Results 1 to 10 of 10

Thread: Đường Hồ Chí Minh trên biển

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đường Hồ Chí Minh trên biển

    Đường Hồ Chí Minh ... trên biển !?

    Cách đây đúng 50 năm, khi cả dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với con đường vận tải chiến lược Trường Sơn, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đă quyết định mở con đường vận chuyển trên biển Đông – Đường Hồ Chí Minh trên biển

    Từ năm 1961 - 1975, đă có hàng trăm con “tàu không số” vượt biển làm nhiệm vụ chi viện vũ khí cho quân đội Việt Nam tại chiến trường miền Nam. Mỗi chuyến lên đường của “tàu không số” là một cuộc đâu trí căng thẳng với không chỉ kẻ thù mà với cả thiên nhiên. Hằng trăm lượt tàu ra khơi, hàng tấn vũ khí, thuốc men, hàng chục ngàn lượt chiến sĩ từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam với một niềm tin sắt đá sẵn sàng hy sinh để đất nước được thống nhất.



    Tàu không số trong hành tŕnh "Đường Hồ Chí Minh trên biển"

    Được đánh giá là một kỳ tich sáng tạo của nhân dân Việt Nam, những chuyến “tàu không số” và đường Hồ Chí Minh trên biển đă góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Do tính chất bí mật quốc gia nên măi đến sau này, một phần sự thật về những con “tàu không sô” vượt đại dương chi viện cho chiến trường Việt Nam mới được công bố.

    Loạt phim kư sự truyền h́nh về đường Hồ Chí Minh trên biển, được gửi tới khán giả xem truyền h́nh trên Hệ Phát thanh có h́nh – Đài tiếng nói Việt Nam (VOVTV) bắt đầu từ ngày 10/10/2011, vào 8h25’ và phát lại vào lúc 18h35’ cùng ngày.

    Loạt chương tŕnh tái hiện không khí hào hùng, tinh thần quả cảm của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước thông qua con đường Hồ Chí Minh trên biển. Hành tŕnh của những người vận chuyển vũ khí, thuốc men chi viên cho chiến trường miền Nam trên tuyến đường biển năm xưa trong ḷng nhân dân như một huyền thoại.

    Kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển không chỉ là một bộ phim tái hiện lịch sử, một lời tri ân tới tới những con người đă hy sinh v́ sự độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Mặt khác, Kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển c̣n tôn vinh truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, truyền lại sức mạnh và niềm tự hào cho các thế hệ sau này./.

    Đông Giang

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đường Hồ Chí Minh trên biển

    Đường Hồ Chí Minh... trên biển

    LTS: Ngày 23/10 tới đây, chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển - Con đường được đánh giá là độc đáo, sáng tạo nhất của thế kỷ XX. Trên con đường, có những con người đă đi vào lịch sử như những huyền thoại. Họ không chỉ là những người “đứng mũi chịu sào”, giữ vững tinh thần chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ, mà c̣n là những tấm gương ngời sáng của thời đại Hồ Chí Minh để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau noi gương, học tập về đức hy sinh quên ḿnh v́ Tổ quốc.

    Bắt đầu từ số này, VOV Online khởi đăng loạt bài “Những trang đời bất tử”, coi đây là nghĩa cử và sự tri ân đối với các chiến sĩ Đoàn tàu không số năm xưa.



    Mô phỏng tuyến đường vận tải vũ khí đạn dược của đoàn tàu không số vào các tỉnh Nam bộ.

    Trong 168 chuyến tàu vận chuyển vũ khí đạn dược cho quân, dân miền Đông Nam bộ và chiến trường Khu 5 đánh Mỹ, có một chuyến tàu mang bí số 56, bí mật vượt biển từ Hải Pḥng cập bến Lộc An (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) năm 1964 đă góp phần trực tiếp vào thắng lợi của chiến dịch B́nh Giă, làm thay đổi cục diện chiến trường, đập tan mưu đồ chiến lược “Thiết xa vận” của Đế quốc Mỹ.

    Lời thề v́ Tổ quốc

    Để chiến thắng mưu đồ chiến lược “Thiết xa vận” của địch, trước yêu cầu cấp bách chuyển vũ khí đạn dược chi viện cho các chiến trường miền Nam đánh Mỹ, Bộ Tư lệnh miền Nam điện trực tiếp ra Trung ương xin chi viện vũ khí và hậu cần. Con tàu mang bí số 56 do thuyền trưởng Lê Quốc Thân và chính trị viên Trần Ngọc Tuấn, hai thuyền phó là Nguyễn Đắc Thắng phụ trách hàng hải và Lê Xuân Ngọc phụ trách hậu cần cùng 14 thủy thủ khác nhận nhiệm vụ đặc biệt này và sẵn sàng vượt biển.

    Những ngày giáp Tết năm 1964, vùng biển Hải Pḥng sóng to dữ dội. Bất chấp điều kiện thời tiết, tàu 56 vẫn hành tŕnh theo kế hoạch đă được xác định. Trước khi rời bến 2 giờ, thuyền trưởng Lê Quốc Thân đă tập trung 17 thủy thủ ở khoang giữa của tàu để quán triệt nhiệm vụ, phân công phụ từng người phụ trách từng mặt công tác. Ngày ấy, đi chiến trường đồng nghĩa với sống chết, biệt ly không hẹn ngày trở lại. Bởi chiến tranh dài đằng đẵng liên miên, ai biết ngày nào kết thúc.

    Thuyền trưởng Thân quả quyết: “Đây là chuyến vượt biển vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể hy sinh tính mạng, nhưng vũ khí đạn được nhất định phải được chuyển vào miền Nam và con đường vận tải biển phải tuyệt đối giữ bí mật. Chúng ta xin thề với Tổ quốc, thà hy sinh chứ không để vũ khí rơi vào tay giặc, thà đổ máu chứ nhất định không xưng khai. Miền Nam đang chờ chúng ta, chiến dịch B́nh Giă đang đợi chúng ta”.

    Lời thuyền trưởng Thân nói như tiếp thêm sức mạnh, ḷng yêu nước của từng chiến sĩ. Họ bắt chặt tay nhau thể hiện sự quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, công tác chuẩn bị lần cuối hoàn thành, tàu sẵn sàng rời bến.



    Đó là đêm 29/11/1964 - một đêm giá rét không thể nào quên được đối với các chiến sĩ trên chuyến tàu 56. Con tàu vỏ sắt có trọng tải 50 tấn bí mật rời cảng Hải Pḥng, băng băng ra khơi trong đêm tối. 44 tấn vũ khí đạn dược được giấu kín dưới đáy tàu. Hành trang của 18 cán bộ, chiến sĩ chủ yếu là những dụng cụ cá nhân như ba lô, khăn mặt, hộp sữa ḅ, ít lương khô, nhưng nặng nhất trong mỗi người là t́nh yêu Tổ quốc.

    Sau những ngày vật lộn với sóng gió, ngày 22/12/1964, tàu 56 đă đến vùng biển Phước Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, làm thế nào để đưa con tàu sắt vào cửa Sông Ray trong khi bọn địch kiểm soát chặt chẽ nhiều tầng, nhiều lớp, dưới nước, trên không, trên bờ là một bài toán khó khăn với cán bộ, chiến sĩ tàu 56. Điểm đến của tàu là Bến Lộc An, nhưng bến Lộc An lại nằm tận sâu trong Sông Ray. Muốn đến Lộc An phải hành tŕnh qua con đường thủy hẹp, ḍng nước thủy triều lên xuống thất thường, nhiều cồn cát, nhiều băi ngầm, đặc biệt địch bố pḥng canh gác cẩn mật ngay cửa Sông Ray.

    Phương án “Ngư dân Phước Hải đánh cá về bờ” được chuẩn bị kỹ càng và chưa lộ bí mật. Thuyền trưởng Lê Quốc Thân đă lệnh phát tín hiệu bằng mật ngữ với căn cứ bí mật, nhưng không thấy trả lời. Để tránh bị địch phát hiện, truyền trưởng Thân đă cho tàu chạy ḷng ṿng ở cửa biển Sông Ray, vừa chạy vừa vờ câu cá để đánh lừa địch. Ông nhận định, nếu cứ cho tàu chạy ḷng ṿng ngoài cửa biển sẽ bị địch phát hiện, nên đă lệnh cho 2 thủy thủ bí mật bơi vào bờ t́m bến. 2 chiến sĩ ấy là Trần Văn Phủ và Nguyễn Thanh.

    Thời gian chậm chạp trôi đi, ai cũng lo lắng cho sự an nguy của con tàu. Lúc đó thuyền trưởng Thân đă bàn với các đồng chí trong Ban Chỉ huy, nếu bị lộ sẽ sẵn sàng hy sinh và hủy tàu chứ nhất định không để vũ khí đạn dược rơi vào tay địch. Ông động viên anh em “Đây là giờ phút phải b́nh tĩnh và thông minh nhất. Các đồng chí cứ yên tâm, nhiệm vụ sắp hoàn thành, phần thắng đă nắm chắc trong tay. Trong giờ phút này không được ai lung lay ư chí”.

    15 phút, 20 phút, rồi 40 phút trôi qua, bỗng từ phía bờ có ánh đèn chớp lóe sáng 3 lần liên tục, báo hiệu bến an toàn. Dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Thân, con tàu 56 đă vượt qua chặng đường hơn 10 km luồng lạch, cồn cát, băi ngầm ở Sông Ray, cập bến Lộc An an toàn lúc 22h ngày 22/12/1964. Khi vào đến bến Lộc An anh em mới biết, lực lượng bộ đội của Trung đoàn 1 và 2 thuộc Sư đoàn 9 đă ém quân 4 ngày tại đây. Dẫu nhận được tín hiệu từ tàu 56 xin cập bến, nhưng không dám đánh tín hiệu trả lời v́ con tàu sắt to quá, ai cũng nghĩ là tàu địch giả danh.

    Đánh bại chiến lược “thiết xa vận” của địch

    44 tấn vũ khí đạn dược được người dân làng chài Phước Hải và bộ đội chuyển lên bờ giấu trong kho an toàn, rồi được Trung đoàn 1 và 2 của Sư đoàn 9 tiếp nhận. Đó là những tấn vũ khí đầu tiên chi viện cho chiến trường B́nh Giă.

    Được tiếp thêm vũ khí, chiến trường B́nh Giă như được tiếp thêm sức mạnh. Quân, dân làng chài Phước Hải bước vào trận chiến đấu mới, quyết tâm đập tan chiến lược “thiết xa vận” của địch. Chỉ trong 10 ngày, 5 trận đánh liên tiếp của quân và dân B́nh Giă đă giành thắng lợi. Ta diệt gọn 2 tiểu đoàn chủ lực, một chi đoàn xe bọc thép ngụy, 3 tiểu đoàn bộ binh địch bị thiệt hại nghiêm trọng. Nhiều ấp chiến lược ven đường số 2, số 3, đường 14 thuộc huyện Đất Đỏ, Long Thành, Nhơn Trạch bị phá tan. Vùng căn cứ cách mạng được mở rộng đến sát biển chạy dọc từ Bến Lộc An đến Phước Hải, huyện Đất Đỏ.

    Trận chiến B́nh Giă là chiến dịch tiến công đầu tiên của quân giải phóng miền Nam, phá tan mưu đồ “b́nh định” có trọng điểm của chính quyền Sài G̣n ở vùng giáp danh 2 tỉnh B́nh Thuận và Đồng Nai. Lần đầu tiên, bộ đội chủ lực miền Đông Nam bộ với lực lượng Trung đoàn Minh Đạm ra quân đánh lớn, giáng đ̣n sấm sét xuống đầu Ngụy quyền Sài G̣n. Địch không thể biết những khẩu DKZ, B40, trung liên, đại liên, AK ở đâu mà nhiều thế. Chúng nói với nhau, đó là những loại vũ khí từ trên trời rơi xuống.

    Hăng phim Giải phóng tái hiện tàu 56 chở vũ khí đạn dược vào vùng biển Phước Hải huyện Đất Đỏ chi viện cho chiến dịch B́nh Giă.

    Thắng lợi của chiến dịch B́nh Giă, đă góp phần đánh một đ̣n quyết định làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam. Trong đó có sự đóng góp kịp thời, táo bạo, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ tàu 56./.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đường Hồ Chí Minh... trên biển

    Đường Hồ Chí Minh... trên biển !?

    Kỷ niệm 50 năm ngày mở đường “Hồ Chí Minh trên biển” (23/10/1961-23/10/2011)
    Bản hùng ca về những chiến công thầm lặng

    (VOV) - Đường Hồ Chí Minh trên biển măi măi là bản anh hùng ca bất tử, là kỳ tích về sự anh dũng hy sinh, mưu trí, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn gian khổ

    Trước t́nh h́nh địch đẩy mạnh chiến tranh, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đă họp và ra Nghị quyết về “nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam”. Ngày 23/10/1961, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đă quyết định thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân (với tên gọi “Đoàn tàu không số”) để vận chuyển vũ khí, trang bị cho chiến trường miền Nam bằng đường biển.

    Ngày 8/4/1962, chuyến tàu đi trinh sát và mang chỉ thị của Trung ương về “Mở đường vận chuyển chiến lược trên biển” do đồng chí Bông Văn Dĩa chỉ huy đă đến miền Nam. Bắt đầu từ đây, xuất hiện những con tàu không số lúc ẩn lúc hiện, tiếp tế vũ khí cho miền Nam.

    Ngày 11/10/1962, chiếc tàu gỗ gắn máy không số đầu tiên mang tên Phương Đông 1 chở vũ khí dưới sự chỉ huy của đồng chí Lê Văn Một và Bông Văn Dĩa rời bến Đồ Sơn (Hải Pḥng), đến ngày 16/10 tàu cập bến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn, khai thông tuyến đường vận chuyển vũ khí trên biển nối liền hai miền Nam-Bắc.



    Với 6 chiếc thuyền gỗ thô sơ ban đầu đưa từ miền Nam ra và 38 cán bộ, chiến sĩ làm ṇng cốt trong ngày đầu thành lập, trong 14 năm thực hiện nhiệm vụ trên con đường biển mang tên Bác, lực lượng vận tải biển của hải quân đă phát triển thành một binh đoàn vận tải chiến lược trên biển, h́nh thành nhiều tuyến, mở hàng chục bến băi khắp các tỉnh ven biển miền Nam, len lỏi vào chiến trường khu 5 khốc liệt, đến tận cửa ngơ Sài G̣n vận chuyển vũ khí chi viện cho tiền tuyến đánh giặc.

    Trong 14 năm hoạt động, đường Hồ Chí Minh trên biển có gần 2.000 lượt tàu, đi gần 4 triệu hải lư, vận chuyển gần 8 vạn lượt người, trên 15 vạn tấn vũ khí, đạn dược và hàng vạn tấn hàng hóa.

    Cùng với đường Hồ Chí Minh trên dăy Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông là tuyến chi viện chiến lược đă góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra một trang sử vẻ vang mới cho dân tộc Việt Nam.

    Những chiến công thầm lặng

    Trong những ngày cả nước nói chung và Hải quân Nhân dân Việt Nam nói riêng đang tích cực chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 ngày mở đường “Hồ Chí Minh trên biển” (23/10/1961-23/10/2011), nhóm phóng viên VOV Online đă đến thành phố Hoa phượng đỏ, nơi có Trụ sở của Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển toàn quốc; địa danh K15 Đồ Sơn – nơi cập bến và xuất phát đầu tiên của các con tàu không số để gặp gỡ một số nhân chứng là những người từng trực tiếp tham gia vào con đường vận tải huyền thoại này.

    Dù hiện nay ở vào độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, mái tóc bạc trắng, nước da sạm đen vốn có của người đi biển…, nhưng những chiến sĩ của Đoàn tàu Không số năm xưa mà chúng tôi gặp đều trào dâng niềm tự hào mỗi khi hồi tưởng về những chuyến đi sinh tử “một đi không trở về”. Đối với họ, đường Hồ Chí Minh trên biển măi măi là một bản anh hùng ca bất tử, một kỳ tích về sự anh dũng hy sinh, mưu trí, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần vào thành quả thắng lợi của cách mạng miền Nam.

    Trụ sở Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển toàn quốc được đặt tại căn nhà số 154, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Pḥng. Đây là căn nhà của gia đ́nh Thượng tá Trần Văn Hữu (69 tuổi) – Hội trưởng và cũng là một chiến sĩ của Đoàn tàu Không số huyền thoại.

    Gian pḥng nhỏ ngay sát đường ngơ của nhà ông Hữu là địa chỉ quen thuộc của các cựu chiến sĩ Đoàn tàu Không số. Những h́nh ảnh, hiện vật về Đoàn tàu được treo ngăn nắp khắp căn pḥng trụ sở. Nơi đây đă trở thành điểm đến của những cựu binh Đoàn tàu Không số khắp trong Nam ngoài Bắc. Họ đến đây để gặp gỡ, trao đổi về t́nh h́nh cuộc sống, sức khỏe của các đồng đội và những hồi tưởng về mỗi chuyến đi biển thầm lặng là phần không thể thiếu trong mỗi lần gặp nhau.

    Thượng tá Trần Văn Hữu gia nhập Trung đoàn hải quân 170 từ tháng 2/1964, sau một thời gian được huấn luyện tại Đồ Sơn (Hải Pḥng), tháng 10/1964, ông được lệnh xuống tàu làm nhiệm vụ.

    Thượng tá Trần Văn Hữu

    Đối với ông Hữu và các đồng đội, thời gian gần 50 năm trôi qua kể từ khi nhận nhiệm vụ đặc biệt như vừa mới diễn ra. Ông Hữu nhớ lại: “Lúc đó được lệnh làm nhiệm vụ th́ háo hức lắm, nhưng đó là nhiệm vụ ǵ th́ tôi và các đồng đội không được thông báo rơ. Sau này khi chuẩn bị xuất phát mới được biết cụ thể về một nhiệm vụ đặc biệt: Chở trang bị, vũ khí theo tuyến đường biển từ Đồ Sơn vào miền Nam”.

    Ông Hữu vẫn nhớ vào thời điểm đó, có khoảng 10 chiếc tàu làm nhiệm vụ này và mỗi tàu có khoảng từ 15-18 cán bộ, chiến sĩ. Vị Thượng tá 69 tuổi này đă tham gia 4 chuyến đi làm nhiệm vụ như vậy từ 1964 đến 1973. Có những chuyến đi thành công, tàu cập bến an toàn ở Bến Tre, Cà Mau, Cửa Việt (Quảng Trị) và có chuyến đi nửa đường phải quay lại v́ bị địch phát hiện.

    Bên ấm trà đặc buổi sớm quây quần cùng đồng đội, ông Hữu bồi hồi khi nhắc đến những đồng độ cũ: Đối với các chiến sĩ Đoàn tàu Không số, nếu gặp t́nh huống xấu nhất khi đối mặt với tàu địch th́ phương án được thống nhất từ trước là chấp nhận hy sinh, cho nổ bộc phá hủy tàu và vũ khí để giữ bí mật tuyệt đối về con đường vận tải trên biển. Như chuyến đi của tàu 165 vào năm 1968, 18 cán bộ, chiến sĩ trên tàu do Thuyền trưởng-Trung úy Nguyễn Chánh Tâm chỉ huy đă anh dũng hy sinh, cho nổ tung tàu khi gặp địch tại vùng biển Cà Mau. Ngày hôm sau, các chiến sĩ quân giải phóng miền Nam bơi thuyền đến khu vực tàu 165 nổ th́ chỉ c̣n lại những tấm ván nát bồng bềnh trên biển. Thi thể của toàn bộ 18 chiến sĩ đă ḥa lẫn nước biển quê hương. Thuyền trưởng Nguyễn Chánh Tâm đă được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

    Ông Hữu luôn có hai niềm tự hào: Căn nhà của ḿnh được làm trụ sở của Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển và con trai cả của ông - Trung úy Trần Văn Hiếu cũng tiếp nối truyền thống của cha, hiện đang làm nhiệm vụ tại đảo Trường Sa Đông.



    6 chiến sĩ Đoàn tàu Không số đều đang sống cùng gia đ́nh tại thành phố Hải Pḥng

    C̣n đối với Đại úy Lê Xuân Khảm (71 tuổi), kỷ niệm về những chuyến đi vào Nam trên biển như vừa mới hôm nào, đầy bâng khuâng, xao xuyến.

    Ông Khảm tham gia vào Đoàn tàu Không số từ tháng 10/1964, với vai tṛ là thợ máy. Chuyến đi đầu tiên của ông Khảm là vào năm 1965 trên con tàu số 121, với nhiệm vụ chính là trinh sát mở đường mà không chở vũ khí, thu hút địch để tàu khác đi sau làm nhiệm vụ chính: Vận chuyển vũ khí. Theo ông Khảm, đó là một nhiệm vụ mà tất cả các thành viên trên tàu đều được xác định là “một đi không trở về”, chấp nhận hy sinh. Tàu của ông đă lênh đênh trên biển đến tận gần Côn Đảo, bị địch phát hiện bám đuổi và phải chạy ngược sang gần Hongkong do lúc đó tàu mang cờ Đài Loan, sau đó mới về được Hải Pḥng.

    Đại úy Lê Xuân Khảm

    Ông Khảm cũng c̣n có 2 chuyến đi đầy gian nan vào các năm 1966 và 1967. Có chuyến tàu vào đến gần Cà Mau th́ bị tàu địch phát hiện bám đuổi. Nhờ sự mưu trí, dũng cảm mà con tàu đă thoát được. Đến lúc từ Cà Mau đi ra Bắc, tàu của ông Khảm do cố t́nh đi ṿng tránh địch nên đă bị lạc, lại phải quay trở lại Cà Mau để ẩn núp. Khuôn mặt thư sinh của vị Đại úy già đă từng làm nghề dạy học này chợt suy tư khi nhắc đến kỷ niệm cùng đồng đội 5 lần liên tiếp từ Ca Màu ra Bắc mà không thành công: “Bốn lần trước khi ra đến Côn Đảo th́ đều bị địch phát hiện, nên phải quay lại. C̣n đến lần thứ 5, tuy đă ra được ngoài xa gần ở giữa mũi Cà Mau và Côn Đảo nhưng vẫn bị địch phát hiện. Hai bên giao tranh ác liệt trong gần 3 giờ đồng hồ. Bên ta có 1 người hy sinh, 8 người khác bị thương và chúng tôi lại phải quay trở lại Cà Mau. Do tàu hỏng nặng sau trận đánh đó nên chúng tôi quyết định hủy tàu, ở lại Cà Mau chiến đấu cùng lực lượng giải phóng quân cho đến tận ngày chiến thắng năm 1975”.

    Sau này, ông Khảm c̣n tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia rồi mới về công tác tại trường Đại học Hàng hải (Hải Pḥng) vào năm 1983. Nghỉ hưu đến nay tṛn 10 năm, hiện ông sống cùng gia đ́nh ở đường Ngô Gia Tự, quận Hải An (thành phố Hải Pḥng).

    Đối với Trung tá Nguyễn Văn Phong (66 tuổi), được làm thành viên của Đoàn tàu Không số và đặc biệt là một thành viên của con tàu 235 do Anh hùng LLVT Phan Vinh làm Thuyền trưởng, đối với ông là một vinh dự đặc biệt.

    Ông Phong tham gia Lữ đoàn 125 Hải quân vào năm 1966 và nhận nhiệm vụ về Đoàn tàu Không số. Do có năng khiếu bắn súng và kinh nghiệm chiến đấu từ năm 1963 nên ông được huấn luyện chiến đấu ở vị trí pháo thủ số 1 súng 12 ly 7, trên tàu 235.

    Tháng 2/1968, tàu của ông được lệnh chở hàng hóa vào miền Nam. Điểm đến lúc đó là Ḥn Hèo (Nha Trang). Trên đường đi nhiều lần gặp phải tàu địch, nhưng nhờ sự chỉ huy tài t́nh của thuyền trưởng Phan Vinh nên tàu đă thoát khỏi sự đeo bám của địch, chuyển hàng hóa thành công vào vùng biển Ḥn Hèo. Ông Phong c̣n 3 lần khác tham gia vận chuyển hàng hóa, vũ khí vào miền Nam.

    Trung tá Nguyễn Văn Phong

    Tuy vậy, với ông Phong th́ chuyến đi căng thẳng nhất là chuyến đầu tiên cùng tàu 235. Tàu có 20 người th́ khi chiến đấu bị hy sinh mất 10 người. Sau chuyến đi đó, ông được điều chuyển sang làm nhiệm vụ ở tàu khác.

    “Khi làm nhiệm vụ, chúng tôi mặc quần áo của thường dân để che giấu địch. Đến bao thuốc lá cũng chỉ có màu trắng, không có một chữ ǵ cả. Cũng có lúc chúng tôi mặc quần áo của ngư dân nước ngoài. Có khi hôm nay tàu mang cờ của nước này, nhưng mai lại mang cờ của nước khác. Chính v́ thế mà nói “tàu không số” th́ không phải, mà phải là tàu nhiều số, rất nhiều số th́ đúng hơn” – ông Phong cùng các đồng đội cùng cười sảng khoái nói.

    Đối với các chiến sĩ Đoàn tàu Không số, để đảm bảo bí mật và an toàn cho mỗi chuyến đi, nên lúc thời tiết xấu, biển động th́ tàu mới ra khơi, thường là vào cuối năm. Theo lư giải của các cựu chiến binh Đoàn tàu Không số, thời tiết xấu th́ mới che mắt được sự do thám của máy bay, rada địch. Những chuyến đi và chiến công như vậy của họ diễn ra thầm lặng trước muôn vàn thử thách và tiếng gầm gào của sóng biển Đồ Sơn./.

    Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển toàn quốc được ra đời vào năm 2008, sau cuộc gặp gỡ của đông đảo các cựu chiến sĩ của Đoàn tàu Không số tại Dinh Độc lập (TP HCM). Hội hiện có hơn 1.060 hội viên, với kinh phí hoạt động chủ yếu do các thành viên trong Hội tự đóng góp.

    Hội đă được Nhà nước trao tặng 735 Huân chương, Huy chương Giải phóng từ hạng Nhất đến hạng Ba cho các cán bộ, chiến sĩ hải quân; kêu gọi và quyên góp xây dựng vài chục căn nhà t́nh nghĩa cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn…



    Nguyễn Hải-Lê Vũ

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đường Hồ Chí Minh... trên biển

    Đường Hồ Chí Minh ... trên biển !?


    Chiều 12/10, tại Cảng Vũng Rô, xă Ḥa Xuân Nam, huyện Đông Ḥa (Phú Yên), tỉnh Phú Yên tổ chức đón đoàn “Hành tŕnh theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển”.



    Trong những năm kháng chiến chống Mỹ Cứu nước, Bến Vũng Rô (Phú Yên) được Quân uỷ Trung ương chọn làm một trong những điểm tiếp nhận vũ khí trên con đường Hồ Chí Minh trên biển. Tại đây, trong 2 năm (1964 và 1965) đă có 4 chuyến tàu cập bến thành công, vận chuyển vũ khí, thuốc men, hàng hoá, phục vụ chiến trường Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

    Tại Cảng Vũng Rô, 148 thành viên trong chuyến hành tŕnh đă được các đoàn viên, thanh niên Phú Yên đón tiếp trong không khí ấm áp nghĩa t́nh. Sau buổi tiếp đón, Đoàn hành tŕnh đă di chuyển đến mũi Đại Lănh và chia làm 6 Trung đội tham gia cuộc thi “Chinh phục đỉnh mũi Đại Lănh”.

    Tại Khu di tích lịch sử tàu Không số Vũng Rô, các thành viên đoàn hành tŕnh đă tổ chức thi vẽ tranh về chủ đề biển đảo và lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đă hy sinh trên con đường Hồ Chí Minh trên biển và những người chiến đấu bảo vệ bến Vũng Rô những năm 1964, 1965.


    Sáng 13/10, Đoàn hành tŕnh theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển tham gia các hoạt động như ngày hội “Tuổi trẻ v́ biển đảo quê hương”; trao học bổng, sổ tiết kiệm, quà của Đoàn hành tŕnh cho các gia đ́nh chính sách của Phú Yên; vận động đoàn viên thanh niên đồng loạt nhắn tin tham gia chương tŕnh “Góp đá xây Trường Sa”, b́nh chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới và giao lưu với nhân chứng lịch sử đoàn tàu Không số./.

    Kỳ 1: Khơi nguồn con đường huyết mạch

    (VOV) - Chập tối một ngày mùa đông giá rét năm 1960, có những con thuyền lặng lẽ nhổ neo rời bến. Đây cũng là con thuyền mở ra con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
    Ngày 23/10/1961, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đă quyết định thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay.

    Với tên gọi “Đoàn tàu không số”, con đường Hồ Chí Minh trên biển đă vận chuyển 150.000 tấn vũ khí, trang bị và 80.000 lượt cán bộ vượt biển vào Nam chiến đấu. Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường huyết mạch, nối liền hai miền Nam Bắc – Đây là con đường của niềm tin tất thắng, con đường tự hào của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam.

    Tất cả cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ

    Ngày 23/3/1959, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố đặt miền Nam Việt Nam trong t́nh trạng chiến tranh. Tháng 5/1959, Diệm ban hành Luật phát-xít 10/59, lê máy chém đi khắp miền Nam, tàn sát các chiến sĩ cộng sản, khủng bố dă man phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, gây bao đau thương tang tóc.

    Trước t́nh h́nh đó, Quân ủy Trung ương đă triển khai hàng loạt công tác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu ở miền Nam và xác định: “Muốn đánh thắng kẻ thù nhất thiết phải có vũ khí và phương tiện, không thể đánh Mỹ bằng tay không”. Tuy nhiên, trong lúc này, chiến trường miền Nam đang thiếu thốn trăm bề, không thể tự phát huy “nội lực” được.

    Để chi viện cho miền Nam, ngày 19/5/1959, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập “Đoàn quân sự đặc biệt”. Lực lượng ṇng cốt gồm 2 tiểu đoàn. Tiểu đoàn 301 gồm 500 chiến sĩ có nhiệm vụ mở đường vào Nam. Tiểu đoàn 603 gồm 107 chiến sĩ có nhiệm vụ mở đường thủy, vận chuyển vũ khí, lương thực, tổ chức đưa đón bộ đội từ Nam ra Bắc và ngược lại. Thượng tá Vơ Bẩm được chỉ định là Đoàn trưởng kiêm Chính ủy.

    Sau khi thành lập, Tiểu đoàn 301 vận chuyển vũ khí, trang thiết bị chủ yếu dùng sức người gùi, xe thồ đi dọc theo dăy Trường Sơn từ miền Bắc cung cấp vũ khí cho chiến trường miền Nam. Sau một tháng rưỡi vượt núi, băng rừng với phương châm "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng", Tiểu đoàn 301 đă hoàn thành chuyến vận chuyển đầu tiên với khối lượng 500kg vũ khí chi viện cho chiến trường Khu 5, mở đầu kỳ tích anh hùng của lực lượng vận chuyển trên đường Trường Sơn.

    Tháng 9/1959, Quân ủy Trung ương ra Quyết định 446/QĐ, hợp thức việc thành lập "Đoàn công tác quân sự đặc biệt", lấy tên là Đoàn 559, mở đường giao thông quân sự vào miền Nam dọc theo dăy Trường Sơn. Quyết định lấy Tiểu đoàn 603 đi khai luồng mở đường trên biển. Đây là con đường huyết mạch bí mật vận chuyển duy nhất lúc đó với tư cách là đường Hồ Chí Minh trên biển. Chính từ con đường này, hàng chục tấn vũ khí, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đă vào tới chiến trường Khu 5 và miền Nam an toàn.



    Bia ghi nhớ “Đoàn tàu đánh cá Sông Gianh” xuất kích ngày đầu tiên tại Sông Gianh Quảng B́nh (Ảnh tư liệu)

    Tập đoàn đánh cá sông Gianh?

    Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam đă bước vào giai đoạn mới và ngày càng gay go, quyết liệt. Muốn cách mạng thắng lợi, miền Bắc phải dồn sức chi viện cho miền Nam. Nếu chỉ trông vào lực lượng vận chuyển đường bộ của Tiểu đoàn 301, các tỉnh ở Nam bộ sẽ rất thiếu vũ khí. Trong khi đó, việc vận chuyển vũ khí đạn dược theo đường Trường Sơn tốn nhiều công sức, dễ lộ bí mật, hiệu quả không cao.

    Trước thực tiễn ấy, Quân ủy Trung ương đặt câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta từng dùng thuyền chở vũ khí vượt biển từ miền Bắc, từ Campuchia và từ Thái Lan vào chi viện cho miền Nam đánh giặc, tại sao bây giờ không vận chuyển được đường biển?

    Ngay lập tức Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu quyết định thành lập đoàn Vận tải thủy đóng quân tại thôn Thanh Khê, xă Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng B́nh, bên bờ sông Gianh, có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí trên biển chi viện cho miền Nam.

    Tiểu đoàn 603 gồm 107 người, được biên chế thành hai đại đội. Đại đội 1 do Trung úy Nguyễn Bất là Đại đội trưởng, Trung úy Đồng Yên làm Chính trị viên. Đại đội 2 do Trung úy Lê Quang làm Đại đội trưởng, Trung úy Trương Kia làm Chính trị viên. Để giữ bí mật, đơn vị không dùng tàu thuyền của vùng sông Gianh mà cử người ra xă Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đặt đóng thuyền 2 đáy. Đây là loại thuyền ngụy trang, đáy dưới để vũ khí, đáy trên để lưới và ngư cụ đánh cá, trọng tải mỗi chiếc 20 tấn.

    Có tàu rồi, các chiến sĩ Tiểu đoàn 603 tranh thủ ra khơi để "đánh cá". Nói là đi "đánh cá" nhưng thực chất là cuộc diễn tập cho cuộc vượt biển sắp tới. Từ việc quăng chài, thả lưới, tập chịu đựng sóng gió, tập lấy phương hướng theo sao trời, theo địa h́nh. Ban đầu, đội chỉ tập gần bờ, dần đến xa bờ và sau đó là ra khơi.

    Những lúc không đi biển, đơn vị tổ chức học tập chính trị và kỹ thuật, nâng cao tŕnh độ giác ngộ giai cấp, tinh thần yêu nước và ḷng căm thù giặc, sẵn sàng hy sinh v́ sự nghiệp cách mạng. Nguyên tắc giữ bí mật mà tất cả các cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn đều biết đó là: Nếu bị địch bắt th́ dù có chết cũng không được khai.

    Sau 5 tháng “diễn tập” cho cuộc vượt biển, chập tối một ngày mùa đông giá rét năm 1960, thuyền của Đại đội 1, Tiểu đoàn 603 đă nhổ neo rời bến. Đây là chuyến vượt biển đầu tiên từng bước khai phá ra con đường huyền thoại trên biển mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu./.

    Kỳ 2: Chuyến đi đầu tiên

    (VOV) - Trên con thuyền nhỏ, 6 chiến sĩ kiên trung đă nhổ neo ra khơi với 5 tấn vũ khí, dù không thành công nhưng đây là chuyến đi mở đầu cho con đường huyền thoại

    Sau 5 tháng “diễn tập” cho cuộc vượt biển, chập tối một ngày mùa đông giá rét năm 1960, thuyền của Đại đội 1, Tiểu đoàn 603 đă nhổ neo rời bến. Đây là chuyến vượt biển đầu tiên từng bước khai phá ra con đường huyền thoại trên biển mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.



    Các chiến sĩ đoàn tàu không số tỉnh Bến Tre (Ảnh tư liệu)

    Xuất quân đêm Giao thừa

    Chiều tối ngày 27/1/1960, gió mùa Đông Bắc tràn về, Sông Gianh ́ oạp sóng vỗ. “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh” rời vị trí, tiếp nhận 5 tấn vũ khí, thuốc men chi viện cho chiến trường quân khu 5. Địa điểm cập bến là Bến Hồ Chối phía chân đèo Hải Vân.

    Để tuyệt đối giữ bí mật về phương thức vận chuyển vũ khí trên biển, Tiểu đoàn 603 đưa ra hai phương án tác chiến. Thứ nhất, nếu đưa được hàng vào bến, bốc dỡ xong sẽ phá tàu rồi đi theo đường bộ trở về đơn vị. Thứ hai, nếu lạc đường, lạc hướng th́ thả hàng xuống biển để giữ bí mật. Trong trường hợp bị địch phát hiện, bao vây th́ cho phép nổ ḿn phá tàu và hy sinh.

    Chiếc thuyền nhỏ bé của Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 603 nhổ neo lúc 18 giờ chiều 30 Tết Canh Tư. 6 người trên con tàu nhỏ bé ấy gồm Đại đội trưởng Nguyễn Bất làm thuyền trưởng, Trần Mức làm thuyền phó, 4 thành viên c̣n lại là Huỳnh Ba, Nguyễn Sơn, Nguyễn Sinh và Nguyễn Ngữ. Tất cả lúc đó đều ở lứa tuổi từ 19 - 23.

    Chỉ c̣n 6 tiếng đồng hồ nữa là đến Giao thừa, nhưng tất cả đều quyết tâm ra đi, không ai nấn ná ở lại đón Giao thừa cùng gia đ́nh, dù biết chuyến đi sẽ gặp muôn và khó khăn gian khổ và có thể phải hy sinh. Đại đội trưởng Nguyễn Bất nói với anh em: “Cuộc vượt biển giữa đêm 30 Tết này là mệnh lệnh trái tim người lính. Tiền tuyến đang chờ chúng ta, cả miền Nam đang mong đợi chúng ta, các đồng chí hăy nén việc riêng mà hoàn thành nhiệm vụ”. Lời nói của Bất như đ̣n bẩy thúc giục thêm trong tim mỗi người ḷng yêu nước. Họ quyết tâm ra đi mà không hề tính toán, nghĩ suy. Nắm chặt tay nhau trước khi giong thuyền ra khơi, 6 người thề giữ vững chí khí chiến đấu, nếu bị địch bắt dù phải hy sinh cũng không được xưng khai.

    Sau hơn 6 giờ hành tŕnh, được chừng gần 20 hải lư, bất ngờ thuyền gặp sóng to, gió băo. Toàn bộ buồm cánh bị xé toạc. Đáy thuyền bị thủng, nước biển tràn vào khoang. Đúng lúc đó, thuyền bị địch phát hiện. Không thể để hàng rơi vào tay giặc và lộ con đường bí mật, thuyền trưởng Nguyễn Bất đă quyết định phi tang 5 tấn súng đạn và thuốc men xuống biển và d́m thuyền. Địch ập tới, 6 thủy thủ của ta bị bắt. Chúng đưa đi giam ở các nhà lao khác nhau để khai thác thông tin. Lời thề quyết không khai và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng được các chiến sĩ kiên trung giữ trọn. Tại các nhà giam này, 5 thủy thủ đă hy sinh, nhưng tuyến đường vận tải trên biển vẫn được giữa bí mật tuyệt đối.

    Sau chuyến đi đầu tiên không thành ấy, Quân ủy Trung ương nhận thấy việc dùng thuyền gỗ, chạy bằng buồm, chở vũ khí vào chiến trường có rất nhiều khó khăn và không an toàn, v́ vậy Bộ Quốc pḥng chỉ thị cho Tiểu đoàn 603 tạm ngừng hoạt động để t́m một phương thức vận chuyển mới.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đường Hồ Chí Minh... trên biển

    Đường Hồ Chí Minh trên biển


    Những chuyến tàu huyền thoại
    Trong khi chờ phương thức mới vận chuyển vũ khí từ miền Bắc bằng đường biển vào miền Nam, Trung ương Đảng đă chỉ thị cho các tỉnh Nam Bộ chuẩn bị bến băi và cho thuyền ra miền Bắc, vừa thăm ḍ, mở đường, vừa nghiên cứu phương tiện vận chuyển trên biển và báo cáo t́nh h́nh, nếu có điều kiện th́ chở vũ khí về.

    Cuối năm 1961, đầu năm 1962, tỉnh Bến Tre đă tổ chức hai đội tàu. Đội tàu thứ nhất do đồng chí Đặng Bá Tiên (Sáu Giao) làm đội trưởng. Sau 9 ngày đêm vật lộn với sóng gió và né tránh sự kiểm soát của địch, ngày 9/6/1961, thuyền đă chở 6 anh em cập vào Hà Tĩnh. Đội tàu thứ hai do đồng chí Lê Công Cẩn (Năm Công) phụ trách, ngày 28/8/1961, thuyền cập vào Thanh Hoá, đó là chuyến tàu huyền thoại thứ nhất.

    Chuyến tàu huyền thoại thứ hai xuất phát từ tỉnh Bạc Liêu (c̣n gọi là đội thuyền Cà Mau) với hai đội thuyền ra Bắc. Đội thuyền thứ nhất do đồng chí Bông Văn Dĩa (Hai Dĩa) phụ trách. Ngày 7/8/1961, thuyền cập cửa sông Nhật Lệ (Quảng B́nh). Đội thuyền thứ hai do đồng chí Nguyễn Thanh Trầm (Tư Lưới) phụ trách. Ngày 3/8/1961 thuyền xuất phát, nhưng khi đi ngang qua Huế, thuyền đă bị thủng và nước tràn vào, phải quay trở lại Trà Vinh để sửa chữa.

    Chuyến tàu huyền thoại thứ ba của tỉnh Trà Vinh xuất phát ngày 16/8/1961 do đồng chí Hồ Văn In (Bảy Thắng) làm đội trưởng, đồng chí Nguyễn Thanh Lồng (Hai Tranh) làm Chính trị viên. Khi ra tới Nha Trang, gặp băo, phải dạt sang Ma Cao (Trung Quốc) sau đó tiếp tục đi. Ngày 15/8/1961, tàu bị bộ đội Biên pḥng Trung Quốc giữ và kéo về Du Hải - Quảng Châu. Ngày 16/8/1961 đại diện Đại sứ quán Việt Nam đón và anh em được đưa về Hà Nội.

    Chuyến tàu huyền thoại cuối cùng ra tới miền Bắc ngày 15/5/1962 là thuyền của tỉnh Bà Rịa do đồng chí Nguyễn Sơn (Nguyễn Văn Phe) xă đội trưởng xă Phước Hải làm đội trưởng, đồng chí Lê Hà (Lê Văn Mây) làm đội phó. Đóng góp cho chuyến đi này có 10 cây vàng của bà má Nguyễn Thị Mười (Mười Riều). Ngoài việc ủng hộ vàng mua thuyền, má Mười Riều c̣n gửi gắm đứa con trai yêu thương Lê Hà làm thủy thủ tàu. Đến Cam Ranh, tàu bị địch bắt. Sau khi khai thác hơn một tháng không được ǵ, tàu được thả. Phải bán lưới để mua xăng dầu. Ngày 19/4/1962, 6 chiến sĩ trên con tàu ấy tiếp tục lên đường. Sau khi dạt vào đảo Hải Nam, ngày 15/5/1962, đoàn được Thủ tướng Phạm Hùng đón về đến Hà Nội.

    Ông Nguyễn Văn Đức (Ba Đức), sinh năm 1941, thủy thủ tàu Bến Tre, hiện là Phó ban liên lạc Cựu chiến binh Đoàn tàu không số TP HCM nhớ lại: “Bến Tre là nơi khởi đầu phong trào đồng khởi, cũng là nơi cho những con tàu huyền thoại nối tiếp nhau vượt biển ra Bắc. Những năm ấy, các tàu của ta đi điều kiện bị phong tỏa cả đường thủy, đường bộ, thiếu thốn vũ khí, thuốc men, nhưng đi đến đâu được nhân dân hết ḷng ủng hộ đến đấy. Những năm ấy, thanh niên trai tráng chúng tôi tràn đầy sức sống, ḷng phơi phới niềm tin phong trào cách mạng. Điều kiện thiếu thốn, công tác chuẩn bị sơ sài v́ không đủ tiền, không có la bàn, hải đồ, thuyền th́ nhỏ bé nhưng tất cả đều xác định tốt nhiệm vụ và sẵn sàng hy sinh, ra đi không hẹn ngày trở lại, không ai tính toán suy nghĩ ǵ”.

    Để tiếp tục vận chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam và phát huy nội lực của các thủy thủ, ngày 23/10/1961, Bộ Quốc pḥng ra Quyết định thành lập Đoàn vận tải thuỷ có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển mang tên Đoàn 759 - tiền thân của Lữ đoàn 125 ngày nay. Đoàn 759 ra đời với mật hiệu “Đoàn tàu không số” với sứ mệnh mới./.

    Kỳ 3: Trinh sát mở đường

    Cuối năm 1961, đầu năm 1962, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đứng trước nguy cơ sụp đổ. Mỹ đẩy mạnh hoạt động “chiến tranh đặc biệt” khắp chiến trường miền Nam. Để đối phó kịp thời với âm mưu thâm độc của Mỹ và bảo đảm vũ khí chi viện cho chiến trường Nam bộ, những chiến sĩ Hải quân Đoàn 759 đă bước vào cuộc chiến đấu mới.



    6 ngư dân “bất đắc dĩ”

    Sau phong trào Đồng khởi năm 1960 thắng lợi, Cách mạng miền Nam chuyển biến mạnh mẽ, cục diện chiến trường có nhiều thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để cứu văn t́nh thế và chiếm lại những địa bàn, vùng dân cư đă mất, đầu năm 1962, đế quốc Mỹ thực hiện Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Âm mưu cơ bản của chiến lược này là càn quét, dồn dân vào ấp chiến lược trên quy mô lớn, đưa hàng triệu nông dân miền Nam vào trại tập trung, tách lực lượng cách mạng ra khỏi dân; tăng cường pháo kích, ném bom, rải chất độc hoá học huỷ diệt sự sống trên mặt đất.

    Trước t́nh h́nh đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị về nhiệm vụ trước mắt của Cách mạng miền Nam chỉ rơ: “…Tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, nhất là xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang tập trung của miền, quân khu…”.

    Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, sau khi rút kinh nghiệm các chuyến vận chuyển đường biển từ Bắc vào Nam chưa thành công, Đoàn 759 quyết định để thuyền “Bạc Liêu” đi chuyến trinh sát, mở đường từ Bắc vào Nam. Thuyền gồm 6 người do đồng chí Bông Văn Dĩa là Bí thư chi bộ phụ trách, đồng chí Hai Tranh là Phó Bí thư chi bộ.

    Đêm 10/4/1962, thuyền rời cửa Nhật Lệ (Quảng B́nh) đi về hướng Nam, ngày 14/4/1962, khi thuyền đến vùng biển Nha Trang th́ gặp tàu Mỹ. Lúc đó 6 chiến sĩ b́nh tĩnh đối phó với địch và sẵn sàng hủy tàu hy sinh. Tàu Mỹ chạy ṿng quanh quần đảo từ 8h sáng đến 14h chiều.

    Để cứu văn t́nh thế nguy cấp lúc ấy, chiến sĩ Bông Văn Dĩa đă chỉ huy anh em ném hết hải đồ, la bàn xuống biển, mặc quần áo ngư dân và thống nhất phương án: Nếu bị địch bắt tra hỏi th́ nói “Ngư dân đánh cá, gặp sóng gió to nên đẩy thuyền ra xa, xin được cứu trợ”, nếu t́nh huống bị bại lộ hoàn toàn th́ nổ ḿn hủy tàu và hy sinh, quyết không để lộ đường bí mật.

    Nhờ có trí thông minh và nghi binh khôn khéo nên địch tưởng ngư dân, không bám theo nữa. Bông Văn Dĩa chỉ huy 5 thủy thủ tiếp tục hành tŕnh về phía Nam. Sau 8 ngày lênh đênh trên biển vừa hành tŕnh vừa tránh sự truy lùng của địch, sáng 18/4/1962, thuyền tới cửa Bồ Đề (thuộc Tân Ân - Ngọc Hiển - Cà Mau) và tiếp tục đi vào cửa Rạch Ráng, 22h đêm đó cập vào Vàm Lũng. Kết thúc chuyến trinh sát mở đường thành công thắng lợi.

    Khi nói về việc hóa trang thành những ngư dân, Đại tá Bông Văn Dĩa, nguyên là thủy thủ trên con thuyền gỗ chỉ huy chuyến trinh sát mở đường ngày ấy tự hào: “Lúc đó chúng tôi chẳng sợ ǵ v́ xác định sẵn sàng hy sinh, hủy tàu. Thật ra phương án đóng giả ngư dân đánh cá đă được chuẩn bị từ trước, nên có t́nh huống là xử lư thôi. Không ngờ bọn chúng cũng thua 6 ngư dân bất đắc dĩ này”.



    Tượng đài ghi nhớ Đoàn tàu không số tại Cà Mau

    Chuyến hàng đầu tiên

    Trung tuần tháng 8/1962, Quân uỷ Trung ương thông qua Nghị quyết mở đường vận chuyển chiến lược trên biển. Bắt đầu từ đây, Đoàn 759 bước vào một giai đoạn vận chuyển mới. Tháng 8/1962, Đoàn 759 nhận bàn giao 4 tàu gỗ từ Xưởng đóng tàu I (Hải Pḥng) và tiếp nhận bổ sung cán bộ.

    Đêm 11/10/1962, chiếc tàu gỗ đầu tiên chở 30 tấn vũ khí đă rời bến Đồ Sơn (Hải Pḥng) lên đường đi Cà Mau do đồng chí Lê Văn Một làm thuyền trưởng, đồng chí Bông Văn Dĩa làm chính trị viên cùng 11 thủy thủ, 30 tấn vũ khí từ hậu phương miền Bắc đă cập cảng Vàm Lũng đêm 19/10 và được chiến trường miền Nam tiếp nhận an toàn. Đường biển được nối liền giữa hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam bằng tất cả nhiệt huyết, máu xương của các thủy thủ đoàn tàu không số.

    Phát huy kết quả của tàu thứ nhất, lần lượt tàu thứ hai, thứ ba và tàu thứ tư tiếp tục vượt biển vào bến Cà Mau. Để đảm bảo bí mật cho tuyến đường vận tải đặc biệt, những chiếc tàu của Đoàn 759 phải cải hoán thành tàu đánh cá, không có số hiệu cố định, xen kẽ, trà trộn vào những đoàn tàu đánh cá của ngư dân địa phương trên biển, tên gọi “Đoàn tàu không số” được ra đời từ đây. Trong hai tháng, những con tàu không số đă vận chuyển 111 tấn vũ khí cho Khu 9 an toàn, đây là một thắng lợi lớn khi mà phong trào cách mạng ở miền đất cực nam Nam Bộ đang lên cao, rất cần vũ khí để đập tan các cuộc càn quét của Mỹ ngụy.

    Khi tuyến đường vận tải biển được khai thông, những tấn vũ khí đầu tiên đến với lực lượng vũ trang Cà Mau (10/1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh đă gửi điện biểu dương khen ngợi Đoàn 759, “Các đồng chí hăy nhanh chóng rút kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh hơn nữa, nhiều hơn nữa vũ khí cho đồng bào miền Nam giết giặc".

    Lời Bác Hồ khen như tiếp thêm sức mạnh, những thủy thủ tàu không số bước vào cuộc chiến đấu mới với những con tàu vỏ sắt có trọng tải từ 50 - 100 tấn đóng tại xưởng đóng tàu Hải Pḥng vào cuối năm 1962. Ngày 17/3/1963, chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên do đồng chí Đinh Đạt làm thuyền trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Tiến làm chính trị viên chở 44 tấn vũ khí lên đường và đă vào bến Trà Vinh an toàn. Xưởng đóng tàu III (Hải Pḥng) tiếp tục cho hạ thủy chiếc tàu thứ 2, rồi tàu thứ 3, thứ 4… Nhờ đó, trong năm 1963, Đoàn 759 đă tổ chức đi nhiều chuyến chở hàng hóa, vũ khí; những chuyến tàu cùng cán bộ, chiến sỹ lặng lẽ, bí mật, nối tiếp nhau rời bến, cập bến chi viện cho chiến trường miền Nam.

    Mỗi chuyến ra khơi là mỗi lần thử thách đầy khó khăn, gian khổ, căng thẳng, hiểm nguy đối với cán bộ, chiến sỹ. Bởi họ không chỉ đấu trí với kẻ thù mà c̣n phải vượt qua sóng gió, thử thách của thiên nhiên khắc nghiệt. Trong Đoàn, không tàu nào biết tàu nào, trước khi lên đường, cán bộ chiến sỹ không tiếp xúc bạn bè, người thân. Nhờ có tổ chức tốt, kỷ luật nghiêm, ư thức trách nhiệm cao, tinh thần vững vàng và tŕnh độ chuyên môn giỏi, những chuyến đi của Đoàn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và giữ được bí mật. Chỉ trong ṿng 1 năm, Đoàn 759 đă thực hiện 29 chuyến hàng vào Nam Bộ, vận chuyển 1.430 tấn vũ khí cho chiến trường. Đây là chiến công to lớn trực tiếp góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân và dân miền Nam./.


    Mai Thắng

  6. #6
    Member
    Join Date
    10-01-2012
    Location
    Brazil
    Posts
    12

    Súng đạn của Nga-Tàu vào Nam !

    Vào Nam để giét chính máu mũ của ḿnh thế mà vẫn đăng tải vào đây để ngụy biện cho những hành vi sát máu !
    Tết Nhâm Th́n nhớ Tết Mạu Thân !
    Nguyễn Khoa Điềm (NKĐ), một nhà thơ VC đă từng đảm trách một chức vụ rất lớn trong Bộ Chính Trị Đảng CSVN, về cuối đời đă thú nhận là: “Bây giờ th́ tôi chỉ c̣n chường mặt trong thơ!”.

    http://www.hennhausaigon2015.com/?p=13441

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Alamit post "Đường HCM ... trên biển" với mục đích t́m hiểu "t́nh Báo Mỷ và VNCH, Hải quân. lực lựơng Tuần Duyên Biển Sông biết ǵ về con đường nầy. Mong quí vị T́nh báo Hải quân quân lực VNCH cho ư kiến?

    Rất ít người biết chuyện nầy? CS thêu dệt chăng?

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Huyền Thoại "Giả Tạo" của Đường Hồ Chí Minh trên Biển (1)

    Hành Khất (danlambao) -



    "Cuộc thi t́m hiểu 'Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển" được đăng trên trang mạng thanhnien.com.vn, bắt đẩu nhận bài từ ngày 15/09/2011 đến 30/09/2011 với giải thưởng từ 10 triệu--1 triệu cho bài viết của tập thể hay cá nhân. Kèm theo, bên dưới trang là những tài liệu được "chỉ đạo" để tham khảo trên mạng baodatviet.vn, baomoi.com, và vnca.cand.com và một trang "Đề Cương Tuyên Truyền Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Mở Đường Hồ Chí Minh Trên Biển". Có lẽ, cũng v́ hai chữ "huyền thoại" nầy, nên có những sự kiện dường như trái ngược, hay thêm bớt, theo chỉ đạo lèo lách một cách rất sáng tạo trong sáng tác qua cảm hứng được phóng bút của người viết.


    A. Sơ lượt về "đường Hồ Chí Minh trên biển"

    Theo "Đề Cương Tuyên Truyền Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Mở Đường Hồ Chí Minh", trong khoảng giữa năm 1959 sau hiệp định Genève, với nhu cầu mở rộng chiến trường miền Nam để bành trướng chủ nghĩa cộng sản với sự trợ giúp của Liên Xô và Trung cộng trên vùng Đông Dương, đảng cộng sản Việt Nam thành lập"Đoàn công tác quân sự đặc biệt" - tiền thân của Đoàn 759 - với mục đích dùng đường biển để chuyên chở vũ khí được viện trợ bởi hai nước đàn anh vào miền Nam để hỗ trợ cho hai lực lượng : B́nh Xuyên, các đảng phái quốc gia (Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng) và các giáo phái (Cao Đài, Hoà Hảo), và những người kháng chiến cũ là Việt Minh đóng ở miền Nam.

    Theo ước tính của Mỹ, đa số cán bộ, đảng viên các ngành vẫn được bố trí ở lại lên đến 100.000 người (wikipedia, "Chiến Tranh Việt Nam", bảng tiếng Việt). Và từ đó nối tiếp những chuyến tàu gọi là "tàu không số" qua "đường Hồ Chí Minh trên biển" song song với "con đường ṃn Hồ Chí Minh" bắt đầu khoảng đầu năm 1960.

    Băi tiếp nhận đầu tiên là bến Vàm Lũng (Cà Mau), sau đó hàng loạt bến ven biển được thành lập trên khắp 4 vùng chiến thuật của miền Nam: bến Rạch Kiến Vàng (Cà Mau), bến Lộc An (Bà Rịa- Vũng Tàu), bến Ḥn Hèo (Khánh Hoà), bến Vũng Rô (Phú Yên), bến Lộ Diêu (B́nh Định), bến Đạm Thuỷ, Ba Làng An (Quảng Ngăi), bến B́nh Đào (Quảng Nam), và ở các tỉnh Minh Hải, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre. Sau đợt tổng công kích Tết Mậu Thân, 1968, hoạt động của những con tàu số không bị thu lại trong vùng Sông Gianh - Quảng B́nh và hàng tấn vũ khí, hàng hoá được chuyển tiếp bằng đường bộ. Tính đến trận chiến mùa hè đỏ lửa năm 1972, có khoảng hơn 33.000 tấn hàng được vận chuyển (khoảng trọng lượng của 825 xe tăng T54 hay 1.0000 xe hàng loại kéo).

    Trong những "con tàu không số" tiêu biểu thường được nói đến là : 165, 56, 54, và 235, được Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định sử dụng để vận chuyển vũ khí tiếp sức cho mặt trận nằm vùng ở miền Nam để phân tán sự phản công trên nhiều mặt chiến trường truy nă của quân đội Việt Nam Cộng Hoà , sau thất bại trong trận đại chiến của cuộc tổng khởi nghĩa vào dịp Tết Mậu Thân (1968), nhằm bảo tồn lực lượng bộ đội chính uy c̣n lại đang rút lui về vùng Hạ Lào. Con tàu 235 được xem như "bản anh hùng ca bất tử", do Trung úy Nguyễn Phan Vinh điều khiển, cùng 19 cán bộ xuôi Nam trên vùng biển quốc tế và băi chuyển hàng theo ước định là Ḥn Hèo (Khánh Hoà), cách Nha Trang khoảng hơn mười hải lư. Đó là vùng kiểm soát của lực lượng tuần giang của Hải quân Hoa Kỳ, Nước Nâu (The Brown Water Navy) trong giai đoạn 1965--1970, với nhiệm vụ bảo vệ vùng ven biển từ cửa Việt (Quảng Trị, nơi gần vĩ tuyến 17) đến Nam Căn (tận cùng đất miền Nam) ṿng qua đào Hà Tiên
    (http://www.warboats.org/StonerBWN/Th...m_Part%204.htm)

    B. Những sự kiện dị biệt qua 3 tài liệu tiêu biểu

    Tuy nhiên, có những sự kiện khác biệt về câu chuyện con tàu 235, được xét từ 3 tài liệu tiêu biểu:

    1. (Tài liệu được chỉ đạo) trên vnca.cand.com.vn, "Nguyễn Phan Vinh và tàu 235 - Bàn hùng ca bất tử", ra ngày 26/10/2006, của Bùi Thị Hương (Bào tàng Quân chủng Hải quân) là loạt bài viết "Chuyện người trong cuộc - Chân dung các thuyền trưởng tàu không số. Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" ra ngày 10/09/2011, của Trịnh Dũng--Thu Hương, trên mạng qdnd.vn.

    2. Qua bài viết "Chuyện người trong cuộc - Những trang đời huyền thoại. Kỳ 4 : Nhớ măi tên anh", ra ngày 9/09/2011, của Phan Tiến Dũng, cũng trên qdnd.vn.

    3. Qua lời bài viết kể lại của cựu chiến binh đoàn tàu không số "Tàu 235 và trận chiến sinh tử", ra ngày 8/09/2011, của Lê Duy Mai, trên qdnd.vn.

    Sau đây là những sự kiện dựa trên "Kỳ 4 : Nguyễn Phan vinh (NPV), bản hùng ca cất tử" được chọn lọc để có thể so sánh sự dị biệt, đôi khi cả mâu thuẩn, và sai sự thật trong cả 2 bài viết c̣n lại :

    Sự kiện (1) : thời điểm chuyển hướng

    "Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
    "Tối 29/2, tàu đến ngang vùng biển Nha Trang và chuyển hướng vào bờ. Phát hiện ra tàu ta, địch lập tức huy động 3 tàu chiến: Ngọc Hồi, HQ12, HQ 617 và 4 tàu khác của duyên đoàn 25 đến vùng biển Nha Trang với ư định bắt sống...

    "Kỳ 4 : Nhớ măi tên anh" :
    "… ngày 29-2-1968, tàu 235 đến ngang vùng biển Nha Trang, th́ phát hiện máy bay trinh sát địch lượn ṿng quanh tàu rồi mất hút. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh nhận định tàu ta đă bị lộ nên cho anh em ngụy trang cẩn thận, chờ đêm tối chuyển hướng vào bờ, cả tàu chuẩn bị thả hàng sẵn sàng chiến đấu "

    "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
    "Trong suốt hành tŕnh ngoài hải phận quốc tế, tàu địch và máy bay địch luôn thay phiên bám đuổi. Biết địch bám chặt, Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cho tàu chuyển hướng đánh lừa địch, khi thấy tàu và máy bay địch không “bám đuôi” nữa, chúng tôi mới chuyển hướng hành tŕnh vào bến.

    Trong "NPV, bản hùng ca bất tử" cho rằng khi tàu đến vùng biển Nha Trang, và chuyển hướng vào bờ, sau đó tàu địch mới phát hiện ra.

    Nhưng trong "Nhớ măi tên anh" lại viết, khi tàu đến vùng biển Nha Trang, th́ phát hiện máy bay trinh sát địch, nên chờ đêm tối mới chuyển hướng vào bờ. Tương tự như trong "Tàu 235 và trận chiến sinh tử", Lê Duy Mai kể rằng khi máy bay và tàu địch không theo bám nữa, họ mới chuyển hướng. Điều nầy xét ra hợp lư hơn, qua sự kiểm soát vùng biển quốc tế trong phạm vi mở rộng ngang qua của một nước, lực lượng hải quân của họ có quyền theo dơi khi phát hiện những con tàu đáng nghi ngại cho sự an ninh vùng bờ biển thuộc chủ quyền. Một khi bất kỳ con tàu lạ nào xâm nhập lănh hải mà không thông báo xin phép trước, lực lượng hải quân sẽ theo đuổi chận xét.

    Quân đội Hoa Kỳ đă tham chiến trong khoảng thời gian 1965. Riêng lực lượng hải quân Hoa Kỳ, kết hợp với hải quân Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) đă bao phủ một hệ thống kiểm soát chặc chẽ với những đoàn tàu đủ loại được trang bị hỏa lực đủ mạnh, máy bay trinh thám và những mạng lưới radars, th́ không thể không phát hiện được con tàu đi ngang qua trong hải phận quốc tế. Đó là chưa nói đến, những h́nh ảnh, bản vẽ trong danh sách tư liệu về những "con tàu không số" (dù số tàu có thể thay đổi, nhưng h́nh dáng được nhận diện khó đổi thay dù được ngụy trang bằng những tấm lưới cá, chày câu) qua chiến dịch Thời Thị Trường (Market Time)_ là một trong 3 chiến dịch nhằm đối phó với những cuộc chuyên chở vũ khí, xâm phậm vào miền Nam Việt Nam qua đường ṃn Hồ Chí Minh, đường biển, và đường bộ từ biên giới Lào.

    Sự kiện (2) : thời điểm bị địch phát hiện, vượt thoát và thả hàng

    "Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
    "Tối 29/2, tàu đến ngang vùng biển Nha Trang và chuyển hướng vào bờ. Phát hiện ra tàu ta, địch lập tức huy động 3 tàu chiến: Ngọc Hồi, HQ12, HQ 617 và 4 tàu khác của duyên đoàn 25 đến vùng biển Nha Trang với ư định bắt sống...
    Biết đă bị lộ, Thuyền trưởng Phan Vinh khôn khéo điểu khiển tàu 235 luồn lách qua đội h́nh tàu địch và đến được bến Ninh Phước lúc 0 giờ 30 phút ngày 1/3. Anh quyết định thực hiện phương án hai, cho thả hàng xuống nước để quân dân ở bến ṃ vớt sau"

    "Kỳ 4 : Nhớ măi tên anh" :
    "Kim đồng hồ chỉ đúng 23 giờ. Màn đêm đen đặc, tàu 235 đè sóng lướt tới. Khi cách Ḥn Hèo khoảng chừng 6 hải lư th́ bất ngờ gặp 3 tàu chiến của địch là Ngọc Hồi, HQ12, HQ617 và 4 chiếc khác dàn hàng ngang, triển khai đội h́nh phục kích thành thế bao vây ḥng bắt sống tàu ta. Trước t́nh h́nh đó, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đă mưu trí chỉ huy các thủy thủ thả khói mù, khôn khéo điều khiển tàu luồn lách qua đội h́nh tàu địch đến đúng vị trí bến quy định thuộc xă Ninh Phước, huyện Ninh Ḥa (Khánh Ḥa)"

    "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
    "Ngày 1-3-1968, tàu chúng tôi vào đúng bến Ḥn Hèo, phát tín hiệu nhiều lần nhưng trên bờ không có tín hiệu đáp lại. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh quyết định neo tàu và thực hiện phương án thả hàng. Hàng vừa thả xong th́ chúng tôi cũng phát hiện tàu địch đă bao vây tứ phía"

    Theo "NPV, bản hùng ca bất tử", thời điểm bị địch phát hiện là lúc chuyển hướng thẳng vào bờ từ vùng hải phận quốc tế; sau đó tàu 235 "luồn lách qua đội h́nh địch" để đến bến hẹn Ninh Phước.

    Nhưng theo "Nhớ măi tên anh" , tàu 235 "bất ngờ" gặp những tàu chiến địch, và thêm chi tiết "thả khói mù", sau đó cũng do sự khôn khéo điều khiển tàu "luồn lách" qua đội h́nh tàu địch, đến bến hẹn Ninh Phước .

    Và theo "Tàu 235 và trận chiến sinh tử", tàu 235 vào đúng bến Ḥn Hèo, nhưng không nhận được tín hiệu đáp lại, nên tàu thả hàng xuống nước khi vừa xong thi phát hiện tàu địch bao vây.

    Sự kiện khi bị tàu địch phát hiện trong 3 bài viết hoàn toàn khác nhau, dù trong hai bài có vài phần dường như sao chép nhau, nhưng trong bài thứ 2 được thêm vào chi tiết "thả khói mù" để vượt thoát tàu địch đang bao vây. Theo tài liệu wikipedia, con tàu sắt- được chế tạo bên trung cộng, không phải từ hăng xưởng Hải Pḥng hay bất kỳ vùng nào ở miền Bắc (sẽ nói và dẫn chứng thêm sau) - chỉ có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 12 hải lư/ giờ (trong khi tuần dương đỉnh của Hoa Kỳ và tàu tuần cao tốc có thể đạt từ 17-- 28 hải lư /giờ) th́ làm sao có thể vượt thoát bằng cách "luồn lách" trước đội h́nh mạnh mẽ của hải quân địch. Cho dù có "thả khói mù", nhưng trên vùng biển mênh mông như vậy khói mù khó có thể nào bao phủ một khoảng rộng bao quanh để che chắn, và sẽ bị loăng rất nhanh theo sức gió, cộng thêm lực chuyển động của con tàu; ngoài ra, chưa nói đến hệ thống radar trên tàu địch không bao giờ có thể bị mù v́ khói.

    Sự kiện (3) : đối địch

    "Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
    "Các thủy thủ Thật, Phong liên tiếp dùng DKZ và 14 ly 5 bắn về phía tàu địch, một chiếc bốc cháy khiến chúng không dám vào gần"

    "Kỳ 4 : Nhớ măi tên anh" :
    "Phía bên ngoài các tàu địch di chuyển khép chặt ṿng vây. Trên không chúng huy động máy bay lên thẳng vũ trang yểm trợ. Cuộc chiến không cân sức diễn ra quyết liệt"

    "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
    "Chúng tôi dùng ĐKZ và súng máy 14,5mm bắn ch́m và làm bị thương một số tàu địch"

    Giữa một con tàu sắt vận chuyển hàng được ngụy trang thành tàu đánh cá và 8 tàu chiến tàu địch bao vây, thêm vào là máy bay trên không, quả là một cuộc chiến không cân sức như trong "Nhớ măi tên anh" đă thừa nhận điều đó.

    Theo wikipedia, "Action of 1 March 1968" có đoạn :

    "Surveillance was continued by Market Time vessels until she crossed the 12 mile limit 28 miles northeast of Nha Trang.[1] Ignoring warning to heave to for boarding, the trawler continued on towards the beach. A South Vietnamese Navy patrol boat opened fire on the trawler and it quickly changed course and returned fire. Assisted by a U.S. Air Force AC-47 gunship, swift boats PCF-42, PCF-43, PCF-46, PCF-47, PCF-48 and two SVN junks sortied to help the patrol craft chase the trawler to a cove where it ran aground in the Hon Heo Secret Zone[4]"



    Tạm dịch : "Sự giám sát được tiếp tục bằng những con tàu trong chiến dịch Thời Thị Trường cho đến khi con tàu(235) vượt qua 12 dặm giới hạn (hướng)28 dặm về phía đông bắc của Nha Trang. Bỏ qua sự cảnh cáo dừng lại đề lên tàu (kiểm soát), con tàu đánh cá vẫn tiếp tục hướng tới băi biển. Tàu tuần duyên hạm của Hải quân miền Nam Việt Nam khai hoả và tàu đánh cá nhanh chóng đổi hướng và bắn trả lại. Được hỗ trợ bởi máy bay tuần thám có trang bị vũ khí AC-47 của Không quân Hoa Kỳ, những(5) Duyên tốc đĩnh PCF-42, PCF-43, PCF-46, PCF-47, PCF-48 và hai chiếc ghe hải thyền gổ (có gắn súng) của miền Nam Việt Nam chưa một lần xung trận để giúp con tàu tuần tra đuổi theo các tàu đánh cá vào vịnh nhỏ để bị mắc cạn trong Khu Ḥn Hèo bí mật"









    Theo tài liệu "NPV, bản hùng ca bất tử", có 3 con tàu HQ.12, Ngọc Hồi, và HQ.617 của Hải quân VNCH tham chiến, và 4 con tàu khác dàn hàng ngang. Nhưng theo "Sử Liệu" của Hải quân trên mạng hqvch.net cho biết rằng HQ.12-Ngọc Hồi là một tuần dương hạm. Và theo wikipedia, được trích đoạn ở trên, không nói rơ tên con tàu tham dự, ngoại trừ những duyên tốc đĩnh và một máy bay trinh thám được vũ trang_ không phải là "máy bay lên thẳng" như được nói đến trong "Nhớ măi tên anh". V́ vậy có thể đoán rằng, chỉ một HQ.12 hoặc HQ.617 có mặt lúc đó. Dù vậy, lực lượng tham chiến cũng không nhỏ đối với một con tàu sắt đánh cá; do đó khó có thể nghĩ rằng sự phản công của con tàu sắt tạo nên hiệu quả như trong "NPV, bản hùng ca bất tử" viết : " một chiếc bốc cháy khiến chúng không dám vào gần" hay như trong "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" thêm : " bắn ch́m và làm bị thương một số tàu địch" (sẽ được trích dẩn để chứng minh trong phần kế tiếp).




    Hành Khất (danlambao)
    danlambaovn.blogspot .com

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Huyền thoại "giả tạo" của Đường Hồ Chí Minh trên biển (2)

    Hành Khất (danlambao) -


    Hai chữ "huyền thoại" đă tạo nên những sự kiện dường như trái ngược, hay thêm bớt, theo chỉ đạo lèo lách một cách rất sáng tạo trong sáng tác qua cảm hứng được phóng bút của người viết. Tất cả tạo nên "huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên Biển" như là một trong hàng ngàn "huyền thoại" khác được sản xuất trong suốt nhiều thập niên qua...


    *

    Sự kiện (1) : thời điểm chuyển hướng
    Sự kiện (2) : thời điểm bị địch phát hiện, vượt thoát và thả hàng
    Sự kiện (3) : đối địch
    (trong phần 1)

    Sự kiện (4) : quyết định hủy tàu

    "Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :

    "Anh có ư định phá ṿng vây bởi ngoài khơi dễ cơ động, nếu cần th́ áp sát tàu địch và cho nổ tàu tiêu diệt bọn chúng. Nhưng rất không may, lúc đó máy tàu hỏng nặng. Ư định phá ṿng vây không thành.

    " Anh chỉ huy cho tàu di chuyển vào sát bờ. Lúc đó chừng 2 giờ 20 phút, tàu cách bờ hơn 100 mét, anh tổ chức đưa người đă hy sinh và bị thương vào bờ, sau đó ra lệnh chuẩn bị điểm hỏa cho nổ tàu."

    "Kỳ 4 : Nhớ măi tên anh" :

    " Biết không thể thoát khỏi ṿng vây của địch được nữa, Nguyễn Phan Vinh hội ư với anh em và ra quyết định hủy tàu để không lọt vào tay địch."

    "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :

    "Thấy tàu Việt Cộng hành động quyết liệt, các tàu địch c̣n lại không dám lại gần. Đây là thời cơ để chúng tôi thực hiện phương án 3, hủy nổ tàu để bảo đảm bí mật về “đường ṃn trên biển”."

    Theo "NPV, bản hùng ca bất tử" v́ lúc đó máy tàu hư nặng không thể phá ṿng vây ra ngoài khơi, nên phải bắt buộc cho nổ tàu, sau khi tải người đă hy sinh và bị thương vào bờ trước.

    Nhưng theo "Nhớ măi tên anh" th́ cho rằng v́ cuộc chiến không cân sức, và biết rằng không thể thoát khỏi ṿng vây - có thể không phải con tàu bị hư hại nặng - nên Thuyền trưởng NPV "phải hội ư" và cuối cùng quyết định hủy tàu.

    Và theo "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" v́ các tàu địch c̣n lại không dám đến gần, nên tàu 235 lợi dụng thời cơ đó, thực hiện phương án 3 là hủy tàu, dù đă chống trả một cách quyết liệt.

    Qua 3 đoạn trích trên cho cùng một sự kiện, nhưng sự việc diễn tiến hoàn toàn mâu thuẫn nhau qua các lư do cho thực hiện phương án hủy tàu. Vấn đề có thể đặt ra là "sự kiện hủy tàu có thực sự xảy ra không, hay chỉ là cách ngụy tạo để che giấu cho sự thất bại chiến dịch vận chuyển vũ khí làm hao tốn tài vật và đồng thời mượn cớ nhằm đánh bóng thêm những thành tích anh hùng của đảng ?"

    Những con tàu dù đến được bến hẹn hay không nhưng một khi bị phát hiện là không c̣n cách vượt thoát ra khơi. V́ tốc độ của một con tàu để vận chuyển hàng hoá nặng như xe tải loại kéo th́ tốc độ không thể nhanh hơn những con tàu duyên tốc đĩnh, hay tuần duyên hạm v.v, dù giả như lúc đó con tàu sắt hoàn toàn không có hàng hóa, th́ cũng không thể nào vượt thoát ṿng vây với hỏa lực mạnh gấp nhiều lần trên biển và trên không. Đó là những chuyến tàu dường như khó có thể trở lại ! Chỉ c̣n cách duy nhất là hủy tàu.

    Theo wikipedia, "Action of 1 March 1968", có đoạn như sau :

    "At 0230, 1 March, five 81-millimeter mortar rounds from PCF-47 were direct hits and the trawler exploded with a massive explosion due to the munitions aboard"

    Tạm dịch : "Lúc 2 giờ 30 sáng, ngày 01 tháng 3, năm loạt đạn súng cối 81 mm từ PCF-47(duyên tốc đĩnh) đă rơi đúng mục tiêu và tàu đánh cá phát nổ với sự bùng phát to lớn do vũ khí trên tàu"

    Sự kiện (5) : bối cảnh lúc hủy tàu

    "Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :

    "Anh chỉ huy cho tàu di chuyển vào sát bờ. Lúc đó chừng 2 giờ 20 phút, tàu cách bờ hơn 100 mét, anh tổ chức đưa người đă hy sinh và bị thương vào bờ, sau đó ra lệnh chuẩn bị điểm hỏa cho nổ tàu."Anh Vinh, Thứ và tôi cài kíp nổ ở khoang máy, các vị trí khác do Khung, Thật, Mai đảm nhiệm. Kiểm tra xong lần cuối, chúng tôi nhảy xuống nước bơi vào bờ. Tôi được giao nhiệm vụ nếu tàu không nổ phải quay lại kiểm tra các kíp nổ"

    "Kỳ 4 : Nhớ măi tên anh" :

    "Thuyền trưởng Vinh cho tất cả anh em bơi vào bờ trước, c̣n anh và thợ máy Ngô Văn Thứ ở lại chuẩn bị các loại kíp nổ và trực tiếp điểm hỏa khối thuốc nổ hủy tàu rồi b́nh thản nhảy xuống nước bơi vào bờ...."

    "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :

    "Ở lại tàu lúc đó, theo trí nhớ của tôi c̣n Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và các đồng chí: Hàng hải, điều khiển 2 máy trước, điều khiển hai máy sau, 2 đồng chí pháo thủ súng máy 14,5mm, đồng chí pháo thủ ĐKZ và tôi."

    "… Người đánh bộc phá khoang máy trước là anh Vũ Long An. Người đánh bộc phá khoang mũi tàu là anh Hà Minh Thật. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đến từng vị trí kiểm tra và động viên từng người."

    Trong bối cảnh trước khi hủy tàu, theo "NPV, bản anh hùng bất tử" viết rằng sau khi tải những người đă hy sinh và bị thương vào bờ, NPV và một người tên Thứ cùng tác giả tên Long An lo việc gài kíp nổ ở khoang máy, trong khi ba người khác lo những vị trí c̣n lại. Sau đó, cả 5 người cùng nhảy xuống nước bơi vào bờ.

    Nhưng theo "Nhớ măi tên anh", NPV cho tất cả bơi vào bờ trước, chỉ c̣n người thợ máy tên Thứ và chính Thuyền trưởng_ không phải là 5 người như đoạn trên đă nói ở lại để chuẩn bị các loại kíp nổ và trực tiếp điểm hỏa, rồi mới nhảy xuống nước.

    Và tác giả Lê Duy Mai, cũng là thợ điện, kể lại trong "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" th́ cho rằng người đánh bộc phá khoang máy trước là Vũ Long An - không phải là NPV và người tên Thứ -, và người lo khoang mũi tàu là Hà Minh Thật. Thuyền trưởng NPV chỉ kiểm tra và động viên.

    Nếu cho rằng những ngưởi kể lại trong 3 bài viết có thể nhớ lộn vài chi tiết v́ quá lâu hay t́nh h́nh lúc đó quá căng thẳng, nhưng thật ra qua nhiều đoạn trong bài cho thấy rằng họ nhớ rất tỉ mỉ những sự kiện khác, ngay cả nhận thấy sự "b́nh tĩnh" của NPV nhảy xuống nước như trong "Nhớ măi tên anh" đă kể. Những chi tiết khá đơn giản nầy nhưng trái ngược nhau, khiến người đọc càng thêm bối rối, nhất là khi muốn t́m hiểu thêm tài liệu để viết bài.

    Trong lúc con tàu 235 bị bao phủ bởi những loạt pháo, và tràng đạn bắn xả liên tục của kẻ địch từ trên không và trên biển, nhưng họ "vẫn có thể b́nh tĩnh" tổ chức đưa "5 cán bộ, chiến sĩ trên tàu đă hy sinh, 2 người bị thương nặng, 7 người bị thương nhẹ" vào bờ trước, như trong "NPV, bản anh hùng bất tử" viết; th́ quả thật là một là việc rất anh hùng… "khó tưởng" như trong mấy phim ảnh dàn dựng cốt chuyện cho thêm phần gai go và hấp dẫn; nhất là trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi, cấp bách, và nguy kịch lúc đó nhưng phải tải tất cả là 14 người xuống xuồng bơm hơi cao su. (cũng như những sự kiện trên, sẽ được chứng dẫn thêm sau về sự thật xảy ra như thế nào).

    Sự kiện (6) : bối cảnh sau khi lên bờ

    "Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :

    "Mười ngày phơi dưới nắng, không lương thực, không nước uống, chúng tôi kiệt sức. Ngày thứ 11, Khung đi t́m nước uống, rồi không trở về. Sau này mới hay Khung bị địch bắt. Ngày thứ 12, chúng tôi liên lạc được với du kích ở bến. Mọi người quay lại đón anh Nhi đang nằm trong rừng"

    "Kỳ 4 : Nhớ măi tên anh" :

    "Cuộc chiến đấu trên bộ giữa thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng thợ máy Ngô Văn Thứ với bộ binh địch diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng địa h́nh, địa vật, các anh đă tiêu diệt nhiều tên địch. Cuối cùng, do vết thương ngày càng nặng, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và thợ máy Ngô Văn Thứ đă chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, rồi anh dũng hi sinh..."

    "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :

    "sau khoảng 7, 8 ngày lẩn tránh các cuộc truy lùng của địch, anh Mai Văn Khung đi t́m nước cho anh Nhi uống th́ bị địch phát hiện. Chúng tôi nổ súng quyết chiến với quân địch. Anh Nhi hy sinh tại chỗ c̣n anh Khung sau đó bị thương. Gần đây tôi được biết, anh Khung bị địch bắt rồi đày đi Phú Quốc"

    Theo "NPV, bản hùng ca bất tử", số c̣n lại sau khi rút lên bờ là 9 người -5 người đă hy sinh, 2 người bị thương nặng, và 7 người bị thương nhẹ, c̣n lại 6 người không thương tích lo việc gài kíp nổ. Như vậy, có tất cả là 11 người đă hy sinh trong tổng số ban đầu là 20 người - có thể là 5 người trước đó, thêm 2 người bị thương nặng, và 4 người bị thương nhẹ. Số c̣n lại là 6 người không thương tích và 3 người bị thương, phải chiến đấu quyết liệt với kẻ địch đang kéo đến trên bờ. Thuyền trưởng NPV và người tên Thứ đă phải chịu hy sinh để chận đứng nhiều cuộc tấn công. Chỉ c̣n lại 7 người phải lẩn trốn và chịu đựng 10 ngày phơi nắng, không lương thực, nước uống, ngay cả thuốc men, băng bó. Đến ngày thứ 11, người tên Khung đi t́m nước và rồi không về; sau nầy mới biết là bị địch bắt. Cuối cùng, 7 người cũng được trở về miền Bắc hơn 6 tháng vượt Trường Sơn, sau khi bắt liên lạc với du kích và tịnh dưỡng một thời gian.

    Trong "Măi nhớ tên anh" th́ không… nói đến việc vượt Trường sơn trở lại miền Bắc, cũng như thời gian lẩn tránh, hay chuyện về người tên Khung.

    Nhưng theo "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" cho rằng số 7 người c̣n lại phải lẩn tránh trong 7,8 ngày - không phải là 10 ngày như được nói ở trên. Và cuộc chiến trên bờ chỉ xảy ra sau khi Khung đi t́m nước bị địch phát hiện. Sau đó Khung bị thương - có thể bị bỏ lại, nên tác giả không biết Khung đă hy sinh hay bị bắt - đến măi sau nầy mới được tin : "Khung bị địch bắt rồi đày đi Phú Quốc" .

    Sức con người luôn có hạn, dù có thể nhịn ăn nhưng không thể không uống nước trong 10 ngày liên tục như trong "NPV, bản hùng ca bất tử" đă kể. Và 3 người bị thương, không có thuốc men để băng bó, trong vùng bùn lầy mà vẫn có thể chịu đựng được; th́ điều nầy lại phải đặt thêm nghi vấn. V́ với một vết thương bằng súng đạn như vậy, trong ṿng 3 ngày đă hóa mủ và bắt đầu ung thúi. Ngoài ra không được ăn uống trong nhiều ngày - cơ thể dần mất khả năng chịu đựng, tự bảo vệ, và hàn gắn vết thương - th́ khó bảo toàn phần cơ thể c̣n lại. Và giả như được may mắn sống sót, phần cơ thể đó chắc chắn phải bị cắt bỏ; nhưng trong t́nh h́nh bấy giờ, không có thuốc men th́ dễ ǵ làm phẫu thuật dù với dụng cụ thô sơ.

    Riêng về câu chuyện người tên Khung lại mâu thuẫn nhau, cũng như sự kiện xảy ra trận chiến trên bờ hoàn toàn khác biệt về giai đoạn thời gian : trước hay sau khi Khung bị phát hiện? Nhưng trong "NPV, bản hùng ca bất tử" mô tả lại trận chiến rất chi tiết như khẳng định rằng sự việc đó là thật và đă xảy ra trước khi Khung bị bắt.

    Một trận chiến không kém phần náo động, với : "… máy bay đến bắn phá ven biển, nhằm dọn đường cho bộ binh bao vây, bắt sống các thủy thủ tàu 235" và "Địch lập tức đổ quân lùng sục. Thuyền trưởng Vinh và thợ máy Thứ chốt ở đó, kiên cường chống trả, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch,…", th́ khó có thể làm người ta dễ dàng quên đi vài chi tiết, bao gồm sự việc về người tên Khung.

    Sự kiện (7) : bản tin không chứng cứ

    "Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :

    "Về sự kiện này, tạp chí “Lướt sóng” của Hải quân quân đội Sài G̣n viết: “Mười hai chiến hạm và hàng chục hải thuyền của Hoa Kỳ cùng quân lực Việt Nam cộng ḥa có phi cơ yểm trợ, đụng độ ác liệt với một tiểu đoàn Việt Cộng (thực chất chỉ có 20 thủy thủ) gan góc và thiện chiến trên con tàu chở vũ khí từ Bắc Việt thâm nhập và tiếp tế cho mặt trận giải phóng. Họ đă nổ súng đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng và hy sinh với con tàu bằng khối lượng hàng tấn bộc phá do chính tay họ tự hủy, không để lại một dấu vết”..."

    Đây lại một là bản tin không chứng cứ hay chỉ nói qua loa về nguồn dẫn, nhưng nó cũng dễ khiến người đọc tin là thật v́ đa số đọc giả không hiểu biết rơ ràng về những danh từ dùng trong quân đội như tiểu đoàn, chiến hạm, phi cơ, nếu không có những h́nh ảnh cụ thể, hay vài lời chú thích. Họ khó có thể h́nh dung 1 tiểu đoàn như thế nào, ngoại trừ cho họ một khái niệm về con số, hay một chiến hạm to lớn được trang bị ra sao, nếu chưa từng được nh́n thấy qua h́nh ảnh, hay khoảng tróng trong khoang của một con tàu vận chuyển hẹp rộng như thế nào, cùng với 14 tấn vũ khí, và khả năng hủy hoại của một chiếc phi cơ chiến đấu đến mức nào, so với máy bay tuần thám.

    Để chú giải phần nào, theo wikipedia cho biết, một tiểu đoàn có khoảng 300 đến 500 người. Nhưng cũng có thể lên đến 800 người, tùy t́nh h́nh và hoàn cảnh của mỗi quốc gia qua cách phân chia trong quân đội của họ. Đơn giản hoá, người ta có thể dùng con số 400 cho một tiểu đoàn.

    Theo tài liệu "Lực Lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa" trên http://hqvnch.net/default.asp?id=502&lstid=62, hải quân của VNCH có tất cả là 20 tuần duyên hạm trong khoảng 1963--1967, và 7 tuần dương hạm trong khoảng 1971--1972. V́ vậy, theo bản tin, có thể xem như chỉ có tuần duyên hạm tham gia, lúc đó. Và phải vận động gần như toàn bộ lực lượng hải quân để vây đánh… một tàu sắt vận chuyển hàng hóa với 20 thủy thủ (?). Và một chiếc quân vận đĩnh chỉ có thể chứa khoảng 100 người; như vậy cần đến 4 chiếc cho một tiểu đoàn khoảng 400 người. Nhưng theo bản tin viết, con tàu sắt đánh cá chuyên chở cả "một tiểu đoàn Việt Cộng" (?)









    Với một con tàu vận chuyển đầy hàng như h́nh ảnh ở trên, khó có thể nào dồn thêm cả 400 người trong khoang. Và cứ giả như là vậy, lực lượng chiến đấu của 1 tiểu đoàn chỉ bám vào một con tàu sắt đơn sơ, chậm chạp như thế, chỉ là cách tự sát tập thể. Theo như bản tin, ngoài 12 chiến hạm, và hàng chục hải thuyền, c̣n có thêm phi cơ - không phải là loại thám thính - th́ đó là một trận thư hùng kinh hoàng không kém.

    Thật ra, với khả năng của 1 chiếc phi cơ, cũng đủ đánh ch́m con tàu sắt cùng 1 tiểu đoàn của nó trong chớp nhoáng, v́ tàu sắt vận hàng, dĩ nhiên không được trang bị hỏa lực như một tàu chiến và sự chính xác của lằn đạn từ người trên tàu cầm súng bắn lên phi cơ th́ rất mong manh . Vă lại, không một vị chỉ huy nào nghĩ rằng họ sẽ vận dụng một lực lượng to lớn đến vậy để chỉ đối phó với một con tàu sắt vận hàng v́ trong trách nhiệm và bổn phận của người thừa hành có cấp bậc, bao gồm cả việc chi tiêu về chiến phí để tiết kiệm quân nhu và phí tổn không cần thiết, và sự điều quân thích hợp để tránh sự hao hục lực lượng.

    Nếu một bản tin như vậy đăng trên tạp chí "Lướt sóng" của quân đội VNCH, th́ chỉ có trong mục truyện vui cười, v́ không một quân nhân nào trong quân đội VNCH nói chung, và hải quân nói riêng, thiếu kiến thức để nhận thấy sự lố bịch trong ngụy tạo như vậy. Đó là chưa nói, trong binh chủng hải quân, hay những binh chủng khác, phóng viên quân đội được đào tạo bằng trường lớp chuyên nghiệp, sau khi đỗ đạt qua hai kỳ thi tú tài toàn phần với số điểm b́nh (hạng thứ, hạng b́nh, hạng ưu). Từ đó, người ta có hiểu được một khía cạnh nhỏ như thế nào về điều kiện để trở thành một sĩ quan hải quân, hay trong binh chủng khác.

    Tóm lại, chỉ cần đọc sơ qua bản tin trên, một người lính VNCH không cấp bậc, cũng hiểu rằng đó là một bài viết thiếu hiểu biết cơ bản về quân đội và chiến trận. Vậy tác giả nào dám nghĩ đến chuyện đăng lên một tạp chí hải quân như vậy mà không cảm thấy sự mê muội lố bịch của ḿnh phơi bày sao ? Họa chăng, với bản tin như thế có thể dẫn dụ sự tin tưởng của những người dân đen cần cù mưa nắng, ví thiếu thời gian, điều kiện tự t́m hiểu thêm, ngoài trừ chỉ được đọc những bài báo tuyên truyền lá cải như t́nh trạng ở Việt Nam hôm nay. Cái đau của dân tộc cũng chính là sự thiếu hiểu biết trong dân chúng, khi nhà cầm quyền cố t́nh tạo một nền giáo dục u mê, ngụy tạo ngay cả trong lịch sử xa xưa, để có được những người "trung thành tuyệt đối với đảng" như trong "Đề Cương" nói về nhiệm vụ thứ 3 trong t́nh h́nh mới hôm nay (2011). Cũng có nghĩa là: "người dân không được quyền đặt bất kỳ nghi vấn ǵ với đảng", dù chỉ bắt đầu men nhóm trong tư tưởng mà đó là một đặc ân về trí năo, của Thượng Đế ban cho con người.



    Hành Khất (danlambao)
    danlambaovn.blogspot .com


    ____________________ __________

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Huyền thoại “giả tạo” của Đường Hồ Chí Minh trên biển (3)

    Ở đâu cũng có anh hùng, dù đó là phía bên kia của kẻ thù. Và trong chiến tranh vừa qua, đă không biết có bao nhiêu anh hùng Nam-Trung-Bắc đă phải nằm xuống v́ lư tưởng nào đó mà họ được vẽ nên hay theo đuổi. Dù là như thế nào, những người đă nằm xuống cũng đáng được xem là anh hùng – trong tất cả thủy thủ của 3 con tàu đó, hay của những con tàu không số khác. Th́ tại sao lại lo ngại khi viết lên sự thật, dù đó là sự thật như thế nào, nhưng chính những người đă phải hy sinh cũng rất đáng được ca ngợi trong sự chân thành của người viết kể lại. … Đây là phần cuối của bài viết, xin gửi đến các bạn.

    (C) Tài liệu mật về con tàu không số, 235
    Trong chiến dịch Thời Thị Trường (Market Time) của quân đội Hoa Kỳ, nó bao phủ một hệ thống giám sát dọc theo vùng biển miền Nam, từ vĩ tuyến 17 đến tận Cà Mau, chạy lên Hà Tiên. Những con tàu qua lại dường như được ghi nhận hầu hết qua không ảnh, và lưu giữ trong đống hồ sơ dự trữ. V́ vậy những h́nh dáng của con tàu không số cũng nằm trong tài liệu mật của các cấp sĩ quan chịu trách nhiệm về việc kiểm soát vùng duyên hải. Ngoài ra có rất nhiều chi tiết khác về những kết quả của chiến dịch cho mỗi sự kiện diển tiến trong t́nh h́nh vùng biển miền Nam Việt Nam.


    (Ảnh: Sơ đồ của chiến dịch Thời Thị Trường)

    Điểm qua tài liệu “Đề Cương – Tuyên Truyền Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Mở Đường Hồ Chí Minh Trên Biển” – một bài viết quan trọng nhất được dùng như kim chỉ nam cho những ai muốn hiểu về những con tàu không số. Và trong đó, người ta nh́n thấy h́nh ảnh của con tàu 235, mà có thể chắc chắn rằng nó được copy lại từ tài liệu mật của Thời Thị Trường (nhưng sau một thời gian dài sau chiến tranh, tài liệu mật nầy bị xoá bỏ chữ “bí mật” (confidential) thành ra “bật mí” (declassified)), và sau đó cắt bỏ ḍng chữ tiếng Anh, đồng thời thêm màu xanh nước biển vào thay cho h́nh ảnh trắng đen thời đó. Tuy nhiên, trong “Đề Cương” , những chi tiết về con số và những sự kiện hoàn toàn do nhà cầm quyền đương thời tạo ra theo chiều hướng tuyên truyền có lợi về chính trị của họ. Và trong đó có đoạn như sau :

    “Quân uỷ Trung ương chủ trương nhanh chóng đầu tư, trang bị cho Đoàn 759 loại tàu vỏ sắt trọng tải từ 50 tấn đến 100 tấn; cuối năm 1962, Bộ Tổng Tư lệnh đề nghị Xưởng đóng tàu III (Hải Pḥng) thuộc Bộ Giao thông vận tải đảm nhiệm việc đóng tàu vỏ sắt.”

    Trong giai đoạn từ 1954 đến cuối năm 1962, dân miền Bắc phải chịu biết bao thống khổ dưới những chính sách khắc nghiệt khác nhau, không ngoài mục đích của nhà cầm quyền là gom góp tài vật tư hữu để huy động một cuộc chiến tranh khác dưới danh nghĩa dân tộc để đánh chiếm miền Nam Việt Nam bằng mọi giá, theo chủ trương mở rộng chủ nghĩa cộng sản của Liên Sô và Trung Cộng. Cuộc sống của dân bị bất ổn; nhà nước cộng sản th́ nghèo nàn v́ mới vừa chấm dứt chiến tranh với Pháp, chưa kịp xây dựng kinh tế lại bắt đầu cuộc chiến khác. Trong bối cảnh kiệt quệ về sản xuất, th́ làm sao miền Bắc có một xưởng đóng tàu lúc bấy giờ?

    Trong giai đoạn từ 1960 đến cuối năm 1965, những tài liệu thật về “con tàu không số” dường như không tồn tại hay bị hủy bỏ sau khi miền Nam thất thủ. Khi Hoa Kỳ bắt đầu tham chiến, năm 1965, lực lượng tuần giang của Hải quân Hoa Kỳ, Nước Nâu (The Brown Water Navy) đă lưu ư và phát hiện những con tàu không số. Và trong loạt bài “The Brown Water Navy in Vietnam” của Robert H. Stoner, GMCM (SW)(Ret), trên mạng warboats.org
    (http://www.warboats.org/StonerBWN/Th...m_Part%201.htm) cho biết rằng, đó là những con tàu do chính Trung Cộng sản xuất :
    “The typical North Vietnamese trawler was about 100 feet long, was a Chinese-built coastal freighter, and it could carry several tons of arms and ammunition. These trawlers did not fly a national flag, and would maneuver “innocently” in the South China Sea or Gulf of Thailand until they could make a high-speed run to the South Vietnamese coast to off-load their cargo for waiting Viet Cong or North Vietnamese Army forces.“

    Tạm dịch: “Tàu đánh cá Bắc Việt điển h́nh là khoảng 100 feet, là một tàu chở hàng ven biển do Trung Quốc đóng, và nó có thể chuyên chở nhiều tấn vũ khí và đạn dược. Những con tàu đánh cá nầy không treo cờ quốc gia, và điều động theo kế hoạch “một cách ngây ngô” trong vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), hay Vịnh Thái Lan cho đến khi họ (Bắc Việt) có thể chạy hết tốc độ đến bờ biển miền Nam Việt Nam để xuống hàng cho Việt Cộng hay quân lực Bằc Việt đang chờ đợi“.
    Và chỉ riêng trong bài viết “Tàu 235 và trận chiến sinh tử“, vô t́nh cũng đă thừa nhận như thế :
    “Tàu 235 là tàu vận tải có tốc độ cao, đóng mới tại Trung Quốc. Tàu được lắp nhiều thiết bị tương đối hiện đại bảo đảm khả năng hành tŕnh dài ngày trên biển và khả năng chiến đấu tự vệ độc lập.

    Mùa hè năm 1966, tôi và một số đồng chí được chỉ huy đơn vị điều động đi nhận tàu tại Trung Quốc với phiên hiệu 235 do Nguyễn Phan Vinh làm Thuyền trưởng. Cùng nhận tàu chuyến này c̣n có tàu 246 do đồng chí Vơ Hán làm Thuyền trưởng“
    Riêng trong giai đoạn 01/1966– 03/1975, những hồ sơ mật của quân đội hải quân Hoa Kỳ trong chiến dịch Thời Thị Trường vẫn c̣n lưu lại, sau khi được đưa về đưa về nước, và qua một thời gian dài hơn nửa thế kỷ sau chiến tranh Việt Nam, chúng được phơi bày ra công chúng như những tài liệu để nghiên cứu qua bộ CDs, sách trong thư viện, và trên mạng “Lịch sử và di sản hải quân” (http://www.history.navy.mil/branches/org10-8.htm). Đó là tập tài liệu được đúc kết cho mỗi năm, có tên là “Những tổng kết hàng tháng của Tư lệnh lực lượng tại Việt Nam” (Commander Naval Forces Vietnam (COMMAVFORV) Monthly Summaries). Và một phần trong tháng hai, 1968, có đoạn ghi lại về con tàu 235 của Thuyền trưởng NPV như sau:
    “A second trawler beached itself in a cove approximately 10 miles northeast of Nha Trang at 0200 on 1 March. The trawler the opened fire on the MARKET TIME units. Continuos fire was returned by the MARKET TIME units and an attempt to capture the trawler was unsuccessful. At 0231 the trawler was completely destroyed after five direct hits by 81-mm mortars“
    Tạm dịch: “Một tàu đánh cá thứ hai đă ủi băi trong một cái vịnh khoảng 10 dặm về hướng đông bắc Nha Trang lúc 2 giờ sáng vào ngày 01 tháng 3. Tàu đánh cá đă khai hỏavào những đơn vị của Thời Thị Trường. Hỏa lực phản công liên tục được trao trả bởi các đơn vị Thời Thị Trường và nỗ lực để bắt giữ con tàu đánh cá đă không thành công. Vào lúc 2 giờ 31, tàu đánh cá đă hoàn toàn bị phá hủy sau năm loạt đạn đánh trúng thằng mục tiêu bằng súng cối 81 mm”


    (Bản copy lại một đoạn từ tập tài liệu mật của Thời Thị Trường)
    Sự kiện nầy cũng được wikipedia, “Action of 1 March 1968“, mô tả với vài điều chi tiết hơn :
    “At 0230, 1 March, five 81-millimeter mortar rounds from PCF-47 were direct hits and the trawler exploded with a massive explosion due to the munitions aboard. Fourteen dead North Vietnamese sailors were recovered the following morning. Rifles, machine guns and rocket launchers; along with considerable ammunition and explosives were recovered from the sunken trawler. The salvage operations extended over 12 days and included the recovery of a 14.5 millimeter antiaircraft gun and 68 cases of ammunition.“

    Tạm dịch : “Lúc 2 giờ 30 sáng, ngày 01 tháng 3, năm loạt đạn súng cối 81 mm từ PCF-47 (duyên tốc đĩnh) rơi trúng mục tiêu và con tàu đánh cá đă phát nổ dử dội v́ những vũ khí trên tàu. Mười bốn thủy thủ Bắc Việt tử vong được thu hồi vào sáng hôm sau. Súng trường, súng máy và súng phóng tên lửa; cùng với đạn dược đáng kể và chất nổ đă được thu hồi từ con tàu đánh cá bị ch́m. Những hoạt động cứu vớt kéo dài trên 12 ngày và bao gồm sự phục hồi của một khẩu súng pḥng không 14,5 mm và 68 thùng đạn dược“.
    Qua hai dẫn chứng trên, cho thấy rằng số thủy thủ 14 người hoàn toàn bị tử trận – không phải là 20 người như trong 3 “tài liệu được chỉ đạo” ở trên. Và với sức công phá của chất nổ đă gài trước trên con tàu đầy vũ khí, thêm vào 5 loạt súng cối 81 mm, th́ dĩ nhiên không một ai có thể thoát chết, dù họ có nhảy xuống nước trước đó. Cũng có nghĩa rằng Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đă tử trận v́ đạn pháo của kẻ địch “rót” trúng mục tiêu. Và không có chuyện về hỏa lực phản công của con tàu 235 bằng DKZ và 14 ly 5 làm bốc cháy tàu địch, cũng như không có trận chiến nào tiếp theo đó đă xảy ra sau khi lên bờ.


    Tạm dịch: Con tàu đánh cá của kẻ địch bùng cháy sau khi nhận năm quả súng cối 81 mm, khoảng 10 dặm về hướng đông bắc của Nha Trang. Con tàu đánh cá nầy, là một trong bốn con tàu, cố gắng xâm nhập hàng hóa (vũ khí) vào miền Nam Việt Nam vào ngày 01 tháng 3, bị phát hiện bởi các đơn vị Thời Thị Trường ven biển.
    (D) Tại sao chọn con tàu 235 và Nguyễn Phan Vinh là bản hùng ca bất tử ?
    Con tàu 235 là một trong 4 con tàu bị phát hiện vào khoảng đầu tháng 3, 1968, như trong “Đề Cương” (lại) vô t́nh tiết lộ :
    “Tàu 165, 56, 54 và Tàu 235 lên đường làm nhiệm vụ vận chuyển đặc biệt chi viện cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường miền Nam. Kết thúc giai đoạn vận chuyển cực kỳ ác liệt, từ tháng 10 năm 1965 đến tháng 3 năm 1968“.
    Sự thất bại của cuộc Tổng tiến công ngày 1 Tết Mậu Thân, 1968 làm quân đội Bắc Việt bị hao hụt về quân số, vũ khí, đạn dược, và hàng hoá không ít. Nhưng nhà cầm quyền Hà Nội cũng c̣n nuôi lấy hy vọng phản công, v́ xem đó là một cơ hội khó có sau bao năm mưu tính chinh chiến, là được tiếp cận Sài G̣n gần nhất như lúc nầy, nên họ quyết định ra ván bài cuối là đưa 4 con tàu vận chuyển vũ khí_ trong đó tàu 235 được xem là hiện đại, lúc đó – xâm nhập vùng duyên hải, nhưng cuối cùng chỉ c̣n một con tàu 56 trốn thoát trở lại miền Bắc với số vũ khí chưa kịp xuống bến hẹn; ngoài ra 3 con tàu c̣n lại đều bị trúng pháo của lực lượng duyên pḥng Hoa Kỳ.







    Lướt qua đoạn trích trên, đọc giả có thể cho rằng 4 con tàu không số đó, chi viện trực tiếp cho cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Nhưng ngày tháng chính xác khi những con tàu đó bị phát hiện là 1/03/1968, sau Tết những 2 tháng. Vậy đoạn trích: “làm nhiệm vụ vận chuyển đặc biệt chi viện cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường miền Nam“ mang ư nghĩa ǵ ?
    Hiển nhiên, lực lượng quân đội chính quy từ Bắc Việt và số Việt cộng trong miền Nam, cùng những phe giáo hội trong “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam”, đă bị phá vỡ bởi nhiều lư do, nhưng chủ yếu là :
    “… các cấp chỉ huy chiến đấu của Quân Giải phóng miền Nam đă không tách bạch được đâu là mục tiêu chính trị thực chất của cuộc tiến công và đâu là mục tiêu được phổ biến rộng răi trong quân để cổ vũ khí thế chiến đấu.” (theo wikipedia, “Chiến tranh Việt Nam”, bản tiếng Việt)
    “Mục tiêu chính trị thực chất” đó chính là gây tiếng vang trên thế giới, và ép buộc Hoa Kỳ vào thế ḥa đàm có lợi cho chính quyền Hà Nội – là rút lui khỏi miền Nam Việt Nam. Và “mục tiêu được phổ biến rộng răi” là hô hào, tuyên truyền trong dân chúng miền Nam về cuộc tổng khởi nghĩa nầy chắc chắn sẽ thành công, ngay cả trong quân đội của hai miền – vừa cổ vũ khí thế lực lượng Bắc Việt và làm nản ḷng chiến đấu của quân đội VNCH. Nhưng đă không may, cuộc phản công dử dội của lực lượng miền Nam kết hợp với quân đội Hoa Kỳ, đă khiến Hà Nội lo lắng. Hà Nội biết rằng, phải mất một thời gian dài để dưỡng và mộ quân, vận chuyển thêm vũ khí, trước khi mưu tính cuộc tổng tấn công khác. Do đó, ư nghĩa của câu trích đoạn trên không ngoài mục đích làm an ḷng quân đội miền Bắc, hăng hái dấn thân tiếp cho cuộc tổng tấn công chỉ có trong tư tưởng. Và 4 con tàu không số lại được đưa đi trong nổi lo sợ không thể không có của những thủy thủ và Thuyền trưởng (một con tàu chạy trở lại).
    Trong 3 con tàu bị trúng pháo – 2 tàu bỏ tháo chạy – chỉ có tàu 235 chống trả nhưng cũng vô hiệu hóa. Và có lẽ đó là con tàu duy nhất đă liều lĩnh phản công lại kẻ địch, từ trước đến giờ trong giai đoạn 1960–1968. Hơn nữa, Thuyền trưởng NPV có thể là một trong số ít người được đưa qua trung cộng học về hàng hải, cũng như cả đơn vị thủy thủ của tàu qua khóa huấn luyện theo nhiệm vụ được phân công, tại cảng Di Linh (Hải Nam, trung cộng) (theo “Tàu 235 và trận chiến sinh tử“). Và nhất là để khỏa lấp sự thất bại trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân, tiếp theo là 3 con tàu bị trúng pháo, nên con tàu 235 được xem như một con tàu tiêu biểu để được dịp ca tụng, biểu dương anh hùng tính. Đây cũng là giai đoạn chấm đứt những chuyến hải hành sâu vào vùng biển hướng Nam, nên hàng loạt câu chuyện mang tính chất rất… “huyền thoại” được sáng tạo khéo léo cho thêm phần hấp dẩn và sống động – được tuyên truyền rộng răi ngay cả trong trường tiểu học – , và tô vẽ thêm đủ màu sắc cho cái tên Nguyễn Phan Vinh.
    Theo “Tàu 235 và trận chiến sinh tử“:
    “Ngày 25-8-1970, liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quư Anh hùng LLVTND. Nhân kỷ niệm 15 năm ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29-4-1990), tên người thuyền trưởng tàu 235 quả cảm ấy đă thành tên một ḥn đảo trong quần đảo Trường Sa – đảo Phan Vinh.“
    “…Thi đua với cán bộ, chiến sỹ trên ḥn đảo mang tên người anh hùng, ở nơi “thành phố đầu biển, cuối sông”, Trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh cũng đă vượt lên chính ḿnh để trở thành ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia“.
    Lại thêm hàng loạt câu hỏi tự nẫy sinh, khi người ta đọc thấy: “ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29-4-1990)“. Không phải miền Bắc Việt Nam đă “giải phóng” miền Nam từ năm 1975 rồi sao ? Và tại sao, măi đến năm 1990 mới được xem là đă hoàn tất giải phóng quần đảo Trường Sa ? Đó chỉ là một vùng quần đảo trong hải phận miền Nam Việt Nam, nhưng phải mất 15 năm mới giải phóng được ? Trong khi sự đối đầu giữa hai lực lượng Nam-Bắc tàn khốc biết bao nhiêu, mất khoảng 21 năm (1954–1975) – chỉ hơn 9 năm để giải phóng vùng quần đảo không người sống hay rất ít, thuộc về chủ quyền đă có sẵn của miền Nam (?). (Nhưng đây là vấn đề đi quá xa trong chủ đề bài viết, nên đành phải gác lại).
    (E) Những con tàu không số khác
    1. Thành quả của chiến dịch Thời Thị Trường
    Trong bài viết “Một Cuộc Săn Đánh Tàu Địch” của Phan Lạc Tiếp, sĩ quan Hải quân, ra ngày 12/7/1999, trên http://www.vietnamnavy.com/haiSu1.html, cho biết rằng sự kiện tại Vũng Rô ngày 16/2/1965, là con tàu không số thứ 23 - theo tài liệu tịch thu được trên con tàu nầy. Khoảng 1 tháng sau, màn lưới của chiến dịch Thời Thị Trường_ kết hợp với lực lượng hải quân VNCH, và Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ – được tung ra và đă thu hoạch được những thành quả khả quan. Và chỉ có tất cả là 13 con tàu không số, tính từ thàng 2/1965 đến 4/1972 – là năm chấm dứt “Huyền thoại của đường Hồ Chí Minh trên biển.“


    (Dựa trên tài liệu trên hqvn.net, Thời Thị Trường, và “Đề Cương” và 3 tài liệu được chỉ đạo)
    (* : tàu bị bắt; ** : tàu đánh ch́m; *** tàu bị phá hủy)
    (Thời Thị Trường phân chia 4 loại tàu, tùy theo h́nh dáng : Cà Mau, Lộ Diêu (An Xuyên, B́nh Định), Sa Kỳ (Quảng Ngăi), và Ḥn Hèo (Khánh Ḥa))


    Nhưng theo “Đề Cương” cho biết đă có trên 90 chuyến tàu vận chuyển hàng, tính đến đầu năm 1965:
    “Năm 1964 là năm mà Đoàn 125 vận chuyển được nhiều vũ khí nhất chi viện cho chiến trường; từ ngày đi chuyến đầu tiên (tháng 10 năm 1962) cho tới đầu năm 1965, Đoàn 125 đă tổ chức trên 90 chuyến, vận chuyển trên 5 ngàn tấn vũ khí cho chiến trường“
    Với chính sách tuyên truyền cực đoan của cộng sản Hà Nội ngụy tạo về những sự tàn ác của lực lượng quân đội VNCH, nên những con tàu không số bị dồn vào thế “chuyến đi khó trở lại” nếu bị kẻ địch phát hiện. Nhưng theo Phan Lạc Tiếp cho biết thêm:
    “Hơn thế nữa, dù ở thế thượng phong, chúng tôi sẵn sàng mở một cánh cửa để cho các anh có thể về với chúng tôi qua chính sách chiêu hồi. Cực chẳng đă, chúng tôi mới sử dụng vũ khí, và cũng chỉ giới hạn, rất giới hạn hỏa lực và thời gian tác xạ. Chúng tôi muốn cứu sống các anh tối đa. Khi tàu các anh đă ch́m, chúng tôi đă cứu vớt các anh ngay và đối xử với các anh rất tử tế, nồng hậu“.
    “… Khi vớt các anh lên, nếu muốn cho phi tang, quá dễ. Vậy mà các anh đă được nuôi dưỡng, đón tiếp như thế. Trừ một ḿnh anh Hiệu, hơn 10 người của con tàu 645, đă được vớt“
    Và :
    “HQ. 4 đánh tàu địch ngày 24 tháng 4 năm 1972 đă chính thức chấm dứt cuộc xâm lăng bằng đường biển vào Nam theo lối b́nh thường“.
    2. Những con tàu không số… nên không nhớ
    Trước khoảng thời gian 1965, có một số tàu đến được điểm hẹn và xuống hàng một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, dường như những sự kiện đó không được thống kê một cách mạch lạc, nên sau nầy khi viết lại câu chuyện thường có sự sai lạc khiến người đọc càng khó hiểu, nhưng dường như cũng chẳng có ai buồn quan tâm sửa đổi cho hợp lư với sự thật dù những bài viết đó lại là tài liệu được chỉ đạo.
    Như trong “Đề Cương” cho rằng bốn con tàu không số 54, 56, 165 và 235 được Bộ Tư lệnh Hải quân s ử dụng trong sự kiện 1/03/1968. Nhưng trong wikipedia, “Đoàn tàu không số” , bản tiếng Việt, th́ lại viết là 43; 56; 164 và 235.
    Nếu xét trên sự chính thống của tài liệu, có thể nói rằng những ǵ trong “Đề Cương” viết phải là chính thống. Chỉ tiết rằng, trong “Đề Cương” không hề có thêm một vài ḍng nào về con tàu 54, hay 165 !
    Có phải chăng con tàu 54, và 165 trong “Đề Cương” là tàu 43, và 164 ?
    Nhưng… “Những trang đời huyền thoại“, ra ngày 5/09/2011, trên mạng qdnd.vn, cũng chính là tài liệu được chỉ đạo cho cuộc thi bài viết!
    Tuy nhiên, xét theo những sự kiện đă xảy ra, ngưởi ta có thể kết luận rằng đó chính là con tàu 43 – không phải là con tàu 54. Đáng tiếc, không có bài viết nào về con tàu 165 hay 164, nhưng dựa trên tài liệu mật của Thời Thị Trường, ngoài con tàu 56 trốn thoát, c̣n lại một con tàu bị đánh ch́m. Vậy cứ xem như con tàu c̣n lại đó là tàu 165, theo “Đề Cương“.
    Chỉ riêng về con tàu 43 đă có vài sự kiện khác thường về tên nhân vật, số thũy thủ, số tàu tham chiến, cũng như những “thành tích” diệt địch, trong lần xuất hiện… cuối (theo “Những trang đời huyền thoại (Kỳ 1)“, ra ngày 5/09/2011, trên mạng qdnd.vn, qua l ời kể lại của Trần Ngọc Tuấn, cựu chính trị viên tàu 43, so với tài liệu trên wikipedia, “Đoàn tàu không số“, bản tiếng Việt).
    Qua mỗi câu chuyện được kể, và viết lại về những con tàu không số, người ta biết thêm được “rất nhiều chi tiết”, nhưng cũng có rất nhiều chi tiết không “bằng chứng”, và ngay cả kết quả sau cùng cũng hoàn toàn trái ngược với tập tài liệu mật của Thời Thị Trường, hay trên mạng hqvn.net (do chính các sĩ quan Hải quân VNCH từng tham chiến, viết ra). Điều đó, khiến đọc giả tự hỏi : “Tại sao, qua bài viết kể rất rỏ ràng về từng chi tiết cụ thể như thế, nhưng không lẽ, ngưởi kể về những con tàu không số lại… không nhớ đến kết quả của sự kết thúc sau cùng của con tàu ra sao ?”
    (F) Lời B́nh Kết
    Bài viết nầy chỉ là sự tra cứu thô thiển về con tàu 235, và người tên NPV để t́m hiểu một ít sự thật nào đó mà đáng lư ra cần được tôn trọng hơn là cứ bôi trét lên đó đủ màu sắc thành một bức tranh vô giá trị, lạc lẽo; rồi nhồi nhét vào đầu những bé học sinh ngây thơ. Không chỉ riêng về một NPV phải gánh chịu oan uổng, mà c̣n rất nhiều nhân vật khác trong lịch sử đảng. Từ vài tiếng pháo chủ động khai chiến của con tàu 235, rồi được “nhân cấp tính lên” thành những chiến công, rồi trận chiến tưởng tượng trên bờ. Nếu người ta phân tích về những con tàu không số khác, th́ chắc chắn sẽ viết đầy cả mấy quyển sách về những màu sắc loè loẹt che đậy sự trung thực.
    Riêng tác giả bài viết nầy, không có chút ǵ ghen ghét hay thù hận ǵ người tên NPV, ngược lại vẫn xem NPV là người có chí khí, dám liều ḿnh với kẻ địch dù biết rằng sẽ nắm chắc phần thua. Nhưng đáng trách thay cho những kẻ lănh đạo u tối, đă cố t́nh ngụy tạo lịch sử thêm để phờ phỉnh cả những thế hệ sau, chỉ v́ quyền lực, và tham vọng riêng của đảng họ.
    Ở đâu cũng có anh hùng, dù đó là phía bên kia của kẻ thù. Và trong chiến tranh vừa qua, đă không biết có bao nhiêu anh hùng Nam-Trung-Bắc đă phải nằm xuống v́ lư tưởng nào đó mà họ được vẽ nên hay theo đuổi. Dù là như thế nào, những người đă nằm xuống cũng đáng được xem là anh hùng – trong tất cả thủy thủ của 3 con tàu đó, hay của những con tàu không số khác. Th́ tại sao lại lo ngại khi viết lên sự thật, dù đó là sự thật như thế nào, nhưng chính những người đă phải hy sinh cũng rất đáng được ca ngợi trong sự chân thành của người viết kể lại.
    Ngoài ra, có những anh hùng không ai biết đến. Họ âm thầm nằm xuống trong oán hận kẻ đă xúi giục, bắt buộc họ trở thành anh hùng, hơn là sự “thù nghịch” với kẻ thù. Và cũng có những anh hùng thầm mĩm cười tự măn với sự hy sinh của họ v́ đồng đội, v́ chính nghĩa dân tộc, và v́ non nước. Đến đoạn nầy, người viết tự hỏi : “Nguyễn Chí Vịnh có phải là anh hùng không ?” Biết đâu, ngày nào đó, cái chữ “Chí Vịnh” sẽ được đặt thay cho tên quần đảo Trường Sa – mà không phải chỉ là một ḥn đảo nhỏ như tên Phan Vinh. Và lần nầy không chỉ riêng ư kiến của đảng mà c̣n là… chỉ thị của Trung Cộng. Cũng có thể, mọi vật dụng thường dùng trong ngày của… “quần chúng” có cả ḍng chữ “Chí Vịnh.”
    Xin mượn câu kết của tác giả Phan Lạc Tiếp trong bài viết “Một Cuộc Săn Đánh Tàu Địch” trên http://www.vietnamnavy.com/haiSu1.html làm câu kết cho bài viết nầy:
    “Hỡi các anh trong Ban Biên Tập của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Hà Nội, chúng tôi, bằng tất cả tấm ḷng tôn trọng sự thật, và rầt b́nh tĩnh mong được anh lên tiếng. Hăy trả sự thật lại cho sự thật.“

    Hành Khất (danlambao)
    danlambaovn.blogspot .com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 13
    Last Post: 11-07-2011, 09:55 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 03-05-2011, 03:14 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 28-03-2011, 04:40 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 15-11-2010, 02:28 PM
  5. Replies: 23
    Last Post: 07-10-2010, 04:57 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •