” Trong gần 50 thế kỷ kể từ khi Vua Hùng Vương thứ Nhất dựng nên Triều đại Hồng Bàng, dân tộc Việt Nam đă đau khổ trải qua biết bao cuộc chiến tranh, thiên tai, thử thách, nhưng trong số đó không ǵ gây thiệt hại xuyên thấu cùng khắp mọi ngỏ ngách đời sống dân tộc Việt Nam cho bằng các sự thiệt hại gây ra bởi chính các lănh đạo Việt Nam trong hàng bao nhiêu thế kỷ.
Trong hơn Bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc ta, chưa từng có khi nào chúng ta được một nhà lănh đạo, một chính phủ, có thể được gọi là “từ nhân dân, bởi nhân dân, và v́ nhân dân”. Điều đó tạo nên một bài vè dân gian tóm gọn bốn ngàn năm văn hiến đầu tiên của chúng ta: “Con Vua th́ lại làm Vua, con săi ở chùa th́ quét lá đa. Khi nào dân nổi can qua, con Vua thất thế lại ra quét chùa”.
Trong lịch sử cận đại, sáu bản Hiến pháp được thông qua bởi ba chính phủ. Trước 1975, hai bản được đặt vào hiện thực bởi Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa năm 1946 và 1960 tại miền Bắc Việt Nam, và hai được thi hành bởi Việt Nam Cộng Ḥa năm 1956 và 1967 tại miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, hai bản Hiến pháp khác được thông qua vào năm 1980 và 1992 bởi Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Người ta sẽ hỏi, vậy tại sao lại cần một bản Hiến pháp khác chi nữa?
Câu trả lời rất đơn giản: kể từ năm 1975, độc quyền đảng trị đă thay thế độc quyền quân vương cai trị Việt Nam. Không c̣n con Vua lại làm Vua, mà nay con lănh đạo Đảng sẽ trở thành lănh đạo Đảng và chia chác quyền lực chính trị cao nhất, từ đó lợi nhuận khổng lồ, giữa họ với nhau.
Con trai và con gái dân thường th́ bị trở thành công dân hạng hai chỉ v́ sinh ra như vậy, cuộc đời bị định đoạt từ trước khi họ sinh ra rằng họ sẽ không bao giờ có quyền lực trong chính phủ cấp quốc gia cho dù họ có cố gắng và có tài năng thế nào đi chăng nữa. Tiếng nói của họ không bao giờ được màng tới mỗi khi họ có điều ǵ bất đồng ư với chính phủ, v́ khi đó họ bị xử trong ṭa án do chinh phủ dựng nên, với các bản án đă bị định trước mà đa số rất nặng không chút t́nh người.
Từ lần này sang lần khác, nhiều người Việt Nam có lương tâm đă lên tiếng nói lên ư kiến của họ, chống lại nền độc tài độc đoán của chính phủ Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện tại, nhưng không có ngoại lệ, họ luôn bị khinh mạn, tịch thu tài sản và ngay cả bị bỏ tù.
Trên một triệu thuyền nhân Việt Nam đă phải chạy khỏi quê cha đất tổ đi t́m tự do, hơn 100 ngàn người trong số này đă bỏ mạng nơi biển sâu. Nhờ vào ḷng nhân đạo quốc tế của các chính phủ làm việc thiện trên thế giới, các thuyền nhân đến được bến bờ ngày nay đă có cuộc sống khá ổn định tại các quốc gia văn minh, trong tự do và b́nh yên.
Trong khi đó, tại quê hương Việt Nam, tuyệt đại đa số đồng bào đang sống dưới sự độc tài, độc quyền, bị tướt đoạt các nhân quyền căn bản nhất, và cơ hội được sống với phẩm giá con người. Hết thế hệ này sang thế hệ khác, các bạn trẻ Việt Nam phải đi khắp nơi trên thế giới làm việc trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, ngay cả buộc phải bán thân và nhân phẩm của họ, để kiếm chút tiền gởi về cho cha mẹ và anh chị em mua thức ăn và có nơi che mưa trú nắng.
Giáo dục đă trở nên quá tầm tay với của một số lớn trẻ em, phần đông trong đó sẽ có một đời sống vô cùng khó khăn trong mù chữ.
Trừ khi chúng ta phải làm điều ǵ đó ngay tại đây và bây giờ, t́nh trạng hiện tại sẽ kéo dài thêm nhiều thập niên nữa, như đă trải qua trong các thập niên qua. Chúng ta không đ̣i hỏi sự đền bù, lại càng không đ̣i hỏi trả thù – các điều đó không hề có trong dự tính xa vời nhất. Chúng ta đ̣i hỏi một cơ hội tự chọn lấy đại biểu nói giùm mong ước chúng ta trong mọi cấp bậc chính phủ.
Điều đó có quá cao xa để đ̣i hỏi hay không?
Chúng ta đ̣i hỏi cơ hội thành lập chính phủ do chúng ta chọn ra, mỗi bốn năm một lần.
Để thực hiện điều này, chúng tôi đề nghị thành lập Nền Đệ Tam Cộng Ḥa Việt Nam – sau hai nền Cộng ḥa khác bị chấm dứt không phải v́ ư muốn nhân dân nhưng v́ bạo động. Nền Đệ Tam Cộng Ḥa không phải là một chính phủ. Đây là một phong trào mà bất cứ ai muốn tham gia đều phải tuân thủ ba nguyên tắc căn bản:
1. Quyền lực chính phủ phải đến từ nhân dân Việt Nam, qua bầu cử và trưng cầu dân ư tự do.
2. Tuyệt đối không có sự ngược đăi do khác biệt quan điểm chính trị.
3. Không bạo động khi tranh quyền lực chính phủ.
Trong tinh thần tuân thủ nguyên tắc thứ Nhất trên đây, chúng tôi đề nghị các điều sau đây:
a. Một ủy ban quốc tế (Ủy ban) sẽ được h́nh thành để phát khởi bản Tuyên ngôn này cùng với bản Hiến pháp kèm theo đến mọi người dân Việt Nam, trong và ngoài nước.
b. Người Việt Nam tại hải ngoại sẽ bầu thông qua hai văn kiện này vào dịp Tết nguyên đán năm 2010 tại thành phố nơi họ đang cư ngụ.
c. Nếu hai văn kiện được trên 67% số phiếu thuận, Ủy Ban sẽ lập tức gởi các văn kiện đến tất cả các chính phủ toàn thế giới yêu cầu họ ủng hộ.
d. Nếu được ủng hộ đầy đủ, Ủy Ban sẽ yêu cầu các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc bầu, không có tính bắt buộc, cho thông qua trong năm 2010.
e. Nếu các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc bầu ủng hộ theo tỉ lệ trên 67%, Ủy Ban nên lập tức thỉnh cầu vị Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc chuyển lời đề nghị không có tính bắt buộc đến chính phủ Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam nên cho tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư toàn quốc trong năm 2010 hoặc 2011, để người dân Việt Nam trong nước có cơ hội thông qua hoặc bác bỏ các văn kiện này.
f. Nếu người dân Việt Nam trong nước, qua cuộc trưng cầu dân ư tự do và có giám sát quốc tế, không thông qua với tỉ lệ ít nhất 67% th́ Ủy Ban phải tuyên bố rằng hai văn kiện này không hợp lệ và do đó phải bị xếp bỏ trong 10 năm.
g. Nhưng nếu trái lại các văn kiện này được trên 67% dân Việt Nam trong nước ủng hộ, th́ trong ṿng 30 ngày chính phủ Việt Nam phải cho phép các đảng chính trị được thành lập và tranh cử tại Việt Nam mà không sợ bị bắt hại.
h. Nếu (g) trên đây được thực hiện th́ cuộc Tổng tuyển cử Toàn quốc lần thứ Nhất sẽ được tổ chức ngày 4 tháng 11 năm 2012, vi theo Hiến pháp đang được dự thảo, kể từ năm 2012 ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 11 các năm chẵn sẽ được dành riêng cho các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ư toàn quốc.
V́ các lư do trên và tại đây, chúng tôi Tuyên bố Thành lập Nền Đệ Tam Cộng Ḥa Việt Nam. Bản Hiến pháp của Nền Đệ Tam Cộng ḥa được đính kèm với bản Tuyên ngôn này. Sự phê chuẩn hai văn kiện này sẽ được nhân dân Việt Nam toàn thế giới thực hiện, và họ có quyền lực tối thượng trên sự hiệu lực của hai bản văn kiện này.
Viết tại Washington DC, Hợp Chủng Quốc Hoa kỳ, ngày Thứ Bảy, 7 tháng Hai năm 2009.
Nay kính,
Chú thích của Ptd : Bài viết không đề tên tác giả .
Kính mời quư thành viên góp ư .
http://baotoquoc.com/2010/01/26/tuye...E1%BB%87t-nam/
Bookmarks