Results 1 to 7 of 7

Thread: Đảng CS VN Sụp Đổ 2013 ? Di Dân Kinh Tế Cừu Cánh Hửu Hiệu?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đảng CS VN Sụp Đổ 2013 ? Di Dân Kinh Tế Cừu Cánh Hửu Hiệu?

    Đảng CS VN Sụp Đổ 2013 ? Di Dân Kinh Tế Cừu Cánh Hửu Hiệu?


    Immigration Canada to lure foreign entrepreneurs with prize of permanent residency

    Nathan Denette/THE CANADIAN PRESS Immigration Minister Jason Kenney hopes a new entrepreneur program will make "Canada the destination of choice for the world’s best and brightest to launch their companies.”
    Nicholas Keung


    Ottawa hopes to lure innovative entrepreneurs from abroad to Canada by offering them permanent residency.

    Immigration Minister Jason Kenney said Thursday the move will put Canada ahead of its competitors, such as Australia, the United Kingdom and United States, where entrepreneurs are offered only temporary residency, and their ultimate status hinges on business success.

    “Our new Start-Up Visa will help make Canada the destination of choice for the world’s best and brightest to launch their companies,” said Kenney, who is planning a trip to Silicon Valley, the world’s start-up capital, to find foreign entrepreneurs looking for a permanent home.

    “Recruiting dynamic entrepreneurs from around the world will help Canada remain competitive in the global economy.”

    The new program, which will accept applications starting April 1, will link immigrant entrepreneurs with private sector organizations in Canada that offer support and resources for their ideas. Candidates must be sponsored by Canadian investors.

    Review panels struck by Citizenship and Immigration will assess the applicants.

    In addition to a sound business plan, applicants must meet an intermediate language requirement in English or French, possess one year of post-secondary education and pass the necessary medical and criminal checks.

    Kenney said the five-year pilot program will accept 2,750 applications a year and be made permanent if the government is satisfied with the results. Applications are expected to be processed within one year.

    “Canada’s future relies on today’s entrepreneurs,” said Kenney.

    The initiative is an evolutionary leap from Canada’s archaic entrepreneur program, which had been in place since the 1970s by offering conditional residency to foreign entrepreneurs who opened mall kiosks, corner stores and small businesses.

    Immigrant entrepreneurs admitted to Canada dropped sharply to 184 in 2011, down from 1,176 in 2002. In anticipating Thursday’s changes, the government stopped accepting new applications in July to control the existing backlog in the federal entrepreneur program. There are no plans to lift the moratorium.



    CÁC THÔNG TIN ĐỊNH CƯ CANADA THEO DIỆN DOANH NHÂN VÀ DIỆN LAO ĐỘNG CÓ TR̀NH ĐỘ.


    http://www.nblaws.com/dinh_cu_Canada

    Canada là 1 quốc gia phát triển cả về văn hóa, lịch sử cũng như nền kinh tế. Hiện nay chính phủ Canada tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các doanh nhân cũng như những người lao động có tŕnh độ sang Canada sống và phát triển sự nghiệp không chỉ cho riêng cá nhân đương đơn mà cả những người đi kèm như vợ/chồng, con cái đều được sống trong 1 môi trường hiện đại, con cái được hưởng chế độ y tế và học tập miễn phí ….

    Nắm bắt được những điều luật về định cư Canada, NB Associates là hăng luật di trú Canada do luật sư Canada trực tiếp tư vấn, xử lư hồ sơ, đại diện hợp pháp cho Quư khách trước Bộ nhập cư Canada, tham gia phỏng vấn cùng Quư khách…..

    NB Associates luôn dơi theo tiến tŕnh hồ sơ của Quư khách từ khâu chuẩn bị cho đến khi Quư khách đă đến Canada, luôn hỗ trợ tối ưu và kịp thời nhằm giúp Quư khách đạt kết quả mong muốn.

    Dưới đây là 1 số các thông tin về chương tŕnh định cư Canada theo diện doanh nhân và diện lao động có tŕnh độ. Thân mời Quư khách hàng tham khảo .
    I. CHƯƠNG TR̀NH ĐỊNH CƯ CANADA THEO DIỆN DOANH NHÂN
    Diện doanh nhân tỉnh Manitoba
    Diện doanh nhân tỉnh Nouveau Brunswick
    Diện doanh nhân Ontario
    Diện doanh nhân Alberta
    Diện doanh nhân Saskatchewan
    Diện doanh nhân Prince- Édouard (PEI)
    Diện doanh nhân Québec: Đầu tư Québec/ Doanh nhân Québec/ Kinh doanh tự do Québec
    Diện doanh nhân Liên Bang: Đầu tư liên bang/ Doanh nhân Liên bang/ Kinh doanh tự do Liên bang
    Diện doanh nhân Colombie- Britannique: Chương tŕnh đầu tư/Doanh nhân/Dự án chiến lược

    II. CHƯƠNG TR̀NH ĐỊNH CƯ CANADA THEO DIỆN LAO ĐỘNG CÓ TR̀NH ĐỘ

    Định cư Canada theo diện Skill Worker liên bang
    Danh sách ngành nghề được chấp nhận
    Định cư Canada theo diện Skill Worker Québec
    Nhập cư Canada theo diện có kinh nghiệm về Canada
    Last edited by alamit; 25-01-2013 at 12:12 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cấp thẻ xanh cho những nhà đầu tư từ 500.000 đôla vào Hoa Kỳ



    Để có thẻ xanh, các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư ít nhất 500.000 đô la vào một khu vực được nhắm vào, thường là những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao hay những khu vực nông thôn.



    Chương tŕnh Các nhà Đầu tư Di dân hay c̣n gọi là “EB-5” được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập bằng Đạo luật di trú năm 1990 nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ qua việc tạo nên công ăn việc làm và vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo một chương tŕnh di trú thí điểm được thành lập lần đầu tiên vào năm 1992, th́ để có thẻ xanh, các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư ít nhất 500.000 đô la vào một khu vực được nhắm vào - thường là những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao hay những khu vực nông thôn. Trong chuyên mục Câu chuyện nước Mỹ tuần nay, mời quư thính giả theo dơi chương tŕnh Visa EB-5 được thực hiện tại một khu vực đầu tư ở bang Vermont, miền đông bắc Hoa Kỳ.

    Theo một Chương tŕnh thí điểm do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập vào năm 1992 theo Đạo luật di trú năm 1990 nhằm kích thích các hoạt động kinh tế và tạo công ăn việc làm, đồng thời cho phép các người nước ngoài có cơ hội để trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ, các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư tối thiểu 500.000 đô la vào một dự án nằm trong một trung tâm vùng được cơ quan di trú Hoa Kỳ chấp thuận trước hay vào “một đơn vị kinh tế công hoặc tư có liên hệ đến việc giúp kinh tế tăng trưởng, gồm cả việc gia tăng xuất khẩu, cải thiện mức sản xuất trong vùng, tạo việc làm, hay giúp gia tăng vốn đầu tư nội địa.”

    Một trong những dự án hội đủ các điều kiện này đă được thành lập tại bang Vermont, trong một dải đất rộng lớn nằm dọc biên giới Canada. Ông Bill Stenger, đồng chủ nhân một khu trượt tuyết đang làm sống lại vùng nông thôn với tỉ lệ thất nghiệp cao này bằng cách kêu gọi đầu tư nước ngoài để mở rộng khu trượt tuyết. Với số tiền thu hút được hiện nay, vào khoảng 270 triệu đô la, ông Bill Stenger và các đối tác đă xây dựng được ba khách sạn, một công viên nước trong nhà, một sân trượt băng, các trung tâm hội nghị, một số các tiệm ăn và cửa hiệu bán đủ loại hàng hóa.

    Những công tŕnh này đă giúp cho người dân trong vùng có được công ăn việc làm. Một trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học sắp được xây dựng cùng với nhiều khách sạn và nới rộng phi trường tại vùng này. Ngoài các nhà đầu tư tại Mỹ, ông Stenger c̣n kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài qua chương tŕnh EB5. Trong gần 10 năm qua khu vực này đă hưởng được lợi ích của chương tŕnh Visa EB5 bằng vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Stenger giải thích về chương tŕnh EB5:

    “Những nhà đầu tư đủ khả năng có thể đầu tư 500.000 đô la vào những dự án mới. Kết quả là có một số đáng kể việc làm được tạo ra. Những nhà đầu tư này được cấp thẻ xanh. Vợ và các con 20 tuổi hay trẻ hơn của họ cũng được cấp thẻ xanh. Họ có thể sống và làm việc tại bất cứ nơi nào trên nước Mỹ nếu họ muốn và họ được hưởng lợi do việc đầu tư và dĩ nhiên chúng ta cũng có lợi v́ có thể xây dựng được những ǵ chúng ta biết có giá trị kinh tế trong vùng và được chính quyền tiểu bang hỗ trợ.”

    Ông Stenger cho biết là trong ṿng 3 đến 5 năm tới dự án mở rộng khu trượt tuyết dự trù thu hút được 500 triệu đô la với sự đầu tư của hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới nhưng đặc biệt là khu vực châu Á.

    “Có một điều lư thú là khoảng 40% các nhà đầu tư từ các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan. Và một điều may mắn là chúng tôi thành công 100% trong việc xin thẻ xanh cho những nhà đầu tư này và gia đ́nh và tạo cơ hội để họ có thể đến Hoa Kỳ.”

    Theo kinh nghiệm của ông Stenger các nhà đầu tư đều thu hồi được vốn lẫn lời:

    “Những nhà đầu tư này thu được từ 2 đến 4% tiền lời và cuối 5 năm chúng tôi có một chiến lược trả lại cho các nhà đầu tư tiền đầu tư của họ.”

    Đối với những chỉ trích cho rằng chương tŕnh EB5 này không có ǵ khác hơn là cho phép những người giàu có được thẻ xanh, ông Stenger phát biểu:

    “Chúng tôi có liên hệ sâu rộng đến chương tŕnh phát triển kinh tế tại Vermont. Chúng tôi đầu tư vào nhiều công ty hay những việc kinh doanh khác nhau, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân trong vùng và những người đầu tư vào chương tŕnh này đều là những người, những gia đ́nh tuyệt vời, những người thành công và tiền đầu tư của họ đă cho phép chúng tôi tạo cơ hội làm việc và phát triển kinh tế tại một khu vực rất khó t́m được vốn. Tôi rất cám ơn v́ nếu không có đầu tư của họ, chúng tôi không có khả năng làm được việc chúng tôi đang làm.”

    Ông Stenger nói rằng càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư từ các nước Đông Á vào bang Vermont, đặc biệt là các nhà đầu tư giàu có của Trung Quốc muốn rời khỏi Trung Quốc cũng như những người giàu Nam Triều Tiên muốn rời khỏi nước này, đặc biệt sau khi Bắc Triều Tiên phóng thành công một rốckết đưa một vệ tinh vào quỹ đạo trái đất. Ông Stenger cho biết hiện có chương tŕnh thu hút thêm nhiều nhà đầu tư châu Á.

    “Chúng tôi có chương tŕnh đi thăm châu Á vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 với Thống đốc Peter Shumlin. Chúng tôi sẽ đi thăm Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Trung Quốc và có thể Việt Nam. Chúng tôi sẽ mang theo thông điệp đến châu Á về việc làm cách nào đầu tư vào Vermont. Chúng tôi có những trang mạng và những cơ hội để vươn tới những quốc gia này với ngôn ngữ của các nước đó. Chúng tôi cũng làm việc chặt chẽ với các luật sư hiện đang làm việc tại những quốc gia này.”

    Tuy nhiên theo ông Stenger số người châu Á tham dự vào chương tŕnh này đông đảo nhất mà ông kỳ vọng lại là những sinh viên đang theo học đại học hay hậu đại học tại Hoa Kỳ và muốn ở lại nước Mỹ sau khi hoàn tất việc học. Ông Stenger giải thích:

    “Những sinh viên này có thể được cha mẹ cho tiền nếu họ muốn. Chúng tôi đă có nhiều nhà đầu tư là sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc hậu đại học được cha mẹ cho tiền để đầu tư để họ ở lại nước Mỹ và làm việc ở nơi nào họ muốn.”

    Theo báo New York Times số ra ngày 18 tháng 12 năm 2011 th́ con số các nhà đầu tư với vốn trên 500.000 đô la đă tăng gần gấp bốn lần trong hai năm qua, với trên 3.800 người trong năm tài chính 2011. Con số các nhà đầu tư nạp đơn xin đầu tư tại Mỹ tăng nhanh chóng đến nỗi chính quyền Obama đang t́m cách cải thiện thủ tục cứu xét các đơn đầu tư loại này. Trước đó vào cuối tháng 9 năm 2012, Tổng thống Obama đă kư ban hành luật S.3245 gia hạn chương tŕnh cấp Visa EB-5 cho các Trung tâm Vùng Thí điểm thêm 3 năm nữa sau khi Luật này được hai viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào trung tuần tháng 9.


    Alamit: Thời gian không mua được, CS Tư bản Đỏ phải nhanh chân làm thủ tục an toàn tài sản 40 năm ...

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TRUNG QUỐC: DI DÂN THEO DIỆN ĐẦU TƯ TĂNG



    Kinh tế Trung Quốc càng phát triển, chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Trong ảnh: bến du thuyền ở Hải Nam. Ảnh: TL

    Mới đây, tờ Quan Sát Kinh Tế (Trung Quốc) đă đăng bài viết về việc Trung Quốc đang đối mặt với t́nh trạng “chảy máu tài sản” v́ những người giàu có di dân khỏi đất nước này do sự “lo lắng thấp thỏm”, cũng như t́m cách “hạ cánh an toàn”. Bài viết đă được Worldcrunch dịch sang tiếng Anh và đă được tạp chí Time đăng lại.

    Xu hướng di dân của người giàu

    Theo một nghiên cứu mới đây, phần lớn những người Trung Quốc có tài sản cá nhân từ 10 triệu Nhân dân tệ (tương đương 1,53 triệu USD) cho rằng đầu tư vào bất động sản kém hấp dẫn hơn cái mà họ gọi là “di dân đầu tư”, tức di dân theo diện đầu tư. Gần 60% người được phỏng vấn đă cho biết là họ đang xem xét di dân theo diện đầu tư hoặc đă hoàn thành quá tŕnh này. Đó là kết quả trong nghiên cứu của Báo cáo Tài sản cá nhân 2011 được thực hiện bởi Ngân hàng Thương nhân Trung Quốc (China Merchants Bank) và công ty tư vấn kinh doanh Bain & Company. Nghiên cứu cho thấy người càng giàu càng muốn “di dân đầu tư”. Trong số những người có trên 100 triệu tệ, 27% đă sẵn sàng di dân, 47% đang xem xét di dân, tức tổng tỷ lệ lên đến 74%, cao hơn tỷ lệ 60% tính chung cho những người có trên 10 triệu tệ.

    Các kết quả nghiên cứu khác cũng góp phần khẳng định xu hướng di dân của người giàu Trung Quốc là có thật. Theo website chuyên về đầu tư Caixin, tỷ lệ tăng trưởng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đă đạt 100% trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2010, tỷ lệ gia tăng số người Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài để di dân sang Hoa Kỳ trong năm năm qua là 73%.

    Từ sự “thấp thỏm lo lắng”

    Tại sao người giàu có của Trung Quốc lại muốn di dân khỏi một đất nước đang trong giai đoạn trỗi dậy mạnh mẽ? Câu trả lời thật đơn giản, đó là v́ có những thứ không thể mua được bằng tiền, ngay cả đối với những người giàu có nhất.

    Những lư do về mặt vật chất bao gồm: luật pháp và các quy định, hệ thống giáo dục, phúc lợi xă hội, thuế thừa kế, chất lượng không khí, môi trường đầu tư, an toàn thực phẩm, sự tự do đi lại… Những lư do về mặt tinh thần khiến cho người giàu Trung Quốc muốn di dân là thiếu cảm giác an toàn cá nhân, bao gồm cả sự an toàn cho tài sản cá nhân cũng như nỗi sợ hăi về một tương lai không chắc chắn.

    Như thế, một sự “thiếu hạnh phúc” nào đó khiến cho người giàu Trung Quốc t́m đường di dân. Một kết quả nghiên cứu khác là Khảo sát Thúc đẩy hạnh phúc (Gallop Well-being Survey – GWS) cũng đă cho kết quả tương tự với Báo cáo Tài sản cá nhân 2011.

    Theo khảo sát GWS, hầu hết người dân Trung Quốc cảm thấy chán nản, ngay cả khi nước này đang có tốc độ tăng trưởng cao ngất, mà nhiều nước như Mỹ và Châu Âu chỉ có thể mơ. Theo đó, khi đề nghị những người được khảo sát chọn lựa về t́nh trạng hiện thời của họ bằng ba chọn lựa: khấm khá, chật vật, đau khổ th́ chỉ có 12% là khấm khá, có đến 71% là chật vật, 17% là đau khổ. Tỷ lệ người được hỏi cho rằng cuộc sống họ đang khấm khá chỉ ngang bằng với tỷ lệ củaAfghanistan,Yemen . Tỷ lệ cảm thấy đang “chật vật” cũng tương tự vớiHaiti,Azerbaijanv àNepal. Người nghèo th́ than văn, người giàu th́ bỏ đi.

    Đến “hạ cánh an toàn”

    Năm ngoái, một phụ nữ Trung Quốc đă di dân sang Canada, khi được International Herald Tribune hỏi về lư do di dân, dù trả lời rằng cô lo ngại trường hợp nhiễm độc sửa như vụ Sanlu, th́ người này cũng thừa nhận rằng di dân c̣n là v́ “hận thù chống lại người giàu”. Người này nêu bật rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng hơn, người nghèo cũng phàn nàn nhiều hơn, người giàu th́ bồn chồn hơn. Một số người giàu thậm chí c̣n lo lắng về “việc tái phân phối tài sản có thể bắt đầu trở lại”.

    Cái gọi là “nguồn gốc tội lỗi của sự giàu có” không phải hoàn toàn không có cơ sở, nó thường rất khó để người giàu ngừng làm giàu cho bản thân. Một khi họ nhận ra điều này, họ thường chọn giải pháp trốn tránh bằng cách di dân và bắt đầu lại từ đầu.

    Ngô Minh Trí (lược dịch)

  4. #4
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396

    Nhưng không cho người VN (bây giờ gọi là tư bản đỏ)


  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chương tŕnh đầu tư Canada

    CHƯƠNG TR̀NH ĐẦU TƯ (INVESTOR PROGRAM)
    ( Tổng thời gian tính từ ngày nộp hồ sơ : 15- 18 tháng)

    Điều kiện đủ:

    1. Có 3 năm kinh nghiệm ở cấp độ quản lư cấp cao.

    2. Chứng minh tài sản 1,600, 000 CAD bao gồm bất động sản , tiền tiết kiệm…, nợ từ khách hàng (nếu có).

    3. Đầu tư $ 220,000 CAD không hoàn lại hoặc đầu tư $ 800,000 CAD không lợi nhuận trong ṿng 5 năm.


    Qui tŕnh đối với chương tŕnh đầu tư:

    1. Nộp hồ sơ cho ủy ban tỉnh Quebec.

    2. Khi chấp thuận , sẽ được cấp giấy phép thông báo chấp nhận và yêu cầu t hực hiện việc chuyển tiền đầu tư 800,000CAD hoặc 220,000CAD cho chính phủ trong ṿng 120 ngày.

    3. Nhận giấy chứng nhận cho phép định cư chính thức.

    4. Cùng với giấy chứng nhận của Quebec, hồ sơ sẽ được chuyển qua cho Bộ Di Trú Canada để xin cấp Visa.

    5. Bộ Di Trú Canada yêu cầu kiểm tra sức khỏe , cấp Visa định cư.

    6. Người đại diện /ủy quyền nộp hồ sơ cho bạn phải là thành viên của hội Luật Sư Quebec hoặc hội đồng Luật Quebec.



    Ưu điểm của chương tŕnh :

    1. Hiện nay chương tŕnh này được đánh giá là nhanh nhất để xin Visa nhập cư Canada.

    2. Không cần có kế hoạch kinh doanh.

    3. Tính thành công được đảm bảo chắc chắn v́ đang được ưu tiên thụ lư.

    4. Có thể sống bất cứ nơi đâu tại Canada.

    5. Cả gia đ́nh có mọi quyền lợi như những thường trú nhân Canada khác.


    Alamit: Đầu tư 220000 CAD không hoàn lại thật dể mua Visa cho hộ gia đ́nh
    Người khôn ngoan để cho con cháu đứng đơn, bản thân diện đi theo, ai dại dột Tư bản đỏ nộp đơn!?


    http://www.nhapcucanada.com/index.ph...544&idtype=258

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chương tŕnh Nhà đầu tư Nhập cư Quốc tế

    Cũng giống như Hoa Kỳ, nhiều quốc gia đă áp dụng chương tŕnh EB-5 visa cấp quyền nhập cư cho nhà đầu tư. Mục đích của những chương tŕnh này là tăng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc đưa ra những ưu đăi cho những ai muốn thực hiện đầu tư có quy mô. Yêu cầu của chương tŕnh đầu tư nhập cư ở mỗi nước là khác nhau. T́nh trạng cư trú của nhà đầu tư ở mỗi nước cũng khác nhau. Một vài quốc gia cho phép nhà đầu tư thường trú hoàn toàn trong khi các quốc gia khác chỉ cho phép nhập cư có điều kiện. Bốn chương tŕnh EB-5 visa tương tự như Hoa Kỳ là chương tŕnh visa đầu tư của Úc, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh.

    Visa nhà đầu tư tại Úc

    Nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội nhập cư vào Úc thông qua loại visa nhà đầu tư. Không giống chương tŕnh EB-5 cho phép thường trú, visa nhà đầu tư của Úc chỉ cho phép người nước ngoài nhập cư tạm thời trong bốn năm. Người được cấp visa này có thể xin cấp visa thường trú khác vào cuối thời kỳ cư trú có điều kiện. Để được cấp visa nhà đầu tư, đương đơn phải đầu tư 1.500.000 đô la Úc vào một công ty của Úc và nhận phần quyền sở hữu trong đó. Nhà đầu tư phải chưa đến 45 tuổi và có tài sản ṛng là 2.250.000 đô la Úc. Nhà đầu tư cũng cần thành thạo tiếng Anh. Đồng thời nhà đầu tư phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong quản lư kinh doanh và có hồ sơ kinh doanh xác thực. Thời gian đầu tư là 4 năm.

    Chương tŕnh Nhà đầu tư Nhập cư Canada

    Nhà đầu tư nước ngoài có thể cư trú tại Canada thông qua chương tŕnh Nhà đầu tư Nhập cư Liên bang. Khác với chương tŕnh nhà đầu tư nhập cư của các quốc gia khác, theo chương tŕnh này nhà đầu tư sẽ được cấp thường trú sau khi hoàn tất Chương tŕnh Nhà đầu tư Nhập cư Liên bang. Nhà đầu tư cần phải có khoản đầu tư 800.000 đô la Canada để có đủ tiêu chuẩn cho Chương tŕnh Nhà đầu tư Nhập cư. Chương tŕnh đầu tư này do Sở Nhập tịch và Di trú Canada (CIC) quản lư và nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế cho các tỉnh thành của Canada. Nhà đầu tư cần có vốn ṛng tối thiểu là 1.600.000 đô la Canada để tham gia chương tŕnh. Thời gian đầu tư là 5 năm 2 tháng. Khoản đầu tư chính thức không kể lăi sẽ được hoàn trả cho nhà đầu tư vào cuối giai đoạn đầu tư. Hiện nay, có khoảng 700 đương đơn theo Chương tŕnh Nhà đầu tư Nhập cư Liên bang. Tuy nhiên vẫn có nhiều tồn đọng trong những đơn xin Chương tŕnh Nhà đầu tư Nhập cư Liên bang khiến các nhà đầu tư phải đợi gần 12 năm để những đơn xin mới được xử lư.

    Loại Visa Nhà đầu tư và Visa Nhà đầu tư Cao cấp của New Zealand

    Nhà đầu tư nhập cư có thể xin thường trú tại New Zealand thông qua loại visa Nhà đầu tư và visa Nhà đầu tư Cao cấp. Nhà đầu tư cần đáp ứng nhiều yêu cầu để được cấp visa Nhà đầu tư. Đương đơn cần đầu tư 1.500.000 đô la NZD vào một doanh nghiệp New Zealand. Nhà đầu tư không được quá 65 tuổi và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong kinh doanh. Đồng thời họ cần đáp ứng yêu cầu về khả năng tiếng Anh. Nguồn quỹ đầu tư phải được duy tŕ trong bốn năm đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể xin visa nhà đầu tư Cao cấp của New Zealand. Đương đơn xin visa Nhà đầu tư Cao cấp phải đầu tư 10.000.000 đô la NZD trong ba năm đầu tư. Không yêu cầu về ngôn ngữ, tuổi tác và kinh nghiệm đối với những đương đơn xin visa Nhà đầu tư Cao cấp .

    Visa Đầu tư Vương quốc Anh Hạng 1

    Nhà đầu tư nhập cư có thể xin cư trú tại Vương quốc Anh nếu có Visa Đầu tư Hạng 1. Mặc dù Visa Đầu tư Hạng 1 chỉ cho phép thường trú nhưng người có visa Hạng 1 có thể xin thường trú sau khi có visa 5 năm. Nhà đầu tư nhập cư phải đầu tư 1 triệu bảng Anh mới được xin cấp visa Nhà đầu tư Hạng 1. Trong đó, 750.000 bảng Anh phải đầu tư vào trái phiếu chính phủ Anh, vốn vay, hoặc vốn cổ phần trong một công ty đăng kư hoạt động tại Vương quốc Anh. 250.000 bảng Anh c̣n lại có thể đầu tư vào bất cứ cơ sở kinh doanh nào tại Vương quốc Anh mà nhà đầu tư mong muốn. Đương đơn cũng phải đáp ứng yêu cầu Tiếng Anh và phải sinh sống tại Vương quốc Anh ít nhất là một nửa thời gian trong toàn bộ quá tŕnh đầu tư kéo dài ba năm.
    Hăy Bắt đầu Hôm nay

    http://www.eb5investors.vn/eb5-basic...estor-programs

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Làn sóng vượt biên lần thứ hai


    Trần Vinh Dự

    26.01.2013
    Tôi có hai người bạn thành đạt. H là tổng giám đốc trong một quỹ đầu tư lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng đi du học và lập gia đ́nh ở nước ngoài. Cách đây 8 năm, anh bỏ việc ở nước ngoài để về nước với niềm phấn khích cao độ. Giờ đây, anh đang tính nộp hồ sơ xin di trú cho gia đ́nh sang Bắc Mỹ. Anh chưa tính sẽ sang Bắc Mỹ sống ngay, nhưng với anh, đó là một cách bảo hiểm.

    T là chủ một doanh nghiệp cổ phần cũng ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng bán một công ty trước đây do anh gây dựng và thu về một khoản tiền lớn. Giờ đây anh vẫn c̣n hai công ty nữa ở Việt Nam. Tuy nhiên hiếm khi anh ở Việt Nam. Anh dành phần lớn thời gian ở Mỹ với gia đ́nh, nơi anh mới mua một căn biệt thự giá hơn 3 triệu USD hồi đầu năm 2012.

    Trở thành thường trú nhân, hay c̣n gọi là người có “thẻ xanh”, hoặc trở thành người song tịch, tức là vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch một nước khác, đang trở thành một xu thế thời thượng. Có nhiều hăng tư vấn di trú đang hoạt động tích cực ở Việt Nam như IMG, Kornova, USIS, Harvey Law Group (HLG), Immigration (IMM), US Investment (USI), ImmiCa… để phục vụ những khách hàng tiềm năng như H và T. Một số đang trong t́nh trạng chạy hết công suất v́ khách hàng quá đông.

    Hợp pháp và hợp lư

    Việc làm thủ tục xin định cư ở nước ngoài là việc hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam. Thậm chí, ở một khía cạnh nào đó nó c̣n được khuyến khích. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, Luật Quốc tịch mới của Việt Nam có hiệu lực và luật này quy định công dân Việt Nam có quyền có hai quốc tịch. Theo Bộ Tư pháp, kể từ ngày đó, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng kư. Điều đó có nghĩa là người Việt Nam có thể xin quốc tịch nước khác như Mỹ hay Canada mà không cần phải sợ mất quốc tịch Việt Nam.

    Với nhiều người, việc có quốc tịch thứ hai cũng không quá quan trọng. Điều họ cần là quyền được định cư lâu dài ở nước mà họ lựa trọn ngoài Việt Nam. Và như vậy, chỉ cần là thường trú nhân (có thẻ xanh) là đủ. Điều đó có nghĩa là việc có hay không có quyền có hai quốc tịch theo luật Việt Nam không phải là yếu tố thúc đẩy họ xin định cư nước ngoài.

    Xét về mặt cá nhân, việc thu xếp để có thêm một lựa chọn về nơi ở là chuyện b́nh thường và hợp lư. Cả H và T đều muốn con cái khi lớn lên được sống trong một môi trường an toàn và được hưởng thụ một nền giáo dục tốt. Ngay cả nếu không định cư dài hạn ở một nước khác, th́ có được tự do trong việc đi lại và thay đổi môi trường sống theo sở thích cũng là một quyền lợi thú vị, mặc dù tốn kém. Đó là chưa kể việc một số người trở nên giàu có như T muốn đa dạng hoá tài sản của ḿnh, v́ thế, giữ một số tài sản bất động sản ở nước ngoài cũng là một lựa chọn thông minh.

    Xă hội Việt Nam đang giàu lên. Cùng với sự phát triển chung của xă hội, Việt Nam ngày càng có nhiều người giàu. Đi kèm với nó là ngày càng nhiều những người có nhu cầu làm thường trú nhân ở các nước phát triển như H và T. Điều này xem ra có vẻ rất b́nh thường.

    Không có số liệu chính thức về số hồ sơ xin định cư mà các hăng tư vấn định cư hoạt động ở Việt Nam đang giải quyết. V́ nhiều lư do tế nhị, cũng ít có người công khai tự nhận ḿnh đang xin quyền định cư ở nước khác. Thế nhưng có nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy phong trào này hiện nay đang phát triển mạnh. Ngày càng có nhiều hăng tư vấn di trú quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam, ngày càng có nhiều đại lư độc lập mọc lên phục vụ khách hàng trên thị trường này. Một số hăng lớn trong năm 2012 thậm chí đă bị quá tải và phải outsource ra bên ngoài để có đủ nhân lực xử lư hồ sơ.

    Thậm chí đă xuất hiện một số doanh nghiệp Việt Nam ngấp nghé đầu tư vào Bắc Mỹ hoặc Úc trong các ngành liên quan đến nông - lâm nghiệp với mục đích tạo càng nhiều công ăn việc làm ở các nước này càng tốt. Lư do là số lượng công ăn việc làm tạo ra càng nhiều th́ các chủ dự án này càng xin được nhiều xuất thẻ xanh. Các xuất thẻ xanh này sau đó có thể bán lại cho các “nhà đầu tư”- thực chất là những người bỏ tiền ra mua thẻ xanh vào các nước phát triển.

    Nhiều câu chuyện có vẻ hợp lư về mặt cá nhân nhưng khi gộp với nhau lại là tín hiệu cho thấy nhiều sự bất b́nh thường về mặt xă hội. Và câu truyện xin di trú ồ ạt này cũng vậy.

    Bất b́nh thường về xă hội

    Thông thường những đợt di cư ồ ạt ra nước ngoài thường là chỉ dấu cho thấy những vấn đề về mặt xă hội. Lư do thông thường nhất là sự khó khăn về kinh tế, hiểm hoạ chiến tranh, bất ổn chính trị, phân biệt chủng tộc…Làn sóng vượt biên ở Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 trước đây là một thí dụ. Nền kinh tế Việt Nam trước đổi mới đă rơi vào t́nh trạng kiệt quệ và điều này đă làm cho nhiều người Việt t́m cách vượt biên với hi vọng t́m được miền đất hứa.

    Thế nhưng trào lưu di cư lần này của người Việt khác xa với trào lưu vượt biên trước đây, mặc dù có nhiều người gọi vui là phong trào vượt biên lần thứ hai. Khác biệt cơ bản nhất là phong trào hiện nay là phong trào di cư của những người giàu, những người thực sự có tiền để trở thành các nhà đầu tư và lấy thẻ xanh qua h́nh thức đầu tư. Nếu trước đây các thuyền nhân vượt biên nghèo đói chen chúc trên những thuyền cá nhỏ bé, th́ những người di cư lần này đi máy bay trên ghế hạng C (hạng sang) và trong tài khoản đầy tiền.

    Lư do thông thường khiến những người giàu muốn định cư ở nước phát triển là t́m đến một môi trường xă hội tốt hơn cho gia đ́nh khi họ trở thành những người có khả năng chi trả cho một cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng đây không phải là lư do tạo ra các đợt di cư đột biến.

    Lư do thường được nghe đến nhiều nhất trong số các chủ doanh nghiệp muốn di cư ra nước ngoài ở Việt Nam là sự bế tắc về cơ hội kinh doanh hiện nay cũng như sự bi quan về triển vọng trong tương lai. Các doanh nhân luôn muốn t́m kiếm môi trường kinh doanh nơi họ có thể kiếm tiền nhiều nhất. Khi thấy Việt Nam không phải là nơi họ có thể kiếm nhiều nhất nữa, họ đương nhiên muốn kiếm t́m một chân trời mới.

    Cũng từ sự bi quan về hiện trạng và tương lai của nền kinh tế khiến nhiều chủ doanh nghiệp lo lắng về các bất ổn xă hội có thể xảy ra trong tương lai. Điều này dẫn họ tới chuyện lo xa cho gia đ́nh. Từ những mối lo sợ có thật như môi trường xă hội ngày càng kém an toàn, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, tới những mối lo xa xôi như bất ổn và rối loạn xă hội hoặc chiến tranh. Trong khi c̣n có điều kiện về tài chính, việc thu xếp để gia đ́nh có quyền thường chú ở nước khác xem ra là một dạng mua bảo hiểm khôn ngoan.

    Ẩn sau câu chuyện đó, c̣n có những lư do tế nhị hơn. Việt Nam trong một giai đoạn dài phát triển rất mạnh. Do hệ thống luật pháp và chính sách không hoàn thiện và phải thay đổi thường xuyên, các lỗ hổng pháp lư rất nhiều và dẫn đến một thực tế là có nhiều người làm giàu dựa vào sự lỏng lẻo của quản lư hoặc các bất cập trong hệ thống pháp luật. Kết quả là các rủi ro pháp lư luôn luôn tồn tại, mặc dù không dưới các h́nh thái cụ thể. Ư thức về rủi ro pháp lư đối với các chủ doanh nghiệp Việt Nam thường không được rơ ràng lúc “thái b́nh” nhưng lại được làm sâu sắc hơn mỗi khi có các vụ bắt giữ hoặc điều tra quy mô lớn liên quan đến các chủ doanh nghiệp. Năm 2012 vừa qua là một năm như vậy.

    Ra đi không tay trắng

    Cuộc di cư của những người giàu thường là tai hại cho nền kinh tế nếu nó diễn ra trên diện rộng. Đầu tiên là sự thất thoát về chất xám. Không phải ai giàu có cũng giỏi, nhưng nhiều trong số những người này là những người có kinh nghiệm, có khả năng kinh doanh, hiểu biết, và thông minh. Sự ra đi của những cá nhân này là một thiệt tḥi lớn cho nền kinh tế xét về mặt chất xám trong kinh doanh.

    Thứ hai là sự thất thoát về của cải. Những người ra đi không phải với hai bàn tay trắng như phần lớn những người vượt biên bằng tàu cá hồi 30 năm trước. Những người ra đi lần này mang theo những khối tài sản lớn, thường là hàng triệu USD, ra nước ngoài. Rất nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, chủ doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều đă có bất động sản và số dư tài khoản tiền mặt lớn ở nước ngoài.

    Thứ ba, đó là các phong trào này tạo ra hiệu ứng tâm lư, làm tăng sự dao động, làm sâu sắc thêm tâm lư lo ngại, cũng như làm giảm nhiệt huyết của những người c̣n ở lại. Nó cũng đồng thời làm nản ḷng những người muốn tới Việt Nam đầu tư và làm ăn. Đây cũng là một bất lợi nghiêm trọng mà các phong trào di cư của người giàu gây ra cho thị trường.

    Dù có những tác động bất lợi như vậy, việc lựa chọn di cư là một quyền hợp pháp của người dân. V́ thế không thể ngăn chặn xu hướng này bằng các mệnh lệnh hành chính. Cũng không thể ngăn chặn nó bằng những lời kêu gọi suông.

    Giữ chân người tài bằng cách tạo niềm tin

    Để chống lại xu hướng “vượt biên lần thứ hai” này cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến nhiều người có tiền đang muốn dứt áo ra đi. Đó là niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và niềm tin vào sự an toàn của bản thân họ và gia đ́nh ở Việt Nam. Việc này không dễ dàng. Để khôi phục lại ḷng tin vào tương lai phát triển của đất nước, điều quan trọng là nhà nước phải chứng minh được cho thị trường và công chúng thấy khả năng dẫn dắt, lộ tŕnh và giải pháp cụ thể, và uy tín chính trị của lănh đạo.

    Liên quan đến lộ tŕnh và giải pháp cụ thể, đưa Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Ngược lại, tất cả các vấn đề này đều có giải pháp. Khủng hoảng kinh tế không phải là một câu chuyện xa lạ mà nó đă xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, trong mọi h́nh thái kinh tế mà loài người đă trải qua. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thực tế là các lời giải này đă được bàn đến nhiều, trong giới chuyên gia, trong các cơ quan tư vấn, từ các tổ chức hỗ trợ quốc tế, tới cả các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam.

    V́ thế, vấn đề c̣n lại nằm ở việc chứng tỏ năng lực cũng như uy tín chính trị của người lănh đạo.

    Uy tín này phải được khôi phục và nó chỉ được khôi phục khi người dân nh́n thấy các động thái quyết đoán của Đảng và nhà nước liên quan đến tư cách, tŕnh độ, đạo đức, phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tinh thần phụng sự đất nước, và cái nh́n viễn kiến của bộ máy lănh đạo.

    Phải từ việc khôi phục uy tín này, lănh đạo quốc gia mới có thể vực dậy ḷng tin của người dân về tính khả thi của sự đổi thay tích cực. Đi kèm với ḷng tin này, các quyết sách thực tế của nhà nước nhằm thẳng vào các vấn đề giai góc nhất đang tồn tại mới có thể giúp Việt Nam vượt qua khó khăn hiện tại.

    Chỉ khi làm được như vậy, ḷng tin của thị trường cũng như của giới doanh nhân vào tương lai ở Việt Nam mới được khôi phục. Và chỉ có thế, câu chuyện “vượt biên lần thứ 2” của những người có tiền và những người có tài mới giảm bớt và dần dần đảo ngược giống như thời kỳ các doanh nhân Việt kiều lũ lượt về nước làm ăn hồi 10 năm trước.

    * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 29-10-2012, 04:23 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 25-10-2011, 07:28 PM
  3. cộng sản Việt Nam sẽ không sụp đổ v́ kinh tế!
    By Nguyễn Việt in forum Tin Việt Nam
    Replies: 39
    Last Post: 05-06-2011, 01:32 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM
  5. Kính Mừng Mùa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu năm Canh Dần (2010)
    By việtdươngnhân in forum Tôn Giáo - Tâm Linh
    Replies: 5
    Last Post: 11-08-2010, 10:36 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •