Chiến Đấu Cơ SU 30 của Không Lực Ấn Độ (Tương đương MIG.31 )
Chiến Đấu Cơ F.15 Thế hệ mới của Không Lực Ấn Độ (Tương đương F.22 )--Ảnh Google
Chiến Đấu Cơ F.16 Thế hệ mới của Không Lực Ấn Độ (Tương đương F.35 )--Ảnh Google
Hàng Không Mẫu Hạm của Hải Quân Ấn Độ-
Những chuyển động ở Ấn Độ Dương
22.11.2011
Ấn Độ đang tăng cường khả năng quân sự và thiết lập hệ thống ngăn chặn trên các đường biên giới trọng yếu nhằm bảo vệ lănh thổ.
Theo báo Daily News & Analysis, Ấn Độ sẽ tăng cường khả năng giám sát trên không bằng việc đưa vào sử dụng ít nhất 114 trực thăng chiến đấu hạng nhẹ LCH. Ngoài ra, New Delhi sẽ tuyển thêm 100.000 quân trong 5 năm tới, đồng thời thành lập 4 đơn vị mới dọc biên giới với Trung Quốc. Bộ Quốc pḥng Ấn Độ cũng đă phê duyệt một kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 13 tỉ USD và tích cực thử nghiệm các tên lửa liên lục địa Agni-IV và Agni-V.
Quyết tâm của New Delhi
Trực thăng LCH do Công ty nội địa Hindustan Aeronautics Ltd. thiết kế với vai tṛ chính là pḥng thủ trên không chống các mục tiêu di chuyển chậm, phá các hoạt động pḥng không của đối phương, trinh sát và chống tăng. Theo Daily News & Analysis, lục quân Ấn Độ tin tưởng một đội trực thăng chiến đấu mạnh sẽ buộc đối phương phải nghĩ kỹ trước khi gây hấn.
Dù không lực Ấn đă được trang bị trực thăng LCH nhưng lục quân nước này vẫn muốn trang bị thêm để tăng cường sức chiến đấu cho quân đoàn chiến đấu trên không trực thuộc. “Một khi có 114 chiếc LCH, chúng tôi sẽ được trang bị tốt hơn nhằm đối phó những thách thức trên mặt trận phía đông”, Daily News & Analysis dẫn lời một quan chức quân sự cao cấp nói. Ngoài ra, những chiếc LCH của lục quân Ấn Độ sẽ được trang bị thêm tên lửa điều khiển chống tăng.
Theo giới quan sát, những động thái trên nhằm đối phó các diễn biến gây quan ngại trong khu vực, đặc biệt khi Trung Quốc bị cho là đang tăng cường hiện diện quân sự và xây dựng cơ sở hạ tầng dọc biên giới với Ấn Độ. Hăng tin PTI dẫn lời Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn A.K.Antony hồi giữa tháng tuyên bố nước này cũng sẽ đẩy nhanh các cơ sở hạ tầng quân sự dọc biên giới. “Chúng tôi củng cố năng lực quân sự không để đối đầu mà để bảo vệ lănh thổ và thiết lập một hệ thống ngăn chặn hiệu quả”, ông nói.
Theo PTI, Ấn Độ đang triển khai chiến đấu cơ Sukhoi-30 MKI tại các căn cứ không quân dọc biên giới với Trung Quốc ở đông bắc và đă thành lập 2 sư đoàn miền núi tại đó. Pháo siêu nhẹ và xe tăng thiết giáp cũng sẽ được triển khai đến khu vực. Gần đây Ấn Độ cũng bày tỏ quan ngại về quan hệ quân sự đang được tăng cường giữa Trung Quốc và Pakistan, đặc biệt sau khi Bắc Kinh hứa chuyển giao cho Islamabad 50 chiến đấu cơ JF-17 trong 6 tháng tới. Để tăng cường pḥng thủ trên mặt trận phía tây với Pakistan, Ấn Độ đă quyết định triển khai trực thăng hạng nhẹ ALH được trang bị tên lửa không đối không và tên lửa chống tăng.
Căn cứ Mỹ, Úc trên Ấn Độ Dương
Gần đây, t́nh h́nh tại các vùng biển trong khu vực như biển Đông, biển Hoa Đông, Hoàng Hải… có nhiều biến động và Ấn Độ Dương cũng không thoát. Vùng biển này đang “nóng” lên trong bối cảnh Trung Quốc có kế hoạch xây dựng loạt cảng biển ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar. Ngoài ra, tờ Australian Financial Review hôm qua loan tin Mỹ và Úc đang cân nhắc thiết lập một căn cứ quân sự chung trên đảo Cocos tại Ấn Độ Dương.
Theo đó, việc thành lập căn cứ không quân chung trên đảo Cocos, vốn là lănh thổ hải ngoại của Úc, nằm trong khuôn khổ các cuộc đàm phán quốc pḥng giữa 2 nước trong 1 năm qua. Đảo này có tầm quan trọng địa - chính trị do gần eo biển Malacca và đang được Không lực Úc dùng làm trạm tiếp nhiên liệu cho máy bay do thám. Australian Financial Review dẫn lời chuyên gia Andrew Davies thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc nhận định có thể Mỹ và Úc sẽ không đóng nhiều binh lính ở Ấn Độ Dương do chúng quá xa khu vực Bắc Á, có thể lập một căn cứ không quân để giám sát các tuyến đường biển quan trọng. Theo ông này, ngoài các căn cứ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, các cứ điểm khác của quân đội Mỹ “quá xa biển Đông hoặc những tuyến đường biển chiến lược đi qua Indonesia”, nên các ḥn đảo Christmas hoặc Cocos của Úc trên Ấn Độ Dương có thể là căn cứ thích hợp cho máy bay Mỹ.
Theo AFP
Bookmarks