Bùi ThưBBC News Tiếng Việt 1 tháng 5 2020


Suốt gần 20 năm qua, có những phụ nữ Công giáo đă âm thầm t́m kiếm hài cốt quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa từ các nghĩa trang hoang phế để đưa về an táng giữa một nơi chốn thanh b́nh.

Cuộc kiếm t́m hài cốt quân nhân VNCH không chỉ có người thân, cựu đồng đội thực hiện mà c̣n có những sự tham gia của những con người không phải bà con thân thuộc, ít có liên hệ với cuộc nội chiến từ gần nửa thế kỷ trước, nhưng đầy ḷng vị tha, như các sơ ở mái ấm t́nh thương này.

Buổi sáng trước ngày 30/4, thị xă nhỏ ở tỉnh B́nh Thuận trở lại nhộn nhịp sau khi chỉ thị cách ly xă hội chống dịch Covid-19 được nới lỏng.

Ở cổng chào đi vào thị xă, ḍng chữ đỏ "Nhiệt liệt chào mừng ngày giải phóng Miền Nam…" bằng đèn LED đập vào mắt người đi đường. Trên phố, bên cạnh những khẩu hiệu kêu gọi pḥng dịch là cờ và băng rôn nhắc nhớ lễ kỷ niệm "Ngày đại thắng".

Một góc lặng lẽ khác, các bà sơ, những người không thân thích đang chăm sóc những ngôi mộ màu xanh giữa nghĩa trang mênh mông. Đó là những mộ phần của lính VNCH, mộ được xây chính chắn, cắm nhiều hoa cúc vàng rực, khói nhang tỏa ra dưới ánh nắng mai thơm ngát.

20 năm đưa người về từ miền hoang phế

"Bạn nghĩ ǵ trong những ngày này?", bà sơ là giám đốc một mái ấm t́nh thương ở thị xă hỏi khi tiếp chuyện phóng viên BBC News Tiếng Việt qua điện thoại. Không chờ nghe câu trả lời từ phía này, bà đă nghẹn ngào: "Tôi thấy đau ḷng lắm."

Bà kể rằng năm 1975, bà mới là nữ tu 20-21 tuổi, đến giờ vẫn không quên cuộc vật đổi sao dời.


Các ngài chết trong chiến trận, rồi thời cuộc đổi thay, mộ phần trở nên hoang phế. Tôi cùng các sơ ở đây quy tập về, khâm liệm tươm tất, mồ mả đàng hoàng. Các ngài không phải người thân của các sơ nhưng các sơ mong muốn đưa các ngài về để chăm sóc. Nh́n cảnh hoang tàn thấy đau ḷng lắm, nên t́m mọi cách để đưa về cho các ngài được ấm cúng," bà tŕnh bầy về công việc thầm lặng nhưng gian khó hiện tại.

Chuyện bắt đầu từ năm 2000, khi bà cùng các sơ tại mái ấm t́nh thương quy tập các mộ phần vô danh hoặc những ngôi mộ không có người chăm sóc, trẻ sơ sinh tử vong về chôn cất trong khu nghĩa trang. Đến năm 2003, bà phát giác các khu nghĩa trang hoang phế của quân đội VNCH và một hành tŕnh mới khởi sự.

"Xung quanh đây có những nghĩa trang cũ chôn cất quân nhân VNCH. Tôi đến đó, thấy mồ mả hoang lạnh. Có những nơi xói lở hoặc bị đào bới khiến xương cốt lộ ra, rất xót xa. Có nơi người ta lập các dự án bất động sản, hạ tầng giao thông trên nền các nghĩa trang đó. Tôi làm đơn xin chính quyền cho phép đưa các ngài về an táng," bà kể.


Với sự cho phép của chính quyền, bà cùng các sơ và các em bé được nuôi dạy ở trung tâm liền tổ chức đi cải táng. Công việc được thực hiện với sự giám sát của cán bộ địa phương.

"Có nhiều lúc không t́m được hài cốt, phải nhờ nhà ngoại cảm," bà kể. "Mồ mả từ nửa thế kỷ trước, rồi chiến tranh bom đạn, rồi các hoạt động của con người, bây giờ đâu c̣n giữ nguyên hiện trạng. Không phải tới đó là có thể xác định được ngay."

"Khi đưa về, chúng tôi tổ chức lễ tang, tưởng niệm như đối với người thân của ḿnh. Những người vị quốc vong thân, có người chết từ tận năm 1960, tính ra đă hơn nửa thế kỷ. Đưa các ngài về là điều mà mỗi một người chúng tôi nên làm," bà sơ nói. "Tất nhiên là chỉ có các sơ và đám trẻ ở đây th́ không làm được, phải có sự hỗ trợ, giúp sức của nhiều ân nhân. Chẳng hạn để thực hiện việc đào cốt, vận chuyển, rồi xây mộ mới,… rất nhiều chi phí và công sức phải bỏ ra."

"Ở đây luôn có khói nhang, có hoa và người thăm viếng," bà nói khi đứng giữa những ngôi mộ màu xanh được đặt tên là "mộ t́nh thương". Đa phần "mộ t́nh thương" là của tử sĩ VNCH, có hàng trăm ngôi mộ như vậy được cải táng về đây. Một số khác là mộ những người không bà con thân thích, chết trong thời loạn lạc chiến tranh và cả sau này.


Phía trước các "mộ t́nh thương" của quân nhân VNCH thường có kèm chữ viết tắt biểu thị nghĩa trang mà họ được táng trước khi đưa về đây, như BA là viết tắt của "Bảo An", vốn là nghĩa trang dành cho lính Bảo an.

"Đa phần lính Bảo an dưới đây khi đi đánh trận, chủ quan, cứ mặc nhiên nghĩ đánh xong rồi về nên không mang thẻ bài theo. Sau chết th́ không xác định được, trở thành vô danh," bà giải thích, đoạn nói thêm. "Chúng tôi làm bia đề tên phía sau mộ, không làm phía trước để tránh bị chú ư."

Thỉnh thoảng có người thân ghé đến thăm, họ nhang khói, cầu khấn rồi gửi lại tiền nhưng các sơ không nhận. "Khi chúng tôi cải táng một ngôi mộ lính Việt Nam Cộng Ḥa, thấy có rễ cây đi xuyên qua đầu," bà kể. "Sau vài ngày th́ con trai người đó vào thăm, cậu ta kể đêm nào cũng nằm mơ thấy cha ḿnh bị ai đó đâm xuyên qua đầu, chỉ mới hết cách đây vài hôm. Thế là cậu ta đi kiếm, rốt cuộc đă gặp chúng tôi và t́m được mộ của cha cậu ấy."

"Chúng tôi không lấy tiền của các gia đ́nh nghèo, dù rất cần nguồn tài trợ để tiếp tục công việc," bà tŕnh bầy. "Có ông ấy từ Canada về t́m được người thân, sau đó tài trợ cho trung tâm để thực hiện tiếp việc cải táng. Chỉ có các bà sơ và trẻ con th́ đâu có thể làm được."

Bà cho biết c̣n rất nhiều việc phải làm, v́ trong vùng c̣n có nhiều nghĩa trang bỏ hoang, chẳng hạn gần thành phố Phan Thiết và trong Long Điền có những nghĩa trang cũ nằm trong các dự án bất động sản, đang được cắm cọc, phân lô.


Những con người đă ra đi trong "cuộc chiến 10.000 ngày", họ chết trong bom đạn, trong khói súng. Sau khi được các sơ và người thân t́m kiếm hài cốt, họ mới thực sự được an nghỉ. Họ nằm bên nhau, bốn bề cây cối, núi đồi chở che. Những ân oán của cơi dương gian không c̣n quấy rầy họ..

"Tôi mong một ngày mồ mả của các ngài hết cảnh hoang phế, điêu tàn và được phép mang các ngài về đây trước khi người ta san ủi. Nh́n mồ mả hoang tàn, không ai thắp cho một nén nhang, rất đau ḷng," bà nói.

"V́ đâu hận thù vẫn c̣n ở lại?"

Chiến tranh Việt Nam, một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất thế kỷ XX, để lại mất mát cho tất cả các bên. Quân nhân tử trận, dù là của Việt Nam cộng sản, Việt Nam Cộng Ḥa hay Mỹ th́ đều c̣n rất nhiều người mất tích, nằm lại nơi rừng sâu, hoặc dưới những ngôi mộ vô danh.

Tuy nhiên, trong khi hai nhóm kia được các nhà nước tổ chức kiếm t́m với nguồn tài lực, vật lực, công nghệ đồ sộ th́ những quân nhân VNCH tử trận, ở về phía bên thua cuộc và chính thể mà họ phụng sự không c̣n nữa, bị đẩy ra bên lề .

Các cuộc t́m kiếm hài cốt lính VNCH hoặc quy tập, sửa sang mộ phần ở các nghĩa trang bị bỏ hoang thường được tiến hành trong thầm lặng, lễ tưởng niệm được tổ chức kín đáo, tránh sự để ư của chính quyền.


Cho đến hôm nay, 45 năm đă trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, những nỗi lo sợ vẫn c̣n ám ảnh nhiều quân nhân, người thân trong hành tŕnh t́m kiếm hài cốt. Rất nhiều nỗ lực tiếp cận của BBC News Tiếng Việt đă bất thành do nhân vật lo ngại gặp phiền phức.

Có rất nhiều những uẩn ức, những nỗi niềm trong các cuộc kiếm t́m. Bà sơ ở B́nh Thuận đă khóc khi nói về thân phận những người lính trong các mộ phần ở nghĩa trang bị bỏ hoang. "Các ngài có người chết từ năm 1960, có người chết sau đó. Hơn nửa thế kỷ rồi, phải có ai chăm sóc chứ," bà chia sẻ.

Năm 2007, nhà thơ Linh Phương, người từng được biết đến với bài thơ "Để trả lời một câu hỏi" được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát "Kỷ vật cho em" rất nổi tiếng, đă viết những ḍng đầy day dứt:

Những người lính Bắc Việt chết- đều được trở về nhà

Những người lính Mỹ chết- đều được trở về Tổ quốc

Những người lính Việt Nam Cộng Ḥa chết

- vẫn c̣n nằm nơi rừng thiêng- nước độc


Trong cuộc tṛ chuyện với BBC News Tiếng Việt hôm 28/4, nhà thơ Linh Phương, cũng là một cựu thủy quân lục chiến, chia sẻ: "Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất đau xót khi nghĩ về chuyện đó, nghĩ về những đồng đội chưa trở về dù chỉ là nắm xương khô. Đau xót, buồn tủi lắm."


Sau 45 năm, nước mắt của ông vẫn đầy qua điện thoại khi nói về thân phận của các cựu quân nhân VNCH: "Sau chiến tranh, tôi phải đi cải tạo, rồi đi lang bạt khắp các tỉnh thành để kiếm sống, không có điều kiện gặp lại đồng đội c̣n sống, cũng không thể cùng anh em đi t́m kiếm những người đă tử trận. Tôi làm bài thơ này là trong niềm tâm sự đó, chứ không phải về một trường hợp cụ thể nào," ông ngậm ngùi kể về chặng đời buồn tủi của chính ông cũng như thân phận của các đồng đội.

Các nghĩa trang cũ của VNCH vốn là đề tài "nhạy cảm" tại Việt Nam sau năm 1975. Tại Đồng Nai, Nghĩa trang Quân đội Biên Ḥa trước đây đă được chính quyền mới đổi tên thành qNghĩa trang nhân dân B́nh An. Như một cử chỉ chứng tỏ thiện chí ḥa giải, từng có viên chức Việt Nam tới viếng nghĩa trang này.

Nhưng những ngôi mộ bị bỏ hoang nằm phơi dưới nắng, những người cựu quân nhân VNCH là hiện thân bi kịch của một cuộc chiến tưởng chừng như đă trôi vào quá khứ xa lắc. Nhưng thực ra, vết thương của nó vẫn hiện diện trong mọi ngơ ngách, trên từng phận người và trên b́nh diện quốc gia.


Một vết chém xẻ ngang ḿnh đất nước, cắt chia những con người Việt Nam, đẩy họ đứng về những chiến tuyến khác nhau. Để rồi, suốt 45 năm sau khi tiếng súng ngưng bặt, người ta vẫn c̣n ngại nhau, e dè nhau, nghi kị nhau.

Bài thơ "Tôi xin được hỏi đồng bào của tôi" của nhà thơ Linh Phương kết thúc bằng câu hỏi tu từ:

"Ba mươi hai năm cuộc chiến trôi qua

V́ đâu hận thù vẫn c̣n ở lại?"


Câu hỏi của ông từ 13 năm trước, đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời, cũng như số phận các đồng đội ông vẫn c̣n nơi rừng thiêng nước độc, 45 năm sau khi cuộc chiến trôi qua.