Results 1 to 8 of 8

Thread: Ông Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore đă qua đời

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ông Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore đă qua đời

    Ông Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore

    đă qua đời ở tuổi 91



    Lư Quang Diệu, người đă biến Singapore từ một cảng nhỏ thành một quốc gia giàu có trên thế giới. Ông làm thủ tướng Singapore 31 năm liên tục cho đến khi tự rút lui khỏi chính trường năm 1990, nhưng vẫn phục vụ cho chính phủ đến năm 2011, vừa qua đời vào lúc 3:18, thứ Hai, ngày 23 tháng Ba năm 2015, tại Bệnh viện Tổng quát Singapore.

    Dân gọi ông là kiến trúc sư của nền thịnh vượng Singapore. Phương Tây gọi ông là một nhà lănh đạo quốc gia với bàn tay sắt. Những đấu thủ chính trị của ông bị nghiền nát bởi hệ thống ṭa án. Tự do ngôn luận dưới triều đại của ông cũng bị giới hạn nghiêm ngặt.

    Ông sinh ngày 16 tháng Chín năm 1923, tại Singapore, thế hệ thứ ba trong một gia đ́nh di cư từ Trung Quốc.

    Ông tốt nghiệp nghành luật tại Đại học Cambridge, Anh, rồi trở thành luật sư. Năm 1954, ông thành lập Đảng Nhân dân Hành động (People’s Action Party) và lănh đạo đảng này trong bốn thập kỷ liên tục sau đó.



    Lư Quang Diệu 1958

    Năm 1959, đảng của ông giành được quyền lănh đạo Singapore, tách ra khỏi Malaysia, trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1965. Ông gọi thời gian này là khoảnh khắc của đớn đau, nhiều cuộc xung đột sắc tộc đă xảy ra, nhưng ông thề xây dựng một quốc gia dân chủ, đa sắc tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo.

    Singapore chỉ là thành phố cảng không có một nguồn tài nguyên, nằm bên cạnh Malaysia khổng lồ. Ông đă t́m mọi cách đưa thành phố này vượt lên Malaysia về mọi mặt, khoa học, giáo dục, công nghệ, xă hội và quốc pḥng.

    Ông khôn ngoan chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức khi lập quốc, mặc dù Trung Quốc đă làm mọi cách lôi kéo, mua chuộc để ông chọn tiếng Hoa. Ông thấy tiếng Hoa không thể giúp Singapore hội nhập nhanh vào cộng đồng công nghệ cao của thế giới.

    Công việc đầu tiên ông bắt tay khi trở thành thủ tướng là một cuộc đầu tư lớn, toàn diện vào hệ thống giáo dục bằng Anh ngữ, loại bỏ tiếng Hoa ra khỏi hệ thống giáo dục chính.

    Công việc tiếp theo là ông hướng tới Hoa Kỳ. Quả thực, trong suốt ba thập kỷ, đầu tư của Mỹ cùng với tiếng Anh, và sự lao động kiên cường của người dân Singapore đă biến thành phố cảng này thành một công xưởng lớn của thế giới. Giờ đây, Singapore là trung tâm lọc dầu, thương mại, và tài chính toàn cầu.

    Ông Lư thắng liên tục trong bẩy kỳ bầu cử, và tự rút lui khỏi chính trường vào năm 1990. Singapore hôm nay, Đảng Nhân dân Hành động vẫn kiểm soát toàn bộ quốc hội. Những luật lệ hà khắc vẫn được áp dụng. Đảng đối lập h́nh như vẫn c̣n vô cùng yếu ở xứ sở này.

    “Bất kỳ ai muốn lănh đạo Singapore phải có một bàn tay sắt, nếu không th́ nên đầu hàng”, “Tôi dành cả cuộc đời xây dựng lên hệ thống này, chừng nào tôi c̣n lănh đạo, th́ không ai có thể đánh đổ được”. Ông Lư từng pháp biểu như vậy. Xây dựng một quốc gia thành công với bàn tay sắt là di sản mà ông để lại cho Singapore. Giờ đây, con trai ông Lư Hiển Long tiếp bước lănh đạo đảo quốc này cùng phương pháp.

    Năm 2014, Singapore đứng thứ 153/180 quốc gia trong bảng xếp hạng tự do báo chí của Tổ chức Phóng viên không Biên giới. Những quốc gia phương Tây vẫn phàn nàn ông đă áp dụng những h́nh phạt hà khắc lên đảo quốc này, và không khuyến khích h́nh thành đối lập.

    © Trần Gia Hồng Ân
    © Đàn Chim Việt

    http://www.danchimviet.info/archives...uoi-91/2015/03

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Ông Lư Quang Diệu, người đă biến Singapore từ một thành phố cảng nhỏ bé thành một trung tâm toàn cầu thịnh vượng, vừa qua đời ở tuổi 91.

    Ông Lư đă giữ vị trí thủ tướng của quốc gia chỉ có một thành phố này trong suốt 31 năm, và tiếp tục làm việc trong chính phủ cho tới tận 2011.

    Tuyên bố được thư kư báo chí của Thủ tướng Lư Hiển Long, con trai ông Lư Quang Diệu, đưa ra "với nỗi đau buồn sâu sắc".

    "Thủ tướng vô cùng đau đớn thông báo ông Lư Quang Diệu, vị thủ tướng lập quốc của Singapore, đă qua đời," tuyên bố nói.

    Văn pḥng thủ tướng nói ông Lư đă ra đi thanh thản tại Bệnh viện Đa khoa Singapore vào lúc 03:18 thứ Hai, giờ địa phương (tức 19:18 GMT Chủ Nhật 22/3/2015).

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Có viễn kiến, tính cách lạnh lùng cứng rắn, ông Lư Quang Diệu đă biến Singapore từ một ḥn đảo nhỏ bé không hề có tài nguyên thiên nhiên ǵ trở thành một nền kinh tế phát triển thành công, thịnh vượng.

    Ông Lư đă thành công trong việc biến Singapore thành một sự kỳ diệu về kinh tế, sự pha trộn giữa kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản nhà nước.

    Ông Lư đă đưa Singapore trở nên thịnh vượng, hiện đại, hiệu quả và trên thực tế là không có nạn tham nhũng, nơi mà các nhà đầu tư hải ngoại muốn vào làm ăn.

    Tuy nhiên, trong lúc được ngưỡng mộ về những thành tích kinh tế đạt được, ông bị nhiều người cho là đă tạo ra t́nh trạng nhân quyền không được đánh giá cao.

    New York Times


    Ông Lư là bậc thầy về "các giá trị Á châu", một khái niệm theo đó cái làm tốt cho xă hội cần được coi trọng hơn so với quyền của các cá nhân, và các công dân phải nhượng bộ một số quyền tự trị và chấp nhận sự cai trị gia trưởng.

    Thường thụ động trong các quan hệ chính trị, người Singapore đôi khi thường tự trách mắng ḿnh là quá chú trọng tới lối sống hưởng thụ, mà họ tóm tắt trong "năm chữ C" - tiền (cash), căn hộ cao cấp (condo), xe hơi (car), thẻ tín dụng (credit card), và câu lạc bộ quốc gia (country club).

    Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một thế giới các trang web và các trang blog chính trị đối đầu đă lên tiếng chỉ trích ông Lư cùng hệ thống của ông.

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Sau Đệ Nhị Thế Chiến , ông Lý sang Anh học đại học.

    Khi ở Anh, ông kết hôn với bà Kha Ngọc Chi (Kwa Geok Choo) (hình chụp năm 1965), một học giả Singapore xuất sắc và sau trở thành luật sư, trong một buổi lễ bí mật tổ chức tại Stratford-upon Avon.

    Năm 1949, ông quay lưng lại với sự nghiệp luật mà ông có thể có tại Anh để trở về Singapore, nơi ông hành nghề luật và tham gia phong trào nghiệp đoàn.

    Lý Quang Diệu

    Người cha lập quốc của Singapore

    Kiến trúc sư của nước Singapore

    Thủ tướng đầu tiên của Singapore

    Người đã đưa Singapore từ một nền kinh tế lạc hậu trở thành một trong những nước giàu có nhất châu Á và là một đất nước mà được sinh sống ở đó đã là một đặc ân chỉ trong vòng ba thập niên."


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/roll..._dieu_coverage

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chỉ vài giờ sau khi tin tức được công bố, trang Facebook của Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long - con trai của ông Lư Quang Diệu - đă ngập tràn những lời chia buồn. "Cảm ơn ông Lư Quang Diệu v́ đă tạo ra Singapore mà chúng ta có ngày nay," một người viết. "Đừng lo. Singapore sẽ tiếp tục phát triển tốt, theo con đường mà ông đă cả đời nỗ lực để đạt được," một người khác viết.

    Tại bệnh viện, Lawrence Hee, 68 tuổi, nói: "Tôi rất buồn. Ông ấy đă tạo ra Singapore.



    Vào lúc b́nh minh, các ṭa nhà công sở, gồm cả ṭa nhà quốc hội này, đă treo cờ rủ. Tang lễ sẽ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia vào ngày 29/3, chính phủ Singapore nói.

    Tuyên bố từ Văn pḥng Thủ tướng nói để tưởng nhớ ông Lư Quang Diệu, việc treo cờ rủ sẽ bắt đầu từ hôm nay thứ Hai, cho tới Chủ Nhật, trong một tuần quốc tang.

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ông Lư Quang Diệu gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Washington DC hồi 2009.

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    -
    Toàn văn bài điếu văn cảm động được cựu Thủ tướng Lư Quang Diệu

    đọc trong lễ tang vợ ông, bà Kha Ngọc Chi, vào ngày 6/10/2010.



    Trong bối cảnh đó, nhiều tài liệu, bài viết xúc động về ông Lư, một trong những

    chính trị gia xuất sắc nhất châu Á thế kỷ XX đă được các báo đăng tải.


    Dưới đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một trong số đó: Bài điếu văn do ông Lư Quang Diệu đọc

    tại lễ tang vợ, bà Kha Ngọc Chi, đăng trên kênh Channel News Asia với tiêu đề: Lời từ biệt cuối cùng gửi vợ tôi.



    Từ thời xa xưa, con người ta đă khơi nguồn và ǵn giữ những tục lệ để bạn bè và người thân của người

    đă khuất cùng nhau chia sẻ nỗi đau mất mát.



    Thay v́ ghê sợ trước cái chết, họ cùng nhau bày tỏ ḷng thành kính trước vong linh người đă bước sang

    thế giới bên kia, và đem đến sự b́nh yên cho những người ở lại.




    Tôi c̣n nhớ khi bà ngoại tôi qua đời khoảng 75 năm trước. Lúc bấy giờ, suốt 5 đêm liền gia đ́nh tôi quây

    quần bên nhau ca tụng cuộc đời bà, khóc thương bà, và tưởng nhớ bà, tất cả được thực hiện dưới sự dẫn dắt của một người chuyên khóc thuê.



    Giờ đây, những tục lệ như vậy không c̣n nữa. Nỗi buồn hôm nay xin được thể hiện qua những câu chuyện về cuộc đời người vợ, người mẹ, và người bà của chúng tôi.



    Tháng 10/2003, khi bà trải qua cơn đột quỵ đầu tiên, đối với chúng tôi dường như đó là một lời cảnh báo

    về ranh giới giữa sự sống và cái chết đă cận kề.



    Tôi và bà đă ở bên nhau từ năm 1947, hơn ba-phần-tư đời người tôi có bà, và bà có tôi. Sự ra đi của bà đă để lại trong tôi một nỗi đau không thể diễn tả thành lời.



    Nhưng hôm nay, khi nh́n lại chặng đường chúng tôi đă đi cùng nhau trong suốt bao năm tháng qua, tôi

    muốn ca tụng cuộc đời bà.




    Những ngày đầu gặp gỡ






    Khi ấy, tôi là một chàng trai trẻ bỏ dở đại học, không có công ăn việc làm ổn định. Bố mẹ bà bấy giờ

    cũng không thấy triển vọng ǵ ở chàng rể tương lai của họ. Nhưng bà luôn tin vào tôi.



    Tôi và bà nguyện sẽ cố gắng v́ nhau. Tôi quyết định đến Anh vào tháng 9/1946 để học luật, c̣n

    bà quay lại trường Raffles, với quyết tâm giành cho bằng được suất học bổng do Nữ hoàng Anh trao

    tặng hàng năm cho sinh viên Singapore.



    Chúng tôi biết chỉ một người trong cả nước có được vinh dự này. Tôi đă có điều kiện được sang Anh

    trước, và hi vọng chúng tôi có thể hội ngộ nếu bà giành được suất học bổng quư giá ấy. Nếu không,

    chúng tôi sẽ phải xa nhau trong 3 năm.



    Tháng 6/1947, bà đă giành được suất học bổng ấy. Kể từ đó, chúng tôi không bao giờ xa nhau.




    Tôi và bà làm đám cưới vào tháng 12/1947 tại Stratford-upon-Avon, khi đó chỉ có hai chúng tôi với

    nhau. Tại Đại học Cambridge, chúng tôi dồn hết tâm sức vào việc học luật.



    Khi trở lại Singapore, chúng tôi cùng được nhận vào làm tại văn pḥng luật Laycock & Ong, với vai

    tṛ hỗ trợ pháp lư. Không lâu sau, tôi và bà làm đám cưới chính thức, thể theo nguyện vọng của bạn

    bè và người thân.




    Tháng 2/1952, đứa con trai đầu ḷng của chúng tôi, Hiển Long, chào đời. Bà xin nghỉ một năm để chăm

    sóc con.



    Cùng lúc đó, tôi được giao vụ kiện của Hội Liên hiệp các Nhân viên Bưu chính Viễn thông. Họ muốn

    có những điều khoản và điều kiện dịch vụ tốt hơn từ phía chính phủ. Sau hai tuần thương lượng, hai bên đă thỏa hiệp thành công.



    Dù đang phải chăm sóc đứa con đầu ḷng, bà vẫn tỉ mỉ đọc và chỉnh sửa bản thảo báo cáo của tôi, khiến

    nó trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn.



    Dần dần, bà đă thay đổi cách hành văn của tôi. Giờ tôi viết câu cú ngắn gọn, ở dạng chủ động. Sống

    cùng nhau lâu năm, chúng tôi thay đổi thói quen của nhau, cũng như tự thay đổi bản thân để hợp với tính cách người c̣n lại.



    Tôi và bà đều hiểu rằng chúng tôi không thể cứ măi là một đôi t́nh nhân mơ mộng được. Cuộc sống

    là một thử thách đằng đẵng với đầy rẫy những vấn đề cần giải quyết.



    Chúng tôi có thêm hai đứa con, Vỹ Linh (1955) và Hiển Dương (1957). Bà đă nuôi dưỡng chúng trở

    thành những con người lịch sự, biết cư xử và để tâm đến người khác.



    Nhờ có bà, không bao giờ các con ra đường với tâm thế cậu ấm, cô chiêu của Thủ tướng.




    Thu nhập từ nghề luật sư của bà đủ để khiến tôi không phải lo lắng ǵ về tương lai của các con.






    Bà đă chứng kiến cái giá tôi phải trả v́ không học tiếng Trung khi c̣n nhỏ.

    Do đó, chúng tôi quyết định gửi các con đi học tại các trường lớp sử dụng

    tiếng Trung từ mẫu giáo. Bà cũng đảm bảo việc các con học tiếng Anh và tiếng

    Malay ở nhà.




    Công dưỡng dục của bà đă cho các con một hành trang vững chắc cho cuộc sống

    tương lai tại một quốc gia đa ngôn ngữ.



    Tôi và bà chưa bao giờ phải tranh căi về cách nuôi dạy con cái hay về tài chính.

    Thu nhập và tài sản của chúng tôi đều đứng tên cả hai người. Chúng tôi luôn tin

    tưởng nhau tuyệt đối.



    Bà luôn để ư đến những ǵ diễn ra xung quanh. Có lần, bà nhận thấy một số

    loài chim trong vườn Istana, nơi chúng tôi thường đi dạo mỗi tối, dần biến mất.

    Thay vào đó là chim mynah và lũ quạ.




    Sau đó, cũng chính bà phát hiện ra rằng người quản lư khu vườn đă cho cắt cỏ dại và phun sương chống muỗi, tước đi nguồn thức ăn của những loài chim này. Bà cho dừng việc cắt cỏ và phun sương, và lũ chim lập tức trở lại.



    Bà nắm rơ tên của từng loại hoa, kể cả tên khoa học của chúng. Bà sở hữu một vốn từ vựng khổng lồ.

    Bà từng theo học chuyên ngành Anh văn tại Đại học Raffles và là một người rất chăm đọc sách.



    Jane Austen, J.R.R. Tolkien, Chiến tranh Hy Lạp cổ đại của Thucydides, tập thơ Aeneid bằng tiếng Latin

    của Virgil, Bách khoa toàn thư đồ ăn Oxford, Hải sản Đông Nam Á, Các loài cây bên vệ đường Malaya,

    hay Các loài Chim ở Singapore, sách ǵ bà cũng đọc.




    Phu nhân Thủ tướng




    Chính bà cũng giúp tôi soạn thảo Hiến pháp của đảng Nhân dân Hành động (PAP). Trong buổi họp

    chính thức đầu tiên của đảng vào ngày 4/11/1954, bà đă tập hợp phu nhân các thành viên sáng lập đảng

    để thêu nút thắt hoa hồng cho những người lên sân khấu.



    Trong cuộc bầu cử đầu tiên tôi tham gia tại quận Tanjong Pagar, chính bà đă biến căn nhà của chúng

    tôi tại đường Oxley trở thành nơi tập kết ô tô đưa những người ủng hộ tôi ở quận này tới điểm bỏ phiếu.



    Bà cũng từng cảnh báo rằng tôi không thể tin tưởng những thành viên liên hiệp giao thương cánh tả

    do Lim Chin Siong cầm đầu (ông Lim sau này đă châm ng̣i cho nhiều cuộc bạo động tại Singapore và

    từng bị PAP bắt giữ - PV).



    Bà có biệt tài đọc tính cách người khác. Bà vẫn nhắc tôi phải cẩn trọng với một số người nhất định;

    và quan sát của bà về những người này thường chính xác.



    Khi Singapore chuẩn bị sáp nhập với Malaysia, chính bà đă nói với tôi rằng bước đi này sẽ không đem

    lại thành công v́ các lănh đạo Malaysia có một cách tiếp cận khác, nền chính trị của họ đề cao tính tập

    thể và nhất quán trong chủng tộc và tôn giáo.



    Tôi đáp lại rằng chúng tôi phải làm như vậy v́ không c̣n lựa chọn nào khác. Nhưng bà đă đúng.

    Chỉ chưa đầy hai năm sau khi sáp nhập, Singapore đă bị đề nghị phải tách khỏi Malaysia.



    Năm 1965, khi ly khai chỉ c̣n là vấn đề thời gian, Bộ trưởng Tư pháp Eddie Barker đă soạn thảo sẵn

    một bộ luật. Nhưng trong đó ông không hề nhắc đến cam kết của Chính phủ về việc đảm bảo tiến hành

    thỏa thuận cung cấp nước kí với đại diện bang Johor (Malaysia).



    Tôi lập tức nhờ bà bổ sung chi tiết trên. Chính bà đă soạn thảo cam kết này cũng như thay đổi chi

    tiết liên quan trong Hiến pháp Nhà nước Malaysia, trước khi tŕnh lên Liên Hiệp Quốc.



    Bà đă hết sức chỉn chu trong cách dùng từ. Thư kí Khối Thịnh vượng chung Anh quốc khi đó là Arthur

    Bottomley đă phải nói rằng, nếu sau này các nước nào có ư định tách rời, ông mong họ có thể thực

    hiện điều đó một cách chuyên nghiệp như Singapore và Malaysia.



    Sau này, mỗi khi các nhà lănh đạo Malaysia đe dọa cắt nguồn cung cấp nước, tôi luôn yên tâm rằng

    bản cam kết mạch lạc do bà soạn thảo sẽ giúp Singapore có được một phán quyết có lợi từ Hội đồng

    Bảo an Liên Hiệp Quốc.




    Những ngày cuối đời




    Sau cơn đột quỵ đầu tiên, bà mất đi một nửa thị giác, gây ảnh hưởng tới việc đọc sách của bà. Nhưng

    bà lập tức học cách thích nghi, với sự trợ giúp của một chiếc thước kẻ. Bà vẫn đi công du cùng tôi,

    vẫn bơi đều đặn mỗi tối, và vẫn giữ liên lạc với gia đ́nh và bạn bè.



    Bà vẫn nghe những bản nhạc giao hưởng và những ca khúc bất hủ do bà sưu tập. Bà vẫn nói đùa rằng

    cuộc đời bà có thể được chia làm hai giai đoạn, trước và sau đột quỵ, như trước và sau công nguyên vậy.



    Nhưng cơn đột quỵ thứ hai của bà, vào ngày 12/5/2008, nghiêm trọng hơn nhiều. Tôi cố gắng động

    viên bà, cùng với sự trợ giúp của các y bác sĩ và nhân viên trị liệu xuất sắc.



    Đội ngũ y tá và nhân viên phục vụ đều yêu quư bà v́ bà luôn quan tâm đến họ.



    Khi ho, bà vội vớ lấy chiếc gối nhỏ trên giường để che miệng, v́ bà không muốn lây bệnh sang cho họ.



    Khi tôi hôn lên má bà, bà đều nhắc tôi đừng đến quá gần v́ sợ tôi sẽ lây bệnh viêm phổi của bà.



    Khi được tặng một bịch đào, bà dặn ḍ người phục vụ mang một quả về để tôi ăn tráng miệng sau bữa trưa.



    Kể cả khi bệnh tật, bà vẫn xem tôi là tâm điểm cuộc sống của bà.



    Vào cái ngày 24/6/2008 ấy, kết quả chụp CT phát hiện bà đă bị tai biến mạch máu ở cả vùng năo bên phải.

    Không c̣n thuốc men hay phẫu thuật ǵ có thể cải thiện được t́nh h́nh nữa. Tôi đưa bà về nhà hôm 3/7/2008.



    Các bác sĩ nói rằng chúng tôi chỉ c̣n vài tuần. Nhưng bà đă ở bên tôi thêm 2 năm, 3 tháng nữa, đến ngày 2/10/2010.



    Trong những ngày tháng cuối đời, bà vẫn minh mẫn. Quăng thời gian này đă giúp tôi và các con dần chấp nhận được thực tế phũ phàng không thể tránh khỏi.



    Hai năm cuối của cuộc đời bà thật khó nhọc. Bà không thể nói được nhưng vẫn có khả năng nhận thức những ǵ diễn ra xung quanh.



    Bà không thể rời khỏi giường v́ những cơn đột quỵ liên tiếp. Bà không thể nói được nhưng vẫn hiểu chuyện ǵ đang diễn ra. Hàng đêm, bà luôn đợi tôi đến ngồi bên bà, kể lại cho bà biết những việc tôi đă làm trong ngày, và đọc cho bà nghe những bài thơ bà yêu thích. Rồi bà thiếp đi.



    Trước khi ra đi, bà đă chia sẻ với tôi ước nguyện cuối cùng của cuộc đời, bà nhờ tôi dặn các con đặt hộp tro của chúng tôi bên cạnh nhau, cũng như tôi và bà đă ở bên nhau suốt cả đời này vậy.



    Tôi đă lưu giữ biết bao kỉ niệm quư giá trong suốt 63 năm tôi và bà bên nhau. Nếu không có bà, tôi đă là một người hoàn toàn khác, với một cuộc sống hoàn toàn khác. Bà đă dành trọn cuộc đời cho tôi, và cho các con.



    Bà luôn ở bên tôi khi tôi cần đến bà. Bà đă sống một cuộc sống tràn hơi ấm t́nh thương và đầy ư nghĩa.



    Có lẽ tôi nên cảm thấy được an ủi v́ những ǵ bà đă làm được trong 90 năm cuộc đời.



    Nhưng lúc này đây, khi tôi và bà nói lời từ biệt lần cuối, trái tim tôi lại nặng trĩu nỗi buồn...




    Lư Quang Diệu, 6/10/2010

  8. #8
    Member
    Join Date
    21-10-2010
    Posts
    209
    Lư Quang Diệu đối với dân Singapore là kẻ có công xây dựng nước, nhưng đối với những người Việt Nam tị nạn cộng sản khốn khổ cần sự giúp đỡ trong những chuyến hải hành nguy hiểm gian lao th́ Lư Quang Diệu là một kẻ nhẫn tâm xua đuổi dân tị nạn không xót thương. Lư Quang Diệu đă ra luật dùng h́nh phạt nặng những ai có từ tâm muốn cứu vớt người Việt tị nạn. Người Việt tị nạn nên khắc ghi tạc tượng nguyền rủa một kẻ máu lạnh chỉ biết có tiền tài để cho nhân loại biết đến một kẻ có óc nhưng không có tim của một con người!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đại lộ thiên đường bên Singapore
    By mongem in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 3
    Last Post: 23-09-2014, 12:45 PM
  2. Replies: 14
    Last Post: 09-04-2011, 08:00 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •