Đây bài nói chuyện nhan đề “Bang giao Mỹ-Việt: Chúng ta đă đạt tới đâu và sẽ đi về đâu trong những ngày tới” của Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại Học George Mason University, tại cuộc họp mặt Mỹ-Việt đánh dấu 15 năm b́nh thường hóa bang giao hai nước được tổ chức tại Visitor Center ở Điện Capitol, Washington, D.C., ngày 14 tháng 9 năm 2010.
Thưa quư vị quan khách,
Trước hết, tôi muốn ngỏ lời cảm ơn các nhà tổ chức, đặc biệt là Murray Hiebert thuộc Pḥng Thương Mại Hoa Kỳ và Thượng Nghị Sĩ James Webb đă mời và khuyến khích tôi tham dự hội nghị này nhằm kỷ niệm 15 năm bang giao Mỹ-Việt. Thật là một niềm vui và một ưu đăi khi được đóng góp những suy nghĩ của tôi đúng vào giai đoạn quyết định trong mối bang giao Mỹ-Việt.
Bài nói chuyện của tôi nhằm đề cập tới hai vấn đề. Thứ nhất, các đặc điểm chính của mối bang giao hệ Mỹ-Việt từ sau khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc là ǵ? Thứ nh́, Các yếu tố và động lực nào có thể ảnh hưởng tới tương lai của mối bang giao Mỹ-Việt?
Mô h́nh mối bang giao Mỹ-Việt
Mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong 35 năm qua có 3 đặc tính chính yếu:
1. Diễn biến chậm nhưng vững vàng theo chiều hướng tích cực, từ lạnh lẽo sang nồng ấm, từ thù nghịch sang thân thiện, từ kẻ thù sang đối tác.
2. Các quan hệ song phương tiến triển theo từng giai đoạn. Lúc đầu là việc b́nh thường hóa bang giao diễn ra hồi năm 1995. Sau đó là b́nh thường hóa quan hệ mậu dịch hồi năm 2006 khi Quốc Hội Hoa Kỳ cho Việt Nam hưởng quy chế mậu dịch b́nh thường vĩnh viễn (PNTR). Việc cải thiện mối quan hệ quân sự diễn ra sau chót, khởi đầu bằng chuyến viếng thăm đầu tiên đến Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm 2003 của giới chức quân sự cao cấp nhất Việt Nam, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Phạm Văn Trà. Mối quan hệ này lên đến đỉnh cao khi diễn ra Cuộc Đối Thoại Về Chính Sách Quốc Pḥng Mỹ-Việt lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 8 năm 2010.
3. Những cải thiện hoặc khúc quanh trong quan hệ song phương phần lớn diễn ra sau khi Việt Nam tiến hành các bước nhằm bỏ đi ḷng miễn cưỡng không muốn đưa quan hệ hai nước tiến tới. Các cuộc thảo luận nghiêm chỉnh về việc b́nh thường hóa bang giao giữa hai nước chỉ bắt đầu khi Việt Nam quyết định rút quân ra khỏi Căm Bốt vào năm 1989 và thực hiện các bước nhằm thỏa măn các điều kiện tiên quyết do Hoa Kỳ đưa ra (rút quân, thỏa hiệp ḥa b́nh, bầu cử và thành lập chính phủ liên hiệp tại Căm Bốt). Việc b́nh thường hóa quan hệ buôn bán chỉ có thể diễn ra sau khi các nhà lănh đạo Việt Nam chịu quyết định kư một thỏa hiệp mậu dịch song phương với Hoa Kỳ vào năm 2000 sau khi họ không làm được chuyện này vào năm trước đó. Quyết định này đă mở cửa cho Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) cùng với quy chế mậu dịch b́nh thường vĩnh viễn (PNTR).
Tương tự như thế, trên lănh vực quân sự, việc Việt Nam miễn cưỡng không chịu tiến thêm đă được biểu hiện qua quyết định của Việt Nam tŕ hoăn nhiều lần chuyến viếng thăm Hà Nội của Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ William Cohen măi cho tới tháng 3 năm 2000. Người ta đă phải chờ đợi thêm ba năm nữa Việt Nam mới quyết định gởi nhà lănh đạo quân sự cao cấp nhất của họ đến Hoa Kỳ hồi năm 2003.
Các diễn tiến chính
Một khi những cản trở trong lănh vực quan hệ an ninh mang tính nhạy cảm đă được vượt qua, các tiến bộ diễn ra nhanh chóng. Có một số phát triển then chốt đánh dấu những tiến bộ thực hiện được trong quan hệ song phương kể từ năm 2003.
1. Diễn tiến đầu tiên là cuộc thăm viếng của Bộ Trưởng Quốc Pḥng Phạm Văn Trà, nhà lănh đạo quân sự cao cấp nhất của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ sau khi Chiến Tranh Việt Nam chấm dứt. Trong chuyến viếng thăm, ông Trà nói rơ rằng Việt Nam muốn thiết lập “chiếc khung sườn cho công cuộc đối tác lâu dài và ổn định” với Hoa Kỳ.
2. Khúc quanh thứ nh́ đến với chuyến thăm viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ Tướng Phan Văn Khải vào tháng 6 năm 2005 để đánh dấu kỷ niệm năm thứ 10 việc b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt. Ông Khải là lănh tụ đầu tiên thuộc hàng cao cấp nhất đến thăm viếng Hoa Kỳ và đă được tổng thống Mỹ đón tiếp tại Ṭa Bạch Ốc. Ông Khải cam kết cải thiện tự do tín ngưỡng tại Việt Nam và đồng ư gởi các sĩ quan quân đội Việt Nam sang Hoa Kỳ để học sinh ngữ và dịch vụ y tế. Đáp lại, Tổng Thống Bush cam kết ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới và hứa sẽ đến viếng thăm Việt Nam nhân cuộc Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC vào năm 2006. Chuyến viếng thăm của ông Khải đă được tiếp theo bằng một loạt các cuộc thăm viếng Việt Nam của các nhà lănh đạo doanh nghiệp Mỹ, các giới chức mậu dịch và các nhà lănh đạo quân sự. Khi Ông Donald Rumsfeld viếng thăm Hà Nội vào năm 2006, ông đă cùng với quan chức tương nhiệm của ông đồng ư “gia tăng các cuộc trao đổi quân sự trên mọi cấp bậc.”
3. Chuyến thăm viếng của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2008 đánh dấu khúc quanh thứ ba. Trong một bản tuyên bố chung, hai nhà lănh đạo tái xác nhận cam kết của họ đối với việc “đẩy mạnh và bảo vệ nhân quyền và tự do,” đồng thời ủng hộ việc tạo dựng “các cuộc thảo luận mới về hoạch định quân sự và chính sách dẫn tới các cuộc thảo luận thường xuyên và sâu xa hơn về các vấn đề an ninh và chiến lược.” Tổng Thống Bush nhắc lại “sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho chủ quyền, an ninh và sự toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam.” Bốn tháng sau đó, vào tháng 10 năm 2008, cuộc đối thoại chính trị và quân sự đầu tiên đă diễn ra tại Hà Nội.
4. Chuyến thăm viếng của Bộ Trưởng Quốc Pḥng Phùng Quang Thanh tại Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2009 đánh dấu khúc quanh thứ tư. Nếu chuyến thăm viếng đầu tiên của Tướng Trà mở đường cho các quan hệ quân sự th́ chuyến thăm viếng của Tướng Phùng Quang Thanh nhằm củng cố các quan hệ giữa hai quân đội. Trong chuyến thăm viếng này, hai bên bàn về khả năng Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam và việc Hoa Kỳ tham dự Hội Nghị Các Bộ Trưởng Quốc Pḥng Khối ASEAN (ADMM) do Việt Nam chủ tŕ vào năm 2010.
5. Khúc quanh thứ năm được đánh dấu bằng một số diễn biến: Cuộc đối thoại Shangri-La tại Singapore, là nơi vào ngày 5 tháng 6, 21010 Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ Robert Gates tuyên bố rằng Biển Nam Trung Hoa là một “vùng gây ra mối quan ngại gia tăng” và cảnh cáo về “bất cứ nỗ lực nào nhằm dọa nạt Hoa Kỳ hoặc các quốc gia đang có hoạt động kinh tế hợp pháp”; cuộc đối thoại chính trị-an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 6, 2010, là nơi lần đầu tiên t́nh h́nh tại Biển Nam Trung Hoa được đưa vào nghị tŕnh; Ngoại Trưởng Hillary Clinton khẳng định tại Diễn Đàn Khu Vực ASEAN ở Hà Nội ngày 23 tháng 7, 2010 rằng “'quyền lợi quốc gia' của Hoa Kỳ nằm trong việc tự do đi lại trên biển, quyền sử dụng các thủy lộ chung tại Á Châu, và sự tôn trọng luật lệ quốc tế tại Biển Nam Trung Hoa,” đồng thời bà cũng nói lên sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với “một tiến tŕnh hợp tác ngoại giao giữa tất cả những phía đ̣i chủ quyền trong vùng để giải quyết nhiều cuộc tranh chấp lănh thổ mà không có sự bắt ép;” và cuộc hội thảo cấp cao đầu tiên chính sách quốc pḥng tại Hà Nội ngày 17 tháng 8 nơi các “dấu ấn” về việc canh tân hóa quân đội Trung Quốc được đôi bên chia sẻ. Loại diễn biến này đă đưa mối quan hệ Mỹ-Việt sang một giai đoạn mới thiết yếu.
Các yếu tố gây ảnh hưởng
Nh́n về phía trước, tương lai của mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam tùy thuộc vào một số yếu tố: yếu tố Trung Quốc, cái nh́n của Hoa Kỳ về tầm mức quan trọng chiến lược của Việt Nam, cái nh́n của Việt Nam về khả năng và ư định của Hoa Kỳ, yếu tố giá trị, và mối quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Yếu tố Trung Quốc
V́ các lư do chiến lược, Trung Quốc không muốn thấy sự liên kết chặt chẽ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra sát biên thùy phía Nam của họ. Cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam th́ lại không ai muốn gây thù chuốc oán với Trung Quốc một cách không cần thiết. Trong vai tṛ một siêu cường đang ngự trị thế giới, Hoa Kỳ có nhiều chọn lựa hơn là chỉ một ḿnh Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ có thể có được mối quan hệ tốt với Trung Quốc, th́ chỉ khi nào cần Hoa Kỳ mới chọn Việt Nam. Là một quốc gia giáp giới một lân bang lớn với một mối quan hệ lịch sử phức tạp, nên khi tiến hành mối quan hệ với Hoa kỳ, Việt Nam phải thực hiện những chọn lựa khó khăn, một mặt là giữa nhu cầu cần có quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc, mặt khác là sự thiết yếu phải xác định quyền tối thượng của ḿnh muốn theo đuổi quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác nhằm bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ.
Nếu nhu cầu cần phải chú ư tới sự nhạy cảm của Trung Quốc có thể tạo cản trở hoặc làm tŕ chậm tiến tŕnh nhích lại gần nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là trên lănh vực quân sự hoặc an ninh, th́ những đ̣i hỏi thái quá và hành vi lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa trong vài ba năm trở lại đây đă dẫn tới sự trùng hợp về quyền lợi an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Cả hai nước đều quan ngại về kế hoạch canh tân quân đội Trung Quốc đang làm gia tăng khả năng của nước này áp đặt ư định của họ trong các cuộc tranh căi về Biển Nam Trung Hoa.
Các cuộc xung đột cả ngoài biển lẫn trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đă tiếp diễn trong nhiều năm, nhưng việc vẽ một đường lưỡi ḅ h́nh chữ U để Trung Quốc đ̣i tới 80% Biển Nam Trung Hoa đă vi phạm vào vùng đặc khu kinh tế và ḷng biển của Việt Nam. Thêm vào đó, việc Trung Quốc đơn phương cấm các hoạt động đánh cá đă buộc Việt Nam phải đáp ứng. Chính phủ Việt Nam đă cố gắng quốc tế hóa vấn đề này, mua thêm vũ khí mới để cải thiện khả năng quốc pḥng, và mở chiến dịch tăng cường quyết tâm của quân đội bảo vệ “từng tấc đất và lănh hải.”
Đối với Hoa Kỳ, những đ̣i hỏi của Trung Quốc là thái quá và không phù hợp với luật phap quốc tế. Hoa Kỳ “không thể chia sẻ và không thể hiểu lời giải thích về luật biển của Trung Quốc.” Hoa Kỳ chống lại mưu đồ của Trung Quốc dọa nạt các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực đó. Nếu Trung Quốc áp đặt được những đ̣i hỏi của họ, Biển Nam Trung Hoa sẽ trở thành một cái hồ của Trung Quốc, cản trở quyền tự do đi lại trên biển, và đó là những đ̣i hỏi không thể chấp nhận được đối với những cường quốc hàng hải như Hoa Kỳ.
Như vậy, cách hành xử của Trung Quốc đă dẫn tới sự trùng hợp các quyền lợi chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như sự cải thiện mối quan hệ quân sự giữa hai quốc gia này. Những ǵ sắp diễn ra tùy thuộc vào sự đánh giá của quốc gia này về khả năng và ư định của quốc gia kia.
Việt Nam trong cái nh́n chiến lược của Hoa Kỳ
Sau cuộc Chiến Tranh Việt Nam, và nhất là sau cuộc xâm lược Căm Bốt của Việt Nam, Hoa Kỳ coi Việt Nam là công cụ của chủ nghĩa bành trướng Xô Viết tại Đông Nam Á. Hoa Kỳ đă góp sức với Trung Quốc và khối ASEAN để đối đầu với Việt Nam tại Căm Bốt. Tuy nhiên, khi Việt Nam cải cách nền kinh tế, thay đổi chính sách ngoại giao, và gia tăng nhịp độ ḥa nhập với nhóm các nước ASEAN, và đặc biệt là kể từ khi có việc b́nh thường hóa quan hệ giữa hai nước th́ quan điểm của Hoa Kỳ về Việt Nam đă thay đổi.
Trong tương quan tay ba giữa Hoa Kỳ, Việt Nam và Trung Quốc, Hoa Kỳ tỏ ra thoải mái nhiều hơn với Việt Nam. Trong khi Hoa Kỳ cần Trung Quốc cộng tác để đối phó với một số vấn đề quốc tế quan trọng, tỷ dụ như chận đứng chương tŕnh nguyên tử của Bắc Hàn và Iran và chiến đấu chống t́nh trạng địa cầu ấm dần lên, vân vân... Hoa Kỳ vẫn coi Trung Quốc là đối thủ chính yếu. Trong khi Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa cho nền an ninh và vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới, Việt Nam không tạo nên loại đe dọa đó cho Hoa Kỳ. Vẫn theo cái nh́n của Hoa Kỳ, chẳng những giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không có xung khắc nào về chiến lược mà Việt Nam lại c̣n là một lực lượng quan trọng đóng góp vào nền trật tự về an ninh đang gia tăng tại Á Châu và Thái B́nh Dương. Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách Kinh Tế, Năng Lượng, và Văn Hóa nói đến việc tăng cường hợp tác với Việt Nam như là “cột trụ chính trong sự hiện diện của chúng ta tại vùng [Thái B́nh Dương] và sự dính líu của chúng ta vào các cơ chế đa dạng tại Á Châu-Thái B́nh Dương. Cái nh́n tích cực về Việt Nam này khuyến khích Hoa Kỳ thúc giục có các quan hệ gần gũi hơn giữa hai quốc gia. Cho tới nay, ước vọng của Hoa Kỳ tăng cường mối quan hệ với Việt Nam thay đổi trong chiều hướng đi ngược lại với hành vi lấn lướt của Trung Quốc và trong chiều hướng tích cực trước quyết tâm và khả năng của Việt Nam đóng một vai tṛ độc lập ở Á Châu.
Việt Nam nhận thức về ư định của Hoa Kỳ
Những sự thù nghịch trong quá khứ đă gây ra hai cuộc chiến tranh - Chiến Tranh Việt Nam và Chiến Tranh Căm Bốt - và nhận định của Việt Nam về nguyên do của sự sụp đổ chủ nghĩa cộng sản tại Âu Châu khiến các nhà lănh đạo Việt Nam nghi ngờ rằng Hoa Kỳ muốn lật đổ các chế độ cộng sản c̣n lại, kể cả chế độ tại Việt Nam. Các nghị quyết của đảng, các cuộc phân tích của báo chí và các bản tuyên bố chính thức cứ liên tục nói tới “diễn biến ḥa b́nh” cùng các âm mưu “lạm dụng tự do dân chủ” của “các lực lượng thù địch” muốn lật đổ chế độ [Hà Nội].
Chính phủ Việt Nam coi việc Hoa Kỳ đề cao nền dân chủ và làm áp lực về nhân quyền là phương tiện phá hoại chế độ cộng sản. Mối quan ngại này có thể được biện minh nhưng không nhất thiết phản ảnh quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ. Trong khi Hoa Kỳ vẫn muốn thấy Việt Nam trở nên tự do và dân chủ hơn, họ không có kế hoạch nào nhằm lật đổ chính phủ Việt Nam. Hoa Kỳ mong muốn có một nước Việt Nam vững mạnh, ổn định và độc lập. Một thay đổi bằng bạo lực chính quyền tại Việt Nam không phục vụ cho quyền lợi chiến lược của Mỹ, bởi v́ nó sẽ tạo nên một khoảng trống rất dễ bị trám vào bằng những lực lượng thù nghịch với Hoa Kỳ.
Khi Việt Nam tiến tới gần hơn với Hoa Kỳ, họ cũng c̣n phải dè chừng về chuyện có thể trở thành một món đồ cầm thế có thể bị hy sinh trên bàn thờ chính trị của các cường quốc lớn, giống như trường hợp của Bắc Việt Nam hồi năm 1954 và Nam Việt Nam hồi năm 1973. Chừng nào vẫn c̣n có sự thiếu tin cậy và bất ổn về ḷng cam kết của Hoa Kỳ, mối quan hệ Mỹ-Việt sẽ không thể đạt tới mức độ thoải mái như mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và nhiều nước bạn Á Châu khác của Việt Nam.
Yếu tố giá trị
Có thể có sự cộng tác hữu ích và ngay cả t́nh trạng đồng minh tạm thời giữa các quốc gia với các hệ thống chính trị khác biệt hay đối nghịch nhau, nhưng không thể nào có một mối quan hệ hợp tác ổn định, lâu dài cùng mối đồng tâm mạnh mẽ giữa các nước đó với nhau. Bởi v́ hệ thống giá trị của Hoa Kỳ và Việt Nam khác nhau, vấn đề nhân quyền đă ảnh hưởng tơi và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới chiếu hướng của mối quan hệ Mỹ-Việt. Yếu tố này có thể đưa đẩy hai nước đến gần nhau hơn hoặc cũng có thể tạo xung đột giữa hai quốc gia.
Vấn đề nhân quyền chiếm một vị trí đang kể trong mối quan hệ Mỹ-Việt v́ nhiều lư do. Trước hết, nó phản ảnh niềm tin then chốt của dân chúng Mỹ. Thứ nh́, tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của Việt Nam đối với Hoa Kỳ chưa phải đă đạt tới mức có thể áp đảo các cứu xét về nhân quyền. Thứ ba, nhiều người Mỹ từng chiến đấu trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam mong muốn thấy có tiến bộ trong nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam đặng những hy sinh của họ cũng như của các đồng đội đă ngă xuống không phải là vô ích. Thượng Nghị Sĩ McCain, một cựu chiến binh Việt Nam và là một người ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ Mỹ-Việt, đă nói lên tiếng nói của các thành phần này khi, vào hồi tháng 7 vừa qua, ông nói rằng ông hy vọng một ngày kia Việt Nam sẽ cho phép hoạt động “bất đồng chính kiến ôn ḥa” và có một “chế độ cái trị được quần chúng tán đồng” và rằng “công cuộc đối tác hiện tại của chúng ta v́ quyền lợi chung sau cùng sẽ trở nên công cuộc đối tác v́ các giá trị chung.” Thứ tư, nền dân chủ và sự tôn trọng nhân quyền là xu thế vượt trội trong thời đại của chúng ta; chính nhà cầm quyền Việt Nam đă cam kết xây dựng “một đất nước giàu mạnh và một xă hội công chính, dân chủ và văn minh.” Trên nguyên tắc, thật chẳng có khác biệt nào về khát vọng sau cùng của hai dân tộc mà chỉ là khác biệt về cách thức diễn dịch mà thôi. Sau hết, mối quan ngại về nhân quyền đă đi vào định chế trong nền chính trị Mỹ. Quốc Hội Hoa Kỳ đă thiết lập Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Bộ Ngoại Giao đă thành lập chức vụ Phụ Tá Ngoại Trưởng Đặc Trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động. Các báo cáo thường niên về Nhân Quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là một trách nhiệm vụ bắt buộc do Quốc Hội giao phó. Ṭa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam không có sự chọn lựa nào ngoài việc cung cấp phần báo cáo của ḿnh trong bản báo cáo thường niên này và họ phải làm việc hết sức với phía Việt Nam để cho thấy có tiến bộ trong vấn đề này.
Sự cải thiện hơn nữa trong mối quan hệ Mỹ-Việt tùy thuộc vào cách thức vấn đề nhân quyền được hành xử tại cả hai bên và, quan trọng hơn, vào sáng kiến riêng của Việt Nam về cải cách chính trị.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và người Mỹ gốc Việt
Người Mỹ gốc Việt có thể tác động ảnh hưởng hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực lên mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và [Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa] Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả vẫn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ với chính phủ Việt Nam.
Việt Nam coi cộng đồng người Việt hải ngoại là nguồn tài chánh (tiền bạc gởi về quê nhà và các chuyến du lịch), một tiềm năng đông đúc các chuyên gia, và muốn biến nó thành một sức mạnh để vận động cho Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Sự trỗi dậy của một thế hệ mới người Việt Nam, cả trong nước lẫn hải ngoại, không mang theo hành trang nào từ cuộc chiến, cùng với sự tiếp xúc qua thời gian giữa người Mỹ gốc Việt và người Việt ở trong nước cũng như các thành phần du học tại Hoa Kỳ (trong đó có các viên chức chính phủ) sẽ mang lại sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, thu hẹp cái hố cách biệt về nhận thức của họ, và nuôi dưỡng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng các nỗ lực có tổ chức của các nhóm người Mỹ gốc Việt nhằm nêu bật các vi phạm nhân quyền và đẩy mạnh dân chủ tại Việt Nam đă tạo cho Việt Nam một bộ mặt xấu xa và tạo căng thẳng trong mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nh́n vấn đề này từ một góc độ khác, người ta có thể lập luận rằng những chỉ trích mang tính xây dựng về những vụ vi phạm nhân quyền có thể dẫn tới hậu quả tốt đẹp. Thứ nhất, những người ủng hộ nhân quyền phản ảnh giá trị và quyền lợi của Hoa Kỳ. Thứ nh́, việc cải thiện nhân quyền không những là điều mong muốn của dân chúng Việt Nam mà c̣n có khả năng đưa hai quốc gia và hai dân tộc lại gần với các giá trị chính trị; và sự tương hợp về chính trị là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ bền vững và thân thiện.
Trong mấy năm gần đây, chính quyền Việt Nam đă cố gắng ch́a tay ra cho người Việt hải ngoại, đặc biệt là những người sinh sống tại Hoa kỳ qua chính sách “ḥa giải dân tộc.” Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị công bố ngày 26 tháng 3, 2004 coi người Việt hải ngoại là “một bộ phận không thể tách rời và là nguồn sức mạnh của một nước Việt Nam toàn vẹn; họ là yếu tố quan trọng đóng góp vào việc cải thiện sự hợp tác và quan hệ thân thiện giữa nước ta và các nước khác.” Đă có những biện pháp được thực hiện để cho người Việt hải ngoại dễ dàng mua nhà tại Việt Nam, thăm viếng Việt Nam và làm việc tại đó. Đây là những bước nhỏ phản ảnh các ưu đăi mà chính quyền muốn dành cho người Việt hải ngoại, nhưng những ưu đăi đó đă không đáp ứng được nhu cầu ḥa giải thật sự dựa vào ḷng tôn trọng lẫn nhau.
Trên thực tế, mọi gia đ́nh tại miền Nam Việt Nam ít nhất cũng có một thành viên gia nhập quân đội hoặc làm việc cho chính phủ. Nhiều gia đ́nh có thân nhân chiến đấu ở cả hai bên trong cuộc chiến. Không ai muốn cha mẹ, thân thích của ḿnh bị gọi là “phản quốc.” Trong diễn từ tại cuộc hội thảo để kỷ niệm 15 năm bang giao giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ở Hà Nội hồi tháng 7 vừa qua, Thượng Nghị Sĩ Webb nhắc nhở cử tọa về điều quan trọng là phải nh́n nhận rằng “có nhiều quan điểm mạnh mẽ xung khắc nghiêm trọng với các quan điểm mạnh mẽ khác cả ở bên trong lẫn ở bên ngoài Việt Nam” và ông gợi ư rằng “chúng ta phải tôn trọng sự thể rằng nhiều ư kiến khác biệt nhau đă do nhiều nhân vật đứng đắn của cả hai bên đưa ra.”
Muốn thực hiện cuộc ḥa giải thực sự, những chiến binh thù địch cũ của Việt Nam phải thực hiện cho được một “nền ḥa b́nh của những người can đảm.” Cuộc ḥa giải đó không thể xảy ra chừng nào mà sử sách, báo chí truyền thông và các bản tuyên bố chính thức vẫn cứ nói sai lạc về cuộc Chiến Tranh Việt Nam như là một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và dân chúng Việt Nam, trong đó người chiến binh miền Nam Việt Nam và thường dân bị coi là tay sai của Hoa Kỳ và đều không có tinh thần ái quốc, chứ không phải là những nam nữ chiến binh cao cả chiến đấu cho chính nghĩa của ḿnh hoặc v́ tinh thần trách nhiệm.
Hồi năm 2005, cố Thủ Tướng Việt Nam Vơ Văn Kiệt đă kêu gọi phải có “thái độ mới,” nhắc nhở mọi người rằng các vết thương chiến tranh “là những vết thương chung của toàn thể đất nước,” rằng “lịch sử buộc nhiều gia đ́nh tại miền Nam Việt Nam phải có những người thân yêu ở hai bên bờ chiến tuyến,” và gợi ư rằng đất nước phải “thắp một nén hương” cầu nguyện cho linh hồn của tất cả các chiến binh - Bắc cũng như Nam - bởi v́ họ đều là “những người con của Mẹ Việt Nam.”
Năm năm sau, vào năm 2010, một vị tướng lănh Bắc Việt, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc và ủy viên dự khuyết của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Người Việt (ngày 30 Tháng Tám, 2010), tuyên bố rằng, “cuộc đổ máu [của các chiến sĩ Miền Nam trong trận hải chiến chống quân Trung Quốc tại Hoàng Sa hồi năm 1974] là đổ máu cho tổ quốc, họ phải được vinh danh và coi như ngang hàng với các chiến sĩ đă bỏ ḿnh của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.”
Chính quyền Việt Nam đă đưa ra hai quyết định đáng khích lệ. Một là yểm trợ và tạo điều kiện thực hiện kế hoạch “Trao Trả Lại Các Thương Vong Chiến Tranh” của cơ quan MIA/POW có trụ sở tại Houston, là tổ chức đang t́m cách cải táng thi hài của các cựu tù cải tảo đă chết trong các trại tập trung. Thứ nh́ là rút các đơn vị quân đội ra khỏi Nghĩa Trang Quân Đội Biện Ḥa, chỗ ngày xưa an táng các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (ARVN) và nơi đây cũng tương đương với Nghĩa Trang Arlington của Hoa Kỳ. Người Việt hải ngoại và dân chúng tại Hoa Kỳ đang theo dơi xem liệu nghĩa trang này có được dời đi để phát triển thương mại, hoặc giữ nguyên t́nh trạng như hiện nay, hoặc bảo tồn nơi đó để làm địa điểm khởi đầu tiến tŕnh hàn gắn các vết thương. Hai sự kiện này, nếu được thực hiện nghiêm chỉnh, có thể là những viên gạch xây dựng các mối liên hệ tốt đẹp hơn giữa Việt Nam và cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Ḥa giải dân tộc giữa người Việt Nam với nhau là một nhiệm vụ lịch sử và có khả năng tạo nên ảnh hưởng chính trị lớn lao. Ḥa giải dân tộc có thể biến đổi các cộng đồng người Việt hải ngoại đang chống đối trở thành các nhóm vận động hành lang mạnh mẽ thật sự giúp ích cho Việt Nam tại mọi quốc gia trên thế giới, và tiến tŕnh này nhất định sẽ kết chặt mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
(Nguyên bản Anh ngữ “Remarks by Professor Nguyen Manh Hung, George Mason University, at the Conference on “U.S.-Vietnam Relations: Where we have been and where we are going next”).
Bản dịch Việt ngữ của Vann Phan
Bookmarks