Tại các hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa bế mạc hôm 15/11/2018 tại Singapore, nhân vật được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất đến các diễn biến trong khu vực lại là lănh đạo duy nhất vắng mặt : tổng thống Mỹ Donald Trump, đă để cho người phó của ḿnh là Mike Pence đi thay. Tuy nhiên, theo giới quan sát, dù không hiện diện bằng xương bằng thịt, bóng dáng ông Trump đă chi phối hội nghị Singapore.

Theo ghi nhận của hăng tin Anh Reuters, một vị thủ tướng đă cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh có thể gây ra một "hiệu ứng domino" của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong khu vực. Một lănh đạo khác th́ lo ngại trước khả năng trật tự thế giới lại bị chia rẽ thành hai khối đối nghịch nhau như thời chiến tranh lạnh trước đây. Tất cả những điều đó đều bắt nguồn từ các chính sách của đương kim tổng thống Mỹ, người đă khởi động cuộc đọ sức thương mại gay gắt với Trung Quốc.
Theo ông Malcolm Cook, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á Yusof Ishak tại Singapore, điều oái oăm ở hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này là "người lănh đạo quan trọng nhất và được nói đến nhiều nhất… - tức là tổng thống Trump - lại là người duy nhất không hiện diện".

Thế nhưng ảnh hưởng tổng thống Mỹ lại được thấy trong rất nhiều động thái của các nước c̣n lại, mà nổi bật nhất là sự kiện các nước quốc gia từ Nam Á đến Đông Á đă đẩy nhanh tốc độ h́nh thành các mối quan hệ đa phương về thương mại và đầu tư giữa các nước với nhau.
Trung Quốc, nước bị Mỹ coi là đối thủ chủ chốt, đă góp phần thúc đẩy chiều hướng này, một cách để đối phó với Mỹ.
Đối với ông Simon Tay, chủ tịch Viện Quan Hệ Quốc Tế Singapore, khi không đến Singapore, tổng thống Mỹ Donald Trump đă vô t́nh giúp các quốc gia châu Á gắn kết lại với nhau một cách dễ dàng hơn.
Theo chuyên gia kỳ cựu này, vào lúc các chính sách của ông Trump có khuynh hướng phá vỡ trật tự tự nhiên mà châu Á phụ thuộc, việc ông Trump có biểu hiện lơ là châu Á, không có mặt tại chỗ để trấn an, đă tạo ra tâm lư bất an trong vùng và các nước châu Á đă phải "cố t́m ra những phương cách hoạt động mà không dựa vào Mỹ quá nhiều".
Cũng như đối với hội nghị ASEAN ở Singapore vừa kết thúc, tổng thống Trump cũng sẽ bỏ qua Thượng Đỉnh APEC tại Papua New Guinea vào cuối tuần.
Vào năm 2017, ông Trump đă tham dự cả hai cuộc họp ASEAN và APEC, nhưng quyết định không đến châu Á của ông năm nay, đă làm dấy lên hoài nghi về chiến lược khu vực của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc.
Phó tổng thống Mike Pence, người đại diện cho tổng thống Trump tại Singapore, đă liên tục khẳng định rằng cam kết của Hoa Kỳ đối với vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương rất "kiên định và bền bỉ".
Tuy nhiên, trong tư cách là phó tổng thống, những tuyên bố trấn an của ông Pence được cho là chỉ có sức nặng tương đối mà thôi.


Phó TT Mỹ mỉa mai TQ: Chúng tôi không d́m đối tác xuống biển nợ


Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại hội nghị APEC ở Papua New Guinea ngày 17/11. Ảnh: AFP.

"Chúng tôi không d́m đối tác của ḿnh xuống biển nợ. Chúng tôi không cưỡng ép hay buộc các bạn thỏa hiệp sự độc lập của quốc gia. Chúng tôi không mời chào các bạn về vành đai bóp nghẹt hay con đường một chiều", Phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói trong bài phát biểu ngày 17/11 tại hội nghị cấp cao APEC ở Papua New Guinea, ám chỉ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Công kích Vành đai, Con đường

Phát biểu trước các lănh đạo tham dự hội nghị ở Papua New Guinea, ông Pence khẳng định nước Mỹ có "cách tiếp cận đúng nguyên tắc" trong việc hỗ trợ tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương, theo Straits Times.
Dù bài diễn văn kéo dài 25 phút của phó tổng thống Mỹ không một lần đề cập đến sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc, nó đủ để người nghe nhận thấy ông đang muốn ám chỉ mô h́nh cho vay của Trung Quốc, theo South China Morning Post.

"Có nước đang chào mời các nước Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương và khắp nơi trên thế giới vay tiền phát triển cơ sở hạ tầng, thế nhưng những điều khoản vay lại vô cùng mờ ám", ông nói.
"Những dự án mà nước này hỗ trợ thường thiếu tính bền vững và có chất lượng kém. Tuy nhiên, các khoản vay thường đi kèm nhiều ràng buộc và dẫn đến nợ nần chồng chất", phó tổng thống Mỹ ám chỉ t́nh trạng nhiều nước trong khu vực, như Sri Lanka, Malaysia hay Maldives không đủ khả năng thay toán các khoản vay từ Trung Quốc.
"Với tất cả sự tôn trọng, tôi muốn khuyên các nước trong khu vực và trên thế giới rằng: đừng chấp nhận những khoản nợ nước ngoài có thể khiến các bạn đánh mất chủ quyền", ông Pence nhấn mạnh trong bài phát biểu ngay sau Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh.
"Hăy bảo vệ lợi ích của các bạn, sự độc lập của các bạn. Và hăy như nước Mỹ, luôn đặt đất nước của các bạn lên hàng đầu", ông kêu gọi các nước trong khu vực ủng hộ "sự lựa chọn tốt hơn" thay v́ để nền kinh tế rơi vào bẫy nợ.
Trong bài phát biểu ngay trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh kêu gọi thúc đẩy hợp tác ṭa cầu và thương mại quốc tế. Ông cho rằng mọi vấn đề đều có thể được giải quyết thông quan tham vấn và đối thoại.
"Lịch sử đă chứng minh rằng khi xảy ra đối đầu, dù thông qua h́nh thức chiến tranh lạnh hay chiến tranh nóng, không ai là người chiến thắng", ông cảnh báo.
"Chúng ta cần chấm dứt sự kiêu ngạo và định kiến, tôn trọng và đón chào các nước khác, tự hào về sự đa dạng của thế giới", nhà lănh đạo Trung Quốc nói.


Ông Mike Pence gián tiếp nhắc lại vụ chạm trán giữa tàu khu trục USS Decatur và tàu chiến Trung Quốc ngày 30/9 tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Right Click on image, choose "see image only" on menu to view full size

Bài phát biểu của phó tổng thống Mỹ cũng mô tả những nguyên tắc nền tảng trong tầm nh́n của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương tự do và rộng mở, như: quyền tự do hàng hải và hàng không, sự tôn trọng chủ quyền các nước và các quyền cá nhân.
Ông cũng gửi đi thông điệp cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục tham gia các hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông.
"Mỹ sẽ tiếp tục làm đúng theo các quyền tự do trên những vùng biển và vùng trời có ư nghĩa quan trọng đối với thịnh vượng của đất nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục cho thuyền và máy bay hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và cần thiết đối với lợi ích quốc gia", ông cho biết.
"Những hành động quấy phá sẽ chỉ khiến chúng tôi quyết tâm hơn. Chúng tôi sẽ không thay đổi con đường đă chọn", phó tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Phát biểu trên của ông Mike Pence có thể nhằm nhắc đến vụ chạm trán mới nhất giữa tàu khu trục USS Decatur với tàu chiến Trung Quốc cuối tháng 9, tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hải quân Mỹ cho biết tàu Trung Quốc đă áp sát nguy hiểm, chặn đầu tàu Decatur dẫn đến nguy cơ xảy ra va chạm.
Trong một động thái tăng cường hiện diện quốc pḥng ở khu vực, Phó tổng thống Mỹ cũng thông báo nước này sẽ hợp tác cùng Papua New Guinea và Australia nâng cấp căn cứ hải quân Lombrum trên đảo Manus.

Đối trọng Trung Quốc ở khu vực


Nhiều chuyên gia nhận định nỗ lực đẩy mạnh hỗ trợ tài chính của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương là nhằm đối trọng chính sách đối ngoại và sức ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỹ đă tăng gấp đôi gói hỗ trợ lên 60 tỷ USD thúc đẩy khối tư nhân hợp tác đầu tư với các nước trong khu vực.

Mỹ cũng vừa thông qua Đạo luật Cải thiện Tận dụng Đầu tư Hướng đến Phát triển (BUILD) nhằm hiện đại hóa hoạt động hỗ trợ tài chính, thiết lập một cơ quan mới với nhiều quyền hạn hơn trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân.

Nhiều nước ASEAN đă bày tỏ lo ngại phải chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời căng thẳng giữa hai cường quốc có thể dẫn đến bất ổn kinh tế hoặc căng thẳng quân sự.
Phó tổng thống Mike Pence trong khi đó khẳng định rằng sẵn sàng hợp tác với mọi quốc gia trong khu vực. Ông nhấn mạnh Washington vẫn t́m kiếm một mối quan hệ tốt hơn với Bắc Kinh, nhưng cần dự trên nguyên tắc công bằng, có qua có lại và tôn trọng chủ quyền.
"Dù Mỹ vẫn cương quyết giữ lập trường, chúng tôi tin rằng hai nước có thể đạt được các bước tiến. Trung Quốc sẽ có một vị trí quan trọng trong tầm nh́n của chúng tôi về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương tự do và rộng mở, với điều kiện họ lựa chọn tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng, ủng hộ thương mại tự do, công bằng và có qua có lại", ông nhấn mạnh.
"Chúng tôi đă hành động quyết liệt để giải quyết sự mất cân bằng thương mại với Trung Quốc. Mỹ đă áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và có thể tăng gấp đôi con số này. Mỹ sẽ không thay đổi con đường đă chọn, trừ khi Trung Quốc thay đổi cách hành xử", ông cảnh báo.
RFI/ ZingNews