Page 350 of 471 FirstFirst ... 250300340346347348349350351352353354360400450 ... LastLast
Results 3,491 to 3,500 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3491
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo và hết

    Vẫn đủ tỉnh táo quan sát bàn tiệc, tôi thấy tay của Giám Đốc luồn vào váy Thơm. Phó Giám Đốc đang “Bóp đất nặn tượng” trên ngực cô gái ngồi cạnh.

    Ông chuyên gia Hàn Quốc quỳ xuống vùi đầu vào háng một cô khác. Tôi cứ ăn, mặc kệ sự đời, ăn ráo riết, món nào ngon là gắp, tôi mong mình có được dạ dầy của cá voi và sự dũng mãnh của hổ báo vào giây phút này, mấy khi...

    Hai két bia hết sạch, rượu cũng thế, Phó Giám Đốc gọi: Cho thêm hai két nữa, và rượu nếp cho đối tác Hàn Quốc.
    Giám Đốc phấn khích: Cứ uống cho đã, khỏi sợ say, ai nôn cứ việc nôn, đã có cháo yến và súp vi cá giã rượu.

    Đến lúc cả ba ông “ Cho chó ăn chè” , họ nôn thốc lên bàn, tôi phải cố kìm nếu không cũng cho ra sản phẩm vì cái mùi hết sức khó chịu...

    - Ba anh say rồi, để em lấy khăn ướp lạnh lau mặt cho – Thơm nói.

    - Khỏi ! Giám Đốc bảo, rồi tiếp: Nếu các em ăn hết chỗ bọn anh nôn ra, anh sẽ cho mỗi em ba trăm Dolars.

    Tôi ngỡ ngàng vì cái sự thách đố, cả triệu Dolars thì cũng chẳng dám.
    Đã thế, tôi phải dịch lại cho ông chuyên gia Hàn Quốc biết được nội dung sự thách đố này theo lệnh của Giám Đốc.

    Cô gái ngồi gần tôi nhấp nhổm mắt lòe lên ánh đỏ (y hệt mắt nhím khi bắt đèn). Chỉ một thoáng lưỡng lự, các cô tiếp viên cúi xuống, húp, nuốt, liếm hối hả và tốc độ còn nhanh hơn khi tôi ăn món thịt nhím om sả mà Hồng thường chế biến.

    Ông Kim Young Sam vừa cười, vừa nói: Quả như Giám Đốc của ông nói lúc đầu, đất nước này thật lắm điều kỳ diệu.

    Tôi lảng sang chuyện khác để kìm lại sự nhục nhã, uất ức: Tôi muốn rủ ngài đi săn nhím. Thịt loài gậm nhấm này tuyệt vời khi nấu với sả.
    Mắt ông ta sáng lên: Tôi rất thích săn bắn, tuần sau được không?
    Tôi trả lời: Vâng ! Tuần sau.

    Bụng chị Thản đã to, anh Bảo vui lắm, anh nói: Bốn nhăm tuổi tớ mới chuẩn bị được làm bố. Tôi hỏi: Anh thích con trai hay con gái?

    Anh cười khì khì: Đầu gái, thứ là trai để nối dõi tông đường.
    Chị Thản lườm anh: Đẻ một đứa thôi, nhà mình nghèo lấy gì mà nuôi.
    Anh Bảo nói: Vùng than được mệnh danh là:”Vàng đen của tổ quốc”, thời đổi mới công nghiệp sẽ phát triển lo gì công ăn việc làm.
    Chị Thản gắt: Chờ đấy, vàng đâu chẳng thấy, chỉ hít bụi than lỗ mũi thọc tay vào đen sì...

    Đúng hẹn, tôi và ông Kim Young Sam đi săn nhím. Trời mưa mỏng, cuối hè hiếm có những cơn mưu dữ dội, lũ nhím có vẻ lười biếng trong việc kiếm ăn, chúng ít ra khỏi hang, quá nửa đêm mới hạ được một con, bù lại đó là con nhím quái dị lông đỏ au.

    Ông Kim nói: Điềm gở, theo quan niệm dân tộc tôi, đây là nhím chúa, cái chết của nó báo hiệu sự bất hạnh...

    Chợt vang trong đêm tiếng nổ dữ dội không bình thường như tiếng mìn phá đá, âm thanh lay động những hạt mưa bám trên lá rơi lọt vào cổ khiến tôi rùng mình...

    ...Tôi về nhà lúc ba giờ sáng, mệt mỏi rã rời tưởng ngủ được ngay nhưng trằn trọc mãi, cảm giác bất an từ khi nghe tiếng nổ...con nhím lông đỏ au...lời ông Kim về điềm gở cứ ám ảnh.

    Sáu giờ sáng ông Cúc tới phòng tôi, mặt tái xanh, miệng lắp bắp: Vợ chồng anh Bảo chết rồi.
    Ông kể: ..Chị Thản trở dạ, anh Bảo và ông đưa chị vào bệnh viện huyện. Chị Thản tuổi cao nên đẻ khó phải mổ mới bảo đảm tính mạng cho chị và đứa con.

    Bác sĩ phụ trách khoa sản yêu cầu phải có số tiền hai triệu vì phải tiếp máu. Tôi và anh Bảo cuống lên chạy về nhà, tôi lục vét được một triệu, anh Bảo “tổng động viên” túi trên, túi dưới gộp lại vẫn không đủ.
    Năn nỉ mãi gã bác sĩ vẫn lắc đầu quầy quậy...Thế là...

    Khi người hộ lý báo tin chị Thản đã tắt thở, cứ ngỡ anh Bảo phải lồng lên, nhưng không, mắt anh khô khốc, anh nói với bác sĩ : Cho tôi vào nhìn mặt vợ lần cuối.

    Trên đường về anh nói: Sẽ có trận đánh cuối cùng sau chiến tranh...
    Tôi ngắt lời ông Cúc: Bác chẳng nhạy cảm chút nào.

    Ông Cúc kể tiếp: Theo sự phán đoán của mọi người, anh Bảo buộc thuốc nổ vào người lao vào phòng gã bác sĩ và điểm hỏa, anh ấy từng được mệnh danh là vua chất nổ mà...

    Thảo nào! Vào thời điểm ấy ̣(khi cùng ông Kim Young Sam đi săn nhím) tôi đã nghe thấy tiếng nổ dữ dội…Anh Bảo và chị Thản ơi !

    Hai triệu, không bằng số tiền ông Giám Đốc trả cho cô phục vụ ăn hết mọi thứ ̣nôn ra trong nhà hàng Biển Đông !!!

    Ông Cúc mếu máo: Cái Hồng theo bạn bè buôn mắt mèo sang Trung Quốc, con ơi ! (lần đầu tiên ông gọi tôi bằng con) . Hai tuần rồi không thấy nó về, ba nhờ con tìm cái Hồng dùm .

    Tôi muốn hét lên nhưng cổ họng tắc nghẹn !!!

  2. #3492
    Tran Truong
    Khách
    Truyện ngắn Chị Cả Bống xuất hiện đầu tiên trên báo Người Hà Nội, số ra ngày 8/6/05. Lập tức toàn bộ số báo bị tịch thu. Ông phó tổng biên tập cho in bài "nổi loạn" này bị mất chức. Tác giả đang bị công an hù dọa liên tục. Hiện tại số báo ngày 8/6 này đang được phô tô truyền tay nhanh chóng tại Hà Nội, vượt xa cả số phát hành chính thức là 2000 tờ. Những số báo đă lỡ gởi ra trước khi có lệnh tịch thu mà các đại lư nhanh tay giấu được ngay lập tức được bán với giá gấp 10 lần ( 20. 000 đồng một tờ). Tại Sài G̣n nơi tác giả lấy bối cảnh để viết, giá lên gấp hai mươi, ba mươi lần


    Chị Cả Bống


    5 giờ rưỡi sáng, kỹ sư Hoàng thức dậy, vợ và đứa con trai mười tuổi của anh đang ngủ say. Đứa con gái 17 tuổi của anh đêm qua không về, chị giúp việc cũng đă dậy từ lúc nào, đèn dưới bếp hắt lên mấy vệt sáng le lói qua khe cửa.

    Mười phút cho việc vệ sinh cá nhân, 25 phút cho việc mở các loại cửa. Như mọi nhà trong thành phố, từ lâu anh đă biến căn hộ của ḿnh thành một pháo đài.

    Các cửa sổ ngoài việc lắp chấn song bằng thép dày, c̣n được giằng ngang ba ống thép to bằng cổ tay, chia đều từ trên xuống dưới.

    Cửa đi cũng bằng thép đúc, bên ngoài dán một lớp gỗ mỏng. Tính từ trong ra đến cửa, c̣n năm lớp cửa như thế, tất cả đều có khoá đặc biệt, mỗi cửa gồm ba chiếc khác loại nhau.

    Mở đến lần cửa cuối cùng th́ vợ con anh cũng vừa trở dậy. Những việc chuẩn bị cho một ngày mới diễn ra đă thành nếp. Sau khi dặn ḍ kỹ lưỡng chị giúp việc hai vợ chồng dắt xe đi làm.

    Chị kiêm thêm nhiệm vụ đưa con tới trường, chiều về ghé qua chợ mua thức ăn cho ngày hôm sau. Trước khi ra cổng, anh một lần nữa kiểm tra trên người vợ con xem có đeo bất cứ loại trang sức nào không, nhắc vợ cẩn thận kẻo bị cướp...

    Anh lại lần lượt khoá tất cả các cửa từ trong ra ngoài, trong lúc vợ đứng giữ xe.
    Đứng bên ngoài tḥ tay qua các lỗ cửa thực hiện những thao tác của người mù, mười phút nữa cho công việc ấy, xong xuôi vợ chồng con cái chia thành hai ngả phóng xe đi.

    Kỹ sư Hoàng làm việc tại một cơ quan thiết kế gần trung tâm thành phố.
    Mới ngoài 40 mà tóc anh đă gần như bạc trắng, thằng con trai lớn 19 tuổi đang ở trung tâm cai nghiện, đứa con gái thứ hai 17 tuổi đua đ̣i chúng bạn bỏ cả học đi vũ trường thâu đêm, suốt sáng.

    Không phải vợ chồng anh không biết dạy con mà là bất lực. Con đường đời biết bao nhiêu cạm bẫy, nó gài khắp mọi nơi, mọi chốn, gài trên mỗi bước chân.

    Già đời chững chạc như vợ chồng anh, ngày nào cũng phải nhắc nhau từng tí một mà vẫn ngay ngáy lo rằng không biết lúc nào, cái bẫy nào sẽ ụp xuống ḿnh đây?

    Kỹ sư Hoàng chợt lạnh người. Có tiếng c̣i nghe rợn tai, một cảnh sát giao thông bước quả quyết từ trên vỉa hè xuống đường vừa tuưt c̣i, vừa chỉ thẳng cái dùi cui vằn vện vào mặt anh, một cảnh sát khác ngồi vắt vẻo trên yên xe máy phân khối lớn sơn màu trắng.

    Chưa kịp hiểu ḿnh có sai luật hay không anh vội đạp phanh, chiếc xe dừng tắp lại.

    Kiểm tra giấy tờ!

    Người cảnh sát vừa rút chiếc c̣i ra khỏi miệng vừa giơ tay lên mũ chào như một cái máy, vừa ra lệnh cho anh.
    Cầm giấy tờ của anh đưa cho anh cảnh sát ngồi trên chiếc xe phân khối lớn, anh cảnh sát ấy lại tiếp tục đút c̣i vào miệng cầm gậy trỏ xuống đường chọn bắt xe khác.

    Anh cảnh sát ngồi trên chiếc xe phân khối lớn, lướt qua đống giấy tờ của một anh khác. Không nói năng anh ta đưa mắt ngó lơ đi chỗ khác như thể chờ ai đến đọc giùm.

    Cũng như một cái máy, kỹ sư Hoàng dựng xe, móc bóp, rút ra một tờ đẹp đẽ vuông vắn có in h́nh lănh tụ, bước tới chỗ anh ta.

    Đến cơ quan, vừa kịp giờ làm việc, chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia là một thẩm phán toà án, người đang xử lư vụ kiện đ̣i nợ của cơ quan anh.

    Bằng một giọng rất lễ phép anh thẩm phán nhắc khéo anh rằng vụ kiện của cơ quan anh sẽ có thể bị đ́nh chỉ v́ phía anh chưa nộp chi phí cho việc thẩm tra.

    Nhân tiện anh ta nhắn rằng bữa nhậu chiều qua v́ điện thoại cho anh không được mà anh ta và đám chiến hữu bên viện kiểm soát phải kư nợ nhà hàng một khoản kha khá, lúc nào anh ghé qua thanh toán giùm...

    Chiều hôm đó về nhà, kỹ sư Hoàng chưa kịp mừng v́ tin cô con gái đă trở về đang nằm bẹp trên gác th́ đă nghe vợ mếu máo báo tin chiếc xe máy của chị bị cướp, mẹ con phải đi bộ về.

    Thực ra chị đă dối anh, chiếc xe máy đó chị đă buộc phải thế chấp để chuộc cô con gái từ cái động của một mụ tú bà, v́ cô c̣n nợ mụ một khoản tiền vay mua son phấn với mức lăi 40 % một ngày.

    Thế coi như của đi thay người. Kỹ sư Hoàng chưa kịp phát điên lên v́ giận dữ th́ may quá nhà có khách.
    Ông trưởng khu phố và mấy cán bộ của Uỷ ban lừng lững bước vào:

    - Chúng tôi đến nhắc anh về khoản đóng góp xây nhà tù - Ông trưởng khu vào đề ngay, nhân tiện báo để anh biết tháng trước có xe chở vật liệu đến đây, anh đă thuê thợ sửa nhà mà không xin phép.
    Uỷ ban đă nắm được việc này, nếu anh không thu xếp ngay th́ sẽ bị lập biên bản thu giữ giấy tờ nhà, giấy tờ đất.

    Kỹ sư Hoàng ngớ ra, quả thật tháng trước anh có thuê thợ lắp thêm một lần cổng nữa, phải xây mấy mét vuông tường, tưởng việc nhỏ, không phải xin phép, ai ngờ...
    Thôi đành "thu xếp" cho mấy vị trong Uỷ ban, nhưng c̣n khoản đóng góp xây nhà tù?

    - Can phạm bây giờ nhiều quá - ông trưởng khu phố giải thích. Đấy anh xem, trong nhà gặp lưu manh, ra đường đụng kẻ cướp, đủ các kiểu ăn cướp; rồi c̣n lũ ăn trộm, lừa đảo cho vay nặng lăi, nhà tù nào cũng chật ních, phải xây thêm.

    Ngân sách không kham nổi phải áp dụng phương pháp "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Phố ta được giao chỉ tiêu góp vốn xây 500 mét vuông nhà tù, thế mà ngẫm lại vẫn chưa đủ cho số tội phạm của chính phố ta đang nằm trong đó, chưa kể số sắp phải vào tù nay mai...

  3. #3493
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Đoàn cán bộ khu phố về được một lúc th́ lăo Tiến cụt gị đến, đó là một lăo già vô tích sự nhà kế bên.
    Lăo bị cụt một bên gị từ hồi chiến tranh, giờ sống bằng số tiền thương tật, thỉnh thoảng con cháu dấm dúi gặp chăng hay chớ cho thêm.

    Suốt ngày chẳng làm tṛ ǵ, chỉ hay la cà hết nhà này đến nhà khác kiếm câu chuyện làm quà. Nhà kỹ sư Hoàng là một trong những nơi lăo hay ṃ đến. Lăo dở hơi ấy liến thoắng như thể đă tỏ tường mọi chuyện:

    - Họ đến đ̣i tiền đóng góp xây nhà tù phải không? Anh kỹ sư này tôi nói anh xem có đúng không nhé:
    - Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá, phải góp tiền xây nhà tù cho bọn bất lương ở, lại c̣n phải nai lưng nuôi chúng nữa, trong khi bọn lưu manh ngày càng chiếm đa số, người lương thiện ngày càng giảm đi.

    Biết đâu đến một lúc nào đó, những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho ḿnh.
    Khi ấy tất nhiên bọn lưu manh tha hồ ở ngoài, v́ lương thiện bây giờ đâu có nhiều nhặn ǵ, vừa bắt chính bọn chúng phải nai lưng ra làm đề nuôi người lương thiện, như thế có phải là công bằng không?

    Kỹ sư Hoàng ph́ cười v́ cái lư sự ấy của lăo Tiến cụt, vừa lúc ấy, chuông điện thoại trong nhà đổ dồn, vợ anh nghe xong, mặt tái mét ra báo tin dữ:

    - Anh tới ngay bệnh viện Chúng Sinh. Thằng Phúc con chị cả bị cướp giật té xe, chấn thương sọ năo đang nằm cấp cứu trong ấy.

    Chị Cả Bống là chị gái kỹ sư Hoàng ở dưới quê, anh chị có ba thằng con trai th́ hai thằng lớn theo bố làm nghề xin đểu kiêm trấn lột ở bến đ̣ Đuôi Cáo bị đâm ḷi ruột, chết cả ba bố con từ năm kia.

    Cũng là cái số thôi. Làng khối người làm nghề ấy hoặc hao hao nghề ấy mà có sao đâu, chỉ thỉnh thoảng lại thấy đi ở tù, vài năm về c̣n lưu manh hơn trước.

    May c̣n lại một ḿnh thằng út tên Phúc ngoan, hiền, học giỏi. Năm ngoái đỗ đại học lên ở kư túc xá.

    Nó thương cậu mợ Hoàng nghèo nên không muốn nhờ vả. Chị Cả bán hết mảnh vườn c̣n lại sắm cho nó cái xe máy cũ làm phương tiện đi lại.

    Hôm ấy đang làm cỏ ngoài đồng có người gọi về cái trạm điện thoại công cộng ở đầu làng báo tin nó bị nạn.
    Chị nghe nhắn lại mà muốn quỵ luôn xuống ruộng. Vội vă chạy về nhà, chị vét vội mấy bơ lạc, bơ gạo nếp cho vào mấy cái bao ruột tượng tất tả chạy ra bến đ̣ Đuôi Cáo.

    Vừa mới mon men gạ bán ở các hàng quán quanh đó, bất ngờ gặp mấy anh quản lư thị trường, chị bị bắt vào trụ sở.

    Lạy van thế nào họ cũng không nghe, c̣n dẫn hết "nghị định 01" đến "thông tư 04" ǵ đó ra đọc sang sảng vào hai cái tai đă chỉ c̣n nghe thấy tiếng lùng bùng của chị.
    Kết quả mấy bơ lạc ấy bị tịch thu v́ lư do bao b́ không có nhăn hiệu hàng hoá !

    Thật khốn khổ cho chị, chỉ do cuống lên v́ đứa con cuối cùng c̣n sót lại đang gặp nạn, muốn bán tống bán tháo mấy món tài sản ít ỏi ấy cho thật nhanh để lấy tiền đi xe lên thành phố.

    Chứ có phải chị buôn gian bán lận ǵ đâu ? C̣n tiền thuốc thang, nói dại, nếu nó bị nặng chị chưa biết sẽ trông vào đâu, một viên thuốc cảm bằng cái cúc áo bây giờ giá bằng ba bốn cân thóc.

    Giờ th́ ngay đến việc lên nh́n mặt con cũng bị chặn đứng lại rồi. Không có tiền ai người ta cho chị đi xe hàng trăm cây số?

    Càng nghĩ chị càng quưnh quáng chân tay, cuống cuồng, đứng chôn chân một chỗ, đầu óc mụ đi, mắt ráo hoảnh, vô hồn nh́n phía trước như một bức màn sương...

    Bỗng từ trong cái màn đục lờ ấy, một bóng trắng hiện ra quằn quại, máu bê bết hiện ra chập chờn lúc xa xa, lúc ập ngay trước mặt, gió lạnh quất gai người.

    Phảng phất màu tanh của máu tươi. Tai chị nghe rơ ràng tiếng kêu cứu của đứa con trai. Chị bàng hoàng nhận ra đó là tiếng rên từ địa ngục, tiếng của một âm hồn không c̣n ở cơi nhân gian này nữa:

    - Mẹ ơi, con chết rồi. Họ đang mổ bụng con. Mẹ ơi...

    Chị cả Bống hốt hoảng lao tới, giơ hai tay túm lấy bóng con, chợt cái bóng như có người giằng lấy, chập chờn quăng qua quăng lại trước mặt chị rồi mờ dần mờ dần, vẫn c̣n ri rỉ tiếng kêu cứu của oan hồn, rồi tất cả lịm đi .

    Cả tiếng kêu cứu lẫn cái bóng máu me chợt tắt ngấm bởi một tràng cười ré lên sằng sặc như của lũ ma quỷ nhưng không phải vọng lên từ địa ngục, tiếng cười ấy rơ ràng đang ở cơi nhân gian hiện hữu này...

    Chị cả Bống sau này phát điên không về làng nữa, cứ lê la liếm láp ở quanh cái bến đ̣ có cái tên rất ấn tượng là bến đ̣ Đuôi Cáo ấy.

    Nhưng chị không điên ngay lúc đó, có người chứng minh là sau khi ra khỏi trụ sở ban quản lư thị trường chị vẫn c̣n tỉnh táo nhớ ra trong người c̣n sót mấy đồng tiền lẻ.

    Chị lần vào trạm điện thoại công cộng gọi điện báo cho cậu em trai. Đó là tất cả những ǵ chị làm được cho đứa con. Sau đó chị mới phát điên.

  4. #3494
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Kỹ sư Hoàng đến bệnh viện Chúng Sinh th́ trời đă tối. T́m tới pḥng cấp cứu, anh hỏi thăm nạn nhân tên Phúc, cô hộ lư mặc blu trắng bảo:

    - Biết ai là phúc với hoạ ǵ ở đây. Đi mà hỏi trực ban.

    Pḥng cấp cứu rộng mênh mông, đầy những giường là giường, giường nào cũng ít nhất hai người nằm trở đầu đuôi.

    Đủ các kiểu tai nạn, vỡ đầu, găy chân, ḷi ruột, ḷi xương. Ánh đèn nê ông trắng bệch soi loang lổ những máu me bông gạc

    Nồng nặc một thứ mùi vừa tanh tanh máu, vừa ngầy ngậy thuốc tây. Bóng những blu trắng đi qua lại giữa các giường như ma trơi. Làm sao nhận ra đứa cháu bây giờ ?

    Kỹ sư Hoàng vội vă đến pḥng trực ban. Pḥng trực ban cấp cứu nằm cuối dăy hành lang đầy những kẻ nằm người ngồi vạ vật rất chi là bệ rạc.
    Trong pḥng có mấy người cũng mặc blu trắng đang chụm đầu bàn bạc nhỏ to:

    - Cái mật hôm trước bán vội quá. Ngay hôm sau có người tới trả cao hơn cả chục triệu, tiếc đứt ruột - một người nói

    - Cái này đếch bán nữa, đem ngâm rượu. Hũ rượu trước hết con mẹ nó rồi. Mấy lăo hen suyễn kinh niên uống vào là khỏi, để giành bán cho các lăo ấy. Gớm họ vừa chi tiền vừa cám ơn rối rít ấy chứ - một người khác nói

    - Thôi được rồi! Người thứ ba nói - các ông xuống làm ngay đi, thằng này căn cước ghi rơ ràng: - 19 tuổi. Đă kiểm tra, đảm bảo c̣n nguyên dương ( đàn ông chưa xuất tinh lần nào) chết do chấn thương sọ năo vừa được mấy phút.
    Cái mật này mới tuyệt hảo, để quá hai tiếng có mà hỏng mẹ nó cả ch́ lẫn chài. Đă điện thoại cho bên công an rồi, họ bảo cứ mổ đi, có ǵ đừng "quên" họ là được.

    Hai người kia vội vă đứng dậy lao nhanh ra khỏi pḥng, vừa lúc ấy kỹ sư Hoàng bước vào:

    - Bác sĩ làm ơn cho hỏi thăm nạn nhân tên Phúc, 19 tuổi, sinh viên năm thứ hai, nghe nói bị chấn thương sọ năo có cấp cứu ở đây không, nằm giường số mấy? Tôi là cậu ruột cháu - kỹ sư Hoàng vừa hỏi vừa tự giới thiệu .

    Anh bác sĩ c̣n lại trong pḥng thoáng một chút giật ḿnh. Anh ta làm như nghĩ ngợi điều ǵ rồi ngập ngừng:

    - Tên Phúc, sinh viên, 19 tuổi.. A... anh... à bác ngồi chờ cháu một lát.

    Linh cảm thấy có ǵ nghiêm trọng xảy đến với đứa cháu, lại cứ tưởng anh bác sĩ kia v́ thông cảm với nỗi đau của ḿnh mà chưa nỡ nói ngay.

    Kỹ sư Hoàng vừa lo sợ vừa cảm động nh́n anh bác sĩ đang cúi gằm mặt, tay lần giở một cuốn sổ to tướng chậm răi lần một hồi. Mồ hôi đă toát ra lấm tấm trên khuôn mặt đỏ như gà chọi, anh bác sĩ chợt ngẩng lên bảo:

    - Trong sổ này không thấy có tên Phúc. Bác ngồi đây chờ cháu đi lấy sổ khác. Nhớ là đừng đi đâu đấy.

    Nói xong anh ta gập sổ rồi vội vă ra khỏi pḥng, không quên đóng sập cửa lại, c̣n một ḿnh trong pḥng, kỹ sư Hoàng ḷng như lửa đốt.

    Bỗng chuông điện thoại reo vang, một hồi, hai hồi... chừng như người đầu dây bên kia có việc cần gọi cho bằng được.

    Kỹ sư Hoàng do dự giây lát rồi nhoài người với lấy cái ống nghe, định nói cho bên kia chờ lát nữa gọi lại. Vừa áp ống nghe lên tai, kỹ sư Hoàng chợt nghe ngay một giọng nói dằn từng tiếng:

    - Trực ban cấp cứu phải không? Bảo với pháp y rằng cái mật lần này tuyệt đối không được bán nghe chưa! Chú Sáu bên Uỷ ban đăng kư rồi đấy.

    Kỹ sư Hoàng chưa kịp hiểu mô tê ra sao th́ người đầu dây bên kia đă dập máy.
    Sau khi định thần suy nghĩ kết hợp với mấy câu cuối nghe được loáng thoáng lúc mới bước vào pḥng, kỹ sư Hoàng chợt lạnh người với một nỗi nghi ngờ.

    Anh với cuốn sổ lúc năy mở ra. Ngay giữa trang cuối cùng, rơ ràng có tên nạn nhân Nguyễn Hồng Phúc, 19 tuổi, sinh viên, té xe, nhập viện lúc... giờ... ngày - người đưa đến: Phạm văn A - bạn cùng lớp.

    Bỗng cánh cửa sịch mở, anh bác sĩ khi năy ùa vào. Nh́n thấy cuốn sổ trên tay kỹ sư Hoàng, anh ta thoáng một giây bối rối rồi lập tức liến thoắng:

    - Cháu quên không đọc trang cuối, đúng là có...

    Anh ta chưa kịp nói hết câu kỹ sư Hoàng đă ngắt lời:

    - Tôi biết hết rồi, anh không phải giải thích .

    Rồi chẳng muốn nói ǵ thêm, nữa kỹ sư Hoàng ném trả cuốn sổ, hấp tấp lao nhanh ra khỏi pḥng, anh bác sĩ hé cửa ngó theo, hơi lắc đầu, mỉm một nụ cười ư nhị rồi đóng cửa lại, ung dung quay vào.

    Chuông điện thoại lại reo, anh ta cầm lấy ống nghe:

    - Dạ... dạ... à thế ạ... Báo cáo, xong xuôi cả rồi ạ. Thế th́ chú nói chú Sáu chuẩn bị rượu tốt để ngâm, cháu sẽ bảo anh em mang sang ngay bây giờ ạ.

  5. #3495
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo

    Kỹ sư Hoàng xuống đến nhà xác th́ Phúc đă nằm trong ngăn lạnh. Một không khí thê lương sặc mùi tử khí.

    Nền nhà vương đầy những bó nhang cụt, những cục nến găy, những mẩu giấy tiền vàng mă... làm quang cảnh nơi đây giống như vừa xảy ra một vụ cướp.

    Viên quản lư nhà xác nghe tŕnh bày, quan sát anh từ đầu đến chân bằng cặp mắt âm u như cặp mắt quỷ rồi chẳng nói chẳng rằng, ông ta lừ lừ tiến đến kéo một ngăn tủ ra.

    Kỹ sư Hoàng lạnh toát người nh́n trân trân cái xác... "Đúng thằng Phúc rồi, chị Cả ơi, khổ thân chị quá"
    ... Không giữ nổi b́nh tĩnh, anh khuỵu xuống gục đầu vào ngăn tủ. Mùi máu tanh tưởi ập vào giác quan.

    Anh chợt tỉnh, ngẩng phắt lên, lấy tay lật manh áo trước bụng đứa cháu... một vết mổ cẩu thả c̣n chưa khít miệng với mấy mũi khâu vội vàng, dúm dó:

    - Các người đă mổ cháu tôi... các người đă... Tôi sẽ kiện, kỹ sư Hoàng gào lên trong nước mắt .

    - Híc... viên quản lư nhà xác cất tiếng, giọng cũng âm u như phát ra từ bụng gă – Tha hồ cho ông kiện, tất cả những cái chết bất đắc kỳ tử thế này đều phải mổ hết, luật pháp quy định như vậy.
    Hừ có mà điên mới đi kiện luật pháp. À mà tôi đă vi phạm nội quy khi cho ông xem xác, lấy ǵ chứng minh ông là người nhà bây giờ ? Mời ông đi khỏi đây. Nói xong gă đưa tay đóng sập ngăn tủ lại .

    - Nhưng tôi... _Kỹ sư Hoàng chưng hửng... _ vậy c̣n cháu tôi?

    - Trước hết phải có giấy tờ chứng minh ông là người nhà của nạn nhân đă, rồi sau đó phải làm đầy đủ thủ tục mới mang được lấy xác ra khỏi đây.
    Mà ông định cơng xác trên lưng mang về hay sao? Viên quản lư lạnh lùng phán.

    Kỹ sư Hoàng có vẻ hiểu ra những việc cần làm, anh thất thểu bước ra khỏi nhà xác gọi điện về nhà bảo vợ chuẩn bị căn cước, sổ hộ khẩu lên phường xin giấy chứng nhận rồi t́m đến một tiệm bán quan tài.

    Ông chủ tiệm quan tài có tên "Nhân nghiă đường" hăng hái đón khách. Chỉ vào đống quan tài đủ các kiểu loè loẹt đang bày la liệt, bảo kỹ sư Hoàng:

    - Tuỳ bác chọn cái nào th́ chọn. Bác cho biết địa chỉ, số nhà, giờ khâm liệm... chúng tôi sẽ cho người đến lo liệu.

    - Không phải liệm ở nhà mà là ở nhà xác bệnh viện chúng sinh_Kỹ sư Hoàng ngắt lời .

    - Thế th́ không được rồi. Ông chủ Nhân nghiă đường lắc đầu - tôi không bán được cho bác đâu, cũng không làm ǵ được hết.

    - Tại sao lại như thế? Kỹ sư Hoàng kinh ngạc thốt lên?

    - Chắc đây là lần đầu tiên nhà bác có người chết ở bệnh viện - ông chủ Nhân nghiă đường giải thích - bệnh viên có luật của họ, muốn lấy được xác ra phải có cửa.
    Quan tài mua tiệm nào do họ chỉ, khâm liệm, ma chay... tất tần tật do người của họ làm hết. Có thế họ mới ăn chứ, độc quyền mà.

    - Té ra phải như vậy. Kỹ sư Hoàng cay đắng nghĩ rồi rời khỏi tiệm "Nhân nghiă đường". Quay lại chỗ nhà xác chờ một lúc lâu th́ vợ anh mang giấy tờ tới.

    Mấy đứa bạn học của Phúc biết tin cũng đă t́m đến, mang theo nhang hoa và trái cây. Lúc này đêm đă gần khuya, mắt đỏ hoe vợ anh mếu máo:

    - Ối anh ơi, vẫn chưa thấy tăm hơi chị cả đâu, em đến nhà ông chủ tịch nói măi ông ấy mới kư cho cái giấy chứng nhận, lại vừa đóng lệ phí, vừa bồi dưỡng hết mấy trăm. Cháu nó nằm đâu để em vào thắp nén nhang cho cháu.

    Kỹ sư Hoàng dẫn vợ và đám bạn của Phúc vào, tŕnh mớ giấy tờ cho viên quản lư.

    Gă này săm soi một lát rồi lắc đầu:

    - Không được, trường hợp này công an c̣n phải điều tra, vả lại khi năy ông c̣n định kiện tụng ǵ nữa cơ mà? Sáng mai đến giải quyết

    - Chẳng lẽ để đứa cháu lạnh lẽo qua đêm không một chút khói nhang an ủi linh hồn ? Kỹ sư Hoàng lúc này đă mụ mẫm hết tinh thần, cụt què cả ư chí, anh chỉ c̣n biết vớt vát như một cái máy:

    - Tôi xin ông, ấy là tôi chót nhỡ mồm . Tôi không kiện tụng ǵ đâu. Mọi việc giao cho các ông "lo" hết. Chỉ mong sao mang cháu về nhà...

    - Vậy th́ về viết cam đoan đi, viên quản lư hạ giọng - nhưng cứ phải sáng mai mới giải quyết. Không có giấy của công an th́ bố tôi cũng không dám giao xác cho các người.

  6. #3496
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo và hết

    Sáng sớm hôm sau. vừa tḥ mặt đến cổng nhà xác bệnh viện Chúng Sinh đă có mấy kẻ mặt mũi rất chi là khả nghi túm lấy kỹ sư Hoàng.

    - Xác của bác là xác tai nạn giao thông phải không ? Giá chót tám triệu, chúng em lo mọi thủ tục chiều lấy xác ra... quan tài khâm liệm 12 triệu nữa bao trọn gói - một người trong bọn bảo .

    - Tại sao lại phải đến chiều? Làm ngay trong sáng nay không được sao? kỹ sư Hoàng hỏi lại .

    - H́ các bác này đúng là chưa "chết" lần nào . Phải đợi công an người ta hoàn tất hồ sơ chứ... một người khác giải thích - Mà chúng em phải đưa bác đến làm tờ khai, chiều lấy được là con nhanh, với điều kiện phải có bồi dưỡng... không th́ cứ đợi đấy.

    Đám người ấy quả là thạo việc, rốt cục chiều hôm ấy kỹ sư Hoàng cũng đưa được xác đứa cháu về nhà sau khi đă được khâm liệm cẩn thận.

    Vẫn không thấy bóng dáng chị cả đâu, linh tính xảy ra chuyện chẳng lành, kỹ sư Hoàng bàn với vợ cùng mấy đứa bạn của Phúc trông nom nhang khói, để anh về làng đón chị Cả lên.

    Có mấy kẻ lạ mặt lảng vảng ngoài cổng nghiêng ngó hỏi thăm, mấy đứa bạn của Phúc chạy ra nghe ngóng rồi vào bảo:

    - Mấy thằng c̣ nghiă địa bác ạ. Nó bảo đất chôn mặt tiền lối đi là 12 triệu, phía trong tám triệu, chưa kể tiền lo giấy phép chôn và công đào huyệt lấp đất xây mộ, tuỳ theo to nhỏ tính riêng.

    Nếu túng tiền th́ chôn đứng. Chôn đứng rẻ hơn một nửa, tất nhiên đất rộng chỉ bằng 1/3.
    Nghiă địa bây giờ khối người phải chôn như thế, thành ra đầy những ma đứng, linh hồn đứng, đứng vĩnh hằng.

    Vội vă phóng về quê, kỹ sư Hoàng hoảng hốt lạnh người khi hàng xóm bảo chị Cả Bống đă lên thành phố từ chiều hôm qua, mấy nhà khác thấy anh về đổ đến hỏi thăm. Có người chợt nhớ ra bảo:

    - Sáng nay đi chợ thấy ở bến đ̣ Đuôi Cáo có ai nhang nhác bác Cả Bống ấy. Hay là bác sang t́m thử xem.

    Không kịp suy tính, kỹ sư Hoàng vội vă lao sang bến đ̣, t́m khắp các hàng quán hỏi thăm, ai cũng lắc đầu.

    Chợt anh nh́n thấy dưới bờ sông sát mép nước, một người đàn bà đầu tóc rũ rượi đang ngồi ném những nắm cát xuống ḍng sông...

    Kỹ sư Hoàng vừa nghi hoặc, vừa thận trọng tiến lại gần... "Ai như chị Cả? Anh cất tiếng gọi... một tiếng, hai tiếng...

    Người đàn bà chợt quay phắt lại... Đúng là chị, chị nh́n anh với đôi mắt thất thần, khuôn mặt răn reo, lem luốc cát. Bỗng chị lảo đảo lao đến, ôm chầm lấy anh, gào lên nức nở:

    - Ối ! Con ơi, con về với mẹ đây rồi, người ta cướp cái ǵ của con, con chết có đau không ? Con về đây báo oán mẹ... mẹ không đến được với con... con ơi .

    Cứ thế chị gào măi, gào măi, tiếng gào rợn cả một khúc sông . Kỹ sư Hoàng hai tay nâng khuôn mặt chị , miệng hoảng hốt nhắc đi nhắc lại:

    - Em đây mà, Hoàng đây mà!

    Xong chị đâu có nghe, đâu có thấy, chỉ một mực gào tên con... dần dần tiếng chị khản đặc chỉ c̣n như tiếng thở lào phào... Người chị bỗng lả đi, từ từ khuỵ xuống.

    Kỹ sư Hoàng quỳ xuống theo, hai chị em ôm nhau quỳ trên băi cát, hoàng hôn bắt đầu buông, trăng chiều rực lên đỏ thẫm.

    Qua màn nước mắt, anh cảm thấy tất cả không gian như ch́m trong biển máu, bên tai anh chợt vọng lên văng vẳng giọng nói của lăo Tiến cụt hôm trước:

    - Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá... biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho ḿnh.

    Phạm Lưu Vũ

  7. #3497
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    - Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá... biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho ḿnh.

    Phạm Lưu Vũ
    Một câu kết luận chính xác

    Ngay cả trên VL này cũng vậy

    Thôi th́ :

    " Ta dại, ta t́m nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. "

  8. #3498
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Một câu kết luận chính xác

    Ngay cả trên VL này cũng vậy

    Thôi th́ :

    " Ta dại, ta t́m nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. "
    Thu ăn măng trúc , Đông ăn giá ...

    Cũng chẳng được đâu chị . Giờ cái gì cũng nhiễm độc ráo trọi .Thời mạt pháp nó vậy . Chính quyền nào ,xã hội đó . Xã hội nào văn hoá đó ! Buồn mà chi .

    Không gian ảo cũng vẫn là con người . Tất cả cũng do cái văn hoá thổ tả , đem người đi trồng ... mà ra .

  9. #3499
    Tran Truong
    Khách

    Ông già ngồi bươi đống rác

    Ông già ngồi bươi đống rác




    Thành phố Hồ Chí Minh quang vinh vẫn c̣n rất nhiều rác. Hồi thời trước, Sàig̣n đă có nhiều rác, nhưng so với bây giờ th́…thua xa. Rác bây giờ chẳng những nhiều hơn mà c̣n…rải rác hơn. Điều này chẳng có ǵ khó hiểu hết. Bởi v́, trong chế độ ưu việt xă hội chủ nghĩa, cái ǵ của ta cũng đều hơn của lũ chúng nó cả: rác của chúng nó là rác tư bản, rác ngụy, c̣n rác của ta là rác…nhân dân, do nhân dân, từ nhân dân mà ra. Có chính nghĩa, hơn là lẽ tất nhiên!

    Vậy, ở một đống rác khá lớn nằm trên vỉa hè một con đừơng khá rộng trong thành phố, có một ông già ngồi ung dung như đang ngồi ở một nơi sạch sẽ ! Ông già đó tuổi cỡ ngoài tám mươi, có cḥm râu bạc giống râu bác Hồ. Ổng đội mũ tai bèo, mặc bộ đồ bà ba đen, mang dép cao su đúc. Ổng ngồi trên một ghế bằng nhựa nhỏ, thấp, loại ghế ngồi cho trẻ con. Ổng cầm cây gậy trúc dài bươi bươi rác, mắt nh́n châm chú chỗ đang bươi, mặc cho đàn ruồi bay lên đáp xuống như giành rác với ổng ! Lâu lâu, ổng nói một ḿnh: « Nó nằm lẩn đâu đây hè ! Mẹ bà nó!. »

    Đường này lúc nào cũng đông ken. Xe đạp, xe gắn máy, xe hơi…hai luồng chen nhau chạy, giành mặt đường mà chạy, ḷn lách lấn ép, bóp kèn inh ỏi. Chạy đầy đường như vậy mà chẳng ai nh́n thấy ở trên đỉnh đống rác cao nḥng đó có một ông già … Cho đến người đi bộ trên vỉa hè cũng chẳng thấy ai để ư đến ổng hết ! Hơn hai chục năm sống quen với quá nhiều nghịch lư, con người ta không c̣n nhạy cảm trước những sự bất b́nh thường . Bởi v́ cứ nh́n riết rồi quen con mắt, nên không thấy chướng , cứ nghe riết rồi quen lỗ tai nên không thấy ồn , cứ hửi riết rồi quen lỗ mũi nên không thấy hôi. Đó là một quy luật . Tiếp theo đó là một quá tŕnh đi xuống dốc của con người, vừa nhanh vừa gọn, bởi v́ nó dễ ợt hà !

    Ông già lâu lâu ngừng bươi rác, móc túi lấy bọc ni-long thuốc rồi chậm răi vấn hút . Điếu thuốc của ổng to bằng ngón tay cái, nên mỗi lần ổng nhả khói là thấy mù mịt, làm như đống rác đang ngún cháy vậy !

    Trong khi ổng hút thuốc, ổng không bươi rác . Làm như hút thuốc là qua giai đoạn ổng nghỉ xả hơi ! Ổng xoay người ra nh́n thiên hạ chạy loạn dưới đường giống như ổng đang ngồi xem kịch . Một lúc sau ổng nói một ḿnh: « Thiệt…không giống ai hết !. » Mà thiệt ! Người ta chạy đi đâu mà lúc nào cũng thấy chạy đầy đường. Người nào cũng hối hả. Người nào cũng bóp kèn. Kẹt không kẹt ǵ cũng thấy bóp kèn ! Làm như nếu không bóp kèn th́ xe sẽ…không chạy vậy !

    C̣n luật lệ giao thông th́ hầu như không có . Mạnh ai nấy chạy. Tay mặt tay trái ǵ cũng…như nhau. Đàn ông đàn bà ǵ cũng chen lấn ḷn ép…như nhau . Chẳng ai nhường ai hết . Đàn ông con trai có người ở trần bận quần xà-lỏn, có người lại mặc quần áo gin, bên trong có sơ-mi và áo gi-lê giống như đang ở xứ lạnh ! C̣n đàn bà con gái th́ phần đông ăn mặc không để … hở một chỗ nào hết .
    Áo pô-lô ngắn tay, quần dài, găng tay cao tới … nách , đội kết loại đấu thủ dă cầu, mang kiến đen, bịt mặt bằng chéo vải thêu bông hoa hay có ren giống đàn bà á-rập ! Nếu có mặc áo dài th́ cũng mang găng tay ngắn, rồi đội kết, rồi kiến đen, rồi bịt mặt ! Thành ra không nh́n ra được ai là ai hết!

    Hút tàn điếu thuốc, ông già lại quay về đống rác, châm chỉ bươi. Một lúc lại nói: « Mẹ bà nó! Tao bươi riết rồi cũng ra . Làm ǵ rồi cũng thấy!. »

  10. #3500
    Tran Truong
    Khách

    Tiếp theo và hết

    Một cô gái nhỏ xách tới xô rác đổ xuống làm lũ ruồi lúc nhúc bay lên, thấy ông già ngồi đó, cô hỏi:

    - Bộ ông không sợ hôi sao mà ngồi đó vậy?

    Ông già cười mũi:

    - Thời bây giờ, ở đâu mà không hôi không thúi, hả? Nó tràn đồng th́ ngồi ở đâu cũng vậy thôi.

    Cô gái lại hỏi:

    - Thấy ông bươi bươi. Bộ ông mất cái ǵ hả?

    Ông già ngừng tay, hỏi lại:

    - Mất hả? Mất cái ǵ? C̣n khỉ ǵ đâu mà mất!

    - Vậy chớ ông bươi rác làm ǵ? Rác bây giờ đâu c̣n có ǵ đâu mà lượm.

    Ông già cầm gậy trúc gơ gơ vào đống rác làm lũ ruồi hốt hoảng bay lên vù vù. Ổng hạ giọng:

    - Tao bươi rác để kiếm mấy thằng Việt Cộng mà hồi đó tao nuôi tao giấu trong nhà.

    Có vẻ thấy ông già … khùng quá nên cô gái bỏ đi, vừa đi vừa nói:

    - Họ là con người chớ bộ chuột bọ ǵ đâu mà ông t́m trong đống rác!

    Ông già nh́n theo, nói lớn:

    - Mà tao có nói tụi nó là con người đâu?


    Tiếng của ông bị ch́m lấp trong tiếng ồn hỗn tạp của đường phố, nên chẳng gợi được sự chú ư của ai hết. Ổng nh́n quanh, thở dài, rồi tiếp tục bươi …

    Một thanh niên đang đi trên vỉa hè bỗng tấp vô đống rác vạch quần định đứng tiểu, một tay chống nạnh, trên môi ph́ phà điếu thuốc. Ông già nói lớn:

    - Coi chừng! Nó phóng lên nó cắn sứt à!

    Gă giật ḿnh, vội vă buông quần bước đi như chạy. Vừa đi vừa nh́n lại, nét mặt c̣n đầy sợ hăi ! Ông già không nh́n theo, cũng không cười. Làm như điều ông nói là điều có thật chớ không phải đùa. Cho nên nghe ổng nói tiếp :

    - Cái lũ khốn nạn này có thứ ǵ mà tụi nó không đớp !

    Ổng nói mà đầu gậy vẫn không ngừng bươi . Bầy ruồi nhặng vẫn bay lên đáp xuống, đáp xuống bay lên, lúc nha lúc nhúc…

    Gần trưa, một người đàn bà đứng tuổi từ trong hẻm gần đó bước ra đi lại đống rác, thưa:

    - Mời ông Hai về ăn cơm.

    Ông già nói ‘ờ’ rồi chống gậy đứng lên đi. Người đàn bà cúi lấy cái ghế nhỏ, xách đi theo phía sau ông, im lặng. Cả hai đi lần vào hẻm .

    Con hẻm mới vào thấy rộng thấy thẳng, hai bên có phố lầu hai ba từng kiến trúc hiện đại, từng nào cũng thấy có máy lạnh ḷi ra coi rất … văn minh ! Hai dải phố lầu này kéo dài vào hẻm độ ba bốn mươi thước . Sau đó là một khúc quanh thẳng góc, rồi con hẻm chỉ c̣n lại không tới hai thước bề ngang, chạy quanh co rồng rắn vào tuốt bên trong tiếp nối với những con hẻm nhỏ khác không biết từ đâu tới mà cũng thấy … rồng rắn quanh co! Ở đây, nhà cửa lụp xụp hẹp té, khác hẳn với mặt tiền đồ sộ lộng lẫy. Đó là một thế giới khác, một thế giới nghèo khó núp sau cái thế giới phồn vinh bên ngoài . Người ta không thể nghĩ rằng nó nằm ngay trong ḷng thành phố, cái thành phố mang tên Người từ hơn hai mươi năm …

    Ông già và người đàn bà bước vào một căn nhà nhỏ hẹp của khu hẻm rồng rắn. Ông già nói :

    - Tao bươi hoài mà chưa gặp thằng nào hết.

    Một người đàn ông trong nhà nói cho lấy có:

    - Vậy hả ông Hai ?

    - Tụi nó chui rúc ĺ lắm . Mẹ bà nó ! Hồi đó mà tao biết như vầy, tụi nó có chung vô quần trốn , tao cũng cởi quần tao giũ cho chết cha tụi nó hết !



    …Người đàn ông trong nhà là cháu của ông già bươi rác, kêu ổng bằng ông chú, c̣n người đàn bà là vợ hắn . Hai vợ chồng đă trộng tuổi nhưng chưa có con. Họ lảnh may gia công quần áo cho một công ty may mặc, nên trong nhà lúc nào cũng nghe tiếng máy may chạy xành xạch suốt ngày. Họ ngủ trên cái gác lửng nhỏ bằng hai chiếc chiếu, c̣n ông già th́ có cái ghế bố kê trong góc nhà . Nhà nhỏ xíu nên chỉ có một bóng đèn điện treo ở giữa .

    Hai vợ chồng người cháu đem người ông về nuôi trong nhà từ ngày ổng ra tù cách đây hơn bảy năm …

    Theo lời kể lại của người cháu th́ “ông chú” ngày xưa là một nhà doanh thương - đại doanh thương - Ổng độc quyền nhập cảng vỏ ruột xe gắn máy, xe hơi, xe máy cày. Ổng có mấy kho hàng lớn ở Khánh Hội, một văn pḥng ba từng lầu ở Chợ Cũ, một vi-la to ở đường Phan Thanh Giản và một vi-la vừa vừa nằm khuất trên một đồi thông ở Đà Lạt. Vợ và hai con ổng đều ở bên Pháp để làm một “đầu cầu” bên đó . C̣n bên này ổng có một bà nhỏ lo về giao tế, xă hội và nhân viên. Lâu lâu, ổng bay qua Âu Châu thăm vợ con và làm việc với các hăng chánh ở bên đó .

    Ổng nhiều thế lực lắm. Người cháu nói:”Hồi đó, tôi đang làm thợ may cho nhà may X th́ bị động viên. Vậy mà ổng kéo tôi ra cái rẹt ! Có điều làm tôi không hiểu là ổng như vậy mà trong nhà ổng nuôi Việt Cộng không . Ngay như cái nhà trên Đà Lạt mà ổng dùng cho mấy ông lớn mượn, từ anh quản gia đến chị bếp đến mấy người làm vườn đều là cán bộ Việt cộng ráo . Ổng nuôi họ như vậy cho đến năm 1973 họ mới lần lượt rút đi …”.

    Hồi tháng tư 1975, ổng không di tản. C̣n nói: ”Cách mạng chớ bộ ăn cướp giết người đâu mà sợ!”. Sau đó mấy người ổng nuôi có về thăm, ổng cũng đăi đằng hậu hỉ. Vậy mà khi cách mạng “đánh tư sản mại bản”, ổng cũng bị “đánh” tơi bời, tài sản bị tịch thâu hết c̣n bị đi tù cải tạo nữa. Vợ lớn của ổng chết ở bên Pháp, bà vợ nhỏ đi chui rồi mất tích ở biển Đông. C̣n hai đứa con, sau này có người quen từ Paris về cho biết, đă phung phí hết tiền của mà ổng đă để cho họ bên đó rồi dọn nhà đi mất . Thành ra đi thăm nuôi ổng chỉ c̣n có vợ chồng người cháu thợ may …

    Khi ông chú được thả ra khỏi tù - nghĩa là Nhà Nước xét thấy ổng đă hoàn toàn được cải tạo - ổng đă trở thành một người khác : một người mất trí ! Người cháu nói: “Hồi đem ổng về ở với tụi tôi, tôi cũng ngại. Sợ ổng chê. Nhưng rồi ổng vẩn ở tự nhiên, không phàn nàn ǵ hết, tụi tôi cũng mừng. Rồi lo không biết chịu đựng ổng nổi không. Nhưng rồi thấy ổng không có điên loạn như những người điên khác nên tụi tôi cũng yên tâm. Ổng không nói ǵ hết, tối ngày bắc ghế ngồi dưới mái hiên hút thuốc đọc sách hoặc ngồi cả giờ nh́n đường hẻm như người ta châm chú coi ti-vi ! Vậy mà lâu lâu ổng cũng nói nhiều câu làm ḿnh ngạc nhiên tưởng như ổng là người b́nh thường. Khi ḿnh thử hỏi tiếp, khơi lại thời cũ th́ ổng lại ngẩn ngơ. Thấy tội nghiệp ! Thiệt ra, người ta chỉ thấy ổng điên là khi nào ổng đi bươi đống rác, cứ hai ba hôm là ổng đi bươi …”



    Và như vậy, “ông Đại Doanh Thương” đó bây giờ ngồi bươi đống rác giống như ổng bươi lại dĩ văng của ổng, một dĩ văng mà rác rến vun đầy. Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đă vứt bỏ trên lề xă hội, không hơn không kém …

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •