Results 1 to 4 of 4

Thread: Phong chân phước cho cố Giáo hoàng John Paul II

  1. #1
    chon_chen
    Khách

    Phong chân phước cho cố Giáo hoàng John Paul II

    Đức Giáo Hoàng cuối, John Paul II, đă được chính thức phong chân phước tại một buổi lễ long trọng tại Ṭa Thánh Vatican trước sự chứng kiến của hàng trăm ngàn tín đồ Công Giáo.
    Trong số những người có mặt tại Quảng trường St Peter's là nữ tu Marie Pháp Simon-Pierre, người nói rằng bà đă được chữa khỏi bệnh Parkinson.
    Sự lành bệnh kỳ diệu của bà dường như là một chứng nhân về trường hợp phong chân phước, giai đoạn cuối cùng trước khi phong Thánh.
    Sự kiện được tổ chức giữa lúc có nhiều sự chỉ trích nhắm vào tốc độ phong chân phước của Giáo Hội và các vụ bê bối do giáo sĩ lạm dụng t́nh dục.
    Phần lớn các vụ bê bối lạm dụng này xảy ra trong thời gian đức Giáo hoàng John Paul II tại chức từ năm 1979-2005, và Giáo Hội bị chỉ trích v́ đă không hành động đủ mạnh để trừng phạt những người có trách nhiệm.
    Cảnh sát ở Rome ước tính tới một triệu người đă đến thành phố tham dự sự kiện này, trong đó có một số lượng lớn các khách hành hương tới từ quê hương của cố Đức Giáo Hoàng, Ba Lan.
    Quảng trường St Peter's ở Vatican tràn ngập các ḍng người, với các tín đồ vẫy biểu ngữ và cờ hoa, khi đương kim Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố người tiền nhiệm của ông được phong chân phước.
    Rome đă không được chứng kiến một đám đông dân chúng với số lượng khổng lồ tới như vậy kể từ sau đám tang của cố Giáo hoàng John Paul II sáu năm về trước, khi khoảng ba triệu người hành hương đă hội tụ về thủ đô của Ư, theo phóng viên BBC David Willey từ Vatican.
    'Đánh lạc hướng?'

    Hàng trăm ngàn giáo dân đă có mặt từ rất sớm hôm Chủ Nhật 01 tháng Năm để chào mừng sự kiện phong chân phước.
    Lănh đạo Zimbabwe, ông Robert Mugabe là một trong số những người tham dự lễ phong chân phước.
    Là một tín đồ Công giáo La Mă, ông này đă được phép đặc biệt của EU để bay tới Italy cho dù đang là đối tượng của một lệnh cấm đi lại.
    Các Tổng thống Ba Lan và Mexico cũng có mặt trong số khoảng 90 nguyên thủ quốc gia và các chức sắc tham dự sự kiện phong chân phước.
    Quảng trường St Peter's xuất hiện một màn h́nh video khổng lồ với các đoạn phim giới thiệu câu chuyện cuộc đời của cố Giáo hoàng John Paul II và một bức h́nh lớn của ngài treo cao.
    Quan tài của cố Giáo hoàng đă được khai quật từ hầm mộ bên dưới Nhà thờ St Peter's để đặt ở phía trước bàn thờ.
    Sau Thánh Lễ, ban tổ chức sẽ di quan đến một vị trí khác của nhà thờ này.

    Theo www.bbc.co.uk/vietnamese

  2. #2
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI TRONG THÁNH LỄ PHONG CHÂN PHƯỚC ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II

    Quảng Trường Thánh Phêrô, Chúa Nhật 01.5.2011
    Anh Chị Em thân mến,
    Cách đây sáu năm chúng ta tập trung tại Quảng Trường này để cử hành lễ an táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Niềm đau của chúng ta v́ mất ngài thật sâu sắc, và càng lớn hơn nữa, đó là tâm t́nh tri ơn vô bờ của chúng ta bao trùm cả thành Rôma và toàn thế giới: niềm tri ơn ấy, cách nào đó, chính là hoa quả từ toàn thể cuộc đời vị tiền nhiệm của tôi, cách riêng từ chứng tá đau khổ của ngài. Ngay lúc đó chúng ta đă cảm nhận hương thơm thánh thiện của ngài, và bằng nhiều cách Dân Chúa đă bày tỏ niềm tôn kính ngài. V́ vậy, với tất cả sự tôn trọng các chuẩn mực về phong thánh của Giáo Hội, tôi đă mong muốn tiến tŕnh phong Chân Phước cho ngài được xúc tiến nhanh chóng một cách hợp t́nh hợp lư. Và hôm nay, ngày mong đợi đă đến; ngày này đến nhanh bởi v́ đây là điều đẹp ḷng Chúa: Gioan Phaolô II được chúc phúc!
    Tôi muốn gửi lời chào thân ái đến tất cả anh chị em từ khắp thế giới tập trung về đây thật đông đảo trong biến cố vui mừng này – các Hồng Y, các Thượng Phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, các anh em Giám Mục và Linh Mục, các Phái Đoàn, các Đại Sứ và các giới chức thẩm quyền dân sự, các nam nữ Tu Sĩ và Giáo Dân. Tôi cũng gửi lời chào đến tất cả anh chị em tham dự sự kiện này qua các làn sóng phát thanh và truyền h́nh.
    Hôm nay là Chúa Nhật thứ hai Mùa Phục Sinh, ngày mà Chân Phước Gioan Phaolô II đă đặt là Chúa Nhật của Ḷng Chúa Thương Xót. Ngày hôm nay được chọn cho cử hành này của chúng ta bởi v́, do Thánh ư Chúa quan pḥng, vị tiền nhiệm của tôi đă qua đời vào hôm áp lễ này. Hôm nay cũng là ngày đầu tháng Năm, tháng kính Đức Maria, và Phụng Vụ kính nhớ Thánh Giuse Lao Công. Tất cả những yếu tố này làm phong phú cho lời cầu nguyện của chúng ta, chúng giúp chúng ta trong cuộc hành hương qua không gian và thời gian; nhưng trên thiên quốc một cử hành rất khác đang diễn ra giữa các Thiên Thần và các Thánh! Dù vậy, chỉ duy nhất một Thiên Chúa thôi, và cũng chỉ một Chúa Kitô thôi, Đấng là cầu nối đất với trời. Trong khoảnh khắc này, chúng ta cảm thấy gần gũi hơn bao giờ việc chia sẻ trong Phụng Vụ thiên quốc.
    “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Chúa Giêsu công bố mối phúc này trong Tin Mừng hôm nay: mối phúc của đức tin! Với chúng ta, thật là một ấn tượng đặc biệt bởi v́ chúng ta qui tụ về đây để cử hành một cuộc tôn phong Chân Phước, và càng hơn thế nữa, v́ hôm nay người được công bố rằng có phúc ấy là một Giáo Hoàng, một người kế vị Thánh Phêrô, một người được kêu gọi để củng cố anh chị em ḿnh trong đức tin. Đức Gioan Phaolô II được chúc phúc v́ đức tin của ngài, một đức tin mạnh mẽ, quảng đại và tông truyền. Chúng ta liên tưởng ngay đến một mối phúc khác: “Simon, con Giôna, anh thật có phúc. V́ không phải xác thịt, mà là chính Cha trên trời đă mạc khải những điều này cho anh” (Mt 16,17). Cha trên trời của chúng ta đă mạc khải điều ǵ cho Simon? Đó là: Đức Giêsu là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa hằng sống. Nhờ đức tin này, Simon trở thành Phêrô, thành tảng đá để Chúa Giêsu xây dựng Hội Thánh của Ngài trên đó. Mối phúc vĩnh cửu của Đức Gioan Phaolô II, mà hôm nay Hội Thánh hân hoan công bố, được chất chứa trọn vẹn trong những lời này của Chúa Giêsu: “Simon, anh thật có phúc” và “Phúc cho những ai không thấy mà tin!” Đó là mối phúc của đức tin, mà Đức Gioan Phaolô II cũng đă lănh nhận như món quà do Thiên Chúa Cha ban tặng để xây dựng Hội Thánh của Đức Kitô.
    Chúng ta lại liên tưởng đến một mối phúc khác, mối phúc xuất hiện trước mọi mối phúc khác trong Tin Mừng . Đó là mối phúc của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế. Vừa mới thụ thai Chúa Giêsu, Đức Maria nghe những lời này của Thánh Êlisabét: “Phúc cho em là kẻ đă tin rằng Lời Chúa phán với em sẽ được thực hiện” (Lc 1,45). Mối phúc đức tin nhận kiểu mẫu của nó nơi Đức Maria, và tất cả chúng ta vui mừng v́ cuộc tôn phong Chân Phước Đức Gioan Phaolô II diễn ra trong ngày hôm nay, ngày đầu tháng Đức Mẹ, dưới cái nh́n từ mẫu của Đấng đă qua đức tin của ḿnh mà nâng đỡ đức tin của các Tông Đồ và vẫn không ngừng nâng đỡ đức tin của những người kế vị các Tông Đồ, nhất là những người được kêu gọi kế nhiệm Thánh Phêrô. Đức Maria không xuất hiện trong các tŕnh thuật Phục Sinh, nhưng người thật sự có mặt ở đó, một sự hiện diện liên lỉ, kín đáo: Người là người Mẹ mà Chúa Giêsu đă ủy trao cho mỗi môn đệ và cho toàn cộng đoàn. Cách riêng, chúng ta có thể thấy Thánh Gioan và Thánh Luca ghi lại sự hiện diện từ mẫu và đầy năng lực của Đức Maria trong các bản văn đi trước Bài Tin Mừng và Bài Đọc thứ Nhất trong Thánh Lễ hôm nay. Trong tŕnh thuật về cái chết của Chúa Giêsu, Đức Maria hiện diện dưới chân Thánh Giá (Ga 19,25), và ở phần đầu Sách Công Vụ Các Tông Đồ, Người được nh́n thấy giữa các môn đệ đang qui tụ để cầu nguyện trong Căn Gác Thượng (Cv 1,14).
    Bài Đọc thứ Hai hôm nay cũng nói với chúng ta về đức tin. Chính Thánh Phêrô, đầy nhiệt tâm thiêng liêng, đă chỉ ra cho những người mới lănh nhận Phép Rửa lư do của niềm hy vọng và niềm vui của họ. Tôi thấy thú vị nhận ra rằng trong đoạn văn này, ở đầu Thư Thứ Nhất của ngài, Phêrô đă không dùng ngôn ngữ huấn dụ; thay vào đó, ngài nêu một sự kiện. Ngài viết: “Anh em vui mừng”, và ngài thêm: “anh em yêu mến Ngài, và tuy anh em không thấy ngài bây giờ, anh em vẫn tin vào Ngài và vui mừng với niềm vui khôn tả, v́ anh em đang nhận lănh hoa quả của đức tin anh em, là ơn cứu độ linh hồn anh em” (1Pr 1,6.8-9).
    Tất cả những động từ này đều ở trực thuyết cách, bởi v́ một thực tại mới đă đến trong sự Phục Sinh của Đức Kitô, một thực tại được đức tin mở ra đón nhận. “Đây là điều Chúa đang thực hiện” – như lời Thánh Vịnh (118,23), và: “thật kỳ diệu trước mắt chúng ta”, trước đôi mắt đức tin của chúng ta.
    Anh Chị Em thân mến, hôm nay đôi mắt chúng ta, trong ánh sáng chan ḥa của Chúa Kitô Phục Sinh, hướng nh́n về h́nh ảnh dấu yêu và đáng kính của Đức Gioan Phaolô II. Hôm nay tên của ngài được nối vào danh sách của những người mà ngài đă phong Thánh hoặc phong Chân Phước trong suốt hai mươi bảy năm ngài làm giáo hoàng, qua đó ngài mạnh mẽ nhấn mạnh ơn gọi phổ quát của mọi người đạt tới chóp đỉnh đời Kitô hữu, đạt tới sự thánh thiện, như giáo huấn của Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế về Giáo Hội. Tất cả chúng ta, là thành viên của Dân Thiên Chúa – Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Giáo Dân, nam nữ Tu Sĩ – chúng ta đang hành hương về quê hương thiên quốc nơi Đức Trinh Nữ Maria đă đi trước chúng ta, chúng ta được gắn kết, như Mẹ đă gắn kết một cách độc đáo và hoàn hảo, vào mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh. Karol Wojtyla đă tham dự Công Đồng Vatican II, đầu tiên trong tư cách Giám Mục phụ tá, rồi trong tư cách Tổng Giám Mục của Kraków. Ngài đă hoàn toàn ư thức rằng quyết định của Công Đồng dành chương cuối cùng của Hiến Chế về Hội Thánh cho Đức Maria có nghĩa rằng Mẹ Đấng Cứu Thế được biểu dương như h́nh ảnh và kiểu mẫu của sự thánh thiện cho mọi Kitô hữu và cho toàn Giáo Hội. Đây là tầm nh́n thần học mà Chân Phước Gioan Phaolô II đă khám phá khi c̣n là một thanh niên, và ngài đă tiếp tục duy tŕ và đào sâu cho đến suốt đời. Một tầm nh́n được diễn tả qua h́nh ảnh Thánh Kinh Đức Kitô chịu đóng đinh, với Đức Maria, Mẹ Ngài, đứng bên cạnh. H́nh ảnh này từ Tin Mừng theo Thánh Gioan (19,25-27) được sử dụng trong biểu tượng Giám Mục và sau đó là biểu tượng Giáo Hoàng của Karol Wojtyla: một Thánh Giá vàng với chữ “M” phía dưới, bên phải, cùng với khẩu hiệu “Totus tuus”, lấy lại từ câu nói nổi tiếng của Thánh Louis Marie Grignon Montfort mà Karol Wojtyla lấy làm ánh sáng soi dẫn cả đời ḿnh: “Totus tuus ego sum et omnia mea tua sunt. Accipio te in mea omnia. Praebe mihi cor tuum, Maria – Con hoàn toàn thuộc về Mẹ, và mọi sự của con là của Mẹ. Mẹ là tất cả của con. Lạy Mẹ Maria, xin ban cho con trái tim của Mẹ” (Về ḷng tôn sùng đích thực đối với Đức Trinh Nữ, 266).
    Trong chứng từ của ḿnh, vị tân Chân Phước đă viết: “Ngày 16 tháng 10 năm 1978, khi Mật Tuyển Viện của các Hồng Y chọn Gioan Phaolô II, thủ chỉ của Ba Lan, Đức Hồng Y Stefan Wyszyński đă nói với tôi: ‘Công việc của tân Giáo Hoàng sẽ là lănh đạo Giáo Hội tiến vào ngàn năm thứ ba’”. Và ngài thêm: “Tôi muốn một lần nữa cám ơn Chúa Thánh Thần về quà tặng Công Đồng Vatican II. Cùng với toàn thể Giáo Hội, cách riêng cùng với các Giám Mục, tôi cảm nhận sâu xa ân huệ này. Tôi xác tín rằng Công Đồng này của thế kỷ XX sẽ vẫn c̣n là món quà lâu dài cho các thế hệ kế tiếp kín múc các kho tàng mà nó để lại cho chúng ta. Trong tư cách là một Giám Mục tham dự Công Đồng từ những ngày đầu tiên cho đến khi kết thúc, tôi muốn ủy thác di sản lớn lao này cho tất cả những ai đang và sẽ được mời gọi thực hiện nó. Về phần ḿnh, tôi biết ơn Đấng Mục Tử Vĩnh Cửu đă giúp tôi phục vụ trong tinh thần này trong suốt triều giáo hoàng của ḿnh”. Tinh thần ǵ vậy? Đó chính là tinh thần mà Đức Gioan Phaolô II tŕnh bày trong Thánh lễ trọng thể đầu tiên của ngài tại Quảng Trường Thánh Phêrô, với những lời cảm kích không thể nào quên: “Đừng sợ! Hăy mở, mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô!” Điều mà vị giáo hoàng mới được bầu đề nghị với mọi người, th́ chính ngài là người đầu tiên thực hiện: ngài đă mở các hệ thống xă hội, văn hóa, chính trị, kinh tế cho Đức Kitô, với sức mạnh của một người khổng lồ - một sức mạnh ngài nhận được từ Thiên Chúa – tạo ra một ḍng thác hầu như không thể đảo ngược. Bằng chứng tá đức tin, t́nh yêu, bằng ḷng can đảm tông đồ của ḿnh, và bằng uy tín cá nhân lớn lao, người con tuyệt vời này của đất nước Ba Lan đă giúp cho các tín hữu trên khắp thế giới không sợ được gọi là Kitô hữu, không sợ thuộc về Giáo Hội, không sợ nói về Tin Mừng. Nói tắt một lời: ngài đă giúp chúng ta không sợ sự thật, v́ sự thật là bảo đảm của tự do. Hay nói hàm súc hơn: ngài đă trao cho chúng ta sức mạnh để tin vào Đức Kitô, v́ Đức Kitô là Redemptor hominis, Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Đó là chủ đề của Thông Điệp đầu tiên của ngài, và cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Thông Điệp khác.
    Khi Karol Wojtyla ngồi vào ghế của Thánh Phêrô, ngài mang theo với ngài một nhận hiểu sâu xa về sự khác biệt giữa chủ nghĩa Mác-xít và Kitô giáo, căn cứ trên những tầm nh́n của mỗi bên về con người. Đây là sứ điệp của ngài: con người là con đường của Giáo Hội, và Đức Kitô là con đường của con người. Với sứ điệp này, vốn là di sản lớn lao của Công Đồng Vatican II, và của “vị tài công” của Công Đồng là Đức Phaolô VI, Tôi Tớ của Thiên Chúa, Đức Gioan Phaolô II đă dẫn dắt Dân Thiên Chúa qua ngưỡng cửa của Thiên Niên Kỷ thứ ba, mà nhờ Đức Kitô ngài đă mạnh dạn gọi là “ngưỡng cửa của hy vọng”. Qua hành tŕnh chuẩn bị lâu dài cho Năm Thánh 2000, ngài một lần nữa d́u dắt Kitô giáo tới tương lai, tương lai của Thiên Chúa, vốn siêu việt trên lịch sử trong khi vẫn trực tiếp tác động vào lịch sử. Ngài đă đúng đắn khi gọi Kitô giáo là động lực của niềm hy vọng ấy, niềm hy vọng cách nào đó từng bị rúng động trước chủ thuyết Mác-xít và trước ư thức hệ về sự tiến bộ. Ngài đă lấy lại cho Kitô giáo khuôn mặt thực của ḿnh như là một tôn giáo của hy vọng, được sống trong lịch sử trong một tinh thần của “Mùa Vọng”, trong một cuộc hiện sinh cá nhân và cộng đồng hướng tới Đức Kitô, sự viên măn của loài người và là sự lấp đầy nơi chúng ta mọi khát vọng công lư và ḥa b́nh.
    Cuối cùng, một cách biệt vị hơn, tôi muốn cảm tạ Thiên Chúa về ân huệ đă làm việc nhiều năm với Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tôi từng biết ngài từ trước kia và từng ngưỡng mộ ngài, nhưng trong hai mươi ba năm, bắt đầu từ năm 1982 sau khi ngài gọi tôi về Rôma nhận nhiệm vụ đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lư Đức Tin, tôi được ở bên cạnh ngài và càng kính mến ngài hơn. Công việc của tôi đă được nâng đỡ nhờ sự sâu sắc tâm linh và nhờ tri thức khôn ngoan phong phú của ngài. Tấm gương cầu nguyện của ngài không ngừng gây cảm kích và soi sáng cho tôi: ngài không ngừng kết hiệp thâm sâu với Thiên Chúa ngay cả khi lọt thỏm giữa bao yêu cầu của sứ vụ. Và cần phải kể đến chứng tá của ngài trong đau khổ nữa: Chúa đă dần dần rút đi khỏi ngài mọi sự, nhưng ngài vẫn cứ là “tảng đá”, như Chúa Kitô mong muốn. Ḷng khiêm nhường sâu xa của ngài, cắm rễ trong mối gắn bó mật thiết với Đức Kitô, đă giúp ngài tiếp tục lănh đạo Giáo Hội và trao cho thế giới một sứ điệp thậm chí càng hùng hồn hơn khi sức mạnh thể lư của ngài suy kiệt. Bằng cách này ngài đă sống trọn, một cách phi thường, ơn gọi của mọi linh Mục và Giám Mục, đó là trở nên một hoàn toàn với Chúa Giêsu, Đấng mà ngài đón nhận và trao ban hằng ngày trong Bí Tích Thành Thể.
    Hỡi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II yêu dấu, ngài thật có phúc, v́ ngài đă tin! Chúng con xin ngài, từ trời cao, hăy tiếp tục nâng đỡ đức tin của đoàn Dân Thiên Chúa.
    Biết bao lần từ cửa sổ kia ngài đă ban phép lành cho chúng con tại Quảng Trường này! Hôm nay, chúng con nguyện cầu: xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho chúng con. Amen.

    THIÊN PHONG dịch, từ trang www.vatican.va

    Nguồn: Email from conggiaovietnam@gmai l.com

  3. #3
    Member
    Join Date
    31-08-2010
    Posts
    94

    Một vĩ nhân của thời đại.

    Đức Chân Phước cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị là một vĩ nhân, là một con người tuyệt vời. Ngài đă dũng cảm đương đầu với cộng sản thế giới do Liên Sô lănh đạo, ngài đă khiêm nhường tột bực để lên tiếng xin lỗi người Do Thái v́ những sơ suất của các vị tiền nhiệm xưa kia. Ngài có tâm hồn trẻ trung và gần gũi với giới trẻ, đă tạo ra cơn sốt ngưỡng mộ của các bạn trẻ đối với ngài khi sáng lập Ngày Giới Trẻ Thế Giới World Youth Day, ngày này khi nào tổ chức cũng có các bạn trẻ VN dương cao lá cờ quốc gia màu Vàng ba sọc đỏ. Ngài đă tổ chức những cuộc gặp gỡ hội họp với các tôn giáo bạn, đến thăm các đền thờ Hồi giáo, tạo t́nh liên đới giữa các dân tộc và Ṭa Thánh bằng cách công du khắp thế giới, đến đâu ngài cũng quỳ xuống hôn đất khi vừa bước xuống thang máy bay. Đọc tiểu sử về ngài là cả một chuỗi ngày đau buồn, mẹ chết sớm, anh chết, cha chết khi ngài c̣n trong tuổi 20 đă trơ trọi một ḿnh trên đời.
    Kính mừng Chân Phước khả kính Gioan Phaolô Đệ Nhị. Xin ngài phù hộ cho nước VN con sớm thoát khỏi sự cai trị của cộng sản phi nhân vô thần.

  4. #4
    Member thuongdan's Avatar
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    682

    Đức Gioan Phaolô II đă quan tâm đến Giáo Hội Việt Nam như thế nào ?

    * Nguễn An Quư

    1/05/11 11:06 AM

    Nhân dịp toàn thể con cái Chúa khắp Giáo Hội hoàn vũ vui mừng khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 công bố tuyên Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II tại Giáo Đô vào Chúa Nhật Kính Ḷng Thương Xót, ngày 01 tháng 5 năm 2011.

    Tưởng cũng nên nhắc lại, trong Năm Thánh 2000 vào ngày 30 tháng 4, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă phong Hiển Thánh cho Nữ Tu Faustina, tác giả của sứ điệp lời hiệu triệu về việc Kính Ḷng Thương Xót Chúa, hôm đó là ngày Chúa Nhật II Phục Sinh và cũng kể từ đó Đức Gioan Phaolô II đă chọn ngày lễ Kính Ḷng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật II Phục Sinh hàng năm, đến năm 2004 th́ ngày này đă được chính thức ghi vào lịch Phụng Vụ của Giáo Hội. Hoà chung với niềm vui đặc biệt của ngày trọng đại này, người viết nh́n lại những ǵ mà vị Tân Chân Phước đă quan tâm đến Giáo Hội Việt Nam trong thời gian Ngài giữ nhiệm vụ cai quản Hội Thánh Chúa, với lời nguyện cầu xin Chân Phước Gioan Phaolô II cầu bầu cho Giáo Hội và đất nước Việt Nam sớm thoát khỏi nạn vô thần.

    Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đă sinh ra và lớn lên trong một đất nước bị chế độ cộng sản nắm trọn quyền thống trị. Có thể nói, Ngài là nhân vật đă góp phần không nhỏ vào việc làm sụp đỗ chế độ cộng sản. Qua các dữ kiện trải dài kể từ khi Ngài lên ngôi Giáo Hoàng cho đến khi Ngài từ giả cơi đời, Ngài đă từng hướng về đất nước Việt Nam xa xôi với ước mơ được đến thăm Việt Nam và Linh Điạ LaVang một lần nhưng chưa thực hiện được. Ngược ḍng thời gian, nhiều sự việc xẩy ra cũng như qua các tin tức đă ghi nhận được trong quá khứ, người viết cảm nhận được sự cảm thông sâu xa của Ngài đối với Giáo Hội Việt Nam qua những trăn trở của Ngài, sự cảm thông thiết thực nhất, hơn ai hết, v́ Ngài là vị Giáo Hoàng đă hiểu được hoàn cảnh Giáo Hội Việt Nam trong thời cộng sản cũng giống như Giáo Hội Ba Lan của Ngài khi c̣n chế độ cộng sản. Xin lần lượt tŕnh bày vài nét khái quái về những quan tâm của Ngài liên quan đến Giáo Hội Việt Nam.

    Đức Gioan Phaolô II đă khen ngợi Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền thuộc Giáo Phận Huế một câu mà nhiều người Công giáo Việt Nam đến hôm nay đều cảm thấy vô cùng thấm thía, đó là : “collaborer en résistant”, nghĩa là: “cộng tác trong đối kháng” . Qua nghiên cứu và nghe ngóng tin tức, Ngài đă công nhận phong cách về việc hành xử cách điều hành Giáo phận của Đức GM Nguyễn Kim Điền khi miền Nam lọt vào tay cộng sản, thật đáng nêu gương cho nhiều vị chủ chăn khác trong Giáo Hội Việt Nam nên bắt chước Đức Cha Điền là phải thực hiện “ cộng tác trong đối kháng”

    Thật vậy, lúc bấy giờ khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gặp các Giám Mục Việt Nam trong đó có Đức TGM Nguyễn Kim Điền, Đức Giaon Phaolô II đă tuyên dương Đức Cha Nguyễn Kim Điền là vị “Tổng Giám mục dũng cảm” (le vaillant Archevêque) trước mặt đông đủ hàng Giám mục Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Ad limina vào năm 1981 của các Đấng tại Giáo đô Rôma.

    Được biết phương thức “cộng tác trong đối kháng: collaborer en résistant” khi Ngài khen ngợi Đức Cha Điền trước mặt hàng Giám Mục Việt Nam, ngài muốn nói lên kinh nghiệm của Ngài trong cách hành xử rất thận trọng khi Ngài c̣n Tổng Giám Mục và giao tiếp với nhà cầm quyền Cộng sản tại Ba Lan. Đây là một sự thận trọng không mang tính thỏa hiệp, không nhân nhượng, không đầu hàng, đó là cách đối kháng khôn ngoan của một vị lănh đạo tinh thần trong một Giáo Hội khi đang sống dưới chế độ cộng sản. Chắc chắn, cách hành xử đó sẽ mang lại ích lợi cho người dân và rất phù hợp với đức tin Kitô giáo. Thật vậy, trong nhiệm vụ của từng vị chủ chăn mỗi khi có chuyện cần giao tiếp với nhà nước cộng sản, nhất là cộng sản Việt Nam là phải áp dụng một sự “hợp tác mang tính đối kháng,” đối kháng để bênh vực cho lẽ phải, cho công lư, để bảo vệ công bằng xă hội, bảo vệ quyền sống của con người và quyền tự do của người dân, có khi bằng giá của cả mạng sống. Đối kháng cũng có nghĩa là không chấp nhận lối đối thoại h́nh thức, đối thoại cúi đầu, hay đối thoại để nhượng bộ, để bị lép vế trong cái gọi là “Xin Cho”.

    Nêu gương sáng về ḷng dũng cảm, cũng như sự can đảm cho các vị Hồng y trong dịp lễ tấn phong 42 Hồng Y vào năm 2001, trong đó có Hồng Y Nguyễn Văn Thuận người Việt Nam. Khi đề cập đến ư nghĩa phẩm phục màu đỏ của chức Hồng y, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng nhấn mạnh rằng: màu đỏ trong phẩm phục Hồng Y tượng trưng cho sự cam kết bảo vệ, cho sự phát triển và cho sự tự do của Giáo Hội, đến mức nếu cần th́ phải hy sinh ngay cả mạng sống ḿnh. Một trong những tấm gương anh hùng ấy đang hiện diện nơi đây là Đức Hồng Y Việt Nam Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người đă bị giam cầm trong tù ngục suốt 13 năm trường tại nơi chính quê hương của ngài. Nhiều người kể lại trong dịp lễ tấn phong Hồng Y này, Đức Gioan Phaolô II đă nhiều lần nhắc tên Việt Nam mỗi khi gặp Hồng Y Nguyễn Văn Thuận .

    Ngày 19 tháng 6 năm 1988, một biến cố lịch sử đă đến với Giáo Hội hoàn vũ và là một vinh dự lớn lao cho Giáo Hội Việt Nam, đó là ngày phong Hiển Thánh cùng một lúc cho 117 vị Tử Đạo tại Việt Nam. Nhắc lại biến cố trọng đại của việc Phong Thánh này cũng là nhắc đến sự quan tâm của Đức Gioan Phaolô II đối với Giáo Hội Việt Nam. Thật vậy , khi có tin quyết định của Đức Gioan Phaolô II phong thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam th́ Đức Giáo Hoàng đă đón nhận sự chống đối từ nhà nước cộng sản Việt Nam và đám quốc doanh a ṭng chống đối Đức Giáo Hoàng một cách quyết liệt, điều đau buồn nhất là lại có thêm một số Giám Mục cũng hùa theo bọn quốc doanh này để phụ họa thêm việc chống đối, xin tạm quên tên các vị này v́ nhắc lại th́ đàn chiên càng thêm đau ḷng. Trong ngày lễ phong Thánh này, mở đầu Bài giảng, Đức Gioan Phaolô II đă bày tỏ tâm t́nh của Ngài đối với đất nước và Giáo Hội Việt Nam một cách sâu đậm, Ngài nói:

    “ Giáo Hội Rôma hôm nay gởi lời chào Giáo Hội Việt Nam, mặc dầu trùng dương xa cách, nhưng rất gần gũi trong t́nh thân ái của tôi. Đồng thời tôi xin chào toàn thể dân tộc Việt Nam và nói lên rằng cả Giáo Hội hoàn vũ hết ḷng cầu chúc cho dân tộc quư quốc được trăm phần an lành…”

    Trong chuyến viếng thăm Ad limina vào đầu năm 2002 của hầu hết các Giám Mục Việt Nam. Đây là thời điểm mà cả thế giới đang chú trọng đến t́nh h́nh tự do tôn giáo tại Việt Nam không mấy tốt đẹp kể từ khi linh mục Nguyễn Văn Lư phát động đ̣i quyền Tự do Tôn giáo với khẩu hiệu “Tự do Tôn giáo hay là Chết” từ Nguyệt Biều đến An Truyền và linh mục Lư đă bị đàn áp một cách thô bạo và ngài bị bắt giam trong tù ngục kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2001. Trong chuyền viếng thăm Ad limina lần này gồm đông đủ hàng Giám mục Việt Nam và khi tiếp kiến vị Cha chung, ngày 22 tháng 01 năm 2002, Đức Gioan Phaolô II đă trao tận tay từng vị Giám Mục Việt Nam hiện diện trong dịp này, mỗi vị một bức Huấn Từ của Ngài gởi Giáo Hội Việt Nam. Huấn Từ này, đa số giáo dân Việt Nam có những ưu tư về Giáo Hội Việt Nam từ trong nước đến hải ngoại đều cảm nhận rằng đây là lời vàng ngọc mà vị Giáo Hoàng đă bày tỏ tâm t́nh đầy thiện chí khi nói với Giáo Hội và nhà nước cộng sản Việt Nam . Trước đây, tôi đă có những bài viết phân tích về giá trị của Huấn Từ , trong phạm vi bài này, tôi xin được đưa ra vài điểm chính yếu của Huấn Từ mà Đức Gioan Phaolô II đă nhấn mạnh với Giáo Hội và nhà nước VC để chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Ngài đối với Giáo Hội Việt Nam. Đức Gioan Phaolô II đă nhấn mạnh về quyền độc lập của Giáo Hội trong đoạn 5 Huấn Từ như sau:

    5. Như Công Đồng Vatican II đă nhắc nhở chúng ta, “Giáo Hội, do trách vụ và thẩm quyền của ḿnh, không hề lẫn lộn với cộng đồng chính trị và không bị ràng buộc vào một thể chế chính trị nào”. V́ thế “cộng đồng chính trị và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lănh vực riêng của ḿnh”. Tuy nhiên, v́ cả hai đều được mời gọi chu toàn sứ mạng đặc thù để mưu ích cho ḿnh cũng như cho mọi người, nên việc phục vụ ấy càng hữu hiệu hơn “nếu hai cộng đồng cộng tác nhiều hơn với nhau một cách lành mạnh” (Gaudium et spes, s. 76).

    Điều này chứng tỏ Đức Gioan Phaol ô II đă mạnh mẽ gián tiếp lên tiếng rằng: quyền tự do tôn giáo không phải là ân huệ Xin Cho. Tự nó phải được độc lập và tự trị, không cần phải lập ra cái ỷ Ban Đoàn Kết Công giáo để xin xỏ với nhà nước như đám quốc doanh thường ra mặt và cũng đúng như ư của Đức Tổng Kiệt tuyên bố trước Uỷ Ban thành phố Hà Nội ngày 20 -09-2008: “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ xin cho”. Để nhấn mạnh về sự hợp tác lành mạnh giữa nhà nước với Giáo Hội, cũng trong đoạn 5 này, Huấn Từ viết tiếp:

    Để thực hiện sự” hợp tác lành mạnh” này, Giáo Hội mong đợi nơi chính quyền sự tôn trọng toàn diện nền độc lập và tự chủ của Giáo Hội, của quư giá nhất của sự tự do tôn giáo đă được đề cập trong Công Đồng Vatican II – cũng như trong các Tuyên Ngôn và Hiệp Ước quốc tế đă nói tới – vừa có liên quan tới những cá nhân cũng như các cộng đồng tôn giáo. Đối với những cá nhân, tự do tôn giáo đảm bảo quyền được tuyên xưng và thực hành tôn giáo của ḿnh mà không bị cưỡng bách, quyền được đón nhận một nền giáo dục theo các nguyên tắc đức tin của ḿnh, theo ơn gọi tu tŕ và thi hành những hành vi tư cũng như công nói lên quan hệ nội tâm nối kết con người với Thiên Chúa và với anh chị em ḿnh. Đối với các cộng đồng tôn giáo, tự do tôn giáo đảm bảo các quyền cơ bản như tự quản trị, cử hành việc phụng tự công cộng mà không bị hạn chế, giảng dạy công khai đức tin của ḿnh và làm chứng về đức tin bằng lời nói cũng như chữ viết, nâng đỡ các phần tử của ḿnh trong việc thực hành đạo, chọn lựa, giáo dục, bổ nhiệm và thuyên chuyển các thừa tác viên của ḿnh, biểu lộ sức mạnh đặc biệt của giáo huấn xă hội, thăng tiến các sáng kiến trong lănh vực giáo dục, văn hóa, từ thiện và xă hội (x. Vatican II, Dignitatis humanae, s. 4). Tôi cũng nồng nhiệt cầu mong rằng tất cả các phần tử của quốc gia đoàn kết với nhau để thăng tiến một nền văn minh t́nh thương, dựa trên các giá trị phổ quát về ḥa b́nh, công lư, liên đới và tự do.”

    Đức Gioan Phaolô II đă nhận biết, tại Việt Nam thực sự không có tự do tôn giáo nên Ngài đă nhấn mạnh là Ngài mong đợi nơi chính quyền sự tôn trọng toàn diện nền độc lập và tự chủ của Giáo Hội đây là sự lên tiếng mạnh mẽ, thẳng thắn của Đức Gioan Phaolô II đối với nhà cầm quyền Việt Nam, Ngài đ̣i hỏi nhà nước phải tôn trọng toàn diện chứ không phải dùng lối “xin cho” để khống chế Giáo Hội. Quả thật Huấn Từ này là kim chỉ nam để các Giám Mục Việt Nam căn cứ vào đó mà can đảm khi giao tiếp với nhà nước, v́ trên nguyên tắc Giáo Hội phải được độc lập và tự chủ chứ không phải chịu sự lệ thuốc vào nhà nước để được hưởng ân huệ xin cho như nhà nước Việt Nam đă và đang chủ truơng.

    Nhưng than ôi, những lời vàng ngọc trong Huấn Từ của Đức Gioan Phaolô II gởi Giáo Hội Việt Nam năm 2002 hầu như đă đi vào quên lảng, v́ một số chức sắc của Giáo Hội Việt Nam đă cam chịu đi vào con đường “xin cho” để được yên hàn vô sự.

    Tóm lại, trong tâm t́nh tạ ơn, người viết xin ghi lại vài nét để tri ân những ǵ mà Đấng Chân Phước Gioan Phaolô II đă dành cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam. Xin ngài cầu bầu cùng Chúa cho quê hương Việt Nam chúng con sớm có được nền công lư và sự thật, để mọi người dân được sống an b́nh, hạnh phúc.

    Seattle, Đêm hướng về ngày tuyên Chân Phước Đức Gioan Phaolô II

    Nguyễn An Quư

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tổng thống John F. Kennedy
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 07-02-2012, 05:19 AM
  2. Bài Tập Dấu Chân Hoang
    By Dấu Chân Hoang in forum Thơ Đường luật
    Replies: 56
    Last Post: 26-09-2010, 12:16 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •