Lê Khắc Anh Hào
Chinh Phụ Ngâm Khúc
Việt Nam Cộng Ḥa
(thời binh lửa)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
V́ ai gây dựng cho nên nỗi này?...
(Chinh phụ ngâm diễn ca)
Đặng Trần Côn & Đoàn Thị Điểm
*
Thuở trời đất giặc Hồ nổi lửa
Ngày đời em đổ vỡ phong ba
V́ ai loan phụng ĺa xa
V́ ai xă tắc sơn hà nát tan?...
(Chinh Phụ Ngâm Khúc VNCH)
Lê Khắc Anh Hào
Chinh phụ ngâm khúc
Việt Nam Cộng Ḥa
(thời binh lửa)
Em thơ thẩn từng hôm soi bóng
Dơi vầng trăng lồng lộng quan san
Quân đi rừng núi bạt ngàn
Trường Sơn đổ lửa, em tràn lệ sa.
Dẫn nhập
Trong cuộc chiến chống Bắc quân để bảo vệ tự do, bờ cơi miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17, bờ Nam sông Bến Hải, những người lính miền Nam Việt Nam, hay nói như ư thơ trong “Chinh phụ ngâm khúc” của hai cụ Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, họ là những lớp chinh phu can trường, gian khổ và bất hạnh. Họ đă chiến đấu, họ đă “nhẹ xem tính mệnh như mầu cỏ cây”, một số họ đă hy sinh, đă ngă xuống nơi chiến trường…
Và những chinh phu sống c̣n trong cuộc chiến, đă trở thành những “bại binh” bị hy sinh sau 1975 khi người Mỹ “phủi tay” rời chiến trường miền Nam v́ nhu cầu chiến lược toàn cầu của họ.
Người chinh phu của thời xưa, số phận của họ xét ra may mắn hơn so với những chinh phu miền Nam thời VNCH. Thời xưa, chinh phu là những “chàng Siêu tóc đă điểm sương mới về”.
Những chinh phu miền Nam VNCH thời binh lửa nhiều người cũng đă sống sót trở về, không phải để “Ngâm nga mong gửi chữ t́nh. Dường này âu hẳn tài lành trượng phu”, mà họ, ngoài một số đă hy sinh nơi chiến địa, một số khác trở về trên đôi nạng gỗ, nhưng đa số trở về để rồi tan nát đời trai trong các trại tù lao động khổ sai của cộng sản giăng mắc từ Nam ra Bắc sau Tháng Tư Đen 30 /04 năm 1975 khi Sài G̣n sụp đổ..
Thế nhưng, từ những ngày đầu đau thương của cái “thuở trời đất giặc Hồ nổi lửa” đến ngày Sài G̣n rơi vào tay cộng sản Bắc phương năm 1975, với “Oan khiên trĩu nặng h́nh hài. Cái thân tù ngục an bài kiếp nao?”…, th́ hàng hàng lớp lớp những người chinh phụ miền Nam đă phải trải qua những cảnh đời đen tối đau khổ, khốn nhục và bất hạnh ngàn lần hơn người chinh phụ ngày xưa trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của hai cụ Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm.
Chúng ta ai cũng biết trong cuộc chiến, vô số những chinh phụ miền Nam “lệch làn tóc rối, lỏng ṿng lưng eo”, tan nát đời hoa ra sao khi đêm từng đêm nghe tiếng đại bác, đêm từng đêm nh́n hỏa châu rơi, rực sáng núi rừng, nơi chồng ḿnh xông pha trận mạc.
Chúng ta biết những chinh phụ miền Nam đau khổ ra sao những khi phải đối diện với thảm cảnh nhận tin chồng tử trận, rồi “Ngày mai đi nhận xác chồng, say đi để tưởng ḿnh không là ḿnh…”
(Thi phẩm Lê Thị Ư “Ngày mai đi nhận xác chồng…” nhạc Phạm Duy, “Tưởng như c̣n người yêu”…) (*)
Chúng ta biết những chinh phụ miền Nam bất hạnh ra sao khi phải vừa tần tảo nuôi con, vừa lặn lội thăm chồng trong các trại tù cộng sản giữa núi rừng heo hút từ Nam ra Trung, ra Bắc, trong đó có những cảnh “Lên thăm anh lần cuối, trong ḷng em khóc thầm…Đưa con đi t́m sống…” trước khi nàng đem con chàng vượt biên khỏi thiên đường mù cộng sản Việt Nam.
(Nhạc phẩm “Hai hàng cây so đũa”/ tác giả Nguyên Huy/Trọng Minh)(*)
Chúng ta biết những chinh phụ miền Nam lịm chết ra sao khi hay tin chồng chết trong các trại tù heo hút của cộng sản.
Chúng ta biết những chinh phụ miền Nam gió sương, cơ cực và cô đơn ra sao khi giặc cộng tịch thu nhà cửa, tống nàng và các con ra khỏi mái nhà êm ấm của hai vợ chồng v́ tội mà chế độ cộng sản gọi là “gia đ́nh Ngụy có nợ máu với nhân dân”…
Chúng ta cũng biết những đoạn trường, bất hạnh của những chinh phụ miền Nam ra sao khi nàng phải vượt đại dương, bỏ nước ra đi t́m chồng, t́m tự do, hay sau khi chồng chết trong trại giặc mà phải dắt con ra đi.
Hăy cân đo trái tim và biển lệ của những người chinh phụ miền Nam lên bàn cân lịch sử đầy nước mắt, máu xương, oan nghiệt của dân tộc trong suốt chiều dài của cuộc chiến chống Bắc quân…, độc giả mới hiểu được tại sao tôi viết “Chinh Phụ Ngâm Khúc Việt Nam Cộng Ḥa thời binh lửa”…
Tôi viết thi tập “Chinh Phụ Ngâm Khúc Việt Nam Cộng Ḥa thời binh lửa” cũng không v́ mục đích văn học, mà hoàn toàn v́ muốn ghi nhận những hy sinh, gian truân, khổ nhọc, đoạn trường của vô số những người vợ lính, những chinh phụ miền Nam trong suốt chiều dài của cuộc chiến bi hùng, oan nghiệt, và cả ngay sau khi cuộc chiến chấm dứt. Họ là thành phần gần như bị lịch sử bỏ quên, bất công và vô t́nh…
Tôi, một người lính cũ năm xưa của Quân lực VNCH, được may mắn sống c̣n trong suốt cuộc chiến, sống c̣n trong các trại tù của cộng sản, sống c̣n trên đường vượt biển, và nay lưu vong nơi xứ người, mạo muội viết thi tập “Chinh Phụ Ngâm Khúc VNCH”, chân thành gửi đến quư chị một lời vinh danh, một lời cám ơn và một bông hồng không phai tàn theo năm tháng, cho dù các chị c̣n sống đoài đoạn ở Việt Nam, sống lưu vong tủi hờn trên đất khách, hay đă không c̣n trên cơi đời này…
Khi hoàn thành tác phẩm này, tôi cũng kính cẩn tri ân tiền nhân, hai cụ nhà thơ Đặng Trần Huân, Đoàn Thị Điểm, đă để lại cho hậu thế và trong ḷng tôi thi tập bất hủ “Chinh Phụ Ngâm Khúc”, và chính “linh hồn” của thi tập này là một trong những động lực thúc đẩy tôi viết tập “ Chinh Phụ Ngâm Khúc Việt Nam Cộng Ḥa …
Rừng xanh áo trận bạc màu
Em hay anh nặng nỗi đau chia ĺa?
Lê Khắc Anh Hào
(*) Vô google t́m “ngay mai di nhan xac chong” nghe Ư Lan hát, xem h́nh ảnh trong youtube, những ai mũi ḷng và không quên một thời dĩ văng đau thương, sẽ không cầm được nước mắt trước nỗi đau khổ của người chinh phụ miền Nam.
Chinh Phụ Ngâm Khúc
Việt Nam Cộng Ḥa
(thời binh lửa)
*
Chương một
Khởi đầu cuộc chiến Bắc Nam
1.
Thuở trời đất giặc Hồ nổi lửa
Ngày đời em đổ vỡ phong ba
V́ ai loan phụng ĺa xa
V́ ai xă tắc sơn hà nát tan?
2.
Ngày xuất quân, lệnh ban chống giặc
Đêm hỏa châu giăng mắc lưng trời
Rừng sâu chong súng ngậm lời
Chờ nghe đạn giặc gọi mời lửa binh.
3.
Trời phương Nam thanh b́nh năm cũ
Đời anh như hoa nụ trên cành
Bỗng nhiên vỡ đất tan thành
Bút nghiêng xếp lại, máu tanh giang hồ.
4.
Vượt Bến Hải giặc vô như thác
Nhập rừng sâu: lệnh Mác Lê Nin
Lệnh truyền từ Hồ Chí Minh
Tang thương đất Việt, điêu linh giống ṇi.
5.
Thuở thư sinh đêm soi đèn s ách
Giờ súng gươm anh vạch đường quân
Giầy saut dẫm bước phong trần
Sương đêm thấm nặng ngh́n cân cơi người.
(C̣n tiếp…)
Bookmarks