Page 30 of 30 FirstFirst ... 202627282930
Results 291 to 294 of 294

Thread: Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường "sụp đổ"?

  1. #291
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    G

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Virus Corona Vũ Hán 'đánh sập' các dự án Vành đai và Con đường nặng trĩu nợ
    B́nh luậnThủy Tiên • 07:00, 29/05/20• 252 lượt xem


    Năm 2014, Montenegro đă vay Trung Quốc được 750 triệu USD để xây dựng đường cao tốc nối biển Adriatic và Serbia. (Ảnh: Flickr)

    Các nhà phân tích ước tính “các khoản nợ ẩn giấu” mà các quốc gia đang phát triển nợ Trung Quốc có tổng trị giá là 380 tỷ USD trước khi xuất hiện cuộc khủng hoảng sức khỏe và kinh tế toàn cầu do virus viêm phổi Vũ Hán. Montenegro, đă vay Trung Quốc 750 triệu USD để xây dựng đường cao tốc, nằm trong số những quốc gia đi vay, đang khốn đốn v́ ​​giá cả hàng hóa lao dốc và tỷ giá tăng vọt...

    Năm 2014, quốc gia nhỏ bé ở Đông Âu, Montenegro đă nh́n thấy cơ hội phóng lên vũ đài thế giới khi nước này vay Trung Quốc được 750 triệu USD để xây dựng đường cao tốc nối biển Adriatic và Serbia. Đường cao tốc, được trợ vốn như là một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập Cận B́nh, sẽ thúc đẩy nền kinh tế và giúp mở đường cho quốc gia trẻ này hội nhập vào Liên minh Châu Âu (EU).

    Sáu năm sau, với đại dịch virus Corona Vũ Hán đang hủy diệt sinh mạng và các nền kinh tế trên toàn thế giới, khoản nợ khổng lồ và “con đường cao tốc đến hư không” đang làm gia tăng lo ngại về dự án đường cao tốc Bar-Boljare dài 165 km và có nguy cơ ảnh hưởng tới “điểm số” của các dự án BRI khác trên khắp châu Á, châu Phi và Đông Âu.

    Dự án này đă gia tăng nợ công của Montenegro lên 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ngành công nghiệp du lịch - đóng vai tṛ trụ cột của nền kinh tế - đang thoi thóp v́ virus Corona Vũ Hán. Tháng 3 vừa qua, cơ quan xếp hạng Moody’s đă hạ triển vọng tín dụng của quốc gia này xuống dưới mức ổn định, khi nêu ra t́nh trạng dang dở của dự án đường cao tốc khủng này.

    Để bảo vệ dự án “con cưng” của ḿnh, Thủ tướng Dusko Markovi đă cho biết vào hồi tháng 3 tại thủ đô Podgorica rằng: “Đường cao tốc Bar-Boljare không chỉ là một xa lộ, nó c̣n là một con đường dẫn đến hệ thống giá trị phương Tây”. Một tuyên bố của chính phủ cho biết thêm: “Thủ tướng Markovi nhấn mạnh rằng không có cuộc thảo luận nào về việc phá sản hay ‘lệ thuộc v́ nợ’, đây toàn là những suy đoán”.

    Một cuộc khủng hoảng nợ mang đặc tính Trung Quốc
    Các quốc gia có dự án BRI như Montenegro đă mắc nợ Bắc Kinh rất lớn và phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng liên quan đến đại dịch khi giá cả hàng hóa lao dốc, thương mại chao đảo và tỷ giá hối đoái thay đổi.

    “Một cuộc khủng hoảng nợ mang đặc tính Trung Quốc?” Viện Kinh tế Thế giới Kiel của Đức đă cảnh báo trong một báo cáo năm ngoái khi nêu ra những rủi ro vỡ nợ ngày càng tăng.

    Bên cạnh thách thức của việc quản lư số tiền nợ toàn cầu đang gia tăng là vấn đề thiếu minh bạch của Bắc Kinh.

    “Chính phủ Trung Quốc coi các chi tiết của chương tŕnh cho vay ở nước ngoài là bí mật quốc gia. Không ai thực sự biết các con số”, theo ông Brad Parks, giám đốc điều hành của AidData, một đơn vị thuộc Đại học William & Mary ở Virginia, và là đồng tác giả của một nghiên cứu về các hoạt động cho vay của Trung Quốc được Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) phát hành vào tháng 3.

    Các chuyên gia ước tính rằng “các khoản nợ ẩn giấu” mà các quốc gia đang phát triển vay Trung Quốc tổng cộng là 380 tỷ USD ngay trước cuộc khủng hoảng, nhiều hơn cả tổng nghĩa vụ nợ của họ với Câu lạc bộ Paris (một nhóm gồm 19 quốc gia chủ nợ giàu có), thậm chí c̣n nhiều hơn tổng nợ của họ với Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

    “Rất khó để xác định một liên kết yếu trong chuỗi. Đó là tổng thể toàn bộ chuỗi”, ông Scott Morris, đồng tác giả của nghiên cứu có tiêu đề “Các điều khoản cho vay của Trung Quốc và Ngân hàng Thế giới: Một sự so sánh có hệ thống giữa 157 quốc gia và 15 năm”, và là một thành viên của CGD, cho biết.

    Các khoản vay của Trung Quốc đă giúp trợ vốn cho các dự án năng lượng, khai thác mỏ, thủy điện và các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác ở hơn 100 nước đang phát triển theo Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (ước tính trị giá 8 ngh́n tỷ USD) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống.

    15 trong số 68 quốc gia tham gia BRI đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ
    Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các hoạt động cho vay đơn lẻ của Trung Quốc lại khiến nhiều nước đang phát triển ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường hiện tại.

    Viện Kiel nêu ra những điểm tương đồng kỳ lạ giữa BRI và cuộc khủng hoảng nợ năm 1970 đă tàn phá nhiều quốc gia dễ bị tổn thương tương tự ở Mỹ Latinh và châu Phi trong hơn một thập kỷ qua.

    “Một điều đáng kinh ngạc là hầu hết tất cả các đặc điểm này đều phù hợp với sự bùng nổ cho vay ra nước ngoài vẫn đang gia tăng của Trung Quốc”, Viện Kiel chia sẻ khi nêu ra sự giám sát yếu kém và tính minh bạch hạn chế của Trung Quốc. “Hai sự bùng nổ cho vay này có thể nói là giống như ‘cặp song sinh’ vậy”.

    Các nhà phân tích cho biết, trong số các quốc gia có nguy cơ cao không trả được nợ, có các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa là Angola, Ecuador, Nigeria và Venezuela; các nền kinh tế châu Á nhỏ hơn như Lào, Campuchia và Cộng ḥa Kyrgyzstan; và các quốc gia ở châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh.

    CGD nhận thấy rằng 15 trong số 68 quốc gia có dự án Vành đai và Con đường phải đối mặt với nguy cơ khốn đốn về khoản nợ lớn - về cơ bản là vỡ nợ hoặc không có khả năng để trả lại những ǵ họ nợ - trong đó có 8 nước khác đang có nguy cơ rất cao.

    Trung Quốc có trữ lượng tiền tệ lớn và nền kinh tế của nước này dự kiến ​​sẽ vượt qua nền kinh tế Mỹ về quy mô tuyệt đối trong những năm tới. Nhưng bất kỳ sự vỡ nợ BRI nào cũng có thể xảy ra khi nền kinh tế Trung Quốc chao đảo, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục 6,2%, nợ xấu từ các công ty quốc doanh “xác sống” tăng cao và 460.000 công ty Trung Quốc đóng cửa vĩnh viễn.

    Trung Quốc cho nước nghèo vay tiền để bành trướng đối ngoại
    Dựa trên 2.453 khoản mà Trung Quốc cho 157 quốc gia vay, ông Parks và ông Morris nhận thấy 23% khoản vay chủ yếu dành cho các nước nghèo nhất theo các điều khoản ưu đăi, thậm chí với lăi suất bằng 0, về cơ bản trở thành một sự bành trướng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đó là các khoản vay cho Cameroon, Botswana, Lesotho và Sudan, các nước này đă được miễn nợ trong những năm gần đây.

    Hầu hết các khoản vay này liên quan đến các dự án ràng buộc lănh đạo quốc gia với Bắc Kinh, bao gồm các sân vận động, trung tâm hội nghị và các dự án phù phiếm ở quê hương của một vị lănh đạo, ông Park cho biết. Trụ sở Liên minh Châu Phi trị giá 200 triệu USD ở Ethiopia cũng thuộc diện này. Trụ sở được xây dựng trong bối cảnh có những cáo buộc rằng các đội xây dựng Trung Quốc đă nhúng các thiết bị nghe lén vào “món quà của Trung Quốc tặng châu Phi”.

    Trung Quốc đă giúp đỡ phát triển kinh tế châu Phi “một cách vị tha” trong khi các nước khác có chương tŕnh nghị sự của riêng họ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết vào năm 2018 khi đáp lại các cáo buộc phi lư mà ông gọi là cái cớ để chia rẽ châu Phi và Trung Quốc.

    “Khoản thanh toán mà Trung Quốc đang nhận được không phải là kinh tế hay thương mại, mà là chính trị”, ông Parks cho biết. “Nó giúp Trung Quốc được các nước này bỏ phiếu tán thành trong Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc”.

    Nhưng khoảng 77 % các khoản vay khác của Trung Quốc, đáng lo ngại hơn khi các nước đang phát triển sa lầy vào, hầu như là dành cho thương mại. Trung b́nh, các khoản vay này mang đến lăi suất cao hơn 2 điểm phần trăm, thời hạn khoản vay ngắn hơn với yêu cầu tài sản đảm bảo nhiều hơn so với các đối tác như IMF, Ngân hàng Thế giới hoặc Câu lạc bộ Paris.

    Mặc dù 2 điểm phần trăm nghe có vẻ nhỏ, nhưng con số chênh lệch này sẽ khiến một quốc gia nghèo phải chi tới 56 triệu USD tiền phải trả trong ṿng 17 năm trên một khoản vay trung b́nh 300 triệu USD.

    Các nước nghèo buộc phải gia tăng nợ thương mại, lăi suất cao từ các ngân hàng thương mại cổ phần Trung Quốc
    Các nhà phân tích cho biết trong những năm gần đây, các nước nghèo nhất đă có xu hướng vay thêm các khoản vay hầu như dành cho thương mại từ 4 ngân hàng thương mại lớn nhất của Trung Quốc, cùng với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CBD) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (đang nắm giữ nợ của Montenegro). Các ngân hàng này rất không sẵn ḷng để xóa nợ.

    Trong những tuần gần đây, IMF, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về Châu Phi, và Chiến dịch Jubilee (một phong trào dân sự nhằm giảm nợ cho các quốc gia đang phát triển) đă thúc giục những nước cho vay giàu có tái cơ cấu và miễn những khoản tiền khổng lồ mà các quốc gia nghèo đă nợ; nhưng cho đến nay, có rất ít phản hồi từ Bắc Kinh hoặc các thủ đô khác.

    Các nhà phân tích cho biết thêm: tính phức tạp của vấn đề nằm ở sự giấu giếm, thiếu kinh nghiệm xử lư nợ trong một cuộc khủng hoảng và khuynh hướng hành động một ḿnh của Bắc Kinh, thể hiện ở việc họ đă nhiều lần từ chối lời mời tham gia Câu lạc bộ Paris 65 năm tuổi với một kho các bài học quư giá.

    “Họ có một bộ quy tắc riêng của họ”, ông Morris nói. “Tuy nhiên, họ thiếu minh bạch nên rất khó để đánh giá các quy tắc đó”.

    Theo Trung tâm Phát triển Toàn cầu, Trung Quốc không sắp đặt để gài bẫy các nước BRI trong một “bẫy nợ” nhằm gia tăng kiểm soát chính trị như các nhà phê b́nh phương Tây cáo buộc.

    Tuy nhiên tài sản đảm bảo khổng lồ mà Trung Quốc đ̣i hỏi đối với các khoản vay hầu như dành cho thương mại có thể cho ra một số kết quả tương tự, ông Parks và ông Morris nói. Một ví dụ minh chứng là khi Sri Lanka vỡ nợ và Trung Quốc giành được cảng ở Hambantota.

    Các tài liệu cho vay của Trung Quốc thường xuyên ủy thác cho các nhà thầu cụ thể của Trung Quốc - bao gồm Huawei, ZTE, Công ty Cơ khí Cảng Trung Quốc và Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC) - và việc nhập khẩu miễn thuế đối với thép, kính, nhôm và các vật liệu khác của Trung Quốc đang giúp Trung Quốc tiêu thụ một số sản phẩm nhà máy dư thừa của nước ḿnh.

    IMF, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác thường tránh cái gọi là cho vay ṿng quanh này và nhấn mạnh vào việc đấu thầu cạnh tranh để ngăn chặn tham nhũng và thói kéo người nhà vào làm.

    “Chiếc bánh đă được nướng ngay từ đầu”, ông Parks nói.

    Các nhà phân tích cho rằng dự án đường cao tốc Montenegro cũng đi theo mô h́nh kinh điển này. Nó do Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Trung Quốc nắm giữ, chỉ định CRBC là nhà thầu chỉ đạo.

    Tài sản đảm bảo mà Trung Quốc thu giữ của các nước nghèo khi họ vỡ nợ chính là lănh thổ, tài nguyên
    Tài sản đảm bảo - khi khoản vay vỡ nợ - bao gồm các mỏ than, cảng và đường sắt, theo ông Dejan Milovac, giám đốc điều tra của nhóm dân sự Mạng lưới Khẳng định Khu vực Tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Podgorica. “Đây có lẽ là tất cả tài sản của Montenegro”, ông nói thêm.

    Khoản vay chỉ bao gồm 41 km đầu tiên của đường cao tốc, bây giờ đang chậm tiến độ, v́ 124 km c̣n lại dự kiến giá sẽ lên tới hơn 1 tỷ USD. Trước khi Trung Quốc đến, hai tập đoàn quốc tế đă từ chối kế hoạch này sau khi các nghiên cứu khả thi cho thấy cần có ít nhất 22.000 phương tiện giao thông sử dụng hàng ngày để ḥa vốn, trong khi lưu lượng thực tế hiện nay chỉ là 6.000.

    “Chính phủ đưa ra các ưu đăi, bao gồm cả lương và vật liệu được miễn thuế mà không có quốc gia nào trong khu vực sẵn sàng cung cấp cho Trung Quốc”, ông Jovana Marovic, giám đốc điều hành của Politikon Network, một nhóm dân sự của Montenegro, cho biết.

    Hồi tháng 9, IMF đă đề nghị rằng Montenegro nên ngừng xây dựng, ít nhất là cho đến khi nền kinh tế được cải thiện. Khoản vay với lăi suất 2% được định giá bằng USD với tỷ giá hối đoái gần đây làm tăng chi phí trả nợ lên tới 18%.

    Tiền của Trung Quốc đi đến đâu, chính phủ nước nghèo tham nhũng trầm trọng đến đó
    Một mối quan tâm nữa là tham nhũng. Các giao dịch giữa Trung Quốc và đảng cầm quyền Montenegro được giữ bí mật, mở đường cho các thỏa thuận hợp đồng thầu phụ đáng ngờ với những người bạn thân của đảng cầm quyền, ông Milovac nói và cho biết thêm: “Nó giống như một thiên đường cho các nhà báo điều tra”.

    Các đại sứ quán của Montenegro và Trung Quốc tại Washington đă không trả lời các yêu cầu b́nh luận.

    Cơ quan giám sát Minh bạch Quốc tế xếp Montenegro ở mức 45/100, với mức 100 được xem là hoàn toàn trong sạch, dựa trên chỉ số phát hiện tham nhũng gần đây nhất của họ vào năm 2019, cùng năm một video đă xuất hiện chỉ ra rằng một chính trị gia của đảng cầm quyền đang nhận một phong b́ trị giá 100.000 euro (110.000 USD) làm chi phí bầu cử. Đảng này đă nắm quyền từ khi Nam Tư tan ră năm 1989.

    “Tham nhũng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực và vẫn luôn là một vấn đề đáng quan tâm”, Ủy ban Châu Âu cho biết trong một báo cáo quốc gia năm 2019 khi nêu ra rằng các thỏa thuận cơ sở hạ tầng là đặc biệt dễ bị tổn thương.

    Khoảng 80% của 41 km đầu tiên của đường cao tốc Montenegro là những cây cầu và đường hầm thông qua một số địa h́nh gồ ghề, làm cho đoạn đường này thuộc hàng đắt đỏ bậc nhất ở châu Âu.

    Dự án này đă làm người dân chia thành hai phe: một phe chào đón cơ sở hạ tầng này (đường cao tốc đầu tiên của đất nước), c̣n một phe th́ thấy nó đắt một cách quá đáng so với nền kinh tế c̣n eo hẹp và chỉ có 600.000 dân, ông Jacob Mardell, một nhà nghiên cứu làm việc với Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator của Đức, người đă báo cáo từ đất nước Balkan, cho biết.

    Ông Mardell và ông Milovac nói rằng hầu hết những người dân Montenegro phản đối dự án có xu hướng tức giận với chính phủ của họ hơn là tức giận Trung Quốc.

    “Người Trung Quốc chỉ đang hành xử giống như họ vẫn thường hành xử thôi”, ông Milovac nói. “Trung Quốc ở đây để kiếm lợi. Chính phủ của chúng ta phải có nhiệm vụ bảo vệ chúng ta”.

    Dự án này hấp dẫn Trung Quốc v́ kỹ thuật đầy thách thức, một cơ hội để học hỏi các hoạt động kinh doanh ở vùng ngoại vi phía Tây Âu - và dự án này sẽ mang lại cho Bắc Kinh một vị trí đổ bộ nếu Montenegro cuối cùng gia nhập được EU, ông Mardell cho biết.

    “Đây là cách tốt để gây ảnh hưởng trong thị trường EU, đây là mục đích cuối cùng của họ. Về lư thuyết, họ không có ǵ để mất”, ông nói, trước khi cho biết thêm “miễn là khoản vay được trả lại”.

    Thủy Tiên

    Theo SCMP

  2. #292
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Trung Quốc nói sử dụng vũ lực với Đài Loan là lựa chọn cuối cùng
    Xuân Thành•Thứ Sáu, 29/05/2020 • 463 Lượt Xem
    Quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hôm thứ Sáu (29/5) nói rằng Trung Quốc sẽ sử dụng mọi biện pháp để ngăn lực lượng ủng hộ độc lập tiến hành ly khai Đài Loan khỏi Trung Quốc, nhưng hành động phi ḥa b́nh chống lại ḥn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là lựa chọn cuối cùng.



    Phát biểu nêu trên là của ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị ĐCSTQ, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa. Ông Lật Chiến Thư được coi là nhân vật có quyền lực thứ ba tại Trung Quốc sau Chủ tịch Tập Cận B́nh và Thủ tướng Lư Khắc Cường.

    Ông Lật Chiến Thư nói Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ lực lượng nào dùng bất kỳ cách nào để chia tách Đài Loan khỏi Trung Quốc.


    Cũng trong thứ Sáu (29/5), Tướng Lư Tác Thành (Li Zuocheng), Tổng tham mưu trưởng Bộ Tham mưu, Ủy viên Quân Ủy Trung ương đă nói Trung Quốc cần phải duy tŕ cả lựa chọn ḥa b́nh và quân sự để giải quyết “vấn đề Đài Loan”.

    Reuters dẫn lời ông Lư Tác Thành cho hay nếu cơ hội cho việc “tái thống nhất ḥa b́nh” qua đi, th́ quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng tất cả biện pháp để đảm bảo sự toàn vẹn lănh thổ của ḿnh.

    Ông Lư Tác Thành đưa ra tuyên bố cứng rắn nêu trên tại sự kiện kỷ niệm 15 năm Trung Quốc ban hành Luật chống ly khai, diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Luật chống ly khai cho phép chính quyền Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan nếu Bắc Kinh đánh giá ḥn đảo này đă trở thành quốc gia độc lập.

    Cũng trong sự kiện kỷ niệm 15 năm ban hành Luật chống ly khai, lănh đạo Văn pḥng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi) cho biết Trung Quốc vẫn muốn “tái thống nhất ḥa b́nh” Đài Loan.

    Ông Lưu Kết Nhất nói rằng “một quốc gia, hai chế độ” và “tái thống nhất ḥa b́nh” là cách tốt nhất để gắn kết Trung Quốc và Đài Loan với nhau.

    Ông Lưu cũng nhấn mạnh thêm rằng những nỗ lực của lực lượng bên ngoài nhằm can thiệp vào “tái thống nhất” Đài Loan sẽ thất bại.

    Trước đó, trong báo cáo tŕnh bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội Trung Quốc khóa 13 hôm 22/5, Thủ tướng Lư Khắc Cường khẳng định Trung Quốc sẽ kiên quyết phản đối và ngăn chặn mọi hoạt động ly khai, t́m kiếm độc lập của Đài Loan. Trong phát biểu này của ông Lư Khắc Cường, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, quan chức cấp cao ĐCSTQ đă bỏ từ “ḥa b́nh” khi nói về “tái thống nhất” Đài Loan.

    Xuân Thành (Theo Reuters)

  3. #293
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Đại hội ĐCSTQ: Quan chức cấp cao đến muộn tập thể phát tín hiệu ǵ?
    Minh Tú•Chủ Nhật, 31/05/2020 • 590 Lượt Xem
    Tại cuộc họp bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một số nghị quyết bao gồm Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông đă được thông qua. Truyền thông Hồng Kông đưa tin rằng nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ, tập thể các quan chức cấp cao trong chính phủ và quân đội Trung Quốc đă đến trễ, nghi đă xảy ra chuyện trọng đại. Một số nhà b́nh luận Hồng Kông chỉ ra rằng việc ông Tập Cận B́nh thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông có liên quan đến “Trận chiến ngôi vị trong Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 20” của chiến dịch “mượn bên ngoài diệt bên trong”.


    Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đă bế mạc vào ngày 28/5/2020. Đại diện quân đội đeo khẩu trang bước vào hội trường (Ảnh: NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)

    Tờ Ming Pao (Minh Báo) cho biết, vào lúc 2:30 chiều cùng ngày, các đại biểu bắt đầu lần lượt đi vào hội trường. Khoảng 20 phút sau, bục chủ tịch mới bắt đầu có người ngồi. Không giống như trước kia, các quan chức cấp cao của Đảng, Chính phủ và Quân đội vốn ngồi tại hàng đầu tiên trong nhóm đầu tiên và hàng thứ nhất, hàng thứ 2 trong nhóm thứ 2 trên bục chủ tịch, đă không xuất hiện. Bao gồm Thứ trưởng Mặt trận Thống nhất Trung Ương ông Ba Đặc Nhĩ, Bí thư đảng ủy Bộ giao thông ông Dương Truyện Đường, Giám đốc Văn pḥng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao của Quốc vụ viện ông Hạ Bảo Long, cựu Trưởng đặc khu Hồng Kông ông Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu đầu tiên của Hồng Kông ông Đổng Kiến Hoa, cựu Trưởng đặc khu Ma Cao ông Hà Hậu Hoa, Chủ tịch Ṭa án tối cao ông Chu Cường, Ủy viên quân sự trung ương Trương Thăng Dân, Vụ trưởng Vụ Chính trị Quân ủy Trung ương ông Nhậm Miêu Hoa, Tổng tham mưu trưởng ông Lư Tác Thành, Bộ trưởng Quốc pḥng ông Ngụy Phong Ḥa.

    Chưa đầy 5 phút trước khi cuộc họp bắt đầu, họ lần lượt bước lên bục chủ tịch và ngồi vào chỗ. Chuyện này khiến những vị đại biểu đă an tọa bắt đầu “th́ thầm to nhỏ”.

    Báo cáo cũng chỉ ra rằng các vị quan chức cấp cao này dường như vừa kết thúc một cuộc họp quan trọng trước khi bước vào hội trường bế mạc của Đại hội Đại Biểu Nhân dân Toàn quốc.

    Trước làn sóng phản đối của ngoại giới, “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” đă được thông qua tại cuộc họp bế mạc của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ vào ngày 28/5. Các kênh truyền thông quốc tế đều chỉ ra thực tế rằng điều này khiến “một quốc gia, hai chế độ” chỉ c̣n tồn tại trên danh nghĩa.

    Luật An ninh Hồng Kông hủy hoại 3 trụ cột của “một nước, hai chế độ”

    Trước những lời cảnh báo và sự chế tài của Hoa Kỳ, ĐCSTQ vẫn thảo luận và thông qua Luật An ninh Quốc gia, điều này được coi như ĐCSTQ trực tiếp vứt bỏ Hồng Kông. Ông Trương Kiện, giám đốc Văn pḥng Nghiên cứu Hồng Kông và Ma Cao của Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, tin rằng Bắc Kinh hoàn toàn nhận thức được cái giá họ sẽ phải trả. Ông nói với VOA rằng vụ việc liên quan đến an ninh chủ quyền và an ninh chính trị của Trung Quốc, mà an ninh chính trị quan trọng hơn lợi ích kinh tế. Chính quyền ĐCSTQ sẵn sàng trả giá kinh tế v́ an ninh chính trị.

    Tuy nhiên, ông Lưu Nhuệ Thiệu, một nhà b́nh luận nổi tiếng ở Hồng Kông nói với Apple Daily rằng ĐCSTQ kiên quyết thúc đẩy luật này, chứng tỏ họ không tính toán một cách khách quan về thiệt hại cho Trung Quốc hay Hồng Kông khi quyết định điều này. Ông nói rằng “Bóp chết Hồng Kông” không tốt cho ĐCSTQ, bởi v́ Đại Lục phải dựa vào Hồng Kông để thu hút đầu tư nước ngoài. Tôi tin rằng ĐCSTQ nhất quyết thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, ngoài việc đánh bại những thế lực biểu t́nh tại Hồng Kông ra, đồng thời c̣n muốn dẹp yên cuộc đấu đá nội bộ, nhằm tránh chính trị bất ổn tại Hồng Kông trở thành nơi “xuất khẩu lại chuyển thành tiêu thụ nội địa”, điều này được mô tả là một “Trận chiến ngôi vị trong Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 20”.

    Bài b́nh luận của Lưu Nhuệ Thiệu trên chuyên mục truyền thông Hồng Kông cũng đề cập rằng Hồng Kông từng là một phần mở rộng của cuộc đấu tranh chính trị của Đại Lục. “Khi Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản đấu tranh nội bộ, một số người Cộng sản đă chạy đến Hồng Kông; Khi Quốc dân đảng xảy ra chiến tranh nội bộ, những người bại trận cũng chạy đến Hồng Kông. Điều quan trọng hơn là “Trong mắt các quan chức cấp cao, Hồng Kông là nơi ‘xuất khẩu lại chuyển thành tiêu thụ nội địa’. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đấu đá trong giới quan chức cấp cao sẽ trở thành một ṿng tuần hoàn lớn thông qua Hồng Kông. Điều này làm tăng khả năng các quan chức cấp cao sẽ kiểm soát chặt chẽ Hồng Kông.”



    Ông nói rằng Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ 2 năm sau mới được triệu tập lại. Đây sẽ là một thời điểm quan trọng khi Tập Cận B́nh có khả năng tái nhiệm lần hai (nghĩa là nhiệm kỳ của ông vượt quá 10 năm), những ư kiến bất đồng trong đảng chắc chắn sẽ tăng lên. Do đó, ngoại giới lại càng chú ư nhiều hơn đến cuộc chiến “mượn bên ngoài diệt bên trong” của Bắc Kinh.

    Trước thềm Lưỡng hội của ĐCSTQ, cuộc đấu tranh quyền lực cấp cao của ĐCSTQ diễn ra mạnh mẽ hơn, nhiều quan chức cấp cao đă “ngă ngựa”. Trong đó có Tôn Lực Quân, Thứ trưởng Bộ Công an, người nắm quyền lực thực sự, có tin đồn rằng có thể ông này bị cuốn vào cuộc chính biến lật đổ Tập. Ông Hồ Vấn Minh, cựu chủ tịch của Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, một doanh nghiệp công nghiệp trung ương quân sự quy mô lớn, là người đồng hương Dương Châu của ông Giang Trạch Dân, sự nghiệp của ông bắt đầu trong thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền, cũng đă “ngă ngựa”.

    Về quân đội dưới sự kiểm soát của ông Tập Cận B́nh, ông Diêu Thành, cựu sĩ quan ĐCSTQ ám thị với VOA rằng sau khi lănh đạo mới của ĐCSTQ lên nắm quyền, ông sẽ thanh trừ cựu quan chức kiểm soát quân đội, như Đặng Tiểu B́nh khi nắm quyền đă thanh trừ người của Mao Trạch Đông. Giang Trạch Dân sau khi nhậm chức cũng thanh trừ “những vị tướng họ Dương“, phe cánh của Đặng Tiểu B́nh, như Dương Thượng Côn, Dương Bạch Băng.

    Sau khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Phó chủ tịch Ủy ban Quân sự được Giang Trạch Dân cài cắm trong quân đội, cũng không c̣n nắm quyền kiểm soát. Sau khi Tập Cận B́nh nhậm chức vào năm 2012, cũng bắt đầu thanh trừ người của phe Giang Trạch Dân, bắt hàng trăm tướng, bao gồm 7 thượng tướng trong đó có hai cựu phó chủ tịch quân đội là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu.

    Tuy nhiên, Diêu Thành chỉ ra rằng “Quân đội và Tập Cận B́nh không thực sự thân thiết với nhau, ai không nghe lời ông ta người đó sẽ bị bắt”.

    Ông Diêu Thành nói: “Hiện giờ, quan chức cấp cao phụ trách quân đội không đứng về phe của bất kỳ ai. Nếu hôm nay đứng về phe Tập Cận B́nh, sau này nếu một nhà lănh đạo khác lên nắm quyền sẽ tiếp tục thanh trừ người của Tập Cận B́nh, cho nên họ đều đang nghe ngóng.”

    Ông Diêu Thành cũng nói, v́ chính sách một con của ĐCSTQ, nên đại đa số binh sĩ đều là con một, v́ vậy trong quân đội ĐCSTQ có rất nhiều người đào ngũ. Những người lính của Đội giải phóng quân ĐCSTQ căn bản là không muốn ra chiến trường.

    Ông nói thẳng rằng: “Vấn đề nội bộ của Giải phóng quân rất nghiêm trọng, căn bản là họ không có khả năng tấn công Đài Loan.”

    Ngoài việc hủ bại trong quân đội ra, quân đội của ĐCSTQ quả thực tồn tại một vấn đề nổi cộm trong những năm gần đây: Những tân binh sống trong nhung lụa.

    Thời báo “Sydney Morning Herald” đă trích dẫn một báo cáo dài từ tập đoàn Rand Corporation về việc hiện đại hóa quân đội rằng, các sĩ quan cao cấp của ĐCSTQ thừa nhận rằng, nhiều t́nh nguyện viên và binh lính đi nghĩa vụ quân sự đă bị các bậc cha mẹ nuôi chiều v́ chính sách một con của Trung Quốc.

    Vào năm 2013, một báo cáo ở Trung Quốc cho biết, những người lính con một thiếu tinh thần chiến đấu và khả năng chịu khổ. Một quân nhân cho biết, 26% binh sĩ là con một xin được xuất ngũ v́ không thể chịu được những cuộc huấn luyện gian khổ.

    Nhiều kênh truyền thông tại hải ngoại cho biết, quan chức hải quân Trung Quốc đă công bố một đoạn video cách đây vài ngày rằng, một tân binh đă phạm sai lầm trong khi huấn luyện ném lựu đạn, người này đă ném quả lựu đạn vào tường pḥng hộ và quả lựu đạn bật trở lại. Người hướng dẫn ngay lập tức kéo anh ta lại phía sau và nhảy xuống hố tránh đạn, mới thoát được kiếp nạn này.

    Sau khi video được lan truyền ra nước ngoài, một số cư dân mạng Đài Loan đă cười và chỉ ra rằng: “Giải phóng quân với tŕnh độ như thế này, không biết ai sẽ giải phóng ai đây”.

    “Thế này th́ yên tâm, họng súng chĩa vào trong.”

    “Thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, nực cười.”



    Minh Tú

  4. #294
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Trung Quốc thừa nhận t́nh h́nh khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng
    B́nh luậnNguyên Hương • 21:54, 31/05/20• 4393 lượt xem


    Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường (Li Keqiang) phát biểu tại cuộc họp báo video từ Đại lễ đường Nhân dân sau khi kết thúc cuộc họp lập pháp thường niên tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 28/5/2020. (Andrea Verdelli / Getty Images)

    Sau khi cuộc họp Quốc Hội Trung Quốc năm 2020 kết thúc, Thủ tướng Lư Khắc Cường tiết lộ tại một cuộc họp báo rằng khoảng 600 triệu công dân Trung Quốc chỉ kiếm được 1.000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 3,2 triệu VNĐ/tháng.

    Mức thu nhập này không đủ để trả tiền thuê hàng tháng cho căn hộ một pḥng ngủ ở thành phố cỡ trung của Trung Quốc.

    Thủ tướng Lư Khắc Cường thừa nhận rằng trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thất nghiệp do đại dịch và nền kinh tế suy yếu đă khiến nhiều người mất việc làm.

    Ông cũng thừa nhận rằng có hàng triệu người tiếp tục sống trong nghèo khổ và không đủ ăn. Số người đang phải vật lộn với cuộc sống đang gia tăng do hậu quả của đại dịch.

    Xă hội nghèo túng
    Trong thông điệp năm mới năm 2020, nhà lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh cho biết mục tiêu của ông là năm 2021, Trung Quốc sẽ trở thành “xă hội trung lưu”.

    Nhưng những b́nh luận gần đây nhất đă cho thấy rằng mục tiêu của ông Tập dường như nằm ngoài tầm với.

    Chiều ngày 28/5, Thủ tướng Lư Quốc Cường đă tổ chức một cuộc họp báo qua video ở Bắc Kinh. Để ngăn chặn sự lây lan của virus viêm phổi Vũ Hán, tất cả phóng viên tập trung ở một pḥng và ông Lư họp báo với họ từ một pḥng khác qua video.

    Khi được hỏi về kế hoạch của Trung Quốc trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển tầng lớp trung lưu, ông Lư trả lời: “Mức thu nhập b́nh quân năm của Trung Quốc là 30.000 Nhân dân tệ (khoảng 97,6 triệu VNĐ). Nhưng có 600 triệu người [chiếm 41,7% tổng dân số 1,439 tỷ] có thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,2 triệu VNĐ)”.

    Thủ tướng cũng nói rằng do nền kinh tế chịu tác động của đại dịch nên nhiều công dân Trung Quốc phải sống trong nghèo đói, và sẽ cần nhờ vào trợ cấp an sinh xă hội hoặc các h́nh thức hỗ trợ khác của chính phủ để tồn tại.

    T́nh trạng thất nghiệp
    Thủ tướng Lư Khắc Cường thừa nhận rằng thất nghiệp là một vấn đề lớn của xă hội Trung Quốc hiện nay.

    Ông giải thích rằng trong khi đọc các b́nh luận trên Internet, ông đă đọc được bài đăng của một công nhân ở độ tuổi 50. Mặc dù đă làm việc hơn 30 năm, nhưng năm nay người công nhân này không thể t́m được việc làm.

    Ông cho biết, có 900 triệu lao động ở Trung Quốc. Ngoài ra, đến tháng 7/2020, sẽ có 8,74 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Hai nhóm này, cùng với các quân nhân phục viên, là những đối tượng cần việc làm nhất.

    Mặc dù không tiết lộ tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước, nhưng ông Lư Khắc Cường đă đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp được công bố trước đó dựa trên số liệu đăng kư thất nghiệp của các cư dân thành thị là 6%.

    Con số chính thức này không bao gồm người lao động nhập cư [trong nước] bị mất việc. Vấn đề này được các học giả và chuyên gia quốc tế đặt câu hỏi rộng răi. Ngày 30/4/2020, giám đốc một công ty môi giới của Trung Quốc đă bị phế truất sau khi ông đăng lên mạng xă hội một phân tích ước tính tỷ lệ thất nghiệp thực sự của Trung Quốc là khoảng 20,5%.

    Thủ tướng Lư Khắc Cường cho biết chính phủ trung ương sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nỗ lực “kích cầu” nền kinh tế và tạo thêm việc làm.

    Kinh tế Trung Quốc
    Bằng phép so sánh ẩn dụ nền kinh tế Trung Quốc với “một chiếc xe lớn chạy trên con đường đầy chông gai”, Thủ tướng Trung Quốc thừa nhận rằng đại dịch đă gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của Trung Quốc.

    Ông nói chính quyền Bắc Kinh và các chính quyền địa phương sẽ phải cắt giảm chi phí.

    Thủ tướng Lư Khắc Cường cũng tuyên bố rằng chính phủ sẽ phát hành trái phiếu nợ quốc gia và trái phiếu nợ chính quyền địa phương trị giá 2 ngh́n tỷ nhân dân tệ (280 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế.

    Nguyên Hương

    Theo The Epoch Times

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trung Quốc "hù" không đuợc th́ "xoa"
    By Đại Lăn in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-01-2013, 11:12 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 11-05-2012, 02:26 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 06-06-2011, 12:45 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 24-05-2011, 11:10 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •