09:46:am 22/03/11 | Tác giả: On The Net
LTS: Sau khi Đàn Chim Việt đăng tải bài viết của tác giả Tiên Sa mang tựa đề “Hăy để cho Việt Nam Cộng Ḥa lùi vào dĩ văng một cách tự nhiên” – tạo ra những tranh luận sôi nổi trên không gian mạng – một độc giả đă gửi cho ĐCV bài viết của kư giả Đào Nương thuộc tuần báo Saigon Nhỏ phản biện lại tác giả Tiên Sa.
Khác biệt tư duy là điều tự nhiên và cần thiết của xă hội con người, nhưng cùng t́m giải pháp đồng thuận có thể c̣n quan trọng hơn nữa, thay v́ đưa đến chia rẽ v́ sự khác biệt. Trên tinh thần đó, chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài viết của kư giả Đào Nương và mời bạn đọc theo dơi.
Sau 36 năm Miền Nam rơi vào tay cộng sản, ngày nay không chỉ những người sinh sống tại Miền Nam Việt Nam trước đây, không công nhận lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản Việt Nam mà ngay cả những người trong nước cũng không tôn trọng lá cờ này mặc dù đó là lá cờ đang tung bay khắp lănh thổ Việt Nam ngày nay.
Người Việt hải ngoại tôn trọng lá cờ vàng ba sọc đỏ, không chỉ thuần túy v́ đó là lá cờ của Việt Nam Cộng Hoa, của chính phủ Miền Nam Việt Nam mà v́ đó là một biểu tượng cho một quốc gia mà đáng lẽ dân tộc Việt Nam phải có, một chính phủ tự do dân chủ, một nền kinh tế thịnh vượng, một xă hội công bằng bác ái mà lá cờ đỏ và cái chính phủ Việt gian cộng sản ngày nay tại Hà Nội sau 36 năm làm chủ đất nước đă chứng minh những điều ngược lại.
Dĩ nhiên, lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ mà những người sinh sống tại Miền Bắc không quen mắt, không chấp nhận dù họ có thù ghét chế độc cộng sản mà họ đang sinh sống đến tận xương tủy.
Người ta không thể chấp nhận một biểu tượng mà người ta không biết, không hiểu, không có những kỷ niệm đẹp, không hy sinh xương máu để bảo vệ nó.
Nhất là khi chỉ một sớm, một chiều, những người Việt Nam không chấp nhận Cộng Sản đă mang theo lá cờ vàng trên đường lưu vong, dù phải trải qua những nơi địa ngục trần gian là những nhà tù của cộng sản, và đă phải để lại sau lưng quê hương yêu dấu, mảnh vườn nhỏ, mái nhà ấm cúng, con sông hiền hoà, sau khi đă được chứng kiến chủ nghĩa xă hội cộng sản tiêu biểu cho văn hoá, đạo đức, luân lư Việt Nam phân hoá dần dần trước mắt. Việt Nam Cộng Hoà mặc dù là một xă hội chưa hoàn bị nhưng đă h́nh thành được mọi cơ cấu của một xă hội văn minh, công b́nh và dân chủ.
Người Việt sống tại Miền Bắc đói khổ, đă phải hy sinh mọi thứ cho nhu cầu chiến tranh theo sự tuyên truyền của cộng sản nên có thể nói hầu hết đều không biết ǵ về Việt Nam Cộng Hoà.
Việt Nam Cộng Ḥa không phải là Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ… mà là xă hội Miền Nam Việt Nam xây dựng trên căn bản giáo dục.
Đó là những cô bé, cậu bé đến trường mỗi buổi sáng, mặc đồng phục với nét mặt tinh anh trong sáng của tuổi thơ.
Đó là những cô nữ sinh áo trắng dễ thương và ngoan ngoăn, thuần hậu trong gia đ́nh. Đó là những thầy, cô giáo sống và hănh diện với thiên chức của một bậc thầy và được mọi người trong xă hội kính trọng.
Trước 1975 Việt Nam Cộng Hoà đă đào tạo nhiều chuyên viên với tiêu chuẩn quốc tế, văn bằng của VNCH được chính phủ Hoa Kỳ, Pháp và nhiều quốc gia khác công nhận tương đương hoặc gần tương đương.
Nghề thầy do đó không phải là một thứ… “chuột chạy cùng đường mới vào sư phạm” như ngày nay.
Nhưng trong kư ức của tuổi trẻ miền Nam Việt Nam th́ Việt Nam Cộng Hoà là những con đường ngợp bóng lá me, các nam sinh đi theo nữ sinh mỗi khi tan học nhưng không dám có một cử chỉ sàm sỡ, một lời nói vô lễ.
Phải nhắc đến điều này v́ những kỷ niệm đẹp của thời thiếu niên thường ghi sâu trong kư ức người ta suốt đời:
Lời ru nào níu được
Lúc những cánh me xanh
Bay mềm con lộ nhớ
Em sau khung cửa đạn soi
Sách ngăn tầm mắt đời ngoài lộ cao
Khi không ḷng bỗng dạt dào
Sông tôi cạn nước nguồn nào bỗng đi
(Bài cho người trong vườn dược thảo,
thơ Du Tử Lê)
Cuộc chiến càng thảm khốc th́ lại có biết bao thanh niên theo tiếng gọi của núi sông lên đường nhập ngũ để bảo vệ một hậu phương b́nh yên trong đó có cha, có mẹ, có anh, có em, có cái gia đ́nh nhỏ bé của ḿnh.
Đó là lư tưởng. Đó là những chàng trai anh hùng của thế hệ. Hàng trăm ngàn bài hát, bài thơ đă được viết ra trong giai đoạn này và cho đến nay vẫn c̣n là nguồn cảm hứng bất tận cho toàn nước Việt Nam thống nhất.
Nó chính là “nhạc vàng” của văn hoá Việt:
Anh rót cho khéo nhé
Kẻo trúng nhằm nhà tôi
Nhà tôi ở cuối thôn Đoài
Có giàn thiên lư có người tôi thương
.(thơ Yên Thao)
Hay
Năm năm rồi đi biệt
Đường xưa chưa lối về
Thương người em năm cũ
Thương goá phụ bên song (thơ Phạm Văn B́nh)
H́nh ảnh của những tân sinh viên sĩ quan trong quân phục đại lễ ngày tốt nghiệp ở Đà Lạt, ở Nha Trang, ở Thủ Đức là những h́nh ảnh tinh anh của dân tộc Việt, không phải là h́nh ảnh của “nợ máu với nhân dân” sau ngày 1975 đâu.
Họ đă chọn binh nghiệp để bảo vệ từng tấc đất của quê hương đang bị dày xéo v́ bom đạn gây ra bởi bọn lănh tụ cộng sản vô thần.
Bây giờ sau 36 năm nh́n lại, nh́n thế hệ thanh niên tan ră mệt mỏi, tương lai không lối thoát của Việt Nam thời cộng sản mà thương cho họ không biết là bao nhiêu.
Thương tuổi thơ của những người không lư tưởng, chỉ nắm “cái đuôi của đảng cộng sản Việt Nam” mà nh́n ra thế giới bên ngoài và trở thành một thế hệ “vô cảm” đến rợn người.
Đời sống chỉ c̣n là sự tranh đua để đạt được điạ vị trong đảng v́ quyền đi với tiền. Bằng được mua bằng tiền chứ không cần học để có kiến thức.
Trong một quốc gia nghèo đói vào hàng nhất thế giới nhưng có hàng nửa triệu “tiến sĩ ma” làm tṛ cười cho thế giới.
Xă hội Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 không phải là hoàn toàn trong sạch, không có bóng dáng của tham nhũng nhưng tham nhũng không phải là một chính sách để cai trị nước như đảng cộng sản Việt Nam ngày nay.
Người dân Miền Nam sống hiền hoà trong tôn ti trật tự, trong đời sống hàng ngày, họ không phải đối đầu với cảnh sát, công an. Không phải bất cứ khi nào có việc liên hệ với chính quyền th́ phải trả tiền cho công an từ xă, huyện, tỉnh đến trung ương.
Khi vào bệnh viện, không có việc đút lót tiền th́ mới có được giường nằm.
Trẻ con học giỏi th́ được xếp hạng cao, được cho đi du học dù là con nhà nghèo.
Sĩ quan đánh trận oai hùng, gan dạ th́ được thăng thưởng. Nhà cháy th́ được cứu hỏa chữa cháy chứ không phải trả tiền mới được chữa cháy.
Về chính trị, Việt Nam Cộng Hoà là một nước dân chủ tự do thực sự mặc dù cũng có những khuyết điểm.
Trước 1975 tại Miền Nam Việt Nam, chính phủ công nhận đối lập, cho biểu t́nh chống đối tự do nên từ những năm 1965 đă có nhiều cuộc biểu t́nh chống Mỹ, chống Thiệu Kỳ, chống tham nhũng thoải mái của sinh viên học sinh, của nhân dân.
Có những ông giáo sư đại học nhận ḿnh là thành phần thứ ba, theo chủ thuyết xă hội chứ không phải là chủ thuyết Mác Lê công khai ra báo, viết sách, viết luận án đại học lên án chính phủ, lên án chiến tranh, nhưng lại ve văn cộng sản v́ lư luận ấu trĩ rằng chính phủ Miền Nam bị Mỹ giựt dây, muốn chấm dứt chiến tranh th́ phải nói chuyện với Hà Nội.
Kinh tế thương mại tự do không bị chính phủ kiềm chế, về an ninh xă hội người dân được luật pháp bảo vệ, cảnh sát công an ức hiếp nhân dân bị truy tố ra trước pháp luật ngay.
Xă hội Miền Nam tự do tạo môi trường để tinh anh phát tiết trên mọi phương diện.
Ngày nay, sau 36 năm nh́n lại, đảng cộng sản Việt Nam vẫn không biết rằng khi giam hăm, đầy đọa hàng triệu người sống ở Miền Nam có liên hệ với chính quyền đem nhốt vào ngục tù, họ đă hủy diệt đi hầu hết những nhân tài về mọi mặt của đất nước, những trí thức khoa bảng mà có thể vài trăm năm sau, Việt Nam chưa thể có lại.
Miền Nam Việt Nam không chỉ “sản xuất” có hai “thiên tài” là Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng đâu.
Nhưng Việt cộng chỉ “chấp nhận’ có hai người này v́ một anh th́ trốn lính, sống hèn mọn trong sự che chở bao dung của chính phủ Miền Nam tôn trọng nghệ sĩ, c̣n người kia th́ mang bệnh tâm thần.
Cứ đếm lại số sách đă được xuất bản tại Miền Nam trong 20 năm từ 1954 đến 1975, từ khoa học đến chính trị, từ truyện ngắn, truyện dài, thơ văn đến âm nhạc rồi so sánh với 60 năm cộng sản CAI TRỊ Việt Nam th́ sẽ hiểu.
Do đó, so với xă hội Việt Nam dưới thời Việt gian cộng sản th́ xă hội Việt Nam Cộng Hoà là thiên đường, là con đường mà Việt Nam cần nhiều thập niên mới “back to the future” được.
Những người Việt Nam sống tại Miền Nam trước 1975, biết rơ điều này.
Lá cờ vàng và danh hiệu Việt Nam Cộng Hoà v́ sao vẫn được họ sùng kính dù Việt Nam Cộng Hoà đă mất đi phần đất cuối cùng đă 36 năm.
Bookmarks