Results 1 to 3 of 3

Thread: Trần Dạ Từ, người đứng sau những khởi động đáng ghi nhớ

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Trần Dạ Từ, người đứng sau những khởi động đáng ghi nhớ



    Từ trái qua: Thanh Thoại, Đỗ Kim Ninh, Nhă Ca, Trần Dạ Từ.
    Hàng sau: Trần Đại Lộc, Phan Văn Phùng, Lê Đ́nh Điểu, Đỗ Quư Toàn (sau đêm đọc thơ tại khuôn viên Đại Học Văn Khoa, Sài G̣n).

    Trong tập “Nguyên Sa Hồi Kư” (NS/HK) do Đời, California, xuất bản năm 1998, ở phần Hai, chương “Nồi niêu soong chảo,” thi sĩ Nguyên Sa đă đề cập tới phần đời làm báo đầy biến động, nhiều đương đầu hào hứng (sau cuộc cách mạng 1 tháng 11, 1963 tại miền Nam,) của nhóm kư giả trẻ:
    Nhóm “Nồi niêu soong chảo” do nhà thơ Trần Dạ Từ đại diện.
    Nguyên Sa viết:
    “Những ngày Sáng Tạo có tiền kiếp. Thời gian bỏ đi có tiền kiếp của nó.
    Những ngày ở Sống với Chu Tử là một tiền kiếp khác, xôn xao Lương Sơn Bạc. Tờ Sống ra được có một số th́ bị đ́nh bản, anh em báo Sống với Đằng Giao, Tú Kếu, Trần Dạ Từ nhóm kư giả trẻ gọi là ‘nồi niêu soong chảo’ lếch thếch nồi soong ra đi đầu quân, khi th́ ở Tiền Tiến với ông chủ nhiệm Đỗ Công Dụng, khi th́ Ḥa B́nh với Linh Mục Trần Du, khi khác là Tranh Đấu của chủ nhiệm Ngô Đức Măo, một đệ tử của cụ Nguyễn Thế Truyền, Mai Châu bỏ tiền...” (NS/HK, trang 213)
    Trên hành tŕnh báo chí gập ghềnh, cam go lư tưởng, qua mấy chục nhật báo khác nhau, thời gian đáng nhớ nhất của tác giả “Thuở Làm Thơ Yêu Em” có lẽ là thời gian ông phải đương đầu với cuộc tranh chấp sống mái với người bỏ tiền in tờ Tranh Đấu.
    V́ thế, ông đă t́m tới “Ông đội mũ” (bí danh Trần Dạ Từ đặt cho thi sĩ Nguyên Sa). Với Nguyên Sa th́ dường như, đó cũng là một kỷ niệm đáng nhớ, khi ông viết:
    “Trần Dạ Từ là một tiền kiếp khác. Phải rồi, Trần Dạ Từ là tiền kiếp. Tiền kiếp đẩy tôi tới nhà in, tôi vẫn đội mũ nguyên trên đầu, Trần Dạ Từ dắt tới trước mặt tôi chủ nhân của nhà in nói đây là ông anh tôi, liệt kê các loại vơ nghệ tài chính và xă hội, kể từ hôm nay ông anh sẽ lo mọi vấn đề tiền bạc.
    Tôi gật đầu bảo chứng người em tiền kiếp, tôi nói tôi trả tiền, cứ in, ngày nào thanh toán ngày đó, không cần để tới sáng ngày mai. Viên quản lư vui vẻ ngay, máy in đang chờ, thợ in đang chờ, có người lănh nhận việc trả tiền là bật đèn xanh...”
    (NS/HK, trang 214). Kết quả, “đại gia” Mai Châu đă phải “tung khăn” đầu hàng “Ông đội mũ!”
    Lập lại sự việc này, tôi không có ư muốn đề cập tới t́nh thân giữa Nguyên Sa, Trần Dạ Từ.
    Một t́nh thân mang tính tinh truyền từ kiếp trước. Một t́nh thân đă vượt xa cái biên giới hạn hẹp của chữ và, nghĩa.
    Lập lại sự việc này, tôi chỉ muốn nhấn mạnh, phải chăng định mệnh đă chọn, trao những dụng cụ cần thiết, như cuốc, xẻng... vào tay Trần Dạ Từ để ông xắn sâu và, xới lên những khoáng-sản-tinh-thần.
    Những khả năng trí tuệ tiềm ẩn nơi con người sinh ra, vốn mang sẵn một “định mệnh dữ dội” (?)
    Lập lại chuyện này, tôi cũng chỉ muốn nhấn mạnh, qua trên dưới ba chục nhật báo của miền Nam Việt Nam, 20 năm mà, Lê Hà Vĩnh tức Trần Dạ Từ đóng vai tổ chức ban biên tập, cắt đặt bằng hữu ông vào những vai tṛ, chức vụ có tính vận hành, quyết định. Nhưng, tuyệt nhiên, độc giả không hề thấy dù chỉ thấp thoáng bóng dáng hay tên tuổi họ Lê trên “manchette” báo.
    Tôi muốn cám ơn thi sĩ Nguyên Sa, qua trích đoạn hồi kư kể trên.
    Từ đó, tôi muốn gọi họ Lê là: “Người đứng sau những khởi động đáng ghi nhớ.”
    Cũng vậy, tôi muốn gửi lời cám ơn ca sĩ Khánh Ly, qua một đoạn viết ngắn, nơi trang 2 booklet đi kèm đĩa nhạc “Nụ Cười Trăm Năm” (nhạc Trần Dạ Từ), khi cô viết:
    “Mùa Hè 1959, ông Mặc Thu, sếp chương tŕnh Tiếng Thơ đài phát thanh Saigon, trịnh trọng bảo một anh nhóc t́, ‘Thi sĩ coi cháu Mai tập bài này, điệu ru con miền Bắc.’
    Tức cười. Năm ấy tôi 14. Thi sĩ bất quá chỉ hơn dăm ba tuổi. Hai anh em cùng dân bà Cả Đọi, đi xin ngâm thơ để kiếm cơm. Biết nhau từ đó...”
    Từ bảng chỉ đường đơn sơ của ca sĩ Khánh Ly, nơi booklet của CD “Nụ Cười Trăm Năm” (nhạc Trần Dạ Từ), hôm nay, tôi mới được biết, sự ra đời của phong trào hát cộng đồng vào khoảng giữa thập niên (1960, cũng có dấu ấn của “người đứng sau những khởi động đáng ghi nhớ” Trần Dạ Từ.
    Kư ức họ Lê cho biết, trong một buổi tham dự trại Suối Thông/Đà Lạt, 1965 do thanh niên, sinh viên tổ chức, cùng với cố nhà báo Lê Đ́nh Điểu, ông chú ư tới một nhạc sĩ trẻ ôm cây ghi ta thùng, hát một số ca khúc có nội dung phản ảnh những băn khoăn, khắc khoải có tính cách thời đại, như nỗ lực đi t́m tiếng nói chung cho lớp tuổi của họ.
    Ông càng chú ư hơn nữa, khi thấy các bạn trẻ hân hoan tham dự vào tâm t́nh, chuyển động của ca khúc, qua tiếng vỗ tay.
    Nhịp theo. Hào hứng.
    Trần Dạ Từ bàn với Lê Đ́nh Điểu:
    “Nên đem anh chàng này về Saigon, Điểu à!”
    Nhưng bằng cách nào?
    Vấn đề ở chỗ đó!
    Một lần nữa, tôi lại thấy dường như định mệnh đă chọn, trao những dụng cụ cần thiết, như cuốc, xẻng... vào tay Trần Dạ Từ, để ông xắn sâu và, xới lên những khoáng-sản-tinh-thần, một mặt nào đấy, làm thành ư nghĩa một thời cho miền Nam, 20 năm.
    Số là thời gian đó, nhà thơ Trần Dạ Từ đang làm cố vấn cho nhà văn Huy Quang/Vũ Đức Vinh, tổng giám đốc Hệ Tổng Truyền Thanh Việt Nam.
    Nhiệm vụ của ông là cung ứng những chương tŕnh phát thanh đặc biệt theo yêu cầu của nhà văn Huy Quang, hoặc góp ư với ông tổng giám đốc, trong những vấn đề thuộc lănh vực chuyên môn.
    Ở cương vị này, Trần Dạ Từ đă thực hiện được một chương tŕnh “mẫu,” gọi là “chương tŕnh hát cộng đồng,” thu ngay tại đài Saigon, với hàng chục ca viên một lúc
    . Nhà văn Huy Quang thích lắm. Ông nói, “đài cần có những chương mới mẻ như thế.”
    Tuy nhiên, cũng chính v́ sự quá mới mẻ - Hiểu theo nghĩa, hồi nào giờ, các đài phát thanh của miền Nam chỉ quen phát những chương tŕnh song ca, tam ca, tứ ca.
    Nói chung là hợp ca. Chưa bao giờ đài có chương tŕnh “cộng đồng ca” với hàng chục ca viên.
    V́ thế, nhà văn Huy Quang nghĩ, ông cần phải có được sự chuẩn thuận của cấp cao hơn: Tổng ủy viên Thông Tin - Chiêu Hồi (tức bộ trưởng Thông Tin-Chiêu Hồi cũ).
    Như tôi từng nói, bản chất họ Lê vốn quyết liệt, đeo đuổi tận cùng những ǵ đă dự trù.
    Nên, để thành tựu được mơ ước của ḿnh, ông cùng Lê Đ́nh Điểu và một số bạn khác, thực hiện một băng “mẫu.”
    Do ông và các bạn hát; đưa tŕnh tổng ủy viên Thông Tin-Chiêu Hồi thời đó: Tướng Nguyễn Bảo Trị.
    Tôi nói, tôi muốn gửi lời cám ơn ca sĩ Khánh Ly v́, nhờ bảng chỉ đường đơn sơ này, tôi mới được biết tác giả “Nụ Hôn Đầu” đă bước vào lănh vực phát thanh rất sớm.
    Đó là những năm đầu thập niên (1960), khi người Mỹ mở cuộc thi tuyển, chọn ra một số người để huấn luyện họ trở thành những chuyên viên phát thanh chính quy, cho lănh vực phát thanh ở miền Nam Việt Nam.
    Và, họ Lê là một trong số người được tuyển.
    Nhắc lại giai đoạn “hai anh em cùng dân bà Cả Đọi,” nhà thơ Trần Dạ Từ nói, ông nhớ ông có theo học một khóa phát thanh, diễn ra trong một ngôi biệt thự kín khuất ở đường Chi Lăng, Gia Định. Học viên được chỉ dạy cặn kẽ từ cách viết một bản tin cho phát thanh, tới kỹ thuật biên tập một chương tŕnh.
    Học viên cũng được dạy và thực tập sử dụng âm thanh, cách chọn lựa, ứng dụng “sound effect.” Kỹ thuật “in/out” một buổi phát thanh, v.v...
    Tất cả những lớp học đó, đều diễn ra trong những wagon xe lửa, như những studio lưu động, đặt trong biệt thự vừa kể.
    Ông nói, khoảng gần 2 năm sau, kỹ thuật phát thanh do người Mỹ dạy, mới được người Mỹ đem về khu cư xá Thành Tín, ở đầu đường Hồng Thập Tự và, giao việc quản trị cho quân đội VN, với ngân sách của Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ.
    Nói cách khác, hậu thân của giai đoạn này, chính là đài Tiếng Nói Tự Do với ông Vũ Quang Ninh (thời c̣n mang cấp bậc đại úy).
    Họ Lê cũng nhớ, thời gian đầu của đài Tiếng Nói Tự Do, ngoài cá nhân ông, trong vai tṛ trưởng ban Phóng Viên, c̣n có Phan Tùng Mai (con nhà cách mạng Phan Văn Hùm), trưởng ban Biên Tập; Nguyễn Sơn, trưởng ban Nghiên Cứu; Nhă Ca phụ trách biên tập chương tŕnh Văn Học Nghệ Thuật...
    Ở giai đoạn h́nh thành, đài Tiếng Nói Tự Do được phép tuyển thêm phóng viên.
    Đài đă phỏng vấn một số sinh viên đang theo học trường Bộ Binh Thủ Đức.
    Một trong những sinh viên sĩ quan được tuyển chọn về làm phóng viên cho đài, là nhà báo tên tuổi sau này, Nguyễn Thượng Hiệp. Nghe và y cứ trên những tŕnh bày của Lê Đ́nh Điểu, Trần Dạ Từ... về nhu cầu giới trẻ cần những h́nh thức sinh hoạt mới, linh động, lành mạnh, tươi tốt...
    Tướng Trị đồng ư. Sự đồng ư của ông, có nghĩa “đèn xanh” được bật cho hệ thống Truyền Thanh Việt Nam, phát thanh rộng răi những ca khúc mang tính “cộng đồng ca” nhắm vào lớp thính giả thanh viên, sinh viên.
    Đó là cánh cửa thứ nhất, mở vào phong trào du ca, sau này.
    Rất mau chóng, ngọn lửa đem thi ca vào đời thường, đă cháy lan qua các khuôn viên đại học khác.
    Như Vạn Hạnh, Đà Lạt, Huế... Trước khi phong trào tỏa rễ, đâm chồi ra đường phố; với những cuộc đọc thơ tại các quán café, hay những họp mặt văn nghệ của văn nghệ giới trẻ.
    Vẫn ở vị trí của “Người đứng sau những khởi động đáng ghi nhớ,” hôm nay, nhắc lại, họ Lê c̣n hưng phấn cho biết:
    “Khi tôi đọc thơ Thanh Tâm Tuyền, với những câu như:
    Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống gịng sông
    “mà ḷng ḿnh phơi trên kè đá
    “con thuyền xuôi
    “chiều không xanh, không tím, không hồng
    “những ống khói tầu mệt lả...”

    “Các bạn trẻ cho biết họ hiểu ngay.
    Họ không thấy đó là những câu thơ khó hiểu như khi đọc bằng mắt...”
    Cá nhân, tôi vẫn lấy làm tiếc sau khi giải thưởng văn học nghệ thuật toàn quốc, bộ môn thơ, năm 1971, trao cho thi phẩm “Thuở Làm Thơ Yêu Em” Trần Dạ Từ th́, giữa các nhà thơ như Vũ Hoàng Chương, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Mộng Tuyết, Trần Dạ Từ,... đă xẩy ra một cuộc tranh biện khá ồn ào, kéo dài nhiều tháng!

    Du Tử Lê

  2. #2
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Hành tŕnh từ thơ đến nhạc Trần Dạ Từ: Những ẩn số?

    Hành tŕnh từ thơ đến nhạc Trần Dạ Từ: Những ẩn số?


    B́a CD :" Nụ cười trăm năm "

    T́m đến với thơ để làm giàu có thêm cho cơi giới âm nhạc của ḿnh, là một việc làm vốn b́nh thường, quen thuộc của nhiều nhạc sĩ từ Đông qua Tây, chứ không phải đó là một nét đặc thù của sinh hoạt thi-ca Việt Nam.
    Nó càng không là nét nổi bật của hai mươi năm sinh hoạt văn học, nghệ thuật miền Nam.
    Nhưng điều đó, không có nghĩa tất cả mọi người đều cho cuộc hôn phối giữa thơ và nhạc, là một hôn phối lư tưởng. Ngược lại! Không ít người cho rằng, đă đến lúc phải chấm dứt.
    Đại diện cho quan điểm này, có thể kể họa sĩ, nhà văn, nhà thơ Tạ Tỵ.
    Sinh thời, họ Tạ trong một bài viết về thơ của chúng tôi, đă không ngần ngại lên án gay gắt việc đem thơ vào âm nhạc. (Cá nhân ông, trong quá khứ, cũng đă có đôi bài thơ trở thành ca khúc.)
    Dù ông không đưa ra những luận cứ cụ thể để bảo vệ quan điểm của ḿnh, nhưng tôi tôn trọng ư kiến ông
    - - Bằng vào chiêm nghiệm, có những nhạc sĩ đă giết chết bài thơ một cách tức tưởi, ngay tự những nốt nhạc thứ nhất của họ.
    Nhưng, thực tế cũng cho thấy, không thiếu những bài thơ tầm thường, trở thành quen thuộc. Được đám đông yêu thích.
    Sau khi chúng được hóa thân, thoát xác bởi giai điệu. Thậm chí, cũng có không ít trường hợp, tác giả thơ, vốn không được bao nhiêu người biết tới, nếu không có phần dao, kéo thẩm mỹ kỳ diệu của âm nhạc.
    Tôi cũng tôn trọng những t́m đến với thơ, của một số nhạc sĩ miền Nam.
    Dù cho trong số họ, dường như chưa một ai đưa ra những lư giải rốt ráo về tương quan hữu cơ giữa thi ca và âm nhạc.
    Tuy nhiên, nói chung, âm nhạc vốn thuộc lănh vực nghệ thuật. Nó trực tiếp đi vào trái tim người thưởng ngoạn, không qua những giải mă của khối óc.
    Theo các nhà nhạc học th́, âm nhạc đúng nghĩa không có lời. Đó là bậc thang cao nhất của bộ môn nghệ thuật đặt căn bản trên giai điệu. Với thời gian, v́ nhu cầu phục vụ quảng đại quần chúng, âm nhạc đă rời tháp ngà, bằng cách thêm ca từ. Tự đó, chúng ta có ca-khúc.
    Sự tương tác giữa giai điệu và ca từ, sẽ được coi là một hôn phối tốt đẹp của cặp đôi nghệ thuật và văn học, nếu ca từ một ca khúc ẩn chứa giá trị tư tưởng, triết lư hoặc vẻ đẹp mới lạ, chữ, nghĩa được đặt đúng chỗ.
    Trường hợp này, âm nhạc vượt khỏi phạm trù nghệ thuật, để ḥa nhập phần nào vào văn học
    . Nói cách khác, các ca khúc ấy, tự thân, đă có được cho nó, tính văn học.
    Trong ḍng chảy tân nhạc Việt Nam, chúng ta có khá nhiều ca khúc mang tính văn học.
    Trong số đó, không ít, vốn bắt nguồn từ thi ca. Như một số ca khúc của Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Phạm Duy, Phạm Đ́nh Chương, Cung Tiến, Trịnh Công Sơn, v.v.
    Cũng trong ḍng chảy liên lủy của ḍng tân nhạc Việt, hôm nay, nếu họa sĩ, thi sĩ nhà văn Tạ Tỵ c̣n tại thế, tôi không biết ông sẽ có cảm nghĩ ǵ?
    Khi trên tay ông là một đĩa nhạc gồm nhiều bài thơ được soạn thành ca khúc, bởi chính tác giả của chúng. Tôi muốn nói tới đĩa nhạc “Nụ cười trăm năm,” nhạc Trần Dạ Từ. (11)
    Với cá nhân tôi, đó là hai cành nhánh đi ra từ một gốc. Gốc Trần Dạ Từ.
    Do đấy, nếu thi sĩ Tạ Tỵ có mặt giữa chúng ta hôm nay, ở đây, tôi tin, ông sẽ không phải nhọc ḷng cật vấn:
    Nên/Không nên đem thơ vào khuôn nhạc! Bởi v́, thơ và nhạc đă là một.
    Nó tựa như hai mặt một đồng tiền. Nó là sự lấp lánh khôn biện biệt v́, cùng một duyên khởi. Một tâm thái.
    Vấn đề đặt ra là: Nó đă đem những ǵ đến cho người nghe?
    Câu trả lời sẽ không khó, nếu mười hai ca khúc đa số viết trong 13 năm tù đầy của thi sĩ Trần Dạ Từ trong đĩa nhạc vừa kể, là những hờn căm
    . Những uất nghẹn. Nhục nhằn. Đầy ải. Vô nhân...
    Câu trả lời sẽ không khó, nếu đó là những t́nh khúc, như những t́nh khúc chúng ta đă có từ hơn nửa thế kỷ qua.
    Những t́nh khúc được chắt ra từ những thời-tiết-t́nh-cảm trong bối cảnh thời gian, nơi chốn của cá nhân, đôi lứa.
    Những t́nh khúc lộng lẫy chia ĺa. Tuyệt vọng. Những t́nh khúc long lanh cảm thức đáy sâu chôn vùi hoặc, đỉnh ngọn mất tích, của những cuộc t́nh đổ vỡ. Bi thương.
    Câu trả lời cũng sẽ không khó, nếu đó là những t́nh khúc như những xuôi chảy về vực chứa đáp ứng tâm-lư-thuận-chiều đám đông.
    Ngặt thay, những quen thuộc kia, không có trong cơi giới âm nhạc Trần Dạ Từ.
    Trái lại. Tôi gặp, thấy trong đĩa nhạc “Nụ cười trăm năm” của Trần Dạ Từ là những cảm thức, những ḍng chảy thác, ghềnh khác.
    Với 13 năm tù đầy, trải qua hầu hết những trại tù từ Nam ra Bắc, sau biến cố tháng 4 năm 1975, những ca khúc làm thành “Nụ cười trăm năm,” như đă nói, hầu hết được viết trong bóng tối của những năm, tháng trước mặt đă bị khóa chặt mọi cửa nẻo!
    Vậy mà, tôi không thấy một nốt thăng thống hận. Tôi cũng không thấy một nốt giáng hay, một dấu lặng nguyền rủa.
    Ngay ca khúc có tính khốc liệt nhất, bài “Chết oan” tác giả viết thời gian bị cầm tù ở trại giam Gia Trung năm 1979.
    Bài duy nhất nhắc tới hai chữ “ngục tù” và, tự thân mỗi con chữ như một giọt những lượng cường toan, có khả năng cháy khét thần trí người thưởng ngoạn:
    “Một Mùa Hè chết oan bên trời / Một nụ cười chết oan bên đồi / Một hẹn ḥ chết oan trong đời / Chết oan trong hồn tôi / Biết bao lời muốn nói // Ngày lại ngày. Chết oan, / Chết oan.
    Trên ghềnh đá chơ vơ / Biết bao nhiêu đợi chờ / Chết oan. Chết oan trong ngục tù / Biết bao nhiêu mộng mơ / Chết trong ta từng giờ...”
    Vậy mà, trước cái chết qua đủ mọi dạng thức, hiện ra trên tất cả mọi nẻo đường, mọi ngơ ngách, đang lạnh lùng, xăm xăm từng bước đi tới, tác giả vẫn không quên từ tốn dỗ dành người ngoài cửa ngục, khi khép lại ca khúc (hay khép lại đời ḿnh) bằng một nhắc nhở hăy trở về, an trú trong nôi mẹ: Lời ru:

    “Em yêu, thôi đừng nhắc / Cái chết đang điểm giờ / Em yêu thôi đừng khóc / Hăy lắng nghe lời ru.”
    Trước đó một năm (năm 1978,) cũng ở trại tù Gia Trung tác giả đĩa nhạc “Nụ cười trăm năm” viết... (dĩ nhiên trong đầu), ca khúc “Như bóng quê xa.”
    Một ca khúc sống động vẽ lại một giai đoạn lịch sử của những người yêu nhau trong bối cảnh chiến tranh gia tăng và, sự chết là lời thầm th́ thứ hai, song sinh cùng những thầm th́ thương yêu đôi lứa mà, vẫn chứa chan lời cảm ơn người, cảm ơn đời:
    “Ta lớn lên khi hờn oán đang gào thét / Ta biết nhau khi cuộc chiến đang tràn lan / Trong dằng dặc bạo tàn / Em đă cho anh nụ cười vui trong tóc / Trong đêm đen chết chóc / Em đă cho anh ḍng lệ ấm trên môi // Người yêu ơi / Nụ cười em như sao mai rạng rỡ / C̣n theo ta dù đêm sâu buốt giá / Khi bên tai ta cái chết th́ thầm /
    Người yêu ơi / Ḍng lệ em trên môi ta vẫn ấm // Năm tháng rồi nguôi dần những hàm oan / Nắng mưa rồi lấp dần những trận chiến / Rồi một ngày không xa / Những lời oán hận thôi gào thét // Và chỉ c̣n lại nụ cười em / Mênh mang như bóng quê xa / Và chỉ c̣n lại t́nh yêu em / miên man trong trái tim ta.”

    Một ca khúc khác, cũng được viết trong thời gian tác giả bị giam cầm ở trại tù, 1981, bài “Saigon blue,” cá nhân tôi cũng thấy ḿnh chấp chới trôi theo những ấm áp đâu đó của nụ cười nhân ái, niềm tin vào căn để nhân bản hay, thiện căn nhân quần:

    “Thành phố oan trái / Ngọn lửa đỏ cháy măi / Thời trẻ trung rồ dại của ta / Thành phố yêu ma / C̣n nhớ ta / Con thiêu thân rụng cánh đêm nào / Chút hơi tàn / vẫn không ngừng kêu người // Thành phố. Thành phố mà nắng vàng thắm tươi như người / Thành phố. Ḍng thác ̣a vỡ vùi lấp nhau trong đời / Dù oan khiên đông giá trong đêm tối / Lời thương xưa thơm măi trên đôi môi / Em yêu, em có nghe / Thành phố ấy vẫn gọi / Thành phố ấy vẫn thở / Thành phố ấy, em có nghe / Vẫn th́ thầm những hẹn ḥ trong ta...”

    Trước nữa, trong trại tù T20, người thi sĩ tài hoa của chúng ta, khi chuyển hóa từ thi ca qua âm nhạc, như một phương cách để tự tồn (lời kể của chính ông), Trần Dạ Từ viết:

    “Chiều mưa. Mưa cho ta nhớ / Ta nhớ ôi ngày thơ / Thành phố xưa, hai đứa ta / Nơi hẹn ḥ / quán nhỏ chiều mưa lũ / Chiều mưa. Mưa cho ta nhớ / Ta nhớ con đường xưa / Ngàn giấc mơ, hai đứa ta, con sông mờ / Trú mưa chiều tháp cổ / Và anh hôn em, như mưa xóa không gian / Và anh hôn em, trong tiếng chuông chiều tan...” (Trích “Chuông và mưa”, 1976).

  3. #3
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Giữa trùng vây của ngục tù, trong tuyệt lộ, ông vẫn viết dưới ngọn lửa t́nh yêu bất biến:
    “Cám ơn em đă tới trong mơ / Mang theo vầng trăng đầy một thuở / Cám ơn em đă nhắc giùm ta / Điều không ai c̣n nhớ: Đêm nay sinh nhật ta //
    Đêm nay sinh nhật ta / Đêm nay sinh nhật ta / / À ra chính đêm nay ta thành người / Và vầng trăng gọi thủy triều lên đầy tuổi / Đời gọi ta đầy giấc thôi nôi /
    Ḷng gọi nhau, đầy lời muốn nói // Ôi chính đêm này ta có em / Ḍng sông thơ dại có trăng rằm / Em áo vàng và em tóc ngắn / Ta đầy nhau và sông đầy trăng...”
    (Trích “Sinh nhật ca”)

    Tôi nghĩ như thi ca, âm nhạc (nhất là loại ca khúc) dù được viết cho một người (để nhân bản thành ngh́n người), hay được viết cho ngh́n người (để quy về một người), th́ xương sống của những t́nh khúc vẫn là thời gian, nơi chốn, thiên nhiên, thời tiết, con người...
    Để h́nh ảnh, cảm xúc, kỷ niệm, suy tưởng... là những động mạch chủ dẫn máu huyết luân lưu, thông qua trái tim, nuôi nấng t́nh c̣n (ngay cả khi trong đời thường, t́nh kia đă mất).
    Do đó, qua những trưng dẫn trên, ta thấy, “Nụ cười trăm năm” của Trần Dạ Từ cũng vẫn là những thành phố, vầng trăng, con sông, đường phố, hẹn ḥ, buồn/vui một t́nh yêu! Nhưng đất/trời, nhân gian trong nhạc (cũng như trong thơ) Trần Dạ Từ, đă là một đất/trời / một nhân gian khác.
    Chúng không c̣n là những t́nh khúc được chắt ra từ những thời-tiết-t́nh-cảm trong bối cảnh không gian, nơi chốn cá nhân, đôi lứa của những t́nh khúc trước đó.
    Chúng cũng không c̣n là những t́nh khúc long lanh cảm thức đáy sâu chôn vùi, hay đỉnh ngọn mất tích, từng làm thành tên tuổi nhiều tài năng tân nhạc Việt khác.
    Chúng không xuôi chảy về vực chứa đáp ứng tâm-lư-thuận -chiều đám đông.
    Tôi cũng t́m thấy trong cơi nhạc Trần Dạ Từ một khía cạnh ít thấy trong kho tàng t́nh khúc của chúng ta; đó là tính dí dỏm thông minh (mà thấm thía như hậu vị của một tách trà lựa lọc từng lá. (Tính dí dỏm vốn nhiều, sẵn trong thơ ông):
    “Khi hai đứa quen nhau / Em ngó trời, anh ngó đất / Giây phút đầu ấy, trời đất nôn nao / Khi hai đứa thương nhau / Ôi bầu trời ôi mặt đất / Trời đất quấn quưt tan trong nhau / Anh hôn em anh hôn em lần đầu / / Trời đất biết ta / Khi em về trời em đẹp nhất / Khi anh về đất anh đẹp nh́ / Nhất nh́ hai đứa ôi trời đất / C̣n lại mênh mang... C̣n lại mênh mang một chút ǵ...” (Trích “Trời đất biết ta.”)
    Hoặc:
    “...Gọi nhau nghe trái đất quay / Trái đất quay, quay, quay nửa ṿng (...)Cùng nhau, hai tuổi năm mươi / Có nhau, ta có chung nụ cười / Nụ cười trăm năm / Nụ cười trăm năm.”
    (Trích “Nụ cười trăm năm”)
    (Tôi không hiểu, cớ ǵ trái đất quay nhiều như vậy mà, cuối cùng cũng chỉ chuyển dịch được có nửa... ṿng?
    Tôi cũng tự hỏi, nếu họ cùng có hai tuổi... một trăm, thay v́ cộng, thi sĩ nhân lên, ông sẽ có bao nhiêu... nụ cười?)
    Nhưng, đáng kể hơn cả, theo tôi, qua “Nụ cười trăm năm,” t́nh khúc Trần Dạ Từ đă cho thấy:
    Rào kẽm, công an chấp pháp, quản giáo, tổ trưởng, đội trưởng, trật tự, “ăng ten”... đă không thể giam nhốt, không thể theo dơi, không thể báo cáo, không thể lập biên bản cái phần vằng vặc nhân bản trong ông.
    Sự nhân bản hóa thảm kịch cá nhân ḿnh, để mở vào một t́nh yêu bao la, t́nh yêu nhân loại, tôi nghĩ, luôn là thuộc từ của những Thi-Sĩ-Viết-Hoa.
    Tôi muốn gọi đó là những quư kim hay, tiền tệ riêng, trong ngân khố trí tuệ sung măn tài năng, Trần Dạ Từ.
    Nếu cách đây trên nửa thế kỷ, ta đă để thi ca Trần Dạ Từ dẫn dắt ta đến những chân trời thơ mộng và, lăng mạn, xanh. Th́, hôm nay, xin rằng, cũng vậy.
    Cũng vậy, qua âm nhạc, ta hăy để những t́nh khúc của ông dắt đưa ta, từ các mảnh đất “chết oan,” tới chân trời nhân bản, lấp lánh tin yêu, qua người phát ngôn không thể xứng hợp:
    Tiếng hát Khánh Ly. Quê người.

    Du Tử Lê
    (Feb. 16 2011.)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 22-02-2012, 08:06 AM
  2. Thủ tướng Hy Lạp từ chức : Bắt đầu từ hôm nay 7-11
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 08-11-2011, 06:33 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 09-09-2011, 03:34 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 08-01-2011, 04:29 AM
  5. Replies: 7
    Last Post: 06-12-2010, 08:46 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •