Giới thiệu đến độc giả Vietland một bài nghiên cứu rất công phu và giá trị của Tiến sĩ Từ Đặng Minh Thu ( Sorbonne ) về chủ quyền của VN đối với HS -TS
Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa
Tác giả: Từ Đặng Minh Thu
Nguồn: Tạp chí thời đại
Nhắc đến Biển Đông, không ai không nghĩ đến hai cái tên rất đẹp Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếc thay hai cái tên đó lại gắn liền với những ǵ đi ngược với thiện, mỹ, hoà, v́ hai quần đảo xa xôi này đă và đang là đối tượng của một cuộc tranh chấp sôi nổi giữa các quốc gia và lănh thổ trong vùng. Cuộc tranh chấp đă kéo dài gần một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được, và ngày càng trầm trọng hơn, đang là mối đe doạ cho hoà b́nh ở vùng Đông Nam Á.
Khi th́ bùng nổ, khi th́ lắng dịu, cuộc tranh chấp này mang mọi h́nh thức đấu tranh, từ đấu tranh chính trị, ngoại giao đến đấu tranh vũ lực. Các quốc gia tranh chấp cũng thay đổi tuỳ theo thời cuộc. Lúc đầu chỉ có Pháp và Trung Hoa, tiếp sau đó, Nhật Bản và Philippin cũng nhảy vào đ̣i quyền lợi. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bại trận rút lui khỏi cuộc tranh chấp, Pháp rời Đông Dương, Trung Hoa thay đổi chính quyền, th́ các quốc gia và vùng lănh thổ tranh chấp gồm Việt Nam Cộng hoà, Trung Quốc, Đài Loan và Philippin. Sau khi Việt Nam thống nhất th́ cuộc tranh chấp tiếp diễn giữa nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam và ba quốc gia và vùng lănh thổ kia. Ngày nay, từ khi “Luật Biển mới” ra đời, tầm quan trọng của 2 quần đảo tăng thêm, th́ số quốc gia tranh chấp cũng tăng theo. Malaixia và Brunây cũng đ̣i quyền lợi trên quần đảo Trường Sa. Với Công ước Luật Biển mới, quốc gia nào nắm những quần đảo này không những được hưởng lănh hải quanh đảo mà cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quanh quần đảo. Tuy nhiên, vấn đề phân chia lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia chưa thực hiện được khi chưa biết hai quần đảo này thuộc về ai. V́ vậy, vấn đề xác định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng quan trọng. Bài viết này sẽ phân tích một số lư lẽ chính mà Việt Nam và Trung Quốc đưa ra để khẳng định chủ quyền của ḿnh, v́ đây là hai quốc gia chính trong cuộc tranh chấp.
I. DIỄN BIẾN CUỘC TRANH CHẤP
Diễn biến cuộc tranh chấp sẽ được tŕnh bày vắn tắt theo thứ tự thời gian, qua ba giai đoạn: trước thời Pháp thuộc, trong thời Pháp thuộc, và sau thời Pháp thuộc.
1. Trước thời Pháp thuộc
Những người đánh cá Trung Hoa và Việt Nam sống trên các đảo tuỳ theo mùa nhưng từ bao giờ th́ không thể xác định được. Đầu thế kỷ XVII: Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo, và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm.
Năm 1753: Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến quần đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, c̣n 2 người th́ ở lại canh thuyền. Th́nh ĺnh cơn băo tới và thuyền bị trôi dạt đến cảng Thanh Lan của Trung Quốc. Chính quyền Trung Hoa cho điều tra, và khi biết các sự kiện, đă cho đưa 2 người lính Việt Nam về.[2]
- Năm 1816: Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ tŕnh.
· Năm 1835: Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo, và nhiệm vụ biên pḥng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi Pháp nhảy vào Đông Dương.
2. Thời Pháp thuộc
- Năm 1884: Hiệp ước Huế áp đặt chế độ thuộc địa.
- 9-6-1885: Hiệp ước Pháp – Thanh Thiên Tân là một hiệp ước hữu nghị, chấm dứt xung đột giữa Pháp
và Trung Hoa.
- 26-6-1887: Hiệp ước Pháp – Thanh ấn định biên giới giữa Bắc Việt Nam và Trung Hoa.
- 1895 – 1896: Vụ La Bellona và Imeji Maru.
Có hai chiếc tàu La Bellona và Imeji Maru bị đắm gần Hoàng Sa, một chiếc bị đắm năm 1895, và chiếc kia bị đắm năm 1896. Những người đánh cá ở Hải Nam bèn thu lượm đồng từ hai chiếc tàu bị đắm. Các công ty bảo hiểm của hai chiếc tàu này phản đối chính quyền Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa trả lời là Trung Hoa không chịu trách nhiệm, v́ Hoàng Sa không phải là lănh thổ của Trung Hoa, và cũng không phải của An Nam.[3]
· Năm 1899: Toàn quyền Paul Doumer đề nghị chính phủ Pháp xây ngọn hải đăng nhưng không thành v́ tài chính bị thiếu.
· Năm 1909: Tổng đốc Lưỡng Quảng ra lệnh thám thính quần đảo Hoàng Sa.
· Năm 1920: Mitsui Busan Kaisha xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa. Pháp từ chối.
· Bắt đầu năm 1920: Pháp kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo.
· 30-3-1921: Tổng đốc Lưỡng Quảng sáp nhập Hoàng Sa với Hải Nam. Pháp không phản đối.
· Bắt đầu từ năm 1925: Tiến hành những thí nghiệm khoa học trên đảo do Dr. Krempt, Giám đốc Viện Hải dương học Nha Trang tổ chức.
· 8-3-1921: Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa là lănh thổ của Pháp.
· Năm 1927: Tàu De Lanessan viếng thăm quần đảo Trường Sa.
· Năm 1930: Ba tàu Pháp: La Malicieuse, L’alerte và L’Astrobale chiếm quần đảo Trường Sa và cắm cờ Pháp trên quần đảo này.
· Năm 1931: Trung Hoa ra lệnh khai thác phân chim tại quần đảo Hoàng Sa, ban quyền khai thác cho Công ty Anglo-Chinese Development. Pháp phản đối.
· Năm 1932: Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa. Pháp sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừa Thiên.
· Năm 1933: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng đề nghị với Trung Hoa đưa vấn đề ra Toà án Quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối.
· Năm 1938: Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên pḥng người Việt ra để bảo vệ đảo Pattle (đảo Hoàng Sa) của quần đảo Hoàng Sa.
· Năm 1946: Nhật bại trận phải rút lui. Pháp trở lại Pattle (An Vĩnh) nhưng v́ chiến cuộc ở Việt Nam nên phải rút.
· Năm 1947: Quân của Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Woody (đảo Phú Lâm) của quần đảo Hoàng Sa. Pháp phản đối và gửi quân Pháp - Việt trở lại đảo. Hai bên đàm phán tại Paris. Pháp đề nghị đưa ra Trọng tài quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối.
· Năm 1950: Quân của Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Woody.
· Năm 1951: Tại Hội nghị San Francisco, Nhật tuyên bố từ bỏ tất cả các đảo, Đại diện chính phủ Bảo Đại là Thủ tướng Trần Văn Hữu khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo mà không có nước nào lên tiếng phản đối.
3. Sau thời Pháp thuộc
· Năm 1956: Quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương. Đội canh của Pháp trên đảo Pattle được thay thế bởi đội canh của Việt Nam.
Trung Quốc cho quân chiếm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa, tức nhóm Amphitrite (Nhóm Đông). Trong khi phía Tây, nhóm Crescent (Lưỡi Liềm), vẫn do quân Việt Nam đóng trên đảo Pattle nắm giữ.
· 1-6-1956: Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo.
· 22-8-1956: Một đơn vị hải quân của Việt Nam Cộng hoà cắm cờ trên quần đảo Trường Sa và dựng bia đá.
· Năm 1961: Việt Nam Cộng hoà sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Quảng Nam.
· Năm 1973: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào tỉnh Phước Tuy.
· Năm 1974: Trung Quốc oanh tạc quần đảo Hoàng Sa và chiếm các đảo do quân Việt Nam Cộng hoà đóng.
· Năm 1975: Quân đội Nhân dân Việt Nam thay thế quân đội của Việt Nam Cộng hoà tại quần đảo Trường Sa.
· Năm 1977: Việt Nam tuyên bố lănh hải, kể cả lănh hải của các đảo.
· Trong thời gian này, nhiều quốc gia khác cũng đă chiếm một số đảo của quần đảo Trường Sa.
· Năm 1988: Lần đầu tiên Trung Quốc gửi quân tới quần đảo Trường Sa. Quân của Trung Quốc đụng độ với Hải quân Việt Nam. Trên 70 người lính Việt Nam hy sinh. Trung Quốc đă chặn không cho tàu mang cờ Chữ Thập Đỏ ra cứu quân Việt Nam.
· Năm 1989: Trung Quốc chiếm thêm một đảo.
· Năm 1990: Trung Quốc đề nghị khai thác chung quần đảo Trường Sa.
· Năm 1992: Trung Quốc chiếm thêm một số đảo nữa.
· Năm 1994: Đụng độ giữa Việt Nam và một chiếc tàu Trung Quốc nghiên cứu cho Công ty Crestone.
Hiện nay Trung Quốc kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. C̣n quần đảo Trường Sa th́ do sáu quốc gia và lănh thổ chiếm giữ là: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Malaixia và Brunây.
(c̣n tiếp )
Bookmarks