Results 1 to 5 of 5

Thread: Video: Cảm nghĩ sau khi xem đoạn quảng cáo phim "Lư Công Uẩn – Đường Tới Thành "

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    4,101

    Video: Cảm nghĩ sau khi xem đoạn quảng cáo phim "Lư Công Uẩn – Đường Tới Thành "

    Mới xem qua thôi mà tôi đă thấy hăi, nếu không nói kinh hoàng! Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo măo cho đến búi tóc, h́nh ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc; chẳng khác ǵ những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem.

    Lời b́nh nhắc nhở diễn viên là người Việt Nam, nhưng bất cứ ai chưa thấy họ trên phim Việt Nam, đều nghĩ ngay họ là người Tàu, chỉ trừ cô gái và chiếc áo tứ thân.


    Chi tiết nhỏ này không thể cứu văn được tính bao trùm của bản sắc Trung Quốc!

    Trời ! Ai có thể ngờ Việt Nam ngày nay có thể như vậy!

    Đậm đà bản sắc dân tộc mà như thế ư?

    V́ thiếu kỹ thuật, thiếu điều kiện, thiếu tài năng (hay không muốn người thật tài thực hiện!), ai đó đă chọn giải pháp dễ dăi nhờ đến “Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành”, một cái tên gợi ư rất rơ: đây là sản phẩm của Trung Quốc!

    Than ôi, người ta vô t́nh (hay cố ư ai biết!), đang dẫn dắt dân Việt chúng ta tiến nhanh tiến mạnh đến bóng đêm của ngàn năm lệ thuộc!

    Chúng ta đang thấy nhan nhản ngày nay văn hóa Thăng Long cổ kính, trong sáng, thanh lịch ngày càng phai nhạt…

    Chúng ta than trách tại sao người lo bảo tồn văn hóa không thể hiện nét văn hóa cần thiết. Sơn phết màu mè, pha trộn, giả cổ là phổ biến…

    Chỉ có mấy phút h́nh ảnh thôi mà những điều nhiều các nhà văn hóa đích thực thường trăn trở, lo âu bấy lâu nay, như được mở toang ra, một sự kiện có sức tố cáo đanh thép trước công luận: Từ chỗ vô văn hóa đến chỗ văn hóa nô dịch chỉ là khoản cách những bước đi nhỏ… Phim nhắc đến trên đây là một trong những bước đi ấy.

    Vô văn hóa mà làm văn hóa th́ chỉ là người đào mồ chôn văn hóa đích thực!

    Mà mất văn hóa là mất hết, than ôi !

    Một ngh́n năm Thăng Long, một ngh́n năm văn hóa dân tộc, ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tổn thương này?

    Tp Hồ Chí Minh, 18h45 ngày 10 tháng 9 năm 2010.

    ***************

    Ư KIẾN CỦA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH

    “Thật không thể được! Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cơi Việt Nam, bất kể trên truyền h́nh hay rạp”.

    GS Nguyễn Đăng Hưng

    * Source: http://thongtinberlin.de/diendan/sep...,lyconguan.htm

  2. #2
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    4,101

    Phim Việt sao lai Trung Hoa?


    Bộ phim được thực hiện với kinh phí khoảng trên 100 tỉ đồng; ê kíp làm phim (phía nước ngoài) là những gương mặt dày dạn kinh nghiệm phim trường ở Trung Quốc: Đạo diễn Cận Đức Mậu- đạo diễn phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên, Đại Tống khai quốc và đạo diễn Triệu Lôi; các chuyên gia hóa trang Trung Quốc; thuê trường quay Hoành Điếm Trung Quốc; thuê Trung Quốc may gần 700 bộ trang phục cổ; thuê diễn viên đóng thế của Trung Quốc và hàng trăm diễn viên quần chúng người Trung Quốc…

    ********

    Dự kiến lên sóng trong tháng 9- 2010 nhưng đến thời điểm này, bộ phim Lư Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long (19 tập, Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành sản xuất) chưa được cấp phép tŕnh chiếu, đang phải đối diện với công việc sửa chữa mà theo những người “biết việc” th́ công việc này không thể hoàn thành trong một sớm, một chiều.

    Yếu tố Trung Hoa quá rơ

    Gần 2 tháng trước, đơn vị sản xuất đă tung đoạn phim giới thiệu lên sóng với mục đích quảng cáo cho dự án, thu hút sự quan tâm của người xem. Lập tức, có nhiều ư kiến cho rằng những h́nh ảnh trong phim quá giống phim dă sử của Trung Quốc.

    Phản hồi ư kiến này, ông Trịnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành, cho rằng VN chưa có truyền thống làm phim lịch sử, chưa có những phim lịch sử được dư luận ghi nhận… nên cũng chưa có ǵ để làm đối sánh là phim lịch sử VN phải thế này, thế kia.

    C̣n tiến sĩ Nguyễn Thị T́nh- họa sĩ thiết kế trang phục của phim – là người có hàng chục năm nghiên cứu về trang phục VN, cũng từng có thời gian nghiên cứu trang phục cho dự án phim truyện nhựa Thái tổ Lư Công Uẩn (dự án phim Nhà nước đặt hàng cho Hăng phim Truyện VN sản xuất đang tạm dừng- PV) th́ quả quyết: “Dựa trên các tiêu chí như khoa học, dân tộc và đại chúng, tôi đă cố gắng hết sức để trang phục của phim thực sự là VN”.

    Tuy nhiên, những lo lắng của dư luận đă thành hiện thực. Một đạo diễn truyền h́nh có trách nhiệm xem phim cho biết: “Do bận đi công tác, tôi mới xem 2 tập nên không dám bàn về nội dung. C̣n cảm nhận cá nhân th́ phim tràn ngập không khí Trung Hoa”.

    Cũng theo đạo diễn này, chính v́ bộ phim thiếu chất Việt nên đă phải chuyển cho Hội đồng Duyệt phim Quốc gia thẩm định. Được biết, sau khi xem toàn bộ 19 tập phim, cảm nhận chung của phần lớn các thành viên trong hội đồng cũng là “yếu tố Trung Hoa rơ quá”.

    Cũng có ư kiến cho rằng bộ phim đă không đề cập và khắc họa rơ nét những chiến công oanh liệt của Lê Hoàn trong giai đoạn lịch sử mà bộ phim đề cập.

    Kết cục, thay cho việc lên sóng trong tháng 9 như kế hoạch, bộ phim sẽ phải sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng Duyệt phim.

    Theo t́m hiểu của chúng tôi, hội đồng yêu cầu đơn vị sản xuất phải lược bớt những bối cảnh đậm chất Trung Hoa, những bối cảnh có đông quần chúng là người Trung Hoa diễn xuất, những lời thoại không phù hợp… Nghe có vẻ đơn giản nhưng có làm phim mới biết việc sửa chữa một tác phẩm khi đă hoàn thiện không đơn giản chỉ là việc cắt cúp.

    Cái giá phải trả

    Kịch bản được viết bởi một “tay ngang”- ông Trịnh Văn Sơn – sau đó được nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chung Ḥa – tác giả kịch bản của những bộ phim nổi tiếng: Vơ Tắc Thiên, Vương triều Ung Chính – “chuốt lại”.

    Bộ phim được thực hiện với kinh phí khoảng trên 100 tỉ đồng; ê kíp làm phim (phía nước ngoài) là những gương mặt dày dạn kinh nghiệm phim trường ở Trung Quốc: Đạo diễn Cận Đức Mậu- đạo diễn phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên, Đại Tống khai quốc và đạo diễn Triệu Lôi; các chuyên gia hóa trang Trung Quốc; thuê trường quay Hoành Điếm Trung Quốc; thuê Trung Quốc may gần 700 bộ trang phục cổ; thuê diễn viên đóng thế của Trung Quốc và hàng trăm diễn viên quần chúng người Trung Quốc…

    Cuộc “chơi sang” của đơn vị sản xuất cũng khiến đơn vị này phải đối diện với không ít thách thức là làm sao để bộ phim làm về lịch sử VN giữ được bản sắc Việt và không khí thuần Việt. Đây cũng chính là điều mà những ai quan tâm đến các dự án phim lịch sử hướng tới đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội đều lo lắng.

    Với tư cách là chuyên gia cố vấn về bối cảnh đạo cụ và văn hóa của phim, họa sĩ Phan Cẩm Thượng trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên Tạp chí Hồn Việt chia sẻ: “Phim do hăng tư nhân đầu tư nên trang phục nào cần th́ may, c̣n không th́ thuê v́ nếu tất cả trang phục đều phải may th́ kinh phí rất lớn.

    Một bộ áo giáp giá 5.000 tệ (khoảng 15 triệu đồng) mà mỗi tướng lĩnh ra trận cần từ 3 đến 4 bộ giáp nên tiền đầu tư sẽ lớn. Phương án chính là thuê trang phục và khi thuê th́ y phục giống Trung Quốc là chuyện đương nhiên. Họa sĩ thiết kế của ta dùng rất nhiều tài liệu từ sách Trung Quốc nhưng trong các sách đó, người Trung Quốc không bao giờ vẽ rơ cấu trúc từng lớp và mặt nghiêng, mặt sau y phục nên các bản thiết kế Việt cũng chung chung như vậy.

    Hoa văn và trang sức là một vấn đề lớn, nếu ta sáng tác theo ư ta th́ phải chi nhiều tiền, họ sẽ làm được hết, chỗ nào không làm được, họ cứ đưa hoa văn Trung Quốc vào. Riêng thiết kế trang sức và tóc đều có một họa sĩ riêng, anh ta hỏi tôi đủ thứ và mỗi thứ đều khó khăn.

    Sau đó, anh ta lại gửi bản vẽ về Bắc Kinh để chế tạo với giá rất đắt, ví dụ hơn 1.000 tệ một cái ṿng bạc, trong khi giá ở Hàng Bạc (Hà Nội) có lẽ chỉ chừng vài trăm ngàn đồng. Các phim lịch sử của ta bày biện một cách tùy tiện về phục trang, hàng trăm bộ khác nhau, đương nhiên là thời gian cho phục trang và tiền may mặc không nhỏ mà lại rất dễ bị “Trung Hoa hóa”…”.

    Ai giám sát?

    Làm phim lịch sử là một thách thức ngay cả đối với các hăng phim lớn trong nước và các nhà làm phim chuyên nghiệp VN nên có thể phần nào thông cảm với đơn vị sản xuất phim tư nhân trong việc mời ê kíp ngoại để làm phim như một giải pháp an toàn cho vấn đề thương mại (được biết ngoài phát sóng tại VN, bộ phim này cũng đang được chào để phát hành tại các nước ASEAN và một số nước châu Âu).

    Tuy nhiên, dù thế nào th́ đây cũng là phim lịch sử được làm chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Cho dù làm bằng tiền của Nhà nước hay tư nhân, bộ phim vẫn phải là một nén hương thơm.

    Như vậy, lẽ ra với các dự án phim lịch sử dù là tư nhân làm vẫn phải cần có sự giám sát chặt chẽ và có những định hướng kịp thời ngay từ khi dự án bắt đầu ở khâu kịch bản.

    Hải Phương

    * Source: http://thongtinberlin.de/diendan/sep...aitrunghoa.htm

  3. #3
    tri van
    Khách

    người việt nam cần phải tẩy chay phim này

    tụi việt cộng đúng là khùng hết chổ nói rồi ,phim này người ngoại quốc như tôi
    xem c̣n nói là phim lịch sử của TRUNG QUỐC ,đâu có giống phim lịch sử của việt nam

  4. #4
    ĐíttàuĐítMỹ
    Khách
    Quote Originally Posted by tri van View Post
    tụi việt cộng đúng là khùng hết chổ nói rồi ,phim này người ngoại quốc như tôi
    xem c̣n nói là phim lịch sử của TRUNG QUỐC ,đâu có giống phim lịch sử của việt nam
    Cứ pốt nữa, pốt nữa, cứ pốt nữa
    Mỗi pốt đây sẽ là một nhịp cầu
    Cho ta bước tới chân trời khát vọng

    Pốt, pốt nữa, bàn tay không phút nghi
    Cho phơi ra bản mặt bán nước nhà
    Cho Tám Ba Triệu Dân Việt biết vgcs
    Chúng thờ Mao, Sít-ta-lin phải tận diệt chúng


    NVQGHN-CĐNVQGHNTNVC

  5. #5
    Quang Huy
    Khách

    1000 năm chưa đủ hay sao ???

    Phim nầy h́nh thức hoàn toàn ảnh hưởng trung quốc , không có cái ǵ gọi là chỉ ngoại trừ vài cô gái mặc áo Tứ Thân mà thôi, các câu đối hay là các tấm bảng treo trước cửa chữ viết đều là chữ của mấy thằng ba tàu các chú, sao bây giờ lại c̣n dùng tiếng tàu cũa tụi nó ,vậy mà nói là làm phim lịch sữ Việt Nam, thật là hết nói nổi, Đất Việt, Người Việt, phát âm nói tiếng Việt, ăn nước mắm Việt Nam, mà lại dùng chữ nghĩa của tàu giặc ngoại bang làm phim lịch sữ cho Việt Nam !!! sao lại không dám dùng tiếng Việt Nam viết trên những tấm bảng treo trước cữa ???

    1000 năm rồi chưa đủ hay sao ???????????????????? ???

    Người Việt Canada

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  2. Video: Giới thiệu phim "Tibel: Murder in the Snow"
    By Sydney in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 30-07-2011, 10:28 AM
  3. Phim "ĐẤT KHỔ" vai chính "Diễn viên" Trịnh Công Sơn (1973)
    By Cu Cường in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 06-04-2011, 11:31 AM
  4. Replies: 37
    Last Post: 10-11-2010, 05:46 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •