Page 9 of 55 FirstFirst ... 567891011121319 ... LastLast
Results 81 to 90 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #81
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona - Covid-19 : Nhật Bản báo động nguy cơ dịch lây lan


    Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (thứ 2 từ trái qua) trong cuộc họp bàn về dịch virus corona, tại trụ sở chính phủ, Tokyo, ngày 14/02/2020 STR / JIJI PRESS / AFP

    Sau Trung Quốc, Nhật Bản có thể là nước châu Á thứ hai sẽ bị siêu vi Covid-19 tấn công trên diện rộng. T́nh h́nh bên trong du thuyền « Diamond Princess » ngày càng nghiêm trọng. Ít nhất 542 người đă bị lây nhiễm trong số 3.700 du khách và nhân viên, sau hơn hai tuần cách ly, theo báo cáo ngày 18/02/2020.


    Hoa Kỳ tổ chức đưa 300 công dân Mỹ về nước, 40 người được điều trị tại Nhật. Bộ trưởng Y tế Nhật báo động, kêu gọi dân chúng tránh tham gia các sinh hoạt đông người.

    Sinh nhật Nhật Hoàng, marathon việt dă Tokyo… một loạt sự kiện văn hóa, thể thao đă bị hủy bỏ.

    Từ Tokyo, thông tín viên Bruno Duval tường thuật :

    "Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato không c̣n có thể phủ định. Ông nh́n nhận thực tế là virus corona đă bước qua giai đoạn dịch bệnh tại nước Nhật, chứ không chỉ giới hạn bên trong du thuyền Diamond Princess neo ở cảng Yokohama.

    Lời lẽ thay đổi này không thoát qua được cặp mắt của công luận. Sau lời tuyên bố này, dân Nhật đổ xô gọi số điện thoại khẩn cấp xin địa chỉ các cơ quan xét nghiệm t́m siêu vi Covid-19.

    Khách sạn ở những nơi danh lam thắng cảnh trong mùa du lịch nhận được hàng loạt yêu cầu xin hủy thuê pḥng. Du khách Nhật không muốn ở chung khách sạn với du khách Trung Quốc.

    Tại Nhật Bản, người dân Hoa lục, du khách hay ngoại kiều thường trú, khoảng 800 ngàn, là nạn nhân của lời lẽ châm biếm kỳ thị trên các mạng xă hội, cũng như bị phân biệt đối xử trong đời sống hằng ngày.

    Hiện tượng này đă làm cho các nhật báo lớn phải kinh hăi : Khiếp khủng quá, phải chăng nước Nhật đang bị cuồng loạn ?

    Ngay một số sinh hoạt văn hóa truyền thống cũng bị khủng hoảng corona tác hại. Chủ Nhật tới, Hoàng cung đóng cửa cho dù hôm đó là ngày sinh nhật của Hoàng đế Naruhito. Viện lư do thận trọng, đây là một quyết định chưa từng có trong 25 năm qua."

  2. #82
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona - Covid-19: WHO điều tra ở Bắc Kinh, tránh đến tâm dịch Vũ Hán


    Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo tại Geneve, ngày 30/01/2020. Fabrice COFFRINI / AFP

    Một phái đoàn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) có mặt tại Bắc Kinh từ ngày 17/02/2020 để điều tra về dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (Covid-19) gây ra. Nhưng dường như các chuyên gia này chỉ "điều tra từ xa".



    Thay v́ đến tâm dịch Hồ Bắc, các chuyên gia của WHO chỉ làm việc với các đồng nhiệm Trung Quốc ở Bắc Kinh, và đi đến các tỉnh Quảng Đông, Tứ Xuyên, gây thắc mắc về tính minh bạch của cuộc điều tra.

    Theo trang Xinhuanet, ngày 17/02, phái đoàn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới thăm một số trung tâm, bệnh viện tại Bắc Kinh, tiếp theo là tổ chức họp, thông qua hệ thống nghe nh́n, với giới chức y tế tỉnh Hồ Bắc để thảo luận về t́nh h́nh dịch bệnh, các biện pháp kiểm soát-pḥng ngừa và quá tŕnh phát triển vắc-xin.

    Ngày 18/02, phái đoàn của WHO đến hai tỉnh Quảng Đông và Tứ Xuyên, theo phát ngôn viên Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc.

    Tổ Chức Y Tế Thế Giới vẫn t́m cách trấn an thế giới khi cho rằng ngoài tâm dịch là tỉnh Hồ Bắc, bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 chỉ « tác động đến một bộ phận rất nhỏ dân chúng » gây tỉ lệ tử vong chỉ khoảng 2%, tính đến hiện tại. Trước báo giới, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới đánh giá « có vẻ như Covid-19 không gây chết người bằng những loại virus khác, trong đó có SARS và MERS ».

    Dù du thuyền Diamond Princess trở thành ổ dịch nổi và quan ngại về một du khách người Mỹ từng đi tầu MS Westerdam được xác nhận nhiễm virus, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho rằng không cần đ́nh chỉ toàn bộ hoạt động du lịch bằng du thuyền trên thế giới và tránh mọi biện pháp « bất tương xứng ».

    AFP cho biết, trả lời báo giới ngày 17/02, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh : « Các biện pháp phải tương xứng với t́nh h́nh, phải căn cứ và những bằng chứng và yếu tố liên quan đến sức khỏe cộng đồng », song ông nhắc lại : « không tồn tại cấp độ 0 ».

    Về số người chết và nhiễm Covid-19 có xu hướng tăng chậm lại, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới tỏ hy vọng một cách thận trọng rằng tỉnh Hồ Bắc « đă đến đỉnh dịch », nhưng « c̣n quá sớm để chắc chắn về điểm này. Xu hướng này có thể bị thay đổi khi có một đợt dân cư mới bị nhiễm » Covid-19.

  3. #83
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona - Covid-19: Nhật bó tay trước nguy cơ lây lan dịch bệnh


    Du thuyền Diamond Princess đậu ở Yokohama, Nhật Bản ngày 11/02/2020. REUTERS/Issei Kato

    Đại cường kinh tế thứ ba thế giới chuẩn bị đương đầu với cuộc đổ bộ của siêu vi corona chủng mới. Quen với thảm họa thiên tai, băo tố, động đất, Nhật Bản b́nh tĩnh chuẩn bị đối phó với « cuộc chiến lâu dài ». Chính phủ Shinzo Abe báo động và kêu gọi tinh thần trách nhiệm và công dân của mỗi người Nhật. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế không giấu lo ngại trước những thực tế vượt tầm khả năng pḥng chống.


    Du thuyền « Diamond Princess » cùng với 3.700 người đang cách ly ở cảng Yokohama, trong đó có 542 người bị lây nhiễm theo báo cáo hôm nay, không phải là ổ bệnh duy nhất tại Nhật. Nạn nhân tử vong hôm 13/02, một phụ nữ vô t́nh bị con rể là tài xế taxi lây bệnh, và 65 trường hợp dương tính với siêu vi Covid-19 trên toàn quốc, cũng chỉ là bề nổi của tảng băng sơn. Trong bối cảnh siêu vi lây lan ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á, sự kiện mỗi năm có hơn 9 triệu du khách Hoa lục đến Nhật là một bài toán nát óc.

    Quen với thiên tai, chính quyền Nhật kêu gọi dân chúng, mỗi người trong khả năng của ḿnh, đóng góp vào « cuộc chiến được dự báo lâu dài » : Đeo khẩu trang, dùng thuốc diệt trùng rửa tay thường xuyên, tránh sinh hoạt đông người. Hệ quả là cuộc đua việt dă Tokyo hàng năm (01/03) với 38.000 người tham gia bị hủy bỏ, thay vào đó là cuộc đua biểu tượng với 200 vận động viên chuyên nghiệp tham gia. Lễ hội mừng sinh nhật Hoàng đế, Chủ Nhật 23/02, cũng bị hủy bỏ.

    T́m virus nơi không có virus

    Trên thực tế, chính phủ Nhật dường như không có một giải pháp khả thi : Làm cách nào biết được người bị nhiễm ? Làm sao truy ra hết những ai đă tiếp xúc với người này để cách ly ? Rồi hiệu năng của cách xét nghiệm v́ sao không chính xác tuyệt đối ?

    Kentaro Iwata, giáo sư khoa truyền nhiễm, đại học Kobe, rất bi quan. Được nhật báo Pháp Les Echos phỏng vấn, chuyên gia Nhật không hy vọng nhiều về khả năng đối phó của chính phủ v́ ba vấn đề, nguyên tắc th́ đơn giản nhưng làm cho đúng th́ không dễ.

    Trước hết là biện pháp xét nghiệm. Nước nào cũng nói « xét nghiệm » t́m virus. Nhưng dùng một chiếc que bọc bông g̣n t́m « gien » lấy mẫu trong cổ họng, nếu chỉ có một vài bệnh nhân th́ rất nhanh. Nhưng điều bất tiện là cần có máy đo tinh vi, và trong trường hợp có cả ngàn ca cùng lúc th́ công việc sẽ ứ đọng ngay.

    Giới hạn thứ hai của phương pháp này là do chính cách lây truyền của siêu vi. Covid-19 lúc mới xâm nhập, nằm sát dưới đáy lá phổi, t́m kiếm trong cổ họng hay trong mũi th́ làm sao có ? Do vậy, tuy đă nhiễm siêu vi nhưng kết quả vẫn là âm tính. Thế nên cần phải cách ly 14 ngày.

    Nhưng cách ly cũng có vấn đề của nó. Trong giai đoạn này, nếu kiểm soát lỏng lẻo th́ bệnh nhân, v́ tưởng lầm không có virus, có thể mang mầm bệnh của ḿnh lây cho nhiều người khác. Đó là lư do mà v́ sao trong du thuyền Diamond Princess, ngày nào cũng có thêm cả trăm người bị lây cho dù đă được cách ly.

    Tuần lễ bất trắc

    Theo giáo sư Kentaro Iwata, những ǵ sắp xảy ra trong những ngày tới sẽ có tác động quyết định. Hoặc là chính phủ ngăn chận được virus lây lan, hoặc sẽ có thêm hàng ngàn người bị nhiễm. Y tế Nhật đang gặp khó khăn trong việc cách ly người mang mầm bệnh, và truy tông tích để cách ly những người vô t́nh tiếp xúc với người bị nhiễm đó. Đă có rất nhiều ca lây bệnh cho nhau như thế ở các tỉnh thành nước Nhật, mà không biết ai là người đầu tiên.

    Đừng chủ quan

    Trong bối cảnh viêm phổi cấp tính chủng mới đang từ Trung Quốc lan rộng đe dọa thế giới, kiến thức về siêu vi cũng như thái độ bi quan của chuyên gia Kentaro Iwata là tiếng chuông cảnh tỉnh.

    Một số nhà sinh học, dựa vào nhược điểm của siêu vi không chịu nóng và ẩm, để dự báo Covid-19 sẽ lụi tàn trong mùa xuân với khí hậu ấm lên và mưa nhiều.

    Giáo sư Kentaro Iwata khuyến cáo đừng nhầm kết quả khảo sát trong ống nghiệm với thực tế : không thể trông cậy vào cái chết tự nhiên của Covid-19 trong những tuần lễ tới.

  4. #84
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Số người chết do COVID-19 tại Trung Quốc vượt quá 2,000
    vào lúc Feb 18, 2020


    Một số hành khách từ tàu Diamond Princess, được di tản về Hoa Kỳ trên chuyến bay Kalitta Air. (H́nh: Cheryl and Paul Molesky via AP)
    BẮC KINH, Trung Quốc (AP) – Số trường hợp mới mắc bệnh do lây nhiễm virus COVID-19 tại Trung Quốc tiếp tục giảm với 1,749 trường hợp được loan báo vào sáng sớm ngày Thứ Tư, 19 Tháng Hai, trong khi cũng có thêm 136 trường hợp tử vong.

    Tỉnh Hồ Bắc báo cáo có thêm 1,693 ca bệnh mới và 132 người thiệt mạng, tính đến cuối ngày Thứ Ba. Tổng số người bị mắc bệnh đến nay ở Hồ Bắc là 61,682 người, với 1,921 trường hợp tử vong.

    Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nói rằng nỗ lực ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh nay đang đi vào giai đoạn vô cùng quan trọng.


    Tại Nhật, chính quyền xác nhận có thêm các trường hợp bệnh trên chiếc du thuyền Diamond Princess, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên 542 người trong tổng số 3,700 du khách và thủy thủ đoàn trên chiếc tàu đang bị biệt lập ở cảng Yokohama này.

    Tính tới sáng sớm ngày Thứ Tư, 19 Tháng Hai, số trường hợp nhiễm COVID-19 ở lục địa Trung Quốc là 74,185 và số thiệt mạng là 2,004 người. Các ca bệnh mới tiếp tục giảm dưới 2,000 mỗi ngày trong hai ngày qua.

    Trên toàn thế giới, hiện có ít nhất 75,197 trường hợp nhiễm bệnh và số thiệt mạng bên ngoài lục địa Trung Quốc vẫn là 5 người.

    Tin từ cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, Chủ Tịch Tập Cận B́nh đă nói chuyện bằng điện thoại với Thủ Tướng Anh Boris Johnson về nỗ lực chống dịch bệnh tại đây.

    Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres, trong khi đó nói với hăng thông tấn AP rằng t́nh h́nh lây lan hiện nay “không vượt ra ngoài tầm kiểm soát nhưng trong t́nh trạng vô cùng nguy hiểm.”

    Chính phủ Hoa Kỳ đă di tản về nước hơn 300 công dân trên chiếc tàu Diamond Princess và những người này hiện đang bị biệt lập trong một số căn cứ quân sự.

    Hôm Thứ Ba, giới hữu trách Hoa Kỳ nói rằng hơn 100 công dân hiện c̣n trên tàu hay đang điều trị trong các bệnh viện ở Nhật sẽ phải đợi thêm hai tuần nữa trước khi được về Hoa Kỳ. (V.Giang)

  5. #85
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Triều Tiên kêu gọi quốc tế hỗ trợ chống virus corona
    19/02/2020


    William Gallo


    Ngày 30/1/2020, tại B́nh Nhưỡng, Giám đốc Kim Dong Gun thuộc Bộ Y tế Triều Tiên nói vể những nỗ lực của chính phủ để ngăn chặn virus mới lây lan,


    Triều Tiên tiếp tục khẳng định không có ca lây nhiễm virus corona trong phạm vi biên giới của họ cho dù họ đang kêu gọi các tổ chức cứu trợ quốc tế giúp đỡ để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát.

    “Không có ca nào được xác nhận” về dịch bệnh do virus corona gây ra, theo một giới chức y tế công cộng Triều Tiên được tờ Rodong Sinmun dẫn lời ngày 18/2.

    Giới chức Triều Tiên nói các biện pháp ngăn ngừa trên toàn quốc trong đó có hệ thống cách ly nghiêm nhặt, đă thành công trong việc ngăn chặn virus, theo thông tấn xă Yonhap của Hàn Quốc.

    Virus gây ra những triệu chứng giống như sưng phổi vừa mới có tên là COVID-19 đă giết chết gần 2.000 người và lây lan hơn 73.000 người. Hầu hết những ca lây nhiễm xảy ra tại Trung Quốc, nước láng giềng sát cạnh Triều Tiên.

    Một vụ bùng phát dịch bệnh có thể nhanh chóng trở thành một tai họa nhân đạo tại đất nước Triều Tiên nghèo khó. Nước này không có hạ tầng cơ sở hay các trang bị y tế cần thiết để chống lại virus một cách thích ứng, các chuyên gia cảnh báo.

    Sau khi virus xuất hiện trong tháng trước tại miền trung Trung Quốc, Triều Tiên nhanh chóng đóng cửa biên giới. Tuy nhiên làm như vậy gây khó khăn cho nước này v́ Triều Tiên phụ thuộc vào thương mại chính thức và phi chính thức với Trung Quốc. Một vài báo cáo chưa được xác nhận cho biết là virus đă vào nước này.

    Triều Tiên gọi những nỗ lực ngăn chặn virus là “sự sống c̣n của quốc gia,” kêu gọi một số tổ chức quốc tế giúp đỡ.

    Một phát ngôn viên của Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới nói với Đài VOA là tổ chức này đă nhận được một yêu cầu chính thức của nhà cầm quyền Triều Tiên vào đầu tháng 2 “củng cố khả năng quốc gia để chuẩn bị cho một vụ bùng phát COVID-19 có thể xảy ra.”

    Phát ngôn viên này nói thêm “Chúng tôi hiện đang có kế hoạch và chuẩn bị hiến tặng các trang cụ y tế. Theo các giới chức, không có ca nào được báo cáo-dù xác nhận hay nghi ngờ.

    Tuần trước, Liên đoàn Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế nói với VOA đă vận động được 500 người t́nh nguyện tại 4 tỉnh gần biên giới Trung Quốc. Những người t́nh nguyện này sẽ hỗ trợ cho những nỗ lực kiểm tra và quảng bá việc thực hiện vệ sinh, tổ chức này nói.

    Ông Xavier Castellanos, Giám đốc Vùng châu Á Thái B́nh Dương của tổ chức, nói “Các t́nh nguyện viên của Hội Chữ Thập Đỏ đang phối hợp với nhân viên y tế địa phương và các bộ của chính phủ để thông tin liên lạc và thăm viếng các hộ gia đ́nh sống các nơi xa xôi hẻo lánh không dễ tới được, để đảm bảo là mọi người nhận được sự giúp đỡ này. Chữ Thập Đỏ cũng đă phái các người t́nh nguyện đi xe đạp đến những nơi này để phổ biến những nhận thức về virus corona.”

    Tổ chức Y tế Thế giới, cũng cung cấp trang cụ y tế cho Triều Tiên, nói với VOA hồi tuần trước là chưa nhận được báo cáo về virus corona. Nêu lên những con số của Bộ Y tế Công cộng Triều Tiên, WHO nói có 141 du khách vào Triều Tiên thử nghiệm âm tính với virus sau khi có những dấu hiệu nóng sốt.

    “Nước Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có khả năng thực hiện những cuộc thử nghiệm này v́ họ có máy PCR và những kỹ thuật viên pḥng thí nghiệm và các chuyên gia đă được WHO huấn luyện về việc thử nghiệm bệnh cúm tại pḥng thí nghiệm ở Hong Kong hồi năm ngoái,” bác sĩ Edwin Cenizar Salvador, đại diện của WHO tại Triều Tiên nói.

    Ngày 13/2, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết “quan ngại sâu sắc” về việc Triều Tiên dễ lây nhiễm virus và đang chuẩn bị những nỗ lực “nhanh chóng” của các tổ chức cứu trợ quốc tế để giúp đỡ.

    Triều Tiên đang bị quốc tế chế tài v́ chương tŕnh vũ khí hạt nhân. Các chế tài cấm một loạt những sự hợp tác với Triều Tiên, có nghĩa là các tổ chức cứu trợ muốn giúp đỡ phải xin miễn trừ trước.

    Ủy ban Liên hiệp quốc phụ trách miễn trừ nói với ban Hàn ngữ Đài VOA trong tuần trước là sẽ cứu xét những yêu cầu này “càng nhanh càng tốt.”

  6. #86
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Hán Dịch - Vủ Hán Dịch - Covid-19 ?



    Tính tới sáng sớm ngày Thứ Tư, 19 Tháng Hai, số trường hợp nhiễm COVID-19 ở lục địa Trung Quốc là 74,185 và số thiệt mạng là 2,004 người. Các ca bệnh mới tiếp tục giảm dưới 2,000 mỗi ngày trong hai ngày qua..

    Hán Dịch - Vủ Hán Dịch - Covid-19 ?
    Gọi Hán Dịch là đúng nhất. Thành phố Vủ Hán có 11 triệu dân, 99% là gốc người Hạ́n. Bệnh dịch bùng phát tại đây thì cái tên "Hán Dịch" là quá chính xác.

    Vậy mà, ông mắc dịch Tổng Giám Đốc Y Tế Thế Giới WHO chắc bị Mr.Xi tịch nhét vô họng vài triệu "Nhân Dân Tệ" nên ngổ ngáo mắng nhiếc Lảnh tụ Thế giới không bén màn đến Hán Dịch. Ông ta vì quá lo Thế giới "Kỳ thị tẩy chay Tàu" nên chọn cái tên Covid19 nịnh bợ Tàu cộng.

    Trong khi đó, Mr Xi vì sợ Mỹ vô Vủ Hán thì "Bật mí" Trung Tâm Sinh học" chế tạo Vi sinh cho Vủ khí "Tiêu Diệt Đế quốc Mỹ Muốn hại người nên trời hại Virus bị xì hơi. Mr Xi và cái Đảng của ông lại đổ tội cho CIA Mỹ hảm hại Tàu.

    Mr Xi sau khi biết được "Lực bất tòng tâm", không đủ sức chống chọi TrumP Mỹ bằng vủ khí hay bầng kinh tế. Mr Xi và Tàu cộng có thể "Mưu cao sâu" hy sinh hay hỏa táng 50 triệu dân Hồ Bắc, Dân Tàu 1.4 tỷ giết 50 triệu ăn thua gì. Mr Xi hơn sư phụ Mao trong "Đại Nhảy Vọt" giết có 30 tiệu dân Tàu. Hán Dịch làm Kinh tế Tàu và Thế giới trì trệ, kinh tế mỹ sẽ bị vạ lây, TT Mỹ Trump sẽ bị thua trong nhiệm kỳ tới, và Tàu cộng sẽ làm vua không ngai thay thế Mỹ.

    Âm mưu thâm độc chỉ có ở "Trí Tuệ Cộng Sản".thôi?

    Không phải đơn giản như chúng ta nghĩ. Mỹ, Nhật và Âu châu đã lên tiếng báo động "Chuẩn bị đối phó Đại Dịch". Hảy nghỉ đất nước họ tiến bộ cở nào mà còn lo như vấy?

    Bà con người Việt hảy chuẩn bị là vừa.
    Chúa Phật hảy ở cùng mọi ngườii..

    DTKCamau

  7. #87
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona - Covid-19: Khoảng 80 nước cấm hoặc hạn chế dân Trung Quốc nhập cảnh


    Hành khách đeo khẩu trang tại sân bay quốc tế Sheremetyevo ở vùng ngoại ô Matxcơva (Nga). Ảnh chụp ngày 04/02/2020. REUTERS/Maxim Shemetov

    Trước t́nh h́nh dịch bệnh virus corona chưa có điểm dừng, với trên 2.000 người tử vong tại Hoa Lục và 75.000 người bị lây nhiễm trên khắp thế giới, cho đến hôm nay 19/02/2020 đă có khoảng 80 nước và vùng lănh thổ cấm hoặc hạn chế người Trung Quốc hoặc người ngoại quốc từng thăm Hoa Lục nhập cảnh.



    Riêng Nga sau khi đóng cửa biên giới sẽ có biện pháp triệt để hơn là cấm công dân Trung Quốc nhập cảnh kể từ ngày mai, 20/02/2020.

    South China Morning Post hôm qua cập nhật danh sách khoảng 80 nước cấm công dân Trung Quốc hoặc người đă từng thăm Hoa Lục nhập cảnh, hạn chế cấp visa, đóng cửa biên giới, ngưng hoặc giảm các chuyến bay nối với Trung Quốc. Trong đó bốn nước nghiêm ngặt nhất là Nga, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Kazakhstan vừa đóng cửa biên giới với Trung Quốc, vừa cấm nhập cảnh.

    Hôm qua phó thủ tướng Nga phụ trách y tế loan báo ngưng cho công dân Trung Quốc sang làm việc, học tập hay du lịch kể từ ngày 20/02. Bà Tatiana Golikova giải thích sở dĩ có quyết định này v́ người Trung Quốc vẫn tiếp tục qua biên giới từ khi có dịch. Hiện nay có nhiều công dân Trung Quốc hiện diện trên lănh thổ Nga, và các sân bay của Nga vẫn được đông đảo khách Trung Quốc dùng làm điểm trung chuyển sang châu Âu. Về mặt chính thức, Nga không c̣n trường hợp dương tính nào sau khi hai bệnh nhân người Trung Quốc xuất viện vào tuần rồi.

    Tại Trung Đông, chính quyền Israel hôm nay mở rộng việc cấm nhập cảnh đối với những ai đă từng đến Trung Quốc, Hồng Kông và Macao. Iran phát hiện hai người bị dương tính với virus corona. C̣n tại Hàn Quốc, cơ quan y tế trong t́nh trạng báo động sau khi phát hiện thêm 20 người bị lây nhiễm trong hôm nay.

  8. #88
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Ca nhiễm Corona trên du thuyền tăng lên 621, Nhật bị chỉ trích
    19/02/2020


    Du thuyền Diamond Princess neo đậu ngoài khơi Nhật Bản.


    Số ca nhiễm virus Corona (COVID-19) trên du thuyền neo đậu ngoài khơi gần Tokyo, Nhật, đă tăng lên 621 người hôm 19/2, trong khi một số hành khách đă rời du thuyền sau khi bị cách ly hai tuần trong một nỗ lực bị chỉ trích bởi các chuyên gia y tế là thiếu hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan, theo Reuters.

    Bộ Y tế Nhật Bản cho biết đă phát hiện thêm 79 ca nhiễm COVID-19, và trong số này, 68 không cho thấy triệu chứng nào.

    Reuters dẫn lời một quan chức Bộ này trước đó nói rằng khoảng 500 người dự kiến sẽ rời du thuyền Diamond Princess ngày 19/2 và tiến tŕnh đưa hành khách xuống bến sẽ hoàn tất vào ngày 21/2.

    Hàn Quốc khuyên công dân không tới Việt Nam v́ virus corona
    XEM THÊM:
    Việt Nam ‘tôn trọng quyết định’ của Hàn Quốc về virus Corona
    Du thuyền trên bị cách ly sau khi cập cảng ở Yokohama hôm 3/2 sau khi một người đàn ông xuống bến ở Hong Kong trước khi du thuyền tới Nhật Bản được chuẩn đoán nhiễm virus gây chết người.

    Dimond Princess chở khoảng 3.700 hành khách và thủy thủ đoàn.

    Phần lớn những người bị nhiễm COVID-19 đă được đưa tới bệnh viện chữa trị. Khoảng một nửa hành khách là người Nhật.

    V́ việc bùng phát dịch trên du thuyền, Nhật Bản là nơi có số người được chuẩn đoán nhiễm COVID-19 lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc.

    Theo Reuters, Nhật đă bị chỉ trích v́ việc xử lư chuyện cách ly trên Diamond Princess, nhưng các quan chức hàng đầu Nhật đă lên tiếng bảo vệ các nỗ lực của chính quyền Tokyo.

  9. #89
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Hết hạn định biệt lập, du khách rời tàu Diamond Princess ở Yokohama
    vào lúc Feb 19, 2020



    Xe cảnh sát Nhật hộ tống xe buưt chở hành khách trên Diamond Princess ra khỏi cảng Yokohama. (H́nh: AP Photo/Eugene Hoshiko)
    YOKOHAMA, Nhật (AP) – Hàng trăm du khách khởi sự rời khỏi chiếc du thuyền Diamond Princess hôm Thứ Tư, 19 Tháng Hai, sau khi hết thời hạn biệt lập hai tuần.

    Biện pháp biệt lập này đă gặp nhiều chỉ trích v́ không ngăn được sự lây lan virus giữa hành khách cũng như thủy thủ đoàn.

    Có khoảng 540 người trên chiếc tàu này đă được xác nhận là dương tính với virus COVID-19.


    Một số hành khách cho hay qua Twitter rằng họ nhận được các mẫu khai y tế, có câu hỏi là họ có triệu chứng như nhức đầu, sốt nóng hoặc bị ho hay không. Các hành khách thử nghiệm âm tính và không có triệu chứng bệnh vẫn phải đo thân nhiệt trước khi rời tàu.

    Các quân nhân Nhật cũng được huy động để giúp một số hành khách cao tuổi rời tàu. Nhiều người sau khi xuống bến đă gọi xe tắc xi để về nhà; một số khác lên xe buưt để được đưa đến trạm xe điện. Cũng có những người khác c̣n ở trong ca bin của họ trên tàu, đứng ở ban công vẫy chào những người đă rời tàu.

    Khoảng 500 hành khách dự trù sẽ rời khỏi tàu Diamond Princess hôm Thứ Tư. Các giới chức y tế Nhật dự trù sẽ mất vài ngày để đưa khoảng 2,000 hành khách c̣n lại ra khỏi chiếc tàu này.

    Chiếc tàu, khi dùng làm nơi biệt lập đă bị một số chuyên gia y tế chỉ trích, gọi là nơi lư tưởng nhất để ủ bệnh, trở thành nơi có nhiều người lây nhiễm nhất ở bên ngoài lục địa Trung Quốc. Tính đến ngày Thứ Ba, có 542 trường hợp nhiễm COVID-19 được xác nhận trên tàu chở theo 3,711 người này.

    Thủy thủ đoàn của chiếc tàu, do không thể bị biệt lập trong pḥng riêng v́ phải làm việc, sẽ không được rời tàu.

    Công ty Princess Cruises, điều hành chiếc Diamond Princess, cho biết trong bản thông cáo gửi ra hôm Thứ Ba rằng 169 người thử nghiệm dương tính với virus vẫn c̣n ở trên tàu để chờ phương tiện chở tới bệnh viện.

    Chính phủ Hoa Kỳ đă di tản hơn 300 từ tàu này về nước hồi cuối tuần qua và đang biệt lập họ. Chính phủ Nam Hàn hôm Thứ Tư nói di tản 7 người từ chiếc tàu về nước. Các hành khách ngoại quốc khác sẽ được các phi cơ thuê bao của các chính phủ Canada, Úc, Ư và cả Hồng Kông gửi đến đón về. (V.Giang)

  10. #90
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona mới đe dọa sự tồn vong của Tổ Chức Y Tế Thế Giới


    Nhiều người chỉ trích lănh đạo WHO quỵ lụy trước Trung Quốc. Ảnh chụp tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom (T) gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, tại Bắc Kinh, ngày 28/01/2020. Naohiko Hatta / AFP

    Dịch bệnh do virus corona mới, bùng lên từ thành phố Vũ Hán (Wuhan), Trung Quốc, từ tháng 12/2019, khiến ít nhất hơn 2.000 người thiệt mạng, theo số liệu của Bắc Kinh. Dịch Covid-19 không chỉ đe dọa Trung Quốc và nhiều vùng lănh thổ ngoài Trung Quốc, mà có thể đe dọa chính sự tồn vong của WHO, định chế quốc tế bị chỉ trích đă phản ứng chậm trễ, bao che Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng Covid-19.



    WHO bị tố đă hành động chậm trễ

    Dịch bệnh Covid-19, do virus corona mới (với tên gọi khoa học SARS-CoV2), là một thách thức mới đối với Tổ Chức Y Tế Thế Giới, thành lập từ năm 1948, với sự tham gia của 194 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ngày 31/12/2019, WHO được chính quyền Trung Quốc thông báo về sự xuất hiện của một virus corona mới gây viêm phổi cấp tính.

    Ngày 23/01, chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán, ngày 25/01, đến lượt toàn bộ tỉnh Hồ Bắc với hơn 50 triệu dân bị phong tỏa. Nguy cơ dịch do virus SARS-CoV2 lan ra toàn cầu được coi là nhăn tiền. Vào thời điểm đó, WHO bị tố cao là đă chần chừ trong việc Tuyên bố T́nh trạng Khẩn cấp toàn cầu. Phải đến ngày 30/01, sau khi nhiều quốc gia cắt giao thông hàng không với Trung Quốc do sợ dịch bệnh lây lan, WHO mới ra Tuyên bố T́nh trạng Khẩn cấp.

    Đọc thêm : Trung Quốc gây áp lực với Tổ Chức Y Tế Thế Giới
    Về sự chậm trễ của WHO, mạng Slate đang tải một bài phân tích đáng chú ư của hai bác sĩ, chuyên về y tế công, Jean-Yves Nau và Antoine Flahault (ngày 04/02/2020), mang tựa đề ''Coronavirus : Dịch bệnh tiến triển, nhưng WHO th́ hụt hơi''. Hai chuyên gia nhấn mạnh đến sự tương phản cao độ giữa một bên là nỗi lo lắng của các nhà y học hàng đầu, bên kia là phản ứng lừng chừng của WHO.

    Ngày 31/01, mạng The Lancet đăng tải lời kêu gọi của các chuyên gia, ''mạnh mẽ khuyến cáo chính quyền các nước trên toàn thế giới sẵn sàng'' cho ''các kế hoạch chuẩn bị đối phó'' và ''can thiệp nhanh'', ''về phương tiện xét nghiệm, chẩn đoán nhanh, về thuốc men, trang bị pḥng hộ cá nhân, vật tư thiết bị y tế, và đặc biệt là các nguồn nhân lực, để hỗ trợ các thành phố có liên hệ mật thiết với Vũ Hán và các đô thị lớn khác của Trung Quốc''. Cũng vào lúc đó tổng thư kư WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đă đưa ra một khuyến cáo đầy vẻ lạc quan. Lănh đạo WHO kêu gọi ''không nên giới hạn việc đi lại, trao đổi thương mại cũng như việc di chuyển của người dân nói chung''. Tổng thư kư WHO thậm chí c̣n tuyên bố phản đối mọi nỗ lực giới hạn các hoạt động giao thông đi lại (của các nước với Trung Quốc), cho dù đă Tuyên bố T́nh trạng Khẩn cấp.

    Sự tiến triển nhanh chóng của dịch bệnh tại tâm dịch Vũ Hán, Hồ Bắc (theo số liệu của chính quyền Trung Quốc) khiến cho sự tương phản giữa bệnh dịch nguy hiểm với phát biểu lạc quan của WHO càng trở nên nổi rơ. Vào ngày 03/02, số người mắc virus corona mới vượt số người mắc virus Sars, dịch bệnh năm 2002-2003 từng khiến WHO lần đầu tiên đưa ra báo động toàn cầu. Ngày 09/02, số người chết v́ SARS-CoV2 vượt số người chết do SARS. Ngày 11/02, lănh đạo WHO mới thừa nhận là virus corona mới là ''mối đe dọa rất nghiêm trọng với thế giới''.

    Quan điểm từ phía WHO

    Tổ Chức Y Tế Thế Giới, với 6 văn pḥng khu vực, 145 văn pḥng quốc gia, và trụ sở tại Geneve, được cộng đồng quốc tế rất trông đợi, mỗi lần có t́nh huống khẩn cấp. Cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 lần này không phải là ngoại lệ. Tổ chức Y Tế Thế Giới đă được Trung Quốc thông báo về virus mới từ ngày 31/12/2019. Ngày 01/01/2020, chính quyền Trung Quốc đóng cửa chợ hải sản, vào thời điểm đó được cho là nơi xuất phát của dịch Covid-19. Khoảng 15 ngày sau, Bệnh viện Đại học Vũ Hán tuyên bố đă giải mă thành công loại virus corona chủng mới.

    Ngày 22/01, hai ngày sau khi Bắc Kinh chính thức công bố dịch, tổng thư kư WHO ca ngợi chính quyền Trung Quốc đă có ''các biện pháp rất mạnh, không chỉ cho phép kiểm soát được dịch bệnh tại Trung Quốc, mà c̣n cho phép giảm được nguy cơ lây nhiễm ra toàn thế giới''. Nhiều lần sau đó, WHO đă liên tục đưa ra những lời ca ngợi phản ứng tích cực của phía Trung Quốc.

    WHO đă triệu tập cuộc họp hai ngày của các chuyên gia tại Genève, ngày 11 và 12/02, để bàn về các biện pháp khống chế dịch. WHO tự cho là đă có các phản ứng tương xứng với mức nguy cơ của dịch bệnh.

    Đọc thêm : WHO điều tra ở Bắc Kinh, tránh đến tâm dịch Vũ Hán
    Theo một số nhà quan sát, hành xử của WHO đối với dịch Covid-19 lần này được đánh giá là "hiệu quả hơn" so với vai tṛ của WHO trong giai đoạn dịch bệnh Ebola, miền tây châu Phi, năm 2014-2015. Bà Surie Moon, đồng giám đốc của trung tâm Centre de Gouvernance Globale ở Genève, được La Croix trích dẫn, đă đánh giá lănh đạo WHO, kể từ đầu dịch bệnh đến giờ đă dẫn đầu các hoạt động đối phó dịch của WHO, đến Trung Quốc và đưa ra thông tin hàng ngày, mỗi ngày thậm chí hai ba lần. Giám đốc CGG khẳng định là, WHO đă thực sự cải thiện h́nh ảnh của ḿnh trong việc xử trí dịch bệnh Covid-19, cũng như đă thành công trong việc thiết lập các chương tŕnh đối phó khẩn cấp với các bệnh dịch trong năm năm gần đây.

    Trong một bài trả lời phỏng vấn Đài France – Culture, đăng tải ngày 28/01, trước khi WHO công bố T́nh trạng Y tế Khẩn cấp, bác sĩ – nhà báo Paul Benkimoun cho biết Tổ Chức Y Tế Thế Giới sau vụ dịch Ebola đă bị lên án mạnh mẽ về thái độ thụ động, chậm trễ trong việc đối phó với dịch bệnh. Chính các áp lực đó cuối cùng đă buộc định chế quốc tế về y tế này phải chuyển hướng sang chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với các t́nh huống khẩn cấp, các bệnh dịch. Bởi đây là vai tṛ chính mà WHO phải đảm nhiệm.

    WHO bị cáo buộc đă bao che Trung Quốc

    Thảm họa y tế tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cho dù thiếu các nguồn tin độc lập tại chỗ, do chính sách kiểm duyệt thông tin của chính quyền Trung Quốc, là điều không thể che giấu được cộng đồng quốc tế, với t́nh trạng bệnh viện quá tải, nhiều người bệnh phải ở nhà, không được chăm sóc y tế, các nhân viên y tế không được trang bị đủ phương tiện bảo hộ…

    Đối chiếu với thực trạng này, giới quan sát nh́n chung ghi nhận WHO đă có thái độ thiên vị chính quyền Trung Quốc rơ rệt.

    Trước hết, vào đầu thời gian bệnh dịch được tuyên bố chính thức tại Trung Quốc, Le Monde cho biết chuyến công du 24 giờ ngày 28/01/2020, của tổng thư kư WHO tại Bắc Kinh đă mang một thành công lớn cho chính quyền Bắc Kinh. Trong thông điệp chính thức được đưa ra, đă không có một phê phán nhỏ nhất nào nhắm vào chính sách pḥng chống dịch Covid-19 của Bắc Kinh. Không một lời nào nhắc đến 6 tuần lễ trôi qua, và phản ứng thụ động của chính quyền trung ương, giữa thời gian một trường hợp mắc virus đầu tiên được phát hiện từ ngày 08/12, cho đến khi dịch bệnh được chính quyền chính thức tuyên bố. Lời phê phán duy nhất được ghi nhận từ phía WHO là ''nhắm vào các nước phương Tây'', đă kêu gọi di tản kiều dân khỏi Vũ Hán. Chính quyền Bắc Kinh đă sử dụng tuyên bố của WHO để chỉ trích ngược trở lại nhiều nước phương Tây, từ Hoa Kỳ cho đến Pháp, về chính sách di tản kiều dân.

    Đọc thêm : Virus corona - Vũ Hán, ''địa ngục trần gian''
    Ngày 07/02, sau khi bác sĩ Lư Văn Lượng (Li Wenliang), người đầu tiên cảnh báo về bệnh dịch qua đời, WHO lên tiếng chia buồn về sự ra đi của người bác sĩ dũng cảm, từng bị công an Trung Quốc bịt miệng trong thời kỳ bệnh dịch chưa được chính thức công bố, trước khi được Ṭa án Trung Quốc khôi phục danh dự. Tuy nhiên, một lần nữa WHO lại đứng về phía Bắc Kinh, khi khẳng định Trung Quốc ''không che giấu ǵ'' trong hồ sơ này.

    Ngày 14/02, một lần nữa WHO lại đứng ra bao che cho Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh bị Hoa Kỳ tố cao là đă không minh bạch về khủng hoảng Covid-19. Lănh đạo của bộ phận xử lư các t́nh trạng khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan, khẳng định chính quyền Trung Quốc "đă hợp tác với quốc tế, đă chia sẻ hiểu biết về virus mới, tiếp tục phối hợp với bên ngoài, và liên tục có các xuất bản trên các tạp chí y học danh tiếng".

    WHO trước thách thức ''cải tổ'' sống c̣n

    Thái độ bao che của WHO với Trung Quốc sẽ để lại những hậu quả nào, dịch bệnh sẽ diễn biến ra sao, hiện tại các câu hỏi trên c̣n để ngỏ. Có điều, dịch bệnh virus corona mới chưa từng có này đang thách thức không chỉ uy tín mà có thể cả sự tồn vong của WHO.

    Đọc thêm : Để ''virus của nỗi sợ'' lan tràn: WHO ở đâu ? (phần cuối trong bài)
    Trong bài phân tích ''Coronavirus : Dịch bệnh tiến triển, nhưng WHO th́ hụt hơi'', hai bác sĩ, chuyên gia về y tế công Jean-Yves Nau và Antoine Flahault nhấn mạnh là, trong ṿng mấy thập niên trở lại đây, việc quản lư một dịch bệnh mới xuất hiện là thách thức sống c̣n với định chế quốc tế này. Từ dịch Zika, dịch cúm H1N1, đến Ebola gần đây… Mỗi lần đối mặt với bệnh dịch quy mô mới xuất hiện như vậy, WHO lại đứng trước thách thức phải ''cải tổ sâu sắc'', để đáp ứng các trông đợi của cộng đồng quốc tế. Dịch bệnh lần này cũng không phải là một ngoại lệ.

    Có điều, lần này thách thức mang một chiều kích rất khác. Đó là dịch bệnh bùng nổ tại trung tâm Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới, và có nhiều dấu hiệu cho thấy WHO bị Bắc Kinh thao túng, đang xa rời tôn chỉ của ḿnh. Liệu WHO có c̣n khả năng cải tổ hay không ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •