Page 1 of 11 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 102

Thread: Bốn chính khách Mỹ gặp giới dân chủ VN

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Bốn chính khách Mỹ gặp giới dân chủ VN

    Tin BBC


    Phái đoàn bốn thượng nghị sĩ Mỹ đã gặp ba nhân vật đấu tranh dân chủ và nhân quyền Việt Nam tại Hà Nội




    Các vị S. Whithouse, Nguyễn Văn Đài, J. McCain, Phạm Hồng Sơn, J.Lieberman, Lê Quốc Quân và bà Kelly Ayotte


    Sáng 20/01/ 2012, phái đoàn bốn thượng nghị sĩ Mỹ đã gặp ba nhân vật đấu tranh dân chủ và nhân quyền Việt Nam tại Hà Nội trong chuyến công du Đông Nam Á.Cuộc gặp này diễn ra trước khi các vị khách cao cấp của lập pháp Mỹ rời đi Miến Điện và sau những hội đàm cao cấp với chính giới tại Việt Nam.

    Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Quốc Quân và luật sư Nguyễn Văn Đài được bốn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gồm các ông John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse và bà Kelly Ayotte chào đón tại khách sạn Metropole.

    Tham gia buổi nói chuyện c̣n có Đại sứ Hoa Kỳ David B. Shear và một số nhân viên trợ lư của các Thượng nghị sĩ.

    Hai bên đă trao đổi về t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng nhân quyền hiện nay và Quốc hội Hoa Kỳ có thể làm ǵ để giúp cải thiện t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam cũng như thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp.

    "Chúng tôi có thể xác nhận rằng đă có cuộc gặp giữa phái đoàn Quốc hội do Thượng nghị sĩ John McCain dẫn đầu và một nhóm các nhà vận động cho nhân quyền", Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội xác nhận với BBC qua điện thư vào ngày 20/01.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 23-01-2012 at 03:40 PM.

  2. #2
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    Bốn thằng hề.

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Thượng nghị sĩ Lieberman đã dùng cuộc họp báo hôm 19/1 ở Hà Nội để nói về Miến Điện


    Quan hệ toàn diện

    Luật sư Đài cho BBC biết sau cuộc gặp rằng hai bên đã "trao đổi chân t́nh và thẳng thắn mọi vấn đề".

    Ông cũng nói, "các Thượng nghị sĩ hứa sẽ quan tâm đến các kiến nghị của những người đấu tranh dân chủ và nhân quyền".

    Cuộc gặp đã diễn ra chừng một giờ đồng hồ và kết thúc bằng cảnh chụp hình của ba nhà đấu tranh với các vị khách Hoa Kỳ.

    Được biết bốn Thượng nghị sĩ Mỹ rời Việt Nam đi Miến Điện tuần này để có các cuộc trao đổi với chính giới và phe đối lập Miến Điện, nước đang trong quá trình chuyển đổi dân chủ hóa mạnh mẽ.

    Theo báo chí trong nước, hôm trước đó, ngày 19/01, bốn vị khách Hoa Kỳ đã trao đổi với các quan chức cao cấp của Nhà nước Việt Nam.

    Truyền thông Việt Nam trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sau cuộc gặp với Thượng nghị sĩ John McCain tại Hà Nội hôm 19/1.

    Thủ tướng Dũng đề nghị để ông McCain kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

    Cùng ngày, các vị khách Mỹ được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đón tại một cuộc tiếp tân.

    Ông Nguyễn Sinh Hùng được báo chí Việt Nam trích lời nói rằng Quốc hội Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Quốc hội Mỹ để thúc đẩy quan hệ hai bên trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học, văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường tới quốc phòng và an ninh.

    C̣n

    tiếp...

  4. #4
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Hai bên đă trao đổi về t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng nhân quyền hiện nay và Quốc hội Hoa Kỳ có thể làm ǵ để giúp cải thiện t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam cũng như thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp.
    - Cắt 3 tỉ USD viện trợ hàng năm qua ngả World Bank, cấm kiều hối 9 tỉ USD hàng năm vào VN.

    Và thật là ngu xuẩn khi muốn "thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp".

    Quan hệ với VC th́ không khác với Đức Quốc xă. ĐCSVN không khác Nationalsozialistisc he Deutsche Arbeiterpartei.

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Ông Joseph Lieberman (bìa phải) đã chụp ảnh với ba nhà vận động dân chủ Việt Nam

    Truyền thông quốc tế cũng chú ý đến cuộc họp báo của bốn Thượng nghị sĩ Mỹ hôm 19/1 tại Hà Nội.

    Phát biểu về Miến Điện, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman nói tại Hà Nội rằng nếu cuộc bầu cử bổ sung tới đây tại Miến Điện "công bằng và chính đáng" thì nước này có thể trông đợi Hoa Kỳ đáp lại để xem xét tình trạng hiện hữu trong quan hệ hai bên.

    Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn duy trì cấm vận Miến Điện như đã làm với Việt Nam thời kỳ hậu chiến cho tới khi Tổng thống Bill Clinton cho khai thông quan hệ vào năm 1994.

    Báo chí Việt Nam không nói đến cuộc gặp hôm 20/1 của các Thượng nghị sĩ Mỹ với ba nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa ở Hà Nội hoặc nhắc đến bối cảnh chuyến thăm của họ có mục tiêu cổ vũ cho cả thay đổi ở Miến Điện.

    Tuy nhiên, theo quan điểm từ trước tới nay của Hoa Kỳ, việc tiếp xúc với các nhân vật bất đồng chính kiến ngoài Đảng Cộng sản là công việc bình thường để chính giới Mỹ nắm bắt được bức tranh toàn diện của xã hội Việt Nam.

    Trong email xác nhận cuộc gặp gỡ của phái đoàn Hoa Kỳ với các nhà vận động cho nhân quyền tại Việt Nam, người phát ngôn Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội Beau J Miller cũng cho biết "Hoa Kỳ đang tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam thả ông Lê Công Định và các tù nhân lương tâm".

    "Nhân quyền vẫn là chủ đề chính trong quan hệ hai nước, và chúng tôi thường nêu các chủ đề này với giới chức cấp cao của Việt Nam tại cả Việt Nam lẫn tại Washington."

    Nhân dịp Tết Nguyên Đán năm nay, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng gửi lời chúc Tết đến người dân Việt Nam.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...meetings.shtml

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    V́ sao Mỹ muốn gặp các nhà bất đồng VN

    - thứ bảy, 21 tháng 1, 2012

    Luật sư Lê Quốc Quân nói về nội dung cuộc gặp giữa đoàn thượng nghị sỹ Hoa Kỳ hôm 20/01/2012 với các nhà bất đồng chính kiến VN.

    Luật sư Lê Quốc Quân cho BBC hay một số nét về cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa đoàn thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain, Josheph Lieberman, Sheldon Whitehouse và Kelly Ayotte hôm thứ Sáu 20/01/2012 với các nhà bất đồng chính kiến ôn ḥa Việt Nam tại Hà Nội.

    Ông Quân cho biết chuyến gặp mặt của bốn chính khách với các nhà bất đồng chính kiến, các cựu tù nhân bác sỹ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Quốc Quân và luật sư Nguyễn Văn Đài, nhằm để "t́m hiểu quan điểm của chúng tôi về nhân quyền của Việt Nam thực sự như thế nào để đánh giá một cách thực sự trung thực và đúng đắn nhất."

    Ông nói đoàn thượng nghị sỹ cũng trao đổi quan điểm của ḿnh về t́nh h́nh nhân quyền của Việt Nam trong năm qua và thời gian gần đây với các nhà bất đồng:

    "Họ nói rằng t́nh nhân quyền tồi tệ hơn nhiều do việc bắt giữ, rồi có nhiều sự đàn áp lớn hơn gần đây của chính phủ (Việt Nam) đối với những nhà bất đồng chính kiến," từ Hà Nội, luật sư Lê Quốc Quân nói với Quốc Phương.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...quocquan.shtml

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Cơ hội và thách thức của cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam

    Tin VOA

    Thứ Bảy, 21 tháng 1 2012

    Hôm thứ 6 (20-01-2012) vừa qua, bốn thượng nghị sĩ Mỹ, trong đó có ông John McCain, cựu ứng viên tổng thống và là người mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam trong vụ tranh chấp Biển Đông, đă gặp gỡ ba nhà tranh đấu dân chủ Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài và Lê Quốc Quân nhân dịp ghé thăm Hà Nội.

    Ông Nguyễn Văn Đài cho biết trong cuộc gặp này đôi bên đă trao đổi ư kiến về t́nh h́nh nhân quyền và dân chủ Việt Nam. Ban Việt Ngữ đă phỏng vấn vị luật sư nhân quyền này để t́m hiểu thêm những nhận xét của ông về vấn đề dân chủ hóa Việt Nam.




    Thượng nghị sĩ Ḥa Kỳ John McCain (phải) và Luật sư Nguyễn Văn Đài, ngày 20 tháng 1, 2012


    VOA: Trước hết, xin cám ơn Luật sư đă có nhă ư dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Thưa Luật sư, có lẽ ông cũng biết là trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA nhân dịp cuối năm dương lịch vừa qua, một nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng ở Việt Nam là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đă bày tỏ những ư kiến rất lạc quan về triển vọng phát triển của phong trào dân chủ hóa Việt Nam trong năm 2012. Với tư cách là một nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ trong nhiều năm qua ở Việt Nam, Luật sư có nhận xét như thế nào về những ư kiến đó?

    LS Nguyễn Văn Đài: , xin chào anh Duy Ái và quí thính giả của đài VOA, nhân dịp đầu Năm mới 2012 và Tết cổ truyền của dân tộc, tôi xin gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới tất cả quí vị và gia đ́nh được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.

    Trở lại với câu hỏi của anh, tôi cũng như hầu hết những người đấu tranh dân chủ và nhân quyền trong nước đều có chung những ư kiến lạc quan về triển vọng phát triển của phong trào dân chủ hóa Việt Nam năm 2012 của bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

    Bởi v́ những ǵ đă xảy ra ở trên thế giới như cuộc cách mạng dân chủ ở Bắc Phi mang tên “Mùa xuân Ả Rập,” phong trào biểu t́nh ở Nga, cuộc cải cách dân chủ đang diễn ra mạnh mẽ ở Myanmar có tác động mạnh mẽ và cổ vũ cho phong trào dân chủ ở trong nước Việt Nam.

    Ở trong nước, từ tháng 6, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lănh hải Việt Nam, đă nổi lên phong trào của những người yêu nước chống giặc ngoại xâm, thực chất cũng là sự biểu hiện thái độ bất măn của người dân với chính quyền trong tất cả mọi lĩnh vực.

    Trong năm 2011, có rất nhiều người đấu tranh dân chủ bị bắt và bị đem ra xét xử, và trong đó rất nhiều người tham gia hoạt động chính trị ở lứa tuổi rất trẻ. Điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, quan tâm đến tự do dân chủ và họ đă dấn thân vào hoạt động chính trị.

    Bản thân tôi, trong những ngày đầu năm mới, tôi đă nhận được nhiều tin nhắn, email của các bạn trẻ trong khắp cả nước bày tỏ sự ủng hộ với phong trào dân chủ.

    Về phía nhân dân, đa số người dân đă mất niềm tin vào sự lănh đạo của đảng Cộng Sản, bởi nạn tham nhũng, những yếu kém trong quản lư kinh tế, giao thông, qui hoạch kiến trúc đô thị, quản lư, sử dụng, thu hồi đất đai, cà lănh vực kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.

    Do vậy mọi người dân đều mong muốn có sự đổi mới về chính trị, khát khao tự do dân chủ nên chắc chắn nhân dân sẽ dành sự ủng hộ và tham gia vào phong trào đấu tranh cho dân chủ.

    Các yếu tố từ bên ngoài lẫn các yếu tố bên trong đều rất thuận lợi để phong trào dân chủ Việt Nam có bước phát triển trong năm 2012. Vấn đề c̣n lại chính là những yếu tố nội tại của phong trào dân chủ.


    C̣n tiếp...

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VOA: Theo ông, ngoài yếu tố khách quan là sự đàn áp của chính quyền, có những yếu tố nội tại nào trong phong trào dân chủ Việt Nam khiến cho phong trào cho đến nay vẫn chưa có được những thành quả như mong muốn của nhiều người?

    LS Nguyễn Văn Đài: Vâng, quả đúng như vậy. Yếu tố khách quan là sự đàn áp hết sức tinh vi và đầy kinh nghiệm của chính quyền.

    C̣n yếu tố nội tại của phong trào dân chủ trong nước là thiếu một tổ chức, một đảng chính trị để lănh đạo phong trào dân chủ. Hầu hết các cuộc đấu tranh của người dân trong những năm vừa qua, kể cả năm 2011, đều xuất phát từ sự bất măn của người dân với chính quyền, và các cuộc đấu tranh mang tính tự phát, hoặc dưới sự ủng hộ của các tổ chức tôn giáo. Bởi vậy sự thành lập của các tổ chức, đảng phái chính trị hoặc sự khôi phục hoạt động của các đảng phái chính trị trước đây là hết sức cần thiết.

    Thứ nhất sự ra đời của các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ tập hợp được nhân dân theo các xu hướng khác nhau trong xă hội. Cuộc đấu tranh sẽ có bài bản và có tổ chức, thu hút được sự tham gia và ủng hộ của nhân dân.

    Thứ hai, các tổ chức, đảng phái chính trị đại diện cho các từng lớp nhân dân khác nhau để đối thoại với chính quyền và đối thoại với đảng Cộng sản về một tiến tŕnh dân chủ cho Việt Nam.

    Thứ ba, các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ thu hút được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

    Thứ tư, các tổ chức, đảng phái chính trị sẽ phối hợp với nhau để tiến hành vận động cộng đồng quốc tế để nhận được sự ủng hộ của họ cho phong trào dân chủ Việt Nam.

    Một điểm yếu nữa của phong trào dân chủ mà tôi cho rằng nó rất nhạy cảm, mọi người ai cũng hiểu nhưng ít người bày tỏ công khai. Đó chính là nguồn lực tài chính rất yếu và không tập trung. Muốn phát triển được phong trào dân chủ về chiều rộng cũng như chiều sâu, chúng ta cần có rất nhiều người được huấn luyện một cách bài bản và họ cần được trả lương để dành trọn thời gian cho hoạt động của phong trào.

    Điểm yếu thứ ba, và là điểm cuối cùng, là hậu quả của hai điểm yếu trên cộng lại. Đó là do không có tổ chức, đảng phái chính trị để lănh đạo và vận động quốc tế, do phong trào dân chủ c̣n yếu nên sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế chưa được mạnh mẽ và quyết liệt như cộng đồng quốc tế đă gây sức ép lên chính quyền Myanmar.


    VOA: Hồi gần đây, giữa lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam hô hào cho việc chỉnh đốn đảng, luật sư có phổ biến một bài viết với nhan đề “Chúc Tết đảng Cộng sản Việt nam”. Trong bài viết đó ông tỏ ư hy vọng là chính đảng tṛn 82 tuổi này “có đủ niềm tin và dũng khí để tự chỉnh đốn ḿnh bằng cách tiến hành công khai hóa, dân chủ hóa trong đảng và dân chủ hóa xă hội đáp ứng khát vọng tự do dân chủ của cả dân tộc Việt Nam.” Ông có nhận ra những điều ǵ mới lạ trong t́nh h́nh hiện nay để cho chúng ta là những hy vọng đó của ông có cơ sở để trở thành hiện thực?

    LS Nguyễn Văn Đài:
    Qua những nghị quyết và phát biểu của Đảng Cộng Sản, chúng ta thấy điều thứ nhất là chính bản thân đảng Cộng sản đă nhận thức được được sự yếu kém toàn diện của họ. Điều này không chỉ làm mất ḷng tin của đa số nhân dân mà c̣n gây nên sự bất măn của người dân rất là nhiều. Việc tự chỉnh đốn đảng Cộng Sản đă được kêu gọi và tiến hành từ hơn một thập kỷ trước, nhưng không thành công. Nay họ càng lún sâu vào các yếu kém như vậy. Và nếu không có một động lực thật mạnh mẽ th́ họ không bao giờ có thể tự chỉnh đốn được. Vậy động lực mạnh mẽ và duy nhất khiến họ bắt buộc phải tự chỉnh đốn đó là sự ra đời của các tổ chức, đảng phái chính trị.

    Tôi tin rằng đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ nhận thức được điều này và từng bước chấp nhận sự ra đời của các tổ chức và đảng phái chính trị.

    Thứ hai, nếu những cải cách dân chủ của Myanmar thành công, mà tôi tin tưởng chắc chắn họ sẽ thành công, th́ đây là bài học, là tấm gương để đảng Cộng Sản Việt Nam học tập theo. Đó là những nguồn cổ vũ tuyệt vời cho nhân dân Việt Nam. Bởi chẳng có lư do ǵ nhân dân những nước trong khu vực như Căm Bốt, Myanmar, Philipin, Malaysia, … họ được hưởng các quyền tự do dân chủ như tự do làm báo chí tư nhân, tự do thành lập đảng mà nhân dân Việt Nam lại không được hưởng các quyền như vậy.

    Sức ép của cộng đồng quốc tế đối với Myanmar đă thành công đem lại nền dân chủ cho nhân dân Myanmar. Và tôi tin rằng trong thời gian tới sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế dành cho phong trào dân chủ, và sức ép của cộng đồng quốc tế lên chính quyền sẽ đủ mạnh để đem lại tự do dân chủ cho người dân trong nước. Đó chính là những điểm mà tôi nghĩ là chúng ta có thể hy vọng cho thời gian tới.

    VOA: Xin cám ơn luật sư Nguyễn Văn Đài. Nhân dịp năm mới, chúng tôi xin cầu chúc ông và gia đ́nh có được một năm Nhâm Th́n nhiều may mắn, sức khoẻ và gặt hái được nhiều thành công.

    LS Nguyễn Văn Đài: Cám ơn anh. Trước khi chia tay, một lần nữa xin chúc anh, ban biên tập của đài VOA và quí thính giả dồi dào sức khỏe, nhận được những điều tốt đẹp nhất trong năm 2012. Chúc quí vị và gia đ́nh đón Tết cổ truyền dân tộc thật vui vẻ và đầm ấm./.

    http://www.voanews.com/vietnamese/ne...137820913.html

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Sau cuộc họp, Luật sư Nguyễn văn Đài cho biết ông “đang gặp rắc rối với an ninh”.

    Sau cuộc họp, Luật sư Nguyễn văn Đài cho biết ông “đang gặp rắc rối với an ninh”.

    Ông cho biết nhà chức trách đă mời ông "làm việc" trong gần 3 giờ đồng hồ v́ ông c̣n trong t́nh trạng quản chế.

    Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và Luật sư Lê Quốc Quân đă về nhà b́nh yên.

    Thượng nghị sĩ McCain là cựu ứng cử viên Tổng Thống Mỹ, và là người mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam trong vụ tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

    Ông cũng là người từng cổ vũ cho việc thắt chặt các quan hệ giữa Washington với Hà nội trong khi nhiều lần kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền.

    Nguồn: VOA


    http://www.voanews.com/vietnamese/ne...137748398.html

  10. #10
    Tam Ban
    Khách
    3 ông, 1 bà nghị Mỹ có cần gặp 3 nhà dân chủ đang trong nhà tù lớn Việt Nam để biết về t́nh trạng đàn áp dân chúng Việt Nam ko ta?

    ko biết việt cộng có được phép chệt cộng cho gặp 3 ông, 1 bà nghị Mỹ này ko?

    ko biết 3 ông, 1 bà nghị Mỹ này có đi đêm với chệt cộng truớc khi vô Việt Nam ko?

    thấy đúng là cười ra nước mắt, dân nghèo VN quằn quại nào là môi trường ô nhiễm v́ đầu tư ngoại quốc tứ xứ, dân nghèo VN quằn quại v́ lao động bị bóc lột bởi các công ty ngoại quốc tứ xứ, VN hết nhục nhă này đến nhục nhă khác v́ lănh đạo chệt cộng hết tên này đến tên khác sang "thăm" viếng, nay th́ tới mấy ông bà nghị Mỹ lại vô VN gặp nhà dân chủ, trong khi, nhà dân chủ, đến nhạc sĩ, ca sĩ dân chủ... cứ bị bắt điều chi, bị bắt ko giấy toà, bị bắt ko xử án, bị bắt ko cho biết chỗ giam, vv...như 1 xứ ko biết ǵ đến WTO, như 1 xứ ko biết ǵ đến Liên Hiệp Quốc, ... thấy mà thương cho dân VN, cái đất nước VN giàu tài nguyên trên biển, trên đất liền, dân ko làm biếng mà toàn thấy cái ǵ đâu ṛng ră tṛm trèm đă gần cả 100 năm rồi :eek::(

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 25-05-2012, 09:59 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 25-11-2011, 12:55 AM
  3. Replies: 16
    Last Post: 27-05-2011, 12:19 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 14-05-2011, 02:42 AM
  5. Pháp: Chính phủ của Thủ tướng Fillon từ chức
    By việtdươngnhân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 15-11-2010, 03:20 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •