Page 1 of 6 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 51

Thread: CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Trung Quốc tiếp tục xâm phạm lănh hải Việt Nam
    RFA 03-15-2012

    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những hành động có tính cách xâm lấn vào chủ quyền của Việt Nam trên vùng quần đảo Hoàng Sa và hăy đóng góp thiết thực vào việc duy tŕ hoà b́nh ổn định trên biển Đông

    Ảnh minh họa/báo TQ

    Trung Quốc thực hiện kế hoạch xây dựng đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa-Việt Nam thành trung tâm quân sự và du lịch của Trung Quốc.

    Yêu cầu này được phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao, ông Lương Thanh Nghị, nêu ra hôm nay. Ông nói Trung Quốc tiếp tục có những hoạt động quanh vùng Hoàng Sa qua việc Công Ty Dầu Khí Ngoài Khơi Quốc Gia Trung Quốc CNOOC triển khai mời thầu 19 lô ở khu vực Bắc biển Đông trong đó có lô 65/24 nằm gần đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa.

    Hôm 2 tháng Ba, tàu hộ vệ biên pḥng của Trung Quốc tổ chức huấn luyện bắn đạn thật trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.

    Đến ngày 7 tháng Ba, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Trung Quốc phát biểu rằng Tổng Cục Du Lịch Trung Quốc và chính quyền địa phương tỉnh Hải Nam đang có kế hoạch phát triển du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.

    Gần đây nhất, ngày 12 tháng Ba, thứ trưởng Bộ Văn Hoá Trung Quốc tuyên bố trong giai đoạn qui hoạch năm năm lần thứ 12 Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy biển Nam Hải mà Việt Nam gọi là biển Đông, bên cạnh việc xây dựng trạm công tác Tây Sa, tức Hoàng Sa của Việt Nam.

    Chính quyền địa phương tỉnh Hải Nam của Trung Quốc c̣n dự tính tổ chức đua thuyền đến quần đảo Hoàng Sa ngày 28 tháng Ba.

    Người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam khẳng định những hoạt động vừa nêu của Trung Quốc không những vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam mà c̣n vi phạn luật quốc tế, đi ngược tinh thần bản tuyên bố về cung cách ứng xử trên biển Đông mà Trung Quốc đă kư với ASEAN năm 2002, gây bất lợi trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Tiếng Hoa chỉ dạy cho học sinh dân tộc Hoa?
    RFA 03-15-2012

    Chương tŕnh dạy tiếng Hoa chỉ áp dụng cho học sinh dân tộc Hoa là thông tư của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Việt Nam đưa ra ngày hôm qua, nói rằng tiếng Hoa là môn học tự chọn dành cho học sinh dân tộc Hoa.

    RFA file

    Tập viết tiến Hoa (ảnh minh họa)
    Trước đó, hôm 12 tháng Ba, Bộ Giáo Dục Đào Tạo đăng thông tin sẽ cho áp dụng chương tŕnh học tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học để lấy ư kiến. Đến hôm nay th́ báo chí trong nước đưa tin là khi đăng như vậy Bộ Giáo Dục Đào tạo đă không nêu rơ chương tŕnh tiếng Hoa này áp dụng cho những ai.

    Tin này khiến dư luận có nhiều phản ứng không mấy thuận lợi và đă có nhiều sự hiểu lầm xảy ra.

    Đến hôm nay th́ báo chí đưa tin lại là Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đính chính rằng chương tŕnh tiếng Hoa chỉ áp dụng cho học sinh dân tộc Hoa, rằng nhà nước ưu tiên dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với các nhóm dân tộc ít người.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Ngoại giao cân bằng Việt - Trung chỉ là ảo tưởng

    Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
    2012-01-17

    Trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn thu hút sự chú ư của dư luận.

    Photo: RFA

    Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (T) và Chủ Tịch nước VN Trương Tấn Sang tại Hà Nội hôm 21/12/2011. AFP

    Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng thể hiện sự quyết tâm tâm trong vấn đề biển đông, ngoại giao giữa hai nước càng được nhân dân Việt Nam quan tâm. Có nhiều ư kiến quan ngại rằng ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa thật sự b́nh đẳng như giữa hai nhà nước với nhau. Quỳnh Chi tường tŕnh trong phần sau:

    Nền ngoại giao dựa trên hệ tư tưởng

    Tuy không có một xác định chính thức nào từ phía nhà nước Việt Nam rằng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc dựa trên một hệ tư tưởng, nhưng nếu để ư đến các hoạt động ngoại giao các cấp của Hà Nội và Bắc Kinh th́ bất kỳ một người nào cũng có thể thấy đó là ngoại giao giữa “Đảng, Nhà nước và Nhân dân” hai nước, thay v́ giữa hai nhà nước. Một biểu hiện rơ ràng nhất là các cuộc viếng thăm bên lề của các nhân vật giữa hai Đảng CS và các phát biểu của giới lănh đạo trong các cuộc tiếp xúc.

    Chẳng hạn, gần đây nhất, Đoàn đại biểu Quốc hội do bà Ṭng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, dẫn đầu đă công du Trung Quốc từ ngày 4-8/1/2012. Theo tin tức đăng trên TTXVN, nhân chuyến công đi này, bà Ṭng Thị Phóng “khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và hiệu quả của nhân dân Trung Quốc đă dành cho Việt Nam”.

    nếu để ư đến các hoạt động ngoại giao các cấp của Hà Nội và Bắc Kinh th́ bất kỳ một người nào cũng có thể thấy đó là ngoại giao giữa “Đảng, Nhà nước và Nhân dân” hai nước, thay v́ giữa hai nhà nước.


    Cũng trong thời gian đó, trong chuyến thăm và hợp tác về an ninh giữa lănh đạo ngành an ninh hai nước, truyền thông Trung Quốc trích lời Bộ trưởng Trần Đại Quang nói rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ gắn liền tầm quan trọng vào t́nh hữu nghị với Trung Quốc”.


    Ông Ngô Bang Quốc Ủy viên thường vụ Bộ chính trị BCH trung ương ĐCS Trung Quốc tiếp bà Ṭng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

    Tương tự như thế, trong chuyến viếng thăm của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh hồi cuối năm ngoái, chủ thuyết về XHCN cũng được mang ra làm nền tảng cho ngoại giao hai nước.

    Trong thời gian ông Tập lưu lại Việt Nam, từ Tổng bí thư Đảng CS đến Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đều cho rằng “quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước là tài sản chung quư báu” và “tin tưởng t́nh hữu nghị truyền thống và sự hợp tác vốn có giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quốc hội và nhân dân hai nước sẽ ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả thiết thực”.

    Cũng cần phải nói thêm, tất cả các chuyến công du này trên danh nghĩa là giữa hai chính phủ với nhau, tức không phải trong khuôn khổ Đảng. Chính v́ thế mà có nhiều quan ngại cho rằng ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc chịu một sự lấn át của một hệ tư tưởng. Nhà văn Vơ Thị Hảo, người thường có những bài viết và b́nh luận về chính trị, xă hội Việt Nam cho biết:

    Tôi thấy cái điều này rất rơ. Thực sự là có cái sự ngoại giao dựa trên hệ tư tưởng. Đôi khi nó có vẻ lấn át việc ngoại giao giữa hai nước độc lập với nhau.
    Nhà văn Vơ Thị Hảo


    “Tôi thấy cái điều này rất rơ. Thực sự là có cái sự ngoại giao dựa trên hệ tư tưởng. Đôi khi nó có vẻ lấn át việc ngoại giao giữa hai nước độc lập với nhau. Trong mối tương quan là Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng. Nguyện vọng bành trướng của Trung Quốc rất lớn. Nếu Trung Quốc muốn xâm phạm chủ quyền lănh thổ Việt Nam th́ sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Ngoại giao với Trung Quốc th́ cần một sự khéo nhưng không thể nhượng bộ, không thể để việc ngoại giao dựa trên hệ tư tưởng lấn át vấn đề”.

    Nếu xét đến ngoại giao của Việt Nam với một nước không thuộc hệ tư tưởng XNCH như Hoa Kỳ, Anh Quốc … sẽ thấy rơ ràng đây là một ngoại giao giữa hai chính phủ độc lập khỏi bất cứ một tổ chức chính trị nào. Vai tṛ của Đảng CSVN cũng rất mờ nhạt và những phát biểu mang tính gộp chung giữa “Đảng, Nhà nước, Nhân dân” lại càng không có.

    Ngoại giao giữa hai nhà nước mà gắn liền với đảng, nhân dân, trong đó đảng đứng đầu trong các phát biểu là cung cách ngoại giao thường thấy ở các nước có cùng hệ tư tưởng XHCN, được lănh đạo bởi đảng cộng sản.


    Ngoại giao giữa hai nhà nước mà gắn liền với đảng, nhân dân, trong đó đảng đứng đầu trong các phát biểu là cung cách ngoại giao thường thấy ở các nước có cùng hệ tư tưởng XHCN, được lănh đạo bởi đảng cộng sản. Ông Tập Cận B́nh trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm ngoái, ngoài ca ngợi XNCH và mối quan hệ với Việt Nam, cũng khẳng định hai nước có “hệ thống chính trị tương tự, do đó mục tiêu chính trị cũng tương tự”.

    Một nền ngoại giao nếu được dựa trên hay bị ảnh hưởng quá nhiều bởi một hệ tư tưởng sẽ gây thiệt tḥi cho các nước bị xem là nước nhỏ. V́ lúc đó đường lối, chính sách ngoại giao đều ít nhiều chịu một sự phân biệt giữa lớn - nhỏ; cao - thấp, trước - sau. Chính v́ thế mà khó tránh khỏi sự nhún nhường. Nhà văn Vơ Thị Hảo cho biết thêm:

    “Chẳng hạn như khi người dân Việt Nam biểu t́nh ôn hoà để bày tỏ việc bảo vệ chủ quyền lănh thổ cũng như ngăn ngừa, phản đối Trung Quốc xâm phạm lănh hải Việt Nam. Tuy nhiên, những người này lại bị đàn áp. Tôi nghĩ là đây là một thái độ tỏ ra là “đàn em” đối với Trung Quốc”.

    “Trong những cung cách ngoại giao của Việt Nam ở những sự kiện gần đây th́ tôi thấy lo ngại rằng có những việc khiến cho mọi người nghĩ rằng Việt Nam đă quá lệ thuộc và sợ hăi khi khẳng định chủ quyền cũng như tư thế b́nh đẳng của ḿnh trước một nước láng giềng”.

    Trong những cung cách ngoại giao của Việt Nam ở những sự kiện gần đây th́ tôi thấy lo ngại rằng có những việc khiến cho mọi người nghĩ rằng Việt Nam đă quá lệ thuộc và sợ hăi khi khẳng định chủ quyền cũng như tư thế b́nh đẳng của ḿnh trước một nước láng giềng


    Nhà văn Vơ Thị Hảo

    Từ sau khi b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991, Việt Nam được cho là ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc trên hầu hết mọi lĩnh vực, đặc biệt là chính trị. Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ dưới thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu hay việc phân chia, cắm mốc biên giới phiá Bắc dưới thời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh không thể gọi là một thắng lợi cho ngoại giao Việt Nam.

    Sự phân biệt cần thiết giữa Đảng và Nhà nước

    Và hiện tại, khi vấn đề biển Đông và ngư dân đang nổi cộm th́ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc càng đi xa quỹ đạo của một nhà nước. Điển h́nh trong tháng 10 năm ngoái, 6 văn kiện về biển Đông kư giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lại được cho là của hai nước. Đây là hành động được cho là không phân biệt giữa Đảng lănh đạo và ngoại giao nhà nước. Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc TP.HCM cho biết cần phải có sự phân biệt này:

    “Chính v́ vậy mà trong thời gian vừa qua, trong đại hội Đảng lần thứ XI có nhiều người đề nghị là cần hợp nhất vai tṛ của Tổng bí thư Đảng CSVN với vai tṛ của Chủ tịch nước. Kết hợp với nhau nhưng có phân biệt. Để khi cần ngoại giao Nhà nước th́ với tư cách Chủ tịch nước.

    trong đại hội Đảng lần thứ XI có nhiều người đề nghị là cần hợp nhất vai tṛ của Tổng bí thư Đảng CSVN với vai tṛ của Chủ tịch nước. Kết hợp với nhau nhưng có phân biệt. Để khi cần ngoại giao Nhà nước th́ với tư cách Chủ tịch nước
    Ông Lê Hiếu Đằng


    C̣n vai tṛ của một Tổng bí thư Đảng th́ chỉ trong nội bộ Đảng thôi, cũng như các đảng khác trên thế giới. Đảng CSVN chỉ lănh đạo qua đường lối, chủ trương. Những điều này được thể chế hoá thành luật và nhà nước thực hiện vấn đề này. Như vậy th́ tức là Đảng lănh đạo. Chứ c̣n hiện nay là Đảng trực tiếp cai trị, làm thay nhà nước. Như thế là không hợp lư”.

    Nếu nh́n một cách tích cực, việc gắn liền “Đảng, Nhà nước, Nhân dân” trong ngoại giao sẽ có ư nghĩa thiết thực nếu như Đảng, Nhà nước, và nhân dân có chung một lợi ích và mục đích. Nhưng trong hoàn cảnh mà ngay chính cấp lănh đạo cao nhất của Đảng c̣n báo động về sự sa sút ḷng tin của nhân dân và yêu cầu “chỉnh đốn v́ sự tồn vong của chế độ” như phát biểu của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong thời gian vừa qua th́ việc gắn kết giữa “Đảng, Nhà nước, Nhân dân” trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc chưa hẳn đă mang giá trị thực tiễn.

    vai tṛ của một Tổng bí thư Đảng th́ chỉ trong nội bộ Đảng thôi, cũng như các đảng khác trên thế giới. Đảng CSVN chỉ lănh đạo qua đường lối, chủ trương. Những điều này được thể chế hoá thành luật và nhà nước thực hiện vấn đề này. Như vậy th́ tức là Đảng lănh đạo. Chứ c̣n hiện nay là Đảng trực tiếp cai trị, làm thay nhà nước.
    Ông Lê Hiếu Đằng


    Điển h́nh, khi phó Chủ tịch QH Ṭng Thị Phóng phát biểu “Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và hiệu quả của nhân dân Trung Quốc”, có lẽ bà muốn nói đến sự giúp đỡ về vũ khí và nhân sự của Trung Quốc đối với Đảng CSVN trong cuộc chiến chống Pháp và việc thống nhất hai miền Nam – Bắc.

    Tuy nhiên, nếu xét đến quá khứ hơn ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ (trong đó gồm cả sự cai nghiệt thời nhà Đường), xét đến những cuộc chiến tại biên giới và biển đảo, và những cuộc bắt bớ, bắn giết ngư dân hay việc lao động Trung Quốc đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường lao động Việt Nam…th́ nói “nhân dân Việt Nam mang ơn Trung Quốc” đôi khi lại khiêng cưỡng quá chăng? Nhà văn Vơ Thị Hảo nói về điều này như sau:

    “Đảng, Nhà nước và Nhân dân chỉ có thể gắn liền nhau khi Đảng và Nhà nước coi trọng và có cùng quyền lợi với nhân dân. Nếu thực tế lợi ích ấy tách rời th́ không thể gắn nhân dân vào được. Tất cả những mỹ từ nói ra rất dễ dàng nhưng thực hiện th́ rất khó. Mà người ta chỉ nh́n vào hành động chứ không phải lời nói”.

    Ngoại giao được ví von như việc chia một chiếc bánh mà trong đó ai cũng nghĩ ḿnh được phần lớn hơn, nghĩa là tất cả các bên phải thấy được lợi ích của ḿnh. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh và sự độc lập ở mức cần thiết của những người lănh đạo nhà nước. Đối với Trung Quốc, sau hơn 20 b́nh thường hóa quan hệ, chắc có lẽ thắng lợi duy nhất của Việt Nam là giữ cho hai nước không có chiến tranh.

    Tuy nhiên, dù hoà khí là quan trọng, nó cũng không thể so sánh với sự độc lập, chủ quyền quốc gia và ḷng tự tôn dân tộc. Nếu ngoại giao được dựa trên hay bị ảnh hưởng bởi một hệ tư tưởng mà trong đó Việt Nam bị xem là một nước nhỏ hơn th́ sự tách biệt ngoại giao nhà nước với hệ tư tưởng ấy là cách duy nhất làm cho ngoại giao Việt Nam thực sự ở thế cân bằng với không hẳn các nước khác mà c̣n với “người bạn lớn” Trung Quốc.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Việt Nam Trước Thách Đố Đại Hán Đỏ Xâm Lăng

    Hà Nhân Văn
    VẤN ĐỀ LIÊN MINH VỚI HOA KỲ

    Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ từng thống thiết kêu gọi Việt Nam phải liên minh với Hoa Kỳ, “Đó là mệnh lệnh”. Mệnh lệnh của ai? Mệnh lệnh của tổ quốc và của Mẹ Việt Nam. Lời kêu trầm thống ấy chính là nguyên nhân Bắc Kinh áp lực CSVN phải bắt giam và bỏ tù Cù Huy Hà Vũ đồng thời tiêu diệt khí thế Việt Nam. Nhưng liên minh với Mỹ vào lúc này có dễ không? Dễ mà khó, rất khó!

    Dễ là v́ Mỹ đang muốn giúp Việt Nam và bảo vệ Biển Đông. Các tổ chức cựu chiến binh Mỹ “Viet Veterans” đă và đang đổ xô qua tiếp tay tái thiết Việt Nam, hàn gắn vết thương “20 năm cuộc chiến” và xóa nḥa “hội chứng Việt Nam”. Khuynh hướng thân Mỹ trong giới trí thức, sinh viên, cựu tướng lănh và cựu chiến binh VNCS càng ngày càng lan rộng, lấy “Trung tâm Hoa Kỳ” ở Sàig̣n làm thí dụ, giới trẻ tấp nập đến trung tâm, nhất là ngày thứ Bảy, Chủ Nhật. Nhưng rất khó lúc này, chỉ có thể liên minh với Mỹ về chính trị và quân sự trong điều kiện tiên quyết, “ắt có và đủ”, Việt Nam phải có tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Thời cơ vàng son đang tới. Ngày 2-6 vừa qua, sau khi dự thượng đỉnh G-8 trở về, Tổng Thống Obama tái xác định với lời lẽ hết sức cứng rắn: Bất cứ nơi nào an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa, Hoa Kỳ sẽ phản ứng tức khắc, kể cả dùng biện pháp quân sự. Biển Đông là vùng an ninh của Mỹ.

    HAI ĐIỀU KIỆN CHỐNG ĐẠI HÁN

    Nếu bất hạnh, Trung Quốc Đỏ xâm lăng Việt Nam như phe diều hâu Bắc Kinh đă và đang hô hào cổ vơ “đánh! đánh” , Tàu Đỏ chắc chắn sẽ thua Việt Nam trong 2 điều kiện sinh tử:

    1. Diệt được lũ Việt gian trong lănh đạo và trong ḷng ĐCSVN.

    2. Trung ḥa đạo quân thứ năm của Bắc Kinh đang lúc nhúc trên đất nước, đó là tập thể trên 300,000 Hoa kiều mới nhập cảnh lậu vào Việt Nam từ đầu thập niên 2000, hầu hết là Hán dân đến từ các tỉnh nghèo như Thiểm Tây, Hà Nam, Hồ Nam… Cần phân biệt lớp Hoa kiều mới này với đồng bào Việt gốc Hoa trước năm 1975 ở cả 2 miền Nam Bắc, nay gọi đơn giản là đồng bào Hoa, hầu hết đến Việt Nam từ thế kỷ 17 và trước nữa, gốc Phúc Kiến, Quảng Đông, đảo Hải Nam và một số ở Chiết Giang và Quảng Tây, vốn là huyết hệ Việt tộc trong ḍng Bách Việt, ta phải bảo vệ, là đồng bào ta.

    TẬP ĐOÀN VIỆT GIAN TRONG ĐẢNG CSVN

    Bộ “sậu” của Bắc Kinh đang là một quyền lực sinh sát trong lănh đạo ĐCSVN. Do cao trào chống Đại Hán bá quyền trong quân đội và quần chúng Việt Nam, chúng mai phục nằm im, chờ giờ hành động. Trùm Nguyễn Phú Trọng chắc không đến nỗi nào so với Lê Khả Phiêu – Trần Đức Lương và Tô Huy Rứa, sản phẩm của Bắc Kinh, vẫn chưa đủ lông cánh vượt qua mặt Trương Tấn Sang, dù tháng 7 này, Sang sẽ hết thực quyền điều hành đảng. Một Nguyễn Chí Vịnh, như biết thân phận nằm êm ru, chưa qua mặt nổi Phùng Quang Thanh. ĐH kỳ 11 vừa qua, tướng Thanh về nh́, 95% phiếu sau Trương Tấn Sang. Trọng đứng thứ 6, do là người của Bắc Kinh nên được đẩy lên làm TBT, nếu không có cục T́nh Báo Hoa Nam mua chuộc thúc đẩy, không đến lượt Trọng làm TBT mà phải do họ Trương. Tuy nhiên, trong quá tŕnh hoạt động, Trọng là tay em của phe chống TC, suốt nhiều năm phục vụ tại ṭa soạn báo Nhân Dân, Trọng chống Đại Hán bá quyền rất mănh liệt, Trọng nằm trong quỹ đạo Lê Duẫn – Lê Đức Thọ. Trọng du học và đậu Phó Tiến Sĩ ở Liên Xô. Theo tin Hà Nội, Trọng chỉ ngả vào ṿng tay Bắc Kinh từ khi Trọng làm Bí Thư thành ủy Hà Nội, Trọng lạc vào phe làm ăn móc ngoặc với các đại gia Tầu Đỏ trong dịch vụ vĩ đại “mở rộng thủ đô”, mua bán đất ở các huyện ngoại thành. Xét về ư thức hệ, suốt nhiều năm, từ thập niên 1960, Trọng thuộc phe giáo điều Mác Lê Liên Xô, cực lực chống lại chủ nghĩa xét lại của Mao Trạch Đông.

    Do quyền lợi sinh tử của địa phương, các ủy viên TƯĐ hầu hết thuộc phe âm thầm chống Đại Hán, từ Nghệ Tĩnh đến Nam Ngăi, B́nh Phú. Nhờ vậy, bọn Việt gian tay sai Đại Hán càng ngày càng co rúm lại nhưng chúng dư thừa phương tiện. Tiền đẻ ra quyền lực! Sự thức tỉnh, chống Đại Hán càng ngày càng lan rộng trong nội đảng, nhất là hàng tướng lănh và sĩ quan cao cấp QĐND nay đă về hưu nhưng ảnh hưởng vẫn c̣n lớn trong tập thể cựu chiến binh và cán bộ ṇng cốt. Tiêu biểu nhất như cựu Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại Sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Bắc Kinh (1974-1989), Giáo Sư Trần Phượng, cựu Phó Thủ Tướng, sử gia Dương Trung Quốc v.v… họ là những tiếng nói quan trọng và rất thuyết phục, do họ là người yêu nước và thanh liêm… Nhưng bộ sậu của TC và sâu bọ Việt gian vẫn c̣n lúc nhúc trong nhiều ngành.

    TRƯỚC THÁCH ĐỐ VÀ SỢ HĂI

    Sợ Trung Cộng th́ dân ta không sợ. Nếu sợ, làm sao chiến thắng cuộc chiến biên giới năm 1979, với trên 20,000 quân TC phơi xác và vài vạn tù binh, thương binh!(?). Đại Tướng Tổng Tư Lệnh quân viễn chinh Dương Đắc Chí trở thành Dương Thất Chí sau khi bị thiêu rụi trăm cỗ xe, pháo, nướng trọn 2 vạn quân. Bây giờ anh tướng Tàu Đỏ rụng răng, tuần này qua tuần khác viết lên website hô hào “đánh Ô Nam, lấy lại đất cũ của Trung quốc”! Những ngàn năm, người Việt dù sợ và rất sợ Đại Hán xâm lăng nhưng ở thế chân tường lại vùng lên không hề biết sợ. Sợ là sợ nội xâm, nội thù. Qua các tấm gương dũng liệt của Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Đan Quế, Lê Quốc Quân và hàng trăm trí thức đă can trường đứng lên, đồng bào trong và ngoài nước chê trách phàn nàn: Hào kiệt Việt Nam c̣n ở đâu? Sao trí thức trong nước vẫn im ĺm! Xin khoan phê b́nh và lên án. Ở hải ngoại này nói ǵ viết ǵ mà không được. Nỗi sợ bạo quyền vẫn c̣n bao trùm xă hội Việt Nam hôm nay.

    SỢ CHỬI! SỢ CÔNG AN BÔI NHỌ!

    Hàng ngàn trí thức và nhân vật thượng thặng của CSVN đă lên tiếng phản đối vụ Bô xít Đắc Nông trong đó có cả bà già Nguyễn Thị B́nh và Giáo Sư Ngô Bảo Châu, học giả Nguyễn Huệ Chi. Thế rồi im bặt, tiếng nói tắt ngay như viên sỏi ném xuống ḷng giếng sâu. Tại sao? Vẫn là sợ. Sợ tù đầy chưa bằng sợ bị bôi nhọ trên báo của công an Cộng Đảng. Hăy xem: lúc c̣n sinh thời, cố HT Thích Huyền Quang liên tục bị báo công an bôi nhọ, réo tên tục của ngài, gọi bằng ông. Rồi HT Thích Quảng Độ, liên tục bị xuyên tạc bôi nhọ. Gần đây, tháng 5, báo CA của Đảng lại lải nhải bôi nhọ Cù Huy Hà Vũ, kéo theo Ngô Bảo Châu, gọi là “Giáo Sư Châu hiểu lầm về Cù Huy Hà Vũ”. Tâm hồn trí thức, nhất là trong giáo giới đại học vốn rất nhạy cảm, rất sợ bị bôi nhọ, xuyên tạc bôi tác trên mặt báo. Tại sao lại sợ và rất sợ như thế? Đây là tâm lư chung, nó chửi ḿnh, ḿnh ráng chịu nhưng c̣n vợ con, anh em, bà con bên nội bên ngoại và học tṛ? Bằng hữu và chiến hữu không sao.

    Đảng CSVN có ba đội “hùng binh” bảo vệ Đảng: một là QĐND, sau là công an rồi đến đội quân báo Đảng trong đó chửi, xuyên tạc và bôi đen đối thủ của Đảng được trao cho báo Công An, nghĩa là công an làm 2 công việc: bắt bớ tra tấn nhân dân, bôi đen và chửi các nhân vật CS cần triệt hạ. Bản thân người cầm bút Cao Thế Dung là khách hàng thường trực nhiều năm của báo Công An. Thí dụ tuần báo “An Ninh Thế Giới” của Công An số ra ngày 16-2-2004, số 426, bài đầu, trang 3 “An ninh trong nước”, viết rằng: “Các nhân vật trong “chính phủ” bịp đă kể rơ: Cao Thế Dung “tham mưu đường lối” hiện là bồi bút. Ở khu Bolsa, quận Cam, California, nơi có đông người Việt sinh sống và cũng là nơi đẻ ra nhiều tổ chức phản động nhất, hễ ai đưa cho Cao Thế Dung – dù chỉ vài chục “đô”, thuê Dung viết bài “đánh” người này người nọ trên mấy tờ báo lá cải là Dung “đánh” liền mà chẳng cần biết sai hay đúng. Tŕnh độ học vấn mập mờ nhưng sang Mỹ, Dung khoe đă có bằng tiến sĩ do… Đại học Harvard cấp”. Họ Cao vui vẻ, lịch sự viết thư về Hà Nội trả lời: Chửi nữa đi các em, để anh gửi cho chút ít đô la xài chơi!

    Trí thức trong nước hăy noi gương Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, ngài đâu có thèm quan tâm! Chấp! Như đánh cờ chấp chúng cả xe pháo mă. Đừng sợ! ĐGH Gioan Phao lô II, vị tân Á Thánh từng lên tiếng khuyên dân Ba Lan của ngài dưới thời bạo quyền CS: Đừng sợ! Hăy đừng sợ như Điếu Cầy, như Lê Thị Công Nhân, như Cù Huy Hà Vũ, như Nguyễn Đan Quế… Chấp chúng! Nhưng không bất chấp, ta đă và đang thắng bọn bạo quyền Việt gian, ngay cả ở hải ngoại.
    ...

    Bất chấp luật pháp quốc tế, trước sau TC cũng sẽ chiếm hết Trường Sa, áp đảo Việt Nam, thực hiện “nghị quyết” 2 nước, 2 đảng là một, bỏ ngỏ biên giới Việt – Trung. Vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam bây giờ là phải diệt lũ Việt gian, tay sai Đại Hán ở trong ḷng lănh đạo TƯĐ – CSVN. Phải theo gương xưa, ngoại thù có thể khoan hồng, Việt gian phản quốc phải diệt ngay.

    Nhưng với tập đoàn lănh đạo CSVN ta phải tính sao đây? Vận nước đang như treo trên sợi chỉ mành. Với lănh đạo CS th́ Đảng trên nước, cá nhân lănh tụ trên Đảng. Bế tắc! Tạm thời vào lúc này vẫn không thể khoanh tay. Chờ quốc tế can thiệp ư? Chưa thể được! Ngay Hoa Kỳ cũng đă bày tỏ lập trường không can thiệp vào cuộc tranh chấp các phía ở Biển Đông. Nam Dương hiện là chủ tịch ASEAN, Nam Dương vẫn lập lờ. Bắc Kinh đang chia để trị. TC đầu tư dẫn dầu ở Nam Dương. Bắc Kinh đang thuyết phục hải quân Nam Dương và TC sẽ “liên kiểm”, 2 bên tuần tiểu chung ở Biển Đông trong khi Nam Dương không liên hệ đến cuộc tranh chấp ở Biển Đông. C̣n lại Mă Lai, Brunei, Phi Luật Tân và Tân Gia Ba, cả 3 nước vẫn không tin Việt Nam, nghi ngại Việt Nam vẫn là chư hầu Đỏ của Bắc Kinh. Vả lại, TC sẽ phá và đả phá mọi toan tính liên minh của ba nước ASEAN. Vậy ta phải làm thế nào? Bài toán rất nan giải! Trước hết, cứu nước như chữa lửa, hải ngoại cần vận động một cao trào không sợ, thúc đẩy đồng bào trong nước không sợ, nhất là không sợ báo đảng Công An bôi nhọ. Và từ đó, vận động cao trào không sợ Đại Hán xâm lược. Bằng tài liệu qua video hay tivi để đồng bào các giới trong nước biết rơ 2 điều:

    1. Nếu kiện Bắc Kinh ra ṭa án quốc tế về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam, TC đă xâm lăng cướp đoạt, ngay cả thềm lục địa Việt Nam, chắc chắn Việt Nam sẽ thắng. Pháp quốc là một nhân chứng.

    2. Làm một phim tài liệu lịch sử qua video: qua 8 lần Đại Hán xâm lăng Việt Nam kể từ đời Ngô Vương Quyền, Lê Đại Hành đến Quang Trung, Đại Hán đă bị đánh bại. Trước hết, trong sự bế tắc hiện nay hăy tạo một niềm tin tất thắng đă! Điều căn bản khác là tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền, vẫn là một vũ khí nhiệm mầu để lật đổ bạo quyền cho đến chừng nào lũ Việt gian, bộ sậu của TC bị đánh bật khỏi tập thể lănh đạo Việt Nam, chừng nào những Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Trọng Vĩnh, Trần Phương từ ḷng đảng CSVN hàng loạt thức tỉnh đứng lên: không sợ bạo quyền, không sợ Đại Hán Đỏ, bấy giờ khả dĩ Việt Nam sẽ t́m được thế quốc tế. Chắc chắn, quốc tế không bỏ Biển Đông, không bỏ rơi ASEAN, không bỏ Việt Nam nếu một Việt Nam có tự do dân chủ không c̣n bọn đầy tớ tai sai Bắc Kinh.

    BẮC KINH PHƠI BÀY CHÂN TƯỚNG DĂ THÚ

    Như quư đồng hương đă rơ, ngày 26-5 vừa qua, ba tàu hải giám của TC tiến sâu vào hải phận Việt Nam, cách Nha Trang hơn 100 hải lư, áp vào tàu B́nh Minh 2 của công ty Petro Việt Nam, quấy phá, đe dọa và cắt dây cáp thăm ḍ địa chất. Hà Nội lên tiếng phản đối. Phát ngôn viên bộ ngoại giao TC phản bác, ngang ngược nói rằng Việt Nam hoạt động phi pháp trong vùng biển của TC. Và tự hậu Việt Nam không được quyền hoạt động phi pháp như vậy! Đây là hành động xâm lăng trắng trợn của TC, chứ không phải 2 bên tranh chấp! Đây là thềm lục địa Việt Nam cách Mũi Né và Nha Trang hơn 100 hải lư th́ tranh chấp cái ǵ? Hành động của TC bất chấp luật biển 1982 và công pháp quốc tế. Thực ra th́ họ đă bất chấp khi đơn phương in bản đồ mới TC và Biển Đông, tự khoanh vạch làn ranh chiếm trên 80% Biển Đông! Cả thế giới từ lâu đă biết rơ tham vọng bá quyền của TC. Nay hơn một lần nữa, TC lại bất chấp quốc tế và ASEAN. Hành động ngang ngược này, TC làm cho cả ĐNA và Á châu hoảng sợ. Tự TC đă tự tố cáo ḿnh là bành trướng bá quyền.

    Bắc Kinh có tính toán, tại sao lại hành động vào lúc này? Sau khi ḥa hoăn với Mỹ, bái phục Mỹ, nịnh hót Mỹ để Mỹ cho rảnh tay ngang dọc Biển Đông. Lịch sử lại tái diễn, năm 1978, Đặng Tiểu B́nh thăm Hoa Kỳ ḥa hoăn và để kết thân, trở về nước họ Đặng “dạy cho Việt Nam một bài học”, tung 11 quân đoàn hay là 44 sư đoàn tấn công thượng du cũng là để giải cứu chế độ khát máu Pol Pot đang bị VNCS vây khốn ở vùng Tây Nam Việt – Miên, phá vỡ tham vọng của TC xây một tiền đồn chiến lược ở Cao Miên qua chế độ diệt chủng Pol Pot. … Bài học cũ tái diễn chăng? Bộ trưởng QP Lương Quang Liệt qua Manila ḥa hoăn với Phi, hứa hẹn đủ điều, ngầm chia rẽ, xé lẻ Việt – Phi. Tướng Trần Bỉnh Quốc qua Mỹ nịnh Mỹ, thổi Mỹ lên đến mây xanh, cả hai ông trở về Bắc Kinh cho đoàn tàu chiến hải giám tiến sâu vào thềm lục địa Việt Nam. Để làm ǵ? Mới chỉ là “dương oai diễn vơ”, màn đầu nhưng lại gây tai hại cho TC không phải là nhỏ ở TBD, ĐNA và cả Á châu. TC quá kiêu căng, đi thêm bước nữa sẽ đổ bể to!

    LĂNH ĐẠO ĐCSVN BẼ BÀNG – LÚNG TÚNG

    Vụ tàu B́nh Minh 2 và Bắc Kinh tiếp tục ngang ngược xâm lấn hải phận Việt Nam đă làm cho phe thân Bắc Kinh trong lănh đạo CSVN lúng túng to! Thật sự bẽ bàng, “16 chữ vàng, 4 tốt” trong quan hệ Việt – Trung để đâu? Phe thân Mỹ và Tây phương có lư do vùng lên: Nh́n coi! Đồng chí TC như thế đấy! Trong họa vốn có phúc, cả nước Việt Nam nhốn nháo “mất nước đến nơi rồi!”. Đây là cơ hội ngàn vàng “Dân tộc thức tỉnh”. Uncle Sam vỗ đùi hỉ hả: “Muốn cứu nguy không? Dân chủ tự do đi, sẽ OK cái rụp!”. Có thể nói qua vụ B́nh Minh 2, trước sự hung hăn ngang ngược công khai của TC, cả nước Việt Nam đều hướng về chân trời Tây, SOS!

    MỤC TIÊU CHÍNH CỦA BẮC KINH

    Hầu hết cho rằng TC công khai xâm lăng Biển Đông do tham vọng tài nguyên dầu khí, mà một website của Bắc Kinh ví Biển Đông là một vịnh Ba Tư, Ả Rập Trung Đông! Phóng đại! Khí đốt tuy nhiều, tập trung ở thềm lục địa từ Đà Nẵng đến Phú Yên, Nha Trang, nhưng thuộc loại kém. Vùng dầu lửa quanh giếng Bạch Hổ không nhiều. Các bản nghiên cứu phúc tŕnh của Đại học Harvard đă cho ta biết rơ về số lượng phỏng định làm sao mà so được với dầu khí ở vịnh Ba Tư (tham khảo “Theo hướng Rồng Bay” – Viện phát triển quốc tế, ĐH Harard 1994 – Bản dịch của Tiến Sĩ Cao Đức Phát, hiện là Bộ Trưởng bộ Nông Nghiệp). Dầu khí và hơi đốt Việt Nam tập trung ở vùng đảo Côn Sơn, nhất là từ Nam Côn Sơn đến biển Rạch Giá với khối lượng vĩ đại, vượt Brunei, đứng đầu ĐNA – TBD. Rất may do các hăng dầu Mỹ đă khám phá, có giếng với trữ lượng trên 90 tỷ thùng! Đại Hán Bắc Kinh nhắm tới vùng này. Sau là tài nguyên tôm cá và than đá. Bản nghiên cứu của ĐH Harvard cho biết: “Tại Việt Nam có những mỏ than đơn lẻ có độ dầy cực lớn tới 90 m, và hiện nay, Việt Nam là nước có trữ lượng than antracit lớn nhất thế giới, nằm ngay sát bờ biển” (tlđd, chương X, tr. 25). Tóm lại mục tiêu chính của Đại Hán Đỏ là nguồn hải sản trong hải phận Việt Nam, dầu khí hơi đốt ở vùng biển Côn Sơn và Rạch Giá trong vịnh Thái Lan thuộc Việt Nam. Chiến lược của Bắc Kinh là làm chủ Biển Đông, khống chế Việt Nam, buộc Việt Nam phải quy phục để khai thác tài nguyên như vô tận ở Trường Sơn và Tây Nguyên Việt Nam.

    Thế nước đang chơi vơi, bên lề sụp đổ. Tiên quyết là phải có tự do dân chủ, nhân quyền và phải có thế tựa Âu Mỹ mới chống trả được đại họa Đại Hán Đỏ.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Về một tập tài liệu liên hệ tới các cố vấn Tầu ở Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946 – 1954)



    LTS: Giữa t́nh h́nh hiện tại với những lấn lướt ngạo ngược của Trung Quốc ở Biển Đông và với thái độ lúng túng khó hiểu của chính quyền cộng sản Việt Nam, bài viết này có thể soi sáng phần nào những nguyênủy sâu xa bắt nguồn từ những sự kiện lịch sử xảy ra trong bóng tối từ hơn 60 năm qua.



    Bài viết sẽ cho thấy người khai sáng cho thời kỳ lệ thuộc của cộng sản Việt Nam với Trung Quốc chính là Hồ Chí Minh. Sự lệ thuộc c̣n có thể được giải thích bằng câu nói quái ác của Stalin: Trung Quốc giúp cho Việt Nam một con gà th́ Việt Nam có thể trả lại cho Trung Quốc một trái trứng.



    Phải chăng t́nh h́nh hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc chính là hiện thân của trái trứng ấy? Và cái tội nợ “nửa anh em nửa kẻ thù” mà đảng cộng sản Việt Nam đang gánh hiện nay phải chăng là từ cái “tội tổ tông” do ông Hồ gây ra?

    (Diễn Đàn Thế Kỷ)



    Tập tài liệu được nói tới ở đây là một tập hợp những bài viết của “một số lăo đồng chí đă từng công tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20” theo lời của Nhóm biên tập sách viết trong Lời Cuối Sách vào tháng 12 năm 2001. Tập sách có nhan đề Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp (Hồi kư của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy với Dương Danh Dy cũng là người hiệu đính. Bản dịch này không ghi nơi xuất bản cũng như tên nhà xuất bản với lư do được ghi là tài liệu lưu hành nội bộ và được gửi từ trong nước ra hải ngoại qua thư điện tử. Cũng vậy, ghi là nội bộ nhưng sách cũng không được ghi rơ là nội bộ của cơ quan nào.



    Tập tài liệu này dày 280 trang qua thư điện tử và gấp đôi tức 560 trang theo khổ sách in nhỏ, gồm tổng cộng 10 bài, thêm hai trang Lời Cuối Sách. Tác giả đầu tiên là La Quư Ba, người được Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc bí mật cử sang Vịêt Nam đầu năm 1950 làm đại diện liên lạc giữa Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương, sau này là Đại Sứ đầu tiên của Cộng Sản Trung Quốc ở Việt Nam. Bài này ngắn và có tính cách tổng quát, được viết để tưởng nhớ Mao Trạch Đông. Tác giả thứ hai là Trương Quảng Hoa. Ông này xuất thân làm công tác ở văn pḥng cố vấn quân sự của Đoàn, lo về thống kê nên nắm vững t́nh h́nh giao nhận vật tư để báo cáo cho lănh đạo của Đoàn. Trương Quảng Hoa có cả thảy bốn bài, đồng thời giữ vai tṛ sửa chữa và hiệu đính, kể cả sửa chữa và hiệu đính cho phần “Đại Sử Kư” tức phần niên biểu các sự kiện chính ở cuối sách trong đó có bài viết tổng quát và một bài viết về vai tṛ có tính cách quyết định của tướng Trần Canh trong trận Đông Khê – Thất Khê. Chủ truơng của Trần Canh cũng như của các cố vấn Tầu đối nghịch với chủ trương ban đầu của các chỉ huy trưởng Việt Nam, trong đó có các Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 102 Nguyễn Hữu An và Trung Đoàn 88 Thái Dũng. Người có bài thứ ba là Vu Hoá Thuần, viết về Vi Quốc Thanh trong cả hai trận Đông Bắc và Điện Biên Phủ, một vai tṛ cũng quyết định giống như vai tṛ của Trần Canh trong chiến dịch Đông Bắc. Vương Nghiên Tuyền nguyên ở trong ban tham mưu của Tướng Trần Canh và là cố vấn cho Đại Đoàn 308 trong thời chiến, năm 1956 lại trở sang Việt Nam làm tổ trưởng Tổ Chuyên Gia Quân Sự cho đến năm 1957. Ông này có hai bài dài và coi như ṇng cốt của tập sách. Tiếp theo là các bài của Độc Kim Ba và của Như Phụng Nhất mà tiểu sử không được ghi dù là gián tiếp. Cuối cùng là một niên biểu liệt theo ngày tháng tiến tŕnh hoạt động của Đoàn Cố Vấn Trung Quốc từ ngày được thành lập, từ tháng Giêng và tháng Hai năm 1950 cho đến trung tuần tháng Ba năm 1956.



    Nói tới Chiến Tranh Pháp – Việt Minh (1946 – 1954) không ai là không biết tầm quan trọng của viện trợ của Cộng Sản Trung Quốc cho Cộng Sản Việt Nam kể từ sau khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc chiếm được toàn thể Trung Hoa Lục Địa, hay chậm hơn và đúng hơn chút nữa là từ trung tuần tháng 8 năm 1950, khi hai đoàn cố vấn, một do Vi Quốc Thanh và Đặng Dật Phàm cầm đầu từ Quảng Tây và một do Trần Canh hướng dẫn từ Vân Nam đến bộ chỉ huy tiền phương của Việt Minh ở Quảng Uyên, Cao Bằng và được Vơ Nguyên Giáp và Trần Đăng Ninh đón tiếp và thuyết tŕnh. Đây là thời điểm then chốt. Nó mở đầu cho một giai đoạn mới trong lịch sử Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất, trong đó viện trợ của Trung Quốc đóng vai tṛ quyết định. Sau thời điểm này quân đội của Tướng Giáp không c̣n phải “chiến đấu trong ṿng vây”, không c̣n chỉ đánh du kích nữa mà đă chuyển sang vận động chiến rồi sau đó là công kiên chiến để đánh bại địch quân của họ, theo sách lược của Mao Trạch Đông và kinh nghiệm của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc. Hồi kư của các nhà lănh đạo Việt Minh trong đó có Tướng Giáp, Tổng Tư Lệnh Quân Đội, có Đặng Văn Việt, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 174, con Hùm Xám của Đường Số 4, đều nói tới nguồn viện trợ duy nhất và thiết yếu này nhưng nói tương đối ít. Những chiến thắng của Việt Minh từ các trận Đông Khê và Cao Bằng trong chiến dịch Việt Bắc tới trận Điện Biên Phủ theo các chỉ huy người Việt này là do sự hoạch định chiến lược và chiến đấu của chính người Việt. Các cố vấn Trung Quốc trong tập Ghi Chép Thực kể trên đă gần như nói ngược lại. Không những thế họ c̣n viết nhiều hơn nữa, không riêng về quân sự như cung cấp dư dả súng ống, đạn dược, quân trang, quân dụng, soạn thảo tài liệu huấn luyện, tái tổ chức lại quân đội với chủ trương đặt nặng vai tṛ của chinh trị trong quân đội, thành lập và vơ trang những đại đơn vị mới như các Đại Đoàn 316, 320, 325, 351 và một trung đoàn công binh bên cạnh các đại đoàn 304, 308, 312 và một số trung đoàn đă có từ trước, mà c̣n giúp Việt Minh giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chánh, đặc biệt là về tiền tệ, lương thực để Việt Minh từ thế gần như thụ động, bị bao vây trên nhiều mặt, sang chủ động làm chủ chiến trường. Các cố vấn Tàu c̣n cho biết họ đă soạn thảo các chiến lược và trực tiếp tham gia chiến trận cùng với quân đội của Tướng Giáp từ đó đă giúp cho Cộng Sản Việt Nam toàn thắng.



    Một cách tóm tắt, khi đọc tài liệu này ta có thể ghi nhận được những sự kiện sau đây:



    Thứ nhất: Viện trợ của Trung Quốc cho Cộng Sản Việt Nam là do Cộng Sản Việt Nam yêu cầu qua văn thư của Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương gửi Mao Trạch Đông và Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tiếp theo hai chuyến đi bí mật của Hồ Chí Minh sang Bắc Kinh vào đầu tháng Giêng năm 1950 và vào mùa đông năm 1951. Lần đi thứ nhất, khi Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh th́ Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đă đi Moscow để kư “Hiệp Ước Tương Trợ Đồng Minh Hữu Nghị Trung – Xô” từ trước nên ông chỉ được Lưu Thiếu Kỳ đón tiếp rồi sau đó được Lưu Thiếu Kỳ thu xếp để sang Moscow. Câu hỏi được đặt ra là trước khi đi Mao và Lưu có biết là Hồ sẽ sang Bắc Kinh hay không? Đặt ra nhưng câu trả lời phần nhiều là có. Nếu vậy tại sao hai người lại không đợi Hồ Chí Minh sang để cùng đi? Câu trả lời phần nào có thể được thấy nếu người ta theo dơi những ǵ đă xảy ra sau đó. Thứ nhất là trong buổi tiệc do Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô tổ chức để khoản đăi Hồ Chí Minh khi họ Hồ mới tới Moscow tối ngày 6 tháng Hai, Staline đă không đến dự và Staline chỉ tiếp ông này nhiều ngày sau đó và tiếp ở pḥng làm việc của ḿnh với sự có mặt của nhiều người khác trong đó có cả Vương Gia Tường là đại sứ Trung Quốc ở Liên Xô. Thứ hai là trong buổi tiếp tân chiêu đăi trọng thể dành cho Mao Trạch Đông, Châu Ân Lai và toàn thể các đoàn viên phái đoàn Trung Quốc, Hồ Chí Minh cũng được mời, có thể là không chính thức. Lợi dụng cơ hội này và khi Staline rất vui, Hồ Chí Minh đă ngỏ ư xin được kư một hiệp ước tương tự như hiệp ước Trung – Xô Mao Trạch Đông đă kư trước đó. Staline đă từ chối.



    Trương Quảng Hoa đă kể lại cuộc đối thoại giữa hai người như sau:



    “Staline rất vui, trong bữa tiệc luôn luôn tṛ chuyện với khách. Hồ Chí Minh nắm lấy thời cơ này cười hỏi Staline: ‘Đồng chí c̣n có chỉ thị ǵ nữa đối với công tác của Việt Nam chúng tôi không?’ Staline cười: ‘Tôi làm sao có thể chỉ thị cho đồng chí, đồng chí là Chủ tịch nước, quan c̣n to hơn tôi mà!’



    “Hồ Chí Minh lại nói: ‘Các đồng chí đă kư hiệp ước với Trung Quốc, nhân tôi ở đây, chúng tôi cũng muốn kư một hiệp ước!’ Staline nói: ‘Thế người ta hỏi đồng chí từ đâu ra? Chúng tôi giải thích như thế nào?’ “Hồ chí Minh nói: ‘Điều đó rất dễ, đồng chí cho chiếc máy bay chở tôi lượn một ṿng trên trời, sau đó cho người ra sân bay đón tôi, đưa một tin trên báo, không được sao?’



    “Staline cười lớn nói: ‘Đó là quá sức tưởng tượng đặc biệt của người phương Đông các anh’.” (trang 21) Họ Trương ghi tiếp là “Rất nhiều người dự tiệc cũng đều cười vang lên.” Chi tiết này chứng tỏ cuộc đối thoại giữa Hồ Chí Minh và Staline là công khai trước mặt mọi người. Nhưng xét toàn bộ người ta thấy Staline tỏ ra rất lạnh nhạt, không có tôn trọng Hồ Chí Minh, đă mỉa mai khi trả lời những câu hỏi nghiêm chỉnh và quan trọng của Hồ, kể cả đem những đề nghị của Hồ ra làm tṛ cười cho những người có mặt trong buổi chiêu đăi và thẳng thừng từ chối những lời yêu cầu của Hồ, trong đó có đề nghị kư một hiệp là điều ông này rất mong muốn. Tại sao vậy?



    Theo Trương Quảng Hoa “Staline lo lắng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc, là Ti Tô thứ hai.” Nhưng đọc kỹ chi tiết hơn, người ta thấy hai điều. Một là Staline có chủ trương muốn Hồ Chí Minh đẩy sớm hơn và mạnh hơn cách mạng xă hội và kinh tế thay v́ chỉ lo đánh Pháp và hai là Staline đă cùng Mao Trạch Đông, và ngay cả trước đó không lâu, Lưu Thiếu Kỳ, trong một chuyến đi bí mật sang Nga, đă từng thảo luận và đồng ư với nhau về vai tṛ viện trợ cho Cộng Sản Việt Nam của Trung Quốc rồi. Đây là lư do chính và Hồ Chí Minh sang Moscow chỉ là để nghe một chuyện đă được sắp xếp rồi. Riêng về cá nhân Hồ Chí Minh, xuyên qua cuộc đối thoại này, người ta thấy phần nào bản chất thực tế, kiên nhẫn, chịu đựng đến độ ĺ lợm, sẵn sàng dùng những biện pháp lừa dối như ông đă thường làm ở Việt Nam của ông. Cuối cùng th́ chuyến đi Liên Xô của Hồ Chí Minh hoàn toàn thất bại, không giành được ǵ từ phía Liên Xô, không được coi trọng như Mao Trạch Đông để từ đây ông và Đảng Cộng Sản Vịêt Nam nghe và hoàn toàn trông cậy vào viện trợ của Trung Quốc.



    Về chủ trương giữ bí mật cho những chuyến đi của Hồ Chí Minh và sau này là về Đoàn Cố Vấn Trung Cộng cũng là điều người ta cần chú ư. Phía nào thực sự chủ trương giữ bí mật và tại sao phải giữ bí mật? Câu hỏi cần phải được đặt ra, cũng như Hồ Chí Minh có hứa hẹn ǵ với Mao Trạch Đông và các nhà lănh đạo khác của Trung Quốc để đánh đổi lấy viện trợ của Trung Quốc không? Cũng vậy có thật viện trợ này là không hoàn trả và hoàn toàn vô vị lợi dựa trên nghĩa vụ quốc tế giữa các đảng cộng sản hay không, hay ngược lại, có liên hệ ǵ tới sự nhượng bộ của Cộng Sản Việt Nam đối với Cộng Sản Trung Quốc sau này không? Về điều này người đọc nên để tới gợi ư của Staline là Trung Quốc giúp cho Việt Nam một con gà th́ Việt Nam có thể trả lại cho Trung Quốc một trái trứng.



    Con gà là quân sự, là kinh tế, tài chính, là lương thực, là tiền tệ, c̣n trái trứng là cái ǵ? Và cũng vậy sự giữ bí mật này có liên hệ ǵ tới cách giải thích sự thỏa hiệp với Pháp của Hồ Chí Minh hồi năm 1946 trước đó, đại khái là thà ngửi c… thằng Tây ít năm c̣n hơn là làm nô lệ thằng Tầu thêm một ngàn năm nữa, hay những ǵ họ Hồ và Đảng Cộng Sản đă lên án phía Việt Quốc, Việt Cách trong thời gian này? Hay giữ bí mật theo yêu cầu của Nga và của Tầu hay tất cả? Người viết sẽ trở lại vấn đề này trong một bài khác.



    Thứ hai: Viện trợ cho Việt Nam không phải chỉ v́ nhu cầu của Việt Nam mà cả Trung Cộng cũng có nhu cầu đánh đuổi quân Pháp nhằm bảo đảm biên giới phía Nam của ḿnh chống lại tàn dư của quân Quốc Dân Đảng. Điều này cũng được các tác giả nói tới. Chiến dịch Đông Bắc và sau này đánh Tây Bắc và sang Lào thay v́ đồng bằng sông Hồng mà các cố vấn Trung Quốc đă áp lực các nhà chỉ huy quân sự Việt Minh phải chấp nhận cũng nhằm mục tiêu này. Chi tiết rơ hơn được tŕnh bày trong phần kế.



    Thứ ba: Có một sự khác biệt về chủ trương chiến lược và chiến thuật giữa các cố vấn Trung Quốc và các tướng tá Việt Minh, trong đó có mục tiêu tấn công như đánh để tiêu diệt địch hay đánh để chiếm các cứ điểm hay các thị trấn, địa điểm tấn công, đánh nơi nào trước, Cao Bằng hay Đông Khê, đồng bằng sông Hồng hay Lai Châu, Tây Bắc và Lào, đánh nhưng vẫn phải lưu tâm tới hoàn cảnh của các chiến sĩ anh em, đồng bào của ḿnh hay đánh để thắng với bất cứ giá nào. Cuối cùng các cố vấn Trung Cộng khi không thuyết phục được các tướng tá Việt Minh đă luôn luôn báo cáo về cho Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông để Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc liên lạc với Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam và Hồ Chí Minh và cuối cùng đă thắng thế. Chủ trương của họ đă được Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng Cộng Sản Vịêt Nam chấp nhận và may mắn cho họ, kết quả là chiến thắng. Đọc các bài viết này người ta có cảm tưởng là các chiến thắng của Việt Minh từ Đông Bắc đến Điện Biên Phủ hoàn toàn là do công lao của các cố vấn Trung Quốc, từ đầu đến cuối, từ hoạch định chiến lược, lựa chọn địa điểm để đánh, trực tiếp tham gia theo dơi, chỉ huy trận đánh, can thiệp ngay khi cần. Các tướng tá Việt Nam đều là thiếu kinh nghiệm, nhút nhát, không dám chấp nhận gian khổ. Chẳng hạn như trong chiến dịch Việt Bắc, Trần Canh và Vi Quốc Thanh đă nghiên cứu tỉ mỉ pḥng tuyến Quốc Lộ 4 của Pháp để đưa ra đề nghị đánh Đông Khê trước thay v́ Cao Bằng. Đề nghị này đă được Hồ Chí Minh lúc đó lên thị sát mặt trận, trực tiếp phê chuẩn thay v́ qua Tổng Tư Lệnh Vơ Nguyên Giáp. Hồ c̣n chỉ thị thêm rằng: “Chiến dịch này chỉ được thắng, không được thua!”, đúng như chủ trương của Trần Canh. Lư do là v́ họ Hồ đă quen biết Trần Canh từ lâu trước đó, từ năm 1925 – 26, đă yêu cầu Mao Trạch Đông cử Trần Canh sang giúp và tin cậy ở Trần Canh và biết rơ nhu cầu Trung Viện. Chỉ được thắng, không được thua hay thắng bằng bất cứ giá nào, bất kể sự hy sinh của binh sĩ là chủ trương của Trần Canh, khác với chủ trương của Vơ Nguyên Giáp và của Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 174. Trong trận Đông Khê, khi vị Trung Đoàn Trưởng này v́ bộ đội bị thương vong quá nhiều định rút lui, Vi Quốc Thanh đă điện thoại cho cố vấn Trương Chí Thiện của trung đoàn này, thúc đẩy vị chỉ huy của trung đoàn này, điều chỉnh bố trí và đánh tiếp. Giữa Trần Canh và Vơ Nguyễn Giáp tối ngày 4 tháng 10 năm 1950 cũng đă tranh căi nặng qua điện thoại khi quân Việt Minh tấn công chiếm núi Cốc Xá sau ba ngày liên tiếp và bị thiệt hại nặng, Bộ Chỉ Huy Tiền Phương ra lệnh cho bộ đội tạm ngưng tấn công để nghỉ ngơi chỉnh đốn. Tranh căi nặng qua điện thoại đến độ Trần Canh có lúc đă nói to: “Nếu trận này không đánh nữa th́ tôi xin cuốn gói chuồn.” Và nói tiếp: “Vào giờ phút then chốt này, bộ chỉ huy mà dao động th́ chôn vùi thời cơ rất tốt để chiến dịch thắng lợi” và dập mạnh điện thoại xuống. Nhưng sau đó Trần Canh đă liên lạc với Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Hồ Chí Minh đă ra lệnh cho bộ đội tiếp tục, c̣n Mao Trạch Đông th́ khuyến cáo “phải nhanh chóng tiêu diệt địch cho dù thương vong quá lớn cũng không nên quá lo, không nên dao động.” (trang 41) Những chi tiết này Tướng Giáp và Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 174 là những nhân chứng c̣n sống có thẩm quyền xác hay phủ nhận.



    Thứ Tư: Trong việc giúp Việt Minh huấn luyện và tổ chức lại quân đội, các cố vấn Trung Cộng c̣n giúp và rất có thể đă áp lực các nhà lănh đạo của họ thực hiện một cuộc chỉnh huấn mà trong tài liệu được gọi là “chỉnh quân chính trị”. Công tác này đă được các cố vấn này lưu ư từ ngay những ngày đầu, nhưng măi đến mùa hè và mùa thu năm 1953 mới trở thành qui mô toàn diện. Nó nằm trong chủ trương cách mạng căn bản của Mao Trạch Đông và luôn cả của Staline qua khuyến cáo của Staline khi Staline tiếp Hồ Ghí Minh đầu năm 1950, với những dấu hiệu đầu tiên đă lộ rơ qua những nhận xét của các cố vấn Trung Quốc về các cấp chỉ huy của bộ đội Việt Minh khi họ thấy những vị chỉ huy này có tŕnh độ học vấn cao, ghi chú nhanh, học giỏi, nhưng “nặng đầu óc tư sản, nhút nhát, sợ gian khổ, sợ khó khăn, không có tầm nh́n chiến lược…” trong khi các binh sĩ cấp dưới ít học và không được thăng thưởng. Những ngôn từ như tố khổ, giác ngộ giai cấp… đă được Vu Hóa Thầm nhắc tới trong bài viết của tác giả này (trang 63). Chiến dịch chỉnh huấn quân sự, chính trị qui mô này đă được phối hợp với phong trào cải cách rộng đất lúc này đang được tiến hành ở các cứ địa của Việt Minh ở Việt Bắc. Những sĩ quan xuất thân là các sinh viên, học sinh, những thành phần trí thức, quan lại, tư sản đă tham gia Vệ Quốc Đoàn từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến do Việt Minh lănh đạo thuần túy chỉ v́ yêu nước, không c̣n được phục vụ như xưa nữa. Ngay danh xưng Vệ Quốc Đoàn cũng bị thay thế. Một giai đoạn trong cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Minh đă đi qua kèm theo với tất cả những ǵ đẹp đẽ nhất và lăng mạn nhất của nó. Trung Đoàn Trưởng Đặng Văn Việt, Con Hùm Xám Của Đường Số 4, thay v́ trở thành tướng v́ đă đánh bại không phải một mà hai đại tá của quân Pháp, đă bị gửi qua Trung Quốc làm tân khóa sinh của một trường sĩ quan. Cũng may là ông hăy c̣n được để cho sống sót.



    Trên đây chỉ là một vài nhận xét mà người đọc tài liệu này trong một thời gian ngắn ngủi có dịp đọc. Hy vọng tác phẩm này sẽ được phổ biến hơn và được nhiều người đọc hơn, nhất là những người được các tác giả bằng cách này hay bằng cách khác nói tới, hầu có thể đóng góp thêm sự thực về một giai đoạn cực kỳ khó khăn và cực kỳ tế nhị nhưng không phải là không có những nét đẹp riêng của lịch sử của người Việt.



    Phạm Cao Dương

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Trung Quốc vẽ bản đồ Biển Đông




    Trung Quốc ngày 27/3 loan báo đang cho tiến hành vẽ bản đồ Biển Đông nhằm thúc đẩy hoạt động thăm ḍ-khai thác dầu khí và củng cố tuyên bố chủ quyền trong khu vực giữa những căng thẳng tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

    Tờ Hoàn Cầu thời báo của nhà nước Trung Quốc nói Bắc Kinh có thể tăng cường hoạt động thăm ḍ ở Biển Đông nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền sau loan báo về việc tiến hành các hoạt động khảo sát địa lư trong khu vực. Tờ báo cũng trích dẫn phát biểu của giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng đa số các phần lănh hải có tranh chấp từng nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc v́ Bắc Kinh không biến các tuyên bố thành hành động.

    Ông Trương Uẩn Lĩnh, Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc tế thuộc Học Viện Khoa học Xă hội Trung Quốc, nhấn mạnh bằng cách vẽ bản đồ, Bắc Kinh có thể củng cố tuyên bố về quyền tài phán ở Biển Đông và sau đó có thể có những hành động thêm nữa như khai thác các nguồn tài nguyên gần quần đảo Nam Sa mà Việt Nam gọi là Trường Sa.

    Trong số các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông bao gồm Việt Nam, Trung Quốc là nước duy nhất dành toàn bộ chủ quyền trên Biển Đông




  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Nghịch lư 16 chữ vàng và 4 tốt
    Thanh Quang, phóng viên RFA
    2012-03-29

    Gần đây, ngư dân VN lâm nạn đáng ngại về tay TQ ngay tại ngư trường truyền thống VN, và "tàu lạ” cũng xuất hiện “thoải mái” trong lănh hải VN, thậm chí “an nhiên” neo đậu ngay tại đất liền VN.



    Bắt ngư dân, đ̣i tiền chuộc

    Hồi tháng 10 năm ngoái, khi sang thăm TQ, phái đoàn cao cấp của Đảng CSVN do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đă kư kết thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa VN-TQ, qua đó, “đề cao lấy đại cục hai nước làm trọng” (?). Trước đó ít lâu, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng có lên tiếng với báo South China Morning Post, bày tỏ hy vọng rằng VN và TQ hoàn toàn có khả năng giải quyết những tranh chấp âm ỷ về lănh hải ở biển Đông. Và hai bên lại cam kết vun bồi cho mối quan hệ “4 tốt và 16 chữ vàng”.

    Nhưng cũng như nhiều bi cảnh trong nhiều năm qua vốn diễn ra ngày càng nhiều, th́ tin mới nhất cho biết vào rạng sáng 17 tháng 3 vừa rồi, một tàu cá từ Quảng Ngăi bị “tàu lạ” đâm ch́m ở gần đảo Cồn Cỏ thuộc biển Quảng Trị. Và tính cho tới thời điểm này, 21 ngư dân thuộc xă An Vĩnh, huyện Lư Sơn, Quảng Ngăi bị phía “tàu lạ” bắt hôm mùng 3 tháng 3 vừa rồi vẫn trong t́nh trạng mà báo chí VN mô tả là “bặt vô âm tín”. Những ngư dân này khi đang đánh cá trong vùng biển Hoàng Sa của VN th́ bị phía TQ bắt đ̣i tiền chuộc sau khi tàu, ngư cụ cùng tất cả lượng hải sản mà họ đánh bắt được bị tịch thu, tạo thêm cảnh khổ đau, túng quẫn cùng cực cho gia đ́nh các nạn nhân khi gia cảnh đa số thuyền viên ấy đều nghèo khổ, không có đất đai canh tác, cả nhà trông chờ vào từng chuyến ra khơi của người chồng, người cha của họ.

    Theo báo Đại Đoàn Kết trong nước th́ “Những người phụ nữ nghèo nơi huyện đảo Lư Sơn có chồng bị phía Trung Quốc bắt giữ những ngày qua luôn sống trong nỗi lo sợ cho tính mạng của chồng ḿnh. Không chỉ họ mà con cái và cả những người dân trên đảo đều thấp thỏm trông chờ. Thế nhưng cho đến nay những ngư dân bị bắt vẫn chưa thấy trở về”.

    Và, cũng như nhiều lần trước, lần này phía TQ cũng làm tiền trắng trợn – hành động mà nhà báo Nguyễn Thông cáo giác là “đă thành lệ, một thứ lệ rất xấu, cứ mỗi lần Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam là chúng lại ra điều kiện phải nộp 70.000 nhân dân tệ để chuộc th́ chúng mới thả tàu về. Có tiền th́ tha, kiểu ‘có ba trăm lạng việc này mới xuôi’ ”.

    Trong nhiều năm nay, ngày càng có nhiều “tàu lạ” từ phương Bắc, từ tàu ngư chính, hải giám cho đến cảnh sát biển, tới xâm phạm, khống chế hải phận VN, mà nạn nhân chính là những ngư dân Việt từ các làng chài ven biển Miền Trung hoạt động tại ngư trường truyền thống từ hàng ngàn năm qua của cha ông ḿnh. Nhưng càng ngày họ càng gặp phải hành động TQ bắn giết, bắt bớ, đánh đập, cướp đoạt phương tiện ngư cụ cùng lượng thuỷ sản đánh bắt được, và giữ người đ̣i tiền chuộc.

    Cứ mỗi lần Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam là chúng lại ra điều kiện phải nộp 70.000 nhân dân tệ để chuộc th́ chúng mới thả tàu về. Có tiền th́ tha, kiểu ‘có ba trăm lạng việc này mới xuôi’.
    Nhà báo Nguyễn Thông

    Giữa lúc giới lănh đạo Việt-Trung thường xuyên khẳng định giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp ḥa b́nh và hợp tác cùng phát triển, nhiều dấu hiệu cho thấy TQ, sau khi chiếm toàn bộ quần đảo Ḥang Sa hồi năm 1974 từ VNCH, đă tiến hành xây căn cứ quân sự, sân bay, cơ sở hạ tầng, khai thác du lịch ở đó; thực hiện những cơ sở tương tự ở 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà họ chiếm từ tay quân đội CSVN hồi năm 1988, đơn phương thăm ḍ khai thác tài nguyên ở vùng biển tranh chấp, ráo riết tuyên truyền với thế giới về chủ quyền của họ trên Biển Đông, cho thấy chiến lược “Nam tiến” Biển Đông của họ qua ư đồ và nỗ lực tăng cường Hạm đội Nam Hải.
    Phản ứng của VN


    PCT Trung Quốc Tập Cận B́nh (T) nhận hoa từ một bé gái VN trong chuyến thăm Hà Nội hôm 21/12/2011. AFP photo

    Cũng như thường lệ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN lại lên tiếng phản đối hành động của TQ, yêu cầu thả ngay và vô điều kiện ngư dân VN, tái khẳng định chủ quyền lănh hải của VN và cùng lắm là cử đại diện của VN tới Đại sứ quán TQ, chứ không có cuộc triệu tập nào đối với đại sứ TQ để mạnh mẽ phản đối. Các viên chức khác của VN, như Cục trưởng Ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục có lần lên tiếng qua VN Express rằng “cái quan trọng nhất là chúng ta phải b́nh tĩnh, kiềm chế, tiếp tục hành xử đúng theo quy định, thủ tục pháp lư. Nếu ḿnh làm đúng như vậy th́ lẽ phải thuộc về ḿnh, không có ǵ phải sợ”…

    Trong khi đó những người có tâm huyết với vận nước, như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ VN tại Bắc Kinh, cho rằng giới cầm quyền “quá nhu nhược cũng lại quá tin vào lời của những người TQ nói. Quá tin vào 16 chữ vàng và 4 tốt của họ”. Hay tướng Nguyễn Quốc Thước nhận xét rằng “ Thái độ của nhà nước ḿnh… chưa đủ sức mạnh để phản đối một cách mạnh mẽ hơn”...

    Những phản ứng yếu như vậy hẳn là một trong những lư do khiến phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi có lư do to tiếng rằng hành động của phía TQ là đúng luật và hợp lư v́ các ngư dân VN vi phạm chủ quyền và lănh hải TQ; viên chức này lại c̣n yêu cầu VN “quản lư và giáo dục” ngư dân VN để tránh điều gọi là “sự cố tái diễn”.

    Nhưng có lẽ điểm yếu nhất mà Bắc Kinh luôn nhận thấy ở phía VN là nhà cầm quyền VN không có thiện chí huy động ḷng dân, tập hợp sự đoàn kết của người dân để cùng chính quyền phản đối mọi hành động ngày càng tuỳ tiện và ngang ngược của phương Bắc. Mà trái lại, giới cầm quyền cùng công an kết hợp côn đồ tiếp tục đàn áp nặng tay và vô cảm những người biểu t́nh yêu nước. Một ví dụ điển h́nh cụ thể nhất là trong mấy ngày nay, một phụ nữ yêu nước chống TQ xâm lược, là chị Trần Thị Nga, có gởi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, cũng như kêu cứu công luận, nhất là giới bloggers, nhân sĩ, trí thức yêu nước, v́ công an địa phương đe doạ tới tính mạng của mẹ con chị, cũng như tạo điều kiện cho côn đồ đe doạ, khủng bố, hành hung người phụ nữ có tâm huyết với đất nước này.

    Nói chung phản ứng của VN như vừa nói tương phản với phản ứng của những xứ láng giềng khi bị TQ đe doạ, như Malaysia hồi tháng Tư năm 2010 đưa tàu chiến và chiến đấu cơ rượt đuổi các tàu tuần tiểu của TQ xâm nhập hải phận Malaysia; rồi sau đó hải quân Indonesia bắt giữ các tàu đánh cá TQ xâm nhập hải phận Indonesia, khiến phía TQ cam kết không tái diễn hành động tương tự th́ mới được thả; và hồi đầu tháng 3 này, hải quân và không quân Philippines xua đuổi các tàu đánh cá và tuần tiễu của TQ xuất hiện quanh khu vực đảo Palawan của Phi.

    “Việc họ khai báo một đằng nhưng giấy tờ tuỳ thân lại một nẻo chứng tỏ có âm mưu đen tối”, và “cơ quan ngoại giao nên có phát ngôn mạnh mẽ với báo giới để vạch trần âm mưu đen tối đó”.
    Nguyễn Duy Đạo, VietInfo

    Hành động quyết liệt đó của những nước láng giềng lại tương phản với việc có 2 tàu TQ neo đậu trái phép một cách xem chừng như “an nhiên, thoải mái” tại vịnh Nha Trang và bị phát hiện hôm 23 tháng 3 vừa rồi. Mặc dù 9 thuyền viên trên các tàu này đều có visa nhập cảnh VN theo đường bộ, nhưng lời khai của 2 thuyền trưởng về sự hiện diện của 2 chiếc tàu ấy rất là “lung tung”.

    Theo độc giả Nguyễn Duy Đạo của mạng VietInfo th́ “việc họ khai báo một đằng nhưng giấy tờ tuỳ thân lại một nẻo chứng tỏ có âm mưu đen tối”, và “cơ quan ngoại giao nên có phát ngôn mạnh mẽ với báo giới để vạch trần âm mưu đen tối đó”.

    Độc giả Hoàng Lê cảnh báo “ ‘Tàu khựa’ là vua nham hiểm…Tuyệt đối không được nhường nhịn nó, nếu nhường nhịn nó là nó sẽ lấn tới”.
    Độc giả ẩn danh than phiền rằng “ông bạn vàng đến nhà, nhưng chủ nhà không biết”.

    Theo nhà văn Phạm Viết Đào th́ “Tàu chiến Gepard, chiến đấu cơ Sukhoi SU-30MK2, tàu ngầm kilo, tên lửa hành tŕnh, radar cảnh báo tầm xa Kolchuga v.v... nghĩa là VN có đủ loại vũ khí tối tân để.... "Nổ và lừa bịp" người dân trong nước... Nếu không! Tại sao mấy chiếc tàu sắt to lớn như vậy của các chú ba Tàu xâm nhập tới và neo ngay tại Ḥn Tre, Nha Trang (cách thị xă Nha trang có mấy cây số), nghĩa là đă bước vào nhà VN rồi mà quân đội và công an… của XHCNVN chẳng biết ǵ???

    Vậy thực sự VN đă có và làm chủ những thứ vũ khí này không ? Hay là quân đội và công an… không đủ tŕnh độ để làm chủ các thứ vũ khí này? Hoặc đang bận cướp đất, cướp tài sản và đàn áp sự lên tiếng của nhân dân nên không có thời giờ canh gác giặc ngoại xâm? Hoặc nhà nước… CSVN đă bán đứng VN cho quan thầy TQ?”.

    Qua bài “Chỉ có những thằng ngu mới tin được TQ”, nhà văn Nguyễn Quang Lập cho hay “trong bài ‘Bộ mặt thật của những nhà lănh đạo TQ’, bác Dương Danh Dy đă nói: ‘…ngay đến Khorutsov, nhân vật nổi tiếng một thời của Liên Xô cũ đă phải cay đắng thốt lên: Chỉ có những thằng ngu mới tin được Trung Quốc’. Vậy tại sao ta vẫn phải ‘đồng chí 4 tốt’ với họ nhỉ? Có tin người ta mới ‘đồng chí 4 tốt’ với người ta chứ sao. Ủa, không lẽ chúng ta là một lũ ngu?”

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    ĐẤT NƯỚC ĐĂ CÓ BAO GIỜ Ô NHỤC NHƯ THẾ NÀY CHĂNG?

    Nguồn: Baotoquoc

    “Xuất Khẩu Lao Động”

    Kính thưa quư vị,

    Hàng năm, cứ sau Tết nguyên đán cho đến đầu cuối tháng Tư dương lịch, hàng trăm ngàn giađ́nh trong cả nước âm thầm tổ chức lễ cúng giỗ cho những người đă nằm xuống một cách tức tửi trong khoảng thời gian đó 37 năm về trước. Một số chùa chiền ở miền Trung, Miền Nam cũng tổ chức Hiệp Kỵ cho những vong hồn của các nạn nhân chiến cuộc bỏ ḿnh trên đường lánh nạn cộng sản, khi cộng quân Bắc Việt xua quân đánh chiếm Miền Nam trong chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 đó.

    Đối với hầu hết người dân Việt nam th́ tháng Tư là tháng Tư đen và ngày 30 tháng 4 là ngày quốc hận. Nhưng thật ra, trong tâm thức của mọi người dân Nam Việt th́ từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đó, mỗi tháng trong năm đều là tháng đen, và mỗi ngày trong năm đều là ngày quốc hận: Vâng, tôi không ngoa ngoắt chút nào khi khẳng định điều này, bởi nhân dân Việt nam chưa có bao giờ đau thương, tang tóc như từ khi cộng sản Việt nam nắm quyền cai trị đất nước, bởi tổquốc Viêt nam chưa có bao giờ ô nhục như trong giai đoạn cộng sản nắm quyền cai trị trên đất nước này:

    Đă có bao giờ chưa, ngư phủ Việt nam bị bắt bớ bị đánh đập, bị hủy hoại hết tàu thuyền và ngư cụ ngay trên chính vùng biển của tổ quốc ḿnh, và bị đưa về “Thiên Quốc” của“Bác Mao” đểbị giam cầm và bị buộc phải nộp tiền phạt lên đến 200.000.000 đồng trên mỗi đầu người, một số tiền tương đương với 200 tháng lương, tức là xấp xỉ 20 năm làm việc của một công nhân b́nh thường ở Nước Việt, chỉ v́ họ dám khai thác nguồn lợi thủy sản ngay trong lănh hải của tổ quốc họ? Ôi, đất nước Việt nam đă có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

    Đă có bao giờ trong lịch sử Việt nam khi người dân Việt nam bị đánh chết một cách vô cùng dă man giữa thanh thiên bạch nhật ngay giữa ḷng “thủ đô hà nội ngh́n năm văn hiến” chỉ v́ va quệt khi giao thông với hai công nhân quốc pḥng của Hán tộc, mà kẻ giết người vẫn nhỡn nhơ thách thức cả luật pháp của bản quốc? Đă có bao giờ người lao động Việt nam chỉ v́ bát cơm manh áo mà bị chủ xưởng là những trọc phú của ngoại bang lăng nhục bằng vô số những h́nh thức trừng phạt vô cùng phi nhân bản như bị phơi nắng, hoặc dùng keo dán hai bàn tay lại với nhau, đến ngất xỉu và khiến hàng ngàn đồng nghiệp khác phải khóc lóc kêu la v́ cảm thấy quá nhục quốc thể. Đă có bao giờ trên đất nước này người dân nghèo Việt nam bị các công nhân ngoại bang hành hung, đánh đập hội đồng một cách vô cùng dă man và đánh đập, hủy hoại tài sản của đồng bào một cách hết sức vô cớ, mà nhà chức trách địa phương vẫn làm ngơ, chỉ v́ họ là thần dân của “Nước Lạ”: Ôi, đất nước Việt nam đă có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

    Đă có bao giờ hàng trăm ngàn thanh niên Việt nam là rường cột nước nhà bi lừa bịp với ngôn từ hoa mỹ là “đi xuất khẩu lao động” nhưng thực chất là bị biến thành nô lệ như thời Trung cổ. Họ cầm cố ruộng vườn để đóng lệ phí hàng trăm triệu đồng cho nhà nước để đi làm nô lê lao động ở các nước trong cùng Châu lục, nơi mà họ bị hành hạ, bị đánh đập, bị ngược đăi bị bỏ đói từng ngày từng giờ bởi những tên chủ cả, là những trọc phú đă trả hàng triệu đô la cho nhà cầm quyền cộng sản để được sở hữu những lao nô đó. Với mỹ từ “đi xuất khẩu lao động” nhưng họ biết đâu họ đang bị nhà cầm quyền biến thành nô lệ, biến thành súc vật như trâu ḅ đi kéo cày ở ngoại quốc để mang ngoại tệ về là giàu cho các lănh tụ của đảng và nhà nước là những tên tư sản đỏ đang đè đầu cởi cổ cả 96 triệu người Việt nam đang rên siết trong đói nghèo, cơ lại: Ôi, đất nước Việt nam đă có bao giờ ô nhục như thế này chăng?


    Các công nhân Việt nam khóc v́ bị bỏ đói tại Malaysia

    Đă có bao giờ một người một nguyên thủ quốc gia lại đi tiếp thi rằng “Thiếu nữ Việt nam cũng đẹp lắm chứ” để rồi hàng năm dễ có đến hàng trăm ngàn cô gái Việt phải bẹo mông, bẹo ngực trước những người đàn ông Hàn Quốc, Đài Loan mà đa phần là đui què mẻ sứt hoặc thiểu năng trí tuệ, với mơ ước được “trúng tuyển” để đi làm dâu xứ lạ hay chưa? Ngày c̣n ngồi trên ghế nhà trường, trong giờ công dân giáo dục, chúng tôi được thầy giáo giảng dạy lư do tại sao phụ nữ Việt nam lại nhuộm rang đen hạt huyền, và thời đó, trong ngôn ngữ của chợ búa, nếu người ta rủa sả nhau là “đồ răng trắng” th́ đă ô nhục lắm rồi, bời chỉ có những “Me Tây” hay những phường buôn hương bán phấn mới để răng trắng, và đó được xem là điều ô nhục tột cùng của gia tộc mà không có sông nước nào rửa sạch.


    “Thi lấy chồng ngoại”

    Vậy mà từngày nắm quyền cai trị đất nước cho đến nay, với chính sách “bần cùng hóa nhân dân” nhà cầm quyền cộng sản Việt nam không những đă làm cho cả đất nước trở nên nghèo nàn, lạc hậu, mà c̣n là cho cả đạo đức xă hội cũng suy đồi, khiến cho nhiều tầng lớp dân chúng trong xă hội nhận thức một cách lệch lạc rằng, được làm “me tây” được lấy chồng ngoại là một điều vinh hạnh cho họ tộc, cho gia đ́nh, bởi đó là giải pháp tối ưu để họ được xóa đói giảm nghèo, khiến cho hàng ngày trong các khách sạn sang trọng ở Sài g̣n, ở Hà nội hàng trăm cô gái tuổi mười tám đôi mươi tập trung để “thi” lấy chồng ngoại, với mong ước được đổi đời và các giới chức cao cấp của đảng và nhà nước cũng được hưởng lợi không nhỏ từ những cuộc hôn nhân dị chủng này: Ôi,đất nước Việt nam đă có bao giờ ô nhục như thế này chăng?


    “Cháu ngoan bác hồ” làm gái mại dâm chuyên nghiệp

    Đă có bao giờ đất nước Việt nam lại có quá nhiều gái măi dâm như trong giai đoạn cầm quyền của cộng sản này chăng? Chúng tôi t́nh cờ đọc được trên net một đoạn trong một luận văn tốt nghiệp của một sinh viên Việt nam về tệ đoan xa hội và đề tài là nạn mại dâm ở Việt nam, trong luận văn, có một đoạn cho rằng “toàn miền nam trước ngày giải phóng có 200.000 gái mại dâm, riêng Sài g̣n là 100.000 gái mại dâm và 5.000 chủ chứa”. Tôi chẵng biết sinh viên này lấy số liệu này từ đâu, nhưng cũng thấy rơ đây là lối tuyên truyền xuyên tạc của cộng sản đối với xă hội Miền nam trước ngày bị cộng sản cưỡng chiếm, bởi dẫu đang trong thời chiến, nhưng miền nam vẫn có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong các nước Đông Nam Á, Sài g̣n từngđược mệnh danh là “Ḥn Ngọc Của Viễn Đông” người dân sống trong cảnh sung túc, phú cường, luân lư gia đ́nh và xă hội được hết mực tôn trọng th́ thực ra số lượng gái mại dâm ở miền nam thời đó phần đa là vợ con của những cán binh cộng sảnđang ở chiến khu, chẳng hạn với tên đặc công Bảy Lốp, tức Lê Công Nà, với 8 bà vợ, mà bản thân phải nằm vùng ở chốn bưng biền, th́ vợ con của tên cán binh này biết phải mưu sinh bằng nghề nghiệp ǵ, ngoài cái phận bán trôn nuôi miệng? C̣n hiên nay, mỗi năm chưa kể hàng trăm ngàn thiếu nữ Việt phải đi làm gái ở Malaysia, Singapore, Thái Lan, trung cộng và ngay tại nước láng giềng Cambodia với hàng trăm ngàn gái Việt bán dâm trong các nhà thổ ở đó ngay cả khi c̣n ở tuổi vịthành niên, mà ngay trên đất nước Việt nam này thôi, từ nam ra bắc, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị tới nông thôn, nới nào cũng đầy ắp những quán caphe đèn mờ, những quán bia ôm, rượu ôm, thịt chó ôm, và đầy đặc những nhà trọb́nh dân, mà tất cả thực chất chỉ là những nhà chứa trá h́nh. Từ những siêu sao siêu mẫu đến nhữngsinh viên đại học, rồi nữsinh trung học đều thi nhau làm gái bán dâm chuyên nghiệp. Ngay cả nhiều nữ công nhân ở các nhà máy phải làm việc quần quật suốt ngày, ấy vậy mà sau giờ tan ca th́ lại lột xác để trở thành những nàng kiều, chỉ v́đồng lương mà họ kiếm được từ công việc chân chính ở các nhà máy, các xí nghiệp không đủ cho họ sống được qua ngày: Ôi, đất nước Việt nam đă có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

    Kính thưa quư vị,

    Thật xấu hổ khi phải viết lên những điều này trên mặt báo, bởi các cụ nhà ta há đă chẵng dạy rằng: “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, và chính đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt nam đă cố bưng bít, cố che giấu tất cả cái xấu xa đó, để rồi cái xấuđó càng có đất để phát triển, để thăng hoa làm cho đất nước Việt nam càng ngày càng trở nên ô nhục. Với trăn trở của một con dân đất Việt với hiện t́nh đất nước và sự khổ lụy của toàn dân, người Viết chỉ muốn nêu lên cái thực trạng của đất nước, của con người Việt nam sau 37 năm cộng sản cướp chính quyền, để xin một phần nào làm hé lộ mặt trái của xă hội Việt nam đương thời, bởi nếu không, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng Việt nam một đất nước của độc lập, tự do, hạnh phúc khi mới chợt nh́n qua nét hào nhoáng của một số đo thị vừa mới được h́nh thành với một số cao ốc, một số biệt thự. Không! Người Việt chúng ta c̣n đói nghèo lắm, hàng triệu thanh niên Việt nam vẫn đang làm lao nô ở xứ người, hàng triệu thiếu nữ Việt nam vẫn đang phải bán trôn nuôi miệng cả trong và ngoài nước. Bởi ai? Do đâu? Đó là lư do mà ngay từ những ḍng mở đầu cho bài tâm bút này, chúng tôiđă khẳng định rằng, với 96 triệu người Việt nam trong nước, mỗi tháng trong nămđều là những tháng đen, mỗi ngày trong năm đều là ngày quốc nhục. Bởi đâu? Do ai?: Ôi, đất nước Việt nam đă có bao giờ ô nhục như thế này chăng?

    BÁO TỔ QUỐC

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân và tàu cá Việt Nam



    “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam”.

    Đó là trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khi các phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của VN trước việc Trung Quốc đă bắt, hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của VN mang số hiệu QNg-66101TS và QNg-66074TS. “Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đă xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam” - ông Nghị khẳng định.

    Ông Lương Thanh Nghị cũng cho biết, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đă gặp Đại sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rơ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam.



    Theo báo cáo UBND huyện đảo Lư Sơn, vào cuối tháng 2 vừa qua, tàu cá QNg-96197 TS, công suất 260 CV, do ông Phạm Mỹ (41 tuổi, ở xă An Vĩnh) là chủ tàu và thuyền trưởng, trên tàu có 15 ngư dân khi đang đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa bị tàu của Trung Quốc vây bắt, đập phá tài sản, gây thiệt hại hơn 60 triệu đồng.

    Bắt người, tống tiền

    Theo kết quả xác minh của Đồn biên pḥng 328 Lư Sơn (Bộ đội biên pḥng Quảng Ngăi), ngày 1.3, tàu cá QNg-66074 TS do ngư dân Trần Hiền (32 tuổi, ở thôn Tây, xă An Vĩnh) là chủ tàu và cũng là thuyền trưởng, trên tàu có 11 ngư dân rời đảo Lư Sơn ra quần đảo Hoàng Sa hành nghề. Sau khi lặn bắt được khoảng 3 tấn cá th́ ngày 3.3 đă bị lực lượng chức năng Trung Quốc bắt, đưa tàu cá và 11 ngư dân về đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) giam giữ. Cũng trong ngày 3.3, Trung Quốc tiếp tục bắt tàu cá QNg-66101 TS của ông Lê Vinh (46 tuổi, cũng ở xă An Vĩnh) làm chủ và ông Bùi Thu (46 tuổi) làm thuyền trưởng, trên tàu có 10 ngư dân khi đang đánh bắt trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, sau đó cũng đưa về đảo Phú Lâm giam giữ.

    Măi đến 17 giờ ngày 12.3, chị Lê Thị Phúc bất ngờ nhận được điện thoại từ số máy “lạ” 8689866835903, hốt hoảng nhận ra giọng nói của chồng ḿnh là thuyền trưởng Trần Hiền báo tin: “Tàu cá của gia đ́nh và tàu cá của ngư dân Lê Vinh đă bị Trung Quốc bắt rồi. Họ yêu cầu mỗi phương tiện phải nộp 70.000 nhân dân tệ th́ mới được thả về”. Chưa hết, đến ngày 13.3, cũng với số điện thoại trên, ngư dân Trần Hiền tiếp tục điện thoại về cho vợ thúc giục gia đ́nh chuyển tiền nộp phạt gấp.

    Theo lời chị Phúc, suốt 10 ngày qua, ngư dân Trần Hiền đă 3-4 lần gọi điện nhắc chuyện nộp tiền vào số tài khoản 220101240902195037 mới thả tàu, thả người và phía Trung Quốc c̣n yêu cầu gia đ́nh t́m người biết tiếng Trung Quốc để trực tiếp “đàm phán” chuyện tiền nong. Tối 20.3, một người nói tiếng Trung Quốc tiếp tục điện thoại nên gia đ́nh chị Phúc nhờ một người quen biết tiếng Trung Quốc trực tiếp nói chuyện. Dẫu đưa ra hoàn cảnh gia đ́nh các ngư dân rất khó khăn không có tiền nộp nhưng họ vẫn cứ khăng khăng không chịu. “Tui nghĩ rằng, việc họ (Trung Quốc - PV) bắt tàu cá, giam giữ ngư dân và liên tục hối thúc nộp tiền chẳng khác nào hành động tống tiền”, chị Phúc bức xúc.


    Sau khi được hỗ trợ 60 triệu đồng từ chương tŕnh Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi của Báo Thanh Niên, thuyền trưởng Trần Hiền mua sắm ngư cụ tiếp tục ra khơi bám biển - Ảnh: hiển cừ

    Ngóng chờ người thân

    Dù vợ sắp đến ngày sinh nở, nhưng thuyền trưởng Trần Hiền vẫn phải tranh thủ ra khơi. Nào ngờ, anh Hiền bị bắt, bị giam giữ chưa biết ngày nào được đoàn tụ với gia đ́nh, trong khi đó cách đây 5 ngày, chị Phúc đă một ḿnh “vượt cạn”, gửi 2 đứa con thơ dại cho ông bà nội nuôi nấng. “Giờ nỗi lo lớn nhất là lấy đâu ra tiền mà nộp để chồng và tàu cá trở về nhà. Vùng biển quần đảo Hoàng Sa là ngư trường truyền thống từ bao đời của ngư dân Lư Sơn nhưng phía Trung Quốc lại ngang ngược bắt giữ. Thật phi lư”, chị Phúc nói.

    Đây không phải là lần đầu tiên mà trong năm 2011, tàu cá QNg-66074 TS của gia đ́nh thuyền trưởng Trần Hiền đă 2 lần bị phía Trung Quốc tấn công, lấy tài sản gây thiệt hại gần 200 triệu đồng. Trong lúc khó khăn, nợ nần, chương tŕnh Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi của Báo Thanh Niên đă hỗ trợ cho gia đ́nh anh 60 triệu đồng để mua sắm thêm ngư cụ đưa tàu ra khơi giữ ngư trường. Nhưng “nhân tai” lại ập đến, khiến người thân ở đất đảo ngày đêm lo lắng, ngóng trông.

    Sớm can thiệp, yêu cầu Trung Quốc thả người

    Sáng 21.3, tiếp xúc với PV Thanh Niên, ngư dân Lê Vinh - chủ tàu cá QNg-66101 TS, cho biết trước đây đă 2 lần nộp phạt cho phía Trung Quốc số tiền 100.000 nhân dân tệ mới được thả tàu về khiến gia đ́nh trắng tay, nợ nần nên ông đă làm đơn gửi các cơ quan chức năng ở Quảng Ngăi yêu cầu can thiệp với phía Trung Quốc trả tàu cá và ngư dân sớm trở về đoàn tụ với gia đ́nh.

    Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện đảo Lư Sơn, cho biết sau khi nhận được báo cáo xác minh của lực lượng biên pḥng, UBND huyện lập tức có văn bản gửi các các cơ quan chức năng can thiệp, yêu cầu phía Trung Quốc sớm thả tàu, ngư dân đồng thời không được bắt giữ, xua đuổi, đập phá tài sản của ngư dân Lư Sơn khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa. “Vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hơn nữa đây là vùng đánh cá truyền thống của ngư dân Lư Sơn. Do vậy việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ 2 tàu cá cùng 21 ngư dân Lư Sơn khi đang hành nghề ở vùng biển này là trái phép. Chính quyền địa phương yêu cầu gia đ́nh các ngư dân kiên quyết không nộp tiền phạt và yêu cầu phía Trung Quốc phải thả vô điều kiện”, bà Hương nói.

    Sở Ngoại vụ Quảng Ngăi cũng đă có văn bản đề nghị Cục Lănh sự - Bộ Ngoại giao phản kháng việc Trung Quốc bắt giữ, xử phạt ngư dân khi đang hành nghề tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và yêu cầu phía Trung Quốc thả vô điều kiện 2 tàu cá và 21 ngư dân Quảng Ngăi.

    Hiển Cừ - Nguyên Phong

    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc trả lại ngư dân và tàu đánh cá
    RFA

    2012-04-01

    Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Trung Quốc thả hai thuyền đánh cá và 21 ngư dân của Việt Nam.

    Trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng Lư Khắc Cường của Trung Quốc vào ngày hôm nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đă yêu cầu phía Trung Quốc thả vô điều kiện hai tàu đánh cá bị Trung Quốc bắt giữ vào đầu tháng này cùng với 21 thuyền viên.

    Phó Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh hai nước đều phải thực hiện nghiêm túc các thoả thuận cơ bản giải quưêt vần đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc và xử lư thoả đáng các tranh chấp nảy sinh trên biển.

    Thông tấn xă Việt Nam cho biết hai bên đă đánh giá cao tiến tŕnh đạt được hồi gần đây và cùng đồng ư tiếp tục duy tŕ các cuộc tiếp xúc cấp cao.

    Trong khi đó Bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm trong phạm vi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

    Phát ngôn viên Lương Thanh Nghị tuyên bố Việt Nam kiên quưêt phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay cuộc đua thuyền buồm mang tên “Cúp Ty Nam” chạy từ thành phố Tam Á ở cực nam Hải Nam đến khu vực Hoàng Sa của Việt Nam.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?

    CHXHCNVN là quốc gia Độc lập, có Chủ quyền?
    Giải pháp nào cho ngư dân Việt Nam?

    Mặc Lâm, biên tập viên RFA

    Chỉ c̣n một ngày nữa là đúng một tháng đối với vụ Trung Quốc bắt giữ hai tàu đánh cá của Việt Nam trong khi họ tác nhiệp trong vùng đảo Hoàng Sa thuộc lănh thổ của Việt Nam.

    RFA PHOTO

    Tàu đánh cá vừa đánh bắt về cặp bến Cảng cá Kỳ Hà - Quảng Nam hôm 05/07/2011.


    Việt Nam không có giải pháp nào khác để bênh vực và bảo vệ cho ngư dân của ḿnh mặc dù Trung Quốc luôn nói họ tôn trọng chủ quyền và lănh thổ của nứơc khác. Mặc Lâm có thêm chi tiết sau đây:
    Trung Quốc vẫn bắt ngư dân

    Đó là tàu QNg 66074 TS của ông Trần Hiền, trên tàu có 11 lao động và tàu cá QNg 66101 TS của ông Lê Dinh, trên tàu có 10 lao động. Hai mươi mốt ngư dân cho tới nay vẫn không tăm tích mặc dù truớc đó ông Trần Hiền đă đựơc phép gọi về thông báo cho gia đ́nh.

    Ông Trần Ngọc Nguyên, chủ tịch UBND huyện Lư Sơn, Quảng Ngăi nơi có hai tàu cá bị bắt cho báo chí biết hai tàu cá này hiện đang bị giam giữ tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tin tức cuối cùng cho biết phía Trung Quốc đ̣i tiền chuộc mỗi tàu cá là 70 ngàn nhân dân tệ.

    Anh Lê Dinh chủ tàu cá 66101 cho biết:

    Đă đi trên 23 năm nay và cũng bị nó bắt nhiều lần. Nó bắt năm 2003, năm 2009 rồi đợt này nữa nói chung bị nó bắt nó tịch thu tài sản và đuổi về th́ không thể đếm nỗi.
    Anh Lê Dinh

    “Cái thuyền của em là 66101 hồi bị bắt tới giờ chưa gọi về chỉ có tin của Trần Hiền là nó cho gọi về báo đ̣i tiền chuộc là 70 ngàn nhân dân tệ. Bây giờ gia đ́nh nói chung là do em bị bắt quá lâu rồi. Đảo Hoàng Sa này em đă đi trên 23 năm nay và cũng bị nó bắt nhiều lần. Nó bắt năm 2003, năm 2009 rồi đợt này nữa nói chung bị nó bắt nó tịch thu tài sản và đuổi về th́ không thể đếm nỗi.

    Mấy năm trước khi bị bắt th́ cũng có làm những cái bản báo cáo, ra đồn, trạm rồi các cơ quan nhà nước nhưng rồi cũng không thấy nhà nước hỗ trợ cho cái ǵ hết. Ở Quăng Ngăi th́ cũng có thông tư đưa ra ngoài Hà Nội, ngoài Bộ hết rồi nhưng từ ngày đó nó không cho liên hệ luôn, nói thẳng ra như vậy đó.”

    Bà Phạm Thị Hương thuộc UBND huyện đảo Lư Sơn khi trả lời AFP cho biết giới chức trách khuyên gia đ́nh nạn nhân không nên trả tiền chuộc và đă đề nghị cấp trên can thiệp. Chị Bùi Thị Vạn có chồng bị bắt lần này cho biết:

    “Từ bữa bắt tới nay em nghe tàu 66106 có chồng em bị bắt th́ em nghe vậy thôi chứ chưa nghe trực tiếp ảnh nói. Ảnh đi ngoài đó rất nhiều lần rồi và bị tịch thu lấy tài sản nhiều lần. Mất nhiều lần rồi nhưng lần này bị giam giữ là lần đầu. Hoàn cảnh gia đ́nh của em hiện giờ đang rất là khó khăn chồng em là lao động chính trong gia đ́nh. Bây giờ em mong cấp trên quan tâm giúp đỡ chứ bây giờ cuộc sống của gia đ́nh em không có ảnh th́ rất là khổ sở.”

    C̣n chị Nguyễn Thị Tươi không những chồng mà con cũng bị bắt chung một lần trên tàu cá của ông Lê Dinh làm chủ, chị hết lời than thở cho số phận của gia đ́nh chị:


    Ngư dân mua bán cá vừa đánh bắt về tại Bến Cá B́nh Thạnh, B́nh Sơn, Quảng Ngăi hôm 05-07-2011. RFA PHOTO.

    “Chồng với con em bị bắt mà cũng chưa có tin tức ǵ hết, ông chồng với đứa con nữa. T́nh trạng gia đ́nh khó khăn lắm ảnh đi làm ở Hoàng Sa và cũng bị bắt nhiều lần rồi. Vừa rồi nhà nước có hỗ trợ một số ít để em nuôi con nó ăn nó đi học để tạm thời qua giai đoạn này. Hồi kia không ai hỗ trợ hết chỉ có đợt này thôi nhưng cũng chưa nhận được gạo chỉ nhận được một số ít thôi th́ ḿnh cũng ráng qua v́ ḿnh cũng chỉ nghĩ là Hoàng Sa là của Việt Nam chứ đâu có nghĩ ra đó làm mà nó bắt ḿnh.”

    Anh Lê Dinh xác nhận hoàn cảnh của những bà vợ của ngư dân này như sau:

    “Vợ con (những thuyền viên bị bắt) nó không biết đường nó kêu nó khóc ghê lắm. Họ nghèo lắm anh à, nó nghèo kinh lắm. Nói chung ở đâu cũng vậy nghèo khổ nên bươn chải ra ngoài đó cũng v́ đất nước tổ tiên của ông bà, cũng v́ chủ quyền lănh thổ Việt Nam là đảo Hoàng Sa nên ra làm kiếm sinh nhai nhưng mà thiệt với anh là nó bắt quá chịu không nổi...”
    Việt Nam kiên quyết phản đối?

    Hoàng Sa Trường Sa th́ bọn tui cứ tới làm thôi chứ các ổng cũng không biểu là đừng có ra đó. Vùng biển đó dân tự làm chứ không ai cấm cản hết.
    Mai Phụng Lưu

    Hơn nửa tháng sau vào ngày 21/3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho báo chí biết lập trường của Việt Nam về việc bắt giữ tàu và người trái phép này và nói: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.”

    Ông Nghị cũng tiết lộ đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đă gặp Đại sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rơ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam.

    Việt Nam không thể làm ǵ khác hơn khi một nước lớn như Trung Quốc lại ngang nhiên coi thường luật pháp quốc tế. Họ đem tàu ngư chính một loại tàu chiến nguỵ trang để bắt giữ, hành hung và thậm chí cướp đoạt tài sản của ngư dân Việt Nam liên tiếp hàng chục năm nay. Cách ứng xử của Bộ Ngoại Giao cho thấy con đường mà Việt Nam đă và đang đi trong việc chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc ngày càng ṃn đi và chưa có một sáng kiến nào ngoại trừ những tuyên bố, công hàm đậm chất ngoại giao nhưng là một nền ngoại giao yếu kém, luôn bị áp lực và thậm chí bị trói buộc bởi những sợi giây vô h́nh nhưng hết sức hiệu quả của Bắc Kinh.

    Ngư dân Việt Nam bám biển để t́m kế sinh nhai là một lẽ nhưng trong thâm tâm họ vẫn vang vọng tiếng nói của tổ tiên về vùng đất mà ông cha để lại nay đă vào tay Trung Quốc. Mang tâm trạng vừa sợ hăi vừa tức tối, những ngư dân khốn khổ của các huyện B́nh Châu, Lư Sơn không thể cứ măi măi lấy tính mạng và tài sản của ḿnh ra đánh cuộc với những con tàu Ngư chính của Bắc Kinh. Sức người có hạn, họ cần sự bảo vệ của chính phủ và những giải pháp khả dĩ khiến họ yên tâm làm ăn sinh sống.

    Nhà nước không thể vận động người dân bám biển trong khi chính ḿnh không có động thái nào tích cực để mang ngư dân gặp nạn ra khỏi những nhà tù của Trung Quốc. Sự mạnh mẽ của nhà nước không những khiến ngư dân an tâm mà c̣n là động lực thúc đẩy họ bám biển, tuy nhiên sự giúp đỡ h́nh như không thiết thực và quá nhỏ nhoi. Ông Mai Phụng Lưu, có biệt danh là sói biển, một ngư dân nổi tiếng v́ bị Trung Quốc bắt giữ tới 4 lần nhưng vẫn cương quyết sống chết cùng với Hoàng Sa, khi được hỏi nhà nước hỗ trợ cho ông và anh em ngư dân như thế nào ông cho biết:


    "Sói biển" Mai Phụng Lưu, ngư dân huyện đảo Lư Sơn, chuẩn bị ngư cụ trong một lần ra khơi, ảnh chụp trước đây. File photo.

    “Cơ bản là họ cho một cái máy ICOM định vị toàn cầu lỡ ví dụ khi ḿnh bị tàu nước ngoài va chạm th́ ḿnh sẽ chuyển về cho các ổng biết. Chủ yếu là ḿnh chỉ tự đi làm thôi và họ nói vùng biển nào anh không được tới như là Mă Lai, Indonesia, Philippines chứ c̣n Hoàng Sa Trường Sa th́ bọn tui cứ tới làm thôi chứ các ổng cũng không biểu là đừng có ra đó. Vùng biển đó dân tự làm chứ không ai cấm cản hết.

    Coi như đất của ông bà ḿnh th́ ḿnh cứ ra làm miết vậy chớ mắc ǵ sợ? C̣n nó bắt ai th́ ḿnh làm cứ làm chỗ biển hồi nào giờ. Nhà tui không bị nô lệ nó đâu bởi v́ đất của ông bà tui hồi giờ. Tui vừa mới có con tàu rồi và vừa rồi bà con đóng góp cho người một ít cho tui dược một vùng lưới rồi, mới nhận hôm qua. Tui nhận được vùng lưới nylon để đi dánh cá thu. Sau khi chuẩn bị ngày lễ tế Hoàng Sa là cho con tui tiếp tục ra Hoàng Sa làm tiếp.”

    Hai ngày trước đây khi Phó Thủ tướng Trung Quốc là ông Lư Khắc Cuờng sang thăm Việt Nam th́ người đồng nhiệm là Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải của Việt Nam đă yêu cầu Trung Quốc thả ngay 21 ngư dân Việt Nam vô điều kiện. Đáp lại ông Lư Khắc Cuờng khẳng định Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Một câu trả lời hoàn toàn lạc đề không một thành ư nào trước yêu cầu hết sức chính đáng của Việt Nam.

    Sự coi thường Việt Nam của ông Lư Khắc Cường cho thấy rơ ràng Trung Quốc chưa bao giờ quan tâm tới việc ngư dân Việt Nam bị bắt, bị tra tấn đ̣i tiền chuộc. Đối với Bắc Kinh th́ các ngư dân này đă xâm phạm vùng biển của họ. C̣n đối với Việt Nam, bao nhiêu nỗi sợ hiện diện phía sau một lời yêu cầu đă không làm cho Trung Quốc động ḷng.

    Cũng theo bản tin của VietnamNet cho biết th́ cả hai Phó Thủ tướng đều đánh giá cao tiến triển đạt được gần đây trong quan hệ Việt - Trung, nhất là sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2011 và chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tháng 12/2011.

    Bản tin này đă làm cho người đọc ngỡ ngàng. Tính mạng 21 ngư dân và tài sản, sự tự do, cùng những bất trắc của họ đă bị lănh đạo lớn nhất phủi tay khi chỉ bàn đến những trao đổi lănh đạo của hai nuớc một cách b́nh thường như không có ǵ xảy ra.

    Trong khi tỉnh Hải Nam công khai tổ chức cuộc đua thuyền buồm tại quần đảo Hoàng Sa th́ chiều ngày 31/3, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đă tiếp Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam La Bảo Minh mà không nhắc một từ nào về ḥn đảo này. Người dân huyện đảo Lư Sơn, B́nh Châu nếu biết tin này chắc họ phải phấn khởi lắm bởi hy vọng Phó Thủ Tứơng Hoàng Trung Hải sẽ trao đổi cụ thể với một quan đầu tỉnh của Trung Quốc về t́nh trạng đánh bắt cá của Ngư dân Việt Nam trên vùng đất của ḿnh.

    Dư luận vẫn rất ngạc nhiên về cung cách mà Việt Nam đối phó với Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đành rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam gấp hàng chục lần nhưng trong thế giới đa cực hiện nay một nước nhỏ chưa hẳn là tiếng nói không được lắng nghe. Không dám nói, hay nói một cách yếu ớt là nguồn gốc đẩy sự ngang ngược lên cao. Đối với một đất nước lấy sự bành trướng làm kim chỉ nam th́ biện pháp mềm mỏng chỉ mang đến sự mất dần lănh thổ cho đối phương mà thôi.


    Video: Ngư dân bất chấp Trung Quốc cấm biển

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chính phủ CHXHCNVN và thuốc bổ dương
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 07-06-2012, 01:32 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 05-06-2012, 10:12 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 12:24 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 12-11-2010, 01:14 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •