Tác Giả: LêThương
Thứ Tư, 18 Tháng 1 Năm 2012 05:45
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của Việt Nam.
Ngày Tết không những là ngày thiêng liêng của người Việt mà nó c̣n mang sắc thái văn hóa đặc thù của dân tộc ta. Trên bầu trời cao, những cánh én đă về, mùa Xuân đă trở lại với vạn vật. Những cành lá trơ trụi của mùa Đông đă chuyển ḿnh với những mầm non, với lá xanh mơn mởn. Trong bốn mùa, Xuân là mùa của ngàn hoa tươi thắm, với những cành lộc non xanh tươi v́ thế mùa Xuân được người đời ưa chuộng hơn cả. Trong niềm rạo rực đón Xuân, Hàn Mạc Tử đă sáng tác bài “Mùa Xuân Chín”, xin hăy nghe:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lư – bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây.
Thầm th́ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ư vị và thơ ngây.
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Ḷng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
“Chị ấy năm nay c̣n gánh thóc,
Dọc bờ sông trắng nắng chan chan?”
Sau 37 năm lưu lạc nơi đất khách quê người, cứ mỗi lần Tết đến người Việt tha hương khắp năm châu cảm thấy ḷng nao nao nhớ lại những mùa Xuân êm đềm mang nhiều kỷ niệm nơi cố quốc và cảm thấy thấm thía qua những vần thơ “Xuân Tha Hương” của Nguyễn Bính:
Bốn biển vẫn chưa yên sóng gió,
Xuân nầy em chị vẫn tha hương.
Vẫn ăn cái Tết ngoài thiên hạ,
Son sắc say hoài rượu bốn phương.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Em đi non nước xa khơi quá,
Nỗi độ Xuân về bao nhớ thương.
Mỗi độ Xuân về em lại thấy,
Buồn như tên lính ở biên cương.
Chữ Tết Nguyên Đán mang các nghĩa: Tết do chữ Tiết, có nghĩa là ngày lễ; Nguyên có nghĩa là bắt đầu; Đán có nghĩa là buổi sớm mai.
Vậy Tết Nguyên Đán là ngày mở đầu cho một năm mới với nhiều hy vọng và may mắn mới.
Đúng ra phải dùng cả ba chữ Tết Nguyên Đán, nhưng người Việt ta có tính giản dị nên chỉ gọi Tết hay Ngày Tết. Chữ Tết được dùng trong nhiều thành ngữ như: Ngày Tư Ngày Tết, Năm Hết Tết Đến, Sống Tết Chết Giỗ, Tết Nhất, Chợ Tết, Ăn Tết, Chúc Tết, Thiệp Tết, Quà Tết, Lương Tết, Tết Thầy, Tết Xếp...
Ngày Tết mang rất nhiều phong tục cổ truyền và các phong tục này đă thấm nhuần trong ḷng người Việt Nam từ xưa đến nay.
Bookmarks