Results 1 to 7 of 7

Thread: Một thời vang bóng (1)

  1. #1
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Một thời vang bóng (1)

    HỒ HỮU TƯỜNG
    Chính trị gia, Nhà văn, Nhà báo Việt Nam




    Hồ Hữu Tường
    (1910-1980)


    Tiểu sử

    Ông sinh tại làng Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ.

    Năm 1926, Hồ Hữu Tường sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nạp luận án thi Cao học Toán tại Đại học Lyon. Tại Pháp ông kết bạn và tham gia hoạt động chính trị với những nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh v.v. và gia nhập Đệ Tứ Quốc tế.

    Vận động thời Pháp thuộc

    Năm 1930, Hồ Hữu Tường được giao làm chủ nhiệm báo bí mật tên là Tiền quân. Thành viên của ban biên tập là những chính khách sau này như Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Lê Bá Cang...Báo chưa phát hành số đầu th́ ban biên tập bị bắt v́ tổ chức cuộc biểu t́nh ngày 22 tháng 5 năm 1930 trước điện Élysée (dinh Tổng Thống Pháp) để xin giảm án cho các liệt sĩ trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái bị kết tội tử h́nh. Cả nhóm bị trục xuất về Việt Nam, ngoại trừ Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường trốn thoát sang Bỉ. Sau đó ông về nước.

    Tháng 11 năm 1932, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt v́ phụ trách tạp chí lư luận chính trị bí mật Tháng Mười (theo xu hướng Trotsky chỉ trích hoạt động của đảng Cộng Sản Đông Dương), đến ngày 1 tháng 5 năm 1933 bị xử án treo ba năm. Sau đó ông được mời gia nhập ban biên tập của nhật báo Công luận và tuần báo Đồng Nai. Năm 1936, Hồ Hữu Tường xuất bản tạp chí Thường trực Cách mạng, một tạp chí bí mật duy nhất trong nước được in bằng chữ in. Tạp chí này được dùng làm công cụ đối lập với Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này ông bỏ nhóm La Lutte và cho xuất bản một tuần báo tiếng Pháp tên là Le Militant (Chiến sĩ), công khai công kích chủ nghĩa Stalin. Cùng với Đào Hưng Long ông cho ra tờ Thày Thợ cổ xúy đường lối của Đệ tứ Quốc tế.

    Từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản

    Tháng 6 năm 1939, ông tuyên bố từ bỏ Đệ Tứ và chủ nghĩa Mác. Ngày 29 tháng 9 năm 1939, chính phủ thuộc địa mở chiến dịch tổng đàn áp, bắt hết những đảng phái đối lập. Đến cuối năm 1940 Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Năm 1944, ông được trả tự do. Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đă h́nh thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc, không lệ thuộc Tây, Tàu, Nga, Mỹ. Ông tuyên bố: "Tôi trở về con đường dân tộc; tôi cho rằng việc giai cấp vô sản giải phóng nhân loại là một huyền thoại lớn của thế kỷ 19 và tiềm năng cách mạng của giai cấp vô sản ở châu Âu và Bắc Mỹ là một huyền thoại lớn của thế kỷ 20."

    Năm 1945, Hồ Hữu Tường ra bắc. Trong thời gian này ông viết Xă hội học nhập môn, chống lại phép biện chứng và một loạt sách chính trị, kinh tế khác như: Muốn hiểu chánh trị, Kinh tế học, Kinh tế chánh trị nhập môn, Tương lai kinh tế Việt Nam, Vấn đề dân tộc, Tương lai văn hóa Việt Nam...

    Năm 1946, Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam. Sau đó, ông tham gia soạn chương tŕnh sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học cho bộ Giáo Dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.

    Năm 1947, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt trong lúc tản cư về Hải Dương. Sau đó ông trở về Sài G̣n viết văn, làm báo. Năm 1948, Hồ Hữu Tường hợp tác với báo Sài G̣n Mới và bắt đầu viết tiểu thuyết Phi Lạc sang Tầu.

    Cổ vơ con đường Trung lập

    Năm 1953, Hồ Hữu Tường đưa ra giải pháp Trung lập chế (Neutrality). Năm sau ông sang dự hội nghị Genève, ra sức vận động cho giải pháp trung lập Việt Nam nhưng không thành công.

    Tháng 03 năm 1955, Hồ Hữu Tường bị bắt v́ làm cố vấn cho Mặt trận Thống nhất (Cao Đài, Ḥa Hảo, B́nh Xuyên) chống lại chính quyền Ngô Đ́nh Diệm.

    Năm 1957, Hồ Hữu Tường bị kết án tử h́nh, nhưng nhờ Albert Camus và những trí thức khác như thủ tướng Ấn Độ Nehru viết thư can thiệp nên chỉ bị đày ra Côn Đảo. Ngày 31 tháng 1 năm 1964 (sau khi Đệ nhất Cộng ḥa Việt Nam sụp đổ) Hồ Hữu Tường được trả tự do rồi được đại xá ngày 14 Tháng Bảy 1967.[1] Ra tù, ông viết bài cho tờ Ánh Sáng và đưa ra giải pháp Siêu lập: đề nghị Liên Hiệp Quốc hóa miền Nam Việt Nam.

    Năm 1965, ông làm Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh và vào ban biên tập tuần báo Ḥa đồng Tôn giáo.

    Năm 1967, Hồ Hữu Tường trúng cử dân biểu đối lập trong Hạ Viện Quốc hội Việt Nam Cộng Ḥa, thời gian này ông tham gia viết bài cho các tờ báo: Tiếng Nói Dân tộc, Quyết Tiến, Đuốc Nhà Nam, Tin Sáng, Sài g̣n Mới, Điện Tín v.v...

    Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, ông bị chính quyền csVN bắt đưa đi học tập cải tạo. Năm 1980, được trả tự do và ít lâu sau mất vào ngày 26 tháng 6 năm 1980 tại Sài G̣n.

    Giai thoại

    Khi bị giam ở pḥng giam tập thể, một người tù hỏi Hồ Hữu Tường:

    Bác Tường ơi! Thời Tây, thời Ngô Đ́nh Diệm và cả thời này nữa, thời nào bác cũng đi tù. Bác có hiểu tại sao bác cứ ở tù hoài vậy không ?
    Hồ Hữu Tường nh́n anh ta, vừa cười, vừa hỏi:
    Mày trả lời giùm tao đi, tại sao ?
    Anh ta nhanh nhẩu trả lời:
    Dễ quá mà! Tên bác là “ Hữu Tường” nên bác phải “hưởng tù” dài dài!
    Hồ Hữu Tường cười buồn:
    Có thể thằng nầy nói đúng!

    Tác phẩm:

    Chính trị, kinh tế, triết học:
    Xă hội học nhập môn (Minh Đức, 1945)
    Kinh tế học và kinh tế chánh trị nhập môn (Tân Việt, 1945)
    Tương lai kinh tế Việt-nam (Hàn Thuyên, 1945)
    Phong kiến là ǵ? (Minh Đức,1946)
    Vấn đề dân tộc (Minh Đức,1946)
    Muốn t́m hiểu chánh trị (Minh Đức,1946)
    Tương lai văn hóa Việt-nam (Minh Đức,1946, Huệ Minh, 1965).
    Văn học sử:
    Lịch sử văn chương Việt-nam (quyển 1) (Lê Lợi, 1950).

    Văn phạm:

    Phép nói và viết hỏi ngă (1950)
    Em học tiếng mẹ (1950)
    Em tập đọc (1951).
    Dịch:
    Tam quốc chí (quyển 1, 1951)


    Truyện:

    Bộ Một thuở ngàn năm (truyện trào phúng chính trị) gồm có: Phi Lạc sang Tàu (Sống Chung, 1949), Phi Lạc náo Hoa Kỳ (Vannay, Paris, 1955), Tiểu Phi Lạc náo Sàig̣n (Nam Cường, 1966), Diễm Hồng xuất giá (Nam Cường, 1966).
    Bộ Hồn bướm mơ hoa (tiểu thuyết lịch sử xă hội, miền Hậu Giang) gồm 4 tập: Mai Thoại Dung, Tam nhơn đồng hành, Ông thầy Quảng, Bủa lưới người (Nam Cường, 1966).
    Bộ Gái nước Nam làm ǵ? (tiểu thuyết tranh đấu chống Pháp) gồm Thu Hương và Chị Tập (Sống Chung, 1949).
    Nỗi ḷng thằng Hiệp (Lê Lợi, 1949).
    Kế thế (tiểu thuyết dă sử) (Huệ Minh, 1964).
    Bộ Thuốc trường sanh gồm 3 tập: Xây mộng, Phúc đức và Vẹn nguyền (Huệ Minh, 1964). Hoa dinh cẩm trận (tiếp theo Thuốc trường sanh).
    Người Mỹ ưu tư (tác giả xuất bản, Paris, 1968)

    ...
    Tiểu luận:

    "Những kỹ thuật căn bản của nghề làm báo (in tại Paris, 1951, Ḥa Đồng, 1965), "Trầm tư của một tên tội tử h́nh" (Lá Bối, 1965), "Luận lâm I" (Huệ Minh, 1965), "Nói tại Phú Xuân" (những bài tham luận đọc tại Đại Học Huế) (Huệ Minh, 1965).

    Truyện ngắn, tạp văn:

    "Quả trứng thần" (1952), Kể chuyện (Huệ Minh, 1965), Nợ tinh thần (Huệ Minh, 1965).

    Tự truyện và hồi kư:

    Thằng Thuộc con nhà nông (An Tiêm, 1966), 41 năm làm báo (Trí Đăng, Đông Nam Á tái bản tại Paris, 1984), "Un fétu de paille dans la tourmente" (Paris, 1969, chưa in).


    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB...%B0%E1%BB%9Dng
    Last edited by longquan; 21-01-2012 at 11:23 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Hồ Hữu Tường
    Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp

    ***
    Truyện ngắn



    1

    Giữa một đường truông thăm thẳm, vắng vẻ và âm u, không một xóm nhà, ít người qua lại, có một cái am nhỏ . Am ấy mới cất, độ non ba năm thôi . Trong am, chỉ có một sư cụ già, thui thủi một ḿnh, quanh năm chẳng được ai thăm viếng . Trước am, nơi giữa sân, chất sẵn một đống củi, vừa lớn , vừa cao ngất, củi sắp vuông vắn, thẳng thắn, dường như được săn sóc chẳng khác một vườn kiểng do một vị lăo trưởng giả chăm nom .

    Một hôm, trời đă tối rồi, nhà sư vừa lên đèn được một chặp, th́ có hai người khách đến trước ngưỡng cửa, vái mà thưa rằng :

    - Bạch sư cụ , nhờ ngọn đèn dắt dẫn, chúng tôi mới dơi đến đây . Mong nhờ sư cụ cho tá túc một đêm , sáng mai chúng tôi sẽ lên đường .

    Nhà sư ung dung , chắp tay đáp :

    - Mô Phật , cửa thiền bao giờ cũng mở rộng cho người lỡ bước .

    Rồi dừng một phút, dường như để trấn tĩnh nỗi vui đương sôi nổi trong ḷng, nhà sư tiếp :

    - Ngót ba năm nay, tôi mở am nơi này, không được một ai đến viếng . Ngày nay là ngày ước nguyện, may được hai ngài quá bước, ghé nghỉ chân . Âu cũng là duyên trước ....

    Nói xong, nhà sư dọn cơm chay cho khách dùng, và câu chuyện không đề, vô t́nh dẫn khách đến câu hỏi :

    - Bạch sư cụ, chẳng hay sư cụ thích tụng kinh nào ?

    Vui sướng, v́ như gặp bạn tri âm, nhà sư đáp :

    - Tôi quy y Phật pháp từ thuở bé, rừng thiền có thể nói rằng đă viếng khắp nơi . Cách ba năm nay, ḷng huệ được mở ra .... Và từ ấy, tôi chỉ tụng kinh Di Lặc .

    Một người khách hỏi :

    - Sư cụ có thể cho tôi biết duyên cớ v́ sao chăng ?

    - Mô Phật . Chỉ có lời nói mà độ được người, tôi sao dám tiếc lời ? Vậy tôi xin vui ḷng nói cho hai ngài rơ . Bởi tôi đọc qua các kinh sách, thấy rằng Phật Thích Ca khi đắc đạo, có dạy : Hai ngàn năm trăm năm về sau, Phật pháp sẽ đến chỗ chi ly, ấy là hồi mạt pháp . Di Lặc sẽ xuống trần mà cứu độ chúng sanh và chỉnh đạo lại . Nay cũng đă gần đến kỳ hạn . Chắc là Phật Di Lặc đă xuống trần mà độ kẻ thành tâm tu hành . Bởi lẽ ấy tôi có nguyện tụng đủ một ngh́n lần kinh Di Lặc . Nếu lời nguyện được ỵ, ấy là tôi sẽ đắc đạo .

    Người khách thứ hai hỏi :

    - Sư cụ đă tụng được bao nhiêu lần rồi ?

    - Đă được chín trăm chín mươi chín lần rồi . Bây giờ, chỉ c̣n lần thứ một ngh́n; lần tụng của đêm nay . Chắc hai ngài trước có duyên lành, đêm nay đến mà chứng kiến tôi tụng lần thứ một ngh́n ấy ....

    Đến đây, bữa cơm chay đă măn . Khách mệt mỏi, xin ngả lưng . Nhà sư dọn dẹp trong am cho thanh khiết, rồi bước tới trước bàn Phật, khêu bấc đèn dầu, mở kinh ra mà khởi sự tụng . Tiếng tụng kinh chậm răi, như nện vào không gian . Thỉnh thoảng một tiếng chuông ngân lên, đánh dấu chuỗi tiếng mơ dài đăng đẳng ....

    2

    Trước khi nhắm mắt ngủ, hai người khách c̣n trao đổi vài câu :

    - Tội nghiệp thay cho sư cụ già , quá mê tín, mất sáng suốt, mà không giác ngộ . Phật pháp lập ra đă hai ngh́n năm trăm năm về trước, tránh sao cho chẳng có chỗ lỗi thời . Nhận thấy chỗ lỗi thời, các môn đệ ắt phải lo tài bồi, phát xiển mối đạo . Thế là có tư tưởng này, học thuyết nọ ; rồi sanh ra môn ra phái . Ấy là nguồn gốc của sự chi li . Nay rừng thiền đă hơn tám mươi bốn ngàn cội khác nhau , ấy là lẽ dĩ nhiên vậy .

    - Tôi cũng đồng ư với anh về chỗ đó , và nghĩ thêm rằng : Nếu bây giờ có một vị Di Lặc xuống trần, th́ vị ấy có trọng trách cất nhắc Phật pháp cho kịp với mọi sự tiến hóa của mọi sự việc từ hơn hai ngh́n năm nay . Và trách nhiệm của mỗi tín đồ của Phật là dọn ḿnh cho sẵn, để đón rước cái Pháp mới sắp ra đời . Chớ mê mải trong việc gơ mơ tụng kinh, há chẳng phải là phụ ḷng mong của Thích Ca chăng ?

    Lời nói của hai người khách giữa cái am vắng vẻ, không dè có kẻ trộm nghe . Kẻ nghe trộm này là một con thằn lằn, đến ở am khi am vừa mới dựng lên , và đă từng nghe 999 lần kinh, nên có linh giác, nghe được tiếng người, biết suy nghĩ và phán đoán . Câu phê b́nh của hai người khách đă giúp cho con thằn lằn giác ngộ . Nó vốn biết nguyện vọng của nhà sư : là hễ tụng xong lần thứ một ngh́n, th́ nhà sư sẽ lên giàn hỏa mà tự thiêu .... Rồi nó nghĩ : nhà sư ḷng c̣n mê tín, chưa được giác, phỏng có thiêu thân, th́ làm sao nhập được Niết Bàn ? Hay là ta t́m thế ngăn người, đừng để cho người thiêu thân, đợi chừng nào người được giác rồi sẽ hay ?

    Rồi con thằn lằn quyết định : Phải ngăn ngừa, đừng để nhà sư tụng xong lần thứ một ngh́n . Nó nghĩ được một kế : Ấy là ḅ lên bàn Phật, đến dĩa đèn dầu, rán sức mà uống cạn dĩa dầu . Bấc sẽ lụn, đèn tắt, nhà sư không thấy chữ mà tụng nữa .

    Một sức mầu nhiệm đă giúp cho con thằn lằn đạt được ư nguyện : chỉ trong một hơi mà dĩa dầu đă cạn : bộ kinh chỉ tụng được quá nửa mà thôi . Đèn tắt, nhà sư ngạc nhiên, nhưng nghĩ : hai người khách là kẻ phàm tục, không được duyên lành chứng giám việc đắc đạo của ḿnh . Âu là xếp kinh, nghỉ, chờ ngày mai khách lên đường, sẽ tụng lần thứ một ngh́n ấy .

    Nhưng, sau đó đêm nào cũng vậy, buổi đọc kinh chưa xong mà đèn lại tắt đi . Nhà sư có lúc tính tụng kinh lần này vào khoảng ban ngày , nhưng nhớ lại khi xưa đă có lời nguyện tụng kinh vào lúc khuya, tĩnh mịch, nên không dám đổi .

    Và một đêm kia, dằn ḷng không được, tuy tụng kinh mà mắt chốc chốc nh́n lên dĩa dầu để xem sự thể do đâu , nhà sư bắt gặp con thằn lằn kê mỏ mà uống dầu . Nổi giận xung lên, nhà sư dừng gơ mơ, và mắng rằng :

    - Loài nghiệt sức ! Té ra mi ngăn ngừa không cho ta được đắc đạo !

    Rồi tay cầm dùi mơ, nhà sư nhắm ngay đầu con thằn lằn mà đập mạnh . Con thằn lằn bị đánh vỡ đầu, chết ngay . Hôm ấy, nhà sư tụng xong lần kinh, bước lên dàn hỏa , tự châm lửa mà thiêu ḿnh .

    3

    Và cũng đêm ấy, hai cái linh hồn được đưa đến trước ṭa sen của Phật . Uy nghiêm, ngài gọi nhà sư mà dạy :

    - Nhà ngươi theo cửa thiền từ thuở bé, mà chẳng hiểu bài học vỡ ḷng của pháp ta là thế nào ! Pháp ta đă dạy phải trừ hết dục vọng th́ mới đắc đạo, mà ngươi dục vọng lại quá nhiều : bởi việc muốn đắc đạo, để được thành Phật kia cũng là một cái dục vọng . Có dục vọng ấy là Tham ; bởi tham nên giận mắng con thằn lằn, ấy là Sân; bởi sân nên tưởng rằng trừ được con thằn lằn th́ tha hồ tụng kinh, rồi đắc đạo, ấy là Si . Có đủ Tham Sân Si tất phải phạm tội sát sanh, th́ dầu ăn chay trường trọn đời, cũng chưa bù được .

    Tội ngươi lới lắm, phải rán tu luyện thât nhiều mới mong chuộc được . Vậ y ta truyền cho Kim Cang, La Hán hốt cho hết đống tro do xác ngươi thiêu mà hóa ra, rồi đem tro ấy tung khắp bốn phương trời . Mỗi một hột tro đó sẽ biến sanh thành một người . Chừng nào mọi người ấy đắc đạo , đám chúng sanh ấy sẽ đượ quy nguyên, trở hiệp lại thành một , th́ nhà ngươi sẽ đến đây mà thành chánh quả .

    Rồi Phật cho gọi hồn con thằn lằn mà dạy :

    - Nhà sư chưa được giác mà làm tội, tội ấy đáng giá là một mà thôi . C̣n nhà ngươi, được giác một phần rồi , mà làm tội, th́ tội đáng kể là mười .

    Con thằn lằn lạy mà thưa rằng :

    - Bạch Phật tổ, ḷng của đệ tử vốn là muốn độ nhà sư, dầu nát thân cũng không tiếc . Chẳng hay đệ tử có tội chi ?

    Phật phán :

    - Muốn độ người, kể thiếu chi cách, sao ngươi ngăn đón việc tụng kinh của người ? Đă đành rằng việc tụng làm của nhà sư là một việc mê tín, nhưng dầu là mê tín, song vẫn là một tín ngưỡng . Cơi Phật vốn là cơi tự tại . Nếu phạm đến tự do tín ngưỡng, gọi là để dắt người vào, th́ làm sao cho được . Bởi ngươi không dùng phương pháp tự do, người là kẻ mất tự do, th́ cả hai làm sao được vào cơi tự tại ?

    Một lần nữa, con thằn lằn được giác, qú lạy mà xin tội :

    - Xin Phật tổ mở ḷng từ bi, cho đệ tử hóa sanh một kiếp nữa , để dùng phương pháp tự do mà độ vô số chúng sanh do những hột tro, mà các vị Kim Cang, La Hán vừa tung ra đó .

    Phật đáp :

    - Ta cho ngươi được toại nguyện .

    Hồn con thằn lằn vưà muốn lạy Phật mà đi đầu thai, th́
    sực nhớ lại, nên bạch rằng :

    - Xin Phật tổ dạy đệ tử phải hóa sanh làm kiếp chi ?

    Phật đáp :

    - Nhà ngươi đă gần bến giác, phải tự ḿnh chọn h́nh thể mà hóa sanh . Tự do chọn lựa mới có thể luyện ḿnh để bước vào cơi tự tại .

    4

    Hồn con thằn lằn từ ấy trôi theo mây gió, không biết trụ vào đâu, để có thể vừa dùng phương pháp tự do mà độ người, vừa có thể độ được đông người, số người đông như số hột tro do một cái xác thiêu ra . Thật chưa hề có lúc nào có một linh hồng bị trừng phạt phải đau khổng đến thế .....

    Một hôm trong hồi xiêu bạt, hồn con thằn lằn thấy bóng của một trong hai người khách đă đến am thủơ nọ , mà câu chuyện nghe lóm đă làm duyên cho ḿnh mấy năm đau khổ .

    Thằn lằn vội vă bay theo vái chào và kể nỗi niềm đau đớn :

    - Ngài đă giúp cho tôi giác ngộ được một ít , có hay đâu tôi phải mang cái nghiệp vô định này . Đă trót làm ơn, xin độ cho tôi đến bờ bến .

    Người đáp :

    - Cái khổ của ngươi là ngươi đă phát tâm cứu độ muôn vàn chúng sinh do những hạt tro mà đầu thai nên . Tâm ấy là lửa thiêng . Nó đốt ḷng ngươi, cưỡng lại mà căi, sao cho được ? Âu là , ngươi nghe theo nó mà hành cái hạnh ấy đi !

    - Nhưng mà, làm sao bây giờ ?

    - Bấy lâu nay, ngươi đă nghe tụng kinh . Kinh dạy bài học căn bản là Bi . Ngươi phải có ḷng Bi , mà thương muôn vàn hột tro ấy !

    - Tôi vốn thương nhà sư, mới dại dột mà làm cho nhà sư phát nộ . Th́ tôi cũng sẵn ḷng thương những ai mà những hạt tro ấy đầu thai nên .

    - Tốt lắm ! Tốt lắm . Đă có Đại Bi, phải thêm có Đại Trí . Muốn cứu độ muôn vàn hột tro ấy, ngươi hăy lấy Trí mà t́m biện pháp nào để cứu độ chúng . Chớ t́nh thương mà không có thêm phương pháp để thực hiện t́nh thương ấy, th́ t́nh thương chỉ là một sự than khóc sướt mướt và vô bổ mà thôi .

    Lời của người làm cho hồn con thằn lằn đại ngộ một lần nữa . Nó phóng quang mà nh́n khắt trần gian, để kiếm xem hiện nay, những hạt tro do các vị Kim Cang, La Hán tung rải đang đầu thai nên ǵ . Lạ thay, những hạt tro này , bởi tiền kiếp mắc tội Tham Sân Si nên chẳng được đầu thai làm người, lại đầu thai là lũ chuột . Chúng không được sống dưới thanh thiên bạch nhật ; ngày chúng phải chui rúc trong hang ; tối lén ḅ ra ăn vụng, ăn vặt . Thế mà chẳng được yên thân, chúng bị một lăo mèo to tướng, mắt sáng như sao, nh́n thấy rơ trong đêm tối, vuốt bén như gươm, tay lẹ như chớp, thêm thèm thịt chuột ăn bao nhiêu cũng không đă, lăo mèo ngày lừ đừ ngủ, để ban đêm ŕnh chụp chuột mà ăn tươi nuốt sống . Đời của chuột đă khổ rồi , mà bị lăo mèo càng thêm khổ năo, ḷng phập phồng lo sợ . Rút vào hang cả ngày lẫn đêm, th́ đói . Ló ra, th́ sợ mèo chụp ăn . Hồn con thằn lằn, thấy chúng chuột như vậy, thương cảm vô cùng .

    5

    Bỗng nhiên nó thấy lũ chuột t́m chỗ an toàn mà khai đại hội . Nó bèn vận thần thông nhĩ, mà nghe lũ chuột nói với nhau những ǵ . Nó nghe một con chuột cống khởi nói như thế này :

    - Hỡi đồng loại chúng chuột ! Đời của chúng ta khổ năo lắm rồi . Ngày ở hang để tránh người đập giết , tối mới dám ló ra mà ăn vụng . Thế mà chồng lên cái khổ ấy, chúng chuột ta c̣n gặp cái đại họa là lăo mèo . V́ lẽ đó mà tôi triệu tập tất cả lại , để bàn tính coi có cách nào để thoát cái đại họa ấy chăng ?

    Một chuột con, c̣n hăng tiết, hùng biện hỏi :

    - Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết ! Chúng ta phải hiệp bầy lại , một lượt tiến tới mà cắn mèo . Một ḿnh mèo làm sao cự lại cả bầy chuột ?

    Một chuột già, ḿnh đầy thẹo , kêu chít chít nói :

    - Đừng có dại ! Đừng có dại ! Thuở tôi c̣n trẻ, tôi có nghe theo luận điệu ấy . Chúng tôi có tổ chứa một bộ đội chuột , đến mấy trăm con, xông tới mà toan cắn mèo . Thế mà mèo chỉ quơ tay một cái , là ngủm một chuột . Mấy trăm con chuột của bộ đội chết sạch . May mà tôi rán được. đầy ḿnh thương tích, thoát chết chạy về, cả tháng mới lành . Kinh nghiệm của chuột già này, xin các thanh niên chuột nên gẫm cho kỹ . Chớ liều lĩnh mà thiệt mạng , lại không có chút kết quả nào !

    Lời của chuột già như gáo nước lạnh làm dập tắt lửa hăng của chuột con . Các chuột im lặng khá lâu, th́ có một con chuột nhỏ nhẹ nói :

    - Chuột mà tranh đấu với mèo , thật là không nổi . Ta tránh
    nó th́ hơn .

    - Đúng vậy !

    - Phải lắm !

    - Hay lắm!

    Chuột kia nói tiếp :

    - Muốn tránh mèo, ta phải nghĩ cách nào báo cho ta biết sự hiện diện của mèo . Để ta tránh trước, khỏi sợ bị mèo chụp . Cách ấy , tôi nghĩ rằng ta nên treo một cái lục lạc nơi cổ của lăo mèo . Lăo đi đến đâu, lục lạc rung vang báo tin cho chuột ta hay, mà lánh trước .

    Hồn cho thằn lằn nghe kế ấy, thuật lại cho người nghe . Và phê b́nh :

    - Quả là Đại Trí !

    Nhưng hồn con thằn lằn nh́n măi, thấy lũ chuột im phăng phắc, chẳng có chuột nào động đậy, chẳng chuột nào thốt một lời, mà cũng chẳng chịu giải tán, cho chuột nào trở về hang nấy . Hồn con thằn lằn hỏi người :

    - Sao lũ chuột lại như vậy ?

    Người đáp rằng :

    - Bởi lũ chuột hèn nhát . Tuy kế là hay, song chẳng có chuột nào có cái Dũng, dám đeo lục lạc mà mang vào cổ lăo mèo, để tự cứu, mà cũng để cứu đồng loại . Có Bi mà không Trí, là vô bổ . Có Bi và Trí mà thiếu Dũng, là vô hiệu . Bi, Trí, Dũng là ba cái chân vạc , thiếu một chân ấy là vạc nghiêng đổ đi .

    - Làm sao bây giờ ?

    - Ngươi muốn cứu chuột, ngươi phải làm chuột . Ngươi phải đầu thai làm con chuột có Đại Bi mà biết thương đồng loại, có Đại Trí mà biết đem lục lạc mang vào cổ của lăo mèo, có Đại Dũng mà dám hi sinh, liều ḿnh, chẳng sợ mèo ăn tươi nuốt sống , mang lục lạc xông đến gần lăo mèo .

    Lời của người làm cho hồn con thằn lằn đại ngộ lần nữa . Muốn cứu độ hạng nào, phải hoà ḿnh vào hạng ấỵ Thích Ca đă từ chối ngôi báu, v́ Thích Ca muốn ḥa ḿnh vào chúng dân, để cứu độ chúng dân . Hồn con thằn lằn muốn cứu độ lũ chuột th́ hồn con thằn lằn phải ḥa ḿnh vào lũ chuột, đầu thai làm con chuột, về muôn vàn cạnh khía, thảy đều không khác ǵ với giống chuột . Chỉ khác có một chút xíu là trong tâm hồn của con chuột này có Đại Bi, Đại Trí và Đại Dũng mà thôi . Có được đại ngộ ấy, thằn lằn ta bèn đâu thai làm chuột .

    6

    Bởi là do con thằn lằn đâu thai, nên khi chuột ta sanh ra, th́ h́nh vóc c̣n mang máng giống con thằn lằn . Mẹ nó lầm tưởng là rồng . Bèn đặt tên cho nó là Long Thử .

    Long Thử lớn lên, có vẻ trầm ngâm, đạo mạo . Lời nó kêu chít chít nào, nghe cũng có ư nghĩa u thời mẫn thế . Một hôm nó gọi một bạn chuột lực lưỡng theo nó . Té ra, nó đă gặp được nơi góc tàu ngựa , một cái lục lạc to bằng quả trứng, nên về gọi bạn theo nó . Đến nơi, nó nằm ngữa ra, ôm lục lạc vào ḷng, và bảo bạn cắn đuôi mà kéo, như là kéo xe vậy . Kéo nó tới đâu, th́ tiếng lục lạc kêu lên rổn rảng . Mà bạn nó, v́ cắn đuôi nó mà kéo đi chỉ nghe theo lịnh nó chít chít điều khiển, nên chẳng biết trước sẽ hướng vào đâu, thành ra không sợ sệt chi . Long Thử ra lịnh cho kéo đến lăo mèo, tính đem lục lạc mà mang vào cổ lăo mèo, như trước kia, lúc nó c̣n là hồn con thằn lằn, nó đă nghe nói vậy .

    Nằm một góc, lừ đừ, lăo mèo nghe vang tiếng lục lạc . Bèn giương mắt nh́n, chẳng biết con ǵ, đầu chẳng thấy mặt mũi chi, chỉ thấy một cái ṿi quơ qua quơ lại, để t́m phương hướng, lại có đến tám chân lại chổng lên mà nghỉ , mà kêu rống chẳng ngơi . Lăo mèo quá sợ, nhảy phóc lên nóc nhà, kêu "miao!" rất là kinh hăi .

    Lũ chuột núp trong hang, năy giờ thấy mèo ŕnh, không dám ra . Con nào đói th́ mau mau đi t́m mà ăn vụng . Một số đông lại bu quanh Long Thử , lên tiếng chê bai :

    - Việc này có ǵ là khó ? Ai mà nằm ngửa ôm lục lạc chẳng được ? V́ lối ăn cắp trứng ấy, chuột nào mà chẳng biết ? Chỉ v́ mèo dại, thấy hai con chuột cắn đuôi nhau , lầm tưởng là con quái ǵ, mà sanh ra sợ thôi !

    Chẳng dè , nằm trên mái nhà, lăo mèo nghe và hiểu tiếng chuột, lăo nh́n xuống, thấy quả là Long Thử ôm lục lạc, nằm ngửa cho một chuột khác cắn đuôi; và cái mà lăo lúc năy tưởng đâu là cái ṿi quơ qua quơ lại, thật sự, chỉ là cái đuôi chuột ! Lăo vừa thẹn cho lăo, vừa phục Long Thử đa mưu, vưà phát ghét lũ chuột vô ân, đă buông lời chê bai kẻ mới cứu ḿnh khỏi nạn . Từ trên mái nhà, lăo mèo phóng xuống, mỗi một tay hay chân, sè vuốt mà móc họng một chuột .

    7

    Tất cả các chuột khác hoảng chạy tứ tán . Long Thử và bạn nó cũng giựt ḿnh , hoảng hốt chạy theo , chun vào hang mà trốn . Chừng tinh thần định tỉnh lại lũ chuột bèn lập ṭa án chuột để mà xử Long Thử . Long Thử bị buộc tội là Thử gian, làm chuột mà lănh lịnh của mèo, hại loài chuột của ḿnh . Bằng cớ là bấy lâu nay, lăo mèo mỗi lượt chỉ móc họng được một chuột mà thôi; c̣n bây giờ, mèo và Long Thử toa rập, để cho mèo giết một lần đến 4 trự chuột . Nếu không nhờ Thử gian đồng lơa mà giúp , dễ ǵ mèo chụp một lượt đến 4 chuột ? Lời buộc tội quá hữu lư như vậy , đủ bằng cớ thiết thực như vậy , dễ ǵ Long Thử đem tâm t́nh của ḿnh, một tâm t́nh vô h́nh, không biết tựa vào đâu mà chứng minh, để nói rằng ḿnh chỉ có ḷng cứu độ loài chuột, chớ chẳng có dạ phụng sự cho mèo để hại chuột ? Long Thử bị kết án tử h́nh . Điều này nó dễ chấp nhận, nếu nó phải đem cái chết của nó làm điều kiện, để cứu độ loài chuột, mà nó quá thương yêu . Song cái bản án của nó , "tội Thử gian", làm cho nó đau khổ vô cùng ; v́ nó mang một cái oan vô tận, không ai giải cho được .

    8

    Ḷng oan của nó xung lên, thành một vùng trở lực, tận đến cơi trời Đâu Suất . Ở cơi trần không thấy chi cả . C̣n ở trên kia, trở lực ngăn cho Thần Tiên không lui tới được làm cho lưu thông phải nghẽn . Thần Tiên phải hội nhau lại , tính làm sao cho việc đại bất công này được giải, th́ vũ trụ mới tuần hoàn theo trật tự . Bàn căi rất lâu, Thần Tiên t́m ra được một biện pháp, là bấy lâu nay, người ta đếm mười hai chi (tí, sửu, dần, măo, th́n, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) , th́ mỗi chữ này vốn là trừu tượng, không có nghĩa ǵ; nhưng bắt đầu từ bây giờ, phải cho loài người hiểu rằng chữ đứng đầu tất cả, là chữ Tí, phải dành để cho Long Thử tượng trưng . Những đức tánh quư báu của nó, mà đặt ra làm chủ tể cho luân lư, th́ vũ trụ mới vận hành điều ḥa được .

    Từ ấy, hỏi đứa trẻ nào, nó cũng biết "tí là con chuột" . Nhưng từ ấy nhẫn nay, loạn lạc vẫn kéo dài hoài; bởi loài người chưa giác ngộ, cứ lầm tưởng chuột ấy là thứ "chuột tham, sân, si" kia . Chừng nào, đứng đầu cho cuộc vận hành của vũ trụ là con Long Thử, con chuột học được, và hành được theo Bi, Trí, Dũng th́ may ra , nguồn Thanh B́nh mới khai được


    http://vietmessenger.com/books/?titl...glanchonnghiep

  3. #3
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Thụy Khuê

    Ngô Văn nhớ về Hồ Hữu Tường




    Ngô Văn, nhà biên khảo, nhà hoạt động cách mạng trong nhóm Đệ Tứ, sinh năm 1912 ở xóm Tân Lộ, gần Thủ Đức. Đi làm từ 14 tuổi. Gia nhập xu hướng Cộng Sản tả đối lập năm 1932. Sau 45 sang Pháp, làm việc trong các xí nghiệp, và tích lũy những tài liệu để biên khảo. Các tác phẩm chính: Vụ án Moscou (Nxb Chống trào lưu, Sài G̣n, 1937), Divination, magie et politique dans la Chine ancienne (PUF, Paris, 1976), Revolutionaries They Could Not Break (Index Book Centre, London, 1995), Vietnam 1920-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale (L'insomniaque, 1996; Nautilus, 2000), Việt Nam 1920-1945, cách mạng và phản cách mạng thời đô hộ thực dân (L'insomniaque, Paris, 2000), Avec Maximilien Rubel, une amitié, une lutte 1954-1996 (L'insomniaque, 1997), Au pays de la cloche félée (L'insomniaque, 2000) ...

    Tôi gặp Hồ Hữu Tường năm 1932 (ông ở Pháp về năm 1931), lúc ấy ông đang làm tờ Phụ Nữ Giới Chung ở Sài G̣n. Tôi vừa dịch xong bản Tuyên ngôn Cộng Sản của Marx, có người bạn tôi đem lại tŕnh với ông để đăng báo Phụ Nữ Giới Chung. Đọc xong, Hồ Hữu Tường cho biết muốn gặp tôi. Đó là lư do tại sao tôi gặp Hồ Hữu Tường.

    Ông là một người thông minh, hiền hậu và duyên dáng lắm. Lúc đó Hồ Hữu Tường đă có một tổ chức bí mật, kêu bằng nhóm Tháng Mười, xuất bản tạp chí bí mật Tháng Mười, theo xu hướng Trotsky để chỉ trích hoạt động của đảng Cộng Sản Đông Dương lúc ấy. Ông không trực tiếp giới thiệu tôi vào nhóm của ông, mà ông đưa Đào Hưng Long, một chiến hữu trong nhóm, giao thiệp với tôi. Tới cuối năm 32, Hồ Hữu Tường bị bắt, năm 33 bị kết án ba năm tù treo.

    Năùm 33, dù bị tù treo nhưng ông vẫn nhập vào nhóm tranh đấu do Nguyễn An Ninh thành lập tháng 4 năm 1933, nhân dịp có cuộc bầu Hội Đồng Quản Hạt, lợi dụng tuyên truyền chống chánh phủ thuộc địa một cách công khai.

    Nguyễn An Ninh là một nhà cách mạng đàn anh mà những người Cộng Sản Đệ Tam lẫn Đệ Tứ, và cả quốc gia nữa, đều là đàn em, cho nên ông rất có uy tín đối với họ; ông lập nhóm La lutte, quy tụ tất cả những khuynh hướng chính trị chống Pháp lúc đó, và Hồ Hữu Tường tham gia tờ La lutte.
    Tới năm 1936, nhóm La lutte chia hai. Nhưng muốn hiểu sự chia rẽ đó, phải trở lại t́nh h́nh chính trị ở Pháp năm 1935.

    Năm 1935, Pháp-Nga kư hiệp ước Laval-Staline: Pháp và Nga liên kết quân lực. Do đó, đảng Cộng Sản Pháp không c̣n chống chính sách quân phiệt nữa, mà cổ vơ cho chính sách quân sự, chống lại sự đ̣i độc lập của Cộng sản Đông Dương và ủng hộ việc giữ vững các thuộc địa. Đảng Cộng Sản Đông Dương, vẫn theo đảng Cộng Sản Pháp cho nên không c̣n theo con đường chống Pháp để giải phóng dân tộc nữa, mà dần dần họ chọn con đường chống Nhật.

    Nhóm La lutte lúc ấy có hai khuynh hướng:

    - Một khuynh hướng ủng hộ Mặt Trận B́nh Dân (Front Populaire), đảng cầm quyền ở Pháp, tức là ủng hộ chính sách thuộc địa, trong đó có những người Cộng Sản Đệ Tam.
    - Một khuynh hướng chống Mặt Trận B́nh Dân trong đó có những người Đệ Tứ.

    Nhưng khi thành lập nhóm La lutte đă có lời giao ước là Đệ Tam và Đệ Tứ không gây chuyện với nhau, cho nên nhóm Đệ Tứ phải ngậm miệng.
    Hồ Hữu Tường mới lập một nhóm bí mật mà ông làm cố vấn, gọi tên là Chánh Đoàn Cộng Sản Quốc Tế Chủ Nghĩa, phái tán thành Đệ Tứ Quốc Tế, và tôi là một thành viên, mục đích chỉ trích đảng Cộng Sản Đông Dương đi theo đường lối của chính phủ thuộc địa và tách ra khỏi nhóm La lutte.
    Giữa năm 1936, ở Pháp có tổng đ́nh công. Nhóm Chánh Đoàn Cộng Sản Quốc Tế Chủ Nghĩa bí mật cổ động tổng đ́nh công, tháng 6 năm 1936 tại Sài G̣n. Cả nhóm bị bắt, cả Hồ Hữu Tường, nhưng v́ là "cố vấn" nên ông không bị truy tố.

    Ra khỏi nhóm La lutte, Hồ Hữu Tường công khai xuất bản tờ Militant (lúc đó các đảng đối lập không được quyền ra báo tiếng Việt), để tự do đả kích đảng Cộng Sản, theo tinh thần Trotsky, nhưng trong ṿng bán bí mật vẫn tiếp tục hoạt động cho nhóm Chánh Đoàn Cộng Sản Quốc Tế Chủ Nghĩa vừa bị tiêu hủy, đồng thời tiếp tục phong trào tranh đấu bán công khai. Hai năm 36-37 là những năm phong trào thợ thuyền và nông dân nổi lên cực độ.

    Nhưng đến tháng 5 năm 1937, nhóm La lutte tan ră v́ đảng Cộng Sản Pháp theo lệnh của Moscou, ra lệnh cho đảng Cộng Sản Đông Dương không được cộng tác với Đệ Tứ nữa. Các phong trào thợ thuyền đ́nh công do Đệ Tứ tổ chức, bên Đệ Tam không tham gia, chỉ lập những hội ái hữu thôi. Đệ Tam chỉ huy ở nông thôn, vừa ủng hộ Mặt Trận B́nh Dân, vừa chống đối những áp bức ở nông thôn.

    Hồ Hữu Tường vẫn tiếp tục tổ chức và chỉ huy Đệ Tứ trong ṿng bí mật. Nguyễn An Ninh theo phái Đệ Tam. Tạ Thu Thâu tiếp tục La lutte, làm cho tờ La lutte trở nên cơ quan có khuynh hướng quốc tế. Sau khi tờ La lutte trở thành xu hướng Đệ Tứ quốc tế, Hồ Hữu Tường ngưng tờ Militant. Đến năm 1938, khi chính phủ Mặt Trận B́nh dân đổ ở Pháp, chính phủ cấp tiến Doladier cho phép các đảng đối lập ra báo quốc ngữ, tờ La lutte trở thành tờ Tranh Đấu và Hồ Hữu Tường ra báo Tháng Mười.

    Đến tháng 9 năm 1939, khởi đầu thế chiến, chính phủ thuộc địa mở phong trào tổng đàn áp, bắt hết những đảng phái đối lập, giam trong các trại giam rồi đầy đi Côn Lôn, 5 năm. Nguyễn An Ninh, Hồ Hữu Tường, Tạ Thu Thâu ... đều bị bắt hết. Lúc ấy tôi ở trên Nam Vang nên chỉ bị bắt và bị tù 8 tháng.

    Đến năm 1945, Hồ Hữu Tường được trở về, bị quản thúc ở Cần Thơ. Tôi gặp ông v́ lúc ấy tôi đang làm việc ở Cần Thơ. Tôi có giúp đỡ vợ con ông. Ông bảo năm năm ở Côn Lôn, ông đă suy nghĩ kỹ rồi, ông không theo Đệ Tứ nữa, ông quay trở lại con đường quốc gia, quay về với tổ quốc.

    Trong cuốn Un fétu de paille dans la tourmente, đánh máy ở Paris năm 1969, có một sai lầm mà tôi muốn đánh chánh sau đây: Ông cho rằng năm 1945, trong sự thanh trừng những người Đệ Tứ, Việt Minh vẫn c̣n một chút cảm t́nh (quelques sentiments). Cho nên thay v́ giết hết trước khi bỏ Sài G̣n để lên chiến khu, họ đem giam tất cả vào tù, và cảnh sát Pháp đă thả tất cả. Sự thật th́ Dương Bạch Mai hạ ngục những người Đệ Tứ cốt là để sẽ đưa họ ra ṭa án nhân dân. Nhưng binh lính Anh-Ấn th́nh ĺnh chiếm khám lớn, trước khi giúp binh Pháp tái chiếm Sài G̣n ngày 23/9/1945. Sau đó, binh Anh-Ấn giao mấy người Đệ Tứ lại cho mật thám Pháp. Một thời gian sau những người Đệ Tứ mới được thả ra. Cho nên việc khỏi bị Đệ Tam tàn sát là một sự t́nh cờ chớ không phải v́ ḷng tốt của phái Đệ Tam.

    Thụy Khuê ghi
    Paris tháng 5/2003

    http://thuykhue.free.fr/tk03/ngovan0.html

  4. #4
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Thụy Khuê
    Hồ Hữu Tường (1910-1980)




    Hồ Hữu Tường, chính trị gia, nhà văn, nhà báo và là một nhân vật kỳ lạ, sống 70 năm trong thế kỷ XX, trải nhiều ṿng tù tội dưới tất cả các chính quyền: thực dân, quốc gia và cộng sản. Tác phẩm của ông phản ảnh tính chất nổi loạn trong con người, một con người vừa trào lộng, vừa bi đát, suốt đời đi t́m phương cách giải phóng dân tộc ra khỏi mọi h́nh thức quản trị giáo điều: từ bị trị đến hủ tục, từ độc tôn đến độc tài, nhưng cũng suốt đời "thất bại" trong việc "chống lại định mệnh", cho đến phút chót vẫn muốn "cưỡng lại số trời" mà không được. Có lẽ ở bên kia thế giới, Hồ vẫn tiếp tục con đường thiên lư của một Phi Lạc đă đại náo trần gian: Tây, Tàu, Nga, Mỹ và giờ đây, xuống âm ty đại náo địa ngục.

    Cuộc đời tranh đấu trên hai mặt trận chính trị và văn hóa của Hồ Hữu Tường đầy tính cách tiểu thuyết chiêu hồi như một truyện Tàu, nhưng cũng lại gắn bó sâu xa với định mệnh bát nháo của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ vừa qua. Hồ Hữu Tường luôn luôn giữ hai vai: một Tôn Ngộ Không nổi loạn trong Tây Du Kư và một quân sư du thuyết trong Tam Quốc Chí, khi Khổng Minh, Lỗ Túc, lúc là thằng mơ Cổ Nhuế, thằng mơ Phù Ninh.... Hành động của nhà chính trị Hồ Hữu Tường và những người cùng thời biến thành những thế vơ tiếu lâm, hài hước trong tiểu thuyết, hồi kư của nhà văn. Hồ Hữu Tường là tác giả hiếm hoi, trong một xă hội đầy nghi thức, đă hóa giải những trịnh trọng của chính trị thành chuyện giễu để hóm hỉnh chọc cười và đó là một trong những lư do khiến không chế độ nào "dung" Hồ Hữu Tường. Nhưng có lẽ lư do sâu xa nhất vẫn là những ǵ Hồ Hữu Tường thuyết minh trong tác phẩm toát ra một chủ nghĩa dân tộc độc đáo, lấy văn hóa dân tộc làm phương châm và mục đích cấu thành. Hồ Hữu Tường suốt đời biện hộ cho một Việt Nam trung lập chế, chống chiến tranh. Hồ dùng văn hóa thay súng ống để giải phóng dân tộc ra khỏi cảnh tối tăm nô lệ. Tranh đấu chống thực dân bằng ng̣i bút của nhà báo, bằng tổ chức thợ thuyền tổng đ́nh công, muốn đánh đuổi hai chữ "căm hờn" mà ông gọi là ác quỷ ra khỏi tâm hồn người Việt.

    Con đường ông đi không có nhiều đồng hành, bởi tiếng kêu gọi của ông chỉ là những tiếng kêu trong sa mạc, không ai nghe và cũng ít người hiểu. Một con người như thế, từ đâu đến và những lư do nào đă thúc đẩy ông có một nghị lực khác thường triền miên trong hành động đấu tranh cũng như trong ng̣i bút?


    Hồ Hữu Tường xuất thân trong một gia đ́nh nghèo, cha mẹ phải làm tá điền cho người cậu là điền chủ, hội đồng. Tại nhà cậu, sáu tuổi đă đọc Nam Phong. Đọc đâu nhớ đấy. Cha đặt cho cái tên là thằng Thuộc v́ đọc ǵ cũng thuộc. Bị Nam Phong "đầu độc", gieo và đầu chất "tân hủ nho" từ nhỏ, sau phải nhờ Phan Văn Hùm "gột rửa". Lớn hơn chút nữa, đọc và chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của Đông Pháp Thời Báo. Tại trung học Cần Thơ, Hồ Hữu Tường và các bạn tổ chức tờ báo "trường" đầu tiên. Báo tiếng Việt, nhưng Hồ viết bài tham luận bằng tiếng Pháp để "cho Tây nó đọc", kư tên Pierre Vutren, Vutren là chữ nói lái của Ventru, dịch từ biệt hiệu Tường Bụng (Tường bụng to). Kư tên như thế là "lậy ông tôi ở bụi này", thêm việc tổ chức băi khóa nhân vụ xử Nguyễn An Ninhä, cả nhóm bị đuổi.

    Lúc ấy mới 16 tuổi, gia đ́nh cho Hồ Hữu Tường sang Pháp du học, năm 1926. Tại Pháp, kết bạn với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, vào đảng Đệ Tứ Quốc Tế. Bốn năm sau, 1930, Hồ Hữu Tường ở Lyon đang chuẩn bị thi thạc sĩ toán học th́ được tin cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Nguyễn Thái Học và các đồng chí bị xử tử; Hồ bỏ học, lên Paris, liên lạc với Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, làm báo bí mật lấy tên là Tiền Quân. Báo chưa ra th́ ban biên tập bị bắt v́ tổ chức những cuộc biểu t́nh, đặc biệt là biểu t́nh trước điện Elysée, cả bọn bị trục xuất về Việt Nam, trừ Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường trốn thoát, chạy sang Bỉ, liên lạc với nhóm cách mạng cộng sản ở Bỉ, rồi trở lại Paris tiếp tục làm tờ Tiền Quân trong năm tháng trước khi về nước hoạt động chính trị.

    Từ 1931 đến 1939, Hồ Hữu Tường làm lư thuyết gia cho nhóm Đệ Tứ ở Việt Nam, đồng thời dạy học để sinh sống và điều khiển các tờ báo bí mật như tờ Tháng Mười, từ 1931 đến 1932, tờ Thường Trực Cách Mạng từ 1934 đến 1937, tờ Quần Chúng từ 1937 đến 1938. Hoặc các tờ báo công khai như Le militant năm 1936, tờ Tháng Mười năm 1938, tờ Tia Sáng năm 1939 và tham gia tờ La lutte của Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu.
    Tháng 11 năm 1932, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt lần đầu, giam 6 tháng. Ngày 1/5/1933 ra ṭa bị xử án treo ba năm. Trong thời gian bị giam giữ, ông xuất bản nhật báo "nhẩm" Thiên Thu. Thiên Thu là "cứu cánh" của tạp chí Tháng Mười sau này. Trong suốt mười năm làm báo (1930-1939), ông đă viết rất nhiều nhưng nay không c̣n lưu lại được ǵ.
    Đầu tháng 6 năm 1939, Hồ Hữu Tường bỏ Đệ Tứ và chủ nghĩa Mác; ngày 29 tháng 9 năm 1939, bị nhà cầm quyền Pháp bắt, cuối năm 40 bị đầy đi Côn Đảo cùng với Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... và những người chống Pháp khác. Đến cuối năm 1944 mới được trả tự do (Phan Văn Hùm bị phù thũng, Nguyễn An Ninh mất trong tù ngày 14/8/1943).


    Còn tiếp

  5. #5
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Thụy Khuê

    Hồ Hữu Tường (1910-1980)




    Tiếp theo

    1945 Nhật đảo chính Pháp. Hồ Hữu Tường ra Hà Nội để sang Tầu nhưng bị kẹt tại Hà Nội cùng với Tạ Thu Thâu; có đề nghị với Hồ Chí Minh nên để Việt Nam trung lập nhưng không được chấp nhận. Thời gian này bắt đầu viết Xă hội học nhập môn, chống lại biện chứng pháp, và một loạt sách chính trị, kinh tế khác.

    1946 Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam nhưng cũng không phát biểu ǵ. Kế đó, ông giúp bộ Giáo Dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, thiết lập chương tŕnh soạn và in sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học. Năm 1947 bị Pháp bắt trong lúc tản cư về Kẻ Sặt (Hải Dương). Rồi ông lại trở về Sài G̣n viết văn, làm báo.

    Từ 1948 đến 1949, hợp tác với báo Sài G̣n Mới của bà Bút Trà. Viết tiểu thuyết Phi Lạc sang Tầu, in dần trên Sài G̣n Mới dưới bút hiệu Ư Dư, đồng thời viết Thu Hương và Chị Tập.

    Mùa xuân năm 1949, sang Pháp v́ lư do chính trị. Tại đây, năm 1952, chủ trương tạp chí Pacific, thử vạch một "đường lối thứ ba" cho các nước Á Phi.

    1953, Hồ Hữu Tường về nước, chủù trương nhật báo Phương Đông, đưa ra giải pháp "Trung lập chế".

    1954, với tư cách kư giả, ông sang dự Hội nghị Genève, hết sức vận động cho giải pháp trung lập Việt Nam nhưng thất bại.

    Tháng ba năm 1955, ví có liên lạc với các nhóm trong Mặt Trận Thống Nhất (Cao Đài, Ḥa Hảo, B́nh Xuyên), chống lại Ngô Đ́nh Diệm, ông bị bắt ở Rừng Sát. Năm 1957 ra ṭa và bị kết án tử h́nh, nhưng nhờ những trí thức ở Pháp trong đó có Albert Camus viết thư can thiệp nên án lệnh được đ́nh chỉ và bị đưa ra Côn Đảo. Sau khi chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đổ, Hồ Hữu Tường được trả tự do ngày 31/1/1964. Ra tù, kiệt lực, phải nửa năm sau mới viết lại được. Ông cộng tác với nhật báo Ánh Sáng, xét lại biện pháp Trung lập chế và đưa ra giải pháp Siêu lập: đề nghị miền Nam trở nên lănh thổ của Liên Hiệp Quốc.

    1965, cộng tác với tuần báo Ḥa Đồng để phát huy nền văn minh tổng hợp: kỹ sư, chính ủy và tu sĩ. Làm Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh.
    1967 được bầu làm dân biểu trong Hạ Viện Việt Nam Cộng Ḥa.

    Sau tháng tư năm 1975, bị đi học tập cải tạo 5 năm, được trả tự do, ít lâu sau mất tại Gia Định ngày 26/6/1980.


    *


    Hồ Hữu Tường viết nhiều thể loại:

    Chính trị, kinh tế, triết học:

    Xă hội học nhập môn (Minh Đức, 1945), Kinh tế học và kinh tế chánh trị nhập môn (Tân Việt, 1945), Tương lai kinh tế Việt-nam (Hàn Thuyên, 1945). Phong kiến là ǵ? (Minh Đức,1946), Vấn đề dân tộc (Minh Đức,1946), Muốn t́m hiểu chánh trị (Minh Đức,1946),Tương lai văn hóa Việt-nam (Minh Đức,1946, Huệ Minh, 1965).

    Văn học sử:

    Lịch sử văn chương Việt-nam (quyển 1) (Lê Lợi, 1950)
    .
    Văn phạm:

    Phép nói và viết hỏi ngă (1950), Em học tiếng mẹ (1950), Em tập đọc (1951).

    Dịch: Tam quốc chí (quyển 1, 1951)

    Truyện:

    Bộ Một thuở ngàn năm (truyện trào phúng chính trị) gồm có: Phi Lạc sang Tàu (Sống Chung, 1949), Phi Lạc náo Hoa Kỳ (Vannay, Paris, 1955), Tiểu Phi Lạc náo Sàig̣n (Nam Cường, 1966), Diễm Hồng xuất giá (Nam Cường, 1966).
    Bộ Hồn bướm mơ hoa (tiểu thuyết lịch sử xă hội, miền Hậu Giang) gồm 4 tập: Mai Thoại Dung, Tam nhơn đồng hành, Ông thầy Quảng, Bủa lưới người (Nam Cường, 1966).
    Bộ Gái nước Nam làm ǵ? (tiểu thuyết tranh đấu chống Pháp) gồm Thu Hương và Chị Tập (Sống Chung, 1949).
    Nỗi ḷng thằng Hiệp (Lê Lợi, 1949).
    Kế thế (tiểu thuyết dă sử) (Huệ Minh, 1964).
    Bộ Thuốc trường sanh gồm 3 tập: Xây mộng, Phúc đức và Vẹn nguyền (Huệ Minh, 1964). Hoa dinh cẩm trận (tiếp theo Thuốc trường sanh).
    Người Mỹ ưu tư (tác giả xuất bản, Paris, 1968)
    ...
    Tiểu luận:

    Những kỹ thuật căn bản của nghề làm báo (in tại Paris, 1951, Ḥa Đồng, 1965), Trầm tư của một tên tội tử h́nh (Lá Bối, 1965), Luận lâm I (Huệ Minh, 1965), Nói tại Phú Xuân (những bài tham luận đọc tại Đại Học Huế) (Huệ Minh, 1965).

    Truyện ngắn, tạp văn:

    Quả trứng thần (1952), Kể chuyện (Huệ Minh, 1965), Nợ tinh thần (Huệ Minh, 1965).

    Tự truyện và hồi kư:

    Thằng Thuộc con nhà nông (An Tiêm, 1966), 41 năm làm báo (Trí Đăng, Đông Nam Á tái bản tại Paris, 1984), Un fétu de paille dans la tourmente (Paris, 1969, chưa in).

    Sách viết cho nhà Hàn Thuyên, kư tên Nguyễn Huệ Minh (tên vợ), sách viết cho nhà Tân Việt kư tên Khổng Cưu, cho nhà Minh Đức kư tên Duy Minh, Huấn Chi, cho nhà Sống Chung kư tên Duy Cúc.


    *


    Trước khi t́m hiểu tư tưởng và phong cách Hồ Hữu Tường, chúng ta thử nh́n lại nguồn gốc ḍng họ Hồ, như Hồ Hữu Tường đă tŕnh bày qua các tác phẩm và có lẽ đó cũng là một cách để phân tích những đường hướng chính trong tư tưởng của Hồ Hữu Tường.

    Hồ Hữu Tường sinh ngày mùng 8 tháng 5 năm 1910 tại làng Thường Thạnh, huyện Cái Răng, tỉnh Cần Thơ. Cha là Hồ Văn Sây, mẹ là Vơ Thị Nữ và ông nội là Hồ Văn Điểu.
    Ḍng họ Hồ này khi xưa ở đất Nghệ An. Sau khi Hồ Quư Ly thất thế, đầu thế kỷ XV đă bị xua vào đất Qui Nhơn sinh sống. Đến thế kỷ XVIII, trong họ xuất hiện ba anh em Nhạc, Huệ, Lữ, nổi lên cầm đầu phong trào Tây Sơn. Khi nhà Tây Sơn bại liệt, tất cả những người họ Hồ, bà con xa gần với Tây Sơn đều phải lánh nạn. Tỉnh Qui Nhơn bị Nguyễn Ánh đổi tên thành B́nh Định. Sự đổi tên này, đối với họ Hồ, có nghĩa là một sự trả thù, một sự đàn áp.
    Để tránh sự trả thù của nhà Nguyễn, một thanh niên tên là Hồ Văn Phi trốn vào Nam, lưu lạc đến rạch Cái Răng ở miệt Cần Thơ, lập nghiệp. Vợ chồng Hồ Văn Phi chưa có con trai, nuôi một đứa nhỏ tên là Điểu mà mẹ nó dường như là một người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn lánh nạn. Khi trao con lại cho Hồ Văn Phi, bà dặn ḍ rằng: Cha nó cũng họ Hồ, tôi cho nó cho ông là để nó giữ họ. Khi nó lớn lên, ông bà dặn nó nên nêu lên hai chữ Kế Thế mà thờ giữa hai chữ Hồ phủ, và truyền lại măi măi với con cháu nó nên làm như vậy.
    Chữ Kế Thế rút từ những chữ "Kế thế vi đức, dĩ hữu thiên hạ", hàm súc cái mộng làm đế vương.
    Người con nuôi của Hồ Văn Phi có ḍng dơi bí mật, đế vương ấy (ḍng Quang Thiệu), chính là Hồ Văn Điểu và là ông nội của Hồ Hữu Tường. Đó là những điều mà Hồ Hữu Tường thuật lại về ḍng dơi của ḿnh trong cuốn tự truyện Thằng Thuộc, con nhà nông và tiểu thuyết dă sử Kế thế.

    Đúng hay sai là công việc của những nhà nghiên cứu lịch sử. Đối với chúng ta, người đọc và t́m hiểu Hồ Hữu Tường, th́ đây là một trong những yếu tố giải thích tư tưởng cải tổ chính trị và văn hóa của Hồ Hữu Tường, giải thích chí hướng tân tạo lại Việt Nam, chấn hưng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, một đạo do con cháu nhà Tây Sơn dựng nên, sau này hưng vượng trong tinh thần đạo Ḥa Hảo (có lẽ đó là lư do khiến Hồ Hữu Tường có cảm t́nh với tướng Ba Cụt và đạo Ḥa Hảo, và cộng tác với nhóm Mặt Trận Thống Nhất, chống lại Ngô Đ́nh Diệm), và nhất là quyết tâm tái lập tinh thần Minh Đạo mà Hồ Quư Ly đă xướng lên từ thế kỷ XIV, để xây dựng một con đường văn hóa Việt Nam, một hệ tư tưởng Việt Nam không lệ thuộc ngoại bang, phù hợp với một nước Việt độc lập và tân tiến.


    *


    Tâm tư Hồ Hữu Tường dường như chia làm hai nhánh: nhánh vọng Tây Sơn và nhánh hướng nhà Hồ. Cả hai tạo nên một hệ "bàng thống" giao thoa hai vua Quư Ly và Quang Trung, cùng một ḍng họ. Hệ bàng thống này, độc lập với chính quyền trung ương, tạo thế chân vạc, muốn đứng lên chấn hưng đất nước, theo một đường lối thứ ba, từ một miền đất mới: miền Hậu Giang.

    Vọng Tây Sơn, giữ nguồn gốc nông dân nổi dậy, chống sự đàn áp của thực dân và phong kiến, nhưng khác với cách mạng cộng sản, dựa vào đấu tranh giai cấp và duy vật sử quan, Hồ Hữu Tường muốn bảo tồn một truyền thống tâm linh dân tộc, phát xuất từ miền Hậu Giang, thờ hai bà Chúa Tiên và Chúa Ngọc. Chúa Tiên tương truyền là Ngọc Hân công chúa và Chúa Ngọc là Ngọc Mân, em sinh đôi của Ngọc Hân. Những truyền thuyết này được Hồ kể lại trong tiểu thuyết dă sử Kế thế, theo lời kể của một nhân vật bí mật là ông Thầy Quảng (gốc gác từ Quảng Nam). Thầy Quảng trong bộ tiểu thuyết Hồn bướm mơ hoa, là một lănh tụ chính trị, đội lốt thầy bói và đạo sư, truyền bá đạo Bửu Hương Kỳ Sơn (thờ hai bà chúa), chủ trương cải cách đạo Phật, chấn hưng nhà Tây Sơn, cổ động cho những thuyết "Minh Đạo tái sanh", "Thiên địa tân tạo", "Việt Nam phục nghiệp". Tất cả những sứ mệnh này xác định hướng thứ nh́: vọng nhà Hồ, tiếp tục con đường mà Hồ Quư Ly đă mở ra từ thế kỷ XIV về việc canh tân đất nước trên toàn diện chính trị, văn hóa và xă hội.

    Xin nhắc lại, từ cuối thế kỷ XIV, Hồ Quư Ly đă áp dụng những chính sách:

    - Dùng chữ Nôm thay chữ Hán để chấn hưng quốc học. Dịch các kinh sách chữ Hán sang chữ Nôm.
    - Soạn 14 thiên Minh Đạo, nội dung phê phán Nho giáo một cách có hệ thống, đặt Chu Công lên trên Khổng Tử; phê b́nh Khổng Tử, nêu bốn điểm đáng ngờ trong Luận Ngữ; chỉ trích Hàn Dũ, Tŕnh, Chu... là những bậc hủ nho; ca ngợi vua Trần Minh Tông không chịu rập theo khuôn mẫu lễ giáo của người Tầu.
    - Về mặt xă hội, Hồ Quư Ly lập nhà thương, làm lại sổ hộ tịch, định lại thuế khóa, thống nhất đo lường, phát hành tiền giấy, cải cách ruộng đất, v.v...

    Ngoài ra Hồ Quư Ly c̣n là một nhà thơ chữ Nôm và chữ Hán, kiêm dịch giả.


    Nối tiếp và giao thoa con đường của hai tiền nhân Quư Ly và Quang Trung trong tinh thần độc lập đối với ngoại bang, từ chính trị, xă hội, đến văn hóa, dường như đó là điều mà Hồ Hữu Tường muốn thực hiện qua hành động và tác phẩm.


    *


    Suốt đời vào tù ra khám, Hồ Hữu Tường là khuôn mặt trí thức độc đáo của Việt Nam trong thế kỷ XX: một trí thức hành động. Là nhà chính trị, nhưng biết lợi khí của văn hóa, ông luôn luôn tuyên bố: "Tôi là kẻ dụng văn, chớ không phải nhà văn." Lời tuyên bố có vẻ khiêm tốn này nói lên tính chất minh họa tư tưởng trong các tác phẩm của Hồ Hữu Tường. Là một tác giả đa năng, đa dạng, ông viết nhiều thể loại, nhưng thành công nhất ở những tiểu luận, tham luận, tự thuật, truyện ngắn và tiểu thuyết trào phúng.

    Cuộc đời và sáng tác của ông trải nhiều giai đoạn.

    Từ 1930 đến 1939, theo Đệ Tứ và chủ nghĩa Mác-Lê, thời kỳ mà sau này ông gọi là "sự căm hờn dẫn đi lạc lối trong 9 năm", viết rất nhiều báo nhưng không lưu lại được ǵ, có thể v́ đó là thời kỳ c̣n lập luận theo duy vật biện chứng, nên sau này ông không cho in lại. Nhưng đối với những nhà nghiên cứu, t́m lại những bài viết của Hồ Hữu Tường trong thời kỳ "Đệ Tứ", cũng là một điều cần thiết.

    Thời kỳ 39-44: Giữa 1939 bỏ Đệ Tứ và Mác-Lê, rồi bị Pháp bắt tới cuối 1944. Đó là thời kỳ Côn Đảo lần thứ nhất. Trong năm năm ở tù, Hồ Hữu Tường đă h́nh thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc, không lệ thuộc Tây, Tàu, Nga, Mỹ.

    45-46: thời kỳ lập thuyết mới. Từ 1945, khi ra Hà Nội, Hồ Hữu Tường viết những tác phẩm đầu tiên Xă hội học nhập môn, Kinh tế học vàø chính trị nhập môn, Tương lai kinh tế Việt Nam, Vấn đề dân tộc, Tương lai văn hóa Việt Nam... theo con đường tư tưởng mới.
    Từ 1948 trở đi, bắt đầu sáng tác tiểu thuyết: Phi Lạc sang Tầu, Thu Hương, Chị Tập ... Ngay cả thời kỳ Côn Đảo lần thứ nh́ (57-64), ông vẫn tiếp tục sáng tác nhưng cũng bị mối cắn, nhiều tập phải viết lại. Những tác phẩm như Kế thế, Hồn bướm mơ hoa, Trầm tư của một tên tội tử h́nh, Thuốc trường sanh ... đều viết tại Côn Sơn và phát hành sau khi được trả tự do.


    Còn tiếp

  6. #6
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Thụy Khuê

    Hồ Hữu Tường (1910-1980)


    Tiếp theo

    Trong bài tựa cuốn Luận lâm I, Hồ Hữu Tường viết:

    "Tôi bước vào mê ly đồ của chủ nghĩa Mác-Lê đầu tháng 6 năm 1930. Tôi bước chân ra ngoài cái mê ly đồ ấy vào đầu tháng 6 năm 1939. [...] Trong 9 năm này, những bài luận của tôi viết thảy đều lập trên nền tảng của duy vật luận biện chứng pháp.

    Từ tháng 6 năm 1939 đến tháng 6 năm 1945, ngoài những bức thơ ngắn cho gia đ́nh, tôi không có viết ǵ khác. Đến Hà Nội vào đầu tháng 6 năm 1945, tôi đă sắp dàn bài cho quyển Xă hội học nhập môn mà tôi viết xong khi khởi đầu tháng 11. Từ hai mươi năm nay, tôi chưa trước tác được tài liệu nào vững chắc và khoa học để đả kích chủ nghĩa của Marx, hơn tập sách nhỏ này. Cả phương pháp biện chứng và duy vật sử quan đều bị "lật vích", nền tảng triết lư và cơ sở xă hội học của Marx đều bị lật ngược, thế mà kiểm duyệt Việt Minh đọc không hiểu nên chẳng bôi chữ nào.

    Từ ấy, phương pháp biện luận của tôi không c̣n là biện chứng pháp nữa. Trong năm năm nằm ở Côn Đảo, trong những ngày tàn của chế độ thực dân, tôi đă suy tư t́m thấy và thường nói với Nguyễn An Ninh rằng duy vật luận của Marx hóa ra siêu h́nh, chánh là do Marx đội cho nó cái lốt của biện chứng pháp [...]. Năm năm tù dưới chế độ thực dân đă giúp cho tôi "cai" biện chứng pháp, cũng như người nghiện cai thuốc phiện.

    Và, rời bỏ tư duy siêu h́nh của biện chứng pháp, tôi trở về với tư thái khoa học [...] Khoa học, bao giờ cũng cho phép ngoại suy để mở rộng phạm vi hữu hiệu của ḿnh. Nhưng bao giờ những cuộc ngoại suy nầy phải phê phán cho chặt chẽ, kẻo bị lầm. Nói theo một danh từ mới xuất hiện, mà đă tràn lan khắp nơi, là cần phải "xét lại". Thế mà, biện chứng pháp, tin tưởng như là một giáo điều, không cho tín đồ của chủ nghĩa Marx "xét lại"."
    (trích bài Tựa cuốn Luận lâm I do Huệ Minh xuất bản năm 1965, tại Sài G̣n). Tiếc rằng hiện nay chúng tôi chưa t́m được cuốn Xă hội học nhập môn để tŕnh bầy những lập luận chống Marx xủa Hồ Hữu Tường.


    Sách in những năm 45-46 phần lớn kư tên Duy Minh. Với bút hiệu Duy Minh, Hồ Hữu Tường muốn nói lên sự lựa chọn: không nhận cái Tâm trong duy tâm chủ quan của triết học Hegel, cũng không nhận cái Vật "vô tri vô giác" trong cái duy vật của triết học Các-Mác, mà chọn Duy Minh, bởi v́ có duy minh th́ mới đến được cái giác của nhà Phật. Hồ Hữu Tường chủ trương: muốn cải thiện đời sống -bởi v́ chỉ có sống là quan trọng nhất- th́ con người phải tổng hợp cả ba nền văn minh lớn: kỹ sư, chính ủy và tu sĩ, nói cách khác: khoa học, triết học và tôn giáo thành một thể toàn bích th́ mới mong đạt tới thiên đường hạnh phúc. Tôn giáo ở đây là Đạo Phật đổi mới. Sự cách tân đạo Phật có trong tinh thần đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và đạo Ḥa Hảo sau này, và có lẽ đó cũng là tinh thần "Hậu Giang" mà Hồ Hữu Tường là một trong những người đề cao và cổ động.


    Trở về với tác phẩm chủ yếu đầu tiên của Hồ Hữu Tường, cuốn Tương lai văn hóa Việt Nam do Minh Đức in, kư tên Duy Minh, cuốn sách đắc ư nhất của ông, một bản tuyên ngôn tư tưởng của nhà chính trị và nhà văn hóa, tŕnh bày con đường tư tưởng mới: lấy văn hóa dân tộc thay thế cho tất cả các ư thức hệ. Tư tưởng sau này sẽ được đào sâu và phát triển trong toàn bộ tác phẩm của tác giả.

    Sách in năm 1946, 500 quyển, những bản quư in trên giấy "sắc thần" chế tạo riêng tại làng Bưởi, b́a do Tô Ngọc Vân vẽ. Sau này được in lại nhiều lần nhưng đă bị cắt bỏ, trừ bản chính của nhà Minh Đức và bản in trên tuần báo Sanh Hoạt (Sài G̣n) của Phạm Mậu Quân là đầy đủ. Đây là một tập văn xuôi, có giọng trầm bổng như thơ, một tập "thơ tư tưởng", lời lẽ thống thiết. Hồ Hữu Tường viết:

    "Tôi muốn cất tiếng mà kêu to. Kêu thật to để ai nấy cùng nghe. Tôi muốn có một giọng tha thiết. Thực tha thiết để ai nấy cùng cảm. Tôi muốn có những luận điệu đanh thép. Thực đanh thép để ai nấy cùng tin. Nghe, cảm, tin,... để cùng tôi đem một cái vinh quang chưa hề có trên quả địa cầu về cho dân tộc ta, dân tộc Việt" (trích Tương lai văn hóa Việt Nam, in lần thứ ba, Huệ Minh, Sài G̣n, 1965).

    Đó là Tiếng gọi đàn của Hồ Hữu Tường năm 1945. Ngay lúc ấy ông đă biết rơ rằng "dù có thét to đến bực nào, dù có một giọng tha thiết như thế nào, dù có những luận điệu đanh thép cách nào, tiếng gọi đàn của tôi cũng sẽ là tiếng kêu trong sa mạc" (sđd, trang 12).
    Biết là kêu trong sa mạc nhưng vẫn kêu. Biết gọi không ai nghe nhưng vẫn gọi. Tâm sự bi thiết ấy đă đeo đẳng Hồ Hữu Tường suốt đời như một thân phận con người, như một số phận dân tộc.

    Nhưng Tương lai văn hóa Việt Nam không chỉ dừng lại ở mức kêu gào mà mang một nội dung suy tưởng sâu sắc. Trước hết Hồ Hữu Tường định nghĩa thế nào là văn hóa: "Văn, trong nghĩa cầu nguyên của nó, là đẹp đẽ, là hiền lành, trái với vơ, là hung bạo. Hóa, trong nghĩa cầu nguyên của nó là thay đổi. Hai chữ đó mà ghép lại, th́ tôi cho rằng đó là cái ǵ làm cho người ngày càng cao quư hơn, đẹp đẽ hơn, làm cho người (hạ tiện, xấu xa) hóa ra Người (cao quư, đẹp đẽ)" (trang 6). Tóm lại cái làm cho người trở nên Người là văn hóa: "Tôi vẫn muốn rèn, luyện, uốn, nắn, hun đúc tôi, cho tôi ngày nay đẹp đẽ hơn ngày hôm qua, cho tôi ngày mai càng đẹp hơn tôi ngày nay, để rồi bây giờ tôi là "người" dần dần theo đuổi "Người"" (sđd, trang 18)
    Người đọc có thể t́m thấy ở "cái tôi ngày hôm nay phải hơn cái tôi ngày hôm qua", một ảnh hưởng xa gần nào đó của Nietzsche. Chữ Người viết hoa của Hồ Hữu Tường có những yếu tố tương đương với siêu nhân (surhomme) của Nietzsche (chính Hồ Hữu Tường cho biết Nguyễn An Ninh là người Việt Nam đầu tiên đọc Nietzsche và rất thích). Nhưng Hồ đi theo một hướng khác: ông muốn hành tŕnh người (tầm thường) nên Người (cao cả) trở thành lộ tŕnh b́nh thường của mỗi người Việt Nam, và đó là tương lai văn hóa dân tộc. Tại sao như vậy? Ông giải thích: bởi mọi ư thức hệ, khi mới thành lập, đều có thể giúp ích cho xă hội tiến bộ. Nhưng khi nó không c̣n thích hợp với điều kiện sống cụ thể nữa, th́ cái xác nó, chướng ngại vật phản tiến hóa, là lực lượng phản động, là một tai họa cho nhân loại. Khi đă biết được luật sống thừa của các ư thức hệ, bạn hăy cố gắng xây đắp một nền văn hóa Việt Nam, dựa trên nguyên tắc biến đổi, ngày hôm nay phải đẹp hơn hôm qua, và như vậy bạn sẽ thoát ra được sức chi phối của các ư thức hệ sống thừa (trang 20). Đó là tinh thần chủ yếu trong tư tưởng Hồ Hữu Tường.

    Tinh thần này xuất hiện năm 45-46, khi phần đông người Việt chưa biết Hồ Chí Minh là ai, và phần đông thế giới chưa biết cộng sản là ǵ. Hồ Hữu Tường đă đi trước thời đại, vượt qua những người đồng thời để sớm nhận ra ngơ cụt của những ư thức hệ, trong số đó có chủ nghĩa cộng sản. Lập luận của ông trong tập sách nhỏ này cho thấy một dân tộc như Việt Nam, muốn t́m con đường sống đầy đủ ư nghĩa trong thời kỳ phi cơ, bom nguyên tử và độc quyền đế quốc này, th́ dân tộc Việt Nam phải chọn một kế hoạch văn hóa (trang32), phải tạo ra một nền văn hóa rực rỡ: văn hóa Việt Nam phải làm cho người trở nên Người (trang 37-38). Ông viết:

    "Hiện nay, bạn thấy Tây phương đắc thắng, chiếm địa vị tối thượng, hănh diện với thế giới. Về quân sự, về kinh tế, về chính trị, Tây phương là tất cả. Bạn cho Tây phương là cái gương duy nhất, rồi bạn toan nêu cái "văn hóa" Tây phương làm văn hóa Việt Nam.

    Tôi van bạn. Tôi ước mong bạn xây đắp riêng cho Việt Nam một nền văn hóa rực rỡ, để tŕnh trước Đại hội đồng nhân loại làm sự nghiệp của ḿnh." (trang 39)
    "Sứ mạng của bạn là sứ mạng sáng tác." (trang48)

    T́m một đường đi, không theo Đông, không theo Tây, mà chọn lọc vàø kết nạp những tinh hoa của cả Đông lẫnTây trên con đường sáng tạo của ḿnh: văn hóa Việt Nam là do người Việt Nam sáng tác và xây đắp nên, nó làm cho người Việt Nam trở nên Người. Cái hành tŕnh đó là hành tŕnh văn hóa chúng ta chưa biết nó thế nào, bởi mỗi ngày nó một thay đổi.

    Hồ Hữu Tường đă t́m ra cách thúc đẩy hành động sáng tạo, nói lên tính cách biến hóa của sáng tạo, đồng thời coi sáng tạo như một sứ mạng của con người. Một định nghĩa vừa trừu tượng, vừa cụ thể: Con đường sáng tạo là con đường văn hóa. Nó khiến con người từ vị thế tầm thường, kém cỏi, trở nên Người (văn hóa). Một sự hướng thượng mà nhân loại chưa làm được. Từ đó, Hồ bảo rằng phương Tây chưa có văn hóa, bởi tất cả những ǵ họ sản xuất ra trong văn chương, nghệ thuật, triết học, khoa học... đă bị cái mà ông gọi là "quái hóa" khuất phục. Chính cái quái hóa này đă biến đổi những tư tưởng đẹp đẽ như "Tự do, b́nh đẳng, bác ái", thành phương tiện, thành khí giới để chinh phục. Quái hóa đă xui khoa học chế ra đại bác, chiến xa, tầu chiến, phi cơ, hơi ngạt, vi trùng, bom nguyên tử để giết người, để chinh phục kẻ yếu, để đè nén, áp bức, dày xéo chúng ta" (trang 42)

    Văn hóa làm cho con người trở nên Người.

    Quái hóa biến văn chương, nghệ thuật, triết học, khoa học... thành phương tiện. Bởi nó không đi theo con đường nhân bản.

    C̣n mượn Đạo học của Đông phương ư? Nhưng ở Đông phương chỉ có những thuật tu dưỡng, chớ đă có văn hóa bao giờ? (trang 48)

    Cho nên ta không thể bắt chước Đông hoặc Tây, để làm văn hóa, mà phải tạo văn hóa bằng sáng tạo, làm cho người Việt Nam trở nên Người. Nó là cuộc vận dụng thường xuyên của tinh thần, không phút nào ngừng, không khi nào nghỉ (trang 55), văn hóa (phải) làm sao cho cái chân, cái thiện, cái mỹ, thấm nhuần lư trí, t́nh cảm, bản năng, cơ thể mọi người, của mọi chế độ, của mọi tương quan xă hội. (trang 54-55)

    "Lương tri sẽ là sản phẩm của người. Nó có nguồn gốc ở người. Nó là một vật nhân bản." (trang 56)

    "Khoa học, văn chương, triết học, nghệ thuật, luân lư, tôn giáo... là những ngành của cây sinh hoạt. C̣n văn hóa là nhựa sống trong thân cây, trong các ngành, các lá" (trang 57)

    Khi cho rằng Tây phương đă biến những thành tích của văn hóa như văn chương, triết học, khoa học... thành những phương tiện để chinh phục và đàn áp, Hồ Hữu Tường có thái quá chăng? Hẳn là không. Ông chỉ muốn minh họa một thực tế hiển nhiên: Hitler, Staline đă trưng dụng khoa học để làm vũ khí, cũng như Hitler đă trưng dụng tư tưởng surhomme của Nietzsche và Staline đă sử dụng triết học Các-Mác trong các chiến dịch thanh trừng và tiêu diệt đồng loại.

    Ngày nay, trong t́nh thế mới, người ta cũng có thể đặt câu hỏi: đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ có đang dùng khoa học (bom đạn) như một phương tiện để "san định" thiên hạ theo đúng quan niệm "dân chủ" và "b́nh đẳng" của Hoa Kỳ?


    Điểm cực đoan và cũng gây sốc mạnh trong Tương lai văn hóa Việt Nam là "Tây phương và Đông phương chưa có văn hóa". Nhưng đó chính là điểm độc đáo trong tư tưởng Hồ Hữu Tường: ông coi văn hóa không phải là những thành quả đă gặt hái được trong các lănh vực văn chương, khoa học, nghệ thuật, triết học, mà là một trạng thái động, là một thái độ, một phong cách: Con người thường trực sống trong suy tưởng để tiến tới chân thiện mỹ. Và một con người như thế là con người văn hóa.

    "Văn hóa" như vậy rất gần với hành tŕnh tiến đến cơi niết bàn của nhà Phật, t́m đến đỉnh cao của con người. Nhưng đạo Phật t́m sự xuất thế, giải thoát cho chính ḿnh, Hồ Hữu Tường t́m sự nhập thế: tiến đến chân thiện mỹ trong hành động để phụng sự xă hội, con người; và đó là lư do cần phải "cải tiến" đạo Phật, đi từ sự tu thân (Đông phương) để tiến tới sự nhập thế hành động, thay đổi diện mạo nhân loại.


    http://thuykhue.free.fr/tk03/hhtuong0.html

  7. #7
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670
    Hồ Hữu Tường "Người Mỹ Ưu Tư’


    Nguyễn Mạnh Trinh

    Viết về Hồ Hữu Tường, có lẽ một bài không đủ. Bởi có quá nhiều chi tiết về chân dung con người ấy. Nguyên cuộc đời của ông, cũng là một đề tài. Những ngày tù tội, từ khám tối của thực dân Pháp, đến khám tử h́nh của chế độ Ngô Đ́nh Diệm rồi khám Chí Ḥa của Cộng Sản và chết trong tù ngục đỏ. Thời gian bị cầm giữ với ông lại là những ngày để suy tư và tâm thức luôn bay bổng vượt qua những rào cản để tới những viễn kiến cho những phương trời rộng mở. Ông là một học giả, một chính trị gia, một nhà văn, và cũng là người theo Cộng Sản Đệ Tứ rồi rời bỏ, đi làm cố vấn cho Bảy Viễn nên bị chế độ Ngô Đ́nh Diệm kết án tử h́nh, rồi lập thuyết, t́m một “minh đạo” cho văn hóa Việt Nam. Sang thời kỳ đệ nhị của chính thể VNCH, ông trở thành dân biểu, và viết “Người Mỹ Ưu Tư'”, gửi thư cho John Steinbeck, người đoạt giải Nobel Văn Chương và hậu thuẫn cho sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

    Với tôi, tôi đă đọc truyện Hồ Hữu Tường từ khi bắt đầu vào trung học khi t́m thấy sách của ông ở những tiệm cho mướn sách. Tôi đọc truyện kiếm hiệp song song với đọc Hồ Hữu Tường. Tôi đọc bộ sách “Gái Nước Nam Làm Ǵ?” với Thu Hương, Chị Tập, cũng như đọc bộ “Ngàn Năm Một thuở” với Phi Lạc sang Tàu, Phi Lạc bỡn Nga, Phi Lạc náo Hoa Kỳ. Những nhân vật như thằng mơ Cổ Nhuế, thằng mơ Phù Ninh, đă làm cho tôi hồi đó chỉ thấy được cái nét châm biếm, như một chuyện tiếu lâm mà không để ư đến những điều sâu xa hơn từ cách thế trào lộng. Với một đứa bé hơn mười tuổi, đọc để mà đọc nhưng đă vô t́nh tạo một tâm thức trong trí óc non nớt của tôi lúc ấy. Tôi đọc Thu Hương, Chị Tập, để biết những người kháng chiến chống Pháp thời đó ra sao và có một chút ngưỡng mộ với những anh thư ấy.

    Nhân vật chính của bộ truyện này là hai người phụ nữ tiêu biểu cho hai thành phần trong xă hội cùng tham gia trong cuộc đấu tranh chống Pháp. Thu Hương thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản sống ở thành thị trong khi chị Tập thuộc thành phần lao động ít học. Thu Hương là nữ sinh viên trường Y Khoa Hà Nội, đảng viên của một đảng cách mạng bí mật, là một cô gái kiên cường có bản lănh, đă thi hành những công tác nguy hiểm như tổ chức cướp sân khấu để tuyên truyền, ám sát bọn chó săn cũng như viên chức Pháp giữa thành phố. C̣n chị Tập là một người thuộc giới cùng đinh, bị cha mẹ bán lấy tiền, trải qua nhiều nỗi khổ đau, bị tù tội, đầy ải sống chung với những người cách mạng và cả những tên đầu trộm đuôi cướp. Khi được tha khỏi trại giam, chị Tập trở thành một đảng viên ṇng cốt tham gia những việc như làm thổ phỉ, buôn lậu, tổ chức cướp vũ khí của quân Nhật, xây dựng căn cứ địa để đánh Pháp. Bộ truyện này có nhiều diễn tiến mạnh, tạo được những h́nh ảnh của những người phụ nữ, không kể lao động hay trí thức, hết ḿnh hy sinh cho đất nước

    C̣n ở bộ “Ngàn Năm Một Thuở”, tôi t́m thấy những nét trào phúng từ nhân vật Phi Lạc. Một người đậm nét của xă hội b́nh dân Việt Nam, dốt nát nhưng lại hay khoe khoang chữ nghĩa, rất tự cao tự đại nhưng lại xun xoe nịnh hót những người có quyền thế để thủ lợi, cũng như đầy đủ những cá tính tiểu xảo vặt. Những cá tính thời đại này không phải chỉ có riêng ở nhân vật Phi Lạc mà c̣n thấy nhan nhăn những con người như thế ở chung quanh trong xă hội. Từ thằng mơ đến ông tiên chỉ, rồi đến các nhà bác học, những vị anh hùng, tất cả từ đời trước đến đời sau, như trong một tấn tuồng bi hài mà ở đó sự hữu lư và vô lư như bàn tay lúc ngược lúc úp, thay đổi dễ dàng như trong một hài kịch có khi bi thảm, có lúc nực cười

    Trong Phi Lạc Sang Tàu, câu chuyện về nguồn cội của nhân vật bắt đầu cho một tấn tuồng ảo hóa. Vai chính là thằng mơ làng Phù Ninh, vô học nhưng đầy khóe lường gạt lại mồm mép giả danh là hậu duệ họ Hồ của tông tộc Hồ Thơm Nguyễn Huệ. Lại có một tên lừa bịp khác là thằng mơ làng Cổ Nhuế, muốn phá đám tên mơ làng Phù Ninh nên bán đứt cho một vị sư từ Tàu qua tên là sư Hồng Hạc. Ông này là một vị chân tu có sứ mạng là qua Việt Nam t́m đến “thảo lư” t́m kiếm một vị vạn đại quân sư như Khổng Minh đời Tam Quốc xưa để thành một thánh sư đời nay để mong mưu vọng phục quốc phản Thanh phục Minh. Những nhân vật này được xếp đặt trong những cục diện, những t́nh thế tṛng tréo, viết theo kiểu truyện Tàu với những hồi, với những chương nối tiếp nhau. Truyện thâm ư bài xích cái tinh thần vọng ngoại và cái tập tục ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Từ chữ nghĩa, tới tên địa danh, tên nhân vật, đều là những biểu tượng có hai nghĩa, có hàm ư mỉa mai, và ở trong những điều kiện ràng buộc với nhau như trong một bố cục liên hệ. Những câu hỏi liên tiếp nhau. Tại sao sư Hồng Hạc lại đi kiếm thánh sư ở phương Nam? Tại sao lại đến làng Phù Ninh? Tại sao lại liên lạc với mơ làng cổ Nhuế? Tác giả đă nối các chi tiết với nhau. Sư Hồng hạc qua Việt Nam v́ sấm truyền của Minh Thái Tổ để lại và đến làng Phù Ninh bởi v́ làng này là nơi sinh trưởng của công chúa Ngọc Hân th́ chắc là phải có hậu duệ của Hồ Thơm Nguyễn Huệ. Và liên hệ với làng Cổ Nhuế bởi v́ làng này nổi tiếng là buôn phân người nhưng đồng thời cũng là làng có nhiều nhân tài và nhiều người đỗ đạt nhất. Những chi tiết ấy trộn lẫn với nhau, rối nùi trong cái mê đồ để khiến người đọc nghĩ đến những tṛ đành hanh của con tạo, của những bất ngờ, những cái duyên có khi t́nh cờ có khi là hậu quả của những tṛ đùa của cuộc đời. Trong đó, cái hóm hỉnh của truyện Trạng Quỳnh, cùng cái chửi đời châm biếm của Ba Giai, Tú Xuất, làm nổi bật lên chủ đích của tác giả. Hầu như mọi giá trị đều bị đảo lộn, những câu khoác lác, những tṛ lừa bịp lại có ảnh hưởng rộng lớn, và bao nhiêu người tài giỏi trên đời này nhiều khi lại thua mưu kém trí những tên vô học bởi những tṛ tiểu xảo tầm thường. Những lư thuyết nhiều khi trống rỗng và các danh nhân nhiều khi chỉ là cái bóng mờ nhạt. Đọc tới đoạn thằng mơ, thuộc giai cấp mạt hạng trong xă hội mà lại luận đàm thuyết lư, nói chuyện tế thế an dân với những Khổng Minh, những Hồ Thích, có phải là một hài kịch được dàn dựng để trong đó gờn gợn những ư tưởng phản kháng xă hội và xét lại tất cả những ǵ được gọi là khuôn vàng thước ngọc của xă hội.

    Lớn lên một chút, tôi đọc “Tương Lai Văn Hóa Việt Nam”, một tác phẩm mà tôi nghĩ là những suy tư khởi đầu của ông để từ văn hóa bước sang những phạm vi khác như chính trị, tôn giáo, xă hội... để thành một người lập thuyết. Hồi nhỏ th́ không ảnh hưởng lắm nhưng bây giờ đọc lại, tôi thấy có những suy nghĩ tới bây giờ vẫn c̣n giá trị. Trước hết, đây là những tâm huyết của một người muốn nói những điều mà biết rằng sẽ có ít âm vọng nếu không nói là tiếng kêu trong sa mạc.

    “Tôi muốn cất tiếng mà kêu to. Kêu thật to để ai nấy cùng nghe. Tôi muốn có một giọng tha thiết. Thực tha thiết để ai nấy cùng cảm. Tôi muốn có những luận điệu đanh thép. Thực đanh thép để ai nấy cùng tin. Nghe, cảm, tin để cùng tôi đem một cái vinh quang chưa hề có trên quả địa cầu về cho dân tộc ta, dân tộc Việt.”

    Câu văn biền ngẫu, ư hướng tha thiết, tác giả Hồ Hữu Tường c̣n muốn vạch ra một con đường văn hóa, thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và Tây phương. Theo ông “Văn trong nghĩa cầu nguyên của nó là đẹp đẽ, là hiền lành, trái với vơ là hung bạo. Hóa trong nghĩa cầu nguyên của nó là thay đổi. Hai chữ đó mà ghép lại th́ tôi cho rằng đó là cái ǵ làm cho người ngày càng cao quư hơn, đẹp đẽ hơn, làm cho người (hạ tiện, xấu xa) hóa ra người (cao quư, đẹp đẽ).”

    Ông cho rằng mọi ư thức hệ chỉ có tác dụng trong một thời điểm mà thôi trong ư nghĩa tích cực của nó. Nhưng khi không c̣n thích hợp với cuộc sống th́ nếu không bị triệt tiêu đi mà c̣n tồn tại sẽ thành những chướng ngại vật cản lại chiều hướng phát triển và ở trong một ư nghĩa tiêu cực sẽ thành một hiểm họa cho nhân loại. Như vậy, chúng ta phải xây đắp một nền văn hóa dân tộc, luôn luôn thay đổi theo chiều hướng phát triển của cuộc nhân sinh và thoát ra được sự kềm hăm và chi phối của các ư thức hệ lỗi thời. Con đường ấy, không bị chi phối bởi Đông hay Tây phương, nhưng kết nạp và thu liễm những tinh túy của người để biến thành của ḿnh. Con đường ấy mệnh danh là con đường văn hóa, và nâng cao tŕnh độ và vị thế của con người.

    Tác giả c̣n cho rằng Tây phương chưa có văn hóa mà chỉ có quái hóa. Quái hóa ấy có thể tạo thành ở h́nh thức văn chương, nghệ thuật, triết học, khoa học... nhưng ở nội dung th́ chỉ là những phương tiện để đi chinh phục. “Chính quái hóa này đă biến đổi những tư tưởng đẹp đẽ như ‘tự do, b́nh đẳng, bác ái,’ thành phương tiện, thành khí giới để chinh phục. Quái hóa đă xui khoa học chế ra đại bác, chiến xa, tàu chiến, phi cơ, hơi ngạt, vi trùng, bom nguyên tử để giết người, để chinh phục kẻ yếu, để đè nén áp bức chúng ta.”

    Và ông kết luận: “Văn hóa làm cho con người trở nên Người. Quái hóa biến Văn Chương, Nghệ Thuật, Triết Học, Khoa Học thành phương tiện. Bởi nó không theo con đường nhân bản. C̣n mượn Đạo học của Đông phương ư? Nhưng ở Đông phương chỉ có thuật tu dưỡng, chớ đă có văn hóa bao giờ?”

    Cái độc đáo và cũng là đầu đề tranh căi khi ông cho rằng cả Đông lẫn Tây phương không có văn hóa. Ông tạo ra con người có khuynh hướng “mở” biết thay đổi để có một tiến tŕnh nhân bản đến chân thiện mỹ. Văn hóa luôn ở trong trạng thái động, là một thái độ, một phong cách luôn luôn suy tưởng kiếm t́m.

    Cuộc đời văn học của Hồ Hữu Tường có nhiều giai đoạn sáng tác khác nhau. Mới đầu, ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin theo khuynh hướng đệ tứ và thời gian này ông coi như là những năm tháng ô nhục của thời gian lầm đường lạc lối. Ông không để lại một chút ǵ dấu vết lưu lại bởi v́ ông chối bỏ lối lập luận kiểu duy vật biện chứng. Sau khi từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, ông bị Pháp bắt giam đầy đi Côn Đảo lần thứ nhất và ông suy nghĩ đến một hệ thống tư tưởng mới độc lập với các hệ tư tưởng ngoại lai như Pháp, Tàu, Nga, Mỹ... mà ông gọi là chủ nghĩa dân tộc. Rồi tiếp theo là thời kỳ ông nghiên cứu để viết lên những suy tư mới về xă hội, kinh tế, chính trị, dân tộc. Thời kỳ này ông viết Tương Lai Văn Hóa Việt Nam. Ông có cách nghiên cứu t́m ṭi của một học giả và sự luôn luôn khao khát với cái mới đă thúc đẩy ông trong việc thiết lập một hệ tư tưởng riêng biệt của dân tộc.

    Sau khi bị chế độ Ngô Đ́nh Diệm kết án tử h́nh và đầy đi Côn Đảo lần thứ ba, ông viết rất nhiều và sau này in lại như Kế Thế, Hồn Bướm Mơ Hoa, Thuốc Trường Sanh, Trầm Tư của Một Tên Tội Tử H́nh.

    Sau năm 1963, ông tiếp tục sáng tác với những tiểu thuyết như Chuyện Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp, Thằng Thuộc Con Nhà Nông,... và Hồi Kư 41 Năm Làm Báo.

    Có một tác phẩm khá đặc biệt là Người Mỹ Ưu Tư, một cuốn sách được in với ấn bản viết bằng tay của tác giả. Mới đầu được in hàng ngày trên nhật báo Sống và sau có một phong trào xin chữ kư giới thiệu để đề cử vào giải Nobel Văn Chương. Theo Bác Sĩ Trần Nguơn Phiêu là người khởi xướng công việc này th́ đă có tới hơn mười ngàn chữ kư để đề cử. Ông viết về một đề tài lúc đó tới giờ hơn bốn chục năm mà vẫn c̣n chất sống động của thời thế. Vấn đề con lai mà về sau này chính quyền Mỹ đă phải giải quyết để có hàng chục ngàn con lai được định cư ở Hoa Kỳ nơi quê nội của họ.

    Trong 5 bức thư gửi cho John Steinbeck, giải Nobel Văn Chương, coi như lời nói đầu của bộ truyện, Hồ Hữu Tường đă viết:

    “Ở xứ tôi những nhà văn không tên tuổi thường dùng một cái thuật để tiến thân như sau đây, hễ thấy một áng văn chương được nhiều người hoan nghinh th́ họ bèn viết nối theo áng văn chương nọ, với đầy đủ những nhân vật của áng nọ, và nếu cần th́ có những con, những cháu thêm vào. Thuật ấy gọi là cái thuật viết ‘hậu.’ Trên văn đàn quốc tế tôi không có tên tuổi, tôi bèn dùng cái thuật viết “hậu” ấy mà tháp tác phẩm của tôi vào tiểu thuyết của Graham Greene, mà gá thân một chút xíu ǵ của những vấn đề của tôi, nhưng vẫn để cho độc giả nào đă đọc The Quiet American cũng bị cám dỗ bởi cái nhan đề ‘hậu’ The Unquiet American.

    Tuy nhiên nhân vật chánh của sáng tác của tôi phải là Pyle, phải là Phượng (hay phải là con của họ nếu cần), phải là tất cả những nhân vật đă sống trong tiểu thuyết của Graham Greene. Có ǵ hay bằng điển h́nh một nhân vật Amerasien bằng một đứa con chung của Pyle và Phượng? Đứa con ấy, tôi đặt tên cho là Loan, một đứa con gái năm ấy được mười lăm tuổi!”

    Với cách nói và diễn tả của Hồ Hữu Tường, ḷng ṿng, thường sử dụng ngôn ngữ gián tiếp, những câu chuyện kể trở thành những chuyện ngụ ngôn nhiều ẩn ư. Ông mượn những chuyện đời xưa tới đời nay, từ chuyện dương gian đến chuyện âm phủ, để thành những nối tiếp của những suy tư nhiều khi không liên hệ với nhau nhưng lại là những gợi ư để khơi mở sang những ẩn dụ, những h́nh tượng khác.

    Ông viết cho Steinbeck:

    “Người phương Tây của ông ít khi bận rộn về những suy tư, tôi không dám nói là siêu h́nh mà tôi xin nói là ‘ngoại h́nh’ như vậy. Người Việt chúng tôi, mấy ngh́n năm trước ở vào vùng ảnh hưởng của Ấn Độ trước khi bị ảnh hưởng của Trung Hoa từ miền Bắc tràn xuống. Nên chi tâm tư của chúng tôi ngày nay không ít th́ nhiều phảng phất nhưng nét ngoại h́nh như vậy. Mà những nét ấy coi chẳng ra sao lại cứ ám ảnh chúng tôi măi.

    Pyle chỉ là một oan hồn phiêu bạt, làm sao mà sống được một đoạn lịch sử vô cùng sôi động của đất nước chúng tôi. Để rồi chứng kiến sự nổi loạn của Phượng và Loan và để bưng chén mật tương thân mà uống khi chứng kiến Loan xuống tóc mà làm một ni cô, một ni cô mang một bào thai Amerasian mà chính nàng cũng là một Ameriasian nữa.

    Thế giới ngày nay là một thế giới ‘bốn biển một nhà, năm châu một chợ.’ Sự lai chủng tộc là một sự hiển nhiên, không sao tránh được. Cũng như rất hiển nhiên là chúng ta đang sống trong thời nguyên tử.

    Tinh lực nguyên tử mà ta cho nổ th́ nó tàn sát biết bao nhiêu người? Tinh lực nguyên tử mà ta áp dụng để phụng sự ḥa b́nh th́ kết quả tốt đẹp là bao? Sự lai chủng tộc mà ta cho nổ th́ nó gây ra bao nhiêu rắc rối cho nhân loại? Sự lai chủng tộc đă cho nổ rồi mà ta lại thêm nuôi các đương sự bằng những ‘chùm nho uất hận’ th́ ta có thể đo lường nổi sự tai hại của nó chăng?

    Tôi nói rằng Pyle là người Hoa Kỳ ưu tư. Mà chính tôi cũng là người ưu tư. Và tôi muốn rằng sự ưu tư của tôi được truyền nhiễm đến ông, đến tất cả những người Hoa Kỳ là ‘bên nội’ của đám Amerisian này. Vấn đề Amerisain là một vấn đề quốc tế của thời ‘bốn biển một nhà, năm châu một chợ’ Tôi cảm thấy rằng đem những ‘Chùm Nho Uất Hận’ mà giải quyết vấn đề này chỉ đem thêm hận thù mà chồng chất lên bất công. V́ lẽ đó mà tôi kính tặng loạt thơ thay lời tựa này cho tác giả của ‘Chùm Nho Uất Hận’.”


    Tiểu thuyết “Người Mỹ ưu tư” quả là “hậu” The Quiet American, tiểu thuyết của Graham Greene, cũng với những nhân vật ấy. Và Fowler, nhân vật kư giả người Anh lại đóng vai người kể chuyện. Thêm một nhân vật, là Loan, đứa con lai của Pyle (người Mỹ bị giết chết trong The Quiet American) và Phượng. Câu chuyện bắt đầu như một truyện ma quái. Fowler gặp hồn ma của Vigot, một viên chức mật thám Pháp lai để được dẫn đến một cái cốc hoang vắng gặp một hồn ma thông thái đă đậu bằng tiến sĩ văn chương ở Pháp với một luận án về Pascal. Và sau cuộc gặp gỡ này Fowler ngủ li b́ một giấc đúng 15 ngày mới tỉnh dậy. Dù là cơn mê gặp gỡ những người âm nhưng anh vẫn c̣n giữ được hộp trà có bốn h́nh tiên nữ với 4 câu thơ chữ hán bắt đầu bằng bốn tiết: Thanh Minh, Tiểu Thử, Hàn Lộ, Tiểu Hàn. Sự việc quái dị ấy và những câu chuyện luận đàm thế sự, triết lư cuộc sống đă gieo vào đầu óc chai sạn của Fowler những ư nghĩ siêu h́nh của phương Đông. C̣n Vigot, th́ bị chết đuối ở Vũng Tàu, chỉ 5 phút sau khi từ trần đă dẫn Fowler đến cái cốc hoang vắng như đă kể ở trên. Một sự kiện quái dị khác là khi Vigot sống lại th́ bị linh hồn Pyle nhập vào. Thành ra Pyle là Vigot và ngược lại Vigot là Pyle, một mà hai, hai mà một. Pyle và Loan, thành một cặp vợ chồng và sống ở Việt Nam, trôi nổi theo thời sự thăng trầm đầy biến cố ở đây. Pyle thực ra là cha ruột của Loan, một mối t́nh loạn luân kỳ lạ v́ Phượng dù nhận lời làm vợ Fowler nhưng lại có con với Pyle. Và, tác giả kết cuộc: Loan cắt tóc coi như đi tu nhưng trong bụng lại mang giọt máu của Pyle.

    Tiểu thuyết của Hồ Hữu Tường rất đặc biệt kiểu... Hồ Hữu Tường. Luôn luôn trong cốt truyện hoặc trong những câu đối thoại ông cố t́nh mang vào những kiến thức để tạo ra những gợi ư khác nhiều khi không ăn nhập ǵ đến diễn tiến câu chuyện. Nếu dùng luận lư thông thường th́ tiểu thuyết của ông có nhiều điều vô lư không tưởng, nhưng đi sâu hơn một chút, thấy được sự độc đáo và cái cảm giác khi đọc là sẽ nhiều bỡ ngỡ với lối kết cấu bừa bộn những suy tưởng và bị dẫn đi trên những con đường mà trong vô lư thấy sự hữu lư.

    Trong bài phỏmg vấn của Nguyễn Ngu Ư, Hồ Hữu Tường đă nhận xét về tác phẩm của ḿnh như sau: “Tác phẩm mà tôi mong được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh và xuất bản ở Mỹ để làm bức thư cảm ơn chung cho những ai ở ngoại quốc và ở trong nước đă kư tên để xin ân xá cho tôi. Là bộ ‘Thuốc Trường Sanh’. Tôi viết nó khi ở tù Côn Đảo, Tháng Tư và Tháng Năm. Đó là một quyển khảo cứu về triết học tŕnh bày dưới h́nh thức tiểu thuyết có tính thời đại. Nó khảo cứu về thuyết nhân quả, về hành động, về đức tin. Các nhà văn Âu Châu tả sự cô đơn của cá nhân, trong Thuốc Trường Sanh tả sự cô đơn của tập thể, sự cô đơn của nhóm Tuyết Lê, trong thế giới hai phe đang chống đối nhau kịch liệt bằng máu lửa, mà không theo một bên nào được, nên đuổi theo mộng ‘lấp cái hố của đấu tranh, của hận thù.’ Và nhân vật chánh của tiểu thuyết tượng trưng này, tôi dành cho loài cọp, mà tôi thấy hơn loài người, cọp giết người v́ bản tính tự nhiên c̣n người giết người lắm khi v́ một cớ không đâu.”

    Hồ Hữu Tường cũng tự nhận xét về tác phẩm “Thằng Thuộc Con Nhà Nông”:

    “Tôi viết tự truyện ‘Thằng Thuộc Con Nhà Nông’ là để tôi t́m hiểu lại tôi, cái tôi thật ẩn náu tận đáy ḷng, ở trong tiềm thức sau này tô lên một lớp sơn dày. Mà ‘Thằng Thuộc Con Nhà Nông’ là quyển đầu của bộ ‘Một Kinh Nghiệm Sống’. Quyển kế sẽ là ‘Căm Hờn’, tả nỗi ḷng của tôi tự kỷ ư thức được thân phận của ḿnh, thân phận của một con nhà nông nghèo bị đè đầu, bị hiếp đáp, bóc lột, phải phục thù, tôi chụp lấy cái khí giới Mác Lê. Quyển ba là ‘Mê Ly Đồ’ người tín đồ cuồng tín của chủ nghĩa Mác-Lê là tôi đă hành động, rồi băn khoăn để tỉnh ngộ ra sao, đó là đại ư quyển này.”

    Và, có khi như tự trách ḿnh khi làm việc ôm đồm và thường xuyên bỏ dở nhiều công việc:

    “Nhiều anh em trong đó có anh, trách nhẹ tôi hay bỏ mứa trong công việc viết. Bỏ dở dang những công tŕnh đă khởi sự. Như dịch Tam Quốc Chí th́ dịch có quyển đầu. Viết Lịch Sử Văn Chương Việt Nam th́ chỉ cho ra quyển một. Có biết đâu, viết văn cũng như viết báo, đối với tôi là việc nhỏ, việc phụ.”

    Thế việc lớn, việc chánh của anh là:

    “Là sống. Khi mà cái tiểu tiết là viết, là ǵ ǵ khác mà không hợp với đại thể là tôi gạt qua bên.”

    Thực ra khó mà định h́nh được chân dung Hồ Hữu Tường. Ông là một chính trị gia thất bại, ở tù nhiều lần, và coi thời gian ở tù như thời gian để chiêm nghiệm, để suy tư. Và cuối cùng ông chấm dứt cuộc sống ở tù ngục Cộng Sản. Đọc những trang sách của ông, cái phong cách độc đáo, không giống bất cứ một tác giả nào khác và đôi khi cũng khác với cả những điều ông viết từ trước. Tôi không được đọc hết các tác phẩm của ông, nhưng tôi vẫn có cảm giác rằng ông là một người luôn đi kiếm t́m một con đường để thực sự sống, không phải cho riêng ông mà cho cả dân tộc Việt Nam nữa.

    http://forum4.aimoo.com/aitubinhdien...-1-556911.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đổi Vàng Thiệt Ra Vàng Giấy
    By Tu_Nhan_Dan_ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 12-05-2012, 09:49 AM
  2. Replies: 4
    Last Post: 20-04-2012, 08:15 AM
  3. Replies: 19
    Last Post: 12-01-2012, 12:15 AM
  4. Replies: 164
    Last Post: 25-08-2011, 01:41 AM
  5. Replies: 9
    Last Post: 14-07-2011, 04:54 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •