Phương pháp cấm đạo của VIỆT GIAN CỘNG SẢN (TỪ CẤM ĐẠO ĐẾN CÔNG CỤ HÓA TÔN GIÁO)
- Duyên-Lăng Hà Tiến Nhất -
Đạo Chúa được truyền vào đất nước ta từ năm 1533 đời Lê Trang Tôn. Trải qua gần 500 năm, Giáo Hội Công Giáo Việt - Nam (GHCGVN) luôn gặp phải những cấm cản, thậm chí đàn áp, tiêu diệt của các triều vua chúa phong kiến. Ngày nay dưới chế độ cộng sản (CS), việc cấm đạo c̣n tệ hơn gấp bội. Nó không chỉ nhắm vào GHCG không thôi, mà c̣n bao trùm trên tất cả mọi tôn giáo, và biến đổi đi theo một h́nh thái mới, từ việc tiêu diệt một tín ngưỡng qua việc biến tính các tôn giáo thành những công cụ hầu phục phụ cho chế độ.
Các tác gỉa của cuốn Sách Đen (Livre Noir) đồng ư cho rằng cộng sản (CS) là một thảm họa lớn nhất cho loài người trong thế kỷ 20. Nh́n riêng trên khía cạnh tôn giáo không thôi, gọi CS là thảm họa thiết tưởng không sai tí nào.
Việt Nam là một quốc gia đă chịu đựng thảm họa CS chính thức từ 50 năm nay (từ 1954). Cái thảm họa này mọi thành phần dân tộc đều cùng chia phần gánh chịu. Riêng GHCGVN phải gánh phần có thể nói là nặng nề vượt trội. Trong bài viết này, tôi muốn đối chiếu cơ bản hai h́nh thức cấm đạo thời vua chúa phong kiến và dưới chế độ CS ngày nay để làm nổi bật lên cái bản chất phi tôn giáo của CS. Sau đó bàn đến những thiệt hại trước mắt, cũng như những di hại về sau do chế độ CS gây nên mà GHCGVN sẽ c̣n phải chịu đựng cả sau khi chế độ này không c̣n tồn tại trên đất nước.
Nhân đây cũng xin được lưu ư bạn đọc về ư nghĩa của một vài từ ngữ thường gặp trong lối nói hàng ngày. Hai cụm từ "đàn áp tôn giáo", hay "tiêu diệt tôn giáo", mỗi nhóm chữ này tuy có nghĩa riêng của nó, nhưng cả hai đều bao hàm chung một nội dung là "cấm đạo". Nghĩa là chủ trương dùng những biện pháp cưỡng chế theo ư muốn của nhà cầm quyền nhằm mục đích bắt người có đạo phải từ bỏ tín ngưỡng của ḿnh, ngăn cấm tự do hành đạo và giảng đạo. Để tránh sự g̣ bó trong mạch văn, người viết xin được xử dụng hai cụm từ này chung trong ư nghĩa là "cấm đạo" cho tiện. Riêng cụm từ "biến tính tôn giáo" (religious transmutation), người viết dùng để nói đến đường lối cấm đạo đặc biệt ngày nay của chế độ CSVN. Phương pháp cấm đạo này sẽ được đặc biệt bàn đến trong bài.
NHỮNG CÁCH CẤM ĐẠO XƯA VÀ NAY
Nh́n chung, từ việc cấm đạo của một số vua chúa thời phong kiến trước đây đến chủ trương tiêu diệt tôn giáo của CS hiện nay tại Việt - Nam , ta thấy có một khoảng cách khá xa về 3 phương diện: Chủ trương, nguyên nhân và đường lối áp dụng. Cần phân biệt cho rơ các khía cạnh của vấn đề th́ mới hiểu được sự tinh vi, tàn bạo và vô luân của chế độ CSVN.
1.CHỦ TRƯƠNG
Người chủ trương cấm đạo thời phong kiến tại Việt - Nam là các vị vua chúạ. Họ đều là những người duy tâm và có tín ngưỡng. Nhiều người rất sùng đạo nữa là khác. Việc cấm đạo phát sinh do tính hẹp ḥi và đầu óc thiển cận của những người lănh đạo thủ cựu trước bối cảnh giao tiếp của hai nền văn hóa Đông Tây.
Đạo Chúa vào Việt - Nam là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ so với các tôn giáo đă có sẵn nề nếp trong nước. Lại cũng khác hẳn về giáo lư lẫn phụng vụ. Những yếu tố đó lồng trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm đe dọa nên không dễ dàng được những đầu óc b́nh vôi thủ cựu chấp nhận. Hơn nữa, vua chúa phong kiến nắm mọi quyền hành độc đoán trong tay, lại tự cho ḿnh có trách nhiệm thay Trời cai trị thiên hạ, nên việc chuyên quyền quyết đóan đưa đến sai lầm là điều rất dễ xẩy ra.
Điểm đáng lưu ư ở đây là hành động cấm đạo của các vua chúa chỉ nhằm mục đích ngăn cấm truyền bá một tín ngưỡng bị cho là gây nguy hại cho xă hội và triều đ́nh, tuyệt đối không cấm tất cả mọi tôn giáo hoạt động, cũng không chủ trương tiêu diệt ư thức về tôn giáo nơi con người.
Ngược lại, chủ thể của việc cấm đạo ngày nay là đảng CS vô thần. Đảng này được xây dựng trên nền tảng triết học duy vật biện chứng. Triết thuyết này chối bỏ Thượng Đế và mọi thần linh, cũng không thừa nhận bất cứ một ư thức tôn giáo nào. Lư thuyết này đúng ra đă có từ lâu đời, đến nay Marx hệ thống lại, được Lenin triển khai thực hành và biến nó thành vũ khí chính trị để đấu tranh dành chánh quyền. hăy nghe những ông tổ CS này nói về tôn giáo. Marx: "Tôn giáo là thuốc phiện của loài người". Và Lenin: "Hàng triệu hành động bẩn thỉu nhất, hành vi bạo tàn nhất, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất vẫn không nguy hiểm bằng những ư niệm về thần linh, về thượng đế được bao che bằng cái áo lư tưởng khôn ngoan nhất".
2. NGUYÊN NHÂN
Như thế cho thấy việc cấm đạo của CS là một giáo điều nằm trong một học thuyết phi tôn giáo, phủ nhận mọi tín ngưỡng, chối bỏ mọi niềm tin vào thần linh, coi tôn giáo là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Điều đó giải thích tại sao CS ngăn cấm và t́m cách tiêu diệt mọi tôn giáo chứ không trừ ra một tôn giáo nào.
C̣n về việc cấm đạo của các vua chúa thời phong kiến tại nước ta, có hai lư do để giải thích. Một là v́ cho rằng đạo công giáo là một thứ tà đạo ngoại nhập xúi dục và mê hoặc người dân trong nước làm những điều trái với luân thường đạo lư, với phong tục tập quán lâu đời của người dân, với nếp sống văn hóa của xă hội. Hai là v́ nghi ngờ các giáo sĩ truyền giáo là những người thực dân cướp nước, đe dọa đến quyền hành của triều đ́nh, và giáo dân đều là những kẻ dốt nát đă bị thực dân mê hoặc.
3. ĐƯỜNG LỐI
Đường lối cấm đạo dưới các triều Minh-Mạng, Thiệu-Trị, và Tư-Đức nhà Nguyễn, và một số các ông Chúa thời phân tranh nói chung rất tàn bạo. Đường lối này dẫn đến việc xử dụng các biện pháp tàn ác và quyết liệt như chặt đầu, giam cầm, đầy ải, tịch thu tài sản, phân sáp v.v. Triều đ́nh ra nghiêm lệnh cấm truyền bá đạo. Các chỉ dụ đều ghi rơ giết hoặc thích chữ "Tả đạo" vào mặt, và bắt đi lưu đầy những ai không tuân lệnh của triều đ́nh, phân sáp các làng công giáo. Thánh đường bị triệt hạ. Tài sản bị tịch thu v.v.
Việc cấm đạo cũng giống như một trận băo lớn thổi ngang qua một cánh rừng. Mưa gío ào ào lướt tới. Có cây đổ. Cây gẫy cành. Lá rụng tơi tả. Cả khu rừng cúi rạp ḿnh xuống để chịu đựng khi cơn băo đổ tới. Nhưng khi trận băo đi qua, dưới ánh mặt trời quang đăng, khu rừng lại vươn ḿnh trỗi dậy. Sức sống xem chừng c̣n tràn đầy hơn trước. Trận băo chỉ là một hiện tượng vật lư xẩy ra trong thời gian ngắn, đơn vị đếm được là ngày. Sự thiệt hại của khu rừng nhiều ít tùy theo sức gío, và lượng mưa. Trận băo đi qua không hề để lại thiệt hại về sinh thái cho khu rừng.
Bằng biện pháp tàn sát như đă thấy, việc cấm đạo của các vua chúa tất nhiên gây nên rất nhiều thiệt hại. Thiệt hại về tài sản, nhất là thiệt hại về sinh mạng. Sự thiệt hại về nhân mạng theo sách vở ước lượng là 130.000 (Lm Bùi đức Sinh OP. Lịch sử GHCG, trang 392). Nhưng khi việc cấm cách qua đi đến đâu, GH vươn ḿnh sống dậy mạnh mẽ và tươi tốt đến đó. Với lề lối cai trị của thời phong kiến, triều đ́nh tưởng chỉ cần ban bố vài ba cái Đạo hoặc Chỉ Dụ là giải quyết xong được vấn đề. Chịu đựng những biện pháp tàn ác như thế, nhưng lịch sử cho thấy, càng bị đàn áp, GH thời đó càng kiên tŕ sống đạo, cộng đồng giáo dân càng đoàn kết, giáo lư càng trong sáng. Đó là điểm cần lưu ư.
Ngày nay, trong nỗ lực tiêu diệt các tôn giáo, VC áp dụng đường lối hoàn toàn khác các vua chúa xưa kia, theo đúng đặc tính lưu manh, xảo trá và quỉ quyệt của chế độ. Hồi kư của một điệp viên CS Liên Sô được đặt tên là Michael đă len lỏi lên tới hàng ngũ cao cấp trong GHCG viết: "I would particularly never lose sight of the fact that persecutions only make martyrs of whom Catholics have reason to say that they are seeds of Christianity. Therefore, no martyrs." (AA 1025, The Memoirs of an Anti-Apostle). Xin tạm dịch: Trích từ cuốn AA 1025, Hồi kư của một tên phản đồ: "Đặc biệt không bao giờ tôi quên để tâm tới sự thể là khủng bố chỉ tạo ra người tử đạo mà các tín hữu đều có lư do nói rằng máu tử đạo là hạt giống làm triển nở GH. Do đó, không để có tử đạo được".
Đường lối khác nên biện pháp áp dụng cũng có khác. Trước hết có thể khẳng định rằng dưới chế độ CS vô thần không có luật pháp nào minh thị cấm đạo cả. Hiến Pháp VC hiện hành điều 70 không cấm mà c̣n minh nhiên cho phép công dân có quyền tự do tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng. Chính cái quyền tự do tín ngưỡng hữu danh vô thực này đă đẻ ra đủ mọi thủ thuật đàn áp rất tinh vi và xảo trá. Chỉ nh́n bề ngoài, người quan sát thấy nhân dân Việt - Nam hầu như có hoàn toàn quyền tự do tôn giáo. Phải t́m hiểu cho thật cặn kẽ mọi khía cạnh th́ mới biết rơ được vấn đề. Chẳng hạn Hiến Pháp công nhận quyền tự do tôn giáo, nhưng đủ thứ luật lệ như Sắc Lệnh (đạo luật), nghị định, qui định v.v. về tôn giáo của đủ mọi cấp chánh quyền và đoàn thể lại t́m cách trói buộc, hạn chế hoặc cấm cản. Rất ít giết chóc công khai, nhưng ngấm ngầm thủ tiêu th́ không ít. Không có ai bị bắt bớ tù đầy v́ lư do tôn giáo, nhưng áp dụng quản chế trên hầu hết mọi giáo sĩ. Những giáo sĩ bị nghi ngờ là nguy hiểm đối với chế độ bị bắt giữ không xét xử toàn là v́ những tội danh bịa đặt. Cấm các tôn giáo in ấn sách đạo, nhưng nhà nước độc quyền in ra sau khi đă sửa đổi nội dung cho phù hợp với chủ trương của đảng, rồi bán ra cho các tín đồ đọc. Cho chiêu sinh vào các chủng viện nhưng nhà nước toàn quyền tuyển chọn ứng viên. Tóm lại, những biện pháp này và muôn ngàn biện pháp tinh vi và ma giáo khác được CS xử dụng cốt để biến đổi bản tính các tôn giáo thành một thứ tôn giáo vụ vào h́nh thức làm công cụ cho chế độ. Trong khoa học, người ta có thể biến hướng ḍng chẩy của một con sông theo ư muốn của con người để làm lợi cho kinh tế. Chánh sách tôn giáo của CSVN ngày nay cũng thế, biết không thể tiêu diệt nổi các tôn giáo, CS lèo lái các giáo hội đi theo con đường chúng vạch ra để phục vụ cho chế độ.
NHỮNG THIỆT HẠI DO CS CẤM ĐẠO GÂY RA
Phương pháp cấm đạo mới mẻ này tất nhiên gây nên rất nhiều thiệt hại cho các giáo hội, đặc biệt là GHCG. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ nêu và dẫn chứng GHCG làm điển h́nh. Các giáo hội khác thiết tưởng không nhiều th́ ít cũng đều chịu chung số phận như thế cả.
Có nhiều h́nh thức thiệt hại khác nhau, nhưng có thể xếp gom lại trong ba lănh vực sau: sinh hoạt, giáo lư, và lănh đạo. Những thiệt hại trong lănh vực sinh hoạt có thể gọi là dạng ngắn hạn, v́ dạng này có thể phục hoạt trở lại chỉ trong thời gian ngắn khi có điều kiện. Trái lại, những thiệt hại trên hai lănh vực giáo lư và lănh đạo được xếp vào dạng dài hạn, v́ đó là những di hại có thể nói là truyền đời, không thể phục hồi trong một vài tháng, một vài năm, thậm chí một vài chục năm.
Sau đây chúng ta xem xét về những thiệt hại đó trên từng lănh vực.
1. SINH HOẠT
Các sinh hoạt của GHCG được xét đến qua 2 khía cạnh: phương tiện và các hoạt động của GH.
Phương tiện bao gồm các cơ sở vật chất như thánh đường, nguyện đường, tu viện, trường học, bệnh viện, các cơ sở ấn loát, từ thiện, xă hội như cô nhi viện, nhà dưỡng lăo, câu lạc bộ sinh viên v.v. đất đai và các tài sản khác.
Hoạt động của GH ngoài phụng vụ, c̣n trải rộng trên các lănh vực y tế, giáo dục và xă hội. Cả hai mặt hoạt động và phương tiện trong vấn đề sinh hoạt của GH liên hệ cơ hữu với nhau, v́ không có phương tiện th́ dĩ nhiên là không thể hoạt động hữu hiệu được. Do đó ngay khi vừa lên nắm quyền, VC đầu tiên nghĩ ngay đến chuyện cắt đứt hết mọi phương tiện sinh hoạt của GH. Chỉ trừ một số thánh đường, c̣n tất cả đều bị tịch thu trắng trợn, hoặc huê dạng dưới h́nh thức "tự nguyện" hiến tặng.
Cho đến nay, tất cả những cơ sở của GH bị CS tịch thu đều coi như mất đứt luôn. Nghĩa là không hoàn trả, cũng không hy vọng đ̣i lại được. Hơn thế VC c̣n muốn cướp luôn những ǵ GH c̣n may mắn giữ lại, như đất ḍng Thiên An ở Huế, đất Thánh địa La Vang ở Quảng Trị, đất nhà chung bên cạnh nhà thờ chánh ṭa Hanoi v.v.. Mới đây nghe nói VC trả lại cơ sở trước kia gọi là câu lạc bộ (CLB) Phục Hưng tại Saigon cho ḍng Đaminh. Chuyện nghe có vẻ hi hữu đấy, nhưng nó cũng có lư do của nó. CLB này trước kia là tài sản của ḍng Đaminh chi Lyon , Pháp. Hồi đó ḍng Đaminh tại VN thuộc hai chi nhánh riêng biệt là Lyon, Pháp, và Manilla , Philippines . Bây giờ cả hai nhánh hợp nhất thành một và trong ḍng có hai linh mục quốc doanh thứ gộc là Thiện Cẩm và Đinh Châu Trân.
VC trả CLB này lại cho nhà ḍng chẳng phải có ư tốt lành ǵ. Chúng trả cơ sở này lại cho ḍng Đaminh, nhưng thực tế là giao cho quí ngài quốc doanh Thiện Cẩm quản lư để ông có phương tiện hoạt động hầu "nắm đầu" sinh viên cho chúng, v́ cơ sở này là một câu lạc bộ sinh viên. Sự việc là thế.
Chuyện ngược đời hiện nay là các cơ sở khác th́ VC chiếm không nhả ra, nhưng các thánh đường th́ tại một số nơi, chúng c̣n thiếu điều năn nỉ giáo dân lấy lại dùm nữa mới lạ. Chuyện nữa khó tin nhưng có thật là VC c̣n ngấm ngầm thúc đẩy giáo dân trùng tu các thánh đường đă cũ nát, và xây cất mới càng nhiều càng tốt và càng nguy nga đồ sộ càng hay. Đây là chánh sách diệt CG hết sức tinh vi của CSVN.
Chánh sách này, theo tiết lộ của tên Hai Cẩn, bí thư huyện ủy G̣ Vấp trước đây có 5 tác dụng:
a/ GH kiếm dollar từ nước ngoài về cho nhà nước.
b/ Thúc đẩy kinh tế phát triển qua ngành xây cất.
c/ Tạo công ăn việc làm cho công nhân.
d/ Làm cho giáo dân nghèo đi và cơ cực hơn v́ phải đóng góp công sức và tiền bạc, từ đó tạo bất măn giữa giáo dân và chủ chăn, đồng thời c̣n một tác dụng nữa là gây ư thức đố kỵ với các tôn giáo khác trong nước.
e/ Sau cùng và quan trọng nhất là phô trương chánh sách tự do tôn giáo bịp của nhà nước CS.
Do sự thả lỏng và khuyến khích ngầm của CS, hiện nay tại VN, chuyện xây mới và trùng tu nhà thờ đang nở rộ như một phong trào. Nhiều giáo dân có máu trào phúng đă ví nó như phong trào "nuôi cút" ngày xưa. Nhiều nhà thờ hăy c̣n xử dụng tốt phải đập đi xây mới lại cho kịp với phong trào. Có linh mục gởi thơ sang Mỹ quyên tiền kèm tấm card mầu có h́nh linh mục cùng với 7 ngôi nhà thờ cha đă xây. Nay ngài xin giúp đỡ để xây thêm ngôi thánh đường thứ 8. GH cũng đă nhận thấy t́nh trạng phi lư này.
Chính đức hồng y Phạm Minh Mẫn khi đến khánh thành thánh đường giáo xứ Hanoi tại Xóm Mới, G̣ Vấp đă kín đáo khuyên các linh mục của ngài như sau: "Các cha đừng làm nhà thờ như những tay cua rơ xe đạp". Chỉ một lời khuyên nhẹ nhàng thôi không có tác dụng. T́nh trạng vẫn lan tràn khắp nơi, và hiện nay người ta vẫn thấy các linh mục VN ào ào đổ ra ngoại quốc quyên góp tiền bạc về xây nhà thờ.
Nh́n vào t́nh h́nh xây nhà thờ chúng ta thấy rơ ràng là khi điều kiện cho phép th́ những thiệt hại về vật chất có thể khôi phục lại một cách rất mau chóng. Nhưng ở đây sự khôi phục qúa đà đă trở nên tai hại và mang những hậu quả không lường được về niềm tin của người ngoài đối với GH và về lối sống của nhiều linh mục.
GHCG vốn tự hào là GH của người nghèo. Các ngôi thánh đường qúa nguy nga tráng lệ trong bối cảnh và cuộc sống hôm nay của người dân trong nước có phản ảnh đúng niềm tự hào đó không, hay tự chúng đă trở thành phản chứng của Tin Mừng mất rồi? Trong một khu vực dân cư nghèo nàn, nơi quần tụ của đủ mặt các tôn giáo khác nhau mà chùa chiền th́ đổ nát hoang sơ, thánh thất rêu phong dột bấy, giảng đường (Ḥa Hảo) tiêu điều vắng vẻ, GH có nên xây cất lên một ngôi thánh đường qúa bề thế tại đó không?
ỉa dụ cho vui, đôi khi Đức Phật, Đức Thầy, hoặc Thiên Nhăn ở quanh đấy muốn ghé thăm Chúa, liệu các vị khách có cảm thấy rụt rè e ngại khi bước vào mà thấy nhà Chúa qúa lớn, qúa sang không? Từ đó nẩy sinh thắc mắc là ngôi thánh đường nguy nga kia với những lễ lạt đông đúc sầm uất trong bối cảnh và thực trạng của khu vực có thật sự làm vinh danh Chúa, hay đă làm Chúa phải mất mặt trước các vị khách quí nói trên, v́ chính họ đă từng nghe Ngài dậy dỗ môn đệ của Ngài rằng: "Phúc cho kẻ sống khó nghèo v́ Nước Trời là của họ" (Mt 5,3). Đă từ lâu lắm rồi, người dân VN mang ấn tượng rằng đạo Chúa là một tôn giáo giầu có và quyền quí nên có câu tục ngữ "đi đạo lấy gạo mà ăn". Cái ấn tượng thật tai hại mà không biết có ai chịu để tâm và suy nghĩ không?
Phong trào thi đua xây nhà thờ khả dĩ c̣n gây nên sự nghi ngờ nơi giáo dân về tinh thần đạo đức và tính ngay thẳng của các linh mục. Thật vậy, khi một vị linh mục ra ngoại quốc xin tiền xây nhà thờ, giáo dân tại hải ngoại ào ào đưa tiền trao vào tay cha. Dĩ nhiên họ trao ra cho mục đích xây nhà thờ nên đồng tiền này đă trở thành tài sản chung, của thánh. Nếu tiền này được dốc hết ra để xây nhà thờ th́ đó là điều tốt. Nhưng việc tốt phỏng có được bao nhiêu! Thực tế không thiếu trường hợp các linh mục nghĩ rằng tiền người ta cho là cho cha nên cha có quyền xài thế nào tùy ư cha. Dĩ nhiên cha xây nhà thờ, nhưng cũng đổ vào các việc tư riêng của cha không ít. Phải xây nhà xứ tương xứng cho cha xứ ở, phải trang trí, sắm tiện nghi cho nhà xứ, và có khi c̣n phải tậu xế 4 bánh để cha có phương tiện đi lại. Rất có thể c̣n những nhu cầu thầm kín khác nữa, ai mà biết được. Với một cơ ngươi bề thế cùng những phương tiện và tiện nghi hiện đại của lối sống văn minh ngày nay, ông cha xứ sống giữa đám bổn đạo nghèo xơ xác tự nhiên mang h́nh ảnh một tên lănh chúa quyền uy thời nô lệ từ lúc nào mà chính cha cũng không hay.
Chuyện xoay xở tiền bạc để làm nhà thờ đối với một số linh mục quan trọng đến độ c̣n hơn việc chăm sóc phần hồn cho bổn đạo. Có vị đă nằm lỳ ở bên Mỹ này hàng nửa năm trời kiếm cho đủ chỉ tiêu mới chịu về. Có vị bị con chiên "việt kiều" lừa vào tṛng. Lũ con chiên lưu manh dỗ ngọt ông cha đổi tiền mặt ra check để cầm về cho dễ. Khi nhận check cha c̣n đứng cho tờ báo đạo của chúng chụp h́nh. Tờ báo này bay về VN trước ông cha. Khi cha bước chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, công An khám xét tịch thu tấm check, giơ ra tờ báo chứng minh ông cha nhận tiền của CIA để hoạt động chống nhà nước. Rất may là cha chỉ mất tiền, không bị đưa ra ṭa về tội làm gián điệp. Con chiên bổn đạo thương an ủi cha xứ của ḿnh "mất của nhưng c̣n người là may rồi".
(ct)
Bookmarks