Ngày ấy tôi c̣n bé lắm. Là 1 cô Bắc Kỳ nho nhỏ lênh đênh trên chuyến tàu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết ǵ. Chuyến đi êm đềm không ǵ đáng nói. Tôi thấy nguời Pháp cũng đàng hoàng. Th́ đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Nguời hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Nguời Pháp trên tầu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. À mà tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa nguời di cư vào Nam? Nếu họ cứ mặc kệ th́ số dân Bắc có đến đuợc miền Nam dễ dàng không?
Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tầu. Rồi xe đưa vào Saigon. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Ṭa Quốc Hội. Mấy hôm sau th́ phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu nguời là bao nhiêu đó, tôi không nhớ v́ quá bé.
Nơi tôi ở đầu tiên là Cây Quéo. Đuờng Ngô Tùng Châu. Gia đ́nh tôi là người Bắc đầu tiên đến đây. Sau này đọc truyện và biết con trai Bắc hay bị con trai nam uưnh và xỏ xiên “Bắc kỳ ăn cá rô cây”…. Nhưng gia đ́nh tôi hên. Nơi xóm nhỏ, người Nam thật thà đôn hậu. Họ cư xử tử tế với chúng tôi. Đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, hay v́ gia đ́nh tôi là nhà giáo? Tinh thần tôn sư trọng đạo đă ăn sâu trong gịng máu dân Việt? Họ rất tôn trọng và lễ phép đối với cha mẹ tôi. Một điều “thưa ông giáo”, hai điều “thưa bà giáo”…
Con đường đến trường tiểu học thật dễ thương. Ngày ấy chúng tôi đi bộ nhiều, chẳng vù vù xe máy như bây giờ. Đi bộ đến trường thật vui. Cứ tung tăng chân sáo, vừa đi vừa hái hoa bắt buớm. Ôi sao ngày đó Saigon nhiều hoa bướm thế! Hai bên đường những hàng rào hoa dâm bụt đo đỏ xinh xinh. Nh́n vào trong, nhà nào cũng có vườn, cây cối xum xuê. Trường học to vừa phải. Lớp học đủ ánh sáng. Mỗi sáng thứ hai chào cờ. Đứng nghiêm và hát quốc ca. Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi… Ừ th́ thanh niên luôn được dạy dỗ là “đáp lời sông núi”.
Chúng tôi được học những bài công dân giáo dục đầu tiên và… đă ăn sâu măi vào tiềm thức. Đủ biết các cụ nói uốn cây khi chúng c̣n non là đúng. Tuổi ngây thơ coi những lời thầy cô là khuôn vàng thuớc ngọc.
Không phá của công
Không xả rác ngoài đường
Phải nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai trên xe buưt
Phải dắt em bé hay cụ già qua đường
Phải ngả nón chào khi xe tang đi qua
Không gian lận. Nói dối là xấu xa…
Chúng tôi đă được dậy như thế đó và chúng tôi đă làm theo như thế đó. Ôi Saigon của tôi ơi, bây giờ tôi đi giũa phố phường mà lạc lơng vô cùng khi chỉ ḿnh tôi ngả nón chào nguời chết hay chạy nép vào lề nhường cho xe cấp cứu đi qua!
Rồi những bài học thuộc ḷng. Rất giản dị dễ nhớ .
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra
Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông làng mạc ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi im lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng khắp trong giờ quốc sử…
Sung sướng quá, giờ cuối cùng đă điểm
Đàn chim non hớn hở dắt tay về
Chín mươi ngày vui sướng ở đồng quê…
Cuộc sống sao êm đềm và thanh b́nh quá! Không có những cướp bóc lớn lao. Ăn cắp vặt cũng không ghê gớm. Tôi c̣n nhớ phơi quần áo trước nhà rất an toàn chẳng phải trông chừng…
Tôi c̣n nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rơ rệt. Tôi c̣n nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. T́nh hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của ḿnh. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh b́nh đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng? Tôi nhớ nhiều về Lễ Quốc Khánh đầu tiên năm 1956 th́ phải. Đúng là lễ hội. Pháo hoa tưng bừng và người người ra đường trong hớn hở reo vui. Không chửi bới, không chà đạp, không giành đuờng xem lễ… Sài G̣n bấy giờ c̣n thênh thang lắm. Sài G̣n bấy giờ chưa đông đúc bon chen…
Ngày ấy các bà Bắc hay Trung đi chợ c̣n mặc áo dài. Lề thói xưa c̣n ăn trong nếp ấy. Ra đường là phải lịch sự. Khi lễ lạc th́ phải mặc quần đen với áo dài chứ không được quần trắng v́ như thế là thiếu lễ… Tôi c̣n nhớ một gia đ́nh trung lưu là đă có thể thuê người làm. Đa phần người làm là các cô gái miền Trung. Đúng là quê hương em nghèo lắm ai ơi! Đất khô cằn sỏi đá đă khiến bao cô gái quê vào miền Nam giúp việc.
Thuở ấy người miền Nam hay dùng từ “ở đợ”, c̣n người Bắc gọi là “người làm”. Các chị giúp việc thường rất trung thành và lễ phép với chủ nhà. Các cô cậu con chủ nhà cũng được tôn trọng. Bà chủ thường ở nhà và chị phụ giúp v́ nhà nào cũng khá đông con (viết lại câu này cho rơ ư hơn).
Ban đầu th́ ba, bốn và sau thành sáu. Tôi c̣n nhớ lương giáo sư đệ nhị cấp tức dạy từ lớp đệ Thất đến đệ Nhất của cha tôi là 5.200 đồng, vợ được 1.200 đ. và mỗi con là 800 đ. (không hạn chế số con). Tô phở khá ngon là năm đồng. Coi như lương giáo sư là 1.040 tô phở. Lương người giúp việc là 300 đồng. Lương Bộ trưởng gấp 5 lần lương giáo sư, vào khoảng 25.000 đồng. C̣n lương Đại úy th́ bằng lương giáo sư. Nếu bây giờ 7.000 đồng tô phở b́nh dân th́ lương của giáo viên cấp ba phải là 7.000.000 đ.
Hồi đó chúng tôi thi một năm hai kỳ gọi là đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt. Đề thi hoàn toàn do giáo viên (cấp tiểu học) hay giáo sư phụ trách ra đề. Hồi đó không có nạn các giáo sư hay giáo viên kéo tṛ về nhà dậy kèm hay bán đề thi. Đơn giản có lẽ v́ đồng lương đă đủ sống nên họ không phải bán rẻ lương tâm. Cuối năm lớp Nhất th́ chúng tôi phải thi bằng Tiểu Học.
Sau đó thi vào đệ Thất các lớp trường công. Ai rớt th́ học trường tư. Tất nhiên phải học giỏi mới thi vào được những trường công danh tiếng như Gia Long, Trưng Vương, Petrus Kư, Chu Văn An. Những tháng ngày tiểu học với tôi là tung tăng chân sáo, là chơi nhiều hơn học, là hái hoa bắt bướm, là nhảy ḷ c̣, là chơi giải ranh, chơi ô quan. Đúng ba tháng hè là chơi thoả thích…
Ôi chơi chơi… sao mà thú vị thế! Nhớ đến tiểu học của con gái lại xót xa. Học quá nhiều để có thành tích cho thầy cô, cho trường lớp… và con gái tôi không bao giờ biết đến “chín mươi ngày vui suớng ở đồng quê”.
Năm 1960 – 1967
Đậu tiểu học xong tôi thi hai trường Marie Curie và Gia Long. Lẽ ra phải thi Trưng Vương mới đúng nhưng không biết sao cha tôi quyết định vậy. Những ngày đầu đi học Gia Long xúng xính đầm. Lư do cha định cho học Marie Curie nhưng phút chót lại chuyển sang Gia Long. Số tôi lại hên. Cô Bắc kỳ lạc lơng giữa rừng nữ sinh Nam kỳ mà không hề bị chia rẽ hay kỳ thị. Như ngày xưa, nguời dân Saigon đă cưu mang gia đ́nh tôi ở Cây Quéo. Từ thầy cô đến bạn bè, chẳng ai thắc mắc v́ sao tôi mặc đầm.
Tôi học sinh ngữ Pháp văn. Trường có bảy lớp Anh và bảy lớp Pháp. Tôi học đệ Thất 14, lớp chót. Những năm đầu trung học tôi đi xe đưa rước của trường. Thế là hết những ngày chân sáo, hết những ngày đuổi bướm bắt hoa. Chỉ c̣n ngồi trong xe hiệu đoàn ngắm phố phường qua khung cửa sổ. Xe trường đưa các nữ sinh lớp sáng về nhà và trên đường đi rước các nữ sinh lớp chiều. Trong khi chờ đợi xe đến đón, tôi thường cột áo dài và trèo lên cây trứng cá trước nhà để hái trái nhâm nhi ăn chơi hay đem vào lớp cho bạn. Nghe tiếng c̣i xe ngoài đường th́ tụt xuống xách cặp chạy ào ra. Nhà xa nên tôi bị đón sớm và về muộn.
Bây giờ nhớ lại thuở cột áo leo cây thấy vui vui… Hay khi vào trường cũng cột tà áo để nhảy ḷ c̣. Trường Gia Long rất đẹp! Trường thật đồ sộ, bốn phía là bốn con đường. Ngày ấy chính phủ đặt tên đường có chủ đích rơ ràng. Đặt theo từng vùng các danh nhân văn vơ, không đặt lộn xộn lung tung. Gia Long của tôi đă được bao quanh bởi các danh nhân văn chương như Bà Huyện Thanh Quan, Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm và Ngô Thời Nhiệm. Chính giữa trường là con đường tráng nhựa thật đẹp và chúng tôi hay gọi đùa là đường Bonard. Giờ ra chơi các nữ sinh dắt tay nhau thơ thẩn trên con đường ấy trông thật dễ thương. Rồi gia đ́nh tôi chuyển sang Vạn Kiếp. Trước nhà có một bụi tre và đối diện là khoảng vườn mênh mông của chủ đất với những cây cau thẳng tắp.
Năm 1960 có nghe tin về “Mặt Trận Giải Phóng”… ǵ đó nhưng tôi chẳng quan tâm. Thứ nhất c̣n bé phải lo học, thứ hai mọi cái lúc bấy giờ đă được chính phủ đưa dần vào nền nếp, và chiến tranh c̣n xa lắm. Đó là thời điểm cực thịnh của nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Ngày đó chưa có truyền h́nh, mới chỉ có truyền thanh. Chương tŕnh khá phong phú. Tôi thích vừa làm toán vừa nghe nhạc. Cũng có chương tŕnh “tuyển lựa ca sỹ” hàng tuần, nhưng phải nói đa số hát dở chứ không như các cuộc thi bây giờ, thí sinh hát khá vững.
Báo chí nở rộ. Ai có tiền th́ ra báo. Không cần phải là người của cơ quan chính quyền như bây giờ. Tôi mê xem báo. Tôi đói tin tức. Ngày đó có vụ thuê báo. Các em bán báo lẻ hay quầy bán báo nếu bán không hết th́ cuối ngày trả lại toà soạn. V́ thế một số quầy báo có sáng kiến cho thuê báo. Người đọc thuê và trả tiền chỉ chừng phân nửa. Tất nhiên tiền đó chui vô túi chủ quầy báo và người bị thiệt hại là chủ nhân tờ báo. Gia đ́nh tôi chỉ mua một tờ và trao đổi với nhà cậu tôi chứ không thuê. Coi như tốn tiền một mà được xem hai báo.
Báo thiếu nhi hơi ít . Báo chí đối lập được tự do hoạt động. Do đó có ǵ xấu xa của chế độ hay chính quyền th́ những tờ báo đó vạch ra ngay. C̣n những tờ thân chính phủ th́ bị báo chí đối lập gọi là nâng bi. Sách th́ rất nhiều. Đủ các loại. Mỗi nhà xuất bản có nét đặc thù riêng. Như nói đến Lá Bối là biết ngay các loại sách về Thiền, Phật.
Văn thi sỹ nở rộ. Tất nhiên cũng chia làm nhiều loại. Có những văn sỹ chuyên viết tiểu thuyết tâm lư xă hội và được các bà nội trợ b́nh dân hay các tiểu thương ái mộ như bà Tùng Long. Có những nữ văn sỹ viết khá bạo như Nguyễn Thị Hoàng với cuốn truyện nổi đ́nh đám Ṿng tay học tṛ. Nội dung truyện kể về chuyện t́nh của một cô giáo với học tṛ bằng một giọng văn khó hiểu. (theo thiển ư cá nhân tôi!) Có những văn sỹ miền Bắc viết chuyện trong thời gian họ đi kháng chiến chống Pháp rất hay như Doăn Quốc Sỹ (anh của Doăn Nho – sáng tác bài Năm anh em trên một chiếc xe tăng). Thời ấy thi sỹ cũng nhiều. Nào Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Hà Huyền Chi, Hoàng Anh Tuấn, Mường Mán…
Thơ văn Sài G̣n hồi ấy như trăm hoa đua nở. Đủ loại và tự do sáng tác theo cảm hứng, không phải viết theo một khuôn mẫu nào, do đó rất phong phú. Nhưng tôi lại thích đọc sách phóng tác hay dịch!( v́ chưa đủ tŕnh độ đọc nguyên tác) Mỗi lần hè về là tôi mê mẩn ngốn hàng tá truyện. Vật giá có lên nhưng chỉ chút đỉnh. Cũng chỉ ḿnh cha đi làm c̣n mẹ ở nhà chăm lo con cái. Thuở tiểu học th́ mẹ tôi kèm tất cả các môn. Lên Trung học th́ bà không dạy được các môn khoa học nhưng Pháp văn th́ vẫn tiếp tục cho đến tú tài v́ ngày xưa mẹ tôi có bằng Certificat ǵ đó.
Cuộc sống vẫn êm đềm và khá thanh b́nh. Nhưng từ năm 61 th́ không c̣n nữa. Đường đi thuờng xuyên bị Việt cộng đắp mô để phá miền nam, Quốc lộ th́ ít và tỉnh lộ th́ nhiều hơn. Địa phương quân mỗi sáng sớm phải đi phá mô. Xong xuôi th́ dân chúng mới dám đi lại. Đă có những mô nổ tung và cả chuyến xe đ̣ tan tác bởi Việt cộng gài ḿn. Rồi những năm sau là những lần nổ ở vũ truờng nơi quân Mỹ thuờng lui tới. Tất nhiên dân thường cũng vạ lây.
Tôi vẫn ngoan ngoăn với sách đèn. Chẳng hề giao du bạn trai v́ cha mẹ cấm. Ngày ấy Gia Long và Trưng Vương là hai trường nữ nổi tiếng nhất. Hàng năm chỉ có một kỳ thi chọn học sinh giỏi là Trung Học Toàn Quốc. Lẽ dĩ nhiên số đậu rơi vào bốn truờng lớn. C̣n Lễ Hai Bà Trưng hàng năm được tổ chức khá lớn và hai nguời đẹp của Gia Long, Trưng Vương được đóng vai Hai Bà ngồi voi diễn hành (bây giờ ở VN dùng từ diễu hành? Tôi không hiểu v́ sao lại diễu hành thay cho diễn hành?)
Đề thi của mỗi môn cũng vẫn do Giáo sư môn đó phụ trách. Tôi thấy như vậy mà hay. Chẳng có ǵ lộn xộn xảy ra v́ thời ấy không có nạn cha mẹ hối lộ Thầy cô. Măi năm tôi học đệ nhất th́ thi chung toàn khối và đă có rắc rối. Chẳng hạn đề thi triết đệ nhất lục cá nguyệt là của cô Lan dạy chúng tôi th́ lớp chúng tôi làm được c̣n các lớp khác th́ không. Hồi đó bậc Trung Học chúng tôi phải thi tổng cộng: Trung Học (hết lớp đệ tứ) Tú tài 1 (hết lớp đệ nhị) và Tú tài 2 (hết lớp đệ nhất). Nhiều bạn sau khi có bằng Trung Học th́ đi làm. Có thể chọn nghề thư kư. Sau Tú tài một, rụng bớt một số bạn. Sau Tú hai rụng một số. Số học giỏi và có điều kiện th́ tiếp tục con đường đại học.
Đề thi đại học do các trường tự phụ trách. Ngày thi lệch nhau. Trường nào cũng công bố danh sách thi đậu chính thức và dự bị. Do đó tôi cảm thấy rất trật tự nề nếp chứ không lộn xộn như bây giờ. Nếu gọi danh sách chính thức mà thiếu th́ truờng gọi đến dự bị. Đơn giản vậy thôi. Nhưng có lẽ hồi đó vấn đề hối lộ, bán đề thi không kinh khủng để đến nỗi Bộ Giáo Dục phải xen vào ra đề chung như bây giờ. Lại cũng do vấn đề tiền lương. Khi đồng lương không đủ sống th́ tư cách con người suy giảm.
Đường phố Saigon của những năm 63 vẫn c̣n xe Mobylette và dễ thương ngộ nghĩnh là Velo solex. Chiếc xe xinh xắn nhưng có cái bầu to phía trước. Nữ sinh thường đi xe này. Khi chạy xe, tà áo dài phía sau phồng lên trông rất vui. Nhưng đa số học sinh vẫn đi xe đạp. Số xe máy rất ít. Và v́ thế đuờng phố Saigon vẫn khá thênh thang. Năm đệ tam th́ tôi không đi xe đưa rước nữa mà chuyển qua xe đạp. Cũng khá xa mà sao hồi đó chúng tôi không thấy ǵ. Chả như bây giờ sân trường cứ tràn ngập xe máy mà lại c̣n xe phân khối lớn.
Năm tôi học đệ tứ th́ xẩy ra vụ Phật Giáo. Sau đó nền Đệ nhất Cộng Hoà sụp đổ. Tôi không ghét ông Diệm nhưng tôi ghét bà Nhu. V́ tính t́nh xấc xược của bà. Nhưng phải nói hồi đó với tôi, xă hội tương đối ổn định, trật tự nề nếp. Dù ông Nhu có lập Đảng Cần Lao nhưng không ép buộc lộ liễu. Họ cũng gợi ư nhưng không vào th́ thôi. Cũng chẳng v́ thế mà bị “đ́” sói trán. Hay trong ngành giáo dục của cha tôi, người ta không trắng trợn? Tôi chỉ biết nếu học giỏi là được học bổng, không bị phân chia lư lịch ǵ cả.
Sau 63, các trường có Ban Đại diện. Ngày đó tôi không chú ư lắm các thành phần ứng cử. Nhưng sau này, các anh chị lớn nói rằng, học sinh sinh viên giỏi thường bù đầu với việc học, ít tham gia các hoạt động trên. Do đó Việt Cộng cài nguời vào nằm vùng ở hầu hết Ban đại diện các trường. Họ được huấn luyện kỹ nên ăn nói hoạt bát. C̣n học sinh giỏi th́ không có thời gian luyện khoa ăn nói. Sài G̣n của tôi sau những ngày đấu tranh sôi nổi, sau những biểu t́nh, sau vụ tự thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức… lại êm ả trở lại. Nhưng không như xưa v́ liên tiếp các đột biến về chính trị. Cuộc chỉnh lư của Tuớng Nguyễn Khánh rồi chẳng bao lâu đến phiên của Tướng Thiệu và Tướng Kỳ.
Tôi chỉ biết học và không chú ư đến những việc khác. Liên tiếp hai năm thi tú tài một và hai đă ngốn tất cả quỹ thời gian. Nhưng tôi chỉ nhớ Tú tài một, chuơng tŕnh đă bị cắt giảm v́ chiến tranh. Cũng từ năm 1965, quân Mỹ đổ vào đông và đă gây xáo trộn. Lính Mỹ lấy vợ Việt. Đa số là các cô gái nhảy, thời đó gọi là cave hay cả các cô xuất thân là nguời giúp việc. Me Mỹ là tên dân chúng gọi cho những cô này. Nội cái tên gọi đă nói lên sự khinh rẻ của dân chúng dành cho những cô gái ấy. Nghĩ cũng đáng thương. Nhưng cũng chính những đồng đô la mà các cô me Mỹ tiêu vô tội vạ đă làm vật giá Sài G̣n tăng cao. Người làm của chúng tôi lấy Mỹ và đổi đời.
Cuộc sống của giới trung lưu như giáo sư bắt đầu lao đao. Giáo sư nào dạy tư thêm th́ c̣n đỡ. Gia đ́nh tôi hạn chế mọi chi tiêu v́ cha không dạy tư và yêu cầu mẹ phải ở nhà chăm sóc việc học của các con. Ai có thời gian để gửi thư t́nh tự. Ai có lúc lang thang quán ăn hàng. C̣n tôi th́ không. Cắm đầu cắm cổ học. Đi học là về nhà ngay. Ngày đó chúng tôi, gồm chị tôi và tôi đều học Gia Long nên không có vụ bạn trai nào dám đến nhà. Chúng tôi cũng chẳng học tư nhiều.
Mà học tư vào những năm thi th́ cũng né con trai tối đa. Lệnh cha mẹ phải chấp hành nghiêm chỉnh. Thậm chí sau này chị tôi học dược cũng vẫn không hề có một tên “masculin” nào dám đến nhà! Tôi thích con gái đi học bằng xe đạp và nón lá nghiêng nghiêng. Từng ṿng xe quay chầm chậm nhỏ bé. Áo dài ngày đó mặc rất kín đáo. Chúng tôi bắt buộc phải có áo lá bên trong. Và các bà giám thị luôn coi chừng nhắc nhở những nàng mặc áo quá chít eo, những nàng khua giày cao lộp cộp. Chúng tôi đi sandalh. Rất dễ thuơng. Tôi không thích học tṛ quá điệu. Áo thật eo hay guốc cao. Mà thật kỳ. Đa số mấy cô điệu thường học kém và có bồ sớm. Các cô giỏi th́ nguợc lại. Nhưng cũng có cá biệt. Tôi c̣n nhớ ngày đó cô bạn ban B, Kim Dung rất xinh học giỏi được chọn làm Tây Thi trong vở kịch cuối năm chẳng điệu ǵ cả. Riêng lớp tôi th́ chỉ có vài chị điệu và tất nhiên học dở, có bồ sớm.
Năm tôi thi tú tài, chỉ c̣n viết và bỏ vấn đáp. Chứ truớc kia, một số môn phải thi viết và vấn đáp (c̣n gọi là oral). Tôi đậu tú tài cao và đuợc trường thuởng hai chữ Gia Long quyện vào nhau bằng vàng 18. Những năm sau, truờng đổi lại là hoa mai vàng. Đó cũng là phù hiệu của Gia Long. Tôi mê Y khoa và ghét duợc! Tôi thích là bác sỹ để chữa bịnh cho trẻ em và tự nhủ sẽ chữa miễn phí cho em nào mắc bệnh sài uốn ván. Tất cả chỉ v́ tôi mất một đứa em trai v́ bệnh này.
C̣n Dược khoa, chẳng hiểu sao tôi ghét nữa. Tôi nói rằng học dược, ra bán thuốc ngồi đếm từng đồng xu leng keng! Chính v́ thế sau này có một dược sỹ đại uư theo, tôi đặt tên anh ta là “đại uư leng keng”! Nhưng nghề chọn nguời chứ nguời không chọn đuợc nghề. Tôi thi rớt dù học giỏi. Năm đó đề thi y khoa bắt đầu có câu hỏi tổng quát, hỏi về những kiến thức xă hội chung quanh. Tôi học chăm quá nên vào pḥng thi bị đuối sức, quỵ ngă .
. . .
Bookmarks