Mở
Câu truyện sau đây là một sản phẩm của tưởng tượng. Tưởng tượng, nhưng nó là một tấm gương can đảm, chịu đựng, vị tha, nhân ái, yêu đời. Đúng hơn, đây là những đặc tính điển h́nh của những người đàn bà Việt Nam. Những người đàn bà Việt Nam khốn khổ, gót yếu chân mềm, sinh ra trong khói lửa, lớn lên trưởng thành và cuối cùng là quay cuồng trong khói lửa. Sau 15 năm cầm bút, tôi đă viết rất nhiều cho lính, nhưng rất ít cho những người vợ lính, những người đàn bà mà theo tôi, tấm gương can đảm cũng chẳng thua ǵ chồng hoặc có khi c̣n hơn. Đối với những người lính trận như chúng tôi, chỉ cần một phát súng, một quả ḿn, một trái pháo là sẽ thênh thảng ra đi, bước vào một cơi trời cách biệt, nơi không c̣n có lo buồn, không c̣n có chém giết và thù hận. Nhưng đối với những người ở lại, những người vợ lính và con lính, những người đàn bà góa chồng và những đứa con nheo nhóc không cha, cuộc tranh sống của họ tiếp tục kéo dài. Có khác đi là kể từ ngày hôm đó, cuộc chiến dành cơm mua áo sẽ trở thành cay đắng độc địa và tàn khốc hơn gấp mấy lần bởi v́ chồng và bố chúng nó không c̣n trên cơi đời này nữa để phụ giúp họ.
Viết bài này, tôi muốn quỳ xuống và cúi đầu thật sâu để đốt lên một nén hương trầm, dâng lên cao tôn vinh những người đàn bà vợ lính Việt Nam - những người đă chết, những người c̣n sống...
Truyện t́nh của chị Hạ và anh Nuôi
Tác giả :Trường Sơn Lê Xuân Nhị
ị
Trang 1
Tôi nh́n chị Hạ, nước mắt muốn ứa ra. Chị Hạ nh́n tôi, cặp mắt ráo hoảnh nhưng phiền muộn và buồn như một buổi chiều mùa thu. Tôi cúi đầu, nhăn mặt lại để kềm gịng nước mắt. Rồi tôi nói thật nhanh:
- Thôi em đi nhé chị Hạ...
- Ừ chú Nhị đi...
Tôi đứng lên và móc hết mấy cái túi áo bay, ṃ mẫm măi mới t́m thấy được một dúm tiền gồm có ba tờ giấy một ngàn, một tờ giấy 500 và 5 tờ giấy một trăm. Vậy là đúng bốn ngàn đồng bạc...
Bốn ngàn đồng bạc so với số lương của một Thiếu Úy phi công khoảng 30 ngàn một tháng không phải là lớn nhưng cũng không phải nhỏ. Không phải nhỏ bởi nó đồng nghĩa với... 10 chai bia lớn và một bữa ăn nhậu. Hoặc có thể, nó đồng nghĩa với một buổi tối thứ bảy vi vút với đào ở băi biễn Nha Trang. Hoặc, một cách tằn tiện hơn th́ cũng đủ tiền ăn sáng, ăn trưa được ba bốn ngày...
Nhưng bốn ngàn đồng bạc này, tôi biết, đối với người đàn bà vợ lính vừa mất chồng đang đứng trước mặt mà tôi gọi là chị Hạ, có thể là đủ tiền gạo tiền sữa cho chị và đứa con một tuổi của chị được một tháng trời...
Tôi cầm bốn ngàn trong tay nh́n chị Hạ, t́m một lời nói nhưng kiếm không ra. Nhưng chị Hạ tinh mắt lắm. Chị biết tôi tính cho chị tiền. Chị mắc cỡ quay mặt đi, không dám nh́n tôi...
Tôi lưỡng lự một chút rồi đưa dúm tiền vào tay chị, nói:
- Chị Hạ, em phải đi. Chị cầm lấy chút ít này để mua sữa cho cháu... Em móc hết hầu bao chỉ c̣n có thế... Nếu chị không lấy th́ từ này trở đi em thề sẽ không bao giờ về đây thăm chị nữa...
Bị hăm dọa, chị Hạ đành đưa tay cầm lấy tiền. Rồi chị quay lại nh́n tôi. Mặt chị nhăn lại như để kềm chế sự xúc động rồi bỗng dưng, không kềm được nữa, chị ̣a lên khóc nức nỡ. Thằng bé con trong tay chị rung lên từng chặp. Nước mắt chị rơi xuống mặt nó.
Chị Hạ thổn thức nói:
- Hu... hu... Chú Nhị, chỉ có chú là tốt với chị...
Tôi lí nhí nói:
- Chả có ǵ đâu chị ạ, em chỉ có mấy ngàn đồng bạc... Em muốn cho chị nhiều hơn, nhưng em chỉ có thế.
Chị Hạ đưa tay lên quẹt nước mắt:
- Chị xin lỗi chú, chị biết chị khóc như thế là không phải... Nhưng chị không cầm được...
Tôi cầm tay chị Hạ:
- Chị Hạ...
Chị Hạ khóc to hơn, mặt méo đi, nước mắt nhạt nḥa trên hai g̣ má:
- Chú Nhị, ngày chị bị thằng Quang phá nát đời con gái, chị đă không khóc. Khi bị đuổi ra khỏi nhà, chị cũng đă không khóc... Lúc nghe tin anh Nuôi tử trận, chị cũng không khóc được v́ nỗi mất mát to lớn quá. Nhưng bây giờ nh́n thấy chú tốt với chị như thế, chị khóc... hu... hu...
Những ǵ chị Hạ kể, tôi đă biết gần hết, nhưng bây giờ nghe chị Hạ nói như thế th́ ḷng tôi thấy quặn ḿnh lại, đau đớn như chính ḿnh là nạn nhân. Tôi không muốn ở đây thêm một giây phút nào nữa. Tôi cúi xuống cầm lấy cái mũ ca-lô ở trên bàn:
- Thôi chị, em xin phép để em đi, hôm nào rảnh em sẽ về ghé thăm chị...
Chị Hạ ngừng khóc, mím chặt môi lại như đang cố gắng dùng hết nghị lực để làm chuyện đó. Chị nói:
- Chị cám ơn chú nhiều lắm. Chú phải ở lại uống thêm cốc nước với chị chứ.
Tôi nh́n chị, cố gắng điểm một nụ cười để ḿnh khỏi bị khóc theo. Tôi đổi đề tài:
- Chị vẫn c̣n thích mím chặt môi lại như ngày nào hồi c̣n nhỏ...
Tôi ngừng một chút, cố gắng xua đuổi cái h́nh ảnh gần 20 năm trước của chị Hạ ra khỏi trí nhưng không thể được. Những h́nh ảnh ngày xưa của chị Hạ tiếp tục trở về dồn dập trong trí tôi. Một buổi sáng, phải rồi, một buổi sáng. Tôi nói tiếp:
- Phải, vẫn cái mím môi và cái thái độ cương quyết đó. Chị không bao giờ bỏ được...
Lần đầu tiên kể từ khi gặp nhau, gương mặt phiền muộn của chị Hạ điểm một nụ cười. Nụ cười héo hắt như một cành hoa lạc. Nhưng tôi không thể nào quên nụ cười ấy được. Bao nhiêu năm qua, bao thăng trầm biến đổi, chị Hạ vẫn giữ được nụ cười và cái mím môi quyết liệt...
Chị Hạ nói:
- Chú vẫn c̣n nhớ chuyện ngày xưa à? Lâu quá rồi nhỉ...
Tôi cúi đầu, nói nhẹ nhàng:
- Không, phải nói là mau chứ chị. Mới đó mà đă mấy chục năm rồi, tuổi thơ, cuộc đời, rồi chiến tranh, tất cả đều đă trôi qua mau như một giấc mộng...
Chị Hạ cười nhẹ:
- Chú nhớ hay quá, mà nói lại nghe hay nữa... Chú Nhị tài hoa quá...
- Chị cứ khen. Nhưng làm sao em quên được chị?
(c̣n tiếp)
Bookmarks