lề luật để giáo huấn con người, theo nề nếp gia đ́nh hay theo trật tự của tổ chức xă hội như người ta thường hiểu. Mà trái lại chính là cái Đạo Nhân, là cái “thiên lư tại nhân tâm” , là cái “trí tri tại cách vật” , là cái “nhân tại kỳ trung hỹ ” (LN.XIX,6), tức là “thiên địa nhân giao hỗ kỳ căn” có nghĩa là “ Tam tài” giao nhau ở căn để nội tại, chứ không ở ṿng ngoài. “V́ ṿng ngoài là vật giao vật. Ṿng trong mới là giao hỗ kỳ căn. Căn là tâm con người. V́ thế mới nói “tâm chi quan tắc tư ”. Và chỉ có cái Tư trên căn để đó mới đắc đạo, đắc lư, đắc nguồn suối tuôn trào sáng láng và mạnh mẽ. Tâm như vậy là cái ǵ vượt nhĩ mục, vượt giác quan, nhưng thực sự là cái chi th́ chúng ta không thể nói được, nhưng chỉ nói về lối suy tư, cảm nghĩ và sống sao đặng cho có thể cảm nghiệm để rồi thể nghiệm.” (9)

    V́ thế chỉ một khi có “trí tri tại cách vật ” bởi cảm nghiệm và thể nghiệm được bằng Tâm linh mới gọi là Biết. Cho nên muốn Biết Ḿnh cũng phải nghiệm bằng cảm nhận và thể hiện cái Đức Tính Nhân nơi ḿnh bằng hành động qua những sự việc thường hằng mỗi ngày trong đời sống một cách phi thường, nghĩa là bằng Tâm linh với chiều kích vô biên, nên c̣n nói là “minh Minh Đức” . Được như vậy ta mới thật Biết Ḿnh tức là mới có Tự Tin. Niềm tự tin đó chính là sự ư thức cao độ, ta là Hồn Thiêng Sông Núi c̣n gọi là Hồn Nước, là Tổ Quốc cũng là Tổ Tiên, là Tổ Trời tức là Chính Nghĩa, là Tinh Thần Bất Khuất, là Chân Lư, là Thượng Đế,… ở Tại trong ta như câu nói của tiền nhân : “thiên lư tại nhân tâm” . Có ư thức được như vậy ta mới có thể hiện thực bằng hành động một cách an nhiên tự tại mà không chán (ức vi chi bất yểm), mà không mỏi mệt (tự cường bất tức), và không lệ thuộc vào hậu quả nên mới có thể bất yểm, bất quyện.

    Đó mới là An-Vi, mới là tính cách của người “quân tử không lo rằng người ta chẳng biết ḿnh, mà chỉ lo rằng ḿnh chẳng đủ tài đức mà thôi”: quân tử bất hoạn nhơn chi bất kỷ tri, hoạn kỳ bất năng dă (LN.XIV,32). V́ vậy người quân tử th́ cầu ở ḿnh c̣n tiểu nhân th́ cầu ở người : “quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhơn cầu chư nhơn ” (LN.XV,20) ; v́ cầu có tiếng khen hay được phần thưởng tức là lệ thuộc vào tha nhân, tha vật, do đó trở thành tiểu nhân. Nên “điều lo của người quân tử là đến lúc chết mà chưa thế thiên hành đạo (xử thế) cho xứng với danh hiệu quân tử” được, như câu “quân tử tật một thế nhi danh bất xứng yên” (LN.XV,19) th́ đúng là bất xứng ở đời. V́ vậy chí sĩ Nguyễn Công Trứ đă nói lên : “Đă sinh ra ở trong trời đất / Phải có danh ǵ với núi sông ” . Tương tự với ư nghĩa tự tin đó để mới có thể hành động an nhiên, như có lời chép trong Phúc âm rằng: “Nếu anh em có ḷng tin lớn bằng hạt cải, th́ dù anh em có bảo cây dâu này : ‘Hăy bật rễ lên, xuống biển kia mà mọc’, nó cũng sẽ vâng lời anh em.” (Lc 17,6)

    Cho nên khi ta không chịu học hỏi để hiểu biết và ư thức sống Đạo, tức là ta đă đánh mất cái niềm Tự Tin nơi ḿnh. V́ vậy một khi ta đánh mất niềm tin ở ḿnh là “thiên địa chi đức” th́ coi như là ta không c̣n hiện hữu, nghĩa là mất hết tất cả nên gọi là vong thân. Do đó mà những lời hay ư đẹp từng được coi là chất dược nuôi dưỡng tinh thần, un đúc chí khí người công dân, nhưng nếu không cảm nghiệm và thể nghiệm được Đạo, như bài quốc ca VNCH với câu : “Đồng ḷng cùng đi hy sinh tiếc ǵ thân sống.”, hay như câu nói rất hay của cố TT. Thiệu đă đi vào lịch sử v́ tính chất xác thực của nó : Đừng nghe những ǵ cộng sản nói, mà hăy nh́n kỹ những ǵ cộng sản làm.” , th́ đó cũng chỉ là sáo ngữ và đă trở thành vô dụng v́ đă không thực hiện được, nên mới có biến cố 30/4/75 như là bằng chứng.

    Chính v́ đă mất Đạo nên lời nói không c̣n đi đôi với hành động, nên người ta gọi là “đạo đức giả”, do đó mà người dân miền Nam nói riêng và cả hai miền Nam Bắc nói chung đă tự ḿnh biến đất nước Việt Nam thành ngục tù tăm tối từ 37 năm nay ! V́ thật ra người miền Nam dưới chế độ tự do dân chủ cộng ḥa đă không “Đồng ḷng cùng đi hy sinh tiếc ǵ thân sống.” , nhưng lại đi nghe và đă “tin những ǵ cộng sản nói ” ; tuy đă biết hay mắt thấy tai nghe về sự độc ác bất nhơn của cộng sản qua biến cố Mậu Thân 68 trên toàn lănh thổ VNCH và đặc biệt ở cố đô Huế. V́ vậy, khi cháy nhà mới ḷi ra những mặt chuột hèn nhát của cấp lănh đạo với hạng trí thức vô trách nhiệm khi quốc gia lâm nguy, chỉ biết lo đào tẩu để thoát thân ra nước ngoài, mặc cho số phận của dân quân cán chính “sống chết mặc bây” ! Do đó như rắn đứt đầu, nên mới có một cuộc tan hàng bỏ chạy của một quân đội anh dũng với những chiến tích hào hùng đă từng làm khiếp sợ quân giặc cộng. Nhưng có điều không thể tưởng được là chính quân đội hùng dũng này, sau “ngày giải phóng” lại đi tin những ǵ cộng sản nói để đi ra tŕnh diện học tập ; nên mới có những trại tù cải tạo trên khắp 3 miền đất nước để bị tiêu diệt hết chí khí và nhân phẩm con người ! Do đó mới có những hồi kư bi thảm ngoài sức tưởng tượng của con người và mới được nghe kể lại cứ mỗi lần 30/4 lại về, mới có chuyện 37 năm cướp bóc vật chất lẫn tinh thần của cái bọn CS (cướp sạch), mới có chuyện đi bán luôn trẻ em làm nô lệ t́nh dục và biết bao chuyện kinh thiên động địa khác từ 37 năm nay. Tuy đă có cao kiến với chủ đạo của bậc tiền bối để phục quốc từ 25 năm nay , nhưng đă 37 năm rồi, mà ta cũng vẫn chưa “đồng ḷng cùng đi” cho tổ quốc dân tộc ngóc đầu lên, chỉ v́ c̣n “tiếc cái thân sống”, th́ có phải là “sống tủi làm chi đứng chật trời ” ?!

    V́ ngoài cái hạng trí thức vong bản để đừng nói là bệnh hoạn v́ mang cái mặc cảm tủi nhục là người Việt, lại thêm cái hạng trí thức “đỉnh cao trí tệ” không những đă đánh mất cái “ Nhân” là Đạo với ngũ thường “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” mà tổ tiên đă dạy như : “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” ; mà lại đi tôn thờ cái chủ thuyết nghịch lư của “MácLê” là tam vô (vô gia, vô tổ, vô thần) thành ra là đồ vô liêm sĩ ! Cho nên mới phải bày ra cái chủ nghĩa nghịch thiên “xảo hết chỗ nói” (XHCN) để mưu đồ, chính là cái đạo đức giả của tên đạo tặc họ Hồ, giả nhân giả nghĩa, ḷng lang dạ sói, nói một đàng làm một nẻo, nên mang danh nghĩa “đảng v́ dân” để cướp đoạt, bóc lột, áp bức, hăm hiếp, tham nhũng, buôn dân, bán nước, sát hại nhân dân, nên đúng là bọn cướp sạch (CS), là đồ lưu manh khốn nạn ! Do đó dân gian mới châm biếm cái bọn tiểu nhân côn đồ súc sinh và đồng lơa này là “treo đầu dê, bán thịt chó” ! Với cái bản chất ngoan cố, ma mộc bất nhơn, vô liêm sĩ, “khôn nhà dại chợ ” nên cái bọn CS này mới đi bán nước với giá “16 chữ vàng và 4 chữ tốt ” th́ quả đúng là “hèn với giặc, ác với dân” . V́ vậy mới đi giết anh em, hại đồng bào cùng tổ tông, cùng gịng giống trong những trại tù cải tạo, hay như gần đây nhiều lần bỏ rơi ngư dân bị cướp hại trên biển Đông bởi “Tàu lạ” mà ai cũng biết.

    Người viết bài này nhân dịp 30 tháng 4, để tưởng nhớ Hồn Thiêng Sông Núi là Tổ Quốc Dân Tộc, và cầu xin Tổ Tiên phù hộ cho đất nước, cho mỗi người Việt chúng ta c̣n ưu tư đến vận mệnh nước nhà. Với hy vọng từ nay những ai c̣n chút ư thức “quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách” và nếu c̣n cảm thấy bổn phận “giặc tới nhà đàn bà phải đánh” , hăy thật sự “đồng ḷng cùng đi, hy sinh tiếc ǵ thân sống” thà chết vinh c̣n hơn sống nhục. Hăy hành động thiết thực bằng cách đứng lên “ Đáp Lời Sông Núi ” để lật đổ cái chế độ của bọn CS này. Nhưng trước hết hăy t́m lại cái Đạo nơi ḿnh, mà chính ḿnh đă đánh mất nó bởi sự để ḿnh bị “trốc gốc”, bị cuốn trôi theo gịng đời, thành thử vong thân v́ không biết ḿnh với sứ mệnh của ḿnh, và v́ vậy trở nên “một giống vô loài ”.

    “Đấy là mấy lời báo hiệu cần thiết và đầy hứng khởi cho chúng ta hiện là những con người đang mất hết, và đang lăn mạnh vào hố của đoàn lũ, của những con người vô phẩm tính v́ bị trốc gốc, nên sẽ là những ứng cử viên tốt nhất cho tâm bệnh. Nếu thiếu một cuộc bừng tỉnh th́ không bao lâu người Việt đang sống rải rác khắp nơi sẽ tản mác mất hút vào các địa phương cư ngụ, và trở nên một giống vô loài chẳng ra cái chi hết, v́ thế cần một cuộc bừng tỉnh.

    Đó là một nghĩa vụ thiêng liêng mà lúc này hơn lúc nào hết, mọi người Việt cần phải nghĩ tới. Đành rằng hiện nay có thể nói hầu như không ai không mong ước điều đó, nhưng phần lớn mới là một ước mong vu vơ chưa kết tinh vào được một việc cụ thể nào. Cần phải đi mạnh hơn vào đường hành động. Tuy việc cứu dân tộc đất nước là việc quá lớn lao phiền tạo nhưng ta có thể quả quyết rằng: bước làm được ngay và hết mọi người đều làm được là quay về học hỏi về nguồn gốc dân tộc hoặc về văn hóa dân tộc. Đó là một trong những con đường gây dựng và củng cố t́nh tự dân tộc. Hăy cố trở nên văn hiến, những người hy hiến thân tâm cho việc phục quốc, cho việc kiến tạo một nước Việt Thường vẹn toàn không những chính trị mà luôn cả văn hóa bằng cách, trước hết làm cho lớn mạnh sợi dây linh thiêng ràng buộc mọi người Việt khắp nơi.
    (10)


    Viết xong, ngày 28 tháng 4 năm 2012.
    (tức mồng 8 tháng 4 năm Nhâm Th́n)
    Nguyễn Sơn Hà


    *Ghi chú tài liệu tham khảo :
    - (1) Trích sách “Tổ Quốc Ăn Năn” của Nguyễn Gia Kiểng.
    - (2) Trích tác phẩm “Cơ cấu Việt Nho” của triết gia Kim-Định.
    - (3) (9) Trích tác phẩm “Tâm Tư” của triết gia Kim-Định.
    - (4) Trích tác phẩm “Kinh Hùng Khải Triết” của triết gia Kim-Định.
    - (5) Trích tác phẩm “Dịch Kinh LinhThể” của triết gia Kim-Định.
    - (6)(7)Trích tác phẩm “Lạc Thư Minh Triết” của triết gia Kim-Định.
    - (8) Trích tác phẩm “Cẩm Nang Triết Việt” của triết gia Kim-Định.
    - (10) Trích bài “Thời Đại Dân Tộc” trong tác phẩm “Nhân Chủ” của triết gia Kim-Định.
    - Tứ Thư.
    Last edited by Son Ha; 28-04-2012 at 01:49 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •