Trung Quốc sụp đổ sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế kỷ lục
Nhà phân tích hàng đầu của City of London cho hay, 12 tháng tới sẽ là khoảng thời gian "đau đớn và thất vọng” nếu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ.
Theo lời cảnh báo của một nhà phân tích hàng đầu của City of London, 2012 là năm chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế lên đến đỉnh điểm trong ṿng năm năm qua do sự suy thoái của Trung Quốc.
Albert Edwards, trưởng bộ phận chiến lược tại ngân hàng Pháp Societe Generale, đồng thời là một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Vương quốc Anh, cho biết, năm 2012 sẽ là "cú đau đớn và thất vọng cuối cùng."
Dự đoán về sự suy giảm mạnh trong hoạt động của nền kinh tế thế giới mới nổi phát triển nhanh nhất, Edwards cho biết: "Có khả năng là nền kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống trong năm nay, và đây sẽ là mức kỉ lục kể từ nay trở về sau nếu chuyện này xảy ra."
Mặc dù Trung Quốc nổi lên nhanh chóng từ cuộc suy thoái năm 2008-2009, nhưng theo Edwards, sự phục hồi này là kết quả của việc áp dụng gói phục hồi tiền tệ trên quy mô lớn của chính phủ Trung Quốc. Ông nói thêm, Bắc Kinh không thể đủ khả năng đưa ra bất ḱ gói kích thích lớn nào nữa để khôi phục nền kinh tế suy thoái. Nhập khẩu giảm khiến thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng, nhưng Edwards cho biết xuất khẩu đă chậm lại và thâm hụt thương mại sẽ sớm được cải thiện.
Ông nói thêm, mặc dù tin tức kinh tế từ Hoa Kỳ gần đây có dấu hiệu lạc quan, song nguy cơ suy thoái đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này là "rất cao". Tăng trưởng đă chậm lại ở tốc độ hàng năm là 1,5% trong quư thứ hai và Quư thứ ba của năm 2011, thấp hơn "tốc độ tŕ trệ" từng gây ra suy thoái kinh tế trong lịch sử. Và không chắc rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ vượt qua được, Edwards nói.
Trung Quốc đă tăng trưởng khoảng trung b́nh 10% một năm trong hơn hai thập kỷ qua, đưa nền kinh tế này lên vị trí lớn thứ hai trên thế giới, nhưng đe dọa về một cuộc suy thoái kép ở phía tây, cùng với dấu hiệu nóng quá mức của thị trường bất động sản Trung Quốc, khiến một số nhà phân tích dự đoán các vấn đề nghiêm trọng đang chờ phía trước.
Quan điểm của Edwards được nhà sử học Edward Chancellor đồng t́nh ủng hộ. Ông cho biết năng suất kinh tế gần đây của Trung Quốc theo kiểu bong bóng kinh tế trước đây, bao gồm thông tin tăng trưởng giả định không được nhận định, nới lỏng tiền tệ và mở rộng tín dụng, bùng nổ đầu tư và phân bổ sai vốn, và tiêu dùng đáng chú ư.
Theo lời cảnh báo về khó khăn trước mắt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, số lượng thanh niên thất nghiệp, sức ép về lương hưu và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn đang gieo rắc suy nghĩ về một "viễn cảnh mù mịt" đe dọa lợi ích từ việc toàn cầu hóa.
Trong bản đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu hàng năm trước cuộc họp tại Davos vào cuối tháng này, WEF đă bày tỏ lo ngại về khả năng biến động kinh tế và xă hội gây ra do t́nh thất nghiệp của giới trẻ và sự phụ thuộc của những người cao tuổi vào các tiểu bang đang khủng hoảng nợ.
"Lần đầu tiên, nhiều người không c̣n tin rằng con cái của họ sẽ lớn lên và tận hưởng mức sống cao hơn họ," ông Lee Howell, Giám đốc quản lư của WEF chịu trách nhiệm cho bản báo cáo trên cho biết. "T́nh trạng bất ổn mới này đặc biệt nghiêm trọng ở các nước công nghiệp hóa mà trước đó được xem là nước có đầy ḷng tin và ư tưởng táo bạo."
Cuộc khảo sát của 469 chuyên gia toàn cầu xác định các vấn đề thương xuyên tái diễn với các nguồn tài chính chính phủ và sự bất b́nh đẳng thu nhập nghiêm trọng là những rủi ro phổ biến nhất trong thập kỷ tới.
Theo báo cáo, "những rủi ro này nối tiếp nhau đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu khi chúng được xem là động lực của ḷng yêu nước, chủ nghĩa dân túy và chế độ bảo vệ nền công nghiệp trong nước trong khi thế giới vẫn c̣n dễ bị tác động trước những cú sốc tài chính mang tính hệ thống, cũng như khủng hoảng lương thực thực phẩm và nước ngọt."
Các nghiên cứu cho biết, những hy vọng ban đầu rằng hội nhập toàn cầu sâu sắc hơn chắc chắn sẽ dẫn đến những tiêu chuẩn sống cao hơn cho tất cả mọi người có khả năng sẽ tiêu tan bởi những xu hướng khiến cho người dân lo sợ về tương lai.
"Đối với những rủi ro mà trước đây các chính phủ và các công ty đặt ra giả định, các cá nhân sẽ là người phải chống đỡ những rủi ro này để có được một quỹ hưu trí an toàn và nhận được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng. Báo cáo này là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho cả hai khu vực công và tư nhân để đưa ra những biện pháp có tính chất xây dựng nhằm sắp xếp lại các kỳ vọng của cộng đồng toàn cầu đang ngày càng tỏ ra lo lắng", ông John Drzik, giám đốc điều hành tư vấn quản lư của Oliver Wyman.
Bản nghiên cứu cũng cho biết các chính sách và các tổ chức của thế kỷ 20 đă không duy tŕ được sự bảo vệ trong một nền kinh tế toàn cầu phức tạp hơn và hội nhập hơn. "Sự yếu kém về các biện pháp bảo vệ hiện có đă bộc lộ ra qua các rủi ro liên quan đến những công nghệ mới nổi, sự phụ thuộc lẫn nhau về tài chính, suy thoái tài nguyên và biến đổi khí hậu, và đó là những nguy cơ sẽ làm cho xă hội dễ bị tổn thương."
Bản báo cáo cũng cảnh báo rằng "mặt tối của sự kết nối" sẽ xuất hiện, trong đó có sự kết nối của những xă hội dễ bị tổn thương với những cuộc tấn công tin học "hiểm độc" và "gây hại."
Ông Steve Wilson, giám đốc quản lư rủi ro bảo hiểm tổng hợp tại Zurich cho biết "Cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập đă chứng minh sức mạnh của sự kết nối các dịch vụ truyền thông để điều khiển tự do cá nhân, tuy nhiên, cũng công nghệ đó đă tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc bạo loạn ở London xuất hiện. Chính phủ, xă hội và các doanh nghiệp cần phải hiểu rơ ràng hơn hơn về sự kết nối rủi ro trong các công nghệ ngày nay nếu chúng ta thực sự muốn gặt hái những lợi ích từ các công nghệ này."
Chúc Linh (Theo Guardian)
Bookmarks