Results 1 to 2 of 2

Thread: Kính viễn vọng Hubble bị hỏng, chưa ai sửa chữa v́ chính phủ Mỹ đóng cửa

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Kính viễn vọng Hubble bị hỏng, chưa ai sửa chữa v́ chính phủ Mỹ đóng cửa



    Camera th trường ảnh rộng của kính viễn vọng Hubble đă bị hỏng trong khi những nhân viên chuyên trách của NASA đang phải ngồi nhà bất đắc dĩ vô thời hạn v́ bế tắc chính trị , các cơ quan chính phủ đóng cửa vô thời hạn tại xứ sở cờ hoa.

    Một trong những linh kiện chính của Kính viễn vọng Không gian Hubble đă ngừng hoạt động hôm 8/1 v́ một sự cố phần cứng chưa rơ nguyên nhân, NASA cho biết. Các kỹ sư không thể sửa chữa được cỗ máy già cỗi này cho tới khi t́nh trạng đóng của của chính phủ Mỹ kết thúc – và vẫn chưa biết khi nào điều này mới diễn ra.Các hoạt động liên quan tới Hubble được xử lư tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Goddard của NASA tại Greenbelt, tiểu bang Maryland, nơi hầu hết các nhân viên đang buộc phải nghỉ phép v́ chính phủ đóng cửa. Chỉ một vài người vận hành các thiết bị vũ trụ đang bay trên không gian, bao gồm cả Hubble, là được giữ lại làm việc.

    Nhưng sửa chữa một kính viễn vọng đă 30 tuổi chắc chắn sẽ cần nhiều nhân viên hơn thế, những người đang bị ‘cấm làm việc’ trong giai đoạn bế tắc này. NASA đă thành lập một nhóm điều tra, với thành phần chủ yếu là các nhà thầu và các chuyên gia từ các đối tác trong ngành để kiểm tra các vấn đề kỹ thuật này.
    Luật pháp liên bang Mỹ cho phép các cơ quan chính phủ được duy tŕ một số nhân sự trong thời gian đóng cửa nếu họ được xem là cần thiết cho việc bảo vệ sinh mạng con người và tài sản quốc gia. Không rơ liệu NASA sẽ yêu cầu một lệnh loại trừ khẩn cấp để cho phép việc sửa chữa Hubble diễn ra trước khi sự đóng cửa này kết thúc hay không?
    Một thư điện tử gửi đến người phát ngôn báo chí của NASA yêu cầu b́nh luận về việc này đă nhanh chóng nhận được phản hồi như sau: “Tôi đang nghỉ phép và không thể trả lời tin nhắn của bạn lúc này được.”

    Vấn đề với chiếc kính viễn vọng già nua

    Thiết bị bị hỏng là Camera thị trường rộng 3, The Wide Field Camera 3 (WFC3), một trong những linh kiện làm việc chăm chỉ nhất của Hubble. Kính viễn vọng này vẫn c̣n một camera cùng hai thiết bị phân tách ánh sáng đang hoạt động và vẫn đang thu thập số liệu, NASA cho biết trong thông báo ngày 8/1.
    Tháng 10 vừa qua, Hubble đă ngừng hoạt động hoàn toàn trong 3 tuần sau khi một trong những con quay hồi chuyển để định vị vị trí trong không gian bị hư hỏng. Các kỹ sư đă sửa được lỗi này, nhưng nỗ lực cứu hộ đó cần sự tham dự của các chuyên gia trong toàn NASA, bao gồm nhiều người đang phải nghỉ phép bất đắc dĩ hiện nay.

    Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian ở Baltimore, Maryland, nơi vận hành các hoạt động nghiên cứu khoa học của Hubble, vẫn đang mở cửa hoạt động, sử dụng tiền mà họ nhận được từ NASA trước khi sự đóng cửa diễn ra. Nhưng rất nhiều chuyên gia kỹ thuật của Hubble lại ngồi tại Goddard, nơi đang bị đóng cửa.Hubble được phóng lên không gian năm 1990 và đă được cập nhật và nâng cấp 5 lần bởi các phi hành gia, lần cuối cùng là vào năm 2009. Camera trường rộng 3 được lắp đặt trong lần nâng cấp cuối cùng. Nó có một bộ linh kiện dự pḥng có thể sử dụng nếu bộ chính bị hư hỏng hoàn toàn – nhưng các kỹ sư vẫn chưa rơ liệu đó có phải là điều đang xảy ra hay không, cho đến khi họ được phép đi làm lại để tiếp cận với linh kiện này.Việc không thể sửa chữa Hubble nếu có ǵ đó hỏng hóc là điều mà các nhà khoa học đang lo ngại kể từ khi chính phủ Mỹ đóng cửa ngày 22/12 vừa qua.Sự đóng cửa chính phủ, vốn ảnh hưởng tới 25% hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ, đang kéo dài tới tuần thứ 3 mà không có dấu hiệu chấm dứt. Nếu kéo dài tới ngày 12/1, nó sẽ phá kỷ lục lần đóng cửa dài nhất – quăng thời gian 21 ngày vào năm 1995.
    TrithucVN (theo Nature)




  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Chính phủ Mỹ đóng cửa khiến các nhà khoa học điêu đứng v́ không có tiền để nghiên cứu





    Hậu quả từ việc chính phủ Mỹ đóng cửa không chỉ tác động tới các hoạt động văn hóa, du lịch của nước Mỹ mà c̣n gián tiếp khiến các nhà khoa học nước này không c̣n tâm trạng để tiếp tục nghiên cứu khoa học.

    Tính tới ngày 17/1 đă là ngày thứ 27, chính phủ Mỹ đóng cửa, tức gần 1 tháng kể từ khi Tổng thống Trump từ chối kư quyết định chi ngân sách trả lương cho công nhân viên chức. Cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông Trump sẽ nhượng bộ đảng Dân chủ và bỏ qua yêu sách chi 5,7 tỷ USD từ ngân sách liên bang để xây bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico.
    Theo Quartz, ngoài 800 ngàn nhân viên liên bang chịu ảnh hưởng v́ làm việc không lương th́ cũng có hàng ngàn nhà khoa học chịu cảnh chờ đợi tương tự. Họ là những nhà khoa học hoạt động dựa vào nguồn tài trợ của liên bang.
    Trong suốt nhiều năm, nhiều cơ quan khác nhau như Viện Y tế quốc gia, Cơ quan bảo vệ Môi trường, Quỹ khoa học quốc gia, Bộ năng lượng Mỹ, NASA và Cục khảo sát địa chất Mỹ đă xem xét và trao các khoản tài trợ của chính phủ liên bang cho các nhà khoa học trên khắp cả nước để thực hiện các nghiên cứu quan trọng.
    Tuy nhiên với việc chính phủ Mỹ đóng cửa và không có lương để chi trả cho viên chức và các cơ quan trực thuộc chính phủ, nguồn ngân sách tài trợ cho các nhà khoa học cũng bị cắt luôn.
    Rất khó để định lượng chính xác bao nhiêu khoản tài trợ khoa học đă bị cắt v́ mỗi cơ quan lại có một khung hoạt động khác nhau. Tuy nhiên ngân sách liên bang phân bổ cho năm tài chính 2018 (bắt đầu từ tháng 10/2017) đă chi 176,8 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển.
    Giả sử giai đoạn từ ngày 21/12/2017 đến 11/1/2018, cùng thời điểm chính phủ Mỹ đóng cửa hiện tại, Tổ chức khoa học quốc gia (NSF) đă cấp 307 khoản tài trợ với tổng số tiền lên tới 103 triệu USD. Như vậy trong giai đoạn 21/12/2018 đến 11/1/2019, ít nhất chính phủ cũng cần chi khoảng 103 triệu USD cho các nhóm nghiên cứu trên khắp nước Mỹ. Nhưng tất nhiên khi chính phủ đóng cửa sẽ không có bất kỳ một khoản chi nào trong lúc này.

    Không chỉ chậm trễ trong nguồn chi cho các dự án nghiên cứu khoa học, rất nhiều khoản tài trợ cho sinh viên đại học cũng không c̣n. Nếu không có sự đảm bảo về kinh phí, giám đốc của nhiều pḥng thí nghiệm sẽ khó thu nhận thêm sinh viên tốt nghiệp trong nhiều năm tới.
    Các nhóm nghiên cứu thường nhận tài trợ từ nhiều cơ quan khác nhau. Mặc dù một số nhóm đă được trao tiền tài trợ nhưng có không ít cá nhân không thể tiếp tục nếu như không đảm bảo có nguồn tài trợ từ chính phủ.
    Simmons, một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành nghiên cứu vi sinh tại Đại học California – Berkeley chia sẻ, cô không thể liên lạc được với người đứng đầu pḥng thí nghiệm đồng thời là người nhận tài trợ từ Bộ nông nghiệp Mỹ. Kết quả là các thí nghiệm của người này đă bị tŕ hoăn.
    Không chỉ tại các pḥng thí nghiệm riêng lẻ, nhiều nhóm nghiên cứu quốc tế cũng có nguy cơ phải dừng hoạt động. Theo báo cáo của Nature, 4 trong số 20 nhà khoa học chính làm việc trong Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu đă không c̣n làm việc chung với các đồng nghiệp quốc tế.




    Nhiều cuộc họp và hoạt động thu thập thông tin cũng bị gián đoạn nghiêm trọng. Việc không có nguồn thông tin từ NASA và NOAA (Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) khiến các nhà nghiên cứu không thể so sánh nhiệt độ của năm 2018 so với nhiều năm trước. Bên cạnh đó, 700 nhà khoa học liên bang đă quyết định không tham gia vào một số cuộc họp của Hiệp hội khí tượng Mỹ và Hiệp hội thiên văn Mỹ. Sự việc này gây ra hàng trăm bài thuyết bị bị lỡ dở v́ không có người.

    Nghiên cứu khoa học gần như đă dậm chân suốt gần 1 tháng qua tại Mỹ. Rất nhiều nhà nghiên cứu, bao gồm ở Trung tâm dịch vụ thời tiết quốc gia đang phải làm việc không lương. Mặc dù các nguồn quỹ tư nhân có thể là giải pháp trong lúc này nhưng sẽ khó có thể duy tŕ lâu khi đa phần lương của các nhà khoa học do chính phủ Mỹ tài trợ.
    Trong vài tuần qua đă có không ít làn sóng phản đối của người dân với việc chính phủ Mỹ đóng cửa quá lâu và viên chức phải làm việc không lương. Thậm chí nhiều di tich lịch sử và địa điểm du lịch đă buộc phải đóng cửa v́ không có nhân viên.
    Dù đă được một thượng nghị sỹ đảng Cộng ḥa khuyên mở cửa lại chính phủ nhưng tổng thống Trump vẫn rất kiên định với lập trường của ḿnh. Ông Trump khẳng định sẽ không bao giờ lùi bước và để giữ an toàn cho nước Mỹ, ông muốn Hạ viện Mỹ phải nhượng bộ và thông qua khoản ngân sách xây bức tường biên giới.


    VnReview









Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-12-2015, 05:58 PM
  2. Replies: 3
    Last Post: 27-10-2014, 01:39 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 09-10-2012, 11:43 AM
  4. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 01-12-2010, 05:15 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •