Năm 1922, đối với nhóm Ngũ Long, có hai sự kiện quan trọng xẩy ra: Phan Châu Trinh gửi thư ngỏ cho Nguyễn Ái Quốc và ông gặp Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh tại Pháp. Hai sự kiện này chứng tỏ Phan Châu Trinh sửa soạn về nước, đoạn tuyệt với Nguyễn Tất Thành, và t́m sự đồng thuận của những người chủ trương ôn hoà như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh. Về tới Sàig̣n năm 1925, Phan Châu Trinh gửi gấm "đại sự" cho Phan Khôi.

Năm 1922 là năm bản lề, đánh dấu ngơ quặt của nhóm Ngũ Long: Bắt đầu về nước tranh đấu. Người đầu tiên là Nguyễn An Ninh. Về bối cảnh chung, 1922 có một số sự kiện xẩy ra:
Hội chợ đấu xảo được tổ chức ở Marseille.

Đầu năm1922, Phan Châu Trinh xuống Marseille để làm việc tại hội chợ. Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, đại diện các nhà văn nhà báo Bắc Kỳ sang dự đấu xảo.

Tháng 2/1922, Phan Châu Trinh gửi thư ngỏ cho Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 5/ 1922, Phan Châu Trinh gặp gỡ các nhà trí thức sang Pháp dự hội chợ.

Tháng 6/1922, Vua Khải Định tới Pháp. Một phong trào bài kích nhà vua nổi lên với Thất điều thư của Phan Châu Trinh (kể bảy tội của vua Khải Định) với các bài báo và vở kịch Dragon de bambou (Rồng Tre) (1) kư tên Nguyễn Ái Quốc.

Nhóm Ngũ Long đả kích vua Khải Định là lẽ tất nhiên, tuy lời lẽ có hơi quá đáng v́ sự thực th́ nhà vua cũng không c̣n quyền hành ǵ cả. Nhưng có hai sự kiện đáng chú ư hơn là việc:

1- Phan Châu Trinh viết bức thư ngỏ gửi Nguyễn Ái Quốc đề ngày 18/2/1922.

2- Phan Châu Trinh gặp gỡ Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh.

I- Lá thư ngỏ của Phan Châu Trinh gửi Nguyễn Ái Quốc

Trước hết, tại sao Phan Châu Trinh lại gửi cho Nguyễn Ái Quốc, mà không gửi cho Nguyễn Tất Thành? Dù ông thừa biết Nguyễn Tất Thành không phải là tác giả những bài kư tên Nguyễn Ái Quốc.

Lư do nằm trong nội dung lá thư: Phan Châu Trinh viết chung cho các tác giả kư tên Nguyễn Ái Quốc và có đoạn viết riêng cho Tất Thành, người chính thức nhận tên Nguyễn Ái Quốc.

Khi nhắn các tác giả viết bài kư tên Nguyễn Ái Quốc, ông viết:
"Thực trạng dân t́nh thế thái bên nhà, bọn ḿnh biết rơ, bấy lâu nay, bọn ḿnh ở bên này có đăng báo chương, hô hào các hạng người Pháp có lương tâm ngơ hầu giúp người An Nam đánh đổ cường quyền áp chế, nhưng kết quả chẳng được là bao. Cái khát vọng b́nh đẳng, tự do, bác ái mà ông Mạnh Đức Tư Cưu [Montesquieu], ông Lư Thoa [Rousseau] khởi xướng chẳng nhỏ được giọt nào trên đất An Nam ḿnh" (Theo bản dịch của Hoàng Xuân Hăn, in trong cuốnNhững hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911/1925 của Thu Trang, Đông Nam Á 1983 trang 135-140).

Trong một đoạn khác, ông viết:

"Bấy lâu nay, tôi cùng anh và Phan [Văn Trường] đàm đạo nhiều việc, măi tới bây giờ anh cũng không ưa cái phương pháp khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của tôi. C̣n tôi thời lại không thích cái phương pháp ngọa ngọa chiêu hiền, đăi thời đột nội [ngồi ngoài đợi thời] của anh và cả cái dụng lư thuyết thâu nhân tâm của Phan. Bởi phương pháp bất hoà mà anh đă nói với anh Phan là tôi là hạng hủ nho, thủ cựu. Cái điều anh gán cho tôi đó, tôi chẳng giận tư nào cả, bởi v́ suy ra th́ tôi đă thấy rằng: Tôi đọc chữ Pháp bập bẹ, nên không am tường hết sách vở ở cái đất văn minh này. Cái đó tôi đă thua anh xa lắm, đừng nói ǵ đọ với anh Phan."

Tuy Tây Hồ dùng chữ anh, nhưng lời nhắn vẫn hướng về cả ba người trẻ Ninh, Truyền và Thành (hai ông Phan cùng thế hệ), ông trách họ dám coi ông là hủ nho, thủ cựu, và hướng về Tất Thành, c̣n có ư mỉa mai: Tôi đọc chữ Pháp bập bẹ, nên không am tường hết sách vở ở cái đất văn minh này. Cái đó tôi đă thua anh xa lắm, đừng nói ǵ đọ với anh Phan."

Rồi ông tiếp tục mắng mỏ lối viết báo tiếng Tây: "Tôi coi lối ấy phí công mà thôi. Bởi v́, quốc dân đồng bào mấy ai biết chữ Tây, chữ quốc ngữ, cầm tờ báo mà đọc nổi".

Và ông kiên quyết trở về với chủ trương của ḿnh: "Theo ư tôi th́ ḿnh mà học hỏi lư thuyết hay, phương pháp tốt, tóm thâu được chủ nghiă, có chí mưu cầu lợi quyền cho quốc dân, đồng bào th́ đừng có dùng cái lối nương náu ngoại bang để rung chuông gơ trống, mà phải trở về ẩn náu trong thôn dă, hô hào quốc dân đồng bào, đồng tâm hiệp lực đánh đổ cường quyền áp chế, ắt là thành công. Anh không nghe lời tôi nói, anh ở hoài bên này, cứ cái lối đó th́ tài năng của anh khác ǵ công dă tràng".

Để nhắn riêng Nguyễn Tất Thành, ông nhấn mạnh những điểm sau đây:
"Tôi biết anh hấp thụ được cái chủ nghiă của ông Mă Khắc Tư [Karl Marx] ông Lư Ninh[Lénine] nên tôi cũng đem chuyện hai ông ấy mà giảng dẫn cho anh rơ". Rồi ông kể lại việc cảKarl Marx lẫn Lénine đều có một thời bị đuổi ra nước ngoài, nhưng sau đó họ đều t́m cách trở về nước để tranh đấu và ông kết luận: "Cứ xem hai ông Mă, Lư mà anh tôn thờ chủ nghĩa, có ông nào dùng cái lối nương náu đất người mà làm quốc sự cho ḿnh, như anh đâu? Bởi vậy, quả như anh tôn thờ lư thuyết hai ông ấy th́ anh nghe tôi mà về quảng cáo cho quốc dân đồng bào."

Rồi ông nói về những h́nh phạt dành cho đường lối bạo động: "Ông Đề Thám bị bêu đầu giữa chợ, Ông Phan Đ́nh Phùng bị đào mả ném xuống sông, ông Hàm Nghi, Duy Tân, Thủ Khoa Huân bị đầy biệt xứ và nhiều không kể xiết sự đầu rơi máu chảy". Cuối cùng ông khuyên Tất Thành nên về nước để "mưu đồ đại sự".

Lá thư ngỏ này, chắc Phan Châu Trinh đă đưa cho Nguyễn Văn Vĩnh một bản để dịch sang tiếng Pháp v́ chúng tôi thấy bản tiếng Pháp và bản dịch ra quốc ngữ (từ bản tiếng Pháp) trong tập tài liệu tựa đề Kỷ niệm 115 ngày sinh ông Nguyễn Văn Vĩnh, do gia đ́nh ấn hành năm 1997. Bản dịch được trích dẫn trên đây là bản dịch của Hoàng Xuân Hăn do Thu Trang t́m thấy trong hồ sơ mật thám, và theo Hoàng Xuân Hăn th́ đây cũng chỉ là một bản chép lại.

Lá thư này rất quan trọng, v́ nó xác định những điểm khác biệt tư tưởng trong nhóm Ngũ Long do chính ng̣i bút của Phan Châu Trinh viết ra:

1- Phan Châu Trinh không đồng ư với đường lối tranh đấu của nhóm Tây học: theo ông, việcviết các bài báo tiếng Pháp đả kích thực dân trên báo Pháp là vô ích. Tư tưởng của Rousseau và Montesquieu không thể đến được với dân Việt Nam.

2- Ông xác định một lần nữa phương pháptranh đấu của ông: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

3- Ông chống lại cách mạng bạo động và kêu gọi về nước tranh đấu bất bạo động.

Xin nhắc lại: Con đường đấu tranh chung của nhóm Ngũ Long là đuổi Pháp, giành độc lập và dân chủ hoá đất nước. Nhưng họ khác nhau ở cách thực hiện các mục đích này:

- Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền, chủ trương dùng ng̣i bút (tiếng Pháp) để đấu tranh trên đất Pháp (và sau này trên đất Việt), vạch tội ác của chính quyền thực dân, đánh động người Pháp dân chủ, để họ băi bỏ chế độ thuộc địa.

- Phan Châu Trinh viết nhiều kiến nghị cho toàn quyền Albert Sarraut, yêu cầu thay đổi chính sách cai trị.

- Nguyễn Tất Thành chủ trương cách mạng bạo động theo con đường cộng sản.

Trong ba điểm chính mà Phan Châu Trinh nêu ra trong lá thư ngỏ gửi Nguyễn Ái Quốc, chỉ có điểm thứ nhất là hoàn toàn khác biệt với đường lối của nhóm Tây học: Họ chủ trương vạch tội ác của thực dân trên báo, t́m sự hưởng ứng của người Pháp dân chủ, để nước Pháp băi bỏ chế độ thực dân; nhưng Phan Châu Trinh lại cho rằng cách ấy vô ích. Ngược lại Phan Văn Trường cho rằng việc Phan Châu Trinh viết thư yêu cầu toàn quyền và chính quyền thực dân thay đổi chính sách là vô ích.

C̣n hai điểm sau, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh và về nước tranh đấu bất bạo động của Phan, đều được sự hưởng ứng của Trường, Ninh và Truyền. Có thể bốn người đă bàn bạc với nhau để thành lập kế hoạch "Ngũ Long tề khởi". Duy Nguyễn Tất Thành hành động khác.

Phan Châu Trinh công bố thư ngỏ tháng 2/1922. Nguyễn An Ninh là người về nước đầu tiên, mùa thu 1922. Ra báo La cloche fêlée ngày 10/12/23. Phan Văn Trường về tới Sàig̣n ngày 21/1/1924. Năm 1924, Ninh sang Pháp ở lại khoảng một năm và đón Phan Châu Trinh về nước tháng 6/1925. Năm 1927, Ninh lại sang Pháp, lo liệu mua vé tàu cho gia đ́nh Nguyễn Thế Truyền về nước.

Vậy chương tŕnh "Ngũ Long tề khởi" mà Phan Châu Trinh đề xướng, đă được nhóm Tây học thực hiện. Dĩ nhiên là họ không làm theo cách của Tây Hồ mà làm theo cách của họ: Đem tư tưởng tự do dân chủ của Pháp về truyền bá tại Việt Nam và chống thực dân bằng báo tiếng Pháp trên đất Việt. Nguyễn An Ninh là người "theo sát" nguyện ước về nước tranh đấu trong ḷng dân tộc của Phan Châu Trinh. Nguyễn Thế Truyền khi bỏ báo Le Paria để làm báo Việt Nam Hồn, có thể đă nghe lời Phan Châu Trinh.

Các sự kiện này được Hồ Hữu Tường ghi lại trong hồi kư, như sau:
"Theo lời cụ Phan Văn Trường thuật lại, th́ năm 1922, khi Nguyễn An Ninh sắp sửa về nhà mà sáng lập tờ báo La Cloche fêlée, th́ cụ Phan Châu Trinh có đưa ra một phân công, gọi là "ngũ long tề khởi". Tại quê nhà, bầu không khí thực dân và phong kiến c̣n quá nặng, Ninh lănh sứ mạng đem tư tưởng dân quyền của Pháp ra mà "dĩ di diệt di".

Nên chi báo của Ninh nêu lên đường lối là "cơ quan tuyên truyền cho tư tưởng Pháp" (organe de propagande des idées françaises).(...) C̣n hai cụ Phan th́ chờ Ninh xung phong, dọn dẹp chông gai bên nhà, hai cụ sẽ về góp sức mà tiến lên gây một phong trào dân chủ. Nhưng mà theo kế hoạch nầy, phân ra th́ có, mà tụ lại th́ chưa. Năm 1925, quả Ninh có rước hai cụ Phan về xứ. Nhưng sang năm 1926, cụ Tây Hồ ĺa trần, Ninh lo tổ chức quần chúng, giao cho cụ Trường đứng mũi chịu sào tờ L'Annam. Rồi Ninh vào tù, cụ Trường ba ch́m bẩy nổi, bị án tù, sang Paris chịu vào khám.C̣n Tất Thành mang tên chung là Nguyễn Ái Quốc, theo cộng sản luôn, một đi không trở lại.

Nguyễn Thế Truyền vào đảng cộng sản Pháp, mượn phương tiện mà thành lập Việt Nam Hồn, sau đổi lại là Hồn Việt nam, rồi Phục Quốc... " (Hồ Hữu Tường, 41 năm làm báo, Đông Nam Á, Paris, 1984, trang 24-25).

II - Phan Châu Trinh gặp Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh tại Pháp năm 1922

Hội chợ đấu xảo ở Marseille là cơ hội để Phan Châu Trinh hành động. Ông xuống Marseille đầu năm 1922, để làm việc và cũng để tiếp xúc với những người Việt sang Pháp dự đấu xảo. Quan trọng nhất là những buổi gặp gỡ giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh. Qua những tài liệu được biết, th́ ít nhất có hai lần: một lần ở Marseille và một lần tại Paris.

1- Theo một mật báo gửi về sở An Ninh Marseille ngày 11/5/1922, có cuộc gặp gỡ giữa ba người: Phan Châu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh. Trong cuộc họp này, Phan Châu Trinh ngỏ ư muốn lật đổ Nam triều, lập Quốc hội An Nam với các dân biểu để cai trị cùng với chính phủ Pháp. Nhưng Nguyễn Văn Vĩnh khuyên không nên, v́ người trí thức và người dân vẫn c̣n gắn bó với nền quân chủ. Vả lại vua nước Nam không giống như vua Louis 14 hay 16 của Pháp đă áp bức làm khổ dân; và người dân An Nam cũng chưa đủ tŕnh độ để sử dụng quyền Quốc hội. Phải chờ. Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh nói sẽ suy nghĩ xem có thể đóng góp ǵ cho chương tŕnh hành động của Phan Châu Trinh. (Theo Thu Trang, Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911/1925, Đông Nam Á 1983, trang 160).

2- Một buổi họp mặt khác, được ông Lê Thanh Cảnh ghi lại trong tập Kư ức về trường Quốc học (có lẽ đây là nội san của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Quốc Học), và in lại trong tập tài liệu tựa đềKỷ niệm 115 ngày sinh ông Nguyễn Văn Vĩnh, do gia đ́nh ấn hành năm 1997, tập III, trang 21. Rất tiếc người biên tập không ghi rơ nguồn tham khảo: nội san số mấy, năm tháng nào v.v... Tuy nhiên, nếu dựa vào mấy chữ "câu chuyện năm mươi năm trước" mà tác giả ghi trong "Lời người viết", th́ có thể đoán bài này được viết vào khoảng 1970-1975 ở trong Nam, v́ tác giả dùng hai chữ "anh Quốc" rất tự nhiên.

Dưới tựa đề "Thử đi t́m một lập trường tranh đấu cho dân tộc Việt nam", trước hết ông Lê Thanh Cảnh thuật lại bối cảnh cuộc họp mặt: Nhân dịp phái đoàn Nam triều đi dự cuộc triển lăm do Pháp Quốc Sử Địa tổ chức tại Ba Lê "Ô. Trần Đức nói khẽ vào tai tôi, bảo hai anh em chúng ḿnh mời bốn cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Ngọc Thiện, Cao Văn Sến đến chiều hôm ấy dùng cơm tại khách sạn Montparnasse. Chúng tôi nhân mời thêm cụ Phan Tây Hồ, anh Quốc, vợ chồng Trần Hữu Thường và ông Hồ Đắc Ứng".

Đáng chú ư nhất là đoạn tác giả ghi lại cuộc tranh luận giữa năm nhân vật: Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Cao Văn Sến, Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Chúng tôi trích lại những đoạn chính, lướt qua ư kiến Phan Châu Trinh (giống như những điều ông đă viết trong thư gửi NAQ) mà chú trọng vào ư kiến những người khác:

"Cụ Tây Hồ bắt đầu nói: Tôi đă gặp Nguyễn Ái Quốc từ 10 năm trước đây mà tôi thấy anh chủ trương cách mệnh triệt để quá táo bạo nên tôi không thể theo anh được, và anh cũng không chấp nhận đường lối của tôi. (...)

Anh Quốc tiếp lời: Mấy hôm nay anh Cảnh qua đây có tiếp xúc nhiều với tôi và có nói cho tôi một câu ước mơ của cụ Trần [Cao] Vân: Nếu cuộc khởi nghiă của vua Duy Tân thành công th́ sau này việc đầu tiên của chúng ta sẽ làm là viết chữ Việt Nam không phải chữ "Tuất" một bên, mà phải viết chữ Việt là Phủ Việt, "Ŕu Búa", mới kiện toàn được sự nghiệp cách mệnh. Sở dĩ tôi chủ trương cách mệnh triệt để là xưa nay muốn giành độc lập cho tổ quốc và dân tộc th́ không thể nào ngă tay xin ai được mà phải dùng sức mạnh như cụ Trần Cao Vân đă nói là phải dùng BÚA R̀U.

Ô. Nguyễn Văn Vĩnh cướp lời ngay, đă bênh vực chủ trương của ḿnh và cũng để giác ngộ anh Quốc - Tôi đă từng đứng trong hàng ngũ Đông Kinh Nghiă Thục cùng các bậc tiền bối và rất đau đớn thấy hàng ngũ lần lượt tan ră và hầu hết phần tử ưu tú chiến sĩ quốc gia bị tiêu diệt: Hết phong trào Đông Kinh Nghiă Thục, đến chiến khu Yên Thế của Đề Thám ở Bắc, rồi đến vụ xin thuế ở miền Trung... (...)

Bao nhiêu chiến sĩ đều gục ngă hoặc c̣n vất vưởng sống ở Côn Đảo, Thái Nguyên, Lao Bảo hay Banmêthuột. Bạo động như anh Quốc nói là thậm nguy! (...) Sở dĩ tôi theo lập trường TRỰC TRỊ (administration directe) là kinh nghiệm cho tôi thấy Nam Kỳ trực trị tiến bộ quá xa hơn Trung Bắc. Mà Bắc Kỳ nhờ chế độ mập mờ, nửa Bảo Hộ nửa Trực Trị (không công khai) mà c̣n hơn Trung Kỳ quá xa. (...).

Cứ trực trị cái đă rồi sau khi được khai hoá theo đà tiến bộ th́ tức khắc dân chúng tự có sức mạnh mà trồi đầu lên. Nói Trực trị tôi chẳng khi nào chịu giao nước Nam cho Tây đâu. Quá khứ đường lối tranh đấu của tôi, cuộc đời thiếu thốn của tôi đă hùng hồn bảo đảm cho lời nói của tôi hôm nay.

Ô. Phạm Quỳnh tiếp: Có lẽ ngay trong tiệc này tôi đă thấy có rất nhiều lập trường tranh đấu chống lại chủ thuyết mà tôi hoài băo: "QUÂN CHỦ LẬP HIẾN". Nói đến quân chủ th́ phần đông tỏ vẻ lo sợ chế độ chuyên chế. Nhưng xin đồng bào trương mắt nh́n hai nước Anh và Nhật. Với nền Quân chủ họ đă văn minh tột mức và dân chủ c̣n hơn các nền dân chủ cộng hoà khác nhiều lắm. (...) Vua chỉ là người đứng lên "thừa hành" bản hiến pháp mà chính nhân dân toàn quốc được triệu tập dự thảo và quyết định (...)"

Sau lời Phạm Quỳnh biện hộ cho chế độ quân chủ lập hiến, đến lời Cao Văn Sến biện hộ cho việc dùng văn minh Tây phương để tiến hành dân chủ; và nh́n nhận rằng ở Nam Kỳ đồng bào tiến bộ hơn nên thực dân không dám ăn hiếp như ở Trung và Bắc. Ông Lê Thanh Cảnh viết tiếp:

"Tôi khẩn khoản xin quư cụ là bậc tiền bối nên thảo luận ngay một kế hoạch hay hệ thống nào để làm việc cho có hiệu quả về sau.

Anh Quốc nóng nẩy bảo ngay: Th́ xin Chú nói ngay ư kiến của Chú ra.


Tôi tiếp lời: Cũng như anh đă trả lời cho cụ Phan mấy hôm trước đây, tôi muốn nghe ngóng tất cả để sau này áp dụng một chủ nghiă thực tiễn, lấy Văn hóa Việt Nam làm gốc. Có thế mới hợp với tính t́nh dân tộc Việt Nam: Hành động ǵ bây giờ là thất bại ngay, mà cũng như cụ Phan Tây Hồ đă trịnh trọng cảnh cáo hai anh em chúng tôi mấy kỳ gặp gỡ trước đây, mà tôi rất bái phục: "Vô bạo động, bạo động tắc tử, vô vọng ngoại, vọng ngoại tắc ngu. Dư hữu nhất ngôn dĩ cáo ngộ đồng bào. Viết: Bất như "Học".

Anh Quốc quát to tiếng: "Nầy cụ Tây Hồ, nếu Cụ qua làm Toàn Quyền Đông Dương thay mặt thực dân cũng chỉ nói như thế thôi. Bó tay mà chịu lầm than sao? Không được!

Tôi sợ anh Quốc đi quá trớn, đứng lên thưa, ôn hoà: Tôi xin anh suy nghĩ thêm về lời khuyên của Cụ Tây Hồ. Nếu chúng ta khôn khéo th́ "bất chiến tự nhiên thành".

Anh Quốc lại quát lớn: "Lại thêm chú này nữa ḱa!"

Tôi được dịp kịch liệt bác bỏ luận điệu anh Quốc và bênh vực chủ thuyết của cụ Tây Hồ".

Lời lẽ trong cuộc tranh luận này được ông Cảnh ghi lại theo trí nhớ, có thể không đúng nguyên văn, nhưng phản ảnh được không khí buổi họp và xác định một số thông tin sau đây:

- Chủ trương trực trị của Nguyễn Văn Vĩnh dựa trên sự quan sát t́nh h́nh dân trí trong Nam cao hơn Bắc và Trung. Việc này được chứng minh qua t́nh h́nh báo chí mở rộng tại Nam Kỳ và những phong trào chống Pháp rất mạnh trên báo ở trong Nam do Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, rồi nhóm Trốt kít... viết.

- Nguyễn Tất Thành phản đối Phan Châu Trinh bằng lời lẽ nặng nề, khác hẳn cung cách "chú cháu" ngày trước, nhưng lại không có phản ứng ǵ đối với quan điểm của Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Cao Văn Sến.

- Để bảo vệ quan niệm bạo lực cách mạng, Nguyễn Tất Thành đưa ra biểu tượng Búa Ŕu, của đảng cộng sản,nhưng lại giải thích bằng Hán tự và dùng ư nghiă Búa Ŕu của Trần Cao Vân. Sau này Trần Huy Liệu cũng đề cao vai tṛ Trần Cao Vân nhưng bị Phan Khôi phản bác, Phan Khôi cho rằng Thái Phiên mới là người chủ chốt trong vụ vua Duy Tân, Trần Cao Vân chỉ là "nửa là nhà nho gàn, nửa là thầy bói kiêm thầy pháp". (Trong bài Địa vị của Thái Phiên và Trần Cao Vân trong cuộc biến ở Huế năm 1916, Sông Hương số 7, năm 1936).

Những sự kiện này, mới xem qua, gần như không đáng lưu ư, nhưng sự thực nó có tầm quan trọng: Việc đề cao Trần Cao Vân là để nâng cao biểu tượng Búa ŕu của đảng cộng sản, gắn liềnBúa Ŕu với h́nh ảnh cách mạng của vua Duy Tân. Và có lẽ Phan Khôi đă thấy chủ đích ấy, ông thấy nó trái ngược với sự thật lịch sử nên ông phản bác lại bằng loạt bài trên báo Sông Hương năm 1936.

Hai buổi họp mặt ở Marseille và Paris năm 1922, chứng tỏ Phan Châu Trinh sửa soạn con đường về nước, ông muốn chia sẻ quan điểm đấu tranh của ḿnh và t́m sự hợp tác của Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh.
Lá thư của Phan Châu Trinh và sự phản bác kịch liệt Tây Hồ của Tất Thành ở Montparnasse, chứng tỏ sự đoạn tuyệt giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, từ 1922.

Nguyễn Tất Thành, người (ban đầu) Phan thân nhất, coi như cháu, lại cùng chung một nền giáo dục nho học như ông, có thể Phan đă hy vọng Tất Thành sẽ "nối nghiệp", nhưng Tất Thành lại theo con đường trái ngược: chủ trương bạo động cách mạng và không về nước theo kế hoạnh "Ngũ Long tề khởi" do ông đề xướng.

Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước t́m người thừa kế. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Tây Hồ không chọn Nguyễn An Ninh? Mặc dù, Nguyễn An Ninh là nhà cách mạng nổi tiếng từ thời niên thiếu mà thành tích chống Pháp đă trở thành huyền thoại: "Thi đậu bằng Brevet Elémentaire [tương đương với Trung học phổ thông], nhà ái quốc đi làm báo tiếng Pháp, do người Pháp điều khiển. Trong thời gian làm báo, dù chỉ là một cộng sự viên tầm thường, lượm tin chó cán, nhưng Ninh đă nổi tiếng rồi, v́ sự bất khuất, hay đập lộn với người Pháp, hay chưởi người Pháp.

Chính trong thời gian nầy, trong nước xẩy ra nhiều chuyện bạo động, nào Phan Xích Long khởi nghiă, Trần Cao Vân rước vua Duy Tân rời kinh thành Huế, Lương Ngọc Quyến bạo động ở Thái Nguyên. Dù những phong trào ấy bị thất bại, song gieo vào ḷng người dân thời đó một mầm mống sâu đậm trong cơi ḷng, trong số đó có nhà ái quốc thanh niên Nguyễn An Ninh" (Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, Phương Lan Bùi Thế Mỹ, trang 10) (2).

Nhưng Nguyễn An Ninh Tây quá, sôi động quá. Phan Châu Trinh muốn một người nho học, điềm tĩnh, gần gụi với tư tưởng của ông hơn, và ông đă t́m thấy trong nhà nho Phan Khôi.

III. Đám tang Phan Châu Trinh - Sự xuất hiện của Phan Khôi

Phan Châu Trinh chủ trương "Ngũ Long tề khởi" từ năm 1922, nhưng đến tháng 6/1925, ông mới về được nước, và đến tháng 3/1926, ông mất.
"Cụ Phan Châu Trinh về Sàig̣n một lượt với Ninh, đương ở nhà Ninh tại Quán Tre, kẻ thăm, người viếng rần rần rộ rộ" (Lê Văn Thử, Hội kín Nguyễn An Ninh, trang 25).

Nguyễn An Ninh bị bắt hôm trước (đêm 20/3/1926) th́ hôm sau Phan Châu Trinh mất (24/3/1926). Phương Lan Bùi Thế Mỹ thuật lại như sau:

"Chính Đặng Văn Kư, theo sự uỷ thác của Ninh, vào tù, lo săn sóc bịnh t́nh cụ Phan Châu Trinh. Khi cụ Phan bịnh nặng, Kư cùng với các bạn đem dời cụ Phan lên nhà cụ Nguyễn An Cư; chú ruột của Ninh trị bịnh rồi cụ Phan mất tại đấy. Đặng Văn Kư hợp với Huỳnh Đ́nh Điển, Phan Khôi đem cụ Phan về khách sạn Bá Huê Lầu, đường Pellerin giờ là Pasteur do Huỳnh Đ́nh Điển là chủ nhơn khách sạn, thành lập ủy ban làm quốc táng, Phan Khôi đảm nhận viết lời hiệu triệu quốc dân. Đặng Văn Kư nhóm Jeune Annam lo liên lạc t́m đất chôn".(Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, Phương Lan Bùi Thế Mỹ, trang 130). Bùi Thế Mỹ viết nhầm một chi tiết: Ninh uỷ thác cụ Phan cho Đặng Văn Kư từ trước, trước khi vào tù. V́ khi Ninh vào tù th́ cụ Phan mất.

"Lễ quốc táng của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh được tổ chức châu đáo vĩ đại. Quàn xác gần một tuần, tại Bá Huê Lầu của Huỳnh Đ́nh Điển, người chen chúc vô dâng hương nhà chí sĩ không biết bao nhiêu mà đếm. Nườm nượp ra vô cả ngày lẫn đêm. Ngày đưa đám thiên hạ trùng trùng điệp điệp từ bốn phương xa gần tụ họp tới. Sấp hàng từ đầu cầu Mống, cái cầu ở tận trên đường Thống Nhất. Câu đối, tràng hoa tiễn đưa vô số kể." (Phương Lan Bùi Thế Mỹ, trang 164).

Sự thành công trong việc tổ chức đám tang vĩ đại của Phan Châu Trinh là do nhiều yếu tố hợp lại, chúng tôi sẽ bàn đến trong một dịp khác. Ở đây chỉ xin nhắc đến sự đóng góp của một người, ở hậu trường, đă nổi trội, có "công" hơn: Nhiều dấu hiệu cho thấy từ khi về nước, Phan Châu Trinh đă t́m Phan Khôi để gửi gấm "đại sự".

Về việc này, Nguyễn Q. Thắng viết: "...năm 1925 khi về nước, Phan Châu Trinh đă cho vời Phan Khôi vào Sàig̣n để viết một quyển sách về đời hoạt động và sách lược cứu nước của Tây Hồ. Phan Khôi đă viết xong bản thảo có tên "Phan Châu Trinh" nhưng bị phủ toàn quyền Đông Dương cấm in. Bản thảo đă thất lạc (theo "mật báo về tác phẩm Phan Châu Trinh của Phan Khôi" của sở mật thám Nam Kỳ, gởi thống đốc Nam Kỳ kư ngày 1/6/1926). Sách "Phan Châu Trinh" dày 94 trang đánh máy, do nhà in Xưa Nay của Nguyễn Háo Vĩnh xuất bản nhưng không phát hành được." (Nguyễn Q. Thắng, Phong Trào Duy Tân, những khuôn mặt tiêu biểu, trang 478).

Vậy Phan Khôi là ai? Năm 1925, Phan Khôi chưa phải là một tên tuổi nổi trội trong giới báo chí tranh đấu như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường. Nhưng Phan Khôi đă bắt đầu sự nghiệp làm báo với hai nhà báo lừng danh Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh, những người mà Phan Châu Trinh t́m gặp năm 1922 ở Pháp. Phan Khôi được Phan Châu Trinh giao cho việc viết lại lịch sử đời ḿnh.

Từ trọng trách ấy, Phan Khôi đảm nhiệm viết lời Hiệu triệu quốc dân trong đám tang Phan Châu Trinh.

Đón đọc: Phan Khôi và và sự chôn vùi Phan Khôi.

* Source: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...-cho-phan-khoi