Page 12 of 27 FirstFirst ... 2891011121314151622 ... LastLast
Results 111 to 120 of 264

Thread: MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ

  1. #111
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Giọng văn có chút trào phúng , mỉa mai , cay đắng ...làm câu chuyện them hấp dẫn và nguời xem có thể cảm nhận được hoàn cảnh dân t́nh hồi đó .

    Rất tiếc , số độc giả VL bây giờ quá it , không xứng đáng với công sưu tầm truyện hay của anh Tran Truong .
    Quả tình độc giả VL tự nhiên bốc hơi. Từ hơn 900 mỗi ngày , nay chỉ còn trên dưới 200 . Thành viên ngày xưa lúc nào cũng khoảng 5 người online , nay chỉ là zero hoặc lác đác 1 , 2 người !

    Theo ngu ý tôi , thì VL đang có đường hướng mới . Chẳng hạn bài của Nhộng , của Hanh Trang post chỉ xuất hiện chưa đầy một ngày .... là biến mất !!! Không đưa vào XÓA như trước . Tôi gọi là mất tích , tôi không đồng chính kiến với Nhộng và HanhTrang , ở một số điểm , nhưng tôi không đồng ý làm họ " biệt vô âm tín " .

    Trong khi người Việt tại VL chỉ bàn ra tán vào về TT Mỹ , mặc dù ông ta làm TT chưa đầy tháng . Chỉ trích nhiều hơn ... thậm chí còn dạy khôn cho TT Mỹ nữa ! Trong khi cơ đồ VN thì đang rách mướp .... rách mà không còn chỗ để vá !!! Hãy cảm thương cho dân miền Trung cày lên sỏi đá .... giờ lại bị cá chết , biển chết !

    Hãy cảm thương cho ba vị nữ lưu quyết tâm vượt biển lần thứ hai .... và sẽ nhảy xuống biển tự tử nếu Úc trả họ về lần nữa !!! Không dòng chữ nào cho 17 người đáng thương đang bị Nam dương cầm giữ . Không một bài nào cho đất nước VN đau thương !!!

    Phải chăng người Việt tại VL này mong muốn một nước Mỹ tốt đẹp , hơn là một nước VN tốt đẹp ??? Với tôi nước Mỹ không cần những gì .... mà chúng ta đọc trên VL cả hơn tháng qua . Đừng đỡ đòn cho bọn gian tà bán nước hại dân . Cám ơn .

  2. #112
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Miền Trung thương nhớ;.... một thời dông khách !

    Vâng cá nhân tôi cũng cảm thấy khách hàng thưa thớt như buổi chợ chiều ...mùa gió bấc !
    ... ôi !! thời oanh liệt ... ;nay c̣n đâu !!
    nmq.

  3. #113
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Nguyễn Mạnh Quốc View Post
    Vâng cá nhân tôi cũng cảm thấy khách hàng thưa thớt như buổi chợ chiều ...mùa gió bấc !
    ... ôi !! thời oanh liệt ... ;nay c̣n đâu !!
    nmq.
    Tôi sẽ ở lại cho tới giờ tan chợ . Sẽ là người khách cuối cùng xách giỏ đi về .

    Đang chờ anh Tran Truong cho xem tiếp " Những tháng năm cuồng nộ _ Khuất Đẩu "

  4. #114
    Tran Truong
    Khách

    Những tháng năm cuồng nộ _ Khuất Đẩu

    Buổi chiều hôm ấy trên cái tháp thông tin dựng bằng bốn cây cau, ông Tư Alô lại chơ miệng vào cái loa thiếc gào lên cho cả làng cùng biết: buổi diễn tập thành công ! Hoan hô các chiến sĩ dân quân anh dũng làng An Định !

    Như thế đấy, công cuộc chuẫn bị kháng chiến chống Pháp đă sẵn sàng, nhưng thằng Pháp vẫn chưa tới hay nói một cách tự hào là nó không dám tới. Nó chỉ thập tḥ ở đèo Eo Gió hay biển Đề Gi mà ở đó bộ đội ta với dúng thật và đạn thật đang chờ sẵn.

    Nói tới bộ đội là ai cũng nghĩ họ dũng cảm mưu trí. Các cô gái th́ tin chắc họ đẹp trai học giỏi, v́ nghe đâu lúc toàn quốc kháng chiến nổ ra họ liền bỏ học kéo nhau đi cả lớp. Chắc chắn là họ dễ thương hơn các anh dân quân vừa học xong lớp b́nh dân học vụ chỉ được cái tài trét bùn lên nón trắng hay vạch tóc ra để xem cái kẹp có bọc chỉ hay không (để tránh máy bay).

    V́ vậy khi phát động phong trào hũ gạo nuôi quân là ai cũng rộn ràng hăng hái. Cô Thảnh nói, nào có khó khăn ǵ đâu mà cũng chẳng tốn kém ǵ mấy ! Mỗi bữa chỉ bớt đi một nắm gạo cho vào hũ, tức là ăn đói một chút để bộ đội được no hơn. Có ăn no mới đánh được giặc chứ ! Nghe xót xa dễ thương quá ! Cứ như mẹ nhường cơm cho con, chị nhường cơm cho em.

    Những ngày đầu nhà nào cũng đều góp đầy góp đủ. Các bà trong hội Phụ nữ trong đó có cô Sáu tôi, lần nào đi thu gạo chỉ mới bước chân vào ngơ đă thấy cả nhà rối rít đem hũ gạo ra khoe. Ai cũng muốn gửi một chút t́nh cho bộ đội. Nhưng lâu ngày người ta cảm thấy phiền phức nhàm chán. Có người bỏ đại vài nắm vào hũ cho lấy có. Có người thảy gạo vào thúng như bố thí cho ăn xin ăn mày.

    Có người rỉa rói: thu ǵ mà thu lắm thế ? Có thấy bộ đội nào ăn đâu, các người ăn th́ có! Có người than: nhà tui ăn toàn rau, có hột gạo nào đâu mà nộp ! Cái gánh gạo nuôi quân mọi hôm oằn cả vai cô Sáu tôi, giờ nhẹ tênh như giấy.

    Cứ t́nh h́nh này th́ mất điểm thi đua nên người ta qui định mỗi tuần vào chiều thứ năm phải ăn cháo thay cơm. Số gạo thừa dùng để nuôi quân. Dĩ nhiên những ngày đầu mọi người thấy rất hay, cái sáng kiến này tiện lợi vô cùng. Thay một bữa cơm bằng một bữa cháo được quá đi chứ, vừa nhẹ bụng vừa đỡ phải lắc nhắc hôm nào cũng phải nhớ mà bỏ. Nhưng những ngày sau đó th́ thực vô cùng khó chịu, lúc nào cũng nghe cồn cào trong bụng như có kiến ḅ. Nhất là những khi làm việc nặng.

    Đi cấy đi cày mà không có hột cơm trong bụng th́ không cách ǵ cày cấy được. Thế là cháo nấu th́ cứ nấu, cơm ăn vẫn cứ ăn, gạo nộp vẫn cứ nộp. Hoá ra chẳng tiết kiệm được tí nào. Chiều thứ năm nhà nào cũng bày ra mâm bát với một nồi cháo loăng, chờ đội kiểm tra đi khỏi là cơm canh như thường lệ. Cô Thảnh cay lắm, nhất định phải bắt cho được một người để trị tội làm gương.

    Nhờ lũ chó bị giết sạch nên cô có thể sộc vào bất cứ nhà ai. Nhưng không c̣n chó th́ người ta thay bằng một đứa bé ngồi canh cửa. Khi thấy ông Khứ hay cô Thảnh là chúng nó kêu lên: bà ơi ! mẹ ơi ! thế là nồi cơm lập tức được đem đi dấu biến. Chỉ tội cho bà hương bộ, nhà không có cháu nhỏ mắt lại kém, nên khi cô Thảnh vào tận nhà bà mới hay. Lúc ấy nồi cơm chưa kịp chín, bà vội ôm vào ḷng dù bỏng rát.

    Bà giật đại một cái mền trùm lên. Khi cô Thảnh hỏi làm sao mà trùm mền, bà giả bộ rét run nói: tôi bị sốt rét cô à ! Cô Thảnh ngồi xuống bên cạnh cũng giă bộ tử tế dịu dàng nói: tôi đưa bà đi nằm nghe. Sốt rét mà ngồi gần lửa th́ đau đầu lắm đấy! Được thôi mà, bà hương bộ nói như khóc. Bỗng cô Thảnh cười nhẹ rồi giật tung cái mền lên.

    – À, sốt rét của bà đây hả ? Thôi mời bà đi theo tôi.

    Bà hương bộ phải bưng cái nồi cơm chưa chín khốn khổ trước ngực đi khắp làng để mọi người đổ ra xem. Cô c̣n xúi tụi trẻ con chạy theo lêu lêu, có đứa c̣n hô đả đảo ! Sau này, trước khi chết bà trăn trối với con cháu, đó là cái nhục lớn nhất trong đời !

    Từ đó mọi người đều răm rắp ăn cháo chiều thứ năm. Rồi sau đó, ăn cháo luôn cả tuần, chẳng phải để góp nhiều gạo mà v́ không đủ gạo để nấu cơm. Năm đó không biết lũ chuột từ đâu kéo tới cắn nát cả cánh đồng rồi tràn vào mọi nhà. Chuột nhiều đến nỗi chúng cắn đuôi nhau leo tận lên ngọn cau, làm tổ trong từng bụi chuối. Dĩ nhiên đội kiểm tra không c̣n việc ǵ để làm và những hũ gạo nuôi quân bị bỏ nằm chỏng chơ trong góc nhà.

    Đói gần như cả làng ! Hồi đó, nhờ làm cấp dưỡng, cô tôi có nuôi một con heo nhỏ như con chuột. Ít lâu sau đội dân quân nghỉ ăn tập, cô tôi xin nước cơm trộn tí cám cho nó ăn. Sau không ai cho nữa v́ chẳng ai c̣n gạo để vo, cô tôi phải cho nó ăn lá cây. Hết lá tảo nhơn đến lá dâm bụt, lá ḿ lá khoai. Sau cùng không kiếm đủ lá đành làm thịt.

    Cả xương lẫn da không được năm kư. Ông phó Ba cười, ai đời thịt heo mà phải mua mỡ về xào ! Đó là con heo duy nhất mà cô cháu tôi ăn hết trong đời v́ không dám cho ai. Thịt của nó nghe toàn mùi lá. Thịt của chúng tôi chắc cũng chẳng hơn ǵ !


    Còn tiếp ...

  5. #115
    Member vanthanhtrinh's Avatar
    Join Date
    28-01-2011
    Posts
    547

    Thơ Chết.

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Tôi sẽ ở lại cho tới giờ tan chợ . Sẽ là người khách cuối cùng xách giỏ đi về .
    Đang chờ anh Tran Truong cho xem tiếp " Những tháng năm cuồng nộ _ Khuất Đẩu "
    Thấy các bác không được vui buổi xế chiều của Việtland.Tui cũng buồn v́ tuổi xế chiều của ḿnh.Tự nhiên được tin một người bạn sắp lên đàng ḿnh thấy cần phải làm điều ǵ đó.Chia sẽ những ǵ có thể trước khi quá muộn màng.Đây là lá thư không gởi:



    BK Nguyễn Hữu Tấn.

    Hay tin bạn Tấn dính ung thư,
    Ngồi buồn tôi viết chuyện tâm tư,
    Đời người không lẽ qua mau thế,
    Bảy mươi niên liền chớp mắt ư?
    Đă biết Trời kêu th́ phải thưa,
    Tâm hồn thể xác sẳn sàng chưa
    Oai hùng hăy bước như Biệt Kích
    Lên đường Bắc tiến tháng năm xưa.

    Tôi gặp ông Nguyễn Hữu Tấn lần đầu năm vô lớp Đệ Thất, tại tiểu chủng viện Làng Sông ở Quy Nhơn. Lúc đó, ông Tấn đang ở với ông Nội ở Tuy Ḥa, v́ Bố Mẹ ông bị kẹt ngoài Bắc không di cư vô Nam được. Ông Tấn hiền lành, ít nói và hay giúp đỡ bạn bè.

    Sau khi thi rớt Tú Tài Một, v́ không muốn đeo cánh gà chiên bơ, nên tôi xin đi Biệt Kích Long Thành vào tháng 10 năm 1966. Khi gặp Thiếu Tá Huy là trại trưởng ổng nói:
    - Cậu chờ toán mới sắp thành lập đă..

    Trong thời gian chờ đợi, tôi gặp ông Tấn lần thứ hai khi đang ngồi nhai đậu phộng uống CoCa trong Câu Lạc Bộ. Đến tháng 11 tôi đi thực tập ở Lang Biang-Đà lạt, chung với toán U của ông Tấn, toán Trưởng là Trung Úy Nguyễn Thái Kiên.

    Đến tháng 12 tôi gia nhập toán mới "Commo W". Lúc đầu toán này có 20 mạng, toán trưỏng là Bùi Đai Bằng. Nhưng tớí khi kết thúc khoá truyền tin "Commo W" vào tháng 6 năm 1967, th́ chỉ c̣n lại hai người là tôi và Phạm Thanh Long.

    Cuối năm 1967, toán U đổi tên là Red Dragon(RD) và nhảy dù xuống Hà Giang. Đây là toán dài hạn cuối cùng của Nha Kỹ Thuật đổ bộ bằng dù.

    Tôi về nhà an toàn số 45/16 đường Trương Tấn Bửu. Căn nhà này có đặt máy móc để học thêm truyền tin, mật mă và có thể liên lạc với sở bằng máy GRC-109. Ở chung với một ông truyền tin người Lào chờ đi công tác. Hàng tuần chúng tôi đều được đi hồ tắm Ngọc Thủy ở Thủ Đức sau đó được dẩn đi ăn nhà hàng. Hiệu Thính viên Phạm Thanh Long th́ vẫn c̣n ở Long Thành.

    Sau Xuân Mậu Thân 1968 tôi phải về ở pḥng 7 trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu. Ở đây c̣n sót lại một người của toán RD không chịu nhảy khi tới "Drop Zone" là Nguyễn Quốc Anh. Về tới bộ Tổng Tham Mưu, tôi mới biết ḿnh chờ đi bổ xung cho RD ở Hà Giang. Trong thời gian chờ, tôi có xuống lại Long Thành vài lần để học xử dụng các loại vũ khí AK 47 báng gấp, trung liên Nga RBD và hỏa tiển 4.5. Một lần học "SkyhooK" chung với Nguyễn Quốc Anh.

    Tháng 3 năm 68 tôi lại về Long Thành nhận nhiệm vụ hiệu thính viên truyền tin cho toán mới thành lập: Strata 120. Toán này bao gồm những người c̣n lại của toán U, trong đó có Thiếu Úy Nguyễn Cao Sơn và Trung Sỹ Nguyễn Đ́nh Lánh. Sau đó tất cả chúng tôi chuyển về căn cứ Tiên Sa Đà Nẵng chờ đi công tác.Bây giờ tôi mới biết v́ sao phải đi học bắn AK 47.Té ra các thành viên Chiến Đoàn Strata khi ra Bắc đều phải mang đồ Bộ đội Bắc Việt,đeo AK mới đủ bộ.Trưóc đây th́ mang tiều liên Suzeket của Thụy Điển và bà ba đen

    Tháng 5/68 sau 2 lần xâm nhập toạ độ 66420-17430 (Bản đồ 48-11) mà không được. Cuối cùng lần thứ ba Toán Strata 120 mới được đặt chân lên miền đất thù địch.
    Đây là khu vực đầu nguồn của sông Long Đại, chảy quanh những ngọn núi cao. Con đường ṃn từ Huyện Quảng Ninh, trèo qua dốc U Ḅ, kết nối với đường ṃn Hồ Chí Minh 15B. Sau này làm thành xa lộ cùng tên.HCM 15 B). Đă bao nhiêu lính B.K thả xuống khu này, đă chết, bị thương, bị bắt. Tôi không biết họ cần t́m ǵ ở đây, mà thả quá nhiều người xuống.

    Làng Mô là một làng nhỏ chừng 50 gia đ́nh, nằm sát bờ sông Ḷng Đại, dựa lưng vô dăy lèn đá khá cao. Trên lưng chừng lèn đá có một cái hang lớn. Theo không ảnh và thuyết tŕnh th́ có con đường bí mật vào hang và rất nhiều lính Bắc và xe pháo tập trung ở đây. Nếu ngày nay th́ chỉ cần một trái Tomahawk chui vô hang là dể dàng giải quyết mọi nghi ngờ. C̣n ngày ấy các loại máy bay kể cả F4 chịu thua. Nên phải thảy BK vô để mà chết và bị thương cả đống, rồi vẫn không biết là không biết. Hay biết mà không nói cũng không chừng.

    Đối diện Làng Mô là đường ṃn 196 qua Lào. Toán Strata 120 bị bắt trên con đường này. Qua chừng 3 dăy núi phía bên phải, có con suối Cà Rọng lớn đổ ra sông Long Đại, nơi đây cũng có khu dân cư mang tên Cà Ṛong.

    Chúng tôi di chuyển trên sườn núi đá tai mèo, với địa bàn của Đức và bản đồ 1/25.000 của Pháp, nên cũng không dễ dàng ǵ, nhiều lúc mất cả phương hướng. Các quân nhân phải ḅ ngang qua trên những vực sâu đầy cây giang (dùng chẻ lạt gói bánh chưng). Không biết gốc ở đâu mà chúng mọc ken dầy trên đỉnh núi. Có nơi chúng tôi thấy suối nưóc chảy dưới sâu, rất sâu. Có nhiều con suối chỉ chảy một lúc rồi hết nước không biết nước đi đâu. Cá trong các bọng đá lớn nhiều lắm mà chúng tôi không dám bắt hay quăng lựu đạn.

    Rất nhiếu hang đá trên đường đi, chao ôi sao mà nhiếu vắt lắm thế.Có lẽ chúng đă chờ ở đây cả ngàn năm, để mần thịt chúng tôi, v́ thế người nào cũng máu me tùm lum lúc dừng chân.

    Cuối cùng th́ toán Strata 120 cũng tới được đường ṃn 196 dẫn về làng Mô. Sau này chúng tôi mớí biết là ḿnh đang đi trên phần cuối của động Phong Nha Kẻ Bàng. Và cũng sau này nhờ đọc tài liệu đă giải mă, mới biết người ta muốn t́m các trạm Xăng Dầu dọc đường ṃn HCM ...

    Tôi lại gặp ông Tấn lần thứ ba vào tháng 8 năm 1973, trong khu biệt giam trại Quyết Tiến huyện Quản Bạ, Hà Giang có mỹ danh là trại Cổng Trời. Lúc này ông Tấn chỉ c̣n là bộ xương khô, đi đứng khó khăn, lúc nào mặt cũng nhăn như khỉ ăn ớt. Hỏi ra mới biết ổng bi mổ bụng 3 lần, trong khi ông đang yên tấm cải tạo trong trại tù Hà Giang về tội "Gián Điệp biệt Kích, Phá Hoại miền Bắc XHCN " th́ ông bị một cái nhọt bự tổ chảng mọc gần rún. Cái nhọt bự quá nên bọn "đầy tớ dân" quyết định phải đưa ông ra Bịnh Viện Hà Giang để mổ. Mổ xong cho về trại ngay cấp kỳ và được bồi dưỡng rau muống cho mau lành vết thương. Ai dè, rau muống chui ra ngoài rốn.

    Ông Tấn lại phải xuống Bịnh Viện khám lại.Vị Bác sĩ XHCN trước đây rạch hơi sâu nên bị rách ruột. Mổ và khâu lần thứ hai, lần này khi may bụng lại th́ kẹp ruột nên không ăn uống và đi cầu được, ông lại phải xuống Bịnh Viện lần thứ ba, để các thiên tài Xă Nghĩa mổ banh bụng ông ra làm lại.

    Như một phép lạ, Tấn vẩn sống và khỏe lên từ từ cho tới ngày được thả ra 1982. Đặc biệt là dù kḥng khèo như cây sậy trước gíó, nhưng Tấn ta vẩn dám thách tay bo với thằng Trật Tự trại. Ai từng đi "Cải Taọ" th́ mới biết uy lực của Trật tự. Vậy mà đụng cây sậy Tấn, thằng trật tự mặt xanh như tàu lá bỏ chay ra ngoài, v́ nó sợ những ông kẹ BK chứ không phải một ḿnh ông kẹ Tấn. Bọn trật tự nó nghe nói những ông trời con này,từng coi Cán Bộ không có gờ ram nào, huống chi là một thằng tù h́nh sự.

    Năm 1982, BK lần lượt được thả về. Được thả nhưng chưa được tha, nên vẫn c̣n phải đi tŕnh diên hàng tuần, làm kiểm điểm hàng tháng và họp hành liên tu bất tận cùng nhiều chuyện chuyện bực bội khác.

    Cũng như bao nhiêu BK khác khi ra khỏi tù, Tấn cũng có vợ đẹp con ngoan và hơn thế Tấn có mấy chú bên Mẽo chu cấp đều đều nên không lo sinh kế như phần lớn anh em. Cũng có lần Tấn bỏ vốn ra làm ăn thử thời vận, nhưng ở cái xứ "Xuống Hố Cả Nút" này th́ làm ăn ǵ được, khi mà lư lịch ḿnh nó đen như tờ carbon. Dường như Tấn cũng có đi buôn bán ǵ đó, nhưng cũng thất bai. Người Bắc người ta nói "Ngữ đó th́ có mà Buôn cứt bán cho chó". Sau cùng rồi Tấn cũng Quy Mă như bao người.

    Qua Mỹ th́ Tấn hành nghề "xe ôm", đưa rước khách ra Phi Trường, Thi Quôc Tịch, thi vào Casino. Chạy xe hơi cùng trời cuối đất, đưa các em đi nới này nơi khác mà thích ôm nên mới chết tên "Tấn xe ôm".

    Trời sinh ra con người tính t́nh th́ khác nhau, nhưng những cái tội th́ hay giống nhau. Tấn có cái tội là thích chem chép. Trẻ, sồn sồn cũng đều OK. do đó khi hay tin bạn Tấn bị ung thư, tôi đinh ninh là hắn ung thu cu. V́ từ ngày về đến nay hắn xử dụng cái này hơi bị nhiều.

    Vậy, nếu có mệnh hệ nào mà chia tay nhau sớm, th́ đây là lá thư không niêm Ánh gởi cho bạn Tấn. Hy vọng bạn cũng không ở trong chốn tối tăm quá lâu. Nhân vô thập toàn. Ai mà tránh được cám dỗ đời thường?. Tới phiên tôi đi mà bạn vẫn c̣n dưới đó, th́ chúng ḿnh lại chơi Domino như hồi c̣n trong biệt giam Quyết Tiến cho mau qua h́nh phạt chứ nhỉ?

    Trường hợp mà ḿnh đi trước th́ "tao chờ mày nhé". Đến lúc mày tới th́ tao sẽ nói:
    - "Hà!Hà!Bố chờ con măi"!

    Như Ánh.

  6. #116
    tran truong
    Khách

    Những tháng năm cuồng nộ _ Khuất Đẩu

    Khổ nhất là những lúc bụng đói mà phải nghe mùi thịt dê nướng của nhà ông Chánh nhạc. Mỗi khi ông từ tỉnh về thế nào cũng có một con dê bị giết thịt để đăi bạn bè. Nó được hai anh trai cày lên núi bắt về. Suốt đêm nó kêu be be thê thiết như mẹ gọi con, con gọi mẹ. Sáng ra hai anh dùng roi mây mà quất cho đến khi mồ hôi nó tuôn ra như tắm. Lúc ấy các anh mới đè cổ thọc dao vào họng lấy tiết để pha rượu.

    Nhiều người cho là ác nhưng hai anh bảo không đánh cho ra hết mùi hôi th́ ăn sao được ! Chẳng ai hiểu tại sao mới đó mà có người chỉ mong được chút ǵ bỏ vào miệng, có người phải đúng mùi vị mới ăn !

    Nhà cô Thảnh lâu nay vẫn được tiếng ăn sang như Tây . Không phải như những nhà khác chui rúc trong bếp đầy lọ nghẹ và bồ hóng hay ngồi cḥ hỏ quanh một cái nong mà mỗi người mỗi ghế quanh một cái bàn có trải khăn và cắm hoa. Một đôi khi, những người bạn của anh cả Định từ Qui Nhơn lên chơi, cả nhà lại bày ra ăn cơm Tây với dao muổng lách cách.

    Cô Thảnh lại bận đồ đầm, ngồi lên ghế phô tơi hai chân bắc chéo lên nhau tṛ chuyện với các chàng cũng ăn mặc y như Tây, lúc nào cũng đeo cà ra oách và kè kè một cây ba toong chẳng biết để làm ǵ !

    Nhà cô lại có cả buồng tắm và cũng chính từ cái buồng tắm ấy mà ông phó Ba có cả một câu chuyện động trời để chọc cười thiên hạ. Vẫn con mắt có thể giả bộ lé, giả bộ mù, vẫn cái miệng muốn méo kiểu ǵ cũng được, vẫn cái mũi chun chun và hai bàn tay vặn vẹo, ông diễn tả cái cảnh cô Thảnh sợ đến lé mắt, hai tay vừa che trên vừa bụm dưới chạy ra khỏi cái buồng tắm v́ có một thằng phải gió đang nằm trên mái nh́n trộm.

    Trong khi mọi người lăn ra cười ḅ th́ ông tỉnh như sáo phán: thằng phải gió đó là thằng thủ ngữ Đực. Nhưng bà vợ ông th́ đay nghiến: thằng đó chính là ông chứ ai ! Mọi ngựi lại được dịp ḅ ra mà cười một lần nữa.

    Tuy có một dạo nhà cô ăn ở như Tây, nhưng không một ai dám nghi ngờ nhà cô theo Tây. Ngược lại, cả nhà cô đều theo Cách mạng. Ông Chánh nhạc và anh cả Định làm ở tỉnh, bà chánh nhạc làm hội trưởng hội phụ lăo, cô Thảnh làm hội trưởng hội phụ nữ. Quả thực không có nhà ai danh giá vẻ vang bằng . V́ theo Cách mạng nên cuộc sống cũng phải đơn giản, dao muổng cốc tách đều đem cất kỹ trong tủ. Mặc dù có nhiều lời ra tiếng vào, nhưng cô bảo dê là của nhà cô nuôi, nếp lúa là của nhà cô trồng, đánh Pháp là đánh cái thực dân của nó chứ đâu đánh cái văn minh.

    Sau khi bà hương bộ bị cô bắt mang nồi cơm đi khắp làng, mọi người đâm ra sợ cô hơn cả ông Khứ. Mặc dù cô không quát nạt, không doạ đưa đi cải tạo, nhưng ở cô vẫn toát ra cái quyền uy lặng lẽ ngay cả lúc cô ăn nói nhỏ nhẻ dịu dàng. Trong những buổi mitting cô thường lên kể tội thực dân Pháp. Những cảnh đốt nhà hăm hiếp giết người, dĩ nhiên là cô chưa hề thấy, nhưng cái cách cô kể nó sôi nổi tàn bạo làm sao ! Cứ như cô vừa chạy thoát một trận càn của địch và đang hổn hển kể cho mọi người nghe.

    Có một lần, cô kéo một người đang bụng mang dạ chửa bước lên bục. Trong khi mọi người đang ngẩn ngơ và người đàn bà chửa đang đỏ mặt mắc cỡ v́ cái bụng to kềnh của ḿnh th́ cô nghiêng bàn tay như một cái dao kéo từ ngực kéo xuống. Cô nói, nó mổ bụng lôi đứa nhỏ trong này ra ! Tức th́ có nhiều tiếng rú thất thanh, nhiều người đưa tay ôm mặt không dám nh́n. Người đàn bà chửa th́ ngất xỉu tự bao giờ, chân tay lạnh ngắt. Một giọng ai đó thét lên: Đủ rồi ! Đừng nói nữa, sợ quá !

    Đợi cho người đàn bà chửa tỉnh lại, cô bắt đầu cao giọng: Giặc Pháp tàn ác dă man như thế đó . Phải đánh đuổi nó đi, phải biến căm thù thành hành động, tức là phải góp gạo nuôi quân, phải đóng thuế nông nghiệp, phải đi dân công, phải … Đêm càng khuya cô nói càng nhiều và cái đám đông đói khát sau một ngày mệt mỏi đang vật vờ ngủ gục thỉnh thoảng lại được dựng dậy v́ những tiếng hô đả đảo. Trên đường về các bà nói thầm với nhau: ai mà dám lấy cô ta làm vợ !

    Đúng là mọi người đều sợ cô. Cô Sáu tôi chẳng những sợ mà c̣n hận cô nữa. Chuyện đó như thế này. Cái dạo cô tôi làm cấp dưỡng, ông Tư Kỉnh vẫn thường gặp cô ở bếp đ́nh để bảo ban dặn ḍ, đưa tiền gạo cho cô nuôi ăn mấy chục người. Đôi lúc ông nán lại ngồi nói chuyện này chuyện nọ, có khi ông đùa không chừng thằng Được chính là con cô. Cô tôi chỉ nhỏ nhẹ bảo ông hăy ăn nói cẩn thận. Nhiều người liền nhạo ông có vợ hai ... Thế là từ chỗ đùa chơi câu chuyện đến tai vợ ông.

    Ngày trước bà là cô đào nhan sắc của Thanh B́nh Ban, ông bầu Kiên phải mua đến cả trăm bạc. Cả làng ai chẳng rơi nước mắt khi cô vừa hát vừa cầm dao cắt thịt ḿnh cho mẹ chồng ăn trong vai Xuân Nương. Nhưng thời gian đă tàn phá hết nhan sắc của cô. Giờ cô bạc phếch v́ thiếu phấn son, trông trắng dă lạnh ngắt như vừa vớt từ dưới sông lên. Dĩ nhiên nghe đồn thổi như thế bà ghen lồng ghen lộn v́ cô Sáu tôi tuy không đẹp nhưng trẻ hơn bà.

    Một tối nọ chúng tôi đang chơi tṛ xử tử Việt gian bỗng nghe léo nhéo : Xử tử con mẹ này cho tao ! Cả bọn ngừng chơi. Trước mặt chúng tôi là một người đàn bà hung dữ đang nắm tóc một người thấp nhỏ lôi từ trong bếp đ́nh ra. Khi nghe tiếng: tôi làm ǵ mà bà đánh tôi ! Th́ tôi hiểu người đàn bà đó chính là cô Sáu tôi.

    Tôi lao thẳng vào người bà ta cắn một miếng vào tay. Tôi cắn mạnh đến nỗi nghe như có mùi máu tanh và mặn đang chảy trong miệng. Bà ta rú lên : Trời ơi, thằng chó đẻ mày dám cắn tao hả ?! Thế là cô tôi được cứu thoát . Nếu không, có lẽ bà ta đă lôi cô tôi đi khắp làng như bà hương bộ.

    Chuyện đó, người th́ bảo do lăo Tư Kỉnh, người th́ bảo không có lửa sao có khói, cô Sáu tôi rất khổ nhục.


    Còn tiếp ...

  7. #117
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by vanthanhtrinh View Post
    Thấy các bác không được vui buổi xế chiều của Việtland.Tui cũng buồn v́ tuổi xế chiều của ḿnh.Tự nhiên được tin một người bạn sắp lên đàng ḿnh thấy cần phải làm điều ǵ đó.Chia sẽ những ǵ có thể trước khi quá muộn màng.Đây là lá thư không gởi:

    BK Nguyễn Hữu Tấn..
    Sao bây giờ toàn nghe nói " chết v́ ung thư " . Con ma ung thư làm ai cũng ngán nó . Ở New Orleans , chúng tôi cũng mới chào tiễn đưa một Mũ Đỏ về cùng Chúa v́ cơn bệnh quái ác này .
    VL cũng đang bị ung thư ám . Chính cái nhọt ung thư " khách " đă làm độc giả bỏ dần VL , đă gặm nhấm VL từng ngày

  8. #118
    Tran Truong
    Khách
    Ông Tư Kỉnh tối hôm đó quả có tới cười cợt ǵ đó với cô tôi. Khi bà vợ xông vào th́ ông nhanh chân chạy thoát. Không bắt được chồng, bà Tư Kỉnh liền chộp lấy cô tôi. Vây mà trong buổi họp phụ nữ, cô Thảnh chẳng những đă không đả động ǵ đến vợ chồng lăo Tư Kỉnh, không bênh vực an ủi cô tôi lấy một lời, lại c̣n kết tội làm hại đên uy tín của cán bộ, xúc phạm đên danh dự của phụ nữ.

    Cô c̣n đem chuyện cô Sáu tôi lội qua sông để cho mấy thằng Nhật lội theo và được nó cho tiền ra xỉa xói rằng, như thế là làm tay sai cho giặc, đáng đem bắn bỏ như tụi Việt gian. Với những tội lỗi xấu xa ấy, cô tôi không c̣n xứng đáng đứng trong hàng ngũ phụ nữ yêu nước nữa. Cô Thảnh tuyên bố cô tôi như một con chiên ghẻ cần phải khai trừ ra khỏi hội.

    Vẫn biết như thế cô khỏi phải đóng hội phí, khỏi phải họp hành ǵ nhưng cô rất xấu hổ. Kể từ đó nói tới cô Thảnh là cô bịt tai lại chẳng muốn nghe. Cô tôi ghét cô Thảnh c̣n hơn ghét bà Tư Kỉnh.

    Mấy tháng sau cái ngày diễn tập thành công, bụng của cô Tâm nữ du kích cứu thương càng ngày càng phễnh to ra. Chả hiểu hội phụ nữ tra hỏi thế nào mà buổi sáng hôm sau người ta thấy cô treo cổ dưới cầu. Xác của mẹ con cô vẫn cứ phải treo ṭn teng đến mấy ngày để đợi công an huyện xuống khám v́ người ta nghi ngờ kẻ địch đă giết cô rồi đem xác treo lên.

    Nhưng cả làng An Định nhất là các bà phó lư, bà hương bộ đều nói như đinh đóng cột rằng chính cái miệng có gang có thép của bà Hội trưởng đă giết cô Tâm tội nghiệp chứ kẻ địch kẻ điếc nào đâu. Ngày chôn cất cô, các bà khóc than kể lể cứ như là con đẻ rứt ruột của ḿnh. Cô Thảnh cho rằng cô ta làm nhục hội Phụ nữ nên chẳng thèm đưa tang.

    Cô Sáu nói, với bao nhiêu oan nghiệt như thế, oan hồn của hai mẹ con cô nhất định hăy c̣n lảng vảng trên cầu. Tối nào cô cũng đem một vắt cơm, một cây nhang ra cầu và lần nào cô cũng ngồi khóc lặng lẽ.

    Mặc dù thằng Pháp chưa đổ bộ hay nhảy dù xuống làng An Định, nhưng mỗi buổi sáng người ta thấy chúng quần đảo trên bầu trời Đập Đá. Chúng đi trên hai chiếc khu trục, không biết là từ biển vào hay từ Nha Trang ra. Hai chiếc máy bay như hai con đại bàng sắt khổng lồ, bay lượn, gầm thét rồi trút bom xuống cái đập mà ngày trước tụi Pháp phải tốn khá nhiều công của mới xây được.

    Phải bảo vệ đập bằng mọi giá ! Người ta bèn đem cả tấn dây dừa bện thành những tấm lưói rộng đến cả mẫu ruộng để che chắn cho đập. Người ta định hứng bom như hứng dừa rồi sẽ tháo ng̣i nổ lấy thuốc làm lựu đạn. Người ta sẽ lấy của chúng đánh lại chúng như lấy gậy ông đập lưng ông. Nhưng cái tấm lưới ấy chỉ hứng được có mỗi một trái bom liền ngă sụp xuống sông.

    Không cây cọc nào chịu nổi sức nặng của nó. Ngựi ta đành để mặc chúng muốn thả bao nhiêu th́ cứ thả. Kháng chiến trường kỳ mà. Trong khi đó dường như thằng Pháp cũng trường kỳ tấn công, mỗi sáng chúng chỉ mang theo có hai trái bom, mỗi chiếc thả một trái, bắn tạch tạch một vài viên rồi lặn mất. Chúng cứ đều đặn như thế, nhởn nhơ như thế, thả thoải mái như thế nên cái đập như trêu ngươi cũng không thèm chịu vỡ !

    Dân các làng chung quanh dường như cũng đoán được thói quen của chúng. Lúc đầu người ta kêu réo, gào khóc, chạy trốn như chuột. Hầm gia đ́nh, hầm cá nhân, hầm cho học tṛ, hầm cho người đi đường … chỗ nào cũng hầm. Nhiều người chạy chưa kịp tới hầm đă lăn ra bất tỉnh. Cái tiếng thét gào của lũ máy bay sao mà kinh. Cứ như không cần tới đạn bom, chỉ cần nghe tiếng gầm rú của chúng cũng đă thấy đầu óc như sắp phọt ra ngoài.

    Nhưng lâu dần người ta không c̣n sợ cái tiếng quát nạt đó nữa, nhất là người ta biết chúng chỉ thả khơi khơi cho hết bom th́ về. Mặc cho tiếng kẻng báo động người ta vẫn chống cuốc đứng xem. Một vài người c̣n khen nó bay lượn đẹp quá !

    Một buổi sáng tháng chạp, người ta làm sạch đường để ăn Tết. Cả trăm người lố nhố cào cuốc quét dọn, lại đốt rác cho khói um lên. Hai chiếc máy bay sau khi thả hai trái bom xuống sông như thường lệ, bất ngờ bay vút qua đầu, cứ tưởng là chúng doạ chơi vẫn ngước mặt lên mà cười. Không ngờ chúng quần lại hạ thấp hơn, rồi một tràng đạn nóng bỏng xé gió găm thẳng vào lưng vào đầu.

    Hơn năm người chết và cả chục người bị thương. Những chiếc vơng dây dừa được những người dân khốn khổ khiêng chạy qua các làng để đến nhà thương. Những giọt máu thiếu ăn trộn với bụi đường thành những hạt bắp nâu khô cứng.

    Gọi là nhà thương nhưng chỉ có vài gian nhà nhỏ nằm bên cạnh một cái miễu hoang nép dưới bóng một cây sung già ở thôn An Dân mà đêm đêm thường nghe tiếng cú rúc đến lạnh ḿnh. Một vài chiếc giường tre nằm dọc theo hàng cây rù ŕ. Những người bệnh thường là những người sắp chết lúc nào cũng thấy những chiếc lá rơi xuống trên ḿnh như những lá vàng mă. Ở đây chỉ có độc một thứ thuốc đỏ và băng vải cắt ra từ những tấm vải mùng.


    Còn tiếp ...

    [img]Moving Water by manhhai, on Flickr[/img]
    " Cần vọt " lấy nước tưới tắm ... phổ biến từ vĩ tuyến 17 đổ vào Nam


    [img]Vietnam War 1965-66 - DONG HA - Soldiers Stand by Directional Sign by manhhai, on Flickr[/img]
    Vài năm nữa những bảng này sẽ thêm sang Tàu !

  9. #119
    Tran Truong
    Khách

    Những tháng năm cuồng nộ _ Khuất Đẩu

    Những người bị thương ở đầu ở ngực thường chết ngay trên đường đi tới nhà thương. Chỉ những ai bị thương ở chân ở tay mới thấy được cảnh cưa xương róc thịt. Ai đă từng trông thấy một lần trong đời khi nhớ lại đều cảm thấy rợn người. Dầu không muốn, người ta vẫn phải cột người bệnh vào gốc cây. Một miếng vải đen bịt ngang mắt. Một miếng giẻ nhét vào miệng. Trông cứ như tội nhân sắp bị tra khảo.

    Cưa và dao được nướng trên ḷ than rồi nhúng vào nước kêu đánh xèo. Bác sĩ cầm dao ướm một ngón tay thử đă nguội chưa như một anh đồ tể thử xem dao có bén không. Thể rồi thịt ở bắp tay hay bắp chân được róc cho đến khi xương trắng ḷi ra. Bệnh nhân kêu ú ớ qua nắm giẻ như bị mộc đè. Hai người y tá cầm cưa kéo qua kéo lại như cưa tre. Xương trắng thành bột rơi xuống đất. Khi cái phần thân thể bị dập nát và hôi thối được cắt rời th́ bệnh nhân đă ngất xỉu rừ lâu rồi.

    Khúc xương vô dụng được ném cái bịch vào thùng mạt cưa. Một vài con ḍi với hàng lông thưa và trắng từ trong ống xương lây nhầy ḅ ra. Một nắm bông tẩm thuốc đỏ như máu ấn vào chỗ mới cắt. Những khoanh vải mùng được đem ra quấn nhiều ṿng. Thế là xong, bệnh nhân được đưa vào lán trại, vài hôm sau th́ chết. Ai chưa chết th́ lại phải chịu đựng một lần nữa cảnh cưa xẻ, rồi cũng chết v́ đuối sức và bị nhiễm trùng.

    Rất nhiều cái xác không thân nhân. Hoặc là dân tản cư, hoặc là do quá nghèo đành để mặc cho nhà thương lo liệu việc chôn cất. Mà nhà thương th́ đâu giàu có ǵ. Chỉ có mỗi cái ḥm gỗ sung xộc xệch cho hằng bao nhiêu xác. V́ vậy xác bị bỏ nằm sấp không cần đậy nắp được hai người khiêng đi lúc la lúc lắc. Đến đồng cây Sanh hai người không cần đào huyệt cũng không nói ǵ với nhau, chỉ cùng hự lên một tiếng rồi lật úp cái ḥm xuống cát.

    Thế là người chết được ngửa mặt lên nh́n trời một lần nữa nếu có thể nh́n được. Một chiếc chiếu rách hay một một vài quần áo cũ được phủ lên, cát vun thành mồ. Hai người lặng lẽ khiêng cái ḥm không trở về để chiều hay mai lại khiêng cái xác khác.

    Cả cánh đồng cây Sanh trở thành một cái nghĩa địa nhưng chỉ một mùa lụt là chẳng biết mồ mả đâu mà t́m. Xương trắng lại trôi tấp vào các khu vườn hoang và nhà chùa Thiên An cũng không c̣n đủ sư săi để thu nhặt nữa. Bọn trẻ chăn ḅ buồn buồn lấy những ống xương làm kiếm đánh nhau. Mỗi khi nhặt được cái đầu lâu, chúng lại chuyền nhau như trái banh.

    Trong số những người bị thương có một cô gái nghe đâu là người trong hoàng tộc, Công Tằng Tôn Nữ thị ǵ đó. Chắc là khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị trao ấn kiếm cho Cách mạng, cả nhà cô sợ quá bỏ kinh thành mà đi, rồi xiêu tán thất lạc, chết v́ đói v́ bệnh tật, giờ chỉ c̣n mỗi ḿnh cô. Cô đẹp lắm, đẹp đến nỗi khi thấy cô mọi người trong nhà thương đều đứng ngẩn ra mà nh́n. Tóc cô dài, da cô trắng muốt, hai con mắt sâu và đen như chất chứa bao nhiêu nỗi đau của kiếp người.

    Cô bị thương cả hai chân và những con vi trùng tai quái không thèm nể nang ǵ đến người đẹp cứ việc đục khoét làm cho vết thương sưng phù lên. Đành phải cưa bỏ. Buổi chiều cưa chân cô người ta đứng chật ṿng trong ṿng ngoài. Cô được đặt trên một tấm ván. Khi người ta định lấy dây cột và nhét giẻ vào miệng, cô xua tay không chịu. Dù vây bác sĩ vẫn cho người giữ chặt. Dao đă được đốt, cưa đă được nung.

    Bác sĩ dù đă hết sức cẩn thận vẫn có vẻ không tin cái việc cưa xẻ có thể cứu được cô. Khi cái lưỡi dao rạch một đường trên làn da trắng, mọi người cảm thấy đau nhói tưởng như đang rạch vào chính thịt da của ḿnh. Những miếng thịt được bóc dần để lộ ống xương thanh mảnh. Và sau cùng là cái giây phút đau buốt tận óc khi lưỡi cưa nghiến rào rạo qua xương. Lúc này nhiều người bưng mặt không dám nh́n, nhưng cô không kêu. Cô vẫn nằm yên, chỉ để nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt đẹp như Phật bà Quan Âm. Hai cánh môi be bé của cô bật máu.

    Cho dù có người hào hiệp tặng cô một lọ pênixilin là thứ thuốc quư hơn vàng và các bác sĩ hết ḷng chăm sóc, nhưng chỉ đến ngày thứ ba là cô qua đời. Nấm mồ của cô được vun to nhất, nhưng khi mùa lụt tới, xương thịt của cô chắc cũng phải trôi đến chùa Thiên An để nương nhờ cửa Phật.


    Còn tiếp ...

    Vietnamese Country Home by manhhai, on Flickr
    Cảnh quê thanh bình yên ấm .... nhưng giặc từ Bắc vô Nam ..... đã tàn phá ,giết chóc ... !!!!

    Countryside by manhhai, on Flickr
    Gài mìn , thu thuế , chặt đầu .... không để người dân quê sống đời bình dị !!!

    LZ Thunder by manhhai, on Flickr
    Tiền đồn heo hút ,cố gắng bảo vệ an bình cho dân chúng .... Mẹ ơi Xuân này con không về !!!

  10. #120
    Tran Truong
    Khách
    Bây giờ người ta mới thấy thấm thía chiến tranh là đổ nát chết chóc, là bệnh tật đói nghèo. Con chim bồ câu không thể bay mau hơn máy bay oanh tạc. Những câu khẩu hiệu dù cả vạn người hô cũng không át được tiếng bom. Mọi người vưà phải bương chải kiếm ăn vừa tự cứu chữa bệnh tật để mà sống tiếp những ngày dài mệt mỏi với bao công việc đào hầm vót chông, những đêm dài chuyển lúa từ kho này đến kho khác, những tháng ngày lạc trong rừng sâu v́ nghĩa vụ dân công …

    Đă là nghĩa vụ th́ không trốn tránh vào đâu được. Nếu không phải là bộ đội, không phải dân quân th́ cứ đến mười tám tuổi là anh phải mất ba tháng trong một năm để đi tải đạn hay gánh gạo tiếp tế cho chiến trường. Đối với một người nông dân th́ cái công việc ấy cũng không lấy ǵ làm nặng nhọc. Nhưng phải luồn lách trong rừng sâu, phải chạy bán sống bán chết v́ địch truy đuổi, rồi lam sơn chướng khí, ăn uống kham khổ, hễ có được chút máu tươi nào th́ muỗi ṃng và vắt thi nhau hút mất … nên người nào cũng lo sợ khi đến lượt phải đi.

    Cô Sáu tôi chưa đến năm muơi nên phải mất một tháng ṛng đi gánh muối. Cô bảo chỉ có chục kư muối thôi, nhưng phải mang theo cả gạo, cộng với áo quần và phải mang cái gánh ấy trên vai suốt ngày trèo đèo lội suối, đâu có nhẹ nhàng ǵ. Đó là chưa kể tới cái khổ của đàn bà con gái. Đi qua những vùng toàn cỏ tranh, nước uống t́m không ra nói ǵ đến tắm giặt. Ngày trở về trông cô như một bà lăo sáu mươi !

    Người nào cũng mang một nỗi lo, nhưng không phải như ngày xưa, lo sao cho có lúa đầy bồ, có áo mới cho con ngày Tết, có tiền cúng giỗ ông bà. Giờ c̣n lo một cái ǵ to tát hơn, rất vĩ đại và cũng rất mơ hồ: Lo cho kháng chiến thành công ! cô Sáu nói, cỡ trôi sông lạc chợ như tao với mày mà cũng phải lo những việc bằng trời th́ lo sao cho nổi !

    Dĩ nhiên, những việc bằng trời th́ có những người có đầu óc cũng bằng trời lo. Không thể đem cả trăm cả vạn con người ra mà phơi dưới thanh thiên bạch nhật để bọn chúng muốn bắn giết thế nào th́ cứ bắn giết. Chui vào đất không được th́ chui vào đêm tối mênh mông. V́ vậy chợ không họp ngày mà họp đêm. Trường học, học từ đầu hôm hay từ nửa đêm về sáng.

    Cuộc sống thay đổi lề lối sinh hoạt th́ lũ trẻ chúng tôi lại càng có nhiều tṛ vui. Những buổi học đêm đối với chúng tôi là những cuộc vui không bao giờ dứt. Không như các buổi mitting ngồi đập muỗi mỏi tay chỉ để nghe hết ông này bà nọ thét gào, không như các buổi biểu t́nh rầm rộ đi khắp làng trong bụi đường mù mịt. Đi học đêm là nghịch phá và đôi khi hái trộm trái cây. Có đến mười ông Khứ cũng không sao ngăn được.

    Chúng tôi mỗi đứa mang theo một cái đèn thắp bằng dầu dừa như những Phật tử trong lễ hội phóng đăng. Trước bảng, một sợi dây dừa chăng ngang treo lủng lẳng cả chục chiếc đèn. Lớp học không có cánh cửa nên bốn bề lộng gió. Đèn nhảy múa, bóng thầy bóng tṛ cũng chập chờn múa theo. Từ xa trông vào cứ như một lũ âm binh.

    Lớp học bắt đầu bằng một cái lệ kỳ dị. Thầy giáo bí ẩn như một đạo sĩ cất tiếng hỏi: Học để làm ǵ? Cả lớp trả lời: Học để phục vụ nhân dân và kháng chiến. Rồi thầy bắt đầu giảng: nước đá cứng như đá nhưng tan ra dưới ánh mặt trời. Ammôniắc có mùi hôi như nước đái ḅ !

    Chẳng đứa nào hiểu được tại sao cứng như đá lại có thể tan ra được, cũng như nước đái ḅ sao lại là chất hoá học và với những điều như thế th́ làm sao phục vụ nhân dân và kháng chiến ? Nhưng cũng chẳng có đứa nào buồn đưa tay lên hỏi. Một nửa lớp th́ buồn ngủ, một nửa lớp th́ đói và đầu óc th́ đang nghĩ tới những trái ổi, trái sabôchê ở chùa Thiên An.

    Trong cảnh yên lặng buồn buồn ấy đột nhiên có tiếng kẻng báo động. Như thế là tàu bay đi săn đêm. Đèn phụt tắt. Thầy và tṛ lao ra các hầm đầy nước, đầy cóc nhái và rắn rít. Một lúc sau tiếng động cơ xa dần. Lớp học lại ầm ĩ tiếng cười đùa. Khi đèn được thắp lên, thầy bảo: muốn học nữa hay về? Cả lớp nhao nhao: Về ! Về !

    Cả làng An Định chỉ có một người con gái đi học. Chị là con một ông thầy thuốc từ Quy Nhơn tản cư lên. Chị tên Thảo hơn tôi đến bốn tuổi nhưng lại học cùng lớp với tôi. Là gái, nên chị không dám đi đêm một ḿnh. Tôi được cả nhà ông thầy thuốc tin cậy để cùng đi với chị. Ông thường cho tôi một vài cọng cam thảo tẩm mật ong và chị thường dúi vào tay tôi khi cái bánh in khi trái chuối.

    Một đêm tháng mười, trời mưa và lạnh. Khi tôi chợt thức giấc cứ tưởng là quá muộn nên vội vàng đến rủ chị đi. Đường đất trơn trượt, mây lần chị suưt ngă. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tới được trường. Giữa lùm cây tối đen chẳng thấy một ánh đèn nào. Hoá ra là c̣n rất sớm. Hai chị em kiếm giấy và rác đốt cho đỡ lạnh. Một lúc sau lửa tắt, hai chị em ngồi tựa lưng vào vách nói chuyện vu vơ. Gió lùa qua lớp đuổi nhau trong đêm tối sâu hun hút.

    Trong gió như có tiếng thét gào, rền rĩ, đôi lúc như có tiếng cười của những hồn ma ở đồng cây Sanh. Chị có vẻ sợ, mỗi lúc một nép sát vào tôi, sau cùng gần như chen hẳn vào giữa để cho tôi ôm vào ḷng. Một cảm giác là lạ nhưng hết sức êm ái diệu kỳ. Tôi ngồi yên nghe tiếng mưa rơi, tiếng giọt tranh tí tách, tiếng gió xào xạc trên hàng tre và tiếng đập nôn nao trong lồng ngực chị. Dường như chị đang thiếp ngủ v́ tôi nghe tiếng thở sâu dài và đều đều của chị.

    Có thể chị chẳng mơ thấy ǵ và sau này chị cũng chẳng nhớ ǵ đên cái đêm mưa hôm ấy, nhưng tôi không bao giờ quên được cái khoảng ngực tôi áp sát vào lưng chị, lần đâu tiên tôi cảm nhận được cái làn hơi ấm áp ngọt ngào trong thịt da của một người con gái.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •