Results 1 to 3 of 3

Thread: Điều ǵ xảy ra nếu các công ty không tuân thủ lệnh cấm Huawei?

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Điều ǵ xảy ra nếu các công ty không tuân thủ lệnh cấm Huawei?



    Các công ty Mỹ có thể bị phạt tiền, cấm xuất khẩu thậm chí phạt tù nếu tiếp tục hợp tác với Huawei.

    Theo The Verge, trong hai tuần qua, Huawei gần như mất hết đối tác v́ lệnh cấm vận thương mại của chính quyền Mỹ, trong đó có Google, Corning và ARM. Điều này khiến cho nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc rơi vào khủng hoảng chưa từng có.

    Nhưng một số đối tác lớn của họ vẫn giữ im lặng. Đáng chú ư nhất là Microsoft - công ty chưa đưa ra tuyên bố chính thức về lệnh cấm.
    Gă khổng lồ công nghệ âm thầm rút máy tính xách tay Huawei khỏi trang web, có dấu hiệu ngừng cấp phép Windows, đ́nh chỉ hợp tác trong lĩnh vực máy chủ đám mây Azure nhưng chưa khẳng định đó là các động thái tuân thủ quyết định chính quyền Mỹ.

    Microsoft - một trong những đối tác phần mềm lớn nhất của Huawei - là đơn vị cấp phép sử dụng và cập nhật Windows trên nhiều ḍng laptop của hăng công nghệ Trung Quốc.
    Có thể họ im lặng v́ vấn đề khá nhạy cảm, nhưng điều này đặt ra một câu hỏi thú vị: chuyện ǵ sẽ xảy ra nếu Microsoft (hoặc một đơn vị nào khác) tiếp tục hợp tác với Huawei bất chấp lệnh cấm của chính quyền Mỹ?
    Theo The Verge, các công ty không tuân thủ lệnh cấm có thể đối mặt với hàng loạt án phạt dân sự. Tùy theo mức độ vi phạm, họ có thể bị phạt tiền, hạn chế hoặc ngừng cấp phép xuất khẩu. Tất cả được quyết định bởi những nhà điều tra của cơ quan Thực thi Xuất khẩu Mỹ (EE). Nếu hành vi nghiêm trọng, các công ty có thể bị khởi tố h́nh sự.
    Tuy nhiên, với vị trí then chốt trong ngành công nghệ Mỹ, Microsoft ít có khả năng đối mặt nguy cơ tù tội. Thay vào đó họ sẽ bị phạt tiền khá nặng cùng những lệnh cấm dân sự khác.
    Ngoài các doanh nghiệp Mỹ, bất cứ tổ chức, cá nhân nào có sử dụng công nghệ Mỹ đều thuộc phạm vi áp dụng của lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, phần mềm cho Huawei.
    Điều này giải thích hành động của ARM, tập đoàn có trụ sở tại Anh chuyên cung cấp kiến trúc chip đă có kế hoạch ngừng cấp phép cho Huawei ngay sau khi chính quyền Donald Trump công bố quyết định cấm vận.

    Nhiều khả năng thái độ im lặng của Microsoft chỉ là động tác “câu giờ”. Bản thân tổng thống Mỹ ám chỉ rằng hạn chế xuất khẩu với Huawei có thể được gỡ bỏ như một phần của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu lệnh cấm được áp dụng, hành động của Microsoft sẽ trở nên nguy hiểm cho chính họ.
    ZingNews


    Tin liên quan
    Tổng thống Trump ‘gắn ṿng kim cô ’ lên đầu Huawei
    Google, Intel, Qualcomm đồng loạt 'chia tay' Huawei
    Kế hoạch ‘Made in China 2025’ của Trung Quốc có thể bị phá sản v́ D. Trump
    Bloomberg: Mỹ diệt Huawei, chiến tranh lạnh công nghệ bùng nổ

  2. #2
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    Có nhiều bài báo đăng trên web , trong đó họ mở ra mặt sau của điện thoại Hoavi , phân tích các thành phần cấu tạo nên điện thoại " Huawei ; Trong đó Bốn lơi chip quan trọng: chip tách số, khuyếch âm và cảm ứng h́nh , RAM ( bộ nhớ tạm ) và bộ nhớ chính HD , hoàn toàn do các hăng Mỹ cung cấp , riêng RAM do Samsung của Nam Hàn cung cấp.

    Tầu cộng chỉ chế tạo được bộ bắt sóng RF và chỉnh lưu sạc điện vô battery ( Pin ) .

    Như thế khi bắt sóng RF xong đưa vào bên trong , mỗi điện thoại có số khác nhau , lơi chip tách số phải xài Logarithm viết bởi Google ( Android ) , phân ra cực nhanh để nối mạng số hóa ; ( Chuyện này ngay như Samsung cũng phải xài Android ). sóng phản chiếu cũng phải được nhận lại hai chiều, và khuyếch âm để phát ra loa của Mobile phôn.

    Khi tổng thống Trump chặn xử dụng Logarithm viết bởi Google ( Android ),chặn các hăng bán chip cung cấp cho hoavi ; ngay cả Đức cũng tuyên bố không bán chip cho Hoavi . Như thế điện thoại của hoavi chỉ c̣n cái vỏ , và mạng lưới xử dụng Logarithm Android sẽ không bảo đảm vận hành đúng nữa . Tầu phải tự viết Logarithm riêng cho hoavi , và tự chế tạo các lơi chip . Như thế Tầu cộng cần hơn chục năm v́ không đủ chuyên gia hay nhà máy. Trong chục năm đó các nước khác không ngồi yên.

    Tập cận B́nh muốn Nga hợp tác để đối chọi với Mỹ. Tuy nhiên Nga không có kỹ nghệ cao cấp chế tạo lơi chip; Trước kia , 1970 Nga chế tạo ra computer viên trợ cho đại học của Ấn Độ; Tuy nhiên sau này Nga thua xa Mỹ ( thực sự thua xa kỹ nghệ lơi chip dùng trong sản phẩm tiêu dùng , chứ không phải về quân sự ) ; Bằng chứng khi Nga hợp tác với Ấn Độ về hỏa tiễn siêu âm ( bay nhanh hơn tốc độ âm thanh ( ram jet ) , Hỏa tiễn bay nhanh hơn tốc độ xử lư dữ kiện của mạch điện tử , nên hỏa tiễn bay tầm bậy. Ân Độ phải tự chế tạo vi mạch điện tử gắn lên hỏa tiễn Nga và thành công , tạo ra sản phẩm Brahmos hiện nay.

    Riêng Microsoft , cách đây hơm 10 năm , biết Tầu muốn tự viết hệ điều hành computer , chuyên gia đánh giá tương đương Window 98 , ( tương tự như Red hat Linux , hay Apple ). Người ta hỏi Microsoft tại sao biết các nước Á Châu đa số xài Window ăn cắp , tại sao không khóa Window từ xa , không cho họ xài. Nhưng theo các chuyên gia nói th́ Microsoft cố t́nh để cho xài , cho mọi người quen window. Khi xài quen sẽ không thích xài hệ điều hành computer khác.

    Hoavi chế tạo sợi thủy tinh , nối hơn 6 ngàn cây số dưới mặt biển từ Argentina sang các nước Phi Châu . Tuy nhiên hiệu quả như thế nào vẫn chưa biết . V́ nếu sợi thủy tinh đổ không đều sẽ tạo nên , độ dầy khác nhau , tín hiệu truyền bằng ánh sáng ; Nếu đụng phải các chỗ có tỉ trọng ( Density ) khác nhau của sợi thủy tinh sẽ bị sai tần số và tín hiệu không cong đúng.

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Quote Originally Posted by mongem View Post
    Có nhiều bài báo đăng trên web , trong đó họ mở ra mặt sau của điện thoại Hoavi , phân tích các thành phần cấu tạo nên điện thoại " Huawei ; Trong đó Bốn lơi chip quan trọng: chip tách số, khuyếch âm và cảm ứng h́nh , RAM ( bộ nhớ tạm ) và bộ nhớ chính HD , hoàn toàn do các hăng Mỹ cung cấp , riêng RAM do Samsung của Nam Hàn cung cấp.

    . . .
    Đúng như bạn MONGEM nói đó, không chỉ thiết bị điện tử của Huawei mà hầu như tất cả ngành công nghệ của TQ đều vay mượn ( hay nói thẳng là ăn cắp) nhờ vả từ phát minh của Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới và họ đă phất như ngày hôm nay, thế nhưng đă chơi cha mà không biết điều c̣n đ̣i ngồi lên đầu lên cổ người khác. Đă đến lúc cho Bắc Kinh nhận thức Mỹ và thế giới đưa họ lên mây, nếu chơi không đẹp th́ Mỹ và thế giới cũng có thể kéo Tàu trở lại thời kỳ tàu hũ thúi.



    Sau lệnh cấm giao dịch với tập đoàn Huawei, lần lượt những hăng công nghệ lớn của Mỹ, Nhật và châu Âu nói lời chia tay với doanh nghiệp mang danh ‘khổng lồ công nghệ’ Trung Quốc.
    Người ta mới giật ḿnh khi nhận ra rằng những ǵ mang lại sự cường thịnh cho Huawei nói riêng và nền công nghệ Trung Quốc nói chung đều dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật phương Tây.
    Nói một cách khác công nghệ TQ chỉ là "một gă khổng lồ có đôi chân đất sét", nguyên nhân là do Trung Quốc muốn sớm đuổi kịp phương Tây về khoa học công nghệ, họ chọn cách nhanh và ít tốn kém nhất là sao chép. Hái quả ngon ở những cây người ta trồng sẵn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với trồng cái cây của chính ḿnh, phải tốn biết bao công sức vun đắp cho đến ngày cây ra quả ngọt.

    Nhưng chính đó cũng là cái điểm chết người của nền khoa học công nghệ Trung Quốc, chứ không chỉ Huawei. Thử điểm lại, tất tần tật những thiết bị điện tử thiết yếu cho cuộc sống con người từ trước nay đều là những phát minh của Mỹ, Nhật, và các nước châu Âu phát triển ra. Từ cái đơn giản như sợi cáp dùng để sạc pin cho đến những chiếc smartphone tinh vi phức tạp; từ cái cân điện tử bé xíu cho đến tủ lạnh, ḷ vi sóng, tivi, máy giặt, máy in; từ cái đo nhịp tim đến máy CT scan; từ tablet cho đến siêu máy tính; và thành phần quan trọng nhất của mọi thiết bị là bộ vi xử lư, cho đến nay chẳng có cái nào là phát minh của người Trung Quốc. Dù người ta phải công nhận là người Hoa vốn rất linh hoạt, khéo tay và có đầu óc cải tiến, nhưng là dựa vào những phát minh sẵn có để làm cho nó hoàn thiện hơn.
    Đề cập trên quy mô hẹp là trường hợp của Huawei, người ta sẽ h́nh dung được những hệ lụy nghiêm trọng khi hăng Trung Quốc này không c̣n được phép sử dụng những phát minh về công nghệ của Mỹ và các nước đồng minh, hiện giữ bản quyền, vào các sản phẩm của ḿnh. Thử điểm qua một số thiết bị linh kiện mà bất kỳ smartphone nào cũng không thể thiếu:

    - Wi-Fi: Liên minh Wi-Fi Alliance đă tuyên bố để chấp hành lệnh của Bộ Thương mại Mỹ, họ tạm thời đ́nh chỉ sự tham gia của Huawei vào Liên minh, nhưng chưa truất quyền thành viên của doanh nghiệp Trung Quốc này. Wi-Fi Alliance là tổ chức phát triển và quản lư các tiêu chuẩn về kết nối mạng không dây, cũng như cấp chứng nhận tương thích cho các thiết bị có kết nối Wi-Fi đạt chuẩn. Liên ḿnh do các hăng tiên phong về phát triển kết nối không dây thành lập vào năm 1999, gồm có 3Com, Aironet (sau đó đă sáp nhập vào Cisco), Symbol Technologies của Mỹ và Nokia của Phần Lan. Sau đó Liên minh có thêm sự gia nhập của các nhà tài trợ chính như Apple, Intel, Cisco, Microsoft, Qualcomm, Broadcom, Dell, Comcast, Motorola, Texas Instrument, T-Moblie của Mỹ, Sony của Nhật, Samsung và LG của Hàn Quốc. Nếu các thiết bị của Huawei không được quyền sử dụng chuẩn kết nối Wi-Fi th́ coi như không thể truy cập internet, một chức năng trọng yếu của các thiết bị di động.

    - Bluetooth: Trong một động thái tương tự, tổ chức Bluetooth SIG (Bluetooth Special Interest Group), cũng cắt phép sử dụng công nghệ kết nối này cho các thiết bị của Huawei. Bluetooth SIG thành lập năm 1998, có vai tṛ thiết lập và quản lư các tiêu chuẩn cũng như cấp phép cho các thiết bị có kết nối Bluetooth. Các thành viên sáng lập Bluetooth SIG gồm IBM và Intel của Mỹ, Nokia của Phần Lan, Toshiba của Nhật và Ericsson Technology của Thụy Điển. Bluetooth SIG giữ hoàn toàn bản quyền công nghệ này, do đó không doanh nghiệp nào trên thế giới được phép sản xuất thiết bị có dùng Bluetooth mà không có sự cho phép của họ. Không Bluetooth th́ sẽ không dùng được tai nghe không dây, không kết nối được với các thiết bị ngoại vi khác.

    - Cổng USB dùng sạc pin cho thiết bị di động và kết nối dữ liệu của máy tính: Đây là một phát minh của Tổ chức USB-IF (USB Implementers Forum) do các doanh nghiệp Mỹ, Nhật đi tiên phong trong việc phát triển cổng USB, gồm Compaq, Digital, IBM PC Co, Intel, Microsoft, NEC (Nhật), Nortel (Canada) và các thành viên tên tuổi gia nhập sau này như Hewlett-Packard, Microsoft, Apple và Agere Systems của Mỹ. Phải có sự cấp phép và chứng nhận của USB-IF, các hăng sản xuất trên thế giới mới có thể đưa cổng USB vào các sản phẩm của ḿnh. Không có cái cổng này, thiết bị không thể sạc pin, không thể kết nối với máy tính cá nhân để trao đổi dữ liệu, cài đặt firmware (sau khi không c̣n được dùng Wi-Fi và Bluetooth nữa).

    - Thẻ nhớ kỹ thuật số (Secure Digital Memory Card) và các tiêu chuẩn công nghệ kèm theo: Cấu trúc hệ thống tập tin, chuẩn truyền dữ liệu qua sóng Wi-Fi hay Bluetooth... Việc cấp phép sử dụng là của Hiệp hội An toàn kỹ thuật số SDA (SD Association) do ba hăng lớn lập ra là Sandisk của Mỹ, Toshiba và Panasonic của Nhật. Ngày nay, SDA đă có đến 1.000 doanh nghiệp thành viên trên khắp thế giới. Dù Huawei tuyên bố là chuẩn bị đưa ra một loại thẻ nhớ riêng để dùng cho các thiết bị do họ sản xuất, nhưng liệu cả thế giới bên ngoài Trung Quốc có chấp nhận nó hay không, khi mà các thiết bị hiện có hoặc sắp sản xuất của thế giới không chấp nhận "một kẻ lạc loài" như nó?

    - Chip xử lư: Sau khi ARM tuyên bố ngưng hợp tác với Huawei, doanh nghiệp Trung Quốc lên tiếng rằng họ đă có kế hoạch tự thiết kế và sản xuất chip riêng ḿnh. Theo thông tin của Asia Nikkei Review, dù rằng từ năm 2004, Huawei đă thành lập công ty con HiSilicon để thiết kế chip, nhưng công ty này là một Fabless Semiconductor Company, chỉ thiết kế chip mà không trực tiếp sản xuất. Và các thiết kế này lại hoàn toàn dựa theo các kiến trúc đă được ARM cấp phép trước đây. HiSilicon phải thuê hăng Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) để sản xuất chip. Nghĩa là Huawei chẳng có bản thiết kế riêng và không có nhà máy chuyên dụng (Semiconductor Foundry/Fabrication plant) để làm chip.

    Theo Financial Times, phần mềm chuyên dụng để thiết kế chip mà HiSilicon đang sử dụng là do các doanh nghiệp Mỹ cung cấp, có thể không được nhận các bản cập nhật, hoặc bị cắt quyền sử dụng sau lệnh cấm của chính phủ Mỹ. Điều quan trọng hơn nữa là HiSilicon chỉ thiết kế một phần nhỏ trong các loại chip mà Huawei đang sử dụng và các chip lơi quan trọng trong thiết kế là do Intel và nhiều hăng Mỹ cung cấp. Việc xây dựng một nhà máy có công suất lớn để đáp ứng nhu cầu của Huawei (chỉ riêng smartphone là 208 triệu chiếc năm 2018, có nghĩa là 208 triệu con chip) có chi phí khoảng hơn 1 tỉ USD, có khi lên đến 3 - 4 tỉ USD như các nhà máy sản xuất CPU của Intel và mất thời gian từ 3 - 5 năm. Theo một báo cáo của Gartner, công ty tư vấn nổi tiếng của Mỹ, chi phí xây dựng nhà máy sản xuất chip đang ngày càng tăng, dự kiến đến năm 2020 sẽ lên đến từ 8 - 10 tỉ USD, đây là một trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp muốn đầu tư xây dựng nhà máy mới. Một vấn đề nữa là khi Huawei xây dựng xong nhà máy th́ công nghệ chip thế giới đă đi trước một quăng khá xa.
    Giả định Huawei có thể sản xuất được chip để thay thế hàng nhập khẩu, nhưng một điện thoại di động không chỉ có chip xử lư, nó c̣n bao gồm nhiều linh kiện khác, ví dụ bộ nhớ flash và bộ xử lư tín hiệu do Micron, Skyworks, Qorvo của Mỹ sản xuất. Các sản phẩm của Huawei hiện nay sử dụng phần lớn các linh kiện do Mỹ sản xuất. Họ phải t́m nguồn khác thay thế, một việc chẳng dễ chút nào trong bối cảnh hiện nay. Và việc tích hợp những linh kiện thay thế đó vào hệ thống Huawei để hoạt động trơn tru là một công việc hết sức gian nan. (TNO)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 24-05-2019, 03:58 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 21-12-2018, 03:49 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-12-2018, 03:05 AM
  4. Replies: 5
    Last Post: 18-11-2013, 12:41 PM
  5. Replies: 6
    Last Post: 12-05-2013, 05:07 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •