Thủ tướng báo cáo QH 4 vấn đề về Biển Đông
Trả lời về chủ trương đảm bảo chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và bảo vệ ngư dân hoạt động trên biển, Thủ tướng nêu trước Quốc hội phương hướng của Chính phủ để khẳng định chủ quyền và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của đai biểu quốc hội về chủ trương, đường lối của Việt Nam đối với tranh chấp biển Đông. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trên cơ sở luật biển, hợp tác DOC, các thỏa thuận những mới đây, Việt Nam phải khẳng định chủ quyền với bốn việc:
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn.
Thứ nhất: Đàm phán với Trung Quốc về phân định ranh giới ngoài cửa vịnh Bắc bộ trên cơ sở các nguyên tắc đă thỏa thuận để có một giải pháp hợp lư mà 2 bên có thể chấp nhận được. Trong khi chưa phân định, trên thực thế, chừng mực khác nhau, 2 bên tự h́nh thành vùng quản lư. Trên cở sở này, Chính phủ Việt Nam đàm phán với Trung quốc về việc đảm bảo an toàn nghề cá của Việt Nam.
Thứ hai, Chính phủ Việt Nam phải giải quyết để đảm bảo chủ quyền là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Căn cứ lịch sử khẳng định, ít nhất từ thế kỷ 17, Hoàng Sa và Trường Sa là quần đảo của ta nhưng đối với Hoàng Sa năm 1956, Trung Quốc đă đưa quân chiếm phía đông Hoàng Sa, sau đó dùng vũ lực chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Chính quyền miền Nam đă lên án, chính quyền cách mạng giải phóng miền Nam lâm thời cũng lên tiếng phản đối. Việt Nam đă có nhiều lần đàm phán nhưng vẫn chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng. Chủ trương của Việt Nam là tiếp tục đ̣i chủ quyền Hoàng Sa bằng giải pháp ḥa b́nh.
Thứ ba về, quần đảo Trường Sa, năm 1975, Việt Nam tiếp quản 5 đảo ở Trường Sa, sau đó Việt Nam tiếp tục mở rộng 21 đảo, ngoài ra Việt Nam c̣n xây dựng 15 nhà dài để khẳng định vùng biển của ta. Như vậy Việt Nam là nước có nhiều đảo nhất so với các nước đ̣i chia quyền lợi ở Trường Sa và là nước duy nhất có dân sống trên đảo.
Chủ trương của Việt Nam là nghiêm túc thực hiện luật biển, DOC và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây. Yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm ảnh hưởng đến ḥa b́nh ở khu vực này. Đồng thời, tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng, kỹ thuật ở những nơi Việt Nam đang chiếm giữ để cải thiện đời sống, tăng cường khả năng tự vệ của công dân đảo Trường sa. Có các cơ chế chính sách ủng hộ đồng bào ta khai thác, đánh bắt thủy sản, Việt Nam tiến hành sơ kết và đă có hiện quả. Nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các nước thực hiện luật biển, DOC…đảm bảo ḥa b́nh an ninh của hàng hải Biển Đông.
Thứ tư, phải giải quyết và khẳng định chủ quyền vùng biển trên 200 hải lư thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam đă và sẽ tiếp tục khẳng định và thực hiện chủ quyền của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng làm rơ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Bá Mạnh - Ngọc Anh
(Sưu tầm được từ một tờ báo trong nước)
Bookmarks