Results 1 to 1 of 1

Thread: Qua Internet, mướn người làm toán giùm, chỉ $2 đô la một bài !!!

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    4,101

    Qua Internet, mướn người làm toán giùm, chỉ $2 đô la một bài !!!

    Không phải chỉ cá nhân tôi mà tôi nghĩ là tất cả các phụ huynh học sinh đều không ngờ, hay ít ra cũng hy vọng là sẽ không bao giờ, chuyện này có thể xảy ra, nhưng than ôi, nó đă xảy ra !

    Đó là việc học sinh – qua internet - có thể nhờ người làm bài giùm. Nói đúng hơn, là mướn người làm giùm, với giá có thể rất rẻ, chỉ tốn $2 đô la cho một bài toán.

    Một bản tin trên trang báo điện tử http://news.ninemsn.com.au/national/8140141/indian-websites-do-your-homework-for-2#flock ngày hôm nay (14/11/2010) cho biết các học sinh trung học và các sinh viên đại học ở Úc đă mướn những sinh viên tốt nghiệp ở Ấn Độ, Pakistan và Ai Cập viêt luận văn và giải các bài toán giùm cho họ.

    Bản tin cũng nêu tên các websites mà trên đó, sinh viên rao giá nhứt định hay “đấu giá” để lănh các bài làm này.

    Các trường học hay đại học không có thẩm quyền để ngăn ngừa chuyện này bởi v́ những nhu liệu để khám phá các bài “đạo văn” (plagiarism) cũng phải bó tay đối với các bài “làm giùm” này.

    T̀NH TRẠNG MƯỚN NHÂN CÔNG Ở NƯỚC NGOÀI

    T́nh trạng “đem công ăn việc làm ra nước ngoài” (outsourcing) không phải mới xảy ra gần đây ở Úc nói riêng, hay ở các nước Tây Phương nói chung.

    Để tiết kiệm ngân quỹ, các cơ sở thương mại, công cũng như tư, lớn cũng như nhỏ, đă lợi dụng t́nh trạng lương bổng thấp kém ở các nước đang mở mang như Ấn Độ, Mă Lai, Đại Hàn v.v… để mướn nhân công các quốc gia này làm công việc cho họ.

    Một thí dụ điển h́nh là trong ngành Tin Học (Information Technology) mà người viết bài đă có kinh ngiệm làm việc trong quá khứ. Từ hơn 20 năm nay, để có thể cắt bớt số nhân viên ở Úc, các cơ quan IT của những sở bộ, các ngân hàng v.v… ở đây đă chuyển công việc như thảo chương (programming), phân tích (system analysis) sang Ấn Độ.

    V́ đa số nhân viên làm việc trong ngành IT thường kỳ hợp đồng khế ước (contracting) nên họ không thể nhờ nghiệp đoàn lên tiếng bênh vực hay phản đối giùm cho họ.

    Một thí dụ khác gần đây hơn đă được báo chí nhắc nhở tới là việc bảo tŕ các phi cơ của hảng hàng không QANTAS, nay được đem qua chăm sóc ở Singapore. Người ta đặt dấu hỏi về phẩm chất của việc làm của các kỷ sư Tân Gia Ba khi trong 2 ngày liên tiếp trong tuần qua, hai chiếc phi cơ của hảng QANTAS (một là chiếc Airbus A-380 và chiếc kia là Boeing 747) đă gặp trục trặc kỹ thuật về động cơ và phải quay trở lại phi trường Chengai ngay sau khi cất cánh.

    TÍNH CÁCH LUÂN LƯ CỦA VẤN ĐỀ

    Nhưng đó là nói về phần của các công ty, các thương nghiệp mà mục đích chính của họ là con số cuối cùng (bottom line) phải là một số lợi nhuận càng nhiều càng tốt.

    C̣n việc các học sinh, các sinh viên mướn người (ở nước khác) làm bài giùm là một chuyện khác hoàn toàn.

    Nói một cách thẳng ra, đó là một sự lừa bịp - cheating. Lừa bịp thầy cô, giáo sư. Lừa bịp học đường. Và lừa bịp ngay cả chính ḿnh.

    Làm sao tương lai của quốc gia có thể trông đợi vào những người lừa bịp như thế ?

    Thử tưởng tượng sau này, với những bài “làm giùm” như thế, các cô cậu này thi đỗ, hết bậc Trung học đến Đại học, trở thành cậu Cử cô Cử. Đi làm với mănh bằng “vay mướn” như thế, không chút tài năng thực thụ - ngoại trừ tài lừa đăo -, họ sẽ dẫn đưa nước này về đâu ?

    KINH NGHIỆM VỚI NGƯỜI VIỆT

    Nhân nói về chuyện “làm bài giùm”, người viết cũng xin được đề cập đến một hiện tượng khác đang xảy ra trong cộng đồng người Việt ḿnh. Nói lên không phải “vạch áo cho người xem lưng” mà chỉ mong tệ trạng này sớm được chấm dứt.

    Đó là cha mẹ Việt Nam rất lo lắng về chuyện học hành của con cái nên thường cho con em đi học kèm ở tư gia (tutoring).

    Điều này không có ǵ sai quấy mà thật ra c̣n là một nét hay đẹp của văn hóa Việt Nam, nói lên tấm ḷng hy sinh của bậc cha mẹ Việt Nam, hy sinh tất cả cho việc học hành của con cái.

    Nhưng nhiều người đă đặt kỳ vọng quá nhiều vào việc học thêm này. Họ nghĩ rằng đă được dạy kèm th́ một sớm một chiều, Anh văn của con họ phải từ C nhảy vọt lên A. Hay ở Đại học, con của họ đang lẹt đẹt với môn Toán ở điểm 4 th́ cuối semester tới, phải được 7.

    Ai cũng thấy điều này không thực tế. Thầy cô chỉ có thể hướng dẫn và bổ túc những điều mà đứa học sinh không theo kịp trong lớp. Nhưng phần lớn vẫn tùy thuộc vào khả năng và sự cố gắng của chính học sinh đó.

    Nhưng cũng chính để lợi dụng sự mong mơi này của phụ huynh, một vài thầy cô dạy kèm (tutors) đă đảm trách luôn việc làm bài giùm cho học sinh, để một khi học sinh được thăng hạng cao th́ danh tiếng của họ cũng sẽ được đồn rộng ra, giúp họ có thêm nhiều “mối” để kèm.

    Tôi không nghĩ đó là lương tâm của một giáo chức chuyên nghiệp !

    HƯNG VIỆT

    (14/11/2010)

    * Source: http://www.lyhuong.org/web/data/hinh/310/ThangHen.jpg
    Last edited by Sydney; 16-11-2010 at 02:37 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 12-06-2012, 02:20 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 06-03-2011, 12:58 PM
  3. Mỹ cân nhắc chuyện "đánh sập" mạng Internet toàn cầu
    By việtdươngnhân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 09-09-2010, 02:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •