Tổng thống Mỹ trong cuộc vận động bầu cử tại sân bay Phoenix-Mesa Gateway, Mesa, tiểu bang Arizona, ngày 19/10/2018 REUTERS/Jonathan Ernst

Ngày 20/10/2018, tổng thống Donald Trump xác nhận rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung (Intermediate-range Nuclear Forces Treaty - INF), được kư vào năm 1987 giữa Washington và Matxcơva. Theo giới chuyên gia, với quyết định này của ông Donald Trump, chính quyền Washington đang tăng tốc cuộc đọ sức chiến lược dài hạn với Bắc Kinh.

Cách nay 31 năm, tổng thống Mỹ Ronald Reagan và tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là ông Mikhail Gorbatchev đă đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh lạnh khi kư kết hiệp ước INF năm 1987. Đôi bên cam kết ngưng phát triển nhiều loại tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 500-5.500 km. Hiệp ước được phê chuẩn sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng do việc Liên Xô triển khai tên lửa SS-20 mang đầu đạn hạt nhân có thể bắn tới nhiều nước Tây Âu.

Thông báo rút ra khỏi INF được Hoa Kỳ giải thích là do phía Nga đă vi phạm hiệp ước, tiếp tục chế tạo hay thử nghiệm nhiều loại tên lửa hành tŕnh có khả năng đạt tầm bắn trong khoảng từ 500-5.500 km, căn cứ theo một báo cáo thường niên của bộ Ngoại Giao Mỹ năm 2014. Nga đă bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không vi phạm hiệp ước.
Giải thích của Mỹ không được nhiều chuyên gia, trong đó có một số nhà phân tích Trung Quốc, tán đồng. Họ cho rằng mục tiêu chính của Hoa Kỳ khi quyết định rút ra khỏi INF là đối phó với Trung Quốc, vào lúc quan hệ Washington – Bắc Kinh không chỉ căng thẳng trong vấn đề thương mại mà cả trong lĩnh vực quân sự.

Theo nhận định của tờ New York Times, quyết định rút này « sẽ cho phép Mỹ đối phó với việc Trung Quốc trang bị vũ khí tại Thái B́nh Dương ». Đặc biệt là tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp, Trung Quốc đă cho cải tạo, bồi đắp nhiều băi đá ngầm thành những đảo tiền tiêu quân sự.
Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc có thể triển khai các loại tên lửa đạn đạo mà không sợ bị khống chế v́ nước này không kư kết INF. Loạt tên lửa DF và HN của Trung Quốc có tầm bắn đến 15.000km và như vậy có thể bắn tới lănh thổ Hoa Kỳ.
Theo ông Lưu Vệ Đông (Liu Weidong), chuyên nghiên cứu về nước Mỹ thuộc Học viện Khoa Học Xă Hội Trung Quốc, quyết định này của Donald Trump sẽ giúp cho quân đội Mỹ tự do phát triển cũng như là triển khai các loại vũ khí thông thường và hạt nhân trong khu vực.
Chỉ có điều, như lưu ư của chuyên gia Collin Koh, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore, khi thông báo rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước INF, Nga và Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội này như là một chất xúc tác để đẩy nhanh hơn nữa các chương tŕnh phát triển vũ khí của ḿnh.
Và như vậy, « lần đầu tiên kể từ năm 1972, nhân loại có nguy cơ rơi vào một thế giới ở đó sẽ không tồn tại một giới hạn nào đối với các nước trong việc phát triển vũ khí hạt nhân », như cảnh báo của ông Malcolm Chalmers, giám đốc học viện Royal United Services Institute, chuyên nghiên cứu về quốc pḥng, với tờ báo Anh The Guardian.

Nga phản ứng gay gắt về việc Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF

Chỉ ít giờ sau khi tổng thống Donald Trump thông báo Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân tầm trung (INF), hôm qua, 21/10/2018, Matxcơva đă nhanh chóng lên tiếng cảnh cáo quyết định này là "một bước đi nguy hiểm" và sẵn sàng có biện pháp đáp trả nếu Mỹ tiếp tục có những hành động "vụng về và thô thiển".

Thứ trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Ryabkov, được AFP trích dẫn, khẳng định việc tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân với Nga là "một bước đi nguy hiểm".
Thứ trưởng Ryabkov nhấn mạnh, hiệp ước được Washington và Matxcơva kư kết trong thời Chiến tranh Lạnh "vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc tế… hướng đến việc duy tŕ sự ổn định mang tính chiến lược". Ông Ryabkov lên án Mỹ luôn t́m cách buộc các nước khác phải nhượng bộ bằng chiến thuật bắt bí.
Lănh đạo cuối cùng của Liên Bang Xô Viết, Mikhail Gorbachev, người đă cùng tổng thống Mỹ Ronald Reagan năm 1987 kư hiệp ước trên, đă phê phán tổng thống Mỹ hiện nay "thiếu khôn ngoan", đồng thời ông kêu gọi cộng đồng quốc tế thuyết phục Washington thay đổi quyết định nhằm "duy tŕ sự sống trên Trái đất".


Cách nay 31 năm, tổng thống Mỹ Ronald Reagan và tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là ông Mikhail Gorbatchev
đă đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh lạnh khi kư kết hiệp ước INF năm 1987

Thông tín viên RFI tại Matxcơva Jean-Didier Revoin cho biết thêm chi tiết:

"Hiếm khi phát biểu công khai, nhưng lần này ông Mikhail Gorbachev đă không ngần ngại bày tỏ ngạc nhiên về quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân tầm trung. Vị lănh đạo cuối cùng của Liên Bang Xô Viết đánh giá đây là một quyết định kỳ quặc v́ nó phá hỏng mọi nỗ lực đă được các lănh đạo Liên Xô và Hoa Kỳ thực hiện nhằm đạt được giải trừ hạt nhân.
Ông Gorbachev nhấn mạnh thêm với giọng gay gắt: Chúng ta phải bỏ đi cái căn bệnh thích phủ nhận các hiệp ước, thỏa thuận đă được kư trong lĩnh vực giải trừ hạt nhân ».
Theo ông, các hiệp định như vậy chứa đựng những yếu tố mà người ta không thể t́m thấy trong các văn kiện khác, chẳng hạn như việc đề pḥng sự kiểm soát.
Chính quyền Nga cũng chỉ trích quyết định của Mỹ, nhấn mạnh rằng nếu Washington tiếp tục đơn phương rút khỏi các hiệp ước quốc tế, Matxcơva không có sự lựa chọn nào khác là đưa ra các biện pháp đáp trả, bao gồm cả trên phương diện công nghệ quân sự. Tuy nhiên, Matxcơva cho biết không mong muốn phải đi tới mức đó".

Giữa lúc quan hệ song phương có diễn biến bất ngờ, hôm nay cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ, John Bolton, tới Nga. Chính quyền Matxcơva hy vọng, nhân chuyến đi này, ông John Bolton sẽ "giải thích sáng tỏ" về quyết định vừa rồi của Mỹ. Chuyến công du của quan chức Mỹ đă được dự trù trước, chủ yếu nhằm chuẩn bị tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Putin vào cuối năm nay. Theo báo Anh The Guardian, chính ông Bolton là người đă gây áp lực để tổng thống Trump ra quyết định rút khỏi Hiệp ước INF.
Trong một bối cảnh khác, hôm qua, thượng nghị sĩ đảng Cộng Ḥa, Lindsey Graham, lên tiếng ủng hộ quyết định của tổng thống Donald Trump với lư lẽ rằng làm như vậy sẽ giúp Hoa Kỳ chống lại chương tŕnh hạt nhân của Trung Quốc, nước không kư các hiệp định hạn chế vũ khí nhân nào nên đang tự do phát triển các loại vũ khí hạt nhân tầm trung.