Results 1 to 4 of 4

Thread: 41 NĂM MỘT NỖI ĐAU!

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,747

    41 NĂM MỘT NỖI ĐAU!







    Vậy là một 30/04 nữa lại đang đến gần. Ḷng người lại đau đáu nhớ về những tháng năm đau thương của dân tộc. 41 năm, một dấu mốc chưa hẳn là đă dài, nhưng cũng chẳng phải là quá ngắn để những khổ đau kia tan biến.

    Ở Việt Nam, nếu như tôi đang sống như một người b́nh thường vào giờ phút này, chắc là cũng giống bao người khác háo hức về một chuỗi ngày nghỉ dài trong dịp 30/4 và 1/5 để chè chén, để bù khú, để du hí cùng bạn bè, hàng xóm…

    Nhưng giờ này, tôi đang viết những gịng này từ cách Việt Nam nửa ṿng trái đất. Trời Canada đă sang xuân từ lâu, những trận băo tuyết muộn màng cũng đă qua được vài ngày khi tôi viết bài này. Trời bây giờ tràn ngập nắng ấm và cây cối bắt đầu hồi sinh sau những ngày đông lạnh giá. Thế nhưng trong tôi vẫn c̣n đó những nỗi niềm làm cho trái tim không thể ḥa nhịp đập cùng mùa hè.

    Như đă nói ở trên, giá như tôi ở Việt Nam th́ tôi dù muốn, dù không cũng sẽ phải cuốn vào những rượu chè, ăn chơi trong những ngày nghỉ dài, vô thưởng, vô phạt ấy. Những người dân Việt Nam từ lâu đă quen với một thông lệ là ăn mừng ngày 30/4 như là một ngày “chiến thắng” theo sự tuyên truyền của cộng sản. Và họ ăn, họ chơi để quên đi thực tại đau buồn đang hàng ngày đeo bám họ. Nào là chuyện cơm áo gạo tiền, nào là chuyện thức ăn đầy độc, nào là chuyện Tây, chuyện Tầu và cả chuyện Ta nữa…

    Chẳng ai nghĩ đến 30/4, và cũng chẳng ai suy xét đến những điều vô lư của cái khái niệm “giải phóng”. Họ vô tư trên miệng những lời đùa cợt, vui cười và cũng hết sức vô cảm.

    Nhưng trách họ sao được khi từ bé đến khi xuống cửu tuyền đều phải nghe một bài ca muôn thuở nào là “Mỹ Ngụy ác ôn”, “đảng cộng sản có công giải phóng và thống nhất đất nước”vv…Nói cho cùng, người dân cũng chỉ là nạn nhân của một chính sách nhồi sọ và ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt nam mà thôi.

    Đă có ai biết rằng cái Miền Nam mà cộng sản vẫn gọi là Mỹ Ngụy ấy lại là ḥn ngọc của Viễn Đông và là tấm gương sáng cho Singapore, Hàn Quốc học tập chứ đừng nói ǵ đến cái xứ sở Lào hay Campuchia c̣n tràn ngập lạc hậu và nghèo nàn.

    Có chuyện ngược đời hay không khi một miền Bắc quanh năm đói rách, xin viên trợ, tranh giành nhau những tờ tem phiếu để có miếng thịt, mớ rau vv…lại đi “giải phóng” cho một đất nước hơn hẳn họ mọi mặt. Nghịch lư quá phải không các bạn ?. Nếu các bạn trẻ nào mê phim Hàn, xin hăy một lần ngồi lại và ngẫm xem nếu Hàn Quốc bị “giải phóng” bởi Bắc Hàn th́ các bạn sẽ có ǵ để xem, sẽ có ǵ để nói đây nữa ?.

    Hăy suy ngẫm nhé các bạn trẻ Việt Nam!

    Cũng c̣n chưa hết đâu, nếu trong đời các bạn, các bạn yêu thương ai đó v́ họ tốt với bạn th́ chắc chắn bạn chẳng thể quên họ. Và cái điều nhân quả tất yếu đó lại cũng lặp lại ở Việt Nam. Người Việt nam dù ở đâu, dù đă 41 năm trôi qua, nhưng vẫn tiếc thương về một Miền Nam tự do và nồng ấm t́nh người.

    Nói đến VNCH thời trước 1975, người ta không có khái niệm đi làm cô dâu Hàn, Đài Loan, lừa đảo, giết người, đĩ điếm như thời “rực rỡ” của những tên cướp mang danh “giải phóng”. Đó là một sự thật mà bất cứ ai cũng không thể chối căi rằng cái ǵ tốt đẹp sẽ được ghi nhớ măi và cái ǵ xấu xa th́ dù có làm cách nào để che đậy th́ nó cũng vẫn bị phỉ nhổ, lôi ra ánh sáng mà thôi.

    Các bạn của tôi ơi! Ngày 30/4 không phải là ngày vui đâu các bạn bởi v́ kể từ đó, toàn dân tộc chúng ta thụt lùi về kinh tế, xă hội, giáo dục và đời sống vv… để đến nỗi giờ đây Lào và Campuchia đă vượt qua và hàng ngày tuyển người Việt chúng ta sang làm thuê cho họ. Các bạn có thấy điều đó là vô lư và xấu hổ cho chính dân tộc Việt Nam chúng ta hay không?.

    Hay là các bạn vô cảm và các bạn muốn tránh xa chính trị chỉ bởi các bạn muốn yên thân cho bản thân ḿnh và gia đ́nh. Đó là một sự vô cảm đáng trách khi chúng ta mải vui chơi mà quên đi rằng chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cần phải có trách nhiệm với đất nước đă sinh ra tổ tiên và chính chúng ta.

    Ngày 30/4, cũng là ngày mà có hàng triệu đồng bào của chúng ta phải vùi xác trong những nhà ngục khổng lồ của cộng sản. Cũng có hàng triệu người đă vùi thây nơi biển Đông cồn cào sóng giữ. Và cũng ngày đó, toàn đất nước đă và đang bị bán dần cho giặc Tàu. Một tương lai mù mịt đang chờ đợi cả dân tộc chúng ta từ sau cái ngày 30/4 đáng buồn hơn là vui đó.

    Vâng ! Lại 30/4 nữa đến rồi, 41 năm đă trôi qua là 41 nỗi niềm uất hận của cả dân tộc này. Một nỗi đau chung cho tất cả người Việt Nam không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo…Nỗi đau này không của bất cứ riêng ai cả. Xin đừng thờ ơ, đừng vô cảm và đừng cười trên nỗi đau của cả một dân tộc !

    Đặng Chí Hùng
    15/04/2016


    * Source: https://baovecovang2012.wordpress.co...dang-chi-hung/

  2. #2
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,747

    Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn c̣n đây...


    Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn c̣n đây...
    Mang gịng họ của Lê Lư Nguyễn Trần
    Mẹ dưỡng nuôi con gịng sữa Bắc Trung Nam
    Con của Mẹ đều một giống da vàng
    Quyết một ḷng diệt hết lũ tham tàn

    Trên đầu voi rạng ngời vung ánh thép
    Gái Triệu Trưng bồ liễu chống xâm lăng
    Hé môi cười nghe tiếng sóng Bạch Đằng
    Con Hưng Đạo như Rồng Tiên vùng vẫy
    Vượt Trường Sơn, Nguyễn Huệ, Bắc B́nh Vương
    Quyết một ḷng đi giữ vững quê hương
    Và c̣n nữa con của Mẹ toàn danh tướng
    Ḷng Mẹ vui hănh diện với đàn con....

    Nhưng Mẹ ơi giờ đây sao Mẹ khóc ?
    Hai vai gầy run rẩy nát tâm can
    Mẹ ḷng đau thương xót cảnh lầm than
    Áo nâu nghèo Mẹ rách để phơi thân
    Một đàn con rồi quên ơn Mẹ nuôi dưỡng
    Súng đạn cày tan nát luống quê hương
    Mẹ ḷng đau thương xót cảnh lầm than
    Xót xa nhiều phương Bắc chiếm phương Nam

    Nhưng Mẹ ơi Mẹ đừng than khóc nữa !
    V́ chúng con tuổi trẻ vẫn c̣n đây
    Chúng con nguyện cùng ra sức đắp xây
    Quê hương ḿnh trong TỰ DO ấm no
    Xin Mẹ yêu Mẹ đừng than khóc nữa !
    V́ chúng con mười bảy triệu vẫn c̣n đây
    Chúng con nguyện cùng ra sức đắp xây
    Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương

    Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn c̣n đây
    Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn c̣n đây...
    Không phản bội gịng sữa thơm nuôi đưỡng
    Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương
    Mẹ Viet Nam ơi.. Mẹ Viet Nam ơi... Mẹ Viet Nam ơi...



    * Thơ Hoàng Phong Linh (Chiến sĩ Võ Đại Tôn)

    Phổ nhạc: Cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

  3. #3
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,747

    NỖI NIỀM GỬI VỀ HƯƠNG LINH BẠN NGUYỄN ÁNH CHÍN (9)


  4. #4
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,747

    VƠ ĐẠI TÔN: VIÊN GẠCH LÓT ĐƯỜNG -



    Ngày xưa, thi sĩ Nguyên Sa gọi ông là Kinh Kha. Trên báo Đời số đặc biệt năm 1982 xuất bản ở quận Cam, nhà văn Hư Trúc gọi ông là Mặt Trời Không Bao Giờ Lặn. Đồng bào Việt ở Úc Châu gọi ông là Chiến Sĩ. Báo chí Hoa Kỳ gọi ông là Người Tù Anh Hùng. Trên tờ báo lớn ở miền Tây Úc, kư giả nổi tiếng Norman Aisbett gọi ông là Đại Tá Cô Đơn. Trong quân đội tên ông là Vơ Đại Tôn, với bí danh Ẉng-A-Ĺn. Ngoài văn giới ông mang bút hiệu Hoàng Phong Linh. Và sau cùng, khi t́m đường gai góc mà đi, ông tự coi ḿnh là Viên Gạch Lót Đường.

    Với chuyến trở về vào đầu thập niên 80, viên gạch quư của chúng ta được sản xuất tại miền đất Quảng anh hùng đă làm nên lịch sử. Khi tin tức về cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 13-07-1982 được loan báo trên hầu hết các hệ thống truyền thông thế giới, đồng bào Việt Nam hải ngoại lập tức coi Vơ Đại Tôn như là một biểu tượng chung của người quốc gia đang t́m đường quang phục quê hương.

    Đoạn phim ngắn của truyền h́nh Nhật Bản đă làm nhỏ lệ biết bao khán giả xen lẫn niềm hănh diện vốn đă vắng bóng từ lâu. Từ màn ảnh nhỏ, Vơ Đại Tôn xuất hiện vĩ đại, bất khuất. Một trận thư hùng đă mở màn. Một bên là toàn thể bộ máy cầm quyền, cao ngạo, hùng mạnh, khốc liệt và vô cùng hiểm độc. Một bên là người tù biệt giam, cô đơn, đói khát, tuyệt vọng.

    Đây là cuộc chiến của một người chống một chế độ trước ống kính của truyền h́nh, máy ảnh và những cây bút ghi chép đại diện cho hàng trăm cơ sở truyền thông trong và ngoài nước. Trong số này có trên 10 phóng viên ngoại quốc đă được Hà Nội triệu tập khẩn cấp từ Vọng Các qua. Không ai biết chuyện ǵ sẽ xảy ra. Trong khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội úp mở nói rằng sẽ cho tŕnh diện một gián điệp của Hoa Kỳ và của t́nh báo Thái, xâm nhập vào làm công tác phá hoại Việt Nam.

    Từ loa phóng thanh, tiếng viên Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin Cộng Sản Hà Nội, Lê Thành Công, chủ tọa và điều hợp buổi họp báo vang lên: Đây là tên tay sai của trung ương t́nh báo Hoa Kỳ CIA.

    Với gương mặt khắc khổ và cặp mắt cương nghị, người đàn ông họ Vơ, sinh năm 1936 tại Đà Nẵng cúi đầu chào cử tọa. Tiếp theo ông đứng lên phía sau một chiếc bàn gỗ ghé đầu xuống micro: Tôi, Vơ Đại Tôn, chỉ huy trưởng Chí Nguyện Đoàn Phục Quốc, tôi xác nhận hoàn toàn chịu trách nhiện về dự mưu xâm nhập Việt Nam...Tôi xin các nhà báo v́ lương tâm chức nghiệp của người cầm bút, xin hăy tường thuật trung thực.

    Một cách gián tiếp, Vơ đại Tôn bác bỏ vai tṛ của trung ương t́nh báo Hoa Kỳ. Ông xác nhận đă là người chủ dộng và chấp nhận tất cả mọi hậu quả. Như chúng ta đă thấy, hậu quả tàn khốc nhất là ông đă làm mất mặt toàn thể guồng máy công an và t́nh báo Hà Nội. Sau khi thấy Vơ đại Tôn nói không đúng bài bản dự trù là sẽ thành khẩn thú nhận tội lỗi, lập tức cộng sản cúp điện, và lôi ông vào.

    Sau đó khán giả không được thấy h́nh ảnh tiếp theo. B́nh luận gia của đài truyền h́nh cho biết là người ta đă đem ông Vơ đi và cuộc họp báo chấm dứt. Cuộc chiến đă ngưng ở đây. Một người đă thắng một chế độ. Kinh Kha của Việt Nam đă hoàn tất sứ mạng và không ai nghĩ rằng người tráng sĩ đó lại có ngày trở về.

    Trần B́nh Trọng của lịch sử Việt Nam, lúc sa cơ trong tay giặc đă bày tỏ tâm nguyện không làm vương đất Bắc. Người chiến sĩ họ Vơ ra đi năm 1975, trở về năm 1981 vỏn vẹn với hai chiến hữu, sa cơ ở miền biên giới, đă đành quyết một ḷng làm quỷ nước Nam.

    Sau này, khi đă xin tỵ nạn tại Pháp, nguyên đại tá cộng sản Bùi Tín kể lại rằng năm 82 Vơ đại Tôn đă đem chính thân xác ra hy sinh để đánh lừa cả bộ chính trị Hà Nội một quả vô tiền khoáng hậu. Ai cũng biết rằng ông đă phải trả giá cho cuộc họp báo quốc tế phi thường như thế nào.

    Tại San Jose, những thước phim ngắn trên truyền h́nh Nhật Bản được in ra phổ biến trong cộng đồng và một cuộc biểu dương hàng ngàn người đă được tổ chức tại công viên St James

    Từ đó đến nay, giữa ngục tù Cộng Sản, ông Tôn đă đếm được 10 năm 1 tháng và 17 ngày. Báo chí ở Úc nói rằng: Mr. Vơ có một trí nhớ sắc bén như lưỡi dao cạo. Ông nhớ rằng với trọn năm tù đầu tiên ông bị đánh suốt 45 ngày. Biệt giam trong một xà lim 3 thước và 2 thước rưỡi. Suốt 10 năm ông đă bị đánh đập 96 lần.

    Sau ngày 13-7-1982, khắp thế giới nói đến Vơ Đại Tôn, nhưng cũng từ ngày ấy không một ai biết thêm tin tức ǵ về viên gạch lót đường yêu quư đó nữa.

    Tại Úc châu, tiểu bang New South Wales, nơi cộng đồng Việt Nam thân yêu mà ông từ giă, vẫn ṃn mỏi chờ đợi là một người vợ trẻ và đứa con trai 3 tuổi.

    Năm 1990, khi có cơ hội qua Úc châu thăm bà Vơ Đại Tôn, chúng tôi đă t́m thấy một gia đ́nh rất b́nh thường như bất cứ một gia đ́nh tỵ nạn nào của cộng đồng Việt Nam. Bà Tuyết Mai, vợ Vơ Đại Tôn đi làm công chức và thay chồng nuôi con. Trong căn nhà nhỏ bé, có treo một tấm chân dung vĩ đại của người chồng và người cha ngàn trùng xa cách. Trở về Hoa Kỳ, chúng tôi đă bắt đầu công cuộc vận động với các giới lập pháp Hoa Kỳ, kể cả việc gửi người trong phái đoàn về đấu tranh với Hà Nội.

    Cuối thập niên 80, các hội đoàn tại San Jose ḥa nhịp với người Việt toàn thế giới cùng lên tiếng đấu tranh cho tù tập trung “Lao Cải”. Tên của Phan nhật Nam và Vơ đại Tôn dược nhắc nhở nhiều lần. Sau đó, đại diện cơ quan IRCC là ông phó giám đốc Nguyễn đức Lâm trong phái đoàn quốc hội California đă về Sài g̣n trong sứ mạng thăm ḍ với cùng muc đích của bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Cũng vào thời gian đó, Phan Nhật Nam vừa được tự do và IRCC đă có dịp phỏng vấn trực tiếp ông tại Sài G̣n đem về phát lại trên radio San Jose. Nhưng trường hợp Vơ đại Tôn hy vọng rất mong manh.

    Đối với gia đ́nh của ông Tôn, tin tức ghi nhận được ngày 13-7-1982 cũng là tin tức chính thức cuối cùng. Ít nhất cho đến 9 năm sau, với sự vận động rất tích cực của chính phủ Úc Đại Lợi, Hà Nội đă cho phép ông nhận quà và gửi thư về. Rồi đến áp lực chung của toàn thế giới và sự lưu tâm đặc biệt của Úc châu. Sau cùng Cộng Sản Việt Nam quyết định trả tự do cho ông Vơ Đại Tôn ngày 10-12-1991.

    Ông trở về Úc châu với cả một cộng đồng thân yêu chào đón. Với người vợ đỏ mắt chờ mong và đứa con trai mà người cha như là một huyền thoại. Hà Nội đă giam giữ ông trên 10 năm, từ 72 kg xuống c̣n 48 kg. Thân h́nh tiều tụy trông già hơn 20 tuổi. Tuy nhiên, trí óc sắc bén c̣n nhớ hàng trăm bài thơ dài ngắn và 3 cuốn sách mà ông đă viết bằng kư ức trong thời gian biệt giam, v́ không có ánh đèn và giấy bút.

    Ngay như cuốn hồi kư Tắm Máu Đen (đường về quê hương và cuộc chiến cô đơn trong lao tù Hà Nội) dày hơn 500 trang, ngay sau khi ra khỏi tù trở về Sydney, đă được đánh máy trong ṿng một tuần lễ và phát hành ngay tại Úc, 1992. Tái bản tại Hoa Kỳ năm 2000. Như vậy là, sau cùng người chiến sĩ xuất thân từ biệt kích đă có nhiều lần đảm nhận nhiều công tác t́nh báo đặc biệt, nay đă trở về.

    Lần cuối cùng ông đi vào ḷng địch không hề có lệnh công tác mà cũng không có được một tiểu đội xung kích. Nếu không kể toán lính kháng chiến Lào hộ tống đă tan hàng, th́ thầy tṛ chỉ vỏn vẹn có 3 người. Một người là Vũ Đ́nh Khoa đă hy sinh tại chỗ, một người thứ hai đă bị bắt cùng một lượt với Vơ Đại Tôn và được thả năm 1987.

    Năm 1981, khi ông Vơ Đại Tôn lên tiếng với toàn thế giới là ông đang t́m đường trở về quang phục quê hương, trong chúng ta đă có nhiều người bày tỏ sự hoài nghi rất hợp lư.

    Dứt bỏ cuộc sống ổn định, bỏ gia đ́nh vợ con đơn chiếc để t́m con đường về mịt mù vô vọng. Quyết định này không dễ ǵ thực hiện. Mở cuộc thánh chiến cô đơn để chống chế độ Hà Nội lúc đó c̣n đầy đủ sắt máu và phong độ vào thập niên 80, rơ ràng đối với nhiều người th́ đây là một hành động không khôn ngoan và thiếu thực tế.

    Nhưng chúng ta không thể lấy tri thức của mọi người mà đo ḷng của một người. Không thể lấy bụng dạ của thường nhân mà đo ḷng chiến sĩ. Và không thể lấy đất mà đo với gạch. V́ vậy mới có Vơ Đại Tôn. Con người này khi đi làm anh hùng thể hiện sứ mạng lịch sử, quả thực đă thiếu sự khôn ngoan của đa số b́nh thường. Chúng ta đâu có biết ông đă nghĩ ǵ khi quyết “T́m đường gai góc mà đi”.

    Tháng 4 năm 1992, miền đất ấm California đă có dịp chào đón Vơ Đại Tôn trên đường từ Úc Châu qua Hoa Kỳ. Lúc đó phong độ vẫn quả cảm quyết liệt, nhưng già dặn chín chắn hơn. Chúng ta thường có thói quen dành hết ḷng thương yêu thành kính cho những người liệt sĩ ra đi vĩnh viễn vào cơi vô cùng. Trong khi đó cộng đồng và quê hương thực sự rất cần những anh hùng c̣n tồn tại.

    Hai mươi năm trước San Jose đă lên tiếng cảm ơn đất Quảng đă sản xuất ra một Vơ Đại Tôn trước sau như một. Chúng ta đă ca ngợi cộng đồng Việt tại Úc châu có được một Vơ Đại Tôn hơn một lần bước chân đi, lẫm liệt đường hoàng.

    Con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn luôn mở rộng trong một cuộc chiến mới đầy hy vọng cho quê hương và dân tộc.

    Trên con đường đó vẫn cần rất nhiều viên gạch lót đường. Trong đó, chúng ta đă có sẵn một viên gạch bất khuất. Viên gạch lót đường mang họ Vơ. Tháng 4 năm nay, chúng tôi lại mời ông Vơ Đại Tôn qua Mỹ.
    Ngày thứ bẩy 15 tháng 5-2010 lúc 1 giờ trưa ông sẽ có dịp gặp gỡ đồng hương và chiến hữu tại San Jose. Tại hội trường Santa Clara County số 90 W. Hedding.

    Ông sẽ giới thiệu những cuốn sách mới viết xong, trong đó có cuốn hồi kư “Tuổi thơ và chiến tranh” và quan trọng hơn hết là ông sẽ trải rộng tâm t́nh với bà con San Jose, nơi cũng đă trải tấm ḷng ra với ông suốt 30 năm qua.

    Rồi một tuần sau, đến ngày chủ nhật 23 tháng 5-2010 trong chương tŕnh văn nghệ 35 năm nh́n lại tại đại hí viện CPA, nhà thơ Hoàng Phong Linh, bút hiệu văn nghệ của Vơ Đại Tôn sẽ cất tiếng hát lời thơ do chính ông sáng tác (Nguyễn Ánh 9 phổ nhạc) :” Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn c̣n đây...

    Tháng tư 1975, cách đây 35 năm miền Nam đă có biết bao nhiêu anh hùng tuẫn tiết. T́nh cờ chúng tôi ghi nhận được tướng Nguyễn Khoa Nam của đất Thần kinh, Trung Việt. Tướng Lê Nguyên Vỹ, quê Sơn Tây, Bắc Việt và tướng Lê văn Hưng, Nam Việt. Quả thực anh hùng ở khắp mọi nơi và hào kiệt thời nào cũng có.

    Trên con đướng đấu tranh phục quốc Trần văn Bá về từ Âu Châu, Hoàng cơ Minh về từ Mỹ Châu và Vơ Đại Tôn về từ Úc Châu. Trên sân khấu lịch sử 35 năm nh́n lại ngày 23 tháng 5-2010, chúng tôi ước mong có đại diện sinh viên Trần Văn Bá, có người con trai của tướng Hoàng cơ Minh.

    Liệt sĩ Trần văn Bá đă bị cộng sản xử tử h́nh tại Sài G̣n. Đề đốc Hoàng cơ Minh đă hy sinh miền biên giới. Ta nỡ ḷng nào đề một ḿnh viên gạch lót đường cô đơn Vơ Đại Tôn đứng đó mà hát rằng:” Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn c̣n đây...


    Giao Chỉ - San Jose.

    4.2010


    * Source: https://groups.google.com/forum/#!to...ng/t4v17cr5PlY

    Thêm chi tiết về Chiến sĩ Vơ Đại Tôn: http://www.danchimviet.info/archives...i-nhau/2010/03

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. 41 NĂM MỘT NỖI ĐAU - Đặng Chí Hùng -
    By Bùi Phước Thới in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 17-04-2016, 03:25 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 27-02-2015, 04:34 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 18-02-2012, 02:33 AM
  4. SERIES MỖI NGÀY MỘT NỤ CƯỜI - 1
    By dkd284 in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 24-09-2011, 09:18 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 20-10-2010, 11:20 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •