Hành tŕnh trên xứ Úc với “Tiếng Nói Bất Khuất Từ Việt Nam” và “ Những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam trong tương lai gần” …
Hải Triều
Trời mùa Thu Vancouver, Canada cuối 2012 lá vẫn c̣n xanh… Tôi bay một mạch qua Úc châu, qua Sydney, Melbourne, Brisbane, Adelaide… một tháng, khi trở về, cây trơ cành, lá vàng buồn rơi đầy gốc, mưa đầu Đông se lạnh, tôi bỗng nhớ da diết những ngày nắng ấm của xứ Úc.
Sáng nghe chim hót nhớ nhà.
Úc châu nắng ấm tưởng là Việt Nam.
Thế nhưng, dù nhớ nắng Sài G̣n, nhưng nắng Úc châu ấm và sạch, không đổ lửa nhuễ nhoại mồ hôi, và những cô gái Sài G̣n bịt mặt khi ra đường như con gái Afghanistan; nhưng điều chính là dù 32 năm chưa về quê hương, khoảng cách địa dư rất gần Việt Nam, tôi cũng không muốn về Việt Nam dưới mầu cờ đỏ, chứ không phải do nắng Sài G̣n khói bụi và nóng bức. Tôi về là phản bội anh em, tôi về phản bội chính ḿnh…
Ngày đi để lại lời vĩnh biệt
Nay sống c̣n nguyên một mối hờn…
1.
“Tiếng Nói Bất Khuất Từ Việt Nam” và những thành phố tôi đă đi qua trên xứ Úc
Sydney là thành phố đầu tiên tôi tŕnh làng “Tiếng Nói Bất Khuất Từ Việt Nam.” vào ngày CN 20.10.2012 do LMDCVN Khu Bộ Úc châu, Cộng Đồng VN và các hội đoàn quốc gia bảo trợ. Ở Sydney vài hôm, tôi bay tiếp sang thành phố Melbourne. Buổi nói chuyện của Hải Triều tại đền Thờ Quốc Tổ ngày CN 28.10.2012 do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tổ chức, đă quy tụ rất đông đồng bào, các dại diện Hội đoàn… và phải nói là buổi sinh hoạt cảm động, ấm cúng và thành công.
Số sách các loại mang theo, quan trọng nhất là 2 tác phẩm “Tiếng Nói Bất Khuất Từ Việt Nam” ( Hải Triều & Chu Tất Tiến) dự trù phát hành lai rai cho 4 thành phố để kiến tiền chi phí vé máy bay và Mc Donald dọc đường, bà con Sydney và Melbourne mua gần hết. Điểm đặc biệt trong cuộc nói chuyện ở Melbourne, một số bà con đă yêu cầu chuyển ngữ 2 tập “Tiếng Nói Bất Khuất Từ Việt Nam” ra Anh ngữ để phổ biến trong quốc hội và các chính trị gia Úc.
Khi Hải Triều nhận lời xúc tiến đề nghị đó v́ nhu cầu đấu tranh, chị Bs N…ở Melbourne, một độc giả có mặt hôm đó, đă đứng lên góp ư và t́nh nguyện đóng góp số tiền in 1000 đô la Úc (gần ngang với Mỹ kim) cho chương tŕnh chuyển ngữ sách.
Khi rời Melbourne, tôi thấy trên vai ḿnh một gánh nặng trong việc vận động anh em chuyển ngữ sách, vận động tiền bạc đủ để in, và lo cho chuyến đi Úc sang năm, nếu vấn đề chuyển ngữ sách hoàn tất như ư. Sách dụ trù sẽ in ngay tại Melbourne, trên xứ Úc để hạn chế tối đa chi phí chuyên chở bằng máy bay từ Mỹ đi Úc vô cùng đắc đỏ thời nay. Úc sẽ là nơi phát hành đầu tiên tác phẩm Anh ngữ chuyển ngữ từ 2 tập “Tiếng Nói Bất Khuất Từ Việt Nam”.
Như vừa viết ở trên, tôi bay đến Brisbane chỉ với vài tập sách c̣n lại trong tay, và trong buổi nói chuyện ngày 3/11/2012, tôi đă phải xin lỗi bà con và anh em. Những ngày ở Brisbane, tôi sống với đại gia đ́nh Thủ Đức, và chính anh em Thủ Đức và nhóm Hậu Duệ đă tổ chức và điều hành buổi nói chuyện của tôi.
Chặng cuối cùng của chuyến đi là Adelaide, Nam Úc. Tôi đến Nam Úc với hai bàn tay không có một quyển sách, anh em ở Mỹ đă gửi “hỏa tốc” qua Adelaide một số sách, đa phần là “Tiếng Nói Bất Khuất Từ Việt Nam”, và bà con đă lấy hết số sách ít ỏi đó trong ṿng một giờ đồng hồ trong hôm nói chuyện ngày 10.11.2012. Một lần nữa, tôi lại tạ lỗi cùng bà con về chuyện không mang theo đủ sách.
2.
Những dấu ấn khó quên trong chuyến đi Úc 2012
Trong 4 lần đi Úc, đây là chuyến đi đặc biệt mang những dấu ấn tôi không bao giờ quên, nó không phải là số sách hạn chế v́ cước phí máy bay nặng mà tôi mang thiếu và bà con độc giả mua hết khi qua 2 thành phố Sydney và Melbourne, mà nó là tấm ḷng, là niềm tin của bà con, đồng bào Úc châu về một ngày sụp đổ của chế độ CSVN trong tương lai gần với đề tài nói chuyện: “ Những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam trong tương lai gần”
Trong tất cả những thành phố mà tác giả đi qua, sách chỉ để trên bàn để bà c̣n tùy ư mua giúp chi phí di chuyển của tác già, đề tài nói chuyện là chính, phần nói chuyện chỉ ¼ thời lượng của chương tŕnh, ¾ thời lượng c̣n lại là cuộc hội thảo chung cho cả hội trường, trong đó, tất cả các câu hỏi đều được trả lời, thẳng thắng, minh bạch và không tránh né. Sự đầm ấm, tích cực và xây dựng trong các cuộc hội luận của những người mơ một ngày về Việt Nam khi cộng sản tan vỡ, đă đẩy tác giả ḥa tan vào với bà con, đồng bào ḿnh.
Tại Sydney ( 20.10.2012), ngoài những những trao đổi với các thành viên của các hội đoàn và đồng bào, tôi không bao giờ quên sự đóng góp của một cụ 93 tuổi gặp tôi trước khi buổi nói chuyện bắt đầu, cụ chụp chung với tôi mấy tấm h́nh. Trong cuộc hội luận, cụ lên mic chia sẻ rất tích cực, cụ thể và vô cùng sáng suốt. Cụ bà này chính là thân mẫu nhà văn quân đội Cao Xuân Huy.
Và cũng trong buổi sinh hoạt này, một vị đại đức mặc áo lam cũng đă 2 lần, lên mic phát biểu rất súc tích, nhất là quan điểm chống Tầu rất cụ thể. Đây là hai h́nh ảnh hiếm hoi trong một buổi sinh hoạt đấu tranh chính trị mà ít khi tôi có dịp may học hỏi.
Melbourne ( 28.10.2012) là chặng thứ hai trong chuyến đi sau khi rời Sydney. Buổi nói chuyện và hội luận tại Melbourne rất thành công và có tác động trong lănh vực đấu tranh, khi chính bà con thành phố này đă đồng ư với tôi trong nổ lực chuyển ngữ hai tác phẩm “Tiếng Nói Bất Khuất Từ Việt Nam” ra Anh ngữ để phổ biến trong các quốc hội và chính khách Tây phương. Phải tấn công tà quyền Hà Nội qua mặt quốc tế vận, một công tác đấu tranh vô cùng quan trọng mà chúng ta bỏ quên trong hàng chục năm nay.
Brisbane ( 03.11.2012) là thành phố thứ ba sau Melbourne. Tôi đến Brisbane vào một buổi trưa nắng ấm, đầy tiếng chim hót… Tôi ấm ḷng khi ở với anh em thuộc gia đ́nh Thủ Đức Brisbane (Đồng môn Trần Kim Ẽm và đồng môn Nguyễn Văn Hoàng). Trong buổi nói chuyện và hội luận do các đồng môn Thủ Đức và Hậu Duệ Thủ Đức đứng ra tổ chức, vài tập sách dành lại từ sau buổi nói chuyện ở Melbourne, đă không c̣n trên bàn ngay sau khi buổi sinh hạt bắt đầu.
Nhưng chuyện lư thú của buổi sinh hoạt là Bùi Thị Minh Hằng đă phone ra từ Việt Nam. Nhóm kỷ thuật của BTC đă để Bùi Thị Minh Hằng phát biểu bằng phone qua micro, sau đó, Hải Triều chia sẻ vài điều với cô Hằng, và đọc cho cô nghe bài thơ “ Chiếc nón bài thơ của Bùi Thị Minh Hằng”, trong đó, tôi nhấn mạnh câu quan trọng cuối cùng… “Tổ quốc quyết sinh, ai người quyết tử? Khi những giọt máu hồng của giống ṇi hào kiệt bị tà quyền khóa kín giữa nhà giam…” Đây là một trong những phút giây cảm động, khó quên trong buổi sinh hoạt, và cả trong chuyến đi của tôi.
Chưa hết, qua sự giới thiệu của anh Trần Hưng Việt của đài Sắc Tộc SBS, Úc châu, Hải Triều có may mắn được thăm TNS Ron Boswell đơn vị Brisbane. Ông tiếp anh Trần Hưng Việt, Hải Triều, và đồng môn Trần Kim Ẽm tại văn pḥng ông ở một cao ốc trung tâm thành phố Brisbane. Trong ṿng gần một tiếng đồng hồ, tôi được biết vị nghị sĩ này rất ủng hộ cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ Việt Nam của đồng bào Úc châu, và ông đă lên tiếng phản đối CSVN khị chế độ Hà Nội kết án Việt Nam nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh B́nh…
Tôi tặng ông tập “Blood and Tears on Truong Son Mountain’s back”, ông vui vẻ nhận tập sách, nhân tiện tôi tặng luôn ông cái “pin” huy hiệu cờ vàng ba sọc đỏ và cờ quốc gia, ông đứng dậy, và tôi đă gắn cái huy hiệu đó trên áo vest ông. TNS Ron Boswell khi nói chuyện, là một ông già rất dễ thương. Ông đă lắng nghe tôi chia sẻ. Tôi cám ơn ông đă quan tâm tới những bất hạnh của dân tộc tôi, ông đă lên tiếng kết án CSVN về những vi phạm nhân quyền tàn bạo trên quê hương tôi… Nhưng điều tôi thích thú là phần tôi chia sẻ với ông và ông lắng nghe.
Tôi chia sẻ rất cụ thể và thẳng. Tôi nói với ông, những sự lên tiếng kết án của ông và những nhà lănh đạo thế giới của các nước Tây phương nhắm vào CSVN sẽ vô ích, không có tác dụng ǵ, không giúp ích ǵ cho đồng bào tôi… khi CSVN tảng lờ những lời kết án họ để rồi hàng năm, các chính phủ Tây phương vẫn giao tiếp và viện trợ cho CSVN. Ông lên án CSVN, nhưng cuối năm, Úc châu vẫn buôn bán và viện trợ cho CSVN? Ông thấy điều này phi lư không?
TNS Ron Boswell nghe, và có vẻ suy nghĩ. Tôi “cảm thấy hạnh phúc” khi nói được điều này với ông, và đây là một kỷ niệm, một dấu ấn tôi không bao giờ quên khi nghĩ về Brisbane. Khi về lại Canada, ông đă email thăm tôi, và tôi hứa sẽ có ngày trở lại Úc Châu thăm ông, có lẽ là khi “Tiếng Nói Bất Khuất Từ Việt Nam” chuyển ngữ xong.
Adelaide (10.11.2012) là thành phố sau cùng của chuyến đi dài gần một tháng trên xứ Úc của Hải Triều do sự bảo trợ của Hội CQN và Hội Thủ Đức Nam Úc. Khi tôi đến thành phố Nam Úc này, Nam, Hội Trưởng Thủ Đức Nam Úc đón tôi ở phi trường… và trời mùa Xuân Nam Úc vẫn c̣n lành lạnh, như dường cái đuôi mùa Đông vẫn c̣n phe phẩy trên phần đất Nam Úc. Ban ngày nắng ấm, ban đêm vẫn lạnh như mùa thu Canada.
Khi đến Adelaide, trong tay tôi không c̣n một tập sách nào. Do biết trước, khi c̣n ở Melbourne, tôi đă nhờ anh em ở Cali gửi thẳng qua Adelaide một ít sách, và may mắn sách đă đến trước khi tôi bắt đầu buổi nói chuyện.
Cũng vẫn đề tài “ Những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam trong tương lai gần”, tôi đă chuyển đến bà con và quư chiến hữu, đồng môn của tôi những tin tức mới về Việt Nam và niềm tin về ngày sụp đổ tất yếu của tà quyền Hà Nội.
Nhưng, một chuyện không thể không đề cập trong chuyến đi của tôi, đó là chuyện tôi kiếm tiền cho chương tŕnh chăm sóc các ngôi mộ hoang phế của tử sĩ VNCH trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà. Đi chỗ nào tôi cũng kiếm được ít tiền cho việc này, suốt gần 10 năm nay bằng sách của tôi, bằng các món quà tôi mang theo, như các key tag có h́nh cờ vàng quốc gia…, nhưng chuyến đi Úc 2012 là chuyến đi thành công ấm ḷng chiến sĩ nhất đối với tô. Số tiền kiếm được cho những ngôi mộ hoang phế lên trên 2500 Úc kim, số tiền khá lớn, lớn nhất từ trước đến nay, đủ để chăm sóc cho hàng hàng ngôi mộ từ đây cho đến hết mùa Thanh Minh 2013.
Ngoài ra, số tiền trên được trích ra một phần để giúp các anh em phế binh không hồ sơ ( mất mát v́ chiến tranh, v́ thiên tai, v́ di chuyển…). Họ là thành phần không may mắn nhận được sự trợ giúp ở hải ngoại, và họ đang sống qua chuỗi đời ăn mày, ăn xin, bán vé số… lê lết trên quê hương oan nghiệt dưới mầu cờ đỏ.
Đó là dấu ấn đậm nét nhất trong chuyến đi, một phần để lo cho anh em đă nằm trong ḷng đất. Dấu ấn đậm nét đó đến từ Úc châu, nhưng quan trọng nhất là thành phố Brisbane. Anh em Cựu quân nhân, Thủ Đức, nhân sĩ, đồng bào Brisbane đă đóng góp số tiền lên tới xấp xỉ trên 50% số đóng góp chung của 4 thành phố mà tôi đă đi qua.
Trước khi rời Brisbane đi Adelaide, một niên trưởng khóa 4 Thủ Đức đă đến gặp riêng tôi và gửi thêm 300 Úc kim đặc biệt dành giúp cho các anh phế binh không hồ sơ sống lây lất ở Sài G̣n và các tỉnh miền Nam. V́ một lư do tế nhị liên quan tới vấn đề an ninh, tôi không công bố danh tánh những ân nhân đóng góp bất cứ khoản tiền nào mà cá nhân Hải Triều trực tiếp nhận được cho các nhu cầu nói trên.
Tôi chân thành tạ ơn quư bà con, quư chiến hữu, quư đồng môn, anh chị em đă giúp đỡ, có mặt và đóng góp cho những thành công trong chuyến đi Úc của Hải Triều vừa qua.
3.
Lời tri ơn gửi về Úc châu.
Suốt đoạn đường Úc châu qua Sydney, Melbourne, Brisbane và Adelaide, nắng ấm Úc châu, dù có làm tôi nhớ Sài G̣n, nhưng chắc chắn cái ấm đó không kéo dài lâu khi tôi bước chân xuống phi trường quốc tế Vancouver, Canada. Tôi được mùa Đông chào đón bằng những hạt mưa Đông trong gió lạnh. Tôi nhớ hàm ơn về t́nh cảm và sự giúp đỡ của các tổ chức, anh em và bà con trong những ngày trên xứ Úc với “Những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam trong tương lai gần”… Đa tạ Úc châu!
Có lẽ tôi sẽ phải làm việc suốt mùa Đông năm nay về chuyện vận động anh em chuyển ngữ sách, và tôi có cảm tưởng tôi nợ Úc châu vơớ I “gánh nặng” đấu tranh này. V́ giấc mơ “hẹn nhau ở Sài G̣n tự do”, tôi sẽ trở lại Úc châu như tôi đă hứa với bà con Úc châu, và cả với TNS Ron Boswell của Brisbane có tiếng chim buổi sáng và nắng ấm buổi trưa!
Hải Triều
( Nhóm Nhà Văn Quân Đội)
Bookmarks