Page 1 of 8 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 74

Thread: PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?
    Pháp điều tàu sân bay Charles de Gaulle đến Trung Đông



    Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron tṛ chuyện cùng các binh sĩ tại căn cứ không quân Bricy 123 ở Orleans, Pháp, ngày 16/01/2020. Julien De Rosa/Pool via REUTERS

    Ngày 16/01/2020, theo truyền thống đầu năm, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đọc diễn văn chúc tết các lực lượng vũ trang. Tại căn cứ không quân 123 Orléans-Bricy, một trong những căn cứ quan trọng nhất ở miền trung nước Pháp, ông Macron xác định những nhiệm vụ được giao cho quân đội trong năm 2020, đồng thời thông báo triển khai tầu sân bay Charles de Gaulle đến Trung Đông.



    Đặc phái viên RFI Franck Alexandre tường tŕnh từ Orléans :

    « Trong bài diễn văn chúc tết các lực lượng vũ trang lần thứ ba liên tiếp kể từ đầu nhiệm kỳ, tổng thống Emmanuel Macron, trước tiên, muốn bày tỏ ḷng biết ơn của ông đến các quân nhân. Trên đường băng ở căn cứ không quân 123, ông phát biểu : « Cảm ơn v́ những việc các bạn đang làm, v́ thể hiện cao mầu cờ và tinh thần của Pháp. Tôi rất tự hào ».

    Sau đó tổng thống đă xác định khuôn khổ các chiến dịch trong năm, triển khai tầu sân bay Charles de Gaulle đến phía đông Địa Trung Hải trong vài ngày tới để hỗ trợ liên quân quốc tế chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

    Về vùng Sahel (châu Phi), ông Emmanuel Macron nhấn mạnh Pháp không c̣n đơn độc khi nhắc đến một lực lượng quốc tế : Chính châu Âu chiến đấu để ổn định một vùng mà không thể để rơi vào ṿng hỗn loạn. Giờ đến lượt cộng đồng quốc tế và các tác nhân trong vùng, chứ không riêng ḿnh nước Pháp, đồng hành lâu dài cùng với các đối tác của chúng ta ở vùng Sahara. Mục tiêu đă được đặt ra : trong một năm nữa, lực lượng Barkhane sẽ trở thành một liên quân quốc tế, mà trên thực tế, một phần nào đó đă là liên quân quốc tế nhờ vào những đóng góp của các đối tác châu Âu và Mỹ.

    ADVERTISING


    Tại Mali, sau năm 2019 đau đớn cho quân đội Pháp, tổng thống Macron đề ra mục tiêu : Giờ chúng ta đi t́m lại chiến thắng ! »

    Nhiệm vụ của tầu sân bay Charles de Gaulle ở Trung Đông

    Cụ thể, theo tổng thống Pháp, « đội tầu sân bay sẽ hỗ trợ chiến dịch « Chammal » từ tháng Giêng đến tháng Tư 2020, trước khi được triển khai ở Đại Tây Dương và Biển Bắc. Đội tầu sân bay sẽ là trung tâm các chiến dịch phối hợp với nhiều nước châu Âu khác. Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp sẽ tham gia hộ tống tầu Charles de Gaulle thi hành nhiệm vụ ».

    Triến dịch « Chammal » được Pháp triển khai từ hơn 5 năm nay trong khuôn khổ liên minh quốc tế chống Daech ở Trung Đông và tham gia bảo đảm an ninh cho Irak. Tổng thống Pháp quyết định đưa tầu sân bay Charles de Gaulle đến khu vực v́ « mối đe dọa gia tăng ». Ông cảnh báo « đây không phải là một phát biểu bi quan mà là kết quả quá tŕnh quan sát minh mẫn ».

    Trước đó, trả lời đài phát thanh Europe 1 ngày 10/06, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly cho biết hải quân Pháp và nhiều nước trong Liên Hiệp Châu Âu đă « triển khai tầu chiến đến vùng Vịnh Ả Rập - Ba Tư và eo biển Ormuz nhằm bảo đảm an ninh cho lưu thông hàng hải trong vùng », trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran.


    rfi

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?
    Libya: Thượng đỉnh Berlin kêu gọi các nước tôn trọng cấm vận vũ khí


    Toàn cảnh hội nghị thượng đỉnh về Libya tại Berlin, Đức, ngày 19/01/2020 Bundesregierung/Guido Bergmann/Handout via REUTERS

    Họp lại tại Berlin vào hôm qua, 19/01/2020, lănh đạo các quốc gia chính liên quan đến cuộc xung đột ở Libya đă cam kết tôn trọng lệnh cấm vận vũ khí do Liên Hiêp Quốc ban hành từ năm 2011 và từ bỏ bất kỳ hành vi “can thiệp” nào từ nước ngoài vào cuộc xung đột. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn hoài nghi trước khả năng lời hứa được tôn trọng.


    Sau nửa ngày đàm phán, thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết là 11 quốc gia, trong đó có Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cường quốc đỡ đầu cho hai phe đối nghịch nhau tại Libya đă đồng ư tại hội nghị do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, rằng không thể có bất kỳ “giải pháp quân sự” nào cho cuộc xung đột đă xâu xé Libya trong gần 10 năm qua.

    Những người tham gia cũng kêu gọi các bên tham chiến tại Libya ngừng bắn thực sự v́ một thỏa thuận hưu chiến, dù đă bắt đầu có hiệu lực vào ngày 12/01, nhưng vẫn không được tôn trọng.

    Để đảm bảo cho lệnh ngừng bắn được tôn trọng lâu dài và có hiệu quả, sắp tới đây, các cuộc họp giữa đại diện quân sự của hai phe lâm chiến Libya sẽ được tổ chức. Theo tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, lời mời sẽ được đưa ra “trong những ngày tới”.

    Để củng lệnh hưu chiến, Liên Hiệp Quốc đă kêu gọi hai bên tham chiến thành lập một ủy ban quân sự hỗn hợp, mỗi phe có 5 ủy viên. Theo thông tin riêng của RFI, thư mời sẽ được gởi đi cho cuộc họp đầu tiên vào ngày 28 và 29 tháng 1 tại Genève.



    Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm xác định các cơ chế để thực hiện ngừng bắn, t́m cách thống nhất quân đội và lực lượng an ninh và cố gắng giải thể các lực lượng dân quân. Đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn ở Libya, nơi hiện có hành chục nhóm vơ trang khác nhau.

    Những người tham gia hội nghị Berlin cũng đồng ư “tôn trọng” nghiêm túc các lệnh cấm vận vũ khí, hứa rằng lệnh cấm này sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn trước đây. Cấm vận vũ khí đă được Liên Hiệp Quốc ban hành năm 2011 nhưng hầu như không được ai tuân thủ.

    Một điểm nhạy cảm khác của cuộc xung đột Libya cũng được đề cập tới: Sự can thiệp ít nhiều trực tiếp của nước ngoài. Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc khẳng định rằng “tất cả những nước tham gia hội nghị Berlin đă cam kết thội không can thiệp vào cuộc xung đột vũ trang hoặc các vấn đề nội bộ của Libya”.

    Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ chính phủ Fayez el-Sarraj ở Tripoli và trong lúc Nga, dù đă nhất mực lên tiếng cải chính, nhưng vẫn bị t́nh nghi ủng hộ lănh chúa chiến tranh ở miền đông Libya, thống chế Khalifa Haftar.

    Hội nghị Berlin tuy nhiên đă giải ḥa được hai tác nhân trực tiếp của cuộc chiến. Hai ông Fayez el-Sarraj và Khalifa Haftar đă không tiếp xúc với nhau, mà cũng không tham gia vào các cuộc đàm phán diễn ra vào hôm qua ở Berlin.

    Trong bối cảnh đó, thật khó tưởng tượng ra được một cuộc đối thoại chính trị mà cộng đồng quốc tế mong muốn, ngay cả khi hai người đều đă đồng ư đưa ra “năm cái tên” để thành lập “Ủy Ban Quân Sự Hỗn Hợp”.



    RFI

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp bắt đầu hồi hương công dân tại Vũ Hán


    Nhân viên sân bay mặc bảo hộ, mang khẩu trang, tại sân bay Roissy-Charles De Gaulle, Pháp, giám sát hành khách từ Trung Quốc tới, ngày 26/01/2020

    Sau Nhật Bản và Mỹ, đến lượt Pháp bắt đầu hồi hương công dân tại Vũ Hán. Theo các nguồn thạo tin được AFP trích dẫn, một chiếc máy bay quân sự đă cất cánh vào sáng sớm ngày 30/01/2020 để bay thẳng đến Vũ Hán. Trên nguyên tắc, chuyến bay này sẽ quay lại về Pháp vào ngày Thứ Sáu 31/01/2020 với 250 hành khách.



    Trước mắt, bộ Ngoại Giao Pháp chưa thông báo chuyến bay này sẽ đáp xuống phi trường nào, thời điểm đến và địa điểm được chọn để giữ những trường hợp bị cách ly trong ṿng 14 ngày. Vẫn theo AFP các giới chức Y Tế của Pháp "chưa đưa ra quyết định sau cùng" v́ t́nh h́nh có thể "c̣n thay đổi". Tuy nhiên, Paris dự trù trong những ngày tới sẽ điều thêm một chuyến bay thứ nh́ đến Vũ Hán để đưa các công dân Pháp và của Liên Hiệp Châu Âu ra khỏi vùng dịch bệnh.

    Ngoài Pháp, Ư và Đức đă có kế hoạch hồi hương các công dân. Úc, Anh và New Zealand cũng đưa ra những thông báo tương tự. Phần Lan vừa thông báo phát hiện bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona.

    Về phía Hoa Kỳ, gần 200 công dân Mỹ từ Vũ Hán trở về đă được đưa vào một căn cứ quân sự tại bang California để kiểm tra sức khỏe. Không một ai trong số này có triệu chứng viêm phổ corona, tuy nhiên tất cả đều bị giữ lại để theo dơi trong ṿng 72 giờ đồng hồ.

    Tokyo thông báo trong số 206 người được đưa về Nhật ngày 29/01/2020 có ba trường hợp bị dương tính với siêu vi corona, nâng tổng số ca bị lây nhiễm tại Nhật Bản lên thành 8 người.

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Nghèo đói thành nỗi lo hàng đầu của người Paris và vùng phụ cận
    RFI


    Tại một điểm cấp thức ăn miễn phí của hiệp hội từ thiện "Les restos du coeur", trung tâm Paris, ngày 7/10/2019. Thomas SAMSON / AFP

    Ngày 28/11/2019, Viện nghiên cứu về vùng Paris (Institut Paris Région) công bố kết quả cuộc khảo sát về những mối bận tâm của người dân Paris và vùng phụ cận. Lần đầu tiên nạn đói nghèo trở thành mối lo số một của dân chúng, trên cả mối bận tâm về nạn thất nghiệp, t́nh trạng mất an toàn và nguy cơ khủng bố.



    Để hiểu thêm về những điều người dân vùng Paris thấy chính phủ cần ưu tiên tập trung giải quyết, RFI Việt ngữ đă có cuộc trao đổi với bà Sylvie Scherer, giám đốc phụ trách công tác Vận động đảm bảo an ninh của Viện nghiên cứu về vùng Paris, chiều ngày 29/11/2019:

    « Trước tiên, tôi muốn giải thích với quư vị là cuộc điều tra này, chúng tôi tiến hành cứ 2 năm 1 lần, kể từ năm 2001, có nghĩa đây là cuộc khảo sát thứ 10. Trong khuôn khổ cuộc thăm ḍ ư kiến lần này, chúng tôi khảo sát 10.500 người dân vùng Ile-de-France (vùng thủ đô Paris, hay c̣n gọi là Paris và vùng phụ cận). Họ nằm ở độ tuổi trên 15 tuổi. Chúng tôi lấy mẫu đại diện theo khu vực. Chúng tôi hỏi họ bận tâm về những điều ǵ. Câu trả lời của họ được giới hạn trong một danh sách cho trước. Và danh sách các câu trả lời cho trước đó được giữ nguyên từ năm 2001.

    Thứ tự các câu trả lời của những người được hỏi, vốn không thay đổi từ năm 2005, năm nay đă hoàn toàn bị đảo lộn. Nghèo đói là chủ đề khiến người dân vùng Paris quan tâm nhất. Gần 40% số người được hỏi cho rằng nghèo đói là vấn đề chính phủ cần tập trung ưu tiên giải quyết. Nạn thất nghiệp cho dù đứng đầu danh sách từ năm 2005, nhưng lần này lại giảm tới 13 điểm so với đợt khảo sát năm 2017. Đối với các mối lo ngại khác, th́ mức độ bận tâm về t́nh trạng phạm tội ở mức khá thấp và ổn định, không tăng, không giảm trong giai đoạn 2017-2019. Mối lo về bệnh Sida tăng nhẹ.

    Ngược lại, điều đáng lưu ư là ô nhiễm môi trường lại ngày càng khiến người dân Paris và vùng phụ cận bận tâm và mức độ lo ngại tăng mạnh trong những năm qua. Nếu như kết quả khảo sát năm 2013 cho thấy chỉ có 2,5% số người dân cùng Paris lo ngại về môi trường th́ hiện giờ có 11,8% số người được hỏi đặt ô nhiễm môi trường lên thành một ưu tiên cần được giải quyết ».

    Từ vài năm nay, Paris đă hứng chịu hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu. Đây có phải mối lo lớn của người dân hay không ? Giám đốc phụ trách công tác Vận động đảm bảo an ninh của Viện Vùng Paris cho biết thêm :

    « Chủ đề khủng bố là một nội dung mới, chúng tôi chỉ mới đưa vào danh sách các câu trả lời vào năm 2017, bởi v́ trên thực tế, tại nước Pháp khi nổ ra làn sóng khủng bố đầu tiên, bắt đầu từ đợt tấn công vào ṭa soạn báo Charlie Hebdo, th́ cuộc khảo sát đang trong quá tŕnh diễn ra. Điều tra của chúng tôi, như tôi đă nói ở trên, thường được tiến hành 2 năm 1 lần, nhưng chủ yếu là vào tháng Giêng và tháng Hai. V́ thế, đến năm 2017 chúng tôi mới đưa vấn đề khủng bố vào bảng hỏi. Trong đợt khảo sát 2017, tỉ lệ người bận tâm về nạn khủng bố khá cao, nhưng đến năm 2019 th́ giảm 10%. Tuy nhiên, vẫn có hơn 50% dân vùng Paris lo ngại về khủng bố, cụ thể là 52,9%. Tôi nghĩ rằng khủng bố vẫn là một vấn đề đặc biệt đáng lo ngại trong xă hội chúng ta ».

    Khác với các năm trước, điều đáng ngạc nhiên là năm 2019 đứng đầu bảng về các mối bận tâm của người dân vùng Paris không phải là thất nghiệp mà là nạn đói nghèo. Bà Sylvie Scherer nhấn mạnh :

    « Hoàn toàn đúng như vậy. Thực sự là nghèo đói đứng đầu danh sách các mối bận tâm, ở mức như tôi đă nói là khá cao, 40%. Từ khi bắt đầu cuộc khảo sát đầu tiên (năm 2001), chỉ khoảng trên 20% coi giải quyết nạn đói nghèo là ưu tiên hàng đầu. Tỉ lệ này dao động từ năm này sang năm khác, nhưng đây là lần đầu tiên đạt mức cao đến như vậy. Rất có thể là do bối cảnh.

    Cần nhắc lại là người dân vùng Paris được hỏi vào tháng Giêng 2019, đúng vào thời điểm cao trào của phong trào Áo Vàng trên khắp lănh thổ Pháp, với những cuộc biểu t́nh, tuần hành đặc biệt đông đảo là ở Paris và vùng phụ cận. Trong bối cảnh đó, tất cả các vấn đề đều xoay quanh những người Áo Vàng, với cuộc đấu tranh đ̣i cải thiện khả năng chi tiêu. Đây là đ̣i hỏi chính của phong trào Áo Vàng, tác động rất mạnh đến tâm trí mọi người và dường như khiến cho chủ đề nạn nghèo đói đạt tỉ lệ quan tâm cao đến như vậy ».

    Lo sợ khi đi phương tiện công cộng

    Về vấn đề an ninh, 53,4% số người được hỏi có cảm giác lo sợ về t́nh h́nh an ninh ở vùng Paris, tăng gần 3% với năm 2017. Trong khi mạng lưới chuyên chở công cộng của vùng Paris có thể nói là rất tiện ích, th́ một trong những nơi mà người dân vùng Paris sợ nhất cũng chính là các phương tiện giao thông công cộng. Gần 41% số người được hỏi thấy sợ khi đi các loại tàu RER, métro… Liệu có phải v́ đă bị tấn công hay rơi vào cảnh nguy hiểm mà họ sợ? Chuyên gia Scherer giải thích :

    « Đối với một số người, điều khiến họ cảm thấy mất an toàn có thể là do họ đă từng rơi vào cảnh không an toàn trong thực tế, nhưng những người như vậy cũng hiếm thôi. Đa phần nỗi sợ hăi có liên quan đến những yếu tố khác. Có thể người ta sợ cho chính bản thân họ ở những không gian cụ thể nào đó. Chính v́ thế chúng tôi đă đặt câu hỏi về những nơi mà họ thường thấy sợ để hiểu được nguồn gốc nỗi sợ của họ. Họ không chỉ lo ngại về sự an toàn của chính bản thân, mà c̣n lo sợ cho sự an toàn của toàn xă hội, của gia đ́nh họ ».

    Nhưng đâu là phương tiện chuyên chở công cộng đáng sợ nhất với người dân và điều ǵ khiến họ lo sợ như vậy ? Chuyên gia Scherer giải thích :

    « Trong cuộc điều tra này, chúng tôi khảo sát xem phương tiện giao thông công cộng nào khiến họ sợ nhất. Thứ tự các câu trả lời vẫn không thay đổi tính từ năm 2001 : tàu RER (nối Paris với vùng phụ cận) là tàu có tuyến đường chạy dài nhất ở cùng Paris và là phương tiện chuyên chở công cộng gây nhiều sợ hăi nhất, tiếp theo đó là métro và tàu hỏa. Sau đó mới đến các phương tiện giao thông công cộng mà tôi xếp là chạy trên mặt đất, tức là xe bus và tàu điện tramway. Đây là hai phương tiện làm người ta cảm thấy đỡ bất an nhất.

    Chúng tôi muốn biết tại sao người dân vùng Paris lại sợ các phương tiện chuyên chở công cộng đến như vậy. V́ thế, cùng với France Mobilité, cơ quan phụ trách giao thông ở vùng Paris, chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát trên mạng internet. Bảng hỏi được gửi đến những người có thẻ thuê bao các phương tiện giao thông công cộng của vùng. Chúng tôi nhận được câu trả lời của hơn 50.222 người.

    Một số người giải thích họ lo sợ về điều ǵ và nơi nào khiến họ sợ hăi. V́ khảo sát được thực hiện từ ngày 19/09 đến ngày 20/10 nên chúng tôi chưa tổng hợp được mọi kết quả, nhưng điều đầu tiên là mà chúng tôi thấy là lư do khiến mọi người sợ hăi là từ những người khác. Người khác ở đây có thể được hiểu theo nhiều cách. Trước hết, đó là người mà chúng ta không chọn ở gần kề nhưng bắt buộc phải ngồi sát cạnh họ, bởi v́ cùng ở trong không gian khép kín của một phương tiện chuyên chở. 44% số người được hỏi sợ những người nghiện hút ma túy và say rượu. 39,3% sợ những người vô ư thức, những người mà họ cho là cư xử không đúng mực. 20% sợ các nhóm thanh niên.

    Một nguyên nhân khác khiến người sử dụng phương tiện chuyên chở công cộng lo sợ là sự vắng người. Những nơi vắng người và sự vắng mặt của đội ngũ nhân viên cơ quan giao thông công cộng là nguyên nhân thứ ba và thứ tư gây ra nỗi bất an cho người sử dụng tàu xe, và đều ở mức 26,2%. Chúng ta sợ người khác v́ không biết họ sẽ cư xử thế nào với chúng ta, nhưng chúng ta cũng sợ, nếu chỉ có một ḿnh khi đi lại.

    Cuộc khảo sát cũng cho chúng tôi biết đâu là vị trí đáng sợ nhất khi đi tàu xe công cộng. Đa phần (66,7% số người được hỏi) sợ nhất khi ở trong các toa tàu RER, métro, tramway, hay khi ngồi trong xe bus. 15,8% thấy đường ke tàu, sân ga là nơi đáng sợ nhất. 11,7% cho rằng những nơi c̣n lại trong nhà ga, như hành lang, lối đi, bậc lên xuống tàu là nơi đáng sợ. 16,2% c̣n lại không xác định rơ vị trí nào bên trong nhà ga, bến xe khiến họ bất an ».

    Cho dù phương tiện chuyên chở công cộng khiến người dân vùng Paris sợ hăi, nhưng thực tế phong trào đ́nh công kéo dài nhiều ngày của ngành giao thông công cộng kể từ ngày 05/12/2019, để phản đối công cuộc cải tổ chế độ hưu bổng của chính quyền Macron, đă cho thấy là thiếu các phương tiện này, cuộc sống của nhiều người dân vùng Paris đă bị đảo lộn nghiêm trọng. Trong những ngày tàu xe bị xáo trộn đó, nỗi bất an của người dân vùng Paris có thể cũng đă tăng lên đáng kể.

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Libya-Địa Trung Hải : Pháp tố cáo tham vọng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ


    Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron và thủ tướng Hy Lạp, Kyriakos Mitsotakis, trong buổi họp báo chung tại điện Elysée ngày 29/01/2020. REUTERS/Benoit Tessier/Pool

    Paris lên tuyến đầu trước tham vọng làm cường quốc khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ, can thiệp quân sự vào Libya và tăng cường bố trí lực lượng tại vùng biển phía đông của Địa Trung Hải, đe dọa quyền lợi của nhiều quốc gia Nam Châu Âu.


    Ngày 30/01/2020, khi tiếp thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tại điện Elysée, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tố cáo các hành động « xâm nhập và khiêu khích » của Ankara tại Đông Địa Trung Hải nơi mà nguồn trữ lượng dầu khí không những làm dậy lên mối xung khắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp mà c̣n kích động các nước khác như Israel, Liban, Ai Cập và đảo Chypre.

    Khủng hoảng Libya, từ nay có nguy cơ lan rộng khắp Địa Trung Hải

    Trước t́nh h́nh căng thẳng này, Pháp đă đưa hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle vào vùng, đánh tiếng là yểm trợ chiến dịch chống thánh chiến. Cùng ngày, tổng thống Pháp cho biết sẽ tăng cường lực lượng hải quân để bảo vệ an ninh cho Châu Âu.

    Cách nay hai hôm, ngày 29/01/2020, hải quân Pháp phát hiện tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ yểm trợ cho một tàu vận tải chở xe bọc thép cho chính phủ Libya, được Liên Hiệp Quốc công nhận và đang xung đột với phe nổi dậy của tướng Haftar, do Nga hậu thuẫn.

    Theo thỏa thuận Berlin, tất cả các cường quốc đều hứa hẹn không viện trợ vũ khí cho bất kỳ phe nào tại Libya. Tuy nhiên, theo Liên Hiệp Quốc lệnh cấm vận vũ khí không được bên nào tôn trọng.

    Trong hồ sơ này, khi lên án Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp xem như bênh vực Hy Lạp, vừa là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu và cũng là thành viên của NATO.

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Pháp : Khu chợ Tàu quận 13 Paris vắng khách, dân châu Á bị kỳ thị


    Theo lệ thường, vào dịp Tết nguyên đán, quận 13, Paris, nơi tập trung nhiều người châu Á sinh sống, nhất là người Trung Quốc, nhộn nhịp không khí lễ Tết, đông vui, tấp nập. Thế nhưng, từ một vài ngày nay, sau Tết nguyên đán, trùng với thời gian dịch bệnh viêm phổi cấp tính do virus corona bùng phát mạnh, khu vực quanh chợ Tàu, quận 13, Paris có vẻ vắng khách, yên ắng hơn.


    Liệu có phải nỗi sợ virus mang tên Corona mà mắt thường không nh́n thấy được đă lấn át nhu cầu mua sắm và thưởng thức hàng quán ở khu chợ Tàu ? Phóng sự của RFI Tiếng Việt tại khu chợ Tầu, quận 13, Paris.

    Quận 13 là khu vực có nhiều siêu thị như Tang Frères, Paris Store, mà người Việt Nam hay gọi chung chung là chợ Tàu, nhiều cửa hàng cửa hiệu và nhà hàng châu Á, khách khứa nhộn nhịp, không chỉ khách người châu Á mà c̣n có rất đông khách Pháp.

    Nhưng đến ngày 30/01/2020, nước Pháp ghi nhận có 5 ca nhiễm virus corona. Sau khi chính quyền thông báo có ba ca nhiễm virus vào ngày 24/01, trong đó có hai ca tại thủ đô Paris và một ca tại thành phố Bordeaux, hoạt động lễ hội, các cuộc diễu hành mừng Tết Nguyên Đán tại Paris hôm 26/01 tại quảng trường Cộng Ḥa đă bị hủy. Bộ trưởng Y Tế Pháp, Agnès Buzin, giải thích quyết định hủy các hoạt động lễ hội này không phải là một biện pháp liên quan tới vấn đề vệ sinh y tế.

    C̣n đô trưởng Paris Anne Hidalgo, phát biểu trên đài Europe 1 ngày Chủ Nhật 26/01, thông báo quyết định trên được đưa ra do các hội đoàn người Hoa cũng “không c̣n ḷng dạ nào để vui chơi” : « Chính cộng đồng người Hoa ở Paris đă muốn hủy cuộc diễu hành dự kiến diễn ra vào chiều hôm nay (26/01) tại quảng trường Cộng Ḥa (…) Không nên lùi bước trước nỗi lo sợ, nhưng đồng thời cũng phải hết sức chú ư, cảnh giác và tôn trọng quyết định của các hội đoàn Hoa kiều tại Paris ».

    Virus corona có lây nhiễm qua hàng hóa, thực phẩm không ?

    Chiều ngày 29/01, dù không khí ở khu phố này trầm hơn so với trước đây, nhưng vẫn có khách đến mua sắm thực phẩm trong chợ Tàu, không chỉ khách châu Á mà cả khách Tây. Bà Carlos Maria, một người phụ nữ cao tuổi, đi xe bus đến chợ Tang Frères để mua thực phẩm châu Á. Trả lời RFI Tiếng Việt, bà chia sẻ là vẫn đến khu chợ này mua sắm như b́nh thường, đối với bà dù đă có vài người bị lây nhiễm, nhưng nguy cơ nhiễm virus corona tại Pháp không quá cao, dịch bệnh không quá nguy hiểm :

    « Không, tôi không lo lắng chút nào cả. Chị thấy đấy, trước đây có dịch hạch c̣n khủng khiếp hơn rất nhiều, c̣n hiện giờ th́ đâu đến nỗi như vậy, người ta vẫn chưa biết nguồn gốc căn bệnh từ đâu, nhưng không sao, chúng tôi không sợ. Chị thấy đấy, tôi đang ở đây (khu phố Tàu). Tôi sẽ đi mua thực phẩm Trung Quốc. Tôi không lo chút nào, tôi không sợ. Tôi vẫn thường đến đây. Trong các nhà hàng vẫn có khách. Trong trung tâm thương mại (Olympiade), có nhiều nhà hàng, không vắng vẻ đâu. Tôi sẽ mua gạo, nước chấm, gừng … »

    Từ vài ngày nay, có nhiều người lo ngại tự hỏi mua sắm hàng hóa, thực phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc liệu có nguy cơ nhiễm virus corona không ? Nhiều chuyên gia cho biết không thể khẳng định 100%, nhưng nguy cơ lây nhiễm khi dùng hàng Trung Quốc, kể cả đồ ăn thức uống nhập từ Hoa lục, là rất thấp, bởi virus chỉ tồn tại trong không khí trong một vài ngày, thậm chí chỉ một vài giờ. Trong khi đó, việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Pháp thường bằng tàu biển, thời gian vận chuyển và lưu giữ trong kho băi trước khi các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường phải mất đến vài tháng, c̣n hàng vận chuyển bằng máy bay th́ nhiệt độ trong khoang hàng cũng như độ ẩm đều rất thấp, khiến virus không thể tồn tại được lâu để truyền bệnh cho người. Có lẽ chính v́ thế, nhiều người cảm thấy không lo sợ khi đi chợ Tàu mua thực phẩm nhập từ Hoa lục.

    Dễ lây cúm thông thường hơn là nhiễm virus corona ?

    Trở lại quận 13 Paris, khi tṛ chuyện với rất nhiều người tại chỗ, cả người châu Á và người Pháp đến chợ Tàu mua sắm, cũng như nhiều nhân viên bán hàng của các siêu thị, cửa hàng thực phẩm châu Á đều nói là không hẳn sự vắng vẻ này là do nỗi sợ virus corona. Đây cũng là ư kiến của chị Kim Loan, chủ tiệm kim hoàn Kim Loan tại trung tâm thương mại Olympiade :

    «Kim Loan xin chào quư thính giả của đài RFI Việt ngữ. Trả lời câu hỏi của Thùy Dương, ḿnh thấy sau Tết khách hàng có vắng đi chút đỉnh, tại v́ trước Tết tất cả mọi người đă sắm sửa đầy đủ, theo ḿnh th́ không phải là do bệnh corona. Cái bệnh này xảy ra vào đúng thời điểm người ta đă mua sắm hết rồi, thành ra người ta không có nhu cầu để mà sắm nữa. Thế nên, theo ḿnh nghĩ không phải do dịch bệnh đâu. Ḿnh thấy mọi người vẫn ăn uống b́nh thường, nhà hàng vẫn có khách b́nh thường, mọi người vẫn mua sắm vô tư, ăn uống b́nh thường. Ḿnh không có nghe ai nói về dịch bệnh hết.

    Ḿnh không thấy có nhiều người đeo khẩu trang. Một ngày, nh́n ra ngoài, ḿnh thấy 1-2 người đeo khẩu trang thôi. Cũng khó nói, khi họ đeo khẩu trang ḿnh không thấy mặt họ, nhưng nh́n vóc dáng ḿnh thấy có vẻ như người Á châu ḿnh.

    Bản thân ḿnh th́ ḿnh không đeo khẩu trang, tại v́ theo thông tin của nhà nước bên đây (Pháp), người ta đă xác định rơ ràng là dịch bệnh mặc dầu dễ lây nhiễm, nhưng cũng không quá dễ như ḿnh nghĩ, thành ra ḿnh cứ ra đường thoải mái thôi. Ḿnh vẫn đi siêu thị mua sắm, ăn uống b́nh thường, không đeo khẩu trang ǵ hết ».

    Đúng là trong ṿng vài tiếng đồng hồ tại khu phố Tàu, chúng tôi quan sát chỉ thấy lác đác vài người đeo khẩu trang. Một trong số ít ỏi những người như vậy là một phụ nữ trẻ người Hoa. Trả lời phỏng vấn của RFI sau khi đă mua sắm rất nhiều thực phẩm trong chợ Tàu Tang Frères, chị cho biết : « Tất nhiên là tôi sợ chứ, v́ thế mà tôi đeo khẩu trang. Tôi muốn tự bảo vệ ḿnh khỏi virus. Tôi thích thực phẩm ở đây (chợ Tàu Tang Frères). Mua thực phẩm ở đây không nguy hiểm như tiếp xúc với người bệnh ».

    C̣n chị Sophie, người Pháp gốc Hoa, nhân viên cửa hàng dược phẩm Olympiade, khẳng định những khách đến hỏi mua khẩu trang chủ yếu là người châu Á, và nhiều khi họ mua khẩu trang không phải để đeo pḥng virus mà là để gửi về cho gia đ́nh, người thân ở châu Á, nơi dịch bệnh đang hoành hành. Chị Sophie nghĩ rằng nhiễm virus corona có lẽ c̣n khó hơn là mắc các bệnh cảm cúm thông thường :

    « Có vắng khách hơn một chút, nhưng giờ đang là Tết nguyên đán, về cơ bản th́ có ít khách đến hiệu thuốc hơn. Nhưng hôm nay th́ cũng đă có nhiều người hơn hôm qua một chút. Chúng tôi cũng không biết việc vắng khách liệu có liên quan ǵ đến virus corona hay không, hay là do đang là những ngày Tết. Đúng là có vắng khách hơn, nhưng cũng là do thời tiết, v́ trời có mưa. Có nhiều người hỏi mua khẩu trang, nhất là người châu Á. Có một số người mua cho chính họ để dùng tại đây (Pháp), nhưng nhiều người mua để gửi về cho gia đ́nh ở châu Á. Chúng tôi không sợ, v́ hiện giờ th́ mọi người dễ mắc cúm thông thường hơn là nhiễm virus corona. V́ thế, vào thời điểm này ở Paris chẳng có lư do ǵ phải sợ virus corona ».

    Làn sóng kỳ thị người châu Á v́ virus corona

    Quả thực, tại Pháp, trong khi mới chỉ có 5 người nhiễm virus corona tính đến ngày 30/01, dịch cúm thông thường đă khiến 22 người thiệt mạng. Dù vậy, hiện có rất nhiều người châu Á đang chịu sự kỳ thị sắc tộc tại Pháp v́ virus corona.

    Hôm Chủ Nhật, tờ báo Courrier Picard đă gây giận dữ khi chơi chữ, đăng tựa trang nhất « Virus corona Trung Quốc - Hiểm họa bất ngờ màu vàng » và bài xă luận mang tựa đề « Một đại dịch vàng mới ? ». Ông Stéphane Nivet, tổng giám đốc Liên minh quốc tế chống kỳ thị sắc tộc và bài Do Thái (Licra) giận dữ nói với tuần báo L’Express, ngày 28/01 : « Quư vị hăy thử h́nh dung xem, nếu virus đến từ châu Phi, sẽ không có tờ báo nào dám giật tít « Mối đe dọa bất ngờ màu đen » (…) Việc một ban biên tập cho xuất bản một trang nhất như vậy mà không cảm thấy có ǵ không ổn chứng tỏ đây là một vấn đề ». Sau đó, báo Courrier Picard đă phải đăng lời xin lỗi v́ đă có thái độ kỳ thị nhắm vào người châu Á.

    Mạng xă hội là một nơi chứng kiến tại Pháp người châu Á đang bị hắt hủi thế nào v́ virus corona. Trên Twitter, một phụ nữ trẻ viết : « Cứ mỗi khi nh́n thấy một người Hoa ở Paris là tôi chuyển sang đi ở phía vỉa hè bên kia đường … tôi chạy, tôi rảo bước nhanh hơn, tôi quá sợ ».

    Một số người châu Á, nhất là người Trung Quốc, thậm chí không dám ra khỏi nhà v́ sợ phải nghe những lời thù hằn, chế giễu, sợ bị quy là thủ phạm mang virus corona vào nước Pháp, một số khác trên mạng xă hội than thở về những điều họ phải chịu đựng. Nhiều cư dân mạng châu Á tại Pháp đă tạo ra một hastag mới # Tôi không phải là một con virus và nhấn mạnh : "Không phải người châu Á nào ho cũng đều mang virus corona », « Xúc phạm một người châu Á v́ virus cũng giống như chửi rửa một người theo đạo Hồi về những vụ tấn công khủng bố ».

    Đài France Bleu ngày 30/01 cho biết là tại nhiều nhà hàng, khách sạn, một số khách hàng c̣n từ chối để người châu Á phục vụ. Có những nhân viên thu ngân ở siêu thị bật khóc v́ bị khách sỉ nhục : « Các người hăy trở về quê nhà đi và hăy giữ lấy căn bệnh của các người ». Ngược lại, có những khách người châu Á bị các cửa hàng từ chối bán hàng. Tại nhiều trường học, trong giờ ra chơi, trẻ em châu Á bị bạn bè chế giễu, réo gọi bằng cái tên « Corona ». Không chỉ có người Trung Quốc, mà người châu Á nói chung đều bị kỳ thị và gắn với virus conona, chẳng hạn : « Người Trung Quốc, Việt Nam, và các nước khác cũng như nhau cả thôi, các người đều mang virus corona ». Có nhiều người Pháp gốc Á sinh ra và lớn lên tại Pháp cũng bị kỳ thị v́ virus corona.

    Tại Pháp, thái độ kỳ thị sắc tộc nhắm vào người châu Á vẫn có từ trước, nhưng dường như dịch bệnh viêm phổi cấp do virus conora gây ra, đang làm bùng lên làn sóng kỳ thị mới nhắm vào không chỉ người Trung Quốc, mà cả người châu Á nói chung.

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Tổng thống Pháp thăm Ba Lan để hàn gắn quan hệ song phương



    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) gặp đồng nhiệm Ba Lan Andrzej Duda, nhân thượng đỉnh NATO, Bruxelles, tại Watford, Anh Quốc, ngày 04/12/2019 Ludovic Marin/Pool via REUTERS

    Hôm nay, 03/02/2020, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Ba Lan, trong chuyến công du đầu tiên của năm 2020, để nối lại quan hệ với một trong những đối thủ chính trong Liên Hiệp Châu Âu, quốc gia vẫn đối đầu với Paris trên nhiều hồ sơ : khí hậu, Nhà nước pháp quyền hay chính sách di dân. Quan hệ giữa hai nước đă trở nên căng thẳng kể từ khi Đảng Pháp luật và Công Lư ( Pis ) lên cầm quyền tại Ba Lan.



    Từ Vacxava, thông tín viên Thomas Giraudeau gởi về bài tường tŕnh :

    « Đám trẻ sao không sang Ba Lan biểu t́nh v́ khí hậu đi !», hay « Ba Lan xứng đáng có một chính phủ tốt hơn ». Vacxava vẫn c̣n cay cú với những tuyên bố này của Emmanuel Macron, nhưng về phần tổng thống Pháp, ông muốn lật qua một trang mới trong quan hệ giữa hai nước.

    Theo điện Elysée, chuyến viếng thăm lần này là nhằm làm sáng tỏ một số điểm chưa được hiểu đúng. Việc tổng thống Pháp xích gần lại Matxcơva gây lo ngại cho nhiều người tại Vacxava. Trong khi Ba Lan trông chờ rất nhiều vào lực lượng của NATO để bảo vệ an ninh trước mối đe dọa từ nước Nga, th́ tổng thống Macron lại có những tuyên bố bài bác NATO, xem khối này đang trong t́nh trạng « chết năo ».

    Pháp khẳng định đồng nhất quan điểm với Ba Lan về chuyển tiếp năng lượng : làm cách nào áp dụng cho toàn châu Âu, nhưng thực hiện một cách linh hoạt theo từng nước. Tuy vậy, có một điểm gây bất đồng sẽ được thảo luận trong chuyến viếng thăm lần này, đó là Nhà nước pháp quyền, sự độc lập của ngành tư pháp. Cả hai điều này đang một lần nữa bị đe dọa bởi một luật vừa được Quốc Hội Ba Lan thông qua cách đây vài ngày.

    Chính phủ Vacxava đang tự hỏi không biết chuyến viếng thăm của vị nguyên thủ quốc gia Pháp sẽ mang tính xây dựng, hay đây sẽ là dịp để ông Marcon một lần nữa chỉ trích các lănh đạo Ba Lan ».

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Matisse


    Bức tranh vải "Người đàn bà ôm đàn" của Henri Matisse (Manufacture des Gobelins, 1947-1949) © Mobilier national, Isabelle Bideau

    Nước Pháp năm nay tổ chức chương tŕnh tưởng nhớ 150 năm ngày sinh của danh họa Henri Matisse. Do ông sinh ra vào ngày 31/12 năm 1869, cho nên các sinh hoạt kỷ niệm đă bắt đầu từ cuối năm qua và sẽ kéo dài trong năm nay, ở các tỉnh cũng như tại Paris kể từ tháng 02/2020.



    Tại thủ đô Pháp, Trung tâm văn hóa Pompidou vinh danh họa sĩ người Pháp với một cuộc triển lăm lớn kể từ tháng 5, được xem như là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng nhất trong năm 2020. Cuộc triển lăm Matisse tại Beaubourg giới thiệu với công chúng một nghệ sĩ đa tài, sáng tác trong nhiều bộ môn khác nhau.

    Ngoài là một họa sĩ sáng tác dồi dào, Matisse c̣n luôn thử nghiệm t́m ṭi. Ông sử dụng nhiều kỹ thuật trong các tác phẩm điêu khắc, thiết kế, in thạch bản, in trên vải hay khắc gỗ, ông sáng tác phối hợp ngôn ngữ màu sắc biểu cảm qua nhiều trường phái khác nhau như tượng h́nh, trừu tượng, dă thú. Chính cũng v́ thế Henri Matisse từng được xem là một trong những nhân vật tiên phong trong nghệ thuật hiện đại thế kỷ XX.

    Triển lăm tác phẩm điêu khắc của Matisse

    Thành phố Nice nơi yên nghỉ cuối cùng của danh họa người Pháp tổ chức từ 14/02 đến đầu tháng 05/2020 một cuộc triển lăm để giới thiệu các tác phẩm điêu khắc của Matisse. Sinh thời, ông là một trong những cánh chim đầu đàn của trường phái dă thú và từng nổi tiếng nhờ cái tài sử dụng màu sắc trong hội họa, đường nét nguyên sơ mà đầy cảm xúc sâu sắc.Tuy nhiên, công chúng không biết ǵ nhiều về các tác phẩm điêu khắc của ông.


    Tranh in thạch bản "La Vierge et l'Enfant sur fond de fleurs et étoiles" của Henri Matisse Reuters/Guglielmo Mangiapane
    Có lẽ cũng v́ vậy mà nhân dịp này, Viện bảo tàng Matisse thành phố Nice tổ chức trưng bày 84 bức tượng do ông thực hiện trong ṿng nửa thế kỷ, từ năm 1900 đến 1950, tức là 4 năm trước khi ông qua đời (năm 1954). Hầu hết các bức điêu khắc được giới thiệu trong cuộc triển lăm lần này đều có quan hệ ít nhiều, nếu không nói là bổ sung hay gợi hứng từ các bức tranh nổi tiếng của Henri Matisse.

    Cũng chính tại thành phố Nice mà danh họa người Pháp đă kư tặng vào năm 1951, hai bức tranh cho Viện bảo tàng Cateau-Cambrésis, nơi ông từng sinh ra và lớn lên. Thành phố nguyên quán của họa sĩ gồm khoảng vài ngàn dân nằm cách Valenciennes 28 km và Lille 67 km. Vào thời bấy giờ, ủy ban thành phố Cateau-Cambrésis rất mong thành lập một bảo tàng nghệ thuật hiện đại với các bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật của Cartier-Bresson, Herbin, Claisse, Tériade và dĩ nhiên là của Matisse, nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới đă chào đời tại nơi này.

    Viện bảo tàng Matisse ở nguyên quán

    Danh họa Matisse đồng ư hiến tặng theo di chúc một số tác phẩm của ông cho thành phố nguyên quán với điều kiện là các tác phẩm của ông được trưng bày trong một nơi đàng hoàng. Rốt cuộc, Hội đồng Cateau-Cambrésis đă khánh thành Viện bảo tàng Matisse vào tháng 11/1952 tại điện Fénelon, một dinh thự được xây cất từ năm 1695 đến 1715. Trước khi ông qua đời năm 1954, Matisse đă chính thức tặng cho viện bảo tàng này một bộ sưu tập gồm 82 tác phẩm. Có thể xem đây là viện bảo tàng mà ông đồng ư cho thành lập lúc ông c̣n sống.

    Nhân 150 năm ngày sinh của Matisse, thị trấn Cateau-Cambrésis đă tổ chức triển lăm với chủ đề "Devenir Matisse", tập hợp 250 tác phẩm của Henri Matisse trong đó có 10 tác phẩm chưa từng được phổ biến song song với 50 tác phẩm của các nghệ sĩ đă từng truyền cảm hứng cho Matisse, từ các danh họa bậc thầy thời trước như Rembrandt hay Delacroix, cho tới những nghệ sĩ cùng thời như Gauguin hoặc Cézanne.

    Theo ông Patrice Deparpe, giám đốc bảo tàng Cateau-Cambrésis, ban tổ chức triển lăm đă mất 5 năm trời để tập hợp nhiều tác phẩm quư hiếm về cùng một một nơi, trong đó có các tác phẩm có giá trị mượn từ các bảo tàng có uy tín như Louvre ở Paris hay là MoMA ở New York và bảo tàng Tate ở Luân Đôn.


    Triển lăm "Devenir Matisse" trưng bày các tác phẩm có giá trị mượn từ Louvre Paris, MoMA New York và Tate Luân Đôn REUTERS/Luke MacGregor
    Qua hàng tựa "Devenir Matisse", triển lăm muốn cho thấy hành tŕnh nghệ thuật của danh họa người Pháp, từ những cảm xúc đầu đời cho tới bước khởi nghiệp, dấn thân vào nghề hội họa. Có thể nói là Matisse vào nghề ‘‘bất đắc dĩ’’. Ông xuất thân từ một gia đ́nh thợ dệt, và khi mắc bệnh phải nằm liệt giường, ông mới khám phá niềm đam mê hội họa. Ông bỏ nghề công chứng viên để đến Paris theo học trường nghệ thuật, một điều hoàn toàn khác xa với nguyện vọng của gia đ́nh ông thời bấy giờ.

    Triển lăm cho thấy những tác phẩm đầu tiên của Matise, từ các bức tranh tĩnh vật với những quyển sách luật khoa, hay là những bức phác họa những người phu quét đường hay phu lái cỗ xe ngựa ở Paris thời xưa, Matisse đă dày công học tập với thầy là danh họa Gustave Moreau, người đă từng bảo ông "hăy vẽ cuộc sống" ở trước mắt và chịu khó đi ra bên ngoài xưởng vẽ để quan sát thực tế.

    Tuân theo lời dạy bảo của thầy, Matisse học vẽ với ánh sáng tự nhiên và đồng thời người nghệ sĩ trẻ này khám phá tại Louvre các bậc thầy vĩ đại trong làng hội họa. Sau này, khi gặp mặt các nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn trong thời đại của ông như Van Gogh hay Cézanne, Matisse cũng học hỏi rất nhiều từ các ‘‘đồng nghiệp’’ ít ra trong cách dùng ánh sáng. Thế nhưng với thời gian, Matisse đă tự thoát ra khỏi cái bắt chước bậc thầy, hay là làm giống như bạn để t́m ra một hướng đi cho riêng ḿnh để rồi bản thân ông cũng ‘‘Trở thành Matisse’’ (Devenir Matisse), một bậc thầy của làng hội họa.

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp : TT Macron công bố tầm nh́n chiến lược quốc pḥng và răn đe hạt nhân


    Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron trong một lần đọc diễn văn tại bộ Quốc Pḥng, Paris, ngày 13/07/2019. Kamil Zihnioglu/Pool via REUTERS

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 07/02/2020 công bố kế hoạch tầm nh́n chiến lược về quốc pḥng và răn đe hạt nhân của Pháp, đồng thời dự kiến tăng cường đối thoại với châu Âu về các chủ đề nói trên.



    Sau khi Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu hôm 31/01/2020, Pháp hiện giờ là nước duy nhất trong Liên Âu sở hữu vũ khí nguyên tử. Nguyên thủ Pháp khẳng định vẫn chú ư tới các quyền lợi của châu Âu, trong bối cảnh quốc tế ngày càng nhiều bất ổn.

    AFP trích dẫn nguồn tin từ phủ tổng thống, theo đó, trong bài phát biểu trước các sĩ quan trường Chiến Tranh (Ecole de Guerre) tại Paris, vốn rất được giới quân sự rất mong đợi, nguyên thủ Pháp Macron mô tả t́nh h́nh thế giới và tŕnh bày tham vọng của ông, các phương tiện tối tân, bước nhảy vọt về quốc pḥng, sao cho Pháp không c̣n thụ động trước sự thống trị của Nga, Mỹ và Trung Quốc trên trường quốc tế.

    Buổi đọc diễn văn kéo dài khoảng một giờ đồng hồ về tầm nh́n chiến lược trong quốc pḥng và răn đe hạt nhân của Pháp là việc mà tất cả các tổng thống Pháp đều phải làm, với tư cách là tổng tư lệnh quân đội và là chủ nhân học thuyết răn đe hạt nhân, vốn được Pháp coi là ch́a khóa cho chiến lược quốc pḥng và đảm bảo cho những lợi ích sống c̣n của đất nước.

    Cũng theo điện Elysée, tổng thống Macron kế thừa chiến lược từ những người tiền nhiệm và cải tiến cho phù hợp với t́nh h́nh thế giới hiện nay.

    Tổng thống Pháp trước đây đă hứa chi 37 tỉ euro giai đoạn 2019-2025 để phát triển vũ khí nguyên tử phục vụ mục tiêu răn đe hạt nhân, tương đương 12,5% tổng ngân sách chi cho quốc pḥng trong 7 năm.

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Báo cáo Quốc Pḥng Brazil : Pháp là mối đe dọa quân sự


    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đồng nhiệm Brazil Jair Bolsonaro ngày 29/06/2019 tại hội nghị G20 ở Osaka (Nhật). Brendan Smialowski / AFP
    Anh Vũ
    Trong ṿng 20 năm tới, Pháp là mối đe dọa quân sự chủ yếu đối với Brazil v́ các tranh chấp bất đồng lănh thổ trong khu vực Amazon. Trên đây là đánh giá trong một báo cáo mật của bộ Quốc Pḥng Brazil bị lọt ra trên báo chí hôm 07/02/2020.


    Một phần bản báo cáo đă được đăng tải trên nhật báo Brazil, Folha de S.Paulo. Tờ báo giải thích đă có được bản sao tài liệu dày bốn chục trang có tiêu đề « Những kịch bản quốc pḥng 2040 » được soạn thảo từ các dự báo của 500 chuyên viên hàng đầu về quân sự của Brazil. Những người này đă tham dự 11 cuộc họp của bộ Quốc Pḥng trong quư 2 năm 2019.

    Theo nhật báo Brazil nêu trên, tài liệu bao gồm các « đánh giá địa chính trị thực tế », nhưng cũng có các « giả thuyết có chút hoang tưởng ». Ví dụ như kịch bản tấn công bằng virus SARS của những kẻ « dân tộc cuồng tín ở Đông Nam Á » trong festival Rock in Rio vào năm 2039.

    Pháp là nước duy nhất được nêu tên như là một mối đe dọa trong bốn kịch bản nêu trong báo cáo. Trong một kịch bản, báo cáo dự báo Paris có thể « vào năm 2035 sẽ đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp » cùng với sự « huy động lớn quân đội Pháp tại Guyane » vào các vùng lănh thổ của bộ lạc thổ dân Yanomani. Vùng lănh thổ hải ngoại này của Pháp có một phần nằm trên rừng Amazon, và Pháp có đường biên giới dài 730 km với Brazil.

    Phản ứng về thông tin trên, đại sứ Pháp tại Brazil đă chế nhạo trên Twitter « trí tưởng tượng không giới hạn của các tác giả bản báo cáo ». Ông cũng b́nh luận thêm : « Pháp từ hàng thập kỷ qua vẫn duy tŕ mối quan hệ hợp tác thường nhật chặt chẽ và hữu nghị với quân đội Brazil ».

    Bộ Quốc Pḥng Brazil cuối cùng đă phải ra thông cáo nói rơ, bản báo cáo trên không phản ánh quan điểm của Bộ và chỉ có giá trị như là nghiên cứu hỗ trợ của trường Đại học Chiến tranh.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-04-2014, 09:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •