Results 1 to 3 of 3

Thread: GS Hồng Lê Thọ bị bắt với cáo buộc "tuyên truyền chống chế độ"

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    4,101

    GS Hồng Lê Thọ bị bắt với cáo buộc "tuyên truyền chống chế độ"



    Giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch, một trí thức kiều bào về nước, vừa bị bắt giam vào khuya ngày 29 tháng 11 theo điều 258 Bộ Luật h́nh sự Việt Nam. Đây là trường hợp mới nhất tại Việt Nam bị bắt theo điều luật mà lâu nay bị lên án là mơ hồ nhằm trấn áp các tiếng nói phản biện trong nước.

    Người ‘thoát Trung’ mạnh mẽ

    Tin tức về việc ‘bắt quả tang’, rồi ‘khám xét nhà khẩn cấp’ và ‘bắt giam’ giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch được blog nguyentandung loan đi sớm nhất.

    Cổng thông tin của Bộ Công An có thông tin tương tự như trên trang blog nguyentandung. Theo đó cơ quan an ninh điều tra Thành phố Hồ Chí Minh theo tin tố cáo của quần chúng đă tiến hành biện pháp nghiệp vụ của họ đối với ông Hồng Lê Thọ, sinh năm 1949, hiện ngụ tại số 32 Cửu Long, phường 15, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

    Cơ quan điều tra cho rằng ông Hồng Lê Thọ cho đăng trên mạng các bài viết với nội dung mà cơ quan này cho là ‘có nội dung xấu, thông tin sai lệch, làm giảm uy tín, mất ḷng tin trong nhân dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xă hội, công dân theo điều 258 Bộ luật h́nh sự’.

    Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, một người biết rơ về giáo sư Hồng Lê Thọ, cho biết những nhận xét của bản thân đối với người vừa bị bắt như sau:

    Tôi đă quen biết anh Thọ nhiều năm nay và tôi rất có t́nh cảm với anh Thọ. Tôi cho đó là một người trí thức có tinh thần dân tộc cao, một trong những người đưa ra đường lối ‘thoát Trung’ mạnh mẽ nhất, tách bạch và có chiều sâu nhất. Anh Thọ là một Việt Kiều Nhật, anh rành cả tiếng Pháp và tiếng Anh, trang Người Lót Gạch của anh có thể nói gần như là trang duy nhất ở Việt Nam điểm tin bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, cung cấp lượng thông tin bổ ích cho độc giả. Anh cũng là người có kiến thức sâu trong khá nhiều lĩnh vực và có quan hệ với nhóm Việt Studies ở Hoa Kỳ và một số nước Phương Tây.

    Theo tôi tựu trung lại anh là người có quan điểm rất ôn ḥa về chính trị. Không bao giờ có chuyện nói anh vi phạm điều 258, chuyện lợi dụng cái này, lợi dụng cái kia hay vấn đề dân chủ để lật đổ chế độ hay tuyên truyền chống phá chế độ. Thậm chí khi nói chuyện với tôi anh phê phán thẳng một số quan điểm cực đoan; nhưng tôi không biết Nhà nước này bắt anh để làm ǵ?Nếu không v́ một lư do ǵ đặc biệt và ẩn giấu, người ta phải công khai tất cả mọi chuyện, minh bạch hóa, không thể bắt giữ công dân một cách tùy tiện, mà đặc biệt vẫn sử dụng điều luật 258 mà quốc tế lên án.

    Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng có ư kiến về việc bắt giữ giáo sư Hồng Lê Thọ mà được nói là do những bài viết đăng trên Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch như cơ quan an ninh điều tra nêu ra:

    Theo tôi khó có thể đánh giá qua những bài viết, những bài đăng lại trên trang Người Lót Gạch để qui ra tội chống phá chính quyền. Thực sự tôi không đọc khá thường xuyên trang Người Lót Gạch v́ bận quá nhiều việc; nhưng chúng tôi gặp nhau thường xuyên nói chuyện. Trước khi anh Thọ bị bắt khoảng hai tuần, chúng tôi có gặp nhau uống cà phê, và tôi thấy anh Thọ vẫn ổn, ôn ḥa và anh nói về những bài viết, bài đăng lại trên trang Người Lót Gạch th́ không có vấn đề ǵ cả.

    Đó là theo anh ta nhận định, và tôi cũng nghĩ rằng nếu Nhà nước muốn bắt những người bị coi là bất đồng chính kiến vào thời điểm này th́ Nhà nước Việt Nam phải rất cân nhắc về chuyện làm sao họ có đủ lư do, đủ cơ sở, không thể đưa ra những lư do tùy tiện như trước đây, đặc biệt đối với những người như anh Hồng Lê Thọ.

    Tôi biết trong nhóm trí thức Việt Kiều, nhất là nhóm luôn có mong ngóng, mong đợi đóng góp những ư kiến phản biện để xây dựng kinh tế, xă hội, kể cả góp ư về một số vấn đề chính trị đối với Nhà nước Việt Nam, anh Thọ là người có uy tín và anh luôn đưa ra những gợi ư, những đóng góp mà tôi cho có giá trị.

    Anh cũng là người mà ở trong nước không phải ít người biết đâu, khá nhiều người biết anh, đặc biệt trong giới dân chủ- nhân quyền. Thành thử uy tín xă hội và năng lực cá nhân của anh Hồng Lê Thọ là vấn đề mà tôi cho rằng khi muốn bắt giữ anh, Nhà nước phải cân nhắc, phải thận trọng nếu không sẽ gặp phản ứng rắc rối và lớn chuyện từ phía Hoa Kỳ và Phương Tây.

    Bắt theo tố giác

    Việc tiến hành khám xét và bắt giữ giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch, c̣n được nói là theo tin tố giác của quần chúng. Nhà báo Phạm Chí Dũng có ư kiến về điều này:

    Về mặt tố giác của quần chúng, đó là một cụm từ chung trong pháp luật và điều tra xét hỏi bên ngành công an, điều đó không có ǵ sai v́ tố giác của quần chúng là một cơ sở để có thể dẫn đến bắt giữ, bắt giam một nhân vật, một đối tượng h́nh sự nào đó. Tuy nhiên so với những nhân vật bất đồng chính kiến khác trước đây, lần này cơ quan an ninh điều tra lại dựa vào tố giác của quần chúng, đó là một hiện tượng khá bất thường, một cụm từ khá lạ được ứng vào trường hợp này.

    Tôi biết trong thực tế điều tra, xét hỏi ở Việt Nam, thường người ta áp dụng cơ sở tố giác của quần chúng đối với tội phạm là những trường hợp đối tượng h́nh sự; chứ không phải những đối tượng hoạt động chính trị, những nhân vật bất đồng chính kiến, hoặc dân chủ, đấu tranh cho nhân quyền.

    Trường hợp này áp dụng với anh Hồng Lê Thọ, tôi cho là khá lạ. Điều đó cho tôi một chút hy vọng là anh Thọ có thể sẽ không bị bắt lâu. Có thể qua một quá tŕnh điều tra nào đó ngắn hạn, cơ quan Nhà nước: các cơ quan công an, chính quyền cũng sẽ phải thả anh ra.

    Vào chiều ngày 27 tháng 11 vừa qua, một nhóm sinh viên tại Hà Nội cũng bị lực lượng chức năng ập vào nhà khám xét, bắt đưa về đồn Công an cũng như tịch thu một số tài liệu về dân chủ, nhân quyền của những sinh viên này. Việc làm đó cũng được nói là do có tố cáo của người dân những sinh viên này tàng trữ chất cháy, chất nổ. Facebooker Lư Quang Sơn phản bác về cơ sở có tố cáo để đột nhập vào pḥng trọ của các bạn như sau:

    Họ viện cớ dùng đơn tố cáo để xâm nhập vào nhà chúng tôi. Tôi nói tôi hoàn toàn có thể dùng đơn tố cáo bất kỳ một quan tham nhũng nào, và ngay ngày mai tôi yêu cầu họ phải xông vào nhà quan tham nhũng đó để điều tra. Tôi thách đố họ làm điều đó, nhưng họ không thể làm được, họ không nói ǵ.

    Điều 258 vô lư

    Việc khám nhà và bắt giữ giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót gạch, là trường hợp mới nhất bị bắt giữ theo điều 258 Bộ Luật H́nh sự Việt Nam. Điều luật này lâu nay bị nhiều người quan tâm cho rằng mơ hồ và Nhà nước lập ra để dễ bề trấn áp những tiếng nói đối lập, phản biện.

    Hiện nay có hai trường hợp cũng đang bị truy tố và giam giữ với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân’ theo điều 258 là blogger Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn thị Minh Thúy.

    * Source: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...014050249.html

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Nhân vụ GS Hồng Lê Thọ bị bắt ngày 29/11/2014

    Nhân vụ GS Hồng Lê Thọ bị bắt ngày 29/11/2014
    Đỗ Thông Minh

    Có 1 số trường hợp người thân CS từ hải ngoại về có quan hệ cán bộ cao cấp đỡ đầu tương đối ít bị khó khăn.Như Nguyễn Trí Dũng là Tiến Sĩ quản lư công học tốt nghiệp đại học Hitotsubashi ở Nhật Bản về VN rất sớm, thành lập và làm Giám Đốc công ty Minh Trân quận Tân B́nh, sản xuất linh kiện điện tử năm 1993, trường Doanh Thương Trí Dũng, đồng thời là Chủ Tịch sáng lập Hiệp Hội Doanh Nghiệp Việt Kiều, Phó Chủ Tịch thường trực Câu Lạc Bộ Hợp Tác Việt Nhật, Phó Trưởng Ban Câu Lạc Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Việt Kiều. Nay Dũng có cơ ngơi rộng lớn, rất hoành tráng ngay tại Sai G̣n.

    Nguyễn Chánh Khê là Tiến Sĩ vật liệu và khoa học xử lư thông tin tốt nghiệp đại học Tokodai, Nhật Bản, qua Hoa Kỳ rồi về năm 2002, lập công ty chế mực in và than nano và làm Phó Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Khu Công Nghệ Cao, Sài G̣n. Khê được CTN Nguyễn Minh Triết nâng đỡ, ông nói ông có 37 phát minh được thế giới công nhận, nhưng cũng đưa ra những "phát minh lớn" đầy nghi vấn như vụ"Mực in nano", "Máy phát điện chạy bằng nước"..., không có mấy thành quả cụ thể như vẫn được truyền thông CSVN tuyên truyền nên không mấy thành công về sự nghiệp và tài chính…

    Nhà cầm quyền đẩy mạnh kêu gọi người Việt ở hải ngoại về đầu tư giúp nước theo Nghi Quyết 36 của Bộ Chính Trị năm 2004. Nhưng cán bộ CS quá tham lam, nên đă có hàng trăm trường hợp người Việt ở hải ngoại về bị tước sạch, thậm chí có trường hợp bỏ mạng. Như ông Trần Kiêm Khiết, nguyên là SV du học Nhật Bản năm 1958 tốt nghiệp Kỹ Sư hóa nông nghiệp, rồi qua Hoa Kỳ học tiếp Cao Học làm cho Dupont Hoa Kỳ, năm 1994, về làm đại diện công ty Dupont Singapore, bị xô ngă chết từ lầu cao (tin công an nói là v́ tim mạch nên té lầu, tin ông Nguyễn An Trunglà tại thang máy đứt dây) ở Sài G̣n; ông Thiện là người tỵ nạn CS buôn đồ cũ từ Nhật Bản về làm ăn bị sát hại (bắt trói và bắn chết?) tại Hải Pḥng; bà Nguyễn Thị Hiệp từ Canada về bị tử h́nh gấp rút bởi tội chuyển 5,1 kg ma tuư năm 1996 từ Nội Bài đi, trong khi chính phủ Canada yêu cầu chờ đối chiếu xem bà là thủ phạm hay nạn nhân... khiến gây rắc rối ngoại giao giữa 2 nước một thời gian!

    Tất nhiên, cũng có người từ hải ngoại về dùng mánh khóe làm ăn, nhưng nói chung nhà cầm quyền nắm đằng cán, họ có thề dễ dàng ra tay tước đoạt.
    Một số trường hợp điển h́nh như:

    - Tiến Sĩ luyện kim Nguyễn An Trung, sang Nhật năm 1960, cầm đầu nhóm sinh viên theo CS là "BEHEITO" ("Tổ Chức Người Việt Tại Nhật Bản Đấu Tranh Cho Ḥa B́nh và Thống Nhất Đất Nước", thành lập ngày 22/6/1969) ở Nhật Bản, đầu năm 1970, từng bị Ṭa Án Quân Sự Đặc Biệt Vùng 3 Chiến Thuật VNCH kết án khuyết tịch 6 năm khổ sai và 20 năm mất quyền công dân (cùng với Lê Văn Tâm và Nguyễn Hồng Quân).


    Nguyễn An Trung ly dị vợ Nhật (có tin về VN lấy con gái Tướng Công An) về VN mở Saigon Auto và làm Tổng Giám Đốc, chuyên đổi tay lái ngược hàng chục ngàn xe cũ chuyên dụng nhập từ Nhật Bản, đă giúp vực dạy cả ngành giao thông xuống cấp thê thảm khi ấy (những năm 1976-90, có xe phải chạy bằng than đun trên nóc hay sau lưng, tốc độ khoảng 30 km/giờ). Sau cả hơn chục năm làm ăn, với khoảng 50 Kỹ Sư và 400 nhân viên, năm 1994, đột nhiên ông bị vu cho vi phạm luật pháp và nhập cảng lậu, mặc dù văn thư của TT CSVN Vơ Văn Kiệt kư 3 ngày sau khi xe về tới cảng, bị giam 10 tháng. Khi ở trong tù, ông Trung đă viết thư kêu cứu với "Ngài Đỗ Mười", cựu sinh viên tại Nhật như Huỳnh Mùi tại VN, Huỳnh Trí Chánh (Chủ Tịch Tổng Hội Người Việt Nam Tại Nhật theo CS)... và 1 số người Nhật cũng nhào vào cứu ông.

    Thấy chuyện quá bất b́nh, Luật Sư Nguyễn Thành Vĩnh dù đă già gần 80 tuổi đă đứng ra biện hộ cho ông. Tháng 2/1995, ra ṭa sơ thẩm bị cảnh cáo, rồi phúc thẩm ngày 5/7/1995, sau phiên ṭa gay cấn và rơ trắng đen ông mới trắng án, nhưng đă bị tước đoạt 118 chiếc xe trong chuyến tàu chót trị giá hơn 1 triệu đô-la Mỹ là tang vật đă bị công an tịch thu, hóa giá bán chia chác cho nhau.

    Theo nhà báo Minh Tuấn làm cho Mặt Trận Tổ Quốc (sau cũng lấy vợ kế người Nhật và di dân qua Nhật) trong bài "118 Ôtô Tay Lái Nghịch Và Số Phận Của Việt Kiều Nguyễn An Trung" trên trang nhà Việt Báo:

    Sau này ông Trung kể lại: Những ngày nằm trong nhà giam Chí Ḥa, ông cảm thấy có những lúc tuyệt vọng. Bởi mục đích của ông chẳng có ǵ xấu, nhưng khi vấp rào cản của cơ chế hành chính quan liêu, ông đă phải trả một giá quá đắt...
    Trong phiên ṭa bào chữa cho Nguyễn An Trung, chính Luật Sư cũng khóc. Ông giơ cao quyển sách ở Nhật viết về Nguyễn An Trung trong phong trào phản chiến, giơ cao những chứng cứ rất thuyết phục về luật "bất hồi tố" và giơ cao tất cả h́nh ảnh về 118 xe tay lái nghịch mà UBND TP. Hồ Chí Minh vẫn đang giữ. Tất cả đều là xe ép rác, xe hút bùn. Chi tiết này đă làm "bật ngửa" tất cả các vị Thẩm Phán và Hội Thẩm Nhân Dân tham gia xét xử. Họ đọc hồ sơ vụ án và đều đinh ninh rằng ông Trung đă nhập gần như toàn bộ là ôtô con để trốn thuế và bán kiếm lời ở VN...

    Phiên phúc thẩm kết thúc được vài tháng, tại kỳ họp Quốc Hội cuối năm 1995, một quan chức cao cấp của Quốc Hội gặp tôi và nói là Chính Phủ đă bị cơ quan có trách nhiệm báo cáo sai sự thật về vụ ông Nguyễn An Trung, nói rằng ông Trung chuyên nhập lậu xe ôtô 4 chỗ ngồi, nên đă có sự chỉ đạo sai trái về vụ ông Trung. Vị quan chức này nói việc xử lư oan ông Trung quả là điều rất đáng tiếc. Nhưng việc làm oan "đáng tiếc" đó không làm quan chức nào ở TP. HCM mất chức cả...

    Sau ông Trung phải xin cho cả gia đ́nh di dân qua Úc, nhưng vẫn thường xuyên ở VN làm ăn, thế nên họa vô đơn chí.

    Theo Luật Sư Phan Trung Hoài trong bài "Khi Hoa Anh Đào Nở" trên trang nhà báo Lao Động ngày 1/4/2011:

    Bản thân tôi cũng có được những trải nghiệm, liên đới nhiều đến nước Nhật và người Nhật, từ việc bênh vực cho ông Nguyễn An Trung - 1 Việt kiều Nhật Bản có nhiều đóng góp cho đất nước cả thời chiến tranh lẫn thời b́nh - trong vụ án 118 ô tô tay lái nghịch cách đây hơn 17 năm, rồi bây giờ vất vả trong hành tŕnh tố tụng liên quan 1 khách hàng là Giám Đốc Ban Quản Lư Dự Án có sử dụng vốn ODA và chuyên gia tư vấn của Nhật Bản…

    - Bác Sĩ Bùi Duy Tâm (Tiến Sĩ Y Khoa và TS Sinh Hóa, Bác Sĩ Y Học Cổ Truyền (O.M.D) và Châm Cứu, từng là Khoa Trưởng đại học Y khoa Huế, đại học Y Khoa Minh Đức...) sau 30/4/1975, bị bắt giam tại Trảng Lớn, Tây Ninh. Ông nhờ có 1 người thân làm lớn trong nhà cầm quyền mới, ngày 2/9/1975 được thả về, dạy đại học Nha Y Dược, từng cùng Trung Tướng Công An Dương Thông (Tổng Cục Trưởng Phản Gián Bộ Nội Vụ) giúp CSVN bán kho đạn Long B́nh, dầu thô...


    Trong 1 lần ĐT Vơ Nguyên Giáp, khi đó là Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa Học - Kỹ Thuật kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Dân Số và Sinh Đẻ Có Kế Hoạch, đến nói chuyện với giới trí thức, BS Tâm đă phải nêu lên nỗi khổ tâm là làm sao tôi có thể làm việc dưới quyền 1 người không đáng là học tṛ của học tṛ ḿnh!?
    Năm 1980, BS Tâm cùng gia đ́nh vượt biên tới Mă Lai, qua định cư tại HK, sau đó về VN nhiều lần.

    Ngày 12/4/1991, BS Tâm bị bắt, ngày 14/4/1991, nhà văn Dương Thu Hương cũng bị bắt (giam 8 tháng không xét xử, do chính phủ Pháp can thiệp mà được thả ra) v́ tội "gián điệp".


    Chính BS Bùi Duy Tâm thổ lộ là đă cho Trung Tướng Công An Dương Thông rất nhiều tiền v́ đă 2 lần cứu ông khỏi trại giam (bị nhà văn Dương Thu Hương thu băng đoạn tâm sự này trong lần đi chơi chung ở sông Đà).

    BS Tâm về VN, bỏ ra cả triệu đô-la Mỹ mua máy móc rất hiện đại, mở pḥng mạch mổ tim tại Sài G̣n. Nhưng rồi bị CSVN đội cho cái mũ "gián điệp CIA", không đưa ra ṭa nhưng yêu cầu ông để lại pḥng mạch và tất cả dụng cụ, ra khỏi VN trong ṿng 6 tiếng đồng hồ.

    Về lại HK ông vận động chống CSVN, nhưng rồi vẫn c̣n muốn ḥa hợp ḥa giải (?) với CS, lại tiếp đón phái đoàn Phó Thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng ngày 16/11/2009 (khi đó BS Tâm đă gần 80 tuổi) tại nhà riêng ở San Francisco, Cali...

    - Tiến Sĩ toán Huỳnh Mùi, theo CS, thành viên BEHEITO từ Nhật Bản về rất sớm vào năm 1977, lập ra đại học Dân Lập Thăng Long ở Hà Nội (là đại học dân lập đầu tiên) và làm Hiệu Trưởng, khi khá vững vàng rồi th́ bị truất quyền, chỉ cho làm Giáo Sư. Năm 2000, ông lập trường Công Nghệ Thăng Long và làm Hiệu Trưởng.

    - Trịnh Vĩnh B́nh, năm 1976, tỵ nạn qua Hà/Ḥa Lan, tốt nghiệp đại học, tham gia đảng chính trị Dân Chủ Tự Do, là đảng cầm quyền cuối thập niên 1980 ở Hà Lan, là "vua chả gị". Năm 1990, ông B́nh tháp tùng đoàn doanh nghiệp Hà Lan đến VN thăm ḍ đầu tư rồi quyết định đóng cửa công ty chả gị ở Hà Lan, đem 2.328.250 đô-la Mỹ tiền mặt, và 96 kí vàng về đầu tư địa ốc, sản xuất nông, ngư sản...

    Ông B́nh thành lập công ty Tín Thành ở Sài G̣n, xuất cảng nông, thủy sản, công ty B́nh Châu có nhà máy hải sản đông lạnh ở Vủng Tàu. Mua một số nhà đất ở Sài G̣n và BR/VT, dùng trên 200 hecta đất ở Bà Rịa để trồng rừng, nghiên cứu việc nuôi tôm... Xây dựng cơ sở biến chế thủy hải sản xuất cảng, với sản lượng 35% trên tổng số đánh bắt ở BR/VT, xây khách sạn 10 tầng. Sau 6 năm thành công trong kinh doanh, tài sản lên tới 6 tỷ đồng VN.

    Việc kinh doanh phát đạt nhưng năm 1996, bị nhà cầm quyền và công an cấu kết với nhau hăm hại, bắt giam ở pḥng cảnh sát điều tra PA-42 do Trung Tá Ngô Chí Đan làm Trưởng Pḥng với lư do trốn thuế, mượn tên người khác đứng mua, kể cả tội làm gián điệp…Gia đ́nh khiếu nại và đă có sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ Hà Lan.

    Ngày 13/5/1998, sau khi xem hồ sơ, TT CSVN Phan Văn Khải phê và gởi qua Bộ trưởng Công An Lê Minh Hương, nguyên văn như sau: "Anh chỉ đạo cho công an Bà Rịa-Vủng Tàu xem lại trường hợp của Trịnh Vĩnh B́nh. Thủ tướng Hoà Lan đă đặt vấn đề. Tôi đă hỏi trực tiếp một số đồng chí lănh đạo tỉnh Bà Rịa-Vủng Tàu, anh B́nh không có lỗi đến mức phải xử. Do anh dựa vào người trong nước, bị họ lừa gạt, làm bậy".


    Lê Minh Hương chuyển bút phê của TT Khải xuống cho Thứ Trưởng Công An Nguyễn Khánh Toàn, đề nghị giải quyết theo chỉ thị của ông Khải. Câu chuyện tưởng như vậy là yên, nhưng không ngờ, năm 1998, Trịnh Vĩnh B́nh bị đưa ra ṭa án Nhân Dân tỉnh Bà Rịa-Vủng Tàu và bị kêu án nặng nề 13 năm tù, phạt 480 lượng vàng (do khám xét công ty tịch thu) và tịch thu toàn bộ tài sản khoảng 6,2 tỷ Đồng về tội "kinh doanh bất hợp pháp" (trốn thuế) và tội lo hối lộ. Truyền thông VN cũng hùa theo công an bôi nhọ ông B́nh nên ông kháng án.

    Những người khác có Phó CTN Nguyễn Thị B́nh, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Dy Niên cũng đă phải can thiệp nhưng đành phải bó tay.

    Ông B́nh đă trả lời phỏng vấn của đài RFA như sau: Công ty tôi có một số anh em cấu kết nhau, ăn cắp một số tiền ước lượng mấy trăm ngàn đô la qua nhiều năm tháng. Sau khi bị phát hiện, họ sợ bị tù tội nên dùng tiền bạc đút lót cho công an địa phương, pḥng đó là PA-42, pḥng cảnh sát điều tra Vủng Tàu. Đó là Giám Đốc, Phó Giám Đốc và Trưởng Pḥng Tài Chánh của tôi, thành một hệ thống ăn cắp. Bên công an nhận hối lộ, t́m cách bao che. Họ ra tay trước. Chụp mũ công ty tôi trốn thuế, khám xét công ty và bắt giam tôi.

    Việt kiều về nước không được quyền mua nhà đất, cho nên phải nhờ thân nhân đứng tên. Một số người bà con lật lọng, tráo trở, giật tiền, tôi ở trong trường hợp đó… Đây là vụ án mà tôi bị hàm oan. Qua một thơi gian dài, gia đ́nh tôi, bản thân tôi và một số người binh vực công lư, đă gởi nhiều đơn khiếu nại khắp nơi, nhưng không được cứu xét. Cuối cùng, tôi phải dựa vào Hiệp Ước thương mại giữa VN và Hà Lan, đưa vụ tranh chấp ra Toà án Quốc Tế thuộc Liên Hợp Quốc. Sau một thời gian tại ngoại, tôi rất lo ngại cho mạng sống của ḿnh, có thể bị bắt và bị giết, cho nên tôi phải đào thoát khỏi VN…

    Đầu tháng 4/2005, ông B́nh chính thức nạp đơn lên toà án Quốc Tế đ̣i bồi thường 100 triệu đô-la Mỹ.

    Đầu năm 2000, chính phủ Hà Lan phổ biến một tập tài liệu 752 trang về vụ án của ông B́nh.

    GS J.J.C. Voorhoever, là 1 trong 18 thành viên của Hội Đồng Chính Phủ Hoà Lan, cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng HL, cụu Chủ Tịch đảng Dân Chủ Tự Do mà ông là một đảng viên… tích cực đứng ra vận động. Thủ Tướng HL, Wim Kok và Bộ Trưởng Ngoại Giao Van Aartsen gởi thơ trực tiếp cho CTN Trần Đức Lương yêu cầu giải quyết vụ án B́nh, đồng thời, triệu tập Đại Sứ CSVN là Đinh Hoàng Thắng lên để phản đối.

    Hà Lan tỏ thải độ cứng rắn, cắt viện trợ phát triển và nhân đạo cho VN. Trong năm 2000, có các phái đoàn của Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An (QH), Phan Văn Khải, Nguyễn Dy Niên (NG), Nguyễn Đ́nh Bin… đều bị chất vấn và chống đối. Báo chí nổi giận gọi họ là "Những khách không mời mà đến.", gọi họ là "Những con vẹt chỉ biết nói mà không biết nghe.". Trong khi đó, báo chí VN th́ cho rằng các chuyến công du thành công mỹ măn.

    Bà Margareeth de Boer, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện dẫn một phái đoàn sang VN, trực tiếp gặp Bộ Trưởng NG Nguyễn Dy Niên nhấn mạnh: "V́ quyền lợi của hai nước, vụ án TVB phải được giải quyết tức khắc.". Nhưng kết quả, Hà Lan chỉ nhận được 1 công hàm của Bộ Ngoại Giao CSVN, thông báo với nội dung là"Bắt đúng người, xử đúng tội, áp dụng đúng luật pháp.".

    Thế nhưng, ngày 4/11/2001, tại đại hội Đảng Bộ Vũng Tàu, Trung Ương Đảng cho rằng vụ Trịnh Vĩnh B́nh là một vụ xử sai lầm, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài, v́ thế, cấp trên thi hành kỷ luật đảng bộ Vủng Tàu. Sau đó, Trung Tá Ngô Chí Đan bị cách chức, tước danh hiệu Công An Nhân Dân và Nguyễn Trọng Minh bị mất chức Chủ Tịch UBND tỉnh BR/VT.

    Ở Hà Lan, một luận án Tiến Sĩ đệ nạp tại đại học Luật Khoa Den Haag, tŕnh bày rơ ràng trường hợp đầu tư của ông B́nh, dựa theo Hiệp Ước Thương Mại giữa 2 nước VN và HL kư kết năm 1994. Luận án được in thành sách với 3 thứ tiếng, Hà Lan, Anh và Pháp. Một bản tiếng Việt được phát hành sau đó. Luận án nêu rơ luật rừng ở VN, sự lộng hành của công an VN, phép vua thua lệ làng, cuối cùng đưa người đầu tư đến tù tội và bị tịch thu tài sản.

    Ngày 28/3/2005, Nghị Sĩ Jules Maaten, Quốc Hội Liên Âu (EU), từ Brussels cho biết, vụ án TVB đă gây hoang mang trong giới đầu tư ở châu Âu. Vụ án là một tác động tiêu cực đến quan hệ giữa EU và VN.


    Tháng 6/2005, khi Phan Văn Khải sang thăm Hoa Kỳ, kêu gọi ngoại quốc và người Việt đầu tư vào VN, th́ các cơ quan truyền thông đồng loạt loan tin CSVN âm mưu chiếm đoạt tài sản của Việt kiều Trịnh Vĩnh B́nh. Đài RFA, RFI, BBC và rất nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại… đều phổ biến bài phỏng vấn ông B́nh.

    Ngày 4/12/1996, một thân nhân của TVB là Trịnh Hiền Thanh vu cáo TVB đưa hối lộ, khiến cho TVB bị bắt giam. Việc vu cáo nằm trong âm mưu của công an BR/VT. Đến ngày 24/6/2002, Trịnh Hiền Thanh thú nhận bằng văn bản là y đă vu cáo cho TVB. Hiền Thanh chết vài năm sau đó do bịnh tiểu đường.


    Nhưng mới đây, ngày 7/4/2011, Trưởng Cục Thi Hành Án Dân Sự tỉnh BR/VT tên Trần Văn Mười cùng Lê Huy Hoàng và Hoàng Anh Linh bị bắt giam về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.". 3 người bị bắt đă vi phạm nghiêm trọng trong vụ án Trịnh Vĩnh B́nh.

    Ngày 15/10/2003, ông Trịnh Vĩnh B́nh đă chính thức nhờ Tổ Hợp Luật Sư Covington Burling, có trụ sở ở Anh và Hoa Kỳ, đứng ra kiện nhà cầm quyền VN đ̣i bồi thường 100 triệu đô-la Mỹ, ông TVB kư quỹ 150.000 đô-la Mỹ.

    Đầu tiên, LS Thomas Johnson, đại diện cho ông B́nh gởi thơ cho Viện Trưởng Viện Kiểm Sát ND Tối Cao VN là Hà Minh Trí, đề nghị dàn xếp giữa hai bên. Nhưng nổ lực dàn xếp kéo dài gần 2 năm không có kết quả.

    Tháng 5/2004, ông B́nh chính thức nạp đơn lên Ṭa Án Quốc Tế thuộc Liên Hợp Quốc và ṭa dự trù sẽ mở phiên ṭa xét xử tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển vào cuối năm 2005. Phía CSVN, cũng đă kư quỹ 150.000 đô-la Mỹ để nhờ Tổ Hợp LS Pháp Glide Loyrette Rouel, có văn pḥng tại Hà Nội. Ṭa Án Quốc Tế thông báo sẽ mở ra xét xử từ ngày 4-12/12/2005. 3 tuần lễ trước phiên xử, Tổ hợp LS Hoa Kỳ tăng số tiền đ̣i bồi thường lên thành 150 triệu đô-la Mỹ theo thời giá mới. Nhưng ṭa tuyên bố tạm hoăn, v́ lư do 2 bên thỏa thuận dàn xếp bên ngoài ṭa. Chính những văn bản và tài liệu chính thức của các quan chức VN đă xác nhận TVB vô tội. Cụ thể là bút phê của TT Khải, NT Nguyễn Dy Niên thừa nhận với quan chức Hà Lan"Có sự sai sót trong vụ án TVB và hứa sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra lại".


    Ông Trịnh Vĩnh B́nh đă giữ lời hứa với nhà cầm quyền VN là không tiết lộ số tiền mà VN bồi thường, nhưng có tin là khoảng 100 triệu đô-la Mỹ. Thực ra là bọn quan tham địa phương ngụy tạo hồ sơ, lừa bịp cả Chính Trị Bộ nên mới xử vụ án quái lạ như vậy, và cuối cùng nhà cầm quyền CSVN vừa mất mặt, vừa mất rất nhiều tiền!

    Nhà cầm quyền đă từng quá ê mặt sau vụ Vietnam Airlines khi đơn phương phá hợp đồng với văn pḥng LS Ư Manizio Liberato bị kiện năm 1994 nên phong tỏa các trương mục trên toàn Âu Châu, năm 2009 đă phải trả 5,2 triệu Euro (tương đương 7 triệu đô-la Mỹ). Hai vụ này cũng như vụ Saigon Auto của Nguyễn An Trung gây tai tiếng tầm vóc thế giới, thể hiện lối làm việc gian manh, cẩu thả, vô trách nhiệm của nhà cầm quyền CSVN.

    - Tiến Sĩ ngư nghiệp Huỳnh Trí Chánh (Chủ Tịch Tổng Hội Người Việt Nam Tại Nhật theo CS, kiêm Chủ Tịch "Hội Chống Bá Quyền Trung Quốc"), du học Nhật Bản năm 1963, từng là thành phần lănh đạo trong BEHEITO, tổ chức cướp TĐS VNCH tại Tokyo đêm 30/4/1975 nhưng không thành (khi đó có 24 sinh viên theo CS bị cảnh sát Nhật bắt giữ). Khi về VN chia sẽ nhưng kinh nghiệm học hỏi ở NB, nhưng nói chuyện thẳng thắn có ư phê b́nh nhà cầm quyền, không đúng đường lối nên đă từng bị công an giữ thông hành (hộ chiếu). Ngày 22/1/1990, khi Đông Âu sụp đổ và Liên Xô nguy ngập, ông Chánh từng cùng hơn 700 Việt Kiều thân CS khác khắp nơi trên thế giới kư tên trong "Tâm Thư" (có tất cả 4 bản khác nhau) yêu cầu đảng và nhà nước CSVN chấp nhận dân chủ hóa... Trong "Tâm Thư" có đoạn:


    ... Kêu gọi các nhà lănh đạo hiện nay của VN, vốn đă có công lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, hăy v́ quyền lợi tối cao của dân tộc, sớm cải tổ hệ thống chính trị hiện có bằng cách:

    1. Thực sự tách rời các định chế của Nhà nước ra khỏi bộ máy chính đảng để cho Nhà nước thu hồi trọn vẹn những quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của ḿnh, để cho không một ai cũng như không một tổ chức nào có thể đứng trên và chi phối Nhà nước.

    2. Thiết lập một nền dân chủ đa nguyên, thực sự bảo đảm an toàn cá nhân và các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, lập đảng... nhằm tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam, không phân biệt quá khứ, chính kiến hay tôn giáo, tham gia luận bàn và, đặc biệt thông qua tuyển cử tự do, làm và kiểm tra việc nước.

    3. Ngay trước mắt, mở ra cuộc đối thoại thành tâm với toàn thể xă hội, để toàn dân bàn định một cương lĩnh hành động và đề ra những biện pháp cấp bách đặt nền tảng cho một chế độ thực sự lấy dân làm gốc…

    Chính v́ vậy nên đă có lúc tên ông bị ghi vào sổ đen không cho nhập cảnh. Ông đă nói ư rằng họ từ trong rừng ra nên dùng "luật rừng"!

    Ông Chánh từng tuyên bố ở TĐS CSVN tại Tokyo khi Liên Xô sụp đổ:"Bây giờ VN mới thực sự được độc lập.".

    Tuy ngày 30/6/2007, ông là 1 trong 19 người Việt kiều được Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức trao Bằng Khen của Bộ Trưởng Ngoại Giao và Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Nam Ở Nước Ngoài nhưng không được tin dùng và bản thân ông cũng thấy chán ngán! Những chuyện của ông Chánh bề ngoài có vẻ Việt Kiều yêu CS nhưng có dịp ở gần mới biết.


    - KS Nguyễn Vĩnh Trường du học Nhật Bản năm 1972, về VN mở trường Nhật Ngữ Sakura ở Sài G̣n năm 1989, với tên ban đầu là Trung Tâm Văn Hóa Việt-Nhật, là trường chính quy đầu tiên thuộc loại này. Khi trường phát triển có khoảng 700 học sinh th́ bị Thành Ủy nói phải đưa cho nhà nước quản lư, thế là giáo viên Nhật quá giận bỏ đi, trường cũng tan. Sau ông Trường đă phải mất nhiều công sức lập lại.

    - Thạc Sĩ kinh tế Nguyễn Trung Trực (sau lấy Trịnh Vĩnh Trinh, em Trịnh Công Sơn) ở Úc, năm 1989, bắt đầu đầu tư Ngân Hàng Thương Mại, Bảo Hiểm Prudential, địa ốc, phân phối xe du lịch, xe máy, hàng tiêu dùng… Năm 1997, Nguyễn Trung Trực bị cơ quan an ninh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khởi tố về hành vi "vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới", năm 1998, bị xử tù 5 năm. Có tin cho là Trực xin hoăn án rồi bỏ trốn. Năm 2008, sau khi cùng Bộ Trưởng Kế Hoạch - Đầu Tư Vơ Hồng Phúc đi Hoa Kỳ trở về th́ Trực bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất, mà cho là sau 6 năm trốn lánh. Rốt cục Trực đă phải chạy chọt nên cũng chỉ bị giam vài tháng rồi thả ra.

    - GS Nguyễn Đ́nh Hoan ở Hoa Kỳ về mở trường Trường Quốc Tế Hà Nội (liên doanh giữa Trung Tâm Công Nghệ Giáo Dục - Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Công ty ISD của Hoa Kỳ) dạy bậc tiểu và trung học bằng Anh ngữ... Sau 10 năm hoạt động đă bị bắt bỏ tù năm 2006. Trong tù vẫn ngày ngày nghe loa phát lời kêu gọi về đầu tư, giúp nước.

    - Nguyễn Gia Thiều ở Pháp, về đầu tư, kết hôn với hoa hậu Hà Kiều Anh, làm Giám Đốc công ty Đông Nam. Năm 2005, bị bắt, kết tội "buôn lậu" và "trốn thuế" với bản án 20 năm tù và phạt số tiền 98,2 tỷ đồng, tịch thu tài sản, được ân xá năm 2009. Kết cục, cuộc t́nh đă tan nát (đă ly dị), mất tiền và lănh tội...

    - Trần (Văn) Trường, bỏ 40 công đất (1 công = 1.000 m2) đi tỵ nạn, nổi tiếng sau khi về Hà Nội vài lần, từngtiếp xúc với Thiếu Tá công an Dương Ngọc Tiến làm tại báo Công An TPHCM, rồi trở qua treo cờ CSVN và h́nh Hồ Chí Minh ngay tại cửa tiệm ở ngay khu Bolsa, Little Saigon, Cali, năm 1999... bị người Việt biểu t́nh chống suốt 53 ngày, có lúc lên tới khoảng 20.000 người. Sau này khi về nước làm ăn, Trần Trường được Thiếu Tá Tiến đón cho ở 1 căn nhà thuê tại Hà Nội 3 tháng trước khi về Đồng Tháp nuôi cá.

    Tháng 2/2005, vợ chồng anh bán nhà, đem khoảng 200.000 đô-la Mỹ về VN, đầu tư 7 tỷ đồng mua 33 công đất dựng nhà, nuôi cá, được báo Công An phỏng vấn…

    Anh ta từng la lớn với cán bộ và công an ức hiếp anh: "Dẹp hết tụi này mới được. Dẹp hết tụi này mới được. Làm ăn như con c. vậy đó. Chuyên môn hà hiếp dân. Chém chết mẹ tụi bay hết... Tôi thấy đủ rơ hết rồi. Chính quyền phải lo cho dân, chứ không lừa gạt dân như thế này... Lấy đất của người ta mà không cho biết ǵ hết, vừa ăn cướp, vừa la làng khổng? Chính quyền ǵ kỳ vậy?...".

    Trần Trường từng bị chủ nợ thuê "xă hội đen" đánh trọng thương. Sau anh bị "lừa", tước đoạt hết, rồi vợ hóa điên và bỏ anh. Bây giờ giấc mơ của anh ta là làm "HCM Thời Đại" ("Bác Hồ Thời Đại", ư anh ta là làm lại cuộc cách mạng đă bị phản bội!) để diệt bọn cán bộ CS hủ hóa, làm sai lời HCM...

    Ngày 8/4/2011, ṭa án huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp do ông Trần Văn Nhă làm Chánh Án đă xử thu đất (trị giá khoảng 30-40 tỷ đồng hay 150.000-200.000 đô-la Mỹ) của anh mà anh vắng mặt, sau đó anh kháng cáo. Anh lên diễn đàn Paltalk kể lể, than khóc, kêu gọi hải ngoại đóng góp vào quỹ của anh để giúp anh chống tham nhũng, có lúc phẫn chí, anh đă nói với mọi người là muốn tự tử!

    Trần Trường làm ăn cụt vốn, đi nhiều diễn đàn trên Paltalk Internet xin tiền và vay tiền cả năm trời mà hầu như không kết quả. Ngày 8/5/2012, bí quá, trước lời thách thức và sẽ cho 10.000 đô-la Mỹ của anh "Ba", anh đă chặt gần ĺa 1 đốt/lóng ngón giữa tay phải trước ống kính webcam cho mọi người trên diễn đàn Người Việt Bàn Luận Chính Trị Xă Hội xem, để chứng tỏ sự "quyết tâm và thành thật" của anh ta! Phải đi nhà thương khâu, vết thương mất 3 tuần mới lành. V́ ngón tay không đứt nên anh "Ba" không trao tiền.

    Ngày 31/5/2012, khoảng 30-40 công an và an ninh... cưỡng chế phá căn nhà khá bề thế, thu đất và đuổi Trần Trường đi, trong lúc anh đang tuyệt thực, tuyệt ẩm để phản đối và hát cải lương ca tụng HCM... Người nhà dùng máy video thu h́nh th́ bị tước đoạt.

    Sau đó th́ Trần Trường sống trong căn nhà lá với h́nh HCM treo trên vách và dùng nickname "Bác Hồ Thời Đại" trên Paltalk.

    Ngày 13/11/2012, Trần Trường về lại Hoa Kỳ lần thứ 2 để kiếm tiền về VN "đấu tranh" và vận động lấy lại tài sản bị mất ở VN sau 8 năm về sống và làm ăn tại VN. Nên anh đă có buổi họp báo do nhà báo Lê B́nh, Câu Lạc Bộ Báo Chí Bắc Cali giới thiệu, ở nhà hàng Hội An, San Jose, Cali, với sự giúp đỡ của ông Nguyễn Xuân Tùng (nickname "Văn Lang" trên Paltalk). Có gần 20 người dự, khoảng 1/2 thuộc giới truyền thông, trong khi trên Paltalk có khoảng 250 người nghe.

    Dịp này, mở đầu Trần Trường đă "thành thật" xin lỗi cộng đồng v́ việc treo h́nh HCM và cờ CS trước đây, nhận là việc làm thiếu ư thức ấy đă đụng chạm vào nỗi đau đớn của người Việt hải ngoại. Sau đó Trần Trường kể lại nguyên do làm ăn thất bại tại VN phải bán cả nhẫn cưới, răng vàng, phải ṃ ốc, bắt cua để sống... và trả lời các câu hỏi.

    Khi phóng viên Nghê Lữ của Cali Today hỏi vậy bây giờ anh có đả đảo HCM, đả đảo đảng CSVN không th́ Trần Trường trả lời: "Nếu nói đả đảo HCM, đả đảo đảng CSVN để xóa đi những di biệt, thù hận, thông cảm và thương ḷng của tôi. "Đả đảo HCM, đả dảo đảng CS." tôi sẵn sàng nói. Tôi đang nói và đă nói.".

    Khi Trần Trường dùng từ "bác Hồ" th́ bị nhiều người phản đối, nói phải gọi là "thằng Hồ", Trần Trường xin lỗi là nói theo thói quen trong nước... Khi có người đặt vấn đề phải dứt khoát Quốc Gia hay Cộng Sản th́ ông Nguyễn Xuân Tùng hỏi: "Trần Trường có sẵn sàng quỳ xuống xin lỗi đồng bào không?", Trần Trường cho hay: "Được" và cho hay: "Tâm hồn tôi đă về với Việt Nam Cộng Ḥa, tôi sẵn sàng quỳ xuống xin lỗi những người VNCH về những ǵ tôi đă làm sai. Nhưng thân xác tôi, tôi phải sống ở trong nước... nhờ anh em VNCH cho tôi cái phao.".

    Trần Trường bị chất vấn, nhưng phần lớn trả lời ḷng ṿng, mâu thuẫn, nhất là khi bị hỏi về "đạo đức" HCM mà Trần Trường cho là "tài giỏi" và đảng CS có "người tốt"... Mục đích chính của Trần Trường trong chuyến này là để gây quỹ để về VN "đấu tranh". Ông Trần Trường nói rằng: "Nếu đ̣i đất lại thành công, Trần Trường sẵn sàng cắm cờ vàng VNCH trên mảnh đất của ông tại tỉnh Đồng Tháp." để chuộc lại lầm lỗi mà ông gây ra năm 1999... Trần Trường dự trù 3 tuần sau về VN nhưng rồi bệnh tim tái phát phải nhập viện...

    Ngày 14/11, chính ông Nguyễn Xuân Tùng nói về cuộc họp báo này trên Paltalk th́ "Trần Trường thất bại.". Qua đầu năm 2013, Trần Trường vẫn chưa về VN mà ở lại HK làm việc.

    - Giới văn học như GS TS Nguyễn Hưng Quốc (tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn), Trưởng Ban Việt Học đại học Victoria, Úc, là nhà phê b́nh văn học, sau nhiều lần về VN đă viết cuốn"Văn Học Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản" (thuần tuư văn hóa phi chính trị), dù có chiếu khán do TĐS CSVN cấp, nhưng đến 2 lần bị chặn tại phi trường không cho vào. Đó là 1 lần dẫn sinh viên Úc đi du khảo thực tập năm 2005 tại phi trường Tân Sơn Nhất và 1 lần được mời về tham dự hội thảo do trường Đại Học Mở Hà Nội (Hanoi Open University) và Đại Học Monash, Úc mời về thuyết tŕnh với đề tài "Quan Điểm Từ Á Châu: Vai Tṛ Của Ngôn Ngữ Và Giáo Dục Đa Văn Hóa…" năm 2009 tại phi trường Nội Bài. Nhân viên an ninh không cho biết lư do cụ thể, chỉ nói là"Nhà nước Việt Nam không hoan nghênh anh vào Việt Nam.", cả khi ông được mời về Việt Nam, chớ không phải tự ư về, kể cả khi đă có visa vào Việt Nam.

    - Giới văn nghệ như ca sĩ Khánh Ly, được đài TV NHK của Nhật Bản mời thu phóng sự "Khánh Ly, Tiếng Hát Của Sự Đoàn Tụ", giờ chót mới được cấp chiếu khán về VN, nhưng cảnh sinh hoạt với Trịnh Công Sơn… ở VN phải do nhân viên nhà nước CSVN quay. Đài TV NHK đă chọn chiếu cuốn phim đúng vào ngày 29/4/1997. Sau này, năm 2014, Khánh Ly về hát kiếm tiền tại Hà Nội 2 lần (có tin là thù lao 50.000 đô-la M/1 lần), lần đầu khá đông khách, nhưng lần sau chỉ độ 1/2 rạp... Vân Sơn thuộc trung tâm Vân Sơn, ông Tô Văn Lai thuộc Thúy Nga… cũng gặp rắc rối như tịch thu video vừa quay với giấy phép hay bắt giam bầu Huỳnh Trinh Thuần ở Úc khi về làm việc tại VN.

    (c̣n tiếp)

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Nhân vụ GS Hồng Lê Thọ bị bắt ngày 29/11/2014 (Tiếp Theo)

    Nhân vụ GS Hồng Lê Thọ bị bắt ngày 29/11/2014 (Tiếp Theo)

    - Năm 2005 và 2007, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cùng hàng trăm đệ tử về VN cả mấy tháng, gặp CTN Nguyễn Minh Triết, đi thuyết pháp công khai… TS Thích Nhất Hạnh đă bỏ ra khoảng 1 triệu đô-la Mỹ lập tu viện Làng Mai - Bát Nhă ở Lâm Đông… sau đó năm 2009, tất cả 400 tăng ni xuất gia bị đàn áp dă man, đuổi đi và tài sản bị Thượng Tọa Thích Đức Nghi (từng từ VN qua Pháp xin theo phái "tiếp hiện" của Thích Nhất Hạnh) chiếm đoạt hết. TS Thích Nhất Hạnh vẫn chỉ lên tiếng ở hải ngoại không cứu giúp được ǵ cho đệ tử.

    - Năm 2009, LM Trần Công Nghị ở Hoa Kỳ, chủ biên trang nhà VietCatholic News, cũng được cấp chiếu khán, nhưng khi về đến phi trường Nội Bài th́ bị chặn lại không cho vào…

    - Năm 2011, chị Ca Dao sinh sống tại Pháp, đă nhiều lần về VN, nhưng lần này về thăm mẹ già bệnh, dù TĐS tại Paris đă cấp chiếu khán nhưng khi tới phi trường Tân Sơn Nhất th́ bị cấm không cho vào với lư do làm việc cho đài RFA.

    - Tháng 7/2012, ṭa án Philadelphia, HK, xử vụ án Nexus Technologies, một công ty kinh doanh xuất khẩu của 3 anh em ruột người Mỹ gốc Việt họ Nguyễn ở Philadelphia, tiểu bang Pensylvania, Hoa Kỳ.

    Vụ này liên quan đến an ninh và quốc pḥng HK, v́ hàng xuất khẩu lậu từ HK vào VN bao gồm những thiết bị kỹ thuật điện tử quân sự hiện đại, lên đến mấy chục triệu đô-la Mỹ, như: trang thiết bị để vẽ bản đồ dưới mặt biển, thiết bị ḍ, tháo gỡ bom ḿn, ḍ t́m các loại hóa chất, phụ tùng trực thăng, thiết bị viễn thông lắp đặt trên vệ tinh… và hối lộ quan chức VN 250.000 đô-la Mỹ, đồng thời cũng là một vụ rửa tiền.

    Do đó, 3 anh em phải đối diện với mức án tổng cộng khoảng 100 năm đang làm xôn xao dư luận khắp Âu-Mỹ. Công ty Nexus Technologies đă đóng cửa, tiền bạc tài sản đă bị niêm phong và phải chuẩn bị nộp phạt 27 triệu đô-la Mỹ.

    - Ngày 24/4/2013, Cục Quản Lư Xuất Nhập Cảnh Bộ Công An CSVN đă ngăn cản không cho ông Phạm Văn Điệp (sinh năm 1968), quốc tịch VN, bay từ Nga vào Việt Nam và dù ông cực lực phản đối, họ đă dùng vũ lực cưỡng chế ông ra máy bay bắt quay trở lại Nga.


    Ông Điệp là người Việt qua làm ăn ở Nga, từng về VN và tới gặp cụ Hoàng Minh Chính nên bị công an bắt giữ... Ông đă nhiều lần tham gia biểu t́nh chống TQ tại Nga và về biểu t́nh ngay tại VN, chính v́ vậy, ông bị cho là "chống đối" nhà cầm quyền CSVN.

    Ông nói với Công An là ông nhất định ở lại VN, sẵn sàng vào tù CSVN nếu có tội, không được tước quyền cư trú của tôi, "Các anh giết tôi th́ giết đi, tôi không để các anh tước quốc tịch của tôi (đuổi tôi sang Nga).", tôi sẵn sàng chết tại VN, rằng Công An vi phạm luật...

    Ông viết: Họ đưa cho tôi 1 Bản Xử Lư vi phạm hành chính tự họ soạn ra, trong đó có ghi rằng: Họ dùng điều 8 Pháp Lệnh Về Cư Trú, đi lại và xuất nhập cảnh của người nước ngoàiđể xử lư như vậy với tôi. Tôi không đồng ư v́ tôi cho rằng Bản Xử Lư đó không hợp lệ đối với tôi v́ tôi không phải là người nước ngoài, mà tôi là công dân VN. Chính trong Bản Xử Lư cũng ghi Phạm Văn Điệp là công dân VN. Sau đó đại diện Công An xuất nhập cảnh Sân bay Nội Bài giằng lấy Bản Xử Lư vi phạm hành chính, xé nó trước mặt tôi và giục Cảnh Sát Cơ Động lôi tôi về phía đi ra máy bay và sau đó bẻ tay, cưỡng chế tôi, đẩy tôi vào tận bên trong máy bay để máy bay cất cánh về Moscow. Tôi cho rằng họ không có cơ sở pháp lư ǵ trục xuất công dân Việt Nam sang nước khác là Liên Bang Nga. Họ đă vi phạm quyền trở về nước Việt Nam của tôi...

    Đặc biệt ông đă lường trước t́nh huống nên đă thu thanh cuộc đối thoại gay cấn tại phi trường Nội Bài giữa ông và Công An, Cảnh Sát Cơ Động.Ông cho hay, đáng buồn hơn nữa, họ đáng tuổi con em tôi, thà họ cứ lặng lẽ làm theo lệnh của kẻ khác chứ vô cớ với những lời nói hoàn toàn thiếu suy nghĩ, hỗn láo th́ không tương ứng với ngành nghề này như "Tao muốn tước là tước... rồi làm ǵ tao.". Ông Điệp đă đưa vụ bảy ra trước công luận và ngày 29/4 đă có Đơn Khiếu Nại gửi Đại Sứ Quán nước CHXHCNVN tại Liên Bang Nga.

    - Ngày 29/11/2014, GS Hồng Lê Thọ, sinh năm 1949, là người từng du học Nhật Bản năm 1968, tích cực tham gia, làm Tổng Thư Kư tổ chức BEHEITO "phản chiến" nhưng đề cao HCM, bênh vực CSVN, chống phá VNCH và HK, bị công an bắt "quả tang", khám xét nhà khẩn cấp theo tố giác...

    Thời hoạt động ở Nhật, Thọ từng tự xé thông hành VNCH của chính ḿnh. Ngày 9/6/1969, 25 người trong tổ chức trên vào chiếm TĐS VNCH với biểu ngữ "Mỹ phải cút ngay khỏi miền Nam", "Đả đảo chính quyền tay sai Thiệu-Kỳ"… ra tuyên ngôn đ̣i ḥa b́nh và tuyệt thực tại đây cho đến ngày 10/6/1969. Từng tham gia cản đường trong suốt 50 ngày đêm khi HK muốn đưa xe tăng từ căn cứ quân sự Sagamihara, gần Yokohama qua VN vào tháng 8/1972.


    Sau năm 1975, từng làm việc tại TĐS CSVN ở Tokyo, rồi về VN định cư, thường trú tại số 32 Cửu Long, phường 15, quận 10, SG, có nhiều đóng góp về mặt giáo dục...
    Ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông và là 1 cộng sự gần gũi với ông Thọ cho biết 2 ông đă hợp tác viết chung cuốn "Chủ Quyền VN Trên 2 Quần Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa" do Hội Người VN ở Nhật Bản xuất bản năm 2010.
    Từ vài năm nay, Thọ làm chủ trang blog "Người Lót Gạch" (h́nh b́a blog là cậu bé bê gạch, đă bị chuyển ngay qua chế độ riêng tư, người thường không vào được) đăng nhiều bài phản biện về hiện t́nh đất nước do đảng CSVN lănh đạo, và đặc biệt chủ trương "thoát Trung", đă bị bắt khẩm cấp lúc 10 giờ 30 tối theo tin "tố giác", v́ vi phạm Điều 258 Bộ Luật H́nh Sự, tội "đăng tải các bài viết trên mạng Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất ḷng tin trong nhân dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xă hội, công dân".

    Thọ bị bắt là điều bất ngờ cho chính anh ta, vốn tin là với ḷng yêu nước, từng dấn thân đóng góp cho CSVN trong quá khứ từ trước năm 1975 và đăng phản biện chỉ với mục đích xây dựng th́ không việc ǵ. Tin Thọ bị bắt cũng đă làm rúng động dư luận cựu du học sinh Nhật cũng như nhiều giới khác.
    --
    E.M.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 19-06-2014, 12:02 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 02-12-2012, 03:26 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 10-03-2012, 05:11 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 19-11-2011, 10:22 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 04-07-2011, 12:56 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •